Trận Giặc Ca-Thô-Líc Trên Toàn Châu Á

Duyên Sinh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgD/Duyensinh21.php

07-Sep-2018

Trong thời gian trước khi châu Mỹ được khám phá, đế quốc La Mã là một quốc gia rộng lớn. Quốc gia này quan niệm Tòa Thánh La Mã là trung tâm của vũ trụ, đại diện Thiên Chúa cai trị trần gian. Và Thiên Chúa là đấng sáng tạo ra muôn loài, mà muôn loài thuộc quyền sở hữu của tòa thánh La Mã. Quyền sở hữu của tòa thánh La Mã bao gồm: Bắt và buôn bán nô lệ người dân man rợ địa phương, nhất là dân châu Phi; giết bớt người dân man rợ địa phương khi cần thiết; hoặc cho người man rợ địa phương được đặt ân rửa tội làm con chiên Ca-thô-líc… Giết bỏ người thổ dân để chiếm lấy đất đã xảy ra tại châu Mỹ, sau khi châu Mỹ được khám phá. Cuộc tàn sát thổ dân châu Mỹ của tòa thánh La Mã để chiếm đất đã giết hơn 10 lần sân giết người của Pol Pot tại Campuchia năm 1975.

(Nguồn sách tiếng Tây Ban Nha: Bartolomé de Las Casas, Devastation of the Indies)

GIÁO HOÀNG NICHOLAS V

Năm 1454, giáo hoàng Nicholas V công bố ủng hộ doanh nghiệp của Henry bằng cách trao tặng Bồ Đào Nha độc quyền đánh chiếm châu Á (làm thuộc địa), cùng lúc Giáo Hoàng còn đưa ra những lời phỉ báng… họ là các quốc gia thờ ma thờ quỷ (thờ cúng ông bà).

(Stanley Karnow, Vietnam a History trang 69)

Sau lời công bố của Giáo Hoàng Nicholas V, một phong trào Ca-thô-líc ồ ạt ra đi tìm thuộc địa khắp châu Á. Tuy nhiên trong thời gian đầu, các nhà truyền giáo luôn đóng vai trò dọ thám, theo dõi, thâu thập tin tức… Sau chiêu bài truyền giáo, họ kích động giáo dân gây hiềm khích với chính quyền địa phương. Sau cùng, họ mượn bàn tay của một đế quốc thực dân thôn tính quốc gia nạn nhân của họ.

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai bàn tay đầu tiên của Vatican. Bất cứ quốc gia nào bị Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha cắm được lá cờ lên trên lãnh thổ, thì nơi đó Vatican sẽ được cắm cây thánh giá của Vatican. Hiệp ước Treaty of Tordesillas (https://en.wikipedia.org/wiki/Treaty_of_Tordesillas) đã được ký kết giữa Vatican, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, để phân chia thế giới, ngoại trừ châu Âu, ra nhiều khu vực để đánh chiếm. Khi Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không còn chiếm ưu thế, Vatican quay qua bàn tay của các đế quốc Âu châu khác như Anh, Pháp, Ý… Ngoài Hiệp Ước Treaty of Tordesillas, Vatican còn dựng lên tòa án dị giáo Goa (https://en.wikipedia.org/wiki/Goa_Inquisition) tại châu Á để trừng phạt và giết hàng trăm ngàn người một cách man rợ về tội đã bị cưỡng bức rửa tội mà còn lén lúc thực tập đạo cũ.

Tại Đông Dương năm 1884, Vatican cũng phát động chiến dịch cải đạo tập thể nhân dân Đông Dương thành các con chiên Ca-thô-líc. Dự án này có mục đích trưng dụng các con chiên để vừa sản xuất và vừa tiêu thụ á phiện. Giáo sư tiến sĩ sử học J. P. Daughton viết:

“Năm 1884, khi Pháp cộng thêm vào hai lãnh thổ bảo hộ là Annam (Trung Kỳ) và Tonkin (Bắc kỳ) vào sở hữu của Pháp tại Nam Kỳ và Campuchia, không những chỉ có các nhà truyền giáo Pháp được đưa vào Đông Dương, mà họ còn vận động đến các ngôi làng Ca-thô-líc đã có sẵn tại địa phương, đẩy mạnh phong trào cải đạo người Đông Dương. Theo dự đoán, hội Société des ètrangères de Paris địa phương đã có hơn 350 ngàn người Ca-thô-líc Đông Dương, phần lớn tại Việt Nam. Thêm vào các mục vụ truyền giáo, họ còn tạo thành một mạng lưới hành chính sâu rộng, bao gồm 6 đoàn tông đồ (apostolic vicars); hơn 150 nhà truyền giáo Pháp; hơn 225 linh mục bản địa có thể rao giảng tại hơn 700 nhà thờ hay nhà nguyện (chapels). Để chuẩn bị cho kế hoạch cải đạo các thế hệ tương lai tại Đông Dương, họ đã điều động 9 chủng viện (seminaries), hơn 600 trường học và trại trẻ em mồ côi, dạy hơn 10 ngàn học viên. Ngoại trừ Philippines, Đông Dương thuộc Pháp vào thời đó là khu vực Ca-thô-líc La-mã đông nhất Đông Nam Á.”

J. P. Daughton, An Empire Divided, trang 65-66

Quốc gia đầu tiên tại châu Á bị Tây Ban Nha đánh chiếm là Philippines. Trong thời gian đầu (khoảng năm 1454), dân Philippines chưa có vua. Mỗi hòn đảo của Philippines đứng đầu bởi một tù trưởng, và dân trên các hòn đảo chống lại súng thần công đại bác của Tây Ban Nha bằng liệng đá, phóng lau, bắn tên, bắn nỏ, mã tấu, v. v… Giáo Hoàng còn cho phép Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trước tiên là cải đạo người Philippines thành người Ca-thô-líc, và nếu họ chống cự, thì phải tiêu diệt họ.

Tây Ban Nha có các mục tiêu chính trong việc đánh chiếm quần đảo Philippines: Thứ nhất là để thuộc địa hoá Philippines, để tham gia vào thương mại vốn đã bị chi phối bởi người Bồ Đào Nha; để sử dụng vị trí địa lý quần đảo Philippines làm bàn đạp, nới rộng đạo Ca-thô-líc sang đất liền Đông Nam Á, gồm 7 quốc gia: Ayutthaya (Thái Lan), Việt, Miên, Lào, Trung Quốc, Triều Tiên, và Nhật Bản. Đây là lý do Vatican luôn tìm cách Ca-thô-líc hóa Miền Nam Việt Nam để biến nước Việt Nam, vừa là thuộc địa, vừa là bàn đạp đánh chiếm Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á khác.

Dưới triều vua Habsburgs (1506-1700), Tây Ban Nha đạt tới đỉnh cao quyền lực chính trị và kinh tế, trở thành một cường quốc toàn cầu. Lãnh thổ Tây Ban Nha vượt ra ngoài châu Âu, kéo dài gần sáu thế kỷ, bắt đầu bằng cuộc đánh chiếm quần đảo Canary năm 1402; tiếp theo là đánh chiếm Mỹ châu năm 1492. Cho đến khi bị mất thuộc địa cuối cùng tại châu Phi năm 1975, Tây Ban Nha đã trải qua một cuộc mất mát lãnh thổ lớn nhất thế giới vào thế kỷ thứ XIX khi các thuộc địa châu Mỹ phát động phong trào giành độc lập. Năm 1900, Tây Ban Nha lại mất thuộc địa vùng Caribbean và Thái Bình Dương, để lại một di sản hơn 400 triệu người nói tiếng Tây Ban Nha, đứng hạng thứ nhì trên thế giới.

Khi Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xuống dốc, một loạt các đế quốc Tây Phương khác như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan… lên dốc, lôi theo làn sóng xâm nhập đạo Ca-thô-líc vào châu Á một cách ồ ạt không khác gì làn sóng xâm nhập đạo Ca-thô-líc dưới thời thịnh hành của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

Lúc đầu, xâm nhập đạo Ca-thô-líc vào Trung Quốc là một sự thất bại, vì Trung Quốc chỉ cho phép các nhà truyền giáo tạm trú tại một hòn đảo nhỏ Shangchuan ở xa xôi ngoài khơi biển Đông. Tại Đại Việt, Campuchia, và Thái Lan thì dày đặc hàng rào Phật Giáo. Rốt cuộc, xâm nhập đạo Ca-thô-líc vào các nơi có đạo thờ cúng ông bà mà họ gọi là “Pagan,” là địa điểm dễ dàng nhất cho họ xâm nhập. Quốc gia Pagan đông nhất được họ để con mắt tới trước nhất là Philippines. Quốc gia kế tiếp hấp dẫn được họ chú ý là Đại Việt, vì Đại Việt có một cứ địa rất tốt để lập căn cứ hậu cần (thời đó chuyển vận quân nhu từ châu Âu tới châu Á rất khó và phải mất một thời gian dài). Khi thành lập căn cứ hậu cần xong, họ mới nghĩ tới việc đánh chiến Trung Quốc qua cửa ngỏ Đại Việt. Đọc về hai trận Chiến Tranh Nha Phiến tại Trung Quốc, bạn sẽ thấy hòa ước Chiến Tranh Nha Phiến giữa Trung Quốc và Anh Quốc có đoạn yêu sách Trung Quốc phải chấp nhận cho đạo Ca-thô-líc được tự do truyền bá, mặc dù Chiến Tranh Nha Phiến giữa Anh Quốc và Trung Quốc không có liên hệ gì cả tới đạo Ca-thô-líc.

Dưới đây là tóm tắt của một giai đoạn lịch sử Việt Nam bị xuyên tạc, bị bóp méo, và bị bỏ quên vì người ta không dám đối diện với sự thật:

Năm 1883, Hai ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết mở trận tấn công liều mạng cuối cùng vào đồn Mang Cá của Pháp. Cuộc tấn công bị thất bại, ông Thuyết phò vua Hàm Nghi chạy vào chiến khu Tân Sở. Sau khi tình hình được ổn định, Pháp bắt đầu tuyển mộ đội quân “Lính Khố Đỏ” thuộc địa đầu tiên. Theo sử gia Phạm Văn Sơn trong sách Việt Sử Tân Biên, Pháp chỉ chấp nhận người Việt đạo Ca-thô-líc gia nhập đạo quân Lính Khố Đỏ. Tình trạng không chấp nhận người Việt không theo đạo Ca-thô-líc kéo dài hơn một năm. Sau đó Pháp mới bắt đầu chấp nhận tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo.

Năm 1936, Hồ Học Lãm xin Trung Hoa Quốc Dân Đảng (đứng đầu bởi Tưởng Giới Thạch) cho phép thành lập Việt Minh (Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội) là một tổ chức không phân biệt khuynh hướng chính trị. Tham gia hội nghị phía Việt Nam có Hồ Học Lãm, Nguyễn Hải Thần, hầu hết là người Quốc Gia… tất cả khoảng 20 người. Phía Trung Hoa Quốc Dân Đảng có 2 đại biểu: Việt Nam Quốc Dân Đảng ở Nam Kinh có 1 đại biểu là Vi Đăng Tường. Hồ Học Lãm cho ra tạp chí tiếng Trung Quốc lấy tên là Việt Thanh, phát hành độ 100 cuốn, dự tính gửi Quốc Dân Đảng Trung Quốc ở Nam Kinh, Việt kiều ở Quảng Châu và Côn Minh vài chục cuốn. Vì thiếu tiền, tạp chí chỉ ra được vài số.

Năm 1940, Biện Sự Xứ Hải Ngoại Việt Minh được thành lập tại Quế Lâm do Hồ Học Lãm và Phạm Văn Đồng chủ tọa. Để hợp thức hóa Việt Minh, Phạm Văn Đồng vận động các nhà văn Trung Quốc (lúc nầy Tưởng Giới Thạch đứng đầu Trung Quốc) thành lập Hội Văn Hóa Việt-Trung, lấy tên là Trung Việt Văn Hóa Công Tác Đồng Chí Hội. Hồ Học Lãm làm chánh và Phạm Văn Đồng làm phó chủ nhiệm.

Trong những năm đầu Thế Chiến II, Pháp bị Đức đánh bại. Đức đỡ đầu cho Pháp thành lập chính phủ bù nhìn, lấy Vichy làm thủ đô. Lãnh đạo chính phủ bù nhìn Vichy là thống chế Philippe Pétain. Chính phủ này theo phe Trục (Nhật, Đức, Ý) từ tháng 7.1940.

Để ngăn Mỹ, tháng 9.1940, Nhật yêu cầu Đức ra lệnh cho chính phủ Vichy để cho Nhật vào Đông Dương (Trước đây, Pháp xác nhập 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, Miên, Lào, và Quảng Châu Loan của Trung Quốc thành một liên bang có tên là “Liên Bang Đông Dương,” gọi tắc là “Đông Dương”). Pháp vâng lệnh Đức thỏa mãn yêu cầu của Nhật. Ngay sau khi ký thỏa thuận với Pháp, Nhật đưa quân từ Trung Quốc, lập tức tấn công quân Pháp tại Lạng Sơn (một tỉnh miền Bắc Việt Nam). Theo gót chân của quân Nhật có quân “Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội” của cụ Cường Để thành lập dưới sự bảo hộ của Nhật. Sau khi vào được Việt Nam, Phục Quốc Quân của cụ Cường Để lập tức bị Nhật bỏ rơi. Trong thời gian trú đóng tại Đông Dương, Nhật thu mua hết lúa gạo của đồng bào Miền Bắc, gây thành một trận đói khủng khiếp giết hàng triệu đồng bào. Trận đói lịch sử khủng khiếp này có tên là “Trận Đói Năm Ất Dậu.” Cụ Hồ Chí Minh đã so sánh hoàn cảnh của nhân dân Đông Dương trong thời gian này là một con trâu có một cái cổ mang hai cái ách (thực dân Pháp và thực dân Nhật).

Bắt đầu năm 1941, Mỹ và Nhật đua nhau tranh giành thuộc địa. Cả hai, Mỹ và Nhật, đều đặt nặng trọng tâm vào sự tranh giành đảo Hawaii bằng cách di dân tới Hawaii. Hawaii là một quần đảo không thuộc về bất cứ châu lục nào của năm châu (Âu, Á, Úc, Phi, Mỹ). Sau này người ta mới ghép Hawaii vào châu thứ 6, gọi là “châu Đại Dương.”

Ngày 7.12.1941, Nhật thình lình tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) của Hawaii, lúc đó Trân Châu Cảng đang do Mỹ chiếm đóng. Cuộc tấn công đã giết 2403 lính Mỹ và 1178 người bị thương, phá hủy 188 máy bay của Mỹ và gây nhiều thiệt hai khác. Nhật bị bắn rớt 29 máy bay loại nhỏ thả bom. Máy bay của Nhật cất cánh từ các chiến hạm và từ phi trường Tân Sơn Nhất của Việt Nam (thời gian này Nhật đã chiếm đóng Đông Dương; và Pháp đang là bù nhìn của phe Trục).

Tháng 3.1945, Nhật bất thình lình đảo chánh Pháp tại Đông Dương, chiếm toàn quyền cai trị Đông Dương. Vua Bảo Đại được Nhật đưa lên làm “vua bù nhìn” cho Nhật, và chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật được thành lập ngày 17.4.1945. Việt Nam được Nhật kiểm soát trực tiếp sau ngày Nhật đảo chánh Pháp. Nhật cũng bắt nhốt vào tù tất cả lính khố đỏ và lính khố xanh của Pháp.

(Tôi cần mở ngoặc ở đây để trình bày cho quý vị thấy rõ rằng rất nhiều người trong chúng ta ngày nay cứ tiếp tục hiểu lầm là đất nước Việt Nam sau ngày Nhật đảo chánh Pháp vẫn thuộc chủ quyền của Pháp. Sự thật mà chúng ta cần ý thức là sau ngày Nhật đảo chánh Pháp, đất nước Việt Nam đã rơi vào bàn tay của đế quốc Nhật. Và quân Pháp tại Đông Dương thì bị Nhật nhốt hết vào tù.)

Ít người ý thức đều này ngoại trừ cụ Hồ Chí Minh!

Cụ Hồ Chí Minh, lúc này đang còn là một người Quốc Gia. Ngay sau khi Nhật đảo chánh Pháp, cụ Hồ quay ra hợp tác với Mỹ chống Nhật. Cụ Hồ Chí Minh đã ra lệnh cho Việt Minh tổ chức các toán giải cứu các phi công Mỹ bị Nhật bắn rơi để giao trả lại cho Mỹ. Để đổi lại, Mỹ đã huấn luyện và viện trợ một số súng đạn cho Việt Minh. Nhờ số súng đạn viện trợ, mà sau này Việt Minh trở thành một tổ chức chống thực dân Nhật và thực dân Pháp mạnh hơn bất cứ tổ chức chống thực dân Pháp nào khác.

Tại sao tôi nói trong thời gian này, cụ Hồ Chí Minh tự nhận mình là một người Quốc Gia?... Tại vì nếu không nhận mình là người Quốc Gia, cụ Hồ sẽ không sống nổi với Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch rất ghét Cộng Sản. Có lần Tưởng Giới Thạch đã bắt giam cụ Hồ một thời gian dài chỉ vì lầm tưởng cụ Hồ là Cộng Sản. Thật ra cụ Hồ có theo học một khóa về Cộng Sản tại Nga, có thành lập ba đảng Cộng Sản Đông Dương, Bắc, Trung, Nam, có gia nhập đảng Cộng Sản Pháp, nhưng theo ký giả Stanley Karnow, cụ Hồ tham gia đảng Cộng Sản là để tìm một con đường cứu nước, cụ Hồ nói lý thuyết chủ nghĩa Cộng Sản không gây cảm hứng cho cụ.

Ngày 6.8.1945, để đáp lại trận Trân Châu Cảng của Nhật, Mỹ đã thả quả bom nguyên tử thứ nhất xuống Hiroshima. Ngày 9.8.1945, Mỹ thả quả bom nguyên thứ hai xuống Nagasaki. Ngày 14.8.1945, Nhật làm lễ tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Thế Chiến II chấm dứt. Mộng thống trị Đông Dương của Nhật bị sụp đổ, lôi theo sự sụp đổ của chính phủ Trần Trọng Kim. Sau vụ hai quả bom nguyên tử, Alaska và Hawaii xin được làm hai tiểu bang của Mỹ để tránh thân phận làm người dân “thuộc địa” của Mỹ.

Ngày 15.8.1945, tại hội nghị Potsdam, Đồng Minh quyết định lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới. Từ vĩ tuyến 16 ra bắc do quân đội Trung Hoa Quốc Gia, đứng đầu bởi Tưởng Giới Thạch. Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, do quân đội của Anh Quốc, đứng đầu bởi Lord Mountbatten. Cả hai, Trung Hoa Quốc Gia và Anh Quốc có nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật tại Đông Dương.

Trong khi các đảng phái Quốc Gia không làm gì cả, thì Cụ Hồ Chí Minh đã lợi dụng tình trạng Đông Dương đang bị bỏ ngỏ (Nhật buông súng, Pháp ở trong tù), phát động ngày Cách Mạng Tháng Tám, cướp chính quyền trên bàn tay của đế quốc Nhật (không phải của đế quốc Pháp), thống nhất đất nước từ Ải Nam Quan tới Mũi Cà Mau. Cuộc Cách Mạng Tháng Tám bắt đầu đêm 20.8.1945. Hai nơi cuối cùng Việt Minh giành được chính quyền là Hà Tiên và Đồng Nai ngày 28.8.1945.

Mặc dù làm thủ tướng bù nhìn cho Nhật, cụ Trần Trọng Kim cũng đã làm được những việc vô cùng quan trọng, như: Thay tiếng Pháp bằng tiếng Việt trong chương trình học vấn; hủy bỏ thuế thân… Việc quan trọng nhất cụ Trần Trọng Kim đã làm là: “Xóa bỏ Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp, sát nhập Nam Kỳ vào hai miền còn lại để trở thành một nước Việt Nam thống nhất” (đọc hồi ký Một Cơn Gió Bụi của cụ Trần Trọng Kim). Việc này không thể thiếu, vì nó sẽ hợp thức hóa cho buổi lễ Tuyên Ngôn Độc Lập của Cụ Hồ Chí Minh Ngày 2-9-1945. Rất nhiều người thắc mắc tại sao Nhật không chọn ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, mà lại chọn cụ Trần Trọng Kim, là một ông già đã về hưu, lên làm thủ tướng?

Sách Vietnam a History viết rõ ràng: “Bảo Đại, vị hoàng đế bù nhìn lười biếng đi săn bắn trong cuộc đảo chính của Nhật. Ngày hôm sau, trở lại cung điện, ông được một phái viên Nhật thông báo Đông Dương đã được người Nhật trả độc lập. Sợ bị người Nhật trả thù, Bảo Đại đã chấp nhận sự bảo hộ của Nhật giống như ông đã chấp nhận sự bảo hộ của Pháp. Bảo Đại chính thức tuyên bố hủy bỏ nền bảo hộ của Pháp trên toàn cỏi Việt Nam, và tuyên bố độc lập dưới sự bảo hộ của Nhật trong khối Đại Đông Á. Người Nhật đã chọn ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng cho vua Bảo Đại, nhưng cuối cùng người Nhật lại gạt bỏ tên của ông Ngô Đình Diệm ra, cho rằng ông Diệm là một người quá tàn ác (too truculent), rồi thay vào tên của cụ Trần Trọng Kim, một nhà giáo rất mềm mỏng. Sự lựa chọn nầy rất may cho ông Diệm, vì nếu được Nhật chọn làm thủ tướng (trong khối Trục), Mỹ sẽ không chọn Diệm làm thủ tướng sau nầy (Stanley Karnow, Vietnam a History trang 160).

Hoàng Tường, một đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, trong sách Việt Nam Đấu Tranh xuất bản tại California, đã viết về người Quốc Gia trong ngày Cách Mạng Tháng 8:

Ngày 17 tháng 8, năm 1945, do lệnh của chính phủ Trần Trọng Kim, một ủy ban tổ chức được thành lập tại Hà Nội hô hào công chức thành phố phát động cuộc mít tinh trước cửa Nhà Hát Lớn Hà Nội, mục đích bày tỏ lòng trung thành với nhà vua… Giữa giờ phút quyết định ấy, các đảng phái Quốc Gia chưa có quyết định gì dứt khoát bởi các cán bộ cao cấp của mình còn ở hải ngoại, chưa về kịp. Đối với trung ương trong nước, trong lúc các cấp lãnh đạo còn đang phân vân, mở hết hội nghị này đến hội nghị khác liên miên, thì Việt Minh đã tung cán bộ ra chộp thời cơ và nhanh chóng biến cuộc biểu tình của công chức thành cuộc biểu tình ủng hộ họ… Nghĩ lại mà nực cười! Cán bộ Việt Minh chỉ có vỏn vẹn hai khẩu súng lục giơ lên dọa, rồi cướp máy vi âm, kêu gọi dẹp cờ Quẻ Ly, trương Cờ Đỏ Sao Vàng thay thế, hô khẩu hiệu ‘Ủng hộ mặt trận Việt Minh ra cứu nước.’ Thế mà dân chúng hoang mang, hàng ngủ công chức rã rời. Rồi Cờ Đỏ Sao Vàng xuất hiện vô số kể. Họ kêu gọi dân chúng biểu tình tuần hành ủng hộ Mặt Trận Việt Minh, rầm rộ tiến xuống các đường phố, kéo theo sau dân chúng hiếu kỳ, mỗi lúc thêm đông, chật cả phố xá. Mãi cho tới khi thành phố lên đèn, họ mới tự giải tán (Hoàng Tường - Việt Nam Đấu Tranh).

Ngày 25.8.1945, Vua Bảo Đại chính thức làm lễ thoái vị, nhường quyền lãnh đạo đất nước lại cho Việt Minh, một liên minh lớn nhất bao gồm người của nhiều đảng phái cùng chung lý tưởng chống thực dân Pháp, được Mỹ trang bị vũ khí và hợp tác với Mỹ chống Nhật và bù nhìn của khối Trục, là Pháp. Sau ngày Bảo Đại thoái vị, Việt Minh đề cử Hồ Chí Minh lên làm chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Ngày 30.8.1945, hàng chục ngàn người tụ tập trước cửa Ngọ Môn, Huế, để dự kiến buổi lễ tuyên bố thoái vị của vua Bảo Đại. Trong buổi lễ tuyên bố thoái vị, vua Bảo Đại tuyên bố một câu nổi tiếng: “Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ.” Sau khi đọc chiếu thoái vị, Bảo Đại làm lễ trao ấn và cây kiếm bạc cho đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu và Cù Uy Cận. Sau ngày lễ thoái vị, vua Bảo Đại tự xưng trước quốc dân ông là “Công Dân Vĩnh Thụy.”

Ngày 2.9.1945, buổi lễ Tuyên Ngôn Độc Lập được tổ chức tại Quảng Trường Ba Đình. Mở đầu buổi lễ, cụ Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam thoát ly chế độ thuộc địa của Pháp, độc lập và thống nhất. Buổi lễ có hàng vạn người tham dự, bao gồm ngay cả các sĩ quan Mỹ (theo Vietnam a History, ký giả Stanley Karnow có mặt suốt buổi lễ). Sau ngày tuyên ngôn độc lập, “Đế Quốc Việt Nam” (Quân Chủ) được đổi thành “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” (Dân Chủ). Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Cụ Hồ Chí Minh lãnh đạo cũng đã tuyên bố thu hồi nền độc lập trong bàn tay của Phát-xít Nhật (không phải của thực dân Pháp); và trong thời gian chính phủ bù nhìn Vichy Pháp thuộc Khối Trục chống Mỹ và Đồng Minh. Sự thu hồi được tiến hành trong tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế (Thí dụ: Khi Đồng Minh tới giải giới quân đội Nhật, Việt Minh đã tổ chức buổi lễ tiếp đón).

Tháng 9.1945, Bảo Đại được cụ Hồ Chí Minh mời làm “Cố Vấn Tối Cao Quốc Hội.” Ngày 16.3.1946, trong một công tác sang Trùng Khánh (Trung Quốc), Bảo Đại trốn sang Hồng Kông, họp kín với tướng Mỹ Marshall, rồi ở lại Hồng Kông cho tới khi được đưa sang Pháp.

Ngày 6.1.1946, Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập Quốc Hội đầu tiên; đã tổ chức tổng tuyển cử tại tất cả các khu vực (từ ải Nam Quang tới mũi Cà Mau thu hồi trong những ngày Cách Mạng Tháng Tám). Tòa nhà quốc hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đầu tiên được đặt tại Nhà Hát Lớn, Thủ Đô Hà Nội.

Ngày 28-2-1946, để thực hiện âm mưu quay trở lại Đông Dương, Pháp đã thương thuyết với Tưởng Giới Thạch, trả lại cho Tưởng Giới Thạch một số nhượng địa mà Pháp đã chiếm của Trung Hoa Quốc Gia. Đổi lại, Pháp xin được thay thế Tưởng Giới Thạch, với sự chấp thuận của Mỹ, trách nhiệm giải giới quân đội Nhật tại Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc. Từ vĩ tuyến 16 trở vô nam do quân đội Anh giải giới. Quân đội Anh đã hợp với quân thuộc địa Ấn Độ đánh chiếm lại Miền Nam giao lại cho Pháp dưới sự giám sát của Mỹ, vì Pháp, sau khi làm bù nhìn cho Hitler, coi như bị kiệt quệ. Mỹ phải dùng chiến hạm của Mỹ đưa Pháp trở lại Đông Dương. Tại Đông Dương, đội quân “Lính Khố Đỏ” của Pháp hoàn toàn tan rã. Để gầy dựng lại đội quân lính khố đỏ, Pháp kêu gọi và được số đông cựu lính khố đỏ hưởng ứng. Mặc dù có sự hưởng ứng của lính khố đỏ bị tan rã trong những ngày Cách Mạng Tháng Tám, Pháp vẫn phải tuyển mộ thêm. Người lính khố đỏ cuối cùng được Pháp tuyển mộ thêm trước khi khóa sổ là Nguyễn Văn Thiệu. Thiệu gia nhập đội quân lính khố đỏ năm 1946 trong khi ông đang học lớp đệ tứ bậc trung học.

CỤ HỒ CHÍ MINH CHỐNG TRUNG QUỐC: Tại Miền Bắc, Tất cả người Quốc Gia đều tán thành việc Tưởng Giới Thạch giải giới quân đội Nhật tại Đông Dương. Chỉ có cụ Hồ Chí Minh tán thành việc giải giới quân đội Nhật nên giao cho Pháp. Trang 169, Sách Vietnam a History viết: …Mặc dù không có cuộc đầu phiếu tại Đông Dương, Hồ Chí Minh vẫn thỏa thuận cho quân đội Pháp trở lại Miền Bắc Việt Nam. Pháp chấp nhận sự chính đáng của ông Hồ là để cho ông Hồ tìm cách đẩy quân của Lư Hán ra khỏi Việt Nam. Mặt khác ông Hồ cũng lợi dụng mua thời gian để cho Việt Minh có cơ hội lớn lên. Ông Hồ đã mãnh liệt nói với bộ chính trị của ông trong một buổi họp tại Hà Nộ: “Các anh ngu! Các anh không có thấy cái gì sẽ xảy ra nếu quân Tàu tiếp tục ở lại Việt Nam. Các anh không có nhớ lịch sử của các anh sao? Lần cuối bọn Tàu tới Việt Nam, họ đã ở lại cả ngàn năm. Pháp là bọn ngoại quốc, họ yếu. Chính sách thuộc địa đang giải chết. Người da trắng sẽ tuyệt mạng tại châu Á. Nhưng nếu bọn Tàu ở lại Việt Nam, họ không bao giờ chịu đi. Đối với tôi, thà tôi ‘hửi cứt’ của Pháp 5 năm, còn hơn là ‘ăn cứt’ của Tàu suốt cả một cuộc đời!...”

Mặc dù quân đội của Tưởng Giới Thạch đã vào Việt Nam bằng đường bộ dưới sự chỉ huy của Tướng Lư Hán, cụ Hồ Chí Minh đòi quân Tàu phải rút ngay. Vietnam a History diễn tả quân của Tướng Lư Hán khi tới Hà Nội: “Đạo quân của Tướng Lư Hán tới Hà Nội vào tháng 9.1945, họ giống như một bầy cào cào châu chấu. Đói, áo quần rách rưới, và ngay cả đi chân không. Họ là những người mang đủ thứ bệnh hoạn và gió thổi muốn bay, gồm nhiều trẻ nít quê mùa và những người lính lếch thếch với vợ con. Họ đã cướp nhiều ngôi làng khi vừa ra khỏi ranh giới. Họ mang nhiều giỏ đựng đủ thứ gà vịt hoặc lùa gia súc đi phía trước. Khi tới Hà Nội, họ cướp bóc rất là bừa bãi. Họ tắp vô nhà cửa của dân và các binh đinh công cộng tháo bóng đèn và ổ khóa đem ra chợ bán. Ăn cắp trái cây và rau cải, ngay cả ăn mấy cục xà phòng tưởng là thức ăn. Cấp chỉ huy của họ khôn hơn, nhưng cũng tham như vậy, tràn vào các chỗ buôn bán của Tàu hoặc Việt, tịch thu đồ đạc và nhiều món khác, họ hợp thức hóa ăn cắp của họ bằng cách trả tiền không có giá trị của họ. Cụ Hồ xoa dịu họ, thuyết phục dân Hà Nội lo vàng mà dân đang cất dấu, một phần cho mấy người lính, một phần cho Lư Hán, cùng với một bộ mâm đèn hút á phiện thật là đẹp (Vietnam a History, trang 167).

Ngày 20-12-1946, Pháp bắt đầu gây hấn. Chiến Tranh Việt-Pháp chính thức bùng nổ. Buổi phát thanh đầu tiên phát đi từ Hang Trầm trong một căn cứ bí mật tại vùng núi rừng Bắc Việt:

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ Quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946

Hồ Chí Minh

Tháng 10-1947, Pháp bắt đầu những trận đánh lớn lùng bắt Hồ Chí Minh. Pháp gọi cuộc hành quân lùng bắt Hồ Chí Minh là Chiến Dịch Léa; Việt Minh gọi là Chiến Dịch Việt Bắc. Việt Bắc là một vùng phía Bắc Hà Nội bao trùm nhiều tỉnh ở Bắc Bộ. Việt Bắc còn được gọi là Thủ Đô Kháng Chiến. Khi 1200 lính nhảy dù Pháp đổ bộ lên Bắc Kạn cùng lúc với các toán quân khác, theo hai đường thủy và bộ, một cánh từ hướng Tây, tiến dọc theo sông Hồng và sông Lô, cánh kia dọc theo Đường Số 4, vây Chiến Khu Việt Bắc từ hướng Đông. Kế hoạch của Pháp là 2 mũi dùi tiến quân gặp lực lượng dù rồi họp lại tấn công toàn diện các căn cứ Việt Minh. Chiến dịch bao gồm nhiều tàu chiến, máy bay, và xe tăng… Khi tàu chiến Pháp đổ bộ lên bờ sông thì bị bộ đội Việt Minh phục kích bằng vũ khí Bazoka làm nhiều tàu bị cháy. Với sức chống cự mãnh liệt của Việt Minh, hai mũi dùi của Pháp không hợp được với quân dù. Tháng 12.1947, Pháp quyết định rút lui. Tuy không giáp được mũi dùi, Pháp thành công giữ Đường Số 4 và kiểm soát biên giới Việt-Trung, một huyết mạch tiếp tế từ Trung Quốc. Tổng kết Chiến Dịch Léa: Việt Minh bị thương vong 10000 quân trong số 40000 quân. Pháp bị thương vong 6000 quân trong số 15000 quân. Việt Minh thu giữ một lượng lớn trang bị của Pháp.

Ngày 1 tháng 10 năm 1950, Mao Trạch Đông đuổi Tưởng Giới Thạch chạy bỏ Trung Hoa Quốc Gia ra Đài Loan. Mỹ đem Đệ Thất Hạm Đội tới cứu được Tưởng Giới Thạch, nhưng ngôi sao Tưởng Giới Thạch lu mờ dần cho tới ngày ông tạ thế. Nắm lấy cơ hội ngàn năm một thuở để thoát khỏi bàn tay của một Đế Quốc Thực Dân lớn nhất trên thế giới, tức là đế quốc La Mã (tuyên bố bởi Giáo Hoàng Nicholas V năm 1454), Cụ Hồ Chí Minh đã công khai hóa sự gia nhập đảng Cộng Sản của cụ để được hai chính phủ Cộng Sản lớn nhất thế giới (Liên-Xô và Trung Quốc) viện trợ.

CỤ HỒ CHÍ MINH GIA NHẬP ĐẢNG CỘNG SẢN: Ngày 22.10.1950, Pháp bị Việt Minh đánh bại trong chiến dịch Biên Giới Thu Đông, rút bỏ hoàn toàn các căn cứ trên Đường Số 4, bỏ lại nguyên vẹn cho Việt Minh vũ khí đủ trang bị cho một sư đoàn. Việt Minh loại khỏi vòng chiến 8300 lính Pháp, tịch thu 3000 tấn vũ khí và nhiều phương tiện chiến tranh, khai thông biên giới Việt‐Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập, mở rộng địa bàn kiểm soát lên 4000km² và 350000 dân. Du kích cũng mở rộng nhiều khu vực, hoàn toàn thoát khỏi thế bao vây của Pháp, khai thông một đoạn biên giới dài. Nhiều quốc gia trên thế giới công nhận VNDCCH. Ngay sau đó, Cụ Hồ Chí Minh cũng chính thức gia nhập đảng Cộng Sản để được Liên-Xô và Trung Quốc cùng viện trợ. Ngay sau khi Cụ Hồ gia nhập đảng Cộng Sản, Trung Quốc đã khai thông một con dường xuyên qua Trung Quốc, nối liền Liên-Xô và Bắc Việt để Bắc Việt có thể nhận được viện trợ tối đa cả hai nơi: Liên-Xô và Trung Quốc.

(Tới đây tôi cần mở một dấu ngoặc: Nếu bạn đóng vai Cụ Hồ Chí Minh, bạn có cần nắm lấy cơ hội để gia nhập đảng Cộng Sản, để cứu lấy đất nước và dân tộc của bạn sau gần một trăm năm bị thống trị, bị bóc lột, bị đàn áp, bị giết… Hay bạn từ chối gia nhập đảng Cộng Sản, cũng có nghĩa là bạn từ chối viện trợ của Liên-xô và Trung Quốc, để mặc tình cho dân tộc của bạn bị chà đạp dưới gót giày của thực dân, và để cho đất nước của bạn bị biến mất trên bản đồ thế giới, hay để cho dân tộc của bạn vĩnh viễn bị diệt chủng?... Bạn hãy trả lời đi!…)

(Cần mở thêm một ngoặc khác ở đây: Nếu bạn hiểu chế độ nào cũng vô thường, chế độ nào cũng có sinh và có diệt… Thoát khỏi bàn tay của thực dân là quan trọng trước nhất! Chọn một thể chế thích hợp là công việc của toàn dân có thể thực hiện sau này. Hiểu được như vậy, bạn sẽ rất dễ dàng chấp nhận chủ nghĩa Cộng Sản để tìm một con đường cứu nước giống như Cụ Hồ Chí Minh đã làm. Nước Nga từng là cái nôi của chủ nghĩa Cộng Sản. Nhưng nước Nga ngày nay lại theo chủ nghĩa Tư Bản: Đó là vô thường!... Đó là thực hành và chấp nhận một cách khôn ngoan!...)

(Có một số bạn lý luận không cần đánh đuổi, thực dân cũng tự động trả lại độc lập cho bạn. Lý luận như vậy là do bạn quá nông cạn; là do bạn tự đánh lừa bạn, vì sự tự nhiên trả lại độc lập tới sau trận Điện Biên Phủ; có nghĩa là nhờ “hào quang” của trận Điện Biên Phủ nên các vùng đất thuộc địa cằn cổi tại châu Phi mới được trả độc lập. Bạn tự đánh lừa bạn vì bạn là con đà điểu đút đầu vào đống cát tránh né sự thật. Bạn không dám mở con mắt thật to để nhìn thẳng vào sự thật mà bạn không bao giờ có thể chối cãi: “SỰ THẬT LÀ TỪ NGÀY CHÂU MỸ ĐƯỢC KHÁM PHÁ CHO TỚI NAY, CHƯA CÓ MỘT ĐẤT NƯỚC NÀO CỦA NGƯỜI DA ĐỎ CHÂU MỸ ĐƯỢC TRẢ LẠI CHO NGƯỜI DA ĐỎ CHÂU MỸ!...”)

Ngày 21.7.1954, với vũ khí viện trợ của Trung Quốc và Liên-Xô, Pháp bị Việt Minh đánh bại trong trận Điện Biên Phủ, phải ký Hiệp Định Geneva chấm dứt chiến tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất. Nhưng “Chiến Tranh Thuộc Địa của Giáo Hoàng Nicholas V tuyên bố năm 1454” vẫn còn đang tiếp diễn dưới hai triều đại Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu.

Theo Việt Sử Tân Biên của sử gia Phạm Văn Sơn, Bắt đầu từ vua Đồng Khánh trở về sau, tất cả con cháu nhà Nguyễn, trước khi lên làm vua bù nhìn đều phải bước qua cửa ải rửa tội. Các vua bù nhìn sau Đồng Khánh gồm có: Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, và Công Dân Vĩnh Thụy. Ngay cả hai vị tổng thống cuối cùng của nước “Nam Kỳ Quốc” (sau này đổi thành “Việt Nam Cộng Hòa”), là Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, cũng phải là hai con chiên Ca-thô-líc.

Bắt đầu từ năm 1946, trước sự lớn mạnh của Việt Minh, Vatican thay đổi! Vatican từ bỏ ý định chiếm toàn thể nước Việt Nam. Ý định của Vatican lúc này rất thu gọn, tức là chỉ chiếm Miền Nam của nước Việt Nam để thành lập một quốc gia Ca-thô-líc mà Avro Manhattan, tác giả “Vietnam: Why did we go?” gọi là “Croatia of Asia.” Vatican rất rành về nguồn gốc của Miền Nam từ thời kỳ “Trịnh Nguyễn Phân Tranh” là đất đai chiếm của Campuchia. Và do đó Vatican hy vọng thành công nếu chỉ chiếm chỉ có Miền Nam của Việt Nam để làm bàn đạp đánh chiếm toàn châu Á. Nếu vẫn thất bại, Vatican vẫn có thể đi tới việc tạo ra một cuộc chiến mới từ sự tranh giành Miền Nam giữa Việt Nam và Campuchia.

Chính phủ bù nhìn “Croatia of Asia” do thực dân Vatican dựng lên đầu tiên gọi là “Nam Kỳ Quốc” (Tiếng Pháp: République autonome de Cochinchine), được Vatican thành lập năm 1946, ẩn dấu dưới bàn tay của thực dân Pháp, thủ đô đặt tại Đà Lạt, vẫn do “Công Dân Vĩnh Thụy” làm quốc trưởng bù nhìn. Lần lượt, nước Nam Kỳ Quốc có các thủ tướng bù nhìn: Nguyễn Văn Thinh (7.5.1946-10.11.1946), Lê Văn Hoạch (29.11.1946-29.9.1947), và Nguyễn Văn Xuân (8.10.1947-27.5.1948).

Chiêu bài Nam Kỳ Quốc vẫn không công hiệu, Vatican lần nữa phải đổi Nam Kỳ Quốc thành “Quốc Gia Việt Nam” (État du Việt Nam), vẫn do Công Dân Vĩnh Thụy làm quốc trưởng bù nhìn, lần lượt có các thủ tướng bù nhìn: Nguyễn Phan Long (1.1950-5.1950); Trần Văn Hữu (1950-1952); Nguyễn Văn Tâm (6.1952-12.1953); Bửu Lộc (11.1.1954-16.6.1954); và Ngô Đình Diệm (1955). Ngay sau khi được Mỹ đưa lên làm thủ tướng bù nhìn năm 1955, Ngô Đình Diệm lập tức “tự phong” làm Tổng Thống “Việt Nam Cộng Hòa,” đặt thủ đô tại Sài Gòn.

Năm 1959, Để hợp thức hóa là một chính phủ Ca-thô-líc của Vatican, Ngô Đình Diệm đã tổ chức buổi lễ Marian Congress, hiến dâng trọn nước “Nam Kỳ Quốc” cho Đức Mẹ Maria.

(Avro Manhattan, Vietnam why did we go? Trang 176)

NGÔ ĐÌNH DIỆM & NGÔ ĐÌNH NHU (ẢNH MINH HỌA)

 

THƯ ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP THẬP-TỰ-QUÂN HÒA BÌNH CỦA MỘT THÀNH VIÊN ĐẢNG CẦN LAO (HÌNH I/III)

THƯ ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP THẬP-TỰ-QUÂN HÒA BÌNH CỦA MỘTTHÀNH VIÊN ĐẢNG CẦN LAO (HÌNH II/III)

 

THƯ ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP THẬP-TỰ-QUÂN HÒA BÌNH CỦA MỘTTHÀNH VIÊN ĐẢNG CẦN LAO (HÌNH III/III)

Đọc thư đề nghị hòa bình của một thành viên đảng Cần Lao, người Phật tử phải thấy ngay dã tâm của một cuộc “Thập Tự Chinh” năm 1963 mà mục tiêu là tiêu diệt Phật Giáo. Bởi vì không có chiến tranh nào là chiến tranh cho hòa bình cả, mà phải ngưng chiến tranh thì lập tức có hòa bình!... Nói chiến tranh cho hòa bình là nói láo… là một câu nói lừa đảo!... Do đó, trên thực tế, phải nói rằng đảng Cần Lao của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã chuẩn bị cho một cuộc Thập Tự Chinh ngay khi Diệm được Mỹ và Vatican gởi về “Nam Kỳ Quốc” năm 1955. Cái gai nhọn mà Vatican sợ nhất là cuộc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức. Ngay cả người Ca-thô-líc tại Vatican City cũng phản đối cuộc “Thập Tự Chinh” của Ngô Đình Diệm (xem hình).

Thật ra chính phủ Ngô Đình Diệm không phải thành lập tại Nam Kỳ Quốc, mà do Vatican thành lập tại Mỹ rồi gởi về Nam Kỳ Quốc trong thời kỳ Hồng Y Spellman làm mưa làm gió tại Mỹ, được người Mỹ gọi là Spelly’s War. Ngoại trừ một số Phật tử bị quân Thập Tự Chinh của Ngô Đình Diệm giết, cuộc cách mạng ngày 1.11.1963 đã cứu sống nhiều người. Thực ra, chính phủ “Thập Tự Chinh” Ngô Đình Diệm được thành lập tại khách sạn Mayflower, New York, do Hồng Y Francis Spellman bảo trợ để tiếp nối giấc mơ của Giáo Hoàng Nicholas V. Giáo Hoàng Nicholas V là người chứng kiến cuộc sụp đổ Constantinople vào tay người Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, chấm dứt hơn một trăm năm Vatican trừng phạt người Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách bắt và buôn bán nô lệ người Thổ Nhỉ Kỳ. Khi người nô lệ Hồi Giáo Thổ Nhỉ Kỳ trở thành khan hiếm, Vatican quay ra bắt người châu Á, cho rằng người châu Á thờ cúng ma quỷ (Pagans)…

Tháng 10.1950, anh em Diệm gặp nhau tại khách sạn Mayflower, Washington DC với các quan chức Bộ Ngoại Giao Mỹ, bao gồm Dean Rusk, Diệm, và Thục. Tháp tùng với Thục là McGuire, và ba nhà chính trị nhà thờ (political churchmen) làm việc ngăn chận chủ nghĩa Cộng Sản, gồm có Cha Emmanuel Jacque, Giám Mục Howard Carroll, và Edmund Walsh, cả ba người học cùng trường Georgetown. Mục đích của buổi họp là để hỏi anh em Diệm về đất nước của Diệm, và cũng để xác định niềm tin chính trị của Diệm. Rất nhanh chóng và rất rõ ràng, cả hai Diệm và Thục đều tin tưởng Diệm là người được (Thiên Chúa) dành riêng để cai trị đất nước (Ca-thô-líc) của Diệm.”

(The American Pope, trang 241, ISBN 0-8129-1120-2)

Để biết rõ Ngô Đình Diệm như thế nào khi Diệm mở trận “Thập Tự Chinh” với Phật Giáo tại “Nam Kỳ Quốc” năm 1963, bạn không cần đọc trọn quyển “The American Pope.” Bạn chỉ cần đọc “một” chương thôi, chương 9 (trang 211–245), sách The American Pope, bạn sẽ thấy bản chất vọng ngoại, mê tín, phản tổ quốc, phản dân tộc của Ngô Đình Diệm là hết thuốc chữa…

Ngày 30.4.1975, “Nam Kỳ Quốc” (lúc này vẫn còn đang mang nhản hiệu “Việt Nam Cộng Hòa”) đang trong cơn hấp hối, thì tại Đài Loan, Tưởng Giới Thạch cũng đang trong cơn hấp hối. Cái chết của Tưởng Giới Thạch là cái chết bình thường của một trong những người Quốc Gia cuối cùng, nhưng cái chết của Nam Kỳ Quốc là cái chết đánh dấu cho một thời đại mới, thời đại mà chính sách thực dân Ca-thô-líc, dưới âm mưu của Giáo Hoàng Nicholas V năm 1454, bị đưa ra ánh sáng, cho dù chính sách thực dân đó đã khởi đầu cách đây hơn 500 năm:

Năm 1454, giáo hoàng Nicholas V ủng hộ doanh nghiệp của Henry bằng cách trao tặng Bồ Đào Nha độc quyền đánh chiếm châu Á (làm thuộc địa), cùng lúc Giáo Hoàng còn đưa ra những lời phỉ báng… họ là các quốc gia thờ ma thờ quỷ (thờ cúng Ông Bà).

(Vietnam a History trang 69, ISBN 0-14-026547-3)

Thời gian này cũng là thời gian Vatican trả lời hàng loạt câu hỏi về hàng loạt các Linh Mục, các Hồng Y, và ngay cả các “Giáo Hoàng Đồng Tính Luyến Ái” với trẻ em, và liên tục “Hãm Dâm” trẻ em trước công luận trên thế giới!...

Và cuối cùng, đây cũng là thời gian mỗi người Việt yêu nước cần tự hỏi tại sao mình đã sai lầm, và cũng để tự sửa sai cho chính mình:

− Trước ngày Cách Mạng Tháng Tám, Cụ Hồ Chí Minh hợp tác với Mỹ chống Nhật trong khối Trục. Trong những ngày Cách Mạng Tháng Tám, Vua Bảo Đại chính thức thoái vị nhường quyền lãnh đạo đất nước lại cho Việt Minh; Việt Minh cử Cụ Hồ Chí Minh lên làm Chủ Tịch nước VNDCCH; Cụ Hồ Chí Minh đã phát động cuộc Cách Mạng Tháng Tám một cách sâu rộng, thu hồi hoàn toàn đất nước Việt Nam từ Ải Nam Quan tới mũi Cà Mau từ bàn tay của đế quốc Nhật trong “khối Trục” (không phải của đế quốc Pháp trong khối Đồng Minh); Thủ Tướng Trần Trọng Kim đã tuyên bố xóa bỏ Đông Dương thuộc Pháp (đọc Hồi Ký Một Cơn Gió Bụi của cụ Trần Trọng Kim), đã xác nhập 3 miền Bắc, Trung, Nam thành một nước Việt Nam thống nhất và độc lập; Cụ Hồ Chí Minh đã tuyên bố Việt Nam độc ngày 2 Tháng 9 Năm 1945; Quốc Hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cũng được thành lập sau ngày tuyên ngôn độc lập… Như vậy thì người lãnh đạo đất nước Việt Nam bắt buộc phải là cụ Hồ Chí Minh? Tại sao lại là ông Ngô Đình Diệm? Có người dân nào đã bầu cho ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống không? Hay là ông Diệm đã “tự phong” làm tổng thống?...

Trân Trọng,

Duyên Sinh, 06 Sept 2018

___________________

PHỤ BẢN:

CHIẾU THOÁI VỊ CỦA VUA BẢO ĐẠI

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Chiếu rằng:

Hạnh Phúc của dân Việt Nam,

Độc Lập của nước Việt Nam,

Muốn đạt mục-đích ấy, Trẫm đã tuyên bố sẵn sàng hy sinh hết thảy, và muốn rằng sự hy sinh của Trẫm phải lợi ích cho Tổ Quốc.

Xét tới sự đoàn kết toàn thể quốc dân trong lúc này là điều tối cần thiết, Trẫm đã tuyên bố ngày 22 tháng 8 vừa rồi trong giờ nghiêm-trọng của lịch sử: Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

Nay thấy nhiệt vọng dân chủ của quốc dân Bắc Bộ lên cao, nếu Trẫm cứ yên vị đợi một Quốc Hội thì e rằng khó tránh được sự Nam Bắc tương tàn, đã thống khổ cho quốc dân lại thuận lợi cho người ngoài lợi dụng.

Mặc dầu Trẫm đau đớn nghĩ đến công lao Liệt Thánh đã vào sinh ra tử đã gần 400 năm để mở mang non sông đất nước từ Thuận Hoá tới Hà Tiên. Mặc dầu Trẫm buồn rầu nghĩ tới 20 năm qua Trẫm ở trong cái cảnh không thể thi hành được việc gì đáng kể cho nước nhà như lòng Trẫm muốn, Trẫm quả quyết thoái vị nhường quyền điều khiển quốc dân cho Chính Phủ Dân Chủ Cộng Hoà.

Sau khi thoái vị, Trẫm chỉ mong ước có 3 điều:

- Đối với Tôn Miếu và Lăng Tẩm của Liệt Thánh, chính phủ mới nên giữ gìn cho có trọng thể.

- Đối với các đảng phái đã từng tranh đấu cho nền Độc Lập Quốc Gia nhưng không đi sát phong trào dân chúng, Trẫm mong Chính phủ mới ôn hoà mật thiết đối xử để những phần tử ấy cũng có thể góp sức kiến thiết quốc gia và để tỏ ra rằng chính thể mới xây đắp trên sự đoàn kết của toàn thể quốc-dân.

- Trẫm mong tất cả các đảng phái, các giai từng xã hội, các người trong Hoàng Tộc nên hợp nhất ủng hộ triệt để chính phủ dân chủ để giữ vững nền độc lập nước nhà.

Riêng Trẫm trong 20 năm ngai vàng bệ-ngọc, đã biết bao lần ngậm đắng nuốt cay. Từ nay Trẫm lấy làm vui được làm dân một nước độc lập, quyết không để ai lợi dụng danh nghĩa của Trẫm hay danh nghĩa của hoàng gia mà lung lạc quốc dân nữa.

Việt Nam độc lập muôn năm!

Dân Chủ Cộng Hoà muôn năm!

Khâm Thử: BẢO ĐẠI.

(Chiếu Thoái Vị của Bảo Đại có trong sách Con Rồng Việt Nam, nhưng bị Bảo Đại sửa đổi một số chữ)

Duyên Sinh

_____________________