●   Bản rời    

Đề tài nói chuyện (kỳ 5, 6) về Cách Mạng Tháng 8: Nhận Xét Các Lời Tuyên Bố Của Ô. Phạm Cao Dương

Đề tài nói chuyện (Kỳ 5, 6) về Cách Mạng Tháng 8:

Nhận Xét Các Lời Tuyên Bố Của Ô. Phạm Cao Dương

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ80.php

15-Jul đến 18-Aug-2017

Kính thưa quí vị,

Hiện tượng bội bạc với các anh hùng của lịch sử nước nhà ngày nay trong giai đoạn gần đây đã bắt đầu do những thế lực đánh phá đất nước. Chúng tôi đã từng nghe những luận điệu ngang ngược trên các mạng xã hội. Điều không ngờ là những tuyên truyền rẻ tiền đó lại được in thành sách, nói thành lời từ chính miệng chính tay của một người có học vị, lại ở trong ngành sử, đồng nghiệp với GS Nguyễn Mạnh Quang.

Những dữ kiện lịch sử đã lâu hơn nửa thế kỷ, nhưng cũng chưa quá cũ để mất hết những nhân chứng còn sống. Cùng những dữ kiện đó, vậy yếu tố nào đã làm nên góc nhìn lịch sử trái ngược nhau? Chắc chắn phải có yếu tố con người, tức yếu tố cảm tính, đảng phái, yêu ghét mà ra. Nhưng rồi hy vọng lịch sử sẽ còn lại những gì công bằng nhất cho hậu thế, và những gì trái lẽ sẽ mau chóng bị người đời vất bỏ không thương tiếc.

Tóm tắt kế hoạch của ông Phạm Cao Dương để "tránh chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1945-1954" (trong video phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Xuân Nam, từ phút 34 tới hết phút 37) chính xác là như sau: "Một chính phủ nào khác (miễn là không phải Việt Minh), do những người có thế - tức là những người thân Pháp - sẽ thương lượng, điều đình với Pháp - để Pháp duy trì quyền lợi của họ ở Việt Nam vì VN là một phần tương lai của nước Pháp." (SH)

Đây là bài nói chuyện trực tuyến kỳ 5 và kỳ 6 trên Facebook của trang nhà, https://www.facebook.com/sachhiem.net.us, ngày 15 tháng 7, 2017.

Lời Tuyên Bố Của Ô. Phạm Cao Dương Về Cách Mạng Tháng 8

Dẫn:

1- Bài Nguyễn Xuân Nam phỏng vấn Gs Phạm Cao Dương về quyển sách mới in "Đế Quốc Việt Nam".  https://nhatbaovanhoa.com/... Video Clip: https://www.youtube.com/watch?v=xmIE-qg-OKY phút thứ 31:00

2- Sách Đế Quốc Việt Nam [Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới Bảo Đại – Trần Trọng Kim Và Đế Quốc Việt Nam]

DÀN BÀI

A.- Về câu tuyên bố: “Biến cố 19/8/1945 và Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 của cụ Hồ Chí Minh là không cần thiết cho dân tộc Việt Nam” (trang 290, Ref 2)

Vì đã có bản Tuyên Ngôn Độc Lập  11/3/1945

B.- Về câu tuyên bố: "Nếu không có Cách Mạng 19/8/1945 Việt Nam đã có tự do, dân chủ, và tiến bộ như Đại Hàn và các nước Đông Nam Á khác mà không ph̉ải trải qua hai cuộc chiến đẫm máu với hàng triệu người phải hy sinh."

Sự khác biệt:

B-1 Hàn Quốc:

A. Trước hay trong Đệ II Thế Chiến: Nhật cưỡng chiếm, Không có nạn GHLM, con chiên

B. Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt:

- ngoại thù không tái chiếm, Hoa kỳ vào, Lý Thừa Vãn bạo tàn.

- Tuy nhiên, họ không có các kế hoạch phá hoại của giặc áo đen

B-2 Việt Nam:

a. trước hay trong Đệ II Thế Chiến.

- liên minh Pháp-Vatican

- Vấn nạn GHLM.

Kết quả

  • 1. Ngô Đ D: a) cuồng đạo, b) dốt nát c) vong bản, d) Ưa thích trả thù
  • 2. LM Hoàng Quỳnh: Thà mất nước…
  • 3. Tham lam: bất động sản
  • b. Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt:

  • 1. tái chiếm để phục hồi quyền lực
  • 2. Việt Quốc và Việt Cách
  • 3. gần 2 triệu con chiên bản địa đã được đoàn ngũ hóa
  • 4. Cấu kết với tàn dư của đám vua quan
  • 5. Đảng Đại Việt và các tổ chức chính trị hay tôn giáo
  • 6. Ngô Đ D thi hành kế sách Ki-tô hóa miền Nam
  • 7. băng Đảng Cần Lao
  • 8. Nạn “Kiêu Dân Công Giáo”
  • 9. Kinh nghiệm lịch sử: quốc gia bị cải đạo Chúa thường thường rơi vào tình trạng chậm tiến
  • C.- Về "kế hoạch" để biện minh của ông PCD trong Youtube (phút 34 - 38)

    1. - Câu 1: “Chính phủ đó có thể là một chính phủ khác, do một người khác làm thủ tướng, thì VN tránh được nhiều thứ lắm”.

    2. - Câu 2: Nhưng Pháp trở lại, thì trở lại như thế nào. Có phải nó đem quân trở lại đổ bộ để mà chiếm đóng hay không?

    3. - Câu 3: Thì ông Trần Trọng Kim đã viết trong hồi ký của ổng rồi. Ổng viết rằng nếu Pháp trở lại thì chúng tôi sẽ điều đình với họ. Và họ đã làm như vậy. Bởi vì họ đã cho một ông Đại Tá nhảy dù xuống ở một địa điểm gần Huế, để mà móc nối với Bảo Đại, móc nối với Phạm Quỳnh.

    4.- Câu 4: "Tại sao vậy, tại vì những người đó, nói theo ngôn ngữ của phe chống đối bây giờ, thì là những người thân Pháp, đầy tớ cho Pháp. Nhưng mà nói theo ngôn ngữ bình thường thì những người đó họ có cái thế để điều đình với Pháp.

    5.- Câu 5: Và người Pháp hồi đó, mặc dầu tính thực dân của họ vẫn còn nặng lắm. Nhưng ít nhất thì cũng phải nói rằng thì là cái nước Việt Nam là một phần cái tương lai của họ. Cái thuộc địa là một phần quyền lợi lớn của họ thì họ phải duy trì quyền lợi chứ.

    6.- Câu 6: Về sau này điều đình giữa Pháp và Hồ Chí Minh chẳng hạn, thì cũng là có sự tương nhượng về quyền lợi. Vậy thì, nếu như vậy, thì cái cuộc chiến tranh với Pháp sẽ không xảy ra.

    7.- Câu 7: Rồi sau này chiến tranh chống Mỹ nữa, tất cả đều có thể tránh được hết.

    8.- Câu 8: Nhưng mà vì cái nhu cầu của họ không phải là đem lại độc lập cho đất nước VN, nhu cầu của họ là Xã Hội Chủ Nghĩa. Họ làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để thiết lập chế độ Cộng Sản lên đất nước Việt Nam.

    KẾT LUẬN:


    VÀO BÀI

    A. Về câu tuyên bố: “Biến cố 19/8/1945 và Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 của cụ Hồ Chí Minh là không cần thiết cho dân tộc Việt Nam”, trang 290

    Ông lý luận: vì Vua Bảo Đại đã tuyên bố hủy bỏ các hòa ước đã được triều đình Huế ký vào thế kỷ XIX, và vì đã có “Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 11/3/1945 được ký cùng với mấy ông quan dưới quyền là các những người đã từng làm  tay sai cho Pháp (chống lại nhân dân Việt Nam?)

     Đọc cái tựa đề “Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới Bảo Đại – Trần Trọng Kim Và Đế Quốc Việt Nam”, tôi cảm thấy ông Dương có dã tâm không những chỉ mạt sát và triệt hạ đại công nghiệp của toàn thể nhân dân ta  được chủ quyền độc lập từ trong tay  Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và từ Liên Minh Xâm Luợc Mỹ - Vatican,   mà còn  tỏ thái độ vong ơn bội nghĩa  (1) đối với tất các các lực lượng nghĩa quân của các thế hệ tiền nhân ta đã nối tiêp nhau chống lại Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican thời Vua Minh Mạng cho đên năm 1945, (2)  đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam, cũng như) Mặt Trận Việt Minh, (3) đối với hàng triệu người đã quyết tâm gia nhập hai tổ chức yêu nước trên đây, và (4) đối với  toàn dân ta đã hết lòng bỏ công, bỏ của, bỏ cả sinh mạng  ra đóng góp vào hai cuộc  chiến 1945-1954 và 1954-1975 để hoàn thành hai nhiệm vụ lịch sử trọng đại trên đây đối với tổ quốc Việt Nam.

    A.1 Câu nói  “Biến cố 19/8/1945 và bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 Của Hồ Chí Minh là không cần thiết” trong cuốn sách này, tôi có cảm tưởng câu nói này của ông na ná giống như mấy bài thơ của ông Tôn Tho Tường có chủ tâm chê bai, gièm pha, miệt thị và triệt hạ công lao cũng như giá trị của các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân miền Nam dưới quyền lãnh đạo của các  nhà ái quốc Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Phan Tôn, Phan Liêm, v.v.. trong thập niên 1860. Xin ghi lại 2 trong số những bài thơ này:

    Giang san ba tỉnh hãy còn đây,

    Trời đất xui chi đến nỗi này?

    Chớp nhoáng thẳng bon dây thép kéo,

    Mây tuôn đen kịt khói tàu bay.

    Xăn văn thầm tính, thương đôi chỗ,

    Khấp khởi riêng lo, biết những ngày.

    Miệng cọp hàm rồng chưa dễ chọc,

    Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay!

    (Tôn Thọ Tường)

    Thày lay lại chuốc lấy danh nhơ,

    Ai mượn mình lo việc bá vơ?

    Trẻ dại, giếng sâu, lòng chẳng nỡ,

    Đường xa, ngày tối, tuổi không chờ. (1)

    Áo xiêm chán thấy xăn tay thợ,

    Xe ngựa nào toan gỡ nước cờ.

    Rủi rủi may may đâu đã chắc?

    Miệng lằn lưỡi mối hãy tai ngơ!

    (Tôn Thọ Tường)

    Thiết tưởng rằng, là một ngưởi được đào tạo trong ngành sử học và giảng dạy lịch sử tại các trường học ở Việt Nam, hẳn là ông cũng dư biết ý nước lòng dân vào thời điểm năm 1945, sau gần 80 năm dưới ách thống tri của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và nhất là vừa mới kinh qua nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử vơi hai triệu nạn nhân chết tức tưởi trước mắt những người thân thương trong gia đình họ.  Những quan những tác phẩm lịch sử của ông được công bố trong nhiều năm gần đây, tôi có cảm tưởng hình như không biết gì tình cảnh và lòng dân ta vào thời điểm đó. Vì thế tôi xin ghi lại đây những dòng thơ nói lên lòng dân hăng hái dân nô nức của cả nước cùng hăng hái LÊN ĐƯỜNG quyêt tâm hy sinh thân mình chiến đấu cho đại cuộc cứu nước dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh:

    Trong mắt tôi đã thấy,

    Lên Đường!

    Dân tôi:

    Người trước nối người sau,

    Tay trong tay kết chặt một vòng,

    Đi đòi lại núi sông trong tay giặc.

    "Thế giặc mạnh lấy gì mà chống đỡ?"

    Lời Diên Hồng vạn tiếng quyết tâm.

    Phải trải xương,

    Phải đỏ máu với quân thù

    Phải đoàn kết triệu bước chân dấn bước,

    Từ sông Hồng xuôi về sông Cửu,

    Từ đồng bằng nối mãi tới Trường Sơn.

    Khắp non sông vang dội bước quân hành

    Tay giáo mác và con tim sôi máu.

    Trong ánh mắt triệu niềm tin rực sáng

    Buổi quân về giải phóng Việt Nam.

    Quê hương tôi hôm nay đã thấy

    Những mẹ già chị gái

    Làm hậu cần nuôi quân,

    Những thanh niên hôm nay

    Đã làm anh kháng chiến,

    Những em bé mười lăm

    Gánh vai trò liên lạc.

    Cả nước đồng một lòng

    Đứng lên tiêu diệt giặc.

    Lời réo gọi của non sông đất nước:

    Các anh

    Xin đứng dậy

    (Nguyễn Tố Chi)

    Bài thơ này đã nói lên sự thật về lòng dân hừng hực sôi sục của cả nước vào thời điểm năm 1945 và trong những nằm dài kể từ đó cho đến ngày 30/4/1975, trong đó có cả cá nhân tôi lúc đó còn là một em bé học sinh bậc tiểu học mà cũng cương quyết LÊN ĐƯỜNG để đi đòi lại núi sông cho dân tộc.

    Có như vậy thì mới có hy vọng giải cứu nhân dân ta thoát khỏi ách thống trị của Liên Minh giặc Pháp Vatican để cho dân ta không có mang cái nhục làm nô lệ cho người ngoại bang, không còn bị chúng khinh rẻ  gọi dân ta là dân tà đạo, dân mọi rợ, dân dã man, cho  nếp sống văn hòa cổ truyền của dân tộc không còn bị bọn người vong bản, phản dân tộc chà đạp, và cho thảm trạng chết đói khủng khiếp nhất trong lịch sử đã xảy ra vào hồi đầu năm 1945 không còn tái diễn được nữa. Đây là sự thật về lòng dân vào thời điểm năm 1945  mà sau này vào đầu thập niên 1970, ngay cả  ông Hoàng Văn Đào một thành viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng  (của thời nằm dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học) cũng đã  khẳng định như vậy, và được ông giải thích rõ ràng:

    “Sau 80 năm bị lệ thuộc, dân tộc Việt Nam chỉ thèm khát độc lập, và không biết gì đến khuynh hướng chính trị của phe này với nhóm khác. Người dân Việt Nam nghĩ rằng: miễn là nước được độc lập, còn đảng phái nào lãnh đạo cuộc tranh đấu giành độc lập hay cầm chính quyền cũng vậy, cốt là “Nước Việt Nam của người Việt Nam!” Một yếu tố khác nữa, ngót hai triệu đồng bào chết đói vừa qua, là chết để đem linh hồn thức tỉnh ý chí những kẻ còn sống cũng phải phục thù rửa hận cho toàn dân. Đó là hoàn cảnh tạo nên cuộc cách mạng âm ỷ trong đầu óc mọi người dân Việt, khác nào như một kho thuốc nổ, chỉ còn đợi người nào hoặc đoàn thể nào châm ngòi lửa là nổ bùng. Lò thuốc súng đã có người châm, ngòi đã nổ, quần chúng ùa chạy theo Việt Minh Cộng Sản…” Hoàng Văn Ðào, Việt Nam Quốc Dân Đảng (Saigon: TXB, 1970), tr 255-256.

    Ông Hoàng Văn Đào là một nhà ái quốc thuộc thế hệ của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học và cũng là “người đồng chí cùng ông Nguyễn Thái Học khai sinh ra tổ chức Việt Nam Việt Quốc Dân Đảng” vào năm 1927. Được biêt, Giáo-sư Phạm Cao Dương là con của một thành viên của Tổ Chức Việt Nam Quốc Dân Đảng trong thời dưới quyền lãnh đạo của ông Vũ Hồng Khanh.

    Tôi nhận thấy, đoạn văn trên đây của ông Hoàng Văn Đào (thuộc thế hệ ông cha hay đàn  anh trong tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng) đã nói lên sự thật lịch sử của một nhà ái quốc đã ý thức được quyền lợi tối thượng của dân tộc và đất nước là trên hết. Trong khi đó, cũng là người thuộc gia đình có thân phụ là thành viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng thuộc thế hệ đàn em như ông Phạm Cao Dương lại không biết hay cố tình không biết đến lòng dân ý nước của dân ta vào thời điểm 1945 và những năm dài chiến tranh cho đến ngày 30/4/1975, cho nên ông mới biên soạn cuốn “Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới- Bảo  Đại – Trần Trọng Kim Và Đế Quốc Việt Nam (California?, Truyền Thống Việt, 2017), trong đó ông viết:

    “Biến cố 19/8/1945 và bản Tuyên Ngôn Độc Lập  Ngày 2/9/1945 Của Hồ Chí Minh là không cần thiết Cho Dân Tộc Việt Nam.” (Trang 290.)

    Văn tức là người. Đọc cuốn “Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới Bảo  Đại – Trần Trọng Kim Và Đế Quốc Việt Nam”,  chúng tôi có cảm tưởng rằng não trạng của tác giả Phạm Cao Dương và những người đồng thuận với ông không khác gì não trạng của các con chiên cờ vàng vẫn khư khư cho rằng:

    - “Miền Nam Việt Nam có chính nghĩa”,

    - “Sở dĩ miền Nam thua là vì Miền Nam bị nước đồng minh Hoa Kỳ phản bội”

    Không biết ông Phạm Cao Dương có biết rằng việc đổ máu đòi lại chủ quyền độc lập cho quốc gia, thì có sự tương đồng giữa cuộc chiến chống Đế Quốc Anh của nhân dân 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican  của dân tộc Việt Nam của chúng ta. Cả hai cuộc chiến đều phải trải qua từng bước một như sau:

    I.-/ Về phía Cuộc Cách Mạng Của 13 thuộc đia Anh tại Bắc Mỹ:

    Bước 1: Chiến tranh bùng nổ vào ngày 19/4/1775: Sực bức xúc và căm thù của nhân dân các thuộc địa Anh tại Bắc Mỹ đối với chính quyền Anh đã âm ì từ nhiều năm và bộc phát thành hành động và hình thành Hội Nghị  của 9 thuộc địa nhóm họp tại New York (coi như là một chính quyền) vào cuối năm 1765  gửi kháng thư  lên chính quyền Anh với nội dung chống lại những biện pháp đánh thuế bất công đối với nhân dân các thuộc địa, chính phủ Anh dùng bạo lực đàn áp khiến cho tình hình trở nên căng thẳng và  tiến đến chiến tranh. Vào cuối năm 1774, Thống Đốc Thomas Gage bắt đầu tổ chức quân đội để sẵn sàng chiến đấu, và tiếng súng khai hỏa cho cuộc chiến vang rền vào sáng sớm ngày 19/4/1775. Tại Lexington, thuôc địa Massachusetts.  Kể từ đó, nhân dân các thuộc địa Bắc Mỹ công khai chống lại chính quyền Anh  tại Bắc Mỹ bằng súng đạn, nghĩa là khi đó nhân dân Bắc Mỹ đã có thế lực cả quân sự lẫn chính quyền (Hội Nghị Lục địa) để  quyết tâm theo đuổi đòi lại chủ quyền độc lập cho các tiểu bang của họ.

    Bước 2: Công Bố Bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 4/7/1776. Cuộc chiến tiếp diễn từ ngày 19/4/1765 cho đến ngày 4//7/1776, Hội Nghị Lục Địa, tức là chính quyền của các thuộc địa, mới công bố Bản Tuyên Ngôn Độc Lập để nói  cho (1) toàn thể nhân dân các thuộc địa Bắc Mỹ, (2) chính quyền và nhân Anh tại chính quốc, và (3) nhân dân thế giới biết rằng kể từ ngày công bố bản tuyên ngôn này,  13 thuộc địa Anh  chính thức là một quốc gia độc lập không còn có liên hệ gì với Đế Quốc Anh về chính trị cũng như về hành chánh, quân sự, tư pháp, kinh tế và tài chánh nữa.

    Bước 3: Dù rằng súng đã nố vào ngày 19/4/1775  và chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày, dù rằng đã công bố bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 4/7//1776, nhưng chính quyền Anh ở chính quốc Anh vẫn không nhìn nhận chủ quyền độc lập của nhân dân Bắc Mỹ, và vẫn gửi quân sang Mỹ với quyết tâm diệt tận gốc trốc tận rễ cả chính quyền lẫn quân đội kháng chiến của nhân dân Bắc Mỹ trong ý đồ phục hồi quyền lực của Đế Quốc Anh tại Mỹ Châu. Vì thế mà cuộc chiến giữa nhân dân Bắc Mỹ và chính quyền Đế Quốc Anh càng trở nên quyết liệt. Cuộc chiến càng ngày càng trở nên khốc liệt và kéo dài đến ngày 19/10/1781, ngày đó, trong trận đánh tại  Yorktown, đạo quân Quân Anh  dưới quyền chỉ huy của Tướng Cornwallis bị thảm bại và phải đầu hàng. Vì thảm   bại này mà phái đoàn của chính quyền Anh  tại Hội Nghị Paris mới thương thuyết nghiêm chỉnh  với phái đoàn của chính quyền Bắc Mỹ  và công nhận chủ quyền độc lập của nhân dân Bắc Mỹ và hòa ước này được ký kết vào năm 1783.

    II.-/ Về phía Cuộc Cách Mạng Tháng 8/1945 Của Việt Nam:

    Bước 1: Sự bức xúc và căm thù của nhân dân Việt Nam đối  với Pháp  và Vatican khởi phát từ cuối thế kỷ 18 khi có sư hiện diện của các quân lính người Pháp và các tên cố đạo trong hàng ngũ quân đội Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn. Sự bức xúc và căm thù này của nhân dân ta càng ngày càng trở nên mãnh liệt khi thấy rằng bọn cố đạo người Âu Châu càng ngày càng tỏ ra lấn lướt và  càng ngày chúng càng can thiệp vào nội tình   chính quyền nhà Nguyễn trắng trợn hơn. Tình trạng này khiến cho cả nhân dân ta và triều đình Huế vô cùng bức xúc và thù ghét đạo Ca-tô đến tận xương tận tủy. Cũng chính vì thế mà Vua Minh Mạng phải ban hành luật cấm đạo vào đầu thập niên 1820. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ và rõ ràng trong bài viết có nhan đề là  “Nguyên Nhân Triều Đình Huế Ban Hành Lệnh Cấm Đạo”. (http://sachhiem.net/NMQ/VANHOAXD/NMQvh00.php).

    Rồi sau đó ít năm, Giáo triều Vatican vận động thành lập Liên Minh Thánh Pháp – Tây Ban  Nha – Vatican đem quân tấn  chiếm Việt Nam và triều đìnhh Huế thời Vua Tự Đức không chống cự nối, đành phải cúi đầu chấp nhận ký các Hiêp Ước  Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1874, Quý Mùi 1883, và Giáp Thân 1884  theo đó thì triều đình Huế phải đầu hàng, nhận chịu hết tất cả những điều kiện do quân giặc đưa ra để được yên thân, cam phận làm bù nhìn cho Liên Minh giặc Pháp – Vatican thống trị Việt Nam. Thế nhưng:

    Dù vua quan đã hàng rồi,
    Dân còn quyết chiến đuổi người ngoại bang .

    Kể từ đó,  chiến tranh thực sự đã bùng nổ khi thì âm ỉ  khi thì  mãnh liệt giữa một bên là (1) chính quyền Bảo Hộ của liên minh giặc Pháp- Vatican, (2) triều đình bù nhìn nhà Nguyễn, và (3) gần 2 triệu con chiên bản địa, và một bên là  toàn thể dân tộc Việt Nam được thể hiện ra qua các tổ chức kháng chiến dưới quyền lãnh đạo của các nhà ái quốc như Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ  Khoa Huân, Huỳnh Mẫn Đạt, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám, Trinh Văn Cấn, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Thái Học cùng với các đồng chí của ông trong Việt Nam Quốc Dân Đảng, Hồ Chí Minh cùng với các đồng chí của ông trong Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh. Thành quả cuộc chiến của nhân dân ta đều là nhờ tài lãnh đạo của Cụ Hồ Chí Minh mà nhân dân ta đã giành lại chính được chủ quyền độc lập từ trong tay người Nhật (vì lúc đó Pháp đã thua Nhật và đang chuẩn bị đem quân tái chiếm Việt Nam) vào ngày 19/8/1945 và thành lập Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng  Hòa đầu tiên vào ngày 28/8/1945.

    Bước 2: Công Bố Bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 2/9/1945. Cụ Hồ Chí Minh công bố  Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 là để  nói cho nhân dân ta  cũng như nhân dân Pháp, chính quyền Pháp và nhân dân thế giới biết rằng kể từ ngày này, nước Việt Nam đã độc lập, và nhân dân Việt Nam không còn có liên hệ gì với nước Pháp về chính trị, hành chánh, quân sự, kinh tế, tài chánh, tư pháp, v.v

    Bước 3: Dù rằng  Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã công bố Bản Tuyên Ngộn Độc Lâp ngày 2/9/1945, chính quyền Pháp và giáo triều Vatican cũng vẫn cương quyết không chịu nhìn nhận quyền độc lập của dân tộc ta và chúng vẫn  âm mưu cấu kết với nhau, bổ nhậm tên cựu linh mục Thiery d’ Argenlieu làm Cao Ủy Đông Dương đem quân sang tái chiếm Việt Nam để phục hồi quyền lực và quyền lợi của chúng ở phần đất này. Vi thế mới có cuộc chiến 1945-1954  và cuối cùng thì liên quân Pháp – Vatican dưới quyền chỉ huy của Tướng De Castrie bị thảm bại tại Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954. Thảm bại này khiến cho phái đoàn của chính quyền Pháp tại Hội Nghị Genève 1954 phải thương thuyết nghiêm chỉnh với phái đoàn của chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hội Nghị Genève 1954, công nhận chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam và rút quân về nước.

    Phần trình bày trên đây cho thấy sự cố Liên Quân Pháp – Vatican bị thảm bại tại Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954 và hậu quả của nó giống y hệt như  sự cố quân đội Anh bị thảm bại tại Yorktown vào ngày 19/10/1781 và hậu quả của nó... Đáng lý ra nhiệm vụ lịch sử đòi lại chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ  của nhân dân Việt Nam đã được hoàn thành kế từ đó (vào tháng 7 năm 1954.) Thế nhưng,  Vatican và Hoa Kỳ lại cấu kết với nhau  tìm  cách cưỡng chiếm miền Nam với dã tâm biến phần đất này thành một quốc gia riêng biệt để vừa làm tiền đồn chống Cộng ở Đông Nam Á, vừa tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa bằng bạo lực để cưỡng bách toàn thể dân miền Nam phải vào đạo Ki-tô theo chỉ tiêu như ông Ngô Đình Như đã tuyên bố:

    Tôi có cả một chương trình đã bàn kỹ với Đức Giám Mục sẽ lần hồi tiến chố mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết.” Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428

    Vì thế mà nhân dân Việt Nam lại phải lao vào cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican để đòi lại miền Nam đem lại toàn vẹn lành thổ cho tổ quốc. Cuối cùng, Mỹ cũng phải lùi bước trước sức mạnh của lòng  yêu nước và ý chí  cương quyết chiến đấu của dân tộc Việt Nam. Vì thế mới có Hội Nghị Paris đưa đến Hiệp Ước 27/1/1973 theo đó thì Mỹ sẽ phải rút hết quân về Mỹ để được chính quyền Hà Nội trao trả hết tù binh người Mỳ đang bị giam giữ ở miền Bắc và để mặc cho người Việt Nam giải quyết  vấn đề Việt Nam của người Việt Nam.

    Mỹ rút quân về nước  và cúp hết tiền viện trơ nuối báu cô của nợ do Mỹ và Vatican tạo ra. Vì mất hết nguồn lơi do Mỹ cung cấp nuôi sống, chính quyền Sàigòn và đạo quân đánh thuê ở miền Nam rơi vào tình trạng ra ngũ tan hàng vào những ngày cuối tháng 4/1975. Nhờ vậy mà đất nước ta mới được thống nhất trở lại vào ngày 30/4/1975.

    Sự thực lịch sử là như vậy. Chúng ta cũng cần nên biêt rằng:

    1. Cuộc chiến của nhân dân Việt Nam đánh đuổi Liên Minh giặc Pháp – Vatican để đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và cuộc chiến trục xuất Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican ra khỏi đất nước để đòi lại miền Nam cho tổ quốc quả thật là  vô cùng khó khăn, cực  gian khổ, những cũng rất oai hùng. Nhờ vậy người Việt Nam mới được người người khắp năm  châu bốn bể nể vì, cờ Việt Nam mới có thể tung bay  cùng với các lá quốc kỳ của  gần 200 quốc gia khác ở trước của tòa nhà Liên Hiệp Quốc tại thành phố New York, chính quyền Việt Nam mới có chỗ ngồi trang trọng tổ chức Liên Hiệp Quốc. Ấy thế mà ông Giáo-sư TS sử học Phạm Cao Dương lại không cảm thấy sung sướng và hãnh diện về thành qủa của hai cuộc chiến trên đây của dân ta. Không những thế, ông còn đành lòng viết rằng, “Biến cố 19/8/1945 và bản Tuyên Ngôn Độc Lập  Ngày 2/9/1945 Của Hồ Chí Minh là không cần thiết Cho Dân Tộc Việt Nam.”  

    2. Sự thực   là chính quyền miền Nam cũng như quân đội miền Nam đều do Hoa Kỳ và Vatican dựng nên và nuôi dưỡng để làm tay sai phục vụ cho nhu cầu chiến lược của Hoa Kỳ và tham vọng của Vatican mà thôi..

    Thế nhưng,  các ông tu sĩ áo đen và tập thể con chiên người Việt cũng như những người đồng minh với họ lại không chịu nhìn nhận  các sự thật này. Họ không biết hay không cần biết rằng: cả Miền Nam Việt và Quân Đội Miền Nam Việt Nam đều là di sản của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong thời 1945-1954 để lại cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ – Vatican.

    Hơn thế nữa, trong khi các nhân vật lãnh đạo cao cấp trong chính quyền và quân đội miền Nam như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ, Đại Tướng Nguyễn Khánh đã một thời là thủ tướng của chính quyền miền Nam và Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Quân Đội Miền Nam đều thẳng thắn nhìn nhận rằng “cả chính quyền Sàigòn chỉ là làm tay sai cho Mỹ và quân đội miền Nam chỉ là đạo quân đánh thuê cho cả Mỹ và Vatican.” Đây là sự thật được tác giả Frank Snepp  ghi lại ràng trong cuốn sách “Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn trong bộ sách Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn (Toàn Tập)” rằng , “Diệm Thiệu…và Tướng tá QLVNCH chỉ là bọn bù nhìn, tay sai, Việt gian, phản quốc và “lính đánh thuê” mà thôi:

    “* Tổng thống VNCH, "anh minh lê gót nơi xứ người" Tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm đã được Tổng Thống Kennedy  nói (khẳng định) rằng: “Năm 1963, chính quyền Kennedy đã nhận thấy Tổng thống Ngô Đình Diệm là công cụ của Cộng sản và đã quyết định ‘Diệm phải ra đi’. Cơ quan CIA đã thực hiện cuộc ám sát kết quả đưa đến cái chết của ông ta vào tháng 11/1963". "1963: The Kennedy Administration begins to see South Vietnamese President Ngô Đình Diệm as a communist tool and decides that "Diệm must go’. The CIA engineers coup attempts that eventually lead to his assassination in November (Tuần báo Newsweek, trong số ra ngày 24.12.2001).

    Và Phó Tổng Thống Johnson trả lời: một phóng viên:

    “ Ngô Đình Diệm có phải là Churchill Á Châu không ?” như sau: “****! Diem ‘s the only boy we‘ve got out there‘’ “Cứt! Diệm là thằng bé duy nhất chúng ta có ở đây’’ Stabley Karnow, VN: A History, trg 214 and The Pentagon Papers "Diệm is A ****". Còn Ngụy quân QLVNCH anh hùng đã được F. Murray, giáo sư báo chí tại trường đại học USC đã xúc phạm đến quân lực VNCH của chúng ta bằng một bài báo được đăng tải trên tờ Los Angeles Times nói rằng quân lực này nổi tiếng "hiếp dâm và ăn cướp... "

    * Quốc Trưởng VNCH Đại Tướng Nguyễn Khánh đã oán than:

    "Chính thằng Đại tướng Maxwell Taylor đã đuổi tôi ra khỏi nước"và khi ra khỏi nước tôi có đem theo nắm đất quê hương, nhưng nay không còn nữa vì tôi vô tình đã làm rơi trên bãi cỏ."

    * Tướng Nguyễn Cao Kỳ nói rằng: "ông" Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm “kép nhất” Vì vậy ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.”

    * Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố:

    "Mỹ còn Viện Trợ, thì chúng ta còn Chống Cộng!"

    * Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH Cao Văn Viên, ngán ngẩm buột miệng sổ toẹt tính chất "tầm gửi" của quân đội Ngụy VNCH....

    "Chúng ta không có trách nhiệm chiến tranh (!) Trách nhiệm chiến đấu là của người Mỹ. Chính sách đó do Mỹ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi." France Snepp, Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn Toàn Tập, ( Bài  3)

    Tôi cũng xin thành thực nói rằng, nếu không có “Biến cố 19/8/1945”, thì khi Liên Minh Giặc Pháp – Vatican đem quân sang tái chiếm Đông Dương, dân ta đã không thể nào có được chiến Thắng Điện Biên Phủ và cũng không có  chiến thắng 30/4/1975. Và đất nước chúng ta sẽ vẫn còn nằm dưới ách thống trị của Liên Minh Pháp – Vatican. Rồi nếu Pháp có rút khỏi Việt Nam trao trả độc lập cho Bảo Đại hay một tín đồ Ca-tô nào khác, thì đất nước chúng ta sẽ còn tệ hơn các nước Châu Mỹ Latinh và Phi Luật Tân, nghĩa là nền văn hóa cổ truyền của dân tộc ta chắc chắn là sẽ bị hủy diệt, và chắc chắn là nước ta xảy ra những cuộc tắm máu vô cùng khủng khiếp còn ghê gớm hơn những cuộc tắm máu ở Croatia trong những năm 1941-1945, hơn cả những cuộc tắm máu ở miền Nam  Việt Nam do bạo quyền nhà Ngô và bọn “Kiêu Dân Công Giáo Thời Ngô Đình Diệm”  chủ trương và chủ động, và còn ghê gớm hơn cả cuộc tắm máu ở Rwanda trong mấy tháng mùa hè năm 1994 đo Giám Mục  Augustin Misago chủ trương và chủ động.

    Tôi cũng xin nói rằng, tôi rất hãnh diện và vô cùng sung sướng  thấy rằng, Việt Nam đã hoàn toàn độc lập, đất nước ta đã được thống nhất, mức sống của dân ta đã đước nâng cao gấp rất nhiều so với mức sống của người dân Việt Nam ở cả miền Nam và miền Bắc vào những năm trước năm 1975, và dân trí người Việt Nam càng ngày càng tiến hơn nhiều. Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy  không được vui  khi thấy rằng còn có một số người không chịu mở tâm hồn và mở mắt để nhìn ra những sự thực mà chúng tôi đã nói ở trên, họ vẫn còn triền miên trong cơn mộng du, mơ ước sống lại  cái thời  “Trăm năm nô lệ giặc Tây”, “20 năm sống chung với bọn “Kiêu Dân Công Giáo Thời Ngô Đình Diệm (www.sachhiem.net/THOISU_CT/ChuTr/TranLam.php), mà không cảm thấy đau lòng khi bị bọn người  cuồng nô vô tổ quốc khinh rẻ người mình như là một thứ người “man di”, “mọi rợ”, và “tà đạo”. Nói đến đây, tôi sự nhớ đến bài thơ Hai Chữ Nước Nhà của nhà  thơ yêu nước Á Nam Trần Tuấn Khải, trong đó có mấy dòng dưới đây:

    Kiếp luồn cúi, đỉnh chung cũng nhục,
    Thân tự do, chen chúc mà vinh.
    Con ơi! Nhớ đức sinh thành
    Sao cho khỏi để ô danh với đời.
    Chớ lần lữa theo loài nô lệ
    Bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai,
    Đem thân đày đọa tôi đòi,
    Nhục nhằn bêu riếu muôn đời hay chi?
    Sống như thế sống đe sống mạt
    Sống làm chi thêm chật non sông:
    Thà rằng chết quách cho xong,
    Cái thân cẩu trệ ai mong có mình. (Trần Tuấn Khải)

    A.2 Bất ổn trong vế thứ 2 trong câu"Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 của ông Hồ Chí Minh là không cần thiết cho dân tộc Việt Nam vì có Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Ngày 11/3/1945 của Bảo Đại rồi.”

    Khi đưa ra lời khẳng định như thế, tất nhiên là ông Phạm Cao Dương:

    1.-/ Tuyệt đối tin tưởng vào lời tuyên bố độc lập rỗng tuếch vào ngày 11/3/1945 của một ông vua bù nhìn bất tài, đàng điếm và đầy mình những nhược điểm của một người dân bình thường (đã thoái vị), chứ đừng nói là một nhà lãnh đạo quốc dân.

    2.-/ Hoàn toàn tin tưởng vào lòng thương sót và bố thí của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican vô cùng quỷ quyệt với trăm phương ngàn kế, đã từng:

    a.-/ Dùng sức mạnh quân sự đánh bại quân lực phòng thủ của triều đình Huế, cưỡng ép Vua Tự Đức phải cúi đầu nhận chịu tất cả các điều kiện do Liên Minh giặc Pháp-Vatican đưa ra khi phải ký các Hòa Ước Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1874, Quý Mùi 1883 và  Giáp Thân 1884 để được yên thân là vua bù nhìn cho liên minh giặc tự tung tự tác thống trị Việt Nam như đã nói ở Tiết Mục Bước 1 trong Bất Ồn 1 ở trên.

    b.-/ Đã từng dùng chiêu bài “khai hóa văn minh” để che đậy dã tâm cướp nước chúng ta,

    c.-/ Đã từng đem quân tái chiếm nước ta (đã được chúng tôi nói rõ rằng và đầy đủ trong Chương 46 với nhan đề “Liên Quân Pháp – Vatican Gây Hấn ở Bắc Bộ Và Chiến Tranh Bùng Nổ Trên Toàn Quốc (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH46.php), sách Lịch Sử và Hồ Sợ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã,

    d.-/ Đã từng dùng Bảo Đại thành lập chính quyền bù nhìn làm tay sai cho chúng với dã tâm chia rẽ dân ta theo biên giới địa lý (Nam, Trung, Bắc), theo sắc tộc và theo tôn giáo, rồi sáng chế ra những cụm từ “Chính quyền Quốc Gia”, “Người Việt Quốc Gia”, “chiến đấu cho chính nghĩa quốc gia” và “lá cờ và ba sọc đỏ” để làm vỏ bọc che giấu cho thực trạng bất chính, bất tài và thất đức chính quyền con rối này và bọn người phản quốc truyền tử lưu vốn đã làm tay sai cho giặc liên tiếp từ mấy đời (anh em nhà Ngô Đình là một trường hợp điển hình) từ giữa thế kỷ 19 cho đến lúc bấy giờ.

    Từ ngàn xưa, từ Đông  sang Tây, khi các thế lực thù địch đối đầu với nhau ở chiến trường hay ở trong bàn hội nghị  cũng đều phải nắm vững lời dạyTri kỷ, tri bỉ, trăm trận trăm thắngtrong Binh Thư của Tôn Tử. Thiết tưởng rằng, là một Giáo- sư TS sử học, khi  đưa ra một luận cứ để bênh vực cho một cá nhân làm lịch sử (tác nhân lịch sử), thì ông PCD cũng phải biết rõ  (1) con người và thực lực của cá nhân đó (Bảo Đại), và  (2) những thủ đoạn, dã tâm và thực lực của thế lực thù địch mà tác nhân lịch sử đó (tức là Pháp và Vatican) phải đối đầu. Ấy thế mà ông PCD lại không biết gì về con người và thực lực của ông Bảo Đại, và cũng không biết gì  về dã tâm và thực lực của thế lực thù đich của dân ta là Pháp và Vatican.

    Có câu nói “Chính trị mà không quân sự là chính trị què, quân sự mà không có chính trị là quân sự mù.” Vào thời điểm 1945 và mãi mãi sau này, ông Bảo Đại làm chính trị cũng vẫn không có khả năng hay tài năng về chính trị và cũng không có thực lực quân sự. Với tình trạng như vậy, thì ông Bảo Đại lấy cái gì để mà nói chuyện với Liên Minh giặc Pháp -  Vatican, một thế lực hùng mạnh, vô cùng gian mạnh và cực kỳ xảo quyệt. ông Bảo Đai lấy cái gì khiến cho chúng phải nghe theo những lời ông nói trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 11/3/1945 của ông ta, ngoại trừ chỉ biết cúi đầu nhận chịu các điều kiện của chúng đưa ra, giống như triều đình nhà Nguyễn trong thời vua Tự Dức (1848-1884) những khi phải cúi đầu ký nhận chịu các (1) Hòa Ước Nhâm Tuất 1862, (2) Giáp Tuất 1874, (3) Hòa Ước Quý Mùi (1883), và (4) Hòa Ước Giáp Thân 1884).

    Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ  4/7/1776 đã có lực lượng vũ trang chiến đấu từ tháng 12 năm 1774. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Việt Nam ngày 2/9/1945 đã có tổ chức Mặt Trận Việt Minh là lịch sử từ ngày 19/8/1945 và đã có toàn dân ủng hộ và có chính quyền địa phương khắp mọi nơi trên toàn quốc.

    Còn bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 11/3/1945 của Bảo Đại có sức mạnh quân sự nào để hỗ trợ khiến cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican phải tuân hành? Rõ ràng là ông không có sức mạnh quân sự nào cả để phòng hờ khi liên minh xâm lược Pháp-Vatican đem quân đến tấn công Việt Nam, và ép ông nhận chịu những điều kiện do chúng đưa ra giống như trước kia Vua Tự Đức đã cúi đầu nhận chịu tất cả những điều kiện của liên minh giặc này đưa ra.

    Nếu như vậy, dân ta lại càng khốn khổ và điêu đứng gấp bội phần, rằng bọn “Kiêu Dân Công Giáo” càng về sau càng gian tham hơn, thâm độc hơn và tàn ác hơn. Bằng chứng:

    (1) những hành động của bọn người “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” gian tham, tàn ác và dã man gấp bội phần trong thời 1858-1945 [Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đột Lối Thiên Chúa Giáo (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Hà Nội, 1965), tr87-120] ,

    (2) những hành động của chúng ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 gian tham, tàn ác và dã man gấp trăm lần (với con số hơn 300 ngàn lương dân bị tàn sát, cùng với những hung thần bạo chúa như (1) bạo chúa Ngô Đình Nhu với các tổ chức công an, mật vụ, cảnh sát chìm, cảnh sát nổi  như thiên la địa võng[Joseph Buttinger,  Vietnam: A Dragon Embattled (New York:  Frederick  A. Praeger, 1967), p 956]  lãnh chúa Miền Trung Ngô Đình Cẩn, bạo chúa Phạm Ngọc Chi ở Liên Khu 5 gồm các Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và Khánh Hòa), lãnh chúa Nguyễn Lạc Hóa ở Biệt Khu Hải Yến (Cà Mau), v.v…). Cũng vì thế mà sách sử  và ngôn ngữ Việt Nam mới có những từ ngữ mới khi nghe thấy ai cũng phải rùng mình khiếp sợ,  như “Chín Hầm” ở Huế , “P42” ở Sở Thú Sàigòn, “Chuồng Cọp” ở Côn Sơn, và đặc biệt nhất là cụm từ  “Kiêu Dân Công Giáo Thời Ngô Đình Diệm” (www.sachhiem.net/THOISU_CT/ChuTr/TranLam.php). Xin đọc thêm Phần 3 “Những Hành Động Bạo Ngược Và Dã Man Của Nhà Thờ Vatican Và Tín Đồ Ca Tô” (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_13b.php),  Chương 13, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam của tác giả Nguyễn Mạnh Quang.

    Rất tiếc là ông Phạm Cao Dương không biết điều này! Tệ hơn nữa, ông còn không biết cả một số sự thực khác dưới đây về ông Bảo Đại và về thế lực thù địch Pháp và Vatican. Đó là:

    Thứ nhất, về con người của Bảo Đại: (22/10/1913 -  30/7/2007 ở Pháp). Ông Bảo đại có một số khá nhiều nhược điểm không thể là một nhà lãnh đạo nhân dân ta đang ở trong tình trạng khốn cùng vừa mới trải quan nạn chết đói khủng khiếp nhất trong lịch sử lại phải đương đầu đối phó với hàng nửa tá thế lực ngoại thù và hàng nửa tá thế lực nội thù, mà khốn nạn nhất là gần hai triệu con chiên vốn mang dòng máu vong bản phản quốc, truyền tử lưu tôn. Dưới đây là một số nhược điểm của ông Bảo Đại:

    a.-/Mang dòng máu Việt gian truyền tử lưu tôn:  là con trai của tên vua bù  nhìn  Khải Định, môt trong những tên vua bù nhìn  tồi bại nhất trong só  3  tên vua bù nhìn tiền nhiệm cúa ông ta. Cha nào con ấy, đúng như cao dao Việt Nam đã nói:

    Trứng rồng lại nở ra rồng,

    Liu điu lại nở ra dòng liu điu

    Qua phần trình bày trên đây về ông nội và cha đẻ ra Bảo Đại, chúng ta thấy, giống như Ngô Đình Diệm, Bảo Đại cũng có ba đời làm cho Pháp, nói khó nghe một chút là “tam đại Việt gian”. Bởi nên thời ấy đài kháng chiến Nam bộ lên án ông bằng câu ca dao:

    «Bảo Đại là cháu Gia Long,

    Là con Khải Định là dòng Việt gian!” Thi Vũ, Dung Nhan Cựu Hoàng, nguồn: (http://www.gio-o.com/ThiVu/ThiVuDungNhanCuuHoang.htm).

    b.-/ Một con ngưởi vong bản: Ngay thừ thuờ còn thơ ấu, cả Pháp và Vatican tìm đủ mọi cách biến Bảo Đại thành một con người mất gốc. Đó  là quảng đời từ 9 tuổi (1922) cho đến khi 21 tuổi (năm 1934) cái tuổi của thời còn non nớt cho đến khi trưởng thành về thể chất  với áp lực của tình dục tràn đầy.  Lợi dụng cái tuổi dễ dàng dạy dỗ này, quan thày thực dân Khâm Sứ Jean Francois Eugène Charles đem về Pháp nuôi dưỡng và giáo dục ở Pháp. Ông Jean Francois Eugène Charles đã từng nắm giữ chức vụ Khâm Sứ đại diện mẫu quốc Pháp, ngự trị trong một dinh thự tại kinh thành Huế trong những năm 1913-1920 để giám sát hay theo dõi vua quan triều đình nhà Nguyễn (Trung Kỳ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia -http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_K%E1%BB%B3).

    Bảo Đại được Jean Francois Eugène Charles nuôi dưỡng lúc chưa đầy 9 tuổi, (từ ngày 16/6/1922). Bảo Đại được theo học tại các trường học Pháp. Trong gần mười năm ở Pháp với gia đình ông quan thực dân này Bảo Đại đã trở thành một người Pháp, yêu nước Pháp vì lời dạy, “Nos ancêtres sont des Gaulois”. (Tổ tiên chúng ta là người Gaulois). Đây là sự thực lịch sử. Tác giả Tuệ Chương Hoàng Long Hải trong bài Tổng Thống Ngô Đình Diệm” “Tui Thương ông Diệm lắm!” có nói về Bảo Đại như sau:

    “Ngay từ khi Vĩnh Thụy “du học” bên Tây, Khâm Sứ Charles làm người “cha đỡ đầu” cho “Thái Tử Vĩnh Thụy”, mục đích không phải để đào tạo Vĩnh Thụy trở thành “một nhà cách mạng”, một “người cải cách” mà là một “ông vua bù nhìn”, theo Tây học, nhưng biết ngoan ngoãn vâng lời những gì Tây sai biểu.” – ” . (http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=81837)

    Đồng thời, cũng trong thời gian này, vì sống trong lòng của cả hai thế lực thực dân Pháp và Giáo Hội La Mã ở ngay trong nước Pháp, tất nhiên là Giáo Hội La Mã cũng tìm đủ cả trăm phương ngàn kế để biến Bảo Đại trở thành người thân tín của Vatican, giống như Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) đã dạy dỗ và uốn nắn Hoàng Tử Cảnh trong những năm 1783-1799), bằng những thủ đoạn của Dòng Tên. Những thủ đoạn phi nhân khủng khiếp của Dòng Tên được sách sử ghi nhận như sau:

    Mọi tự điển trên thế giới đều có chung một định nghĩa về danh từ Jesuit (tu sĩ dòng Tên) là: người ngụy biện, giả nhân giả nghĩa, kẻ xảo trá phản phúc. Ngoài ra, trong tác phẩm "German Thesaurus" xuất bản năm 1954, tác giả Đức Dornseif đã viết: "Jesuit contains a long list of synonyms, including: two faced, false, insidious, dissembling perfidious, mendacious, sanctimonious, dishonarable, incincere, dishonest, untruthful..." (Danh từ Jesuit - tu sĩ dòng Tên - bao gồm một danh sách dài của những tiếng đồng nghĩa: hai mặt phản trắc, gian trá, gieo rắc độc hại, gây chia rẽ, lừa lọc, nói dối, thương xót giả tạo, không biết trọng danh dự, thiếu thành thật, bất lương, chẳng bao giờ nói thật...) Người Pháp có câu cách ngôn rất hay: "Khi nào có hai tu sĩ dòng Tên đi với nhau, luôn luôn tạo thành ba thằng quỉ sứ" (Where two Jesuits come together, the devil always makes three).” Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 299.

    c-/ Bị Vatican biến thành con cờ của Vatican trong dã tâm Ki-tô hóa từ trên xuống dưới hay từ chính quyền xuống tới nhân dân. Một trong những kế sách này là việc Vatican toa rập với Pháp sắp xếp cho Bảo Đại thành hôn với chiên nữ ngoan đạo Marie-Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan theo “mỹ nhân kế” để biến Bảo Đại thành con cờ cho Vatican.

    Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan thời con gái - Nam Phương Hoàng Hậu và Vua Bảo Đại

    Cũng nên biết là trước đó gần một thế kỷ, vào tháng 1 năm 1853, Vatican cũng đã từng dùng “mỹ nhân kế” sắp đặt một nữ tín đồ ngoan đạo là Eugénie Marie de Montijo de Guzmán, người Tây Ban Nha, vô cùng xinh đẹp và hết sức quyến rũ, mới có 27 tuổi (sinh năm 1826) trở thành người bạn chung chăn chung gối với Hoàng Đế Napolen III xấu trai sắp bước vào cái tuổi “tri thiên mệnh”. Vì vậy mà Vua Napoleon III mới trở thành con cờ của Vatican, và nhờ đó mà Vatican đã thành công trong nỗ lực để vừa (1) khai tử nền Đệ Nhị Cộng Hòa Pháp Quốc vào ngày 2/12/1852 và tuyên bố  thành lập chế độc Đê Nhi Đế Chính  cùng ngày hôm đó, (2) vừa dùng Hoàng Hậu Eugénie ở trong nội cung  để thôi thúc nhà vua cấu kết với giáo triều Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam là thuộc địa để cùng cướp đoạt tài nguyên, cũng thống trị đất nước ta và cùng cưỡng bách dân ta làm nô lệ và bóc lột đến tận xương tận tủy.

    Ảnh số 1. Nữ Hoàng Eugenie, hay Eugenie de Montijo, vợ vua Napoleon III, tranh do Franz Xaver Winterhalter điêu khắc năm 1872 - Ảnh số 2.NAPOLEON III với vợ Eugénie de Montijo khoảng năm 1870

    d.-/ Con người tham nhũng: Ngoài cái tội thông dâm với vợ người ta, tệ hơn nữa, Bảo Đại còn can tội làm tiền bất chính, tạo nên cái thói quen và nếp sống tham nhũng trong hầu hết toàn bộ các cơ quan chính quyền mà ông ta làm quốc trưởng, rồi truyền lại cho các chính quyền miền Nam Việt Nam với cái đà sinh sôi nẩy nở theo cấp số nhân trong thời gian từ năm 1948 cho đến ngày 30/4/1975. Chuyện Bảo Đại làm tiền bất chính từ năm 1948 cho đến ngày 23/10/1955 (ngày ông bị truất phế) đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Những tài liệu mà chúng tôi sử dụng để nói về vấn đề này chỉ là một số nhỏ trong những khu rừng tài liệu này nói về những rặng núi tội ác bán các chức vụ trong chính quyền để có tiền chi phí cho cuộc sống xa hoa phong đãng. Một trong những tài liệu này là sách Thối Nát của tác giả Bùi Nhung ghi nhận rõ ràng như sau:

    http://sachhiem.net/LICHSU/IMG/SACH/Thoinat.jpg

    “Khi nhà học giả Trần Trọng Kim xách chiếc va ly từ Nam Kinh trở về Hương Cảng, thì ông Bảo Đại đương hồi “ba đào”. Học giả Trần Trọng Kim kể lại rằng:

    “Lúc tôi tới nhà hàng “Ngài” trọ, hỏi được số phòng ngài ở, tôi vội vã leo thang chân lên lầu, vì thang máy đông người đợi. Ngài đương đánh “mặt chược” ở phòng bên, mình trần trùng trục. Ngài thấy tôi, liếc mắt ra hiệu, bảo cứ vào ngồi đợi trong phòng ngài. Ý hẳn ngài không muốn cho ai biết hành tung chăng?”

    Có người bảo ông Bảo Đại đánh “mặt chược” cao lắm, nên khi ở Hương Cảng “hoạnh tài” giúp ông đỡ túng. Điều đó không biết có thực không, nhưng tôi được biết ông Bảo Đại đã có lúc phải cầm cố, bán chác cả đồ dùng để lấy tiền ăn. Một số người “tòng vong” lẻ tẻ như các ông Đặng Văn Sung, Đỗ Đình Đạo, Bùi Diễm, v.v… đều bữa nhịn, bữa ăn.

    Đến cuối năm 1947, thời cuộc xoay chuyển, thực dân Pháp lại dùng ông Bảo Đại làm một con cờ! Tại Bắc Việt, một viên quan cai trị cũ, tên Cousseau được thực dân giao phó chức vụ điều động các chính khách và chính đảng để tôn ông Bảo Đại làm Quốc Trưởng. Ông Mao Trach Đông đánh ông Tưởng Giới Thạch càng mạnh, thì thực dân Pháp càng hoạt động dữ, để mau mau nắm trọn quyền điều động Việt Nam, kẻo lỡ ra Việt Minh được Cộng Sản Tàu giúp thì thêm khó - một khi đảng này làm chủ lục địa Trung Quốc. Vì thế, Cousseau luôn luôn tiếp xúc với Hoàng Đế lưu vong Bảo Đại tại Hương Cảng. Các chính khách Việt Nam “đánh hơi” thấy mùi, liền đổ xô tới. Giữa Việt Nam và Hương Cảng thuộc địa của Anh, phi cơ và tầu thủy chở các chánh khách Việt Nam đi lại như mắc cửi! Béo bở quá! Các chánh khách dâng tiền cho “ngài” tiêu xài! Các ông ấy tranh nhau lối buôn bán của Lữ Bất Vi và vô số kẻ đã thành công.

    Một chánh phủ lâm thời được thành lập vào năm 1948. Thủ Tướng là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, một võ quan pháo binh kỳ tài, người Việt, quốc tịch Pháp. Chức Thủ Hiến Trung Phần và Nam Phần lọt vào tay hai ông Phan Văn Giáo và Trần Văn Hữu, còn chức Tổng Trấn Bắc Phần vào tay ông Nghiêm Xuân Thiện. Ông Bảo Đại được tháo khoán. Nhưng có lẽ số tiền Pháp thực dân tháo khoán cho ông Bảo Đại không được rộng rãi lắm, thành thử các vị cao cấp trong chính phủ trung ương tạm thời tháng tháng trích một số tiền ở quỹ đem ra gửi cho ông Bảo Đại như sau:

    Thủ Tướng Xuân 50 ngàn đồng.

    Thủ Tướng Trần Văn Hữu 50 ngàn đồng.

    Tổng Trấn Nghiêm Xuân Thiện 30 ngàn đồng

    Còn Thủ Hiến Phan Văn Giáo bao nhiêu không biết. “Thị Trường” bán quan mua tước tại Việt Nam trong giai đọan này càng nhộn nhịp lắm. Năm 1948, tôi vớ được ba bản danh sách chánh quyền, chi chít những tên tuổi. Cả ba bản, tên một ông luật sư người Việt, vợ đầm, những vẫn Việt tịch bị ông Bảo Đại gạch ở chức vụ Bộ Trưởng Kinh Tế!, Một chức vụ bở nhất, hái ra tiền! Không phải ông Bảo Đại ghét gì ông luật sư đâu, nhưng cái chức đó khi đem “bán đấu giá” ngầm, có nhiều kẻ tranh giành quá! Ông luật sư mua hụt…

    Ông Bảo Đại nằm tại Hồng Kông, cho nguyên Thủ Tướng Trần Trọng Kim về tiếp xúc với Cao Ủy Pháp tại Sàigòn. Cụ Kim kể lại đoạn này với tôi, lúc tôi từ Hà Nội vào thăm cụ ở Nam Vang, đường Lasana số 4: “Tôi trở về nước có nhiệm vụ dọ dẫm xem Pháp có thật tình không, nghĩa là có cho Việt Nam tự do, độc lập thật sự như trong khối thịnh vượng chung của Anh không? (commonwealth). Tôi gặp ông Cao Ủy ở Sàigòn. Sau một giờ chuyện trò, tôi biết rõ cái dã tâm của thực dân! Liên Hiệp Pháp chỉ là một thứ cái cũi chó mạ vàng! Ông Cao Ủy, lúc tiễn tôi ra cửa, có nhã ý, muốn nhân danh chính phủ Pháp giúp tôi một số tiền mở nhà in, để theo đuổi con đường văn hóa. Tôi cảm ơn, không nhận! Cũng tiền của dân Việt Nam, chứ tiền đâu của Pháp! Hồi Nhật đầu hàng Đồng Minh, các cố vấn Nhật biếu tôi một lúc cả 50 triệu để làm vốn mở mang văn hóa, tôi cũng kiếu, huống hồ của thực dân.” “Bùi Nhung, Thối Nát (Houston, TX: Xuân Thu, 1980?), tr.97-100.

    Một tài liệu khác nói về Bảo Đại cấu kết với Phòng Nhì của Pháp và Tướng Cướp Lê Văn Viễn trong tội ác buôn bán ma túy làm hại nhân dân ta. Tài liệu này nói rõ là trong thời kỳ Kháng Chiến 1945-1954, Phòng Nhì Pháp chủ trương tái lập việc buôn lậu ma túy, rồi cấu kết với băng đảng Bình Xuyên do Bẩy Viễn cầm đầu và toa rập với Quốc Trưởng Bảo Đại để (1) lo việc nhập cảng lậu thuốc phiện, (2) tiến hành các cơ sở biến chế, (3) thiết lập hệ thống phân phối, và (4) mở mang các tiệm hút.

    http://sachhiem.net/LICHSU/IMG/NHANVAT/BayVien_Phunutoday.jpg

    Bảy Viễn, Thủ lĩnh Bình Xuyên. Ảnh http://www.nguoiduatin.vn

    Tuy nhiên, có lẽ một phần vì nhân dân ta đã ý thức được tác dụng nguy hại của ma túy, và một phần vì chiến tranh đang diễn ra gay go quyết liệt, khiến cho phần lớn dân ta lao vào cuộc chiến, cho nên con số người nghiện hút không nhiều như những năm trước năm 1945. Vì thế mà trong những năm 1950-1954, chỉ có hàng trăm (nghĩa là chưa tới một ngàn) tiệm hút ở vùng Sàigòn - Chợ Lớn. Lẽ dĩ nhiên, dù nhiều hay ít tiệm hút, số tiền lời của việc làm ăn bất chính này cũng phải chia theo tỉ lệ phần trăm cho ông Bảo Đại, Phòng Nhì và Sở Liên Lạc Các Đơn Vị Phụ Lực của Pháp tại Đông Dương. Sự kiện này được sách The Politics of Heroin in Southeast Asia ghi nhận rõ ràng như sau:

    http://sachhiem.net/SACHNGOAI/Hinhanh/BIASACH/Politics_Heroin.jpg

    Vào một thời điểm sau năm 1950, quân đội Pháp đặc thưởng cho Bình Xuyên một món hàng béo bở của thực dân. Đó là việc buôn bán ma túy. Bình Xuyên khởi công biến chế thuốc phiện sống (do người Mèo sản xuất và được các lực lượng phụ lực Pháp chuyển về Sàigòn), rồi phân phối cho hàng trăm tiệm hút ở rải rác trong thành phố Sàigòn Chợ Lớn để cung ứng cho giới dân nghiền. Họ chia tiền lời của việc làm ăn bất chính theo tỉ lệ đã được ấn định cho Hoàng Đế Bảo Đại, Phòng Nhì và Quân Đội Phụ Lực của Pháp. Sau này Đại Tá Lansdale của CIA báo cáo như vậy.” Nguyên văn: “Some time after 1950 the French military awarded the Binh Xuyen another lucrative colonial asset, Saigon ‘s opium commerce. The Binh Xuyen started processing MACG ‘s raw Meo opium and distributing prepared smokers’ opium to hundreds of dens scattered throughout the twin cities. They paid fixed percentage of their profits to Emperor Bao Dai, the 2ème Bureau, and the MAAG commados. The CIA’s Colonel Lansdale later reported that.”Alfred McCoy, The Politics of Heroin in Southeast Asia (New York:Harper Colophon Books, 1972) tr.118.

    Thật là vô liêm sỉ đến cùng độ. Đường đường là một vị lãnh đạo một chính quyền thường được cao rao là “chính quyền Quốc Gia” của “những người Quốc Gia chân chính yêu nước” (do sáng kiến của Vatican) ra đời cùng với “lá cờ vàng ba sọc đỏ” (cũng do Vatican sáng chế ra) vào ngày 2/6/1948 để tranh đấu cho tự do dân chủ mà lại gục mặt xuống đồng lõa với bọn ăn cướp Bình Xuyên và Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican trong việc làm bất chính hại dân hai nước như vậy! Bộ mặt thật của nhà lãnh đạo đầu tiên của cái gọi là “chính quyền Quốc Giacủa “những người Quốc Gia chân chính yêu nước” như thế đó! Và “lá cờ vàng ba sọc đỏ” biểu tượng cho chế độ của hạng người lãnh đạo vô liêm sỉ như thế đó!

    Chúng ta biết rằng, hầu tất cả các quốc gia có văn hiến đều có thành ngữ “Người trên làm gương cho kẻ dưới noi theo”. Lịch sử thế giới đã chứng minh rõ ràng như vậy.

    Thứ hai:

    a.-/ Về phía Pháp: Chủ trương đem quân tái chiếm Việt Nam để phục hồi quyền lực và quyền lợi của họ ở phần đất này đã được Tổng Thống de Gaulle khẳng định trong bản tuyên ngôn của được công bố vào ngày 24/3/1945. Lời khẳng định này được sử gia Joseph Buttinger ghi nhận như sau:

    Nói về năm “xứ” Đông Dương thuộc Pháp, De Gaulle đã thẳng thắn nói rằng người Pháp có ý muốn duy trì việc chia Việt Nam ra làm các xứ Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Năm xứ bao gồm cả Cao Mên và Ai Lao (mà mối liên hệ với Việt Nam chỉ là do quyền thống trị của người Pháp mà có) sẽ được quản trị bởi một chính quyền liên bang và một hội đồng với quyền được thông qua ngân sách của liên bang. Nhưng cả hội đồng và chính quyền đều bao gồm những thành phần hỗn hợp, có nghĩa là các thành viên gồm những người Pháp cùng với dân bản xứ, và các vị bộ trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm với vị toàn quyền, người đứng đầu liên bang giống như hồi trước năm 1945. Tác giả của Bản Tuyên Ngôn Tháng Ba tiết lộ cho chúng ta thấy món quà này làm mọi người ngạc nhiên vì chính quyền này có quá nhiều quyền hành mà lại không có cam kết gì hết. Tất cả những điều họ nói về quyền hành của chính quyền này là sẽ được “cải cách và hoàn thiện”. Hình như là tinh thần (Toàn Quyền) Doumer vẫn còn sống nguyên vẹn như ngày nào.” Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History (New York: Frederick A, Praeger, 1968), p.. 212.

    Sách 75 Năm Đảng Cộng Sản viết rõ hơn:

    Khi Nhật vào chiếm Đông Dương năm 1940, Pháp tìm mọi cách để khôi phục quyền thống trị của mình. Đờ Gôn (de Gaulle) đứng đầu chính phủ lưu vong Pháp tuyên bố “sẽ giải phóng Đông Dương”. Sau khi Nhật đảo chính, ngày 24/3/1945, Đờ Gôn ra tuyên bố về lập trường của Pháp đối với Đông Dương:

    “Đông Dương sẽ được thành lập theo kiểu liên bang gồm 5 xứ khác nhau (Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Miên, Ai Lao). Liên Bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp xây dựng khối Liên Hiệp Pháp mà quyền đối ngoại sẽ do Pháp đại diện”. “Đông Dương sẽ có một chính phủ liên bang, đứng đầu là người trọng tài năm xứ. Bên cạnh viên toàn quyền có một hội đồng nhà nước, trong đó người Đông Dương chiếm nhiều nhất là 50% số ghế. Một quốc hội được bầu ra phải phản ảnh quyền lợi của nước Pháp.”Vũ Như Khôi, 75 Năm Đảng Cộng Sản Việt Nam(Thanh Hóa: Nhà Xuất Bản Công An Nhân Dân, 2005), tr. 171.

    b.-/ Về phía Vatican: Cũng như Tổng Thống Charles de Gaulle, Vatican cũng đã có chủ tâm tái chiếm Đông Dương. Vì thế mà ngay sau khi Nhật Bản vừa mới đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15/8/1945, thì ngày 17/8/1945, Tòa Thánh Vatican và chính quyền Pháp cùng thỏa thuận bổ nhậm một cán bộ trung kiên của Giáo Hội La Mã là cựu Linh-mục Georges Thierry d' Argenlieu làm Cao Ủy Đông Dương (tức là chức vụ Toàn Quyền Đông Dương trong thời kỳ 1887-1945).

    Việc bổ nhậm này được coi như là một “thông điệp” gửi cho gần hai triệu tín đồ Da-tô người Việt với thâm ý nhằm khích lệ họ hăng hái nổi lên tiếp tay Đoàn Quân Viễn Chinh Liên Minh Pháp - Vatican trở lại tái chiếm Đông Dương. Cái thâm ý này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh viết thành lời văn rõ ràng trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:

    Đờ Gôn (De Gaulle) gặp đô đốc Thierry d’ Argenlieu, một tu sĩ Dòng Camêlô, làm cho Cao Ủy Đông Dương, nghĩa là làm Toàn Quyền. Có lẽ ông hy vọng rằng vị linh mục này sẽ thành công trong việc quy tụ dân công giáo lại đi theo ủng hộ mình, như hồi chinh phục lần đầu, cách đó một thế kỷ.” Trần Tam Tình, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Pa ris: Sudestasie, 1978), tr. 61.

    cựu Linh-mục  Georges Thierry d' Argenlieu

    cựu Linh-mục Georges Thierry d' Argenlieu

    Về nhân vật Thierry G. d' Argenlieu, sử gia Joseph Buttinger viết trong cuốn Vietnam: A Political History như sau:

    "Trong cuộc tranh chấp Pháp-Việt, khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 12 năm 1946, khi chiến tranh bùng nổ ở Bắc Việt Nam, người chống lại mạnh nhất việc Pháp nhượng bộ cho Việt Nam là Cao Ủy d' Argenlieu.

    D' Argenlieu vốn là đô đốc trong hải quân Pháp trong thời Đệ Nhất Thế Chiến. Năm 1920, ông về hưu và đi tu trong Dòng Carmelite. Khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, ông từ giã tu viện, trở lại phục vụ trong hải quân Pháp. Khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng, ông bị quân Đức bắt, nhưng rồi trốn thoát, chạy sang Luân Đôn gia nhập lực lượng Pháp Tư Do. Trước khi được bổ nhậm làm Cao Ủy Đông Dương vào tháng 8 năm 1945, ông phục vụ trong chính phủ Pháp lưu vong và trong chính phủ đầu tiên khi nước Pháp vừa mới được giải phóng. Ông rất thân cận với ông de Gaulle, người mà ông có cùng quan điểm là "tinh thần cứng rắn và ưa thích dùng những phương pháp chuyên chính". Nhưng việc ông được bổ nhậm chức Cao Ủy Đông Dương phần lớn là do sự ủng hộ của tân đảng Ca-tô có danh xưng là MRP (Phong Trào Cộng Hòa Bình Dân) trong thời hậu chiến. Đảng này nằm dưới quyền lãnh đạo của ông George Bidault. Chẳng bao lâu, đảng này trở thành tụ điểm mà người Pháp có truyền thống gọi là "đảng thuộc địa". Đảng này nồng nhiệt tán đồng niềm tin của d'Argenlieu cho rằng, "việc tái lập trật tự ở Việt Nam là nghĩa vụ thiêng liêng của nước Pháp". Họ chân thành ủng hộ điều mà ông d'Argenlieu nói với người Việt Nam rằng "Nước Pháp hành động không phải vì quyền lợi vật chất hay tài chánh mà vì những mục đich nhân đạo."Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History (New YorK: Frederick A Praeger, 1968), pp. 246-247.

    Hai thế lực này đều có chủ trương tái chiếm Việt Nam đề phục hồi quyền lực cũng như quyền lợi của họ, cho nên họ lại cấu kết với như hồi thế kỷ 19 và vừa đem quân với dã tâm tiêu hiện chính quyền và quân đội Việt Nam dưới quyền lanh đạo của Mặt Trận Việt Minh, vừa sử dụng nhóm thiểu số gần hai triệu con chiên làm  các đạo quân nội thập tự nội trùng nằm tiềm phục trong các xóm đạo hay làng đạo ở rải rác  khắp mọi nơi trong toàn quốc để sẵn sàng nổi dây tiếp tay cho đoàn quân Viến Chinh Pháp Vatican tiến đến.

    c.-/ Sau, này vào cuối tháng 12/1945, viên Khâm Sứ, đại diện giáo triều Vatican tại Huế là Tổng Giám Mục Antoni Drapier lại can thiệp vào nội tình Việt Nam hết sức thô bạo bằng thủ đoạn được sách sử ghi lại như sau:

    Tổng Giám Mục Antoni Drapier
    Tổng Giám Mục Antoni Drapier

    "Ngày 28/12/1945: HUẾ: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma, tuyên bố:

    Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tois les annmites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125).

    DRAPIER cũng đưa ra giải pháp là có thể  sau đó sẽ cho Bảo Long kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính]." Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập A: 1939-1946) (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr 295.

    Phần trình bày trên đây cho thấy con người Bảo Đại với những đặc tính hết sức tiêu cực và bất khả tín như trên, không thể  nào thích hợp được với vai trò của một nhà lãnh đạo quốc dân tình huống đất nước đầy nhưng khó khăn với các thế lực cựu thù ngoại xâm được có cả Anh quốc và Hoa Kỳ tiếp tay, và 5 hay 6 thế lực nội thù mà nguy hiểm nhất là gần hai triệu người đã trở thành hạng người vong bản, phản quốc truyền tử lưu tôn, mất hết nhân tính đến  độ chúng dám công khai tuyên bố rằng, “tin tưởng vào quyền lực của Vatican”, ngang nhiên bảo nhau rằng, (1) “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, và  (2) sung sướng và hãnh hiện  “được làm tôi thớ hèn mọn cho Giáo Hội la Mã” mà không biết nhục! Tất cả những khó khăn này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 45 với nhan đề là “Tình Hình Việt Nam Từ Ngày 9/3/1935 đến Ngày 19/12/1946 (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH45.php).


    --- (Phần tiếp theo - Bài nói chuyện ngày 29 tháng 7, 2017)---

    B. BẤT ỔN 3: Về câu tuyên bố: "Nếu không có Cách Mạng 19/8/1945 Việt Nam đã có Tự Do , Dân Chủ, và Tiến Bộ như Đại Hàn và các nước Đông Nam Á khác mà không ph̉ải trải qua hai cuộc chiến đẫm máu với hàng triệu người phải hy sinh."

    Khi ông Dương đem so sánh Việt Nam với Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á vào thời điểm vào năm 1945, tôi không thấy ông Phạm Cao Dương đưa ra bối cảnh lịch sủ của Việt Nam và các quốc gia này vào thời điểm đó. Đó là một thiếu sót vô cùng lớn lao.

    Vì ông cố tình không nói  bối cảnh lịch sử Việt Nam và Đại Hàn, thì tôi xin nói.  So sánh Việt Nam với Đại Hàn là không có cơ sở và không thuận lý.

    Lịch sử cho thấy rằng, hai phe lâm chiến trong Đê Nhị Thế Chiến (1939-1945) chia là hai phe: Phe Đồng Minh và Phe Trục.  Phe Đồng Minh gồm 5 nước là Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Liên Sô (Nga) và Trung Hoa  với Quốc Quân Trung Hoa dưới quyền lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch, và Phe Trục gồm 3 nước Đức, Ý và Nhật Bản.

    Khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt vào ngày 15/8/1945, Pháp, Anh và Hoa Kỳ là các nước thắng trận và Nhật là nước bại trận phải đầu hàng  Đồng Minh gần như vô điều kiện.

    Trong những năm từ ngày 22/9/1940 cho đến ngày 15/8/1945, cả Việt Nam và Hàn Quốc đều nằm dưới ách thống trị của Đế Quốc Nhật, nhưng bối cảnh lịch sử và thực trạng xã hội của Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau  rất nhiều, có thể nói tới hơn 50%. Dưới đây là sự khác biệt:

    I.- HÀN QUỐC:

    I. A.-  Trước và trong thời Đệ Nhị Thế Chiến:

    1.- Hàn quốc bị đế quốc Nhật cưỡng chiếm làm thuộc địa từ năm 1910 cho đến khi Nhật đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15.8.1945.

    2.- Không có vấn nạn Giáo Hội La Mã như ở Việt Nam. Lý do là Vatican không có quyền lực và quyền lợi ở Hàn Quốc vì không thể cấu kết được với Đế Quốc Nhật trong những năm  (1910-1945 Nhật thống trị  quốc gia này (1910-1945), và con số con chiên Ca-tô giáo ở quốc gia này rất ít

    Cuối thế kỷ XVI, Nhật Bản đem quân đánh Cao Ly (Triều Tiên); trong quân đội Nhật có một số quân nhân Công Giáo đã khuyên được nhiều người Cao Ly theo đạo. Nhưng vua Cao Ly hạ lệnh cấm, khiến một nhóm giáo dân quá non nớt không thể đứng vững, nhưng đất Cao Ly đã được thấm máu tử đạo từ đấy. Sau gần hai thế kỷ, ông Lee trong thời gian làm đại sứ ở Bắc Kinh, được giao thiệp với các thừa sai Công Giáo nên đã chịu phép Rửa, lấy tên thánh là Phêrô. Năm 1784, ông trở về Cao Ly, làm tông đồ tại nước nhà. Hoạt động của ông Lee rất kết quả: Năm 1789 có gần 4 ngàn người theo đạo. Nhưng vì công cuộc truyền giáo thiếu giáo sĩ, lại phải chịu những thử thách quá nặng nề, suốt 80 năm bách hại nhất là trong những năm 1827, 1839, 1846 và 1860-1873: Con số tử đạo lên tới hàng ngàn người. Năm 1837, xứ truyền giáo được trao cho Hội Thừa Sai Ba Lê; giữa thế kỷ XIX, con số giáo dân trên 11 ngàn. Năm 1910, Cao Ly bị sáp nhập vào Nhật Bản, công cuộc truyền giáo vẫn tiếp tục mặc dầu gặp những khó khăn liên tiếp. Năm 1936, số giáo dân 128 ngàn người trên tổ số 21 triệu dân.” Bùi Ðức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Sàigòn, Chân Lý 1972 tr. 277.)

    3.- Không có vấn nạn Giáo Hội La Mã dưa vào chính quyền xâm lăng Nhật cướp đoạt tài nguyên của đất nước như ruộng đất canh tác, thổ trach và những mảnh đất ngon lành nhất trong các huyện lị, tỉnh tỉ lị, và các thành phố lớn như đã xảy ra ở Việt Nam.

    4.- Không có hàng ngàn con chiên bản địa trở thành nhưng tên Hàn phản quốc truyền tử lưu tôn quốc làm tay sai đắc lực cho quân Nhật xâm lăng trong khi đó thì ở Việt Nam có quạ đen và con chiên phản quốc như Giám-mục mục Trần Lục, Trần Bá Lộc,  Đỗ Hữu Phương,  Lê Phát Đạt tức Huyện Sĩ, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Huân, v.v….

    5.- Không có những đạo thanh thiếu niên và tráng niên trong các xóm đạo hay làng đạo được đoàn ngu hóa thành những đạo quân thập ác nội trùng được ngụy trang là các đoàn thể như Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Thánh Giuse Lao Công, Hội  Các Bà Mẹ Công Giáo, Hội Con Đức Mẹ, Đạo Binh Xanh, Hội Các Bà Dòng Ba, Ca Đoàn Trầm Mặc, nhưng sẵn sàng tiếp tay cho quân cướp ngoại xâm để đàn áp người dân lương ở các làng kế cận.

    I.B. Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt:

    a).- Thế lực ngoại thù là Nhật Bản không thể đem quân tái chiếm Hàn Quốc, cho nên nhân dân Hàn Quốc không có vấn để chiến tranh để giữ nước cho nên không phải trải qua hai cuộc chiến.

    Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến 1939-1939, Hàn quốc vẫn còn nằm dưới ách thống trị của người Nhật. Khi chiến tranh gần kết thúc, Phe Đồng Minh nhóm họp tại  Hội Nghị Yalta (nằm trên bán đảo Crimea, thuộc Nga và tháng 2/1945, và tại Hội Nghị Postdam (gần Bá Linh – Berlin) từ 17/7/1945/ đến ngày 2/8/1945), quyết định lấy vĩ tuyến 38  làm ranh giới để chia Hàn quốc. Từ vĩ tuyến 38 trở lên phía Bắc giao cho Liên Sô đảm trách giải giới quân đội Nhật, và từ vĩ tuyến 38 trở xuống giao cho Hoa Kỳ đảm nhiệm việc giải giới quân đội Nhật.

    Ngày 8/9/1945 Quân Đội Hoa Kỳ đổ bộ vào Nam Hàn để thi hành sứ mạng giải giới quân đội Nhật quản lý việc nội trị ở phần đất này theo nguyên tắc “quân huấn”. Thời gian quân huấn  giữa năm 1948. Ngày 10/5/1948, chính quyền Hoa Kỳ đạo diễn cuộc bầu cử ở Nam Hàn và đưa Lý Thừa Vãn lên làm Tổng Thống. Quyền hành sinh tội ác. Lên cầm quyền không được bao lâu thì Lý Thừa Vãn biến thành một thứ bạo chúa mà sách sử ghi nhận là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân lọai. Nigel Cawthorn, TYRANTS History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus,  2004), p. 138.

    Chính sách cai trị của bạo chúa Lý Thừa Vãn tàn bạo và dã man  đến độ sách sử đã quy kết là một trong số 100 tên bạo chú ấc độc nhất trong lịch sử nhân loại, khiến cho nhân dân Nam Hàn thù ghét họ Lý và chế độ của ông ta  đến tận xương tận tủy. Cũng vì thế mà phong trào chống đối chế độ nhà Lý của nhân dân Nam Hàn trở nên vô cũng mãnh liệt, gây bất lợi cho  chính sách chống Cộng của Hoa Kỳ. Vì thế mà vào tháng 4/1960, Hoa Kỳ mới tìm cách bứng  Lý Thừa Vãn ra khỏi chính quyền và đưa đi sống lưu vong ở Hawaii.

    b).- Tuy rằng, nhân dân Nam Hàn phải sống tới gần 12 năm dưới chế độ độc tài chuyên chính Ki-tô Tin Lành, nhưng vì ở Hàn Quốc không có hội đồng Giám mục Ca-tô và bọn tu sĩ áo đen ở hậu trường điều khiển chính quyền, coi chính quyền như là của riêng của chúng,

    1.-/ Đẩy mạnh Kế Hoạch Ki-tô Hóa bằng bạo lực.

    2.-/ Không có vấn nạn bọn tu sĩ áo đen xách cặp ra vào Dinh Thủ Tướng hay Dinh Tổng Thống để  yêu sách đòi này đòi nọ cho tôn giáo của họ.

    3.-/ Không có vấn nạn “Kiêu dân công giáo”  như ở miền Nam Việt Nam.

    4.-/ Không có phong kiến phản động cấu kết với tàn dư của đám vua quan của chế đô quân chủ thời tiền Nhật chiếm đóng, trỗi dậy đánh phá chính quyền như ở Việt Nam thời Kháng Chiến 1945-1954 và ở miền Nam trong những năm 1954-1975.

    5.-/ Không có một ông tổng thống nào ở Đại Hàn nhiệt liệt tán đồng và chấp thuận cho quân đội nước ngoài sử dụng một khối lượng khổng lồ chất độc Da Cam rải xuống lãnh thổ nước mình như ông Ngô Đình Diệm.

    6.-/ Hàn Quốc nói chung và Nam Hàn nói riêng không bị tàn phá bằng một khối lượng bom đạn khổng lồ gần bằng 4 lần tổng số bọm đạn mà tất cả các nước tham chiến trong thời Đệ Nhị Thế Chiến sử dụng như ở Việt Nam.

    7.-/ Hàn Quốc nói chung và Nam Hàn không có vấn nạn do hậu quả chiến tranh gây ra, (nếu có, cũng không đến độ trầm trọng như ở miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 1970 như Encyclopedia of The Vietnam War (New York: Simon & Schuster McMillan: 1996) đã ghi nhận.

    c).- Nam Hàn làm giàu nhờ gửi quân đội viễn chinh ở Việt Nam. Nam Hàn không những đã không có những vấn nạn trên đây, mà lại còn được nguồn lợi nhuận rất to lớn do việc bán xương máu của hàng ngàn thanh niên Nam Hàn trong các binh đoàn đánh thuê cho Hoa Kỳ để lấy tiền về làm giầu cho Nam Hàn. Chuyện Nam Hàn làm giàu nhờ vào lính viễn chinh vào Việt Nam được chính Tổng Thống Nam Hàn mới đắc cử năm nay vừa nhắc lại. Ông vinh danh các cựu chiến binh Hàn Quốc tham gia vào chiến tranh Việt Nam, gọi những binh đoàn đánh thuê này là những "chiến binh kinh tế Hàn Quốc." Lời phát biểu này đã gây nên làn sóng phản đối ở Việt Nam vào tháng sáu vừa qua (2017). (cho chạy 1 phút đầu của video)

    Mời xem bản tin “Việt Nam "PHẪN NỘ Với Phát Biểu Này Của Tân Tổng Thống Hàn Quốc” (https://www.youtube.com/watch?v=-Qf_4C0vi8w)

    II.- VIỆT NAM:

    II. A.-  Trước hay trong thời Đệ Nhị Thế Chiến: Trước khi Nhật đổ quân vào Việt Nam vào ngày 22/9/1940  và trở thành chủ nhân ông thực sự của toàn cõi Đông Dương, thì Việt Nam  đã nằm dưới ách thống trị của liên minh giặc Pháp - Vatican. Khác với quân Nhật, liên minh giặc Pháp - Vatican có sự tiếp tay của các đạo quân thập ác nội trùng nằm tiềm phục trong các xóm đạo hay làng đạo ở khắp nơi trên toàn lãnh thổ từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau.

    Vấn nạn Giáo Hội La Mã: Đây là một vấn nạn vô cùng nguy hiểm cho dân tộc  Việt Nam chúng ta từ hậu bán thế kỷ 16 cho đến ngày nay và đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 92 với nhan đề là Vấn Nạn Giáo Hội La Mã, sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo hội La Mã. Chương sách này khá dài, cho nên được chia ra làm nên  4 phần đăng trên sachhiem.net qua loạt bài bắt đầu bằng: http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH92_1.php

    Một trong những vấn nạn này là giáo triều Vatican đã dụ khị được một số tín đồ Ca-tô vào khoảng 1,700 ngàn (1 triệu 700 ngàn) vào năm 1945. Con số gần 2 triệu con chiên này đã bị chính sách ngu dân của  giáo triều Vatican làm cho mất hết nhân tính.

    Hậu quả là về sau này, có những tác hại cho bản chất của con người, và tác hại cho đất nước. Một người bình thường, nếu có cuồng đạo hay mê tín cũng còn phương hại đến xã hội, huống chi khi người đó trở thành lãnh đạo đất nước. Xin xem qua phần trình bày dưới đây.

    1). Tác hại về bản chất của con người. Xin đưa ra hai thí dụ tiêu biểu:

    - Ông Ngô Đình Diệm:

    a.- Dốt nát về kiến thức tổng quát, không có khả năng chính trị: Khi các nhà chính khách Hoa Kỳ đặt ra một vài vấn đề để thăm dò khả năng chính trị của ông trong trường hợp nếu ông được họ chọn đưa về Việt Nam cầm quyền vào thời điểm cuối năm 1950. Không ngờ ông Diệm ứng khẩu (không cần suy nghĩ), trả lời rằng, ông “tin tưởng vào quyền lực của Vatican và cực lực chống cộng.” Lê Hữu Dản, Sự Thật – Đặc San Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA: TXB, 1997), tr 23. Xin độc thêm Chương 60 “Những Tính Toán Của Vatican Trong Năm 1950” (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH60-1.php)

    b.- Vong bản, phản quốc, phản dân tộc, và dã man:

    Nhiệt liệt  tán đồng và chấp thuận cho quân đội nước ngoải sử dụng một khối lượng khổng lồ chất độc Da Cam rải xuống lãnh thố nước mình để hủy diệt sinh mạng, rừng cây, mùa màng, nhà cửa và con người sinh sống ở trong các vùng nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền.

    c.- Cuồng đạo và tàn bạo, ưa thích trả thù - Giết ông tướng Ba Cụt, rồi vui sướng.

    Vì bị tác dụng sâu nặng của lời phán dạy trong thánh kinh, cho nên ông Ngô Đình Diệm mới trối trăn với những người đồng đạo rằng:

    “Tôi tiến thì tiến theo Tôi, Tôi lùi thì bắn Tôi, Tôi chết thì trả thù cho Tôi.” Hoàng Ngọc Thành & Thân Thị Nhân Đức, Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (San Jose, CA:Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, 1994), tr 441.

    Sử gia  Bernard F. Fall cũng nhận xét về ông Ngô Đình Diệm rằng: "Lòng tin đạo đã biến ông ta thành con người hiếu chiến đến độ tàn nhẫn như một vị Đại Phán Quan của Tòa Án Dị Giáo trong thời Trung Cổ ở Tây Ban Nha. Quan điểm của ông ta về chính quyền là hình ảnh của một bạo chúa theo truyền thống quan lại phong kiến hơn là hình ảnh của một tổng thống theo hiến định của một nước cộng hòa." Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964) p. 236.

    - Linh mục Hoàng Quỳnh hô hào con chiên của ông rằng, “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa.” Chu Văn Trinh, Văn Sử Địa (Tavares, Florida: TXB, 1989), tr 80.

    2).- Tác hại cho đất nước: 

    Cả Pháp và Vatican đã chiếm đoạt những con số bất động sản khổng lồ về đất đai canh tác, rừng cây, thổ trạch với những kiến trúc, cơ sở, xí nghiệp, và  rất nhiều tài sản khác. Chỉ nói riêng về Vatican thôi, con số bất động sản mà Giáo Hội cưỡng chiếm của nhân dân ta lên đến mức độ vô cùng lớn lao .

    Giáo Hội La Mã dựa vào chính quyền bảo hộ Pháp-Vatican để cướp đoạt tài nguyên của đất nước như ruộng đất canh tác, thổ trạch và những mảnh đất ngon lành nhất. Trong các huyện lị, tỉnh lị, và các thành phố lớn, liên minh giặc đã xây cất hàng ngàn ngôi nhà thờ vĩ đại thênh thang, với tháp chuông cao ngất, và các cơ sở khác như các dinh thự cho các vị chức sắc trong hàng giáo phẩm cư ngụ, các chủng viện, các trường học, các cơ sở kinh tài như ở Việt Nam tại Sàigon, Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu, An Xuyên, Kiên Giang, Vĩnh Bình, Kiến Hoà, Long An, Sa Đéc, Long Xuyên, Tây Ninh, Biên Hòa, Bình Dương, Phước Tuy, Bình Tuy, Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí, Nha Trang, Tuy Hoà, Lâm Đồng, Đà Lạt, Qui Nhơn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Phát Diệm, Nam Định, Phủ Lý, Thái Bình, Hưng Yên, Hà Đông, Hải Dương, Kiến An, Hải Phòng, Quảng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Hoá, Hòa Bình, Sơn Tây, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lao Kay, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, v.v…

    Sau này, Mỹ thấy GHLM chiếm đoạt quá nhiều ruộng đất ở miền Nam. Họ đã làm chính sách Cải Cách Điền Địa (CCRD), và ra lệnh cho ông Diệm phải thi hành. Nhưng ông Diệm đã qua mặt Mỹ, không rớ tới 370 ngàn mẫu Anh do GHLM làm chủ. (Vietnam A Dragon Embattled - hay VN, Con Rồng Lâm Chiến - New York: Frederick A. Praeger, Publisher, 1967, page 932-933, của sử gia Joseph Buttinger.) Sau này, thời VNCH II, ông Thiệu đổi lại là chính sách Người Cày Có Ruộng (NCCR), nhưng thủ đoạn lươn lẹo cũng như vậy, nghĩa là vẫn không rớ tới bất động sản của GHLM.

    Người không hiểu chuyện, cho rằng ở miền Nam, chương trình CCĐĐ, NCCR ở miền Nam rất nhân đạo, xảy ra êm thắm, không như CCRĐ ở miền Bắc. Thật ra là vì họ có làm gì đâu mà nhân đạo với không nhân đạo?

    Sư kiện đã được chúng tôi trình bày được phần nào trong sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã, nơi:

    a.-/ Mục X với tựa đề là “Vatican Bóc Lột Nhân Dân Và Cướp Đoạt Tài Sản Tại Việt Nam Trong Thời Kỳ 1862-1945” (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/MucX.php), và

    b.-/ Chương 29 với tựa đề là “Cướp Chùa, Chiếm Đất Xây Nhà Thờ Và Cướp Đoạt Ruộng Đất Của Nhân Dân” (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH29.php)

    II.B.- Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt: Đại Hàn không có những vấn đề to lớn như sau:

    1.-/ Liên Minh Pháp – Vatican thuộc phe Đồng Minh thắng trận đem binh hùng tướng mạnh tiến đến tái chiếm để phục hồi quyền lực và quyện lợi của chúng. Đặc biệt là hành động xâm lăng này lại được Anh quốc (một quốc gia Đồng Minh thắng trận) triệt để ủng hộ từ đầu tháng 9 năm 1945, và siêu cường Hoa Kỳ ủng hộ. Hoa kỳ là một quốc gia Đồng Minh khác, trước còn ngấm ngầm ủng hộ, và sau đó  thì tích cực ủng hộ cả bằng tài chánh lẫn vũ khí với hy vọng sẽ tiêu diệt được chính quyền kháng chiến của nhân dân ta.

    2.-/ Một thế lực ngoại thù khác là chính quyền Trung Quốc thời Quốc Dân Đảng Trung Hoa thuộc phe Đồng Minh thắng trận bất thân thiện, đỡ đầu cho hai đảng Việt Quốc và Việt Cách đánh phá chính quyền.

    3.-/ Vấn nạn Giáo Hội La Mã với gần 2 triệu con chiên bản địa  đã được đoàn ngũ hóa thành những đội ngũ với những danh xưng  như Hội con Đức Mẹ, Hội Nghĩa Binh, Đạo Binh Xanh, Công Giáo Tiến Hành, Đoàn Thanh Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Các Bà Dòng Ba, Ca Đoàn Trầm Mặc, Hội Ca Đoàn Trầm Mặc, Hội Thánh Giuse Lao Công, v.v... Thâm độc hơn nữa, song song với dã tâm thâm độc này (bổ nhậm ông cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu  giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương để khích lệ và lôi cuốn tín đồ Ca-tô người Việt đi theo Liên Quân Pháp – Vatican chống lại tổ quốc Việt Nam. Xin trích vài hàng ở trang 81, Thập Giá và Lưỡi Gươm của LM Trần Tam Tỉnh như sau:

    Chính trong những năm khó khăn đó, các vị lãnh đạo cũng như lớp cán bộ cấp dưới, không sao tránh khỏi những vấp váp sai lầm, quân thù của chế độ tìm cách làm cho dân chúng mất lòng tin với chính phủ, nhất là đưa ra “nguy cơ đỏ” để kích động người Công Giáo. Cụ Hồ Chí Minh là một người Cộng Sản, nơi nơi cứ đồn ra như thế. Mà đối với đạo Công Giáo thì Cộng Sản là kẻ thù số một. Bởi thế sớm muộn gì Cộng Sản cũng sẽ tiêu diệt người Công Giáo...."

    Ở một địa bàn Công Giáo tiêm nhiễm nội dung chống Cộng của thông Điệp Divini Redemptoris của Piô XI, nên người ta phải sống trong một thứ hoang mang, thời gian để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Một vài lãnh tụ Công Giáo đã vạch ra một đường lối xử thế mà nhiều người rồi đây đã thấy là xảo quyệt và gian hùng.” Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Tre, 1978), tr. 69.

    Năm 1946, vừa ra khỏi sự câm nín ban đầu – do lo sợ sự phản ứng của người Công Giáo Việt Nam – đã lên tiếng “hoan nghênh cảnh hừng đông” khi “các toán quân dũng cảm Pháp đã giải phóng Hà Nội.” Ngành báo chí thừa sai liên kết với báo chí thực dân, lên tiếng nhằm soi sáng cho tín hữu Việt Nam và Pháp cảnh giác về nguy cơ Cộng Sản, về cơn kinh hoàng đỏ, về những bách hại tôn giáo sẽ đổ ập xuống trên Giáo Hội.” Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 81.

    Ngoài việc dồn nỗ lực vào việc đẩy mạnh chiến dịch vừa hù dọa vừa cấm giáo dân Việt Nam không được tham gia kháng chiến chống lại Liên Minh Thánh Pháp – Vatican xâm lược, Giáo Hội còn kêu gọi các tu sĩ Ca-tô bản địa tổ chức và võ trang giáo dân nổi lên chống lại chính quyền Kháng Chiến Việt Nam.  Xin trích vài dòng của Linh-mục Trần Tam Tỉnh như sau:

    "Một tài liệu của Vatican  được đưa ra lúc đó gây tác động, dầu muốn dầu không, cũng có lợi cho quân Pháp. Ngày 1 tháng 7 năm 1949, trả lời những thắc mắc liên quan đến chính trị thuần nội bộ của riêng nước Ý, Thánh Bộ Đức Tin tuyên bố rằng: "Những người Cộng Sản đương nhiên bị vạ tuyệt thông tức khắc, rằng tất cả những ai hợp tác với Đảng Cộng Sản, hoặc bỏ phiếu cho Cộng Sản, hoặc đọc, xuất bản, phân phối báo chí Cộng Sản, hoặc giúp đỡ bất kỳ cách nào cho Đảng Cộng Sản, đều bị khai trừ khỏi các bí tích".

    Lập tức, quân Pháp đã làm những trận mưa truyền đơn mang nội dung đó của Thánh Bộ, rải hàng triệu (tờ truyền đơn) xuống các làng công giáo. Người ta biết rằng vốn liếng thần học của các linh mục và giáo dân Việt Nam thời đó  rất sơ sài, nên họ phải hoang mang giao động trước chỉ thị đó của Vatican. "Roma đã phán dạy, vậy ai cũng phải tuân theo", họ nói với nhau như thế. Đàng khác, hàng giáo sĩ vốn đã quen đóng khung giáo dân trong cái rọ trí thức được bảo vệ rất chắc bởi sách giáo lý Công Đồng Tridetinô và bởi không tìm ra được những lời đáp thỏa đáng cho những vấn đề do chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa thuần thế và chủ nghĩa Mã-xít đặt ra, nên họ đã cảm thấy lo sợ trước cuộc Cách Mạng Xã Hội được Phong Trào Việt Minh đề xướng. Thấm nhiễm giáo lý của Sắc Lệnh "Marari vos" (Chống lại Tân Phái) mà mỗi linh mục khi chịu chức phải thề tuân thủ, các linh mục và nhất là giáo dân đều bị lôi cuốn vào cuộc thánh chiến chống Cộng, bắt đầu là về mặt tư tưởng, tiếp đến là cả bằng quân sự, do chính quân Pháp tuyên truyền cho." Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr.85.

    Đồng thời, Giám-mục Lê Hữu Từ cũng cho phổ biến một thư luân lưu đề ngày 12/5/1949 nhắc nhở giáo dân không được tham gia kháng chiến và đe dọa rằng nếu bướng bỉnh, không "vâng lời bề trên" thì sẽ bị vạ tuyệt thông. Dưới đây là nguyên văn bức thư này:

    "Riêng  về đảng Cộng Sản, tôi tưởng không cần nhắc lại cho anh em nhớ rằng hội thánh đã vạ tuyệt thông cho ai vào đảng ấy, đã cấm người có đạo không được kết bạn với họ." Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thờ Kỳ Kháng Chiến 1945-1954 (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học, 1956), tr. 19.   (1)

    4.-/ Bọn phong kiến phản động cấu kết với tàn dư của đám vua quan nhà Nguyễn còn luyến tiếc cái thời huy hoàng vàng son của chúng cũng tìm đủ mọi cách cấu kết với khối con chiên bản địa để dựa thế lẫn nhau chống lại chính quyền Kháng Chiến Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh.

    5.-/ Đảng Đại Việt (phần lớn các thành viên của đảng này là những người thuộc giới quan lại làm việc cho chính quyền Bảo Hộ Pháp - Vatican hay triều đình bù nhìn Huế) và các tổ chức chính trị hay tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo do Người Nhật dựng nên (để làm công cụ chống Pháp)  hay thân Nhật (vào thời kỳ trước tháng 8/1945) cũng tìm cách chống lại chính quyền Kháng Chiến Việt Minh.

    6.-/ Chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm triệt để thi hành Kế hoạch Ki-tô Hóa miền Nam bằng bạo lực trên toàn thể nhân dân miền Nam phải bị cưỡng bách theo đạo Ki-tô như lời Ngô Đình Nhu đã tuyên bố.

    7.-/ Anh em nhà Ngô, giới tu sĩ áo đen, băng Đảng Cần Lao cướp đoạt tài nguyên quốc gia, ăn chặn tiền Viện Trợ Mỹ, để làm giầu cho Giáo Hội la Mã và cho bản thân của chúng.

    Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 19  với tựa đề là “Tội Ác Lạm Quyền Để Ăn Chặn Tiền Viện Trợ, Hà Hiếp, Bóc Lột Nhân Dân Và Cướp Đoạt Tài Sản  Quốc Gia", sách Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr 399-432.

    8.-/ Bị nạn “Kiêu Dân Công Giáo” hoành hành, tái oai tác quái, gây ra các hố chia rẻ nhân dân thành hai khối: một bên là đại khối nhân nghèo xác nghèo xơ, và một bên là những người được trở nên giầu có. Nhóm thứ hai này gồm: - nhóm thiểu số con chiên Ki-tô, nhóm quan lại phong kiến (tàn dư của thời trước 1945), và nhóm viên chức có quyền lực trong chính quyền Sàigon, cùng với bọn sĩ quan trong quân đội đánh thuê cho Mỹ.

    Sách Encyclopedia of The Vietnam War (New York: Simon & Schuster McMillan: 1996) như sau:

     “Đối với hầu hết người dân trong các thành phố, đời sống càng ngày càng trở nên khó khăn. Vào năm 1972, có vào khỏang 800 ngàn trẻ em mồ côi lang thang trên các vỉa hè trong các đường phố ở Sàigòn và một số thành phố khác, sống bằng nghề ăn mày, đánh giầy, rửa xe, móc túi và dẫn khách làng chơi về cho chính chị gái và mẹ của chúng. Có vào khoảng 500 ngàn gái điếm và gái bán ba, trong đó có nhiều người là bà vợ của anh em quân nhân trong quân đội miền Nam. Họ phải làm cái việc ô nhục này để phụ cặp đồng lương chết đói của ông chồng không đủ nuôi cho một người. Ngoài ra, lại còn có khoảng 2 đến 3 triệu người, trong đó có những người già cả hay thương phế binh của quân đội miền Nam không thể nào tìm được công ăn việc làm.

    Vào năm 1974, tình trạng đói đã lan rộng ra nhiều nơi trên lãnh thổ miền Nam. Theo cuộc thăm dò của anh em sinh viên Ca-tô thì ngay trong khu vực giầu có nhất trong thành phố Sàigòn, chỉ có 1/5 tổng số gia đình có đủ ăn, một nửa tổng số gia đình cho là có thể lo được mỗi ngày một bữa cơm và một bữa cháo bằng thứ gạo rẻ tiền nhất. Các gia đình còn lại đều đói cả. Đói và thất nghiệp đưa đến tội ác, tự tử và biểu tình trong khắp các vùng do chính quyền Sàigòn kiểm soát.” Stanley I. Kutler, Encyclopedia of The Vietnam War(New York: Simon & Schuster McMillan: 1996. Pp. 600-601.

    9.-/ Kinh nghiệm lịch sử và sách sử đều khẳng định rằng ở bất kỳ quốc gia nào có vấn nạn Giáo Hội La Mã  hay theo chế độ giáo hoàng (papacy) thì quốc gia đó thường thường rơi vào tình trạng chậm tiến, nghèo đói, lạc hậu.

    Sử gia Malachi Martin ghi nhận như sau: Sự trái ngược giữa nước Châu Mỹ La tinh và Hoa Kỳ, giữa các nước Nam Âu và ,  Rich Church, Poor Church.

    " Một du khách đi từ Bắc và Trung Âu tới nước Pháp và bán đảo Tây Ban Nha rồi qua Ý Đại Lợi sẽ thấy sự tương phản về kinh tế, mức sống và trình độ học vấn tổng quát của người dân trong các quốc gia này. Ở Bắc và Trung Âu, phần lớn là Tin Lành, không có quốc gia nào rơi vào tình trạng chết đói và nghèo khổ triền miên như các nước ở miền Nam Âu. Chủ nghĩa tư bản cổ điển đã lỗi thời và các quốc gia theo đạo Tin Lành cũng đã thức thời và sẵn sàng từ bỏ nó để làm lợi cho đất nước.

    Các nhà chính khách và vua chúa ở các quốc gia Nam Âu cho rằng Tòa Thánh La Mã và chế độ giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái và thua kém của nước họ so với các nước theo đạo Tin Lành." Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1984), pp 155-156.

    Do đó, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy rằng, người dân ở các nước Châu Mỹ La-tinh nghèo đói lạc hậu, chậm tiến, nặng đầu óc mê tín dị đoan nếu so với nguời ở Bắc Mỹ như Hoa Kỳ và Canada, và người dân Phi Luật Tân nghèo đói, lạc hậu, chậm tiến, nặng đầu óc mê tín dị đoan nếu so với những người dân ở lục địa Á Châu như Cao Miên, Miến Điện Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiền và quốc đảo Nhật Bản.

    Qua phần trình bày trên đây, chúng ta suy ra, ngày nào mà chính quyền và nhân dân ta chưa  dùng những biện pháp mạnh để giải quyết xong “vấn nạn Giáo Hội La Mã” thì ngày đó dân ta còn  điêu đứng với bọn người vong bản “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”  truyền tử lưu tôn khốn nạn này!

    10./- Việt Nam bị tàn phá bằng một khối lượng bom đạn khổng lồ gần bằng 4 lần tổng số bom đạn mà tất cả các nước tham chiến trong thời Đệ Nhị Thế Chiến sử dụng.

    Sư kiên này được sách Encyclopedia of the Vietnam War ghi nhận như sau:

    Từ năm 1965 cho đến năm 1973, Hoa Kỳ đã dùng tới hơn 14 triệu tấn thuốc nổ thuộc loại hiện đại nhồi trong bom và đạn đại pháo để đánh phá cái diện tích bé nhỏ này. Riêng về khối lượng bom do không quân Hoa Kỳ sử dụng cũng đã lên tới hơn 7 triệu tấn, hơn gấp 3 lần tổng số bom được sử dụng trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.Phần lớn những bom trong các trận không kích và đạn đai bác do pháo binh bắn phá (gần 12 triệu tấn) thực sự là những hóa chất có công dụng làm rụng lá cây đã sử dụng ở miền Nam Việt Nam. Mục đích của nó là hủy diệt hạ tầng cơ sở của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và cũng là để Mặt Trận mất đi sự ủng hộ của quần chúng miền Nam bằng cách đẩy họ chạy về các vùng do chính quyền miền Nam kiểm soát. Trong một buổi điều trần tại Quốc Hội vào tháng 1 năm 1966, ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara đưa ra chứng cớ về sự thành công của các cuộc tấn kích bằng trọng pháo và không kích kể cả những phi vụ B.52 nhằm mục đích cưỡng bách người dân trong vùng “phải di chuyển về những nơi an toàn, khỏi phải bị tấn kích như vậy bất kể là thái độ của họ đối với chính quyền Miền Nam.” Ông McNamara nói tiếp,” làm như vậy không những phá vỡ được những hoạt động của quân du kích Việt Cộng, mà còn làm cho nền tảng kính tế của đối phương suy sụp. Tuy nhiên, tác dụng của việc sử dụng những thứ vũ khí như trên đã hủy diệt gần 1/3 ruộng đất canh tác và gần 50% xóm làng của người dân Việt. Vào năm 1972, theo bản báo cáo của tiểu ban Thượng Viện Hoa Kỳ thì bom và đạn trọng pháo của Mỹ đã làm cho cà 10 triệu người phải bỏ làng xóm đị tỵ nạn và hầu hết đã gây tổn thất cho người dân. ”

    C.- Về những lời biện minh của ông PCD trong Youtube (từ phút 34 trở về sau.)

    C.1. - Câu nói “Chính phủ đó có thể là một chính phủ khác, do một người khác làm thủ tướng, thì VN tránh được nhiều thứ lắm”.

    "Chính phủ khác" là chính phủ như thế nào? Ông PCD muốn nói: bất kỳ ai cũng được, miễn rằng không phải chính phủ của mặt trận Việt Minh chứ gì?

    Ông nói rằng, “chính phủ đó có thể là một chính phủ khác,” nghĩa là chính phủ đó có thể gồm những thành phần có tiền án với lịch sử, hay do một người thân Pháp, như trường hợp những người sau đây:

    (1) Lê Văn Viễn, một tên tướng cướp đầu nậu của đẳng ăn cướp Bình Xuyên trong những năm 1949-1954 ở Sàigòn,

    (2) Phan Văn Giáo, tên dâm tặc và làm ma cô kiếm gái non cho Bảo Đại trong những năm được Bảo Đại cho nắm giữ chức vụ Thủ Hiến Trung Phần từ đầu tháng 6 năm 1948, hay là

    (3) Nguyễn Văn Tâm, còn gọi là "cọp Cai Lậy."

    (4) một trong những con chiên  như Trần Bá Lộc, Linh-mục Trần Lục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Lê Hữu Từ, Hoàng Quỳnh, Phạm Ngọc Chi,  Nguyễn Lạc Hóa, Đinh Xuân Hải, Lê Quang Tung, Phan Quang Đông, Nguyễn Thiện Dzai, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Văn Toàn, Đặng Văn Quang, Phạm Quốc Thuần, v.v…, hoặc là

    (5) và  bất kỳ nhân vật nào trong Nội Các Trần Trọng Kim cầm quyền từ ngày 17/4/1917 (ngày ông Trần Trọng Kim đệ đơn xin từ chức và được ông Bảo Đại chấp thuận).

    Vậy giả thuyết rằng, nếu chính phủ đó là một trong những trường hợp trên thì chính phủ này cũng vẫn ở trong tình trạng: - không  quân đội, - không có tài chánh, - không có người tài đức và có đủ uy tín đã từng dấn thân chíìm nổi với quê hương, quyết tâm theo đuổi đại cuộc đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và cơm no, áo ấm cho người dân vừa mới kinh qua  một nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử của đất nước.

    Rồi ông nói "tránh được nhiều thứ lắm" là tránh cái gì? Có lẽ ông muốn nói "tránh tranh đấu giành độc lập" chứ gì? Vậy toàn câu trên của ông có nghĩa là "bất kỳ chính phủ, thủ tướng nào, khác với chính phủ Việt Minh, cũng sẽ thuận với Pháp, nghe theo Pháp, và sẽ không có chuyện tranh đấu giành độc lập mất công!"

    Ông Phạm Cao Dương không cần biết cái chính phủ ông mơ tưởng đó như thế nào, và cũng không cần biết người lãnh đạo (thủ tướng) của chính phủ đó là người như thế nào. Thiết nghĩ rằng, trong lịch sử loài người, không có người nào được gọi là có trí thức, có bằng TS sử học và đã từng giảng dạy môn lịch sử ở các trường trung học và đại học ở miền Nam Viêt Nam tới 13 hay 14 năm trời, lại dám nói một câu vong ơn bội nghĩa với tiền nhân một cách thiếu ý thức như vậy!

    C.2. - Phạm Cao Dương: Nhưng Pháp trở lại, thì trở lại như thế nào. Có phải nó đem quân trở lại đổ bộ để mà chiếm đóng hay không?

    Bây giờ là năm 2017 - chuyện đã xảy ra gần 70 năm. Pháp đã thực sự chiếm đóng như thời Tự Đức, đưa Bảo Đại lên. Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đã đem quân tái chiếm Việt Nam để phục hồi quyền lực và quyền lợi của chúng. Đây là sự thực và đã được chúng tôi trình bày trong Chương 45, sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Dưới đây là mấy đoạn nói về vấn đề này:

    “Nói về Chiến Tranh Việt Nam Lần Thứ Nhất 1945-1954 (the First Vietnam War), các sách sử đều ghi nhân rằng Pháp có chủ tâm tái chiếm Đông Dương trong đó có Việt Nam. Chủ tâm này được thể hiên ra thành những hành động của Charles de Gaulle, người lãnh đạo chính phủ lưu vong của nước Pháp ở London, triệu tập các viên chức cao cấp của các chính quyền thuộc Pháp nhóm họp tại Brazzaville (thủ đô thuộc địa Congo của Pháp ở Châu Phi) vào ngày 30/1/1944 để khẳng định quyền lực cũng như quyền lợi của Pháp tại các thuộc địa, và nêu ra những lời hứa hẹn mơ hồ về những cải cách chính trị cũng như kinh tế. Những lời hứa hẹn này được tóm lược trong Bản Tuyên Ngôn Brazzaville với mấy điểm chính dưới đây:

    1.-/ Đế Quốc Pháp sẽ vẫn hợp nhất như trước. (The French Empire would remain united).

    2.-/ Mỗi thuộc địa sẽ thiết lập một hội đồng bán tự trị. (Semi-autonomous assemblies would be established in each colony.)

    3.-/ Người dân ở các thuộc địa Pháp sẽ có quyền bình đẳng với người dân Pháp. (Citizens of France's colonies would share equal rights with French citizens.)

    4.-/ Người dân tại các thuộc địa Pháp sẽ có quyền bỏ phiếu trong các kỳ bầu cử tuyển chọn đại biểu vào quốc hội Pháp. (Citizens of French colonies would have the right to vote for the French parliament.)

    5.-/ Dân bản địa tại các thuộc sẽ được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan chính quyền tại thuộc địa. (The native population would be employed in public service positions within the colonies.)

    6.-/ Sẽ có những dự án cải cách về kinh tế để làm giảm bớt cái bản chất bóc lột của người Pháp ở các thuộc địa. (Economic reforms would be made to diminish the exploitative nature of the relationship between France and its colonies.)” Nguồn:

    http://en.wikipedia.org/wiki/Brazzaville_Conference_of_1944. Wikipedia, the free encyclopedia.

    Ngày 6/6/1944, Quân Đội Đồng Minh đổ bộ vào nước Pháp tại vùng bờ biến Normandie, (lấy nước Pháp là đầu cầu tiến vào tiêu diệt chính quyền Đức Quốc Xã ở ngay tại chính quốc Đức). Hơn hai tháng sau, ngày 25/8/1944, chính quyền lưu vong Charles de Gaulle theo đoàn quân này trở về Pháp và biến thành chính phủ lâm thời. Liền sau đó, ngày 12/9/1944, Tổng Thống de Gaulle của chính phủ này liền cho tiến hành kế hoạch tái chiếm Đông Dương. Sự kiện này được sách sử ghi nhận như sau:

    Khi trở về Paris, ngày 12/9/1944, Tướng de Gaulle đưa Tướng Mordan lên nắm giữ chức vụ Đại Biểu Toàn Quyền của Chính Quyền Pháp tại Đông Dương. Đồng thời, Ủy Ban Hành Động Giải Phóng Đông Dương được thành lập đặt dưới quyền điều khiển của Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa René Pleven để chuẩn bị hành động.” Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History (New York: Frederick A, Praeger, 1968), p. 205. Nguyên văn: “On September 12 (1944), de Gaulle, back in Paris, made Mordan Delegate General of the French Government to Indochina. Paris also created an Action Committee for Liberation of Indochina which was presided over by the Minister of Colonies, René Pleven.”

    Tiếp theo, ngày 24/3/1945, đúng hai tuần lễ sau khi Nhật lật đổ chính quyền Liên Minh – Pháp - Vatican tại Đồng Dương, de Gaulle đưa ra bản tuyên ngôn (được mệnh danh là Bản Tuyên Ngôn 24/3) với lời lẽ đại cương rằng Việt Nam sẽ vẫn nằm dưới ách thống trị của người Pháp, giống như ông đã khẳng định tại Hội Nghị Brazzaville hơn một năm trước.

    Lời khẳng định này được sử gia Joseph Buttinger ghi nhận như sau:

    Nói về năm “xứ” Đông Dương thuộc Pháp, De Gaulle đã thẳng thắn nói rằng người Pháp có ý muốn duy trì việc chia Việt Nam ra làm các xứ Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Năm xứ bao gồm cả Cao Mên và Ai Lao (mà mối liên hệ với Việt Nam chỉ là do quyền thống trị của người Pháp mà có) sẽ được quản trị bởi một chính quyền liên bang và một hội đồng với quyền được thông qua ngân sách của liên bang. Nhưng cả hội đồng và chính quyền đều bao gồm những thành phần hỗn hợp, có nghĩa là các thành viên gồm những người Pháp cùng với dân bản xứ, và các vị bộ trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm với vị toàn quyền, người đứng đầu liên bang giống như hồi trước năm 1945. Tác giả của Bản Tuyên Ngôn Tháng Ba tiết lộ cho chúng ta thấy món quà này làm mọi người ngạc nhiên vì chính quyền này có quá nhiều quyền hành mà lại không có cam kết gì hết. Tất cả những điều họ nói về quyền hành của chính quyền này là sẽ được “cải cách và hoàn thiện”. Hình như là tinh thần (Toàn Quyền) Doumer vẫn còn sống nguyên vẹn như ngày nào.” Joseph Buttinger, Ibid., p. 212.

    Sách 75 Năm Đảng Cộng Sản viết rõ hơn:

    Khi Nhật vào chiếm Đông Dương năm 1940, Pháp tìm mọi cách để khôi phục quyền thống trị của mình. Đờ Gôn (de Gaulle) đứng đầu chính phủ lưu vong Pháp tuyên bố “sẽ giải phóng Đông Dương”. Sau khi Nhật đảo chính, ngày 24/3/1945, Đờ Gôn ra tuyên bố về lập trường của Pháp đối với Đông Dương:

    “Đông Dương sẽ được thành lập theo kiểu liên bang gồm 5 xứ khác nhau (Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Cao Miên, Ai Lao). Liên Bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp xây dựng khối Liên Hiệp Pháp mà quyền đối ngoại sẽ do Pháp đại diện”. “Đông Dương sẽ có một chính phủ liên bang, đứng đầu là người trọng tài năm xứ. Bên cạnh viên toàn quyền có một hội đồng nhà nước, trong đó người Đông Dương chiếm nhiều nhất là 50% số ghế. Một quốc hội được bầu ra phải phản ảnh quyền lợi của nước Pháp.” [ Vũ Như Khôi, 75 Năm Đảng Cộng Sản Việt Nam (Thanh Hóa: Nhà Xuất Bản Công An Nhân Dân, 2005), tr. 171.

    Sách Việt Sử Khảo Luận nói rõ hơn nữa. (Người viết xin ghi lại những lời cúa bản tuyên ngôn này, chứ không ghi lời phụ chú của tác Hòang Cơ Thụy.)

    Tuyên Ngôn của Tướng De Gaulle ngày 24/3/1945.

    Chính phủ Pháp luôn luôn cho rằng Đông Dương sẽ giữ một địa vị riêng biệt trong Cộng Đồng Pháp và sẽ được hưởng trong đó một sự tự do tương xứng với trình độ tiến hóa và bản năng của mình. Tuyên ngôn ngày 8/12/1943 đã hứa hẹn như vậy…

    Liên Bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp và các nước khác trong cộng đồng, họp thành Liên Hiệp Pháp. Đối ngoại, quyền lợi của Liên Hiệp Pháp sẽ được nước Pháp đại diện. Trong Liên Hiệp ấy, Đông Dương sẽ được một sự tự do riêng.

    “Những kiều dân của Liên Bang Đông Dương sẽ là công dân Đông Dương và công dân Liên Hiệp Pháp. Với tư cách ấy, họ sẽ giữ mọi chức vụ liên bang, ở Đông Dương cũng như trong Liên Hiệp Pháp, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, nguyên xứ, miễn là có tài năng tương đương.

    “Năm nước thành phần của Liên Bang Đông Dương, khác nhau về văn minh, chủng tộc và các tập quán sẽ giữ những đặc tính riêng của mình, trong lòng Liên Bang.

    “Ông Toàn Quyền do chính phủ Pháp bổ nhiệm sẽ là trọng tài cho tất cả [5 nước], theo quyền lợi của từng mỗi nước. Các chính phủ địa phương [của 5 nước] sẽ được cải thiện hay tu chỉnh; những chức vụ trong mỗi nước sẽ được đặc biệt mở cho dân nước ấy…

    “Qui chế của Đông Dương, như vừa xác định trên đây, sẽ được hoàn chỉnh sau khi đã hỏi ý kiến những cơ quan có tư cách của Đông Dương giải phóng..” “Ký tên: De Gaulle”.[12] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr, 1924. Chú thích: Đông Dương giải phóng có nghĩa là Đông Dương được người Pháp chiếm lại từ trong tay người Nhật.

    Theo nội dung của bản tuyên ngôn này của ông De Gaulle, Việt Nam vẫn còn bị chia ra làm 3 xứ giống như 3 quốc gia. Cả 3 xứ này cùng chung số phận với Cao Mên và Ai Lao, vẫn phải nằm trong một hệ thống đô hộ dưới quyền cai trị của ông Toàn Quyền Đông Dương của nước Pháp, giống như thời 1885-1945. Hơn thế nữa, Việt Nam lại còn nằm trong cái gọi là Liên Hiệp Pháp dưới quyền thống trị của nước Pháp. Như vậy là Việt Nam không những vẫn còn bị xé ra làm 3 nước nhỏ, vẫn còn nằm trong ách thống trị của người Pháp như xưa, mà còn bị nhốt trong cái cũi “Liên Hiệp Pháp” mà Cụ Trần Trọng Kim gọi nó là “một thứ cũi chó mạ vàng. [13] . Nực cười là khoảng hai năm sau, Bảo Đại và băng đảng phong kiến phản động tự phong là “những người Việt Quốc Gia chân chính yêu nước” lại hè nhau chui vào cái cũi chó này để được nuôi ăn làm nhiệm vụ canh giữ căn nhà thuộc địa Việt Nam cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Đế Quốc Mỹ - Vatican sau này.

    Phần trình bày trên đây cho thấy rõ là Pháp đã có chủ tâm tái chiếm Đông Dương từ năm 1944 trước khi Nhật đầu hàng Đồng Minh để phục hồi cái quyền chủ nhân ông tại vùng đất này. Vậy thì khi Pháp trở lại, ông PCD lấy lý do nào để nói rằng: "Có phải nó đem quân trở lại đổ bộ để mà chiếm đóng hay không?." Tôi thắc mắc là không biết trong lúc ông dạy học cả hơn 10 năm, thì ông đã dạy học sinh như thế nào về đề tài này?

    C.3. - Phạm Cao Dương: Thì ông Trần Trọng Kim đã viết trong hồi ký của ổng rồi. Ổng viết rằng nếu Pháp trở lại thì chúng tôi sẽ điều đình với họ. Và họ đã làm như vậy. Bởi vì họ đã cho một ông Đại Tá nhảy dù xuống ở một địa điểm gần Huế, để mà móc nối với Bảo Đại, móc nối với Phạm Quỳnh.

    Hình như ông Dương thiếu hiểu biết về những cuộc điều đình giữa hai thế lực chính trị đối nghịch nhau,  giữa một bên là quân giặc xâm lăng đang ở thế mạnh và một bên quốc gia bị cưỡng chiếm làm thuộc địa. Lực lượng yêu nước của nhân dân vùng lên đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc thường thường là ở vào thế yếu vào lúc khởi đầu, như trường hợp Việt Nam vào thời điểm năm 1945.

    Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày trong bài nói chuyện kỳ trước (ở đoạn A.2 Bất ổn trong câu nói "vì có Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Bảo Đại rồi.") Đó là những bước đường chiến đấu và điều đình (1) giữa nhân dân 13 thuộc địa Anh và quân xâm lược Anh tại Bắc Mỹ trong cuộc chiến  1774-1783, và (2) giữa nhân dân Việt Nam và Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong cuộc chiên 1945-1954.

    Với "một chính phủ nào đó" mà ông nói ở câu đầu, vẫn còn ở trong tình trạng không quân đội, không có tài chánh, không có người dấn thân chíìm nổi với quê hương, như vậy, thì làm thế nào có thể điều đinh để giặc chấp nhận trao trả  độc lập cho Việt Nam? Nhất là khi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican cương quyết đem quân tái chiếm Việt Nam và được quân Anh công khai tích cực tiếp tay, và gần hai triệu con chiên ki-tô sẵn sàng nổi loạn làm nội ứng cho giặc?

    Thiển nghĩ rằng, với tình trạng như vậy, cái chính phủ mà ông tưởng tượng thì rút cuộc cũng phải cúi đầu nhận chịu tất cả những điều kiện của Liên Minh giặc đưa ra  để được họ ban cho độc lập, còn tệ hơn cả những điều kiện mà Vua Tự Đức phải cúi đầu nhận trong các Hòa Ước Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1874, Quý Mùi 1883 và Giáp Thân 1884.

    C. 4.- "Tại sao vậy, tại vì những người đó, nói theo ngôn ngữ của phe chống đối bây giờ, thì là những người thân Pháp, đầy tớ cho Pháp. Nhưng mà nói theo ngôn ngữ bình thường thì những người đó họ có cái thế để điều đình với Pháp.

    Như vậy, rõ ràng là, ông PCD muốn nói đến cái “Thế” của những người có tiến án với lịch sử như Bảo Đại, Trần Bá Lộc, Trần Tử Ca, Trần Lục, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, và tập đoàn con chiên người Việt, chắc chắn không phải là ông Trần Trọng Kim vì ông là người đã chống Pháp, thân Nhật, được Nhật bảo vệ, đem ông đi lánh nạn ở Singagore rồi đem ông về ra lệnh cho Bảo Đại bổ nhậm  làm thủ tướng. Nói cho gọn, cụm từ  “những người có thế”  mà ông Dương nói là những người của Pháp hay của Vatican hay được Pháp và Vatican chọn lựa, giống như sau này Mỹ và Vatican chọn lựa ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu vậy.

    "Cái thế" mà ông PCD nói là cái thế của Bảo Đại trong lời đề nghị của viên Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện của giáo triều Vatican tại Huế vào thời điểm ngay sau khi Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945 vừa được công bố như sau:

    "Ngày 28/12/1945: HUẾ: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma, tuyên bố:

    "Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tois les annmites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125).

    DRAPIER cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính]." [Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập A: 1939-1946) (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr 295.]

    Theo sau đó ta đã thấy "cái thế" của những tên Việt gian trong lịch sử: Trần Bá Lộc, của Trần Lục, thế của cha con dòng họ Ngô Đình Khả và tập đoàn con chiên người Việt như GM Lê Hữu Từ, GM Phạm Ngọc Chi, LM Hoàng Quỳnh, LM Nguyễn Lạc Hóa....

    - Đúng ra, khi ông Phạm Cao Dương đặt ra chữ nếu như trong các mệnh đề trên, chúng tôi cũng nghĩ đến chữ NẾU, trong mệnh đề như sau:

    NẾU không có những người chạy theo giặc nói những lời bội bạc với các anh hùng chống ngoại xâm như ô. Phạm Cao Dương thì ông bà ta đâu phải đổ máu đánh giặc ngoại xâm triền miên như thế. Hoặc nói một cách khác:

    NẾU không có những nguời cương quyết chống Pháp, mà chỉ có những người như ông PCD thì Mặt Trận Việt Minh không thể huy động được người nào hết để tạo nên chiến thắng Điên Biên Phủ, và thâu hồi được miền Nam cho đất nước.

    Hú hồn, , con số của những người có "cái thế" như kể trên không thể nào nhiều bằng những con tim dân tộc, những anh hùng liệt sĩ, những "con tim sôi máu"  nung nấu ý chí diệt giặc, đi đòi lại núi sông cho dân tộc.

    Nhờ có những thanh thiếu niên có tinh thần yêu nước như các anh hùng Thời Kháng Chiến 1945-1954 như Hoàng Văn Nô(1) lăn xả vào địch, dùng lưỡi lê đâm địch rồi ôm chặt lấy địch cùng chết với địch để cho đồng đội tiến lên hòan thành nhiệm vụ, như Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Chức nhào ra nằm xuống lấy thân xác làm sức cản bánh xe súng cao xạ để khỏi rơi xuống vực sâu trong khi di chuyển súng tới nơi bố trí, nhờ có Trần Oanh lao vào sát tường lô cốt gắn bộc phá, giật sập ổ súng đại liên của địch, mới có  Phan Thành Giót trườn lên dưới làn đạn tiến tới ném lựu đạn vào lỗ châu mai, làm tê liệt hỏa lực đối phương để mở đường cho đồng đội xung phong, như Trần Cừ (2) liều thân lao mình vào phía địch để  bịt họng súng đại liên của địch cho đồng đội tiến lên, như La Văn Cầu đã bị thương gẫy một cánh tay mà vẫn còn ôm bom chạy nhào tới  tới mục tiêu để hoàn thành nhiệm vụ.

    (1) Võ Nguyên Giáp, Sđd., trang 168 nói về truờng  hợp của chiến si Hoàng Van Nô, trang 217 nói về trường hợp chiến sĩ Phan Thành Giót, trang 112 nói về trường hợp của hai chiến si Tô Vinh Diện và Nguyễn Văn Chức.

    (2) Nghiêm Kế Tổ, Việt Nam Máu Lửa (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1978 (?), tr. 206. 

    Nhờ vậy mà dân ta mới hoàn thành nhiệm vụ đem lại cho tổ quốc chiến công Điện Biên Phủ vào chiều tối ngày 7/5/954. Nhờ vậy mà chính quyền Pháp mới nghiêm chỉnh thương thuyết với chính quyền ta tại Hội Nghị Genève 1954 công nhận chủ quyền độc lập của dân tộc ta và rút quân về nước.), tr. 206. 

    C.5.- Và người Pháp hồi đó, mặc dầu tính thực dân của họ vẫn còn nặng lắm. Nhưng ít nhất thì cũng phải nói rằng thì là cái nước Việt Nam là một phần cái tương lai của họ. Cái thuộc địa là một phần quyền lợi lớn của họ thì họ phải duy trì quyền lợi chứ.

    Nói rằng Pháp có lợi ở thuộc địa, có nghĩa là Pháp tiếp tục khai thác cướp đoạt tài nguyên của VN. Nghĩa là Việt Nam phải nuôi Pháp. Trong mối liên hệ thuộc địa, CÓ LỢI cho Pháp, nghĩa là Việt Nam phải "THIỆT THÒI". Rõ ràng là ông Phạm đứng trên cương vị của người Pháp chứ không phải của người Việt Nam mới nói câu bất cần như thế..

    Câu nói trên đây cho thấy rõ chính  Ông Phạm Cao Dương cũng nhìn nhận rằng dã tâm của người Pháp (thực ra là cả Vatican nữa) lúc bấy giờ có chủ tâm tái chiếm Việt Nam để phục hồi quyền lực và quyền lợi của họ.

    Dã tâm này hoàn toàn  khác với khát vọng của toàn thể nhân Việt Nam là muốn đất nước Việt Nam phải được hoàn toàn độc lập, không còn  là thuộc địa của Pháp  và Vatican nữa.

    C.6.- Về sau này điều đình giữa Pháp và Hồ Chí Minh chẳng hạn, thì cũng là có sự tương nhượng về quyền lợi. Vậy thì, nếu như vậy, thì cái cuộc chiến tranh với Pháp sẽ không xảy ra.

    Câu này của ông Dương hơi tối nghĩa. Không hiểu  ông Phạm Cao Dương đưa ra câu nói trên để chứng minh cái gì, nhưng ông lập lại hai chữ "tương nhượng", và "cuộc chiến tranh với Pháp sẽ không xảy ra," thì tôi cũng xin nhắc lại câu nói mà trước đây tôi đã nói về hai chữ "điều đình" và điều kiện của nó trong câu số 3 và câu 4 ở trên.

    Dường như ông Dương hoàn toàn thiếu hiểu biết về những cuộc điều đình giữa hai thế lực chính trị đối nghịch nhau,  giữa một bên là quân giặc xâm lăng đang ở thế mạnh và một bên là lực lượng yêu nước của nhân dân của một quốc gia bị cưỡng chiếm làm thuộcđịa vùng lên đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc (thường thường là ở vào thế yếu vào lúc khởi đầu) như trường hợp Việt Nam vào thời điểm năm 1945. Trong câu C.3 và câu C.4 ở trên, chúng tôi đã trình bày về (1)  những bước đường chiến đấu và điều đình giữa nhân dân 13 thuộc địa Anh và quân xâm lược Anh tại Bắc Mỹ trong cuộc chiến  1774-1783, và (2)  những bước đường chiến đấu và điều đình giữa nhân dân Việt Nam và Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong cuộc chiên 1945-1954.

    Ông Phạm Cao Dương cũng nói đến cái “Thế”, nhưng lại không hiểt hay cố tình không cần biết đến “cái thế của Việt Nam”  và “cái thế của Liên minh xâm lược Pháp – Vatican” lúc bấy giờ khác nhau đến thế nào.  Ông nói đến "cái thế của những người thân Pháp" mà không nhớ đến những kinh nghiệm đau thương của triều đình nhà Nguyễn trong thời Vua Tự Đức, chỉ vì ở vào thế yếu mà triều đình Huế phải  nhận chịu hết tất cả những điều kiện của giặc đưa ra mà phải cúi đầu ký vào các Hòa Ước Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1874, Quý Mùi 1884 và Giáp Thân 1884.

    Chính cụ Trần Trọng Kim đã nộp đơn từ chức ngày 5/8/1945, cũng vì biết rõ “cái thế yếu” của cái thân phận làm tay sai cho Nhật, và chính quyền Bảo Đại vào thời điểm đầu tháng 8/1945 khi Nhật sắp sử đầu hàng Đồng Minh. Trong cuốn "Con Rồng Việt Nam" tr. 184, chính BẢO ĐẠI nhìn nhận cái thế mạnh của Việt Minh và thế yếu của chính bản thân ông như sau:

    “Họ có súng đạn phương tiện, còn tôi thì không có khả năng  để tập họp những bậc trung thần và những người thân cận xưa nay vẫn câm như thóc, hay có âm mưu chống lại tôi…Họ đã chiếm được quyền hành không mất một mảy long, và tôi bị bơ vơ trong một kinh thành chết.

    Tất cả như tập họp cho họ, đầy bí hiểm. Sự thành công không thể chối cãi này, phải chăng là một dấu hiệu chứng tỏ họ họ đã nhân được thiên mệnh của Trời?” (Bảo ĐẠi, Con Rồng Việt Nam (Alamitos, CA: Xuân Thu, 1990), tr 184.

    Chính ông Phạm Cao Dương cũng ghi lại y như thế vào sách của ông "Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới Bảo Đại – Trần Trọng Kim Và Đế Quốc Việt Nam 9/3/1945-30/8/1945” ở trang 361. Những người ở trong cuộc lúc bấy giờ nhìn nhận cái thế mạnh của Việt Minh và cái thế yếu của chính họ rõ ràng như vậy.

    Ấy thế mà hơn 70 năm sau, ông Phạm Cao Dương lại cho rằng cả ông Bảo Đại và ông Trần Trọng Kim, và những người "có thế thân Pháp" còn có thể "thương lượng" với Pháp. Vậy là ông GS Phạm vừa khen họ tốt vừa chê họ đã không "thương lượng" với Pháp để "tránh khỏi mất công tranh đấu giành độc lập." Không giành độc lập thì láy đâu ra Tự Do, Dân Chủ, và tiến bộ như các nước khác?

    Viết đến đây, bất giác tôi nhớ tới lại hai câu thơ về tình trạng trong thời Liên Minh Pháp – Vatican cưỡng chiễm triều đình nhà Nguyễn phài cúi đẫu kỳ các hiệp ước bán nước nói trên:

    Vua chèo còn chẳng ra gì,
    Quan chèo thì có khác chi thằng hề!

    Làm sao họ có thể điều đình với Pháp tốt hơn Việt Minh nếu muốn giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc Việt Nam chúng ta?

    Rà soát giai đoạn lịch sử trong những năm 1946-1954, tôi thấy tất cả có 5 cuộc điều đình giữa Pháp và chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh. Trong 5 cuộc thương thuyết này, khi Pháp ở thế mạnh thì họ tỏ ra hết sức trịch thượng, cưỡng bách chính quyền ta phải cúi đầu chấp nhận những điều kiện  của họ đưa ra giống như khi họ điều đình với triều đình Huế trong thời Vua Tự Đức (1848-1883) trong việc ký các hòa Ước Nhâm Thân 1862, Giáp Tuất 1874, Hòa Ước Quý Mùi 1883, và Hòa Ước Giáp Thân 1884) và chỉ khi nào họ ở thế yếu họ mới tỏ ra hòa hoãn, lịch sự và tương nhượng.

    -- o0o --

    Trước khi nói đến vấn đề điều đình với Pháp để kỳ Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946, thiết tưởng cũng nên nói về tình hình miền bắc với các thế chính trị và quân sự của các thế lực thù địch ngoại nhập và các thế lực nội thù chống lại chính quyền Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh vào thời điểm tháng 3 năm 1946.

    C.6.A.- Thế lực thù địch ngoại nhập. Các thế lực này gồm có:

    1.-/ Tại miền Bắc, gần 200 ngàn Quốc Quân Trung Hoa với danh nghĩa là quân đội Đồng Minh sang nước ta vừa làm những việc tàn tặc và chống lại chính quyền Việt Nam với những hành động ỷ mạnh cưỡng ép chính quyền ta phải chấp nhận những hành động ăn cướp và vơ vét cho đầy túi tham của chúng, vừa ra mặt cấu kết với hai đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng (gọi tắt là Việt Quốc) và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Cách) trong mưu đồ dùng bạo lực cướp chính quyền để làm tay sai cho chính quyền Tưởng Giới Thạch. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, các chính đảng thân Nhật (hầu hết đều có hai chữ Đại Việt hay Phục Quốc hay Quang Phục) đều lui vào bóng tối hay không còn hoạt động nữa vì rằng Nhật Bản không còn là cường quốc để cho họ trông nhờ nữa. Sao hôm lặn thi sao mai xuất hiện. Nhật bại trận, đầu hàng Đồng Minh thì Trung Hoa dưới quyền lãnh đạo của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch Quốc Dân Đảng Trung Hoa trở thành một trong các cường quốc Đồng Minh thắng trận. Vì thế, Quốc Quân Trung Hoa được giao phó cho việc gửi quân sang Đông Dương đảm trách nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật từ biên giới Việt Hoa đến vĩ tuyến 16.

    Lợi dụng nhiệm vụ này, Tưởng Giới Thạch gửi sang Đông Dương tới 180 ngàn quân. Những người đã từng chứng kiến sự hiện diện của đoàn quân Tầu này ở Việt Nam lúc bấy giờ đều khẳng định rằng đoàn quân này quả thật là một đoàn quân ô hợp, có những tác phong và hành động của quân thổ phỉ ăn cướp. Bản thân người viết cũng đã từng chứng kiến sự thật như vậy suốt dọc Đường Số 10 từ huyện An Lão (Kiến An) đến Hải Phòng trong những ngày đầu tháng 11 năm 1945. Nói về những hành động thổ phỉ của các binh đoàn Quốc Quân Trung Hoa này, sử gia Bernard B. Fall ghi nhận:

    Trái lại, (so với quân Anh để giải giới quân Nhật ở miền Nam) đạo quân Trung Quốc sang giải giới quân Nhật ở miền Bắc dưới quyền chỉ huy của Lư Hán, người sau này đảo ngũ theo Cộng Sản Trung Quốc, thật là to lớn phi thường. Đạo quân này gồm có các quân đoàn 60, 62, và 93, được tăng cường với các sư đoàn 23, 39 và 93, tổng số lên đến hơn 152 ngàn quân. Giống như đàn châu chấu, vừa đi vừa vơ vét của dân, cho nên chúng di chuyển chậm chạp và phải mất 6 tuần lễ chúng mới vượt qua đoạn đường hơn 100 dặm Anh. Tiến quân chậm chạp như vậy, không những chúng đã giúp cho Việt Minh có đủ thì giờ nắm quyền kiểm soát hầu hết Việt Nam, mà còn làm sống lại mối hận thù thâm niên cố đế của người Việt Nam đối với người Trung Quốc về đủ mọi thứ. Đạo quân Trung Quốc này đã làm cho các đảng phái Quốc Gia mất hết niềm tin mà trước đó họ đã hy vọng có thể trông nhờ vào sự ủng hộ của chúng để chống lại cụ Hồ Chí Minh.” Nguyên văn: “As for the Chinese occupation forces under Lu Han, who later defected to Chinese Communists, they were, on the contrary, enormous. They were composed of the 60th, 62nd, 93rdarmies, reinforced by the 23rd 39th, and 93rd divisions, comprising some more than 152,000 men and it took them almost six weeks to cover 100 miles from border to Hanoi, like a sawrm of locusts, they slowly pilfered their way through the countryside. In the process, they not only gave the Viet Minh’s sufficient time to gain control over much of Viet Nam, but they also revived the century old Vietnamese hatreds for all things. Chinese and thus thoroughly discredited the Vietnamese natrionalists who had hoped to be able to use Chinese support in their forthcoming struggle against Ho Chi Minh.”[14] Bernard B. Fall, The Two Viet Nams (New York: Frederick A. Praeger, 1964), pp. 63-64.

    Đã có nhiều người nêu lên thắc mắc là khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, trên toàn thể lãnh thổ Đông Dương chỉ có 60 ngàn quân Nhật, trong khi người Anh chỉ gửi sang Việt Nam có một đạo quân nhỏ bé 1400 quân để giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, thì TẠI SAO Tổng Thống Tưởng Giới Thạch lại gửi sang Đông Dương tới 180 ngàn ngàn quân để giải giới (khoảng 30 ngàn) quân Nhật từ vĩ tuyễn 16 trở ra Bắc?

    Theo sự tìm hiểu của người viết, Tổng Thống Tưởng Giới Thạch gửi sang Đông Dương một số quân nhiều như vậy là có kế sách nhất tiễn tam điểu:

    1.-/ Giải giới quân Nhật (nhiệm vụ đương nhiên phải làm và chỉ là mặt nổi).

    2.-/ Làm thế lực đỡ đầu và trợ lực cho hai đảng Việt Quốc và Việt Cách đánh bại chính quyền Việt Minh Kháng Chiến do cụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Nếu thành công, thì Việt Nam sẽ trở thành một thuộc địa của Trung Hoa và cũng là căn cứ để chống lại thế lực Cộng Sản Trung Hoa đang bành trướng mạnh ở Hoa Bắc.

    3.-/ Để cho gần 200 ngàn quân này tàn phá Việt Nam bằng những hành động ăn cuớp với mục đích làm cho dân ta vốn đã đói khổ do Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican gây ra lại càng trở nên đói khổ hơn. Vậy là làm giảm thiểu sức đề kháng của dân ta hầu dễ dàng biến Việt Nam thành một thuộc địa của Trung Hoa. Lập luận này được Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nói rõ như sau:

    Sau khi Nhật đầu hàng, Hà Ứng Khâm, tổng tham mưu trưởng quân đội Quốc Dân Đảng Trung Hoa, một tên chống Cộng khét tiếng, đã thúc Lư Hán điều quân vào miền Bắc Việt Nam cho thật nhanh. Kế hoạch “Hoa Quân Nhập Việt” đã được chuẩn bị từ lâu. Bọn quân phiệt Quốc Dân Đảng tin rằng đây là một thời cơ rất thuận lợi để thôn tính miền Bắc Việt Nam. Chúng tính ít nhất cũng đặt được từ vĩ tuyến 16 trở ra, một chính quyền tay sai ngoan ngoãn thực hiện mọi chỉ thị của chúng.

    Bọn quân phiệt Quốc Dân Đảng sắp sẵn những con bài, gồm những tên tay sai người Việt ở Trung Hoa như Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam… Chúng thuộc hai tổ chức: Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng, sống từ lâu ở nước ngoài, không có liên hệ gì với phong trào trong nước. Chúng tự nhận là những người Việt Nam yêu nước theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng thực ra là một bọn phản động mưu toan dựa vào Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch và mũi súng quân Tưởng để kiếm sống. Quân Tưởng đi vào Việt Nam bằng hai đường nên bọn này cũng chia làm hai bộ phận đi theo chúng.

    Vì tổ chức luộm thuộm, thiếu phương tiện vận chuyển, phải đi bộ, không có hậu cần đi cùng, đến đâu cũng phải xoay ăn, lại thiếu cả quân số, vừa đi vừa vét quân lính ở dọc đường, nên chúng đi khá chậm.

    Phía Vân Nam, Quân Đoàn 93 thuộc đệ nhất phương diện quân của Lư Hán, theo kế hoạch sẽ đi dọc sông Hồng đến Hà Nội, cuối tháng 8 mới tới Lào Cai. Phía Quảng Tây, Quân Đoàn 62, lực lượng của Quân Đội Quốc Dân Đảng Trung Ương, có Tướng Tiêu Văn đi cùng, sẽ đi đường Lạng Sơn, Cao Bằng xuống Hà Nội, mãi đầu tháng 9 mới vượt qua biên giới.

    Hai quân đoàn khác, Quân Đoàn 52 của Trung Ương và Quân Đoàn 60 của Vân Nam đi tiếp theo, sẽ chia nhau xuống Hải Phòng, vào Vinh và Đà Nẵng.

    Tổng số quân của chúng vào miền Bắc là mười tám vạn người. Các quân đoàn Vân Nam nhiều binh lính ốm đau ô hợp, kém huấn luyện. Những quân đoàn trung ương mạnh hơn, về tổ chức cũng đỡ luộm thuộm. Bốn quân đoàn này được đặt dưới quyền chỉ huy chung của Tướng Lư Hán. Tướng Tiêu Văn, một phó tướng của Trương Phát Khuê, từ lâu theo dõi vấn đề Việt Nam, lãnh trách nhiệm với bọn quân phiệt Quốc Dân Đảng trong việc sắp xếp chế độ chính trị ở miền Bắc.

    Nguyễn Hải Thần theo Quân Đoàn 62 vào Lạng Sơn, thì được tin Chính Phủ Lâm Thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã ra mắt trước một triệu đồng bào tại Thủ Đô Hà Nội.

    Những tên chỉ huy Quân Đoàn 62 đòi tước vũ khí các lực lượng vũ trang của ta tại Lạng Sơn, Cao Bằng. Bộ đội ta không chịu. Chúng đem quân đến chiếm các doanh trại của Quân Giải Phóng. Bọn Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội núp sau lưỡi lê Quân Tưởng, xông vào trụ sở của nhân dân tỉnh.

    Để tránh xô xát lớn, các cơ quan chính quyền, đoàn thể và các lực lượng vũ trang của ta phải tạm giãn ra vùng chung quanh. Nhân dân lập tức thực hiện “vườn không nhà trống”. Thị xã trở nên vắng ngắt.

    Bọn Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội đi lùng khắp nơi không kiếm ra đủ số người để làm một cuộc mit-tinh nhỏ cho Nguyễn Hải Thần ra mắt. Chúng đành in một số truyền đơn phản đối việc Việt Minh thành lập Chính Phủ Lâm Thời và nêu lên mười ba điều thảo phạt Chính Phủ Hồ Chí Minh. Không có ai mà phân phát, chúng đem truyền đơn rải khắp đường ngang lối tắt.

    Bọn Việt Nam Quốc Dân Đảng do Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam cầm đầu, đi theo Quân Đoàn 93 Vân Nam. Cũng dựa vào mũi súng của quân Tưởng, chúng tới đâu là tìm cách lật đổ của chính quyền của nhân dân ta tại đó. Chúng lập trụ sở, tập hợp bọn phản động ở địa phương, quấy nhiễu, phá phách, cướp của, giết người, Thầy nào, tớ ấy, bọn quân ô hợp của Long Vân hoạt động giống như những tên thổ phỉ.

    Tại một số nơi chưa được phổ biến kỹ chủ trương, những cuộc xung đột giữa các lực lượng vũ trang của nhân dân ta với quân Tưởng đã xẩy ra.

    Các cơ quan chính quyền và bộ đội ta được lệnh tạm rút ra ngoài một số thị trấn, thị xã ở vài tỉnh miền biên giới và dọc đường xe lửa từ Vân Nam về.

    Trong nửa đầu tháng 9, gần hai chục vạn quân Tưởng đã tràn ra khắp các tỉnh miền Bắc như một bệnh dịch. Theo gót chúng là những bọn tay sai tức tối vì thấy khó có cơ hội kiếm ăn to. Trước mắt chúng là lực lượng cách mạng rất lớn, một chính quyền rất đàng hoàng với những cơ sở chịnh trị vứng chắc, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Chúng càng trở nên trơ tráo, lộ rõ nguyên hình bọn lưu vong mất gốc, được che chở bằng lười lê quân đội phản động nước ngoài.

    Ngày 11 tháng 9, Tướng Lư Hán đáp may bay đến Hà Nội. Mấy hôm sau, những bản bố cáo dài dằng đặc được dán khắp nơi. Bọn quân phiệt Quốc Dân Đảng Trung Hoa coi như chúng tới một nơi không có chính quyền. Chúng tự cho chúng quyền giữ trị an trong thành phố. Chúng quy định giá trị của tiền Quan kim, tiền Quốc tệ, những thứ tiền từ lâu đã trở thành mớ giấy lộn. Chúng đề ra cả những quy định để kiểm soát xe cộ đi lại trong thành phố.

    Lư Hán tới được vài ngày thì A-lét-xăng-đơ-ri cũng xuất hiện ở Hà Nội. Viên tướng chỉ huy quân đội lê dương Pháp tại Bắc Kỳ, đã đem bọn tàn quân chạy trốn sang Côn Minh trước cuộc tấn công của quân đội Nhật đêm mồng 9 tháng 3 năm nay (1945), tại sao cũng đến đây? Tình ý của bọn Tưởng và bọn Pháp ra sao là vấn đề cần được chú ý.”

    2.-/ Các bộ phận cựu thù là bộ phận đại diện Tòa Thánh tại Huế vẫn còn hoạt động  chống lại chính quyền ta. Bằng chứng là viên Khâm Sứ đại diện giáo triều Vatican là Tổng Giám Mục Antoni Drapier công khai đề nghị dùng Bảo Đại Thành lập chính quyền làm tay sai cho giặc đế quy tụ những con chiên và bọn phong kiến phản động chống lại chính quyền ta. Đề nghị lưu manh này được sách sử ghi lại như sau:  

    “Ngày 28/12/1945: HUẾ: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma, tuyên bố:

    "Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tois les annmites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125). DRAPIER cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính]." Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975- (Tập A: 1939-1946 (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr 295.

    C.6.B.-   Các thế lực nội thù: Vào thời điểm đầu năm 1946, có ít nhất là 3 thế lực nội thù dựa giáo triềuVatican và dựa  các binh đoàn Quốc Quân Trung Hoa trên đây để đáng phá chính quyền ta.

    1.- / Ngoài đề nghi đưa ra đề nghi dùng Bảo Đại thành lập chính quyền của nhân ta, Toà Thánh Vatican còn ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền ca ngợi và tán dương chế độ thực dân của Liên Minh Pháp - Vatican để che giấu tội ác đã làm cho nhân dân ta khốn khổ lâm vào cảnh chết đói tới hai triệu người bằng những luận điệu:

    "Chính sách thực dân, dưới mắt các nhà luật học và luân lý học vẫn là một việc hợp lý, vừa giúp ích nhân loại vừa là hành vi nhân đạo. Chính sách thực dân giúp ích chung nhân loại mỗi khi: Một dân tộc không đủ tài lực để khai khẩn những ruộng đất, hầm mỏ, rừng rú mà giời (trời) đã ban cho. Một dân tộc không thể tự trị nổi cần phải nhờ sức bảo hộ của nước ngoài... Hơn nữa chính sách thực dân có tính cách nhân đạo ở chỗ: một cường quốc khai hóa cho một nước mà nền văn minh còn thô sơ." Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kháng Chiến 1945-1954 (Hà Nôi: Nhà Xuất B?n Khoa Học, 1965), tr. 21. (Ðoạn văn trên đây trích ra từ cuốn sách có tựa đề là "Người Công Giáo Trước Thời Cuộc của tác gỉa Phao-lô Trung Chính viết ngày 28/3/1948, nhà in Lê Bảo Tịnh xuất bẩn tại Phát Diệm, 1950, trang 161.

    2.-/ Hai chính đảng Việt Cách và Việt Quốc vừa dựa vào các binh đoàn Quốc Quân Trung Hoa vừa liên kết với giáo triều Vatican để đánh phá chính quyền ta. Vấn đề này cũng được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:.

    "Nhóm Quốc Dân Đảng (của Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam, v.v...) đòi thành lập ngay một Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến với Vĩnh Thụy làm chủ tịch. Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức trước nhà Vĩnh Thụy ở Đường Gambetta cũ, hoan hô cố vấn và đòi ông ra cầm quyền." Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 2076. “Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Mạnh Quang, Sachhiem.net”

    3.-/ Bọn phong kiến phản động, tàn dư của chính quyền Bảo Hộ Pháp – Vatican và triều đình Huế cũng rục rịch ủng hộ đề nghị dùng Bảo Đại thành lập chính quyền chống lại nhân dân ta để nhảy vào ăn có.

    Đang ở trong tình hình đầy những khó khăn như vậy, thì ngày 28/2/1946, Pháp đã ký với chính Phủ Trung Hoa Tưởng Giới Thạch Hiệp Uớc Trùng Khánh 28/2/1946, theo đó thì Pháp sẽ nhường cho Trung Hoa Một số quyền lực để Trung Hoa bằng lòng đê cho Pháp kéo quân thay thế 180 ngàn Quốc Quân Trung đảm nhiệc việc giải giới quân Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16. Dù rằng đã đạt được một thòa hiệp với chính quyền Trung Hoa để kéo quân ra Bắc, nhưng Pháp  vẫn còn cho rằng cũng cần phải có một thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về vấn đề này để khi kéo quân ra Bắc thì  sẽ không chính quyền và nhân Việt Nam chống đối. Vì thế họ gửi đại diện là ông Santeny đế gặp cụ Hồ Chính Minh đề bàn về vấn đè này.

    Thấy rằng , NẾU không ký một thỏa hiệp với Pháp để cho Pháp kéo quân ra Bắc, THÌ Pháp vẫn cho kéo quân ra Bắc. NẾU như vậy,  chính quyền ta sẽ ở vào thế bị lưỡng đầu thọ địch, bị cả quân Pháp và Quốc Quân Trung Hoa cùng đánh phá.  Chi bằng, tốt hơn hết là nên ký với Pháp một thỏa hiệp về vấn đề này. Hơn nữa, ký một thỏa hiệp như vậy với Pháp thì quả là một diệu kế, một giải pháp vô cùng tốt đẹp và hết sức hữu hiệu. Nó chính là một kế sách “nhât thạch tam tứ điểu”, cùng một lúc tống xuất được 180 ngàn quân thổ phỉ quốc quân Trung Hoa, vừa giải quyết được hai thế lực nội thù là Việt Quốc và Việt Cách vì rằng khi các binh đoàn Quốc Quân Trung Hoa rút về Tàu rôi, thìi hai chính đảng này tự nó phải rã ngũ tan hàng.

    - Thứ nhất là cuộc điều đinh để Ký Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946. Vào thời điểm cưối tháng 2 năm 1946, Pháp cũng đã thăm dò và chuẩn bị thương thuyết với chính phủ Việt Nam để tìm cách tránh khỏi bị chính quyền và nhân dân ta chống đối khi chúng tiến quân ra Bắc. Trong khi đó, chính quyền Việt Nam lại cũng nhìn thấy việc Pháp thương thuyết với chính quyền Tưởng Giới Thạch để thay thế gần 200 ngàn quân Tầu ở phía Bắc vĩ tuyến 16 là một cơ hội bằng vàng để giải thoát luôn cả hai hiểm họa quân Tầu cùng với hai cục bướu Việt Nam Quốc Dân Đảng (gọi tắt là Việt Quốc) và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội (gọi tắt là Việt Cách). Vì thế, Cụ Hồ Chí Minh đã lanh tay chụp lây cơ hội này.

    lễ ký kết hiệp ước sơ bộ

    Hội Nghị thứ 2 là Hội Nghĩ Đà Lạt được tổ chức vào cuối  cuối tháng 5 năm 1946. Hội nghị này tan vỡ ngay sau khi vừa mới nhóm họp vì thái độ trịch thượng của Cao Ủy Đông Dương d’ Argenlieue.

    Hội Nghị Trừ Bị Đà Lạt.- Hội nghị Đà Lạt được tổ chức tại Đà Lạt và khởi nhóm vào ngày 18/4/1946. Vì do Cao Ủy Đông Dương (linh mục) d’Argenlieu đề nghị và được tổ chức ở Đà Lạt, một địa điểm nằm trong vùng Pháp kiểm soát, cho nên d’ Argenlieu đóng vai chủ nhà và phải đài thọ tất cả các phí khoản về chỗ ăn và chỗ ở cho phái đoàn Việt Nam.

    Theo đúng như d’ Argenlieu đề nghị, phái đoàn Việt Nam gồm có 12 đại biểu và một trưởng phái đoàn. Trong phái đoàn này, không có người của Việt Cách vì rằng Cụ Nguyễn Hải Thần (vị lãnh đạo của Việt Cách) bất mãn với Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 và đã bỏ chạy sang Trung Hoa ngay sau đó. Có thể Cụ đã tiên liệu rằng, sau khi quân Tầu rút về Tầu, thì cả Việt Quốc và Việt Cách đều sẽ bị thảm bại vì các ông lãnh đạo và cán bộ các cấp của hai chính đảng này đều bất tài, không có tinh thần dấn thân, đặc biệt là đã làm mất lòng dân do sự đi theo và dựa thế quân Tầu tàn tặc tác oai tác quái với nhân dân trong thời gian quân Tầu có mặt ở Việt Nam từ trung tuần tháng 9 cho đến lúc bấy giờ.

    Phái đoàn Pháp cũng gồm có 13 đại biểu. Cả hai phái đoàn cùng họp phiên họp đầu tiên vào ngày 18/4/1946 tại hội trường Trường Trung Học Yersin dưới quyền chủ tọa của ông Trưởng Phái Đoàn Việt Nam Nguyễn Tường Tam.

    Rắc rối nhất vẫn là vấn đề chính trị, trong đó có vấn đề Nam Bộ đối với Việt Nam, rồi đến vấn đề Việt Nam đối với Liên Bang Đông Dương và Liên Hiệp Pháp cũng như vấn đề đình chiến ngay lập tức (ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ). Về vấn đề Nam Bộ, đối với Việt Nam, Nam Bộ phải nằm trong nước Việt Nam, trong khi Pháp lại chủ trương Nam Bộ là một xứ riêng biệt nằm trong Liên Bang Đông Dương giống như các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Cao Mên và Ai Lao.

    Về vấn đề Việt Nam và Liên Bang Đông Dương, đối với Việt Nam, Việt Nam chỉ gia nhập Liên Bang Đông Đương về phương diện kinh tế, còn về phương diện chính trị, Việt Nam phải là nước độc lập, không dính dáng gì đến Liên Bang Đông Dương, nếu có gia nhập, thì cũng phải có điều kiện, đặc biệt là lúc đó lại chưa có một văn bản pháp lý nào nói về tổ chức Liên Bang Đông Dương cũng như tổ chức Liên Hiệp Pháp. Trái lại, đối với Pháp, Việt Nam phải nằm trong Liên Bang Đông Dương dưới quyền cai trị của vị toàn quyền Đông Dương.

    Về vấn đề ngưng chiến lập tức ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ, Việt Nam cương quyết đòi Pháp phải đình chỉ mọi cuộc hành quân đánh chiếm những nơi mà Pháp chưa chiếm đóng, trong khi Pháp tiếp tục xua quân tấn chiếm hết nơi này đến nơi nọ để mở rộng vùng kiểm soát.

    Riêng về vấn đề Nam Bộ, trong khi Hội Nghị đang tiến hành thì Pháp vẫn tiếp tục xúi giục bọn Việt gian tay sai xúc tiến thành lập nước Nam Kỳ.

    Thứ 3 là  Hội Nghị Fontainbleau ở Pháp vào ngày 14/9/1946. Bế tắc trong Hội Nghi Fontainebleau: Như đã nói ở trên, lập trường của Phái Đoàn Việt Nam là nếu phải gia nhập Liên Bang Đông Dương và Liên Hiệp Pháp thì (1) phải là tự nguyện, (2) chủ quyền độc lập của đất nước phải được bảo đảm không bị vi phạm,.và (3) lãnh thổ của đất nước phải toàn vẹn, nghĩa là không thể chấp nhận được việc Pháp đã tách rời Nam Kỳ và vùng Cao Nguyên Nam Trung Bộ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để thành lập Nước Nam Kỳ và Nước Tây Kỳ. Cũng vì thế mà ngay phiên họp đầu tiên vào ngày 6/7/1946, sau lời chào mừng của ông Max André, ông Phạm Văn Đồng, Trưởng Phái Đoàn Việt Nam, liền đứng lên chỉ trích gay gắt những hành động “vô liêm sỉ” của Pháp trong việc cho ra đời “Nước Nam Kỳ” và “Nước Tây Kỳ” cũng như việc chiếm đóng phủ toàn quyền ở Ha Nội cùng việc tiến chiếm Pleiku và Kontum.

    Tuy bị chỉ trích gay gắt, phái đoàn Pháp được lệnh vẫn phải tiếp tục ngồi lại bàn hội nghị cầm chân phái đoàn Việt Nam với mục đích mua thời gian để tăng cường khả năng quân sự ở Đông Duơng chuẩn bị cho việc tấn công tiêu diệt chính quyền và quân đội Kháng Chiến Việt Nam theo sách lược tốc chiến tốc thắng của bộ chỉ huy quân sự Pháp tại Đông Dương.

    Như vậy là cả hai bên đều cùng muốn kéo dài thời gian ở bàn hội nghị với cùng một mục đích mua thời gian để chuẩn bị tăng cường lực lượng để tiêu diệt lẫn nhau. Thế nhưng, cung cách hành xử của Pháp đã để lộ cho Việt Nam nhìn thấy rõ là ý muốn này. Trong khi đó, Việt Nam lại tỏ ra thẳng thừng và bất cần, cho nên ngay từ phiên họp đầu tiên, ông Trưởng Phái Đoàn Việt Nam là ông Phạm Văn Đồng mới chỉ trích gay gắt những hành động “vô liêm sỉ” của Pháp trong việc cho ra đời “Nước Nam Kỳ”, “Nước Tây Kỳ” cũng như việc chiếm đóng phủ toàn quyền ở Hà Nội và việc tiến chiếm Pleiku và Kontum mà không tỏ ra một chút e ngại hành động như vậy sẽ làm cho hội nghị tan vỡ.

    Ngay từ phiên họp đầu tiên của hội nghị, dù rằng ông Trưởng Phái Đoàn Việt Nam Phạm Văn Đồng dùng những lời nặng nề để lên án và chỉ trích chính sách chia để trị và lấn tới của Pháp ở Đông Dương, Phái Đoàn Pháp cũng vẫn phải tỉnh bơ, cố gắng giữ cho hội nghị kéo dài cho đến khi họ đã tăng cường xong khả năng quân sự như đã dự trù. Tới khi đó, thì họ mới để cho hội nghị tan vỡ theo như ý muốn của họ. Chính vì vậy mà Hội Nghị Fontainebleau mới ngắc ngư kéo dài cho đến trưa ngày 10/9/1946 mới tan vỡ thực sự:

    Ngày 9-10 (tháng 9/1946) hai phái đoàn thâu hẹp lại nhóm họp, bàn cãi suốt đêm rồi đến sáng mồng 10 đống ý về một bản “đường lối sống chung” (un modus vivendi), hẹn đến trưa sẽ ký (đề nghị số 4). Nhưng đến trưa (mồng 10) thì Phạm Văn Đồng tuyên bố không đồng ý nữa. Chắc là đã có bàn với Hồ Chí Minh. Đòi phải sửa lại vài đoạn, và nhất là phải ấn định rõ rệt ngày tháng và thể thức cuộc trung cầu dân ý. Max André tỏ vẻ ngạc nhiên và đề nghị bế mạc. Thế là hội nghị thâu hẹp cũng tan vỡ.” [43] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr 2113.

    Nội dung bản Tạm Ước 14/9/1946: Tạm Ước 14/6/1946 còn được gọi là modus vivendi 14/9/1946, chuyển sang Việt ngữ là Đường Lối Sống Chung hay Đường Lối Cộng Tồn. Cụ Hoàng Cơ Thụy kể lại việc Cụ Hồ Chí Minh đến tận nhà riêng của ông Bộ Trưởng Pháp Quốc Hải Ngoại Moutet để ký bản thỏa hiệp này như sau:

    Ngày 14/9 Moutet đưa đến cho Hồ Chí Minh một bản “dự thảo cuối cùng” do Pignon được lệnh soạn ra (đề nghị số 5 của Pháp) để sẽ nghiên cứu ngay hôm ấy (ce jour) “giữa Thủ Tướng Chính Phủ - tức Bidault – và Chủ Tịch Hồ Chí Minh (entre le chef du gouvernement et le Président Hồ Chí Minh). Suốt ngày 14, Hồ Chí Minh chưa trả lời. Rồi đến 12 giờ đêm, một ông già mảnh khảnh, mặc áo kiểu nhà binh, đi bộ từ Khách Sạn Royal Monceau (Avenue Hoche) đến một biệt thự gần đó mang số 19 Boulevard de Courcelles là nhà riêng của Moutet, ông này còn thức chờ.

    Thứ 4 là cuộc điều đình về vấn đề Pháp Chiếm Sở Quan Thuế Hải Phòng. Cuộc điều đình này diễn ra từ ngày 20/11/1946 đến ngày 19/12/1946. Trong cuộc điều đình cũng tan vỡ vì thái đô trịch thượng và hành động  và gây hấn về phía Pháp. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 46, sách Lịch Sử và Hồ Sớ Tội Ác của Giáo Hội La Mã, tựa đề là: Liên Quân Pháp – Vatican Gây Hấn Ở Bắc Bộ Và Chiến Tranh Bùng Nổ Trên Toàn Quốc (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH46.php)

    Thứ 5 là Hội Nghi Genève 1954. Tại Hội Nghi này Pháp ở vào thế yếu vị bị thảm bại tại Điên Biên Phủ cho nên mới chịu thương thuyết nghiêm chỉnh công nhận chủ quyền độc Lập của Việt Nam và rút quân về nước. Nhưng  hội nghị này lại áp lực của của Anh, Hoa Kỳ (dù không tham dự hội nhưng vẫn có ảnh hưởng rất mạnh ở ngoài hành lang, muốn Việt Nam chia đôi và sẽ cùng Vatican thay thế Pháp ở miền Nam Việt Nam), Liên Sô muốn hòa hoãn với Hoa Kỳ vì lúc đó Hoa Kỳ đã có bom khinh khí (H Bombs) và Liên Số chỉ mới có bom Nguyên tử (atomic bombs); trong khi đó thì Trung Cộng có dã tâm muốn Việt Nam ở thế yếu và làm trái độn giữa Trung Cộng và Mỹ. Vì kẹt như vậy, ên chính phủ Kháng Chiến đành phải nín thờ qua song để mua thời gian để chuẩn bị thời cơ.

    Tóm lại, đó là những cuộc điều đình đầy cam go và chiến tranh cân não mà các nhà lãnh tụ miền Bắc phải đương đầu. Khi ông Phạm Cao Dương nói câu "Về sau này điều đình giữa Pháp và Hồ Chí Minh chẳng hạn, thì cũng là có sự tương nhượng về quyền lợi. Vậy thì, nếu như vậy, thì cái cuộc chiến tranh với Pháp sẽ không xảy ra" thì ông đã không có một chút cao kiến nào, mà là một câu nói hết sức vô nghĩa.

    C.7.- Rồi sau này chiến tranh chống Mỹ nữa, tất cả đều có thể tránh được hết.

    Ông Phạm Cao Dương nới rằng, chiến tranh chông Mỹ , tất cả đều có thể tránh được hết”, thú thật tôi không hiểu TẠI SAO ông Dương lại nói như vậy khi mà  ông Ngô Đình Diệm chỉ biết cúi đầu tuân lênh quan thày của ông từ chối, nhất định không hiệp thương với Miền Bắc để cùng ngồi vào bàn hội nghị thảo luận luận chuẩn bị tổ chức tổng tuyên cử vào tháng 7 năm 1956 để thống nhất đất nước Ấy thế mà ông Phạm Cao Dương lại nói rằng, “chiến tranh chống Mỹ có thể  tránhđược”. Nói như vậy có nghĩa là ông Phạm Cao Dương nói rằng,  cứ để cho Mỹ dùng sức mạnh quân sự để hỗ trợ và bảo vệ  chính quyền Ngô Đình Diệm (tay sai của Mỹ và Vatican) cưỡng chiếm miền  Nam Viêt Nam rồi biến thành một quốc gia riêng biệt, đem dâng cho đế quốc  Vatican  (được ngụy tạo là dâng cho Đức Mẹ Vô Nhiễm) mà họ đã làm vào tháng 2 năm 1959.[ Xin đọc các trang 125-126, sách Thập Giá và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: NXB Trẻ) của Linh-mục Trần Tam Tỉnh.] Rồi họ dùng bạo lực của nhà nước để tiến hành Kế Hoạch Ki-tô Hoa  toàn thể người dân miền Nam  theo chỉ tiêu mà ông Ngô Dình Nhu đã công khai tuyên bố:

    Tôi có cả một chương trình đã bàn kỹ với Đức Giám Mục sẽ lần hồi tiến chố mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết.” Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

    Tôi cảm thấy vố cùng ngạc nhiên khi thấy rằng một trí thức có học vị đại học về ngành  sử học, đã từng giảng dạy môn lịch sử tại các trường trung học  và đại học ở miền Nam hơn 10 năm trời mà ông Phạm Cao Dương lại  không ý thức được cái tầm quan trọng của đại cuộc chiến đấu giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc cũng như  cuộc chiến đấ đòi lại miền Nam cho tổ quốc. Không những thế, ông ta lại còn mở miệng phóng ra những lời nói bội bạc vô ơn đối với các thế hệ tiền nhân đã nối tiếp nhau trong các cuộc chiến  dựng nước,  mở nước, giữ nuớc và đặc biệt những người con dân thân thương của tổ quốc đã  ngã gục nơi chiến trường  để đem lại chiến công  hiển hách Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 và ngày thống nhất đất nước 30/4/1975.

    Riêng về tầm quan trọng và giá trị của công cuộc thống nhất đất nước (NẾU chẳng may đất nước rơi vào tình trạng qua phân) đã được tôi trình đầy đủ và khá rõ ràng trong bài viết có nhan đề là “Giá Trị Và Tầm Quan Trọng Của Ngày Thống Nhất Đất Nước 30/4/1975” (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ53_304.php).  Cũng nên xem thêm ở Phụ Đính B vài hình ảnh của những công trạng máu xương của dân ta trong trận Điện Biên Phủ, một chiến công hiển hách mà nhóm người của Phạm Cao Dương không dám nhắc tới.

    Rõ ràng là vì tiếp nhận sở học qua chính sách ngu dân ở miền Nam trong những năm 1954-1975 do Giáo Hội La Mã chủ trương như tôi đã trình bày trong kỳ nói chuyện lần trước, cho nên ông Giáo-sư TS sử học Phạm Cao Dương mới có những suy tư, thái độ, phát ngôn và viết lách phóng ra những lời  nói bội bạc vong ơn đối với các tiền nhân ta như vậy! 

    Ông TS Phạm Cao Dương lại không biết gi đến tấm gương của nhà ái quốc  Nguyễn Thái Học khi bước lên đoạn  đầu đài mà vân ung dung tự tại lớn tiếng nói với nhà cầm quyền Bảo Hộ Pháp - Vatican biết rằng người Việt Nam chúng tao có truyền thống sống theo nếp sống văn hóa “Tổ quốc trên hêt” và sẵn sàng chết cho tổ quốc.

    Thất vọng vì không thể thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử, vô kế khả thi, chính quyền của cụ Hồ bắt buộc phải phát động chiến tranh giải phóng miền Nam để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử thống nhất đất nước. Cuộc chiến này của nhân dân  ta dù là phải trải qua thiên lao vạn khổ, nhưng nhờ vào tài lãnh đạo của chính quyền Hà Nội cùng với lòng yêu nước và kiên trì chiến đấu toàn dân miền Bắc cũng như miền Nam mà cuộc chiến có kéo dài tới gần 20 năm, khiến cho chính quyền và nhân dân  Mỹ  thức tỉnh nhìn ra sai lầm đã can thiệp vào  nội tình Việt Nam. Vì thế mà họ mới tìm cách thương thuyết với chính quyền Hà Nôi tại Hội Nghị Paris kéo dài  từ năm 1968 đến ngày 27/1/1973.

    Thỏa hiệp này có hai điều khoản chính yếu: (1) Hoa Kỳ sẽ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam để cho người Việt Nam giải quyết những vấn đề Việt Nam, và (2) hai bên trao trả tù binh hiện còn đang giam giữ (hiểu ngầm là Bắc Việt phải trao trả hết tù binh Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Hoa Kỳ). Có làm được như vậy, thì chính quyền Hoa Kỳ mới không bị nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân thế giới chống đối. Nếu không làm được như vậy, thì chính đảng cầm quyền ở Hoa Kỳ sẽ thất bại lớn trong kỳ bầu cử kế tiếp.

    Thực chất của chính quyền và quân đội miền Nam trong những năm 1954-1975 ra sao thì sự kiện sau đây sẽ trả lời rõ ràng.

    Thực tế là sau khi Mỹ Việt Nam hóa chiến tranh năm 1973, Mỹ chỉ rút quân đội về nước, nhưng vẫn còn tiếp tục viện trợ vũ khí và kinh viện để trả lương cho chính quyền và quân đội cho đến ngày chót. Nhưng Chính quyền và quân đội miền Nam đã bắt đầu “mất tinh thần” từ sau hội nghị này; cuối cùng rã ngũ tan hàng. Trong thời gian này, chính quyền và quân đội miền Nam đã bắt đầu ở vào tình trạng “Tướng đầu cuốn gói ba quân ngỡ ngàng”. Vì thế, chúng ta không thể bỏ qua khoảng thời gian từ ngày 27/1/1973 cho đến ngày 30/4/1975.

    C.8.- Nhưng mà vì cái nhu cầu của họ không phải là đem lại độc lập cho đất nước VN, nhu cầu của họ là Xã Hội Chủ Nghĩa. Họ làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để thiết lập chế độ Cộng Sản lên đất nước Việt Nam.

    - Các cụ ái quốc thế hệ tiền bối cả trăm năm trước đã dùng đủ phương cách và nhiều con đường khác nhau: - Phong trào Văn Thân, Cần Vương, Đông Du, CM Nguyễn Thái Học, sau cùng mới Đảng Cộng Sản.

    - Cụ Hồ cầu cứu cả Mỹ,... Sau cùng, bác chọn con đường duy nhất còn lại thời điểm đó để đi đến thành công.

    Để trả lời cho ông Phạm Cao Dương tôi xin ghi lại đoạn văn này của ông Hoàng Văn Đào nói về về thế nước lòng dân vào thời điểm những năm 1945-1946 dưới đây:

    “Sau 80 năm bị lệ thuộc, dân tộc Việt Nam chỉ thèm khát độc lập, và không biết gì đến khuynh hướng chính trị của phe này với nhóm khác. Người dân Việt Nam nghĩ rằng: miễn là nước được độc lập, còn đảng phái nào lãnh đạo cuộc tranh đấu giành độc lập hay cầm chính quyền cũng vậy, cốt là “Nước Việt Nam của người Việt Nam!” Một yếu tố khác nữa, ngót hai triệu đồng bào chết đói vừa qua, là chết để đem linh hồn thức tỉnh ý chí những kẻ còn sống cũng phải phục thù rửa hận cho toàn dân. Đó là hoàn cảnh tạo nên cuộc cách mạng âm ỷ trong đầu óc mọi người dân Việt, khác nào như một kho thuốc nổ, chỉ còn đợi người nào hoặc đoàn thể nào châm ngòi lửa là nổ bùng. Lò thuốc súng đã có người châm, ngòi đã nổ, quần chúng ùa chạy theo Việt Minh Cộng Sản…”Hoàng Văn Ðào, Việt Nam Quốc Dân Đảng (Saigon: TXB, 1970), tr 255-256.

    Các nhà ái quốc thế hệ tiền bối cả trăm năm trước  từ các cụ Trương Công Đình, Nguyễn Trung Trực, Thủ  Khoa Huân, Huỳnh Mẫn Đạt, Phan Tôn, Pha Liêm, Mai Xuân Thưởng, Phan FĐình Phùng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Trịnh Vưn Cấn, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Thái Học với Việt Nam Quốc Dân Đảng của thời 1927 đều đã dùng đủ mọi phương cách và nhiều con đường khác nhau để cứu nứơcu, những tất cả chỉ thành nhân, chứ cũng không thành công. Ngay cả đến cụ Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời đời vào tù ra khám, bôn ba khắp năm châu bốn bể, đã cùng với các nhà ái quốc như cụ Phan Chu Trinh, Nguyễn Văn Trường và Phan Văn Trường viết thư cầu cứu đến Hoa Kỳ mấy lần. Lần đầu là Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson vào năm 1919 khi ông này đến dự Hộii Nghi Paris bàn về việc đối xử với các nước thuộc phe bại trận Đức, Áo và Thổ Nhĩ Kỳ. Rồi mùa thu năm 1945, sau khi cách Mạng Tháng 8, 1945 và công bố Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945, Cụ Hồ cũng đã mấy lần viết thư gửi Tổng Thống Hoa Kỳ Truman để thỉnh cầu Hoa Kỳ ủng hộ nền độc lập của Việt Nam. Nhưng tất cả đều không được Tổng Thống Hoa Kỳ ngó tới.

    Với tình trạng như vậy, xin hỏi ông Phạm Cao Dương còn có cách nào khác hơn để tiến hành cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp –Vatican để bào toàn nền độc lập của dân tộc vừa mới giành lại từ trong tay quân Nhật xâm lăng, NẾU không liên minh với Liên Sô và Trung Quốc lúc bấy giờ?

    KẾT LUẬN:

    Khi tuyên bố câu “Biến Cố 19/8/1945 và Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945 Của  Hồ Chí Minh là không cần thiết cho dân tộc”, ông lúng túng đưa ra những khái niệm: một chính phủ nào khác - những người có thế - điều đình - tương nhượng - để tránh chiến tranh. Chúng tôi đã phân tích từng cụm từ trên trong những giờ qua, và đã chứng minh rằng ông Phạm Cao Dương đã không dựa trên bất cứ một hoàn cảnh lịch sử hay một lý thuyết chính trị nào để lập luận. Ông đã lúng túng đưa ra "kế hoạch hoàn hảo" để tránh chiến tranh giành độc lập một cách thiếu trách nhiệm như sau: "Một chính phủ nào khác (miễn là không phải Việt Minh), do những người có thế - tức là những người thân Pháp - sẽ thương lượng, điều đình với Pháp - để Pháp duy trì quyền lợi của họ ở Việt Nam vì VN là một phần tương lai của nước Pháp.".

    Chúng tôi xin khẳng định rằng lời tuyên bố trên đây của ông Phạm Cao Dương đã tự phơi bày ra:

    1.-/ Tâm địa phản dân tộc và phản quốc,

    2.-/ Thái độ vong ơn bội nghĩa đối với các thế hệ tiền nhân từ cuối thập niên 1850 cho đến ngày 30/4/1975. Các thế hệ tiền nhân ta trong thời gian này đã liên tục liều thân và hy sinh tất cả để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc cũng như đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, và đòi lại miền Nam Việt Nam đem lại thống nhất cho đất nước.

    3.-/ Tình trạng rất yếu kém về kiến thức tổng quát và lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. Có thể nói rằng một em bé ở bậc tiểu học cũng có thể hiểu rằng khi vua Tự Đức phải chấp nhận tất cả những điều khoản do Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đưa ra thì nhà Nguyễn không còn có tư cách hay chính nghĩa để ngồi lại ngôi vị lãnh đạo nhân dân. Và cũng từ năm 1862 cho đến cuối thập niên 1920, có rất nhiều phong trào nhân dân tự phát nổi lên chống giặc xâm lăng và chống cả triều đình nhà Nguyễn như các lực lượng nghĩa quân kháng chiến dưới quyền lãnh đạo các nhà ái quốc. Ai cũng biết rằng bất kỳ lực lượng nghĩa quân kháng chiến nào có thành quả đã đánh đuổi quân cướp ngoại thù đòi lại chủ quyền cho dân tộc, thì đương nhiên sẽ lập một chính quyền mới theo chủ đích của họ; chứ không ai lại đem cái công lao của mình đã tạo được lại dâng cho cái triều đại bất tài bất lực và đã phản lại đất nước và dân tộc cả gần 100 năm rồi.

    4.-/ Nói như ông Phạm Cao Dương là nêu gương xấu cho các thế hệ trẻ trở thành những hạng người nô lệ, vong bản, phản quốc, đúng như chủ trương của Giáo Hội La Mã đã theo đuổi ở Việt Nam từ hậu bán thế kỷ 16 cho đến nay.

    Người viết sử không nên đặt mình trong một phe phái, dù không tuyên bố như thế. Nhưng chúng tôi hy vọng lịch sử để lại cho hậu thế những gì công bằng nhất đối với tiền nhân. Còn những gì trái lẽ, phản bội, vô ơn, sẽ mau chóng bị người đời vất bỏ không thương tiếc.

    Đó là những gì chúng tôi muốn nói về đoạn video phỏng vấn của nhà báo Nguyễn Xuân Nam với GS Phạm Cao Dương. Chúng tôi cũng đọc sơ lược quyển sách trong chủ đề, "Trước Khi Bảo Lụt Tràn Tới - Bảo Đại, Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam" và có rất nhiều điều cần nói. Xin hẹn với quí vị trong những lần tới sẽ bàn sau.

    Với mục đich đối thoại công bằng, chúng tôi tha thiết mong GS Phạm Cao Dương lên tiếng để rộng đường dư luận.

    Nguyễn Mạnh Quang


    Phụ Đính A:

    Video đăng trên youtube.com:

    A.1. Về câu tuyên bố: “Biến cố 19/8/1945 và Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 của cụ Hồ Chí Minh là không cần thiết cho dân tộc Việt Nam”.

    - MLSCV: Đề tài 5-1: Phản biện GS PCD nói rằng Việt Nam đã có tự do không cần biến cố 19/8/1945? - https://www.youtube.com/watch?v=0bGuB0ngCII, hay GĐCT:

    https://www.youtube.com/watch?v=i9n4mK9tJLo&t=2s

    A.2. Lý luận của ông Phạm Cao Dương: "Vì đã có bản Tuyên Ngôn Độc Lập 11/3/1945 của Bảo Đại rồi."

    - MLSCV: Đề tài 5-2: Phản biện GS PCD - Có cần Tuyên Ngôn Độc Lập 2 tháng 9, 1945 của Cụ Hồ Chí Minh? https://www.youtube.com/watch?v=okMDmGGhkHk

    - GĐCT: https://www.youtube.com/watch?v=MTIeZTGmjH4 - Jul 24, 2017

    A.3. Về câu tuyên bố: "Nếu không có Cách Mạng 19/8/1945 Việt Nam đã có tự do, dân chủ, và tiến bộ như Đại Hàn và các nước Đông Nam Á khác mà không ph̉ải trải qua hai cuộc chiến đẫm máu với hàng triệu người phải hy sinh."

    https://www.youtube.com/watch?v=nbZwqB82c2A

    Đề tài 5-3: GS Nguyễn Mạnh Quang phê bình GS PCD: Về Sự So sánh với Đại Hàn

     

    A.4. Về một kế hoạch để tránh chiến tranh: "Một chính phủ nào khác (miễn là không phải Việt Minh), do những người có thế - tức là những người thân Pháp - sẽ thương lượng, điều đình với Pháp - để Pháp duy trì quyền lợi của họ ở Việt Nam vì VN là một phần tương lai của nước Pháp."

    C. Câu 1: “Chính phủ đó có thể là một chính phủ khác, do một người khác làm thủ tướng, thì VN tránh được nhiều thứ lắm”

    https://www.youtube.com/watch?v=9PyeDAFxFDI

    Đề tài 5-4: Phê bình "kế hoạch tránh chiến tranh" của GS Phạm Cao Dương

    Câu 6: Về sau này điều đình giữa Pháp và Hồ Chí Minh chẳng hạn, thì cũng là có sự tương nhượng về quyền lợi. Vậy thì, nếu như vậy, thì cái cuộc chiến tranh với Pháp sẽ không xảy ra.

    Câu 7: Rồi sau này chiến tranh chống Mỹ nữa, tất cả đều có thể tránh được hết.

    https://www.youtube.com/watch?v=vOWOkNjgCGM

    Đề tài 5-5: Phản biện GS PCD Nếu Cụ Hồ điều đình để tương nhượng với Pháp thì không có chiến tranh?

    --~ o0o ~--

    Phụ Đính B:

    Phần 1: Toàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ qua 35 bức ảnh - Báo Mới ngày 06/05/2017 

    Chép lại từ các địa chỉ: Phần 1 http://www.baomoi.com/... - Phần 2: http://www.baomoi.com/...

    Lúc 17h5 phút ngày 13/3/1954, trận Điện Biên Phủ bắt đầu khi pháo binh Việt Minh đồng loạt nã vào cứ điểm Him Lam.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 1
    1. Thung lũng Mường Thanh, Điện Biên Phủ trước khi quân Pháp đổ bộ. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 2
    2. Lính dù Pháp đổ bộ xuống Mường Thanh để thiết lập tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ngày 20/11/1953. 3.000 lính Pháp và chiến cụ đã được thả xuống Điện Biên Phủ trong đợt đổ bộ này. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 3
    3. Máy bay Douglas C-47 'Dakota' của Pháp hạ cánh ở Điện Biên Phủ sau khi đường băng được thiết lập từ ngày 24/11/1953. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 4
    4. Đoàn xe vận tải quân sự của Việt Minh tiến về Điện Biên Phủchuẩn bị cho cuộc chiến quyết định với người Pháp. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 5
    5. Bộ đội Việt Minh kéo pháo vào Điện Biên Phủ. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 6
    6. Lựu pháo 105 mm, một bất ngờ khủng khiếp dành cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu
    7. Dân công hỏa tuyến thồ gạo cung cấp cho mặt trận. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 8
    8. Bộ đội công binh và dân công mở đường tiến vào Điện Biên Phủ. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 9
    9. Cán bộ Trung Đoàn 88, Lữ đoàn 308 Việt Minh phổ biến kế hoạch chiến đấu cho những người lính. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 10
    10. Lính Pháp xây dựng hệ thống giao thông hào dày đặc để phòng thủ các cứ điểm ở Điện Biên Phủ. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 11
    11. Tướng De Castries, tổng chỉ huy của quân Pháp ở Điện Biên Phủ trong boong-ke của mình, tháng 3/1954. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 12
    12. Lúc 17h5 phút ngày 13/3/1954, trận chiến bắt đầu khi pháo binh Việt Minh đồng loạt nã vào cứ điểm Him Lam. Việt Minh chiếm cứ điểm này vào 23h30 cùng ngày. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 13
    13. Các cứ điểm của Pháp chìm trong khói lửa dưới sức công phá của pháo binh Việt Minh. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 14
    14. Trước vòng vây của Việt Minh đang thắt chặt quanh Điện Biên Phủ, Tiểu đoàn Dù thuộc địa số 6 được tăng viện cho quân Pháp ngày 16/3/1954. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 15
    15. Quân Pháp trong chiến hào chờ đợi cuộc tấn công của Việt Minh, ngày 17/3/1954. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 16
    16. Binh sĩ Pháp bị thương được di chuyển về tuyến sau bằng trực thăng. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 17
    17. Lực lượng phòng không Việt Minh trực chiến. Ảnh: Getty.
    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (1) - Anh 18
    15. Máy bay Pháp cố gắng vượt qua lưới lửa phóng không của Việt Minh để không vận cho quân Pháp. Ảnh: Getty.

    Phần 2: Lực lượng Việt Minh tiến vào cầu Mường Thanh, phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quân Pháp.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu
    19. Máy bay Pháp bị trúng đạn trên bầu trời Điện Biên Phủ. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (2) - Anh 2
    20. Chính ủy của một đơn vị Việt Minh thẩm vấn tù binh phi công Pháp. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (2) - Anh 3
    21. Tù binh Pháp sau mỗi trận đánh được lực lượng Việt Minh sơ cứu và đưa về hậu tuyến. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (2) - Anh 4
    22. Quân Pháp giao chiến với Việt Minh ở khu vực phía Nam Điện Biên Phủ ngày 27/3/1954. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (2) - Anh 5
    23. Bộ đội Việt Minh đối mặt với xe tăng Pháp trên chiến tuyến. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (2) - Anh 6
    24. Nhiều tổ phục kích được Việt Minh lập quanh Điện Biên Phủđể tiêu hao lực lượng đối phương. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (2) - Anh 7
    25. Lực lượng Việt Minh đánh đồi E1, phía Đông Điện Biên Phủ. Trận đánh này bắt đầu lúc 17h ngày 30/3/1954, kết thúc thắng lợi sau 20 ngày giằng co ác liệt. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (2) - Anh 8
    26. Bộ đội Việt Minh tấn công sân bay Mường Thanh ngày 14/4/1954. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (2) - Anh 9
    27. Máy bay Pháp bốc cháy do trúng đạn pháo ở sân bay Mường Thanh. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (2) - Anh 10
    28. Quân Pháp tại một vị trí chiến đấu ở sân bay Mường Thanh buông súng đầu hàng ngày 22/4/1954. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (2) - Anh 11
    29. Lực lượng Việt Minh tràn vào sân bay Mường Thanh. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (2) - Anh 12
    30. Pháo phản lực 122mm được sử dụng lần đầu tiên tại Điện Biên Phủ vào đêm 6/5/1954, khi thất bại toàn cục của quân Pháp đã cận kề. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (2) - Anh 13
    31. Lực lượng Việt Minh tiến vào cầu Mường Thanh, phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954. Ảnh: Getty.
    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (2) - Anh 14
    32. Các chiến sĩ Việt Minh vượt cầu Mường Thanh tiến thẳng vào chỉ huy sở của địch. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã sụp đổ hoàn toàn. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (2) - Anh 15
    33. Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiến vào Điện Biên Phủ sau chiến thắng của Việt Minh. Ảnh: Getty.

    Toan canh chien dich Dien Bien Phu qua 35 buc anh (2) - Anh 16
    34. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các chiến sĩ bên xác máy bay Pháp nằm cạnh cầu Mường Thanh. Ảnh: Getty.


    35. Tù binh Pháp được áp giải khỏi Điện Biên Phủ. Ảnh: Getty.