Hiểm họa Ki-tô là có thực

Trần Chung Ngọc

ngày 04 tháng 8, 2008

[Nhân Đọc Bài: Kế Hoạch Cho Ngày Tàn Của Phật Giáo]

   Tôi mới đọc trên giaodiemonline.com bài của Allen Carr, điểm cuốn "Peoples of the Buddhist World: A Christian Prayer Guide" [Các Dân Tộc Của Thế Giới Phật Giáo: Một Hướng Dẫn Cầu Nguyện Của Người Ki Tô Giáo] của tác giả Paul Hattaway.  Cuốn sách của Paul Hattaway viết nhằm mục đích giúp các nhà truyền đạo Tin Lành thiết kế chiến lược cải đạo các tín đồ tôn giáo khác, nhất là Phật Giáo, sao cho có hiệu quả.  Đây không phải là điều lạ lùng gì, vì trong thế giới Tây phương, Ki Tô Giáo nói chung đang suy thoái trầm trọng, không phương cứu vãn, nên cả Công giáo và Tin Lành đều có kế hoạch cải đạo ở Phi Châu và Á Châu với mọi thủ đoạn, tập trung vào những cộng đồng người dân ít học, ngờ nghệch và sống trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn.  Sách lược truyền đạo của họ chỉ có thể thành công phần nào trong những cộng đồng như vậy.  Nhưng dù sao đây cũng là một hiểm họa, có ảnh hưởng lâu dài đến tương lai của đất nước, và do đó chúng ta cần phải quan tâm.

   Chỉ cần đọc vài câu của Hattaway viết về Phật Giáo, với những luận điệu cũ kỹ của những giáo sĩ truyền giáo trong mấy thế kỷ trước, chúng ta có thể biết ngay Hattaway chẳng qua chỉ là một tên ngu đạo, nghiện Chúa, mê tín, cuồng tín [tổng hợp của ngu dốt, kiêu căng, hợm hĩnh] không kém gì những thừa sai Ca-tô trong thế kỷ 17-19, thí dụ như Alexandre De Rhodes khi đến Việt Nam vào thế kỷ 17..

   Thật vậy, Allen Carr đã nhận định về cuốn sách của Paul Hattaway như sau: 
   Trong suốt cuốn sách, Hattaway đã lập lại những điều dối trá cũ mèm, những xuyên tạc và những sự thật nửa chừng mà các người truyền đạo đã dùng trong thế kỷ 19 và các người theo đạo Chúa chân chánh đã gạt bỏ từ hơn trăm năm nay.  
   Như đám ruồi nhặng bu quanh một con vật sắp chết, các người truyền đạo bám lấy các cộng đồng đang bị nguy khốn để kiếm cách cải đạo trong khi ngụy trang công việc của họ dưới hình thức cứu gíúp và viện trợ nhân đạo. 

    Và trong phần Dẫn Nhập của Giao Điểm, chúng ta có thể đọc 2 nhận định về cuốn sách của Paul Hattaway:

Robert Schaefer (thành phố Frisco, tiểu bang Texas): “Đây không phải là một cuốn sách giúp người Tin Lành tìm hiểu về Phật giáo mà là một cái nhìn giản lược về tôn giáo nầy với mục đích duy nhất là “cải đạo” người Phật tử thành tín đồ Tin Lành. Lịch sử quá trình truyền đạo của các giáo sĩ Tin Lành trong các vùng đất Phật giáo thật đáng kinh sợ, nếu không muốn nói là hoàn toàn thất bại. Vì lý do đó, tác giả Hattaway đã tiếp cận từ một góc độ khác, góc độ “hãy biết kẻ thù của mình” [This is not a book about helping Christians to understand Buddhism, it is a reductionist perspective of Buddhism for the exclusive purpose of "converting" Buddhists to Christianity. The track record of Christian missionaries in Buddhist areas of the world throughout history has been awful, not to mention a near perfect failure. For this reason, a new angle is being taken by Hattaway, a "know thy enemy" approach ]. 

Dahasak Mal (thành phố Dover, tiểu bang Delaware): Tôi thấy “cuốn sách nầy thật hèn hạ. Cuốn sách được viết như một cuốn chỉ dẫn cho các tên thợ săn đạo. Một loại thợ săn tìm mồi là những cá nhân tín đồ của các tín ngưỡng khác. Bản thân tôi cũng đã biết một vài nhóm như thế, loại tôn giáo chính thống, hoạt động trong các nước thuộc thế giới Thứ Ba dưới nhiều hình thức ngụy trang. Bọn nầy dùng tình trạng nghèo khó hay bất an xã hội như một điều kiện cần thiết để tác động lên các nạn nhân của chúng” [ I find this book is vile. It’s written as a guide-book for the religious hunter. A hunter who can prey on individuals of other faiths. I myself know of various groups, fundamentalists acting in many third world countries under many disguises. They use poverty or a civil unrest as a necessary pre-condition to act-upon innocent victims].  

  Allen Carr và Dahasak Mal nhận định không sai.  Tôi đã từng viết: Tin Lành là một hiểm họa, một họa rất nguy hiểm cho nhân loại nói chung, cho Việt Nam nói riêng,  nếu Việt Nam để cho Tin Lành tự do truyền đạo.  Tại sao?  Vì Tin Lành là nô lệ của cuốn Kinh Thánh, tuyệt đối tin rằng cuốn Kinh Thánh là những lời mạc khải của Thiên Chúa nên không thể sai lầm.  Nhưng họ không bao giờ thật sự giảng Kinh Thánh mà chỉ đưa ra vài điều chọn lọc kỹ trong đó để mê hoặc quần chúng.  Hiểm họa Tin Lành là ở chỗ này, vì Kinh Thánh có rất nhiều điều sai lầm về thần học cũng như về khoa học, khoan kể là trong đó còn có đầy những chuyện ác độc, dâm ô, loạn luân, phi luân, và có tính cách ngu dân, không thể nào chấp nhận được trong thời đại ngày nay. Một học giả, Neale Donald Walsch, đã nhận định trong cuốn The New Revelations, trang 51:  

   “Những nhà bảo thủ Tin Lành tin rằng con đường tiến tới là con đường đi giật lùi, giật lùi về đúng những lời nguyên thủy của cuốn Kinh Thánh – một cuốn sách phải đọc nguyên văn, và áp dụng từng câu từng chữ.” 

  (Fundamentalists  believe that the way forward is the way backward, to the original and exact words of the Holy Scripture – to be read verbatim, and applied literally).   

   Trong cuốn “Đạo Tin Lành Và Sự Đàn Áp” (Protestantism and Repression, Orbis Books, New York, 1985), Mục sư Tin Lành Rubem Alves, giáo sư đại học ở Campinas, Brazil, đã phân tích rất sâu sắc về mọi khía cạnh của đạo Tin Lành, đặc biệt là về tâm thức của những người tân tòng trong Chương 2: Cải Đạo:  Cái Khuôn Xúc Động Tình Cảm Của Tin Lành (Conversion: The Emotional Matrix of Protestantism), dài 22 trang giấy, từ trang 22 đến 46.  Đây là một cuốn sách dày 215 trang, rất hữu ích cho những người nào muốn tìm hiểu về đạo Tin Lành, từ cấu trúc tình cảm, nhận thức thực tại, cho đến phương pháp tẩy não, nhồi sọ những giáo điều mà Tin Lành chấp chặt bất kể đến những bằng chứng về lô-gic, về khoa học, về xã hội, những bằng chứng trái ngược với Kinh Thánh một cách rất hiển nhiên.  Chúng ta hãy đọc một đoạn ngắn trong mục “Cải Đạo và Khổ” (Conversion and Suffering), trang 43-44, để thấy rõ Tin Lành đã lợi dụng những tình trạng khủng khoảng về vật chất và tinh thần của con người như thế nào để kéo họ vào trong vòng mê tín của Tin Lành: 

     Sự phân tích vấn đề của chúng tôi đưa đến kết luận là, kinh nghiệm cải đạo là sự đáp ứng của một tình trạng khủng khoảng.  Sự cải đạo giải quyết một ngõ bí tình cảm.

   Đó là tại sao giáo hội phát triển nhanh hơn trong những địa phương mà ở đó những tiến trình xã hội đã gây ra sự khổ, đặc biệt là từ hoàn cảnh ngoài lề xã hội và sự sụp đổ ý nghĩa của cuộc đời. Những địa phương như vậy là ưu tiên số một của các nhà thờ ở địa phương, mà những nỗ lực để tạo nên đời sống trong giáo hội được chú trọng trong những địa phương này.

   Tôi không nói điều gì mới lạ đối với những người Tin Lành.  Không có sự cải đạo (vào Tin Lành) nếu không có sự khủng khoảng, không có sự cải đạo mà không có sự khổ.  Cải đạo là một quá trình mà con người hấp thụ sự khổ thành một ý nghĩa mới của cuộc đời và làm cho nó có ý nghĩa...

  Có phải là khó hiểu không khi mà (vai trò của) Giê-su không thể rao giảng được cho những người cảm thấy mình an toàn, hạnh phúc, cho những người cảm thấy đời sống thật đáng sống, cho những người không đang ở trong cơn khủng khoảng?  Có phải là kỳ cục không khi mà Giê-su chỉ có thể trình bày và làm cho có ý nghĩa trong những tình trạng bệnh hoạn trong đó con người bị nhiễm bởi sự bất an, bởi những cảm xúc tội lỗi, và sợ hãi cái chết? 

   Chúng tôi bắt buộc phải kết luận rằng thế giới chỉ mở chỗ cho Giê-su khi thế giới cảm thấy ốm đau, bệnh hoạn.  Có một lý do thần học nào để giải thích là tại sao sự sợ hãi cái chết lại là những bí tích đặc quyền của sự cứu rỗi?  Nói cách khác, kinh nghiệm cải đạo giả định là điểm gặp nhau giữa Thiên Chúa và thế giới là sự khổ và thống khổ.  Có phải là có một cách nhìn thực tại một cách tự mãn trong sự đau khổ (sadomasochistic vision of reality) tiềm ẩn ở đàng sau giả định như vậy? [Tác giả dùng từ sadomasochistic nghĩa là phối hợp của sadism (thỏa mãn trong sự độc ác) và masochism (cảm thấy thích thú khi bị thống trị hay bị bạc đãi).  Về điểm này, Tin Lành không khác gì Ca-tô Giáo Rô-ma. Trong một cuộc hành hương cùng với hàng ngàn những tín đồ đau ốm bệnh hoạn tại Lộ Đức (Lourdes), Giáo hoàng John Paul II đã phát biểu là ngài chia sẻ sự đau đớn vật chất của các tín đồ và bảo đảm với họ là những sự đau đớn bệnh hoạn của họ là nằm trong “kế hoạch kỳ diệu” của Thiên Chúa. (Pope John Paul II joined thousands of other ailing pilgrims at Lourdes... telling them he shares in their physical suffering and assuring them that the burden is part of God’s “wondrous plan”.)]

   Sự khổ được biến đổi thành một dạng ân sủng, vì nó mang đến cho kẻ tội lỗi một cơ hội để gặp Giê-su.  Sự khổ càng lớn thì những cơ hội truyền đạo càng nhiều.  Phải chăng điều này hàm ý là Giáo hội được đặt trong một vị thế khó hiểu là thường cầu nguyện cho nhân loại bị khổ nhiều hơn để cho con người có thể chấp nhận thông điệp của giáo hội?  Đây là câu hỏi mà Dietrich Bonhoeffer [Một nhà thần học Ki-tô bị chết trong nhà tù của Đức Quốc Xã] đặt trước Giáo hội.   

   Vậy những nhà biện hộ cho đức tin Ki-tô, những người mang những “tin lành” thực sự đã làm những gì?

   Họ chứng tỏ cho những người đang ở trong tình trạng an toàn, hài lòng, hạnh phúc, thực ra là chẳng sung sướng gì, tuyệt vọng, và không ý thức được rằng mình đang ở trong tình trạng nghiêm trọng mà mình không biết gì về nó, từ đó chỉ có họ (những nhà truyền bá phúc âm) mới có thể cứu được.  Bất cứ ở nơi nào mà có sự khỏe mạnh, sức sống, sự an toàn, bình dị, họ dò xét để kiếm những trái cây ngọt ngào [những kẻ ngờ nghệch, nhẹ dạ, cả tin] để gặm nhấm hoặc kiếm chỗ đặt những cái trứng độc hại của họ trong đó.  Họ đặt mục tiêu số một vào cách đưa con người vào tình trạng tuyệt vọng nội tâm, và từ đó những người này sẽ hoàn toàn lệ thuộc họ. [Bonhoeffer].

   Cải đạo (theo Tin Lành) là một giải đáp cho một vấn nạn đau đớn.  Người ta bắt đầu đi từ cải đạo đến một quan niệm về thế giới có tác dụng ngăn ngừa sự tái xuất hiện của kinh nghiệm bất an tiên khởi.  Mục đích [của cải đạo] là đuổi đi sự sợ hãi.  Nếu sự cải đạo đã đủ để chứng minh có thể đuổi đi sự sợ hãi, tâm thức con người sẽ gắn chặt vào kinh nghiệm cải đạo và vào quan niệm mới về thế giới.  Đó là tại sao mọi lý luận không có tác dụng ở trình độ này.  Chúng ta có thể đưa ra mọi thứ bằng chứng – lô-gic, khoa học, hay bất cứ bằng chứng nào khác – để kêu gọi người cải đạo suy tư về kinh nghiệm cải đạo của họ.  Bằng chứng này bị bác bỏ ngay lập tức bởi người tân tòng. [Bởi vì người tân tòng sợ phải đối diện lại với một tâm thức bất an như trước.]  

   Nơi trang 84-85, mục sư Rubem Alves còn cho chúng ta biết rõ những người tân tòng đã cải đạo vào Tin Lành như thế nào và tâm thức của họ đã bị cộng đồng Tin Lành thay đổi như thế nào để họ có thể được chấp nhận trong “hội thánh” (sic) Tin Lành.  Đọc xong đoạn sau đây chúng ta sẽ hiểu rõ hơn tại sao những tín đồ Tin Lành lại như những con vẹt, nhắc lại y chang những điều mà họ được truyền dạy trong những cộng đồng Tin Lành: 

   Tình trạng của một kẻ tân tòng giống như tình trạng của một đứa trẻ lần đầu tiên đi đến trường học.  Họ không biết gì hết. Kiến thức sẽ được dàn xếp để truyền cho họ bởi một người [tự cho là] đã có kiến thức (về Tin Lành).  Quá trình học tập là một quá trình tập sự.  Sự tương giao xã hội giữa hai bên không phải là một sự tương giao bình đẳng.  Ông thầy và kẻ tập sự, thầy dạy giáo lý và kẻ tân tòng học hỏi, không ở cùng một trình độ.  Một người là thuộc cấp của người kia; do đó quyền lực nằm trong phương trình này.  Những người dạy giáo lý là những người có quyền năng áp đặt những định nghĩa về thực tại của mình; những kẻ tân tòng học hỏi là những người không có quyền giữ những định nghĩa về thực tại của mình..

   Ngay cả trước khi những kẻ tân tòng học hỏi bất cứ điều gì về thế giới, họ được dạy để tự coi mình như là không biết gì.  Những kiến thức của họ được để trong dấu ngoặc và được dạy phải  nghi ngờ.  Họ không được phép viện ra những điều mà họ cho là họ biết để phê bình loại kiến thức mà “hội thánh” muốn chuyển đạt cho họ.  Tại sao vậy?  Vì kiến thức có trước của họ là tài sản từ các thời kỳ tăm tối và bị đầy đọa từ trước.  Đầu óc của họ được đưa về tình trạng của những trang giấy trắng.  Họ không có gì để nói; nhiệm vụ của họ là nghe.  Là những kẻ tập sự và học hỏi, họ phải tuân phục định chế của giáo hội trong yên lặng.  Nay họ biết rằng định chế đó có độc quyền về sự hiểu biết tuyệt đối, do đó có độc quyền để nói.

   Như vậy, trong thế giới Tin Lành, quá trình học hỏi bắt đầu bằng một bài học thuộc loại đặc biệt về mối giao hệ xã hội: những người dạy giáo lý nói, những kẻ học hỏi ngồi yên; những người dạy giáo lý giảng dạy, những kẻ học hỏi nhắc lại.  Nếu những kẻ học hỏi không biết là mình tin cái gì (như những người giảng dạy tự cho là mình đã biết), họ không đủ tư cách để nói.  Đúng là những kẻ tân tòng được tự do tỏ lộ tình cảm của mình.  Nhưng họ không thể nói điều gì về sự hiểu biết của họ.  Đó là tại sao loại ngôn từ thích hợp của những kẻ tân tòng học hỏi là nhắc lại, như sách giáo lý (của Tin Lành) đã minh họa rõ ràng.  Những sách giáo lý là sách đầu tiên để cho những kẻ tân tòng tập sự và học hỏi.  Chúng chứa những câu hỏi và những câu trả lời viết sẵn.  Khi nào thì những kẻ tân tòng học hỏi hiểu sách giáo lý của Tin Lành?  Khi họ có thể đọc thuộc lòng những câu trả lời in sẵn trong đó.  Sự học hòi của cộng đống Tin Lành được định nghĩa theo loại kiến thức đó, và sự kiểm tra sự học hỏi của những kẻ tân tòng là khả năng nhớ và nhắc lại những câu hỏi và câu trả lời trong sách giáo lý.  Theo cách này tâm thức tập thể của cộng đồng Tin Lành được in vào đầu óc và tâm thức của thành viên.  Thế còn vấn đề tự do tìm hiểu thì sao?  Thế còn vấn đề để cho những kẻ tân tòng học hỏi tự mở mang trí tuệ?  Không thể tìm thấy ở đâu trong đạo Tin Lành.   

   Ngoài ra, mục sư Rubem Alves còn cho chúng ta biết, trang 34, là Tin Lành cấy vào đầu tân tòng mặc cảm tội lỗi, và để có thể vào trong cộng đồng Tin Lành, người tân tòng phải tin rằng mình sinh ra trong tội lỗi, và vì cái bản chất tội lỗi đó con người không thể làm điều gì tốt (Believe that you were born in sin, and that by nature you are incapable of doing good.).  Để thoát ra khỏi cái bản chất tội lỗi đó, con người chỉ có một cách: chấp nhận Giê-su là đấng cứu chuộc duy nhất và đầy đủ (Accepting Christ as the sole and sufficient savior).  Cái công thức này không khuyến khích làm thiện mà chỉ cần đầu phục đấng Ki-tô (The formula calls not for doing  but for surrendering to Christ).  Thật vậy, rất mực đạo đức còn thường được coi là một chướng ngại trong sự cải đạo (Indeed moral excellence is often considered an obstacle to conversion). 

   Với những hiểu biết như trên về sự cải đạo vào Tin Lành, rồi đọc một vài bài của mấy tân tòng Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng, hay Nguyễn Huệ Nhật v..v… chúng ta thấy Mục sư Rubem Alves viết không sai một mảy may, và chúng ta không thể không tội nghiệp cho những đầu óc đã bị điều kiện hóa và thuần hóa qua những thủ đoạn truyền đạo của Tin Lành.  Nhưng thật ra, chúng ta không thể quy trách hoàn toàn cho những người truyền đạo, bởi vì đó là nghề nghiệp của họ, dùng bất cứ thủ đoạn nào để kéo những người đang ở trong cơn khủng khoảng tinh thần và vật chất vào mớ xiềng xích tâm linh của Tin Lành.  Họ thành công vì một phần khá nhiều thuộc căn trí thấp kém và yếu kém của những kẻ tân tòng.  Nếu căn trí của những kẻ tân tòng không yếu kém, nếu lòng tự tin, tự trọng  của họ không mất đi, nếu đầu óc của họ có khả năng suy luận dù chỉ là tối thiểu, thì làm sao họ có thể bị thuyết phục bởi những điều thuộc loại mê tín, hoang đường đã quá lỗi thời của Tin Lành?   

   Chẳng trách là  Mục sư Tin Lành Ernie Bringas đã nhận định trong cuốn Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority, “đầu óc của đa số tín đồ Ki Tô Giáo, đặc biệt là Tin Lành, có một khuyết tật, họ là nạn nhân của một khoảng cách kiến thức đặt họ vào trình độ hiểu biết tôn giáo thích hợp nhiều hơn với thế kỷ 17”. [Christians are victims of a knowledge gap which places them at a level of religious understanding much more appropriate to the 17th century].  

  Chúng ta cũng biết, cách đây hơn 1 thế kỷ, Robert G. Ingersoll đã nói thẳng trước một cử tọa đông đảo mà mỗi người phải bỏ ra $2 (năm 1890) để nghe ông diễn thuyết (Joseph Lewis, Ingersoll: The Magnificient, p. 140): 

     Tin Lành Giáo thật sống dai.  Điều này chứng tỏ cái gì?  Nó chứng tỏ là quần chúng thì mê tín và các mục sư thì đần độn (stupid).

    (Protestantism dies hard.  What does that prove?  It proves that the people are superstitious and the preachers stupid.)

    

   Nhưng không phải chỉ có Tin Lành mới dạy tín đồ những điều hoang đường, không còn thích hợp với thời đại khoa học, thông tin điện tử ngày nay.   Công giáo cũng không hơn gì.  Ngày nay mà Giáo hoàng Benedict XVI vẫn dạy con chiên những điều không thể tin được trong Tân Ước để mê hoặc họ, nếu chúng ta đọc Bài giảng của Benedict XVI trong lễ kết thúc WYD 2008 tại Randwick, Sydney [Nếu có thì giờ tôi sẽ phân tích bài giảng này trong một bài khác]. Điều này không lạ, chúng ta nhớ rằng Ingersoll cũng đã phê bình Ca-Tô Giáo Rô Ma như sau, Ibid. : 

   Ca-Tô Giáo Rô-ma thật sống dai.  Điều này chứng tỏ cái gì?  Nó chứng tỏ rằng quần chúng thì ngu dốt (ignorant) và các linh mục thì xảo quyệt.

   [Roman Catholicism dies hard.  What does that prove?  It proves that the people are ignorant and that the priests are cunning.] 

    Qua những hành động càn rỡ ở WYD, chúng ta thấy rõ, cho tới ngày nay, các con chiên Việt Nam vẫn là những giáo dân cuồng tín và hung hăng nhất thế giới.  Và đây là điều chúng ta cần phải luôn luôn cảnh giác. 

   Điều đau lòng đối với người Việt lưu vong hiểu biết là, không còn được thế giới công nhận,  còn Tòa Thánh Vatican, Chúa trùm Công giáo cũng chê, thế mà giới trẻ Công Giáo Việt Nam vẫn theo “thói đời mang tính đối kháng” [từ của HY Phạm Minh Mẫn], coi lá cờ vàng ba sọc đỏ như là của riêng để làm chính trị chống Cộng, mang nó đi trương lung tung và lạc lõng ở một đại hội Công giáo thế giới mà không biết ngượng, lại còn mang nó quàng lên cổ giáo hoàng, người chủ chăn tôn giáo của họ, một tôn giáo chỉ chiếm 7% dân số ở Việt Nam, và khoảng hơn 10%  những người tỵ nạn phi Công giáo, làm xấu hổ lây cả những người phi-Công giáo đã từng trân quý lá cờ đó, vì lý do này hay lý do khác.  Và họ có thể đần độn đến độ khoa trương là “cờ vàng tung bay ngạo nghễ trên bầu trời Úc Châu” .  Ngạo nghễ đối với ai?  Với thế giới không còn công nhận lá cờ vàng và không biết đến lá cờ vàng, hay đối với Vatican dù Vatican cũng đã chê luôn?  Trong một đại hội tôn giáo ở một nước tự do như Úc thì dù có làm càn trương cả một rừng cờ cũng chẳng ai buồn nói gì vì chẳng có ai khen, trái lại người ta chỉ thấy đám giáo dân lưu vong Việt Nam hung hăng khoa trương lá cờ một cách lố bịch, không phải chỗ.  Giáo dân khoe rằng đã chiến thắng CS ở Úc v…v…., vậy thì rõ ràng là mục đích trương cờ vàng là nằm trong “thói đời mang tính đối kháng”, Hông Y Mẫn nói đâu có sai?  Họ cũng còn quàng lên cổ ông giáo hoàng nổi tiếng là vô đạo đức và đạo đức giả chiếc khăn quàng có in cờ vàng ba sọc đỏ, cho đó là rất vinh hạnh, không biết rằng như vậy chỉ làm nhục lá cờ vàng ba sọc đỏ tuyệt đối không phải của riêng của họ.  Họ cũng còn khoe khoang là “đức thánh cha” đã ban phép lành cho lá cờ đó, làm như phép lành của “đức thánh cha” có một giá trị nào đó, mà không biết rằng “phép lành” chẳng qua chỉ là trò bịp của giáo hội Công Giáo.  Người Công giáo có thể tin ở cái “phép lành” của Giáo hoàng, nhưng người ngoại đạo chiếm đa số chúng tôi có lý do gì để tin ở cái trò quỷ thuật ấy?  Khi xưa, trong cuộc chiến ở Việt Nam, các linh mục tuyên úy ngoại quốc đã từng ban phép lành cho những khẩu đại pháo và các xe tăng để đi giết hại những người dân lành vô tội.  Mang lá cờ của cả cộng đồng người Việt tị nạn CS để cho một người vô đạo đức tôn giáo và đạo đức giả ban cái “phép lành” vô giá trị của một tôn giáo thiểu số ở Việt Nam thật đúng là một chuyện làm càn, ngu xuẩn, trịch thượng, vô trí và vô liêm sỉ.  Ấy thế mà còn cứ huênh hoang khoe khoang lấy làm vinh hạnh mà không biết thiên hạ khinh ra mặt vì cái ngu của mình.  Ai không đồng ý, xin mời lên tiếng! 

   Trong cuốn sách, Paul Hattaway viết: “Hàng trăm triệu tín đồ Phật giáo vẫn tiếp tục sống và chết mà không có cơ hội nào được tiếp cận với Phúc Âm” [Hundreds of millions of Buddhists continue to live and die without any exposure to the Gospel].  Vậy thì nay, tôi kêu gọi mọi người chúng ta hãy đưa vai ra gánh vác công việc làm cho họ tiếp cận thực sự với Phúc Âm.  Điều này có nghĩa là, chúng ta sẽ trình bày Kinh Thánh một cách thật đầy đủ, cuốn Kinh mà Tin Lành tin rằng đó là những lời mạc khải của Thiên Chúa, một cuốn sách phải đọc nguyên văn, và áp dụng từng câu từng chữ. Ngoài ra chúng ta cũng cần vạch trần những thủ đoạn truyền đạo của Tin Lành, lịch sử của Ki Tô Giáo nói chung v…v mà chúng tôi nghĩ mọi người phi-KiTô chúng ta cần phải biết để mà tự vệ, khỏi bị mê hoặc bởi những điều truyền đạo láo lếu của Tin Lành, và để dạy lại cho các tín đồ Tin Lành cũng như những người Công giáo về những sự thực về Thiên Chúa và đạo của họ. 

   Tôi thành khẩn kêu gọi mọi người có ý thức dân tộc, nhất là các bạn trẻ, vì tiền đồ và tương lai dân tộc, với tinh thần vô úy, hãy tích cực tham gia mặt trận văn hóa để giải hoặc Ki Tô Giáo, hóa giải hiểm họa Tin Lành.  Tại sao?  Vì sách lược truyền đạo của Ki Tô Giáo là sách lược xâm lăng văn hóa, nghĩa là chủ trương xóa bỏ nền văn hóa dân tộc của các địa phương để thay vào đó nền văn hóa độc thần của Ki Tô Giáo. Giải hoặc Ki Tô Giáo là con đường duy nhất để có thể đối phó với những thủ đoạn mánh mưu truyền đạo của Tin Lành nói riêng, Ki Tô Giáo nói chung. Chúng ta chỉ cần đưa ra những sự thật, chỉ là sự thật, không gì ngoài sự thật [the truth, only the truth, nothing but the truth] về cuốn Kinh Thánh của Ki Tô Giáo,  với đầy đủ những điều sai lầm về thần học cũng như về khoa học, khoan kể đến đầy những chuyện dâm ô, ác độc, loạn luân, phi luân, và có tính cách ngu dân trong đó, về lịch sử tàn bạo của Ki Tô Giáo trên khắp thế giới, về thực chất các giáo lý bịp bợm của các giáo hội Ki Tô, về những bí tích hoang đường, về những thủ đoạn truyền đạo của Ki Tô Giáo nói chung, về những vai trò tự phong của Giáo hoàng, Linh mục  v… v…, và tìm cách phổ biến những sự thật này thật rộng rãi trong quảng đại quần chúng. Chúng ta không nên bị mê hoặc bởi những bình phong từ thiện và bộ mặt đạo đức giả tạo ngoài mặt của Ki Tô Giáo ở trước mắt mà quên cái hại lâu dài đối với dân tộc ở đàng sau.  Chúng ta đều biết rằng các tín đồ Ki Tô Giáo không sợ bất cứ cái gì khác, mà chỉ sợ sự thật.  Và đây là nhận định của nhiều chuyên gia nghiên cứu về Ki Tô Giáo. 

   Chúng ta hãy tích cực trong nhiệm vụ này.  Giúp cho người dân mở mang đầu óc, cập nhật hóa kiến thức thời đại, nhận rõ chân thực, là mang đến cho họ một nguồn vui vô tận; giúp cho người dân tỉnh thức, không bị huyễn hoặc bởi những điều hoang đường, mê tín, cất bỏ lòng sợ hãi thần quyền, và thoát khỏi một tâm cảnh nô lệ ngoại quyền, đó chính là cứu khổ.  Vì sự an sinh của quần chúng, vì tương lai của dân tộc, vì sự tiến bộ trí thức của người dân, chúng ta hãy cùng nhau góp sức đẩy mạnh những hoạt động có ích này trong tình trạng đang phát triển, tiến bộ về mọi mặt của đất nước.  Chúng ta nên nhớ, văn hóa là linh hồn của dân tộc.  Và văn hóa của Việt Nam chính là văn hóa của tuyệt đại đa số người dân.  Chúng ta sẽ không cần phải e ngại trong nhiệm vụ đập tan mọi luận điệu, mưu toan muốn hạ thấp hay xóa bỏ nền văn hóa của Việt Nam mà nhiều đời ông cha cũng như chúng ta đều trân quý.  Lẽ dĩ nhiên, đây là nhiệm vụ chung của mọi người dân yêu nước, nếu chúng ta muốn duy trì, gìn giữ một quốc gia thuần nhất về truyền thống và văn hóa.  Chúng ta không ngần ngại áp dụng những cái hay cái đẹp của các xã hội khác trên thế giới.  Nhưng chúng ta quyết không để cho những đồ phế thải của các xã hội đó xâm nhập vào Việt Nam để gây phương hại cho đất nước.  Chúng tôi hi vọng mọi người chúng ta sẽ có đủ kiến thức và tinh thần vô úy để chiến đấu trong mặt trận văn hóa này

 


Các bài về tôn giáo cùng tác giả

Trang Trần Chung Ngọc