●   Bản rời    

VATICAN:CH04 - Một Số Tín Lý, Nguyên Tắc, Quyết Định, của Giáo Hội Sau Hội Nghị Nicaea

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH04.php

07-Jul-2017

CHƯƠNG 04


Một Số Tín Lý, Nguyên Tắc, Quyết Định Của Giáo Hội La Mã Sau Hội Nghị Nicaea


Chủ đề của chương sách này là trình bày một số tín lý Ki-tô, tuyên ngôn, quyết định, sắc chỉ hay thánh lệnh do chính gáo triều Vatican đặt ra kể từ sau Hội Nghị Nicaea ngày 20/5/325 cho đến ngày nay. Tất cả những thứ bịa đặt này đều có mục đích làm tăng thêm quyền lực cho giáo hội hầu dễ bề phỉnh gạt mọi người trong mưu đồ theo đuổi  tham vọng thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại.

Sau khi lôi kéo được Giáo Hội Ki-tô đi theo chính quyền, Hoàng Đế Constantine nghĩ  ngay đến việc thống hợp các hệ phái Ki-tô thành một tổ chức thuần nhất với một hệ thống tín lý duy nhất dưới quyền lãnh đạo của chính quyền. Ngày 20 tháng 5 năm 325, ông cho triệu tập tất cả các giáo sĩ trong tòan đế quốc đến tham dự hội nghị được tổ chức tại Nicaea, một địa điểm thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Hội nghị thông qua một tín lý về Chúa Ki-tô và sửa lại các lời lẽ ở trong Tân Ước sao cho  phù hợp với chủ trương thống nhất tin lý Ki-tô mà ông nghĩ rằng có thể  phục vụ cho quyền lực chính quyền đế quốc của ông.  Tại Hội Nghị này, Hoàng Đế Constantine và các nhà lãnh đạo Giáo Hội Ki-tô đã dùng bạo lực để cưỡng bách các giáo sĩ tham dự hội nghị và phải chấp nhận những tín lý thần học đã được chính quyền và giáo hội biện soạn sẵn đưa ra. Sư kiện này được sách Living World History ghi lại như sau:

Living World History

"Thiên Chúa Giáo được tăng cường bằng một tín điều chung. Vì ông Jesus không để lại bản văn viết nào về tín lý cho nên mới có những tranh luận giữa các tín đồ về niềm tin Ki-tô. Để giải quyết vấn đề này, năm 325, Hòang Đế Constantine cho triệu tập một hội nghị nhóm họp ở Nicaea. Hội Nghị này sọan thảo một tín điều cho rằng Thượng Đế và ông Jesus Ki-tô có cùng một linh thể. Tất cả mọi người tham dự hội nghị đều đồng ý tín điều này, ngọai trừ một tu sĩ có tên là Arius và một số đồ đệ của ông ta. Những người này cho rằng Thượng Đế và ông Jesus Ki-tô có những linh thể khác nhau. Họ bị gán cho là tà giáo và bị trục xuất ra khỏi hội nghị. Những năm sau đó, phe theo ông Arius  và phe theo quyết định tín điều Nicene (gọi là phe Nicene) tranh nhau giành quyền lãnh đạo giáo hội, nhưng cuối cùng thì phe Nicene chiến thắng. Thêm vào tín điều Nicene, hội nghị còn khai triển những bản văn trong kinh thánh. Kinh thánh của người Do Thái mà lúc đầu Giáo Hội Kitô Do Thái chọn làm kinh thánh  được gọi là Cựu Ước Kinh và được thêm vào những cuốn sách biên sọan sau khi ông Jesus đã bị hành hình. Có rất nhìều cuốn đuợc biên sọan sau khi ông Jesus qua đời, nhưng chỉ có 27 cuốn được chọn, gom lại được gọi là Tân Ước Kinh."(1)

Đây là lần đầu tiên Giáo Hội La Mã  trực tiếp liên hệ đến việc bịa đặt ra tín lý Chúa Ba Ngôi và chọn 27 cuốn sách được biên soạn sau khi ông Jesus chết gom lại gọi là Tân Ước. Dĩ nhiên là trong 27 cuốn sách này có quá nhiều điều bịa đặt. Việc làm bất chính này khiến cho các bậc trí giả khắp nơi trên thế giới phải sinh nghi. Họ thành lập một tổ chức nghiên cứu và đã tìm ra tỷ lệ những chuyện bịa đặt trong những cuốn sách này (trong Tân Ước) chiếm tới trên 82 phần trăm (82%). (Xin xem lại ở Chương 3).

Việc chính quyền Đế Quốc La Mã cùng với Giáo Hội La Mã đàn áp và tàn sát những người chống đối tín điều Nicene (Tín điều Chúa Ba Ngôi) được học giả Charlie Nguyễn viết trong Tiểu mục “Góp Ý Với Quý Vị Trí Thức Ngòai Công Giáo”, sách Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm viết:

Sai lầm thứ nhất của Linh Mục Huồn là đã ngộ nhận Ki-tô Giáo nguyên thủy (the Early Chistianity) với Công Giáo La Mã (Roman Catholics). Lịch sử thế giới đã chứng minh: Trong 3 thế kỷ đầu Công Nguyên, Ki-tô Giáo không có nhà thờ mà chỉ có phòng hội (synagogue), không biết Thiên Chúa Ba Ngôi là gì, không thờ ảnh tượng, không tin và không thờ bà Maria đồng trinh. Thậm chí họ cũng không thờ Jesus mà chỉ coi ngài như một bậc thầy khôn ngoan mà thôi, do đó không có thánh lễ Misa, không có phép Mình Thánh Chúa.. Cuối thế kỷ 3, vị giám mục nổi tiếng nhất thời đó là Arius, người Hy Lạp, đã sáng tác ra những bài thơ tóm tắt giáo lý của Ki-tô Giáo nguyên thủy: "Thiên Chúa là đấng duy nhất không được sinh ra bởi ai, đấng duy nhất vĩnh cửu, duy nhất thật, duy nhất khôn ngoan. Jesus là một tạo vật giống như chúng ta". Năm 325, Arius cũng được Constantine mời họp công đồng Nicaea cùng với các giám mục Ki-tô khác như Athanasus và Marcellus. Các vị giám mục này giữ vững niềm tin Ki-tô nguyên thủy nên không chịu ký tên công nhận kinh Tin Kính của Constantine. Kết quả là Arius bị Constantine giết chết năm 336, Athanasus và Marcellus bị bắt đưa đi đày. Hàng ngàn tín đồ Ki-tô bị đế quốc sát hại. Mười bốn năm sau, Marcellus được thả ra. Ông viết sách lên án Công Giáo là tà đạo "Tritheism" có nghĩa là đạo thờ ba Thiên Chúa ám chỉ là một thứ Đa thần giáo (Paganism) với những tín điều bịa đặt và hoàn toàn trái ngược với Ki-tô Giáo nguyên thủy là một độc thần giáo chân chính (The Real Monotheism). Năm 340, đế quốc La Mã chính thức đưa tôn giáo do chúng thành lập lên thành đạo chính thức của toàn đế quốc và đặt tên cho nó là Công Giáo (Cattolica). Tất cả những gì là đặc trưng của Công Giáo ngày nay đều do đế quốc La Mã bày đặt ra sau năm 325. Từ đó chẳng có hoàng đế La Mã nào muốn tiêu diệt người Công Giáo vì Công Giáo và đế quốc La Mã là một. Những nhận định của Linh Mục Huồn là hoàn toàn sai trái vì những điều đó, trái ngược với lịch sử đã được các yếu tố khách quan xác nhận.” (2) Charlie Nguyên, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grobe, CA: Giao Điểm, 2001), tr 305-06, và  Charlie Nguyễn, Phần II: Sách Kinh Công Giáo Và Tác Hại của Nó.” Nguồn: (http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_CGTBVT/CN_CGTBVT_12.php

Sách Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm nói rõ con số nạn nhân  bị Giáo Hội La Mã sát hại trong vụ tín lý Chúa Ba Ngôi như sau:

 "Năm 340, Đế Quốc La Mã tiêu diệt hết các giáo phái Kitô đi ngược lại các giáo điều của Hội Nghị Nicaea do Hoàng Đế Constantine triệu tập vào năm 325 và chính thức đặt tên cho Giáo Hội Kitô  mới của toàn đế quốc là Công Giáo (tiếng  La-tinh là Catholica, tiếng Hy Lạp là Katholicos, có nghĩa là tôn giáo của hoàn cầu). Saint Cyril of Jerusalem đã viết như sau: "Tất cả mọi người thờ Chúa đều phải qui tụ trong một hệ thống thiêng liêng đặt dưới quyền cai trị của Giáo Hoàng La Mã. Bất cứ ai không phải là thành viên của Giáo Hội  đều bị vứt bỏ ra khỏi cuộc đời này và điều quan trọng hơn là bị vứt bỏ ra đời sau". (All who worshiped God were united in one sacramental system under the government of the Roman Pontiff. Anyone not a member of the Church must be cast out of this life and more important, out of next).  Đây là một lệnh cưỡng bức toàn dân thuộc đế quốc phải theo đạo Công Giáo. Mọi người chống đối đều bị giết. Riêng những người Kitô thuộc giáo phái Arius (Arian Christians) bị giết trên 3.000 người."(3)

Đây là lần đầu tiên Giáo Hội La Mã liên hệ  trực tiếp đến việc sử dụng bạo lực khủng bố những người đồng đạo không đồng ý về việc giáo hội bịa đặt ra tín điều Chúa Ba Ngôi. Kể từ ngày này, giáo hội liên tục bịa đặt thêm nhiều tín lý khác nữa và tiếp tục sử dụng bạo lực tàn sát tín đồ còn nghi ngờ những tín điều do giáo hội bịa đặt ra. Trên đà hăng say, dựa vào những tín điều ghi trong các sách Leviticus (26:1-18),  sách  Phục Luật (12:2-3,  13: 6-9), Dân Số  (25:3-5), v.v…, giáo hội  liên tục dùng bạo lực để hủy diệt các tôn giáo khác và sát hại những thành phần không chịu khuất phục giáo hội bằng những chiến dịch "làm sáng danh Chúa" trong  "kế hoạch Kitô hóa" các dân tộc thuộc các tôn giáo khác bị chinh phục.

A.-/ Một Số Niên Biểu Về Những Hành Động Tội Ác Của Giáo Hội La Mã

Dưới đây là một số niên biểu về một số những hành động tội ác tiếm danh, tiếm quyền, bịa đặt ra những tín lý và công khai hóa việc sử dụng bạo lực để theo đuổi tham vọng bá quyền nhằm thống trị tòan cầu và nô lệ hóa nhân lọai của Giáo Hội La Mã.

- Năm 325: Tín điều Chúa Ba Ngôi - được Giáo Hội cho ra đời tại Hội Nghị Nicaea. Hội nghị này do Hoàng Đế Constantine triệu tập khởi nhóm vào ngày 20/5/235. Sự kiện này đã được trình bày ở phần trên.

- Tục lệ hôn chân Giáo Hoàng - Trong thời Giáo Hoàng Silvester (314-335), giáo hội đưa ra tục lệ  “Chỉ có  Giáo Hoàng mới được quyền đưa bàn chân cho các ông hoàng đế, hay vua chúa hoặc các nhà lãnh đạo quốc gia qùy mọp xuống hôn hít.” Theo sử gia Paul L. Williams thì tục lệ quái đản này bắt đầu có từ thời Giáo Chủ Sylvester (314-335).

“Giáo Hoàng Miiades qua đời trên giường bệnh của một bậc đế vương. Sylvester lên nối ngôi và tai vị gần 22 năm trời. Trong thời gian này, Giáo Hoàng. Sylvester bắt đầu nắm quyền thế tục. Lên án tà giáo có nghĩa là những lời dạy trái với lời dạy của Giáo Hội La Mã sẽ bị trừng phạt bao gồm cả bị bỏ tù, bị phát vãng lưu đày và bị hành hình.  Bao quanh là tất cả những gì huy hoàng và lộng lẫy với những quan hầu sẵn sàng cung ứng cho những cơn thích tùy hứng, Giáo Hoàng tự nhiên trở thành vênh vang và độc đoán thái quá. Không ai có thể tới  gần Giáo Hoang mà không phủ phục gục mặt xuống ôm hôn bàn chân của ông ta.”  (4)

- Năm 383: Bắt đầu dùng từ Catholic - Chính quyền Đế Quốc và Giáo Hội La Mã chính thức sử dụng chữ "Catholíc" và sử dụng danh xưng "The Roman Catholic Church" với dã tâm tự phong là tôn giáo của toàn cầu. Sư kiện này được sách Công Giáo Huyền Thoại Và Tội Ác ghi nhận như sau:

"Năm 383, triều đại con cháu của Constantine đã đổi tên Kitô Giáo thành Công Giáo (Cattolica) có nghĩa là tôn giáo của toàn cầu  (universal church). Danh từ "Công Giáo" nói lên ý đồ nham hiểm thâm độc của Đế Quốc La Mã nhắm tới sự nô lệ hóa tòan cầu dưới chiêu bài tôn giáo."(5) .  

- Năm 395: quốc giáo trong đế quốc La Mã - Đúng 70 năm sau Hội Nghị Nicaea, năm 395, và 12 năm sau sử dụng chữ "Catholic" và  "The Roman Catholic Church", Hoàng Đế Theodosius (379-395)  chính thức ban hành sắc lệnh  đưa đạo Ki Tô La Mã lên hàng quốc giáo trong đế quốc La Mã. Nguyên văn: “In 395, the  emperor Theodosius made Christianity the official religion.” Schrier, Arnold & Wallbank, Walter T., Living World History (Glenview, Illinois: Scott Foresman and Company, 1974) p. 118.

Kể từ đây chính quyền đế quốc và Giáo Hội La Mã chính thức cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải  sử dụng từ ngữ “catholicism” (công giáo) và phải theo đạo Kitô mà chính quyền cho là “quốc giáo”.  Thâm ý của  chính quyền đế quốc và Giáo Hội La Mã trong việc sử dụng từ Catholic là muốn công khai hóa cho thiên hạ  biết rằng đạo Ki-tô là tôn giáo của  “toàn thể” (nhân loại), chứ không phải chỉ giới hạn chật hẹp trong một phạm vi địa phương nào đó. Cũng từ đó, danh xưng "Giáo Hội Do Thái" phải lui vào trong bóng tối và biến mất dần theo số phận của phe bảo thủ trong đạo Kitô Do Thái. [Phe bảo thủ đối nghịch với phe xu thời trở cờ theo chính quyền của giáo chủ Sylvester I (314-335)].

"Được đằng chân lân đằng đầu". Tự phong là tôn giáo chính thức của toàn thể đế quốc La Mã bằng danh xưng "Catholicism" cũng vẫn chưa thỏa mãn lòng háo danh và tham quyền của các nhà lãnh đạo chính quyền Đế Quốc La Mã và Tòa Thánh Vatican. Cũng vì thế mà bọn người này còn tự phong cho Giáo Hội La Mã của các ngài  là "Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền".

Từ năm 1954 trở về trước dân ta vẫn thường gọi là đạo Cơ Đốc, đạo Kitô, đạo Thiên Chúa hay đạo Gia-tô.  Giáo Hội La Mã đã dựa vào chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm để hợp thức hóa và đại chúng hóa danh xưng "công gíao" bằng những phương tiện của nhà nước như truyền thông như đài phát thanh, báo chí và các ấn phẩm trong các phạm vi  văn học, nghệ thuật cũng như các sách giáo khoa trong học đường và văn thư hành chánh. Chính Linh-mục Vũ Đình Hoạt cũng cho ta thấy sự thay đổi danh xưng này:

"Ở đây chúng tôi thấy cần phải xác định rõ rệt vấn đề phân biệt các danh từ Thiên Chúa Giáo, Công Giáo, Kitô Giáo, Gia-tô Giáo. Trên bình diện thế giới hay là quốc tế, khi nói hoặc viết: Thiên Chúa Giáo đó chứng tỏ gồm có cả Công Giáo, cả Kitô Giáo.

Nếu nói hoặc chỉ viết nguyên Công Giáo mà thôi, thì đó phải hiểu và bắt buộc phải hiểu chứ không thể hiểu khác đi được rằng: đó chính là Giáo Hội La Mã mà Đức Giáo Hoàng là vị lãnh đạo tinh thần tối cao của toàn thể Thế Giới Công Giáo. Riêng tại Việt Nam kể từ năm 1533 cho đến năm 1954 khi mà các danh từ Thần Học và Kinh Thánh chưa được Hàn Lâm Viện Hóa, nói một cách khác chưa được Đại Chủng Viện thuần túy Việt Nam dịch thuật các sách giáo khoa và Phụng Vụ cũng như Kinh Thánh các danh từ như Thiên Chúa Giáo hoặc Gia-tô Giáo trong các sách vở lịch sử hay "Nhà Đạo" vẫn được hiểu một cách chung là Đạo Công Giáo, vì lẽ khi đó chưa có đạo Tin Lành (sic)  trên đất nước Việt Nam và các nhà truyền giáo cũng chỉ nguyên thuộc Hội Truyền Giáo Thừa Sai Ba Lê (MEP) mà thôi. Kể từ năm 1954 về sau khi mà đã có Đại Chủng Viện Việt Nam chuyên môn dịch các sách Kinh Đạo Thần (Kinh Thánh, Đạo Đức và Thần Học), lúc ấy mới có sự phân biệt rõ rệt "công Giáo" (Catholic) bắt nguồn tư Kinh Tin Kính "Tôi tin có Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền". (Sách lễ giáo dân sở di trú và tị nạn USCC. Hoa Thịnh Đốn. trang 1370). Vậy kể từ năm 1954 về sau các sách vở Việt Nam, nếu muốn trực chỉ nguyên Giáo Hội La Mã hoặc Vatican, thì bắt buộc phải dùng danh từ  Công Giáo (Catholic), chứ không thể nào dùng danh từ Thiên Chúa Giáo hoặc Gia-tô hoặc Kitô được. Nếu dùng danh từ Thiên Chúa Giáo, hoặc  Gia-tô hoặc Kitô thì nó không còn là thuần túy La Mã hay Vatican nữa." (6)

5.-/ Năm 426: Đô Thị Thiên Chúa - Giáo Hội bịa đặt ra lý thuyết về nước Trời để làm bánh vẽ trong việc lừa bịp. Sách Living World History nói về chuyện bịa đặt này như sau:

"Năm 426, một vị giáo phụ khác (another of the Church Fathers)  của Giáo Hội là thánh Augustine địa phận Hippo ở châu Phi hoàn thành cuốn Đô Thị của Thiên Chúa. Cuốn sách này quy định rất nhiều cho nền tảng thần học Kitô La Mã."(7)

Nội dung cuốn City of  God  đưa ra chủ thuyết thần quyền (tôn giáo) chỉ đạo  thế quyền (chính quyền) và tôn giáo (có nghĩa là Giáo Hội La Mã được hình dung là City of God (Đô Thị Thiên Chúa), một nơi thánh thiện và hằng cửu, và các địa phương là Đô Thị Trần Gian (cõi tạm đầy tội lỗi). Giáo-sư Lý Chánh Trung đưa ra nhận xét như sau:

"Xét trên bình diện chính trị, điều nghịch lý là cơ quan đầu não của Giáo Hội (được hiểu lá Đô Thị Thiên Chúa) là một quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế, một quốc gia tí hon chỉ gồm vài chục mẫu đất và vài trăm dân, nhưng có đầy đủ tư cách của một quốc gia độc lập và có một thế lực đáng sợ...

...Nhưng đô thị Thiên Chúa không phải là một hình ảnh tượng trưng: nó là Giáo Hội Công Giáo La Mã do Tòa Thánh Vatican lãnh đạo. Mà Tòa Thánh Vatican là quốc gia. Dầu chỉ là một quốc gia tí hon, nó vẫn có những quyền lợi riêng tư, không nhất thiết dính liền với quyền lợi của đạo Công Giáo mà có thể mâu thuẫn với quyền lợi của một quốc gia khác....

... Nếu Đức Giáo Hoàng chỉ là một giáo chủ thuần túy thì không có gì đáng ngại. Nhưng Ngài cũng là nguyên thủ của một quốc gia mà những quyền lợi có thể mâu thuẫn với những quốc gia khác. Và khi có mâu thuẫn, thái độ của hàng giáo phẩm bản xứ sẽ là một mối lo ngại lớn cho quốc gia. ...

.... Đức Giáo Hoàng vừa là Hoàng Đế vừa là Giáo Chủ, và không có một sự phân biệt nào giữa quốc gia Vatican và những cơ quan trung ương điều khiển Giáo Hội phổ biến. Sự hàm hồ đó là nguyên nhân căn bản của sự nghi kỵ sâu xa của những người không Công Giáo đối với Giáo Hội và là nguồn gốc của hầu hết những sự xung đột giữa Tòa Thánh và các chánh quyền Công Giáo cũng như không Công Giáo".

Xin đọc đầy đủ ở chú thích (8)

Qua những đoạn văn trên đây, chúng ta đã thấy rằng, khi đưa ra lý thuyết Đô Thị Thiên Chúa Giáo, Giáo Hội La Mã có chủ tâm muốn dùng lý thuyết này đề nhồi sọ tín đồ  tin rằng giáo hội có quyền chiếm giữ cái thế "ăn trên ngồi trước" trong xã hội loài người. Đối với những người có chút lương tri, dù là tín đồ của giáo hội, thì cũng không thể nào chấp nhận được cái lập luận trịch thượng như thế. Khi đưa ra chủ thuyết này, Giáo Hội La Mã cũng biết rõ là nó ngược ngạo, ngược đời và sẽ làm cho người nghe, nghe thấy trái tai, rồi sẽ chống lại. Biết rõ như vậy, cho nên giáo triều Vatican phải tìm cách không cho phát biểu tư tuởng và cấm tự do báo chí:

"Trong xã hội loài người, Giáo Hội không bao giờ công nhận cho các tôn giáo khác hoặc cho những người không công giáo cái quyền ăn nói ngang hàng với mình, bởi các lý do giản  dị là chỉ có Giáo Hội mới có sự thật mà chỉ có có sự thật mới có quyền ăn nói. Người sai lầm thì chỉ có mỗi một quyền sửa sai. Trong thông điệp ngày 29/4/1814 gửi Đức Giám-mục địa phận Troyes, Đức Giáo Hoàng Pie VII viết: "Người ta lẫn lộn sự thật với sự sai lầm, người ta đặt Hiền thê thánh thiện và tinh tuyền của Đức Kitô (tức Giáo Hội Công Giáo) ngang hàng với những giáo phái lạc đạo và ngay cả với bọn Do Thái bất tín". Đức Giáo  Hoàng Grégoire XVI đã gọi tự do báo chí là "thứ tự do tai hại nhất, đáng ghét nhất, kinh tởm nhất mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi..." (9)

6.-/ Năm 431: Tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh -  Sau khi bịa đặt tín lý Chúa Ba Ngôi (vào năm 325), Giáo Hội La Mã mới thấy rằng, nếu không làm một cái gì để sửa lại tư thế của bà Mary, một người đàn bà không những đã thực sự mang thai và  sinh ra ông Jesus một cách rất bình thường như tất cả các phụ nữ khác đã mang thai và sinh con, mà còn có cả 5, 6 người con khác nữa,  thì chẳng hóa ra cái tín lý Chúa Ba Ngôi trở thành trơ trẽn và lố lăng quá. Cũng vì thế mà năm 431, giáo triều Vatican mới đưa ra tín điều Đức Mẹ Đồng Trinh. Chuyện bịa đặt này được ông Charlie Nguyễn ghi nhận trong cuốn Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm như sau:

"Sau khi tiêu diệt đạo Ki-tô nguyên thủy, các tu sĩ Vatican triệu tập Công Đồng Ephesus vào năm 431 để thiết lập giáo lý về Đức Mẹ. Tại Ephesus có đền thờ nữ thần Diana của La Mã vốn được mệnh danh là nữ thần Đồng Trinh (Goddess of Virginity). Tại cuộc họp này, các nhà lãnh đạo giáo hội chủ trương biến  Đức Mẹ Maria thành nữ thần Đồng Trinh, mục đích là để thu hút tín đồ của Đa Thần Giáo La Mã (Babylon Mystery Religion - p.11)." (10) .

Mãi đến năm 451, tín lý quái đản này mới được Hội Nghị Chalcedon  thông qua và chính thức trở thành một tín lý Ki-tô để cho Vatican sử dụng nó là một phương tiện moi tiền tín đồ rất hữu hiệu.

Việc bịa đặt ra tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh khơi lại tính cách mâu thuẫn của tín lý Chúa Ba Ngôi được bịa đặt ra trong Hội Nghi Niceae khởi nhóm vào ngày 20/5/325 (đã nói ở trên). Không biết tín lý Chúa Ba Ngôi là do Hòang Đế Constantine (328-337) hay do giáo chủ Silvester I (314-335) đặt ra. Căn cứ vào chương sách có tựa đề là “The Curse of Constantine” (Tạm dịch là Cái Của Nợ do Hòang Đế Constatntine Để Lại) trong cuốn The Decline And Fall Of The Roman Catholic của giáo sĩ Malachi Martin, thì tín lý Chúa Ba Ngôi là do Hoàng Đế Constantine bịa đặt ra. Dù sao thì cũng là Giáo Hội La Mã đã dựa vào bạo lực của chính quyền Đế Quốc La Mã mà đặt ra tín lý này để lừa bịp người đời. Vì là nói láo quá cỡ, cho nên họ mới rơi vào tình trạng lúng túng trong việc giải thích  chữ “filioque” có liên hệ đến tín lý “Chúa Ba Ngôi” (Trinity) và tín lý “Đức Mẹ Đồng Trinh”. Cho đến ngày nay, đã gần hai ngàn  năm rồi mà  các nhà thần học đại tài của Giáo Hội La Mã cũng vẫn chưa đưa ra được lời giải thích rõ ràng về chữ “filioque”, vì thế mà nó vẫn còn ở trong tình trạng mập mờ, lủng củng và mâu thuẫn. Sự kiện này được giáo-sĩ  Malachi Martin ghi lại như sau:

“Một yếu tố trong cái của nợ của Hòang Đế Constantine đã tạo cho cả Giáo Hội Tây Phương (Giáo Hội La Mã) và Giáo Hội Đông Phương (Chính Thống Giáo) cái lý do tôn giáo đạo đức giả để ly khai mà thực sự là để theo đưổi cả hai mục tiêu chính trị và kinh tế. Yếu tố đó là cái gọi là “điều khoản filioque” đã trở thành cái cớ tranh cãi khiến cho Giáo Hội Kitô vỡ ra làm hai.

Ngay từ khởi đầu, tín đồ Kitô tin rằng ông Chúa trong một ông Chúa. Không giống như tín đồ Do Thái Giáo và tín đồ Hồi Giáo, tín đồ Kitô Gíao nói rằng có ba người trong một ông Chúa. Họ gọi là Chúa Cha, Chúa Con (Chúa Kitô) và Chúa Thánh Thần. Hơn nữa, họ còn nói mỗi người trong ba người này cũng là ông Chúa. Đó là ông Chúa Ba Ngôi  trong một ông Chúa của tín hữu Kitô. Bàn luận về nguồn gốc  của ông Chúa Con và Chúa Thánh Thần, tín đồ Kitô nói rằng ông Chúa Con bắt nguồn từ (nhưng không được tạo nên bởi) ông Chúa Cha, và rằng ông Chúa Thánh Thần bắt nguồn (hay tiến hành từ) ông Chúa Cha và ông Chúa Con như là một nguyên tắc.

Trong ngôn ngữ La-tinh hay là trong Giáo Hội La Mã, đáp ứng những vấn đề đặc biệt này đã được đả thông, là tín điều này được diễn giải bằng định nghĩa ông Chúa Thánh Thần như là “tiến hành từ ông Chúa Cha và ông Chúa Con.”  Theo tiếng La-tinh , cụm từ “từ ông Chúa Con” được diễn tả bằng một chữ “filique”.

Trong ngôn ngữ Hy Lạp hay trong Giáo Hội Đông Phương (Chính Thống Giáo), họ thích sử dụng cụm từ “ông Chúa Thánh Thần tiến hành từ ông Chúa Cha và qua ông Chúa Con.” (dia tou uiou).

Đây là một điều khá khôi hài đối với người đời trong thời đại ngày nay. Đối với các nhà thần học tranh luận về điểm này thì cho là  không có gì là khôi hài cả. Chắc chắn là cả bên Giáo Hội La Mã và Giáo Hội Đông Phương cùng đồng ý là ông Chúa Con bắt nguồn từ ông Chúa Cha, và ông Chúa Thánh Thần bắt nguờn từ ông Chúa Cha và ông Chúa Con. Chỉ còn lại một vấn đề duy nhất là phải diễn đạt thế nào để  cho nó thuận lý nhất.”)

Những đối với kẻ tiểu nhân, vì tham vọng quyền lực và tiền của, họ đã sử dụng cái ngôn từ thần học nước đôi để làm Giáo Hội Kitô vỡ ra thành hai giáo phái.” (11)

Ông Giuse Phạm Hữu Tạo, một tín đồ Kitô, cũng nói về tình trạng mập mờ, lủng củng và mâu thuẫn trong việc giải thích chữ “filioque” trong tín lý Chúa Ba Ngôi có liên hệ với tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh như sau:

Tôi xin bàn về danh từ Filioque, nghĩa là Đức Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Nói rõ hơn Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con đẻ ra Đức Chúa Thánh Thần, chồng phạm gian của bà Maria, là người vợ đã phản bội thánh Giuse để gian díu dâm loạn đẻ ra thằng con hoang!

Đức Chúa Cha sinh ra Đức Chúa Thánh Thần, tôi hiểu được!

Đức Chúa Cha sinh ra Đức Chúa Con, tôi hiểu được!

Nhưng Đức Chúa Con, loạn luân với mẹ y là bà Maria để đẻ ra cha của y là Đức Chúa Thánh Thần, ai hiểu được xin giải thích để tôi biết, kẻo tôi bị mang tiếng xúc phạm niềm tin tôn giáo! Tôi xin vô cùng cám ơn! Tìm hoài không ai chịu giải thích dù giáo hoàng đã nói “Anh chị em đừng sợ!” (N'ayez pas peur!) Tôi đành nhờ tiên sinh Hoàng Văn Giàu giải thích giúp tôi, vì tôi từ lâu rất tin tưởng, kính nể, và quý mến ông. Xin tiên sinh mở lòng từ giúp tôi!”(12) .

Sở dĩ ông Giuse Phạm Hữu Tạo viết “Nhưng Đức Chúa Con, loạn luân với mẹ y là bà Maria để đẻ ra cha của y là Đức Chúa Thánh Thần” là vì:

1.-/  Theo tín lý Chúa Ba Ngôi thì “Đức Chúa Thánh Thần bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Nói rõ hơn Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con đẻ ra Đức Chúa Thánh Thần.”  Nói rõ hơn nữa, ông Chúa Thánh Thần phải gọi ông Chúa Con Jesus là bố ruột.

2.-/ Nhưng theo tin lý Đức Mẹ Đồng Trinh thì ông Chúa Thánh Thần từ trên trời hiện xuống, lẻn vào phòng bà Maria và làm tình với bà  Maria cho mang bầu và đẻ ra ông Chúa Con Jesus.

Đối với những người bình thường thì cả hai tín lý Chúa Ba Ngôi lẫn tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh đầy mâu thuẫn, nghe ra chẳng thuận tai chút nào cả. Tuy nhiên, Giáo Hội La Mã đã nhồi sọ các tín đồ Kitô ngoan đạo đến đỗi không nhìn ra chuyện chướng tai vô lý, trái lại còn cố bào chữa rằng "đó là sự mầu nhiệm của Thiên Chúa!".

7.-/ Thập niên 450: Giáo Hội LM bắt đầu có uy thế - Năm 451, Đế Quốc La Mã suy yếu trước sức tấn công như vũ như bão của người hùng Hung Nô Attila từ Châu Á tiến vào. Bạng duật tường trì, ngư ông đắc lợi. Nhân cơ hội này, giáo hội nhẩy ra xin làm kẻ trung gian và được Hoàng Đế Valentinian (419-455) của Đế Quốc La Mã giao cho sứ mạng Tô Tần đi thương lượng. Thế là uy tín của giáo hội bắt đầu vươn lên và thoát khỏi thân phận của một giáo hội quốc doanh.

Hoàng đế Valentinian III (419-455) - Giáo Hoàng Leo I

Cuộc gặp gỡ của Giáo Hoàng Leo và Attila - Họa sĩ Raphael diễn tả GH Leo được dẫn dắt bởi Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, gặp vua Hung nô bên ngoài Rôma.

Kể từ đó, giáo hội nhẩy lên bàn độc, múa may quay cuồng trên sân khấu chính trị nắm giữ vai trò chủ chốt trong chính quyền Đế Quốc La Mã, và bắt đầu thủ vai Chúa Trịnh, dồn hoàng đế của Đế Quốc La Mã vào cái thế ngồi làm vì giống như vua Lê trong thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh hay các vua bù nhìn nhà Nguyễn (cho liên minh giặc Pháp – Vatican) từ thời Đồng Khánh đến Bảo Đại. Khởi đầu hành động lấn chiếm tiếm đọat quyền lực chính trị ở thời điểm này là thời Giáo Hoàng Leo I (440-461). Đó là việc ông mạnh mẽ tuyên bố thẳng thừng cho mọi người biết rằng:

"Quyền hành của Giáo Hòang phải bao trùm tất cả các quyền hành của các nhà cầm quyền thế tục." (Leo has strongly and repeatedly asserted the primacy of  Rome's bishop over all other Christian bishops. Not too much new there except perhaps the two adverbs. But more than that, he has declared the authority of the Roman bishop over all temporal rulers as well." (13) .

Sở dĩ  Giáo Hoàng Leo I đòi hỏi như vậy là do ông dựa vào lý thuyết City of God của  Saint Augustine (như đã trình bày ở trên) để lấn chiếm tiếm đọat  thêm quyền lực cho giáo hội. Thế nhưng, đây cũng chỉ là cái tham vọng  trong tư tưởng và giáo hội tưởng rằng thời cơ đã đến để cho giáo hội có thể biến nó thành cụ thể. Kể từ đó cho đến cuối thế kỷ thứ 8, giáo hội cứ ngỡ rằng thời cơ đã đến, nhưng trong thực tế nó  vẫn chưa đến mà chỉ là ảo tưởng, vì rằng  Đế Quốc La Mã vừa sụp đổ, thì Đế Quốc Byzantine (lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) vươn lên thay thế. Tới cuối thế kỷ VIII, Đế Quốc Byzantine suy yếu và co lại ở vùng Cận Đông (rồi sụp đổ vào năm 1453), thì Giáo Hội La Mã lại rơi vào tình trạng lăn qua lăn lại như một trái banh hết lọt vào tay cầu thủ  Pháp [từ thời vua Charlemagne (768-814)], rồi đến cầu thủ Ý và sau đó thì đến cầu thủ  Đức. Đồng thời, khi bắt đầu có thêm quyền lực chính trị, thì các ông chức sắc cao cấp trong giáo hội lại rơi vào  tình trạng  cấu xé thanh tóan lẫn nhau để tranh giành quyền lực.

Hậu quả là hàng trăm ông giáo hoàng bị truất phế, bị bắt giam, bị hành hình, bị mưu sát, bị đầu độc và bị gọi là ngụy giáo hoàng (anti-pope). Sách  Lives of the Popes (New York:  HarperSanFrancisco, 1997) của sử gia Richard P. McBrien ghi rõ nơi trang 466 đầy đù danh tính của tất cả 39 ngụy giáo hoàng. Sách Pope Encylopedia (New York: Crown Trade Paperbacks, 1995) của sử gia Matthew Bunson cũng ưu ái  dành trọn trang 21 để tôn vinh 39 ngụy giáo hòang này.

Như vậy là trong lịch sử Giáo Hội La Mã, có ít nhất là 39 lần giáo hội chia ra làm hai hay ba phe, mỗi phe tôn lên một minh chủ phe minh  để đối đầu với phe đối nghịch trong cuộc chiến tàn sát  lẫn nhau  hầu giành chiếm ngôi vị giáo hòang theo quy luật "được làm vua, thua làm giặc" (đựoc làm giáo hòang hay đức thánh cha và thua thì bị gán cho là ngụy gíao hòang hay ngụy thánh cha.) Học giả Ca-tô Phan Đình Diệm viết trong bản Kiến Nghị 5 Về Đông Nói tả lại tình trạng các phe phái trong giáo triều Vatican của Giáo Hội La Mã vừa phải làm đầy tớ cho các chính quyền Âu Châu, vừa gầm gừ, cấu xé và tàn sát lẫn nhau để tranh giành ảnh hưởng và quyền lực như sau:

"Kể từ  tiền bán thế kỷ IV, từ ngày Thánh Giáo Hoàng Miltiades (311-314) tiếp nhận Cung Điện Lateran, tặng phẩm của Hòang Hậu Fausta và Hoàng Đế Constantine Đệ Nhất, Giáo Hội Công Giáo Roma một nửa là thuộc về Caesar, một nửa thuộc về Thiên Chúa. Giáo hội làm tôi hai chủ, giáo hội khởi bước từ từ tách ra xa "con đường truyền giáo và cứu độ" của Đức Giê-su Kitô, Sư Phụ Nazareth. Giáo hoàng tuân lệnh Hoàng hậu triệu họp Synod (hội nghị) năm 313 trong cung điện này, mở màn cho 8 Công Đồng Chung tiếp theo từ 325 (Nicaea I) đến 870 (Constantinopla IV) được triệu họp bởi 7 hòang đế và một nữ hoàng. Từ Công Đồng Thứ Nhất Nicaea I, giáo hội đã tự chia thành hai khối, các nghị phụ Tây Phương và các nghị phụ Đông Phương, cứ thế hơn 400 năm, hai khối Giáo Hội Đông và Tây hiệp thông - bằng mặt chứ không bằng lòng - tại 8 Công Đồng..." (14)

(Tình trạng các ông chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatcan gầm gừ, cấu xé  và tàn sát lẫn nhau để tranh giành ảnh hưởng và quyền lực sẽ được trình bày đầy đủ trong Chương 14, Phần II ở sau).

8.-/ Năm 600: Lò Luyện Ngục - Vào năm này, Giáo Hội La Mã dựa vào  tín lý "Chúa là Đấng toàn năng, tòan thiện, có mặt ở khắp mọi nơi" trong Cựu Ước,  và  một tín lý khác trong Tân Ước (John 3:18) nói rằng “Whoever believed in him (Jesus) will not be condemned, but whoever does not believe has already been condemned, because he  has not believed in the name of the only Son of God” [Ai tin God Con sẽ không bị kết tội - được lên thiên đường, ai không tin đã bị kết tội rồi bị đày đọa vĩnh viễn nơi hỏa ngục]” để bịa đặt ra Lò Luyện Tội  cũng gọi là Nơi Luyện Ngục (Purgatory) hầu lừa gạt tín đồ. Chuyện đại bịp này được ông Charlie Nguyễn viết trong cuốn Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, nơi chú thích (15)

Nói về thủ đoạn mà giáo hội và bọn cán bộ tay sai của giáo hội khai thác cái huyền thoại "Nơi Luyện Ngục" để làm tiền, sách The Decline And Fall Of The Roman Church viết như sau:

"Bốn năm trước, Giáo Hoàng Leo X  (1513-1521) thương thuyết với ông Hoàng Albert và đạt được thỏa hiệp rất tinh vi và phức tạp, nhưng cả hai bên đều có lợi. Theo thỏa hiệp này,  Ông Hoàng Albert được kiêm nhiệm ba chức giám mục cai quản ba giáo khu Mainze, Magdeburg và Halberstag. Thực ra, đây là một việc làm bất chính và bất hợp pháp, vì một người cai quản cả ba giáo khu là vi phạm giáo luật và là một trọng tôi. Nhưng Giáo Hoàng Leo X cho phép làm như vậy để ông nhận được một khoản tiền 21 ngàn ducats về việc ban cấp cho ông Hoàng Albert được cai quản cả ba giáo khu này, và một khoản tiền khác nữa là 20 ngàn  ducats về việc để cho ông Hoàng Albert được tiếp tục cai quản ba giáo khu này một cách bất hợp pháp. Dĩ nhiên là ông Hoàng Albert đã cho Giáo Hoàng Leo X biết  là ông ta không có tiền, nhưng có thể vay số tiền này của nhà ngân hàng Jacob Fugger. Giáo Hoàng Leo phải cho phép ông Hoàng Albert bán một món hàng đặc biệt là giấy xá tội trong cả ba giáo khu để ông lấy tiền trả nợ cho nhà ngân hành Fuggers. Giá bán  giấy xá tội từ một nửa tiền vàng florin (cho người rất nghèo) tới  3 (ba) tiền vàng florins (cho các ông thày tu khất thực), 5 (năm) tiền vàng florins (cho các ông tiến sĩ hay bác sĩ) và cao hơn nữa  tới 25 tiền vàng florins cho những người trong giới quý tộc và hoàng gia.

Để làm cho tư thế của ông có thêm uy tín như là một nguồn tình thương yêu đối với linh hồn tín đồ đang chịu đau khổ trong Nơi Luyện Tội, ông Hoàng Albert phải có một cái gì đặc biệt. Đó là công trình sưu tầm các thánh tích của ông. (Dĩ nhiên, tất cả là đồ giả): một nạm  cỏ khô (nói là) lấy từ mang cỏ đêm Giáng Sinh đầu tiên khi Chúa hài đồng mới chào đời, bốn (4) sợi tóc và 14 miếng vải quần áo của Đức Bà Đồng Trinh, một (1) sợi râu của ông Jesus, một cái đinh lấy từ cây thánh giá đóng ghim ông Jesus lúc bị  hành hình, và khoảng 19, 093 mảnh xương các thánh và những người tử đạo. Bất kỳ người nào - từ ông hoàng cho đến những người bần cùng -, nếu trả tiền  vào cửa đề sùng kính những thánh tích này thì có thể làm giảm thời gian bị  giam cầm ở trong Nơi Luyện Ngục của những linh hồn  những người thân thương vào khoảng  1,902,202 năm và 270 ngày...." (16)

Các bản văn sử trên đây chúng ta thấy rõ kỹ thuật kinh tài  của Giáo Hội La Mã bằng những thủ đoạn khai thác lòng mê tín và tình trạng ngu dốt của tín đồ để lừa bịp họ quả thật là siêu việt. Những thủ đọan siêu lưu manh này của giáo hội đã giúp cho ta hiểu tại sao giáo triều Vatican lại nhất quyết thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để kìm hãm tín đồ mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt.

9.-/ Trong thế kỷ thứ 9: Ý niệm mới về linh hồn - Những lời dạy có sẵn trong kinh thánh (cả Cựu Ước lẫn Tân Ước), những tín lý và những giáo điều đã được đặt ra từ ngày ông Jesus qua đời cũng vẫn chưa đủ hấp dẫn để lối cuốn người dân khờ khạo tin theo, và cũng vẫn không đủ sức mạnh để khống chế những bọn trí thức nửa mùa còn bán tín bán nghi. Vì thế mà Giáo Hội La Mã mới đưa ra một quái chiêu gọi là ý niệm mới với hy vọng sẽ có thể lường gạt người đời một cách hữu hiệu hơn.

Ý niệm mới này cho rằng con người là tổng hợp giữa cơ thể và linh hồn. Linh hồn có tâm linh tính (spirituality), có tự do chọn lựa và bất tử. Cơ thể thì có các giác quan và có những tính say mê và khát vọng (passions). Linh hồn con người thì bất diệt như Thượng Đế. Thể xác con người thì cũng giống như thể xác loài vật. Muốn cho linh hồn lớn lên trong tình thương của Thượng Đế và kiềm chế những dục vọng cứng đầu cùng những cảm giác bất thường, người tín hữu Ki Tô La Mã phải tuyệt đối tin vào bẩy lễ thức gọi là bẩy phép bí tích: (1) phép rửa tội, (2) phép thêm sức, (3) phép mình thánh Chúa, (4) phép hôn phối, (5) phép giải tội, (6)  phép truyền chức thánh, và (7) phép sức dầu thánh. Tiếp theo đó, giáo triều Vatican ra lệnh cho bọn tu sĩ cán bộ phải nỗ lực dạy dỗ con chiên phải trải qua những nghi thức này thì mới đủ điều kiện được Chúa chọn cho lên nước trời. Nếu không theo đúng như vậy là mất linh hồn, và sẽ khốn khổ vô cùng. Sự kiện này được hai ông Arnold Schrier và Wallbank T. Walter ghi lại trong sách Living World History rõ ràng như sau:

 “Giáo hội đã đặt ra một hệ thống tín lý và đòi hỏi  tín đồ phải tin theo. Quan trọng hơn cả là bảy phép bí tích: phép rửa tội, phép thêm sức, phép mình thánh Chúa, phép hôn phối, phép giải tội, phép truyền chức thánh, và phép sức dầu thánh. Giáo hội dạy rằng trong lễ rửa tội, người theo đạo nhận thêm một tên thánh vào khi làm lễ; trong phép thêm sức, tín đồ mới thực sự được thâu nhận vào giáo hội; qua phép giải tội, ngưòi phạm tội đã biết ăn năn thống hối thì tội lỗi sẽ được giải trừ; khi cử hành lễ dâng mình thánh thể, vị tu sĩ dâng lễ sử dụng bánh và rượu để nhớ lại Bữa Cơm Chiều Cuối Cùng của Chúa; phép hôn phối công nhận và ban phước lành cho lễ hôn nhân của cặp uyên ương mới thành đôi; phép truyền chức thánh cho những người được thụ phong linh mục; phép sức dầu thánh được ban cho cho người hấp hối. Tín đồ của Giáo Hội chấp nhận rằng tiếp nhận những phép bí tích là điều cốt yếu trong việc cứu rỗi, và chỉ có các ông tu sĩ của giáo hội mới được làm lễ ban hành các phép bí tích này.(18)  


Giáo Hoàng Gregory VII

10.-/ Cuối thế kỷ 11: tuyên ngôn "Dictatus papae" - Trong thời Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085), giáo hội cho ban hành bản tuyên cáo "Dictatus papae" gồm 27 điều  gọi là nguyên tắc có hiệu lực như luật. Nguyên do vì vào những năm này, Giáo Hội La Mã vừa mới thoát ra khỏi sự khống chế của Đế Quốc Byzantine trong khi đó thì các nước Pháp, Ý, Đức cũng bắt đầu suy yếu. Nhân cơ hội này, Giáo Hoàng Gregory liền thừa thắng xông lên, nhẩy lên bàn độc, đưa ra bản tuyên ngôn "Dictatus papae" quái đản với 27 nguyên tắc, trong đó có cả nguyên tắc đòi các ông hoàng đế hay vua chúa khi đến viếng thăm giáo hoàng, thì phải quỳ mọp xuống chờ ông ta (giáo hoàng) đưa bàn chân ra mà hôn hít để tỏ lòng tôn kính. Toàn bộ 27 nguyên tắc này được sách sử gọi là “Tuyên Cáo của Giáo Hoàng” và có ghi trong tài liệu THE HUMAN RECORD - sources of global story", Vol I, Andrea-Overfield, University of Vermont, 1999, tr. 225-226.) Tài liệu này được nhà biên khảo Vũ Huy Quang  ghi lại đầy đủ đăng trong tờ Giao Điểm Số 28, tháng 12/1997 như sau:

1.-/ Rằng Giáo Hội La Mã do một mình Thiên Chúa lập nên.

2.-/ Rằng chỉ có Giáo Hội La Mã được quyền cai quản toàn cầu.

3.-/ Rằng chỉ có  giáo hoàng mới có quyền bổ nhiệm hay bãi chức các giám mục.

4.-/ Rằng đại diện của giáo hoàng dù là có cấp bậc thấp hơn trong hàng giáo phẩm cũng có quyền chủ tọa hội đồng giám mục và có quyền truất bỏ các giám mục.

5.-/ Rằng giáo hoàng có quyền truất phế những người vắng mặt (nghĩa là không cho bị cáo được điều trần).

6.-/ Rằng, dù bất cứ lý do nào, không ai được sống chung  hay sống cùng một mái nhà với những người đã bị giáo hội rút phép thông công (bị phạt vạ tuyệt thông)

7.-/ Rằng, tùy theo nhu cầu của hoàn cảnh, chỉ có giáo hoàng mới  có quyền làm giáo luật mới để thiết lập một chức vụ giám mục mới.

8.-/ Rằng chỉ có giáo hoàng mới được mang huy hiệu đế quốc.

9.- /Rằng tất các hoàng đế và vua chúa sẽ được hôn bàn chân của giáo hoàng.

10./- Rằng chỉ có tên giáo hoàng mới được đọc lớn ở các giáo đường.

Dictatus Papae

11./ Rằng danh hiệu đã được áp dụng đối với giáo hoàng sẽ chỉ có một mình Ngài được sử dụng.

12.-/ Rằng giáo hoàng có quyền truất phế tất cả các ông hoàng đế.

13.-/ Rằng, nếu cần, giáo hoàng có quyền thuyên chuyển các giám mục ra khỏi giáo phận đương nhiệm.

14.-/ Rằng giáo hoàng có quyền phong chức cho bất kỳ người nào ở bất kỳ nơi nào vào bất kỳ chức vụ nào trong Giáo Hội.

15.-/ Rằng bất kỳ người nào đã được giáo hoàng phong chức đều có thể quản nhiệm một nhà thờ khác.

16.-/ Rằng không có một đại hội nghị tôn giáo nào được nhóm họp nếu không có lệnh của giáo hoàng.

17.-/ Rằng không có một quyết định nào của một hội nghị tôn giáo được coi là giáo luật  và cũng không có một sách nào được coi là giáo luật  nếu không có quyết định của giáo hoàng ở trong đó.

18.-/ Rằng không ai có quyền hủy bỏ sắc luật của giáo hoàng và rằng giáo hoàng có thể hủy bỏ sắc luật của bất kỳ người nào.

19.-/ Rằng không ai có quyền xét đoán giáo hoàng.

20.-/ Rằng không ai có thể dám lên án một người đã cầu cứu đến giáo hoàng.

21.-/ Rằng mọi vấn đề quan trọng trong bất cứ  thánh đường nào cũng phải đệ trình lên giáo hoàng.

22.-/ Rằng Giáo Hội La Mã không bao giờ sai lầm trước mọi vấn đề thuộc về vĩnh cửu đúng theo như kinh thánh.

23.-/ Rằng ngôi vị giáo hoàng đã được thánh hóa từ sự vinh quang của Thánh Peter.

24./- Rằng theo lệnh hay phép của giáo hoàng, thần dân (nhân dân) trong nước có quyền tố cáo nhà cầm quyền của họ với Giáo Hội La Mã.

25.-/ Rằng giáo hoàng có quyền truất phế hay tái phong chức cho các giám mục mà không cần phải triệu tập một hội nghị tôn giáo để quyết định.

26.-/ Rằng không ai được coi như là tín đồ Ki-tô nếu người đó không đồng thuận với Giáo Hội La Mã.

27.-/ Rằng giáo hoàng có thể "giải trừ cho nhân dân khỏi phải làm bổn phận đối với các ác quyền bất công."(19) .

(Ác quyền trong câu văn trên đây là bất kỳ chính quyền thế tục của bất kỳ quốc gia nào không chịu khuất phục giáo triều Vatican.)

Nguyên tắc "Chỉ có Giáo Hoàng mới được đưa bàn chân ra cho các ông hoàng hôn hít" trên đây được bọn cán bộ truyền giáo đến Việt Nam biến thành tục lệ đòi hỏi các ông tu sĩ bản địa phải "sụp lạy quỳ  mọp xuống hôn hít giầy dép các nhà tuyền giáo." (Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡng Gươm (TP Hồ Chí Minhs: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 53),  và giáo dân thì phải sụp lạy rồi qùy mọp và gục mặt xuống hôn hít chiếc nhẫn đeo tay của các ông giám mục". 

Về tục lệ "hôn nhẫn" của các ông giám  mục, độc giả có thể tìm đọc trong cuốn "Hơn Nửa Đời Hư" của cụ Vương Hồng Sển (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1995, tr 484-488) để biết rõ  cái hình ảnh khúm núm hèn hạ đến lợm giọng của bọn Việt cừu (con chiên Ki-tô người Việt) trong lúc hành xử cái tục lệ quái đản và dã man sặc mùi phong kiến này.

11.-/ Năm 1095:  Giáo Hội phát động chiến tranh thập tự.- Sau khi đã công khai tuyến bố tóm thâu hết cả thần quyền và thế quyền vào trong tay, tháng 11 năm 1095, Giáo Hoàng Urban II (1088-1099), ra lệnh phát động các cuộc thập tự chiến, truyền lệnh cho bọn vua chúa Anh, Pháp, Đức và Ý đem quân thập tự tiến vào vùng Cận Đông và miền Nam nước Pháp để  vừa tiêu diệt  Hôi Giáo, Do Thái Giáo, Chính Thống Giáo và giáo phái Cathari,  vừa hủy diệt nền văn hóa của họ. Trận chiến này khởi đầu cho nhiều trận chiến khác cũng mang tên là "Thập Tự Chiến" mà giáo hội tôn vinh là "Thánh Chiến". Cuộc chiến này kéo theo hàng chục cuộc chiến  thập tự khác khiến cho nhân dân Âu Châu  và vùng Cận Đông lâm vào cảnh chém giết triền miên kéo dài tới 197 năm. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

Giáo Hoàng Urban II (1088-1099)

"Giáo Hoàng kêu gọi phát động cuộc chiến thập tự. Giáo Hoàng Urban II (1088-1099) hăng say phát động cuộc chiến thập tự để thâu hồi lại Đất Thánh (vùng đất Palestine). Năm 1095, ông trịệu tập một đại hội gồm các tu sĩ chức sắc và các nhà quý tộc Pháp  nhóm họp tại Clemont, Pháp. Ông thúc dục các nhà quý tộc có quyền thế hãy  ngừng đánh phá lẫn nhau để tham gia vào một cuộc chiến lớn chống lại những người  tà giáo (những người thuộc các tôn giáo khác.)

Người ta gia nhập vào các Đoàn Quân Thập Ác này vì nhiều lý do. Giáo Hoàng hứa hẹn sẽ ban thưởng cho họ vừa được lên thiên đường vừa được hưởng những phần thưởng vật chất thiết thực ở nơi trần thế. Mọi tội lỗi của nguời lính Thập Ác đều được tha thứ. Tài sản và gia đình của họ được Giáo Hội bảo đảm, trông nom săn sóc trong thời gian họ xa nhà đi chiến đấu. Những ai còn mang nợ sẽ được xóa bỏ hết nợ nần và những tội đồ sẽ được xóa bỏ hết tội ác, miễn bị trừng phạt nếu họ gia nhập vào đoàn quân Thập Ác của giáo hội. Nhiều ông hiệp sĩ chóa mắt vì những miếng mồi quyến rũ về những đất đai và của cải mà họ hy vọng sẽ ăn cướp được ở vùng Cận Đông giầu có. Các thương gia thì  thấy đây là cơ hội bằng vàng cho họ kiếm được những món lời lớn trong việc kinh doanh. Các cuộc viễn chinh của Đoàn Quân Thập Ác này một phần mang tính cách tôn giáo, nhưng cũng là một cuộc chiến tranh khích động lòng yêu thích phiêu lưu của con người, lòng hám lợi và khát vọng trốn thoát khỏi cảnh nợ nần, tù tội và buồn chán." (20)

Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ Giáo Hội La Mã có chủ trương khơi động và nuôi dưỡng lòng ích kỷ, tham lam, háo danh, hám lợi của tín đồ và người đời để lôi cuốn họ lao vào làm những tên lính cảm tử hy sinh mạng sống phục vụ cho mưu đồ bất chính, đại gian và đại ác hay tham vọng bá quyền của giáo hội trong việc chinh phục đất đai. Bị khích động bởi những hứa hẹn của giáo hội, những người lính thập ác trong các đoàn quân viễn chinh của giáo hội đã phóng tay giết người,  đốt nhà, đốt chùa, phá miếu, phá đình, tàn sát đàn ông, hãm hiếp đàn bà con gái,  và vơ vét của cải mang đi tất cả những gì có thể mang đi được. Những hành động dã man tàn ác của các đạo quân thập tự này quả thật là độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Mấy bản băn sử dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự kiện này. Sách Men and Nations - A World History viết: 

"Trong cuộc chiến Thập Ác Thứ Nhất,… Sau một thời gian bao vây, quân Thập Ác chiếm được thành Jerusalem. Họ tàn sát dân Hồi giáo thật là vô cùng rùng rợn. Một vị chỉ huy quân Thập Ác viết cho Giáo Hoàng rằng con chiến mã của ông ta phải đi băng qua những xác chết  và máu người lênh láng lên đến đầu gối."(21)

Sách Lòng Tin Âu Mỹ Đấy ghi lại:

"Năm 1209, Giáo Hoàng Innocent III (1198-1216) ra lệnh thánh chiến diệt họ (khối nhân dân ở vùng Toulouse thuộc miền Nam nuớc Pháp ngày nay. Lý do là vì họ không tin theo cái lối thờ phượng quái đản của giáo hội)… Đám quân thập ác dưới quyền chỉ huy của giáo sĩ Armaud Amauri, đại diện giáo hoàng, bao vây thành Béziers. Thành bị hạ vào ngày 22-7-1209. Toàn dân ở trong thành đều bị giết hết kể cả đàn bà và trẻ con.(22)

Sách The Decline And Fall Of The Roman Church ghi lại như sau:

"Một chế độ quân phiệt ra đời: Các nước có người cầm quyền là tín đồ của Giáo Hội La Mã phải được bảo vệ bằng những tín đồ của Giáo Hội La Mã (Quân Thập Ác) . Phải tiến hành những cuộc thánh chiến và chiến tranh là nhiệm vụ thần thánh. Tàn bạo đối  với những kẻ thù của Chúa Jesus ở trong hay ở ngoài các vùng đất do Giáo Hội La Mã kiểm soát là sự trả thù của Thượng Đế. Vị tướng chỉ huy chiến dịch tiêu diệt dân tà giáo Albigences tuyên bố: "Bất kể  là nam hay nữ, già hay trẻ, chức vụ lớn hay nhỏ, trước lưỡi gươm, họ đều như nhau." Hiệp sĩ ngoan đạo Ca-tô tên là Roland, khi chỉ huy đạo quân tiêu diệt người Moors (Hồi Giáo) đã hô lớn khẩu hiệu "Tà giáo là những người xấu xa. Tín đồ Ca-tô là những người công chính ngay thẳng." Khi tiến tới  bao vây kinh thành Jerusalem, những người lính thập ác trong cuộc chiến Thập Ác Thứ Nhất hăng say với niềm tin rằng thiên thần đại diện cho Chúa đang chiến đấu bên cạnh họ. Thành tích của họ là 17 ngàn dân Hồi Giáo bị tàn sát dưới lưỡi gươm của họ ở ngay nơi đền thờ Solomon và tất cả những người Do Thái ở trong các giáo đường đều bị thiêu sống."(23)

Cũng vì Giáo Hội La Mã dạy rằng "Các nước có người cầm quyền là tín đồ của Giáo Hội La Mã phải được bảo vệ bằng những tín đồ của Giáo Hội La Mã (quân Thập Ác)" cho nên khi ông con chiên Ngô Đình Diệm vừa được Vatican và Hoa Kỳ  đưa về Việt Nam cho giữ chức thủ tướng vào tháng 7 năm 1954 (rồi truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại) thì  ngày 25-2-1955, con chiên Nguyễn Văn Chức viết thư đề nghị với  chính quyền đạo phiệt Ca-tô này phải thành lập một đạo quân thập tự (gồm toàn những tín đồ Ca-tô cuồng tín) để thực thi lời dạy của giáo hội. (Nguyên bản lá thư đã được phóng ảnh và in lại nơi các trang 527-529 trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963, ấn bản 1998).

Các cuộc chiến thập ác này kéo dài gần hai thế kỷ. Chúng ta không biết rõ có bao nhiêu sinh linh bị tàn sát tại các vùng đất được giáo triều Vatican gửi các đạo quân thập ác mang Hồng Ân Thiên Chúa đến cho họ. Trong cuốn Công Giáo Chính Sử, Giáo-sư Trần Chung Ngọc ghi lại là hơn 20 triệu nạn nhân bị giết hại. Trân Chung Ngọc, Công Giáo Chính Sử (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999), tr. 203.  Cho đến ngày nay, chưa có sách sử nào nói rõ có bao nhiêu triệu nạn nhân bị thương tật và bao nhiêu triệu nạn nhân lâm vào cảnh con mất cha, vợ mất chồng, trẻ thơ bơ vơ không người chăm sóc, phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, co ro trong những đêm đông dài lạnh giá tuyết phủ ngập trời và  trần mình chịu đựng trong những ngày hè oi ả giữa trời nắng  chang chang như thiêu như đốt. Chúng ta cũng không biết  rõ (1) con số thiệt hại về mùa màng bị tiêu hủy,  và (2) con số các công trình kiến trúc  bị những người  lính trong các đoàn quân thập ác này đã cố tình tiêu hủy như đám lính Ca-tô của ông Linh-mục Hoàng Quỳnh cố tình tiêu hủy ngôi Chùa Một Cột vào ngày 10 tháng 09 năm 1954, trước khi rút vào miền Nam.

Không ai chối cãi được những thảm họa trên đây là do tập đoàn lưu manh buôn thần bán thánh đội lốt thày tu của cái  thế lực mà văn hào Voltaire gọi là cái "tôn giáo ác ôn” này gây ra.

12.-/ Vào cuối thế kỷ 12 - đầu thế kỷ 13: Cưỡng bách tu sĩ sống độc thân - Giáo hội chính thức ban hành quyết định cưỡng bách tu sĩ  phải sống độc thân, người nào đã có vợ con thì phải từ bỏ vợ con, và cưỡng bách tín đồ phải đến xưng tội với giáo sĩ quản nhiệm tại địa phương với  lý do để cho giáo sĩ "giải tội" (sic) mà dã tâm của giáo hội là để cho giáo sĩ được giải tỏa tình trạng "tù hãm về sinh lý và tâm lý". Sự kiện này được cựu giáo sĩ Peter de Rosa ghi lại trong cuốn Vicars of Christ như sau:

"Ngay cả những tín đồ  Ca-tô ngày nay đôi khi cũng lầm tưởng rằng việc tu sĩ Ca-tô phải sống độc thân là đã có từ thế kỷ 12. Đây là sự lầm lẫn thông thường. Tuy nhiên, việc cưỡng bách  các ông tu sĩ phải sống độc thân đã xẩy ra từ nhiều thế kỷ trước đó. Nhưng một biến cố lớn có liên hệ đến tình trạng này đã xẩy ra trong thời Giáo Hoàng Callistus II (1119-1124). Ông giáo hoàng này cho triệu tập một đại hội đồng đầu tiên ở Tây Phương vào năm 1123, thường được biết là Đệ Nhất Hội Đồng Lateran. Tại hội đồng này, hàng ngàn giám mục ra lệnh rằng mọi tu sĩ có gia đình phải  chính thức bỏ rơi vợ con và những người vợ của họ phải ăn năn sám hối, vì rằng hôn nhân của họ đã trở thành vô hiệu lực. Đây là lần đầu tiên việc cưỡng bách các tu sĩ phải sống độc thân trở thành một thực tế tinh thần mạnh nhất." (24)

"Không như Giáo Hoàng Gregory VIII (1187) trước kia, đối với Giáo Hoàng Innocent III (1198-1216) sự trinh bạch trong trắng của tu sĩ không phải là mối quan tâm chính nữa. Ông (Giáo Hoàng Innocent) muốn  tu sĩ phải là những người độc thân điều hành hệ thống quyền lực chuyên chính của Giáo Hội. Tuy các tu sĩ có gia đình (chính thức)dù  là những người  thánh thiện,  nhưng  họ không trung thành với Giáo Hội như các tu sĩ độc thân dù những người này là  những hạng người lọan luân và dâm loàn." (25)

Bảng tóm tắt sự xác nhận luật sống độc thân của GHLM Nguồn: Boston Globe

Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ là Giáo Hội La Mã không cần sử dụng những người lương thiện chân chất,  thật thà làm linh mục, mà chỉ cần những người trung thành với giáo hội dù cho họ là bất lương, bất nhân, phi luân, đại gian, đai ác đến đâu đi nữa cũng không thành vấn đề đối với giáo hội.  Đây là một sư thật quá hiển nhiên mà ai cũng nhìn thấy. Bằng chúng là  tin tức loan truyền về những tội ác loan dâm, hãm hiếp trẻ em vị thành niên và nữ tín đồ  của giới tu sĩ áo đen ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi trên thế giới từ đầu năm 2002 cho đến ngày nay  đã nói lên sự thật ghê tởm này.

Người viết sẽ trở lại vấn đề này trong các Chương 15, 16 và 17,  nói về Nguyên Nhân Và Hậu Quả cũng như tác hại  đối với xã hội con chiên Của Việc Cưỡng Bách Tu Sĩ Sống Độc Thân.

13.-/ Cuối thế kỷ 13: Sắc lệnh "Unam Sanctam" Giáo Hội duy nhất thánh thiện: Giáo Hội La Mã trong thời Giáo Hòang Boniface VIII (1295-1303), cho ban hành sắc lệnh "Unam Sanctam" (Giáo Hội duy nhất thánh thiện.) Thánh lệnh này phán rằng:

"về tính duy nhất và độc nhất này, Giáo Hội chỉ có một thân thể và một đầu - không có hai đầu như quái vật - là Đức Ki-tô, đại diện của Đức Kitô là Phêrô, và các đấng kế vị Phêrô... Truyền rằng Giáo Hội này và trong quyền lực của Giáo Hội có hai thanh gươm, một cho giáo quyền và một cho thế quyền." (26)

Sắc lệnh "Unam Sanctam". Nguồn Openlibrary

Việc ban hành bản tuyên ngôn "Dictatus papae"  với 27 nguyên tắc quái đản và ban hành sắc lệnh  Unam Sanctam" trên đây cho chúng ta thấy Giáo Hội La Mã đã lấn chiếm tiếm đọat tất cả các quyền lực chuyên chính vào trong tay. Nhờ thế mà giáo hoàng đã thực sự trở thành hoàng đế của các ông hòang đế (Vua của các Vua) của các nước theo đạo Ca-tô (bao trùm cả vùng Tây và Nam Âu). Học giả Ca-tô Phan Đình Diệm ghi lại như sau:

"Hàng trăm gíao hoàng mặc long bào Hòang Đế, đội vương miện ba tầng, cầm gậy vàng, ngồi kiệu 16 người khiêng, lọng hoa tán tía rợp trời, đi giữa rừng gươm giáo sáng ngời, giữa rừng mâu thuẫn lóa mắt. Leo lên tột đỉnh vua hết các vua, chúa trên hết các chúa là Thánh Giáo Hòang Gregory VII (1073-1085). Ông ban hành tuyên cáo "Dictatus papae" gồm 27 điều có hiệu lực như luật: "...chỉ một mình Giáo Hòang được dùng huy hiệu hòang đế. Chỉ một mình chân của Giáo Hoàng đưa ra cho các vương tử phải cúi hôn. Chiếu theo luật, chỉ có một mình Giáo Hòang có năng quyền truất ngôi hòang đế (của bất kỳ quốc gia nào theo đạo Gia-tô  -NMQ). Chiếu theo luật, chỉ có một mình Giáo Hòang mới có năng quyền thuyên chuyển Giám Mục. Truyền rằng không có Synod (hội nghị) nào gọi là CHUNG nếu không có Giáo Hoàng chủ trì. Truyền rằng Giáo Hòang không hề bị bất cứ ai  xét xử (đúng nghĩa là không ai có quyền xét xử Giáo Hòang - NMQ). Các Giáo Hòang đắc cử sau một cuộc bầu chọn đúng luật đều là Thánh..." Giáo Hòang Boniface VIII (1295-1203) bày mưu thần chước quỷ để cướp ngôi, (khiến cho) Giáo Hoàng Celestine V (1294) phải từ nhiệm nhường ngôi cho con người đầy tham vọng thế tục này. Boniface (1295-1303) là một trong những Giáo Hoàng củng cố quyền lực tinh thần và thế tục mạnh bạo nhất. Ông ban hành sắc lệnh "Unam Sanctum" (Giáo Hội duy nhất thánh thiện)  phán rằng, "về tính duy nhất và độc nhất này, Giáo Hội chỉ có một thân thể và một đầu - không có hai đầu như quái vật - là Đức Kitô, đại diện của Đức Kitô là Phêrô, và các đấng kế vị Phêrô... Truyền rằng Giáo Hội này và trong quyền lực của Giáo Hôi có hai thanh gươm, một cho giáo quyền và một cho thế quyền."  Ông ta mặc áo long bào Hòang Đế và phán rằng: "Ta giống Hòang Đế nhiều hơn là Giáo Hoàng." (as much an emperor as a pope). Tóm lại, có nhiều đọan lịch sử giáo triều Roma, nó na ná như Kinh Xuân Thu của cụ Khổng, na ná như vài đọan trong Sử Ký của Tư Mã Thiên. Còn về nạn quần hồng má đào thao túng quyền lực Giáo Hội  trong cung điện Giáo Hòang vào cuối thế kỷ IX sang đầu thế kỷ X thì giống y hệt chuyện Đông Châu Liệt Quốc. Trong 16 thế kỷ Giáo Hội Triều Đình (tư thế kỷ IV đến hết thế kỷ XX - NMQ), có tất cả 16 Giáo Hòang trên ngai vàng bị giết chết, không kể Đức Giáo Hòang John Paul I (1978) giữa thế Kỷ XX này. Mỗi thế kỷ một Giáo Hòang mất mạng vì quyền lực của ngai vàng." (27)

Giáo Hòang Boniface VIII (1295-1303)

Giáo Hòang Boniface VIII (1295-1303) người ban hành sắc lệnh "Unam Sanctam"

Giáo Hoàng Boniface VIII (1295-1303) phải dùng đến "mưu thần kế quỷ để cướp ngôi", có nghĩa là ông giáo hoàng này tiếm ngôi, chứ không phải là "đắc cử sau một cuộc bầu chọn đúng luật " Nực cười là ông giáo hoàng ma đầu lưu manh này lại ban hành sắc lệnh ""Unam Santctum" (Giáo Hội duy nhất thánh thiện) . Thì ra cái  danh xưng "Hội Thánh duy nhất, thánh thiện công giáo và tông truyền" lại là con đẻ của tên giáo hoàng lưu manh ma cô này. Từ điểm này, chúng ta mới hiểu rõ bộ mặt thật của Giáo Hội La Mã về phương diện "sử dụng ngôn ngữ một cách ngược ngạo" và "cái truyền thống hiếp dâm ngôn ngữ " của cái “tôn giáo ác ôn” cũng như của giới tu sĩ áo đen và tín đồ  Ca-tô  "ngoan đạo" hay "sống đạo theo đức tin Kitô.".

14.-/  Năm 1232: Thiết lâp Tòa Án Dị Giáo:  Để khủng bố giáo dân không tuyệt đối tin tưởng vào sự linh nghiệm của những tín lý thần học bịp bợm và giáo luật chuyên chính của giáo hội, năm 1232, giáo triều Vatican cho thiết lập Tòa Án Dị Giáo với toàn quyền đem quân lính đi truy lùng, bắt giữ, tra tấn, giam cầm, thủ tiêu và xử tử bất kỳ người nào bị tình nghi là "có tình ý riêng tư" khác với những lời dạy của giáo hội. Các tòa án này có sẵn một hệ thống mật vụ riêng của giáo hội và được trao cho toàn quyền sử dụng quân đội truy lùng và càn quét để  tóm cổ tất cả những người dân nào bị nghi ngờ là "tà giáo" hay không tin tưởng vào  giáo hội. Nạn nhân bị tóm cổ phải trải qua một thời kỳ  hành hạ và tra tấn vô cùng man rợ, rồi sau đó sẽ bị thiêu sống cho đến chết.[Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong bài viết có nhan đề là “Những Tội Ác Của Giáo Hội La Mã và Việc Cáo Thú Tội Ác Của GH John Paul II Vào Ngày 12/3/2000”, in trong cuốn  cuốn Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi? (Westminster, CA., Giao Điểm, 2000)]. Về kỹ thuật sử dụng mật báo viên của Giáo Hội,  ông Phan Đình Diệm, Hội Trưởng Học Hội Đức Giêsu Kitô Phục Sinh, viết như sau:

"Năm 1232, Giáo Hoàng Gregory IX (1227-1241) thiết lập tòa án xử bọn dị giáo, gọi là Inquisition…  Cha con tố các nhau, vợ chồng tố cáo nhau, anh em tố cáo nhau, bạn hữu tố cáo nhau, hàng xóm láng giềng tố cáo nhau, v.v. trước tòa án của Giáo Hội. Giáo Hoàng Paul IV (1555-59) tuyên bố: "Nếu bố tôi là dị giáo đồ, tôi cũng sẽ chụm củi thiêu sống ông ta luôn." (28)

Nhà viết sử Lương Minh Sơn kể lại những hành động vô cùng man rợ của Tóa Án Dị Giáo tại Tây Ban Nha như sau:

"Inquisition (Tòa Án Dị Giáo) có ba nghĩa tùy theo lối sử dụng câu văn: Thứ nhất là một sự kết tội và tuyên án mà Tòa Thánh Thiên Chúa Giáo La Mã (the Roman Catholic Church) đã từng áp đặt nhằm mục đích đè bẹp các giáo phái khác; thứ hai là một cuộc điều tra có tính cách vi phạm đến đời tư và quyền tư hữu của người khác; thứ ba là một cuộc tra khảo có tính cách nghiêm khắc và tàn nhẫn, [MIF, "Inquisition"].

"The Spanish Inquisition" là thời kỳ hoàng gia Tây Ban Nha ra lệnh bắt bớ và tàn sát những người theo các giáo phái khác vì cho là "dị giáo". Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1478,  khi Hoàng Hậu Isabella de Castille khởi động phong trào bắt bớ những người Do Thái, mặc dù đã theo Thiên Chúa Giáo La Mã nhưng vẫn còn bí mật duy trì những tục lệ của Do Thái Giáo. Năm 1483,  Vua Ferdinand V và Hoàng Hậu Isabella cử giáo sĩ Tomas de Torquemada của dòng tu Spanish Dominican lên nắm quyền tư lệnh để thi hành chương trình "Inquisition" trên toàn lãnh thổ và những vùng thuộc địa của Tây Ban Nha. Năm 1487, Đức Giáo Hoàng Innocent thứ VIII phong thưởng cho giáo sĩ de Torquemada danh hiệu "The Grand Spanish Inquisitor", một "inquisitor vĩ đại", và ra lệnh khởi động chương trình "Inquisition" trên toàn thế giới.  Ngày 31-04-1492,  Hoàng Gia Tây Ban Nha ra sắc lệnh bắt buộc 150 ngàn người Do Thái ở thành phố Granada phải bán tháo hết của cải để rời khỏi Tây Ban Nha trước ngày 31-7 (năm đó) vì lý do để làm sạch cho "danh dự và rực rỡ của Thượng Đế." Hàng ngàn người Do Thái phải miễn cưỡng "theo đạo" nhưng sau này vẫn bị nguyền rủa là "Los Marranos" (Loài Heo Dơ Bẩn). Hơn 60 ngàn người phải đút lót tìm đường vào định cư ở Bồ Đào Nha. Một số khác được Hoàng Đế Bajazet của Ottoman (Cổ Thổ Nhĩ Kỳ) thâu nhân, mặc dù giáo phái chính của đế quốc này là Chánh Thống Giáo (Orthodox).  

Năm 1499, một "Spanish Inquisitor" khác là Tướng Francisco Jimenez de Cisneros áp đặt phương cách làm lễ biến đổi những người "dị giáo" sang Thiên Chúa Giáo La Mã một cách tập thể, và chuyện này đã bắt lửa cho cuộc đại loạn đẫm máu ỏ Granada. Năm 1543, các "Spanish Inquisitors" ra lệnh xử đốt những người Tin Lành trên các phong thánh giá. Cuộc đàn áp tôn giáo này kéo dài 342 năm. Năm 1820, khi Hoàng Đế Fredinand VII ra lệnh chấm dứt thời kỳ "Inquisition" thì Đế Quốc Tây Ban Nha đã mất gần hết các thuộc địa vùng Trung Mỹ, [TRA, "Human Rights and Social Justices": 1478, 1483, 1492, 1499, 1543, 1820]. (29) 

Một vài hình ảnh vô cùng man rợ của Tòa Án Dị Giáo được Giáo-sư Trần Chung Ngọc kể lại trong cuốn Công Giáo Chính Sử như sau:

"Tòa Án Dị Giáo với những hình cụ tra tấn ác ôn không thể đếm xuể; chúng ta thấy Auto-fé  (cuộc lễ sau phiên tòa xử dị giáo, trao nạn nhân cho chính quyền hành hạ và thiêu sống; TCN). - nơi mà những người bị kết án là dị giáo bị chế riễu rồi dẫn đi tra tấn hay thiêu  sống; chúng ta thấy con người bị căng ra trên cái giá, bị trẹo khớp xương, và chân tay bị xé ra; chúng ta thấy họ bị lột da sống - thân xác đẫm máu của họ bị đóng dấu bằng một miếng  sắt nung đỏ; chúng ta thấy những con người bị phủ đầy hắc ín rồi thiêu sống; chúng ta thấy họ bị ném từ trên các chòi cao xuống đường phố, đầu dọng xuống đất; chúng ta thấy họ bị chôn sống; chúng ta thấy họ bị treo cổ và cắt ra từng mảnh; chúng ta thấy bị những móc sắt hơ nóng móc lòi con ngươi ra, lưỡi họ bị kéo ra, xương họ bị gẫy nát, thân mình họ bị cả ngàn mũi kim đâm vào; chúng ta thấy những bà già bị trói chặt vào chân những con chiến mã hung hăng, và hàng triệu người bị tra tấn bởi những hình cụ ác ôn mà các bọn cuồng tín tôn giáo có thể nghĩ  ra. Bọn người này (tin rằng họ) nhận được quyền lực trực tiếp từ Thượng Đế  vì mọi điều này được dạy ngay trong Thánh  Kinh."(30)

Độc giả cũng có thể đến Wax Museum ở thành phố Victoria, Đảo Vancoucer, tỉn bang Vancouver B.C. (Canada) để xem những hình cụ tra tân này.

15.-/ Trong thế kỷ 15: Thập Tự Quân - Giáo Hội ban hành nhiều thánh chỉ, ban đặc quyền cho hai đế quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đem quân thập tự đi chinh phục các dân tộc ngòai lục địa Âu Châu để thi hành nghĩa vụ "làm sáng danh Chúa" bằng bạo lực. Ngay sau khi Bồ Đào Nha thành công trong việc thám hiểm các vùng bờ biển Tây Phi, Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455)  ban hành thánh chỉ Romanus Pontifex vào ngày 8 tháng 1 năm 1454, ban đặc quyền cho người Bồ Đào Nha được quyền đem quân đi xâm lăng và ăn cướp những vùng đất mà họ đã khám phá ra. Nội dung của thánh chỉ này được Linh-mục Trần Tam Tình ghi lại trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm như sau:

"Năm 1492, Christophe Colombo khám phá ra những vùng đất mới mà ông nghĩ là Ấn Độ. Một nửa thế kỷ trước đó, thương thuyền Bồ Đào Nha cũng đã chạy dọc theo bờ biển phía Tây Châu Phi. Ít năm sau, năm 1497, Vasco de Gama, người Bồ Đào Nha, đã phát hiện đúng con đường sang Ấn Độ. 

Ngày 4 tháng 5 năm 1493, qua sắc chỉ "Inter caetera" ("giữa những điều khác"), Giáo Hoàng Alexander VI  giao quyền chinh phục các vùng đất kể trên mà các dân Phương Tây chưa từng biết, cho các triều đình nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha có quyền đi chiếm tất cả các đất đai gặp được ở một trăm dặm kể từ quần đảo Azores, còn Bồ Đào Nha, tất cả các nước nằm ở mạn Đông đường ranh đó (quần đảo Azores ở mạn giữa cắt đôi Đại Tây Dương).

Tuy nhiên, quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh,  Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn."(31)

Sự Buôn Bán Nô Lệ Qua Đại Tây Dương do Sắc chỉ Romanus Pontifex của GH Nicolas V

Thực ra, trong thế kỷ 15, sau khi ban hành Sắc Chỉ Romanus Pontifex ăn cướp trên đây, Giáo Hội La Mã còn ban hành một lọat các sắc chỉ khác. Những sắc chỉ này  cũng có nội dung ăn cướp như  vậy. Việc ban hành các sắc chỉ  ăn cướp này đã phơi bày cho thiên hạ thấy rõ cái tâm địa gian tham, tàn ngược, độc ác và cực kỳ dã man của Giáo Hội La Mã đối với loài người.  Bỏ ra ngòai những tội ác khác, chỉ riêng việc ban hành các sắc chỉ này, đạo Ki-tô cũng đã trở thành "thiên cổ tội nhân" của nhân loại rồi.

16.-/ Cũng trong thế kỷ 15: Săn và diệt phù thủy - Ngày 9 tháng 12 năm 1482, Giáo Hòang Innocent VIII (1482-1492) ban hành một sắc lệnh đặc biệt để trừng trị và tàn sát những người làm nghề phù thủy mà hầu hết nạn nhân là chi em phụ nữ.

Giáo Hòang Innocent VIII
Giáo Hòang Innocent VIII

Kể từ đó cho đến cuối thế kỷ thứ 18, có tới cả mấy trăm ngàn nạn nhân bị kết tội là phù thủy và bị sát hại. Sự kiện này được ông Charles Nguyễn ghi lại rõ ràng  trong bài viết "Từ thái độ khinh miệt chà đạp phụ nữ của các Độc Thần Giáo đến thái độ tôn trọng và ca ngợi phụ nữ trong văn chương bình dân Việt Nam." Bài viết này đăng trong mạng lưới Giao Điểm tháng 4 năm 2004. Dưới đây là mấy đọan văn chính :

"Tội Ác Dã Man đối với Phụ Nữ của Công Giáo La Mã và Thệ Phản Giáo dưới chiêu bài Diệt Nạn Phù Thủy. Tác phẩm “Bùa Phù Thủy”, do bác sĩ Trần Qúi Nhu dịch, Giao Điểm xuất bản Hè 2003. Nguyên tác bằng tiếng la-tinh “Malleus Maleficarum” của hai linh mục “quan án đạo” là Heinrich Kramer và James Sprenger. Tác phẩm này được xuất bản lần đầu vào năm 1486 để làm tài liệu chính thức cho các quan tòa án đạo xử dụng.

Mấy trang đầu sách có in sắc lệnh 1482 của giáo hoàng Innocent VIII. Sắc lệnh của giáo hoàng là văn kiện luật pháp tối cao chỉ đạo công cuộc diệt phù thủy. Đây là chứng tích không thể chối cãi về một thời kỳ kinh hoàng cho phụ nữ kéo dài gần 300 năm (1482-1750). Bất cứ một phụ nữ nào cũng có thể dễ dàng bị ghép vào tội phù thủy. Người phụ nữ có thể bị người hàng xóm thù ghét vu cáo cho tội đã dùng bùa phép làm chết con bò hay con ngựa của hắn ta. Thế là người phụ nữ đó có thể bị truy tố ra Tòa Án Đạo và bị kết tội phù thủy. Một phụ nữ bỗng nhiên bị nổi ở trên mặt một vài cái nốt ruồi hay mụn cơm có hình thù đặc biệt khiến cho kẻ mê tín tin đó là dấu hiệu của ma qủi. Người phụ nữ đó có thể bị kết án về tội phù thủy.

Vào đầu thế kỷ 15, các tu sĩ dòng Đa Minh (Dominicans) được giáo hoàng cử làm các quan án xử tội phù thủy. Trong hai thế kỷ 15 và 16, riêng tại Đức có 100,000 người bị giết bằng cách thiêu sống trên dàn hỏa.

Năm 1572, tại Saxony, phe Thệ Phản giáo (Tin Lành) tỏ ra còn khắt khe với phù thủy hơn cả công giáo La Mã. Cuối thế kỷ 16, phe Thệ Phản giáo thiêu sống 20,000 người riêng tại Saxony. Trong những năm 1615-1635, hơn 5,000 người bị đưa lên dàn hỏa về tội phù thủy tại miền Strasburg.

Sắc lệnh 9-12-1482 của giáo hoàng Innocent VIII: Sắc lệnh của giáo hoàng đưa ra nhiều “kiến thức lạ lùng” về phù thủy, thầy pháp,  bói toán, ... Giáo hoàng cũng đưa ra nhiều “niềm tin mê tín” của riệng ông ta để dạy dỗ các quan án:

- Các phù thủy có thể thông đồng với “qủi đực, qủi cái” để gây ra bão táp phá hoại mùa màng, giết hại súc vật.

- Bọn phù thủy đã lạc ra ngoài đức tin công giáo, sa vào tay qủi dữ và có khả năng xử dụng tà thuật, phù phép, bùa ngải để làm các việc ác.

- Phù thủy có khả năng vận dụng sự di chuyển các ngôi sao để gây ra bệnh hoạn. Họ kết ước với ma qủi để có thể biết trước tương lai bằng cách đoán mộng.

Đó là tiêu biểu những “kiến thức” của giáo hoàng  này về phù thủy. Giáo hoàng đã tán bậy theo sự suy tưởng ngu xuẩn của hắn. Chủ trương diệt phù thủy thực sự đã bắt nguồn từ Cựu Ước, ít nhất từ 3000 năm trước CN:

- Deut. 7:16 (Sách Phục Luật) “ Ngươi phải diệt các dân tộc mà Thiên Chúa của ngươi đã giao cho ngươi.”

- Deuteromy 18:10 “Phải giết hết các thầy pháp và các thầy bùa ngải.”

- Leviticus 19:26 “Thiên Chúa sẽ đối mặt với các kẻ làm thầy pháp và giết hết bọn này trước mặt dân chúng.”

- Levi. 20:26-27 “Những kẻ làm phù thủy hoặc bói toán phải được đem ra giết hết.”

Giáo hoàng và bọn quan án đạo đã vận dụng cái ngu và cái ác của Thiên Chúa trong kinh thánh hợp với cái ngu và lòng mê tín ác nghiệt của chúng để tạo thành một căn bản luật pháp tôn giáo. Bọn chúng đã dám dựa vào cái lòng tin ngu xuẩn của chúng để ra lệnh tàn sát bao nhiêu ngàn sinh linh! Trong 300 năm, từ 1450 đến 1750, ít nhất cũng có 200,000 phụ nữ bị thiêu sống dưới cái tội danh “phù thủy” vu vơ, không có thật. Tội danh này thật sự đã được tạo ra do sự tưởng tượng của những kẻ nặng đầu óc mê tín mà thôi." (32)

17.-/  Năm 1588, quyền lực của Giáo Hội bắt đầu xuống dốc: Năm 1588, Hạm Đội Armada của Tây Ban Nha bị hải quân Anh đánh cho tan tành không còn manh giáp ở trong vùng Biển Manche (English Channel). Thảm bại quân sự này khíến cho Tây Ban Nha suy yếu không còn đủ khả năng làm tay sai cho giáo triều Vatican đem quân đánh chiếm đất đai, giết người, đọat của, hãm hiếp phụ nữ và vơ vét  tài sản để  "làm sáng danh Chúa" cho Giáo Hội La Mã.. Thấy rằng Tây Ban Nha không thể tiếp tục làm tay sai  được nữa, giáo triều Vatican quay ra o bế và cấu kết với Pháp để sử dụng quốc gia này thay thế Tây Ban Nha thi hành sứ mạng "làm sáng danh Chúa" cho giáo hội.

18.-/ Từ giữa thập niên 1650 cho đến thập niên 1850, giáo triều Vatican đã kiên trì  ba lần gửi người đến kinh thành Paris uốn lưỡi Tô Tần thuyết phục Pháp  liên kết với Giáo Hội La Mã thành một liên minh chính trị và quân sự, giống như một công ty hợp doanh, để cùng đánh chiếm và thống trị Việt Nam, cùng coi dân ta như một bây nô lệ và bóc lột đế tân xương tận tủy.

Phần đóng góp của Đế Quốc Vatican trong công cuộc đánh chiếm Việt Nam là công lao thu thập các tin tức tình báo chiến lược, móc nối với những người Việt Nam mang quốc tịch Vatican để thành lập đạo quân thứ 5 năm hờ chờ sẵn để tiếp ứng vào khi đoàn quân viễn chinh Pháp – Vatican từ ngoài khơi tiến vào, và tìm những người Việt mang quốc tịch Vatican cung ứng cho nhu cầu làm tay sai tai mắt cũng như cung ứng cho bộ máy đàn áp và cai trị nhân dân ta.

Phần đóng góp của Đế Quốc Pháp là bỏ tiền ra bao giàn cho cuộc chiến, cung ứng quân đội và hoạch định kế hoạch hành quân tấn chiếm Việt Nam.

Thế nhưng, khi còn bàn tính kế hoạch đánh chiếm nước ta cũng như khi còn đã tiến hành những chiến dịch chính phục đất nước ta, thì chúng gắn bó thân thiết khắng khít  với nhau như đôi trai gái mới yêu nhau. Thế nhưng, khi đã đánh chiếm được nước ta rồi và khi tiến đến thiết lập bộ máy cai trị và đán áp nhân dân ta, thì chúng (Pháp và Vatican) bắt đầu hục hặc, tranh  nhau hơn thua, và bắt đầu gầm ghè  và tính chuyện dùng những thủ điọa thâm độc  hất cẳng nhau để  nắm thế thương phong hay chiếm đôc quyền cai trị đất nước ta.Tình trạng này bắt đầu bùng nồ gần như công khai vào đầu thập niên 1890. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong tiết mục số 11, trong Chương Dẫn Nhập, sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã (Tacoma, WA: TXB, 1999) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang.

Cuối cùng, phe thực dân cấp tiến Pháp đã thắng thế và Vatican đành phải tuân hành quy luật “thế lực nào chi tiền thì thế lực đó nắm quyền làm chính sách cai trị Việt Nam.”

19.-/ Thập niên 1850: chinh phục Đông Dương - Mãi tới giữa thập niên 1850,  Pháp mới nghe theo lời thuyết phục của Vatican xuất quân chinh phục Đông Dương gây nên cuộc chiến xâm lược đẫm máu kéo dài  từ đó cho đến tháng 7 năm 1954. Trong thời kỳ này, giáo hội  không bỏ lỡ một cơ hội nào để hủy diệt nền văn hóa và văn minh cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

20.-/ Thế kỷ 19 - Kế hoạch kinh tài dài hạn - Kể từ thế kỷ 19, Giáo Hội La Mã chú tâm vào viêc khai thác triệt để một thủ đoạn hết sức tinh vi để moi tiền của tín đồ  bằng cách bịa đặt ra chuyện Đức Mẹ hiện ra. (Thực ra, thủ đoạn này có thể đã được phát minh vào thế kỷ 17 hay trước đó.)  Sau khi đã loan tin Đức Mẹ hiện ra ở một nơi nào, bộ máy tuyền truyền của giáo triều Vatican phát động nhiều đợt liên tiếp phổ biến đại quy mô tin tức này với những chuyên viên cò mồi nói rằng đã có nhỉều người đến chỗ đó cầu khấn Đưc Mẹ cứu giúp trị bệnh nan y của họ và đã được khỏi bệnh. Khi thấy có nhiều tín đồ đã mắc mưu rơi vào tròng rồi, giáo hội liền cho xây một ngôi thánh đường ở đó và biến nơi đây thành một trung tâm hành hương. Kể từ đó, phương cách moi tiền tín đồ theo kiểu này được giáo hội và các ông Linh-mục ưa thích khai thác và thành công nhất. Ông Charlie Nguyễn kể lại  trong sách Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm như sau:

“Theo báo Newsweek ra ngày 26/8/1997 thì trong 19 thế kỷ qua,  Vatican loan báo Đức Mẹ hiện ra chỉ có vài lần. Nhưng trong thế kỷ 20, Vatican cho biết có tới 400 lần Đức Mẹ hiện ra hầu như tại khắp nơi trên thế giới...”

“Trong thế kỷ 20, Đức Mẹ hiện ra tới 400 lần tại nhiều quốc gia. Như vậy Đức Mẹ phải biết đủ các thứ tiếng trên thế giới! Tại La Vang vào năm 1798, dưới thời vua Cảnh Thịnh, hàng trăm giáo dân Huế và Quảng Trị đã vào đây lánh nạn cấm đạo trong khu rừng “Lá Vằng” này. Đức Mẹ  chỉ hiện ra để nói vài điều chứ không có một chương trình nào cụ thể để cứu trợ. Đức Mẹ hứa: “Từ nay về sau, bất cứ ai đến khẩn cầu Mẹ tại nơi đây sẽ được Mẹ ban ơn phù trợ.”   Chắc ý của Mẹ là muốn La Vang sẽ trở thành trung tâm hành hương lớn tương tự như Trung Tầm Hành Hương của Dòng Tu Đồng Công tại Missouri? Tôi tin rằng Đức Mẹ nói với giáo dân tại La Vang vào năm 1798 bằng tiếng Việt,  không cần phải thông dịch từ tiếng Aramic (ngôn ngữ Đức Mẹ và ông Joseph sử dụng ở Do Thái vào thời đó - NMQ) sang Việt ngữ. Có lẽ tiếng nói của Người hơi nặng theo giọng Huế hay Quảng Trị!

Vatican, Xưởng Sản Xuất Phép Lạ.-  Sư lạm phát phép lạ của Vatican đi kèm theo tín điều “Giáo Hoàng không thể sai lầm” làm cho các giáo phái Kitô khác như Anh Giáo, Tin Lành và Chính Thống Giáo đâm ra hoảng sợ vì nó có thể tạo ra sự sụp đổ của Công Giáo La Mã và kéo theo sự sụp đổ của toàn thể Kitô giáo..   

“Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt vào năm 1945,  Vatican thấy các quốc gia rục rịch thành lập tổ Chúc Liên Hiệp Quốc nên phịa ra vụ Đức Mẹ hiện ra tại Amsterdam (Hòa Lan) với cô gái tên là Ida Peederman. Đức Me tự xưng với cô gái bằng danh hiệu “Đức Mẹ của Mọi Quốc Gia” (Lady of  All Nations). Điều đáng chú ý nhất là trong lần hiện ra này, Đức Mẹ chỉ thị cho cô Ida Peederman phải thỉnh cầu với Giáo Hoàng Pio XII (1939-1958)  công bố một số tín điều cuối cùng về Đức Mẹ là Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc. (The Dogma  of Co-Redemptrix). Vào năm 1950, Giáo Hoàng XII đã công bố tín điều “Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời” để xác nhận việc Đức Mẹ hiện ra là NGƯỜI THẬT nguyên vẹn hồn xác như cách đây 2000 năm. Từ đó đến nay, chỉ trong vòng 50 năm, số lần Đức Mẹ hiện ra gấp nhiều lần tổng số từ năm 1950 trở về trước cộng lại. Nổi tiếng  nhất là những lần Đức Mẹ hiện ra ở Rwanda (châu Phi) vào năm 1981 và 1989.

Vụ Đức Mẹ hiện ra cùng 6 em nhỏ Medjugoje (Bosnia) vào năm 1981, Đức Mẹ xưng danh là  “Nữ Vương Hòa Bình” (Queen of Peace) và từ năm  1981 đến nay (1997) có tới 20 triệu tín đồ đến đây hành hương. Cũng từ năm 1950 đến nay,  trong thế giới Công Giáo phát sinh ra hàng trăm tờ báo lá cải chuyên viết đủ thứ về Đức Mẹ, tương tự như tờ “Trái Tim Đức Mẹ” và hàng ngàn bản tin như “Bản Tin Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ” của Dòng Đồng Công Missouri.

Chưa có thế kỷ nào việc tôn thờ Đức Mẹ Maria lại ồn ào náo nhiệt cho bằng thế kỷ 20! Mọi nơi trên thế giới đều có cha cố hay giáo dân báo cáo là có thấy Đức Mẹ hiện ra. Mấy năm trước đây, tại Phoenix và Cleveland (Hoa Kỳ) cũng ồn lên về việc Đức Mẹ hiện ra ở vùng này. Việc hành  hương thăm viếng các nơi có tin đồn  Đức Mẹ hiện ra đã biến thành một kỹ nghệ hốt bạc của các tu sĩ và nhà thờ Công Giáo. Việc phát hành các băng video về hình ảnh  Đức Mẹ khóc, tượng Đức Mẹ chảy máu, hình Đức Mẹ chiếu trên mây hoặc trên các tấm kiếng của building (cao ốc), trên nóc nhà thờ, v.v..., tất cả được tung ra thị trường đều nhằm làm thỏa mãn tính hiếu kỳ và lòng say mê phép lạ của tín đồ Công Giáo.  Theo nhận xét của nhiều ký giả đã theo dõi sự kiện này  thì Đức Mẹ hiện ra ngày càng trở thành một  bà vợ hấp dẫn hơn xưa của Đức Chúa Thánh Thần (The Holy Spirit’s more interesting spouse). Sau năm 1945,  Giáo Hoàng Pio XII muốn công bố tín điều cuối cùng về Đức Mẹ nên đã tung ra tin Đức Mẹ hiện ra với cô Ida Peederman và ra lệnh phải thỉnh cầu giáo hoàng công bố tín điều “Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc”. Và đây cũng là lý do tại sao có việc Linh-mục Trần Đình Thủ lập dòng Đồng Công tại Bùi Chu vào cuối thập niên 1940.(33)  

Cũng trong cuốn sách này, trong một phần khác, với nhan đề là "Bầy Quạ Trên Thân Xác Người Đàn Bà Do Thái”, tác giả Charlie Nguyễn viết:

“Tại Việt Nam chỉ có một dòng tu Công Giáo duy nhất do người Việt Nam sáng lập là Dòng Đồng Công. Danh hiệu “Đồng Công” là chữ tắt của danh hiệu “Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc” (The Co-Redemptrix). Dòng này do LM  Trần Đình Thủ sáng lập vào cuối thập niên 1940 do lệnh của Giáo Hoàng Pio XII (1939-1958). Thoạt tiên trụ sở dòng đặt tại làng Liên Thủy (gần với làng Hành Thiện - Nam Định). Sau năm 1954, dòng dời về xã Tam Hà - Thủ Đức. Sau năm 1975, một số thày tu Dòng Đồng Công tới định cư ở Missouri lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Ngày nay, chi nhánh Đồng Công hải ngoại này đã trở thành một đại công ty kinh doanh lòng sùng kính Đức Me với những cơ sở hết sức lớn lao rải rác ở khắp nơi. Trụ sở chính đặt tại Carthage, Missouri., MO 64834, USA với những công trình kiến trúc vĩ đại. Với số giáo dân hải ngoại vừa đông đảo vừa khá giả, thêm vào đó là tài kinh doanh vượt bực của các thày tu, Dòng Đồng Công  ngày càng làm ăn khấm khá phát tài, tiền vô như nước! Tôi rất  tiếc chưa có dịp đi hành hương “Đất Thánh” Missouri của Công Giáo Việt Nam hải ngoại, nhưng đã được coi mấy cuốn băng video của cơ sở ngoại vi của Dòng Đồng Công là Câu Lạc Bộ Văn Hóa Tố Như (Box 66, Vienna – VA 22183 – Fax (702) 319-9489) cũng đủ thấy sự khai thác thương mại đại quy mô của dòng tu Việt Nam này. Tôi thật kinh ngạc phục tài thao lược “tay trắng làm nên” và tài mê hoặc quần chúng của những chuyên gia Thánh Mẫu Học Việt Nam (Vietnamese Mariologists)

Trong thời gian gần đây, Câu Lạc Bộ Văn Hóa Tố Như mới cho ra lò một bộ băng video “Ave Maria, mẹ yêu dấu gồm 4 cuốn: (1)  FATIMA – Mẹ là niềm hy vọng, (2)  LỘ ĐỨC – Mẹ là nguồn yêu thương, (3)- LA VANG – Mẹ củng cố đức tin son sắt, và (4)- GUADELOUP – Chứng tích mẹ yêu dấu.

Thông điệp chính yếu trong những lần “Đức Mẹ hiện ra” , nếu có thật, là khuyến cáo các tu sĩ, nhất là các linh mục, phải cải thiện đời sống để cứu nguy Giáo Hội Công Giáo đang bên bờ diệt vong. Nhưng  các tu sĩ này hoàn toàn làm ngơ trước những khuyến cáo này của Đức Mẹ. Trái lại, họ chỉ biết chú tâm vào việc khai thác lòng sùng kính ngây thơ của giáo dân dành cho Đức Mẹ, hiện thân của tình mẫu tử theo nhân tính tự nhiên. Nếu Đức mẹ đang  hiện diện khắp mọi nơi, thì cần gì phải tổ chức những cuộc hành hương rềnh ràng tốn phí mà chỉ những kẻ nhiều tiền lắm bạc mới kham nổi. Từ nhiều năm qua, Dòng Đồng Công đã tổ chức nhiều cuộc hành hương tới những địa danh nổi tiếng về phép lạ của Đức Mẹ như Fatima ở Bồ Đào Nha, Lộ Đức (Lourdes) ở Pháp, Núi Mẹ Sầu Bi tại Oregon. Hàng năm, Dòng Đồng Công tổ chức “Đại Hội Thánh Mẫu” thu hút năm sáu chục ngàn người từ khắp nơi qui tụ về “Thánh Địa” Carthage, Missouri.

Đây là dịp cho các nhà thần học hoang tưởng về khoa học “Thánh Mẫu Học” (Mariology) trổ tài hùng biện thuyết giảng về các phép lạ của Đức Mẹ để thỏa mãn nhu cầu ham chuộng phép lạ vô bờ bến của giáo dân Việt Nam. Trong số các chuyên gia về Thánh Mẫu Học nổi tiếng, chúng ta phải kể đến “nhà văn” Phạm Đình Khiêm, tác giả cuốn “Đức Mẹ La Vang Là Nữ Vương Chiến Thắng”, Linh-mục Barnabê Nguyễn Đức Thiệp, cựu giám tỉnh Dòng Đồng Công tại Hoa Kỳ, “nhà khảo cứu” Nguyễn Đức Tuyên, Giáo-sư  Trần Ngọc Vân tức “nhà văn” Trần Phong Vũ. Trần Ngọc Vân là người đặt tên cho cuốn sách mới toanh về Đức Mẹ là cuốn “Mẹ Maria Trong Ánh Sáng Đức Tin” 285 trang,  giá 10 đô, của tác giả Ngưỡng Nhân Lưu Âu Nhi, xuất bản tại Hoa Kỳ tháng 10/2000. Nếu coi băng video của Câu Lạc Bộ Văn Hóa Tố Như, chúng ta sẽ được nghe nhà thần học hoang tưởng trẻ măng Linh-mục Phan Hữu Ngọc,  tiến sĩ Thánh Mẫu Học thuộc Dòng Đồng Công thuyết giảng.

Cơ quan  tuyên truyền chính yếu của Dòng Đồng Công là Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ. P.O. Box 836,  Carthage – MO 64836. phone (417) 358-8296. Cũng theo báo này thì từ xưa đến nay, Đức Mẹ đã hiện ra khắp nơi trên thế giới hơn 30 ngàn (30.000) lần. Mỗi lần  hiện ra đều có phép lạ khác nhau và mặc sắc phục khác nhau. Chắc là Đức Mẹ  có khả năng nói thông thạo mọi ngôn ngữ trên thế giới, cho  nên Người mới có thể truyền đạt mệnh lệnh của Người tới đàn con của Mẹ thuộc mọi chủng tộc. Hay là mỗi  lần Đức Mẹ hiện ra lại cần phải có thông dịch viên? Tôi vẫn thắc mắc không biết khi Đức Mẹ “hiện ra” ở La Vang trên 200 năm trước đây với giáo dân Quảng Trị, Người có mặc váy và quấn khăn mỏ quạ hay không? Người có  biết ăn trầu bỏm bẻm không? Và Người nói chuyện với giáo dân La Vang Quảng Trị bằng giọng Bắc Kỳ, Nam Kỳ hay phát âm theo kiểu “Nược có còn nọng hay là nguôi”.  Xin các nhà thần học Công Giáo thông thái làm ơn giải thích giùm. Nếu không,  thì đồng bào có quyền nghĩ rằng những chuyện Đức Mẹ hiện ra chỉ là những chuyện bịp và quý vị Thánh Mẫu Học chì là một hạng lưu manh ngụy trí thức chuyên nghề lừa gạt đám tín đồ khờ dại để hành nghề bất lương với mục đích kiếm tiền một cách đốn mạt và hèn hạ mà thôi.

Tôi không xa lạ gì với Dòng Đồng Công. Tôi đã đến thăm nhà dòng này từ buổi sơ khai vào tháng 7/1950  tại nhà xứ Liên Thủy Bùi Chu dòng Đồng Công tại Bùi Chu, lúc đó tôi là cậu học trò 13 tuổi.." (34)

Chuyện bịp Đức Mẹ hiện ra trong ngôi nhà thờ  của xóm đạo Ba Làng thuộc tỉnh Thanh Hóa (Bắc Trung Việt)  vào mùa thu năm 1954, nói với giáo dân rằng "Đức Mẹ sắp sửa bỏ miền Bắc vào Nam". Chuyện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh kể lạ đầy đủ với nhiều chi tiết trong tác phẩm Thập Gia và Lưỡi Guợm.(35)

Qua thành tích về việc bịa đặt ra những chuyên Đức Mẹ hiện ra để kinh tài và phục vụ cho mưu đồ chính trị như đã trình bày trên đây, chúng ta thấy rằng Giáo Hội La Mã quả thật là một tổ chức đại bịp siêu việt trong lịch sử loài người. Cũng vì thế mà ta có thể nói rằng nói đến đạo Ki-tô La Mã mà không nói đến đặc tính bịp bợm siêu việt của nó  là không biết gì về “cái tôn giáo ác ôn” hay “cái giáo hội khốn nạn” này.

21.-/ Năm 1854, giáo triều Vatican bịa đặt ra tín lý Đức Mẹ Vô Nhiễm, rồi năm 1950 lại bịa đặt ra tín lý Đức Mẹ Thăng Thiên. Sự kiện này được nhà báo Gene Johnson của hãng tông tấn The Associated Press ghi nhận như sau:

Thụ Thai Vô Nhiễm là nói về tín điều Kitô La Mã được cho ra đời vào năm 1854. Tín điều này cho rằng Bà Mary khi sinh ra không mắc “tội tổ tông”. Tín lý Đức Mẹ Thăng Thiên được xác định vào năm 1950. Tín lý này cho rằng thể xác và linh hồn của bà Mary đi thẳng lên thiên đường, chứ không chết [như người thường].” (36)

22.-/ Thập niên 1860: Công Đồng Vatican I - "Giáo Hoàng không lầm lẫn" - Năm 1858, Giáo Hội lập kế bắt cóc em bé Edgardo Mortara mới 6 tuổi thuộc một gia đình Mortara người Do Thái ở Bologna (thuộc nước Ý.) Việc này được thực hiện bởi một nữ tín đồ Ca-tô giúp việc cho gia đình bí mật rửa tội em bé. Sau đó, giáo triều Vatican ra lệnh cho tóan lính canh gác tại Tòa Thánh Vatican bắt cóc em bé đem về, rồi chính Hòang Pius IX (1846-1878) đứng ra bảo trợ nuôi dưỡng và gửi vào trường học nghề làm linh mục. Hành động tội ác bỉ ổi này bị chính gia đình em bé Edgardo Mortara và cộng đồng người Do Thái phản đối quyết liệt.

Giáo Hoàng Pius  IX

Em bé Edgardo Mortara - Giáo Hoàng Pius IX

Nực cười là Giáo Hoàng Pius IX, thủ phạm chính trong việc bắt cóc em bé Edgardo Mortara trên đây, và cũng là người đã từng gọi dân tộc Do Thái là "lũ chó" lại cho triệu tập Công Đồng Vatican I với nhiệm vụ là bia đặt ra tín lý "giáo hoàng không lâm lẫn". Sách Vicars of Christ ghi lại đọan văn nói về tính cách không lầm lẫn của giáo hoàng như sau:

"Tính cách không lầm lẫn của giáo hoàng được Công Đồng Vatican I coi như là một phần trong tư thế quyền lực tối cao của giáo hoàng đối với toàn thể giáo hội. Dưới đây là  ngôn từ của lời xác nhận này:

"Giáo Hòang La Mã, khi nói đến ngôi vị giáo chủ của ngày xưa có nghĩa là  khi đang thi hành nhiệm vụ như là một vị chủ chăn và một ông thày của tín dồ Ki-tô, ông xác nhận  chức vị quyền thế tối cao của tông đồ về chủ thuyết liên quan đến đức tin và đạo đức mà giáo hội toàn cầu đang tin tưởng. Nhờ sự trợ giúp của Thượng Đế qua cá nhân Thánh Peter mà  giáo hoàng mới có được tính cách không lầm lẫn theo đó Chúa Cứu Thế muốn rằng giáo hội của Ngài phải có một chủ thuyết xác nhân về đức tin và đạo đức; và vì nguyên cớ này giáo hoàng La Mã xác nhận là chính bản thân của giáo hoàng không thể sửa đổi và cũng không do sự ưng thuận của giáo hội." (37)

Cũng trong Công Đồng Vatican I này, giáo triều Vatican ra lệnh cấm, không cho tín đồ Ca-tô được ăn những thực phẩm đã được dâng cúng các đấng thần linh của các tôn giáo khác. Vì thế mà tín đồ Ca-tô người Việt không ăn những thực phẩm đã được dâng cúng theo tục lệ cổ truyền của dân tộc.

23.-/ Thập niên 1930: Cấu kết với Phát Xít Ý - Giữa thập niên 1930, giáo triều cấu kết với Phát Xít Ý và Đức Quốc Xã. Thấy rằng  Phát Xít Ý và Đức Quốc Xã đang lên, giáo triều Vatican quay ra o bế và cấu kết với hai chế độ phát xít độc tài này để thi hành sách lược "cáo đội lốt hùm". Nhờ vậy mà Giáo Hội La Mã mới có thể thiết lập được chế độ đạo phiệt Ca-tô Francisco Franco (1939-1975) ở Tây Ban Nha và chế độ đạo phiệt Ca-tô Ante Pavelich (1941-1945) ở Croatia. Hậu quả của việc làm này đã khiến cho:

a.-/ Tây Ban Nha rơi vào tình trạng nội chiến kéo dài cả mấy năm, trở thành một nước chậm tiến, nhất, lạc hậu nhất so với các nước khác ở Tây Âu và cho đến ngày nay  nhân dân Tây Ban Nha vẫn mang hận và thù ghét Giáo Hội La Mã.

b.-/ Hơn 700 ngàn trong số gần 3 triệu dân Croatia (thuộc Chính Thống Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo) bị tàn sát. Sự kiện này đã đươc chúng tôi trình bày đầy đủ (1) ở trong bộ sách Thưc Chất của Giáo Hội La Mã - Quyển Một (Tacoma, WA TXB, 1999, trang 304-311), và  (2) Phần  III, Chương 13 trong sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Phần III này có thể đọc online trên sachhiem.net và sachhiem.org. (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_13b.php)

24.-/  Năm 1950: Giáo Hội La Mã vận động cho con chiên Ngô Đình Diệm - Giáo triều Vatican cho người dẫn ông Ngô Đình Diệm sang Hoa Kỳ để vận động đưa ông ta lên cầm quyền ở Việt Nam. Thấy rằng Pháp đang sa lầy ở Đông Dương và sẽ rơi vào tình trạng "ốc không mang nổi mình ốc", giáo  triều Vatican liền tính kế bỏ Pháp, dẫn ông Ngô Đình Diệm sang Hoa Kỳ, giao cho Hồng Y Francis Spellman đảm trách năn nỉ và thuyết phục chính quyền Hoa Kỳ đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền làm tay sai cho cả Vatican và Hoa Kỳ. Đây là nguyên do tại saomiền Nam Việt Nam có hai chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu. Hai chế độ đạo phiệt này được ngụy trang bằng thuật ngữ Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. Những việc làm  và mưu đồ của hai chế độ đạo phiệt Ca-tô này nhằm hủy diệt nền văn hóa và văn minh cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Sự kiện này sẽ được trình bầy đầy đủ chi tiết ở trong Phần VI (nói về Miền Nam Việt Nam dưới ách thống trị của Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican)  của bộ sách  này.

Những sự kiện lịch sử trên đây cho thấy rằng, Giáo Hội La Mã đã có chủ truơng rõ rệt là dựa vào các cường quốc để thi hành sách lược "cáo đối lốt hùm" với mục đích lấy bạo lực làm phương tiện theo đuổi chủ nghĩa bá quyền  thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại theo đúng tinh thần thánh chỉ Romanus Pontifex  được ban hành vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455) như đã  nói trên.

25.-/ Thập niên 1960 - Công Đồng Vatican II: Cho phép ăn đồ cúng - Giáo Hoàng John XXIII (1958-1963), triệu tập công Đồng Vatican II vào đầu thập niên 1960. Công Đồng  này kéo dài trong nhiều năm, đưa ra quyết định cho phép người Á Châu được ăn những thực phẩm đã dâng cúng các đấng thần linh trong những ngày lế hay giỗ kỵ của những người thuộc tôn giáo khác để lôi cuốn nhân dân Đông Á theo đạo Ca-tô. Tuy nhiên, trong thực tế, đây chỉ là sách lược "Cú mang lông Công", "lang sói lộn xòng thành gia cẩu" mà thôi.

Có điều hết sức khôi hài là khi được các ông linh mục cho hay là lệnh mới của giáo hội cho phép tín đồ được ăn những thực phẩm  đã được dâng cúng các đấng thần linh thuộc các tôn giáo khác, thì những tín đồ Ca-tô người Việt thuộc lọai siêu cuồng tín tỏ ra hết sức vui mừng và sung sướng đến ngồi chung bàn với  các ban bè thân thiết "bên lương" để cùng ăn những bữa cơm cúng giỗ của  các gia đình  thân quyến của họ.

26.-/ Năm 1988 - 2000: Phong thánh cho các tên tội đồ. Cán công lý của Giáo Hội La Mã luôn luôn nghiêng ngược chiều so với công lý chung của nhân loại. Dưới đây là những bằng chứng cho thấy Giáo Hội La Mã toàn là phong thánh cho những tên tội đồ của dân tộc nạn nhân.

a- Đối với Việt Nam, ngày 19 tháng  6 năm 1988, Giáo Hội phong thánh cho những kẻ phục cho mưu đồ đại gian đại ác của Giáo Hội La Mã, chống lại tổ quốc Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19. Ngày 19/6/1988, Giáo Hội tổ chức lễ phong thánh cho 117 tên tội đồ này với dã tâm thâm độc là khích lệ tín đồ Ca-tô "ngoan đạo" người Việt hăng say chống lại tổ quốc Việt Nam. Đặc biệt, việc phong thánh thời gian này là để chống lại chính quyền Việt Nam hiện nay theo sách lược cố hữu "quậy cho nước được để thả câu" và "không được ăn thì đạp đổ" mà giáo triều Vatican đã liên tục áp dụng từ sau khi Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) ban hành 27 nguyên tắc trong sắc chỉ Romanus Pontifex đã nói trên.

Đây là một tội ác (tội số 18) trong số 26 tội danh chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua mà chúng tôi đã dành hẳn Chương 4 với tựa đề là “Một Số Tội Danh  Tiêu Biểu Trong Khu Rừng Tội Ác Cúa Giáo Họi La Mã”, trong bộ sách  Bộ Mặt Thật Cực Kỳ Ghê Tởm Của Giáo Hội La Mã. Bộ sách này sẽ được phổ biến rộng rãi cho mọi người cùng biết trong một ngày gần đây. Ở đây, chúng tôi chỉ cho biết rằng giá tiền tốn phí để trả hay cung ứng cho giáo triều Vatican ban tước hiệu “thánh” cho một tên tội đồ đã bị chính quyền bản địa xử tử vì tội phản quốc mà giáo triều Vatican gọi là “tử đạo” (martyrs) vào khoảng vào khoảng “500 ngàn Euros (550 ngàn Mỹ kim) tới 750 ngàn Euros (822 ngàn Mỹ kim.” Sách Merchants In The Temple ghi như sau:

Tuy nhiên, những khoản tiền khổng lồ để cho giáo triều Vatican điều hành đòi hỏi phải có việc kế toán thích đáng. Mở một hồ sơ để phong chân phước tốn phí tới 50 ngàn tiền euros, cộng thêm 15 ngàn tiền cho các phí khoản điều hành. Số tiền này chi phí cho các quyền của giáo hoàng và những khoản tiền đền bù sung mãn cho các nhà thần học chuyên nghiệp, y sĩ và các giám mục cứu xét hồ sơ. Sau khi cộng thêm vào những khoàn tiền tốn phí cho các nhà biên khảo trong việc soạn thảo lý lịch của người được đề nghị phong chân phước, và cuối cùng là công việc của người được trao cho đảm trách công việc hoàn thành hồ sơ, số tiền tốn phi này tăng vọt như hỏa tiễn.

Trung bình giá cả tốn phí cho một hồ sơ lên đến khoảng 500 ngàn euros. Rồi còn phải tính đến tất cả tiền phí tổn cho những quà tặng bắt buộc để “cám ơn” các vị giáo phẩm (giám mục, tổng giám mục hay hồng) được mời đến tham dự các buổi lễ trong thời gian tiến hành thủ tục, để họ nói vài lời về những việc làm và phép lạ của người được đề nghị phong chân phước. Trong lịch sử, sô tiền chi phí cho mỗi hồ sơ như vậy có thể lên tới 750 ngàn euros như trong vụ phong chân phước cho Antonio Rosmini năm 2007.

Trong thời Giáo Hoàng John Paul II (19978-205), “Xương Sản Xuất Thánh” đã ban phép lành cho 1,338 vị trong 147 buổi lễ phong chân phước, và 482 ông/ bà thánh trong 51 buổi lễ phong thánh- Những con số ngoài sức tưởng tượng này vượt xa mức độ trước đó trong lịch sử giáo hội.” Gianluigi Nuzzi, Merchants In The Temple (New York: Hanry Holt And Company, 2015), p. 33.

Nguyên văn: “Yet these are huge sums of money for which Vatican regulations demand proper bookkeeping.. To simply open a cause for beatification cost 50,000 euros, supplemented by the 15,000 euros in actual operating costs. This amount covers the rights of the Holy See and the hefty compensation of the expert theologians, physicians  and bishops who examine the cause. After adding the costs of the researchers’ time, the drafting of the candidates’ positio – a kind of résumé of all his or her works – and finally, the work of the postulator, the amount skyrockets.

The average price tag comes to about 500,000 euros. We then have to consider the cost of all thank you gifts required for the prelates who are invited to festivities and celebrations held at crucial moments in the process, to say a few words about the acts and miracles of the future saints or blessed. Record spending on these causes has reached as high as 750,000 euros, such as the process that led to the beatification in 2007 of Antonio Rosmini.

Under John Paul II the “saints’ factory” anointed 1,338 blesseds in 147 rites of beatification and 482 saints in 51 celebrations - astronomical figures that far surpass previous levels in Church history.”

- Năm 2000, Giáo Hội La Mã lại tổ chức phong thánh cho 120 tên tội đồ chống lại Trung Quốc đã bị chính quyền Trung Quốc xử tử vì tội phản quốc vào những năm  cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Dã tâm trong việc phong thánh cho 120 tên tội đồ này là xúi giục tín đồ Ca-tô "ngoan đạo" người Trung Quốc  cứ mạnh dạn chống lại Trung Quốc theo sách lược hành động đã được áp dụng ở Việt Nam như đã trình bày ở trên.

Nói về việc phong  thánh cho 117 tên tội đồ chống lại tổ quốc Việt Nam và  120 tên tội đồ chống lại Trung Quốc, bản tin của ViêtCatholic News ngày 23 tháng 9 năm 2000 do ký giả Ngọc Loan viết, trong đó có một đọan:

"Cũng như ngày 19/6/1988 là phong Thánh cho 117 chân phước tử đạo Việt Nam bị coi là có thâm ý vì được coi là ngày quân lực của Việt Nam Cộng Hòa, nhà nước và Giáo Hội Quốc Doanh Trung Hoa cũng than phiền rằng ngày 1 tháng 10 tới đây trùng với ngày Quốc Khánh của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Đối với chính quyền Trung Hoa, việc phong thánh trong đó có một số vị ngọai quốc bị giết trong Nghĩa Hòa Đòan hay Loạn Quyền Phỉ vào ngày này được coi như là không thích hợp. Đối với chính quyền Trung Hoa, việc phong thánh này đã đi ngược lại với lối giải thích của chính quyền Trung Hoa về lịch sử đã diễn ra hổi 1920. Đối với lịch sử và sách giáo khoa Trung Hoa, đảng Cộng Sản Trung Hoa vẫn ca ngợi các cuộc nổi dậy vào năm 1900, một phong trào chống đế quốc, một phong trào chính đáng và là tiền thân của Đảng Cộng Sản Trung Quốc."(38)

Về việc Giáo Hội La Mã  phong thánh cho  117 tên tội đồ chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam và 120 tên tội đồ chống lại nước Trung Hoa, cụ Trần Văn Kha viết trong cuốn Tôn Giáo Đối Chiếu Tập II như sau:

"Bôi nhọ đạo công giáo chỉ có thể là những người công giáo. Chúng tôi nghĩ là các linh mục hiếp dâm con nít, hiếp dâm nữ tu, hiếp dâm lẫn nhau, hiếp dâm tín đồ trong nhà thờ, như đã trình bày trong các bài "Lạm Dụng Tình Dục" và "Linh Mục Hiếp Dâm", trang 843 và 882, v.v.., mới chính là những người "bôi nhọ" đạo công giáo. Còn Giáo Hòang John Paul II thì bôi nhọ  việc phong thánh, phong thánh bừa bãi, khi Ngài phong thánh chp 120  người trong đó 87 người Tàu và 55 thừa sai bị giết ở Tàu trong khoảng từ năm 1648 đến 1930.

Sau khi bị Trung Cộng phản đối, Ngài xin lỗi  "Giáo Hoàng Xin Lỗi Tàu vì Những Sai Lầm Của Thừa Sai" (Pope Apologizes to China over Missionary Errors)":

"Giáo Hòang John Paul đã đưa cành ô liu cho Tầu khi Tàu nổi giận cho những người tử đạo mà họ gọi là những tên "tội phạm ma quỷ", bằng cách xin lỗi bất cứ những sai lầm nào của những thừa sai Âu Châu trong thời kỳ thuộc địa". (Pope John  Paul has extended an olive branch to China, which is angry at the canonization of martyrs it calls "evil-doing sinners", by apologizing for any errors committed by Western missionaries in colonial times.)

Tầu mô tả chi tiết "những tội ác ghê tởm của hai (ông) Thánh mới. (China Details "Monstrous Crimes of Two New Saints)"

Một phát ngôn viên của Bộ Tôn Giáo (Trung Hoa) nêu ra những tỉ dụ về "tội ác ghê tởm" do hai (ông) thánh mới phạm phải đối với dân Tầu, trong đó có một người đã ngủ với tất cả những cô dâu của tín đồ thánh.  Alberto Crescitelli, một thừa sai Ý bị giết vào năm 1900, "đã rõ ràng đòi cái quyền được ngủ đêm đầu tiên với mỗi một cô dâu trong giáo xứ của ông", cơ quan thông tấn Xinhua nhắc lại lời của phát ngôn viên ." (A spokeman for China's State Administration of Religious Affairs cited examples of "monstrous crimes" committed by two of the new saints against the Chinese people, including one who he said slept with all the brides of his followers. Alberto Crescitelli, an Italian missionary killed in 1900, "was notorious for taking the right to the first night of each bride under his diocese", Xinhua news agency quoted the spokesman saying.)

(Cha cũng như Chúa, ngủ với Cha được phúc, mau lên Thiên Đàng, nên cô dâu chú rể vui lòng để cho Cha ngủ với cô dâu?!)

Theo tín điều của Giáo Hội Ca-tô Rô-ma, người được phong thánh lên Thiên Đàng ngồi bên phải Thượng Đế.("John Paul II", trang 270). Kể cả những người như thánh Alberto Crescitelli?! Không biết trên Thiên Đàng có làm lễ cưới ở nhà thờ? Nếu có, thì thánh Alberto Crescitelli lại có cơ hội.

Vị thừa sai thứ hai, Auguste Chatdelain của Pháp, bị hành quyết vào năm 1856, đã xúi giục gây chiến tranh nha phiến lần thứ hai và hỏa thiêu Lâu Đài Mùa Hè  vào năm 1850, sau khi bị trừng phạt vì tội đốt nhà. Phát ngôn viên hỏi, "họ có đại diện cho tình yêu thực sự của Thượng Đế  đối với dân Tầu như Vatican nói không?" (A second missionary Auguste Chatdelaine of France, who was executed in 1856, instigated the Second Opium War and the burning of the Imperial Summer Palace in 1850, after he was punished for felonies, the spokesman said. "Did they represent God's "true love" to the Chinese people like Vatican said?" asked the spokeman).

Tầu bảo rằng đa số những người được phong thánh đều là những kẻ phản bội đã bị hành quyết vì vi phạm luật pháp, khi quân đội thực dân xâm lăng nước Tầu trong Trận Chiến Tranh Nha Phiến 1839-1842, và trong cuộc Nổi Dậy 1898-1900 của võ sĩ. " (China says most were traitors executed for breaking laws when colonial forces invaded China during the 1839-1842 Opium War, and during the 1898-1900 Boxer Uprising. Yahooo News. Oct. 2, 2000.)

Năm 1988 Giáo Hoàng John Pail II cũng phong thánh cho 117 người bị hành quyết ở Việt Nam. Thành tích của các vị thánh này ra sao? Có giống các ông Thánh Tầu hay không? Họ tử vì đạo hay tử vì thân Pháp? (Xin coi chi tiết trong sách JohnPaul II", trang 272).

Ngài cũng dự định phong thánh cho Hồng Y Stepinac, người cầm đầu chính sách diệt chủng ở Croatia mà ở đó 800.000 (800 ngàn) người bị tín đồ Ca-tô của Hồng Y Stepinac thảm sát để ép buộc họ phải đổi đạo. Nhưng sau khi bị dư luận chống đối thì Ngài thôi.Ngài cũng rút lui việc phong thánh cho Giáo Hòang Pius XII, được chúng tôi dịch ra như sau, (từ tin tức của "internet", ngày 19 tháng 9  năm 2000): "Giáo Hội Ca-tô bắt buộc phải đình chỉ việc phong thánh cho Giáo Hoàng Pius  XII, được biết đến như là "Giáo Hoàng của Hitler". (The Catholic Church was forced to suspend the beatification of Pope Pius XII, known as "Hitler's Pope").(39)

- Năm 2000: phong chân phước cho Giáo Hoàng Pius IX - Ngày 3 tháng 9 năm 2000, Giáo Hòang John Paul II  tổ chức lễ phong chân phước cho Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878). Hành động phong chân phước cho giáo hoàng Pius IX gây phản ứng mãnh liệt đối với nguời  dân Do Thái ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là dân Do Thái ở Ý Đại Lợi. Dưới đây là nguyên văn một bản tin đăng trên tờ The News Tribune (Tacoma, Washington) số ra ngày 3 tháng 9 năm 2000, nói về phản ứng của người dân Do Thái và thân nhân gia đình nạn nhân của ông giáo hoàng "vô giáo dục" này:

"Gia đình Do Thái phản đối việc phong chân phước cho Giáo Hoàng Pius IX. Một ông tổ của họ bị giáo hội bắt cóc và được Giáo Hòang Pius IX đem về nuôi dưỡng tại LA MÃ. Theo nguồn tin của Liên Hiệp Thông Tấn Xã, con cháu của một cậu bé của gia đình người Do Thái bị bắt cóc hồi thế kỷ 19 cùng với hàng trăm người tham dự cuộc phản đối  được tổ chức vào chiều tối Thứ Bảy trước ngày phong chân phước cho Giáo Hoàng Pius IX.

Bà Elena Mortara, người chắt của cậu bé Do Thái bi giáo hội bắt cóc hồi thế kỷ 19, nói rằng việc Giáo Hoàng John Paul II tuyên bố phong chân phước cho Giáo Hòang Pius IX  là khơi lại vết thương lòng của chúng tôi. Chắc chắn là như vậy.

Trong khi đó,  những gia đình quý tộc Ca-tô người Ý hân hoan đón mừng ngày phong chân phước cho Giáo Hoàng Pius IX với những hội hè có giàn nhạc và  hô vang khẩu hiệu "Pius IX muôn năm!". (Reo mừng trên sự đau khổ của nạn nhân của Giáo Hội - NMQ) 

Việc phong chân phước cho Giáo Hòang Pius IX (1846-1878) và Giáo Hoàng John XXIII (1958-1963), hai vị tiền nhiệm của đương kim giáo hoàng, là bước chót  trước khi chính thức tiến hành việc phong thánh cho hai người này.

Nhiều nhóm dân gốc Do Thái người Ý và thuộc nhiều quốc gia khác đã phản đối việc phong chân phước cho Giáo Hoàng Pius IX  vì rằng năm 1858 toán lính hộ vệ giáo hoàng bắt cóc cậu bé lúc đó mới 6 tuổi, con  một gia đình người Do Thái ở Bologna. Sau khi hay tin cậu bé này được một bà người làm theo đạo Ca-tô bí mật rửa tội,  viên chức của giáo hội ra lệnh bắt cóc cậu bé này. Dưới sự bảo trợ của Giáo Hoàng Pius IX, cậu bé này được nuôi dưỡng theo đạo Ca-tô, rồi trở thành linh mục.

Một lãnh tụ của người Do Thái là Giacomo Saban nói  với đám đông dân chúng rằng, "Vết thương của bà mẹ này bị cướp mất con vẫn còn  nguyên vẹn và vẫn  còn đau nhói."

Những phát ngôn viên khác đọc những bản văn do chính Giáo Hoàng Pius viết, trong đó  có một đọan ông giáo hoàng này nói rằng dân Do Thái chỉ là "lũ chó", chứ không phải là công dân. (Giáo Hoàng Pius IX  quên rằng chính dân tộc Do Thái đã đẻ ra ông Abraham, ông Moses,  bà Maria và Chúa Jesus - NMQ).

Bà Elena Mortara nói, "Việc Giáo Hội vinh danh Giáo Hoàng Pius IX là một sự thất vọng đối với những người - như gia đình Mortara - họ hân hoan đón nhận sự đối thoại mà Giáo Hoàng John Paul II đã vận động với các tôn giáo khác."  Bà nói, một sự phiền toái khác nữa cũng quan trọng là việc bắt cóc cậu bé Edgardo ngày xưa cho tới nay vần còn là giáo luật. Truyền thống của Giáo Hội La Mã cho rằng tín hữu Ca-tô có nhiệm vụ phải rửa tội cho bất kỳ em bé nào dù là tín đồ Gia-tô hay không, nếu thấy rằng sinh mạng của em bé đó có thể bị nguy hiểm, bất kể là có được sự chấp thuận của cha mẹ em bé đó hay không. (Một thái độ và hành động xấc xược và ngược ngạo - NMQ)

Bà Elena nói, "Chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng thảm cảnh này đã đi vào quá khứ. Chúng tôi lấy làm buồn khi thấy nó trở thành một mối nhục nhã của ngày nay.” (40)

Giáo Hoàng John Paul II phong chân phước cho Giáo Hòang Pius IX cũng được báo Người Việt Tây Bắc loan tin, nhưng có thêm lời bào chữa. Xem vài đoạn ghi lại trong chú thích (41)"

Thật là khôi hài! Đường đường là một ông giáo hoàng lãnh đạo một tôn giáo thường  rêu rao là "Hội Thánh duy nhất, thấnh thiện, công giáo và tông truyền", là "Hiền Thê của Thiên Chúa Làm Người", tự phong là "hoàng đế của các ông hoàng đế của các quốc gia theo đạo Ca-tô" và tự cho là "không bao giờ lầm lẫn"  lại làm cái chuyện "bắt cóc"  một em bé mới có  6 tuổi  đem về nuôi làm của riêng, rồi lại viết ra thành văn bản tuyên bố ngang ngược rằng dân tộc Do thái là "lũ chó" mà Giáo Hoàng John Paul II mà báo Người Việt Tây Bắc lại cho là "lỗi thường tình của con người!" Từ ngàn xưa cho đến ngày nay,  luật pháp của bất kỳ quốc gia nào ở trên thê giới cũng quy định rằng, tất cả những tội trạng bắt cóc người, nhất là bắt cóc trẻ em dưới 18 tuổi, hiếp dâm đàn bà con gái (nhất là hiếp dâm những trẻ em dưới 18 tuổi), và giết người là những trọng tội và sẽ bị kết án tử hình, và nếu xử  nhẹ thì cũng bị tù chung thân, và những người nắm giữ chức vụ càng cao thì càng bị trừng phạt nặng hơn.

Không nói đâu xa, ngay cả tín đồ của giáo hội như các ông John Huss (1373-1415), Savonarola Girolamo (1452-1498), 1548-1600), Galileo Galilei (1564-1642), bà Jeanne d' Arc (1412-1431) và hàng trăm triệu nạn nhân khác ở Âu Châu chỉ vì trình bày những  tư tưởng tiến bộ  về triết học, về quan niệm nhân sinh, về tiến bộ của khoa học (trường hợp nhà bác học Galileo Galilei), hay liều chết chiến đấu bảo vệ tổ quốc (trường hợp bà Jeanne d' Arc) hay bị  tình nghi là tin theo một tín ngưỡng khác mà cũng bị giáo hội xử tử, rồi đem trói vào cọc, chụm củi, châm lửa thiêu chết. Thế nhưng, đối với Giáo Hội La  Mã, tất cả những tội ác này nếu do tín đồ hay các ngài mang chức thánh trong hệ thống quyền lực của giáo hội  là thủ phạm, thì đều trở thành  những lỗi thường tình của con người và  không đáng quan tâm.

Bỏ ra ngòai những hành động tội ác khác của giáo hội trong gần hai ngàn năm qua, chỉ nói riêng hành động của Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878), ông giáo hòang này đã từng ra lệnh bắt cóc em bé Edgardo Mortara (cướp đọat con nít) và gọi dân tộc Do Thái là "lũ chó" mà vẫn được giáo hội tuyên phúc để tiến tới phong thánh. Như vậy là nền đạo lý của Giáo Hội La Mã quả thật là ngược ngạo và man rợ ngoài sức tưởng tượng của loài người. Cái cán cân công lý của Giáo Hội La Mã luôn luôn nghiêng ngược chiều với công lý chung của nhân loại.

B.-/ Giáo Hội La Mã Thống Hối Và Xin Lỗi

Những hành động tội ác trên đây của Giáo Hội La Mã  đã làm cho nhân dân thế giới ghê tởm đến nỗi mỗi khi  nói đến Giáo Hội La Mã là người ta nghĩ ngay đến những gì xấu xa nhất, độc ác nhất,  bịp bợm nhất, dã man nhất, bạo ngược nhất  và nguy hiểm nhất cho xã hội loài người. Linh-mục Bùi Đức Sinh ghi lại trong bộ sách "Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo" chuyện văn hào Voltaire mới gọi đạo Ki-tô La Mã là cái "tôn giáo ác ôn" như sau:

"Năm 1701, Voltaire nói: "Phá được Dòng Tên, tức là phá được tôn giáo ác ôn này" (42)

Cùng một thái độ khinh bỉ và ghê tởm đạo Ki-tô như văn hào Voltaire, học giả Henri Guillemin  gọi Giáo Hội La Mã là cái "Giáo Hội Khốn Nạn" (Malheureuse Église). (43)

Sách sử cũng ghi nhận rằng nhân dân Âu Châu ghê tởm Giáo Hội như một thứ củi hủi:

- "Mang trong cơ thể giòng máu văn hóa bán du mục bán định cư, Giáo Hội Công Giáo Roma thiên về bạo lực, chiến tranh xâm lăng, chiếm cứ đất đai và thống trị dân cư. Ngay cả trong truyền giáo và mở rộng nước Chúa, Giáo Hội đi đến nơi đâu là máu đổ chan hòa dưới gót chân ... “  (44)

- “Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh thời cực thịnh kinh bang tế thế, đội vương miện cho các hoàng đế, tung hòanh dọc ngang, làm mưa làm gió, thâu tóm cả thiên hạ vào trong tay, tiền rừng bạc biển, đã không biết tự chế, không học bài học khiêm hạ rửa chân, tự cao tự đại, coi bàn dân thiên hạ như cỏ rác... hôm nay hối bất cập, lịch sử còn nằm trơ ra đó. Người Âu Châu khiếp sợ Giáo Hội và tránh xa như tránh hủi! Người Á Châu có thành kiến ghép Giáo Hội vào ông Tây Thực dân ... Người Mỹ Châu La-tinh đồng hóa Giáo Hội vào đại họa diệt chủng!" (45)

Còn nhiều nữa, vấn đề này đã được chúng tôi trình bày trong:

- Chương 14 với tựa đề là “Lòng Căm Phẫn Của Nhân Dân Thế Giới Đối Với Nhà Thờ Vatican (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_14.php), sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam.

- Toàn bộ Phần I gồm 6 chương sách trong tập sách 15 chương, tựa đề Mối Ác Cảm Của Nhân Dân Thế Giới Đối Với Giáo Hội La Mã (http://sachhiem.net/NMQ/MOIACCAM/MoiAcCam_Main.php).

Có thể vì nhìn thấy lòng khinh bỉ và ngọn lửa  căm thù  của nhân dân thế giới đối với Giáo Hội La Mã hay đạo Ki-tô  đã lên đến mức độ  mãnh liệt có thể thiêu rụi  toàn bộ nền tảng hệ thống  thần học Ki-tô và  bộ máy quyền lực của Tòa Thánh Vatican, cho nên  Giáo Hoàng John Paul II  mới cảm thấy "nhột" và lo sợ cho tương lại của đạo Ki-tô. Vì  thế mà mỗi lần đi thăm viếng một quốc gia nạn nhân nào ông cũng xin lỗi lia lịa để xoa dịu lòng căm thù đã tích lũy và sôi sục trong lòng nhân dân dân thế giới.

Dưới đây là một số những niên biểu nhận lỗi của Giáo Hòang John Paul II (1978-2005)  từ đầu thập niên 1990.

1.-/ Năm 1992, Giáo Hoàng John Paul II chính thức nhìn nhận Giáo Hội đã hành động sai lầm trong vụ án Galileo Galilei. (46).

2.-/ Tháng 11 năm 1994,  Ngài kêu gọi giáo dân phải thống hối trước khi bước sang thiên kỷ thứ 3 về những tội ác của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua. Lời kêu gọi này  được tờ Seattle Time phát hành ngày Thứ Ba 15 tháng 11 năm 1994 loan tải nguyên văn như sau:

"To  Enter New Millennium, Pope  Says, Church Must Confess (Los Angeles Times): ”Vatican City.- Looking ahead to the year 2000, Pope John Paull II yesterday said his church must publicly repent for sins committed by Catholics across history in errant, overzealous defense of their faith. The Roman Catholic Church, said the pope, "cannot cross the threshold of the new millenium without encouraging her children to purify themselves, through repentence of past errors and instances of infidelity, inconsistency, and slowness to act." 

In his 16,000-word letter, Pope John Paul outlines plans for a series of reflections, meetings and ceremonies building up the year 2000, which his church will celebrate as a "great jubilee which will take place simultaneously in the Holy Land, in Rome, and in local churches around the world." "Examining errors of the past is an important element in preparations for the next millenium", Pope John Paul tells Catholics in the letter.

"The church should become more fully conscious of the sinfullness of her children; recalling all those times in history when they departed from the spirit  of Christ and his Gospel and indulged in ways of thinking and acting which were truly forms of counter-witness and scandal," Pope John Paul said.

The pope did not dwell on particular cases, but they will be  forthcoming as grist of the self-examination he seeks: A Catholic's confession must be specific for a priest to grant absolution. "Another painful chapter of history to which the sons and daughters of the church must return with a spirit of repetance is that of the acquiescence given, certainly in certain centuries, to intolerance, and even to the use of violence in the service of the truth."

A historical overview of the church discloses as many transgressive excesses as spiritual successes. In this millenium, the warmongering Crusades, dissolute popes whose lust for power fueled Protestant revolt, and the self-consuming courts of the Inquisition are all dark pages in church history.

So, too, was the sword-point evangelization of the New World, intolerance against other religions, and the failure to speak strongly against slavery in the Americas or against this century's mass extermination of Jews during the Holocaust" (47)

Bài báo trên đây được tờ Việt Nam Thời Báo lược dịch như sau:

“Giáo Hoàng John Paul II Tuyên Bố: Để Bước Vào Thiên Niên Kỷ Mới – Năm 2000, Gíao Hội Công Giáo Phải Biết Dọn Mình Sám Hối: Vatican City, La Mã (DL/VNT): Hướng nhìn về thiên kỷ mới, năm 2000, Đức Giáo Hoàng Phao Lồ II tuyên bố vào hôm Thứ Hai rằng Giáo Hội phải công khai ăn năn thống hối về những lỗi lầm đã phạm phải trong quá trình lịch sử hoặc vì do sai lầm hay do quá tích cực trong việc bảo vệ đức tin.

"Giáo Hội La Mã không thể bước vào ngưỡng cửa của một thiên kỷ mới mà không khuyến khích đàn con cái Chúa dọn mình sám hối, tự mình thanh khiết chính mình để vượt qua những lỗi lầm quá khứ, sự thiếu đức tin, sự mâu thuẫn cũng như đôi lúc đã hành động quá chậm chạp", Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh như vậy.

Trong một bức thư dài 16 ngàn chữ, Đức Giáo Hoàng đã vạch ra một chương trình làm việc cho con chiên gồm những buổi tĩnh tâm, hội thảo và nghi lễ từ nay cho đến năm 2000, năm mà Giáo Hội sẽ làm lễ kỷ niệm trọng thể như là "một ngày đại xá xẩy ra khắp nơi từ Tòa Thánh La Mã cho đến các giáo xứ địa phương ở khắp mọi nơi trên thế giới."

Chiêm nghiệm quá khứ là một yếu tố vô cùng quan trọng để sửa soạn cho thiên kỷ mới. Và điều quan trọng hơn là mỗi người phải tự chiêm nghiệm lấy mình, cho nên Đức Giáo Hoàng muốn thủ tục xưng tội của công giáo phải được chuẩn bị chu đáo và đặc biệt đối với các tu sĩ ban phép giải tội. Ngài nói: "Một chương đau buồn của lịch sử mà những người con cái chúa không thể nào không nhìn lại với niềm ăn năn thống hối, đặc biệt là trong một vài (nhiều) thế kỷ (Giáo Hội) đã tỏ ra thiếu khoan dung và đôi lúc đã dùng cả bạo lực để phụng sự chân lý."

Giáo Hội cũng đã có một cái nhìn tổng quát về lịch sử và đưa ra một số sai lầm tiêu biểu: Trong thiên kỷ này, với những cuộc chiến Thập Tự Quân, với những vị giáo hoàng chơi bời phóng đãng và ham mê quyền lực đã tạo nên  sự nổi dậy của Tin Lành, việc thành lập các tòa án dị giáo… là những trang sử đen tối của Giáo Hội. Và gần đây, sự truyền bá phúc âm bằng  sức mạnh tại Tân Thế Giới cùng sự thiếu khoan dung với các tôn giáo khác và sự thất bại trong việc tỏ thái độ cứng rắn và kịp thời để chống lại chế độ nô lệ tại Mỹ Châu cũng như vấn đề diệt chủng người Do Thái trong thế kỷ này"

Sau khi đọc lời kêu gọi giáo dân phải ăn năn thống hối về những tội ác của giáo hội và người Ca-tô đã gieo tai giáng họa cho nhân loại trong quá khứ, một độc giả gửi cho người viết mấy lời nhận xét của CTN như sau:

"The pope himself should confess and repent for having written a lousy book "Crossing the Threshold of Hope" in which he made malicious remarks on other religions. The the Roman Catholic Church should publicly confess, repent and apologize to the people of Vietnam for its involvement in the invasion and domination of Vietnam by the French as well as its failure to oppose the Catholic totalitarian regime of Ngo Dinh Diem." (48)

Theo sách Rơi Mặt Nạ (Fallen Mask) của hai ông Tường Minh và Chu Văn Trình thì  tính đến năm 1998, Giáo Hoàng John Paul II đã xin lỗi các dân tộc nạn nhân của Giáo Hội La Mã đến 94 lần rồi. Nguyên văn như sau:

"Giáo chủ John Paul II đại diện Giáo Hội Gia Tô đã xin lỗi 94 lần cho những hành vi hiếp dâm, cướp của, giết người và gây chiến của Giáo Hội Gia Tô từ gần 2000 năm qua." (49)

3.-/ Năm 1996, Giáo Hoàng John Paul II  công nhận  thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882). Sự kiện này được ông Nguyễn Trần Ai ghi lại trong bài viết Thế Là Thế Nào? đăng trong tờ Người Dân số 122 tháng 10 năm 2000 như sau:

"Cũng lạ là trong 2000 năm lịch sử Ki tô giáo, ngài là giáo hoàng đầu tiên đã nhân lỗi và xin lỗi một cách không hạn chế và không điều kiện.

Năm 1992, Giáo Hoàng John Paul II đã xin lỗi việc Giáo Hội Công Giáo La Mã lên án Galileo và bốn năm sau ngài công nhận tiến hóa thuyết như là một phần của kế hoạch chủ yếu của Thượng Đế (Newsweek, July 20, 1998).

Ngài đã xưng tội và xin  Chúa tha tội về những lời nói và thái độ do tính kiêu ngạo, thù hận và khát vọng thống trị kẻ khác gây ra bằng ác cảm đối với tín đồ các tôn giáo khác và những nhóm yếu kém trong xã hội." (50)

4.-/ Năm 1998,  cuối tháng 7-1999, Giáo Hoàng John Paul II  khẳng định rằng:

"Thiên đường không phải là một nơi chốn trừu tượng hay hữu hình cụ thể chiếm một khoảng không gian trên chín từng mây, mà thiên đường chỉ là mối liên hệ riêng tư và sống động giữa cá nhân của chính con người với Chúa Ba Ngôi. (Heaven is not an abstraction nor a physical place amid the clouds, but a living personal relationship with the Holy Trinity."(51) 

"Địa Ngục không phải là một nơi có những hình phạt do thượng đế đặt ra, nhưng chỉ là do kết quả của những thái độ và hành động con người tạo ra trong đời sống của họ."  (“Hell is not a punishment  imposed extremely by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life.") (52) 

5.-/ Ngày 1-9-1999, Giáo Hoàng John Paul II lại chính thức tuyên bố "xin lỗi về những lỗi lầm, bất công và vi phạm nhân quyền của Giáo Hội trong quá khứ" . Và gần đây nhất, nhân vụ Tổng Thống Vaclav Havel của nước Tiệp Khắc đến viếng thăm kinh thành Rome, ngày Thứ Sáu 17-12-1999, Ngài lại nhìn nhận và xin lỗi về việc Giáo Hội đã xử thiêu Linh-mục John Huss vào năm 1415.

6.-/ Ngày 12/3/2000: Từ năm cuối năm 1994, Giáo Hòang John Paul II đã kêu gọi giáo dân phải thống hối ăn năn về những rặng núi tội ác Giáo Hội và tín đồ của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua để chuẩn bị bước sang thiên kỷ thứ 3. Ngài và một số chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican chinh thức cáo thú tội ác với Chúa trong một buổi lễ vô cùng long trọng được tổ chức vào ngày này tại Quảng Trường Peter trong kinh thành Rome.

Ấy thế mà đến ngày ông và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican chính thức đại diện cho toàn thể giáo dân làm cái công việc ăn năn thống hối này thì họ chỉ cáo thú (suông) những rặng núi  tội ác này với Chúa của họ hay Giáo hội La Mã thôi, chứ không hề đả động gì đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại  về cả tinh thần lẫn vật chât cho các gia đình và dân tộc nạn nhân của Giáo Hội La Mã.

Vấn đề này đã chúng tôi trình bày đầy đủ trong bài việt “Những Tội Ác Của Giáo Hội La Mã Và Việc Cáo Thú Tội Ác Của Giáo Hoàng John Paul II Vào Ngày 12/3/2000”. Bài viết này đăng trong các trang 125-219, sách Vatican Thú Tội và Xi Lôi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000).

7.-/ Ngày 1 tháng 10 năm 2000, Giáo Hoàng John Paul II xin lỗi Trung Hoa mà không thèm xin lỗi Việt Nam trong khi tội ác của Giáo Hội La Mã đối với dân tộc Trung Hoa nếu so với những tội ác của giáo hội  đối với dân tộc Việt Nam thì chẳng khác nào như một cái mô đất thấp lè tè đứng bện cạnh  rặng núi Hoàng Liên Sơn!

8.-/ Ngày 5 tháng 9 năm 2000, Tòa Thánh Vatican lại cho công bố bản tuyên ngôn “Nulla Salus Extra Ecclesiam” hay còn gọi là “Dominus Jesus” dài 25 trang trong đó Giáo Hội La Mã khẳng định rõ ràng rằng “Không có ơn cứu độ ở ngoài Giáo Hội”  Khi viết câu nói trên đây, Giáo Hội có ý muốn nói rằng, "chỉ có Giáo Hội mới có thể mang lại "ơn cứu độ" cho người đời." (53)

Nhận xét về hành động công bố bản tuyên ngôn quái đản“Dominus Jesus”, ông Phan Đình Diệm viết trong bản Tuyên Ngôn 5  Về Nước Thiên Chúa được công bố vào ngày 10 tháng 11 năm 2000, trong đó có mấy đọan  như sau:

“Thứ Mười Hai:… Giáo Hội Công Giáo Roma Latinh, theo truyền thống lập quốc của các Caesar, đã hàng ngàn năm liên tiếp  công bố rất nhiều lần “TUYÊN NGÔN LẬP QUỐC”, nước Thiên Chúa, Nước Chúa Kitô và Nước Giáo Hội, là lộng ngôn, sai lầm và tội lỗi trải dài hàng ngàn năm, “lập quốc” là con đường phản Kitô , ngược Giao Ước Mới chạy dài hàng ngàn năm trong Giáo Hội Roma. Từ khoa “Kitô học về Giao Ước Mới và Nước Thiên Chúa”, Giáo Hội Công Giáo Roma Latinh đã phế bỏ Giao Ước Mới để biến đổi Kitô học thành khoa “thần học lập quốc và kinh bang tế thế” của “Giáo Hội Triều Đình Roma Vatican”. Bản chất của một tổ chức triêu đình quyền lực với hoàng đế, vua, quan, phẩm trật… là phản Kitô,…

Thứ Mười Ba: Tuyên Ngôn “Dominus Jesus” của Hồng Y Joseph Ratzinger công bố ngày 5 tháng 9 năm 2000   là “Tuyên Ngôn Tái Lập Quốc” của Giáo Hội Công Giáo Roma. “Tiêu Hướng Lập Quốc” trong bản tuyên ngôn này là đi ngược về thời Trung Cổ tại Âu Châu, là lập lại các bản văn của các Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085), Boniface VIII (1294-1303) với lời tuyên bố lừng danh: “Ego Sum Caesar Imperator” (chuyển sang Việt ngữ là “Ta là Caesar, ta là Hoàng Đế”. Trên toàn cõi Âu Châu thời ấy, Thánh Giáo Hoàng Gregory VII  công bố trong Dictatus Papae rằng“Chỉ có một mình Giáo Hoàng được dùng danh hiệu hoàng đế”.  Giáo Hội Roma, không những nhập cuộc chạy đua lập quốc, nhưng còn dành độc quyền làm Hoàng Đế “Vua trên hết các vua”, Giáo Hoàng đội vương miện cho các vua, và các vua phải hôn chân Giáo Hoàng. Giáo Hội Công Giáo Roma tổ chức rập khuôn theo khung của Đế Quốc Roma của các Caesar, đã luôn luôn theo đuổi ý đồ tóm thâu thiên hạ về một mối dưới quyền thống tri của triều đình Roma, “NẤP DƯỚI CHIÊU BÀI GIÁO HỘI HỢP NHẤT, CÂY NHO VÀ CÀNH NHO.” (54)

Hành động trên đây chỉ là một trong những lời nói, hành động và thái độ do truyền thống phỉnh gạt, lừa bịp, xấc xược, ngược ngạo, xảo trá, lố bịch, trịch thượng, mục hạ vô nhân, hiếu chiến, gian tham, háo sát, khát máu, quay quắt, lắt léo, lươn lẹo cùng với tham vọng thống trị  toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại" đã trở thành bản chất của Giáo Hội La Mã. Chính cái bản chất man rợ này đã khiến cho Vaticani gây nên những rặng núi tội ác chông lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua.

Chắc chắn là còn hàng ngàn niên biểu khác nữa  trong những rặng núi tội ác trùng trùng như Hy Mã Lạp Sơn của “cái tôn giáo ác ôn” này mà người viết chưa bíết nhưng cũng tin rằng sẽ có nhiều học giả trình bày đầy đủ cho độc giả biết rõ hơn trong một ngày rất gần đây.

C.-/ Lời Kết Về Những Tín Lý, Nguyên Tắc Và Giáo Luật Trong Đạo Ki-tô La Mã

Trong phần trên, chúng tôi đã trình bày một số trong khu rừng những tín lý, nguyên tắc, giáo luật cùng  những hành động xin lỗi, kêu gọi tín đồ ăn năn thống hối về những tội ác mà Giáo Hội La Mã đã liên tục chống lại nhân loại từ năm 325 cho đến ngày nay, rồi lại lật lọng. Dưới đây là phần nhận xét sơ lược về những việc làm trên đây của giáo hội.

Thứ nhất: Qua hai câu chuyện hoang đường quái đản "Tội Tổ Tông " và "Chúa Cứu Thế", chúng ta thấy rằng, nếu không có chuyện "tội tổ tông" quái đản thì không có chuyện ông Chúa Con xuống thế mang tên là Jesus, và lớn lên chịu chết đế "cứu chuộc" "tội tổ tông" do ông Chúa Cha Jehovah đã giáng cho loài người một cách ba vạ, dã man, bừa bãi như vậy, và đã không có đạo Kitô.

Ai cũng biết rằng, chuyện "Tội Tổ Tông" và "Chúa Cứu Thế" là chuyện láo toét và đại bịp. Giáo Hội La Mã cũng biết rõ như vậy. Vì thế mà giáo triều Vatican mới chủ trương thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô để có thể:

1.-/ Dùng bạo lực cưỡng bách những người dân dưới quyền không tin cái  chuyện láo toét "Tội Tổ Tông" và "Chúa Cứu Thế" cũng phải tin; NẾU KHÔNG thì sẽ bị sát hại bằng cách này hay cách khác. Lịch sử giáo hội đã nói lên sự thật này.

2.-/ Đặt ra giáo luật về hôn nhân đễ cưỡng bách những người thuộc các tôn giáo khác muốn thành hôn với người yêu là tín đồ của giáo hội phải theo đạo Ca-tô; NẾU KHÔNG thì hạnh phúc lứa đôi của đương sự sẽ bị phá vỡ bằng trăm phương ngàn kế. Lịch sử Giáo Hội La Mã và thực tế trong cuộc sống hàng ngày trong xã hội Ca-tô nói lên sự thực khốn nạn này.

3.-/ Triệt để thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ với dã tâm biến tín đồ  và nhân dân dưới quyền thành những người vừa dốt vừa ngu và bị điều kiện hóa giống như con chó trong phòng thí nghiệm của nhà bác học Pavlov - Ivan Petrovich (1849-1936).

Ta có thể nói rằng đạo Kitô La Mã là "một hệ thống bịp giây chuyền" gồm những mắt xích (vòng khoen) khởi đầu là "mắt xích bịp" (vòng khoen bịp) nói về ông Chúa Cha Jehovah, kế tiếp là "những mắt xích bịp"  như tạo dựng nên vũ trụ, tạo nên loài người và muôn vật, rồi đến mắt xích bịp “Chúa Kitô xuống thế làm người”. Cho đến thập niên 1860, thời Giáo Hòang Pius IX (1846-1878), giáo triều Vatican lại sản xuất mắt xích bịp "Giáo Hòang không lẫm lẫn", và  trong thời Giáo Hòang John Paul II (1978 - 2005), thì họ  đã chiếm kỷ lục về thành tích phong thánh cho hàng ngàn tên tay sai đắc lực của  giáo hội, trong đó có 117 tên tội đồ của dân tộc Việt Nam, 120 tội đồ của dân tộc Trung Hoa, và Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) (người đã  tuyên bố công khai rằng dân Do Thái là "lũ Chó"). Với những hạng người như vậy mà được phong thánh, ta có thể gọi là "thánh ăn cướp", "thánh Việt gian", thánh Hán gian" và "thánh mất dạy" (trường hợp Giáo Hoàng Pius IX).

Ý nghĩa và chủ tâm của việc giáo hội phong thánh cho bọn cán bộ tay sai của giáo hội giống y hệt như ý nghĩa và chủ tâm của việc Liên Quân Pháp - Vatican gắn huy chương, mề đay kim khánh, Đệ Ngũ Bắc Đẩu Bội Tinh và chức tước cho những tên lính thập tự bản địa Việt Nam và Lê Dương trong cuộc chiến xâm lược và thống trị Việt Nam suốt trong thời kỳ từ năm 1858 đến năm 1954, trong đó có những tên Ca-tô Việt gian như Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng, Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Lê Phát Đạt (Huyện Sĩ), Lê Hoan, Trần Bã Lộc, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Hòang Quỳnh, Nguyễn Lạc Hóa, Mai Ngọc Khuê, Nguyễn Bã Lộc, Tô Đình Sơn, Ngô Quang Kiệt, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Hữu Lễ, Phan Văn Lợi,  v.v.....

Thứ hai:  Trong thời kỳ còn ở miền Bắc, người viết được biết có một nhà cách mạng trong cuộc chiến chống Pháp 1945-1954 nói rằng, "những gì của chính quyền trung ương đòi hỏi nhân dân phải đóng góp  nhỏ như cái đỉnh của một tam giác, nhưng khi những đòi hỏi này được chuyến xuống cấp vùng, vùng xuống khu, khu  xuống tỉnh, tỉnh xuống  huyện, huyện xuống xã và thôn hay phường thì nó phình ra như cái đáy của một tam giác bẹt."  Những tín lý, giáo luật và quyết định của Giáo Hội La Mã cũng tương tự như vậy. Nếu gọi những tín lý và giáo luật của đạo Do Thái Giáo là cái đỉnh của tam giác, qua tới đạo Kitô Do Thái, ta lại có thêm tín lý Chúa Ba Ngôi và có thể là có thêm một  số những tín lý nhảm nhí khác được ghi ở trong Tân Ước. Rồi từ khi Giáo Hội La Mã được Hoàng Đế Constantine (280-337) cho ra đời vào giữa thập niên 310, nhất là từ năm 325 cho đến nay, những tín lý, giáo luật, quyết định, tập tục, lễ nghi và lời phán dạy của của Giáo Hội La Mã tăng vọt lên như đường bay của hỏa tiến khiến cho cái đáy tam giác này phình ra tới mức tối đa của nó.

Thật ra, bất cứ tôn giáo nào có liên hệ đến chính trị hay được sử dụng làm công cụ phục vụ cho nhu cầu chính trị cũng đều xẩy ra tình trạng thêm thắt như vậy cả; và tôn giáo nào càng được sử dụng phục vụ cho tham vọng bá quyền thống trị nhân dân thế giới thì tôn giáo đó càng có nhiều tín lý và giáo luật được thêm thất nhiều hơn. Ngay cả đạo Khổng được coi là một nền đạo lý vô vị lợi đòi hỏi chính trị phải phục vụ cho đạo lý và nhân sinh (xem tiếng Chương 8) mà khi  nhà Hán, nhà Tống chủ trương dùng đạo Khổng để phục cho nhu cầu chính trị  thì cũng xẩy ra tình trạng này. Bằng chứng  ràng nhất là khởi đầu Đức Khổng Tử và Mạnh Tử không đưa ra giáo điều "quân tử bất sự nhị quân và quân xử thần tử, thần bất tư thần bất trung." Ấy thế mà đến đời nhà Hán, triều đại này  muốn dùng những lời dạy trong Nho giáo  để phục vụ cho quyền lợi của triều đình, người ta mới thêm giáo điều trên đây vào trong Nho giáo. Sư kiện này được học giả Nguyễn Hiến Lê  nói rõ trong bộ Sử Trung Quốc (Tập I) với nguyên văn như sau:

 "Một điểm nữa, ông (Hán Võ Đế) chịu ảnh hưởng của Pháp gia là ông rất chuyên chế. Nho gia chỉ trung với ông vua có đủ tư cách, đáng cho mình thờ;  nếu không thì có thể bỏ mà thờ ông vua khác, như Khổng Tử đã bỏ vua Lỗ. Chính Pháp gia mới đưa ra quan niệm "Trung thần bất sự nhị quân". Hơn nữa họ trọng cái "thế" (quyền thế) của vua tới mức khiến vua hóa ra độc tài, bắt bề tôi chết thì chẳng kể phải trái, bề tôi cũng phải chết, không chết thì không trung (quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung). Từ Hán Võ Đế trở đi, quan niệm đó được các vua chấp nhận, và hình như không có nhà Nho nào phản đối, mà nền quân chủ của Trung Hoa hóa ra chuyên chế, mặc dầu cũng có một số những ông vua nhân từ theo đúng đạo Khổng." (55)

Theo sách Ức Trai Tâm Thượng Quang Khuê Tảo, cụ Nguyễn Trãi cũng nói đến sự kiện này trong khi tranh luận với người anh của  cụ. Dưới đây là  đọan văn tranh luận này:

"Anh Tác nhìn ta và nói - Thế em có biết câu "Tôi trung không thờ hai vua" (Trung thần bất sự nhị quân) của Nho gia hay không?

Em biết - Ta cười - Và em cũng biết "Vua bảo tôi chết, tôi không chết là bất trung" (Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung).

Anh Tác nhìn ta chưng hửng. Cha nhíu mày trách nhẹ: Trãi con, đừng có đùa cợt như vậy với anh con.

Vâng thư cha. Tuy nhiên, con cũng muốn điều này cho rạch ròi với anh Tác. Các nhà Nho lâu nay vẫn lấy hai câu này làm câu cửa miệng để nói về phận phụng sự của mình cho vua và cho rằng đây là lời dạy của Thánh Khổng. Nhưng con tra xét kỹ trong sách Tứ Thư, Ngũ Kinh con không hề thấy Thánh Khổng có nói như vậy, Thực ra, 500 năm sau Thánh Khổng qua đời, sang đến tận đời nhà Hán, các Nho gia nhà Hán mới đưa ra câu này và nói đó là ý của Thánh Khổng." (56)

________________________

CHÚ THÍCH:

(1) Arnold Schrier, & Walter T. Wallbank, , Living World History (Glenview, Illinois Scott Foresman and Company,1974) p. 118-119. Nguyên văn: Christianity was strengthened by a common creed. Because Jesus left no written messages, disputes about Christian beliefs arose among his followers. To resolve this conflict, the emperor Constantine convened the Council of Nicaea in 325. This body formulated a creed supporting the doctrine that God and Christ were the same substance. All members present agreed to the doctrine except a priest named Arius and his few followers, who maintained  that God and Christ were of different substances. He and his followers were therefore banished from the Church as heretics (persons who hold a belief different the accepted view). As the years passed, the Nicenes and the Arians vied for leadership in the Church, but finally, the Nicenes were victorious. In additiion to the Nicene Creed, there had developed an official book of sacred writings. To the holy writings of the Jews, which the early Christians adopted and called the Old Testament, were added religious writings compiled after the death of Jesus. Twenty-seven of these compilations, or books, were selected to make the New Testament.")

(2) Charlie Nguyên, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grobe, CA: Giao Điểm, 2001), tr 305-06, và  Charlie Nguyễn, Phần II: Sách Kinh Công Giáo Và Tác Hại của Nó.” Nguồn: (http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_CGTBVT/CN_CGTBVT_12.php

(3)  Charlie Nguyên, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), trang 18-19.

(4) Paul L. Williams, The Vatican Exposed Money, Murder and the Mafia (New York: Promethus Books, 2003) p. 12-3. Paul L. Williams, The Vatican Exposed Money, Murder and the Mafia (New York: Promethus Books, 2003) p. 12-13. Nguyên văn: “Mitiades died in a regal bed, surrounded by attendants. The old bishop was succeeded by Sylvester, who reigned for nearly twenty-two years. During this time the pope came to wield secular power. The condemnation of heresy of false teaching – that is, any teaching in contradiction to that of the Roman Church – was accompanied by civil punishment that came to include imprisonment, exile, and execution. Surrounded in splendor with attendants ready to cater to their every whim, the bishops of Rome, quite, become pompous and egregious overbearing. No one could  approach them without falling to the ground and kissing their feet.”

(5) Charlie Nguyễn, Công Giáo Huyền Thọai Và Tội Ác (Garden Grove, Calỉonia: Giáo Điểm, 2001), trang 103

(6) Vũ Đình Họat, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan  (Fall Church. VA: Alpha, 1991), 1013-1014.

(7) Arnold Schrier & T. Walter Wallbank. Ibid., p 122. Nguyên văn: “In 426, another of the Church Fathers, St Augustine of Hippo in Africa, finished The City of God  book provided much of the foundation of Christian theology.”.

(8) Lý  Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973 tr 59-69. "Xét trên bình diện chính trị, điều nghịch lý là cơ quan đầu não của Giáo Hội (được hiểu lá Đô Thị Thiên Chúa) là một quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế, một quốc gia tí hon chỉ gồm vài chục mẫu đất và vài trăm dân, nhưng có đầy đủ tư cách của một quốc gia độc lập và có một thế lực đáng sợ...

Xét trên khía cạnh tôn giáo, Giáo Hội là một toàn thể như dân tộc, nhưng một toàn thể đã đạt đến mức độ hoàn hảo vì nó tự ý thức như một cơ thể duy nhất: Giáo Hội là "huyền thể" (corps mystique) của Đức Kitô, nghĩa là sự hiệp nhất giữa các tín đồ có tính cách khắng khít như giữa các tế bào trong cơ thể.

Theo đạo Công Giáo không phải chỉ là nhận Sự Thật Phúc Âm, tuân hành lời dạy của Đức Kitô, mà cốt yếu là gia nhập cộng đồng đức tin là Giáo Hội, vì Sự Thật của Phúc Âm chỉ được bộc lộ toàn diện và chín chắn trong Giáo Hội, đại diện duy nhất của Đức Kitô trong trần thế, vì sự thể hiện lời dạy của Đức Kitô đòi hỏi sự hiệp nhất với Ngài, mà sự hiệp nhất này chỉ được thực hiện trong Giáo Hội qua các phép bí tích. Chịu phép rửa tội không phải chỉ là được "tái sinh", trở thành một "con người mới" theo nghĩa đạo đức cá nhân, mà còn là gia nhập một dân tộc, mang một "quốc tịch" mới, trở thành công dân của "đô thị Thiên Chúa" (City of God)" theo lời Thánh Augustin"

Giống như dân Do-thái xưa kia, Giáo Hội cũng tự xem là  dân tộc được chọn lựa, nhưng một dân tộc "siêu dân tộc", hành trình trong thời gian để tiến về vĩnh cửu, với cái sứ mạng rao giảng "tin mừng" cho toàn thể nhân loại, giải thoát nhân loại thoát khỏi gông cùm tội lỗi và đưa nhân loại về với Thiên Chúa. Cho nên Giáo Hội trong trần gian là một Giáo Hội chiến đấu (Église militante) và chiến đấu không ngừng cho đến ngày tận thế nghĩa là ngày hoàn tất lịch sử, nhưng chiến đấu với những võ khí tinh thần như Thánh Phaolồ đã mô tả người chiến sĩ của Đức Kitô: "thắt giây lưng chân lý, mặc áo giáp công bằng, mang lá thuẫn đức tin, đội mũ cứu rỗi và cầm gươm tinh thần, tức là lời Chúa, vì đối tượng duy nhất là tội lỗi của trần gian

Tóm lại, cũng như dân tộc, Giáo Hội là "Mẹ và Thầy": dân tộc đã sinh ra tôi và cho tôi một chỗ đứng trong "đô thị trần gian" (Tổ Quốc Việt Nam), Giáo Hội đã sinh ra tôi và cho tôi một chỗ đứng trong "đô thị Thiên Chúa" (Thiên Đàng). Điều đáng buồn là hai đô thị này khó hòa hợp được với nhau.

Đối với Giáo Hội, đô thị trần gian (quê hương đất nước) tự nó không phải là xấu: nó là một tổ chức cần thiết cho sự sinh tồn của con người trên cõi quê hương tạm bợ này. Nó chỉ trở nên xấu khi nó tự xem là một cứu cánh tự tại, khi nó đóng kín trong một ý thức tự mãn. Khi đó nó trở thành "đô thị của Satan".

"Xã hội loài người, khi tự xưng là cái Tuyệt Đối bằng cách thờ lạy dạy dân tộc, chế độ dân chủ, thuyết tiến bộ, sẽ là đô thị của Satan đối lập với đô thị Thiên Chúa". Như vậy, một xã hội có thể là rất tốt lành: tiến bộ, dân chủ, công bằng... nhưng nó vẫn là "đô thị của Satan" nếu nó tự xem là cái Tuyệt Đối, nghĩa là nếu nó không hướng về Thiên Chúa.

Mà như thấy trong phần nói về ý thức dân tộc, đô thị trần gian không thể tự xem là cái Tuyệt Đối, không thể đóng kín trong một ý thức tự mãn. Cho nên sự mâu thuẫn giữa hai đô thị phải nổ bùng thành tranh chấp: dưới mắt Thánh Augustin, lịch sử chính là cuộc tranh chấp không ngừng giữa hai đô thị: "Hai đô thị, đô thị của những kẻ tội lỗi và đô thị của những người thánh thiện cùng hành trình trong lịch sử từ ngày sáng thế đến ngày tận thế. Tất cả những người đang vui sướng trong ý chí cầm quyền, trong tinh thần thống trị, trong những ảo tưởng to lớn của danh vọng trần gian, tụ hợp trong đô thị thứ nhất... Trái lại, những người đang khiêm tốn phục  vụ sự vinh quang của Thiên Chúa, thuộc về đô thị thứ hai". Cuộc tranh chấp chỉ chấm dứt vào ngày tận thế, ngày chiến thắng của đô thị Thiên Chúa. Trong khi chờ đợi, người Công Giáo vẫn luôn bị xâu xé giữa hai "quốc tịch" của mình, vì mặc dầu thuộc "đô thị Thiên Chúa" (nước Vatican), họ vẫn phải sống trong "đô thị trần gian" (Tổ Quốc Việt Nam chẳng hạn). Nếu cái đô thị Thiên Chúa của Thánh Augustin chỉ là một cách nói ẩn dụ để chỉ sự  hiệp nhất của các tín đồ trong niềm tin nơi Thiên Chúa và trong cố gắng thánh hóa đời sống để xứng đáng vào nước Thiên Đường, thì cuộc tranh chấp nói trên chỉ diễn đạt dưới một hình thức gay gắt hơn, sự xung đột trường cửu giữa ý thức tôn giáo và ý thức dân tộc mà tôi đã phân tách trong phần trên.

Nhưng đô thị Thiên Chúa không phải là một hình ảnh tượng trưng: nó là Giáo Hội Công Giáo La Mã do Tòa Thánh Vatican lãnh đạo. Mà Tòa Thánh Vatican là quốc gia. Dầu chỉ là một quốc gia tí hon, nó vẫn có những quyền lợi riêng tư, không nhất thiết dính liền với quyền lợi của đạo Công Giáo mà có thể mâu thuẫn với quyền lợi của một quốc gia khác.

Nó cũng có một đường lối chính trị. Lẽ dĩ nhiên, cứu cánh tối hậu của đường lối này là "mở mang nước Chúa", nhưng sự mở mang nước Chúa đôi khi đi ngược lại quyền lợi của một số dân tộc. Chẳng hạn từ thời Phục Hưng cho tới những năm gần đây chánh sách Vatican, trên căn bản, vẫn là cấu kết với các cường quốc Tây Phương, theo gót những đoàn quân viễn chinh để giảng đạo, và tại các nước thuộc địa, thì biến các giáo hội thành những rường  cột của chế độ thực dân.

Mặt khác, Giáo Hội La Mã là tôn giáo đầu tiên đã phân biệt rõ rệt thần quyền (pouvoir spirituel) với thế quyền (pouvoir temporel) và luôn luôn đòi hỏi sự độc lập của thần quyền.  Sự phân biệt nói trên rất hợp lý và là một tiến bộ lớn so với sự lẫn lộn đạo với đời trong  những tôn giáo cổ sơ. Sự căng thẳng giữa hai quyền bính có thể là điều kiện tốt để cả hai bên cùng tự cải thiện, đồng thời tránh được sự lợi dụng lẫn nhau, ít ra là trên nguyên tắc. Nhưng sự phân biệt giữa thần quyền và thế quyền đã gây ra nhiều mâu thuẫn nhất giữa Giáo Hội và các quốc gia, và như Linh-mục Jacques Leclercq đã viết: "những khó khăn này sẽ không bao giờ được san bằng".

Trước hết, hai lãnh vực đạo và đời, trong thực tế, chồng chéo lên nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và không thể phân biệt rõ rệt như trong lý thuyết. Cho nên dầu cho chánh quyền có chấp nhận sự phân biệt, thì vẫn còn có cơ hội để xung đột với giáo quyền trong những phạm vi gọi là "pha chè" (domaine mixte), nghĩa là những phạm vi mà cả hai bên đều có những quyền lợi phải bảo vệ, chẳng hạn phạm vi giáo dục. Giáo Hội cần có một nền giáo dục Công Giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần Công Giáo. Nhưng quốc gia cũng cần nắm giữ tất cả thanh thiếu niên của mình để đào tạo chúng theo tinh thần quốc gia.

Nếu quan niệm về "tinh thần quốc gia" mâu thuẫn với tinh thần Công Giáo (chẳng hạn trong một quốc gia theo xã hội chủ nghĩa) thì sự xung đột nổ bùng và hầu như không thể giải quyết êm thắm được. Nhưng ngay trong những quốc gia không có một ý thức mâu thuẫn với đạo Công Giáo hoặc do chính người Công Giáo lãnh đạo, sự xung đột vẫn ngấm ngầm

Thứ đến, quan niệm của Tòa Thánh Vatican về sự độc lập của thần quyền rất là đặc biệt: Tòa Thánh không phải chỉ độc lập đối với quốc gia, mà còn đòi hỏi đứng trên và chế ngự quốc gia như Linh-mục Lecclercq viết:

"Cứu cánh tinh thần là cứu cánh tối hậu cao quý nhất, là điều duy nhất đáng được gọi là cứu cánh. Còn cứu cánh trần gian chỉ là phương tiện cho nên cái xã hội có sứ mạng dìu dắt con người đạt tới cứu cánh tinh thần (tức là Giáo Hội) phải ở trên cái xã hội chỉ lo cho những cứu cánh trần gian. Cứu cánh tinh thần phải đứng đầu, nếu không thì sẽ không còn cứu cánh tinh thần. Giáo Hội phải đứng trên quốc gia, nếu không thì sẽ không còn Giáo Hội"

Lập luận nói trên thật là lô-gích, nhưng các nhà lãnh đạo quốc gia khó lòng mà nuốt cho trôi cái lô-gich siêu việt đó, dầu họ là người Công Giáo. Nói cho đúng, Tòa Thánh chỉ đòi hỏi cái địa vị "ăn trên ngồi trước" đối với các quốc gia Công Giáo, nghĩa là những quốc gia mà toàn thể hoặc đại đa số dân chúng là Công Giáo và được cai trị bởi một chính quyền Công Giáo. Còn đối với các quốc gia không công giáo, Tòa Thánh chỉ yêu cầu được xem như một tổ chức độc lập có nhiệm vụ chăm sóc "phần đạo" của các tín đồ. Nhưng đây chỉ là một thực trạng (état de fait) mà Tòa Thánh phải chấp nhận như một điều bất như  ý: cái lý tưởng vẫn là một thế quyền Công Giáo tùng phục thần quyền của Tòa Thánh.

Mà ngay như sự độc lập của Tòa Thánh xem như "bất như ý" đó, đã là một vấn đề lớn cho quốc gia, vì trước hết nó có nghĩa là chính quyền không có quyền can thiệp vào sự bổ nhậm hàng giáo phẩm bản xứ (nghĩa là các Đức Giám-mục). Hàng giáo phẩm hoàn toàn độc lập với chính quyền và chỉ tuân phục Đức Giáo Hoàng. Nếu Đức Giáo Hoàng chỉ là một giáo chủ thuần túy thì không có gì đáng ngại. Nhưng Ngài cũng là nguyên thủ của một quốc gia mà những quyền lợi có thể mâu thuẫn với những quốc gia khác. Và khi có mâu thuẫn, thái độ của hàng giáo phẩm bản xứ sẽ là một mối lo ngại lớn cho quốc gia. Vì lẽ đó, các chính quyền ôn hòa đều tìm cách thỏa hiệp với Tòa Thánh La Mã để có thể tham dự phần nào vào sự bổ nhiệm hàng giáo phẩm, và các chính quyền cực đoan sẽ tìm cách tách rời hàng giáo phẩm ra khỏi Tòa Thánh, chẳng hạn tạo ra những phong trào "giáo hội tự trị" như tại Trung Quốc vào những năm 1951-1952. Những phong trào này không phải là sáng kiến độc đáo của các chánh quyền "vô thần", vì ngay từ thế kỷ 17, dưới triều nhà vua Công Giáo Louis XIV, cũng nẩy sinh một phong trào tự trị trong giáo hội Pháp do Giám-mục Bossuet khởi xướng. Thật ra những phong trào nói trên chỉ biểu hiện một cách cực đoan về sự mâu thuẫn giữa chủ quyền quốc gia và sự độc lập của Giáo Hội, một giáo hội mà cơ quan đầu não lại là một quốc gia.  Cho nên, cuối cùng, vấn đề nằm ở đây: sự phận biệt thần quyền và thế quyền mà chính giáo hội đòi hỏi, Giáo Hội lại không tôn trọng ở ngay trong quốc gia Vatican. Nơi đây, giáo quyền và chánh quyền là một. Đức Giáo Hoàng vừa là Hoàng Đế vừa là Giáo Chủ, và không có một sự phân biệt nào giữa quốc gia Vatican và những cơ quan trung ương điều khiển Giáo Hội phổ biến. Sự hàm hồ đó là nguyên nhân căn bản của sự nghi kỵ sâu xa của những người không Công Giáo đối với Giáo Hội và là nguồn gốc của hầu hết những sự xung đột giữa Tòa Thánh và các chánh quyền Công Giáo cũng như không Công Giáo".

(9) . Lý Chánh Trung, Sđd., tr. 76.

(10)  Charlie Nguyễn, Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 45.

(11) Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: G.P. Putnam’s Sons, 1981), pp:  55-56. Nguyên văn: “One element in the curse of Constantine provided both sides with hypocritically religious reason for their break, which actually was a function of politics and economics. The verbal excuse for the split was the so-called filioque clause.

From their beginning, Christians believed God in one God. Unlike Jews and Muslims, however, they said there were three persons in that one God. They called them: the Father, the Son (Christ), and the Holy Spirit. Further, they said each of the person was God. This is the Christian Trinity of three persons in one God. In discussing the origin of the Son and the Holy Spirit, Christians said the Son originated from (but was not created by) the Father, and that the Holy Spirit originated from (or proceed from) Father and Son as one principle.

In the Latin, or Roman Church, in response to particular questions that had been leveled, this belief was couched in words that defined the Holy Spirit as “proceeding from the Father and from the Son.” (In Latin “and from the Son” is expressed in the one word, filioque. In Eastern, or Greek, Church, they preferred to say that the Holy Spirit proceeded from the Father and through the Son: dia tou uiou.

It may seem a ridiculously petty point to modern minds. It was not so for reverend gentlemen who dispusted the issue. It is sure that Roman belief and Eastern belief agree that the Son originates in the Father, and that the Holy Spirit originates in the Father and Son. The only argument was how best to express it.

But it was petty men, motivated by greed for money and power, who used this theological quibble litterally to break the Christian church in half.”

(12) Phạm Hữu Tạo. “Thêm Một Tội Nữa.” www.dongduongthoibao.com.  posted  14/9/ 9/2004.

(13)  Martin Malachi, Sđd., tr 64.

(14)  Phan Đình Diệm. " Kiến Nghi 5 Về Đông." Ngày Lễ Chư Thánh 1998 www.kitohoc.com  ngày 19/9/1999.

(15)  Charlie Nguyễn,  Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), trang 256-258. "Kinh Cầu Hồn và Ngày Lễ Các  Linh Hồn xuất hiện do sự phát minh ra Lò Luyện Ngục của Giáo Hoàng Gregory the Great (590-604) vào năm 600.

Kinh Thánh Cựu Ước cũng như Tân Ước chỉ nói tới Thiên Đàng và Hỏa Ngục, chứ không hề nói tới một nơi thứ ba để tạm giam giữ các linh hồn. Vào năm 600, Giáo Hoàng Gregory I (590-604) công bố giáo lý mới là một nơi thứ ba giam giữ các linh hồn để thanh tẩy hết mọi tội nhẹ trước khi vào Thiên Đàng, nơi đó Giáo Hoàng gọi là Nơi Luyện Ngục (Purgatory). Năm 1459, Công Đồng Florence (Pháp) đã biến phát minh này thành tín điều hiện hành  buộc tín đồ phải tin (an actual dogma). Nhờ có tín điều này, Giáo Hội Công Giáo đã trở thành giáo hội giầu nhất thế giới do tiền của giáo dân nộp cho các cha cố nhà thờ để xin lễ cầu hồn cho các thân nhân quá cố. Ngòai ra, trong thời Trung Cổ, Vatican còn tổ chức nhiều đại lý ở khắp nơi để rao bán ơn đại xá của Tòa Thánh (indulgence sales) đã thu về  cho Rome những nguồn tài sản kếch sù gồm đủ  thứ vàng bạc nữ trang và báu vật. Nhờ vào những nguồn lợi lớn lao này, giáo hoàng và tu sĩ cao cấp ở Vatican đã có một lối sống hết sức xa hoa tội lỗi. Chính điều này là động lực trực tiếp thúc đẩy Martin Luther từ bỏ Công Giáo lập ra đạo Tin Lành. Ông nói: Những kẻ bán ơn tha tội là những kẻ phạm tội lớn nhất (Those who sold indulgence to sinners were great sinner themselves).

Việc thu tiền lễ cầu hồn là một thủ đọan làm tiền trắng trợn của bọn cha cố lưu manh. Tại Ái Nhĩ Lan là nước toàn  tòng Công Giáo có câu ca dao  nổi tiếng như sau: "High money high Mass; low money, low Mass; no money, no Mass." (Nhiều tiền lễ lớn, ít tiền lễ nhỏ, không tiền không lễ). Thành thử chỉ những linh hồn có thân nhân giầu có mới hy vọng được vào nước Thiên Đàng của Chúa mà thôi. Trải qua nhiều thế kỷ bị bọn cường quyền cấu kết với bọn tu sĩ lưu manh áp lực, bóc lột và lừa bịp, đám dân nghèo ở Âu Châu vào đầu thế kỷ 19 đã lên tiếng đòi hỏi giáo hội phải tổ chức một ngày lễ cầu hồn miễn phí chung cho những người thiếu may mắn vì không có thân nhân bỏ tiền ra xin lễ. Họ gọi những linh hồn này là những linh hồn bị bỏ quên trong Nơi Luyện Ngục (The forgotten souls in Purgatory). Năm 1856, Vatican đã đáp ứng lời yêu cầu của đám dân nghèo bằng cách lập ra ngày Lễ Các Linh Hồn (All Souls Day) vào ngày 2 tháng 11 hàng năm, tương tự như lễ cúng các cô hồn vào ngày rằm tháng 7 của ta. Vì vậy, một số các bài kinh cầu hồn đã được sáng tác để đáp ứng nhu cầu này. Quả thật sự phát minh (bịa đặt) ra Nơi Luyện Ngục của Giáo Hoàng Gregory I (590-604), tiếp theo là các lễ cầu hồn, đã biến Núi Sọ (Golgotha) của Chúa thành Núi Vàng (Golconda)   của Giáo Hội Công Giáo La Mã."

(16)  Malachi Martin, Sđd., tr 205. Nguyên văn: "Four years ago, Leo negotiated a vey delicate, intricate, but mutually profitable agreement with Albert, prince-archbishop of three dioceses, Mainze, Magdeburg, and Halberstag. Actually, it was illegal, a felony violation of church law, to hold three dioceses at one time. But Leo permitted it - for a consideration: 21,000 ducats for being granted the dioceses; 20,000 ducats for being allowed to keep them illegally. Albert, of course, told Leo he was penniless, but he borrowed the money from the Jacob Fugger banking house. Leo allowed Albert to sell a special inventory of indulgences in all three dioceses, in order to pay back the Fuggers. Price of indulgences went from half a gold florins (for the very poor), to three gold florins (for mendicans), five gold florins (for doctors), and so on to twenty-five gold florins for nobility and royalty."

"To enhance his position as a source of mercy for the faithful suffering in Purgatory, Prince Albert had something special, his collection of relics (all of course, fraudulent): a wisp of straw from the manger where the baby Jesus lay on the first Christmas night, four hairs from the Virgin's head, fourteen  pieces of her clothing, a strand of Christ's bears, a nail from Christ's cross, a little over 19,093 sacred bone parts of saints and matyrs. For venerating all this  and a payment, anyone - prince or pauper - could shorten  the stay of any close friend of relative in Purgatory by 1,902,202 years and 270 days. ..”.

(17) Trần Chung Ngọc, Công Giáo Chính Sử (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999), tr.268.

(18) Arnold Schrier, & Wallbank  T. Walter, Living World History (Glenview, Illionis: Scott Foresman and Company, 1974), p. 148. Nguyên văn: "The Church had developed a body of beliefs which everyone became a Christian accepted. Most important were the seven sacraments: baptism, confirmation, penance, the Holy Eucharist, matrimony, holy orders, and extreme unction. The Church ruled that in partaking of baptism, a person was to become and to receive a Christian name in a christening ceremony; when the sacrament of confirmation was administered to him, he was received into the Church; by penance, a penitent wrongdoer was absolved of sins. In the celebration of the Holy Eucharist, the priest consecrated bread and wine in commemoration of the Last Super; and marriage was recognized when it was blessed and regulated by the sacrament of matrimony. The sacrament called holy orders was conferred upon men who entered the priesthood. The sacrament of extreme unction was administered by the priest to the dying. People accepted the rule that partaking of the sacraments was essential to salvation and that the sacraments could be administered only by the clergy.”

(19)  Vũ  Huy Quang. “Một Văn Kiện Lịch Sử (27 điều bất hoại của giáo hoàng).”Giao Điểm Số 28, Tháng 12 năm 1997.” Tr. 37-38. Nguyên văn: The Pope’s Proclamation:

1.- That the Roman church was established by God alone.

2.- That the Roman pontiff alone is rightly called universal.

3.- That he alone has the power do depose reinstate bishops.

4 .- That his legate, even if he be of lower esclesiastical rank, presides over bishops in council, and he has the power to give sentence of deposition against them.

5.- That the pope has the power do depose those who are absent (i.e., without giving them a hearing).

6.- That, among other things, we ought not to remain in the same house with those whom he has excommuncated.

7.- That he alone has the right, according to the necessity of the occasion, to make the new laws, to create new bishoprics...

8.- That he alone may use the imperial insignia.

9.- That all princes shall kiss the foot of the pope alone.

10.- That his name alone is to be recited in the churches.

11.- That the name applied to him belongs to him alone.

12.- That he has the power to depose emperors.

13.- That he has the right to transfer bishops from one see to another when it becomes necessary.

14.- That he has the right to ordain as a cleric anyone from any part of the church whatsoever.

15.- That anyone ordained by him may rule (as bishop) over another church.

16.- That no genaral synod may be called without his order.

17.- That no action of a synod and no book shall be regarded as canonical without his authority.

18.- That his decree can be annulled by no one, and that he can annul the decrees of anyone.

19.- That he can be judged by no one.

20.- That no one shall dare to condemn a person who has appealed to the apostolic seat [to the pope).

21.- That the important cases of any church whatsoever shall be referred to the Roman Church [to the pope].

22.- That the Roman church has never erred and will never err to all eternity, according to testimony of the holy scriptures.

23.- That the Roman pontiff who has been canonically ordained is made holy by the merits of St. Peter...

24.- That by his command or permission subjects may accuse their rulers .

25.- That he can depose and reinstate bishops without the calling a synod.

26.- That no one can be regarded as catholic who does not agree with the Roma church.

27.- That he has the power to absolve subjects from their oath of fidelity to wicked rullers .".

(20)  Anatole G.. Mazour & John M Peoples, Men And Nations - A World History (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1975), p. 217. Nguyên văn: "The pope's call for a crusade.- Pope Urban II (1088-1099) was eager to promote the idea of Christian offensive to regain the Holy Land from Moslems. In 1095 he called a great meeting of churchmen and French nobles at Clemon, France. He urged the powerful nobles to stop warring among themselves and join in one great war against unbelievers....

Men joined the Crusades  for many different reasons. The pope promised both heavenly and earthly rewards. All the sins of a crusader were forgiven. His property and family were guaranteed protection by the Church during his absence. A debtor who took the cross had his debts canceled; a criminal was relieved of punishment. Knights were dazzled by the lure of lands and plunder in the rich Near East. Merchants saw and chance for commercial gain. The Crusades were partly religious expeditions, but they appealed to men's love of adventure, hope of gain, and desire to escape debts, punishment, or boredom."

(21)  . Anatole G. Mazour & John M Peoples , Ibid., p. 218. Nguyên văn: "The crusaders captured Jerusalem after a short siege and slaughtered the Moslem inhabitants in a terrible massacre. One leader wrote to the pope that his horse' s legs had been bloodstained to the knees from riding among the bodies of the dead."

(22)  Trần Quý, Lòng Tin Âu Mỹ Đấy! (Wesminster, CA: Đồng Thanh & Văn Nghệ, 1996), trang 122-123.

(23)  Malachi Martin, Ibid.,  pp. 110-111. Nguyên Văn: “A new militarism was born: this Christian heartland, Christendom, must be defended by Christian arms. Wars could be holy, would have to be waged, would be a holy duty. Cruelty to enemies of Jesus within and without the heartland could be God's vengeance. "Neither sex nor age nor rank have we spared,." was the statement of the general who conducted the war against  medieval heretics called Albigenses, "We have put all alike to the sword." The new cry was on the lips of Roland, the perfect Christian and the model knight, as he fought at Roncevaux against the hated Moors. "Paien unt tort e Chestiens int droit! (Pagans are wrong. Christians are right)". And when the first crusaders came over a hill in Palestine and caught sight of the walls of Jerusalem, they dismounted from the horses, tore off their boots, and fell to the ground groaning and crying tears of joy in   delirium of desire, thanking God for allowing them to live long enough to reach the Holy City where Jesus lived, was crucified, and rose again from the dead Then they put on their shoes, besieged the city, and took it by storm, convinced that the angels of the Lord  were fighting by their side. They put to death by sword over 17,000 Mislims on the site of Solomon 's Temple and burned all Jews inside their synagogues.”

(24)  Peter de Rosa, Vicars of Christ (Dublin, Ireland: Poolbeg Pres Ltd., 2000), p. 408. Nguyên văn:"Even Catholics are sometimes under the illusion that clerical celibacy was introduced in the twelfth century. This is a common mistake. Celibacy, however badly kept is several hundred years older than that. But something momentous did occur under Pope Callistus II. He summoned the first General Council of the West in the year 1123, known as the first Lateran. A thousand prelates decreed that clerical marriages shoud be broken up and the spouses made to do penance because these marriages were invalid. For the first time, celibacy was proclaimed to be the strongest spiritual reality"

(25)   Peter de Rosa, Ibid., p. 409. Nguyên văn: ”It has to be said that chastity of priests was not Innocent's prime concern, any more  than it had been Gregory VIII's. He wanted an unmarried priesthood to operate Gregory's clerical and absolutist system. Priests, however holy, who married were not so loyal to the system as celibate priests who were forniacators and adulterers on a grand scale."

(26)  Phan Đình Diệm. Tlđd.,  ("Kiến Nghi 5 Về Đông.")

(27)  Phan Đình Diệm, Tlđd.,  "Kiến Nghị 5 Về Đông."

(28)  Phan Đình Diệm, Kiến Nghị 6 ngày 15/6/1999. Tanvien@kitohoc.com.

(29) Lê Hữu Dản, Sự Thật – Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA:TXB, 1997), tr. 28. và

Lương Minh Sơn, Bài Học Chiến Tranh Việt Nam Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ Người Việt [Wesminster, CA ] Ngày 9 tháng 11 năm 1996: B1.

(30)  Trần Chung Ngọc, Công Giáo Chính Sử (Garden Grove, CA: Giao Điêm, 1999), tr. 204.

(31)  Trần Tam Tình, Thập Giá Và  Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), trang 14-15.

(32)  Charlie Nguyễn, Tuyển Tập Thần  Giáo – “Từ thái độ khinh miệt chà đạp phụ nữ …” – 2007, Nguồn: (http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_TTDTG/Alexandre.php).

(33)   Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 76-81.

(34)  Charlie Nguyễn, Sđd., tr. 296-300.

(35) Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Tp Hồ Chí MInh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr 104-105. 

(36) Gene Johnson. “Churches Find Common Ground in Mary.” The New Tribune [Tacoma, WA] May 17, 2005: B5.. Nguyên văn: “Immaculate Conception refers to the Catholic dogma, pronounced in 1854, that Mary was born free of “original sin.” The Assumption refers to the belief, defined in 1950, that Mary was directly received body and soul into haven without dying…”

(37)   Peterde Rosa, (Dublin, Ireland: Poolbeg, 2000), p. 250.    Nguyên văn:"The pope's infallibility was seen by Vatican I as part of the pope's supremacy over the whole church. These are the terms of the definition: "The Roman Pontiff, when he speaks ex cathedra, that is, when in the exercise of his office as the pastor and teacher of all Christians, he defines by virtue of his supreme apostolic authority the doctrine concerning faith and morals to be held by the universal Church, is, by the divine assistance promised to him in the person of St. Peter, possessed of that infallibility wherewith the divine Redeemer wished His  Church should be endowed in defining doctrine concerning faith and morals; and that for this cause such definitions of the Roman Pontiff are irreformable of themselves and not because of the consent of the church."

(38)  Phan Đình Diệm. "Giáo Hội Là Roma Ngay Cả Tại Bắc Kinh # Bài 1 Phong Thánh Cho 120 Vị Thánh Tử Đạo Trung Hoa."pddiem@hotmail.com Ngày 10 tháng 1 năm 2001.

(39)  Trần Văn Kha. Tôn Giáo Đối Chiêu Tập II (Orange, CA: TXB, 2002), trang  944-47.

(40) ."  The Associated Press. "Jewish family protests Pius' beatification." The News Tribune [Tacoma, WA] Sept. 3, 2000. Nguyên bản Anh ngữ."Jewish family protests Pius' beatification. Their ancestor was abducted, raised Catholic by 19th century pope. The Associated Press. ROME.-  Decendants of a Jewish-born boy wrenched from his family in the 19th century with the blessing of Pope Pius IX,  joined hundreds in a candlelight protest Saturday on the eve of Pius' beatification. 

Pope John Paul II's planned declaration today of Pius as among the Roman Catholic Church's blessed "is the reopening of a wound. There is no doubt about it," said Elena Mortara, the abducted boy's great great niece.

Rome's Catholic noble families, meanwhile, celebtrated the upcoming beatification with a Saturday church vigil, band and shouts of "Viva Pio Nonio!" or "Long live Pius IX!".

Today's beatificatrion of Pius IX and the 20th century's John XXIII places the two predecessors of John Paul on the last formal step before possible sainthood.

Italian and international Jewish groups have protested Pius' beatification in large part because of the 1858 taking of 6-year-old Edgardo Mortara by papal guards. Church official ordered the boy removed from his Jewish family in Bologna after hearing he had his secretly baptized by a Catholic housemaid. Under Pius' patronage, Edgardo grew up a church ward and a later priest.

"That mother was deprived of her son," Giacomo Saban, an Italian Jewish leader, told the crowd. "The injury is still alive. It's still felt."  Other speakers read from the passages of Pius' writing, including one in which he allegedly wrote that Jews were not citizens but "dogs."

The church's glorification of Pius is a disappointment to those - like the Mortara family - who welcomed the dialogue John Paul had fostered among religions, Elena Mortara said. Equally troublesome was that the percept that governed the taking of Egardo remains church law today, she said. Church tradition hold that Catholics have a duty to baptize any child - Catholic or non-Catholic, with parents' permission or not - if they believe the child' life in danger. We always thought that this ordeal was in the past," Elena Mortara said, "We are sorry that it has become a scandal of the present."

(41)  ĐGH John Paul Đệ Nhị Chủ Tọa Lễ Tuyên Phúc Giáo Hoàng Pius IX." Người Việt Tây Bắc số 912 Ngày 8 tháng 9 năm 2000, tr 25. "VATICAN CITY, Italy - Sáng Chủ Nhật (3 tháng 9 năm 2000), trước cử tọa trên 100 ngàn tín hữu đứng chặt sân Quảng Trường St Peter tại Ý, Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị đã chủ tọa buổi lễ Tuyên Phúc cho hai vị cựu giáo hoàng; một là vị cựu Giáo Hoàng Pius Thứ Chín, thuộc thế kỷ 19, và một là cựu Giáo Hoàng John Thứ 23, thuộc thế kỷ 20. Trong khi hầu hết tín hữu Thiên Chúa Giáo toàn thế giới đều đồng thuận rằng cựu Giáo Hoàng thứ 23 là một người rất tốt và xứng đáng được tuyên phúc, thì một số khá đông tín hữu Thiên Chúa Giáo đã cho thấy sự bất mãn trong việc tuyên phúc cựu Giáo Hoàng Pius thứ Chín. Đặc biệt là những người theo đạo Do Thái đã biểu tình phản đối việc tuyên phúc cựu Giáo Hòang Pius thứ Chín vì theo thánh sử, vào năm 1858, vị giáo hòang này đã ra lệnh cướp một bé trai chỉ mới 6 tuổi sau khi biết được em trai này đã được một người nữ nhân công đạo Thiên Chúa bí mật làm lễ rửa tội. Sau đó, Edgardo Mortara đã được hướng dẫn tu theo đạo Chúa và trở thành một linh mục, dưới sự trông coi của Đức Giáo Hoàng Pius thứ Chín. Theo người cháu 3 đời của Linh-mục Edgardo Mortara, bà Elena Martara, việc tuyên phúc cho vị giáo hoàng này là một sự sỉ nhục cho cộng đồng Do Thái Giáo và khiến cho những thiện cảm giữa người theo đạo Do Thái và đạo Thiên Chúa, có được nhờ nỗ lực vận động của vị giáo hoàng hiện thời, John Paul Đệ Nhị, sẽ bị mất hết ý nghĩa. Tuy vậy, Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị đã minh xác quyết định của ông trong việc chọn lựa để tuyên phúc hai vị cựu giáo hoàng trên và cho biết rằng lỗi thường tình của con người là chuyện không thể tránh được..."

(42)  Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Sàigon: Chân Lý, 1972), trang 165.

(43)  Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), trang 92.

(44) Nhiều tác giả, Vatican Thú Thội Và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 241. 

(45)  Nhiều tác giả, Sđd., trang 241 và 245..

(46)  Giáo Hội Công Giáo Đã Nhìn Nhận Sai Lầm Trong Vụ Án Galileo", Chính Nghĩa số 146, ngày 7/11/ 1992.

(47)   The Seattle Times, Tuesday, November 15, 1994.

(48)  The Vietnam Times (Việt NamGiáo Hội Công Giáo Đã Nhìn Nhận Sai Lầm Trong Vụ Án Galileo", Chính Nghĩa số 146, ngày 7/11/ 1992 (Thời Báo - Seattle) số 229, Thứ Sáu ngày 18-11-1994.

(49) Tường Minh & Chu Văn Trình. Rơi Mặt Nạ. (Florida: Văn Sử Địa, 1998), trang bìa sau.

(50)  . Nguyễn Trần Ai. "Thế Là Thế Nào?" Người Dân Số 122  Tháng 10 năm 2000:33-35.

(51)  Phan Đình Diệm (Học Hội Kitô Phục Sinh), Tuyên cáo 8, Điều 1, trang 2.

(51) title="">   Jude Webber, "No Fire or Brimstone, but hell's real, pope says," Houston Chronicle, July 29, 1999; page 26A.

(53)  Phan Đình Diệm Tuyên Ngôn "Nulla E xtra Ecclesiam" Bài 1 của Giáo Hội Công Giáo Ngày 5 tháng 9 năm 2000.

(54)  Phan Đình Diệm, “Tuyên Ngôn 5 Về Nước Thiên Chúa.” Tanvien@kitohoc.com  10 November 2000.

(55) Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc - Tập I (Hà  Nội: Văn Hóa 1996), tr  190-191.

(56)  Bùi Anh Tấn, Ức Trai Tâm Thượng Quang Khuê Tảo (Hàn Nội:Nhà Xuất Bản Văn Hóa Dân Tộic, 2002) tr 35-36.

© sachhiem.net