GIÁO HOÀNG CÔNG GIÁO BENEDICT XVI

VÀ GIÁO CHỦ HỒI GIÁO MUHAMMAD

Trần Chung Ngọc

Gửi bài này cho bạn bè đăng ngày 20  tháng 5, 2007
 

Biến cố Giáo Hoàng Công Giáo Benedict XVI mượn lời của một ông Vua Ki Tô Giáo [Christian King] thuộc thế kỷ 14 ở vùng Byzantine, Manuel Paleologos II, để đả kích Giáo Chủ Hồi Giáo Muhammad là Muhammad là Muhammad là Muhammad là “Hãy cho tôi biết Muhammad có mang lại cái gì mới hay không, và nhìn vào thì chỉ thấy những cái ác độc và phi nhân, chẳng hạn như ông ta ra lệnh hãy truyền bá đức tin mà ông ta rao giảng bằng gươm giáo.” (Show me just what Muhammad brought that was new, and there you will find things only evil and inhuman, such as his command to spread by the sword the faith he preached) đã đưa đến nhiều hậu quá đáng tiếc trên khắp thế giới.

 

Trước hết là thế giới Hồi Giáo lên tiếng phản đối, đòi Benedict XVI phải đích thân xin lỗi, và một số những kẻ cực đoan đã đốt hình nộm của Benedict XVI, biểu tình hô “đả đảo giáo hoàng” [down with the pope], ném các túi sơn vào căn nhà nơi sinh của Ratzinger ở Bavaria, và có cơ sự thù hận giữa Hồi Giáo và Ki Tô Giáo sẽ gia tăng, chứ không thuyên giảm như Giáo hoàng tiền nhiệm John Paul II đã cố gắng thực hiện, và như mọi người yêu hòa bình trên thế giới hằng mong muốn để tránh những xung đột tôn giáo quá khích có phương hại đến nhiều nhân mạng và hòa bình trên thế giới. Sau đây là lược trình một số hậu quả đã xảy ra.

 -         Salih Kapusuz, thuộc đảng cai trị Thổ Nhĩ Kỳ, kết tội là giáo hoàng “sẽ đi xuống lịch sử cùng hạng với các lãnh tụ như Hitler và Mussolini (ranted that the pope "is going down in history in the same category as leaders such as Hitler and Mussolini.)

-         Một nữ tu sĩ Công Giáo bị bắn chết ở Somalia sau khi một tu sĩ Hồi Giáo tuyên bố là “bất cứ ai phỉ báng tiên tri Muhammad của chúng ta cần phải giết ngay tại chỗ bởi người Hồi Giáo ở gần nhất.” 

-         Yemen đe dọa sẽ cắt đứt mọi liên hệ ngoại giao với Vatican.

-         Tổ chức Mujahedeen Shura trong phe cực đoan Ả Rập Sunni, trong đó có thành phần al-Qaeda ở Iraq, gọi giáo hoàng là kẻ “thờ phụng cây thập giá” (worshipper of the cross) và tuyên bố  “giáo hoàng và Tây phương sẽ bị hủy diệt” (You and the West are doomed) và “Chúng tôi sẽ bẻ tan cây thập giá..” (We will break up the cross)…

-         Ở Kashmir, Ấn Độ, các cửa tiệm, dịch vụ, trường học đều đóng cửa đáp ứng lời kêu gọi bãi khóa, bãi thị của lãnh tụ phe quá khích Hồi Giáo tố cáo Benedict.  Trong 3 ngày liền, dân chúng biểu tình đốt bánh xe và hô “đả đảo giáo hoàng”  (For the third day running, people burned tires and shouted "Down with the pope.")

-         Sự phản đối cũng nổ lên ở Iraq, những người biểu tình giận dữ đã đốt hình nộm giáo hoàng ở Basra.

-         Ở Indonesia (Nam Dương) hơn 100 người tập họp trước tòa đại sứ của Vatican ở Jakarta trương biểu ngữ trên đó viết “Giáo hoàng xây dựng tôn giáo trên thù hận” (Pope is building religion on hatred.)

-         Tổng Thư Ký Hội Luật Gia Thổ Nhĩ Kỳ HUKUK-DER đệ trình lên Bộ Tư Pháp đòi hỏi bắt giữ Giáo hoàng khi ông ta đặt chân lên đất Thổ Nhĩ Kỳ (theo một chương trình viếng thăm định trước)  [The secretary-general of the Turkish HUKUK-DER law association submitted a request to the Justice Ministry asking that the pope be arrested upon entering Turkey.]

-         Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Aydin nói ông hi vọng các giới chức Thổ hãy đơn phương hủy bỏ chuyến thăm viếng của Giáo hoàng nếu ông ta không chịu xin lỗi đầy đủ (offer a full apology).

-         Fikret Karabekmez, một cựu nhân viên Tòa Lập Pháp kêu gọi phải xét xử Benedict theo những luật của Thổ, trong đó có những khoản cấm vi phạm tự do tín ngưỡng, khuyến khích kỳ thị tôn giáo, và gây thù hận tôn giáo.

-         Ở Trung Quốc, một viên chức cao cấp trong tôn giáo vụ nói Benedict đã mạ lỵ những người Hồi giáo trong nước (trung Quốc).

-         Ở Trung Đông, tín đồ Hồi Giáo ném bom xăng vào 7 nhà thờ ở West Bank và Gaza Strip. Ngày thứ 6, 15/09 một nhà thờ Hy Lạp lâu đời nhất của Chính Thống giáo tại Gaza bị đặt chất nổ 4 lần.

-         Quốc hội Pakistan, ngày 15/09/2006 đã thông qua một nghị quyết đòi Giáo Hoàng Benedict XVI phải rút lại những gì đã nói về Hồi giáo, còn Bộ ngoại giao của nước này lên án sự thiếu hiểu biết của Giáo Hoàng về đạo Hồi.

-         Nhà thờ Ki Tô giáo ở Tulkarem, Jordan, một di tích lịch sử có từ 170 năm nay, phía trong bị đốt cháy gần hết. Một nhà thờ tại Tubas cũng bị cháy một phần. Trong ngày thứ 7, 16/09, 5 nhà thờ công giáo ở Nabuls bị ném bom xăng.  

 

Trên đây chỉ là một số phản ứng điển hình của khối Hồi Giáo trước câu trích dẫn có mục đích  của Giáo hoàng Benedict XVI.  Ngoài ra, khắp nơi trên thế giới đều có những phê bình tiêu cực về hành động dù muốn dù không cũng đã gây thù hận tôn giáo của Giáo hoàng.

 

Dù Giáo hoàng đã đích thân xin lỗi Hồi Giáo, dù các cơ quan truyền thông của Công giáo đã lên tiếng cải chính, dù có nhiều ý kiến của dân Mít ta ở hải ngoại, bênh vực hành động của Giáo Hoàng, nhưng sự thực thì Giáo hoàng đã châm ngòi cho một sự thù nghịch đáng lẽ không nên xảy ra.  Những lời bênh vực hành động thiếu suy nghĩ [có thực là thiếu suy nghĩ không?] của Giáo hoàng Benedict XVI thực ra thuộc hai phe: phe Công giáo thì đã đành rồi, mẹ hát con khen hay; còn lác đác trong phe “ngoại đạo” thì có nhiều lý do, hoặc cá nhân hoặc thiếu hiểu biết về chính trị quốc tế cũng như lịch sử các tôn giáo.

  

Bài phân tích này cố gắng tìm hiểu những động cơ đằng sau hành động trên của Giáo hoàng Benedict XVI.  Vấn đề cần tìm hiểu là tại sao Giáo hoàng Benedict XVI lại có một hành động có thể nói thiếu sáng suốt như vậy.  Và hành động này là cố ý hay chỉ là thuần túy trong nội dung của một bài thuyết trình về “đức tin và lý trí” trong một đại học mà ông đã là một giáo sư trong một thời gian trước đây?  Nếu chúng ta không biết gì về lịch sử Công Giáo, không biết gì về những chủ trương và hành động của những vị chủ chăn Công giáo, đặc biệt là của một người Đức tên là Joseph Alois Ratzinger, thì rất có thể chúng ta sẽ ngả theo những luận điệu bào chữa hành động này của ông trong những diễn đàn truyền thông điện tử của người Việt, nhất là của người Công Giáo.

 

Thứ nhất, không ai có thể bảo rằng Giáo hoàng không biết gì đến mối thù truyền kiếp giữa Ki Tô Giáo và Hồi Giáo, đến các cuộc Thánh Chiến của Công Giáo chống Hồi Giáo trong thời Trung Cổ, và khía cạnh tôn giáo của cuộc xâm chiếm Iraq ngày nay của Tổng Thống Ki Tô Giáo George W. Bush, và thái độ thù nghịch của những người Hồi Giáo quá khích đối với Tây phương với Ki Tô Giáo là tôn giáo chủ đạo.  Giáo hoàng lên tiếng xin lỗi và tự biện là người ta đã hiểu lầm ý định của ông ta, ông ta chỉ muốn bàn về vấn đề “đức tin và lý trí” và trích dẫn câu của một ông Vua Ki Tô Giáo [Christian King] thuộc thế kỷ 14 ở vùng Byzantine, Manuel Paleologos II, chỉ là muốn nói lên một ý kiến rất cao đẹp là tôn giáo không thể bành trướng bằng bạo lực và cưỡng bức cải đạo, chứ đó không phải là quan niệm của ông về Hồi Giáo hay Muhammad.  Những thuộc hạ của ông, cũng như một vài trí thức dỏm vô trí ở bên ngoài, có thể vì lý do cá nhân, lên tiếng hùa theo luận điệu này để bênh vực hành động của ông.  Họ bênh vực là ông ta chỉ trích dẫn một câu của ông Vua Manuel trong thế kỷ 14 chứ có phải là ý kiến của ông ta đâu?  Vấn đề không phải là ông ta trích dẫn, mà tại sao ông ta lại trích dẫn một câu của một ông Vua Ki Tô Giáo đang chiến đấu đối nghịch với Hồi Giáo trong thế kỷ 14, và mục đích của sự trích dẫn là gì?  Người ta chỉ trích dẫn một ý kiến, một tư tưởng hay một tài liệu khi có phần nào đồng ý trừ phi trích dẫn để phản bác trong một cuộc đối thoại. Điều rõ ràng là Giáo hoàng đã cố ý trích dẫn câu trên để đả kích Muhammad là chủ trương bành trướng đức tin bằng bạo lực, ác và vô nhân.  Trong suốt bài thuyết trình không có chỗ nào ông ta nói là không đồng ý với câu trích dẫn mà chỉ tránh né hai lần là “tôi xin trích dẫn”. 

 

Nhưng không ai có thể bảo rằng Giáo hoàng không biết gì về lịch sử Công Giáo trong thế kỷ 14, hay nói đúng hơn trong mấy trăm năm thuộc thời Trung Cổ.  Không ai có thể bảo rằng Giáo hoàng chưa hề đọc Thánh Kinh của Ki Tô Giáo, nhất là những Chương Dân Số, Phục Truyền trong Cựu Ước.  So sánh với một số điều trong Kinh Koran của Hồi Giáo có gì mấy khác không?  Hơn nữa, thế kỷ 14 và suốt mấy trăm năm của Thời Đại Hắc Ám (The Dark Ages) là cao điểm của sách lược bành trướng Công Giáo bằng bạo lực và cưỡng bức cải đạo qua những cuộc Thánh Chiến, những Tòa Án Xử Dị Giáo, những cuộc Săn Lùng Phù Thủy v..v..  Vậy nếu Giáo hoàng thực sự muốn lên án sự bành trướng tôn giáo bằng bạo lực và cưỡng bức cải đạo, và nếu có đôi chút lương thiện trí thức thì ông ấy nên nêu những sự kiện này trong Công Giáo lên và lên án, sám hối và khẳng định một lập trường là tôn giáo không thể và không nên bành trướng bằng võ lực, bạo lực và cưỡng bách cải đạo. 

 

Nhưng không, ông ta lại nhắm vào Muhammad.  Nhưng nhắm vào Muhammad lại là một hành động vô trí.  Tại sao?  Vì theo truyền thuyết thì Muhammad đã được thiên thần Gabriel đọc cho viết lại những lời của Thượng đế để viết lên Kinh Koran.  Nhưng thiên thần Gabriel cũng chính là “người” đã đến báo tin cho bà Maria là bà sẽ mang thai của Thánh Linh alias Thượng đế để đẻ ra Jesus.  Vậy Thượng đế của Muhammad (Allah) và Thượng đế của Ratzinger (God) là một.  Vì cùng là một Thượng đế cho nên lịch sử bạo tàn của Hồi Giáo và của Ki Tô Giáo chẳng có gì khác nhau mấy.  Hơn nữa, trên đài PBS ngày 18 tháng 9, 2006, có học giả đã phanh phui ra rằng Benedict đã hiểu sai về Hồi Giáo nên đã trích dẫn câu của Vua Manuel Paleologos II, vì trong Kinh Koran không có chỗ nào nói là Muhammad dạy là phải truyền bá đạo bằng gươm giáo (to spread by the sword the faith he preached) và Giáo Hoàng cũng hiểu sai nghĩa của Jihad, Jihad trong Hồi Giáo có nhiều nghĩa và có thể áp dụng trong nhiều lãnh vực, từ tranh đấu nội tâm đến tranh đấu cho hòa bình trên thế giới, còn nghĩa “Thánh Chiến” (Holy War) chỉ là một nghĩa mà Tây phương reo rắc vào đầu óc quần chúng trước những cuộc mang bom tự sát giết hại người vô tội của nhóm quá khích Hồi Giáo. Và hơn nữa, thực chất của những vụ ôm bom tự sát làm chết người vô tội tuyệt đối không phải là để truyền bá đức tin bằng gươm giáo (to spread by the sword the faith he preached), đó là những phản ứng tiêu cực của một phe ở thế yếu trong một cuộc chiến tranh mà đối với họ đó là một cuộc chiến tranh xâm lăng. Vậy, nói tóm lại, theo Tân Ước thì Benedict XVI đã chỉ nhìn thấy cái kim trong mắt người khác mà không thấy cái đà gỗ trong chính mắt mình, và ông ta đã cố ý vạch cái kim trong mắt người khác trước bàn dân thiên hạ, phải chăng với hi vọng bàn dân thiên hạ sẽ quên đi hoặc không biết đến cái đà trong mắt ông..


Vatican đưa ra những lời biện hộ và diễn đàn công giáo Việt Nam cũng hùa theo ca tụng là mục đích của Giáo hoàng là đối thoại tôn giáo trên chủ đề “đức tin và lý trí”, Ngài rất đau lòng trước những cảnh dùng bạo lực nhân danh tôn giáo ngày nay và Ngài mượn lời của Vua Manuel để nói lên thông điệp là không thể bành trướng tôn giáo bằng bạo lực và cưỡng bách cải đạo.  Lẽ dĩ nhiên Ngài mượn lời của Vua Ki Tô Manuel để nhắm vào Mumhammad và quên rằng bành trướng tôn giáo bằng bạo lực và cưỡng bách cải đạo chính là sách lược của Công Giáo trong nhiều thế kỷ.  Có người còn nêu cả ý kiến của Bà Angela Merkel, thủ tướng Ðức, như sau để bênh vực Benedict XVI: “Ðó là một lời mời gọi đối thoại giữa các tôn giáo, mà chính đức giáo hoàng đã nói lên một cách rõ rệt. Benedict XVI đã nói một cách minh thị là phải quyết liệt bác bỏ việc dùng bạo lực nhân danh tôn giáo.”   Đây chỉ là sự ngụy biện của một người Đức cho  một Giáo hoàng cũng người Đức.  Trích dẫn một câu với mục đích đả kích Giáo Chủ của một tôn giáo lớn khác thờ cùng một Thượng đế với mình mà gọi là mời gọi đối thoại hay sao?  Muốn quyết liệt bác bỏ việc dùng bạo lực nhân danh tôn giáo thì Giáo hoàng chỉ cần tuyên bố:  “Nhân danh là Giáo hoàng của Công Giáo La Mã, tôi cực lực phản đối mọi hình thức dùng bạo lực nhân danh tôn giáo”.  Muốn mượn thí dụ từ lịch sử thì trong lịch sử Công Giáo thiếu gì thí dụ về bạo lực?  Chẳng vậy mà Aiman Mazyek, chủ tịch công đồng trung ương Hồi Giáo ở Đức đã nêu ra những sự tàn bạo trong lịch sử Ki Tô Giáo và nói rằng chính Công Giáo cũng có một quá khứ đẫm máu (Catholicism too has a bloodstained past.)  Ông ta nói: “Chúng ta chỉ cần nhớ lại những cuộc Thánh Chiến (của Công Giáo) và những sự cưỡng bách người Do Thái và Hồi Giáo phải cải đạo (vào Công Giáo), và mối liên hệ của Vatican với Hitler cùng sự chinh phục châu Mỹ La Tinh (của Công Giáo).  Tôi không nghĩ rằng Công Giáo nên buộc tội những hành động quá khích trong các tôn giáo khác” (One only has to recall the Crusades and the forced conversions of Jews and Muslims,  also noting the Vatican's relationship with Hitler and Catholic conquests of Latin America. I do not think the church should point a finger at extremist activities in other religions.)
Xét đến mọi khía cạnh của vấn đề, lịch sử cũng như chính trị, tình trạng tôn giáo, xã hội ngày nay v..v.., chúng ta thấy rõ hành động của Benedict XVI là một hành động cố ý với một mục đích rõ rệt.  Những chiêu bài như “đối thoại tôn giáo” hay “chống bạo lực” v..v.. của Vatican chỉ là những bình phong đạo đức giả.  Nhưng tại sao trong thời buổi này mà một người thông minh như Benedict XVI lại có một hành động vô ý thức và có nhiều sơ hở như vậy?  Có nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là cái nền giáo dục Công Giáo đã tạo nên tâm cảnh cuồng tín, trịch thượng, đạo đức giả và thủ đoạn, một tâm cảnh có thể thấy trong nhiều vị chủ chăn Công Giáo từ trước tới nay. Rất có thể cộng thêm tâm cảnh còn sót lại trong thời Ratzinger thuộc tổ chức “Hitler’s Youth”. Chứng minh? 

Cũng như Giáo hoàng tiền nhiệm John Paul II mà Mac Kher trong www.nycny.com đã gọi là một con người đạo đức giả và cố ý lừa dối tệ mạt nhất (This is hypocrisy and duplicity at its worst) [vì ngày hôm trước Giáo Hoàng nói về đối thoại, sự hiểu biết, và sự đoàn kết giữa các tôn giáo.  Ngày hôm sau, ông ta nói ngược lại, nhấn mạnh Ki-tô Giáo là tôn giáo chân thật duy nhất, và kêu gọi tín đồ đi cải đạo Á Châu...], Joseph Ratzinger, trong cuộc phỏng vấn của Jean Sévillia, tờ Le Figaro,  khi được hỏi là những nhiệm vụ chính của giáo hoàng triều tiếp theo là gì (What will be the great tasks of the next pontificate?), đã trả lời trong đó có đoạn: “Và còn Hồi Giáo và cả Phật Giáo nữa, hai sự thách thức lớn cho thế giới Tây phương.  Cần phải đi vào cuộc đối thoại với họ, tìm một con đường để hiểu biết lẫn nhau mà không mất đi ánh sáng lớn đến với chúng ta từ khuôn mặt của Giê-su Ki Tô.” (And then there are Islam and also Buddhism, the two great challenges for the Western world. It is necessary to set up a dialogue with them, to find a way of understanding each other without losing sight of the great light that comes to us from the figure of Jesus Christ.)

 

Nói thì như vậy nhưng hành động thực sự của Ratzinger là gì?  Hẳn chúng ta còn nhớ trước đây ông ta đã phê bình Phật Giáo là “Con đường Tâm Linh tự thỏa dâm” (Buddhism is a sort of auto-erotic spirituality).  Đây là lời từ chính miệng ông ta nói ra chứ không phải là trích dẫn từ đâu.  Phê bình Phật Giáo bằng loại ngôn từ hạ cấp như trên có phải là đi vào con đường đối thoại tôn giáo hay không?  Và chúng ta không nên quên là ngày 5 tháng 9, 2000, Joseph Ratzinger, với sự chấp thuận của John Paul II, đã tung ra bản tuyên ngôn “Dominus Jesus” trong đó có hai điểm trịch thượng đối với mọi tôn giáo khác như sau:

 

1.  “.. như là một phương tiện đưa đến sự cứu rỗi, những tôn giáo phi-KiTô thiếu sót một cách trầm trọng” (..non-Christian religions are gravely deficient as a means of salvation)

2.  “Giáo hội Công Giáo La Mã là phương tiện duy nhất đem đến sự cứu rỗi cho toàn thể nhân loại” (The Roman Catholic Church is the only instrument for the salvation of all humanity)

 Cũng vì vậy mà Giáo sư Thần học Công Giáo nổi tiếng trên hoàn cầu, Hans Kung, đã đưa ra một nhận định về bản tuyên ngôn “Dominus Jesus” là “một sự pha trộn của tính chất lạc hậu thời Trung Cổ và Tâm Lý Bệnh Hoạn về Những Ảo Tưởng Hão Huyền về Quyền Lực hay Toàn Năng của Vatican” (A mixture of medieval backwardness and Vatican megalomania).  [Megalomania =  A psycho-pathological condition in which fantasies of wealth, power or omnipotence predominate] 

Vatican đã nổi tiếng là lời nói ít khi đi đôi với việc làm, đó là những tiếng nói “đối thoại tôn giáo” hay sao?  Về đạo đức thì cả thế giới đều biết là Ratzinger đã giữ vai trò chính trong việc dấu kín và bao che các vụ linh mục Công giáo loạn dâm.  Nhưng có lẽ động cơ chính đằng sau hành động của Benedict XVI là sự suy thoái của Công Giáo ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở Âu Châu.  Ông ta đang cố vớt vát lại niềm tin tôn giáo đang chao đảo và suy sụp ở mọi nơi và theo dõi hành động của ông gần đây chúng ta thấy rõ như vậy.  Trong vụ “trích dẫn” này không có mấy ai cho rằng thực sự ông ấy chỉ muốn đối thoại tôn giáo hay luận về “đức tin và lý trí”.

 Tờ báo khá phổ cập tại Israel Yedit Aharonot ngày 17/09, trong bài “Họ lo sợ” với hình ảnh minh họa là tấm bản đồ Âu châu được đánh dấu những nơi tập trung người Hồi giáo cư ngụ, viết: “Vatican ngày càng lo ngại trước sự việc các nhà thờ công giáo ở Tây Âu ngày càng trống vắng, trong khi các ngôi đền Hồi giáo đầy giới trẻ. Rất nhiều trong số đó đã chuyển từ Công giáo qua Hồi giáo”. Tờ Haarets đăng bài bình luận với nhan đề “Sai lầm chính trị hay cố ý” không loại trừ phát biểu của Giáo Hoàng là tiếng nói chung của giới công giáo Vatican về sự bất an trong đạo Hồi cũng như mất niềm tin trong công giáo. 

Sự suy thoái của Ki Tô Giáo ở Tây phương là một sự kiện.  Chính Giáo Hoàng Benedict XVI cũng phải thú nhận như vậy.  Theo những tin tức trên báo chí trên thế giới và cả trên tờ thông tin chính thức của Vatican, tờ L’Osservatore Romano, vào những ngày 27, 28 tháng 7, 2005, thì Giáo hoàng Benedict XVI đã lên tiếng phàn nàn như sau:

 

“Những tôn giáo chủ đạo ở Tây Phương có vẻ đang chết dần vì các xã hội càng ngày càng trở nên thế tục và không còn cần đến Thiên Chúa nữa” 

 

Và những thống kê mới nhất cũng cho chúng ta thấy tình trạng này.  Trong tờ Chicago Tribune ngày 19 tháng 6, 2006, ký giả hải ngoại của tờ báo, Tom Hundley, có một bài tường trình, đăng trên trang nhất, về tình trạng Ki Tô Giáo ở Âu Châu với chủ đề “Đức Tin Phai Nhạt: Sự Suy Thoái Của Ki Tô Giáo ở Âu Châu” (Fading Faith:  The Decline of Christianity in Europe) trong đó có những đoạn như sau:

 Ở Pháp và ở hầu hết các quốc gia khác ở Âu Châu, Ki Tô Giáo có vẻ như đang đi xuống không phương cứu vãn [Christianity appears to be in a free fall:  Tác giả dùng từ trong khoa học: “free fall”, có nghĩa là rơi xuống tự do,  càng ngày càng nhanh mà không có gì ngăn cản lại].  Tuy 88% dân Pháp nhận mình là tín đồ Công Giáo, chỉ có 5% đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, 60% nói rằng họ “không bao giờ” (never) hoặc “hầu như không bao giờ” (practically never)  đi lễ nhà thờ [Đối với người Công Giáo Việt Nam, không đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật là một trọng tội, giáo hội dạy vậy].  Không còn phải bàn cãi gì nữa, Công Giáo đang đối diện với một cơn khủng khoảng nghiêm trọng… Một lễ ngày chủ nhật điển hình trên khắp nước Pháp là hình ảnh của một linh mục già nua trước một đám phụ nữ cũng già nua.  Odon Vallet, giáo sư tôn giáo ở đại học Sorbonne nói: “Lễ Mi-sa thật là chán (Mass is boring), lễ tiết chẳng có gì hay (the ceremony isn’t beautiful), nhạc cũng tệ (music is bad), bài giảng không có gì hấp dẫn (the sermon is uninteresting)  

John Cornwell, một tín đồ Công Giáo và cũng là một chuyên gia về Công Giáo và Vatican, tác giả 2 cuốn sách nổi tiếng về Vatican: A Thief in the NightHitler’s Pope, đã viết thêm một tác phẩm về Công Giáo nhan đề Từ Bỏ Đức Tin: Giáo Hoàng, Giáo Dân, và Số Phận của Công Giáo (Breaking Faith: The Pope, The People, and The Fate of Catholicism), xuất bản  năm 2001,  trong đó chương đầu viết về Một Thời Đại Đen Tối Của Công Giáo (A Catholic Dark Age).  Trong chương này, tác giả John Cornwell đưa ra tình trạng suy thoái trầm trọng của Công Giáo ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Anh, Mỹ, và Pháp như sau:

 -         Số tín đồ mang con đi rửa tội giảm sút, vì ngày nay người ta nhận thức được rằng chẳng làm gì có tội ở đâu mà phải đi rửa;

-         đám cưới tổ chức không cần đến  linh mục,  vì hôn phối có thể hợp thức hóa ngoài nhà thờ và bí tích hôn phối đã mất hết ý nghĩa;

-          giới trẻ không buồn đến nhà thờ, vì chẳng thấy gì hấp dẫn trong những lời giảng đi ngược thời gian của các linh mục;

-         số từ bỏ đức tin gia tăng, vì người ta không còn chịu chấp nhận một đức tin mù quáng;

-          từ 1958 đến nay, số vào nghề linh mục giảm đi 2/3 v..v..  

-         Tình trạng ở Châu Âu, trước đây là cái nôi của Công giáo,  thật là thê thảm. 

-         Ở Tây Âu (Western Europe), từ 30 đến 50% các giáo xứ không có linh mục.

-          Ở Ý, 90% theo Công Giáo nhưng chỉ có 25% đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, giảm 10% kể từ đầu thập niên 1980, số người vào học trường Dòng giảm một nửa.

-          Ở Ái Nhĩ Lan (Ireland), xứ Công giáo, số người cảm thấy mình được ơn kêu gọi tụt xuống từ 750 năm 1970 còn 91 năm 1999, số linh mục được tấn phong từ 259 xuống 43 trong cùng thời gian.

-          Trong một hội nghị đặc biệt vào năm 1999, các giám mục Âu Châu tuyên bố rằng các dân tộc trong toàn lục địa Âu Châu đã quyết định sống “như là Thiên Chúa không hề hiện hữu

-         Ở Nam Mỹ, tình trạng cũng không khá hơn.  7000 tín đồ mới có một linh mục.  Chỉ có 15% giáo dân đi xem lễ ngày chủ nhật.  

-         Theo một hội nghị quốc gia của các giám mục Ba Tây thì mỗi năm có khoảng  sáu trăm ngàn (600,000)  tín đồ bỏ đạo.  

 

Âu Châu và nhiều nơi khác trên thế giới đã trở thành “vô thần”.  Đây là một hiện tượng bất khả đảo ngược [free fall] vì nó phù hợp với sự tiến bộ trí thức của nhân loại nằm trong luật Tiến Hóa của vũ trụ.

  Năm 1990, linh mục David Rice dòng Đa Minh xuất bản cuốn Lời Nguyện Tan Vỡ: Linh Mục Bỏ Đạo (Shattered Vows: Priests Who Leave), đưa ra kết quả nghiên cứu của ông sau khi đi khắp nơi tổng cộng 38 ngàn dặm (khoảng 60 ngàn cây số) để phỏng vấn và tìm hiểu đời sống của các linh mục bỏ đạo:  Một trăm ngàn ( 100,000 ) linh mục Công Giáo La Mã đã bỏ đạo trong 20 năm qua – cứ mỗi 2 giờ đồng hồ lại có hơn một linh mục ra đi.  Hầu như phân nửa số linh mục Mỹ sẽ bỏ đạo – thường là để lập gia đình – chưa tới 25 năm sau khi được tấn phong.   Vatican không nói tới cuộc di dân này, nhưng đó chính là cuộc khủng khoảng nghiêm trọng nhất mà giáo hội phải đối diện, kể từ khi có cuộc Cải Cách Tin Lành.  

Chúng ta còn nhớ Giáo Hoàng Benedict XVI cũng đã lên tiếng lo sợ tình trạng thiếu hụt Linh mục trên khắp thế giới.  Ngài  hi vọng tuyển mộ được linh mục từ những những nước đang phát triển, dân trí còn thấp kém nên rất dễ khuyến dụ, nhưng Ngài cũng nhận ra sự cay đắng trong kế hoạch bù đắp này.  Ngài than phiền:

 “Sự vui mừng vì số linh mục tăng gia trong thế giới kém phát triển có kèm theo một sự cay đắng vì một số sẽ làm linh mục chỉ muốn có một đời sống tốt đẹp hơn”

(Benedict he said the "joy" at the growing numbers of clergy in the developing world is accompanied by "a certain bitterness" because some would-be priests are only looking for a better life.)


Phải chăng những mối lo này mới chính là nguyên nhân đưa đến hành động “trích dẫn” về Muhammad của Giáo hoàng Benedict XVI?  Nhưng dù với bất cứ nguyên nhân nào thì không ai có thể phủ nhận là hành động có ý thức hay vô ý thức này của Giáo Hoàng cũng đã mang lại những kết quả tiêu cực không ai mong muốn và rất khó cứu vãn.  Ngày nay, thế giới cần những bậc lãnh đạo tôn giáo khôn ngoan và lương thiện hơn.  

 


Các bài về tôn giáo cùng tác giả

Trang Trần Chung Ngọc