Từ Hồng Y Tarcisio Bertone

ĐẾN TÔNG HUẤN Á CHÂU

Việt Thường

nguồn: http://giaodiemonline.com/2008/02/tonghuan.htm

Gửi bài này cho bạn bè 2 tháng 2, 2008

 

Về vụ TGM Ngô Quang Kiệt xách động giáo dân thắp nến cầu nguyện và mang kìm búa đến phá trụ sở của vài cơ quan Nhà Nước trong khu vực tòa Khâm sứ cũ, Vatican đã chính thức lên tiếng qua bức thư của Hồng Y Tarcisio Bertone gửi ông Ngô Quang Kiệt vào ngày 30/1/2008 vừa qua (http://www.sachhiem.net/TONGIAO/Vatican.php).

Trong văn thư nầy, Hồng Y Bertone tỏ ý lo ngại là “nếu cứ tiếp tục tụ họp như vậy có thể chỉ gây thêm lo âu, vì, như thường thấy trong các trường hợp tương tự, việc không kiểm soát được tình hình và biến những buổi tụ họp ấy thành bạo động trong lời nói cũng như hành động là một nguy cơ thực sự” . Thực tế là chuyện này không còn là “nguy cơ” nữa mà chỉ sau mấy ngày “cầu nguyện”, bạo động do giáo dân gây nên đã thực sự xảy ra. Hồng y còn khuyên ông Kiệt hãy “can thiệp, để tránh được những hành động có thể gây mất trật tự chung và giúp tình hình trở lại bình thường. Nhờ đó, trong bầu khí lắng dịu hơn, việc đối thoại với các cấp Chính Quyền sẽ được nối lại, để tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề tế nhị này.”

Hồng Y Bertone cũng hứa với TGM Ngô Quang Kiệt rằng “Tòa Thánh sẽ luôn truyền đạt những khát vọng chính đáng của người công giáo Việt Nam lên Chính Phủ của nước Ngài.”

 

"Phần cập nhật ngày 02 tháng Giêng, 2008:

Ngài Tổng Ngô Quang Kiệt vâng lệnh Chủ Chăn, trong niềm khấp khởi, gửi cho đàn chiên non một bức Tâm Thư mới đăng trong sachhiem.net có đoạn như sau:

..Qua bức thư hiệp thông của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, anh chị em cũng biết rằng Đức Thánh Cha Bênêđictô và Tòa Thánh luôn ở bên chúng ta. Và kết quả cuối cùng sẽ tốt đẹp như lòng chúng ta mong ước ..."

Vậy những người này có phải là "một phần máu thịt" của dân tộc ta (như một vài người đã ra ngoài hiện thực và "thi vị" hóa câu nói) hay chỉ là những tế bào ung thư cần phải mổ phăng đi để cứu lấy các bộ phận khác trong cơ thể dân Việt?

Trước hết, lời hứa nầy xác định một điều rất rõ ràng, không còn chối cải gì nữa: Người công giáo “việt nam” là công dân của một nước khác cho nên mới được “chính phủ nước ngoài” (ở đây là tòa thánh Vatican) thay mặt để “truyền đạt khát vọng” ở cấp nhà nước lên chính phủ Việt Nam.

Nói cách khác, người Công giáo Việt Nam thật ra chỉ là … “Vatican kiều”, cũng như Mỹ kiều, Ấn kiều, Pháp kiều đang tạm trú trên quốc gia Việt Nam, khi có vấn đề với chính quyền sở tại thì được chính phủ mẩu quốc can thiệp. Minh họa cho rõ hơn, nếu một ông Nguyễn văn Xoài nào đó ở phố Tràng Tiền Hà Nội có tranh chấp đất đai với Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm thì sẽ chẳng có chính phủ nước ngoài nào can thiệp cho ông ta cả, mà vấn đề sẽ được giải quyết giữa người Việt Nam với nhau, theo luật pháp hiện hành của Việt Nam. Vì ông Xoài là người Việt Nam chứ không phải công dân Vatican, hay Mỹ, hay Ấn, hay Pháp … (Điều nầy cũng giải thích vì sao người công giáo Việt Nam rất thoải mái và hãnh diện sử dụng hai danh từ “dân Chúa” và “nước Chúa” thay vì “dân Việt” và “nước Việt”).

Ngoài ra, chúng tôi cũng hi vọng Hồng Y biết đến một chút lịch sử về vấn nạn tòa Khâm sứ và xét xem việc đòi đất tòa Khâm sứ có phải là khát vọng “chính đáng” của người công giáo Việt Nam hay không? Hồng Y cũng cần để ý đến dư luận của quần chúng Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, mà tuyệt đại đa số cho rằng việc đòi đất tòa Khâm sứ vừa không có căn bản pháp lý và hợp lý, vừa là một thách thức văn hóa và lịch sử với dân tộc Việt Nam.

Ngay sau khi bức thư của Hồng Y Bertone gửi cho TGM Ngô Quang Kiệt, nghĩa là một vấn đề nội bộ công giáo, và chưa có tiếng nói chính thức nào đối với chính quyền Việt Nam, thì ở hải ngoại, trang nhà công giáo Vietcatholic đã tung tin là Nhà Nước Việt Nam sẽ nhượng bộ và sẽ hoàn trả tòa Khâm sứ cho công giáo sử dụng để tỏ thiện chí và lòng kính trọng đối với giáo hoàng, coi như sự đã rồi (fait accompli). Chúng tôi nghĩ rằng Nhà Nước Việt Nam đã tỏ quá nhiều thiện chí trong vụ việc này rồi, nhưng còn Nhà Nước có cần phải tỏ lòng kính trọng giáo hoàng hay không, và giáo hoàng có đáng để cho Nhà Nước kính trọng hay không, thì đó lại là chuyện khác, hoàn toàn khác.

Xét đến những lời phát ngôn của giáo hoàng về các tôn giáo khác, nhất là về Phật giáo trước đây, thì Nhà Nước không có lý do gì để mà kính trọng một con người như vậy cả.

Trước dư luận quần chúng về vụ việc đòi đất tòa Khâm sứ, chúng tôi nghĩ Nhà Nước Việt Nam sẽ không đi ngược lòng dân để mà chiều theo ý đồ bất chính của những đứa con hoang trong đại khối dân tộc. Vả chăng, sự nhượng bộ của Nhà Nước đối với một thiểu số quần chúng sẽ tạo ra những hậu quả dây truyền không thể tránh được mà Nhà Nước phải đối phó với rất nhiều khó khăn nếu không muốn nói là không thể đối phó.

Xét những biến động và tranh chấp có dính líu đến Vatican trong lịch sử cận đại, ta có thể thấy rằng Hồng Y Bertone viết thư khuyên răn TGM Ngô Quang Kiệt như trên là chỉ vì muốn nhường một bước để đẩy mạnh sự thiết lập bang giao giữa Vatican và Nhà Nước Việt Nam. Sau khi có bang giao rồi thì không ai có thể tính được bước kế tiếp của Vatican để thao túng chính trường Việt Nam như thế nào. Và khi đó, những hành động của công giáo Việt Nam, bất kể là như thế nào, sẽ được Vatican ủng hộ và can thiệp với tất cả áp lực của một quốc gia nửa thế tục nửa tôn giáo.

Cứ đọc Tông huấn Á châu (Ecclesia in Asia) của giáo hoàng Gioan Phaolồ 2, một văn kiện thiết kế chiến lược truyền đạo đầy thủ đoạn của Vatican tại các nước châu Á, thì sẽ thấy kế hoạch tiêu diệt các nền văn hóa bản địa và khuynh loát quyền lực chính trị địa phương của Vatican như thế nào đối với các nước như Việt Nam.

Hi vọng Nhà Nước Việt Nam có đủ sáng suốt để trước hết, ý thức thật rõ Việt Nam đang phải đối phó với thế lực nào, từ đó cân nhắc thật kỹ những động thái chính trị và ngoại giao với Vatican hầu có những quyết định hợp lý, hợp với lòng dân, và hợp với dòng lịch sử của Việt Nam, và nhất là giữ uy tín của Nhà Nước đối với người dân.

Xin trích đăng một phần của bài viết “THIẾT LẬP BANG GIAO VỚI VATICAN - VÀI SUY NGHĨ TỪ GÓC ĐỘ TRIẾT LÝ NGOẠI GIAO CỦA VIỆT NAM” của tác giả Phạm Phú Bổn. Bài nầy phân tích Tông Huấn Á châu với Việt Nam như mục tiêu hàng đầu của Vatican:

 

Tông huấn Á châu (Ecclesia in Asia)

– Thủ tiêu văn hóa bản địa

 

Tại Á châu (nơi số tín đồ Công giáo chiếm 2.2% trên tổng số 3.3 tỉ người), chính sách ngoại giao của Holy See nằm trong một sách lược truyền đạo tổng thể được chỉ đạo bởi văn kiện “Ecclesia in Asia” (Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á), do chính Giáo hoàng Gioan-Phaolồ II chính thức ban hành nhân chuyến công du mục vụ tại Ấn Độ vào tháng 11 năm 1999. Trong số các quốc gia Á châu, Việt Nam sẽ là đối tượng hàng đầu của Tông Huấn nầy vì ba lý do chính đã tạo hoàn cảnh chín mùi cho kế hoạch truyền đạo của Vatican:

i. Lịch sử gần 400 năm hình thành đầy oan trái của giáo hội Việt Nam địa phương, đặc biệt lên đến cao điểm dưới chế độ kỳ thị tôn giáo Ngô Đình Diệm, vẫn còn hằn in những vết thương sâu dài chưa kết thành sẹo mà dân tộc Việt Nam không thể nào quên được.

ii. Số lượng tín đồ cuồng tín đứng hàng thứ nhì tại châu Á (sau Phi Luật Tân), nhưng lại đứng hàng thứ nhất thế giới về số 117 “thánh tử đạo” do chính cố Giáo hoàng Gioan Phaolồ II gấp rút tấn phong hàng loạt chỉ trong vòng một năm.

iii. Chế độ chính trị Xã hội Chủ nghĩa “vô thần” đương quyền đang tiếp tục “đổi mới” kinh tế với tất cả những yếu kém hoặc sơ hở xã hội và cạm bẫy văn hóa để tìm cách hội nhập theo cung cách Tây phương vào xu thế toàn cầu hóa.

Ta biết rằng “Tông Huấn” là văn kiện mang tính chất giáo huấn của Giáo hoàng (vị “chăn dắt chủ chiên”) cho các vị chức sắc giáo phẩm và tín đồ (“con chiên”) tuân theo mà làm. Nội dung của Tông Huấn Á châu đề cập đến từ những vấn đề lớn như kinh tế, chính trị, xã hội đến những vấn đề nhỏ như nợ nước ngoài, thông tin đại chúng, môi trường. Thậm chí cả những vấn đề nhỏ như AIDS, mại dâm, ma túy ...cũng được nhắc đến. Tuy nhiên, trọng điểm của Tông Huấn dĩ nhiên là vấn đề văn hóa, nhấn mạnh một số tiền đề lý luận, các nhận thức văn hóa chỉ hướng, và những phương thế tiếp cận với văn hóa Á châu để thủ tiêu, rồi thay thế, những nền văn hóa bản địa nầy:

Ngay từ phần nhập đề, bất chấp hệ quy chiếu lịch sử – nhân văn rằng cách đây 2000 năm chưa có một thực tại địa lý gọi là “Á châu”, Tông Huấn đã xác nhận chắc nịch một tiền đề nửa thần học nửa lịch sử rằng Thật vậy, chính tại châu Á, ngay từ đầu, Thiên Chúa đã mặc khải và thực hiện ý định cứu độ của Ngài ... Ngài sai con duy nhất của mình xuống, là Đức Giêsu Cứu Thế mang hình hài người Á châu. Tiền đề khiên cưởng nầy rất cần thiết cho Tông Huấn, sau nầy, đóng chốt một kết luận rất hàm hồ nhưng cũng rất hấp dẫn vừa cho cả “dân Chúa” lẫn “dân ngoại”: Chúa đã có mặt nơi các dân tộc ấy một cách nào đó rồi . . . mà chỉ có Chúa mới biết (Số 21). Tiền đề đó cũng là một lời hiệu triệu động viên và kích thích các thừa sai rằng Không cá nhân nào, không dân tộc nào, không văn hóa nào có thể dửng dưng trước tiếng gọi của Đức Giêsu (Số 14).

Cũng trong phần nhập đề nầy, đoạn số 1 với tiêu đề Kế hoạch kỳ diệu của Thiên Chúa tại châu Á, Tông Huấn mô tả quá trình truyền đạo và vạch ra mục tiêu của Giáo hội tại Á châu như sau: Nếu trong thiên niên kỷ thứ nhất, thánh giá đã được trồng trên đất Âu châu, trong thiên niên kỷ thứ nhì, thánh giá được trồng trên đất Mỹ châu và Phi châu, thì chúng ta có thể cầu xin trong thiên niên kỷ thứ ba, Giáo hội sẽ gặt được một mùa gặt lớn trên lục địa vừa rộng lớn vừa tràn trề sức sống nầy. (Số 1). Điểm đáng nói là Tông Huấn đã tránh không đề cập đến quá trình trồng thánh giá đó đã diển ra bằng những cuộc thánh chiến đẫm máu, bằng những tòa án dị giáo độc ác, bằng những giáo triều dâm loạn và hiếu sát ... đã đẩy Âu châu vào Thời đại tăm tối (Dark Age) và đã tiêu diệt văn hóa, cưởng chiếm đất nước của bao nhiêu dân tộc tại Nam và Trung Mỹ. Lại càng không nhắc gì đến tình trạng suy sụp và khủng hoảng nội sinh hiện nay của Giáo hội Công giáo La Mã tại Bắc Mỹ và Âu châu mới thật sự là lý do chính để Giáo hội ... di tản chiến thuật qua châu Á nghèo nàn về kinh tế nhưng phong phú và sung mãn về tôn giáo !

Sau đó, bằng thái độ ngạo mạn của tâm cảnh đế quốc thần quyền của thế kỷ thứ 17, Tông Huấn đánh giá tình trạng tôn giáo tại Á châu như sau: Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, Bái Hỏa giáo (Zoroastrianism), đạo Giaina (Jainism), đạo Sikh và Thần đạo (Shintoism). Các giá trị tôn giáo mà các đạo ấy giảng dạy thì đang chờ được hoàn thành trong Đức Giêsu Kitô (Số 6); và xác định một khả thể rằng Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo thật sự đều đang khai sáng mọi người ... điều ấy không loại trừ việc họ được kêu gọi đến nhận lãnh đức tin và phép Rữa như Chúa hằng mong muốn hết cho mọi người (Số 31). Hai đánh giá hoang tưởng đó là để Tông Huấn đi đến một kết luận khiên cưỡng khác rằng ẩn sâu trong các dân tộc, các nền văn hóa và các tôn giáo Á châu nầy luôn luôn có một sự khao khát “nước hằng sống”, một sự khao khát do chính Chúa Thánh Thần khơi dậy và chỉ mình Đức Giêsu Cứu Thế mới có thể thỏa mãn (Số 18). Trắng trợn hơn, đoạn số 2 của Tông Huấn còn viết: Đức Kitô là trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người. Ngài là đấng cứu chuộc duy nhất của thế giới, khác hẳn vói các vị sáng lập các tôn giáo khác. (Số 2) ... Các giá trị tôn giáo mà các đạo ấy giảng dạy đang chờ được hoàn thành trong Đức Giêsu Kitô (Số 6).

Còn về mặt chính trị thì Tông Huấn phân tích rằng Tại Á châu ngày nay, tình hình chính trị vô cùng phức tạp, với đủ mọi ý thức hệ, từ những hình thức chính phủ dân chủ đến những hình thức cai trị thần quyền, các chế độ độc tài quân sự và các ý thức hệ vô thần đang có mặt rất rõ ... tại một số nơi, Kitô hữu không được phép giới thiệu Đức Giêsu cho người khác (Số 8) để, từ đó và do đó, cất lên lời hiệu triệu xuất quân chính trị rằng ... khắp nơi tại châu Á, càng ngày người ta càng ý thức hơn rằng mình có khả năng thay đổi những cơ chế bất công đó ... ngày càng có nhiều người đòi hỏi tham gia chính phủ ... Chúa Thánh Thần luôn giúp đở và hổ trợ các nỗ lực của dân chúng muốn thay đổi xã hội nhằm thỏa mãn khát vọng của họ là được sống dồi dào hơn như Chúa hằng mong muốn (Số 8).

Sau đó, trên cơ sở quyền năng của Chúa Thánh thần biến đổi , tái tạo xã hội và văn hóa loài người ... gieo hạt giống chân lý vào các dân tộc, tôn giáo, văn hóa và triết lý của họ (Số 15) và, đi xa hơn, Chúa Thánh thần thống nhất mọi hạng người với những phong tục tập quán khác nhau (Số 17) ... Chúa Thánh thần từng hoạt động tại châu Á (Số 18), Tông Huấn nhìn nhận rằng Vấn đề cho Kitô giáo gặp gở các văn hóa và tôn giáo lâu đời của địa phương đã trở nên cấp thiết. Đây là một thách đố lớn đặt ra cho việc phúc âm hóa, nhưng là loại thách đố dễ giải quyết vì các hệ thống tôn giáo ở đây như Phật giáo, Ấn Độ giáo đã mang tính chất cứu độ rõ rệt. Đánh đồng ý niệm (mỗi người) tự độ của Phật giáo với (chỉ Thiên Chúa mới) cứu độ của Công giáo, cũng như cố tình quên đi rằng nội dung cốt lỏi của Phật giáo là giải thoát chứ không phải cứu độ (Phật thuyết: “Cũng như nước đại dương chỉ có một vị mặn, giáo pháp của ta chỉ có một vị là giải thoát”), Giáo hội Công giáo La Mã đã nhập nhằng đánh đồng các giá trị của tôn giáo Á châu với giá trị của Kitô giáo để dễ ... truyền đạo ! Ta đã thấy sự nhập nhằng gian dối nầy nơi một số Linh mục và giáo dân Việt Nam trong nỗ lực đồng hóa Thiên Chúa với khái niệm “Trời” và “Ngọc hoàng Thượng đế” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, cũng như một Linh mục giáo sư Việt Nam đoan quyết rằng thi hào Nguyễn Du đã được gợi hứng từ ... Kinh thánh để sáng tác ra Truyện Kiều !

Cuối cùng là phương pháp tiến hành mùa gặt lớn: Về chính trị thì vung lá bài hai mặt đánh đánh – đàm đàm vừa đòi hỏi tham gia chính phủ nhưng lại vừa phát động việc thay đổi cơ chế , về tôn giáo thì liên tôn để cải đạo người dân trên quan điểm Kitô giáo, đối thoại liên tôn không phải chỉ là một cách để giúp các bên hiểu biết nhau và làm giàu cho nhau, mà còn là một phần trong chính sứ mạng phúc âm hóa của Giáo hội (Số 31), về xã hội thì núp sau chiêu bài đấu tranh có điều kiện cho công bằng xã hội, Giáo hội phải làm hết sức mình để khắc phục những tệ đoan ấy, để hành động thay mặt những người bị bóc lột nhiều nhất và để tìm cách dẫn những con người nhỏ bé ấy đến với tình yêu của Đức Giêsu (Số 34). Quyết tâm của Tông Huấn đã rõ: Sẽ san bằng đám cỏ văn hóa bản địa để trường kỳ bắt đầu mùa gặt lớn vì Trái tim Giáo hội sẽ không bao giờ nghỉ ngơi bao lâu toàn bộ châu Á chưa tìm được sự nghỉ ngơi trong Đức Kitô (Số 10).

Rõ ràng là nói gì thì nói, làm gì thì làm, Tông Huấn Á châu đã không những vi phạm chủ quyền của các quốc gia Á châu mà còn trịch thượng xem thường các giá trị văn hóa, tôn giáo, triết lý Á châu, và xem tất cả các giá trị nầy như là chướng ngại vật cần thủ tiêu cho tiến trình phúc âm hóa toàn bộ châu Á. Nói như Mac Kher, “Tông huấn Á châu là một lời tuyên chiến chống nền văn hóa Á đông, các tôn giáo Á đông, và xã hội Á đông nói chung, Ấn Độ giáo nói riêng

Ý đồ của Tông Huấn đã rõ, các mặt trận ngoại giao của Holy See đã bắt đầu, Việt Nam đối trị ra sao ?

 


Tài liệu về ECCLESIA IN ASIA (Tông Huấn Á Châu)

http://www.ewtn.com/new_evangelization/asia/synod/exhortation.htm

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_exhortations/documents/hf_jp-ii_exh_06111999_ecclesia-in-asia_en.html

http://eapi.admu.edu.ph/eapr00/prior.htm

http://eapi.admu.edu.ph/eapr00/pcphan.htm

 



Các bài cùng đề tài...

Trang Tôn Giáo