●   Bản rời    

VATICAN:CH01 - Sự Hình Thành "Đạo Phiệt Do Thái" Và "Đạo Ki Tô Do Thái"

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH01.php

06-Jan-2012

 

1 2 3

PHẦN I


SỰ HÌNH THÀNH CỦA GIÁO HỘI LA MÃ VÀ NHỮNG TỘI ÁC CHỐNG NHÂN LOẠI CỦA VATICAN


MỤC I

NGUỒN GỐC VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA GIÁO HỘI LA MÃ

Mục này gồm có:

Chương 1: Sự hình thành chế độ đạo phiệt Do Thái và đạo Ki-tô Do Thái

Chương 2: Đạo Ki-tô Do Thái biến thể thành đạo Ki-tô La Mã.

 

CHƯƠNG 1


SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO PHIỆT DO THÁI VÀ ĐẠO KI TÔ DO THÁI


Người viết gọi đạo Do Thái là chế độ đạo phiệt Do Thái vì tôn giáo này ôm đồm cả quyền lực chính trị rồi đem những tín lý hoang đường, phi nhân bản, phản khoa học cùng  những giáo luật hà khắc, nặng tính cách vơ vào và bóc lột  biến thành luật pháp quốc gia để cưỡng bách người dân phải tuân hành. Cũng vì thế mà ngay từ lúc mới hình thành, Do Thái Giáo (Judaism) cũng là quốc giáo của dân tộc Do Thái.  Tôn giáo này ra đời sớm nhất và chia làm hai thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất (Pre-Mosaic Judaism) hình thành vào khoảng năm 2000 TCN  kéo đến khoảng năm 1266 TCN thì biến thể thành đạo Do Thái mới gọi là Mosaic Judaism.

Trong thời kỳ thứ nhất, đạo Do Thái (Pre-Mosaic Judaism), không có hệ thống tín lý hoang đường, nặng tính cách phỉnh gạt, lừa bịp để mê hoặc lòng người, không có những câu chuyện loạn luân, dâm loan, và cũng không có những lời phán dạy phi luân, ngược ngạo, tàn ngượic dã man.  Hầu hết việc tuân hành luật đạo là do lòng tự nguyện của tín đồ hơn, chứ không có chủ trương cưỡng ép bằng bạo lực

Trong thời kỳ thứ hai (Mosaic Judaism), đạo Do Thái bị biến thể thành một thứ đạo phiệt với những ác tính cực kỳ ghê tởm mà chúng ta có thể tìm thấy trong Cựu Ước  trong đó có (1) những chuyện hoang đường nặng tính cách phỉnh gạt và lừa bịp để mê hoặc lòng người, (2)  những chuyện loạnan luân, dâm loạn biểu hiện một xã hội của những người của thời kỳ tối man rợ, và (3) những giáo luật cũng như những lời dạy nặng tính cách phản nhân luân, ích kỷ, tham tàn, gian ác, thâm độc, lấn lướt và vơ vào. Tất cả đều dựa vào quyền lực của bạo quyền để cưỡng bách người dân phải tuân thủ và tuân hành. Chính vì những nhược điểm như vậy mà về sau, đạo Do Thái mới này lại phân hóa thành nhiều hệ phái khác nhau (sẽ được trình bày ở phần sau).

1.- Đạo Do Thái Trong Thời Nguyên Thủy (Pre-Mosaic Judaism)

Vào khoảng năm 2000 trước công nguyên, ông Abraham dẫn một nhóm người đồng hương di cư từ thành Ur thuộc xứ Chaldée (ngày nay là nước Irak) ở phía đông sông Euphrate  đến định cư tại vùng đất Canaan nằm ở phía tây sông Euphrate và đặt ra một số quy luật để quản lý đòan người tha phương cầu thực này. Sách Công Giáo - Huyền Thoại và Tội  Ác ghi lại  sự kiện này như sau:

Abraham

“Năm 2000 trước Công Nguyên, Abraham được tôn lên làm vị lãnh đạo các tộc trưởng Do Thái trong đế quốc Babylon (the leader of all patriarchs of Jews).  Abraham dẫn dân Do Thái rời khỏi đế quốc Babylon về miền Đất Hứa là vùng Canaan, hiện nay được gọi là West Bank (tả ngạn phía Tây sông Jordan).  Tại đây,  Abrahma kết hợp với các bộ lạc Do Thái khác với ý định thành lập một quốc gia cho các nhóm dân tộc Do Thái. Ông có nhiều vợ – dân tộc Do Thái rất tự hào xưng là con cháu của Abraham (the children of Abraham), nhưng thuộc dòng Sarah, con trai của Abraham và bà vợ cả của Abraham là Sarah. Các dân tộc Hồi, Ả Rập cũng tự xưng là con cháu của Abraham, nhưng thuộc dòng Ismael, con trai của Abraham và một bà vợ bé tên là Hagar.” [1]

Cũng nên biết rằng, vào thời kỳ này, nhân loại đã bước vào Thời Kỳ Đồng Thau [Bronze Age] (3150-1200), tương đương với Nhà Hạ (2205-1766 TCN) ở bên Trung Hoa. Niềm tin tôn giáo của người Do Thái trong thời kỳ này là một mớ tạp nham các truyền thuyết của các dân tộc sống trong vùng Lưỡng Hà Châu (Mesopotamia), một vùng đồng bằng nằm trong lưu vực của hai con sông Tigris và Euphrates. Vị thần linh được họ tôn thờ là Thượng Đế và cũng gọi là Thiên Chúa Elohim có hình tượng là một con bò đực. Ông Charlie Nguyễn giải thích ý nghĩa này như sau:

“Tiếng Semitic (Do Thái) gọi El là Elim. Elim là danh từ số ít, Elohim là danh từ số nhiều, nhưng lại có nghĩa là MỘT (Elohim is one) vì Elohim bao hàm ý nghĩa thần El là vị thần của tất cả mọi sự (The All-God). Thần El là Toàn Thể (The one who is All) gần tương tự như Toàn Năng (The Almighty – The Absolute Power). Thần El là vị thần chân thực của các thần (The one true God of gods) là vị thần được mọi người gọi bằng nhiều tên khác nhau nhưng sự thực chỉ là một (many names of the one true God). Thần El là tổng thể của mọi sự thiêng liêng (The totality of the Divine.)” [2]

Người Do Thái sử dụng dạng số nhiều “Elohim” là có ý muốn nói vị thần Elohim này là thần của tất cả mọi người. Theo các nhà sử học, vị thần linh này vốn là quan niệm về ông Trời của người dân trong Đế Quốc Babylon trước đó. Ông Charlie Nguyễn viết:

http://en.wikipedia.org/wiki/Bull_(mythology)

Tập tục thờ Bò Thánh rất quen thuộc ở khắp
thế giới phương Tây thời cổ đại
trong tập Thánh Kinh của các thần tượng Bò Vàng -
ảnh http://en.wikipedia.org/wiki/Bull_(mythology)

“Căn cứ  vào các cổ vật và các sử liệu khách quan, các nhà nghiên cứu đã xác định Babylon mới thực sự là nơi xuất phát đầu tiên của các đạo Thiên Chúa. Trước đó, mọi người đã lầm tưởng Jerusalem, thủ đô Do Thái, là thánh địa của các đạo này. Người Babylon quan niệm cuộc sống trên thế gian chỉ là tạm bợ. Cuộc sống đời sau ở thiên đàng mới đích thực là hạnh phúc vĩnh cửu. Họ tin rằng thế gian  này sẽ bị tiêu hủy trong một lúc nào đó gọi là ngày tận thế. Sau ngày tận thế,  nước trời sẽ được thiết lập ở thế gian. Hai ý niệm  về thiên đàng và ngày tận thế luôn luôn quyện với nhau. Đó là những ý niệm xuyên suốt từ Babylon (Gate of God) qua Jerusalem (đạo Do Thái) và Vatican ngày nay (đạo Kitô La Mã).

Những tư tưởng đầu tiên của Abraham chưa hẳn là đã xác định có một Thiên Chúa Duy Nhất (The Only One God) mà ông chỉ có ý định chọn một vị thần mạnh nhất trong các vị thần của dân Sumerians để tôn thờ mà thôi. Vị thần mà Abraham chọn là thần El, một con bò đực mạ vàng. Hiện nay, tại bảo tàng viện Baghdah có trưng bày tượng bò đực mạ vàng của dân Sumerians thuộc thời đại đế quốc Babylon (3000 TCN).” [3]

Chế độ đạo phiệt Do Thái trong thời kỳ này còn ở trong một mức độ nhẹ nhàng không chuyên đóan, không có giai cấp giáo sĩ  và cũng không nặng tính bóc lột tín đồ. Các nhà viết sử gọi thời kỳ này là đạo Do Thái Nguyên Thủy (Pre-Mosaic Judaism). Đạo Do Thái Nguyên Thủy kéo dài được khoảng 750, (tức là vào khoảng từ năm 2000 TCN đến khoảng  năm 1266 TCN) thì biến thể thành đạo Do Thái Mới sau này.

Không biết vì lý do nào mà người Hebrew lại bỏ thành Ur di cư về lập nghiệp ở Canaan. Có giả thuyết cho rằng họ không chấp nhận cái tín ngưỡng đa thần của người dân xứ Chaldée. Tương tuyền rằng khi vừa tới Canaan thì ông Abraham nghe thấy Thượng Đế nói với ông rằng “Ta cho con cháu đất này”. Thế là gia đình ông Abraham ở lại đây lập nghiệp. Ông Abraham trở thành ông tổ của người Do Thái và là người sáng lập ra Do Thái giáo (Judaism).

Theo học giả Nguyễn Hiến Lê viết trong cuốn Bài Học Do Thái thì trải qua đời con ông Abraham là Isaac và đời con của Issac là Jacob rồi đến đời con của Jacob là Joseph mới gây dựng nên “dân tộc” Do Thái. (Thiết tưởng nên sử dụng từ “thị tộc” thay vì “dân tộc” vì lúc đó họ mới chỉ có một số người giống như là một thị tộc.)  Về sau, vì những biến chuyển của thời thế, ông Joseph cùng một nhóm dân Do Thái, tất cả là 70 người (trang 27) di cư sang Ai Cập sinh sống. Những người theo đạo Ki-tô kể rằng ông Joseph nhờ tài đoán chiêm bao mà được vua nước Ai Cập trọng dụng, cho làm đến chức thượng thư (bộ trưởng) trong triều đình Ai Câp. Tuy nhiên,  sau đó họ lại bị bắt làm nô lệ.

Theo sách Công Giáo – Huyền Thoại và Tội Ác thì vua Ai Cập là Ramses (1304-1237)  ham thích xây kim tự tháp cùng các đền đài và dinh thự nguy nga tráng lệ. Vì nhu cầu cần có lao nô phục dịch cho các công trường xây cất những đền đài và dinh thự trên đây mà dân Do Thái, một thứ dân ngụ cư (ăn nhờ ở đậu), bị hy sinh phải làm nô lệ đáp ứng cho nhu cầu này (trang 115-116).  Theo sách Bài Học Do Thái thì đến năm 1583 trước Công Nguyên, vì căm hận, những người dân Do Thái này đã tiếp tay với kẻ thù ngoại nhập trong những năm Ai Cập bi quân Hyksos xâm lăng. Vì lý do này, chính quyền Ai Cập mới  bắt họ làm nô lệ và  đối xử với họ rất là tàn nhẫn. Tình trạng này kéo dài hơn 300 năm. Sự kiện này được học giả Nguyễn Hiến Lê viết như sau:

“Khi Ai Cập bị dân tộc Hyksos  xâm lăng, họ (người Do Thái) bắt buộc phải cộng tác với kẻ (chiến) thắng  Sau khi  đuổi được kẻ thù, Ai Cập oán họ đã phản bội, bắt họ làm nô lệ. Họ cực khổ trăm chiều, muốn trốn mà không được. Một vị thiếu niên anh tuấn đau lòng cho nòi giống, nhất quyết dắt đồng bào thoát khỏi cái ách Ai Cập, vào chân núi Sinai, sống đời lang thang, cực khổ... Vị trẻ tuổi ấy là Moise...” [4]

2.- Đạo Do Thái Biến Thể Thành Một Chế Độ Đạo Phiệt Từ Thời Ông Moses

Sách sử Do Thái nói rằng khi ông Moses được ông Thượng Đế Jehovah "mặc khải" phải dẫn đoàn người Do Thái về bờ biển phía Đông Hồng Hải để nhận "luật" của ông thượng đế này theo đó mà cai trị dân. Ông Moses tuân lệnh dẫn đoàn người Do Thái của ông về đến núi Sinai. Tại đây, ông Moses gặp được vị thần có tên là Jehovah "mặc khải" (truyền dạy) cho ông biết những  tín lý thờ phượng ông thần này. Trong cuốn Bài Học Do Thái, Học giả Nguyễn Hiến Lê ghi lại chuyện này như sau:

 núii sinai
Núi Sinai

" Một hôm ông (Moses) nghe được lời Thượng Đế ra  lệnh phải giải thoát đồng bào, dắt họ qua bờ bên kia Hồng Hải tới núi Sinai để nhận "luật" của Thượng Đế. Thế là năm 1266 trước tây lịch ông cầm đầu đồng bào đưa họ di cư về Đất Hứa. Tới Sinai, họ sống đời lang thang cực khổ nhưng tự do của tổ tiên như vậy trong bốn chục năm. Ở Núi Sinai, Moise (Moses) do Thượng Đế khải thị mà đặt cơ sở cho Do Thái giáo. Abraham trước kia chỉ  mới có một ý thức về một tôn giáo nhất thần. Nhờ Moise, tôn giáo đó  mới thực là thành lập, thờ thần Jahvé (Jehovah), một vị thần vạn trí, vạn năng chí công, chí nhân tạo ra trời đất và là cha sinh ra muôn loài." [5]

Luật mà ông Moses nhận được từ ông Thượng Đế Jehovah là luật như thế nào? Đây là một số rất nhiều luật được ghi trong các sách Sáng Thế, Phục Luật, Dân Số, Leviticus, Xuất Hành, v.v... trong Cựu Ước Kinh. Một số những luật này được ông Trần Quý ghi lại trong cuốn "Lòng Tin Âu Mỹ Đấy!" với nguyên văn như sau:

Moses pleading with the Children of Israel, lithography from a Bible card published in 1907http://en.wikipedia.org/wiki/Moses
Môi-se tuyên thệ trước con cháu của Israel,
in thạch bản từ một tấm thẻ Kinh Thánh
xuất bản vào năm 1907

“LUẬT SỢ CHÚA: “Dùng danh nghĩa thiên-chúa Giê-hô-va, bọn giáo-sĩ chế (bịa) ra các luật ở bảng thứ nhất để bắt dân phải cung phụng họ, chỉ được thờ vị thần do họ đưa ra, phải diệt (hết) các đạo khác, phải giết nhưng người thay đổi đạo mà họ đã đặt ra, phải giết vợ con, bạn hữu nếu những người này tuyên truyền cho các đạo khác, phải không có lòng thương xót khi giết người.

"LUẬT QUY ĐỊNH VIỆC CUNG PHỤNG GIÁO SĨ: "Dân cúng thiên-chúa Giê-hô-va bằng bò hay cừu thì phải dâng cho giáo-sĩ cái vai, cái hàm, cái bụng (Phục-luật 18:3). Dân vừa mới thu hoạch được nông phẩm thì phải biếu giáo-sĩ của đầu mùa từ rượu cho họ uống, gạo cho họ ăn cho đến lông chiên (cừu) cho họ làm áo (Phục-luật 18:3).

LUẬT QUY ĐỊNH VIỆC CUNG PHỤNG THIÊN CHÚA.- Môi-se ra lệnh cho đám dân Do Thái giặc cướp phải giết hết người nam, giết hết đàn bà, con gái đã ăn nằm với đàn ông, chỉ giữ lại con gái trinh thôi (Dân số 31:17-18). Giê-ho-va đòi dân đi ăn cướp về phải chia của cướp được cho mình. Của này phải giao cho các giáo sĩ giữ từ cừu, bò cho tới những người con gái (Dân số 31:28 và 31:40). Thân hình thiên chúa Giê-hô-va và thân hình người đàn ông (Sáng Thế 1:26) giống nhau nên vị thiên chúa đó đòi dâng con gái của loài người không có gì là lạ. Cha sao, con vậy. Thảo nào các con của vị thần đó cũng ham (Sáng Thế 6:4) con gái loài người. Vị thần ăn cướp gọi là Thiên-chúa Giê-hô-va đòi tín đồ chỉ được thờ có một mình mình thôi, cho nên vị thần ấy đòi tín đồ thẳng tay tiêu diệt quyền tự do tôn giáo, đòi như sau:

Phải dứt khoát giết những người đi lễ (bất kỳ) vị thần nào khác ngoài Giê-hô-va (Xuất Hành 22:20)

Phải giết những kẻ tiên tri nào dám nhân danh các vị thần khác mà nói (Phục Luật 18:20)

Chớ theo những vị thần của các dân tộc ở chung quanh các ngươi (Phục Luật 6:14).

God's Killing of Egypt's First-Born
ảnh minh họa Thiên Chúa của Moses đang giết
các con nít đầu lòng ở Ai Cập, nguồn
http://www.thegodmurders.com/Moses.html

Dân Do Thái phải dâng con đầu lòng cho Giê-hô-va (Xuất Hành 13:12). Dân Do Thái hay dân khác sống trên đất Do Thái mà dâng con cho thần Mo-lóc thì phải bị xử tử (Lê-vi: 20:2). Không được tha mạng sống cho các thầy phù thủy (Xuất Hành 22:18).

Những người đi hỏi thầy phù thủy hay hỏi thầy bói cũng phải dứt khoát bị trừng trị. Giê-hô-va nói: “Ta sẽ đối mặt kẻ đó và sẽ cắt phăng kẻ đó khỏi dân chúng (Lê-vi 20:6).

Giê-hô-va tự nhận là thần Ganh-ghét, không tiếc lời căn dặn tín đồ mọi chi tiết về việc phá các đạo khác: Phàm những dân tộc nào mà các ngươi đuổi đi được, các ngươi phải:*Phá sạch những nơi thờ thần của họ (Thánh Kinh Tin Lành dùng cụm từ “chúng nó” thay cho “họ") trên núi cao, trên đồi, dưới bóng cây xanh,  đập tan bàn thờ, đâp vụn cột đền, lấy lửa đốt rụi hết các tượng của họ, * đục khoét cho mất hết mọi hình chạm trổ các tượng thần của họ,* và xóa tên những thần ấy ở những nơi đó (Phục Luật 12:2-3). Một nhóm dân Do Thái thờ thần Ba-an Pê-o khiến cho Giê-hô-va nổi giận lôi đình rồi ra lệnh cho Môi-se:“Hãy đem hết các thủ lãnh của đám dân này ra treo cổ ở ngoài nắng trước mặt Gia-vê để cơn giận của Gia-vê không chĩa vào dân Do Thái (Dân Số 25:3-5).

*LUẬT BẮT NÓI ĐÚNG LỜI  GIÊ-HÔ-VA: Phải giết kẻ tiên tri nào dám nhân danh Ta nói điều gì Ta không bảo nói (Phục Luật 18:20).

LUẬT GIẾT VỢ CON, BẠN HỮU Nếu NHỮNG NGƯỜI NÀY TUYÊN TRUYỀN CHO CÁC ĐẠO KHÁC: Khi anh em một mẹ với ngươi, hay con trai ngươi  hay con gái ngươi, hay người vợ yêu mến của ngươi, kín đáo xúi giục ngươi bảo ngươi rằng “Ta hãy đi thờ các thần khác.” Đó là những thần khác mà các ngươi và tổ tiên các ngươi chưa hề biết. Đó là những thần của những dân tộc sống chung quanh các ngươi hoặc gần hoặc xa... Các ngươi hãy chớ theo nó. Các ngươi đừng thương nó. Các ngươi chớ có xót-xa mà che chở cho nó, các ngươi phải giết nó. Các ngươi phải giết nó trước rồi mới tới tay dân chúng (Phục Luật 13:6-9)....”.[6]

LUẬT TRỊ NGƯỜI.-“Các luật trị người mang danh là của thần Giê-hô-va chẳng qua là bắt chước bộ luật của Ham-mu-ra-bi khắc trên bia đá ở đền thờ thần Ma-đúc (Marduk) trong thành Ba-by-lon. Bộ luật ấy có trước khi Môi-se đắt dân Do-thái bỏ Ai Cập di chuyển về hướng Pa-le-stin cả bao nhiêu thế kỷ. Vua Ham-mu-ra-bi (1792-1749 trước dương lịch) cai trị xứ Ba-by-lon, là một người nổi tiếng anh hùng. Triều đình ông gom góp nhiều luật đã được các chính quyền vùng lưỡng-hà tạo ra trong mấy trăm năm thành một bộ luật để xét xử các vụ án từ các cuộc xung đột gia đình đến các vụ phạm pháp nặng hay nhẹ trong xã hội. Năm 1901, một nhà khảo cổ người Pháp tên là Jean-Vincent Scheil tìm ra thấy ở vùng Susa một tấm bia đá khắc luật Ham-mu-ra-bi. Nhờ vậy mà ngày nay sử gia mới biết rõ rằng nếu có thần Giê-hô-va thì vị thần này đã học luật dân sự để trong đền thờ thần Ma-đúc (Marduk) rồi đọc cho Môi-se chép.

Nhóm Lệnh Trị Người cho ta thấy dân thời cổ ở Trung Đông bị cai trị rất là nghiêm khắc. Đằng sau lệnh “Hãy Hiếu Kính Với Cha Mẹ” có một bản án tử hình. Đứa con khó dạy, bội-nghịch, hoang-đàng, say-sưa có thể bị cha mẹ giao cho các trưởng lão trong thành, rồi bị dân chúng ném đá cho chết (Phục-luật 21:18-21). Đằng sau lệnh “Chớ Tà Dâm” có nhiều bản án tử hình. Con gái mất trinh trước khi lấy chồng, nếu bị chồng tố cáo thì sẽ bị dẫn về nhà của cha mẹ đẻ rồi bị dân ném đá cho chết tại đây. (Phục-luật 22:13-21). Con gái đã hứa hôn mà còn đi ngủ với trai thì cả hai đều bị ném đá cho chết. (Phục-luật 22:23).

Giê-hô-va (ban) ra biết bao nhiêu luật giết người, kể cả bắt người ta giết vợ con để bảo vệ sự thờ cúng một mình mình. Các Lệnh Sợ Chúa trong bảng thứ nhất được ưu tiên, vượt trên các Lệnh Trị Dân trong bảng thứ nhì…” [7]

Căn cứ vào những "luật" trên đây, chúng ta có thể nói hệ thống luật pháp này là một thứ đạo lý hỗn hợp gồm có những tín lý hoang đường nhảm nhí nặng tính cách lòe bịp người đời được pha trộn  với luật lệ chuyên chế hà khắc của bạo quyền trong một tổ chức xã hội của thời bán khai nhằm để củng cố quyền lực của giai cấp thống trị và cũng là  để cưỡng bách người dân phải làm nô lệ phục vụ cho cả tôn giáo lẫn chính quyền. Nói một cách khác, Do Thái Giáo là một thứ tôn giáo nhập nhằng và  trộn lộn với chính quyền  và hòa nhập với nhau làm một cơ chế duy nhất, biến thành một hệ thống luật pháp ôm đồm cả hai thứ giáo luật và quốc luật trộn lộn với  nhau, rồi dùng bạo lực của chính quyền cưỡng bách người dân qua đời này đến các đời kế tiếp theo đó mà ứng xử với nhau. Như vậy là nhân dân bị cưỡng bách phải phục vụ cho tôn giáo và chính quyền. Nói riêng về tôn giáo, ta gọi đó là thứ tôn giáo "cưỡng bách nhân dân phải phục vụ cho tôn giáo”.(mà thực sự là phục vụ cho giai cấp giáo sĩ và bọn người tay sai của họ).

Đây là một thứ tôn giáo vô cùng bạo ngược, dựa trên một số tín điều láo khoét được bịa đặt ra để lừa gạt người đời rồi dùng chính quyền chuyên chế (bạo lực) làm phương tiện cho bọn tu sĩ biến người dân dưới quyền  trở thành tín đồ để làm nô lệ phục vụ cho họ. Nội dung của Luật Sợ Chúa và Luật Cung Phụng Giáo Sĩ  là bằng chứng cho chúng ta thấy rõ cái bản chất cực kỳ dã man của cái tôn giáo này.

Qua phần trình bày trên đây, chúng ta có thể nói tổ chức chính trị và tôn giáo  của ngườii  Do Thái lúc đó là một chế độ đạo phiệt đầu tiên trong lịch sử loài người và bản chất của nó là sử dụng những thủ đọan lừa bịp đi kèm theo bạo lực để khống chế nhân dân dưới quyền với mục đích củng cố quyền lực của nhóm thiểu số cầm quyền hay giai cấp thống trị. Từ thế kỷ 4 trở về sau, loại chế độ chính trị  bịp bợm và bạo ngược này được Giáo Hội La Mã sử dụng, khai triển và phát triển rồi hệ thống hóa một cách hết sức tinh vi để phục vụ cho tham vọng bá quyền thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại.

3.- Nhóm Người Do Thái Lưu Vong Trở Về Do Thái

đất hứa
Bản đồ "đất hứa" Canaan trước khi bị chia cắt

Mãi tới đời sau, đời ông Josué, nhóm người Do Thái trên đây mới về chiếm lại được xứ Canaan, nơi mà họ gọi là Đất Hứa. Rồi dần dà, họ lập thành quốc gia Do Thái. Lúc đó, ông Saul được tôn lên làm vua và là vị quốc vương đầu tiên của người Do Thái. Vua Saul lãnh đạo dân Do Thái đánh đuổi người Philistin, nhưng chẳng may bị tử trận. Con ông Saul là David lên nối nghiệp, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng chiếm được toàn vùng Canaan, thiết lập thủ đô tại Jerusalem. Ông David mất, ông Solomon lên nối ngôi vào năm 977 trước CN và đưa nước Do Thái vào thời kỳ cực thịnh. Ông tổ chức các cơ cấu hành chánh, tài chánh và quân sự giống như nước Việt Nam ta vào thời nhà Lý. Cũng vào thời cai trị của vua Solomon, người Do Thái đã biết sáng chế ra một thứ lịch giống như âm lịch do người Trung Hoa phát minh.

Vua Solomon băng hà vào năm 937 trước CN. Bảy năm sau, vào khoảng năm 930 TCN, nước Do Thái bị phân hóa ra làm thành hai nước nhỏ: nước Israel ở miền Bắc và nước Judée ở miền Nam. Hai nước tranh giành nhau khiến cho cả hai cùng suy yếu. Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi. Năm 722 TCN, người Assyrians đến tấn chiếm nước Israel ở miền Bắc. Năm 586 TCN, người Babylone đến tấn chiếm nước Judée ở miền Nam.

Ít lâu sau, người Ba Tư đến đánh đuổi người Babylone thống trị cả toàn vùng. Thời gian sau, người Hy Lạp với sức mạnh của đoàn quân của Đại Đế Alexander đến đánh đuổi người Ba Tư và trở thành chủ nhân ông vùng đất này. Sau người Hy Lạp đến người Syrie. Năm 164 TCN, dân Israel nổi lên đánh đuổi được người Syrians giành lại chủ quyền.

Năm 63 TCN, người La Mã tràn tới chiếm xứ Judée làm thuộc địa, nhưng vẫn để vua bản địa cai trị như một thứ vua gỗ, y hệt như  Liên Minh Xâm Lược  Pháp -Thập Vatican  để cho các vua Đồng Khá6nh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định và Bảo Đại làm tượng gỗ trên cái ngai vàng của triều đình nhà Nguyễn tại kinh thành Huế trong những năm 1885-1945.

Từ năm 722 TCN, Do Thái  liên tiếp bị các cường quốc lân bang tấn chiếm và thống trị, dân tộc Do Thái trở thành dân bị trị của các cường lân xâm lược. Tôn giáo của các cường quốc xâm lăng được tự do du nhập vào Do Thái mà tín đồ Do Thái không có khả năng tuân hành những lời dạy của Chúa ghi trong các sách Leviticus (26:1-18),  Phục Luật (12:2-3,  13: 6-9), Dân Số  (25:3-5) để tiêu diệt các tôn giáo khác.

Cũng từ đó, giáo sĩ  Do Thái cũng không còn quyền lực để cưỡng bách tín đồ phải cung phụng cho họ như đã quy định trong  sách Phục Luật (18:3), cũng không thể cưỡng bách họ phải cung phụng Thiên Chúa như đã quy định trong sách Dân Số (31:17-18) và cũng không thế áp dụng Luật Trị Người như đã quy định trong sách Phục Luật (21: 18-21 và 22: 13-23).

Kết quả là  đạo Do Thái mất hẳn đi tính cách đạo phiệt của nó. Tất cả những ác tính này đã  trở thành dĩ vãng. Mất đi các quyền lực trên đây, giới tu sĩ Do Thái mất luôn cả cái địa vị thượng đẳng trong xã hội, có còn chăng thì cũng chỉ là còn trong kỷ niệm và mơ tưởng ngày PHỤC QUỐC và cũng là PHỤC HỒI cái địa vị thượng đẳng của họ ở trong xã hội như ngày nào. Tình trạng này y hệt như nhóm thiểu số  người Trung Quốc trong các tổ chức Phản Thanh Phục Minh từ năm 1644 trở về sau và cũng giống như  nhóm thiều số tín đồ Ca-tô người Việt ở miền Nam Việt Nam từ ngày 30/4/1975 cho đến ngày nay.

4.- Nhận Xét Về Đạo Do Thái

 Vào khoảng năm 2000 trước công nguyên, ông Abraham đem đoàn người Hébrew di cư từ thành Ur thuộc xứ Chaldée (ngày nay là nước Irak) ở phía đông sông Euphrate sang định cư tại vùng đất Canaan lập ra nước Do Thái và lập ra đạo Do Thái  mà đối tượng thờ phượng là vị "Thần El (có hình của con bò) là tổng thể của mọi sự thiêng liêng".  Không biết  làm như vậy, phải chăng là ông Abraham có chủ tâm lợi dùng uy quyền của thế giới thần linh để làm cho đám dân dưới quyền của ông khiếp sợ mà khuất phục?

Cũng nên biết rằng thuở đó là thời bán khai, người dân còn ở trong tình trạng ngu dốt lại nặng lòng mê tín dị đoan, thường tin rằng bất kỳ nơi nào ở trong cõi trần gian này cũng đều có một đấng thần linh ngự trị: Đất có thổ công, sông có hà bá, rừng có ma rừng, núi có thần núi và bất kỳ hiện tượng thiên nhiên nào cũng do thần thánh tạo nên hay gây ra cả. Tình trạng dân trí thấp kém như vậy đã giúp cho ông Abraham thành công trong sứ mạng lãnh đạo đoàn người tha phương cầu thực quy tụ với nhau ở nơi đất lạ xứ người để nương tựa nhau mà sống và tồn tại. Cũng vì thế mà ông Abraham mới trở thành tổ phụ của nước Do Thái và cũng là tổ phụ của đạo Do Thái.

Trong hoàn cảnh mới di cư đến một vùng đất mới, tất nhiên là họ phải sát cánh nương tựa nhau để đối phó với mọi bất trắc có thể xẩy ra vào bất cứ lúc nào. Những người Do Thái đầu tiên ở đất Canaan này bắt buộc phải sống theo quy luật  do ông Abraham và những người thân cận của ông ta đặt ra. Những luật lệ này vừa là những tín điều tôn giáo vừa là quy luật sống chung của một tập thể.

Khi tập thể phát triển thành một dân tộc và chiếm cứ một vùng lãnh thổ, thì cái luật lệ hỗn hợp này trở thành vừa là tín điều của tôn giáo vừa là luật pháp của quốc gia. Sau này, chúng ta thấy, Giáo Hội La Mã  đã cũng biến những tín điều Ki-tô  cùng những giáo luật và những lời phán dạy của giáo hội thành như quy tắc đạo lý và cũng là nếp sống văn hóa để cưỡng bách tín đồ và nhân dân dưới quyền phải tuân thủ, và dựa vào đó mà đối xử với nhau. 

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ là ngay từ khi mới lập quốc, Do Thái đã ở vào tình trạng tôn giáo nhập nhằng với chính quyền. Ta gọi nó là một chế độ đạo phiệt ở vào thời kỳ phôi thai. Dù là ở trong tình trạng phôi thai, tự nó cũng  đã trở thành những hạt giống của những gian dối, lừa bịp, thủ đọan, bóc lột và bạo lực.

Hoàn cảnh của đoàn người Do Thái được ông Moses dẫn đi chạy trốn khỏi nước Ai Cập về tới núi Sinai vào khoảng năm 1266 trước công nguyên (có sách nói là năm 1250 TCN) không khác gì hoàn cảnh của đoàn người Do Thái của ông Abraham mới tới định cự ở Canaan, và cũng không khác gì hoàncảnh của  đoàn ngươi Pilgrim đến định cư ở vùng ven biển thuộc tiểu bang Massachusetts  vào năm 1620. Ông Moses theo gương ông Abraham ngày trước đã làm, nhưng lại thay đổi đạo Do Thái cổ xưa (do ông Abraham lập ra) bằng cách thay đổi đối tượng thờ cúng (gọi là thượng đế) từ cái tên là “Elohim” sang cái tên là “Yahveh” hay  “Jehovah” và thêm vào các Luật Sợ Chúa, Luật Trị Người, Luật Quy Định Cung Phụng Giáo Sĩ, Luật Quy Định Việc Cung Phụng Thiên Chúa và nhiều luật khác. Những luật này đều có tính cách sắt máu, phi nhân, bạo ngược, nặng tính vị kỷ và bóc lột nhân dân, nói là  để phục vụ Thiên Chúa  mà sự thực là phục vụ cho giai cấp giáo sĩ  và giới người thống trị. Đây cũng là một chế độ đạo phiệt giống như chế độ đạo phiệt trong thời ông Abraham, nhựng ở mức độ hà khắc hơn, tàn ác hơn, gian tham hơn, dã man hơn, bóc lột nhân dân một cách tinh vi hơn và tận tình hơn. Sự kiện này đã được nhà biên khảo lịch sử Trần Quý ghi lại như đã  trình bày trong Mục 2 ở trên.

Qua lời nhận xét với những dẫn chứng đầy đủ trên đây của học giả Trần Quý, ta có thể thấy rõ hệ thống tín lý và giáo luật trong đạo Do Thái chẳng có một chút gì là  nhân bản cả. Rõ ràng là những ý niệm về tình thương, nhân ái, khoan dung, độ lượng không có chỗ đứng trong cái tôn giáo này.

Như vậy là khi dẫn  đoàn người từ Ai Cập về tới núi Sinai, ông Moses đã phỏng theo mô thức tổ chức chế độ đạo phiệt của ông Abraham  trước kia để tổ chức bộ  máy quản trị tập thể người Do Thái của ông, nhưng với mức độ hà khắc hơn và dành quá nhiều đặc quyền và đặc lợi cho giai cấp giáo sĩ. Do đó, giáo dân và giai cấp bị trị càng bị bóc lột nhiều hơn. Kể từ đó,  bộ máy cai trị chính quyền Do Thái được tổ chức theo mô thức này. Căn cứ vào những luật đã được viện dẫn ở trên, ta có thể nói đạo Do Thái có những đặc tính như sau:

1.- Ôm  đồm  cả tôn giáo và chính quyền  vào trong tay,

2.- Lấy việc thờ phương ông Thượng Đế  bạo ngược Jehovah với chủ đích là để phục vụ cho nhu cầu chính trị  (có thể cho là nhu cầu cấp thời vào lúc bấy giờ),

3- Tôn giáo chỉ đạo chính quyền (Chính quyền là công cụ của tôn giáo)

4.- Người lãnh đạo tôn giáo (Do Thái Giáo) cũng là nhà lãnh đạo chính quyền.

4.- Quy luật của tôn giáo cũng là luật pháp của quốc gia

5.- Biến giai cấp giáo sĩ thành một lớp người thượng đẳng trong xã hội với những đặc quyền về chính trị, xã hội, kinh tế và nắm độc quyền thao túng chính quyền nắm độc quyền thống trị đất nước.

7.- Biến tín đồ thành giai cấp bị trị, bị bóc lột đến tận xương tận tủy, và họ bị đối xử như một bày nô lệ, không khác gì các ông chủ nô lệ người da trắng đối xử với những người nô lệ da đen ở Mỹ Châu trước khi họ được giải phóng vào ngày 1/1/1863. .

8.- Không có công lý và công bằng xã hội vì rằng quy luật hay lời dạy trong tôn giáo (do các giáo sĩ bịa đặt ra) thay thế  cho công lý, mà quy luật cua tôn giáo như Lụật Sợ Chúa và Luật Cung Phụng Giáo Sĩ,  Luật Quy Định  Việc Cung Phụng Thiên Chúa, Luật Trị Người (như đã trình bày ở phần trên).

9.- Kỳ thị và khinh rẻ nữ giới  và biến họ thành một giai cấp nô lệ cho nam giới.

10.- Vi phạm nhân quyền một cách hết sức là trắng trợn.

11.- Không công nhận sự hiện diện của các tôn giáo khác

12.- Không công nhận quyền tự do tôn giáo của người dân

10.- Hủy diệt  tình thương lứa đôi, phá nát tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái, giữa con cái và cha mẹ, giữa anh em với nhau (Lụật Giết Vợ Con nói trên là bằng chứng).

11.- Hủy diệt nền văn minh nhân loại

12.- Giai cấp bị trị bị bóc lột đến tận xương tận tủy.

13- Chấp nhận chế độ nô lệ

Với những đặc tính trên đây, ta có thể nói  đây là một chế độ đạo phiệt độc ác, tàn ngược, dã man và bóc lột nhân dân tối đa (Luật Cung Phụng Giáo Sĩ và Luật Quy Định Cung Phụng Thiên Chúa).

Như vậy, đạo lý  trong đạo Do Thái đã  nhập nhằng đồng hóa  giai cấp  giáo sĩ với tôn giáo và quốc gia, giống như Giáo Hội La Mã đã  nhập nhằng đồng hóa giáo hội và  những ngưới "mang chức thánh" của giáo hội với Chúa Cha Jehovah và Chúa Con Jesus, y hệt như thời quân chủ phong kiến, người ta đã nhập nhằng đồng hóa nhà vua hay hoàng  đế với quốc gia hay tổ quốc.

Lịch sử loài người đã từng có nhiều nhóm người từ bỏ quê hương đất tổ, kéo nhau đến vùng đất mới để mưu tìm cuộc đời tốt đẹp hơn. Nhóm dân nào cũng đặt ra luật lệ theo kinh nghiệm sống và trình độ hiểu biết của mỗi nhóm để duy trì an ninh, trật tự và quản lý nội bộ. Nhưng không có nhóm dân nào lại bị áp đặt những tín lý và quy luật hết sức bạo ngược, cực kỳ tham ác và vô cùng dã man như nhóm dân Do Thái dưới quyền lãnh đạo của ông Moses.

Nhận xét về chuyện ông Moses được Thượng Đế ra  lệnh phải giải thoát đồng bào, dắt họ qua bờ bên kia Hồng Hải tới núi Sinai để nhận "luật" của Thương Đế, ai cũng biết đây là chuyện bịa đặt. Trong lịch sử, không phải chỉ có một mình ông Moses đã bịa đặt  ra những chuyện láo khoét như vậy.

Ở bên Trung Hoa Hoa, bà Võ Tắc Thiên sau này cũng làm một chuyện bịa đặt tương tự như vậy. Việc làm của Bà Võ Tắc Thiên được học giả Lâm Ngữ Đường ghi lại như sau:


Võ Tắc Thiên
http://vi.wikipedia.org

"Tháng tư năm 688, y (Võ Thừa Tự) dùng một phiến đá cổ đẽo thành một tấm bia lớn có khắc tám chữ “Thánh Mẫu xuống trần, Trường thịnh nghiệp đế.” . Sau đó y sai người liệng tấm bia xuống sông Lạc. Một gã nhà quê tình cờ trông thấy tấm bia bèn vào triều tâu cho Võ Hậu hay. Võ Hậu làm bộ ngạc nhiên và hoan hỉ. Bà phong cho gã làm Khâm Sai Đại Thần và cho đổi quốc hiệu là Trường Thịnh. Tháng năm và tháng sáu năm đó, Võ Hậu tổ chức những buổi lễ Thiên Địa tại khu ngoại thành phía nam để tạ ơn trời đất. Bà đổi tên sông Lạc thành sông Trường Thịnh, gọi tấm bia đá kia là Bia Thánh Linh và gọi khúc sông tìm thấy tấm bia là Suối Thánh Linh. Dân chài lưới không được đánh cá tại khu vực này. Ngoài ra, bà còn ra lệnh ân xá các tội phạm để ăn mừng... Tất cả những hành động của Võ Hậu khiến người ta có cảm tưởng rằng bà là một nạn nhân khờ khạo của trò bịp bợm do chính bà bày ra. Tuy nhiên,  bà không khờ khạo. Bà biết rõ dân chúng thích thấy và tin tưởng những chuyện huyễn hoặc, những phép mầu và những điềm lạ.[8] .

Sau này, trong cuộc chiến (1418-1427) đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, cụ Nguyễn Trãi cũng dùng phương cách này để động viên nhân dân bằng cách lấy mật viết tám chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” vào lá cây rừng, rồi để cho kiến ăn thủng lá và hiện ra những chữ trên đây. Người dân trong vùng nhìn thấy những chiếc lá khác thường như vậy, rồi loan truyền từ người này qua người nọ. Thế rồi,  tiềng đồn lan truyền ra nhiều nơi khác, và càng ngày càng có nhiều người tin rằng  “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”, có nghĩa là cuộc kháng chiến của nhân dân ta do ông Lê Lợi làm minh chủ và ông Nguyễn Trãi làm quân sư là do Trời đã  xếp đặt. Chuyện này được sử gia Phạm Văn Sơn ghi lại như sau:

Nguyễn Trãi
Tranh truyền thần Nguyễn Trãi
ở nhà thờ họ Nguyễn,
làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội
http://vi.wikipedia.org/

“Cuối năm Đinh Dậu (1417), binh lương khí giới đầy đủ, ông (Lê Lợi), chọn ngày khởi binh vào sơ tuầng tháng Giêng năm Mậu Tuất (1418). Vì cuộc bại trận của nhà Hồ và nhà Hậu Trần,  lòng người còn hoang mang, Nguyễn Trãi phải lợi dụng lòng mê tín của nhân dân như Trần Thắng của đời Tần (Trần Thắng viết ba chữ “Trần Thắng Vương” vào mảnh lụa, giấu vào bụng cá. Quân sĩ mổ cá thấy cho là trời đã định nên tin theo Thắng, nhưng sau Thắng cũng thất bại), ông cho nhúng bút vào mật viết lên nhiều lá cây trong rừng tám chữ; “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”, sau đó kiến theo đường mật ăn thủng lá thành hình tám chữ kể trên. Nhân dân cho là điềm thần dị, đồn đại rất nhiều nên người ta theo mỗi ngày một đông.” [9]

Cuối cùng, nhân dân ta đại thắng quân Minh và giành lại quyền tự chủ cho nước nhà. Có thể là nhờ phương cách động viên này mà cuộc kháng chiến chống quân Minh do ông Lê Lợi  và ông Nguyễn Trãi lãnh đạo đã được đại khối nhân dân ta lúc bấy giờ dốc lòng tin tưởng,  nhiệt liệt ủng hộ và quyết tâm lên đường vào chiến khu  để cùng chung lo cho đại cuộc cứu nước. Nhờ vậy mà cuộc chiến có thể kéo dài tới gần mười năm và cuối cùng quân Minh phải cuốn gói ra đi. Vì thành tích này, trong thời gian từ tháng 7 năm 1954 cho đến tháng 4 năm 1975, tại miền Nam Việt Nam, cụ Nguyễn Trãi được tôn lên là thánh tổ trong ngành tâm lý chiến. 

Dù sao, chúng ta cũng phải thành thực mà nói rằng cái phương cách động viên nhân dân như vậy là một mưu kế chính trị có tính cách đoản kỳ để khích động và lôi cuốn nhân dân hăng say lên đường chiến đấu chống lại kẻ thù của dân tộc, chứ không phải phương cách trường kỳ dùng để hướng dẫn và giáo dục người dân sống theo đạo lý.

Từ  chuyện Trần Thắng Vương của Trần Thắng qua chuyện “Thánh Mẫu xuống trần, Trường thịnh nghiệp đế” của bà Võ Tắc Thiên đến chuyện “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trải vi thần” của cụ Nguyễn Trải trên đây, chúng ta có thể suy ra rằng chuyện ông Moses được Thượng Đế "mặc khải" cho ông viết những luật ở trên núi Sinai đều là chuyện láo khoét. Những gì được ghi khắc trên hai tấm bia đá mà ông ta vác từ trên núi Sinai xuống chân núi là do ông ta chủ mưu và sai người khắc vào đá, rồi nói là do Thượng Đế làm ra với chủ đích động viên và làm cho đoàn người Do Thái hăng say tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của ông trong công cuộc dẫn dắt họ vượt qua những khó khăn gian khổ trên đường trở về đất tổ.

Tất cả các ông Moses, Trần Thắng, bà Võ Tắc Thiên và cụ Nguyễn Trãi đều mượn danh nghĩa Thượng Đế hay ông Trời đặt ra một chuyện láo khoét nặng tính cách lừa bịp và mê hoặc lòng dân để lôi cuốn họ lao vào con đường phục vụ cho một mưu đồ chính trị trong một giai đoạn cấp thiết nhất thời. Trong những người này, ông  Moses và cụ Nguyễn Trãi  thì thành công vì  đã biết sử dụng phương cách lừa bịp này để động viện nhân dân hăng say tham gia vào đại sự quốc gia. Trái lại, ông Trần Thắng và bà Võ Tắc Thiên lại  bị thất bại thảm thương, làm trò cười cho người đời và hậu thế vì không có chính nghĩa, vì chủ tâm sử dụng thủ đoạn bịp bợm này vào một việc làm vị kỷ, nhằm phục vụ cho quyền lợi cá nhân của họ, chứ không phải cho phúc lợi của toàn thể cộng đồng dân tộc, cho nên không được nhân dân ủng hộ.

Riêng về trường hợp của ông Moses, sau khi thành công trong việc sử dụng mánh mung bịp bợm này để phục vụ mưu đồ chính trị, chính ông Moses và những người lãnh đạo Do Thái Giáo sau đó  cũng như các hệ phái phát sinh từ  đạo Do Thái vẫn còn tiếp  tục sử dụng và khai triển những mánh mung này thành một hệ thống tín lý với những luật lệ mang nặng tích cách võ đoán, tự tôn, chuyên chế, cưỡng bách, đượm mầu sắc huyền bí thiêng liêng, nhưng lại nặng tính kỳ thị chủng  tộc, kỳ thị tín ngưỡng, và dành những đặc quyền đặc lợi cho giới giáo sĩ cùng giai cấp thống trị (tức là bóc lột đại khối nhân dân bị trị).  Đặc biệt và ghê gớm hơn nữa, sau này, kể  từ năm 325,  cái hệ thống tín lý bịp bợm này lại được Giáo Hội La  Mã  liên tục  khai triển tối đa rồi tổng hợp với  những tín lý, giáo lý, giáo lụật, “lời của Chúa” và  phép lạ cùng những phép bí tích do chính giáo hội bịa đặt ra; rồi hệ thống hóa thành nền tảng triết lý thần  học cho cái gọi là "đạo cứu rỗi", để cho giáo hội dùng làm chiêu bài tôn giáo như  một bức bình phong che đậy cho dã tâm  lừa bịp và khai thác lòng mê tín dị đoan của người đời hầu  thủ lợi. (Chuyện này  sẽ được trình bày rõ ràng hơn trong Chương 3 ở sau). 

Như vậy là đến thời kỳ này, gíống như ông Abraham trước kia, ông Moses cũng lại ôm đồm  cả tôn giáo và chính quyền  vào trong tay, lấy việc thờ phương ông Thượng Đế  bạo ngược Jehovah làm phương tiện phục vụ cho nhu cầu chính trị cấp thời của ông. Cũng nên biết,  lúc đó, ông  Moses vừa là giáo chủ của Do Thái Giáo vừa là nhân vật lãnh đạo số 1 của đoàn người Do Thái quy hồi cố hương với ý chí quyết tâm chiếm lại mảnh đất của tiền nhân đã chiếm được trước kia làm cứ địa trường tồn cho dân tộc. Sự kiện này cho chúng ta thấy rằng cả hai ông Abraham và ông Moses đưa ra chủ trương tôn giáo  nhập nhằng trộn lộn  với chính quyền. Sự kiện này được ông Charlie Nguyễn ghi nhận như sau:

"Lịch sử Do Thái là lịch sử của Thánh Kinh Cựu Ước. Do đó, đối với Do Thái, quốc gia và tôn giáo là một. Chết vì nước cũng là chết vì Chúa của đạo Do Thái. Người Do Thái sống trong hiện tại với những chứng tích của lịch sử. Tâm linh của người Do Thái trong hiện tại luôn luôn gắn bó với tâm linh dân tộc trong lịch sử. Đó là lý do khiến người Do Thái đoàn kết và kiên cường chiến đấu." [10]

Đây là một thứ đạo phiệt (đứng trên chính quyền), sử dụng chính quyền như là một công cụ để thi hành những mệnh lệnh của tôn giáo. Những mệnh lệnh này vừa là giáo luật, vừa là luật pháp và được coi như là những quy tắc đạo lý mà tất cả mọi người dân đều bị  cưỡng bách phải tuân hành. Như vậy là nhân dân bị cưỡng bách phải phục vụ cho  cả tôn giáo lẫn chính quyền. Nói riêng về tôn giáo, ta gọi đó là thứ tôn giáo  "cưỡng bách nhân dân phải phục vụ cho tôn giáo”  mà thực sự  hay trong thực thế là phục vụ cho giai cấp giáo sĩ và bọn người tay sai của họ. Đây là một thứ tôn giáo vô cùng bạo ngược, dựa trên một số tín điều láo khoét được bịa đặt ra để phỉnh gạt người đời rồi dùng chính quyền chuyên chế (bạo lực) làm phương tiện cho bọn tu sĩ dùng để nô lệ hóa và bóc lột tín đồ. Những luật như Luật Sợ Chúa, Luật Quy Định Phụng Giáo Sĩ, Luật Quy Định Việc Cung Phụng Thiên Chúa, Luật Bắt Phải Nói Đúng Lời Jehoah, Luật Giết Vợ Con, Bạn Hữu Nếu Họ Tuyên Truyền Cho Một Đạo Nào Khác, Luật Trị Người, như đã nói ở trong Mục 2 ở trên, tất cả là những bằng chứng bất khả phủ bác cho nhận định này.

(xem tiếp)->


[1] Charlie Nguyễn, Công Giáo Huyền Thoại Và Tội Ác  (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 98-99.

[2] Charlie Nguyễn, Sđd., Tr. 113.

[3] Charlie Nguyễn, Sđd., Tr. 97-98.

[4] Nguyễn Hiến Lê, Lịch Sử Thế Giới (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1994), tr. 56-57 .

[5] Nguyễn Hiến Lế, Bài Học Do Thái (Lancaster, PA: Xuân Thu, 1980?), tr. 27.

[6] Trần Quý, Lòng Tin Âu Mỹ Đấy! (Wesminster, CA: Văn Nghệ & Đồng Thanh, 1996), tr. 124-127.

[7]  Trần Quý,  Sđ d., tr. 128-129.

[8]   Lâm Ngữ Đường, Tình Sử Võ Tắc Thiên – Bản dịch của Vũ Hùng (Houston, TX: Xuân Thu, 1980?), 228-229..

[9]   Phạm Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư (Glendale, CA: Đại Nam, 1980?), tr. 359..

[10] Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Cộng Giáo Và Các Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr. 340.