●   Bản rời    

 Cái Chết của Chế Độ Ngô Đình Diệm và Chuyện Cái Đuôi Con Chồn

Cái Chết của Chế Độ Ngô Đình Diệm và Chuyện (*)

Cái Đuôi Con Chồn

Trần Tiên Long

http://sachhiem.net/TTL/TranTL21.php

24-May-2012

From: Dze Tieu

Sent: Wednesday, May 23, 2012 8:46 AMM

Subject: Re: [GoiDan] Cái Đuôi Con Chồn / Ông Trần Tiên Long “dấu đầu lòi đuôi”.

Một bài phản biện rất nghiêm chỉnh, rất thuyết phục và rất khó...phản biện! Thiết tưởng những người ủng hộ hoặc còn nuối tiếc chế độ Diệm và chống đối  chế độ đều nên đọc cho được "tỏ tường".

Cám ơn tác giả Trần Tiên Long đã bàn luận về các chủ đề gây quá nhiều tranh cãi , tương đối khách quan hơn tác giả Khách Quan T. rất nhiều.

Xin chào

Dzễ Tiêu

 

From: qtran
Sent: Wednesday, May 23, 2012 7:19 AM
Subject: [GoiDan] Cái Đuôi Con Chồn / Ông Trần Tiên Long “dấu đầu lòi đuôi”.

Cái Đuôi Con Chồn

Trần Tiên Long

Khi người viết khẳng định “Sự độc tài gia đình trị và tôn giáo trị là nguyên nhân chính yếu dẫn đến cái chết tức tưởi của nguyên một gia đình và một chế độ” trong bài “Giấu Đầu Lòi Đuôi” thì người viết cũng đoán được sẽ có những người không đồng ý. Nhưng người viết cũng hiểu rằng việc xác định “nguyên nhân chính yếu” hay phụ thuộc là một việc làm rất chủ quan, khó có thể có được sự đồng thuận. Các góc cạnh của vấn đề sẽ được mỗi người nhìn theo mức độ nặng hay nhẹ tùy theo thành kiến chủ quan. Điều quan trọng là khi chúng ta khẳng định đó là chính yếu hay phụ thuộc thì chúng ta cần phải có một sự giải thích để biện minh cho quan điểm của chúng ta. Việc này người viết đã làm ở bài Giấu Đầu Lòi Đuôi. Như vậy, vấn đề không phải là đúng hay sai; nhưng là sự giải thích nào thuyết phục hơn cả.

Ở bài viết này, người viết xin phản biện một vài ý kiến cũng như cáo buộc của tác giả Trần Khách Quan (TKQ) liên quan tới bài Giấu Đầu Lòi Đuôi sau khi bài đó được đưa vào diễn đàn (SH: xem dưới).

-- o0o --

Trong bài “Ông Trần Tiên Long ‘dấu [sic] đầu lòi đuôi’” được đưa vào diễn đàn ngày 18 tháng 5 năm 2012, tác giả TKQ đã đưa ra ba phần để xem xét. Ở phần một, tác giả đã đồng ý về “việc dùng người là cả một nghệ thuật không thể thiếu ở bất cứ một nhà lãnh tụ tài ba nào” nên người viết không có gì để phản biện. Còn hai phần kế tiếp thì tác giả gom vào thành một như sau:

“2). Nhưng, “cố TT NĐD (Ngô Đình Diệm) đã không có tối thiểu một khả năng nghệ thuật (dùng người) cần thiết này” thì cần phải xét lại. Bởi vì điều này còn tùy thuộc vào ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm có thực sự được tự do hay thực sự có quyền lực tương xứng trong việc lãnh đạo “đất nước” hay không. Phần xem xét thứ 3 sau đây sẽ giải thích vấn đề này.

3). Và “Dấu [sic]  đầu lòi đuôi” là : “Sự độc tài gia đình trị và tôn giáo trị là nguyên nhân chính yếu dẫn đến cái chết tức tưởi của nguyên một gia đình và chế độ.” (gia đình và chế độ Ngô Đình Diệm). Nhưng mà, ai đã dấu [sic] đầu lòi đuôi?

      - Chính là tác giả Trần Tiên Long đã “dấu [sic] đầu lòi đuôi”. Tại sao?

      - Bởi vì, đã có biết bao nhiêu là tài liệu lịch sử đã được giải mật và cho biết: Nguyên nhân chính yếu dẫn đến cái chết của gia đình và chế độ Ngô Đình Diệm là do thế lực ngoại bang đã can thiệp sâu và lũng đoạn nội tình của một “đất nước” đến nỗi được coi như là chủ nhân ông của đất nước đó.” [Hết trích]

Tác giả đặt một câu hỏi tại sao Trần Tiên Long “đã dấu [sic] đầu lòi đuôi”, rồi cũng chính tác giả tự trả lời, nhưng câu trả lời lại chẳng ăn nhập gì với câu hỏi, hoàn toàn lạc đề. “Thế lực ngoại bang đã can thiệp sâu và lũng đoạn nội tình của một ‘đất nước’” không phải là cái đuôi đặt trong câu hỏi mà ông Trần Tiên Long cần phải giấu. Đó chỉ là một lối bào chữa cá nhân của ông TKQ cho sự yếu kém chung chung của chế độ, không phải là cái đuôi cần giấu.

Người viết chưa bao giờ khẳng định thế lực ngoại bang không có can thiệp vào nội tình đất nước. Tác giả TKQ đã không nói gì về thế lực ngoại bang đã “can thiệp sâu và lũng đoạn” trong việc tuyển dụng nhân viên của chính phủ NĐD như thế nào vì đó mới chính là đề tài nêu ra ở phần một: “việc dùng người là cả một nghệ thuật không thể thiếu ở bất cứ một nhà lãnh tụ tài ba nào”.

Đọc tới cuối bài thì lại thấy tác giả lôi ra một cái đuôi khác, chẳng có liên quan gì đến chủ đề của bài viết. Đó là “Ấy cũng chính là ‘Giấu cái Đầu, Lòi cái Đuôi’ chống Công Giáo một cách ‘không thích hợp’ như ông Trần Tiên Long vậy”. Đến đây độc giả mới nhận ra tác giả đã đổi chữ “dấu” thành chữ “giấu”, không biết vì lý do gì.

Nhưng nếu người viết “chống Công Giáo” thì sao nào? Có điều gì sai trái ở đây không mà mắc cỡ gì cần phải giấu? Tác giả TKQ cứ tưởng chống Công Giáo là một cái tội trong khi thiên hạ đã chống Công Giáo từ cả mấy ngàn năm nay, nhất là từ khi có phong trào Khai Sáng ở thế kỷ 18 đưa đến cuộc Cách Mạng Pháp 1789, phá bỏ hệ tư tưởng thần quyền Thiên Chúa Giáo của thời đại Đen Tối; huống hồ các tư tưởng vô thần đã có từ khi có lịch sử của con người và thường bắt gặp ở các triết gia cỗ Hy Lạp. Chính nhờ những tác giả “chống Công Giáo” nên thanh gươm và bó đuốc đã bị tước đoạt khỏi tầm tay của Công Giáo, nhờ vậy tôn giáo này mới có những thay đổi tận gốc rễ để có thể tồn tại đến ngày hôm nay. Như vậy, vấn đề là chống đúng hay chống sai, chứ không phải là được phép chống hay không. Nếu chống đúng thì đó chính là xây dựng, không phải là đả phá. Và tôi chưa từng thấy tác giả TKQ chứng minh người viết chống sai ở điểm nào.

Chúng ta đã từng được dạy rằng kẻ chê ta mà chê đúng là thày ta, còn kẻ khen ta mà khen sai là kẻ thù của ta. Tôn giáo chỉ là một trong nhiều định chế xã hội, được thiết lập bởi những con người rất phàm tục, nên không thể được miễn nhiễm mọi lời phê phán.

Những thí dụ tác giả TKQ trưng ra để chứng minh cho những quốc gia có sự cai trị độc tài nhưng vẫn không có “các thế lực ngoại bang mua chuộc và uy hiếp các tướng lãnh, hỏi đảo chánh và lật đổ” chẳng nói lên được điều gì, bởi vì chúng ta không thể đem một vài trường hợp đơn lẻ để suy diễn thành một nguyên tắc chung rồi áp dụng cho tất cả mọi trường hợp. Tác giả viết:

“Cứ cho rằng, có “Sự độc tài gia đình trị và tôn giáo trị” đi nữa (như đã thấy ở nhiều quốc gia khác trên thế giới : Ả Rập Saudi, Thái Lan, Singapore, …), nhưng nếu họ giữ được độc lập, giữ được chủ quyền, không cho phép bàn tay phù thủy của các thế lực ngoại bang mua chuộc và uy hiếp các tướng lãnh, hỏi đảo chánh và lật đổ có được không? Câu trả lời chắc chắn là không. Hãy nhìn kìa, các Thủ Tướng và Tướng Lãnh Thái Lan hiện nay vẫn phải quỳ bò khi yết kiến Quốc Vương thì biết!” [Hết trích]

Trong suốt tiến trình lịch sử, đâu phải cứ có đảo chánh thành công là luôn luôn phải có bàn tay của ngoại bang chủ động. Chẳng lẽ tác giả muốn đất nước VN áp dụng nền độc tài như họ, bắt thủ tướng và các tướng lãnh phải “quỳ bò” như họ? Vậy các chế độ độc tài Cộng Sản như hiện nay của VN, của Trung Cộng, hoặc của Cuba có nên là một ước mơ? Hoặc các chế độ độc tài tôn giáo theo hệ tư tưởng thần quyền của các quốc gia thuộc miền Trung Đông đáng để cho VN chúng ta bắt chước, miễn sao “giữ được độc lập, giữ được chủ quyền”?

Còn nếu một chế độ mà ông tổng thống không được coi là “chủ nhân ông của đất nước”, mọi việc quốc gia, kể cả việc dùng người, thì đều do “thế lực ngoại bang đã can thiệp sâu và lũng đoạn nội tình của một đất nước”, như vậy ông tổng thống chỉ là một nhân vật bù nhìn, bất lực vì đã để cho ngoại bang tha hồ lũng đoạn việc nước nhà, thì tính chính đáng của cuộc Cách Mạng ngày 1/11/1963 đã được ông TKQ hùng hồn biện minh cho rồi. Những cố gắng dèm pha, phỉ báng cuộc Cách Mạng 1963 từ bao lâu nay của các tác giả hoài Ngô, hoặc những thành công của chế độ mà họ luôn luôn tô son trét phấn, đã bị chính tác giả TKQ lật tẩy để lòi ra cái đuôi của một con chồn.

Và nếu các tác giả hoài Ngô lại bảo rằng nền Đệ II Cộng Hòa còn bù nhìn tệ hại hơn nền Đệ I Cộng Hòa thì chính họ đang biện minh hùng hồn nhất cho việc Cộng Sản đã xua quân chiếm miền Nam. Thử hỏi, một chế độ bù nhìn, tay sai của ngoại bang, có đáng để chúng ta phải hy sinh và bảo vệ hay không? Còn nếu chúng ta tiếp tục khẳng định thêm rằng chế độ ở VN hiện nay còn bù nhìn tệ hại hơn nữa thì đó lại là một vấn đề khác. Ở bài viết này, chúng ta đang bàn về một vấn đề lịch sử của thời quá khứ, không phải là vấn đề chính trị ở thời hiện tại.

Người viết tin rằng nếu nền Đệ I Cộng Hòa không độc tài gia đình trị và tôn giáo trị thì chắc chắn đã không có ngày Cách Mạng 1/11/1963, đưa đến cái chết tức tưởi của cả một gia đình và một chế độ. Quyết định nhúng tay hay chủ mưu của Hoa Kỳ chỉ là hệ quả của một nền độc tài gia đình trị và tôn giáo trị, chứ không phải là nguyên nhân chính yếu đưa đến cuộc Cách Mạng 1963. Và trước khi có cuộc Cách Mạng 1963 thì cũng đã có nhiều cố gắng khác cốt để lật đổ chính quyền NĐD. Người ta có lý do để nghi ngờ rằng nếu không có Hoa Kỳ nhúng tay, chủ mưu, thì cuộc Cách Mạng 1963 có lẽ đã không thành công một cách dễ dàng. Nhưng lý luận như vậy chỉ có giá trị gán ghép quyết định của Hoa Kỳ vào kết quả, chứ không thể gán ghép nó vào một nguyên nhân.

Nguyên nhân chính yếu vẫn là lý do tại sao Hoa Kỳ đã phải tự điều chỉnh, thay đổi thái độ để thích hợp với một hoàn cảnh mới. Và lý do tại sao đó chính là sự độc tài gia đình trị và tôn giáo trị, đối nghịch với lý tưởng tự do và dân chủ mà Hoa Kỳ lúc đó đang theo đuổi. Lẫn lộn giữa nguyên nhân và hệ quả là một lối lý luận ngụy biện chỉ có thể làm vừa lòng những kẻ vốn mang nặng thành kiến của phe phái.

Nhưng người ta không nhận thấy có sự nhúng tay lũng đoạn của Hoa Kỳ trong việc tuyển dụng các nhân viên của tổng thống, trừ một khuyến cáo ông Ngô Đình Nhu nên rời khỏi chính trường VN trước những ngày có cuộc đảo chánh, hy vọng để cứu vãn chế độ. Và người ta không tìm đâu ra được bất cứ một phàn nàn nào từ phía chính quyền NĐD về việc không được tự do dùng người. Vậy chính sách độc tài gia đình trị và tôn giáo trị nhất định không phải là điều Hoa Kỳ chủ trương và khuyến khích tới mức độ cần phải nhúng tay vào để lũng đoạn. Các tướng lãnh thực hiện cuộc đảo chánh không phải là những nhân viên mà người Mỹ đã gài vào các địa vị then chốt để họ được tự do toàn quyền sử dụng và thao túng.

Sau ngày Cách Mạng, Hoa Kỳ vẫn còn có thực tâm muốn giúp đỡ nên miền Nam VN mới có thể đứng vững được 12 năm dài, sánh với 9 năm ngắn ngủi của chế độ NĐD. Cho dù Hoa Kỳ đã đồng ý và có thể là chủ mưu của cuộc Cách Mạng lật đổ, nhưng chúng ta cần phải hiểu tại sao Hoa Kỳ đã phải thay đổi thái độ: từ một lập trường giúp đỡ vô điều kiện ngay từ khi chế độ còn đang ở trong tình trạng trứng nước sang lập trường muốn phá đổ, nhưng phá đổ ở đây chỉ là một sự thay đổi nhân sự ở thượng tầng lãnh đạo, những người đang điều khiển việc nước theo phương thức độc tài.

Chúng ta cần phải kể ra hai yếu tố chính yếu và rất rõ nét góp phần quan trọng vào sự thay đổi lập trường của Hoa Kỳ, đó là các phong trào chống đối chế độ từ phía quần chúng và từ phía Phật Giáo. Nhưng tại sao lại có các phong trào chống đối của quần chúng (1) , điển hình là sự xuất hiện của Tuyên Ngôn 18 Nhân Vật Thuộc Nhóm Tự Do Tiến Bộ (Nhóm Caravelle), và phong trào chống đối của Phật Giáo qua các vụ Phật Giáo xuống đường? Nếu chúng ta tìm hiểu những đòi hỏi của các phong trào chống đối này, chúng ta sẽ có câu trả lời tức khắc cho câu hỏi trên.

Description: http://4.bp.blogspot.com/-j2fKLZE4FYo/T4eeYdg0_zI/AAAAAAAACI0/dVkVoEFbi8E/s640/1_daita1915-450a.jpg

Cụm tình báo Việt Cộng A.22 trong dinh tổng thống

Ảnh http://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/04/21/c%E1%BB%A5m-tinh-bao-vc-a-22-trong-dinh-d%E1%BB%99c-l%E1%BA%ADp/

Đòi hỏi của Phật Giáo là được đối xử công bằng như Thiên Chúa Giáo là một đòi hỏi căn bản, hợp tình, hợp lý, cho dù nếu có một vài thành phần Cộng Sản dính dáng như thế nào. Ở vào thời điểm đó, người ta có thể tìm ra được một vài bằng chứng rất dễ dàng để gán ghép sự dính dáng ít nhiều của Cộng Sản đối với tất cả mọi phong trào quần chúng mà họ nhìn thấy có ích lợi cho đường lối chống phá miền Nam, ngay cả ở thượng tầng lãnh đạo chóp bu trong dinh tổng thống. Mặc dù có một vài bằng chứng liên hệ tới Cộng Sản, người ta không thể kết luận cái chế độ đó là của Cộng Sản. Cũng vậy, cho dù có một vài bằng chứng, người ta cũng không thể kết luận những phong trào chống đối của Phật Giáo là của Cộng Sản. Như vậy, đòi hỏi của Phật Giáo về tự do tôn giáo là điều hiển nhiên, chẳng cần phải mất thì giờ để phản bác về những điều cáo buộc vu vơ.

Có đầy đủ lý do để khẳng định rằng phong trào tranh đấu của Phật Giáo đã góp phần vào quyết định tạo cuộc Cách Mạng 1963, kết liễu nền Đệ I Cộng Hòa; nhưng không có lý do nào để bảo rằng cái chết của nền Đệ II Cộng Hòa là do lỗi của Phật Giáo. Những vu khống và xuyên tạc để đổ lỗi cho Phật Giáo của các tác giả hoài Ngô chỉ có giá trị chứng minh có sự liên hệ của Phật Giáo với cuộc Cách Mạng 1963, nhưng không thể chứng minh sự liên hệ với biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Hãy xem cảnh dân chúng ùa ra đường phố vui mừng và hoan hô quân đội sau cuộc đảo chánh thành công. Điều này nói lên khá rõ chế độ Ngô Đình Diệm có được lòng dân hay chăng.

Ảnh Nam: A Photographic History

Một khoảng thời gian dài 12 năm, kể từ ngày có những phong trào đấu tranh của Phật Giáo đến ngày có biến cố 1975, và sự kiện cả hai vị tổng thống của hai nền Cộng Hòa đều là những con chiên Công Giáo, đã phản bác một cách thuyết phục mọi vu khống và xuyên tạc có ác ý đối với một tôn giáo đã đi vào lòng dân tộc suốt chiều dài của lịch sử.

Những đòi hỏi của nhóm Caravelle.

Ngoài những gì người viết đã đem ra chứng minh ở bài Giấu Đầu Lòi Đuôi, riêng ở bài viết này, người viết xin trích dẫn thêm về những đòi hỏi của 18 nhân vật thuộc nhóm Tự Do Tiến Bộ để trả lời cho câu hỏi tại sao lại có các phong trào chống đối của quần chúng và tôn giáo, góp phần vào việc bức tử một chế độ. (SH: xem thêm về nhóm trí thức này ở http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%B3m_Caravelle)

Về chính trị, 18 nhân vật đòi hỏi như sau:

“Ngày nay, nhân dân muốn được tự do. Đáng lẽ Tổng thống nên mở rộng chế độ, khuyến khích nền dân chủ, bảo đảm các quyền công dân tối thiểu và công nhận đối lập hầu dân chúng được nói lên tiếng nói của mình mà không sợ hãi để dẹp được sự bất mãn và căm thù, vì đối với dân chúng, thế đối lập là lý do độc nhất cho họ tồn tại. Khi Tổng thống thực hiện xong được những điều này thì nhân dân miền Nam Việt Nam có thế đứng của mình đối với miền Bắc mà nhận ra được giá trị của một nền tự do thật sự và một nền dân chủ chân chính. Chỉ đến lúc đó dân chúng mới sẽ nỗ lực và hy sinh tối đa để bảo vệ sự tự do và nền dân chủ ấy.” [Hết trích]

Về chính quyền, họ còn đòi hỏi như sau:

“Phải loại trừ tình trạng ban phát ân huệ bằng vào những liên hệ gia đình hay phe phái. Những kẻ buôn bán quyền hành, tham nhũng và lạm dụng quyền thế phải bị trừng trị.” [Hết trích]

Về quân đội, họ tiếp tục đòi hỏi:

“Quân đội chỉ phục vụ quốc gia và không nên để cho một phe nhóm hay đảng phái nào lợi dụng. Việc cải tổ toàn diện quân đội là một điều cần thiết. Đầu óc phe phái và sự trung thành với một đảng phải được loại bỏ; tinh thần quân đội phải được tái phục hồi cho mạnh lên, phải tạo ra một truyền thống cao đẹp về niềm hãnh diện quốc gia; và tinh thần chiến đấu, lương tâm nghề nghiệp và lòng can trường phải là những tiêu chuẩn dùng trong việc thăng thưởng. Phải khuyến khích binh sỹ biết kính trọng cấp trên và phải khuyến khích sĩ quan phải biết yêu thương binh sĩ. Phải loại bỏ lòng ngờ vực, ganh tỵ và đố kỵ giữa những kẻ đồng đội, đồng ngũ.” [Hết trích]

Về kinh tế, xã hội, họ đòi hỏi như sau:

“Kinh tế là nền móng của xã hội và lòng dân là yếu tố sống còn của chế độ. Chính quyền phải phá tan mọi chướng ngại cản trở việc mở mang kinh tế. Phải hủy bỏ sự độc quyền và đầu cơ dưới mọi hình thức; phải tạo môi trường thuận tiện cho việc đầu tư đến từ phía các quốc gia thân hữu cũng như từ chính nhân dân của ta; phải khuyến khích kinh doanh thương mại, khuếch trương kỹ nghệ và tạo công ăn việc làm để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp. Đồng thời, chính quyền phải chấm dứt sự bóc lột con người dưới mọi hình thức trong các công trường lao động của những “Khu Dinh Điền”.” [Hết trích]

Như vậy, những đòi hỏi của Phật Giáo và những tuyên bố của 18 nhân vật thuộc nhóm Tự Do Tiến Bộ đã khẳng định rõ ràng lý do căn bản chống đối là sự độc tài gia đình trị và tôn giáo trị ở trong hầu hết mọi lĩnh vực. Nếu không có những chống đối này từ tôn giáo và quần chúng thì chắc chắn chính quyền Hoa Kỳ đã không có lý do gì để bật đèn xanh cho việc lật đổ một chính quyền nếu hợp lòng dân.

Có nhiều cách diễn dịch lý do tại sao Hoa Kỳ tham dự vào chiến tranh Việt Nam, nhưng có lẽ một trong nhiều lý do công khai và rõ rệt, khó có thể bác bỏ, đó là ý muốn miền Nam VN không phải là một đất nước có nền cai trị độc tài như Cộng Sản. Học thuyết “domino” cũng là một trong nhiều phương tiện để ngăn chận chủ nghĩa Cộng Sản lan tràn xuống các quốc gia phía Nam. Độc tài gia đình trị và tôn giáo trị luôn luôn đối nghịch với những lý tưởng tự do và dân chủ mà các quốc gia thuộc khối tự do đang theo đuổi, nhất là khi Hoa Kỳ đang hao tốn hàng tỉ mỹ kim cho những lý tưởng này trong thời kỳ có chiến tranh lạnh. Như vậy, làm sao Hoa Kỳ có thể tiếp tục hao tốn tiền của và công sức cho một chế độ đang áp dụng những chính sách độc tài không thua gì Cộng Sản? Việc thay đổi thái độ của Hoa Kỳ đối với chính quyền NĐD là một sự điều chỉnh tất nhiên, hợp lý và cấp bách khi tình trạng xảy ra hoàn toàn đối nghịch với những lý tưởng họ đang theo đuổi.

Cái lý do bảo rằng nền tự do và dân chủ theo lối Mỹ không phù hợp với hoàn cảnh chính trị và văn hóa VN thì không thể thuyết phục, bởi vì những đòi hỏi của quần chúng và tôn giáo là những đòi hỏi tối thiểu cho một đất nước tự do và dân chủ ở thời điểm của những năm 1962-1963. Và hiện nay, chính quyền Cộng Sản VN cũng đang nêu ra lý do này để bào chữa cho nền độc tài cai trị của họ.

Tóm lại, nếu tác giả Trần Khách Quan đã đồng ý ở phần một rằng “việc dùng người là cả một nghệ thuật không thể thiếu ở bất cứ một nhà lãnh tụ tài ba nào” mà không đưa ra được một bằng chứng để chứng minh Hoa Kỳ đã nhúng tay lũng đoạn trong việc cài đặt các nhân viên lãnh đạo trong chính phủ NĐD thì việc ông cố gắng biện minh cho chế độ bằng cách đổ lỗi vu vơ cho Hoa Kỳ thì rõ rệt đó là Giấu Đầu Lòi Đuôi vậy, cái đuôi của một chế độ độc tài gia đình trị và tôn giáo trị. Hoặc nếu tác giả có thể chứng minh được điều đó thì chính tác giả đã tố cáo sự bất lực của chính quyền NĐD nên cũng đã biện minh cho tính chính đáng của cuộc Cách Mạng 1/11/1963.

Như vậy, đàng nào thì chế độ NĐD cũng rõ rệt không xứng đáng để được dân tộc VN hy sinh và bảo vệ trường tồn muôn năm như các tác giả hoài Ngô mong muốn và đòi hỏi. Biến cố Cách Mạng 1963 là ước mơ của toàn thể người dân VN, ngoại trừ một thiểu số thuộc dư đảng Cần Lao Công Giáo.

Trần Tiên Long

 

Chú thích của SH:

(*) Tựa SH

(1) Một thể hiện mạnh mẽ trong các phong trào chống đối của quần chúng có thể nhìn thấy qua đám táng của nhà văn Nhất Linh. (xem http://phuongoanh.multiply.com/journal/item/373/373?&show_interstitial=1&u=%2Fjournal%2Fitem)

http://phuongoanh.multiply.com/journal/item/373/373?&show_interstitial=1&u=%2Fjournal%2Fitem

Một chuyện đáng ghi nhớ khác là "vào năm 1960 trên bìa báo Tự Do Xuân Canh Tý xuất hiện bức tranh năm con chuột đang đục khoét một quả dưa đỏ và nếu lật ngược cái bìa thì quả dưa đỏ là hình bản đồ nước Việt Nam, hàm ý các anh em của gia đình họ Ngô đang phá hoại đất nước. Tờ báo bị chính quyền tịch thu sau khi báo đã phát hành được một số khá lớn." (http://son-trung.blogspot.com/2012/02/nguyen-tuong-thiet-nhat-linh.html)

(Hình: Thư Viện Ðại Học Cornell, Hoa Kỳ)

 


From: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com On Behalf Of Khach-Quan Tran

Sent: Friday, May 18, 2012 5:15 PM

Subject: [ChinhNghiaViet] Ông Trần Tiên Long “dấu đầu lòi đuôi".

 

Ông Trần Tiên Long “dấu đầu lòi đuôi”.

Trích kết luận bài viết “Giấu Đầu Lòi Đuôi” của ông Trần Tiên Long :

“Mới hay, việc dùng người là cả một nghệ thuật không thể thiếu ở bất cứ một nhà lãnh tụ tài ba nào. Và cố TT NĐD đã không có tối thiểu một khả năng nghệ thuật cần thiết này. Sự độc tài gia đình trị và tôn giáo trị là nguyên nhân chính yếu dẫn đến cái chết tức tưởi của nguyên một gia đình và chế độ.”

(Trần Tiên Long, On Sun, 5/13/12, qtran <qtran@ec.rr.com> wrote) (xem http://sachhiem.net/TTL/TranTL20.php)

Kết luận này có 3 phần để xem xét :

      1). Đồng ý : “việc dùng người là cả một nghệ thuật không thể thiếu ở bất cứ một nhà lãnh tụ tài ba nào”.

      2). Nhưng, “cố TT NĐD (Ngô Đình Diệm) đã không có tối thiểu một khả năng nghệ thuật (dùng người) cần thiết này” thì cần phải xét lại. Bởi vì điều này còn tùy thuộc vào ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm có thực sự được tự do hay thực sự có quyền lực tương xứng trong việc lãnh đạo “đất nước” hay không. Phần xem xét thứ 3 sau đây sẽ giải thích vấn đề này.

      3). Và “Dấu đầu lòi đuôi” là : “Sự độc tài gia đình trị và tôn giáo trị là nguyên nhân chính yếu dẫn đến cái chết tức tưởi của nguyên một gia đình và chế độ.” (gia đình và chế độ Ngô Đình Diệm). Nhưng mà, ai đã dấu đầu lòi đuôi ?

      - Chính là tác giả Trần Tiên Long đã “dấu đầu lòi đuôi”. Tại sao ?

      - Bởi vì, đã có biết bao nhiêu là tài liệu lịch sử đã được giải mật và cho biết : Nguyên nhân chính yếu dẫn đến cái chết của gia đình và chế độ Ngô Đình Diệm là do thế lực ngoại bang đã can thiệp sâu và lũng đoạn nội tình của một “đất nước” đến nỗi được coi như là chủ nhân ông của đất nước đó.

      Cứ cho rằng, có “Sự độc tài gia đình trị và tôn giáo trị” đi nữa (như đã thấy ở nhiều quốc gia khác trên thế giới : Ả Rập Saudi, Thái Lan, Singapore, …), nhưng nếu họ giữ được độc lập, giữ được chủ quyền, không cho phép bàn tay phù thủy của các thế lực ngoại bang mua chuộc và uy hiếp các tướng lãnh, hỏi đảo chánh và lật đổ có được không ? Câu trả lời chắc chắn là không. Hãy nhìn kìa, các Thủ Tướng và Tướng Lãnh Thái Lan hiện nay vẫn phải quỳ bò khi yết kiến Quốc Vương thì biết !

      Thật không ngờ, ông Trần Tiên Long, một người thích lý luận, đã có những nhận định thời cuộc nhiều khi rất sâu sắc, như ngay cả trong bài viết này, nhưng tại sao kết luận ở đây lại bị thủng đến như vậy ? ! Phải chăng, chính là vì thành kiến chống Công Giáo, nên ông đã gán ghép vấn đề tôn giáo vào chính trị một cách thô thiển đến như vậy ? Ấy cũng chính là “Giấu cái Đầu, Lòi cái Đuôi” chống Công Giáo một cách “không thích hợp” như ông Trần Tiên Long vậy.

      Với quan điểm chống Công Giáo của nhóm Giao Điểm cũng vậy, cũng đã có những gán ghép thô thiển như thế làm mất đi ý nghĩa của những nhận định sắc bén còn lại, thật đáng tiếc ! Xin hãy xét lại.

      Khách Quan.

     

On Sun, 5/13/12, qtran <qtran@ec.rr.com> wrote:

From: qtran <qtran@ec.rr.com>

Subject: [GoiDan] Giấu Đầu Lòi Đuôi / Một sự quan phòng/Lữ Gian, con chiên CUỒNG TÍN !!

Date: Sunday, May 13, 2012, 6:06 PM

Giấu Đầu Lòi Đuôi

Trần Tiên Long

http://sachhiem.net/TTL/TranTL20.php