●   Bản rời    

Ki-tô Giáo Và Đạo Hiếu Truyền Thống Của Dân Việt

Ki-tô Giáo Và Đạo Hiếu Truyền Thống Của Dân Việt

Milu Dau

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MiluDau_02.php

30-Dec-2018

Trong 12 giới răn của đạo Chúa chỉ có mấy chữ "thảo kính cha mẹ", rồi thôi, và sắp hàng thứ 4, sau 3 lần đội Chúa lên đầu. Bên Tây chẳng có người nào biết Đạo Hiếu là gì. Thế thì các nhà truyền giáo làm sao đem Đạo Hiếu từ đâu vào? Mãi cho đến nay có ai thấy nhà nào bên Tây thờ cha mẹ hay không?

Trong phần “Thư, Ý kiến ngắn” của Trang SH gần đây xuất hiện vài phản hồi về bài “đạo Chúa có công khai sáng, dạy dân ta phải hiếu thảo với tổ tiên” trên vnexpress.net nhân dịp Mùa Noel 2018.

Tôi chẳng đọc được bài báo nghe nói đã bị rút bỏ nhanh chóng vì phản ứng dữ dội của bạn đọc khắp nơi nhất là trong nước. Trang mạng vnexpress.net vốn nổi tiếng tải bài bênh vực những giáo dân và chờ dịp đánh bóng Vatican ở VN.

Nhưng nếu ta cứ dùng google gõ thử “Ki tô giáo và Đạo Hiếu ở VN” thì xuât hiện vô số bài của các “cán bộ hắc y Mít” về đề tài ấy. Nếu đọc thì có lẽ chỉ mất thì giờ quí báu; bởi lối viết chuyển trắng thay đen, ăn cắp lộn sòng nét văn hóa đẹp của người làm của mình vốn là ngón nghề của Ki-tô giáo và nhất là Ca-tô Vatican.

Con chiên Việt luôn chứng tỏ tuy ăn phải bả mê tín muộn nhưng bộc lộ sự cuồng đạo thì hơn cả các dân tộc Á đông khác và hơn cả ở Vatican, chỉ vì họ có đầu nhưng không có não, chẳng dám dùng genes tư duy sáng suốt của tổ tiên trước những chuyện nhảm nhí tưởng tượng trong các bộ Kinh Ước. Họ đã bị nhồi sọ rằng các cuốn sách ấy là lời Chúa Cha trên trời và Chúa Con dưới đất truyền dạy nên không hề có sai phạm.

Đại chủng việc GP Vinh

Nói về Đạo Hiếu của các dân tộc Á đông thì đám cán bộ hắc y Mít này vốn đã được huấn luyện nhuần nhuyễn trò lương lẹo đẳng cấp của các đạo phụ da trắng nên nhanh chóng trích dẫn vài đoạn trong bộ Kinh Ước để chứng tỏ rằng Chúa cha và Chúa Con gốc gác Do thái đã từng dạy con chiên đạo hiếu từ thời dân tộc này còn sống đời bộ lạc du mục, và còn bị đày ải làm nô lệ bởi các đế quốc hùng mạnh như Ai Cập và Assyria trong vùng. Ngày nay ai cũng biết cuốn Cựu Ước tràn đầy những điều độc ác, dâm đảng, loạn luân, xấu xa, tàn tệ, dối trá nhất mà con người có thể nghĩ ra. Dĩ nhiên là họ đã bỏ qua những đoạn kinh, nhất là trong Tân Ước vốn đề cao Dê-xu, vốn cũng rất vô đạo và bất hiếu với mẹ đẻ Mary. Đúng là cha nào thì con nấy.

Bọn họ đã tránh nhắc đến những lệnh truyền từ các cố đạo da trắng ác ôn đã ép buộc con chiên từ ngày du nhập cái tà đạo xa lạ ấy vào nước ta ở thế kỷ thứ 15, phải phá bỏ đạp đổ bàn thờ gia tiên ông bà, không được cúng giỗ, ăn thức ăn đã “cúng cho ma quỉ” của đồng bào lương dân.

Chẳng có tác giả nào nhắc đến Phép giảng tám ngày đầy hổn láo của tên cố đạo gián điệp Alexandre de Rhodes (1591-1660) (trích ngày thứ bốn:):

[Lộn lạo tiếng nói đoạn, thì mới ra nước Đại Minh, mà Annam thì chịu đạo bởi nước ấy. … Đàng thứ nhất là đàng về kẻ hay chữ, gọi là đạo Nho. Đàng thứ hai là đàng kẻ thờ quỷ, ma làm việc dối, gọi là đạo Đạo. Đàng thứ ba là đàng kẻ thờ bụt, gọi là đạo Bụt.

...

Vì vậy giáo bụt thì có hai đàng: một là gọi giáo ngoài, mà dạy người ta thờ bụt, dối vậy, hay bày đặt những truyện giả kể chẳng xiết, xiêu dối thế gian mà lòng về thờ bụt, cho nên phạm tội vô hồi vô số. Lại có giáo khác, gọi là đạo trong, càng dối nữa rằng chẳng có Chúa nào hóa ra thế giới này, mà làm vậy thì mở đàng cho người ta phạm mọi tội dầu lòng. Cho nên ai phải đạo bụt trong độc ấy, thì quỷ quái hơn kẻ theo đạo ngoài vậy. Vì vậy ông Khổng Tử, là kẻ Đại Minh lấy làm thầy nhất, trong sách thì gọi đạo bụt những đạo rợ mọi vậy.

Cũng có kẻ thờ bụt, mà bày đặt đứa nào dối, tên là Bàn Cổ, khiến đã làm nên trời đất, song le chẳng có thờ Bàn Cổ ấy sốt, cùng chẳng có làm chùa nào cho nó, một làm chùa thờ Thích Ca, là đứa gian vậy.

Giáo thứ hai ở trong nước Ngô bởi Lão Tử nào mà ra. Kẻ theo giáo này, thì lấy Lão Tử làm nên trời đất, dẫu trong sách Đại minh đã tỏ tường rằng mấy nghìn năm trời đất đã trước. Giáo này thì thờ ma quỷ mà làm những phép giả, cùng chẳng có thờ Lão Tử ấy sốt, nhưng ở tối tăm mù mịt vậy. Có một câu lấy bởi Lão Tử mà thôi, rằng: "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Ví bằng có ai hỏi đạo ấy, hay là đàng, bởi đâu mà có? Nó thì thưa rằng: hư vô tự nhiên chi đại đạo. Mà mọi sự hóa ra thể nào, thì chẳng biết đí gì nữa. Vậy thì lấy hư vô, là không, mà chẳng có, làm căn nguyên hóa nên mọi sự: lạ đời, không, hay là chẳng có, mà làm nên được đí gì cho có ru? Ấy vậy mà vì chẳng biết thật Chúa cả làm nên mọi sự, mà thờ, thì thờ quỷ, và trở những phép giả đã khê lê, cho nên ma quỷ dối được nó vậy.

Trong Đại Minh còn giáo thứ ba, gọi là đạo Nho, những kẻ hay chữ thì theo đấy, mà thờ ông Khổng, vì ông ấy bày chữ ra mà lại dạy lề luật sửa nước Đại Minh. Nhân vì sự ấy trong Đại Minh thì lấy thờ ông Khổng làm nhất, mà gọi Thánh hiền, là thánh và hiền nhất vậy. Song le nói thể ấy chẳng phải lẽ đâu, vì chưng hay là ông Khổng Tử ấy biết Đức Chúa cả làm nên mọi sự, là cội rễ mọi sự thành, mọi sự lành, hay là chẳng biết.

Bởi tam giáo này, như bởi nguồn dục, có ra nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thể có chém cây nào đúc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cùng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ.

...

Sao người Annam mọi năm mọi có giữ ngày cha mẹ, ông bà, ông vải sinh thì, mà làm giỗ chạp hết sức? Sao tốn của bấy nhiêu mà làm cỗ làm mâm, cùng nhiều sự nữa có dọn cho cha mẹ khi đã sinh thì? Vì chưng nếu linh hồn chết với xác, lo cho kẻ chết chẳng có làm chi.]

 

Hoặc nói đến Cuốn "Những thư chọn trong các thư chung các Đấng Vicário Apôstólico và Vicário Provinciale về Dòng Thánh Domingo đã làm từ 1859" - Xuất bản tại Kẻ Sặt 1903, đã viết:

"Ta truyền cho bổn đạo phải vâng lời như sau:

1. Đức thánh Pha Pha (có lẽ là Jehovah) phán rằng mọi sự kẻ vô đạo quen làm mà thờ kẻ chết, thì ta phải kể là sự dối trá hay là có lí mạnh mà hồ nghi có phải là sự dối trá chăng, cho nên chẳng có lã nào bổn đạo được giữ lễ phép ấy.

2. Khi đã cất xác kẻ có đạo, thì chẳng nên để kẻ vô đạo đến hợp làm một cùng kẻ có đạo, kẻo kẻ ấy ngờ ta thờ kẻ chết có đạo cũng như nó thờ kẻ chết vô đạo vậy.

3. Chẳng có lẽ gì cho bổn đạo được ở làm cùng với kẻ vô đạo ăn uống của lễ nơi mới tế đoạn, dù mà đang khi tế thì dù kẻ có đạo chẳng có mặt ở đấy, hay là kẻ có đạo ăn của chẳng tế mà thôi, thì cũng chẳng nên ở làm một đấy.

...

6. Cấm lạy xác kẻ chết.

7. Cấm xông hương , đốt nến cho kẻ chết.

...

9. Cấm đọc văn tế, cấm mặc áo tang.

...

27. Đang khi người ta làm việc dối trá như khi làm chay, hát, đánh vật, làm trò, thờ thần, kéo hội, v.v... thì bổn đạo chẳng nên xem.

...

33. Bổn đạo chẳng nên bắt chước kẻ vô đạo rẫy mả tháng Chạp hay là cải táng chỗ nọ đem đi chỗ kia,...thì cũng dối.


Ngày nay các linh mục cũng thắp nhang, chống lại "các thư chung các Đấng Vicário Apôstólico và Vicário Provinciale!"

Những tên cố đạo da trắng ban đầu sau khi đặt chân đến nước ta đã cương quyết lập ra những “ấp chiến lược làng đạo, họ đạo”, “những giáo khu tự vệ Ki-tô giáo” với sự tiếp tay ủng hộ của bọn thực dân để chia rẽ sâu xa dân tộc Việt, mà ảnh hưởng vẫn còn đậm nét đến ngày nay, không thể hòa đồng được. Dần dần chúng tạo ra một thành phần phụ tá bản địa để mở rộng việc chế ngự con chiên mù lòa. Chính sách nham hiểm này đã vô tình tạo nên một tầng lớp giáo dân lai căng và kiêu ngạo khi tự cho mình văn minh hơn so với đại bộ phận dân tộc khi được bọn da trắng thực dân cho đặc quyền đặc lợi và bao che. Dĩ nhiên là không mấy chốc từ đám cùng đinh bỗng được quyền vơ vét của cải trong xã hội làm giàu nhanh chóng, ăn trên ngồi trước. Đổi lại thì đám con chiên phải bán linh hồn cho quỉ, trở thành nô bộc tay sai cho bọn thực dân quay lưng lại với nổi đau và sự sinh tồn của dân tộc, hăng hái tiếp tay giặc trong việc chiếm đóng và đô hộ tổ quốc.

Thực ra không phải mới đây, sau khi bọn thực dân và Vatican cút khỏi VN thì đám con chiên Mít mới cảm thấy cô đơn muốn quay đầu về với những giá trị cổ truyền của dân tộc, mà bọn cán bộ hắc y chỉ cốt thực thi những quyết định của Vatican trong mục vụ sau Công đồng Vatican II từ tháng 10 năm 1962 đến tháng 12 năm 1965 cho phép các giáo hội đông phương dù là thiểu số được thêm thắt vào Khía Cạnh truyền đạo cho thích hợp với nền văn hóa tín ngưỡng lâu đời của các sắc dân địa phương, để tránh tình trạng con chiên bỏ đạo.

Trong các văn bản được công bố thì có đoạn ghi “Đối với nhiều Nghị Phụ, một trong những khám phá lớn ở Vatican II là sự hiện diện của Giáo Hội Đông Phương công giáo. Tuy chỉ có số tín hữu ít ỏi, nhưng đây là một Giáo Hội rất đáng kính do nguồn gốc, truyền thống và tập tục. Công Đồng đã dành riêng cho Giáo Hội này một Sắc lệnh, nhằm giúp cho Tây Phương hiểu hơn mầu nhiệm Giáo Hội, một mầu nhiệm vừa duy nhất vừa đa diện, đồng thời cũng giúp tiếp cận dễ dàng hơn với các Giáo Hội Đông Phương ly khai."

Trong Lời mở đầu và đoạn I của Sắc Lệnh, Công Đồng nhấn mạnh sự duy nhất của một Giáo Hội Chúa Kitô. Sắc lệnh mở đầu bằng những lời lẽ đầy tình huynh đệ: "Giáo Hội công giáo rất mực tôn trọng những nghi lễ phụng vụ, truyền thống giáo thuyết và quy luật của đời sống Kitô-giáo nơi các Giáo Hội Đông Phương công giáo. Thật vậy, truyền thống từ các Tông Đồ qua các Giáo Phụ vẫn được sáng tỏ nơi các Giáo Hội vốn nổi danh nhờ sự cổ kính đáng mộ mến ấy. Chính Truyền-thống này tạo nên một phần mạc khải của Thiên Chúa và một phần gia sản nguyên tuyền của toàn thể Giáo Hội. vì thế, trong niềm ưu ái đối với các Giáo Hội Đông Phương là những chứng tá sống động của Truyền-thống trên, Thánh Công Đồng này ước mong các Giáo Hội ấy được thịnh vượng và biết chu toàn phận vụ đã được trao phó với tinh thần tông đồ hăng say mới mẻ" (ÐP 1).

Nhưng thân phận nô lệ vẫn còn đó: “Bản chất và vai trò của các Giáo Hội địa phương giữa lòng Giáo Hội phổ quát, đặc biệt sứ mệnh của các Giáo Hội Đông Phương, "dưới quyền cai quản mục vụ của Giáo Hoàng Rôma" (ÐP 3).

Đọc qua bài “Đạo Hiếu trong Đời sống Kitô giáo” trên “dongten.net” năm 2011 có đoạn viết với lối lươn lẹo theo kiểu “Úm ba la, mở ra là ta ăn hết” của bọn cờ gian bạc lận:

“'Đạo Hiếu’ như được đón nhận và sống cách tự nhiên trong cuộc sống của người Việt Nam ở mọi thời và mọi nơi. Như thế, nó có thể được gọi như là “hạt giống của Lời” đã được gieo vào dòng máu con tim của dân Việt qua muôn vàn thế hệ. Ngày nay khi gặp được Tin Mừng soi chiếu, nó được nhận ra như một phần không thể thiếu được của toàn bộ đời sống của Kitô hữu. Vậy Ki-tô giáo dạy gì về đời sống hiếu nghĩa?

Kinh Thánh dạy rất rõ về đời sống hiếu nghĩa của con cái phải có đối với những bậc sinh thành ra mình. Trước hết, trong Cựu Ước, một trong những giới luật nổi bật quan trọng về lòng thảo hiếu đối với mẹ cha là “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi” (Xuất hành 20, 12).

Việc thảo kính mẹ cha còn được cụ thể hóa bằng những lời khuyên dạy cho những bậc làm con, như sách Cách Ngôn …

một bài viết cũ “Đạo Hiếu Và Vấn Đề Hội Nhập Văn Hóa Tại Việt Nam” của Nguyễn Chính Kết, đăng trên simonhoadalat.com một dân bắc kỳ di cư 1954, tu xuất rồi lấy vợ, viết trước khi bỏ trốn khỏi Việt Nam và được đồng bọn trong Việt Tân đưa sang Mỹ vào tháng 12, năm 2006; ta thấy tác giả này đã lớn lên và chịu ảnh hưởng của nền giáo dục mới CHXHCN Việt Nam, 23 tuổi vào năm 1975, qua Mỹ năm 52 tuổi, nên có lối viết mềm mỏng và nhún nhường khi đề cập đến Phật giáo. Trong phần Phụ Chú, y lại còn ghi nguồn phần lớn từ Phật giáo để so sánh: như (10, tức ghi chú số 10) Lễ Vu Lan là một lễ hội tuy có nguồn gốc Phật giáo, nhưng nay đã trở thành một lễ hội dân gian, mang tính văn hóa dân tộc. Y còn khuyên hàng giáo phẩm VN nên

(11) Chẳng hạn vào ngày rằm tháng 7 âm lịch:

– tại nhà thờ, có thánh lễ trọng thể cầu nguyện cho cha mẹ còn sống, và ông bà tổ tiên đã khuất, với những panô hay biểu ngữ về lòng hiếu thảo.

– tại nhà thờ hay tại mỗi gia đình (hoặc liên gia đình), có buổi đọc kinh chung ban tối đặc biệt cầu nguyện cho cha mẹ tổ tiên.

– tại các gia đình, nên trưng hoa đèn một cách đặc biệt tại bàn thờ gia tiên. – v.v… (12) Nếu thấy không thuận lợi trong nhà thờ, thì có thể trong khuôn viên nhà thờ. (13) Ngày Tự Tứ: Ngày chư tăng phê bình sửa lỗi cho nhau. (14) An Cư Kiết Hạ: Thời gian (ba tháng) Phật qui định chư tăng ở mỗi địa phương phải hội về một nơi thuận tiện để chuyên tu mỗi năm, từ 16-4 đến 15-7 âm lịch. (16) Đây là một đặc điểm rất hay của Phật giáo: vào những ngày mùng 1 và ngày rằm mỗi tháng, mọi người tới tham dự các lễ hội – dù không phải là Phật tử – đều có thể dùng cơm chay trong chùa trước khi ra về. Đây là một điều gây rất nhiều thiện cảm nơi người dân, khuyến khích cả những người ngoài tôn giáo đến dự các lễ hội, nhờ đó họ được nghe những điều hay lẽ phải trong Phật giáo, và giáo lý của Phật ảnh hưởng trên đời sống họ.

Trong bài viết y lại trích dẫn khá nhiều câu trong Kinh Ước, mà nhiều nhất là từ Cuốn Cựu Ước. Ví dụ:

về việc thảo kính cha mẹ: Xh 20,12; Lv 19,3.32; Đnl 5,16; Cn 1,8-9; 6,20-23; 23,22; Mt 15,4; Mc 10,19; Lc 18,20; Ep 6,1-3; Cl 3,20; 1 Tm 3,4;  

– về việc nghe những giáo huấn khôn ngoan của cha mẹ: Cn 4,1-11, 20-22; 5,1-2; 8,21-33; 27,11;

 – về bổn phận vâng lời cha mẹ: Tv 119,9; Cn 3,1-3; 6,20-25.

– về gương thảo hiếu đối với cha mẹ của Chúa Giêsu: Ga 19,26-27; của bà Rút: R 1,16-18; v.v…

Nhưng tuyệt đối bọn “biện ký” cán bộ hắc y này không hề trích những đoạn kinh “bất hiếu” đối với cha mẹ, đối xử tệ bạc với anh chị em do Dê-xu nói ra; đơn cử: (trích theo bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ Truyền Thông Chứng Nhân Đức Kitô thuộc Công giáo và Thư Viện Tin Lành):

Dê-xu đến để gây chia rẽ:

Mt 10:34-37 (Matthew)

34. "Anh em đừng tưởng Ta đến đem bình an cho trái đất; Ta đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo. 35. Quả vậy, Ta đến để gây chia rẽ giữa con trai với cha, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. 36. Kẻ thù của mình chính là người nhà.

Lc 12:51-53 (Luke)

"Anh em tưởng rằng Ta đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Ta bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. 52. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. 53. Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng."

Đi theo Dê-xu:

Mt 10: 37 -38: Từ bỏ mình để theo Dê-xu

37. "Ai yêu cha yêu mẹ hơn Ta, thì không xứng với Ta. Ai yêu con trai con gái hơn Ta, thì không xứng với Ta. 38. Ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không xứng với Ta. 39. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Ta, thì sẽ tìm thấy được.

Lc 14: 26 -27: Vác thập giá mình mà đi theo Dê-xu:

25. Có rất đông người cùng đi đường với Dê-xu. Người quay lại bảo họ:

26. "Ai đến với Ta mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ Ta được. 27. Ai không vác thập giá mình mà đi theo Ta, thì không thể làm môn đệ Ta được.

Chối bỏ Mẹ và anh chị em thẳng thừng và tàn nhẫn:

Mt 12:48-50

46. Người còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người. 47. Có kẻ thưa Người rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy." 48. Người bảo kẻ ấy rằng: "Ai là mẹ ta? Ai là anh em ta?" 49. Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ và nói: "Đây là mẹ ta, đây là anh em ta. 50. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha ta, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em ta, là mẹ ta."

Mk 3:31-35

31 Mẹ và anh em Dê-xu đến, đứng ở ngoài, cho gọi Người ra. 32. Lúc ấy, đám đông đang ngồi chung quanh Người. Có kẻ nói với Người rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em chị em Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy!" 33. Nhưng Người đáp lại: "Ai là mẹ ta? Ai là anh em ta?". 34. Rồi Người rảo mắt nhìn những kẻ ngồi chung quanh và nói: "Đây là mẹ ta, đây là anh em ta. 35. Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em ta, là mẹ ta."

Lc 8:19-21

19 Mẹ và anh em Dê-xu đến gặp Người, mà không làm sao lại gần được, vì dân chúng quá đông. 20. Người ta báo cho Người biết: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, muốn gặp Thầy." 21. Người đáp lại: "Mẹ ta và anh em ta, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành."

John 2:1-5

Tiệc cưới Ca-na

1 Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Dê-xu. 2 Dê-xu và các môn đệ cũng được mời tham dự. 3. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Dê-xu nói với Người: "Họ hết rượu rồi”. 4. Dê-xu đáp: "Này bà kia, chuyện đó can gì đến bà và ta? Giờ của ta chưa đến." 5. Thân mẫu Người nói với gia nhân: "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo." (Trong bản tiếng Anh thì dùng chữ “woman!” một cách khinh miệt).

John 19:26

27. Dê-xu thấy mẹ mình, và một môn đồ Ngài yêu đứng gần người, thì nói cùng mẹ rằng: Hỡi đàn bà kia, đó là con của ngươi! 27. Đoạn, Ngài lại phán cùng người môn đồ rằng: Đó là mẹ ngươi! Bắt đầu từ bấy giờ, môn đồ ấy rước người về nhà mình.

John 1:4

1. Cách ba ngày sau, có đám cưới tại thành Ca-na, trong xứ Ga-li-lê, và mẹ Dê-xu có tại đó. 2. Dê-xu cũng được mời đến dự đám với môn đồ Ngài. 3. Vừa khi thiếu rượu, mẹ Dê-xu nói với Ngài rằng: Người ta không có rượu nữa. 4. Dê-xu đáp rằng: Hỡi người đàn bà kia, ta với ngươi có sự gì chăng? Giờ ta chưa đến.

Đấy, đạo hiếu của Ki-tô giáo do Chúa Cha Chúa Con mang lại cho dân Việt là như thế. Có tên cán bộ hắc y Mít nào ghi lại nghững đoạn trích này trong bài viết của mình hay không? May mà bọn buôn thần bán thánh Vatican bị nhân dân ta đuổi khỏi VN chạy theo bọn thực dân chứ không thì chẳng nhà nào còn đước cái bàn thờ ông bà tổ tiên trang trọng như ngày nay để bọn tay sai bây giờ trổ tài nói phét.

Ngày nay ở vào thời đại điện tử, điện toán; với mạng internet phổ cập khắp toàn cầu thì mọi sự thật dần được vạch trần ra và không có điều gì có thể lừa bịp thiên hạ như 2000 năm trước và nhất là trong thời đen tối của câu Âu khi Vatican và giáo hoàng nắm sinh mạng của vua chúa và thần dân vô học của lục địa.

Càng ngày nhiều học giả uy tín tây phương như Kenneth Humphreys, Joseph Atwill, Richard Carier, Neil Tyson, Acharya S., Aron Ra, Sam Harris, vv… đua nhau lôi ra những điều lừa bịp trong bộ Kinh Ước và sự hình thành của đạo Ki-tô, đại diện thô bạo nhất là Ca-tô giáo với Vatican điều khiển hơn 15 thế kỷ nay. Tác giả sẽ đề cập đề tài này trong vài bài khác sau này.

Sam Harris

Tóm tắt thì Tân Ước Ki-tô giáo là một âm mưu chính trị to lớn của các nhà cầm quyền đế quốc La Mã, nhất là sau cuộc dẹp tan các cuộc nổi dậy của dân Do Thái hiếu chiến và xóa bỏ nước Do thái sau cuộc tàn phá đền thờ chính ở Jerusalem lần thứ hai (Second Temple Destruction) vào năm 70 AD, (nên mới có tên là Roman Catholic). Nó là một sản phẩm tưởng tượng được mượn ý từ cuốn Cựu Ước với những lời tiên đoán gán ghép của các nhà tiên tri, để lập ra một tôn giáo mới thân thiện hơn và phục tùng tuyệt đối nhà cầm quyền La Mã. Vì thế mà toàn bộ các nhân vật thần thánh từ Dê-xu trở xuống, đều được xào nấu từ các chuyện thần thoại dân gian vốn có sẵn trước đó, các địa danh chẳng có cuộc khảo cổ nào phát hiện, các câu chuyện đều là hư cấu chẳng có sử gia nào ghi lại dù là vài câu trong các tác phẩm đương thời của họ. 

Đạo Ki-tô tái dụng độc thần của Do Thái giáo để đầu độc nhân dân phải phục vụ cho giới cầm quyền La Mã vô điều kiện; dựng ra vở kịch Dê-xu giảng thuyết những điều hòa hoản, còn khuyên dân Do thái nên đóng thuế cho Caesar (sic). Về sau các chính quyền Âu Mỹ đều tiếp tục cùng bài bản ma mị ngu dân (theo kiểu tự do tín ngưỡng… đạo Chúa mà thôi) để tạo ra nền “trật tự mới trên thế giới” (New World Order). Cớ sao? vì ngay trong 10 điều răn của Cựu Ước thì câu đầu tiên Yaweh (Chúa trời) đã lệnh rằng Ta là chúa tể duy nhất, chỉ thờ phượng ta chứ không thờ phượng thần linh nào khác; “I am the Lord thy God, thou shalt not have any strange gods before Me.” Ai bảo thần linh ở nơi khác vẫn là hình ảnh của Chúa Do thái? Nếu bảo đạo Chúa là đạo bao dung nhân ái thì nên xét lại. Nó là độc tài, dã man, tàn bạo, sắt máu hơn bất kỳ đạo nào sáng tác bởi nhân loại từ trước đến nay. Nó luôn tìm cách tiêu diệt các nền văn hóa tín ngưỡng khác để độc quyền vơ vét của cải vật chất thế gian.

Sự việc này cũng lý giải được một điều phi lý khó hiểu khi tây phương luôn tự cho mình là những dân tộc văn minh tiến bộ, kỹ thuật cao nhưng lại có điểm mù về tín ngưỡng, tin vào những điều huyền hoặc của bộ Kinh Ước. “Phúc cho những ai không thấy mà tin” là câu đầu môi chót lưỡi của bọn đạo phiệt.  Thì ra giới cầm quyền ở các nước tây phương đã hỗ trợ liên kết với Vatican và các giáo phái Tin lành khác tiếp tục tuyên truyền đầu độc dân chúng để dễ bề cai trị. Vì thế mà các tổ chức này không phải đóng thuế cho nhà nước.

Vì thế ngày nay qua miệng lưỡi của bọn cán bộ hắc y Mít, (vốn chỉ là nô bộc của Vatican không hơn không kém), giảng lời nhân nghĩa đạo đức thì chính quyền và dân ta nên đề phòng cho thật kỹ. Đó chỉ là miệng lưỡi của rắn độc, của lang sói đội lốt cừu; một khi mê hoặc được lòng lương dân không phải là chiên thì chúng liền trở mặt ăn tươi nuốt sống ngay theo lệnh bề trên từ Vatican. Thêm nữa ta phải thấy rằng đạo Chúa ngày nay vẫn là một đại công ty buôn thần bán thánh lợi nhuận khổng lồ, vốn liếng thì chỉ có nước bọt nhưng thu lợi thì vô bờ, nhất là Vatican đã hành hoạt hơn 15 thế kỷ trên thế giới. Trong khi giới hia mão ngự trị trong các cung điện xa hoa, ăn không ngồi rồi hưởng thụ tràn đìa, lại sai bảo được bọn tay chân bộ hạ ở các nơi, nhất là các nước đói nghèo thấp kém tiếp tục hành nghề nói phét để được hưởng lộc Chúa.

Bạn đọc chưa quen với Tân Ước thì xin nhắc lại là giáo lý cơ bản của Ki-tô giáo nằm trong 4 cuốn Gospels (dịch là Phúc Âm hay Tin Lành) do một nhóm tín đồ viết từ thế kỷ thứ 2, gom lại mang một tên theo thứ tự là Mark, Matthew, Luke và John; chứ không có ai là môn đệ của Dê-xu ghi cả. Vả lại nào có Dê-xu lịch sử nào đâu mà ghi với chép. Sách sau là bản sao của cuốn trước lại thêm thắt sửa chữa vài nơi, nên các sự kiện chẳng ăn nhập gì với nhau cả, lắm khi còn chỏi nhau nữa theo kiểu ông nói gà bà nói vịt.

Chỉ cần đặt một câu hỏi đơn giản thì thấy sự mị dân của cuốn Kinh Ước, mà bọn cán bộ hắc y Mít không bao giờ thắc mắc: Nếu họ luôn bảo Chúa cha Chúa Con đều toàn năng, toàn trí, toàn diện (omnipotence, omniscience, omnipresence) thì cớ sao mãi đến thế kỷ 4, trên địa cầu có nhiều vùng ngoài Trung Đông chẳng ai biết gì đến đạo Chúa cả; và riêng các châu Á, Phi, Mỹ, Úc phải đợi đến thế kỷ 15 Vatican và bọn thực dân da trắng mới mang tàu chiến, súng đạn sang để dạy dân bản địa về đạo Hiếu sau khi đã tiêu diệt nhiều triệu sinh mạng vô tội?

Có một điều khám phá thú vị, phải cần đến một nhà tiên tri thời đại (pharisee) tiên đoán là có phải đến lúc dân theo đạo Do thái ở các nước tây phương nhất là ở Mỹ đang lật ngược thế cờ để trả thù cho tổ tiên họ đã bị đế quốc La-mã và Vatican bạc đãi tàn sát 2 ngàn năm trước? Có vẻ Ca-tô Rô-ma giáo đang hết đất sống? Xem phim kiếm hiệp Kim Dung ta thường nghe câu “trả thù 10 năm chưa muộn”. Dân Do thái có vẻ thâm hiểm hơn “đợi 2 ngàn năm sau trả thù cũng chưa muộn!”.

Milu Dau

Dec. 2018

______________

Bài đọc thêm:

- Phản Hồi Nick Bình Nguyễn - Đừng Bắt Chước Công Giáo (Lý Thái Xuân)

______________

Nhận xét:

On Tuesday, January 1, 2019, 2:33:48 PM PST, Mát Tha <---> wrote:

Đạo Chúa ở Việt Nam là do các ông Tây mũi lõ (Pháp và Tây Ban Nha) đem vào từ năm 1533.

Đối với chữ hiếu với cha mẹ, thì họ chỉ có mấy chữ "thảo kính cha mẹ" rồi thôi, và sắp hàng thứ 4 trong 12 giới răn, sau 3 lần đội Chúa lên đầu. Ngoài ra, một năm 360 ngày thì tín đồ đọc kinh cầu Chúa hết 1.080 lần (=3 lần 360) trong lúc chẳng có đến một nghi thức nào để thể hiện điều răn thứ 4 cho cha mẹ cả.

Bên Tây chẳng có người nào biết Đạo Hiếu là gì. Thế thì các nhà truyền giáo làm sao đem Đạo Hiếu từ đâu vào? Mãi cho đến nay có ai thấy nhà nào bên Tây thờ cha mẹ hay không?