●   Bản rời    

Tội Diệt Chủng Và Hủy Diệt Nền Văn Hóa Bản Địa Của Các Nhà Truyền Giáo

Tội Diệt Chủng Và Hủy Diệt Nền Văn Hóa Bản Địa Của Các Nhà Truyền Giáo [*]

Pascal’s Wagner /Nguyễn Trí Cảm dịch

http://sachhiem.net/TONGIAO/NGTRCAM/NguyenTriCam29.php

LTS: Đề tài này liên quan đến các thủ đoạn tàn ác của các nhà truyền giáo khắp các châu lục - trừ cái nôi TCG ở châu Âu. Nội dung là các thủ đoạn diệt chủng và thủ tiêu nền văn hóa bản địa của các dân tộc bị truyền đạo. Bài dịch này xin được kính tặng tất cả mọi người thuộc dân tộc Việt Nam thân yêu của chúng tôi, đặc biệt là những nhà lãnh đạo, kể cả  những vị có chức vụ từ trên cao tới dưới thấp  trong mọi ngành nghề, trong mọi lãnh vực, trong mọi hoạt động  trong xã hội của chúng ta. 

Mỗi đoạn  trong bài là một tấm gương soi mặt, chúng ta cần phải đem xài mỗi ngày khi tiếp xúc với những miếng mồi thơm ngon, những gương mặt mang vẻ “hiền từ”, “đạo mạo,” hay “ngây thơ” của các con cáo ẩn mình đang tìm cách nuốt trọn hồn và xác của dân tộc qua tay của chính chúng  ta.

Xin được đóng góp cho sự trường tồn của nền văn hóa nước nhà bằng một lời yêu cầu tha thiết : “Vì tương lai và mạng sống của dân tộc, đừng uống rượu lễ hay nhận quà cáp của ai nhất là của người đạo Thiên Chúa hiến tặng." (SH)



[*] Tựa của người dịch

Pascal’s Wagner

Các nhà truyền giáo luôn luôn được xem như những người hùng và lãng mạn trong tưởng tượng của các tín đồ Thiên chúa giáo. Ngay cả ngày nay, các giáo hội thường thu nhận sự đóng góp dành cho sứ vụ truyền giáo đến những nơi chưa từng biết đến Thiên chúa. Dĩ nhiên, sự thật là việc rất khác. Ngay từ  đầu, các nhà truyền giáo đã giáng một đòn cực kỳ tàn độc lên những người mà họ làm “chứng nhân”.

Trong quá khứ, sự thiệt hại do các nhà truyền giáo gây nên được phân đồng đều cho đạo Tin lành và Giáo hội Ca-tô Rôma. Ngày nay, hầu hết các tổn hại là do Tin lành Chính thống, Hội thánh Tin lành Ngũ tuần và Phúc âm, mà hầu hết là đến từ Hoa Kỳ, Canada và châu Âu. Con số của đội ngũ này là vào khoảng 80.000 người [1]. Những nhà truyền giáo của Tin lành Chính thống tràn khắp thế giới như dịch châu chấu. Chúng tiêu hủy nền văn hóa bản địa, và trong một số trường hợp chúng thậm chí gây ra cái chết cho những người bản xứ này, và ta chỉ có thể mô tả như là sự hủy diệt văn hóa và tàn sát chủng tộc theo cách hiện đại.

Chúng ta sẽ xem xét các hoạt động của các nhà truyền giáo tại hầu hết  “những nơi chưa từng biết đến Thiên chúa” chính trên thế giới:

● Nam Thái Bình Dương

● Châu Phi

● Châu Á

● Nam Mỹ

Nam Thái Bình Dương 

Chúng ta bắt đầu danh mục bằng sự tàn bạo của các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo ở đảo Tahiti. Vào năm 1797, ba mươi năm sau khi những nhà truyền giáo đầu tiên, Wallis, khám phá ra Tahiti. Những nhà truyền giáo do hội Truyền Giáo London (London Missionary Society) gửi đến, cố gắng cải đạo người bản xứ trong suốt bảy năm nhưng không thực hiện được bất kỳ sự tiến bộ nào.

► Phương pháp cải đạo người Tahiti

Pomare_II_baptized_1819
Pomare_II rưa tội năm 1819

Rồi sau đó, như là phép lạ, họ phát hiện ra phương pháp thích hợp để cải đạo người Tahiti. Họ hiểu ra rằng người thủ lĩnh địa phương, tên là Pomare, rất thích uống rượu (rượu do các nhà truyền giáo nấu). Pomare được cho uống nhiều đến nỗi trở thành tay nghiện rượu. Vì nghiện rượu do các nhà truyền giáo chưng cất (có lẽ là rượu thánh ), Pomare đồng ý hậu thuẩn các nhà truyền giáo trong việc thực hiện việc cải đạo. Được trang bị vũ khí của phương Tây nên Pomare dễ dàng đàn áp những kẻ chống đối. Nhờ vào chiến thắng những kẻ chống đối, toàn bộ đảo bị buộc phải cải đạo chỉ trong vòng một ngày.

Sau đó tiến trình nhồi sọ “đạo đức Thiên chúa” bắt đầu. Những người cứng lòng không tin, những người từ chối cải đạo bị hành quyết. Ca hát bị cấm (ngoại trừ thánh ca) và tất cả các hình thức thức trang điểm, trang điểm bằng hoa hay xâm mình đều bị cấm. Dĩ nhiên, bao gồm cả việc lướt sóng và nhảy múa cũng đều bị cấm. Hình phạt của sự vi phạm các luật lệ này, cùng những luật khác, đều bị tuyên án lao động khổ sai.

Trong vòng ba mươi năm dưới sự  nắm quyền của nhà truyền giáo, dân số của Tahiti từ con số ước tính ban đầu là 20.000 người xuống còn 6.000 người.

Từ Tahiti, các nhà truyền giáo đi đến những hòn đảo lân cận. Họ áp dụng cùng chung một chiến thuật đã thể hiện quá sức thành công ở Tahiti: Họ mời các thủ lĩnh địa phương uống rượu, làm cho họ bị nghiện, cải đạo họ và sau đó để cho các thủ lãnh cải đạo người bản xứ của mình. Sau khi nhóm cải  đạo trở thành đa số, nhóm thiểu số từ chối cải đạo đều bị khủng bố và đôi khi bị xử tử. Trên đảo Raratonga, đàn ông bị bắt gia nhập làm cảnh sát truyền giáo để giúp tiểu trừ số người thờ cúng ngẫu tượng còn lại. Ở một hòn đảo khác, Raiatea, một người đàn ông có khả năng dự báo thời tiết bằng cách nghiên cứu các hành vi của cá bị xử tử hình vì bị cho là có phép thuật phù thủy.

Đây là cách Nam Thái Bình Dương được Thiên chúa hóa .[2]

Châu Phi

Phi Châu rất được xem là câu chuyện truyền đạo thành công. Vùng Hạ-Sahara châu Phi được  xem là vùng hầu hết được Thiên chúa hóa trên trái đất. Ví dụ, Kenya, công bố  65% dân số là những tín đồ Thiên chúa giáo tích cực. [tích cực ở đây là đi lễ nhà thờ]. Ở Malawi có 68% số dân được xem cũng tích cực như thế. Nước Cộng hòa Dân chủ Congo (trước đây là Zaire) có khoảng gấp 200 lần tín đồ theo giáo phái Phúc âm so với trước đây, thời còn ông chủ thực dân mẫu quốc - Bỉ.[3]


David Livingstone (1813-1873)

Có lẽ  nhà truyền giáo đến châu Phi nổi tiếng nhất là David Livingstone (1813-1873). Livingstone nói về “gánh nặng của người da trắng” là truyền bá phúc âm và khai hóa dân tộc châu Phi. (chẳng ai bận tâm hỏi xem người Phi châu họ nghĩ ra sao về việc này!) . Hiếm ai biết đến sự thật về Livingstone. Với tư cách là nhà truyền giáo, sứ mệnh của ông ta tại châu Phi hoàn toàn thất bại. Trong suốt nhiều năm tháng ở châu Phi, ông ta chỉ cải đạo được một người. Ngay cả việc cải đạo này, Sechele (một tộc trưởng), sau cùng cũng không còn đức tin. Tuy nhiên, chính Livingstone, qua cuốn Những chuyến đi  truyền giáo và Nghiên cứu ở Nam Phi’ (1987) và các buổi diễn thuyết của ông ở nước Anh. Ông ta giới thiệu cho toản bộ một nhóm mới người Châu Âu tính “lãng mạn” của các hoạt động truyền giáo [4]

Tuy nhiên, trên thực tế, các hoạt động truyền giáo chẳng ra làm sao ngoài tính hão huyền. Nhiều cố gắng của các nhà truyền giáo  nhằm giải phóng các nô lệ và dạy họ theo đạo Thiên chúa chẳng khác gì hơn là đổi họ từ cảnh nô lệ này sang cảnh nô lệ khác. Chú giải sau đây là một giải thích cách nào mà các Hội đoàn Chúa Thánh Linh, một nhóm nhà truyền giáo ở nửa sau của thế kỷ mười tám tiến hành “giải phóng” và Thiên chúa hóa người nô lệ:

Vào năm 1969 các hội đoàn Chúa Thánh Linh chọn Bagamoyo làm vị trí đặt trạm truyền giáo đầu tiên ở đại lục Đông Phi…Tham vọng của họ là xây dựng một cộng đồng cho những người nô lệ đã được tự do . Tiền chuộc cho hàng ngàn nô lệ được tự do được trả cho những người mua bán nô lệ. Hầu hết những người được thả, được đưa vào “Làng Tự Do” ở khu truyền giáo phức hợp, nhưng họ chóng phát hiện ra rằng sự tự do của họ là không hoàn toàn tuyệt đối. Các luật lệ được các nhà truyền giáo bắt tuân thủ là khắc nghiệt, với thời biểu lao động hà khắc, học giáo lý và cầu nguyện. Những người nguyên trước đây là nô lệ được rửa tội lớn lên, họ bị ép gã cho nhau và đưa đi tái định cư tại  một ngôi làng toàn tòng ở đâu đó trong nội địa dưới quyền quản lý của một linh mục truyền giáo. [5]


Jaques Maquet

Nhà nhân chủng học Jaques Maquet gọi các hoạt động truyền giáo ở châu Phi là “tôn giáo biệt kích tấn công, nhắm tới việc nhổ tận gốc các tập tục ‘mê tín và thờ ngẫu tượng’ và cải đạo tập thể.[6]

Nhìn tổng thể, các nhà truyền giáo ít tôn trọng nền văn hóa của châu Phi, và xem những dân tộc này như là loại người ngu dốt và man rợ. Vào đầu thế kỷ hai mươi, một nhà truyền giáo thuộc Phong trào Giám Lý (Methodist) ở Umtali, Zimbabwe viết về dân tộc mà ông ta được gửi đến để truyền bá Phúc âm: “Ngoại đạo và trần truồng như những đứa trẻ mới sinh, và ngu dốt như lũ bọ cánh cứng.” Giải pháp thì đơn giản, tách trẻ con ra khỏi cha mẹ chúng để dạy dỗ, và cho chúng ăn mặc quần áo theo kiểu phương tây để che đậy thân thể trần truồng của chúng. Một nhà truyền giáo khác đến từ Umtali viết thư gửi về Hoa Kỳ vào năm 1916. “Mấy bà mẹ ngoại đạo chẳng biết gì nhiều, nhưng bọn con trai và con gái giờ đã được đi học và xin được đọc Kinh thánh và viết, và chúng biết chăm sóc thân thể, giữ sạch sẽ và ăn mặc như những người Mỹ.” Bọn con trai và con gái “ngoại đạo” cũng được đặt “tên thánh” như Kitchen, Tobacco, Sixpence or Bottle. (Đây là danh từ riêng, dịch ra Việt ngữ cho vui vậy thôi: Nhà bếp, Thuốc Lá, Sáu Xu hay Cái Chai - nd) [7]

Các nhà truyền giáo, dĩ nhiên, là một bộ phận của lực lượng thực dân đàn áp ở châu Phi. Trong một nỗ lực nhằm thiết lập một sứ mệnh truyền giáo thành công ở nơi nay gọi là Zimbabwe. Dòng Tên gia nhập vào liên minh với Cty Anh Quốc Nam Phi (BSAC) do Cecil Rhodes (1853-1902) điều hành. Sự cộng tác giữa Dòng Tên và Cty BSAC chẳng tạo nên bất cứ niềm kiêu hãnh thực dân nào. Cty BSAC cần  công việc lao động tay chân cho các mỏ vàng của mình, nhưng người dân bản địa châu Phi lại không mặn mà với công việc này. Họ là những nông dân có thể tự sinh sống và vì thế không cần làm việc ở các mỏ vàng để ăn lương. Các tay thực dân phát hiện ra một ý tưởng tuyệt vời. “thuế hộ gia đình” (hut tax),  một dạng thuế tài sản đánh lên người châu Phi mà phải thanh toán bằng tiền mặt. Điều quan trọng cần lưu ý là nông dân người da trắng không phải trả loại thuế này.] Vì thế, để trả thuế, người Phi châu bị buộc phải làm việc. Dù thế nào đi nữa, Nếu họ không đóng thuế, họ sẽ bị tù và sau đó bị tống đi làm việc như người tù khổ sai! Để đền đáp lại  cho sự dâng tặng đất đai và sự bảo vệ của Rhodes, Dòng Tên đứng ra thu thứ thuế bị căm ghét ấy cho BSAC! [8]

Ngày nay số lượng nhà truyền giáo từ các giáo hội Thiên chúa tự do đang bị thu hẹp, nhóm của họ được chuyển sang các giáo hội như Tin lành Chính thống, Hội thánh Tin lành Ngũ tuần và Phúc âm. Tuy nhiên cũng giống như các nhà truyền giáo tiền bối của những thế kỷ trước, những nhà truyền giáo này không tin cậy người châu Phi, giờ là phần đa số tín đồ Thiên chúa giáo, cũng đủ thông minh và đức tin để giữ giáo hội tiếp tục hoạt động. Vì vậy, họ phát lời kêu gọi  các nhà truyền giáo mới tham gia vào việc “toàn tòng Phi châu” hay “chiến đấu với  lực lượng của chủ nghĩa thế tục” hoặc là “chiến đấu với AIDS”. Tuy nhiên, điều dễ nhận biết là nó không phải vì xã hội hay sự giàu có về vật chất của người châu Phi là mối quan tâm của những nhà truyền giáo hiện đại này.

Được cung cấp 250.000 US Dollar từ Hội Nghị Tin Lành Miền Nam, Dr. John Goodgame, một nhà truyền giáo người Mỹ ở Uganda, tung ra một chiến dịch kỳ lạ chống bệnh AIDS. Thay vì dùng tiền để chăm sóc sức khỏe hay mua thuốc men, ông ta dùng tiền để mua và phân phát 100.000 cuốn kinh thánh có các trang chứa những đoạn được chọn ra từ Kinh thánh để dán lên trên kinh cho họ đọc. Một số đoạn kinh là lời hô hào có thể đoán trước được như chống ngoại tình và thứ khác như chống khoái cảm “nhục dục”. [9]

Tuy nhiên, các hoạt động truyền giáo trong khoảng gần 150 năm đã thất bại trong việc chống lại sự nghèo đói, kém phát triển, nạn đói, nạn phân biệt chủng tộc và các cuộc nội chiến ở châu Phi. Nó có vẻ như chẳng có chút hứa hẹn nào cho những nhà truyền giáo phúc âm mới này trở thành một động lực để có bất kỳ điều tốt đẹp  nào ở đó.

Châu Á

Ngoại trừ Phi Luật Tân và Nam Hàn, châu Á chống đối lại việc truyền bá phúc âm. Các nhà truyền giáo nhận biết sự chống đối từ những người theo đạo Hồi cực đoan ở những quốc gia như Indonesia, Malaysia và Brunei. Ở những quốc gia có nền văn hóa bản sắc sâu đậm như Ấn độ, Trung Hoa hay Nhật Bản, người bản xứ thấy ít có nhu cầu thay thế những chuyện thần thoại phổ biến trong dân gian bằng những niềm tin ngoại lai mới. Tuy nhiên, sự không thành công này không ngăn cản dược những nhà truyền giáo từ bỏ các hoạt động cải đạo và gây nhiều đau khổ cho người bản địa.

Câu chuyện đầu tiên của chúng tôi liên quan đến dân tộc Mọi, một bộ lạc bản địa của Việt Nam thuộc chủng Malayo-Polynesian, có mối liên hệ đến nhiều dân tộc bản địa khác ở Đông Nam Á như người Dayaks ở quần đảo Borneo và người Aetas ở Philippines. Từ dân số ước đoán ban đầu là một triệu người sinh sống ở các miền núi rừng ở Nam Việt Nam, dân số của họ bắt đầu suy giảm vào những năm 1950. Sự suy giảm dân số này một phần là do thực dân Pháp cưỡng bức họ lao động nặng nhọc và một phần là do các hoạt động của các nhà truyền giáo.

Một ví dụ tại sao các hoạt động truyền giáo có thể dẫn đến việc suy giảm dân số bản địa như thế, đơn cử là dân tộc Bih, phân tông của người Mọi. Vào những năm 1940, một trong mười một nhà truyền giáo phúc âm đi cùng với quân Pháp quay trở lại sau khi bị Nhật đánh bại, ông ta đến Buôn Choah [*], một làng chính của người Bih. Các nhà truyền giáo đi trước khác đã thất bại trong việc cố gắng cải đạo người Bih. Một nhà truyền giáo Ca tô tổng cộng cải đạo chỉ được mười người trong năm năm.

Tuy nhiên, một nhà truyền giáo mới,  Mr. Jones, không nản lòng. Dựa trên nghiên cứu người Bih, ông ta phát hiện ra một trong những sinh hoạt tín ngưỡng chính của họ là tập tục chôn cất người chết. Trước tiên, người chết không được chôn, nhưng được đặt trong một quan tài không đóng nắp, đặt lên cây. Sau một vài năm thịt da tiêu hết khi chỉ còn xương, và cuối cùng, sau một số nghi lễ, các quan tài mới được đem đi chôn cất.

Ông Jones dùng ảnh hưởng chính trị của mình để buộc người Pháp thay quyền công sứ cấm tập tục này. Khi cảnh sát đến bảo vệ ông ta, ông Jones tự mình đến các cây, kéo đổ tất cả các quan tài trên cây xuống và ném vật chứa bên trong ra, xương hay xác đang phân hủy của họ vào trong một nấm mồ chung, Người Bih sau đó cải đạo. Họ bị thuyết phục rằng tổ tiên của họ đã rời bỏ họ do sự báng bổ tập tục chôn cất, người Bih ngừng sinh sản. Một người Bih bản địa giải thích rằng dân tộc của ông ta tự từ bỏ việc duy trì nòi giống để rồi đi đến sự tuyệt chủng. [10]

[*] Buôn Choah là một xã thuộc huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông – Việt Nam. Hiện nay không thấy dân tộc Bih trong danh sách 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Có lẽ họ đã bị tuyệt chủng hoàn toàn. (nd)

Danh sách kế tiếp của chúng tôi là Thái Lan, sự thành công của việc truyền bá đạo Thiên chúa ở đó là rất tệ. 170 năm sau sự có mặt đầu tiên của nhà truyền giáo Tin Lành, ngày nay không có nhiều hơn 300.000 người theo đạo Thiên Chúa trong số dân 55 triệu người. Phật giáo ở đây (như ở Nhật Bản) đã chứng tỏ là bức tường thành ngăn chặn đạo Thiên chúa, các nhà truyền giáo vì thế quay sang các bộ lạc trên đồi núi, nơi những người này chẳng theo đạo Phật hay có cùng gốc Thái. Một bộ lạc trong số đó là Akha.

Có vào khoảng 70.000 người thuộc bộ tộc Akha ở Thái Lan, và có nhiều hơn thế ở các nước lân bang như Miến Điện, Lào, Việt Nam và Trung Hoa. Tộc người Akha là thành phần nghèo nhất trong chín bộ lạc sống trên đồi núi ở Thái Lan. Họ sống trong tình trạng nghèo khồ và thường là không biết gì về thế giới bên ngoài. Một số đàn ông Akha trồng cây thuốc phiện trong khi phụ nữ làm gái mãi dâm. Do thế, người Akha cần sự giúp đỡ là điều không ai nghi ngờ, nhưng rằng họ cần đến các nhà truyền giáo,  là một khả năng không chắc là cao.

Matthew McDaniel trong Tổ chức Di Sản Akha đã ghi lại các sự kiện mà các nhà truyền giáo lạm dụng gây ra cho người Akha và nền văn hóa của họ. Sự trình bày sau đây là bài tóm tắt sự phát hiện của ông. [11]

Nhiều người trong số các nhà truyền giáo ở Akha này đến từ Hoa Kỳ, và một số đến từ các nước châu Á khác. Những sứ vụ truyền giáo được thực hiện với người Akha đã hơn 80 năm.

Một cách rõ ràng là mục tiêu của họ không phải là làm giảm nhẹ tình trạng xã hội của người Akha, nhưng đúng hơn là lợi dụng sự nghèo đói của người Akha và tình trạng vô chính phủ của họ, như là vật chèn vào giữa để áp đặt đạo Thiên Chúa lên họ. Các thủ đoạn tàn ác. Khoét sâu vào “điểm yếu nhất” trong làng, ví dụ như một gia đình có vấn đề với các bậc già làng, các nhà truyền giáo sẽ gia tăng việc cải đạo. Ngay khi việc cải đạo đạt được “khối lượng tới hạn”, các nhà truyền giáo sẽ tuyên bố ngôi làng là “toàn tòng” và cấm thực hiện các nghi thức tôn giáo của người Akha.

Kết quả cuối cùng là rõ ràng, ngay cả những người Akha không chịu cải đạo cũng không còn được phép thể hiện những nghi thức này, những điều được xem là một phần quan trọng trong nền văn hóa của họ. Một số giáo hội còn đi xa hơn thế, họ cấm người Akha thực hành bất kỳ sinh hoạt văn hóa truyền thống nào của họ. Điều này bao gồm cả các bài hát, điệu nhảy và các nghi lễ truyền thống liên quan đến mùa màng. Để thực hiện điều này, các nhà truyền giáo tước đoạt các quyền cơ bản của dân tộc bản địa Akha, như đã được Liên Hiệp Quốc định nghĩa. [12]

Những nhà truyền giáo ít tôn trọng người Akha hay nền văn hóa của họ và ngay cả với hạnh phúc của họ. Một mục vụ truyền giáo của đạo Tin lành, do một người phụ nữ người Mỹ gốc Hoa điều hành, đã dùng đài phát thanh để truyền đi các bài giảng đạo khắp xóm làng qua hệ thống truyền thanh công cộng (loa công suất lớn) mà không quan tâm đến dân làng thích hay không! [Để có một ý niệm khó chịu như thế nào đối với người Akha, tưởng tượng ta đang bị Osama bin Laden giảng đạo kiểu dội bom thông qua loa công suất lớn, nguyền rủa “bọn thánh chiến” và công bố thánh chỉ của thánh Allah].  Sứ mệnh truyền đạo này được trợ cấp tiền bạc dồi dào nên họ xây thêm được hai tòa nhà ở trên khu phức hợp, cũng như lắp đặt hai anten chảo thu sóng vệ tinh đặt trên mái nhà.

Tuy nhiên, họ không muốn tạo điều kiện để giúp đỡ kinh tế cho người Akha. Vì không có khả năng nuôi nấng con cái, một người Akha uống thuốc diệt cỏ và tự sát. Ông ta sống cách xa khu truyền giáo phức hợp không quá 20 mét. Khi được hỏi tại sao  không giúp những trường hợp rơi vào tuyệt vọng như thế, nhà truyền giáo đơn giản trả lời rằng là họ “không thể giúp ai cả, chúng tôi đến đây là để dạy kinh Thánh.”

Giống như những trường hợp khác trong suốt lịch sử, đạo Thiên chúa có vẻ được sắp đặt để đóng một vai trò nổi bật trong việc hủy diệt nền văn hóa của người Akha.

Papua New Guinea là một hòn đảo nằm rìa khu vực quần đảo ở Đông Nam, Á, gần ngay phía bắc của Australia. Đất nước này có dân số khiêm tốn là 3.300.000 người. Số nhà truyền giáo là 2.300 người, hoặc tính sơ bộ là có 1 nhà truyền giáo trên 1.430 người dân Papua New Guinea. Là quốc gia có tỷ lệ nhà truyền giáo cao nhất thế giới. Liệu sự gia tăng mạnh của sự cải sang đạo Chúa dẫn đến việc phục hưng tâm linh ? Không, chỉ có sự hủy diệt nền văn hóa.

Một ví dụ về thái độ của một nhà truyền giáo tên là Reverend Paul Freyburg, thuộc Hội thánh Luther Hoa Kỳ, ông ta nói “Tôi vui mừng trong sự tưởng nhớ những gì tôi đã thực hiện và cầu nguyện cho nó sẽ còn mãi tiếp tục, Tôi không tin các sứ mệnh truyền giáo của chúng tôi hủy diệt bất cứ giá trị nào nhiều .” Reverend Paul Freyburg đến Papua New Guinea vào những năm 1930, ngoại trừ khoảng thời gian ngắn vắng mặt trong thời kỳ thế chiến thứ II, còn thì luôn có mặt kể từ đó. Rev. Freyburg đã hủy diệt gì trong sự nghiệp truyền giáo một thời gian dài ? Ông ta tổ chức “lễ Quên Mình” mà ở đó ông ta kêu gọi hủy diệt “mọi thứ tối tăm”. Dĩ nhiên điều này bao gồm “những vật dụng ma thuật” và cũng là cái ông ta ngu dốt mô tả như “các loại rau đậu”. Cái đề cập trước là các sản phẩm, tác phấm nghệ thuật không gì thay thế được của người bản địa. Cái sau là các loại cây thuốc vô giá và thuốc chữa bệnh dân gian cổ truyền, một di sản quan trọng. Những người bản địa bị cấm trình diễn các điệu múa dân gian hay làm lễ kỷ niệm trong các lễ hội bản địa. [13]

Các nhà truyền giáo Phúc âm ngày nay là tiền tuyến hàng đầu của các hoạt động như vậy. Một sứ vụ như thế, các nhà Tiên phong làm việc cùng với người Ningram. Một nhà truyền giáo ở đó, Sal Lo Foso, không có chút băn khoăn về những việc làm của mình. Những việc làm này bao gồm việc phá hủy "haus tamburan", có nghĩa là “linh đường” (nơi thờ cúng tổ tiên –nd) , là trung tâm của đời sống thôn dã đối với người Ningramm và xây dựng lên trên linh đường này một ngôi nhà thờ. Tất cả những hình thức múa hát truyền thống đều bị cấm. Sự hủy diệt nền văn hóa của người Ningram như thế không có nghĩa lý gì đối với Lo Foso, vì ông ta tin rằng để người Ningramn “theo đạo”, họ buộc phải cắt đứt hoàn toàn với quá khứ của họ. [14]

Các nhà truyền giáo thiếu hiểu biết và không muốn cố gắng để hiểu các nền văn hóa bản địa, nên họ đã để lại nhiều thương đau trên con đường truyền giáo của họ. Các nhà quản lý người Úc ghi nhận một trường hợp các nhà truyền giáo từ chối rửa tội cho đàn ông bởi vì họ có nhiều vợ. Mấy người đàn ông bắt đầu li dị những bà vợ “dôi ra’, bỏ mặc những người phụ nữ và con cái của họ không có nhiều giúp đỡ nào có thể thấy được trong cộng đồng của họ. Một người đàn ông khác, cùng với những bà vợ, được bảo rằng ông ta chỉ có thể giữ được một bà vợ thôi, thật đơn giản, ông ta chỉ việc giết hai bà vợ để chỉ còn một, chỉ để trở thành người theo đạo Chúa theo chế độ một vợ một chồng, để rồi sau đó – “ được lên thiên đàng!” [15]

Người bản địa đổ xô để được cải đạo này chẳng mấy liên quan gì đến sứ điệp của Chúa, nhưng tất cả mọi thứ đều liên hệ đến “hàng hóa” mà họ mang vác về.

[I] Nó là của cải, hàng hóa mà các nhà truyền giáo mang theo rất nhiều, chủ yếu là gây ấn tượng với người trong bộ lạc. Điều chắc chắn là họ cho rằng Chúa của Catô giáo ban phước cho các tín đồ bằng hàng hóa , họ cũng được tưởng thưởng  tiếp theo bằng cuốn" (Tin lành từ Chúa Giê su)  "Gutnuis Bilong Jisas Kraist[16]

Hiện tại, Papua New Guinea có tỷ lệ tín đồ đạo Chúa là 94%. Tuy nhiên, những nhà truyền giáo vẫn đến từng đám. Tại sao ? Vì một lý do đơn giản là vì hiện nay họ mang sự tranh luận chí chóe của các giáo phái vào quốc đảo này. Vì thế, một nhà truyền giáo thuộc Anh giáo báo cáo rằng ông phát hiện ra các tờ rơi được truyển luân lưu trong giáo đoàn do các nhà truyền giáo  đến từ giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, nói với họ rằng, đi lễ nhà thờ ngày Chủ nhật là một bước chắc chắn để xuống Địa ngục! Trong một hành động tương tự, tổ chức Sứ vụ truyền giáo các Bộ Tộc Mới – “the New Tribes Mission” (hay NTM – để biết thêm thông tin về nhóm này, xin xem phần nói về Nam Mỹ ở phần dưới), nói với người Papua New Guinean đang phân vân rằng giáo hoàng là người chống Chúa. Trên thực tế, một số nhà truyền giáo Tin lành Chính thống đã nhận phân phát các tiểu luận do nhà xuất bản Cơ đốc Jack T Chick in, với những tranh biếm họa, nổi bật hơn cả, là hình ảnh các linh mục Ca tô đi xuyên qua một hành lang bí mật để hoan lạc với mấy bà sơ! [17]

Pettifer và Bradley tóm tắt tình hình ở Papua New Guinea như thế này:

Chỉ riêng về sau này sẽ bộc lộ ra cái giá của văn hóa và các hậu quả về chính trị của việc du nhập sự tranh luận về thần học của đạo Thiên chúa phương Tây vào trong một xã hội đã bị chia rẽ.[18]

Ở Ấn Độ cũng thế, sự thành công của các sứ vụ truyền giáo đã bị hạn chế chỉ còn dành cho các nhóm nhỏ: nhóm tiện dân, các bộ tộc sống ở rừng núi và người lai “Ấn – Âu” (người Ấn có cha hay mẹ người Âu). [19] Một vài sứ vụ truyền giáo ở Ấn có khuynh hướng tập trung vào việc cải đạo thông qua các hoạt động trợ giúp lương thực cho người nghẻo và bần cùng. Trong thời điểm mà điều này chắc chắn là một phương pháp tốt hơn là  phương pháp tiêu diệt văn hóa (ethnocide) của các nhà truyền giáo Tin lành Chính thống. Điều không nên quên là các hoạt động xã hội nói chung đóng vai trò phụ thuộc đối với thần học. Công cuộc truyền giáo trước kia được Mẹ Teresa (1910-1997) dẫn dắt là một ví dụ minh họa. 

Sinh ra ở Albania năm 1910,  Agnes Gonxha Bojaxhiu, trở thành người nữ tu và là nhà truyền giáo tại Ấn Độ. Rồi sau đó, bà đổi tên thành Teresa. Việc làm của bà cho những người nghèo ở Calcutta tạo nên sự lôi cuốn sự quan tâm trên toàn thế giới đến cực điểm với Giải Nobel Hòa Bình vào năm 1979. [20] Tuy thế, công việc của bà bị chỉ trích vì lý do là không phải dựa trên sự làm dịu sự khổ đau mà là vì một nền thần học bệnh hoạn tán dương sự đau đớn và khổ đau.

Christopher Hitchens đã đưa ra những nét chính này rõ ràng hơn là những sự kiện rối mù trong sách của ông Vị trí của Nhà truyền giáo: Mẹ Teresa trong Lý thuyết và  Thực tiễn (1995):

● Bs. Robin Fox, chủ biên của của tạp chí y học The Lancet, đến thăm cuộc giải phẩu của Mẹ Teresa ở Calcutta năm 1994. Ông ta tường thuật rằng ông rất “lấy làm lo lắng” cho những gì ông ta trông thấy. Ông thấy có quá ít thuốc gây mê và gần như chẳng có thiết bị chẩn đoán bệnh bằng âm thanh nào. Tại sao các bà sơ không được huấn luyện các chẩn đoán đơn giản đúng cách, cũng như trong việc điều trị cơn đau ? Theo Bs. Fox. Mẹ Teresa “thích tằng tiện hơn là trang bị nguyên tắc của bà là với mục đích ngăn ngừa bất kỳ sự ngã về việc quá coi trọng vật chất.” [21]

● Mary Loudon, một tình nguyện viên ở Calcutta, chưa từng nói lời tệ hại nào, nói về cuộc giải phẩu của Mẹ Teresa. Bà ta tường thuật rằng bà nhìn thấy cả trăm người đàn ông đàn bà, tất cả đều đang giẫy chết trong căn Nhà dành cho người Hấp hối  vì không được chăm sóc y tế đầy đủ. Thuốc giảm đau được sử dụng không gì là ngoài thuốc aspirin. Các nữ tu đang giũ rửa các kim tiêm dùng để truyền dịch hay máu bằng nước máy thông thường. Khi Loudon hỏi họ sao không thanh trùng kim tiêm, câu trả lời đơn giản là vì họ không có thời gian, và như thế cũng chả có “ý nghĩa” gì, Bà ta cũng thuật lại chi tiết một ca của một thiếu niên mười lăm tuổi đang hấp hối do bệnh thận nhưng có thể chữa trị được. Mọi việc cần đến là tiền xe taxi để đưa cậu bé đến một bệnh viện thích hợp. Nhưng người điều phối của Mẹ Teresa  từ chối làm thế, bởi cư xử như vậy cho một người, thì họ phải "đối xử như thế cho tất cả mọi người.” [22]

● Susan Sheilds, người làm việc gần mười năm như một thành viên của dòng tu của Mẹ Teresa.  Cuối cùng, bà từ bỏ phong trào vì sự cẩu thả tồi tệ mà bà chứng kiến ở đó. Sự khổ hạnh ám ảnh dòng tu, có nghĩa là các nữ tu và các tình nguyện viên phải làm việc dưới tình trạng khổ hạnh, khắc nghiệt và tàn nhẫn. Nhờ vào tiếng tăm của Mẹ Teresa, bà Shields tường thuật rằng, trong ngân hàng của họ ở Hoa Kỳ có khoảng 50 triệu Mỹ kim tiền từ thiện. Tiền bạc, vật phẩm biếu tặng tiếp tục đổ về. Tuy nhiên tiền sử dụng để mua thuốc men hay cải thiện việc chăm sóc sức khỏe cho người đau khổ lại ít. Các nữ tu hiếm khi được phép dùng tiền giúp đỡ người nghèo mà họ đang cố muốn giúp. [23]

● Đối với Mẹ Teresa, giống như những nhà truyền giáo khác, sự lành mạnh của tinh thần là quan trọng hơn mọi thứ khác. Như bà Shields tường thuật Mẹ Teresa dạy các nữ tu cách rửa tội cho những người đang hấp hối một cách bí mật, Các bà sơ hỏi từng người đang có nguy cơ bị chết rằng nếu như họ muốn có “một vé lên thiên đàng” không. Một câu trả lời xác định có nghĩa là anh ta bằng lòng rửa tội. Các nữ tu sau đó giả vờ như đắp khăn ướt lên trán anh ta để làm mát. Trong khi đó, trên thực tế là bà sơ đang rửa tội cho anh ta, thầm thì những lời cần phải nói. Sự bí mật là quan trọng sao cho chẳng ai biết rằng các bà sơ của Mẹ Teresa đang rửa tội cho người theo Ấn giáo hay Hồi giáo.” [24]

Có lẽ một sự tóm tắt chua cay của sứ mệnh truyền giáo của Mẹ Teresa có thể đọc được trong một tình tiết trong câu chuyện của chính bà. Một người đàn ông đang hấp hối trong đau đớn khủng khiếp. Bà ta nói “Con đang chịu đau khổ như Chúa trên cây thập giá. Thế nên, chắc là Giê su đang hôn con.” Để đáp lại, người đàn ông trả lời; “Thế thì nói với Giê su hãy đừng hôn tôi nữa.” [25]

Nam Mỹ        

Sự hủy diệt tàn khốc nhất của những nhà truyền giáo chính là ở Nam Mỹ. Trong suốt thời kỳ chinh phục “Tân Thế Giới”, bắt đầu từ thế kỷ 15. Các linh mục Ca tô Rô ma và các thầy dòng tháp tùng quân xâm lược Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tất cả các thủ đoạn cưỡng bức đều được mang ra sử dụng để nô dịch hóa và truyền đạo cho thổ dân Da Đỏ. Người Da Đỏ bị bóc lột, bị bắt làm nô lệ và buộc phải làm việc cho những người đến định cư để được đền đáp lại bằng sự bảo vệ và việc dạy giáo lý. Tổng số dân Da Đỏ được ghi nhận là đã chết do sự tàn bạo đó lên đến 15 triệu người. [26]

Sự gây tổn hại chính trong thời buổi hiện nay là do các nhóm giáo phái Phúc âmChính thống gíáo. Hai giáo phái này có những hoạt động chính ở Nam Mỹ là viện Ngôn Ngữ Học Mùa Hè  (Summer Institute of Linguistics- SIL) tổ chức Nhà truyền giáo các Bộ Tộc Mới (New Tribes Mission (NTM).

Chính cái tên viện Ngôn Ngữ Học Mùa Hè là đã gợi lên một ý đồ dối trá, che dấu các hoạt động truyền giáo. Đối với các chính phủ Nam Mỹ, viện SIL thể hiện mình như là những nhà nghiên cứu ngôn ngữ của các bộ lạc bản địa trên lục địa. Dưới vỏ bọc này, có 3.500 nhà truyền giáo tiến hành mục đích cải đạo người bản địa. Người sáng lập ra tổ chức, William Townsend, bảo vệ phương pháp gian xảo rõ ràng này bằng một câu hỏi hoa mỹ: “ Con của Người  xuống trần gian  này mà không cho biết người là ai, là có gian dối không ?” [27]

Tổ chức NTM do Paul Fleming thành lập, tổ chức này khoe khoang rằng họ có 2.500 nhà truyền giáo ở 24 quốc gia trên khắp thế giới. Là những người theo trào lưu chính thống bảo thủ và nhiệt thành  hơn tổ chức SIL. Tổ chức NTM công bố chính sách tuyển dụng những tín đồ truyền bá phúc âm trẻ và có học vấn giới hạn. Sự thiếu nhạy cảm của họ đối với các bộ lạc bản địa, có thể nhận biết trong một số mô tả của họ. Người bản địa được qui là “dân mọi rợ trần truồng”. Jean Johnson, một góa phụ của một nhà truyền giáo trẻ của NTM. Trong cuốn Thượng đế Trồng Năm Hạt của bà. Theo một ví dụ, Les Pederson,  người điều phối thực địa NTM cho Châu Mỹ La Tinh được báo cáo đã nói rằng “Bọn thổ dân Da Đỏ kia trông khá giống  như cùng một giuộc ”. [28]

Các giáo phái này, cũng như các giáo phái khác, làm thế nào để truyền bá được lời của Chúa? Họ học tiếng người bản địa và sau đó giảng đạo? Những người bản xứ sau đó,  bởi vì nghe chữ “Sự Thật” với chữ cái “T”, là tự động trở thành con chiên đạo Chúa? Không. Các phương pháp được sử dụng là gian xảo.

Một phương pháp của DIL được Victor Halterman giải thích, liên quan đến việc cắt đứt người bản địa ra khỏi nguồn sinh sống của họ. Điều này đòi hỏi một vài giai đoạn riêng biệt; trong cách nói của chính Halterman:

Khi chúng tôi phát hiện ra sự có mặt của một nhóm dân bản địa chưa từng bắt gặp bao giờ, chúng tôi đi vào khu vực đó, xây dựng một nơi cư ngụ chắc chắn bằng những súc gỗ và từ điểm này, chúng tôi phát quang thành những con đường tỏa vào rừng. Chúng tôi để lại dọc theo những con đường này những vật dụng như  dao, rìu, gương soi, những loại mà người Da Đỏ không thể cưỡng lại được sự ham muốn – và đôi khi họ để lại những món quà để trao đổi. Sau một thời gian, mối quan hệ phát triển. Có thể ban đầu họ không tin tưởng, nhưng sau cùng thì họ ngừng chạy khi chúng tôi xuất hiện và rồi chúng tôi gặp gỡ nhau và kết bạn.

Là một tác giả và là nhà báo, Norman Lewis, giải thích trong cuốn sách của ông Những nhà truyền giáo: Chúa chống lại người Da Đỏ (1988), các món quà được đặt theo cách mà cuối cùng người Da Đỏ rời xa nguồn thực phẩm và thú săn của họ hơn. Rồi thì sau đó không còn quà cáp gì nữa. Halterman viết tiếp:

Tiếp sau đó, chúng tôi phải bẻ gãy sự lệ thuộc của họ vào chúng tôi. Theo thói tự nhiên là họ vẫn muốn tiếp tục nhận những vật đáng ước ao này mà chúng tôi đã từng cho họ, và thỉnh thoảng điều làm họ ngạc nhiên là khi chúng tôi giải thích rằng từ nay về sau nếu họ muốn có những vật dụng này,  thì họ phải làm việc để kiếm tiền. Chúng tôi không tuyển dụng họ, nhưng chúng tôi thường sắp xếp công việc ở những nông trang địa phương. Họ định cư tại đây khi họ nhận thức ra rằng  không còn con đường nào để quay trở về được nữa.

Cái công việc làm ở  các “nông trang địa phương” thường đồng nghĩa với sự nô lệ (gián tiếp) được Halterman thừa nhận khi ông ta đề cập đến “sự lạm dụng” vẫn thường xảy ra. [29]

Một phương pháp khác, Lewis gọi đúng theo bản chất là “săn người”, bao gồm cả những nhà truyền giáo đi giảng đạo bên ngoài, thường là bằng xe cơ giới, săn bắt người bản địa rồi nhốt chung họ vào khu vực dành riêng được thiết lập cho việc truyền giáo. Ví dụ, tổ chức NTM tiếp tục tiến hành săn người như thế ở Paraguay. Có năm người bản xứ làm công việc truyền giáo bị giết trong một cuộc săn người như thế. Những người bản địa không chịu cải đạo bị bắt đưa vào trại NTM ở Campo Loro. Trong vòng một thời gian ngắn, theo tổ chức Sinh Tồn Quốc  Tế (Survival International), tất cả đều chết do mắc những loại bệnh tật mới mà họ không miễn nhiễm được. Bị chỉ trích đau, câu trả lời hay nhất mà ông Giám đốc của tổ chức NTM ở Paraguay cho là xứng đáng là: “Chúng tôi không rượt đuổi ai nữa cả. Chúng tôi chỉ cung cấp phương tiện đi lại.” [30]

Yếu tố cuối cần nói thêm. Như lewis viết:

Tính chất tầm thường của đời sống vật dục trần gian, so có đáng gì với mối nguy của hình phạt đời đời tiếp sau đó,  gây hưng phấn cho những nhà truyền giáo đi gặt hái linh hồn bằng mọi giá, thường là không quan tâm đến phúc lợi của những người cải đạo trên thế giới này .[31]

Những yếu tố này tạo nên tính chiến đấu của chiến dịch truyền đạo của giáo phái chính thống. Đây là điều mà chúng tôi tin chắc chắn sẽ gây nguy hại cho người bản địa. Và chúng tôi đã đúng. Dưới đây là một số ví dụ của sự phạm tội độc ác nhân danh Truyền bá Phúc âm của Chúa.

Những công việc tiếp xúc được thực hiện liên quan tới việc “săn người” thường được người bản xứ đã cải đạo thực hiện, những người này được các nhà truyền giáo huấn luyện để mang theo súng. Những người bản địa “ mới gặp” lần đầu và ngay sau đó bị vây bắt và đưa vào trại truyền giáo. Một tổ chức của Hoa Kỳ, Bảo Tồn Văn Hóa (Cultural Survival), tường thuật vào năm 1986 rằng, các người bản địa trong trại NTM ở Paraguay bị giam giữ ở đó mà không theo nguyện vọng. Nói tóm tắt, họ bị bắt cóc.

Một cuộc “săn người” khác như thế vào năm 1979 cũng ở Paraguay, một người bản địa quá khiếp sợ đã rơi từ trên cây xuống và bà ta bị gãy chân. (Vú ngực phải của bà đã bị các nhà truyền giáo bắn văng mất ở lần chạm mặt trước.) Bà ta bị bắt phải đi bộ vào trại truyền giáo với cái chân gãy. Sau đó bà chết. [32]

Nếu phương pháp vây bắt những người bản xứ để cải đạo là xấu, cuộc sống của họ trong  trại truyền giáo còn tệ hơn. Một vài ví dụ.

Có lần trong trại truyền giáo, nhiều người bản địa một là chết vì đói hoặc vì bệnh tật do các nhà truyền giáo lây sang cho họ mà trước đây họ không được miễn nhiễm để đề kháng. Trong một trại truyền giáo như thế ở Paraguay, nhà nhân loại học người Đức -Dr. Mark Munzel – tường thuật rằng các nhà truyền giáo cố ý từ chối cung cấp thức ăn và thuốc men. Từ con số 277 người bản địa vào tháng Tư năm 1972 xuống chỉ còn 202 người sống sót ba tháng sau đó. Một bản báo cáo của quốc hội Hoa Kỳ xác định rằng 49% dân số của trại đã biến mất! [33]

Chắc chắn rằng các giáo dân (không hề được biết tin tức) có thể quả quyết: người bản địa được phép rời khỏi trại nếu như họ không chấp nhận sự truyền đạo của những nhà truyền giáo.  Chắc chắn rằng đó là việc sống đạo phải làm. Nhưng thật ra không phải là như thế. Lấy sự chứng kiến tận mắt sau đây của Norman Lewism, và các ghi chép của ông trong một trại truyền giáo ở Paraguay:

Tôi đi theo ông ta  [Donald McCullin-phóng viên ảnh của tờ The Sunday Times] vào trong lều và nhìn thấy hai người phụ nữ già nằm lên trên đám giẻ rách trên sàn nhà trong giai đoạn tàn tạ cuối, và đang bên bờ của cái chết. Một người đã bất tỉnh, người thứ hai trong tình trạng tê cứng rõ ràng … Trong căn lều thứ hai, có một người đàn bà nằm đó, cũng đang trong tình trạng tuyệt vọng do những vết thương ở hai chân không hề được chữa trị. Một đứa trẻ con trần truồng, đầy nước mắt ngồi cạnh bên bà… Ba người đàn bà và đứa trẻ vừa bị vây bắt mới đây trong rừng, người phụ nữ thứ ba bị bắn vào hông trong khi cố chạy trốn. [phần nhấn mạnh là của ND] [34]

Dĩ nhiên, Paraguay không phải là nơi duy nhất mà người bản địa không có khả năng tự vệ phải chịu sự diệt chủng do tín đồ Thiên chúa giáo gây ra. Ở Bolivia, William Pencille thuộc Hội Truyền giáo Nam Mỹ, được gọi đến để giúp một chủ trại nuôi gia súc người da trắng đi vào trong các khu vực bộ lạc gặp thổ dân Ayoreos. Pencille thuyết phục những thổ dân này ngừng chống đối sự lấn chiếm của những người chăn nuôi gia súc và bảo họ đến sống trên một khoảnh đất cằn cỗi nằm cạnh đường ry xe lửa. Những người thổ dân không đề kháng được với bệnh tật thông thường của người “hiện đại”, bắt đầu chết dần. Trong quá trình của các diễn biến này, Pencille có những phương tiện để cứu mạng sống những người này. Ông ta tiếp cận được nhiều loại phương tiện vận chuyển, bao gồm cả máy bay và cho đến cả tiền bạc mà ông ta dễ dàng dùng để mua thuốc men cho họ. Tuy nhiên ông ta nói: “Họ chết thì tốt hơn. Sau đó tôi rửa tội cho họ (ngay lúc chết) và họ đi thẳng lên thiên đàng.” [Trích dẫn từ cuộc nói chuyện giữa William Pencille và Cha Elmar Klinger, OFM, do Luis A. Pereira trích dẫn từ  cuốn Một Trường Hợp của người Bolivia], Tổng cộng ba trăm thổ dân chết trong sự “chăm sóc” của ông ta trong vòng khoảng vài tuần. [35] [a]

Ở Guatemala, Hội Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Mùa Hạ đã ngừng mối quan hệ với một nhà độc tài quân sự trước đây là Efrain Rios-Montt, một tín đồ Cơ đốc giáo Phúc âm và là thừa tác viên có chức thánh (ordained minister) của phái Rao Tin Mừng (Gospel Outreach). Giáo hội phúc âm Verbo đã nhứng tay vào trong việc diệt chủng người Mayan bản địa, và cả địch thủ chính trị ở Guatemala trong suốt thời gian cầm quyền vào đầu những năm 1980, với hơn 70.000 người đã được báo cáo là bị giết do quân đội của ông ta thực hiện. Chính sách đốt phá sạch chủ nghĩa trần tục  (hay những lời từ chính miệng ông ta là “chính sách tiêu diệt cọng sản”) chống lại sự nổi dậy của quân du kích, được thực hiện một cách bừa bãi. Hơn 400 ngôi làng của người Mayan bị đốt thành tro bụi – tài sản, mùa màng của họ và gia súc bị tiêu diệt. Người Mayan bị nghi ngờ là giúp đỡ cho quân du kích bị bắt tra tấn và giết chết,  phụ nữ, con gái của họ bị hãm hiếp. Giữa những cảnh hung tàn này. Rios-Montt vẫn thường cho phát ra những bài giảng đạo nói về đạo đức! Dĩ nhiên, đối với các bạn là nhà truyền giáo của chúng tôi, việc ông ta là tín đồ đạo Chúa quan trọng hơn việc ông ta giết người hàng loạt. Mối quan hệ giữa vị tướng và SIL rất là ấm áp mà có lần ông ta phái bọn tay sai của mình làm công việc hộ tống cho SIL. [36]

Nhưng cái tồi tệ nhất của việc truyền giáo là sự dính dáng đến các hành động tàn bạo xảy ra ở Brazil. Thừa nhận rằng thủ phạm chính của sự diệt chủng là các viên chức của tổ chức có cái tên gọi hết sức bậy bạ là Ban Bảo Vệ Người Da Đỏ, những nhà truyền giáo ít ra là phải có trách nhiệm một phần đối với các sự việc này. Vào năm những 1980 văn phòng tổng chưởng lý Brazil bắt đầu điều tra các hành động tàn ác do tổ chức này vi phạm trong 30 năm qua. Những gì phát hiện được là đáng kinh ngạc.

Nhiều bộ lạc bản địa bị săn, giết và một số đã đến điểm tuyệt chủng, Một số phát hiện này bao gồm:

● Bộ lạc Munducurus: giảm từ 19,000 người từ những năm 1930 xuống còn 1,200

● Bộ lạc Guaranis: giảm từ 5,000 xuống còn 200

● Bộ lạc Cajaras : từ 4,000 xuống còn 400

● Bộ lạc Cintas Largas: từ 10,000 có thể  xuống còn 500

● Người Tapaiunas: hoàn toàn tuyệt chủng

● Các bộ lạc khác bị giảm xuống chỉ còn vài người (một hay hai!) và một số chỉ còn độc một gia đình.

Những tay cướp đất tham lam lựa chọn những người này bằng nhiều cách thức khác nhau, những tay cướp đất muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên còn nguyên sơ của rừng nhiệt đới của Brazil. Một số thủ đoạn bao gồm:

● Người Cintas Largas bị tấn công bằng thuốc nổ từ tàu bay thả xuống.

● Người Maxacalis được cho uống rượu và sau đó bị bắn gục khi họ bắt đầu say.

● Người Nhambiquera bị giết hàng loạt bằng súng máy.

● Hai bộ lạc của người Patachos bị tiêu diệt bằng cách tiêm một loại bệnh đậu mùa Indian biết rõ.

● Một số người Da Đỏ bị giết chết bằng cách tặng họ thực phẩm trộn thạch tín và formic.

Những việc làm nói trên chưa làm cạn sự sáng tạo của những kẻ giết người, nhưng đủ để thể hiện sự tàn ác không gì sánh nổi mà họ đến với các bộ lạc của người Da Đỏ.

Những điều này có liên quan gì đến các nhà truyền giáo ? Nhật báo Brazilian nói lên điều này:

Trên thực tế, những ai nằm dưới sự kiểm soát của các trạm Bảo Vệ Người Da Đỏ [nơi phần đông những sự tàn ác được thực hiện] là Những Nhà truyền giáo Bắc Mỹ …

Điều này được Bộ Phụ Trách Người Da Đỏ Brazil xác nhận. Vì thế, theo bản chất, các nhà truyền giáo cho phép sự tàn ác xảy ra. Như Lewis nói rõ:

Mặc dù là luật của mọi quốc gia văn minh ..những ai chứng kiến..tội ác mà không báo cáo với chính quyền là được xem như đồng lõa với tội phạm. Không có bất cứ báo cáo nào tố cáo những điều như thế [từ các nhà truyền giáo].

Theo như nhật báo O Globo tường thuật: “Chính sách truyền giáo là nhằm phớt lò những gì đang xảy ra.”

Dĩ nhiên các nhà truyền giáo không chỉ ngấm ngầm hỗ trợ cho việc diệt chủng người bản địa Brazil mà họ còn có vai trò tích cực trong nhiều chuyện tàn ác nữa. Một nhà truyền giáo thuyết phục 600 thổ dân da đỏ Ticuna rằng ngày tận thế đang tới và họ sẽ chỉ được an toàn khi ở trong trang trại. Trên trang trại đó, người Da Đỏ bị bắt làm nô lệ  và bị tra tấn.

The Bororos, một bộ lạc được nhà nhân loại học danh tiếng Claude Levi-Strauss nghiên cứu, cũng trở thành con mồi của các nhà truyền giáo, họ bị các nhà truyền giáo, được cảnh sát địa phương hỗ trợ, cấm đoán việc thực hiện các nghi lễ chôn cất người chết của họ. Điều đó làm mất đi sự nhận biết văn hóa của người Bororos và, từng người một, họ tự sát. Theo như nhật báo O Jornal do Brazil giải thích:

Những gì những người này để lại là cảnh đáng buồn. Các nhà truyền giáo đã  tước đi sức mạnh chống đỡ của họ. Đó là lý do tại sao họ dễ dàng bị cướp đoạt. Một sự trống vắng và không mục đích mênh mông đọng lại trên những đôi mắt của họ.

Thế đó, sức mạnh của tình yêu Thiên chúa trong những cánh rừng của Brazil. [37]

a. Nếu như những câu chuyện như thế này nghe thật kinh hoàng, hãy nhớ rằng, ngay tại thời điểm này, nó vẫn đang xảy ra. Nếu bạn muốn giúp đỡ,. Hay tìm hiểu thêm hoàn cảnh khốn khổ của những người bản địa, như chủng tộc Ayoreos chẳng hạn, hãy ghé thăm trang  điện tử  Friends of Peoples Close to Nature .

Mission field : a place where Christ name is not known." - sứ mệnh truyền giáo đến những nơi chưa từng biết đến Thiên chúa.

Nguồn: http://www.rejectionofpascalswager.net/mission.html

SG. 10-2013

Người dịch: Nguyễn Trí Cảm

__________________

Tài liệu tham khảo

[1]. Pettifer & Bradley, Missionaries: p15

[2]. Lewis, The Missionaries: p9-15

[3]. Pettifer & Bradley, op cit: p125

[4]. ibid: p72-82

[5]. ibid: p82

[6]. Maquet, Africanity: p38

[7]. Pettifer & Bradley, op cit: p88-89

[8]. Davidson, Africa in Modern History: p110.

Harrison, The White Tribe of Africa: p69

Pettifer & Bradley, op cit: p96

[9]. Pettifer & Bradley, op cit: p129-131

[10]. Lewis, op cit: p36-43

[11]. Akha.org: Just say "No" to Missionaries.

[12]. Draft Declaration on the Rights of Indigenous Peoples

[13]. Pettifer & Bradley, op cit: p53-55

[14]. ibid: p63-64

[15]. ibid: p56

[16]. ibid: p55

[17]. ibid: p60-63

[18]. ibid: p60-63

[19]. Pettifer & Bradley, op cit: p175

[20]. Feldman, The Nobel Prize: p310

[21]. Hitchens, The Missionary Position: p38-39

[22]. ibid: p39-41

[23]. ibid: p43-48

[24]. ibid: p48

[25]. ibid: p41-42

[26]. Pettifer & Bradley, op cit: p133

[27]. Lewis, op cit: p99-100

[28]. ibid: p115-119

[29]. . ibid: p105

[30]. ibid: p117

[31]. ibid: p104

[32]. ibid: p117-118

[33]. . ibid: p126

[34]. ibid: p159

[35]. ibid: p114

[36]. L. Kirk Hagen, "Creationism's Expanding Universe: Linguistics May be Fundamentalism's Backdoor into the Public Education System" Skeptic Magazine Vol 10 No.3 2003: p64-69

See biography of Ross-Montt in the MoreorLess website.

[37]. Lewis, op cit:: p92-98

Source: //www.rejectionofpascalswager.net/mission.html

Nguyễn Trí Cảm