●   Bản rời    

Góp Ý Trong Vấn Đề Sửa Đổi Hiến Pháp

Góp Ý Trong Vấn Đề Sửa Đổi Hiến Pháp

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ038.php

13-Mar-2013

LTS: Nhìn chung các diễn đàn và báo chí, nhất là truyền thông hải ngoại về việc góp ý sửa đổi hiếp pháp, một số khá đông bị ảnh hưởng bởi sự lèo lái dư luận và đi vào bẫy rập của phe nhà thờ. Lợi dụng ý niệm dân chủ và tiến bộ để hướng dẫn dư luận tập trung vận động chú trọng vào điểm nhắm của họ. Nhưng bài viết độc lập sau đây nói lên tư tưởng nhất quán và lập trường kiên định, ý thức được âm mưu của kẻ xâm lược vô hình, và "bàn tay lông lá". Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu bài góp ý đặc biệt của tác giả Nguyễn Mạnh Quang. (SH)

Hiểu đại cương, hiến pháp của một chế độ chính trị đều có các mục đích là (1) đem lại  dân chủ, tự do, công bằng, bác ái, (2) ổn định trật tự xã hội, an ninh cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân.

Tùy theo bối cảnh lịch sử của mỗi quốc gia hay hoàn cảnh đương thời của đất nước mà ngoài những phần mục thông lệ, các nhà biên soạn hiến pháp thường thường còn

thêm vào những điều khoản nhằm loại bỏ mọi nguy cơ có thể làm nguy hại đến

(a) chủ quyền độc lập của tổ quốc, (b) sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, và (c) sự tồn vong của dân tộc. Đây là trường hợp của các nước Anh, Pháp, Ý, Nga, Hoa Kỳ, Mễ Tây Cơ, v.v….

Điển hình là Hiến Pháp Hoa Kỳ:

Ngay sau khi bản hiến pháp vừa được ban hành, ông Thomas Thomas JeffersonJefferson (lúc đó đang giữ nhiệm vu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Paris Pháp) liền đề nghị thêm vào 10 điều khoản gọi là 10 Tu Chính Hiến đầu tiên, trong đó điều đầu tiên khẳng định rằng phải tách rời tôn giáo (ngầm hiểu rằng nhắm vào Giáo Hội La Mã) ra khỏi chính quyền. Sau này, thấy rằng điều khoản này chưa đủ mạnh, họ lại đưa ra khẩu hiệu WASP (một loại luật bất thành văn để chọn những người da trắng, gốc Anglo Saxon và theo đạo Tin Lành, chứ không phải Catholic). Tới năm 1867, sau khi đã khám phá ra chuyện Vatican xúi giục các nhà chính khách các tiểu bang miền Nam nổi loạn chống lại chính quyền Liên Bang, Hoa Kỳ lại quyết định cắt đứt  quan hệ ngoại giao với Vatican.

A.- Tình Trạng Những Quốc Gia Nạn Nhân Của Giáo Hội La Mã

Các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội La Mã  phải trải qua nhiều thế kỷ tranh đấu để chống lại sự lấn lướt của đạo Ca-tô, và chống lại việc Vatican thọc sâu vào các công việc nội chính:

(1) mưu đồ đem đất nước dâng hiến cho Vatican của họ,

(2) chống lại các thế lực ngoại thù liên minh với Vatican đem quân đến tấn công và cướp nước, và

(3) chống lại sách lược Vatican dùng tín đồ bản đia gây loạn để  chống và cướp chính quyền.

Việt Nam là một trong các quốc gia nạn nhân lâu dài nhất của Vatican cũng ở trong trường hợp này. Hậu quả của thời gian nô lệ Vatican là những thảm họa cho dân tộc về mặt văn hóa và xã hội, khó mà đo lường, nhưng có thể nhìn thấy qua một số dữ kiện sau đây.

1.- Hệ thống tín lý Ki-tô dựa trên những lời phán dạy ghi trong Cựu Ước và Tân Ước có quá nhiều (a) chuyện hoang đường, nhảm nhí với chủ tâm mê hoặc người đời để thủ lợi, (b)  chuyện loạn luân, phi luân, phi nhân, phi nghĩa, và (c) nhiều hành động nặng tính cách ganh ghét đố ki, gian tham, bạo ngược và dã man.

Những lời phán dạy này đều được ghi trong các sách gọi là thánh kinh.  Tiêu biểu có thể đọc trong Holy Bible - the New King James Verson, (New York: American Society, 1982 của Thomas Nelson, Inc.); tiếng Việt: Kinh Thánh: Cựu Ước Và Tân Ước (United Bible Societies, Vietnamese 53V - UBS - 1983 - 4M)

a.- Cựu Ước, nơi các sách Deuteronomy (19:21), Exodus (21: 23-25), Dân Số (25:3-5, 31:1-54), Leviticus (20:6, 24:19-20, 26: 1-43), Phục Luật (6:14), (7:1- 2, và 16); (12: 2-3), (13:6-9), (18: 4 và 20), (20:14-16), (22: 13-21 và 23), Xuất Hành (13:12),( 20 11), và ( 22: 18 và 20.)

b.- Tân Ước, nơi  sách Matthew (10: 21, 33-37), John (15: 16). Rõ ràng nhất là những lời phán dạy trong Matthew (10: 33:33) :

“Ta đến đây không phải mang lại sự bình an, mà là mang gươm dáo. Ta đến để con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng và làm cho người trong nhà trở thành thù địch chống lại nhau. Kẻ nào yêu kính cha mẹ hơn ta thì không đáng gì đối với Ta, và kẻ nào yêu thương con cái hơn Ta cũng không đáng gì đối với Ta. ” (Anh ngữ)

Những lời dạy này hoàn toàn  trái ngược với truyền thống sống văn hóa bất kỳ quốc gia nào trên thế giới từ ngày có chữ viết cho đến ngày nay, đặc biệt là không thể nào có thể tồn tại trong các dân tộc có văn hiến như các dân tộc  Đông Phương.

Cũng vì thế mà trong nhiều thế kỷ vừa qua, nhất từ khi bước vào Thời Đại Khoa Học Và Lý Trí từ đầu thế kỷ 16, các nhà trí thức và  nhân dân của nhiều quốc gia trên thế giới, (nhất là ở Âu Châu và Mỹ Châu) đã giã từ Giáo Hội La Mã và vứt bỏ cái hệ thống tín lý Ki-tô quái đản này vào sọt rác.

2.- Lời tuyên bố của  Giáo Hòang Paul IV (1555-1559) “Nếu bố tôi là dị giáo đồ, tôi cũng sẽ chụm củi thiêu sống ông ta luôn..”(1)  đã rèn luyên tín đồ thành hạng người vô gia đình và sẵn sàng làm những chuyện đại nghịch bất đạo.

3.-  Giáo Hội La Mã  đã liên tục rèn luyện tín đồ làm điệp viên rình râp theo dõi những người thân thương trong gia đình và báo cáo cho nhà thờ hay để sơm có biện pháp trừng phạt thích thời.  Làm như vậy, tín đồ trở thành hạng người vô gia đình, chỉ biết đặt tình yêu đối với giáo hội trên hết. Rõ ràng như vậy là rất phù hợp với lời phán dạy của Jesus trong Matthew (10: 33:33.) như đã trình bày ở trên.

4.- Việc những thanh niên nam nữ trong giáo hội đòi những người yêu thuộc các tín ngưỡng phải theo học giáo lý Ki-tô, phải làm lễ “rửa tội” theo đạo rồi mớii được tiến hành làm lễ thành hôn là “phản tiến  hóa, vi phạm nhân quyền, phản tự do, phản dân chủ”.

5.- Giáo hội đã huấn luyện các con chiên những điều thiếu lý trí, phản nhân luân, phản tổ quốc và phi pháp, tiêu biểu như:

a.- Niềm tin tôn giáo không cần đến lý trí.”
b.-Phúc cho ai không thấy mà tin.”
c.-Chỉ cần có một niềm tin bằng hạt cải thì có thể bê cả trái núi quăng xuống biển.
d.- Phải tuyệt đối tin tưởng và trung thành với Tòa Thánh Vatican.
e.-Phải triệt để vâng lời và tuân hành lệnh truyền của các đấng bề trên.
f.-“Phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo được biết.” Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 29003), tr 320.

Lời phán dạy này chứng tỏ Giáo Hội La Mã rèn luyện tín đồ bao che những hành động tội ác chống lại xã hội, chống lại những người khác tôn giáo, chống lại chính quyền sở tại nếu chính quyền đó không thỏa mãn yêu sách bất chính của  giáo hội).

g.-Cha (linh mục) là đại diện của Chúa. Phải coi Cha như Chúa. Những gì Cha nói và hành động là nói và hành động theo ý Chúa. Nếu các Cha có làm gì sai trái, thì đã có Chúa phán xét”, là giáo dân ngoan đạo, không được bàn tán và nói hành nói tỏi các Cha.“

h.-Dạy người Công Giáo Việt Nam “Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ. Chỉ tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican. (2) không thừa nhận quyền lực nhà Vua và luật pháp nước họ. Lời phán dạy này làm cho tín đồ chỉ biết đến giáo hội mà thôi, nên họ luôn chống tất cả chính quyền nào không chịu dưới quyền của họ.

6.-  Ngoài những lời  dạy như đã nói ở trên, tu sĩ của giáo hội còn hô hào những khẩu hiệu “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”,”giữ đạo, chứ không giữ nước”, “nhất Chúa, nhi cha, thứ ba Ngô Tổng Thống”, v.v.. Đây cũng là những lời dạy hoàn toàn trái ngược với nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc: “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, “việc nước trước việc nhà”.  Kết quả là tín đồ Ca-tô trở thành hạng người vong thân, vong bản, phản dân tộc, phản tổ quốc. Lịch sử đã chứng minh đúng như vậy!

7.- Hành động của Vatican phong thánh cho 117 tên tội đồ  bị các chính quyền ta xử tử trong hai thế kỷ 18 và 19 về tội phản quốc là có mục đích thôi thúc và khuyến khích giới tu sĩ và con chiên người Việt hăng say tiếp tục làm tay sai cho Vatican trong mưu đồ cướp đoạt chính quyền tại Việt Nam.

8.- Từ thập niên 1620, Giáo Hội La Mã đã liên tục tìm đủ mọi cách để đánh phá Việt Nam bằng (1) những hành động phỉ báng và nhục mạ các tôn giáo cổ truyền của dân ta (trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày do Bộ Truyền Giáo do giáo triều Vatican in và  phát hành vào năm 1651),  (2) vận động Pháp  liến kết với giáo hội và xuất quân đánh chiếm Việt Nam ,(3) dạy dỗ tín đồ  bản địa phải chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam bằng cách tiếp tay với các thế lực ngoại  cường liên minh với giáo hội đánh chiếm Việt Nam và thống trị Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 cho đến ngày 30/4/1975,  tiếp tục đánh phá chính quyền và nhân dân ta từ năm 1976 cho đến ngày nay.

Như vậy,tính từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay, nếu so với các ngoại cường đã từng đem quân  tấn công và thống trị nước ta như Trung Quốc, Pháp, Nhật Và Hoa Kỳ, thì Vatican hay Giáo Hội Lã Mã là kẻ thù nguy hiểm nhất,  thâm độc nhất, tham tàn nhất, dã man nhất và bám chặt lấy thân xác Việt Nam lâu dài nhất.

9.- Trong gần hai ngàn năm qua, Giáo Hội La Mã đã phạm những rặng núi tội ác cao vời vợi . Sách sử ghi nhận rằng giáo hội có liên hê đến cái chết đau thương của gần 300 triệu lương dân vô tội. (3) .Vì thế nhân dân thế giới căm thù giáo hội đến đỗi chính Giáo Hoàng Benedict XVI (2005-2013) cũng đã phải công nhận như vậy:

Ngày 30/1/2010 vừa qua, các cơ quan truyền thông trên thế giới loan tin rằng, “Giáo Hoàng Benedict XVI lên án cái mà ông gọi là “mối ác cảm của nhân dân ở nhiều nơi trên thế giới đối với đạo Kitô ngày càng trở nên mãnh liệt.” (Pope Benedict XVI is condemning what he called “growing aversion” to the Christian faith in the world.)” (4)

10.- Giới tu sĩ Ki-tô (từ giáo hoàng xuống tới cấp thấp nhất là linh mục, sư huynh và nữ tu) đều bị các bậc thức giả, và các danh nhân lên án nặng nề:

(a) Hoàng Đế Napoléon I (1769-1821) của nước Pháp đã lớn tiếng tuyên bố rằng, “Hiệp Hội Giêsu (Dòng Tên ?) là hội nguy hiểm nhất, và đã gây nên nhiều tổn hại hơn tất cả những hội tôn giáo khác." The (Society of Jesus is the most dangerous of orders, and has done more mischief than all the others.) và ”Ở mọi nơi và mọi thời, linh mục đã đưa vào sự gian dối và sai lầm." (Priests have everywhen and everywhere introduced fraud and falsehood),

(b) Nhà ái quốc Ý Đại Lợi Giuseppe Garibaldi (1807-1882) nói rằng, “Linh muc là hiện thân của sự gian trá". (The priest is the personification of falsehood),

(c) Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson (1743-1826) khẳng định “Trong mọi quốc gia và trong mọi thời đại, linh mục đã thù nghịch đối với tự do." (In every country and in every age, the priest has been hostile to liberty.) (5)

11.- Một khi con chiên của Giáo Hội La Mã còn “tuyệt đối tin tưởng vào Vatican” thì họ sẽ phản tổ quốc.

Sau khi truất phế Bảo Đại (hành động phản phúc),  con chiên Ngô Đình Diệm dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm (tức Giáo Hôi La Mã hay Vatican). Buổi lế này cử hành vô cùng trọng thể vào tháng 2/1959 tại Sàigòn, và viên Khâm Sứ đại diện Vatican ở Sàigon là Hồng Y Agagianian đến làm chủ tế. Trần Tam Tình, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chíi Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978) tr 126-127.   

12.- Sau khi ban hành một sắc lệnh vào năm 1449, Giáo Hội La Mã tuyên bố rằng, “sắc lệnh phát xuất từ nguyên lý rằng trái đất thuộc về Chúa Ki-tô và  người đại diện cúa Chúa có quyền sử dụng tất cả những gì không do tín đồ của Chúa chiếm hữu, những người kẻ ngoại đạo không thể là những kẻ họp lý bất cứ mảnh đất nào…” Cao Hiuy Thuần, Đao Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1998, tr 7) sau khi bàn hành Sắc Chỉ Romanus Pontifex vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 và nhiều sắc lịnh hay thánh lệnh khác trong thế kỷ 15 (có nội dung tương tự), Giáo Hội La Mã  đã:

a.- Gửi hàng binh đoàn điệp viên với danh nghĩa là các giáo-sĩ truyền giáo đến Việt Nam để dụ  khị dân ta vào đạo rồi cùng với các con chiên thu thập tin tức tình báo chiến lược gửi về Vatican để  điều nghiên kế hoạch đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa.

b.- Ba lần gửi các nhà thuyết khách đến kinh thành Paris để uốn lưỡi Tô Tần thuyết phục các chính quyền thời Vua Louis XIV, thời Vua Louis XVI và thời Hoàng Đế Napoléon III  liên kết với Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa để cùng cướp đoat tài nguyên của đất nước ta, cưỡng bách nhân dân ta làm nô lê, và bóc lột dân ta đến tận xương tận tủy. Kinh hoàng nhất là chỉ trong mấy tháng đầu mùa xuân năm Ất Dậu 1945, con số người Việt chết đói lên đến 2 triệu người.

13.- Tại Pháp, trong những năm từ 1945, chính Giáo Hội La Mã đứng sau hậu trường điều khiển Đảng Thiên Chúa Giáo có danh xưng là Mouvement Républicain Populaire (MRP) mà đảng trưởng là con chiên Georges Bidault. Ông Bidault toa rập với chính quyền Charles de Gaulle bổ nhậm cựu Linh-mục Georges Thierry d’ Argenlieu làm Cao Ủy Đông Dương đem quân tái chiếm Đông Dương, gây nên cuộc chiến mà nhân dân Pháp gọi là “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” (la sale guerre). Cuộc chiến này kéo dài gần chín năm trời, khiến cho nhân dân ta phải khốn khổ điêu linh vì đã làm thiệt hại không biết bao nhiêu là của cải, tài sản và sinh mạng của dân Việt.

14.- Theo kế hoạch Ki-tô hóa dân miền Nam thì toàn thể dân miền Nam phải theo “cái tôn giáo ác ôn” này với chỉ tiêu mười năm. Giáo Hội La Mã là kẻ thù bất cộng đái thiên của dân tộc Việt Nam. Dưới đây là nguyên văn lời tuyên bố của con chiên Ngô Đình Nhu nói lên:

 “Tôi có cả một chương trình, đã bàn tính kỹ với Đức Cha (Ngô Đình Thục) sẽ lần hồi tiến tới chỗ mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam sẽ theo Công Giáo hết.” (7)

Dã tâm này đã làm cho con số người miền Nam bị sát hại lên tới hơn 300 ngàn người, gần một triệu người bị bắt giam, bị cầm tù, bị hành hạ và  bị tra tấn vô cùng dã man khiến cho rất nhiều người  trờ thành tàn phế (Xin xem sách Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004) nơi các trang 127-131 và các trang 213-264, và khiến cho nhân dân ta lại phải lao vào cuộc chiến Giải Phóng Miền Nam để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, đòi lại miền Nam cho tổ quốc và đem giang sơn về một mối.

15.- Từ  thế kỷ 16 cho đến ngày nay, tập thể tu sĩ và con chiên người Việt đã:

a.- Liên tục làm tay sai vô điều kiện cho Vatican: Các con chiên như Tạ Văn Phụng, Trần Bá Lộc,  Lê Phảt Đạt (Huyện Sĩ), Petrus Ký,  Nguyễn Trường Tộ, Ngô Đình Khả, Lê Hoan, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khôi,  Ngô Đình Huân,  Ngô Đình Diệm,  Lê Hoan, GM  Nguyễn Bá Tòng, GM Lê Hữu Từ,  GM Phạm Ngọc Chi, LM Trần Lục, LM Ân (trong vụ Hà Thành Đầu Độc và năm 1908),  LM Hoàng Quỳnh, LM Mai Ngọc Khuê, LM Nguyễn Quang Ân, LM Vũ Đức Khâm, LM Nguyễn Kim Điện, LM Lương Huy Hân, LM Mai Đức Tín, Vũ Đức Luật, LM Nguyễn Quang Ân, LM Nguyễn Lạc Hóa, v.v… là những bằng chứng rất hiển nhiên.

b.- Liên tục làm tay sai cho các thế lực ngoai thù như Pháp, Tây Ban Nha, Nhật (các con chiên Cường Để, Ngô Đình Huân, Ngô Đình Diệm, Trần Văn Lý và rất nhiều con chiên khác trong cái gọi là “Việt Nam Quang Phục Đảng”) (8)

c.- Gục mặt cúi đầu làm tay sai vô điều kiện cho Liên Minh xâm Lược Mỹ Vatican trong những năm 1954-1975 tại miền Nam Việt Nam.  Thí dụ:

- Linh-mục Hoàng Quỳnh đã trâng tráo hô khẩu hiệu “Thà mất nuớc, chứ không thà mất Chúa” khi chỉ huy đám giáo dân biểu tình ở ngoài hàng rào Bộ Tổng Tham Mưu. Việc này xảy ra vào ngày 27/8/1954 để làm áp lực với chính quyền của Tướng Nguyễn Khánh phải phục hồi quyền lực và quyền lợi cho Đảng Cần Lao Công Giáo và chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm. Chu Văn Trình, Văn Sử Địa (Tavares, Florida: Ban Tu Thư Tự Lực, 1989), tr. 80.

- Linh-mục Nguyễn Quang Minh (quản nhiệm nhà thờ Vinh Sơn), Linh-mục Nguyễn Hữu Nghi (quản nhiệm nhà thờ An Lạc), cùng với các con chiên Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Xuân Hùng (cựu sĩ quân quân đội miền Nam (1954-1975) chủ mưu. Vụ nổi loạn ở nhà thờ Vinh Sơn (Sàigòn) xẩy ra vào năm 1976.

d. Ngay cả từ sau 1975 cho đến nay, con chiên người Việt vẫn  tiếp tục nổi loạn phá rối trị an quốc gia và xem thường kỷ cương đất nước. Điển hình như:

- Linh-mục Nguyễn Văn Lý nổi loạn ở giáo xứ Nguyệt Biều (Huế). Trong phiên tòa xử lý ông ta vào ngày 30/3/2007, ông Lý tỏ ra xấc xược, ngược ngạo và thiếu văn hóa trước vành móng ngựa.

- Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xúi giục con chiên nổi loạn đánh phá tòa nhà công quyền tại số 142 Phố Nhà Chung, Hà Nội trong thời gian từ 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008 với chiều bài đòi chiếm lại khu đất này cho Vatican,

- Viên tổng giám mục này cùng với các Linh-mục Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Hữu Vinh xúi giục một số giáo dân cuồng tín gây bạo loạn phá tường tràn vào chiếm đóng Công Ty May Chiến Thắng tại số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng (Phường Đống Đa, Hà Nội) từ ngày 18/8/2008 cho đến ngày 22/9/2008.

- Các linh mục tỉnh Dòng Cứu Thế dùng lời lẽ ngang ngược (coi giáo luật đứng trên luật pháp Việt Nam) khi viết trong lá thư phúc đáp gửi ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội đề ngày 19/12/2008.

- Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn (chủ tịch Hồi Đồng Giám Mục Việt Nam) sử dụng những lời lẽ ngang ngược, coi giáo luật đứng trên luật pháp Việt Nam khi viết văn thư số 10/GHVN đề ngày 25/9/2008 để trả lời bản văn thư số 1437/UBND-NC ngày 23/9/2008 của ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội.

- Giáo dân ở xã An Bằng, Huế, lấn đất, lập bàn thờ cầu nguyện trái phép ở nhiều nơi ngoài khuôn viên Nhà Thờ, kéo dài từ đầu năm 2008 cho đến ngày nay (tháng 1/2009).

- Rất nhiều vụ nổi loạn  khác như Loan Lý, Tam Tòa,  Đồng Chiêm, Cồn Dầu, v.v.. đều do các tu sĩ và con chiên chủ mưu và khởi động.

e.- Hành động Lê Chiêu Thống của các con chiên người Việt trong việc thành lập cái gọi là “Việt Nam Cộng Hòa Foundation” kéo nhau đến họp ở  tòa nhà Civic Center tại thành phố Westminster (California) vào tháng 7 năm 2003 để, biên soạn một lá thư gửi Liên Hiệp Quốc thỉnh cầu cơ quan này cưỡng bách chính quyền Việt Nam phải thi hành Hiệp Đinh Paris 1973. (9)

g.- Hành động Lê Chiêu Thống của những tên đầu nậu  của Trung Tâm Sản Xuất Băng Nhạc  ASIA:  con chiên Trúc Hồ, Nam Lộc, Việt Dũng,.. trong việc  gom góp và  ngụy tạo chữ ký của người Việt hải ngoại trong cái gọi là “thỉnh nguyện thư”,  đòi chính quyền Hoa Kỳ trực tiếp can thiệp với chính quyền Việt Nam phải thỏa mãn những yêu sách ngược ngạo  của họ.

h.- Những việc làm phản quốc và ác tâm của giáo dân và những người đồng minh chống Cộng của họ ở Hoa Kỳ trong nỗ lực vận động với Quốc Hội Hoa Kỳ trong những ngày đầu năm 2009 để đưa Việt Nam vào danh sách CPC (Countries particular concerned), nhưng thất bại.

Tất cả những hành động phản quốc nêu trên cho thấy giới tu sĩ Ca-tô và tín đồ  Ki-tô người Việt là những tội đồ phản quốc thuộc loại thâm niên cố đế truyền tử lưu tôn bất khả trị.

16.- Các quốc gia  nạn nhân của Giáo Hội La Mã nói riêng và đạo Ki-tô nói chung ở khắp mọi nơi trên thế giới đều: hoặc là  có những điều khoản ghi trong hiến pháp, hoặc là ban hành một đạo luật với nội dung nói rõ  các biện pháp đối phó với những loại người có bản chất phản quốc. Ngoài ra, họ còn có một số  đạo luật  (thành văn) như Tu Chính Hiên 1 trong Hiến Pháp Hoa Kỳ và quyết định cấm bang giao với Vatican được ban hành vào năm 1867,  và một số tập tục (luật bất thành văn) như WASP (White- Anglo Sxaon-Protesstant) với chủ đích loại bỏ  Giáo Hội La Mã và tín đồ của cái “đạo bịp” này ra khỏi nếp sống sinh hoạt chính trị trong xã hội Hoa Kỳ. Nhờ vậy, từ ngày lập quốc đến nay Hoa Kỳ đã có thể  ngăn chặn, không để cho Vatican có thể  sử dụng con chiên bản địa để  đánh phá chính quyền,  gây bất ổn trong xã hội, làm nguy hai đến nền an ninh và sự tồn vong của đất nước.

*
*   *

Cũng vì  kinh nghiệm đau thương với những tai hoa và nguy hiểm cho sự tồn vong của dân tộc và tổ quốc do Giáo Hội La Mã gây ra, cho nên các quốc gia đã từng là nạn nhân của Giáo Hội La Mã nói riêng, và đạo Ki-tô nói chung, đều có những biện pháp cứng rắn vô cùng nghiêm khắc đối với Vatican và tín đồ Ki-tô. Phương cách thông thường nhất của biện pháp này là đưa vào hiến pháp một số điều khoản cũng như ban hành các đạo luật (1) giới hạn quyền công dân và quyền lợi của những người còn tự nhận là con chiên của Vatican (như Anh quốc), (2) đòi hỏi tín đồ Ki-tô phải đặt quyền lợi của  đất nước lên trên hết, (3) phải cắt đứt quan hệ với Vatican (như Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác như các nước mà đạo Hồi là tôn giáo chính), (4) đặt Giáo Hội La Ma Mã ra ngoài lề xã hôi và cấm con chiên của Giáo Hội không được tham chính (như ở Anh Quốc,và nhiều quốc gia khác ở vùng Trung Đông), v.v…

 

B.- Hiến Pháp Của Các Quốc Gia Nạn Nhân Của Giáo Hội La Mã

1. Nước Anh

Nước Anh đã phải trải qua nhiều thế kỷ tranh đấu (1) chống lại sự lấn lướt của đạo Ca-tô và bàn tay của Vatican thọc sâu vào các công việc nội chính mưu đồ cướp đoạt chính quyền, (2) chống lại thế lực ngoại thù liên minh với Vatican đem quân đến tấn công nước Anh (chính quyền Pháp thời Vua Louis XIV) cho nên:

1.- Vào đầu thập niên 1530 trong thời Anh Hoàng Henry VIII (1491-1547), nước Anh đã ly khai, tách rời khỏi Vatican, thành lập Anh Giáo, tịch thu (quốc hữu hóa) toàn bộ của nổii của chìm, động sản và bất động sản của Giáo Hội La Mã.

2.- Ấy thế mà Vatican vẫn có thể sử dụng tín đồ bản địa để đánh phá nhân dân và chính quyền Anh để thiết lập một chế độ đạo phiệt thần phục Vatican tại quốc gia này.  Để đối phó với tình trạng chia rẽ tôn giáo do đạo Ca-tô gây ra, năm 1559, chính quyền Anh đưa ra biện pháp “Ổn định tôn giáo thời Nữ Hoàng Elizabeth " (1558-1603).

Theo luật này, mọi người được bổ nhậm làm công nhân viên nhà nước (công chức) hay trong các nhà thờ đều phải tuyên thệ trung thành với nhà vua, (ngườii vừa là quốc trưởng của đất nước, vừa là giáo chủ của Giáo Hội Anh.) Kẻ nào từ chối không tuân hành luật này sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc và những kẻ không chịu tham dự vào các buổi lễ lạc của Anh giáo cũng bị phạt một khoản tiền. Những kẻ tái phạm những luật trên đây sẽ bị phạt tù và có thể bị tử hình. Đạo Ca-tô bị đặt ra ngoài lề xã hội….”  (Nguyên văn tiếng Anh) (10)

3.- Năm 1606: Chính quyền trong thời Vua James (1603-1626) phải dùng biện pháp cứng rắn hơn đối với tín đồ Ca-tô, trừng phạt nghiêm khắc tín đô Ca-tô nào không chịu tuân hành luật pháp, ban hành luật đòi hỏi mọi người dân Anh phải tuyên thệ trung thành với nhà vua và phải phủ nhận “ý niệm quyền lực của giáo hoàng phải đứng trên quyền lực của nhà vua”. Luật này được ban hành vào tháng 5 năm 1606’

4.- Năm 1673: Quốc Hội Anh ban hành một đạo luật gọi là “Test Act” (Luật Thử Nghiệm). Theo đạo luật này, tất cả các viên chức chính quyền và sĩ quan quân đội đều phải tuyên thệ rằng (1) phải từ bỏ tín điều hóa thể (transubstantiatiion) [bánh thánh là mình hay thân xác Chúa và rượu lễ là máu Chúa], (2) phải lên án và tố cáo một số tín điều bị coi như là mê tín và sùng bái các tượng thần, và (3) chỉ được rước lễ theo nghi thức của Giáo Hội Anh thôi. (nguồn tham khảo) (11)

5.- Năm 1691: Quốc Hội Anh lại ban hành một biện pháp khác nữa nghiêm khắc hơn đối với Vatican. Đó là Đạo Luật Ổn Định vào năm 1691. Đạo luật này cấm không cho người Anh là tín đồ Ca-tô của Giáo Hội La Mã lên cầm quyền. Dưới đây là đoạn văn quan trọng của đạo luật này:

Không có một tín đồ Ki-tô La Mã nào có thể trở thành nhà lãnh đạo nước Anh. Như vậy là luật này loại hẳn tất cả những người con và cháu của vua James Đệ Nhị với người vợ thứ hai của nhà vua, không cho họ lên cầm quyền.” (12)

Kể từ đây, nước Anh thực sự (1) theo chế độ quân chủ lập hiến, quyền cai trị đất nước được trao cho vị thủ tướng do Quốc Hội tuyển chọn, và (2) không có một người Anh nào là tín đồ Ca-tô được đưa lên ngai vàng. Cũng từ đó, ảnh hưởng Giáo Hội La Mã được coi như là bị tiêu diệt hoàn toàn ở Anh quốc, mặc dù quốc gia này là một nước dân chủ tự do và tôn trọng quyền tự do tôn giáo của tất cả mọi người dân. Cũng từ đó nước Anh không còn bị Vatican dùng tín đồ để đánh phá chính quyền và gây rối loạn trong xã hội nữa.

2. Nước Pháp:

Tương tự như nước Anh, bối  cảnh nước Pháp cũng đã phải trải qua nhiều thế kỷ tranh đấu (1) chống lại sự lấn lướt của đạo Ca-tô và bàn tay của Vatican thọc sâu vào các công việc nội chính mưu đồ cướp đoạt chính quyền, (2) chống lại thế lực ngoại thù là các nước Áo, Phổ, Nga và Anh do Vatican vận động đem quân đến tấn công nước Pháp vào giữa thập niên 1790 và nhiều lần khác nữa cho đến khi chính quyền của Hoàng Đế Napoléon I bị lật đổ vào năm 1814, và (3) chống lại sách lược Vatican dùng tín đồ bản ụia để gây loạn và cướp chính quyền.  

Kinh nghiệm đau thương của nước Pháp do Giáo Hội La Mã hay đạo Ki-tô gây ra còn trầm trọng hơn rất nhiều so với nước Anh, nhất là từ thời nữ bạo chúa Catherine Medici (1519-1589) trở thành hoàng hậu của vua Henry II (1519-1559), rồi nắm quyền nhiếp chính kể từ năm 1559 trong các triều Vua Francis II (1560), Vua Charles X (1560-1574), và Vua Henry III (1551- 1589), cho đến ngày tháng chót của cuộc đời của bà vào tháng 1/1589). Những hành động tham tàn, bạo ngược và dã man của chính quyền trong thời bà nhiếp chính còn ghê gớm gấp ngàn lần nữ bao Chúa Từ Hi Thái Hậu (1835-1908) thời nhà Thanh (1644-1912) ở Trung Quốc’. Sách sử gọi những năm bà nắm thực quyền là “thời đại Catherrine de Medicci” và ghi nhận bà là “một trong số 100 bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại”.

Các đời vua kế tiếp cũng tham tàn, bạo ngược và dã man không kém  gì  “thời đại Catherrine de Medicci”. Cho rằng Vua Henry IV (1559-1610) không thể khuất phục đươc, cho nên Vatican mới cho một tín đồ cuồng tín tên là François Ravaillac (1578-1610)   ám sát nhà vua vào ngày 14/10/1610 để đưa vị hoàng tử còn nhỏ tuổi mới có 10 tuổi (sinh ngày 27/9/1601) lên ngai vàng với vương hiệu là Louis XIII  (1610-1643), rồi đưa Hồng Y Richelieu (1585-1642) lên nắm thực quyền trong vai trò thủ tướng để thao túng việc triều cương phục vụ cho quyền lợi của Vatican và vua Louis XIV (1638-1715). Hồng Y Richelieu qua đời vào năm 1642, thì chức vụ thủ tướng lại được trao cho Hồng Y Mazarin (1602-1661) với cùng nhiệm vụ  thao túng việc triều cương để phục vụ quyền lợi của Vatican. Năm 1643, Vua  Louis XIII qua đời, Louis XIV (1638-1715)  mới có 5 tuổi lên nối ngôi,  Hồng Y Mazarin  được Vatican giao cho thêm một trách nhiệm nữa là phải rèn luyện tân vương trở thành một bạo chúa Ca-tô, và Hồng Y Mazarin đã làm tròn trách nhiệm này. Kết quả là Vua Louis XIV trở thành một bạo quân lừng danh của nước Pháp với lời tuyên bố để đời "L' État, c' est moi" (I am the state).

Thực trạng này khiến cho nhân dân Pháp rơi vào thảm cảnh khốn cùng, cơ cực, điêu linh và đói khổ triền miên. Vì thế, họ mới thù ghét cái chế độ đạo phiệt Da-tô này và Giáo Hội La Mã đến tận xương tận tủy. Văn hào Voltarie gọi đạo Ki-tô là “cái tôn giáo ác ôn”, học giả Henry Guillemin gọi Giáo Hội La Mã là “cái giáo hội khốn nạn”, người dân Pháp gọi giới tu sĩ Ki-tô là “lũ quạ đen” (Les corbeaux noirs). Lời tuyên bố dưới đâycúa nhà báo Jacques René Hebert (Nov. 15, 1757- March 24, 1794) cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:

"Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không? Nếu cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cương quyết chống lại luật pháp của các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn. Các bạn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng. Đ.M Giáo Hoàng, hãy tin ở tôi đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức các bạn quá nhiều rồi.". (Anh ngữ) (13)

Chính  vì thế mà khi Cách Mạng 1789 thành công, tân chính quyền liền ban hành những biện pháp mạnh để  vừa loại hết mọi ảnh hưởng của Giáo Hội là Mã ra khỏi chính quyền và xã hội, vừa phòng ngừa và ngăn chặn mọi thủ đoạn mà Vatican có thể sử dụng để lấn lướt, len lỏi hoặc lặn sâu và trèo cao vào chính quyền từ địa phương đến trung ương để đục khoét phá nát chính quyền trong mưu đồ tái lập quyền lực và quyền lợi cho Giáo Hội La Mã. Một số những biện pháp đã thi hành như sau:

Thứ nhất: Ngày 4/8/1789, một đại biểu tu sĩ đảo ngũ về với hàng ngũ thứ dân là Tổng Giám Mục Talleyrand đề nghị phải tịch thu toàn bộ tài sản của giáo hội (tại Pháp) thì mới có thể giải quyết được vấn đề khủng hoảng tài chánh (lúc bấy giờ)… . Được đại đa số tán thành, Quốc Hội tiến hành làm thủ tục ban hành quyết định:

a.- Tịch thu toàn bộ tài sản của Giáo Hội La Mã.

b.- Bãi bỏ hết tất cả những đặc quyền đặc lợi (trong đó có thuế thập phân) mà chế độ cũ đã dành cho Giáo Hội, tu sĩ và giới quý tộc.

c.- Tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền.

d.- Ban Bản Hiến Chương Dân Sự của Giới Tu Sĩ (The Civil Constitution Of The Clergy).

e.- Biên soạn một Hiến Pháp cho chế độ mới.

Theo Hiến Chế Dân Sự của Giới Tu Sĩ (the Civil Constitution of the Clergy), Giáo Hội Pháp nằm trong Quốc Gia, chứ không còn nằm trong Giáo Hội La Mã nữa. Mục đích của hiến chế này là tách rời Giáo Hội Pháp ra khỏi Giáo Hội La Mã, biến giáo hội này thành một tổ chức tôn giáo nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền, và trong vòng ba năm Giáo Hội Ca-tô Pháp sẽ bị tước bỏ hết tất cả những nguồn tài chánh.

Thứ hai: Ngày 23 August 1789, tân chính quyền cho công bố Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền - Việc cấp thiết là Quốc Hội phải bàn thảo, biên soạn bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (The Declaration of the Rights of Man and of the Citizen) và tìm phương cách giải quyết cấp thiết nạn khủng hoảng tài chánh đang làm cho nước Pháp lâm vào tình trạng phá sản, rồi tiến tới việc soạn thảo hiến pháp làm cơ cấu cho tổ chức tân chính quyền.

Thư ba: Ngày 26/8/1789 Quốc Hội công bố bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền xác nhận rằng:

a.- Quyền lực của nhà nước vì nhân dân mà có (The authority of a government is derived from the people).

b.- Mọi người dân phải bình đẳng trước pháp luật (All citizens should be equal before the law).

c.- Tất cả mọi người dân đều có quyền ảnh hưởng vào việc làm luật (All citizens should have the right to influence the making of the law).

d.- Mục đích của chính quyền là để bảo vệ những quyền tự nhiên của con người. Đó là quyền tự do, quyền có tài sản, quyền sống trong an ninh và quyền chống lại áp bức (The purpose of government should be the preservation of the natural rights of men to “liberty, property, security, and resistance to oppression” ).

e.- Quyền tự do tư tưởng và tự do hành xử tín ngưỡng của mọi người phải được bảo đảm (Freedom ò thought and religion should be guaranteed.)” (14)

Tuy rằng đã đưa ra những biện pháp trên đây để phòng ngừa Vatican có thể sử dụng nhóm thiểu số tín đồ ngu dốt để đánh phá chính quyền và hủy bỏ tất cả mọi công trình cách mạng trên đây. Ấy thế mà dân tộc Pháp cũng vẫn còn phải vật lộn gay go cực kỳ gian khổ với Vatican kể từ đó cho đến năm 1905 Vatican mới phải chấp nhận việc ghi vào trong hiến pháp điểu khoản tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền, và tuân hành tất cả điều khoản ghi trong luật quốc hữu hóa toàn bộ tài sản động sản và bất động sản của giáo hội trong nước, công nhận tu sĩ cũng phải tuân hành luật pháp quốc gia cũng như phải trung thành với hiến pháp thay vì trung thành với giáo hoàng hay giáo hội.

Dù vậy, trong những năm 1945-1954, Vatican và tín đồ Ca-tô người Pháp vẫn có thể lợi dụng những sơ hở của hiến pháp, lợi dụng quyền tự do thành lập chính đảng để lập ra Đảng Ca-tô ngụy danh là Mouvement Republicain Popularire (MRP). Đảng này dùng đủ mọi thủ đoan để làm mưa làm gió trên sân khấu chính trịi Pháp, đem quân sang tái chiếm Đông Dương khiến cho nước Pháp suy yếu và nhân dân Pháp điêu đứng, lầm than, khốn khổ và nhục nhã vì “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” này.

3. Nước Mê Tây Cơ

Theo Gương Các Nước Anh, Pháp, Mỹ, Nga, dù rằng có tới 89% dân số Mễ Tây Cơ là tín đồ của Giáo Hội La Mã, vào năm 1857, nhân dân quốc gia này cũng vẫn theo gương các nước Anh, Pháp, cương quyết vùng lên làm Cách Mạng chống Vatican, đạp đổ bạo quyền đạo phiệt Ca-tô, rồi soạn thảo hiến pháp làm căn bản pháp lý cho tân chính quyền với những điều khoản đối phó với Nhà Thờ Vatican một cách thẳng tay.

Nhưng rồi Cách Mạng bị phản bội giống như Cách Mạng Pháp 1789. Cuối cùng đến năm 1917, nhân dân Mễ Tây Cơ lại một lần nữa quyết tâm làm cách mạng, tái sử dụng bản hiến Pháp 1857 và bổ túc thêm một số điều khoản để đối phó thẳng thừng với Vatican một cách cứng rắn hơn. Sự kiện này được sách Thực Chất Đạo Công Giáo Và Các Đạo Chúa (cùng tác giả) ghi lại như sau:

Từ Hiến Pháp 1857 đến Hiến Pháp 1917 của Mexico: Mexico cũng như các quốc gia khác ở Trung và Nam Mỹ Châu đều có đại đa số dân theo đạo Công Giáo. Dân số Mexico hiện nay lên tới trên 100 triệu người. Mặc dầu đa số dân là những tín đồ đạo Công Giáo ngoan đạo nhưng đã hơn một thế kỷ qua chính quyền Mexico đến nay vẫn tuyệt giao với Vatican.

Năm 1857, quốc hội và chính phủ Mexico đã đưa ra một bản hiến pháp mang tính chất cách mạng quyết liệt chống lại Giáo Hội Công Giáo La Mã:

1.- Giải tán tất cả các tu viện nam cũng như nữ.

2.- Các nam tu sĩ bị cấm mặc áo dòng khi xuất hiện ở nơi công cộng.

3.- Tịch thu toàn bộ tài sản của Giáo Hội Công Giáo.

Tinh thần bản Hiến Pháp 1857 của Mexico được nhiều nước Châu Mỹ La Tinh noi theo. Năm 1917, Mexico sửa lại hiến pháp, nhưng các biện pháp đối với Giáo Hội Công Giáo vẫn không thay đổi.” (15)

Sử gia thân Giáo Hội là Linh-mục Sahnnon M. Collins ghi nhận Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1917 như sau:

Các cuộc cách mạng thời hiện đại đã lật đổ các chế độ quân chủ (ngai vàng) và nghiền nát tôn giáo (bàn thờ). Năm 1917, những cách mạng Cộng Sản Bôn-sê-vích đã lật đổ chế độ Nga hòang, hoàng đế Nga và cả gia đình ông đều bị sát hại. Mấy tháng trước thảm kịch này, một cuộc cách mạng bùng nổ ở Mễ Tây Cơ. Cuộc Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1917 thi hành bản hiến pháp xã hội đầu tiên ở trên thế giới và Giáo Hội Mẹ (Giáo Hội La Mã) bị thiệt hại nặng nề. Chính quyền chiếm giữ nhà thờ và các cơ sở khác của giáo hội. Trong một cuộc nổi loạn của ác quỷ, những người cách mạng hủy hoại các chén thánh, những đồ tế lễ và các tác phẩm nghệ thuật về đạo Da-tô. Tu sĩ và giáo dân Da-tô ngoan đạo bị hành hạ và bị sát hại. Trong tỉnh Tobasco, mọi sự đều khó khăn. Viên thống đốc xã hội của tỉnh này đặt tên con là Lenin, Satan và Lucifer. Ông ta phá hủy tất cả nhà thờ, cưỡng bách các tu sĩ phải lập gia đình và hành hạ các tín đồ Da-tô ngoan đạo.” (16)

Sách Việt Nam Với Cuộc Dấy Loạn Hòa Bình của Giáo Chủ John Paul II ghi lại những điều khoản trừng phạt Giáo Hội La Mã với nguyên văn như sau:

Hiến Pháp Mexico năm 1917 có điều khoản cấm chính quyền đặt quan hệ ngoại giao với Vatican, tu sĩ Gia-tô không được phép hoạt động chính trị hay mặc áo tu sĩ nơi công cộng, không được phép mở trường học hay làm chủ bất động sản.” (17)

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ lòng căm thù của nhân dân Mễ Tây Cơ đối với Giáo Hội La Mã hết sức mãnh liệt. Họ cương quyết loại bỏ mọi ảnh hưởng của Vatican ra khỏi chính quyền cũng như trong các phạm vi hoạt động trong ngành giáo dục và trong lãnh vực kinh tế (không được làm chủ bất động sản.)

4. Nước Ý

Tương tự như hai nước Anh và nước Pháp, Ý Đại Lợi cũng phải trải qua nhiều thế kỷ tranh đấu (1) chống lại sự lấn lướt của đạo Ca-tô và bàn tay của Vatican thọc sâu vào các công việc nội chính mưu đồ cướp đoạt chính quyền, (2) chống lại các thế lực ngoại thù liên minh với Vatican là Pháp và Áo, và (3) chống lại sách lược Vatican dùng tín đồ bản đia để gây loạn và  cướp chính quyền. Nước Ý cũng là một trong các nước Nam Âu mà sách sử đã ghi nhận rằng  họ quy tội cho Giáo Hội La Mã đã làm cho đất nước họ nghèo đói, chậm tiến, dân trí thấp kém so với các nước Tấy Âu và Bắc Âu. (18)

Cũng vì thế mà dù rằng gần như toàn dân là tín đồ của Vatican nhân dân quốc gia này lại nhiệt liệt ủng hộ chính quyền Cách Mạng Ý chống lại Giáo Hội La Mã. Nhờ vậy mà ngày 20/9/1870, nhà ái quốc Giuseppe Garibaldi có thể đem quân Cách Mạng bao vây và nã đại pháo vào Tòa Thánh Vatican, buộc Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) phải kéo cờ trắng đầu hàng vô điều kiện.   (19)

Chuyện nhân dân Ý nhiệt liệt ủng hộ quân Cách Mạng tiến đánh và đập tan “chế độ giáo hoàng” (the papacy) tại Ý cũng là lời giải đáp cho câu hỏi trên một diễn đàn thư tín như sau:

Đúng là Nguyễn Văn Thiêu là tay sai của MỸ và ngay tới Cựu HOÀNG BẢO ĐẠI hay Tổng Thống Ngô đinh Diệm hay Nguyen Van Thiệu hay VNCH đều do Pháp và Mỹ dựng nên, không sai, như Nam Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân,, Thái Lan, Singapore, kể cả Nhật có khác gì đâu???? Cũng năm trong quỹ đạo, cũng gần như một số phận con đẻ của đế quốc Mỹ thôi???? Tại sao các nước kia lại thành công giầu mạnh từ một nước nghèo đói sau chiến tranh lệ thuộc hoàn toàn Mỹ, làm tay sai cho Mỹ mà trở thành tự lập, thành giầu mạnh từ chối luôn cả viện trợ Mỹ như Đài Loan để trở thành đồng minh của Mỹ cho đến ngày nay…”

Cũng nên biết là ngoại trừ miền Nam Việt Nam, (1) không có nhà lãnh đạo của các nước trên đây là con chiên của Vatican hay có mối liên hệ chặt chẽ với Vatican, (2) không có người nào trong các nhà lãnh đạo của các nước trên đây được Vatican cho người dẫn sang Mỹ rồi vận động với chính quyền Mỹ đưa về Việt Nam cầm quyền như trường hợp con chiên Ngô Đình Diệm (3) không có nhà lãnh đạo nào của các quốc gia trên đây lại ngu xuẩn như con chiên Ngô Đình Diệm đã tuyên bố với các nhà chính khách Mỹ rằng, ông ta “ tuyệt đối tin tưởng và quyền lực của Vatican…”, (4) không có một nhà lãnh đạo nào của các nước trên đây tổ chức dâng đất nước của họ cho Vatican được ngụy trang là “Dâng Nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm” như con chiên Ngô Đình Diệm đã làm, và (5) cũng không có một nhà lãnh đạo nào của các quốc gia này lại theo đuổi kế hoạch Ki-tô hóa dân chúng của họ một cách dã man như chính quyền Ngô Đình Diệm.

Một sự kiện khác nữa cũng hết sức quan trọng là Mỹ và Vatican làm áp lực với cả Pháp và Bảo Đại bổ nhậm con chiên Ngô Đình Diệm (tay sai của Vatican) làm thủ tướng thay thế Thủ Tướng Bửu Lộc “ với “toàn quyền về dân sự lẫn quân sự” để về cầm quyền ở miền Nam Việt Nam. Kế hoạch sau đó là Mỹ sẽ ra lệnh cho Ngô Đình Diệm truất phế Bảo Đại và  Mỹ sẽ viện trợ cho Pháp 100 triêu Mỹ kim để tăng cường khả năng quân sự hầu có thể đương đầu với phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Algeria lúc bấy giờ.   (20)

ĐỀ NGHỊ

Phần trình bày trên đây cho thấy rõ là hầu hết các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội La Mã khi vừa mới tranh đấu thoát ra khỏi nanh vuốt của Vatican đều có những kế sách giống nhau. Từ thế kỷ 17 cho đến ngày nay, bối cảnh nước ta  (đang còn phải tranh đấu để thoát ra khỏi nanh vuốt của Giáo Hội La Mã) cũng không khác gì hoàn cảnh các quốc gia nạn nhân mà chúng tôi đã trình bày ở trên.  

Người viết xin thành khẩn đề nghị lên các nhà hữu trách trong Quốc Hội Lập Hiến hay Hội Nghi Lập Hiến sắp tới cần thêm những điều khoản để ngăn chận và loại trừ bất cứ thành phần, cá nhân, nhóm, đoàn, đảng phái nào liên hệ đến Giáo Hội La Mã ra khỏi những cơ quan quyền lực.  Họ luôn luôn có thể làm nguy hại cho sự tồn vong của tổ quốc. Phần phụ trang dưới đây tóm tắt đề nghị một số điều theo gương những biện pháp của các quốc gia nạn nhân nói trên để ngăn chặn âm mưu của Vatican dùng các thủ đoạn lấn lướt rồi cướp chính quyền.

Là con dân của dân tộc Việt Nam luôn hướng nhìn về Tổ Quốc, dù sống tha hương, chúng tôi vẫn hằng mong mỏi đất nước được an bình và phồn thịnh.  Ước mong được các bậc thức giả ở trong nước cũng như ở ngoài nước cùng quan tâm và lên tiếng để làm sáng tỏ vấn đề quan trọng này.  Mong lắm thay!

 

Trân trọng,

Nguyễn Mạnh Quang

California Ngày 21/2/2012

______________

Bài cùng chủ đề:

- Góp Ý Về Bài Của Ông Đặng Văn Việt Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp (Nguyễn Mạnh Quang)

- Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp (Đặng Văn Việt )

- Góp Ý Trong Vấn Đề Sửa Đổi Hiến Pháp (Nguyễn Mạnh Quang)

- Tản Mạn Quanh Vài Chuyện Góp Ý Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp Năm 1992 (Trần Chung Ngọc)

- Cùng Quẫn Lý Lẽ Của Một Con Cừu (Nguyễn Thanh Tùng)

- Góp Ý Của Giáo Dân Về Bản Nhận Định Và Góp Ý Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp 1992 Của HĐGMVN,.. (giáo dân Nguyễn Trọng Nghĩa)

- Về Tình Trạng Đồng Hóa Đức Tin Với Chính Trị Của Giáo Hội Công Giáo Tại Việt Nam (Phê-rô Hồ Minh Điệp)

 

 

CHÚ THÍCH

(1) Phan Đình Diệm, “Kiến Nghị 6.” Ngày 15/6/1999. Tanvien@kitohoc.com .

Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1005), tr. 17.

(3) Graham, Lloyd M.,  Deceptions and Myths of the Bible (New York: Bell Publishing Company, 1975), p. 463

Nguyễn Mạnh Quang, Mối Ác Cảm Của Nhân Dân Thế Giới Đối Với Giáo Hội La Mã”” Ngày 02 thấng 04 năm 2010. http://sachhiem.net/NMQ/MOIACCAM/NMQ_01.php

Nguyễn Mạnh Quang, Thư Gửi  Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nôi”, ngày 25/9/2006: Nguồn: http://sachhiem.net/NMQ/NMQ009.php

(6) Peter Tatchell (Special to CNN). “Why I oppose the pope.” September 16, 2010: Source: http://www.cnn.com/2010/OPINION/09/16/opinion.tatchell.pope/index.html

Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam 1989, tr. 428.

(8) Nguồn: http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN05.php  )  và Mỹ.

Nguyễn Mạnj Quang, Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004), tr. 9.

From Wikipedia, the free encyclopedia

(11) Wikipedia, the free encyclopedia. “Charles II of England – Conflict with Parliament.” )

(12) Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Ibid.,p. 398. Nguyên văn: “A third measure, the Act of Settlement of 1691, provided that no Roman Catholic could be ruler of England, automatically excluding the descendants of James II by his second wife.”

J.E. Boshier, The French Revolution (New York: W. W Norton & Company, 1988), p 155.

(4) Carton J. H. Hayes, Modern Times – The French Revolution to the Present (New York: Macmillan Publishing Company, 1983), p. 35.

(15) Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Công Giáo Và Các Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr 159.

(16) Trần Chung Ngọc, Mối Họa Cải Đạo” Ngày 18/2/2011. Sachhien.net: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN109.php. Nguyên văn: “The modern has been especially revolutionary toppling kings from their thrones and smashing altars. In the year 1917, for example, the Bolsheviks, the Communist revolutionries in Russia overthrrew and assassinated the Czar and his royal family. But months before this tragedy, a revolution occurred in Mexico. Yes, the 1917 revolution in Mexico established the world’s first socialist constitution and Holy Morther Church suffered greatly. Authoirities demolished, desecrated, and seized Catholic Churches and religious houses. In a satanic rebellion, revolutionaires destroyed sacred vessels, sacramentals, and sacred works of art. Priests, religious and Catholic laity were persecuted and killed. In the Mexican province of Tobasco things were especially difficult. The socialist governor of Tobasco named his children Lenin, Satan, and Lucifer. He destroyed all churches, forced priests to marry, and persecuted any true Christian...” “BI. Miguel Agustin Pro –23 November 2004.”

(17) Chu Văn Trình, Thái Vân, Trần Quang Anh, Việt Nam Với Cuộc Dấy Lọan Hòa Bình của Giáo Chủ John Paul II (Dora, FL: Văn Sử Địa, 1994), tr 68.

(18) Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1984), pp 155-156. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

"Sự trái ngược giữa các nước nghèo khó ở Nam Âu và sự phồn thịnh của các nước ở Bắc Âu thật là quá rõ ràng. Nước Anh Tin Lành đã trở thành một cường quốc trên thế giới và đang trên đường trở thành một trong các đại đế quốc thương mại; nước Phổ Tin Lành giầu có và hùng mạnh; nước Hòa Lan Tin Lành đã khởi tiến việc ngoại thương và xứng đáng được mang tước hiệu đế quốc. Một du khách đi từ Bắc và Trung Âu tới nước Pháp và bán đảo Tây Ban Nha rồi qua Ý Đại Lợi sẽ thấy sự tương phản về kinh tế, mức sống và trình độ học vấn tổng quát của người dân trong các quốc gia này. Ở Bắc và Trung Âu, phần lớn là Tin Lành, không có quốc gia nào rơi vào tình trạng chết đói và nghèo khổ triền miên như các nước ở miền Nam Âu. Chủ nghĩa tư bản cổ điển đã lỗi thời và các quốc gia theo đạo Tin Lành cũng đã thức thời và sẵn sàng từ bỏ nó để làm lợi cho đất nước. Các nhà chính khách và vua chúa ở các quốc gia Nam Âu cho rằng Tòa Thánh La Mã và chế độ giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái và thua kém của nước họ so với các nước theo đạo Tin Lành." Nguyên văn: "The contrast between the impoverished southern European countries and the flourishing northern European states at this time was a glaring one. Already Protestant England had become a world power and was on its way to founding one of the great commercial empires; Protestant Prussia was prosperous and powerful; Protestant Holland was already starting the overseas trade that in time would offer it the title of empire. A traveller from northern and central Europe down into France, the Iberian peninsula, and Italy would be struck by the contrast in economic welll-being, standard of living, and general education of the people. The northern and the central nations, predominantly Protestant, had none of the starvation and endemic poverty exhibit down south. Classical capitalism was off on its first flight and the Protestant nations were ready to take advantage of it. The statesmen and kings in southern Europe held Rome and the papacy primarily responsible for that degrading difference them and their Protestant counterparts.”

(19) Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: Putnam’ s, 1984), p. 170.. :

“Ngày 19 tháng 8 năm 1870, quân đội Pháp lo bảo Vệ Tòa Thánh Vatican thực sự rút lui vĩnh viễn. Trận đánh Sedan vào ngày 2 tháng 9 năm đó đã làm cho đế quốc của Hoàng Đế Nã Phá Luân Đệ Tam hoàn toàn sụp đổ. Tòa Thánh Vatican mất đi một thế lực bảo vệ cuối cùng, và nước Pháp, "người trưởng nữ của Giáo Hội La Mã" kể từ năm 1871 đến năm 1940 đã phải thay đổi đến 99 nội các. Quân Pháp vừa mới rút lui, tức thì, ngày 19 tháng 9, quân đội quốc gia Ý tiến vào kinh thành La Mã và đóng quân ở ngay chung quanh cổ thành Leonine nằm trong Kinh Thành La Mã. Ngày hôm sau (20/9), sau khoảng ba tiếng đồng hồ nã đại pháo và cận chiến lẻ tẻ, vào lúc 9:30 sáng, Giáo Hoàng ra lệnh kéo cờ trắng ở trên nóc nhà thờ St. Peter. Mười phút sau đó, không còn nghe thấy tiếng súng nữa. Quân đội Ý tiến vào phía trong kinh thành và chiếm đoạt hết tất cả của cải trong đó, chỉ có Ngọn Đồi Vatican là họ không rớ tới. Quốc Gia của Giáo Hoàng không còn tồn tại nữa. Diện tích của quốc gia này từ 16 ngàn dặm vuông bị cắt xén, còn lại chỉ có 480 ngàn mét vuông kể cả ngọn Đồi Vatican và xung quanh ngọn đồi này trong đó có nhà thờ St. Peter, các tòa nhà phụ cận và các khu vườn Vatican ở gần đó. Hôm sau, ngày 21 tháng 9, Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) viết một lá thư ngắn ngủi cho người cháu: “Cháu yêu quý: Tất cả đã hết rồi. Không có tự do, không thể nào quản lý được Giáo Hội. Hãy cầu nguyện cho ta và cho tất cả các con. Ta chúc phúc cho các con."(Anh ngữ)

(20) Lương Minh Sơn, “Bài Học Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ”, đăng trong tờ  Sự Thật – Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA 1997) tr 26-27 do ông Lê Hữu Dản làm chủ biên:

“Ngày 19/06/1954, Vua Bảo Đại ký sắc lệnh  38/QT chuyển giao toàn quyền quyền dân sự lẫn quân sự cho Ngô Đình Diệm. Một tuần sau, ngày 26/06/1954, ông Diệm nắm chức thủ tướng. Ngày 07/07/1954, ông ra mắt Hội Đồng Nội Các gồm 16 tổng bộ trưởng. Vài năm sau, 14 trong 16 vị tổng bộ trưởng đó đã đứng qua tư thê đối lập joawjc trở thành kẻ thù của ông Diệm.

Đầu năm 1955, trong một cuộc tranh chấp quyền lực với Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Trưởng Quân Đội Miền Nam, một sĩ quan của Pháp đưa về để bảo vệ Bảo Đại, ông Diệm bị Bảo Đại cách chức vì lý do không còn được tín nhiệm .Tuy nhiên, Hoa Kỳ đồng ý trả 100 triệu đô la bằng viện trợ quân sự cho quân đội viễn chinh để Pháp chấm dứt ủng hộ Bảo Đại nên ông Diệm có tư thế không tuân hành lệnh giải nhiệm. Ngày23/19/1955, qua sự vận động của tình báo Hoa Kỳ và một số văn bút (văn nô) , ông Diệm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Trước khi trở về Hoa Kỳ để lánh mặt trong cuộc bầu cử (trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại) , Đại Tá Edwward Lansldale căn dặn ông Diệm , “Trong lúc vắng mặt, tôi không muốn bỗng nhiên nhận được tin  ông đắc cử với tỉ số 99.99  phần trăm số phiếu,”[MCC, trg 62]. Ông Diệm đắc của với tỉ lệ 98.2% và kết quả này cho phép ông chính thức truất phế Bảo Đại…”

 

Phụ Trang:

Dưới đây là tóm tắt một số đề nghị của chúng tôi đã được chúng tôi trình bày trong các Chương 15, 16, 17, 18, 19, 20 và 21 trong tập sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam (đã đăng trên http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=139) :

1.- Theo gương nước Anh bằng cách ghi vào trong hiến pháp hay bàn hành luật :

a.- Đặt Vatican hay Giáo Hội La Mã ra ngoài lề xã hội,

b.- Đòi hỏi tu sĩ và tín đồ Ki-tô muốn xin làm công nhân viên nhà nước hay tình nguyện gia nhâp quân đội hay bất kỳ cơ quan nào của nhà nước đều phải tuyên thệ (1) trung thành với hiến pháp, (2) từ bỏ đạo Ki-tô, và (3) dứt khoát cắt đứt mọi liên hệ với Giáo Hội La Mã. Nếu vi phạm sẽ  bị  trừng phạt (tùy theo mức độ nghiêm trọng) từ án tù đến tử hình, đúng như Luật Elizathe Religious Settlement của nước Anh ban hành vào năm 1559.

2.- Theo gương Trung Quốc:

a.- Cương quyết không thiết lập bang giao với Vatican: Lý do đã được trình bày đầy đủ trong Chương 2, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước. Chương sách này có thể đọc online ne http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_Ma.

b.- Tiến hành thành lập một Giáo Hội Ki-tô Việt Nam độc lập, tách khỏi Giáo Hội La Mã, và đồng thời (a) kiểm soát chặt chẽ những người hành nghề tu sĩ Ca-tô, (b) sử dụng những biện pháp cứng rắn để đối phó với những tu sĩ và giáo dân vẫn còn ngoan cố tiếp tục thần phục Tòa Thánh Vatican.

c.- Cương quyết không để cho Giáo Hội La Mã  hay các nhà thờ Ki-tô mở trường học tại bất cứ  nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam để tránh cho con em chúng ta không bị chính sách ngu dân và nhồi sọ của “cái đạo bịp” này biến thành hạng người vong bản, phản quốc, phi luân và loạn luân giống như những chuyện trong kinh thánh cũng như trong cuộc sống hoàng đàng loạn luân và phi luân của các giáo hoàng cũng các giáo sĩ Ki-tô như đã nói ở trên.

d.- Cương quyết không cho Giáo Hội La Mã thiết lâp bất kỳ một viện mồ côi hay cô nhi viện nào trên lãnh thổ Việt Nam. Lý do: Nếu để cho “đạo bịp” này thiết lập các cô nhi viện thì các trẻ em cô nhi này sẽ bị họ nhào nặn thành hạng người mất gốc chỉ biết trung thành với Tòa Thánh Vatican hay Giáo hội La Mã và sau này chúng sẽ trở thành những tên lính xung kích nội trùng của Vatican nằm tiềm phục trong nhân dân và sẽ liều chết chiến đấu chống lại tổ quốc và dân tộc ta.

e.- Tuyệt đối không trả lại cho Vatican một khỏan bất động sản nào mà trước đó đã được thâu hồi.

f.- Tuyệt đối không để cho Vatican tự ý bổ nhậm các linh mục và giám mục mà không có sự chấp thuận của chính quyền ta.

3.- Theo gương chính quyền Cách Mạng Pháp 1789:

a.- Quốc hữu hóa toàn bộ bất động sản của Vatican kể cả các trường học, nhà thương, tu viện, chủng viện và tất cả các cơ sở khác, chỉ để lại cho mỗi họ đạo (xóm đạo hay làng đạo) một ngôi nhà thờ, sân trước (giới hạn) và 1 căn nhà cho lịnh mục hay giám mục quản nhiệm cư trú.

b.- Ban hành một hiến chế dân sự cho giới tu sĩ Ca-tô với nội dung giống như bản hiến chế mà chính quyền Cách Mạng Pháp 1789 đã ban hành, trong đó tu sĩ được coi như là bình đẳng trước pháp- luật giống như tất cả người dân khác và phải có nghĩa vụ đối với đất nước, phải trung thành với hiến pháp và nước Việt Nam, chứ không phải trung thành với Tòa Thánh Vatican hay Giáo Hội La Mã.

4.- Theo gương Nhật Bản trong thế kỷ 17:

a.- Trừng trị nghiêm khắc những kẻ lợi dụng chiêu bài tôn giáo để gây bạo loạn, mưu đồ lật đổ chính quyền và rước con voi Vatican về giầy mả tổ Việt Nam.

b.- Ban hành một đạo luật cấm, không cho tuyển dụng tín đồ của Vatican vào các chức vụ trong các cơ quan công quyền, không tuyển mộ họ vào làm việc bất kỳ cơ quan nào trong chính quyền cũng như trong quân đội.

5.- Theo gương nước Mễ Tây Cơ: Ban hành một đạo luật cấm các tu sĩ của Vatican, không cho hành nghề dạy học và không được mặc áo tu sĩ ở ngoài Nhà Thờ.

6.- Theo gương Hoa Kỳ:

a.- Thi hành chính sách giáo dục tự do và khai phóng, cổ võ, giúp đỡ khích lệ việc in ấn, phát hành và phổ biến rộng rãi những sách báo và tài liệu văn học, khoa học, lịch sử, đặc biệt là lịch sử thế giới, lịch sử Giáo Hội La Mã (miễn là không chống chính quyền).

b.- Đưa vào chương trình học ở bậc trung học môn học quốc sử và lịch sử thế giới, nâng cao thời lượng và nâng cao môn học này lên thành môn học chính, ngang hàng với các môn Quốc Văn, Toán và Khoa Học, giống như ở các trường trung học tại Hoa Kỳ. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 8, sac Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net: http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_Main.php.

7.- Theo gương nước Nga và nhiều nước khác: Ban hành một đạo luật công nhân đạo Phật và các tôn giáo khác được tự do họat động ở Việt Nam, ngọai trừ đạo Ki-tô La Mã và đạo Tin Lành.

8.- Nâng cao phẩm chất các giáo viên phụ trách dạy môn sử bằng cách:

a.- Mở các khóa học bổ túc hay tu nghiệp để cho họ có cơ hội học hỏi mở rộng kiến thức về lịch sử, đặc biệt về lịch sử thế giới,  lịch sử Giáo Hội La Mã, và lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại.

b.- Cung ứng đầy đủ và phổ biến rộng rãi các tài liệu lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại, và các tài liệu lịch sử có liên hệ đến vai trò hay những hành động của Vatican trong những cố gắng ngăn chặn những bước tiến hóa của nhân lọai trong gần hai ngàn năm qua, giống như các thư viện tại Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới.

c.- Đặt ra giải thưởng hàng năm về các tác phẩm biên khảo lịch sử với những đề tài về những cuộc tranh đấu của nhân Âu Châu và nhân dân thế giới chống lại Giáo Hội La Mã hay Vatican để đòi lại quyền làm người và bảo vệ chủ quyền của đất nước cùng sự sinh tồn của dân tộc.

Người viết có thể cung cấp cho thư viện của Ban Sử tại Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội các sách và tài lỉệu lịch sử thế giới và tài liệu lịch sử có liên hệ đến Giáo Hội La Mã mà người viết hiện có và đang dùng để biên soạn tập sách này cũng như bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội và các tập sách khác (đã và đang tiếp tục đưa lên sachhiem.net) để cho các anh chị em sinh viên Ban Sử và mọi người ham đọc sử có tài liệu sử dụng.