●   Bản rời    

Sách Lược Mục Vụ Của Nhà Nước Chuyên Chính Thế Quyền Đạo Phiệt Vatican - Hội Nhập Văn Hóa Hay Xâm Lăng Văn Hóa?

Sách Lược Mục Vụ Của Nhà Nước Chuyên Chính Thế Quyền Đạo Phiệt Vatican -

Hội Nhập Văn Hóa Hay Xâm Lăng Văn Hóa?

Ngô Triệu Lịch

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgN/NgoTrieuLich_03.php

02-Jan-2019

LTS: Sự xâm lăng văn hóa và chiếm đoạt để thống trị toàn miền văn hóa là thủ đoạn cố hữu của Ki-tô giáo từ khi đầu thai trong Giáo Hội Vatican đến nay. Mức độ thâm nhập của nó êm đềm đến ru ngủ nhân loại. Vì thế, sự cảnh giác về nó rất quan trọng và cần thiết, nhưng lại rất hiếm thấy.

Sử gia Malachi Martin viết trong Rich Church Poor Church: Một trong những thông điệp của lời sấm truyền Hy Lạp là “Mọi người đều đúng cả. Chẳng có ai sai quấy.” Nguyên tắc của người La Mã thời trước Ki-tô là “Tôn giáo ở địa phương chính là tôn giáo của bạn.” Cho nên, thời kỳ trước khi đạo Kitô ra đời, không có chiến tranh tôn giáo, không có chuyện bách hại tôn giáo, và cũng không có người nào gọi là tử đạo cho niềm tin tôn giáo của họ.... Chỉ có những người Ki-tô giáo mới sản xuất ra chiến tranh tôn giáo, gây nên những vụ bách hại tôn giáo và tạo nên những người tử đạo."

Bài viết sau đây là một trong những bài cảnh giác về sự xâm lăng của Ki-tô giáo nói chung, và Ca-tô Rô-ma giáo nói riêng. Hy vọng các bạn đọc sẽ đồng tình và đón nhận bài cảnh giác mạnh mẽ, chân thật, thiết tha và hiếm hoi này, để tự mình rút ra phương án giúp bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc, cũng là một cách chống xâm lăng. (SH)

 

DẪN NHẬP

Khai bút đầu năm nhằm đúng vào ngày luật An ninh mạng có hiệu lực, trong đó có điều khoản cấm xúc phạm tôn giáo. Tôi chưa có dịp tìm hiểu kỹ luật này nên chưa rõ “xúc phạm tôn giáo” bao gồm những nội dung nào? Không biết những gì mình viết có rơi vào điều khoản cấm này không? Nhưng theo thiển ý, phê bình sách lược của nhà nước chuyên chính thế quyền đạo phiệt Vatican, phản biện các cá nhân là tác giả của các bài viết, sách vở phục vụ cho sách lược đạo phiệt này, không phải là “xúc phạm tôn giáo”…

Cùng với loạt bài “Đối thoại liên tôn” đã up lên trong thời gian qua, người đọc cũng có cái nhìn khái quát về chủ trương này. Nhưng để có thể “đối thoại” hiệu quả với các thực tại văn hóa, tôn giáo Châu Á, không thể không tiếp cận, thâm nhập vào kho tàng văn hóa bản địa. “Hội nhập văn hóa” chính là mỹ từ được gán cho nhiệm vụ này. Đây là sách lược mà Vatican đã chính thức công bố trong Công đồng Vatican II. Vấn đề là họ đã thực hiện nhiệm vụ đó như thế nào?

Quy trình thực hiện được Vatican lên kế hoạch rất chu đáo, từ những văn bản pháp lý của Công đồng Vatican II, đến phương thức giáo hội hoàn vũ Rô-ma giao cho các giáo hội địa phương thực hiện là một quy trình bài bản. Khởi đầu là hòa nhập mà họ gọi là ‘hội nhập văn hóa’, từ đó hướng tới mục tiêu đồng hóa nền văn hóa đó thành văn hóa Kitô giáo. Nói vắn gọn: HÒA ĐỂ HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KHẢ THỂ… Đây chính là điều mà tôi gọi là XÂM LĂNG VĂN HÓA.

Với cách làm bài bản nêu trên, qua vài thập niên thực hiện, Vatican đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể.

Trong nhiều lĩnh vực, từ văn học nghệ thuật, âm nhạc, hội họa, điêu khắc tạo hình tranh tượng, đến phong cách kiến trúc v.v… Người ta dễ bắt gặp những nhà thờ có mái cong giống đình chùa, tượng chúa với đủ màu da, sắc tộc. Trong lĩnh vực âm nhạc, không mấy ai không biết những ca từ như: “lạy chúa con là người ngoại đạo nhưng tin có chúa ngự trên cao”, hoặc “bài thánh ca đó còn nhớ không em”… “quỳ bên em trong góc giáo đường”… “xin cho con lấy được người con yêu” v/v và v/v… Đây là cách hội nhập PHẦN THÔ mà nhiều tác giả cứ hồn nhiên vô tư sáng tác PR không công cho Vatican…

Nhà thờ Phát Diệm

Hội nhập PHẦN TẾ xảo quyệt tinh vi khó lường. Ngay đến thiền sư lẫy lừng thế giới Thích Nhất Hạnh, giảng viên Phật học Tiến sĩ Thích Nữ Hương Nhũ, giáo chủ Phật giáo Tây Tạng Đức Đạt-lai Lạt-ma còn bị sập bẫy… Về mặt học thuật, Thần học theo cung cách Châu Á đã và đang ra sức biến “Ông Trời” của văn hóa Đông phương thành “Thiên Chúa” của Kitô giáo, biến các danh nhân văn hóa Châu Á như Đức Thích-ca Mâu-ni, Đức Khổng Tử, Lão Tử thành “ngôn sứ” của thần Giê-hô-va, một vị thần theo mô tả của Thánh kinh Cựu ước là cực kỳ hung ác. Tóm lại, sử dụng chính văn hóa Châu Á để biến Châu Á thành lục địa Kitô giáo trong thiên niên kỷ thứ III là nhiệm vụ của Thần học Châu Á phải thực hiện theo sách lược Vatican đã vạch ra…

Hội nhập, giao lưu văn hóa ngày nay đã trở thành khuynh hướng chung mang tính toàn cầu. Các nền văn hóa tự làm giàu cho nhau. Trong quá trình hội nhập, bản sắc văn hóa của mỗi nền văn hóa phải tự tỏa sáng, để các nền văn hóa khác chiêm ngưỡng, tiếp thu. Ðến lượt mình, văn hóa đó lại chiêm ngưỡng, tiếp thu các nền văn hóa khác. Các nền văn hóa Châu Á nói chung, cũng không hẹp hòi gì để không tiếp nhận văn hóa Kitô giáo. Tuy nhiên, nếu biến hội nhập văn hóa thành xâm lăng văn hóa, thực hiện ý đồ hạ thấp, chà đạp, đồng hóa, thậm chí thủ tiêu các nền văn hóa khác là điều không thể chấp nhận được và chắc chắn phải nhận sự phản kháng mạnh mẽ từ các nền văn hóa khác.

Bài viết hơi dài, sợ người đọc ngán, nên tôi phân ra thành nhiều mục, đăng lên từng mục có đánh số để bạn đọc dễ theo dõi…

1. Hội nhập văn hóa – cưới xin hay cưỡng hôn các thực tại văn hóa Châu Á?

2. Hội nhập văn hóa – hành vi cưỡng bức rửa tội cho các thực tại văn hóa Châu Á phi Kitô Giáo!

3. Tiến trình thực hiện xâm lăng văn hóa núp dưới chiêu bài hội nhập văn hóa

4. từ vay mượn đến cưởng đoạt văn hóa – hành vi vừa ăn cướp vừa la làng của học thuật Vatican đối với các thực tại văn hóa Châu Á.

5. Phật Giáo – thách đố lớn nhất mà học thuật Kitô Giáo phải đối mặt.

6. Phê bình cách làm thần học theo cung cách phật giáo không phải là xúc phạm tôn giáo.

7. Chống lại cuộc xâm lăng văn hóa của Vatican là hành động tự vệ cần thiết và chính đáng của các nền văn hóa, tôn giáo Châu Á.

 

I.- HỘI NHẬP VĂN HÓA – CƯỚI XIN HAY CƯỠNG HÔN CÁC THỰC TẠI VĂN HÓA CHÂU Á?

Trong một bài viết về “hội nhập văn hóa”, Linh Mục Thiện Cẩm đã cường điệu xem “hội nhập văn hóa” như là một sự “cưới xin, làm dâu, làm rể”:

(Trích) "Hội nhập văn hoá cũng phải như là một cuộc hội ngộ giao duyên, là một sự "làm dâu" "làm rể" là "ăn đời ở kiếp": nếu nên vợ nên chồng là thành "một xương một thịt", thì hội nhập văn hoá cũng là như "cưới lấy" một nền văn hoá khác làm của mình. Nhưng cũng như trong chuyện vợ chồng, người ta “nên một xương thịt" để "mình với ta tuy hai là một", nhưng trong cái một đó người ta vẫn không đánh mất cái "mình", khiến "ta với mình tuy một mà hai", thì ở đây cũng vậy, cưới lấy một nền văn hoá khác không có nghĩa là chối bỏ nền văn hoá của mình, mà làm cho nền văn hoá của mình thêm phong phú”(hết trích). (Tuyển tập Cỏ dại ven đường)

Chuyện “cưới xin, vợ chồng, dâu rể” v.v... liên quan đến vấn đề tình dục được Thần học Công giáo vận dụng vào các hoạt động “linh thao” nhằm mô tả sự “kết hợp với chúa” một cách “ấn tượng”, như Linh mục Cao Phương Kỷ, tác giả quyển ‘Thiên Chúa giáo và Tam giáo’ đã thừa nhận:

(trích) “Trong Kinh Thánh hay lễ nghi phụng tự, hoặc trong thần học, tu đức... ta thấy dùng những hình ảnh tình tứ, thơ mộng, phỏng theo tình ái giữa vợ chồng, cha mẹ với con cái để diễn tả tình yêu siêu việt của thiên chúa... Tiệc cưới được sánh ví như sự hoan lạc trên thiên đàng. Do đó, tình dục (sexuality) không phải là điều xấu, là tội lỗi”(hết trích).

Chính thứ thần học nhầy nhụa này đã làm chất xúc tác dẫn các Linh mục vào con đường ấu dâm, lạm dục tình dục mà chúng ta chắc chắn sẽ phải bàn đến trong một bài viết khác…

Ở đây chuyện “cưới xin” được lặp lại, nhưng trong lĩnh vực văn hóa. Đọc các tài liệu của Vatican về “hội nhập văn hóa”, được chính thức ban hành dưới dạng “huấn thị, tông thư, tông huấn” v.v... chúng ta dễ dàng nhận ra ngay cái mà người ta vẫn gọi là “cưỡng từ đoạt lý”.

Thật vậy, không làm gì có chuyện “cưới xin” nghiêm túc. Ngược lại, Vatican chủ trương “cưỡng hôn, ép duyên”, thậm chí “hiếp dâm” thô bạo các thực tại văn hóa, tôn giáo truyền thống của các dân tộc châu Á. Hệ quả là những “quái thai” kiểu Tông huấn “Giáo hội tại châu Á” chào đời:

(trích) “Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Bái Hỏa giáo (Zoroastrianism), đạo Giaina (Jainism), đạo Sikh và Thần đạo (Shintoism)... Các giá trị tôn giáo mà các đạo ấy giảng dạy đang chờ được hoàn thành trong đức Giêsu Kitô!?” (hết trích) (Ecclesia in Asia, số 6).

Lm Cao Phương Kỷ “được khích lệ bởi văn kiện nêu trên” đã tiếp tục cho ra đời thêm một quái thai mới, đó là quyển “Thiên chúa giáo và Tam giáo”:

(trích) “Tôn giáo đông tây xuất hiện đồng thời vào thế kỷ thứ 6, thứ 5 trước khi Chúa Cứu Thế mở đầu một kỷ nguyên mới, Bên Tây phương, ở Hy Lạp có Héraclite (535-475), Pythagore (570-496), Plato (428-348), Socrates (470-399), Aristotle (384-322), bên đông phương, vào thời Xuân Thu (772-481) có Khổng Tử (khoảng 552 và 479) và Lão Tử (khoảng 570 và 490, bên Ấn Độ có Siddhartha Gautama tức Phật Thích ca (Khoảng thế kỷ 6). Các nền văn minh cổ thuộc miền Cận Đông, Tiểu Á, Ai Cập, các đế quốc Hi Lạp, La Mã kế tiếp nhau… Tất cả như để chuẩn bị cho ngày quang lâm, giáng sinh của Chúa Cứu Thế. Ngài đến để hiệp nhất các nền văn hóa, văn minh, và triệu tập toàn thể nhân loại vào một mối” (hết trích), (sđd tr 167).

Luận điệu xuyên tạc, hạ thấp, bôi đen các thực tại văn hóa, tôn giáo châu Á như: các giá trị đạo đức mà các tôn giáo khác đã giảng dạy “đang chờ được hoàn thành trong đức Giêsu Kitô!?” Các danh nhân thế giới như Khổng Tử, Lão Tử, Đức Phật... dù đến trước, nhưng chỉ “để chuẩn bị cho ngày quang lâm, giáng sinh của Chúa Cứu Thế. Ngài đến để hiệp nhất các nền văn hóa, văn minh, và triệu tập toàn thể nhân loại vào một mối” là những “quái thai”, kết quả của hành vi “cưỡng hôn”, “ép duyên”, “hiếp dâm” thô bạo các nền văn hóa thế giới. Cần phải loại trừ ngay những “quái thai” kiểu này ra khỏi đời sống văn hóa nhân loại.

II.- HỘI NHẬP VĂN HÓA – HÀNH VI CƯỠNG BỨC RỬA TỘI CHO CÁC THỰC TẠI VĂN HÓA CHÂU Á PHI KITÔ GIÁO.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, tác giả quyển “Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam” (Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội 2001) đã đánh giá quá thấp Công giáo La Mã khi ông viết:

(trích) “Phải đến thế kỷ thứ IV về sau khi mà Constantinus I, hoàng đế Rôma bỏ lệnh cấm đạo, lúc đó Kitô giáo mới có điều kiện phát triển. Nhưng ngay cả thời kỳ bị cấm đoán trong quá trình truyền giáo, phát triển đạo trong đế quốc La Mã rộng lớn với một nền văn hóa rực rỡ, Kitô giáo đã được “đắm mình” trong đó để “chịu phép rửa” của các nền văn hóa này.” (hết trích). (Sđd tr.84).

Thực sự thì Công giáo La mã (thực chất là đạo của Constantine) là một thứ đạo phiệt, đạo xâm lược, bách chiến bách thắng, chưa hề biết quy lụy, cúi đầu trước bất kỳ một thế lực nào, từ chính trị, quân sự đến tôn giáo, văn hóa... chính vì thế, chỉ có nó “rửa tội” cho văn hóa Hy La để biến văn hóa Hy La thành văn hóa Kitô giáo, chứ không hề chịu khuất phục “đắm mình” để cam chịu “phép rửa” của bất kỳ nền văn hóa nào... Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương đã dẫn lại từ quyển “Thích ứng và hội nhập văn hóa trong truyền giáo” của tác giả Nguyễn Chính Kết để chứng minh cho luận điểm Kitô giáo đã thích ứng và hội nhập vào nền văn hóa Hy La mà tác giả đã ví von: “Kitô giáo đã được “đắm mình” trong đó để “chịu phép rửa” của các nền văn hóa này”, nhằm làm nổi bật tính chất “hội nhập văn hóa” của Kitô giáo vào thế giới Hy La ngay từ buổi đầu sơ khai:

(Trích) “Để thích ứng với người Âu châu các giáo phụ đã không dùng những từ Do Thái như El Shaddai hay Yahveh... để chỉ Thiên Chúa mà dùng các từ Theos, Deus hay Dieu vốn là từ chỉ các vị thần châu Âu (Zeus, Jupiter, Hercule...) Các từ này vốn không có nghĩa là Thiên Chúa như chúng ta hiểu ngày nay. Đây chính là sự thích ứng và hội nhập...Ngày 25 tháng 12 là ngày người Âu châu thờ thần mặt trời, Kitô giáo chọn ngày này là ngày sinh của Chúa Giêsu. Khi mọi người ăn mừng thần mặt trời thì người Kitô hữu ăn mừng Chúa ra đời. Theo cách hội nhập như vậy, ngày đầu tuần người Âu châu kính thần Mặt trời thì Kitô giáo gọi đó là ngày của Chúa, Chúa nhật.”(hết trích). (Nguyễn Hồng Dương. Sđd tr 85)

Các tác giả Công giáo không bao giờ chịu nhìn nhận văn hóa Kitô giáo lại phải đi “chịu phép rửa” của các nền văn hóa khác để có thể tồn tại trong các nền văn hóa đó. Ngược lại họ chỉ muốn dùng văn hóa Kitô giáo áp đặt lên các nền văn hóa khác với mục đích đồng hóa văn hóa đó thành văn hóa Kitô giáo. Có thể khẳng định mà không sợ sai, đây chính là hành động xâm lăng văn hóa. Chính tác giả quyển “Thích ứng và hội nhập văn hóa trong truyền giáo” đã quả quyết không có chuyện Kitô giáo “chịu phép rửa” của các nền văn hóa Hy La, ngược lại chính họ đã “rửa tội” cho các từ Theos, Deus hay Dieu v.v... vốn là những từ chỉ các vị thần trong tín ngưỡng đa thần Hy La để chúng có thể biến thành “độc thần” có ngôi vị của Kitô giáo. Lm Thiện Cẩm cũng đã mưu toan “rửa tội” cho sự cầm nhầm ngày Giáng Sinh của Giêsu:

(trích) “Giáo hội đã "rửa tội" cho ngày lễ thờ Thần Mặt Trời vốn có xưa nay trong truyền thống Rôma, biến nó thành ngày lễ Sinh Nhật Chúa Giêsu, là Mặt Trời Công Chính” (hết trích) (Thiện Cẩm. Cỏ dại ven đường tập III. Hội nhập văn hoá: Một đề tài không phải là mới).

Không phải ngẫu nhiên các tác giả Công giáo khi viết về đề tài “hội nhập văn hóa” lại thích ví von dùng từ “rửa tội” để chỉ sự “hội nhập”. Thực sự họ đang thi hành mệnh lệnh của Vatican trong “chiến lược mục vụ” mà thực chất là xâm lăng văn hóa đối với các nền văn hóa phi kitô giáo.

III.- TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN XÂM LĂNG VĂN HÓA NÚP DƯỚI CHIÊU BÀI HỘI NHẬP VĂN HÓA

Hồng y G.B Phạm Minh Mẫn đã nhắc lại một định nghĩa của Giáo hội Công giáo La Mã về “Hội nhập văn hóa” trong một bài viết cùng tên của ông như sau:

(Trích) “…Giáo Hội định nghĩa về hội nhập văn hoá như là "Tiến trình qua đó một cộng đoàn Giáo Hội sống kinh nghiệm vào đức tin Kitô giáo của mình trong một bối cảnh văn hoá cụ thể, làm sao để không những kinh nghiệm và đức tin đó được diễn tả bằng những yếu tố của văn hoá địa phương, mà còn trở nên sức mạnh linh hoạt hoá, định hình và canh tân cách sâu xa nền văn hoá đó, để tạo nên những mẫu mực hiệp thông và giao lưu trong và vượt trên nền văn hoá đó" (hết trích). (Chúa Kitô và các nền văn hoá, Tài liệu của Giáo Hoàng Học Viện Gregorio).

Qua định nghĩa trên, ta thấy “Hội nhập văn hóa” kiểu Vatican là một tiến trình được thực hiện nhiều bước.

Bước thứ nhất là: Dùng “đức tin Kitô giáo” để diễn tả các yếu tố văn hóa địa phương mà bất chấp là nó có phù hợp hay không. Ví dụ quan niệm về “Trời” của các nền văn hóa Á Đông được hiểu là “Thiên Chúa” của Kitô giáo!?

Bước thứ hai là:định hình và canh tân” nền văn hóa đó. Không hiểu Vatican “định hình và canh tân” bằng cách nào? Thắc mắc trên được giải đáp ở bước thứ ba.

Bước thứ ba là: Tạo nên mẫu mực “hiệp thông”. Mà “hiệp thông” theo kiểu của Vatican chính là “rửa tội” cho các nền văn hóa phi kitô giáo, để có thể “vượt lên trên nền văn hóa đó!?”, tiến đến đồng hóa nền văn hóa đó thành văn hóa Kitô giáo.

Để cụ thể hóa định nghĩa trên, Hồng y G.B Phạm Minh Mẫn giải thích:

(trích) “Trong tiến trình hội nhập văn hoá, Tin Mừng đảm nhận và THANH TẨY các nền văn hoá, giúp nền văn hoá tìm lại được nét tinh khôi và những giá trị đích thực” (hết trích).

“THÁNH TẨY” các nền văn hóa tức “rửa tội” cho các nền văn hóa đó để chúng trở thành một thứ “VĂN HÓA TÂN TÒNG” mà Hồng y Phạm Minh Mẫn quả quyết chỉ có “Tin Mừng” mới có thể đảm nhận việc “thanh tẩy” hay “rửa tội”, giúp các nền văn hóa tìm lại được “nét tinh khôi và những giá trị đích thực?

Người Châu Á xưa nay vẫn tự hào về di sản văn hóa của mình. Nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc Châu Á được xem là kho tàng qúy báu được cả nhân loại trân trọng và thừa hưởng. Thế mà Vatican lại cho rằng cần phải “thanh tẩy” các nền văn hóa đó bằng “Tin Mừng” của Kitô giáo mới có thể mang lại “nét tinh khôi” cho các nền văn hóa đó.

Có thể khẳng định rằng: dưới con mắt của Vatican, tất cả các nền văn hóa Châu Á đều bị “hoen ố?” nên cần phải “thanh tẩy bằng Tin Mừng?”. Theo họ, giá trị đích thực của các nền văn hóa Châu Á nằm trong “Tin Mừng”? Đây rõ ràng là một kiểu THỰC DÂN VĂN HÓA. Dù Hồng y Phạm Minh Mẫn có xảo biện rằng: các nền văn hóa được “thanh tẩy” nhưng “mỗi nền văn hoá vẫn giữ những sắc thái riêng”. Tuy nhiên, ông lại thòng thêm một câu để lòi đuôi: “đồng thời cùng nhau tạo nên catholica unitas, nghĩa là sự hiệp nhất phổ quát trong Giáo Hội, hiệp nhất trong đa dạng và khác biệt. Khi đó, Giáo Hội thực sự là khí cụ và dấu chỉ sự hiệp nhất giữa con người và Thiên Chúa cũng như giữa nhân loại với nhau”.

Để hiểu rõ thế nào là “hiệp nhất phổ quát, hiệp nhất trong đa dạng và khác biệt”, chúng ta hãy đọc chương năm, “Hiệp thông và đối thoại để truyền giáo” của Tông huấn Giáo hội tại Châu Á.

(Trích) -Số 29: “Sự đối thoại mà Giáo hội đề xuất được xây dựng dựa trên nền tảng là lôgic của sự Nhập Thể…Là bí tích của sự hiệp nhất toàn nhân loại… Giáo hội sẽ đi gặp gở các dân tộc trên thế giới, và không quên rằng tuy chỉ là “đàn chiên nhỏ” giữa một tập thể nhân loại rộng lớn, nhưng mình cũng là men trong khối bột thế giới… Rồi nó đi xa hơn thế giới Kitô giáo để đến với những tín đồ thuộc các truyền thống tôn giáo khác” (hết trích).

Vậy là rõ ràng không thể chối cải. Cái gọi là “hiệp nhất trong đa dạng và khác biệt” chỉ là cách đánh lừa vụng về của Vatican. Vì như ta đã biết, một khi chất “men” Kitô giáo bắt đầu hoạt động trong “khối bột” các tôn giáo khác thì “hợp nhất” chắc chắn phải xảy ra, còn “trong đa dạng và khác biệt” chỉ là trò lừa bịp. 

IV.- TỪ VAY MƯỢN ĐẾN CƯỠNG ĐOẠN – HÀNH VI VỪA ĂN CƯỚP VỪA LA LÀNG CỦA VATICAN ĐỐI VỚI VĂN HÓA CHÂU Á.

Ngày 23/5/1999, Hội Đồng Giáo Hoàng Về Văn Hóa cho công bố Huấn thị “Tìm một hướng đi mục vụ cho vấn đề văn hóa”. Đây là một huấn thị mà theo Ban biên tập Vietcatholic là “như mở ra một chân trời thênh thang cho tầm hoạt động của giáo hội khi bước vào thiên niên kỷ thứ ba...

Đoạn số 2, huấn thị viết “... kỷ niệm 20 năm bế mạc Công Đồng Vaticanô II, được đức Gioan Phaolô II nhắc đến trong Tông thư Redemptoris missio, đã giải thích hội nhập văn hoá là biến đổi sâu xa các giá trị văn hoá thứ thiệt bằng cách cho chúng hội nhập vào Kitô giáo và đưa Kitô giáo hội nhập vào các nền văn hoá khác nhau của nhân loại"

Đoạn số 4: “Ta không thể xây dựng Nước Trời mà không vay mượn một số yếu tố của văn hoá hay các nền văn hoá

Chỉ cần đọc mấy đoạn ngắn của huấn thị nêu trên, Người Việt với lòng nhân hậu sẵn có cũng cảm thấy vừa “giận” lại vừa “thương” cho cái đạo của Constantine! “Giận” ở chỗ họ “vừa ăn cướp vừa la làng”. Hành xử của Vatican luôn đẩy các thực tại văn hóa, tôn giáo khác vào thế phải đối đầu. Nhưng khi có phản ứng ngược lại thì Vatican kêu lên “bách hại”… Nhưng cũng thấy “tội nghiệp” cho họ “không thể xây dựng được Nước Trời” nếu không hành nghề “đạo tặc” để mang về cho Kitô giáo các yếu tố văn hóa tinh hoa của các nền văn hóa phi Kitô giáo...

Khi Vatican đối mặt với văn hóa, tôn giáo Châu Á. Tâm lý xem thường, đánh giá thấp các nền văn hóa và tôn giáo ấy đã đẩy Vatican từ thất bại này đến thất bại khác… Hội nhập văn hóa chẳng phải là cái gì quá mới mẻ. Roberto de Nobili, Matteo Ricci được xem là "người hùng", kẻ tiên phong trong việc đưa văn hóa Kitô giáo hội nhập vào nền văn hóa Ấn Ðộ, Trung Hoa từ thế kỷ 16.

Hai nhà truyền giáo mặc áo tôn giáo bản địa để truyền giáo:

Roberto de Nobili (Ấn Độ) và Matteo Ricci (Trung Hoa)

Nhưng cũng trớ trêu khi chính Vatican công kích, khiển trách họ về tội "dám" hội nhập văn hóa không theo truyền thống của Giáo hội. Chính Giáo hoàng Bênêđitô XIV kết án phương pháp truyền đạo của Roberto de Nobili ở Ấn Ðộ. Matteo Ricci cùng chung số phận với lời cáo buộc phá hoại việc truyền giáo tại Trung Hoa…

Khi Matteo Ricci bị Vatican triệu hồi. Người thay thế ông là Niccolo Longobardi. Ông này mang theo cả cái mà Vatican gọi là "Công đồng Tridentino" vào Trung Hoa. Với tinh thần Tridentino, Niccolo Longobardi buộc tất cả các tin đồ bản địa phải dứt khoát đoạn tuyệt với Tam giáo (Phật, Lão, Khổng), tín ngưỡng truyền thống của cha ông họ, đều mà người tiền nhiệm Matteo Ricci chưa thể làm được.

https://en.wikipedia.org/wiki/Nicol%C3%B2_Longobardo

Nhà truyền giáo Nicolò Longobardo (1559-1654)

Niccolo Longobardi đã ra lịnh buộc tín đồ bản địa triệt phá bàn thờ, ảnh tượng thuộc tín ngưỡng truyền thống, cấm thờ Khổng Tử, cấm thờ cúng ông bà tổ tiên. Lệnh cấm này được xem là một điều sỉ nhục, xúc phạm đối với dân tộc Trung Hoa, một dân tộc mà hai chữ "trung-hiếu" được đặt lên hàng đầu trong đời sống tinh thần của họ. Sự kiện này buộc triều đình phải can thiệp. Triều đình đã đặt Kitô giáo nói chung, Công giáo La Mã nói riêng ngoài vòng pháp luật. Lệnh trục xuất tất cả các thừa sai Phương Tây ra khỏi Trung Hoa được ban hành. Công giáo La Mã mất đi cơ hội bành trướng tại Trung Hoa.

Nguyên nhân thất bại của Vatican ở Trung Hoa đã rõ: Thái độ trịch thượng, kêu căng, tự phụ khi lệnh cho Linh mục Niccolo Longobardi thực hiện các điều khoản của Công đồng Tridentino, trong đó có điều khoản không thể nào chấp nhận được đối với dân tộc Trung Hoa là cấm thờ cúng tổ tiên, tôn kính Khổng Tử…

Vua Khang Hy với chính sách mềm dẻo đã ban chiếu chỉ cho phép các thừa sai Vatican hoạt động truyền giáo. Ðược đằng chân lân đằng đầu, họ đã cấm các tín đồ bản địa không được thờ cúng ông bà tổ tiên và đặc biệt là không được tôn kính Khổng Tử. Trước thực tế trên, vua Khang Hi vẫn tỏ ra ôn hòa, ông đã gởi thư cho Vatican. Năm 1701 Vatican nhận được thư của Khang Hy. Nội dung thư nhằm giải thích cho Vatican hiểu Khổng Tử không phải là Thượng Ðế, Ngài chỉ là một vị Thầy được nhân dân Trung Hoa tôn kính mà thôi… Bất chấp sự nhượng bộ mềm dẻo của hoàng đế Trung Hoa. Năm 1704, Giáo Hoàng Clemant XI chính thức ban hành lệnh cấm tín đồ Công giáo Trung Hoa thờ cúng tổ tiên và Ðức Khổng Tử. Sáu năm sau (1710), lệnh cấm này được Vatican nhắc lại phải thi hành một cách triệt để, dứt khoát. Năm 1717, triều đình Trung Hoa không thể nhượng bộ được nữa, nên đã quyết định giáng trả một đòn chi tử: trục xuất tất cả các thừa sai Vatican, đốt phá nhà thờ, buộc tín đồ Công giáo Trung Hoa bỏ đạo, cấm đạo. Nhưng với bản chất kêu căng vốn có của Vatican, năm 1742, Vatican ban hành văn bản "Ex quy singulari" nhắc lại lệnh cấm tuyệt đối những điều nêu trên. Thế là Vatican tự đặt dấu chấm hết cho con đường truyền giáo của mình trên đất nước Trung Hoa.

Khi được triều đình Trung Hoa nhượng bộ thì Vatican xấc xược ra điều kẻ cả, bề trên… khi bị phản đòn thì họ lại la toáng lên: giáo hội bị bách hại!?...

Một trong những nét độc đáo nhất của văn hóa Phương Ðông là truyền thống xem trọng lễ nghĩa, gia đình dòng tộc là nền tảng của xã hội. Ðạo Hiếu được xem là đặc trưng văn hóa của các dân tôc Phương Ðông. Nhưng khi đến truyền đạo, các thừa sai Công giáo theo lệnh của Vatican buộc Kitô hữu Phương Ðông phải triệt phá bàn thờ tổ tiên! Hành động phi lễ nghĩa buộc Vatican phải trả giá, văn hóa Kitô giáo bị tẩy chay. Trước thực tế đó, buộc Vatican phải áp dụng chính sách "xét lại".

Giáo hoàng Pius XII - Kỷ niệm 50 năm Huấn thị Plane Compertum Est ngày 26.09.2014

Ngày 8/12/1939, Giáo hoàng Piô XII ban hành Huấn dụ Plane Compertum Est thừa nhận việc thờ cúng tổ tiên ở Trung Hoa. Ngày 14/6/1965, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã chính thức công bố thừa nhận việc thờ cúng tổ tiên với sự duyệt y của Vatican. Huấn dụ Plane Compertum của Giáo hoàng Piô XII thực ra chỉ là biện pháp "chữa cháy". Nội dung vẫn phản ánh tinh thần đạo phiệt với những ngôn từ như: "CHO PHÉP" giáo hội Trung Hoa và các giáo hội lân cận "ĐƯỢC PHÉP" thờ cúng tổ tiên! Người Kitô hữu ở Châu Á phải tự hỏi Vatican lấy quyền gì? và vì sao việc thờ cúng tổ tiên của mình lại phải được Vatican "CHO PHÉP" mới "ĐƯỢC PHÉP" thực hiện?

Văn hóa Kitô giáo trở nên xa lạ với các dân tộc Châu Á không phải vì người Châu Á cố chấp, hẹp hòi, không muốn chấp nhận văn hóa Kitô giáo, nhưng vì thái độ áp đặt, tự phụ, kêu căng, trịch thượng của Vatican. 

V.- PHẬT GIÁO – THÁCH ĐỐ LỚN NHẤT MÀ HỌC THUẬT KITÔ GIÁO PHẢI ĐỐI MẶT.

Riêng đối với Phật giáo, Vatican xem tôn giáo này “như sự thách đố lớn nhất mà Kitô giáo phải đối mặt”. Tại sao? Đơn giản vì Phật giáo là tôn giáo của trí tuệ, “đức tin” hoàn toàn vô giá trị đối với đạo Phật. Thiên Chúa, dù dưới bất kỳ nhãn hiệu nào, đều không có chỗ đứng trong tôn giáo này.

Phật giáo luôn thích nghi với những phát hiện mới nhất của khoa học. Trong khi đó, hoàn toàn ngược lại, Kitô giáo luôn phải đương đầu với những thách đố mà khoa học đặt ra. Sự phát triển của khoa học buộc Kitô giáo phải liên tục đẻ ra những quan điểm thần học mới nhằm giải thích các tín điều lạc hậu. Những tín điều này có thể bị phá sản bất cứ lúc nào nếu không chuẩn bị thích nghi (dù gượng ép) bằng những cái gọi là “suy tư thần học”, phải xào nấu những “suy tư thần học” cho hợp khẩu vị ở từng thời điểm lịch sử để không bị đào thải...

Linh mục Alex Rebello, thuộc Hội đồng Giáo hoàng về văn hóa, trong bài tham luận khóa hội thảo Seoul, đã dẫn lời Linh Mục Romano Guardini (1885–1968): “Đức Phật là khuôn mặt tôn giáo cuối cùng mà Kitô giáo sẽ phải đạt đến một sự hiểu biết. Chưa có ai khám phá ra tầm quan trọng của Đức Phật đối với Kitô giáo”. (Hiệp Thông số 8. Tr 200). Điều này hàm ý, Vatican luôn đánh giá thấp các thực tại văn hóa, tôn giáo châu Á. Họ luôn tự phụ giáo lý Kitô giáo siêu việt, có thể bao trùm lên tất cả hệ thống văn hóa, tôn giáo khác... Cho đến khi nhận ra Phật giáo, một tôn giáo được xem là “vô thần”, hoàn toàn phủ định tất cả những gì được gọi là “tinh hoa” nhất mà nền thần học Kitô giáo khởi xướng... Từ đó, Phật giáo được xem là một “thách đố” lớn nhất mà Vatican phải đối mặt.

Cộng sản cũng vô thần, nhưng xem ra vô thần Cộng sản còn dễ đối trị, chỉ cần gán cho Cộng sản một thứ chủ nghĩa mà Vatican gọi là “chủ nghĩa tục hóa” là đủ. Nhưng với Phật giáo, tôn giáo của trí tuệ, đạo đức và nhân bản nhất. Dù là “vô thần”, nhưng Vatican không thể “nhốt” Phật giáo chung với Cộng sản vào cái rọ “chủ nghĩa tục hóa” do Vatican chế tạo. Do đó, họ đã tìm mọi cách xuyên tạc Phật giáo, vo tròn, bóp méo học thuyết của Phật giáo để cố nặn cho ra cái chất “hữu thần” trong tôn giáo này.

“Suy tư thần học” một cách tuỳ tiện, gán ghép gượng ép, hạ thấp, xuyên tạc giáo lý của Đức Phật nhằm mục đích gây hiểu lầm nơi các tín đồ Kitô giáo, những người bình thường không có điều kiện tìm hiểu về Phật Giáo. Đó là điều mà Vatican đã và đang thực hiện. Cung cấp thông tin bịa đặt qua lăng kính thần học để nhìn Phật giáo như một tôn giáo “diệt ngã” hiểu theo nghĩa tiêu cực, vận dụng niềm tin “Ông Trời” thuộc tín ngưỡng dân gian Việt Nam để xuyên tạc, gán ghép cho Phật giáo về niềm tin nơi “ông trời”, tức “thiên chúa” của Kitô giáo, đấng tạo dựng trời đất? Lm Cao Phương Kỷ đã từng la toáng lên: “Ta thử hỏi: Có một Phật tử Việt Nam nào mà lại không tin có “ông trời”, như câu ca dao: Trời sinh voi, Trời sinh cỏ” (Thiên chúa giáo và Tam giáo. Tr 62). Lm Kỷ chỉ dám nhắc đến con voi thôi, tuyệt nhiên không dám đả động đến con cóc!

Họ làm như vậy để làm gì? Câu trả lời là: Vì giáo thuyết của Phật giáo có quá nhiều điều cao siêu mà thần học Kitô giáo không thể nào có được. Tuy nhiên, nhiệm vụ của các nhà Thần học là cố gắng tìm ra những nét tương đồng biểu kiến trong học thuật Phật giáo, nhằm dung nạp các yếu tố ấy vào thần học Kitô giáo bất chấp hệ quy chiếu. Từ đó, hướng tới mục tiêu đồng hóa, để chúng trở thành cái vốn riêng của Kitô giáo. Đây chính là “chiến lược mục vụ” của Vatican đối với Phật giáo…

Nhưng vì Phật giáo là tôn giáo của Trí Tuệ, phủ nhận triệt để Thiên Chúa nên có thể gọi là “vô thần”. Với chủ trương tự tu, tự độ, tự chứng, LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM. Thiên Chúa hoàn toàn không có vai trò gì trong hành trì Phật giáo. Thu nạp các yếu tố Phật giáo vào thần học Kitô giáo là điều không tưởng. Vì nếu dung nạp học thuyết của một “tôn giáo vô thần” vào thần học Kitô giáo là điều mâu thuẫn với chủ trương của công đồng Vatican II.

Hiến chế mục vụ (Gaudium Spes ) của công đồng Vatcan II nêu rõ: “Ai không nhận ra hoặc công khai gạt bỏ sự liên kết mật thiết và sinh động giữa con người với Thiên Chúa đều là vô thần” (Bốn mươi năm sau Vatican II nhìn lại. Tr 187).

Huấn thị “Tìm một hướng đi mục vụ cho vấn đề văn hóa” của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Văn Hóa. Đoạn số 2, cũng đã viết: “Trong hướng mục vụ đối với vấn đề văn hoá, điều cần thiết là làm sao khôi phục con người lại một cách đầy đủ vì con người đã được dựng nên "theo hình ảnh và giống với Thiên Chúa" (St 1,26), làm sao lôi con người ra khỏi cơn cám dỗ lấy con người làm trung tâm, cho rằng mình độc lập với Đấng Tạo Hoá...”

Học thuyết Phật giáo LẤY CON NGƯỜI LÀM TRUNG TÂM chính là rào cản lớn nhất mà Thần học Kitô giáo không thể vượt qua. Nhưng để đạt được mục tiêu “làm sao lôi con người ra khỏi cơn cám dỗ lấy con người làm trung tâm, cho rằng mình độc lập với Đấng Tạo Hoá” mà Huấn thị nêu trên đã đề cập. Không còn cách nào khác hơn là tìm mọi cách xuyên tạc đạo Phật, vo tròn bóp méo học thuyết của Phật giáo để cố nặn cho ra cái chất “hữu thần” trong Phật giáo. Tác giả Đaminh Mari Cao Tấn Tĩnh đã viết cả một quyển sách nhan đề: “Hoạt động của Thần Linh Thiên Chúa trong các tôn giáo”. Trong đó tác giả đã dành một phần để cố nặn ra cái gọi là “Mầm mống thần linh nơi Phật giáo”. Cao Tấn Tĩnh đã phịa ra chuyện: “Bản thể tuyệt đối toàn chân, không hư vọng đó, Phật giáo không gọi bằng Trời, bằng Thượng Đế, mà thường gọi bằng Chơn Như”. Nhưng “nó tương ứng với danh từ Thái Cực, Thiên Lý trong Khổng giáo, Cốc Thần hay Đạo trong Lão giáo, Brahma trong Bà La Môn, Logos trong triết học châu Âu.” (sđd tr 61)

Thật sự vô thần không có gì xấu. Ngược lại, Đúng như GS Trần Chung Ngọc nhận định: “Vô Thần là biểu hiện của tự hào, của danh dự, của sự tiến bộ trí thức...”. Tôn giáo vô thần là tôn giáo đối trị lại với niềm tin mù quáng vào “hữu thần” của con người, chứ không phải tôn giáo chống lại thần linh. Nói như GS Trần Chung Ngọc: “Vô thần không có nghĩa là chống lại Thiên Chúa, vì chống lại một cái không hiện hữu là một chuyện vô ích. Nói cho đúng ra, Vô Thần, nếu có chống, là chống sự mê tín của con người vào một Thiên Chúa do chính con người bày đặt ra.” Chính vì thế “Vô Thần là biểu hiện của tự hào, của danh dự, của sự tiến bộ trí thức...” (Trích bài: Cộng sản vô thần, Phật giáo cũng vô thần, vậy thì sao?).

Nhận định trên của GS Trần Chung Ngọc cũng để trả lời luôn cho Lm Augustinô Nguyễn Văn Trinh khi ông này khiên cưỡng nhận định: “Muốn loại trừ Thiên Chúa, thì trước hết phải công nhận có Thiên Chúa, sau đó mới có vấn đề loại trừ... Muốn trở thành vô thần, con người phải công nhận có Thiên Chúa, sau đó mới chối Người!...” (Bốn mươi năm sau Vatican II nhìn lại. tr 190).

VI.- PHÊ BÌNH CÁCH LÀM THẦN HỌC THEO CUNG CÁCH PHẬT GIÁO KHÔNG PHẢI LÀ XÚC PHẠM TÔN GIÁO.

Trở lại với sách lược “hội nhập văn hóa” để Công giáo hóa châu Á. Vatican đã có sẵn một kế hoạch vĩ đại đào tạo các chuyên gia “đối thoại liên tôn”, tạo tiền đề cho cuộc trường chinh “phúc âm hóa” châu Á. Chỉ riêng tại Việt Nam, công việc chuẩn bị cho cho một số tu sĩ tiếp cận với các thực tại văn hóa, tôn giáo châu Á làm cơ sở để “suy tư thần học”, tiến đến “làm thần học theo cung cách Việt Nam”. Tổng Giám Mục Saigon đã cử Lm Vũ Đình Trác đi nghiên cứu Đài Loan. Giám Mục Nha Trang cử Lm Trịnh Thế Hùng, Tu hội St Sulpice Vĩnh Long cử Lm Nguyễn Chí Thiết và Quebec Canada cử Lm Vũ dư Khánh, tất cả đều tu học tại đại học Fujen của Hồng Y Yupin, Lm Vũ Dư Khánh học tại đại học Đài Loan. Dòng Tên sai Lm Hoàng Sĩ Quý học Ấn Độ Giáo tại đại học Sorbone. Dòng Đaminh sai Lm Thiện Cẩm nghiên cứu Phật Giáo tại Sorbonne, Paris. (Dữ liệu lấy từ Vũ Đình Trác. Triết lý truyền thống Việt tộc dọn dường cho thần học VN)

Với một lực lượng hùng hậu được cử đi nghiên cứu các thực tại văn hóa, tôn giáo theo nhiều hướng khác nhau, họ đã sẵn sàng vào cuộc... Không chỉ “làm thần học theo cung cách Châu Á” hay làm “theo cung cách Việt Nam”. Vatican còn mưu toan làm cả “thần học theo cung cách Phật giáo”. Và họ đã “làm” bằng cách bóp méo, hạ thấp, xuyên tạc học thuyết của Phật giáo, đồng thời dùng giáo lý nhà Phật để xây dựng những quan điểm thần học mới mang màu sắc Phật giáo bằng những lập luận tạp nhạp, bát nháo như :

“Giêsu đã ‘CHƠN KHÔNG HÓA’ chính mình, tức ‘hóa mình ra không’, hay thực hiện VÔ NGÃ, ANATTA... Giêsu đã ‘hóa mình ra không’ để khởi đầu một kỷ nguyên mới, cái ‘KHÔNG’ của ngôi mộ trống?... đưa con người trở về với cái uyên nguyên của ‘lúc khởi đầu’ sáng thế, đưa chúng ta vào thời đại của Thần khí ...” (Thiện Cẩm. CGVDT s72. tr 8,9).

“Thiên Chúa đã mặc khải mình qua con người của Giêsu như một ‘số không’. Duy cái hư không hay là “CHƠN KHÔNG” ấy mới có khả năng mặc khải ngài là “DIỆU HỮU” (Nguyễn Văn Thành CGVDT s72 tr.17).

Và gần đây, người ta còn thấy có tác giả đã bê nguyên xi câu nói của Đức Phật: “Ta là Phật đã thành chúng sinh là Phật sẽ thành”, để chế lại thành câu: “Giêsu là thánh đã thành còn chúng ta là thánh sẽ thành!?”...

Rất nhiều cây bút Công giáo thích dùng những điển tích Phật giáo như: người mù sờ voi, ngón tay chỉ mặt trăng, y kinh thuyết pháp v.v... hoặc những công án thiền, để giải thích linh tinh các quan điểm thần học. Đã có hẳn một chủ trương lớn: “làm thần học theo cung cách châu Á”, và giờ đây họ đang mưu toan “làm thần học theo cung cách Phật giáo!”

Với cách làm thần học ba trợn như trên, buộc lương tri châu Á nói chung, lương tri người Việt Nam nói riêng, không thể không lên tiếng. Phản ứng lại với những mưu toan xóa sổ văn hóa truyền thống dân tộc là một động thái tự vệ cần thiết, chứ không phải như Lm Thiện Cẩm nói: “chống đối Công giáo”.

Trong tập sách “Cỏ dại ven đường”. Tập III. Ngay ở phần “Vào đề”, Lm Thiện Cẩm đã viết: “Hình như có cả một "phong trào" chống đối Công Giáo, nếu không phải là có tổ chức qui mô, thì ít ra cũng qui tụ một số người nào đó, đa số thuộc chế độ cũ đang sống bên Hoa Kỳ”.

Lm Thiện Cẩm đặc biệt chú ý đến “hai cuốn sách ‘Đối thoại với Giáo hoàng Gioan Phaolô II’ và ‘Tại sao không theo đạo Chúa’, với một ‘Tài liệu tham khảo’ của ông Tiến sĩ Việt kiều tên là Chu Nguyên Chương, mang tựa đề là: ‘Ý nghĩa của một bài học lịch sử’. Và Lm Thiện Cẩm đã bày tỏ thái độ của mình: “Nếu tôi theo đường lối của thiền, thì chắc chắn đã chọn sự im lặng. Nhưng vì tôi là linh mục Công giáo, tôi có bổn phận phải lên tiếng khi thấy Giáo hội, Mẹ tôi, bị xúc phạm”(?). Và kêu gọi: “…thành tâm mong muốn rằng tất cả chúng ta, những người tôn giáo, nên có một cách nhìn và một thái độ "tôn giáo" hơn đối với nhau. (Thiện Cẩm. Cỏ dại ven đường. T.3)

Lm Thiện Cẩm có bao giờ tự hỏi: Vì sao người ta lại “chống đối Công giáo” chưa? Nếu người Công giáo chỉ giữ đạo để được lên thiên đàng, đừng hành nghề “đạo tặc văn hóa” thì ai dám “Chống đối công giáo”? Lm nói: “Nếu tôi theo đường lối của thiền, thì chắc chắn đã chọn sự im lặng”. Dòng Đaminh đã sai Lm đi nghiên cứu Phật Giáo tại đại học Sorbone, không hiểu ở đó người ta đã dạy cho Lm những gì về Phật giáo? “Thiền” mà Lm nhắc đến là loại thiền nào? Hỏi như vậy là vì Thiền của Phật giáo không phải là “chọn sự im lặng”. Đối với Phật giáo: Đi, đứng, nằm, ngồi đều là Thiền. Nói, nín, động, tịnh thảy an nhiên. Nói rộng ra, nếu có sự an nhiên, thì giải hoặc cũng là Thiền của Phật giáo.

Lm cũng kêu gọi “nên có một thái độ tôn giáo”, độc giả cũng muốn tìm một sự đồng cảm ở lời kêu gọi này, nhưng xét thấy hành xử của Vatican trong quá khứ và cả ở hiện tại, chỉ là một thế lực đen tối núp bóng tôn giáo. “Thái độ tôn giáo” của Vatican đã làm tốn không biết bao nhiên là giấy mực của lương tri nhân loại trong suốt 17 thế kỷ, từ ngày Constantine khai sinh ra nó. Chính Lm cũng đã bày tỏ “thái độ tôn giáo” qua ngòi bút của mình khi viết: “...bởi vì Đức Giêsu chính là con đường dẫn tới ĐẤNG mà MỌI TÔN GIÁO Ở MỌI THỜI VÀ MỌI NƠI HẰNG HƯỚNG TỚI, nhưng vẫn còn phải mò mẫm và nhiều khi chẳng những không tới được mà lại còn lạc xa.” (Trích từ bài ‘Từ đạo ông bà đến đạo Thiên Chúa’). Lm Thiện Cẩm có thần thông phép tắc gì mà biết mọi tôn giáo trong đó có Phật giáo hằng hướng tới cái ĐẤNG gì đó của ông? Vậy đây là “thái độ tôn giáo” hay thái độ ĐẠO PHIỆT mà ông đã học được từ MẸ GIÁO HỘI Vatican của ông?...

Lm Thiện Cẩm giờ đã là người thiên cổ, nhưng tôi chân thành muốn khuyên những tác giả Công giáo đang viết về đề tài này hãy thôi! đừng bắt chước Lm Thiện Cẩm giả nai, làm bộ ngây thơ thắc mắc: “quả thật tôi (Thiện Cẩm) không hiểu nỗi các tác giả đó muốn người Công giáo chúng tôi làm gì bây giờ? Chống cộng, hay chống Vatican? Hay bỏ đạo để đi theo tôn giáo nào đây? Phật giáo hay Khổng giáo? Hay Đạo của Bác sĩ Thọ?”(Trích bài đã dẫn).

Chẳng ai bắt người Công giáo phải “chống Vatican”. Cũng chẳng ai cần người Công giáo phải theo Phật giáo hay Khổng giáo, vì các tôn giáo này không có chủ trương vơ vét tín đồ bằng mọi giá. Người Công giáo cứ giữ lấy cái đạo của mình cho thật tốt để được “lên thiên đàng hưởng phước vui vẻ đời đời chẳng cùng”, và nhớ đừng “làm thần học theo cung cách... ba trợn”. Thế là đủ!

VII.- CHỐNG LẠI CUỘC XÂM LĂNG VĂN HÓA CỦA VATICAN LÀ HÀNH ĐỘNG TỰ VỆ CẦN THIẾT VÀ CHÍNH ĐÁNG CỦA CÁC NỀN VĂN HÓA, TÔN GIÁO CHÂU Á.

Huấn thị “Phụng vụ Roma và việc hội nhập văn hoá” là Huấn thị do Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích soạn thảo theo lệnh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, được chính Giáo hoàng phê chuẩn và truyền ban hành ngày 25-01-1994. (bản dịch Việt ngữ của Lm. Phêrô N.X.T). Đây là “Huấn thị thứ tư áp dụng đúng hiến chế phụng vụ của công đồng Vaticanô II” trong sách lược xâm lăng văn hóa của Vatican được ngụy trang dưới chiêu bài “hội nhập văn hóa”, đặc biệt đối với các nền văn hóa cổ xưa châu Á... Độc giả phi Kitô giáo không khỏi rùng mình khi đọc đoạn sau đây:

Qua hoạt động của Giáo Hội, bất cứ điều gì tốt đẹp trong trí khôn và trái tim nhân loại, bất cứ điều gì thiện hảo ẩn tàng trong cử hành tôn giáo và văn hoá của các dân tộc khác biệt, thì Giáo Hội không phải chỉ cứu cho chúng khỏi bị huỷ diệt, nhưng còn thanh lọc, phục hồi và hoàn thiện hoá hầu tôn vinh Danh Chúa, đánh bại ác thần và mưu cầu hạnh phúc cho con người" (số 18).

Người châu Á phi Kitô giáo có quyền chất vấn Vatican: Nếu trong các tôn giáo và văn hóa của các dân tộc đã tàng ẩn những điều “tốt đẹp”, “thiện hảo” thì cần gì Vatican phải “cứu cho chúng khỏi bị hủy diệt”, mà ai hủy diệt chúng? Tại sao phải “thanh lọc, phục hồi và hoàn thiện” trong khi tự thân của chúng đã “tốt đẹp” và “thiện hảo”? Lại còn “đánh bại ác thần!”. “Ác thần” nào ở trong tôn giáo và văn hóa của các dân tộc phi Kitô giáo? Đã thế lại còn để “tôn vinh Danh Chúa”, tức tôn vinh ông thần hung ác, tàn bạo của văn hóa Do Thái mà đối với nhân loại là đã từng phạm tội diệt chủng trong các vụ đốt thành Sôđôma, lụt đại hồng thủy...

Trong điều kiện lý tưởng, xã hội được cải tạo theo hướng dần loại trừ tất cả các yếu tố hư ảo, kể cả thiên chúa, thần thánh, để trở thành một xã hội thuần chơn. Đây không phải là một ảo tưởng, nhưng hoàn toàn khả thi. Để có được một xã hội lý tưởng như thế, con người trong xã hội ấy phải nhận ra các giá trị đạo đức chơn thật. Nếu chúng ta nhận chân và hành xử đúng các giá trị chân thật khởi dụng từ Trí Tuệ, các yếu tố hư ảo như thiên chúa, thần thánh... bị vạch mặt chỉ tên, khi đó, tự nó biến mất mà không cần phải tiêu diệt.

Các nền văn hóa cổ xưa của châu Á, trong đó có văn hóa Phật giáo, đã đề nghị một trong nhiều con đường tích cực như thế, nhằm hướng con người đến những bến bờ hạnh phúc. Một xã hội lý tưởng với một nền văn hóa tốt đẹp như thế, cần gì đến Vatican “thanh lọc, phục hồi và hoàn thiện”. Ác thần nào ở trong các nền văn hóa ấy để phải nhờ Vatican đến để “đánh bại ác thần” và “cứu cho chúng khỏi bị hủy diệt”? Riêng đối với Phật giáo, “thiện thần” còn không chấp, nói chi đến “ác thần”...

Dù khôn khéo che đậy bằng những mỹ từ đến đâu, bản chất xâm lược của Vatican cũng tự bộc lộ qua ứng xử, tâm lý kẻ cả, kiêu căng, tự phụ. Vatican đã tự tố cáo mình chính là kẻ vừa ăn cướp vừa la làng. Bản chất hiếu chiến của Vatican đã được chứng minh qua suốt chiều dài lịch sử phát triển và tồn tại của nó. Ngày nay, những người chủ trương “làm thần học theo cung cách Việt Nam” như Giáo Sư Lm Vincent Trần Văn Đoàn cũng đã thừa hưởng cái di sản hiếu chiến đó: “Chúng tôi theo chiến lược của Tôn Tử biết mình biết người trăm trận trăm thắng". GS Đoàn đã xem việc truyền giáo của ông như một bãi chiến trường, chỉ được thắng mà không được phép thua!

Bản chất hiếu chiến, tự phụ, kiêu căng của Vatican được bộc lộ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, nơi mà con bạch tuộc này thò được vòi vào. Tại Việt Nam, tác giả Charlie Nguyễn đã vạch mặt bản chất phi dân tộc của Công giáo La-mã qua kinh bổn, điển hình như “kinh cầu ông thánh Phanxicô Xavie”. Nhiều người lầm tưởng chuyện chỉ dừng lại ở múc độ đó. Nhưng không! Bản chất phi dân tộc của chúng vẫn trường tồn mãi cho đến khi Vatican tự biến mất khỏi hành tinh này.

http://cdliengiaophan.bplaced.net/kinh-ong-thanh-phanxico-xavie/

Chính Lm Thiện Cẩm đã thuật lại câu chuyện ông cùng Lm Nguyễn Hồng Giáo được Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình cử đến Ban Tôn giáo thành phố Hồ Chí Minh để trao đổi về nội dung cuốn “Các giờ kinh phụng vụ”. Tại đây, cán bộ Ban Tôn giáo thành phố đã nêu lên một số bài kinh có nội dung mà họ cho rằng đã xúc phạm đến những người không phải là tín đồ Kitô giáo. Ví dụ câu: “Kẻ ngu si tự nhủ làm chi có Đức Chúa Trời...”. Lm Thiện Cẩm báo cáo lại với Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình về việc Ban Tôn giáo thành phố Hồ Chí Minh đã thẳng thắn chất vấn: “Chẳng lẽ chúng tôi ngu cả sao?”. Giám mục Nguyễn Văn Bình nhận xét: “Đạo mình kỳ qúa à! đọc kinh thì cứ đọc, song le đọc mà chửi bới người ta, cho người ta buồn thì đọc làm chi!” (Chia sẻ, số 7, tr.12).

Theo tôi, phản ứng của “đức tổng” Bình chỉ là giả nai, làm bộ ngây thơ, để tín đồ nhìn vào lầm tưởng vị “chủ chăn” của mình đang thực thi “đức khiêm nhường”. Chẳng biết rồi sau đó, Hội đồng Giám mục có cho sửa lại lời kinh hay không? nhưng dù sửa hay không, cũng không thể làm thay đổi được bản chất tự phụ, kiêu căng vốn có của Vatican, luôn được ngụy trang bằng chiếc vỏ bọc “đức khiêm nhường”.

Điều thú vị là khi “đức tổng” Bình nêu nhận xét “Đạo mình kỳ qúa à!...” cũng có nghĩa là ông đã đồng tình: “Chúa mình kỳ qúa à!... thánh kinh của mình bậy quá à!...”. Có lẽ chính ông cũng không ngờ câu: “Kẻ ngu si tự nhủ làm chi có Đức Chúa Trời...” không phải là câu kinh bình thường do những người soạn kinh chế tác. Đức tổng Bình đã không đọc kỹ thánh kinh! Vì nếu ông có đọc thánh kinh, ông phải biết câu trên không phải do những người soạn kinh chế ra, mà là câu do chính chúa phán qua miệng vua Đavít: “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: không có Đức Chúa Trời” (TV 14:1, 53:1).

https://vietchristian.com/kinhthanh/tim.asp?btt/18/14:1-7

Thánh kinh ghi rõ ràng như thế, nên lấy cũng dở, mà bỏ lại còn dở hơn. Nếu bỏ hóa ra thánh kinh chẳng có giá trị gì! Nhưng nếu lấy, nghĩa là quyết bảo vệ cái lý thánh kinh không thể sai lầm, mạt sát 93% dân Việt không tin “chúa” của Kitô giáo“ngu dại”, là mang tội với cả một dân tộc. Biết vậy, nhưng thà lấy chứ không thể bỏ. Chính điểm này đã khẳng định bản chất của tín đồ Kitô giáo: “thà mất nước chứ không thể mất chúa”. Chẳng trách những người có tinh thần dân tộc như Charlie Nguyễn đã đề nghị: Việt Nam cần thực hiện những biện pháp mạnh để đối phó với quốc nạn Công giáo và Tin Lành. Theo ông, Vatican luôn tỏ thái độ xấc xược ngạo mạn và đề nghị giải tán Hội đồng Giám mục Việt Nam (Charlie Nguyễn. VN thực hiện những biện pháp mạnh để đối phó với quốc nạn CG-TL).

Về phía Tin Lành, bản chất “thệ phản” buộc họ phải “phản” tới cùng. Tín đồ Thệ phản giáo Huỳnh Thiên Hồng đã dùng câu “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: không có Đức Chúa Trời” (Tv 14:1, 53:1) để mạt sát những người phi Kitô giáo là “ngu dại” mà không cần biết mình đang nói gì! Những kẻ bị ông ta mạt sát “ngu dại” ở Việt Nam hiện chiếm đến 93% (Tản mạn Giêsu là ai). Tiến sĩ Lê Anh Huy cũng có một nhận định rất “thệ phản”: “Dân tộc Việt Nam chỉ có hai sự lựa chọn: Một là làm nô lệ cho nhưng hình tượng vô tri vô giác, không biết nghe không biết nói, hai là làm con cái Đức Chúa Trời” (Tội lỗi thờ hình tượng).

Chúng ta có thể thông cảm và tôn trọng sự lựa chọn của tín đố Tin Lành nói chung, Lê Anh Huy nói riêng. Nhưng cần lên án thái độ ngạo mạn, mưu toan nhốt cả dân tộc VN vào chung một cái rọ “đức chúa trời” hoang tưởng nào đó. Một “đức chúa trời” của dân Do Thái mà theo Charlie Nguyễn là có gốc gác từ “thần bò”... Đa số người Việt không thể nào chấp nhận thái độ xấc xược ngạo mạn của đám người lô lệ thần quyền, nên cũng dễ hiểu khi họ đồng tình với quan điểm cần phải xem Công giáo và Tin Lành như “một loại ung thư cực kỳ nguy hiểm trên cơ thể quốc gia, do đó cần phải tìm cách cô lập chặt chẽ để giới hạn tối đa sức bành trướng của nó và hạn chế tối đa sức công phá để kéo dài cuộc sống của nó” (Trích bài:. Đối trị sách lược của Vatican. Nhật Nam, Phạm phú Bổn).

Tóm lại, chống lại cuộc xâm lăng văn hóa của Vatican chỉ là sự tự vệ cần thiết và chính đáng của các nền văn hóa, tôn giáo châu Á. Vatican có quyền hy vọng “một mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo châu Á”, nhưng phải theo đúng luật nhân quả, nghĩa là “gieo gì gặt nấy”. Vatican đã gieo quá nhiều sóng gió thì cầm chắc là sẽ “gặt bão”. Trong sự chống lại cuộc xâm lăng này, văn hóa, tôn giáo châu Á hoàn toàn không có lỗi gì, mà lỗi chỉ thuộc về Vatican. Mea maxima culpa - lỗi tại Vatican mọi đàng...

- Hết -

Cảm ơn các bạn đã đọc và ủng hộ loạt bài này…

Ngô Triệu Lịch

Nguồn FB 3 tháng 1 lúc 02:35

___________

Mời đọc thêm:

- Khi Người Công Giáo Nói Chuyện "HÒA ĐỒNG TÔN GIÁO” Toàn bài: 12, 3, 4, 5 - Trần Chung Ngọc

- Phật Giáo Việt Nam Trong Thế Giới Đa Văn Hóa (Phần 1), (Phần 2) - Trần Chung Ngọc

- Âm Mưu Của Vatican: Triệt Hạ Văn Hóa Và Truyền Thống Tôn Thờ Anh Hùng Dân Tộc Việt Nam - Nguyễn Mạnh Quang

- “Lập lờ đánh lận”… ông trời! - Minh Thạnh

- Độc Lập Văn Hóa, Yếu Tố Cốt Tử Để Bảo Vệ Tổ Quốc - BDTCP Phỏng Vấn GS. Trần Ngọc Thêm

___________

Cùng tác giả:

- Về Một Vấn Đề “Gây Khó Chịu” Của Vatican Nhưng Không Phải Cho Người Châu Á (Ngô triệu Lịch)

- Giêsu Có Phải Là Một Tiên Tri Không? (Ngô triệu Lịch)

- Nhận Định Về Văn Kiện “Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á” (Ecclesia In Asia) - (Ngô triệu Lịch)

- Sách Lược Mục Vụ Của Vatican - Hội Nhập Văn Hóa Hay Xâm Lăng Văn Hóa? (Ngô Triệu Lịch)

 

Trang Thời Sự




Đó đây


2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>