●   Bản rời    

Ngày Thanksgiving, Nói Về Chuyện "Nhớ Ơn"

Ngày Thanksgiving, Nói Về Chuyện “Nhớ Ơn

Lý Thái Xuân

http://sachhiem.net/LTX/LyThaiXH39.php

22-Nov-2019

Những người lâu nay vận động ý tưởng "nhớ ơn chữ quốc ngữ" thực sự là họ cố tình muốn dẫn đến "nhớ ơn" các nhà truyền giáo ngoại quốc đã đem đạo Thiên Chúa giáo La Mã (của họ) vào Việt Nam.

Ý đồ đó làm sao che giấu được ai, trừ những người được họ lo lót vật chất, lạc dẫn lịch sử và vận động tinh thần để ủng hộ theo họ việc làm gian manh này.

Có một tấm hình họ quảng cáo mấy năm nay, có lẽ ai cũng nhìn thấy. Đó là hình ông GS Nguyễn Đăng Hưng đi tìm mãi tận Trung Đông mộ của tên gián điệp Alexandre De Rhodes, và khắc một tấm bia ghi công vu vơ rằng người này có công với chữ Việt. (Xem ảnh phía dưới)

Với tiếng nói rất nhỏ bé, chúng tôi đã nhiều lần chất vấn họ, GS Nguyễn Đăng Hưng và những người cùng ý tưởng định nhớ ơn Alexandre De Rhodes, phải dẫn chứng cho trang nhà sachhiem.net xem tài liệu đáng tin cậy nào chứng tỏ ông Alexandre De Rhodes có công cho dân tộc Việt Nam!

Họ im lặng.

Trên thế giới này có biết bao nhiêu đất nước bị La Mã chinh phục và cướp mát văn hóa của họ, đã La-tin hóa chữ viết của họ khắp cả các miền Âu Mỹ. Có nơi nào họ bày ra chuyện "nhớ ơn bộ chữ" của họ hay chưa? Cổ động chuyện nhớ ơn "chữ quốc ngữ" là một ý tưởng vừa dị hợm không giống ai, vừa gói ghém tậm địa mập mờ gian manh xảo quyệt của những người có tâm địa Việt gian.

Tôi xin đặt thêm một câu hỏi. Thay vì khùng khùng điên điên đòi "nhớ ơn bộ chữ": Tại sao không "nhớ ơn mảnh đất Việt Nam", nơi mà cả dân tộc, đời này sang đời nọ, chung lưng nhau bảo vệ tranh đấu để giữ gìn nó cho con cháu được sống?

Nhớ ơn mảnh đất Việt Nam là nhớ ơn các anh hùng giữ nước, các vĩ nhân của nước Việt đã chống ngoại xâm từng thước đất. Đó là chuyện thiêng liêng nhất, quan trọng nhất, sinh tử nhất của người dân nước Việt. Việc nhớ ơn các anh hùng chống giặc là việc thiên kinh địa nghĩa mà ở khắp thế giới, quốc gia nào cũng làm.

 

tượng cố Tổng Thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln
ở Washington D.C., Hoa Kỳ

Tại sao các người không cùng nhau làm việc ấy với những người con trung trinh của tổ quốc, mà lại tìm mọi cách để tôn vinh những tên giặc xâm lược văn hóa?

Mang danh nghĩa giáo sư, tại sao ông Nguyễn Đăng Hưng không biết tra cứu tường tận trước khi ông làm một việc hay đề ra một dự án?

Cho dù một việc làm vô nghĩa, nhưng ít nhất ông cũng nên tìm ra bằng chứng nào để đảm bảo cho việc làm của ông chứ. Ông chỉ nghe bên Thiên Chúa giáo tuyên truyền, từ đời này sang đời khác về việc Alexandre De Rhodes "có công" với chữ quốc ngữ, thế là ông đâm sầm đi tìm "người ơn" ngay.

Tôi khinh bỉ tấm ảnh hèn hạ này.

Thực tế thì ông Rhodes không hề có công trong việc tạo hình hay phát triển chữ quốc ngữ. Ông ấy chỉ có đại công với Thiên Chúa giáo và có đại công với Pháp cung cấp tin tức tình báo để họ chuẩn bị dòm ngó Việt Nam để sau này xâm chiếm. Mời xem các việc làm của ông.

A- Sáng tạo chữ viết, hay hoàn thiện chữ viết? không hề

Alexandre De Rhodes không hề có công sang tạo chữ quốc ngữ. Ông cũng đi học chữ và tiếng Việt giống như các trẻ em nhỏ ở trường học ngày nay thôi. Thầy dạy của ông ấy là những tín đồ người Việt và giáo sĩ Francisco De Pina. Chính ông thú nhận:
“…Tuy nhiên trong công việc nầy (học chữ Quốc ngữ, B.K.) ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh, thì ngay từ đầu tôi đã học với cha Francisco de Pina người Bồ Đào, thuộc hội dòng Giê-su ..." trong quyển “Từ Điển AN NAM – LUSITAN - LATIN”, Thường gọi là “Từ điển Việt - Bồ - La”, Nxb Khoa Học Xã Hội, TP. HCM, tháng 3, 1991, phần Việt ngữ, tr. 3

Có nhiều bài viết cố tình ca ngợi Rhodes, nói rằng ông "có công hoàn thiện" bộ chữ. Đây là kiểu nói vu vơ, không thể chứng minh, và không thể tin được. Mời đọc thêm các bài viết khác (thí dụ: Chữ quốc ngữ ra đời lúc nào? mới đăng hôm nay ngày 23 tháng 11 năm 2019), chứng minh giai đoạn hoàn thành chữ viết, không có Rhodes.

Trong một bài "Quốc ngữ và nỗ lực 'thoát Hán' của các vua nhà Nguyễn" đăng trên tờ BBC, tác giả Nguyến Quang Dy nhận xét: "Các vị truyền giáo có công tạo ra bộ mẫu chữ, nhưng việc này không có gì quá độc đáo hay quá khó khăn và giả sử nếu không có họ thì việc đó cũng có thể làm được sau này."Ông cũng viết thêm:  "Trung Hoa, Thái Lan, Ấn Độ, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác đều đã có những văn tự bằng tiếng La Tinh nhưng chưa bao giờ trở thành chữ quốc ngữ của họ"

Trên Diễn đàn BBC nhà báo Nguyễn Giang (Xem Những người giúp chữ Quốc ngữ 'làm nên' của Nguyễn Giang) đưa ra một cách nhìn khá mới lạ để ghi công và đánh giá những nhân vật lịch sử đã đóng góp cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ.

"Các vị truyền giáo có công tạo ra bộ mẫu chữ, nhưng việc này không có gì quá độc đáo hay quá khó khăn và giả sử nếu không có họ thì việc đó cũng có thể làm được sau này."

Ý kiến cũng nói rằng Trung Hoa, Thái Lan, Ấn Độ, Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác đều đã có những văn tự bằng tiếng La Tinh nhưng chưa bao giờ trở thành chữ quốc ngữ của họ.

Cũng theo nhà báo Nguyễn Giang, Đông Kinh Nghĩa Thục chỉ xóa hàng rào cản tâm lý quá lạc hậu để giới sỹ phu yên tâm dùng chữ Quốc ngữ.

Và rằng chính nỗ lực tiên phong quảng bá quốc ngữ là của trí thức miền Nam và nhờ chính sách tiến bộ, khoa học của chính quyền Pháp tại Đông Dương tạo đà cho chữ Quốc ngữ lan tỏa.

Nhưng tôi nghĩ cũng lạ tại sao ba nước Việt, Miên và Lào có chung hoàn cảnh, đều là thuộc địa của Pháp mà Miên và Lào lại không sử dụng La Tinh làm chữ quốc ngữ.

B- Truyền bá chữ viết? truyền điều gì?

Có người bảo, ít nhất là ông có công "truyền bá" chữ quốc ngữ? Truyền bá là làm sao? Là viết sách, là in sách? Việc này, chính quyền Pháp mới là nhân tố đáng kể. Ngày 1.1.1879 chính quyền thực dân Pháp chính thức ra nghị định bắt buộc Việt Nam phải dùng “tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” trong hệ thống hành chính, với ý định tách người Việt hoàn toàn ra khỏi ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa (xem nguồn)

Sau đó, các nhà cách mạng chống Pháp (các phong trào) đã mở trường dạy quốc ngữ. Nguyễn Văn Vĩnh  (1882 – 1936) mở nhà in đầu tiên ở Hà Nội, làm chủ bút tờ Đăng Cổ Tùng Báo (3.1907 - 11.1907), là tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên. Đó là đợt "truyền bá" sớm nhất và mạnh nhất, đến đỗi nhà nước Pháp phải hoảng sợ, đóng cửa  Đăng Cổ Tùng Báo, vì tờ báo dám cổ vũ cho tự do, dân chủ. (xem nguồn)

Còn các loại sách khác của ông Rhodes, ngoài việc truyền dạy những điều hoang đường của Thiên Chúa giáo, ông ta truyền bá cái gì?

1. Ông Rhodes ghi chép tình báo về Việt Nam. Chứng minh trong 4 tài liệu được liệt kê trong bài "Giáo Sĩ Đắc-Lộ & Chữ Quốc Ngữ Của : Minh Vân", tác giả Trần Chung Ngọc, và một bản đồ như sau:

- Trong cuốn Vietnam's Will To Live, trg. 11, Helen B. Lamb viết như sau:

"LM Alexandre de Rhodes, một thừa sai dòng Tên khác, cũng đã để lại cho hậu thế một bản ghi chép lời tường thuật về những kinh nghiệm của ông ở miền Bắc (người Tây phương gọi là Bắc Kỳ) cũng như ở Nam Kỳ trong thế kỷ 17.  Là người có đầu óc thực tế, những ấn tượng tốt của ông về Việt Nam không phải là sự duyên dáng của người dân Việt mà là về những cái khác. Ông lấy làm kinh ngạc trước mức độ buôn bán trong những thị trấn ở Việt Nam, và giải thích như sau: "Họ rất giầu vì đất đai màu mỡ.  Có 24 con sông chảy qua khắp nơi,  rất  thuận tiện  cho việc  di  chuyển  bằng đường thuỷ đi tới nhiều nơi, rất dễ dàng cho việc buôn bán." (xem nguyên văn)

Để bổ túc cho phần này, cần biết thêm bản đồ kèm theo tờ báo cáo cho Roma hoạt động truyền giáo của Alexandre De Rhodes năm 1650 "Relazione de’ felici successi della santa fede predicate da’ padri della Compagnia di Gièsu del Regno di Tunchino".

https://en.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes

- Trong cuốn Catholic Imperialism Against The Asiatic Continent, trg. 352, và cuốn Vietnam Why Did We Go?, trg. 139, tác giả Avro Manhattan đã viết về những hoạt động gián điệp của giáo sĩ Đắc Lộ như sau:

"LM Alexandre de Rhodes, một giáo sĩ dòng Tên, tới Đông Dương và sau đó ông đã có thể gửi về một phúc trình mô tả chính xác những khả năng của Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Những giáo sĩ thừa sai dòng Tên được tuyển mộ ngay và phái sang Việt Nam để giúp Alexandre de Rhodes trong hai nhiệm vụ: cải đạo người dân ở hai miền vào tín ngưỡng Ca Tô và thăm dò những tiềm lực thương mại của các miền này cho vương quốc Pháp.  Những sứ mạng này, theo quan điểm của La Mã và Ba Lê (Paris), không thể tách rời nhau được vì chúng là những bước đầu quan trọng nhất dẫn tới sự xâm chiếm chính trị và quân sự những xứ này." (xem nguyên văn)

- Yoshiharu Tsuboi viết trong cuốn  Catholicism et Sociétés Asiatiques, trg. 136, về "nghệ thuật" phóng đại sự việc để lừa dối chính quyền Pháp cũng như Tòa Thánh Vatican của Rhodes như sau:

"Vào khoảng 1650, Alexandre de Rhodes tuyên bố  rằng, người Việt Nam cải đạo theo Ca Tô giáo với nhịp độ 15.000 một năm, con số mà khoảng hai mươi năm sau, những thừa sai Pháp cho rằng đã phóng đại, vì họ chỉ  thấy  có độ 60,000  thay vì 200,000  tín đồ  Ki Tô như các giáo sĩ dòng Tên đã tuyên bố.  Năm 1883, người ta ước tính  số giáo dân là 600,000 và tới năm 1954 thì có thêm 1 triệu nữa" (xem nguyên văn)

- Tiến sĩ Cao Huy Thuần đã trích dẫn một tài liệu như sau trong cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam..., trg. 47, vạch rõ ý đồ thực dân của Rhodes:

"Tôi tin rằng nước Pháp," ông (Rhodes) viết, " vì là nước ngoan đạo nhất trên thế giới nên sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh lính để đi chinh phục toàn thể phương Đông, ở đó tôi sẽ kiếm ra cách để có những giám mục vốn là những Cha và Thầy của chúng ta trong những giáo hội đó.  Tôi rời La Mã ngày 11 tháng 9, 1652 với ý định đó. " (xem nguyên văn

2. Ông Rhodes viết sách phỉ báng tất cả các tôn giáo khác ở Việt Nam.

Tiêu biểu là cuốn "Phép Giảng Tám Ngày." Xin xem "Phép Giảng Tám Ngày, Hạt Giống Chia Rẽ Lương Giáo" của Trang nhà SH. Xin được trích cả đoạn có tựa đề "Nước Đại minh phân ra nhiều đạo vạy" trong Ngày Thứ Bốn (được dịch ra chữ Việt ngày nay) miệt thị cả ba tôn giáo Phật, Khổng, Lão và nhận xét sai trái và độc đoán. Xem Phụ Lục bên dưới.

Ngày nay người ta thấy trên các mạng truyền thông xã hội, các tín đồ Công Giáo cũng đã noi theo gương xấu của Đắc Lộ, dùng những từ ngữ phạm thượng, hỗn láo, miệt thị các đấng giáo chủ của các đạo khác như thế. Mới đây, người ta thấy xuất hiện nick "Hận thằng Thích Ca," rất phỉ báng và phạm thượng một cách trắng trợn như thế này.

Nếu để cho những người vận động "nhớ ơn" ông Alexandre De Rhodes được như ý, chẳng khác nào vinh danh giặc thù của đất nước, tôn vinh những điều phản nghịch, gian xảo, xấu xa, vô văn hóa đã gieo chất độc vào văn hóa truyền thống ở nước ta.

Ý Nghĩa ngày Tạ Ơn (Thanksgiving) ở Hoa Kỳ nay được thay đổi:

Hai trăm ba mươi năm qua, kể từ năm 1789, Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington đã chính thức tuyên bố kỷ niệm lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) vào thứ 5 của tuần lễ thứ 4 tháng 11 mỗi năm. Nhưng Thomas Jefferson không muốn thế, cho nên việc kỷ niệm ngày Thanksgiving bị gián đoạn, khi có khi không, mãi cho đến thời Tổng Thống Abraham Lincoln mới chính thức cho vào ngày lễ năm 1863.

Giống như Ngày Columbus (kỷ niệm ngày Columbus tìm ra Mỹ Châu), Lễ Tạ Ơn cũng được một số người (thổ dân Da Đỏ), coi là "ngày quốc tang", như một lễ kỷ niệm nạn diệt chủngchinh phục người Mỹ bản địa.

Từ năm 1970, một nhóm người Mỹ Da Đỏ ở New England phản đối, do Frank "Wamsutta" James lãnh đạo, đã cáo buộc Hoa Kỳ và những người định cư Châu Âu đã bịa đặt câu chuyện Lễ Tạ Ơn, tự minh oan cho một cuộc diệt chủng và bất công chống lại người Mỹ bản địa, và nó đã dẫn đến một Ngày Quốc Tang, biểu tình ngày lễ Tạ ơn tại Plymouth Rock ở Plymouth, Massachusetts nhân danh sự bình đẳng xã hội và vinh danh các tù nhân chính trị.

Qua thời gian, những nhóm chống đối lên tiếng mỗi năm, ngày nay Thanksgiving không còn chính thức được xem là Tạ Ơn Chúa nữa, mà là ngày để mọi người sum họp để nấu nướng, ăn uống, và mua sắm để chuẩn bị cho lễ Noel và Tết.

Cũng trong chiều hướng đó, rõ rệt hơn, năm nay (kể từ tháng 10 năm 2019), Washington D.C. đã thông qua luật thay đổi tên Ngày Columbus thành Indigenous Peoples’ Day (bản tin 1: Humboldt County ditches Columbus, adopts Indigenous Peoples’ Day, bản tin 2, bản tin 3: Columbus Day should be replaced with Indigenous Peoples' Day,...). Thay vì kỷ niệm Columbus tìm ra Mỹ Châu, thì họ vinh danh người thổ dân Châu Mỹ, hay là dân bản địa.

Kết luận

Mong rằng dân ta, với tư thế độc lập chính trị, dân trí ngày càng tiến bộ, với nếp sống văn minh, tiếp cận được nhiều thông tin khắp nơi trên thế giới, đọc nhiều tài liệu giải mật, soi sáng được lịch sử, sẽ không bị nhầm lẫn, hay tôn vinh nhầm lẫn, sẽ không bị thế lực nào mua chuộc, và sẽ không nhận giặc làm cha.

Được như thế lòng dân mới yên ổn, phân biệt rạch ròi chính tà đôi ngả, người trung, kẻ nịnh phân minh, và người dân cũng sẽ tạ ơn các lãnh đạo sáng suốt, chấm dứt vĩnh viễn việc nhớ ơn đặt tên đường cho tên gián điệp Alexandre de Rhodes. Mong lắm thay

Lý Thái Xuân


PHỤ LỤC:

"Phép Giảng Tám Ngày" của Alexandre De Rhodes (được dịch ra chữ Việt ngày nay) [trích "Phép Giảng Tám Ngày, Hạt Giống Chia Rẽ Lương Giáo" của Lý Thái Xuân.] Ngày Thứ Bốn, trích đề mục: "Nước Đại minh phân ra nhiều đạo vạy."

... Đàng thứ nhất là đàng về kẻ hãy chữ, gọi là đạo Nho. Đàng thứ hai là đàng kẻ thờ quỷ, ma làm việc dối, gọi là đạo Đạo. Đàng thứ ba là đàng kẻ thờ bụt, gọi là đạo Bụt.

Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong

Sự đàng sau này bởi nước India mà ra, thì ta nói trước. Ta suy bởi đâu mà ra, thì một chốc ta biết là đạo gian. Ay vậy mà từ tạo thiên lập địa qua ba nghìn năm dồ, mà từ lộn lạo tiếng nói một nghìn dư năm, bên Thiên trúc quốc [4] thì có vua, tên là Tinh Phạn, mà đẻ con, dạ thì sáng, song kiêu ngạo lắm. đã lấy con vua nào gần đấy gả cho, mà sinh đẻ được một con gái đoạn, thì khiến đi ở trên rừng một mình, dẫu vợ cãi mà chẳng cho, vì mình đã quen làm việc dối, như pháp môn phù thuỷ, và muốn cho người ta hãi mà khen nó, và lòng láo thong dong nói khó cùng ma quỷ. Mà trong nhiều quỷ dạy nó, thì có hai quỷ, tên là Alala và Calala, quen làm thầy nó liên, mà nó thì ngồi giữa hai thầy quỷ ấy, mà dạy nó dầu hết chớ tin gì có Chúa trời, cùng đặt tên nó là Thích Ca. Đến khi Thích Ca ra dạy kẻ khác sự đạo gian ấy, vì trái lẽ lắm, thì người ta bỏ mà đi hết. Nó và quỷ làm thầy nó, thấy vậy, thì lấy đàng khác mà mới dạy đã lấy con vua nà dã dầy, vậy thì mà cầm đầy tớ lại, cũng có dạy nó sự luân hồi, dối trá đầy tớ vậy. Lại khiến nó thờ bụt, mà lấy mình Thích Ca làm cội rễ bụt ấy, như thể lấy mình là kẻ làm nên trời đất, mà trị đấy. Song le nó lấy tên trời đất vậy, mà dối trá thế gian, nó thì lấy là mình người vậy, mà lại các bụt thì cũng lấy là tứ chi cốt tiết [5], dầu đàn ông đàn bà, cũng là vật âm mình [6], lấy làm bụt vậy. Mà lời ấy thì nói cùng kẻ học đã lâu mà thôi, song le điều ấy chẳng cho nói ra cùng thế

gian, mà chúng nó những nói sự truyện dối trá bày đặt vậy, và lấy phép giả bởi quỷ mà làm cho thế gian nên dại vậy, cho nên thế gian thờ bụt. Vì chưng thì nói hứa rằng, ai thờ bụt, dẫu là kẻ hèn mọn ở đời này, đến đời sau khi luân hồi thì dễ ra được làm con vua chúa vậy. Song le đầy tớ nào yêu thì càng dối nó, mà làm cho phạm chốn càng sâu, cho đến chẳng tin có Đức Chúa Trời vậy, lại khiến không làm cội rễ đầu mọi sự, mà khi thì chết lại về không, lấy không làm bia mọi sự vậy.

Vì vậy giáo bụt thì có hai đàng: một là gọi giáo ngoài, mà dạy người ta thờ bụt, dối vậy, hay bày đặt những truyện giả kể chẳng xiết, xiêu dối thế gian mà lòng về thờ bụt, cho nên phạm tội vô hồi vô số. Lại có giáo khác, gọi là đạo trong, càng dối nữa rằng chẳng có Chúa nào hóa ra thế giới này, mà làm vậy thì mở đàng cho người ta phạm mọi tội dầu lòng. Cho nên ai phải đạo bụt trong độc ấy, thì quỷ quái hơn

kẻ theo đạo ngoài vậy. Vì vậy ông Khổng Tử, là kẻ Đại minh lấy làm thầy nhất, trong sách thì gọi đạo bụt những đạo rợ mọi vậy.

Vì hằng có hỏi sự thờ bụt này là thói rợ mọi, mà Đại minh có chịu thói ấy làm sao, mà Thiên trúc quốc là đất chẳng có lễ bằng Đại minh, song thói ấy ra bởi nước Thiên trúc quốc thể nào? Ta thưa rằng, thật Đại minh có lễ hơn Thiên trúc quốc đã xa, mà luân phép họ cùng sự linh hồn, và coi sự xác nữa. Vì chưng có luân phép họ thì Thiên trúc quốc chẳng hay mấy. Lại coi phép về xác vốn thói người nước ấy thì quen di trần liên, hay là mặc quấy quá vậy. Sự thói ăn uống thì vô lễ, vì chẳng có dùng đĩa bát nào, những dùng là chuối; mà cũng chẳng hay dùng đũa, một chan cơm với canh, mà đẩy tay ăn bốc vậy. Song le vì có lời đời xưa trong sách ông Khổng bảo rằng: bên Tây thì có ông thánh, mà phải đi tìm đấy, lại có vua Đại minh đời xưa, tên là Hán Minh đế, coi thấy điều ấy trong sách ông Khổng,

mà lại có kẻ rằng vua ấy đã chịu lời Đức Chúa Trời phán rằng đạo thật thì phải kiếm bởi nước bên Đại Tây dương. Chốc ây vua Hán Minh thì chọn trong đại thần một người nhất đi sứ bên nước ấy. Mà đến khi đại thần ấy đã đi lâu tháng và đàng xa, thì mới đến Thiên trúc quốc, bởi nước Đại minh cũng là bên Tây, mà cho đến bên Đại Tây dương chưa được nửa phần đàng; song le vì đã chịu nhiều sự khốn khó dọc đàng ấy mà nhọc, thì toan chẳng đi xa nữa, lại tìm ở nước Thiên trúc ấy có dạo nào chăng, mà đem về cho vua Đại minh. Khi ấy bên Thiên trúc quốc có cho nó đạo Thích Ca, những dối trá vậy. Nó thì mừng mà lấy đạo ấy đem về cho vua nó, cùng nói dối vua rằng: "Bởi Đại Tây dương lấy đạo ấy mà về." Vua thì tin lời sứ mà chẳng có xét gì, những chịu lấy đạo ấy, mà tức thì có thờ bụt và làm chùa triền thờ vậy. chốc ấy dân dại dột, thì theo vua mà chịu lấy đạo gian, thờ bụt cùng vua. Song le kẻ hay chữ nghĩa vốn chê đạo ấy; cũng có kẻ hay chữ mà thờ bụt bề ngoài, phỉnh đi vua vậy, dù

trong lòng thì chê đạo bụt, mà gọi là đạo rợ mọi, bắt chước ông Khổng là thầy, và cũng gọi làm vậy. Mà kẻ thờ bụt thì dại chừng ấy, cho đến lấy Thích Ca làm nên trời đất vậy, dẫu trong sách Thích Ca đã thấy tỏ tường, khi chưa có Thích Ca đã có trời đất trước, đã lâu.

Cũng có kẻ thờ bụt, mà bày đặt đứa nào dối, tên là Bàn Cổ, khiến đã làm nên trời đất, song le chẳng có thờ Bàn Cổ ấy sốt, cùng chẳng có làm chùa nào cho nó, một làm chùa thờ Thích Ca, là đứa gian vậy.

Đạo Lão

Giáo thứ hai ở trong nước Ngô bởi Lão Tử nào mà ra. Kẻ theo giáo này, thì lấy Lão Tử làm nên trời đất, dẫu trong sách Đại minh đã tỏ

tường rằng mấy nghìn năm trời đất đã trước [7] Lão Tử ấy. Giáo này thì thờ ma quỷ mà làm những phép giả, cùng chẳng có thờ Lão Tử ấy sốt, nhưng ở tối tăm mù mịt vậy. Có một câu lấy bởi Lão Tử mà thôi, rằng: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Ví bằng có ai hỏi đạo ấy, hay là đàng, bởi đâu mà có? Nó thì thưa rằng: hư vô tự nhiên chi đại đạo. Mà mọi sự hóa ra thể nào, thì chẳng biết đí gì nữa. Vậy thì lấy hư vô, là không, mà chẳng có, làm căn nguyên hóa nên mọi sự: lạ đời, không, hay là chẳng có, mà làm nên được đí gì cho có ru? Ay vậy mà vì chẳng biết thật Chúa cả làm nên mọi sự, mà thờ, thì thờ quỷ, và trở những phép giả đã khê lê [8], cho nên ma quỷ dối được nó vậy. Đạo Nho: việc thờ ông Khổng Trong Đại minh còn giáo thứ ba, gọi là đạo Nho, những kẻ hay chữ thì theo đấy, mà thờ ông Khổng, vì ông ấy bày chữ ra mà lại dạy lề luật sửa nước Đại minh. Nhân vì sự ấy trong Đại minh thì lấy thờ ông Khổng làm nhất, mà gọi Thánh hiền, là thánh và hiền nhất vậy. Song le nói thể ấy chẳng phải lẽ đâu, vì chưng hay là ông Khổng Tử ấy biết Đức Chúa cả làm nên mọi sự, là cội rễ mọi sự thành, mọi sự lành, hay là chẳng biết. Ví bằng đã biết, mà làm thầy, thì phải dạy đầy tớ cho biết cùng, mà thờ đấy cho nên. Song le ông Khổng chẳng có làm sự ấy, vì vậy chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, thật là độc dữ, vì sự nhất phải hay đầu hết, mà chẳng có dạy ai. Ví bằng ông Khổng chẳng biết Đức Chúa trời, là cội rễ, và cội rễ mọi sự lành, mọi sự thánh, nên thánh, nên hiền, làm chi được? Vì vậy thì chẳng khá gọi là ông thánh sốt. Huống lọ lấy phép phải thờ một Đức Chúa trời, mà thờ ông Khổng, thì càng lỗi; cũng chẳng nên cầu đí gì đí gì cũng ông Khổng, vì chưng mọi sự ta phải cầu và cậy một Đức Chúa Trời mà thôi. Ví bằng có kính ông Khổng chăng, thì phải dùng lễ có quen làm cho các thầy khi hãy còn sống, là phép lễ về thế này, cho lịch sự mà thôi: như thể cúi đầu xuống mà lạy, là lễ kính thầy nào,

khi hãy còn sống, và kính kẻ bề trên, như thói Đại minh quen. Mà lễ làm vậy cũng bằng phép kẻ ta kính thầy, mà cất nón hay là bái thầy vậy. Song le trước mặt kẻ khác, như trước mặt kẻ chẳng có đạo (vì chưng kẻ ngoài đạo, thật thì lấy ông Khổng mà thờ ông Khổng, bằng ta thờ Đức Chúa trời), nếu chẳng phân vau, thì phải nói tỏ tường cho người ta ở đây nghe được, có lạy ông Khổng thì chẳng phải như Đức Chúa trời, thật có lạy như thầy đã dạy chữ cùng phép sửa nước mà chớ. Ví bằng có lạy ông Khổng trước mặt người ta mà chẳng có phân vua làm vậy, thì có tội, vì chưng kẻ ngoài đạo thì ngờ là kẻ có đạo, khi lạy ông Khổng, mà chẳng có phân vua trứơc, có lạy ông Khổng như Đức Chúa trời, vậy kẻ ngoài đạo càng tin sự dối nữa. Song le vì có ái dám phân vua làm vậy trước mặt người ta cho kẻo kẻ ngoài đạo càng tin sự dối, được là họa, vì vậy ta khuyên đừng lạy, kẻo phải sự lỗi.

Trong đạo nho ấy, kẻ hay chữ cũng lạy trời như Chúa trời vậy, mà điều lỗi ấy cũng đã ra cho thế gian bắt chước, song le đầu hết lời giảng này, ngày thứ nhất, đã bắt điều ấy.

Những sự dối trá của Thích Ca về linh hồn ta

Bởi tam giáo này, như bởi nguồn dục, có ra nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thể có chém cây nào đúc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cùng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ. Song le sự luân hồi Thích Ca bầy đặt phần đạo ngoài, thì là sự cười chốc. Vì chưng ví bằng ta đã ở đời trước, mà sao chẳng có một ai

còn nhớ sự đời trước ấy? Vì vậy thật là Thích Ca bày đặt dối trá vậy; mà lại trong sách Thích Ca nói tỏ tường rằng trong hồn cây cối cùng hồn muông chim, cho đến hồn người ta, thì chẳng có khác. Vậy thì nó làm linh hồn người ta hay chết, cũng bằng giác hồn hay là sinh hồn, mà làm vậy thì điều nào nó đã nói trước, đến sau thì nó lại chối. Vì chưng ví bằng nó ngờ linh hồn người ta hay chết, cũng như hồn muông chim hay là hồn cây cối, mà sao lại rằng có luân hồi cho người ta lại sinh ở xác khác? Ví bằng linh hồn người ta, khi xác chết, cũng chết với, lại sinh lại mà cho xác khác sống làm sao được? Mà lại luân hồi ấy chẳng ưa lẽ ở trong lòng các người ta, cùng huỷ báng lời thiên hạ, dầu Đại minh, dầu Annam, quen nói liên làm vậy: "Sinh kí dã, tử quý dã", sống thì gửi, chết thì về. Ví bằng có luân hồi, mà chẳng phải dối, thì linh hồn một ở gửi [9] liên vậy: bây giờ thì ở gửi trong xác này, đến sau một giây nữa thì lại ở gửi trong xác khác vậy.

Mà điều Thích Ca dạy nơi trung giáo rằng linh hồn người ta hay chết, thì càng lỗi. Mà điều ấy Thích Ca thì huỷ báng lời mình, như ta nói trước. Vì chưng giáo dục này chẳng những mở cửa cho mọi tội, mà lại chẳng ưa lẽ linh hồn ta, vì có muốn khi khỏi đời này để dấu mình lại cho người ta nhớ, như ta xem nơi chôn xác mình, mà ước làm cho trọng, và việc nào đã làm nên thì muốn để truyền cho đời sau. Sau nữa hễ là phép [10] trọng linh hồn người chẳng có dùng xác mà làm việc, như thể phép trí hay là phép có chủ ý mình, vì chưng linh hồn ta có dùng hai phép ấy, dẫu xác đã già cả mà nhọc: vì vậy hai phép nhất ấy thật chẳng có dùng xác, mà lại khi khỏi xác thì càng nghỉ [11] làm việc ấy. Lại sao vốn người ta có lẽ trong lòng, giục lo cho cha mẹ, khi đã sinh thì đoạn? Sao người Annam mọi năm mọi có giữ ngày cha mẹ, ông bà, ông vải sinh thì, mà làm giỗ chạp hết sức? Sao tốn của bấy

nhiêu mà làm cỗ làm mâm, cùng nhiều sự nữa có dọn cho cha mẹ khi đã sinh thì? Vì chưng nếu linh hồn chết với xác, lo cho kẻ chết chẳng có làm chi. Vì chưng dẫu muông chim cầm thú tự nhiên lo cho con, mà cái chim nhỏ hay lo và khéo hay làm tổ dọn sinh đẻ và một nấng con, vì con có dùng việc cha mẹ mà chớ, song le chưa thấy muông nào, dẫu khôn, hay lo cho cha mẹ khi đã chết. Vì chưng hễ là muông chim, khi xác nó chết, hồn cũng chết với, vì vậy chẳng còn có dùng việc gì con. Mà Đức Chúa Trời chẳng có làm đí gì không, vì vậy cũng chẳng có cho trong lòng muông nào còn lo cho cha mẹ khi đã chết. Song le khi người ta tự nhiên có lo gia giết làm vậy cho cha mẹ, khi đã sinh thì, âu là cũng bằng cha mẹ lo cho khi con còn sống, thật thì phải xưng có Đức Chúa Trời mở lòng ta, khi cha mẹ đã qua đời này, th2i hãy còn có mà hãy đã dùng việc ta giúp cho. Vì vậy linh hồn ta, khi đã ra khỏi xác, thì hãy còn sống, mà tự nhiên chẳng

hay chết. Vì chưng chẳng có phép nào dưới Đức Chúa Trời mà làm hại được linh hồn, khi đã khỏi xác.

Những điều lầm lỗi trong việc thờ cúng cha mẹ

Song le cũng phải hay, khi linh hồn ta đã khỏi xác thịt này, chẳng còn có dùng ăn uống hay là mặc, cùng các kỳ sự vê xác, vì linh hồn ta là tính thiêng liêng. Mà người Annam mời linh hồn ăn của xác [12], thì lỗi xa. Vì chưng linh hồn ta trọng hơn, mà chẳng còn có dùng ăn uống giống ấy đâu. Vì vậy Annam thì vô phép, mà mất lòng cha mẹ lắm, càng hơn khi cha mẹ còn sống mà lấy tranh, lấy cỏ, là của muông chim cầm thú ăn, mà mời cha mẹ ăn những của giống ấy, khi đến nhà cùng. Vì chưng hễ là của xác dùng, mà ăn uống, thì hèn và trái linh hồn ta, là tính thiêng liêng, hơn tranh cỏ cùng các của

muông chim cầm thú quen ăn, thì hèn, mà trái ý cho người ta, khi hãy còn sống ở đời này, mà mời ăn những giống ấy. Lại người Annam càng vô phép, mà như thể cười nhạo cha mẹ, khi đã sinh thì, mà dùng những giấy làm nhà, cùng áo, tiền vàng bạc, và các ký sự vẽ, mà cúng cha mẹ. Vì chưng chẳng có ai khôn mà dám cho người nào, khi hãy còn sống, dẫu rất khó, mà khiến nó dùng bấy giống ấy. Mà sao người Annam dám cúng cho cha mẹ, khi đã sinh thì, những của dối ấy? Có kẻ rằng: đốt thì mã biến hóa, ra khác. Nói làm vậy phải chốc, vì đốt thì phần ra lửa, phần thì ra gio. Mà gửi phần nào cho cha mẹ? Ví bằng gửi gio thì làm cho cha mẹ ở trong gio mà sướng ru? Mặc gio mà sạch sẽ và lịch sự lắm ru? Vì bằng gửi lửa, ắt thật gửi lửa, vì chưng khi làm những việc dối, thì phạm tội, học mà bắt chước cha mẹ xưa có làm thể ấy, cho nên có thêm hình lửa cho cha mẹ đã qua đời này. Như thể ai ở thế này đã dạy kẻ khác

sự lành, đến khi đã qua đời, mà kẻ đã học còn làm sự lành ấy ở thế này, thì thêm phúc cho người thánh trên trời, vì đã dạy kẻ khác điều lành ấy. Vậy kẻ dạy sự dữ, mà kẻ khác làm sự dữ ấy đã học, dù kẻ đạ dạy trước đã chết, cũng chịu thêm hình đời sau vì tội mới ấy, kẻ đã học nó, còn làm. Vì vậy khi con cái đốt cho cha mẹ những của giả ấy, thật là gửi lửa cho cha mẹ mà chớ. Vì chưng kẻ làm sự lỗi ấy, xưa đã học bởi cha mẹ, thì thêm hình khốn cho cha mẹ, khi cha mẹ đã chết, chẳng kể tội con làm bây giờ, mà chẳng chừa cho lập, thì mình đời sau cũng phải chịu tội ấy nữa. Vì vậy thì phải bỏ mọi lễ dối ấy mà đừng, vì chưng thật là bất nghĩa, mà cười nhạo cha mẹ, cùng thêm hình cho cha mẹ. Mà ta phải thảo kính cha mẹ khi đã sinh thì thể nào, đến sau ta sẽ dạy, khi ta giảng sự Đức Chúa Trời khiến kính cha mẹ làm sao, dầu còn sống dầu đã qua đời [13].

Linh hồn ta chẳng hay chết

Ay vậy mà khi và Đại minh và mọi nước khác đã mất truyền đạo thật, mà bởi quỷ dối, thì phạm sa những đạo vạy, song le có một họ Iudaea còn giữ đạo thật Đức Chúa Cả làm nên mọi sự truyền cho, và giữ tiếng hebraea với. Vì chưng ông Abraham là tổ nể họ Iudaea thì chịu lấy đạo thật, và bởi Đức Chúa Trời tuyền cho ông ấy, vì là người thánh mà Đức Chúa Trời yêu, cùng nhiều lần hiện xuống và nói khó cũng nhiều lần, như người có nghĩa cùng, mà bảo ông ấy sự sâu nhiệm. Mà lại ông Abraham học được cùng ông Sem, là con ông Noe, vì ông Abraham ở thế này nhiều năm khi ông Sem hãy còn, mà ông Sem chịu truyền đạo thật, chẳng những bởi cha là ông Noe, mà lại chịu bởi ông cố là ông Mathusala, vì chưng ở cùng ông ấy lâu năm, khi chưa có lụt cả, mà ông Mathusala chịu truyền ấy bởi ông Ađam, vì đã sống lâu năm nữa cùng ông Ađam, như ta đã nói trước. Vì vậy ông Abraham chịu được truyền đạo thật bởi ông Ađam có ông Sem cùng ông Mathusala, hai ông giữa mà thôi. Mà ông

Abraham lại truyền cho con, là ông Isaac, đã đẻ khi đã nên chín mươi chín tuổi, bởi bà Sara đã nên chín mươi tuổi mà lại có tật ở son. Ông Abraham có chịu lời Đức Chúa Trời phán nói hứa cùng: bởi dòng dõi ông Isaac ngày sau có Chúa ra đời cứu người ta. Đến sau qua một nghìn năm dồ, lại có lời ấy bởi Đức Chúa Trời phán ra cùng ông David, là vua chúa nước Iudaea đã đẹp lòng Đức Chúa trời. Mà lại điều ấy có turyền nói xuống cùng người thánh chịu sấm truyền, cho đến Đức Chúa Trời ra đời cứu thế. Mà khi ấy hễ là các nước chẳng tin, cho nên ở tối tăm mù mịt, nhất là nước Đại minh có theo nhiều giáo những dối, ta đã kể và bắt trước, mà ngã lỗ [14] sâu lắm là chẳng tin có Đức Chúa trời, thật trái lẽ trong lòng người ta lắm, mà lại Đại minh vốn chẳng tin linh hồn ta một hằng sống vậy mà chẳng hay chết. [15]

Song le đạo chính, là đạo thờ phượng một Đức Chúa trời, thì nhận một Chúa Cả làm nên mọi sự, thật là cội rễ đầu, mà lại làm như bia cả [16] mọi sự vậy, mà biết bấy nhiêu sự này, chẳng những bởi có lời Đức Chúa Trời truyền cho, mà lại vì có lẽ trong ta dạy vậy. Bởi đấy thì phải xưng linh hồn ta là tính thiêng liêng hằng sống vậy, chẳng hay chết. Vì chưng khi ta nói thật Đức Chúa Trời chí linh chí công, ví bằng chẳng còn có đời sau, để thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ, thì Đức Chúa Trời chẳng phải công bằng đâu. Vì chưng ta thấy nhiều người lành nên thánh, khó khăn, chịu khốn chịu khó, người ta dễ duôi, cho đến già cả, cũng có khi thì phải đau nặng, mà chết trẻ. Lại có nhiều phen, kẻ dữ thì làm khốn kẻ lành, cũng có khi thì đánh chết, mà kẻ lành thì chịu vậy. Mà lại ta thấy nhiều lần, kẻ dữ thì giàu có, vui vẻ ở thế này, mà chịu những sự vui, cũng có khi thì đến già cả chịu một thanh nhàn vậy, dẫu mà làm nhiều sự dữ, mà gánh tội vạ trọng lắm. Vì vậy thật hãy còn đời sau, và cho kẻ lành chịu công

chịu phúc bằng nhân đức mình làm, và lại kẻ dữ thì chịu hình khốn nạn bằng tội vạ mình làm, vì Đức Chúa Cả trên hết mọi sự, thì phán xét làm vậy. Đời xưa ông thánh Lazaro, như ta đã bảo trước, cũng đã gặp thể ấy, vì ở đời này, thì khó khăn chẳng bao lâu, mà đi ăn mày, cùng trong mình mẩy phải những chốc lếch, mà chịu, và làm nhiều sự nhân đức vậy, mà bây giờ đã chịu phúc trên trời vui vẻ đã qua hơn một nghìn sáu trăm năm, lại đời đời một chịu thanh nhàn vậy chẳng cùng. Mà thằng giàu kia, hay ăn uống, ở thế này thì một hay chơi bời, đến khi chết, vì có phạm tội nhiều, thì phải chôn ở trong địa ngục, mà chịu lửa chẳng hay tắt, cũng đã qua hơn một nghìn sáu trăm năm, lại về sau cũng chịu hình đời đời vậy, mà chẳng có trông được khi nào cho khỏi đâu. Vì chưng Đức Chúa Trời là tính thiêng liêng vô cùng, lại công bằng ở Đức Chúa Trời cũng là chẳng cùng vậy.

Song le cho kẻ u mê chứng ấy, mà nghe bấy nhiêu lời đã giảng, cùng sự linh hồn người ta chẳng hay chết nếu chưa tỏ, thì phải giảng điều sau này. Vì sao ta tự nhiên, có người nào hằng ở cùng ta và có nghĩa cùng ta, mà khi còn sống, thì ta một ở nói khó cùng và ăn cùng, song le đến khi đã chết, ta thoắt chốc kinh khủng mà sợ, một mình ở chẳng được cùng? Mà sao ta dái làm vậy? Thật là vì linh hồn ấy dẫu đã khỏi xác, tự nhiên làm cho ta sợ làm vậy mà chớ. Ay là dấu thật, như thể có lẽ trong lòng ta bảo tự nhiên, linh hồn người khi đã qua đời, thì hãy còn sống, mà hãy còn về xác ấy ta dái, dù mà đã chết đã rồi. Song le muông dữ nào, như thể muông sư tử, con hùm, chó sói, khi còn sống thì ta dái, mà tự nhiên ta trốn nó; ví bằng đã đánh chết muông nào dữ, chẳng còn có gì mà dái nó nữa, mà con trẻ nhỏ thì bắt nanh nó hay là vuốt nó dẫu sắc, mà chơi ác vậy, cũng chẳng có dái gì. Vì chưng tự nhiên đã hay chẳng còn có đí gì mà dái, vì hồn nó đến khi xác chết, thì tắt đi với. Nói thí dụ, như thể có nhà

nào còn có chủ, dẫu mà vắng mặt, thì tự nhiên người ta dái, mà chẳng dám lấy đí gì nhà ấy: vì chưng thì dái chủ nhà một chốc có đến mà bắt. Nếu có nhà nào đã để đi mà chẳng còn có chủ nào nhà ấy, thì ai nấy lấy của nhà ấy mà chẳng có dái gì, vì chẳng có chủ. Sự này cũng vậy, vì dẫu ta dái tự nhiên muông nào dữ, khi hãy còn sống, mà ta trốn nó, song le khi nó đã chết, ta xé nó ra, mà chẳng có dái gì, vì hồn nó thì cũng chết với xác, mà chẳng còn có chủ mà dái. Song le tự nhiên ta dái thân xác người, dẫu đã chết, vì chưng ta hãy còn dái tự nhiên linh hồn, là chủ thân xác ấy, vì linh hồn hãy còn. Vì vậy ta tự nhiên đã hay linh hồn người, khi xác chết, thì hãy còn sống, mà lại đã hay thật, linh hồn người chẳng có chết được, vì chẳng có phép nào dưới Đức Chúa trời, mà làm hại được hay là phá được linh hồn ta khi đã khỏi xác. Có một Đức Chúa trời, như đã lấy không mà hóa ra linh hồn người, mà lại hằng có giữ gìn, như thể hóa

ra linh hồn người liên vậy, mà Đức Chúa Trời khiến đừng giữ gìn làm vậy, mà tự nhiên phá linh hồn người thì cũng được. Song le Đức Chúa Trời chẳng có đừng giữ đời đời vì đã có lời Đức Chúa Trời phán, cho kẻ lành thì chịu phúc trên trời đời đời, mà kẻ dữ, thì phạt chịu hình khốn trong địa ngục đời đời vậy.

_____________

Bài đọc thêm:

Các bài viết về Chữ Quốc Ngữ và Alexandre De Rhodes:

https://sachhiem.net/LICHSU/ListQUOCNGU.inc.php

▪  Thư hồi đáp GS Nguyễn Đăng Hưng V/V Tôn Vinh Alexandre De Rhodes - Tòa soạn SH

▪ Linh Mục Đắc Lộ - Biện Chính Với Ông Nguyễn Đình Đầu - Bùi Kha

▪ Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Việt ! - ANTG

▪ “Tượng Đài Alexandre De Rhodes”: Ý kiến phản đối - phattuvietnam.net

▪ “Tượng Đài Alexandre De Rhodes”: Ai Là Người Hô Biến ? - Trần Điều

▪ Thư ngỏ gửi HĐND, UBND TP. Hà Nội và Hội KHLS VN về việc dựng tượng Alexandre Rhodes - Thích Thanh Thắng

▪ Bác Ơi, Bây Giờ Người Ta Đòi ... Nhớ Ơn Giặc ! - Cộng đồng Facebook

▪ QUÊ HƯƠNG NGÀY TRỞ LẠI: Minh Mạng - Tự Đức - Nguyễn Trường Tộ - Trương Vĩnh Ký - Các giáo sĩ Pháp - Thụy Khuê

▪ Những nhân vật đầu tiên trong tiến trình chữ quốc ngữ - Kỳ 1: Khởi đầu của chữ quốc ngữ - Trần Nhật Vy /Tuổi Trẻ

▪ Đừng Nhân Danh Văn Hóa Lừa Thiên Hạ Nguyễn Văn Thịnh

▪ Cộng đồng mạng nổi giận về chuyện đòi "nhớ ơn" LM Alexandre De Rhodes - TÊN GIÁN ĐIỆP - SH ghi nhận từ Facebook

▪ Tuyển Tập I: A. de Rhodes & chữ Quốc ngữ, Trương Vĩnh Ký, Trần Lục và Ngô Đình Diệm Bùi Kha

▪ Một Vài Nhận Xét Về Bài Viết Của GS Nguyễn Lý Tưởng: TS Roland Jacques & Quốc Ngữ Nguyễn Mạnh Quang

▪ Kế Hoạch Xâm Nhập Vào Đỉnh Cao Quyền Lực Vn Của Vatican - Võ Đông Cung /KBCHN

▪ GS Trần Chung Ngọc - Nhân Ngày Tiểu Tường - Trần Trọng Sỹ

▪ Alexandre De Rhodes, Những Nhầm Lẫn Đáng Tiếc - Bùi Kha

▪ Lại Gạ Dựng Tượng Ông Đắc Lộ Nguyễn Văn Thịnh

▪ CÁC TU SĨ DÒNG TÊN Charlie Nguyễn

▪ Góp Ý Về Bài Của Ông Đặng Văn Việt Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp - Nguyễn Mạnh Quang

▪ Phản Biện Tác Giả Minh Vân Về Đắc Lộ & Chữ Quốc Ngữ - Bùi Kha

▪ Phải Làm Gì Đối Với Tình Trạng
Vinh Danh Những Việt Gian?
 - Nguyễn Mạnh Quang

▪ Bức Thư Gửi Nhóm Giao Điểm, Sách Hiếm (*) - Trần Charlie

▪ Giáo Sĩ Dắc-Lộ & Chữ Quốc Ngữ Của Minh Vân - Trần Chung Ngọc

▪ Đừng bao giờ quên các Cha Cố buổi ban đầu Hoàng Lộc

▪ Chữ "Plusieurs Soldats" Thời A.D. Rhodes Lý Đương Nhiên

▪ Nguyễn Trường Tộ - Phản Biện Bài Viết Của GS. Đinh Xuân Lâm - Bùi Kha

▪ Alexandre De Rhodes - Công và Tội - Bùi Kha

▪ Linh Mục Đắc Lộ Nguyễn Đình Đầu

▪ Bài Phỏng Vấn Ông Bùi Kha của đài BBC LUÂN ĐÔN: Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký Và A. De Rhodes Bùi Kha

▪ Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” - Trần Chung Ngọc

▪ Alexandre de Rhodes - Vấn Đề Tượng Trưng! - Minh Mẫn

▪ Vài nét về tiến trình của chữ Quốc ngữ Trần Vân Hạc

▪ Gửi Người Tạc Tượng Alexandre De Rhodes Vân Hạc

▪ “Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ” GS-TS Phạm Văn Hường

▪ Quá trình hình thành chữ quốc ngữ Phan Quang

▪ Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” - Trần Chung Ngọc