[The crazy imaginings of the Texas Board of Education]

By Geoffrey R. Stone

Những Điều Tưởng Tượng Điên Rồ

Của Bộ Giáo Dục Texas

PL dịch

12 tháng 4, 2010

[Một Chút Về Lịch Sử Hoa Kỳ]

Joseph_McCarthy

Trong thời của chủ nghĩa McCarthy [tên một Thượng Nghị Sĩ Mỹ], những kẻ tấn công Cộng Sản đưa lên hình ảnh những người “vô thần” Cộng Sản xâm nhập vào hệ thống giáo dục của chúng ta để tẩy não giới trẻ Mỹ. Sự thực đã chứng tỏ hình ảnh đó chỉ là sự tưởng tượng.

Thật là khôi hài, ngày nay chúng ta thực sự có một nhóm nhà truyền bá phúc âm Ki Tô đang toan tính xâm nhập hệ thống giáo dục của chúng ta để tẩy não giới trẻ.

Bọn này ở Texas.

Vì những lý do đặc biệt liên quan đến kỹ nghệ sách giáo khoa và hệ thống giáo dục Texas, Bộ Giáo Dục Texas có rất nhiều ảnh hưởng trên nội dung của các sách giáo khoa được dùng trên khắp nước Mỹ. Những nhà truyền bá phúc âm Ki-Tô bảo thủ đã nắm quyền trong Bộ Giáo Dục Texas, và họ đang ở trong quá trình viết lại lịch sử Hoa Kỳ để dạy cho con em chúng ta.

Trong những đề nghị mà Bộ toan tính áp đặt là nước Mỹ đã được xây dựng như là một “quốc gia Ki Tô Giáo.” Lẽ dĩ nhiên, điều sẽ đưa đến là Hiến Pháp và Luật pháp của chúng ta phải hiểu qua lăng kính của quan điểm này. Tuy những nhà truyền bá phúc âm đã cố gắng thực hiện điều này từ hai thế kỷ nay, điều này thực sự là sai lầm. Nhưng những thành viên của Bộ Giáo Dục Texas, không phải là những sử gia, vẫn kiên trì trong cố gắng này để tuyên truyền cho con em chúng ta.

Điều này thật là nguy hiểm. Nó cần phải bác bỏ.

Đúng là Ki Tô Giáo đã đóng vai trò chủ chốt trong sự ban bố những luật lệ của thời thuộc địa khi xưa. Cuốn Kinh Thánh là tảng đá được dùng làm nền tảng cho những luật lệ thực dân khi xưa, và đặc biệt là những người Thanh Giáo đã đưa vào trong những luật lệ sự nồng nhiệt tôn giáo. Thí dụ, năm 1636, chỉ 6 năm sau khi họ đến Plymouth Rock, họ áp dụng “luật lệ của Moses”, theo luật này thì “bất cứ người nào thờ phụng một thần khác với thần của Ki Tô Giáo đều phải bị giết.” Tương tự, luật của chính quyền thuộc địa New Haven năm 1656 viết rõ là: “Quyền năng tối thượng để ra luật là thuộc quyền của Gót mà thôi” và rằng, “Những tòa án dân sự đều là những cơ quan thừa hành luật của Gót”.

Tuy nhiên, vào khoảng cuối thế kỷ 17, những luật thuộc địa đặt căn bản trên sự khắc nghiệt tôn giáo đã sụp đổ. Với sự tràn vào của số đông những người di cư thuộc nhiều tôn giáo, dân tộc, và xã hội khác nhau, những niềm tin cổ xưa của Thanh Giáo đã mờ nhạt đi, và vì những lý tưởng khai sáng về tự do cá nhân, “sự theo đuổi hạnh phúc riêng”, và quyền lực của lý trí lan tràn khắp Tân Thế Giới (Mỹ), những nguồn quyền lực truyền thống đã đặt thành vấn đề.

Với sinh lực và tư tưởng mới, người dân Mỹ trong thế kỷ 18 đã đạt đến một sự biến đổi sâu rộng về xã hội, chính quyền, chính trị và tôn giáo của họ. Kinh nghiệm vĩ đại của Mỹ xuất sinh từ sự khai trí toàn bộ của thời đại khai sáng. Trong thời đại khai sáng, một thời đại cống hiến cho lý trí thay vì mạc khải, ngay cả quyền năng của Ki-Tô Giáo cũng bị công khai thách đố.

Những kiến trúc sư của hệ thống chính quyền Mỹ thường lên án những gì mà họ thấy trong những sự sùng tín quá độ và mê tín trong Ki Tô Giáo. Họ nồng nhiệt tin rằng con người phải được tự do đi tìm chân lý bằng lý trí và họ kết luận là một quốc gia thế tục, không thiết lập một tôn giáo nào, nhưng chấp nhận tất cả, là tốt nhất cho sự tự do trên.

Không giống như cuộc cách mạng của Pháp, cuộc cách mạng của Hoa Kỳ không phải là cuộc cách mạng chống Ki Tô Giáo. Nhưng vì là những người trong thời đại khai sáng, hầu hết những kiến trúc sư trên không đặt nhiều tin tưởng vào Ki Tô Giáo truyền thống. Là những nhà trí thức đầu óc cởi mở và hoài nghi, họ thấy những giáo điều tôn giáo có tính cách chia rẽ và phi lý, và họ thách đố, công khai cũng như riêng tư, những tín lý của Ki Tô Giáo theo quy ước.

Benjamin Franklin.

Thí dụ, Benjamin Franklin, bác bỏ hầu hết giáo lý của Ki Tô Giáo, cho là “không thể hiểu được.” Franklin tin ở một đấng sáng tạo, nhưng không phải là Gót của Ki Tô Giáo. Ông ta bác bỏ cái gọi là sự mạc khải của Ki Tô Giáo và tự coi mình như là “một người thực sự hoài nghi về nhiều điểm trong giáo lý của tôn giáo chúng ta.

Abraham Lincoln tuyên bố rằng không có một thành viên nào trong thế hệ những người lập quốc “biểu hiện lý tưởng của Hoa Kỳ hơn Thomas Jefferson”. Là một người triệt để hoài nghi, Jefferson đặt mọi truyền thống tôn giáo, kể cả tôn giáo của ông ta, trong sự nghiên cứu nghiêm ngặt. Ông ta ít để ý đến những điều nói về phép lạ, mạc khải và sống lại. Ông ta lên án những chi tiết về tín lý Ki Tô như là “rác rưởi”, “một loại thần chú”, “điên rồ”, “một loại bịp bợm ảo tưởng”, và một “sự mê sảng về những điều tưởng tượng điên khùng”. Jefferson biểu lộ sự hi vọng của ông với John Adams là “một ngày nào đó đầu óc con người sẽ trở lại sự tự do đã hưởng từ 2000 năm trước

Thomas Jefferson (1743-1826) tổng thống thứ 3 của Hoa kỳ

Adams bác bỏ những tín lý cứng rắn mà ông thừa hưởng từ những tiền bối Thanh Giáo. Ông ta nói, Đấng sáng tạo “đã cho chúng ta Lý Trí, để tìm ra chân lý, và sự thực về sự hiện hữu, sống chết, của chúng ta.” Adams bác bỏ mọi giáo lý tôn giáo nào “không thể kiểm chứng một cách độc lập bằng lý trí của con người.” Ông ta viết cho Jefferson là tôn giáo của ông ta có thể thu gọn trong bốn từ ngắn gọn: “(Hãy) công chính, (và) lành thiện” (Be just and good)

Tôi có thể viết thêm nữa, nhưng quý vị đã nhận rõ vấn đề. Những bậc lãnh đạo trong thế hệ cách mạng không phải là những người vô thần.. Hầu hết họ đều tin có một đấng sáng tạo đã lập nên những luật của thiên nhiên và ban cho con người năng lực của lý trí. Nhưng hầu như chắc chắn là họ không có ý định lập quốc gia Hoa Kỳ như là một nước Ki Tô Giáo. Trái lại họ cẩn thận tránh không nói gì đến điều này trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập cũng như trong Hiến Pháp.

Khái niệm về Hoa Kỳ là một nước Ki Tô Giáo được đưa ra sau đó, vào thế kỷ 19, trong thời đại “Đại Tỉnh Giấc Thứ Hai”. Chỉ trong thời kỳ mà sự truyền bá phúc âm dấy lên, cái huyền thoại về Hoa Kỳ là một nước Ki Tô Giáo mới lên địa vị lãnh đạo, làm choáng váng những người như Adams và Jefferson, những người rõ ràng đã bác bỏ khái niệm này.

Đây là sự thực về lịch sử của chúng ta, và đây là lịch sử mà con em chúng ta phải học. Sự thực này có thể làm phật ý những người mong muốn một lịch sử khác, nhưng chúng ta không thể thay đổi nó bằng sự mong muốn. Trong những sách giáo khoa về lịch sử, ít ra thì sự thực cũng đáng kể cho điều gì đó. Những điều tưởng tượng hoang đường và điên rồ của Bộ Giáo Dục Texas là một sự bất công sâu đậm đối với những nhà lập quốc của chúng ta, đối với lịch sử và quốc gia của chúng ta.

Geoffrey R. Stone là Giáo sư Luật ở Đại Học Chicago. [Geoffrey R. Stone is a law professor at the University of Chicago.]

 

Nguồn:

http://www.law.uchicago.edu/node/2822

http://www.chicagotribune.com/news/opinion/ct-perspec-0404-textbook-20100404,0,5525687.story?page=2

During the era of McCarthyism, red-baiters fed upon the image of "godless" communists infiltrating our educational system to brainwash the youth of America. As it turned out, that image was largely imaginary.

Ironically, though, we now really do have a coterie of Christian evangelicals who are attempting to infiltrate our educational system to brainwash our youth.

They are in Texas.

For reasons peculiar to the textbook industry and the Texas educational system, the Texas Board of Education has an enormous influence on the content of textbooks used throughout the United States. Conservatives and Christian evangelicals have taken over the Texas Board of Education, and they are in the process of rewriting the American history our children will learn.

Among the propositions the board is attempting to impose is that the U.S. was founded as "a Christian nation." What follows from this, of course, is that our Constitution and laws must be understood through the prism of this perspective. Although evangelicals have been pushing this line for two centuries, it is factually false. But the members of the Texas board, who are not historians, nonetheless persist in this effort to propagandize our children. This is dangerous. It must be contested.

It is true, of course, that Christianity played a central role in the promulgation of early colonial legal codes. The Bible was the rock and foundation of early colonial law, and the Puritans, in particular, injected a fierce religious fervor into their laws. In 1636, for example, only six years after the Pilgrims landed at Plymouth Rock, they adopted the "judicials of Moses," which provided that any person "shall be put to death" who "shall have or worship any other God, but the Lord God." Similarly, the 1656 "Lawes of Government" of New Haven colony expressly declared that "the Supreme power of making Lawes belongs to God only" and that "Civill courts are the Ministers of God."

By the late 17th century, however, the strict religious foundations of colonial law had crumbled. With the influx of large numbers of immigrants from widely diverse religious, ethnic and social backgrounds, the old Puritan beliefs faded away, and as the new Enlightenment ideals of personal liberty, the "pursuit of happiness," and the power of reason spread through the New World, traditional sources of authority were increasingly called into question.

With fresh energy and new ideas, 18th century Americans sought to achieve a profound transformation in their society, their government, their politics and their religion. The great American experiment was born in the full illumination of the Enlightenment. In an Enlightened Age, an age dedicated to reason rather than revelation, even the authority of Christianity was open to challenge.

The Framers of the American system of government were often quite critical of what they saw as Christianity's excesses and superstitions. They fervently believed people should be free to seek truth through the use of reason and they concluded that a secular state, establishing no religion, but tolerating all, best served that end.

Unlike the later French Revolution, however, the American Revolution was not a revolution against Christianity. But as men of the Enlightenment, most of the Framers did not put much stock in traditional Christianity. As broad-minded intellectuals and skeptics, they viewed much of religious doctrine as divisive and irrational, and they challenged, publicly and privately, the dogmas of conventional Christianity.

Benjamin Franklin, for example, dismissed much of Christian doctrine as "unintelligible." Franklin believed in a Creator, but not in the Christian God. He dismissed Christian revelation and described himself as "a real doubter in many points of our religious doctrine."

Abraham Lincoln proclaimed that no member of the founding generation "embodied America's ideals more than Thomas Jefferson." A thoroughgoing skeptic, Jefferson subjected every religious tradition, including his own, to rigorous scrutiny. He had little patience for talk of miracles, revelation or resurrection. Like Franklin, Jefferson admired Jesus as a moral philosopher, but he believed Jesus' teachings had been "distorted out of all recognition." He condemned the details of Christian dogma as "dross," "abracadabra," "insanity," "a hocus-pocus phantasm," and a "deliria of crazy imaginations." Jefferson expressed his hope to John Adams that "the human mind will someday get back to the freedom it enjoyed 2,000 years ago."

Adams rejected the rigid dogmas he had inherited from his Puritan forebears. The Creator, he declared, "has given us Reason, to find out the Truth, and the real Design and true End of our Existence." Adams rejected all religious doctrines "that could not be verified independently by human reason." He wrote Jefferson that his religion could be "contained in four short Words, ‘Be just and good.'"

I could go on, but you get the point. The leaders of the revolutionary generation were not atheists. Almost all of them believed in a Creator who had set in motion the laws of nature and given man the power of reason. But they most certainly did not intend to establish the United States as a Christian nation. To the contrary, they were careful both in the Declaration of Independence and the Constitution to avoid any such inference.

The notion that the United States is a Christian nation came later, in the 19th century, during the Second Great Awakening. It was during that evangelical upheaval that the myth that the United States is a Christian nation first came to the fore, to the utter dismay of men like Adams and Jefferson, who sharply contested it.

This is the truth of our history, and this is the history our children should learn. The truth may be upsetting to those who wish for a different history, but we cannot change what was through wishful thinking. In history textbooks, at least, the truth should count for something. The fables and crazy imaginings of the Texas Board of Education do a profound injustice to our Framers, to our history, and to our nation.

Geoffrey R. Stone is a law professor at the University of Chicago.

Trang Thời Sự