VÀI NÉT VỀ CÔNG GIÁO & TIN LÀNH :

Sự Khác Biệt & Tình Trạng Ngày Nay

[Một Khảo Luận Qua Các Tài Liệu]

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN04.php

20-May-2007

Toàn bộ: 1 2 3

Bài viết này là một khảo luận qua các tài liệu về sự khác biệt giữa Công Giáo và Tin Lành và nhân đó đào sâu thêm về vài nét đặc thù của Công Giáo cũng như Tin Lành. Đây là một đề tài rất rộng vì Công Giáo, nếu kể từ thời Constantine vào thế kỷ 4, thì tới nay đã có một lịch sử hơn 16 thế kỷ, và Tin Lành cũng có khoảng 5 thế kỷ lịch sử, kể từ thế kỷ 16.. Trong một bài thuộc loại này, hiển nhiên không có cách nào tôi có thể viết đầy đủ về những tôn giáo có một lịch sử trải dài như trên. Cho nên, trong bài này tôi xin tự hạn trong mấy mục sau đây:

I. Sự Khác Biệt Giữa Tin Lành Và Công Giáo.

II. Vài Nét Về Căn Bản Cấu Trúc Quyền Lực Của Công Giáo.

III. Vài Nét Về Căn Bản Cấu Trúc Quyền Lực Của Tin Lành.

IV. Thực Trạng Của Công Giáo Và Tin Lành Trên Thế Giới Ngày Nay.

V. Kết Luận.

 

Trong khi Ki Tô Giáo nói chung đang suy thoái trong các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ thì Công Giáo và Tin Lành đều đặt nỗ lực vào việc mang những thứ đang dần dần bị phế thải ở Âu Mỹ để đi truyền đạo, xâm lăng văn hóa các nước Á Châu, trong đó có Việt Nam. Cho nên, tôi nghĩ những bài nghiên cứu trung thực về Công Giáo và Tin Lành thực sự rất cần thiết để mở mang dân trí, để cho người dân biết rõ về các tôn giáo trên, và do đó hi vọng họ có đủ khả năng để đối phó với những âm mưu và phương cách truyền đạo bất chính của Công giáo và Tin lành đang ở trong tình trạng đi xuống khắp nơi trên thế giới đa nguyên.

Tôi ước mong những bậc cao minh ở trong và ngoài nước có lòng với dân tộc, nhất là các bạn trẻ, hãy tiếp tay cùng chúng tôi trong nhiệm vụ mở mang dân trí này. Chúng ta hãy làm với tất cả thiện tâm, tuyệt đối không vì thù hận hay vì bất cứ lý do nào khác ngoài sự lương thiện trí thức trong công cuộc nghiên cứu mọi khía cạnh của Ki Tô Giáo để phổ biến rộng rãi cùng người dân trong nước cũng như ở hải ngoại. Rất nhiều trí thức Âu Mỹ đã làm công việc giải hoặc Ki Tô Giáo này từ nhiều thập niên qua. Người Việt trí thức chúng ta nay dấn thân vào con đường này kể ra đã là quá muộn, lý do là vì hoàn cảnh đất nước trong hơn một thế kỷ qua không cho phép. Nhưng nay là lúc chúng ta phải bắt tay ngay vào nhiệm vụ bảo vệ nền văn hóa và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước sự xâm lăng văn hóa của Ki Tô Giáo, một tôn giáo chỉ còn cái vỏ hào quang của quá khứ và đang dần dần bị phế thải ở phương trời Âu Mỹ. [Thực trạng Ki Tô Giáo trên thế giới sẽ được trình bày trong phần cuối.]

Tôi cũng hi vọng Nhà Nước Việt Nam hãy nghĩ tới tương lai xa của đất nước, đặt trọng tâm trên sự bảo tồn, gìn giữ nền văn hóa truyền thống của Việt Nam, và sáng suốt cho phép phổ biến những tác phẩm nghiên cứu về tôn giáo, mọi tôn giáo, đặc biệt là Ki Tô Giáo. Thực ra, không có gì phải lo ngại về vấn đề này vì trình độ người dân Việt Nam ngày nay đã đủ để có thể chấp nhận mọi sự kiện về tôn giáo. Nước Mỹ có khoảng 60% Tin Lành và 20% Công Giáo; Nước Pháp có khoảng 80% theo Công Giáo; Nước Anh phần lớn theo Anh Giáo; Nước Đức có 34% là Tin Lành, 34% là Công Giáo v..v.., nhưng trong các nước này, có tràn ngập những tác phẩm nghiên cứu về Ki Tô Giáo nói riêng, về mọi tôn giáo nói chung, được phổ biến rất rộng rãi, và tuyệt đối không xảy ra vấn đề xung đột giữa các tôn giáo hay các hệ phái Ki Tô khác nhau. Đây là một tấm gương mở mang dân trí mà Việt Nam cần phải noi theo trong thời đại mới ngày nay. TCN.

 

[ PHẦN I ]

I.- Sự Khác Biệt Giữa Tin Lành Và Công Giáo:

Đạo Tin Lành (Protestantism) [Tin Lành là một cưỡng từ vô nghĩa, vì thật ra chỉ có nghĩa là chống đối Công giáo, nên Công Giáo gọi là “Thệ Phản Giáo”] là do một linh mục Công Giáo, Martin Luther, ly khai Giáo hội Công giáo, thành lập từ thế kỷ 16 ở Đức, phản đối (protest) cấu trúc quyền lực tự tạo của chế độ Giáo hoàng cũng như các phương cách bất chính của Giáo hội Công Giáo đã khai thác sự mê tín của đám tín đồ thấp kém ở dưới, thí dụ như bày đặt ra các “bí tích”, “tín lý”, ngụy tạo ra những phép lạ, bán chứng thư xá tội v…v.., để vơ vét của cải thế gian.

Tin Lành và Công Giáo cùng tin vào một cuốn sách mà họ gọi là Thánh Kinh, cùng tin vào một huyền thoại về Jesus (Giê-su), con một người thợ mộc Do Thái tên là Joseph, huyền thoại cho rằng Giê-su là con của Thượng đế, xuống trần chịu chết trên một cái giá gỗ có hình chữ thập để chuộc cái gọi là “tội tổ tông” cho nhân loại, và có khả năng “cứu rỗi phần hồn” của những người chết, những người khi sống đã tin ông ta. Nhưng trong lịch sử, giữa Công Giáo và Tin Lành đã xẩy ra nhiều cuộc chém giết lẫn nhau [Cuộc chiến 30 năm, 1618-1648, giết hơn nửa dân số Đức, làm 2 triệu rưỡi người trở thành vô gia cư, và các thành phố tràn ngập máu cùng với những cảnh giết người, hiếp dâm, đốt nhà, cướp bóc v..v.. [Xin đọc Malachi Martin: The New Castle, trang 145-146]; cuộc tàn sát ít nhất là 20000 (hai mươi ngàn) người Tin Lành trong ngày Thánh Bartolomew, 24 tháng 8, 1572 v..v..]. Cuộc xung đột đẫm máu giữa Tin Lành và Công Giáo vẫn còn kéo dài cho tới ngày nay ở Bắc Ái Nhĩ Lan.

Cùng tôn thờ một Chúa Giê-su, cùng tin vào một cuốn Thánh Kinh, nhưng sự khác biệt giữa Tin Lành và Công Giáo ra sao đến độ phải thù nghịch với nhau và chém giết nhau như trong lịch sử đã ghi rõ? Trước đây, trên SCV, năm 1994, đã có một Mục sư Mỹ, Paul Held, giải thích trước câu hỏi: “Sự khác biệt giữa giáo hội Công giáo và Giáo hội Tin lành là gì?” (What is the difference between the Catholic church and the Protestant church?), và gần đây Mục sư Việt Nam Nguyễn Văn Huệ cũng đã đáp lại câu hỏi: “Đạo Tin Lành Khác Với Công Giáo La-Mã Như Thế Nào?”.

Nghiên cứu hai đạo Công giáo và Tin Lành, chúng ta có thể thấy rõ hai đạo trên thuộc loại “đồng sàng dị mộng”, nghĩa là cùng nằm trong một cái nôi thần học căn bản nhưng mộng mị thì khác nhau.

Cái mộng của các tín đồ Công Giáo, nhất là Công Giáo Việt Nam, là đến ngày phán xét [không ai biết bao giờ mới có, nếu có] họ được Chúa Giê-su lấy phần hồn của họ đang được lưu trữ trong kho chứa, hợp lại với xác của họ [bất kể là đã chết từ bao giờ] và cho họ lên thiên đường [không ai biết ở đâu] để được sống đời đời với Chúa của họ nơi đó. Với hi vọng [hay ảo vọng] này, trong cuộc sống họ được dạy phải “quên mình trong vâng phục” các bề trên, và tuyệt đối tuân theo chỉ thị, truyền qua các bề trên của họ, của một con người rất thế tục mà họ thường gọi là “Giáo hoàng” hay “Đức Thánh Cha”, dù rằng họ tuyệt đối không hề biết gì về thực chất những con người này.. [Lịch sử một số không nhỏ “Đức Thánh Cha” này sẽ được viết với nhiều chi tiết trong một bài riêng biệt.] Vì bị giam chặt trong sự đen tối trí thức từ khi mới ra đời cho nên các tín đồ Công Giáo bị đưa vào khuôn phép là phải tuyệt đối tôn sùng ”Đức Thánh Cha” mà họ được dạy là “Đại diện của Chúa Ki Tô” (Vicar of Christ) và phải tuyệt đối tuân phục cấu trúc quyền lực của đạo Công Giáo, một loại quyền lực tự tạo bằng một nền thần học tinh vi để nắm giữ đầu óc đám tín đồ thấp kém, loại đầu óc đặc biệt của lớp người có cái “gen” di truyền để có thể tin bất cứ cái gì mà những người khác không thể tin được. Quyền lực này nằm trong tay các “bề trên” của họ như Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục, Linh mục ở các địa phương có người Công giáo. Điều này sẽ được chứng minh trong phần phân tích về thực chất của Công giáo.

Còn cái mộng của các tín đồ Tin Lành thì cũng không khác gì cái mộng của các tín đồ Công giáo. Nhưng con đường lên thiên đường của họ thì khác. Đó là con đường phải tuyệt đối tin vào một cuốn sách mà họ được dạy là chứa những lời mạc khải không thể sai lầm của Thiên Chúa, thường được gọi là Thánh Kinh, tuy rằng chẳng có gì có thể gọi là “thánh” trong đó. Thực tế là, không có mấy tín đồ chịu đọc Thánh Kinh để mà biết trong đó viết những gì và tại sao phải tin vào những điều đó. Thật ra họ chỉ được dạy một cách chọn lọc, hay nói đúng hơn, bị nhồi sọ để tin vào những điều không thể tin được vì thuộc loại mê tín, phi lý trí, phản khoa học có đầy trong cuốn Thánh Kinh mà các học giả nghiên cứu Thánh Kinh trong vòng 200 năm nay đã vạch rõ.. Mặt khác, Tin Lành có cả mấy trăm hệ phái khác nhau, và thường là đối nghịch nhau, tuy không đến nỗi chém giết nhau, nhưng hệ phái nào cũng cho mình đúng là Tin Lành còn các hệ phái khác đều là Tin Vớ Vẩn.

Như vậy, thực chất loại đầu óc của các tín đồ Công Giáo và Tin Lành đều như nhau, cùng có một loại “gen” đặc biệt mà có khoa học gia đã gọi đó là “”Gen” của Thượng đế” (God’s “gen”), loại “gen” tiến hóa như khoa học gia Edward O. Wilson đã nhận định rất ý nhị: “Có vẻ như là đầu óc con người (Ki Tô) đã tiến hóa để tin vào các thiên chúa chứ không tiến hóa để tin vào sinh học” (It seems that the human (Christian) mind evolved to believe in gods. It did not evolve to believe in biology).. Sinh học là một bộ môn khoa học đã được nghiên cứu kỹ và cùng với nhiều bộ môn khoa học khác đã chứng minh thuyết Tiến Hóa là đúng và đã trở thành một sự kiện (fact), do đó tiến hóa để tin vào các thiên chúa là “tiến hóa giật lùi” trở về thời bán khai và Trung Cổ.. Loại đầu óc của Tin Lành này cũng sẽ được chứng minh trong một phần sau.

Tranh minh họa những cuộc "thánh chiến trong thế giới Ki-tô giáo.
http://jreuter.hubpages.com/hub/The-Unlikely-Conquest-of-Jerusalem

Chỉ vì sự khác biệt trên hình thức này mà Công giáo và Tin Lành chém giết lẫn nhau, coi nhau như kẻ thù không đội trời chung trong nhiều thế kỷ. Công giáo không những chỉ chém giết người Tin Lành mà còn chém giết cả những người theo Ki Tô Giáo Chính Thống, một hệ phái khác của Ki Tô Giáo, khi có cơ hội, và tất cả những hệ phái Ki-Tô nào không theo Công giáo, nghĩa là không chịu qui phục giáo hoàng.. Cuộc Thập Ác Chinh Albigense để tiêu diệt những người Ki-Tô Cathars ở vùng Laguedoc, Pháp, già trẻ lớn bé không chừa người nào, là một thí dụ. Trong kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, chính quyền Công Giáo ở Croatia đã giết hại khoảng 700000 (bảy trăm ngàn) người Chính Thống, Gypsies và Do Thái.

Truy nguyên vấn nạn cùng thờ một Chúa mà lại chém giết nhau giữa Công Giáo, Tin Lành và Chính Thống, chúng ta thấy ý thức tôn giáo của Tây phương thật là hẹp hòi, thiển cận, khác xa với ý thức tôn giáo của Đông phương. Thật vậy, lịch sử Phật Giáo ghi rõ Phật Giáo cũng có nhiều Tông Phái khác nhau, nhưng không hề chém giết nhau, mà một vị cao Tăng ở một Tông Phái này lại thường gửi đệ tử của mình đi học với một cao Tăng ở một Tông Phái khác. Osho đã viết trong cuốn “The Spiritual Path: Buddha, Zen, Tao, Tantra”, trang 7: “Đầu óc Tây phương có một cái gì đó đóng góp cho thế giới: đó là khoa học, không phải là tâm linh” [The Western mind has something to contribute to the world – it is science, not spirituality.] Đây là điều hiển nhiên, kho báu tâm linh nhân loại là của Đông Phương, nơi đây không có các cuộc chiến tranh tôn giáo, không có Thánh chiến, không có những Tòa Án Xử Dị Giáo, không có những cuộc Săn Lùng Phù Thủy, không có chính sách xâm lăng văn hóa, và không có các cuộc chiến tranh giữa các hệ phái khác nhau của cùng một tín ngưỡng hay giữa các tín ngưỡng khác nhau.... Tại sao con người ngày nay còn đắm mê vào những tôn giáo được ngụy trang đằng sau những danh từ hoa mỹ như “thiên khải”, “duy nhất”, “tông truyền” v..v.. mà không nhìn thấy thực chất tàn bạo, hẹp hòi của những tôn giáo này mà lịch sử đã chứng tỏ?

Ngày nay, sự thù nghịch giữa Tin Lành và Công Giáo đã bớt đi, vì cả hai đều đã mất đi quyền lực, và dân trí đã mở mang trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại. Phong trào giải hoặc Ki Tô Giáo ngày nay bắt nguồn từ sự tiến bộ trí thức này. Các nghiên cứu trí thức về Ki Tô Giáo nói chung, về God, về Jesus, về Thánh Kinh của Ki Tô Giáo v..v.. trong vòng 200 năm nay bởi các chuyên gia về tôn giáo, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô, đã cho chúng ta biết thực chất những huyền thoại về God và Jesus chỉ là những sản phẩm ảo tưởng của con người, và thực chất rất thế tục của Công Giáo cũng như Tin Lành qua những sự kiện lịch sử, kết quả là cả hai đạo trên mất đi quyền hành thế tục ngự trị trên quần chúng, và đang ở trên đà suy thoái bất khả đảo ngược [irreversible] trong những nước văn minh tiến bộ. Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về sự kiện “đồng sàng dị mộng” của hai đạo Tin Lành và Công giáo La Mã. Để mở đầu, chúng ta hãy xét đến câu hỏi: “Đạo Tin Lành Khác Với Công Giáo La-Mã Như Thế Nào?”

Thực ra, câu hỏi này đã được một người hỏi Robert G. Ingersoll từ cuối thế kỷ 19: “Sự khác biệt giữa đạo Công giáo và đạo Tin lành là gì? Và đạo nào tốt hơn?” (What is the difference between Catholicism and Protestantism? and which one is better?). Và câu trả lời của Ingersoll có thể nói là chính xác, ngắn gọn, và đầy đủ nhất: “Tin lành khá hơn vì có ít chất công giáo hơn [nghĩa là ít độc tài, xảo quyệt, hoang đường hơn], nhưng sự khác biệt giữa đạo Công giáo và đạo Tin lành chỉ là sự khác biệt giữa một con cá sấu lớn và một con cá sấu nhỏ.” (Protestantism is better because it is less Catholic, but the difference between Catholicism and Protestantism is only the difference between an alligator and a crocodile). Ingersoll là nhà tư tưởng tự do (freethinker) vĩ đại nhất của nước Mỹ.

Ingersoll đã nhận xét rất đúng về thực chất của đạo Tin Lành cũng như Công Giáo: đó là hai định chế tôn giáo độc hại, xấu xí, một xấu nhiều, một xấu ít hơn, nếu chúng ta xét đến lịch sử của cả hai đạo. Công Giáo có một lịch sử lâu dài hơn Tin Lành nên gây tác hại cho nhân loại nhiều hơn là Tin Lành, mới được thành lập từ thế kỷ 16. Khi Giáo hoàng John Paul II xưng thú trước thế giới 7 núi tội ác của Công giáo đối với nhân loại thì Tin Lành cũng dự một phần đáng kể trong đó, bởi vì Tin Lành cũng can dự vào những núi tội ác như: Giết hại phù thủy, bách hại dân Do Thái, thi hành chính sách diệt chủng dân da đỏ ở Bắc Mỹ, không tôn trọng các nền văn hóa khác v..v.., tất cả đều có những bàn tay dính nhơ đầy máu và đầu óc có chứa một loại “gen” đặc biệt của Tin Lành.

Thật ra thì, từ khởi đầu với Martin Luther, nguyên là một linh mục, Tin Lành đơn giản chẳng qua chỉ là sự sửa đổi đạo Công Giáo, nghĩa là giữ lại những học thuyết căn bản của Công Giáo nhưng diễn giải một cách khác đi. Công Giáo và Tin Lành đồng ý với nhau về nhân chủng học của Công Giáo, cả hai đều sống trong cùng một khung cảnh của ý nghĩa, cùng nhìn về một chân trời. Cho nên, chúng ta không thể tìm thấy sự khác biệt trong nền tảng và cấu trúc vũ trụ của cả hai, mà sự khác biệt nằm trong sự diễn giải của hai đạo cho một vấn nạn căn bản cùng được chấp nhận của cả hai đạo. Mục Sư Rubem Alves đã ví Công Giáo và Tin Lành như hai kẻ đấu cờ: họ cùng chơi một ván cờ, vì cả hai đều đồng thuận trên những luật lệ căn bản trong cuộc đấu [Like two opposing chess players, they can argue and fight only because they are playing the same game, because both sides agree on the basic rules underlying their contest with each other.] Cho nên chúng ta không lấy làm lạ khi cả hai, Tin Lành cũng như Công Giáo, đều tham gia vào những tội ác cùng đặt căn bản trên niềm tin vào Thánh Kinh như vừa nói ở trên.

Về hình thức, giữa Tin Lành và Công Giáo có sự khác biệt. Như trên đã nói, những tín đồ Công Giáo thực chất là nô lệ của cấu trúc quyền lực của Giáo hội Công Giáo, nghĩa là nô lệ của các bề trên từ Giáo hoàng xuống tới các Linh mục qua những tín lý, tín điều Giáo hội bầy đặt ra. Còn tín đồ Tin Lành thường được coi là ở trong một định chế dân chủ, nhưng thực chất là nô lệ của cuốn Thánh Kinh, hay nói đúng hơn, nô lệ của những đoạn đã được chọn lọc kỹ trong Thánh Kinh. Nhưng đi sâu vào phương cách nhồi sọ tín đồ thì cả hai đều giống nhau, đều có những mánh mung để nhốt tín đồ vào trong những khuôn phép tâm linh, nếu không muốn nói là ngục tù tâm linh, đã định sẵn.

Trước hết, về hình thức khác biệt, chúng ta hãy nghe Mục sư Nguyễn Văn Huệ trả lời câu hỏi “Đạo Tin Lành Khác Với Công Giáo La-Mã Như Thế Nào?”:

Đạo Tin Lành và Công Giáo có cùng một gốc mà ra. Cả hai đều có cùng niềm tin nơi Đức Chúa Trời căn cứ trên Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước. Nhưng sự khác biệt chính giữa hai Giáo Hội nầy là vị trí và thẩm quyền mỗi bên dành cho Thánh Kinh. Mặc dầu người Công Giáo tin rằng Kinh Thánh được Đức Chúa Trời soi dẫn, họ cũng tin rằng truyền thống của Giáo Hội [nghĩa là tất cả những điều giáo hội dạy] trải dòng lịch sử do các Giáo Hoàng và Giáo Hội Nghị lập thành có giá trị quyết định trong các vấn đề niềm tin và giáo lý. Và từ đó theo năm tháng, Giáo Hội Công Giáo La-mă đă thêm những giáo lý không có trong Thánh Kinh.

Ta có thể nhắc qua một số giáo lý thêm thắt đó như sau: Cầu nguyện trực tiếp với Đức Mẹ, với các thánh và các thiên thần (năm 600); mua chứng thư xá tội để giảm thiểu thời gian ở ngục luyện tội (năm 1190); xưng tội với linh mục (năm 1215); Thánh Kinh được liệt vào danh sách cấm giáo dân đọc (Toulouse năm 1229); ngục luyện tội từ giáo lý nâng lên thành tín lý bởi Công Đồng Florence (năm 1438); truyền thống giáo hội được thừa nhận có uy quyền tương đương như Kinh Thánh bởi Công Đồng Trent (năm 1545); Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội được Giáo Hoàng Pius IX công bố năm 1854; Sự Vô Ngộ (không sai lầm) của Giáo Hoàng được Công Đồng Vatican công bố năm 1870; Giáo Hoàng Benedict XV công bố Đức Mẹ là Đấng Đồng Công cứu chuộc với Chúa Giê-xu và Đức Mẹ về trời được Đức Giáo Hoàng Pius XII công bố năm 1950.

Người Tin Lành tin tưởng Thánh Kinh là uy quyền duy nhất và đầy đủ của đức tin. Người Tin Lành chỉ tôn trọng những truyền thống nào của Hội Thánh phù hợp với Kinh Thánh. Người Tin Lành muốn trở về với cội nguồn đức tin và hình thức sống đạo theo như Thánh Kinh dẫn, không thêm, không bớt.

Đại cương về hình thức thì lời giải thích của Mục sư Nguyễn Văn Huệ ở trên không sai, vì từ đó chúng ta có thể thấy sự khác biệt căn bản giữa Tin Lành và Công Giáo: thẩm quyền truyền thống tuân phục một “giáo hoàng không thể sai lầm” của Công giáo đối với thẩm quyền tuân phục cuốn “Thánh Kinh không thể sai lầm” của Tin Lành. Nhưng với sự hiểu biết của nhân loại ngày nay thì, giáo hoàng là chỉ một con người trần tục, nhiều khi còn trần tục hơn cả những con người trần tục nhất [lịch sử một số giáo hoàng này sẽ được trình bày trong một bài khác], và Thánh Kinh đầy dẫy những sai lầm về thần học cũng như khoa học, cho nên Công giáo và Tin Lành đều đặt thẩm quyền của mình trên những thứ không đáng đặt. Tuy vậy, đi sâu vào cấu trúc quyền lực của cả hai đạo trên, thì như trên đã nói, cả hai đều có những mánh mung để nhốt tín đồ vào trong những khuôn phép tâm linh mà bản chất mê tín hoang đường đều như nhau. Vấn đề cần đặt ra với cả hai đạo Tin Lành và Công Giáo là, đối với Tin Lành, có thật là Thánh Kinh là uy quyền duy nhất và đầy đủ của đức tin, và đức tin như thế nào?, và đối với Công Giáo, có thật là truyền thống của Giáo Hội [nghĩa là tất cả những điều giáo hội dạy] trải dòng lịch sử do các Giáo Hoàng và Giáo Hội Nghị lập thành có giá trị quyết định trong các vấn đề niềm tin và giáo lý, dựa vào cái gì mà khẳng định như vậy?

II.- Vài Nét Về Căn Bản Cấu Trúc Quyền Lực Của Công Giáo.

Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu Công Giáo. Như Mục sư Nguyễn Văn Huệ đã nhận định ở trên: Giáo hội Công Giáo đã có thời cấm tín đồ đọc Thánh Kinh: thứ nhất, vì sợ tín đồ nhận ra những sự sai trái trong Thánh Kinh, và thứ nhì, những người lãnh đạo Công Giáo muốn giữ độc quyền giải thích Thánh Kinh và tín đồ chỉ có việc nghe theo vì không thể nào biết được những giải thích đó đúng hay sai, có phù hợp với những điều viết trong Thánh Kinh hay không? Nhưng Thánh Kinh không phải là cuốn sách duy nhất mà Giáo hội Công giáo cấm tín đồ đọc. Sách lược chính của Giáo hội Công giáo là nhốt tín đồ vào trong vòng đen tối trí thức để dễ bề ngự trị. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua sự kiện sau đây.

Từ 1559, Giáo hội đã đưa ra danh sách những sách cấm tín đồ đọc, vi phạm “luật thánh” này sẽ bị vạ tuyệt thông. Theo Wikipedia thì đó là danh sách những ấn phẩm mà Giáo hội Công giáo kiểm duyệt vì nguy hiểm đến chính Giáo hội và đức tin của các tín đồ [The Index Librorum Prohibitorum ("List of Prohibited Books" or “Index of Forbidden Books”) is a list of publications which the Catholic Church censored for being a danger to itself and the faith of its members.] Trong danh sách những cuốn sách cấm đọc, với 32 ấn bản trong hơn 400 năm, từ 1559 đến 1966, chúng ta có thể đếm được 6892 đầu sách cấm tín đồ đọc, và trong mỗi ấn bản đều chứa những luật của Giáo hội về vấn đề đọc sách, bán sách và kiểm duyệt sách. [The various editions also contain the rules of the Church relating to the reading, selling and censorship of books.] Bởi vậy chúng ta không lấy gì làm lạ khi thấy kiến thức của tuyệt đại đa số tín đồ Công giáo các cấp quá thiếu sót, nghèo nàn, cho nên thường không đủ khả năng để đối thoại một cách nghiêm chỉnh, khoan nói đến chuyện thành công trong xã hội bên ngoài. Điều này sẽ được chứng minh qua một số tài liệu trong phần sau. Một câu hỏi được đặt ra là, những sách giáo hội cấm tín đồ đọc thuộc loại nào. Chúng ta hãy duyệt qua danh sách những tác giả bị cho vào sổ “đoạn trường” [nghĩa là có tác dụng làm cho giáo hội đứt ruột vì nguy hiểm cho giáo hội và cho đức tin của tín đồ] của giáo hội, từ đó chúng ta có thể thấy những tác phẩm của họ thuộc loại nào và chính sách giáo dục của giáo hội Công giáo thuộc loại nào. Sau đây chỉ là danh sách một số nhỏ tác giả có tên tuổi điển hình khá quen thuộc trong giới độc giả, theo thứ tự a,b,c:

Woody Allen, Karen Armstrong, Balzac, Bergson, Giordano Bruno, Joseph Campbell, Nicolaus Copernicus, John Cornwall, d'Alembert, Descartes, d'Holbach, Denis Diderot, Alexandre Dumas, La Fontaine, Gustav Flaubert, Anatole France, Galileo Galilei, Edward Gibbon, Andre Gide, Allen Ginsberg, Andrew Greeley, Herman Hesse, Adolph Hitler, Victor Hugo, David Hume, John Irving, James Joyce, Carl Jung, Emmanuel Kant, Nikos Kazantzakis, Eugene Kennedy, Hans Kung, Harold Kushner, Henri Lefebvre, Sinclair Lewis, John Locke, Richard P. MacBrien, Somerset Maugham, Karl Marx, John Milton, Montaigne, Montesquieu, Vladimir Nabokov, Nietzcshe, Pascal, Marcel Proust, Rabelais, Jean-Jacques Rousseau, Salman Rushdie, Bertrand Russell, Jean Paul Sartre, Gore Vidal, Voltaire, Gary Wills, Tennessee Williams, Kenneth Woodward, Emile Zola. [Có một điều lạ là Darwin không nằm trong danh sách này, và cuốn Mein Kampf của Hitler cũng không nằm trong danh sách những cuốn bị Giáo hội kiểm duyệt].

Chúng ta hãy tự hỏi nền giáo dục Công giáo thuộc loại nào khi ra lệnh cấm tín đồ không được đọc những sách của các tác giả trên. Nhưng làm sao mà giáo hội có thể ngăn chận được sự tiến bộ trí thức của nhân loại? Khi mà giáo hội không còn nắm toàn quyền giáo dục toàn dân như ở Âu Châu trước đây, và người dân đổ xô đi học các trường học công cộng (public schools), thì xảy ra một nghịch lý. Giáo hội cấm thì cứ cấm, còn các trường học công cộng vẫn cứ dạy học trò về những tác giả bị cấm, vì các tác giả này thuộc chương trình học về tư tưởng, triết lý, và văn chương nhân loại. Và tuy danh sách những sách cấm đọc đã được bãi bỏ từ năm 1966, ngày nay giáo hội vẫn khuyên các con chiên đừng đọc những sách thuộc loại nguy hiểm, bảo đó chỉ là sự hướng dẫn đạo đức chứ không phải là luật cấm. [Today the Church may issue an "admonitum," a warning to the faithful, that a book might be dangerous. It is only a moral guide, however, without the force of ecclesiastical law."] Nhưng vì truyền thống “quên mình trong vâng phục” của các tín đồ, cho nên khi một ông linh mục hay giám mục “khuyên” tín đồ không nên đọc cuốn sách nào thì tín đồ sẽ không dám đọc cuốn sách đó, vì họ đã được dạy là không vâng lời “bề trên” thì sẽ bị “Chúa phán xét”, linh hồn không được “cứu rỗi”.

Thật ra thì Giáo hội Công giáo chỉ dùng Thánh Kinh một cách hết sức chọn lọc, và lẽ dĩ nhiên, diễn giải những đoạn chọn lọc trong Thánh Kinh theo ý giáo hội bất kể sự thật, và cũng lẽ dĩ nhiên tuyệt đại đa số tín đồ cũng chỉ biết về đạo của họ qua những lời diễn giảng một chiều này. Giáo lý của Giáo hội đặt nặng trên truyền thống của Giáo hội, nghĩa là đặt nặng trên những điều “Giáo hội dạy rằng..” dù rằng những điều này không hề có trong Thánh Kinh. Thật vậy, chúng ta có thể đọc câu sau đây trong cuốn Giáo Lý Của Giáo Hoàng (The Pope's Catechism) của J. Sheatsley, trang 80:

Tín đồ Công giáo phải tin tất cả những gì Thiên Chúa đã mạc khải và tất cả những gì Giáo hội Công giáo dạy, bất kể là những điều đó có hay không có trong Thánh Kinh. Vì Truyền Thống Công giáo (nghĩa là những gì giáo hội dạy) và Thánh Kinh đều do Thiên Chúa mạc khải.

(A Catholic must believe all that God has revealed and the Catholic Church teaches, whether it is contained in Holy Scripture or not. Because Catholic Tradition and Holy Scripture were alike revealed by God.)

Giáo hội Công giáo đã viện cái gọi là “mạc khải của Thiên Chúa” để tự tạo quyền lực cho mình. Nhưng điều này chỉ có thể thuyết phục được đám tín đồ mà tuyệt đại đa số thuộc loại thất học trong thời bán khai và Trung Cổ, nhất là trong những thời đại mà Giáo hội giữ độc quyền đọc và diễn giảng Thánh Kinh. Nhưng từ thế kỷ 16, khi mà cuốn Thánh Kinh được dịch ra các tiếng địa phương và người dân được tự do đọc Thánh Kinh thì người ta đã khám phá ra rằng cuốn Thánh Kinh chứa rất nhiều điều sai lầm về khoa học và thần học, do đó, tuyệt đối không phải là sản phẩm “mạc khải” của một thiên chúa toàn năng, toàn trí….

Thật vậy, kết quả nghiên cứu về cuốn Thánh Kinh trong vòng 200 năm gần đây của các học giả Tây phương đã đi đến kết luận:

“Các học giả Âu Châu đã phân tích Thánh Kinh kỹ hơn bao giờ hết, và kết luận của họ là: Thánh Kinh không phải là cuốn sách do Thiên Chúa mạc khải mà viết ra, như các Ki Tô hữu đã thường tin từ lâu, do đó không thể sai lầm. Thật ra, đó là, một hợp tuyển lộn xộn những huyền thoại cổ xưa, truyền thuyết, lịch sử, luật lệ, triết lý, bài giảng đạo, thi ca, chuyện giả tưởng, và một số ngụy tạo rất hiển nhiên.”

(European scholars were scrutinizing the Bible more closely than ever before. They had concluded that the Bible was not, as Christians had long believed, a book dictated by God and therefore infallibly true. It was, instead, a disorderly anthology of ancient myths, legends, history, law, philosophy, sermons, poems, fiction, and some outright forgeries.)

Và Giám mục Tin Lành John Shelby Spong đã khai sáng thêm vấn đề “mạc khải” qua đoạn sau đây:

“Thánh Kinh không phải là lời mạc khải của Thượng đế.. Nó chưa từng là như vậy bao giờ! Các sách Phúc Âm không phải là những tác phẩm không có sai lầm, khải thị bởi Thiên Chúa. Chúng được viết ra bởi những cộng đồng có đức tin, và chúng biểu thị ngay cả những thiên kiến của các cộng đồng đó. Trong các sách Phúc Âm không phải là không có những mâu thuẫn nội tại đáng kể hay những quan niệm đạo đức và trí thức làm cho chúng ta ngượng ngùng, xấu hổ.”

(John Shelby Spong, Why Christianity Must Change Or Die, p. 72: The Bible is not the word of God... It never has been! The Gospels are not inerrant works, divinely authored. They were written by communities of faith, and they express even the biases of the communities. The Gospels are not without significant internal contradictions or embarrassing moral and intellectual concepts.)

Vậy nếu Thánh Kinh không phải là những lời mạc khải của Thiên Chúa thì tất nhiên truyền thống Công giáo cũng không phải là do Thiên Chúa mạc khải như giáo hội bắt tín đồ phải tin. Thật vậy, về truyền thống giáo dục của Giáo hội Công Giáo do Thiên Chúa mạc khải, theo lời tự nhận của giáo hội, thì như thế nào? Chúng ta không thể không nhắc lại câu nói thời danh của Thánh Ignatius of Loyola (1491-1536), người sáng lập dòng Tên: Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng tin rằng cái mà chúng ta thấy là trắng thực sự là đen, nếu hàng giáo phẩm trong Giáo hội [Công Giáo] quyết định như vậy [do sự mạc khải của Thiên Chúa]. (We should always be disposed to believe that which appears white is really black, if the hierarchy of the Church so decides). Giáo hội luôn luôn cho rằng có Thánh Linh hướng dẫn trong mọi sự việc, cho nên quyết định trắng thành đen có thể cũng là sự mạc khải của một Thiên Chúa toàn năng toàn trí của Giáo hội Công Giáo. Nhưng chúng ta phải công nhận là, làm cho tín đồ phải tin như trên, đi kèm với sách lược cấm tín đồ đọc Thánh Kinh, cùng cấm đọc những tác phẩm, báo chí v..v.. mà giáo hội không cho phép để nhốt đầu óc của các tín đồ vào cái ngục tù tâm linh của giáo hội là sự thành công lớn nhất của Giáo hội Công giáo.

Một câu nói thời danh khác gần đây của giáo sư Nguyễn Văn Trung, một tín đồ Công giáo, về Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam: “Tòa Thánh có đánh r… cũng khen thơm” đã nói lên sự thực về bản chất của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam và cùng lúc, sự thành công của Giáo hội hoàn vũ đối với tuyệt đại đa số người Công giáo Việt Nam, một sự thực khá đau lòng đối với tuyệt đại đa số người dân Việt Nam trước sự bất hạnh của 7% dân số theo đạo, nạn nhân của sách lược “ngu dân dễ trị’ của một định chế tôn giáo. Charlie Nguyễn, một trí thức Công giáo đạo gốc, trong một gia đình theo đạo từ thế kỷ 16, đã phải đau lòng mà viết rằng: Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam phải gánh phần lớn trách nhiệm trong việc nhốt những con chiên của mình vào những chuồng tâm linh tăm tối. Nhưng trách như vậy là Charlie Nguyễn đã lầm, vì đó là chính sách của Giáo hội Công Giáo, và Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam chẳng qua chỉ gồm những thuộc hạ của Giáo hoàng và của tập đoàn chỉ đạo ở Vatican, và vì chính quyền lợi thế tục của họ mà họ phải duy trì chính sách này. Bởi vậy mà cho đến ngày nay mà tuyệt đại đa số tín đồ Công Giáo Việt Nam, kể cả một số trí thức Công Giáo, vẫn còn tin Giáo hoàng là đại diện của Chúa Giê-su trên trần, có quyền cho họ lên thiên đường hay tuyệt thông họ, và vẫn có những ông Linh mục như Linh mục Vũ Đức ở Detroit rao giảng: “Linh Mục là Chúa thứ hai” (alter Christus) v..v.., trong khi đối với giới hiểu biết thì chẳng làm gì có Chúa thứ nhất, khoan nói đến vài ngàn “Chúa thứ hai” đã từng đi cưỡng bách tình dục các nữ tu và trẻ con, cùng ăn cắp tiền của nhà thờ như tuần báo Time, số ngày 26 tháng 2, 2007, mới phanh phui, và phạm đủ mọi thứ tội như lịch sử đã ghi rõ.

Để nắm giữ đầu óc tín đồ từ ngày sinh ra đời đến ngày chết, và để tạo quyền lực cho giới chăn chiên trước đàn con chiên thấp kém, Giáo hội Công Giáo còn dựng lên những màn ảo thuật gọi là "bí tích" [sacraments], những lễ tiết tín đồ bắt buộc phải tin hiệu năng huyền nhiệm của chúng theo như những lời "giáo hội dạy rằng", dù giáo hội "bí đặc", không làm sao giải thích được tại sao lại phải tin như vậy, vì bản chất những "bí tích" này thuộc loại mê tín dị đoan. Giáo hội dạy rằng mọi “bí tích” này là do Chúa Giê-su lập ra, và con chiên nghe đến Chúa là mất hết lý trí, chỉ việc nhắm mắt tin theo. Trong cuộc thảo luận sau khi trình chiếu cuốn phim tài liệu The Lost Tomb of Jesus của đài Discovery, khi được hỏi ý kiến về những sự kiện khoa học khám phá ra trong phim, một ông linh mục đã thản nhiên trả lời: “Đức tin là về sự huyền nhiệm, không về khoa học” [Faith deals with mystery, not science]

“Bí tích” then chốt trong Công giáo để nắm giữ đầu óc tín đồ là “bí tích” Truyền Chức Linh Mục. Đây là mánh mưu then chốt của Giáo hội để tạo quyền lực thần thánh cho một người học nghề Linh mục, đột nhiên biến một người học nghề linh mục trong vài năm thành một người có quyền thay Chúa, thực ra là hơn Chúa vì Chúa chưa từng bao giờ làm, để thực hiện những phép quỷ thuật trong 6 "bí tích" còn lại. Với quyền năng tự tạo này của giới chăn chiên như linh mục, giám mục v..v.. , giáo hội có thể dùng 6 bí tích kia: rửa tội, thêm sức, xưng tội, truyền thánh thể, hôn phối và xức dầu thánh, để ngự trị, kiểm soát, và mê hoặc tín đồ từ ngày sinh, bắt đầu bằng bí tích rửa tội, cho đến ngày chết, bằng bí tích xức dầu.. Tôi sẽ không đi vào chi tiết 6 bí tích này, bài nhận định về các bí tích của Công giáo đã được đăng trên trang nhà Giao Điểm trước đây. Vì bí tích “truyền chức linh mục” là bí tích then chốt để nắm giữ đầu óc tín đồ, cho nên, tôi xin được đi vào khá nhiều chi tiết về chủ đề này. Trước hết, chúng ta hãy đọc một đoạn trong Sách Giáo Lý Công Giáo (Katholischer Katechismus), bản dịch của Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên, nhà in Zieleks, Texas, xuất bản năm 1991, viết về nghi thức Truyền Chức Linh Mục như sau, trang 231:

“Khi phong chức linh mục, đức giám mục im lặng đặt tay trên đầu mỗi vị phụ tế và cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên họ. Các vị linh mục dự lễ cùng đặt tay trên đầu họ như vậy. Bấy giờ đức giám mục mới hát kinh tiền tụng để phong chức linh mục. Giám mục lại cho các vị đeo khăn vai quàng qua ngực và mặc áo lễ để chỉ dấu hiệu linh mục. Đoạn xức dầu thánh vào hai bàn tay và trao chén thánh đựng rượu nước, như dấu chỉ từ nay các vị có thể dâng thánh lễ. Đoạn giám mục cử hành thánh lễ cùng với các vị tân linh mục. Sau cùng, giám mục còn đặt tay lần nữa trên đầu các vị tân linh mục mà đọc rằng: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai thì họ được tha, cầm giữ ai thì họ bị cầm giữ”.

Đọc đoạn trên, nếu ngày nay còn có người nào tin tất cả những điều trong đó thì gõ vào đầu họ ta sẽ nghe được một tiếng vang lớn. Trước khi bình luận bí tích đầy chất hoang đường này, có lẽ chúng ta cũng nên biết Giáo hội Công giáo đã tạo nên chức vụ linh mục với những quyền năng như thế nào để nắm giữ đầu óc đám con chiên ở dưới, và thực chất các linh mục đã được đào tạo như thế nào, rồi từ đó chúng ta mới có thể suy ra giá trị của những điều sách Giáo Lý Công Giáo viết về bí tích truyền chức linh mục.

Trước hết là quan niệm của Giáo hội tại sao phải có các linh mục. Dựa trên những điều trong Thánh Kinh mà ngày nay tuyệt đại đa số giới trí thức ở trong cũng như ở ngoài Giáo hội đã cho là thuộc loại các huyền thoại cổ xưa, nay đã không còn giá trị: những huyền thoại về tội tổ tông, con người sa ngã, tội lỗi trước Thiên chúa v..v.., không thể trực tiếp trở lại với Thiên Chúa nên cần đến những trung gian để đưa con người trở về với Thiên Chúa. Những trung gian này, theo giáo hội tự quyết định, là những linh mục. Thật vậy, chúng ta hãy đọc đoạn sau đây của Loraine Boettner trong cuốn Roman Catholicism, trang 43:

“Ý tưởng cốt yếu về một linh mục là về một người trung gian giữa Thiên Chúa và người. Trong tình trạng sa ngã con người là kẻ có tội, mắc tội với Thiên Chúa, và xa lìa Thiên Chúa. Hắn ta không có quyền đến gần Thiên Chúa, cũng như không có khả năng, và ngay cả mong muốn để đến với Thiên Chúa. Do đó hắn ta ở trong tình trạng tuyệt vọng cho đến khi một người nào đó gánh nhiệm vụ làm đại diện của hắn trước Thiên Chúa.”

(Loraine Boettner, Roman Catholicism, The Reformed Company, New Jersy, 1962: The essential idea of a priest is that of a mediator between God and man. In his fallen estate man is a sinner, guilty before God, and alienated from him. He has no right of approach to God, nor does he has the ability, or even the desire, to approach him. Instead, he wants to flee from God, and have nothing to do with Him. He is, therefore, helpless until someone undertakes to act as his representative before God.)

Do đó, Công Đồng Trent, năm 1545-1563, ra sắc lệnh bắt mọi tín đồ Công Giáo phải tin những điều tự khẳng định vô căn cứ như sau, nếu không sẽ bị vạ tuyệt thông:

Linh mục là người của Thiên Chúa, là giáo sĩ của Thiên chúa.. Kẻ nào khinh thường linh mục là khinh thường Thiên Chúa; kẻ nào nghe lời linh mục là nghe lời Thiên Chúa. Linh mục có quyền tha tội như Thiên Chúa, và cái mà ông ta gọi là thân thể của ông ta trước bàn thờ Thiên Chúa phải được cả giáo đoàn sùng bái như Thiên Chúa.. Điều rõ ràng là nhiệm vụ của ông ta không có gì có thể quan niệm vĩ đại hơn. Do đó, những linh mục không chỉ là những thiên thần, mà còn là Thiên Chúa, người trong chúng ta nắm quyền năng của Thiên Chúa bất diệt.”

(Ibid., p.51: The Council of Trent, whose decrees must be accepted by all Roman Catholics under pain of mortal sin of excommunication, says: The priest is the man of God, the minister of God.. He that despiseth the priest despiseth God; he that hears him hears God. The priest remits sin as God, and that which he calls his body at the altar is adored as God by himself and by the congregation…It is clear that their function is such that none greater can be conceived. Wherefore they are justly called not only angels, but also God, holding as they do among us the power and authority of the immortal God.)

Có cái gì có thể hoang đường và lố bịch hơn?? Nhưng trong thời Trung Cổ ở Âu Châu, thời đại của đức tin (The ages of faith), tuyệt đại đa số người dân thuộc lớp người ít học hoặc vô học, mù chữ, cho nên những sắc lệnh hoang đường, lố bịch như vậy không thành vấn đề đối với họ, vì giáo hội hứa hẹn với họ một chỗ trên thiên đường, do đó họ có thể tin bất cứ điều gì. Nhưng bất hạnh thay, ngày nay có vẻ như vẫn còn có nhiều người, hầu hết ở trong những ốc đảo dân trí thấp kém nhất trong xã hội ở một số nước nghèo, nhỏ, kém phát triển, thực sự tin như vậy, và chẳng cần nói chúng ta cũng biết họ thuộc lớp người nào. Chắc quý độc giả không tin vì vượt ngoài sự tưởng tượng của con người trong thời đại ngày nay. Không hẳn vậy, một thí dụ điển hình là ở Việt Nam: trong một thư của 12 môn đồ của linh mục Nguyễn Hữu Trọng đệ lên Giáo hoàng John Paul II và Hồng Y Phạm Đình Tụng năm 1998, có nói đến một số vấn nạn trong nội bộ Công giáo Việt Nam trong đó chúng ta có thể đọc được vài đoạn điển hình sau đây:

“Nhiều Linh Mục VN thường thường hễ lên tòa giảng là thao thao bất tuyệt lên giọng dạy đời, chửi bới giáo dân, dùng lời Chúa xỏ xiên đàng này đàng khác, hoặc văn chương lả lướt, ăn nói bạt mạng, chọc quê chọc cười cho giáo dân vui tai…Dòng ta lại có Linh Mục Phạm Thanh Quang giảng thì hết xẩy, nổi tiếng nói nhiều, nói dai, nói dài, nói dở, chẳng ăn nhập gì với lời Chúa, bạ đâu tán đó, Hồng Lâu Mộng, Tề Thiên, Bao Công, BBC... chị em ta chào mời ở đường Tú Xương ra sao, ông bê vào bài giảng hết trọi... Ai có dịp đi lễ của Linh Mục Chân Tín đều cảm thấy bị nghe đường lối chính trị của ông mà ông cho đó là lời Chúa... Các Giám Mục, Linh Mục của chúng ta thường làm ngược lời Chúa, tranh thủ quyền lực, tiền tài, cấu kết với các thế lực để mở mang nước Chúa, nên đã sa vào con đường sắc dục một cách bệnh hoạn, quấy rối tình dục bừa bãi, trẻ không tha, già không thương, làm cho Linh Mục sao nhãng việc truyền giáo và ham mê việc truyền giống.Giáo phận Saigon có một số giáo xứ nổi tiếng về truyền thống có các linh mục truyền giống như Xóm Chiếu, Thị Nghè, Vườn Xoài, Tân Định... Hội đồng giáo xứ Tân Định biết rõ các LM bê bối của mình, nhưng không dám làm gì cả, sợ mang tiếng.

Các cha đẹp trai, "cơm Đức Chúa Trời ngon, con Đức Chúa Trời đẹp", lắm tiền, nhiều quyền, no cơm ấm cật, không ai kiểm soát được…“tối làm tình sáng làm lễ”; “Khi Giáo dân trình lên Bề trên những yếu đuối của các Linh Mục thì thường được dạy bảo rằng: "các con đừng nói hành các cha kẻo mắc tội với Chúa, đừng xét đoán các cha kẻo bị Chúa phán xét." Nghe dạy như thế, nhiều giáo dân sợ hãi vô cùng, phải nhắm mắt làm ngơ trước những đồi bại của các Linh Mục ma giáo, khéo che đậy và nịnh bợ các Đấng Bề trên!”.

Đây là một tài liệu quý giá xuất phát từ nội bộ Công Giáo Việt Nam, đã được đăng trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tuyển Tập 2, trang 154-171, Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo phát hành, Texas, 1998. Các “bề trên” ở Việt Nam vẫn còn luôn luôn đưa Chúa ra làm con ngoáo ộp để đe dọa tín đồ, nhốt các tín đồ thấp kém vào trong khuôn phép, và cũng cho thấy trình độ của giáo dân ra sao mà không dám nói đụng đến các cha vì sợ mắc tội với Chúa, bị Chúa phán xét không cho lên thiên đường. Quả thật là tội nghiệp. Nhưng ngày nay, nếu mang sắc lệnh trên đọc cho dân Mỹ nghe thì họ sẽ cười bể bụng, vì nguyên trên đất Mỹ đã có tới 4392 Linh mục bị truy tố ra tòa vì tội loạn dâm, một số nằm bóc lịch trong tù, và giáo hội Công giáo đã phải bỏ ra hơn tỷ đô la để bồi thường cho các nạn nhân tình dục của các cha..

Để bảo vệ quyền năng tuyệt đối của linh mục đối với giáo dân, Công Đồng Trent còn tuyên bố: “Ngay cả đối với những linh mục đang sống trong tội lỗi nghiêm trọng [mortal sins là những tội trọng mà sau khi chết linh hồn sẽ bị đọa đầy xuống hỏa ngục vĩnh hằng, theo giáo lý Công giáo], cũng vẫn có cùng nhiệm vụ tha tội như là các giáo sĩ của Chúa Ki-Tô.” (Even those priests who are living in mortal sin exercice the same function of forgiving sins as ministers of Christ.) Vì thế cho nên tới ngày nay, đặc biệt trên đất Mỹ, vẫn có những linh mục tối loạn dâm, ngày tha tội, hay theo tình hình ở Việt Nam ở trên, “tối làm tình sáng làm lễ”, và lẽ dĩ nhiên, vẫn có quyền tha tội cho các con chiên.

Chính sách nhồi sọ của Công giáo quả thật hữu hiệu, bởi vậy mà có một ông Tổng Giám Mục ở Ottawa, Canada, không ngần ngại lên tiếng tự ca tụng một cách gián tiếp như sau:

“Hãy coi quyền năng của Linh mục. Chỉ bằng một lời nói từ những bờ môi ông ta biến một mẩu bánh thành một Thiên Chúa! Một sự kiện vĩ đại hơn là sự sáng tạo ra một thế giới. Nếu tôi gặp một linh mục và một thiên thần, tôi sẽ chào ông linh mục trước rồi mới chào thiên thần sau. Linh mục giữ địa vị của Thiên Chúa.”

(Loraine Boettner, Ibid., p. 51: An Archbishop of Ottawa, Canada, says: See the power of the priest! By one word from his lips he changes a piece of bread into a God! A greater fact than the creation of a world. If I were to meet a priest and an angel, I would salute the priest before saluting the angel. The priest holds the place of God.)

Qua những sắc lệnh và chính sách mê hoặc nhồi sọ của Giáo hội về một cái bánh vẽ “cứu rỗi” trên trời, Giáo hội Công Giáo đã thành công dựng lên chức vụ linh mục như là một nhà độc tài trong cái gọi là “hội thánh”, ngự trị trên đám giáo dân thấp kém. Sự thành công này thực hiện được là nhờ giới linh mục đã cấy vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ những giáo lý phi thực tế như “Cha cũng như Chúa”, “Cha có quyền tha tội”, “Cha giữ chìa khóa thiên đường”, “Đụng đến Cha là bị Chúa phạt”, “hỏa ngục” v..v.. Thực tế cho cho chúng ta thấy rằng trong những ốc đảo Công Giáo dân trí còn thấp kém, giáo dân đã được đưa vào khuôn đúc phải hoàn toàn tuân phục ông linh mục. Linh mục kiểm soát và quyết định mọi việc cho giáo dân, từ việc đi lễ nhà thờ, học trường học nào, lập gia đình ra sao, nuôi nấng con cái như thế nào, đọc cái gì, và nếu tham dự chính trị thì phải theo sự chỉ đạo của linh mục. Tất cả những điều này đều liên hệ đến “bí tích” xưng tội, vì với “bí tích” này linh mục có thể biết rõ về nội tâm, những khao khát của tín đồ và gia đình họ. Thật vậy, một tín đồ Công giáo tỉnh ngộ, John Carrara, đã viết trong cuốn Romanism Under The Searchlight, trang 70, như sau:

Phòng xưng tội là là một hệ thống gián điệp – một hệ thống về chế độ nô lệ. Linh mục là một gián điệp trong mọi nhà. Nhiều tín đồ Công giáo bị “sốc” vì những câu hỏi đặt cho họ. Chúng ta hiểu ngay tại sao hầu hết các tín đồ Công giáo đều nhút nhát, sợ ông linh mục và tuyệt đối tuân phục những ý muốn của ông ta vì họ biết rằng, qua phòng xưng tội, ông linh mục đã nắm chắc những thói quen và đời sống của họ mà không có ai khác biết được.

(Loraine Boettner, Ibid., p. 214: The confessional is a system of espionage – a system of slavery. The priest is the spy in every home. Many Catholics are shocked by the character of the question put to them…One can readily understand why most Catholics are timid and afraid of the priest and are obedient to the letter of his wishes because they know that through the confessional the priest has secured a knowledge of their habits and life that no one else knows anything about.)

Nói tóm lại, với vai trò linh mục được giáo hội dựng lên, ảnh hưởng của linh mục trên giáo dân thật là to lớn, và những giáo dân thấp kém không có khả năng trí thức để đặt nghi vấn, đừng nói đến thay đổi. Ảnh hưởng này đặt nặng trên bờ vai của giáo dân từ ngày sinh cho đến ngày chết.

Một nữ nhân Công Giáo ở miền Nam Ái Nhĩ Lan (miền Công giáo) tỉnh ngộ đã viết:

“Những người nào chưa từng bị ở dưới cái ảnh hưởng này, mà từ nhỏ đã được cho phép tự do ngôn luận, tự do tri thức, và không thấy sự phân biệt giữa giáo sĩ và giáo dân, thì không thể, không bao giờ có thể hiểu được ảnh hưởng của các linh mục Công giáo La mã trên những giáo dân trong quốc gia của họ.”

(Margaret Shepherd from South Ireland, My Life in the Convent, p. 46: You who have never been under this influence, who have from childhood been allowed freedom of speech, liberty of conscience, and who see no distinction between your clergy and laity, you cannot, you never will understand the influence that RC priests have over the laity of their own nationality)

Đúng vậy, nếu không có loại ảnh hưởng này, thì ở Việt Nam, năm 1954, Lansdale không thể thành công kéo 700000 giáo dân Công Giáo miền Bắc đi theo Chúa và Đức Mẹ chạy trước, cha con kéo nhau chạy sau, di cư vào Nam để tránh Cộng Sản, và ở trong Nam, không thể có cảnh giáo dân Hố Nai, Gia Kiệm vác gậy gộc đi theo linh mục Hoàng Quỳnh làm loạn ở Saigon, hô to khẩu hiệu: “Thà mất nước, không thà mất Chúa”.

Nhìn vào hệ thống quyền lực của Công Giáo, chúng ta không thấy Chúa Giê-su ở đâu. Ông ta bị đưa vào hậu trường, lẩn khuất đâu đó đàng sau ông linh mục, đàng sau Đức Mẹ, và đàng sau giáo hội. “Cha tha tội cho con” chứ không phải là “Chúa tha tội cho con”. Cha cho con ăn bánh thánh để hiệp thông với Chúa chứ con không thể đến thẳng với Chúa. Con muốn lên thiên đường thì cầu với Đức Mẹ chứ không cầu với Chúa, và tất nhiên phải qua ngả Vatican, vì thánh Phê-rô còn ngồi yên vị, nắm chắc trong tay cái chìa khóa thiên đường đen sì, ở trong thánh đường Phê-rô, Vatican.

Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu linh mục thực ra là những người như thế nào, và đã được đào tạo ra sao, để có thể làm “Chúa thứ hai” của giáo hội, và có quyền năng vô thượng như trên.

Loraine Boettner viết trong cuốn Roman Catholicism, trang 59:

Hầu hết những người vào nghề linh mục được tuyển mộ từ những gia đình trung lưu hay thấp kém, những đứa trẻ khó có thể có cơ hội học lên cao hoặc thăng tiến trong đời sống, và được phong làm linh mục là có được một địa vị có uy tín mà gia đình họ không thể mang lại cho họ… Trong những địa vị mới này, ở trong những căn nhà khang trang của giới linh mục, với những lễ phục sang trọng…họ có thể cảm thấy mình đứng trên đám giáo dân. Những linh mục, vì có được những lợi thế này, trở thành những người bị mắc nợ nhiều nhất đối với hệ thống giai cấp của giáo hội, và do đó dễ bị kiểm soát nhất. Đã được đào luyện và đưa vào kỷ luật của hệ thống giáo quyền, họ cảm thấy không có quyền năng để thay đổi. Điều này thật đúng đối với những người xuất thân từ các viện mồ côi, linh mục cũng như nữ tu. Họ là những nạn nhân thực sự của hệ thống.

(Loraine Boettner, Ibid., p.59: Most of those who eventually enter the priesthood are recruited from the middle or lower class families, boys who for the most part would not have much chance for higher education or for advancement in life, and to whom ordination means promotion to a position of prestige which their family status would not likely attain for them…In their new positions, with their handsome rectories, luxurious vestments … they can feel superior to their parishioners. Those become most beholden to the hierarchy for the advantages that they have received, are the most easily controlled. Having been drilled and disciplined into the system, they feel powerless to change. This is equally true of those who come from orphanages, whether priest or nuns. They are the real victims of the system.)

Trên đây không phải là những lời vô căn cứ để hạ thấp thực chất của giới linh mục. Chúng ta hãy đọc vài tài liệu của những vị có thẩm quyền trong Công giáo.

Linh Mục Joseph McCabe mô tả về sự đào tạo linh mục vào khoảng giữa thế kỷ 20 trong cuốn Sự Thực về Giáo Hội Ca Tô như sau:

“Các linh mục được tuyển mộ khi còn rất trẻ tuổi, và thường được tuyển trong giới ít học. Trong mọi quốc gia, hiện nay giáo hội gặp khó khăn trong việc tuyển mộ những người xứng đáng, và do đó phải hạ thấp nhiều tiêu chuẩn về khả năng. Như là một quy luật, được chọn vào làm nghề linh mục là những thanh niên trẻ, đối với họ việc tấn phong linh mục có nghĩa là được thăng lên một địa vị và uy tín mà với những khả năng của họ, họ không thể đạt được ở ngoài đời.

Điều này đặt cái gánh nặng đào tạo họ hầu như hoàn toàn vào trong tay giáo hội, và sở học của họ thường rất nghèo nàn. Rất ít linh mục đọc được những tác phẩm của những tác giả viết bằng tiếng La Tinh (trừ Ceasar), hay là hiểu Horace, Tacitus, hay Juvenal. Về tiếng Hi Lạp, như là một quy luật, họ chỉ có một kiến thức sơ đẳng mà họ thường quên ngay. Về khoa học, lịch sử, và triết lý, theo cái nghĩa hiện đại, như là một quy luật, họ không có một kiến thức nào.

Khoa học được dạy trong một số rất ít các trường huấn luyện Linh mục và cũng chỉ ở trình độ sơ đẳng và trong một thời gian ngắn. Sử học được trình bày trong vài bài về lịch sử Công giáo, do các tác giả Công giáo viết.

Về khoa học và sử học, tôi không được học một bài nào trong suốt thời gian đào tạo, và, như tôi đã nói, cái "triết học" mà tôi học được chỉ liên hệ đến triết học hiện đại một cách ít ỏi như là sự liên hệ của khoa chiêm tinh học với thiên văn học.

Cái nền giáo dục mà giáo hội ban cho tôi đã được chứng tỏ rõ ràng khi tôi "trở lại đời". Tôi không thể kiếm được một chân dạy học với đồng lương 10 đô la một tuần. Ông Forbes, bạn tôi, sau khi khảo sát kiến thức của tôi, rất tiếc mà bảo tôi rằng, sở học của tôi thật là vô dụng. 3 Linh mục đồng nghiệp của tôi lặng lẽ bỏ giáo hội ra kiếm sống ở ngoài đời. Cả 3 đều thất bại và phải quay trở lại giáo hội. Giáo hội chắc chắn là có nhiều linh mục như vậy."

(Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, pp. 89-90: Recruits are now sought at a very early age, and usually from the less educated class...The Church now, in all countries, has a difficulty in securing the proper type of recruits, and the theoretical qualifications have to be considerably lowered. As a rule, the priesthood is recruited by the adoption of young boys to whom ordination means promotion to a position and prestige which their personal merits would not otherwise obtain for them.

This casts the burden of their training almost entirely upon the Church, and their education is generally very poor. Very few priests could read any Latin author (except Ceasar) at sight, or make much sense of Horace, Tacitus, or Juvenal. Of Greek they have, as a rule, received only an elementary knowledge, which they soon forget. Of science, history, and philosophy, in the modern sense, they, as a rule, know nothing.

Science is taught in very few training-colleges for the clergy, and then only in the most elementary form and for a very short time. History is represented only by a few lessons, from Catholic writers, on Church history...

In science and history I did not receive one single lesson in the whole course of my training; and, as I said, my "philosophy" had as little relation to modern philosophy as astrology has to astronomy.

The value of the education given to me in the Church was made plain the moment I returned to "the world"...I could not get a position as a teacher at ten dollars a week. My friend Mr. Forbes, regretfully told me, after a short examination, that my "education" was quite useless...Three of my colleagues secretly left the Church and tried to earn their living. Each failed, and had to return..The Church must have a high proportion of such men.)

Linh Mục James Kavanaugh, trong cuốn Một Linh Mục Hiện Đại Nhận Xét về Giáo Hội Lỗi Thời Của Ông có kể về sự huấn luyện các linh mục như sau:

“Sau Trung học tôi theo học 4 năm cho đến khi tôi được nhận là có đủ khả năng làm Linh mục. Trong học trình của tôi, rất hiếm khi bàn đến những nghi vấn hay quan niệm mà thường là hoặc trắng hoặc đen.

Thí dụ như, trong môn triết học, chúng tôi học qua Berkeley, Hume, và Kant chỉ trong vòng 1 tuần lễ.. Chúng tôi phải học thuộc lòng từng mỗi đề luận và định nghĩa và chứng minh rằng "lý trí" chỉ có thể dẫn một người lương thiện đến niềm tin. Chúng tôi là những người chân thật duy nhất vì chúng tôi đã bênh vực bằng "lý trí" tất cả những giáo lý về đạo đức của giáo hội. Giáo hội Công giáo chống ly dị và kiểm soát sinh đẻ, chống tự do ngôn luận và tự do tư tưởng, chống sự giải thoát con người khỏi những cơn đau đớn, chống ngoại tình, tất cả đều là những kết luận hiển nhiên của một "lý trí" không bị che mờ bởi ham muốn và lòng kiêu hãnh. Sự hiện hữu của hàng triệu người "không có lý trí" có vẻ như là không quan trọng đối với giáo hội... Đó là một nền giáo dục không có sự đồng tình, một sự huấn luyện không có sự giúp đỡ. Tôi nghe những gì họ muốn tôi nghe, và nói những gì ban giám đốc mong muốn tôi nói như vậy. Người nào chống đối thì bị gạt ra ngoài. Chỉ có những người phục tùng luật lệ, hay những kẻ ngây thơ, tiêu cực mới tồn tại. Sáng kiến không được khuyến khích trừ phi đi theo đường lối đã được chấp nhận. "Tà đạo" là danh từ để chấm dứt mọi luận cứ, và "Giáo hội dạy rằng" là nghị trình nhỏ hẹp của mọi tranh luận. Tôi không được giáo dục mà được nặn thành. Tôi không được khuyến khích suy nghĩ mà chỉ được huấn luyện để bênh vực giáo hội. Người ta không muốn tôi suy tư mà chỉ muốn tôi học thuộc lòng.

Chúa ơi! Tôi đã trở thành cái gì? Người đòi hỏi tôi dẫn dắt con chiên với sự yếu kém của xác thịt tôi, phục vụ những người đang vật lộn với tội lỗi, và tôi đã trở nên một người cứng rắn và thoải mái trong sự phục vụ chính mình. Tôi không phải là "một đấng Ki Tô khác" (alter Christus), và tôi cũng không hẳn là một con người. Tôi chỉ là một tù nhân, một mẫu mực được tổng hợp, một kẻ bênh vực cho một quá khứ mệt mỏi. (Giáo lý Công giáo nhét vào đầu những tín đồ có đầu mà không có óc cái giáo lý giáo hội bày đặt ra để ngự trị trên đám tín đồ là: "Cha cũng như Chúa" hay “Linh mục là Chúa thứ hai”. Chẳng thế mà gần đây ở trong nước, trước những lời than phiền của giáo dân về sự bê bối của các Cha thì có ông Giám mục răn rằng: "Các con đừng có nói hành các Cha mà mắc tội với Chúa." (xin đọc bức thư ngỏ của các môn đồ LM Nguyễn Hữu Trọng gửi Giáo Hoàng và Hồng Y Phan Đình Tụng, đăng trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tập 2; TCN))

Chúa ơi! Nếu tôi sẽ trở thành một linh mục thì trước hết hãy để cho tôi làm một con người đã. Đừng bắt tôi phải trốn đằng sau cái cổ áo thày tu, chức tước, cái bề ngoài giả dối của tôi. Đừng bắt tôi phải đưa ra những câu trả lời mà chính tôi không còn tin, hoặc bắt tôi phải đúc nặn giáo dân thành những người không có nhân tính và những người đần độn chỉ biết tuân phục. Hãy để cho họ biết đến những nghi vấn do chính miệng tôi nói ra, và hãy để cho họ nói ra những nghi vấn của họ một cách thật thà. Đừng để cho tôi trói buộc họ vào giáo luật và địa ngục, hoặc làm họ sợ hãi với những câu chuyện về cái chết bất ngờ..."

(James Kavanaugh, A Modern Priest Looks at His Outdated Church, pp. 20-21: I studied four years after college until I was declared ready to be a priest. My studies spoke seldom of doubts or opinions and most frequently of blacks and whites.. In philosophy, for example, we could handle Berkeley, Hume, and Kant in a single week... We memorized each thesis and definition and proved that "reason" could only lead an honest man to faith. We were the only honest men as we defended by "reason" all the moral teachings of the Church. Catholic opposition to divorce and birth control, to freedom of speech and thought, to mercy killing and adultery were all the obvious conclusions of a "reason" unclouded by passion and pride. It did not seem important that there were millions of "unreasonable" men...It was an education without sympathy, a training without recourse. I heard what I was supposed to hear, and said what the administration expected me to say. Rebels were weeded out. Only the strong and legal-minded, or the naive and passive, could last. Creativity was discouraged unless it pursued the accepted patterns wich cautious minds approved. "heresy" was a word which ended every argument, and "the Church teaches" was the narrow outline of every debate. I was not educated, I was formed. I was not encouraged to think, but trained to defend. I was not asked to reflect, but to memorize.

...My God! What have I become? You asked me to minister with the weakness of my flesh, to serve the struggling sinner, and I have grown rigid and comfortable in the service of myself. I am not "another Christ," I am not even a man, I am only a prisoner, a synthetic paragon, a defender of the tired past.

God! If I am to be a priest, first lat me be a man. Do not let me hide behind my collar, my titles, my false front. Do not make me give answers I do not believe, nor mold men into impersonal and uncomplaining dolts. Let them know my doubts from my own lips, and let them tell me honestly of theirs. Let me not bind them with law and hell, nor frigten them with tales of unexpected death...)

Linh Mục Emmett McLoughlin mô tả thực chất giáo dục Công giáo trong việc đào tạo Linh mục như sau, trong cuốn Văn Hóa Mỹ và các Trường Học Công giáo:

"Tôi không được học để suy nghĩ. Từ những năm của thời thơ ấu qua thời kỳ thiếu niên bối rối (trong nhà Dòng) cho đến khi thành người lớn, đầu óc tôi bị đúc trong một mô thức trí thức cũng như là được đúc trong bê tông. Sự tiếp cận khoa học của tôi trong 21 năm là một “cua” về vật lý sơ đẳng. Trong 12 năm, tôi chẳng học được gì về văn học nổi tiếng của hoàn cầu. Những ánh sáng trí thức này được giam chặt trong Danh Sách Những Cuốn Sách Cấm Đọc của Giáo hội.

Nói ngắn gọn - tôi không được giáo dục - tôi chỉ bị tẩy não. Tôi đã đạt đến trình độ khô cứng của sự hiểu biết trí thức xoàng xĩnh. Tôi đã trở nên một người máy, một linh mục với những lễ nghi thiêng liêng không rõ ràng, vô nghĩa ở sự hiệu quả của chúng cũng như là những bài ca của các thầy Pháp Haiti. Tôi là một kỹ thuật viên của giáo hội được huấn luyện để đúc nặn những bộ óc trẻ, dễ uốn nắn..."

(Emmett McLoughlin, American Culture and Catholic Schools, pp. 36 -37: I did not learn to think. As the years of childhood slipped through a frustrated adolescence (in the seminary) into the days that were supposed to be those of manhood, my mind was molded in an intellectual pattern as effectively as though it had been cast in concrete.

The closest approach to science that I experienced in those 21 years was that a non-laboratory course in elemental physics...Of the world's really great literature, in 12 years I learned practically nothing. Its greatest lights were locked in the prison of the Index of Forbidden Books.

In short, I was not educated. I was merely endoctrinated. I had achieved the level of the rigor mortis of intellectual mediocrity.

I had become an automaton, a priest of sacred, half known rites as meaningless in the efficacy as the chants of a Puerto Rican woodoo priest.

I was an ecclesiastical technician trained to mold other young, pliable minds...)

Kiến thức của các giám mục, linh mục khi xưa cũng được linh mục Trương Bá Cần nhận định như sau trong cuốn Nguyễn Trường Tộ: Con Người Và Di Thảo:

"Về Tây học, thì ông Nguyễn Trường Tộ quả có được các linh mục thừa sai và, đặc biệt, Giám mục Gauthier dạy cho tiếng Pháp và truyền đạt một số kiến thức khoa học, chỉ có thể là, rất phổ thông... vì các thừa sai thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài (MEP) tuyệt đại bộ phận chỉ học xong chương trình phổ thông, rồi vào các đại chủng viện học làm linh mục để gởi đến các nước truyền đạo".

Đó là thực chất những tuyển sinh và phương pháp đào tạo đa số “Chúa Thứ Hai” của Giáo Hội Công Giáo trong thời vàng son của Giáo hội, khi mà tiêu chuẩn tuyển sinh học nghề linh mục còn tương đối cao. Ngày nay tiêu chuẩn tuyển lựa đã hạ thấp nhiều vì sự thiếu hụt linh mục trầm trọng. Và Tòa Thánh đã phải vơ vào làm linh mục nhiều mục sư đã có vợ, bỏ Tin Lành để đầu quân Công giáo. Hiện nay, trong một trường Dòng ở Dubuque, Iowa, trong mấy chục người học nghề linh mục thì đại đa số là Việt Nam, rồi đến Mễ, chẳng có mấy người da trắng. Giáo hoàng Benedict XVI đã nhận ra thực tế nên Ngài không lấy gì làm hứng khởi và than phiền: “Nhiều người Nam Mỹ và Á Châu vào nghề linh mục không phải vì ơn kêu gọi của Chúa, mà vì những lợi thế và tiện nghi vật chất trong xã hội.” (would-be priests were only looking for a better life)

Những tài liệu trích dẫn ở trên không có nghĩa là tất cả các linh mục đều xuất thân và được đào tạo như vậy. Trong số những linh mục Công giáo có nhiều người rất xuất sắc trong đủ mọi ngành giáo dục. Có những khoa học gia, triết gia nổi tiếng trên thế giới, nhưng so với toàn thể tập đoàn linh mục Công giáo thì số người đặc biệt này quả thật là quá ít ỏi. Các giáo sĩ dòng Tên thường là những người thông minh xuất sắc, nhưng họ dùng cái thông minh xuất sắc của họ vào những việc gì thì đó lại là vấn đề khác. Đọc lịch sử dòng Tên, sáng lập bởi Ignatius of Loyola (1491-1536), với câu nói thời danh đã trích dẫn ở trên: “Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng tin rằng cái mà chúng ta thấy là trắng thực sự là đen, nếu hàng giáo phẩm trong Giáo hội [Công Giáo] quyết định như vậy.“ (We should always be disposed to believe that which appears white is really black, if the hierarchy of the Church so decides), và những việc các giáo sĩ dòng Tên làm trên thế giới, trong số này có tên giáo sĩ thực dân Alexandre de Rhodes đã đến Việt Nam mê hoặc những dân cùng đinh trong xã hội và viết sách xuyên tạc, mạ lỵ Đức Phật, Đức Khổng Tử, Lão Tử v..v.. thì chúng ta phải hiểu họ đã dùng sự thông minh của mình ra sao, và đã tác hại cho nhân loại như thế nào.

Đọc The Jesuits của cựu linh mục Malachi Martin, The Secret History Of The Jesuits của cựu linh mục Edmond Paris, Les Secrets Des Jésuites của học giả Pháp André Lorulot v..v.., chúng ta sẽ thấy rằng những giáo sĩ dòng Tên đã dùng sự thông minh của mình để dấn thân vào những thủ đoạn vơ vét của cải của tín đồ và các bà góa phụ (Les Secrets des Jésuites), chính trị thế giới, mưu đồ xấu xa, gây chiến tranh trong suốt dòng lịch sử như thế nào. Với dòng Tên, khi chính thức nằm trong, khi nằm ngoài định chế Công giáo La Mã vì những xì-căng-đan, đã làm cho chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa là, theo Edmond Paris: “Định chế Công Giáo La Mã không phải và chưa từng bao giờ là một giáo hội Ki-Tô. Giáo dân Công giáo đáng thương đã bị giáo hội phản bội và đang phải đối diện với một thảm họa tâm linh.” [Beyond any doubt, the Roman Catholic Institution is not a Christian church and never was. The poor Roman Catholic people have been betrayed by her and are facing spiritual disaster.]

Từ những tài liệu viết về sự đào tạo các linh mục, viết bởi các linh mục, chúng ta thấy rằng, trình độ kiến thức của phần lớn các linh mục, nhất là những linh mục ở trong những nước nhỏ, nghèo ở Nam Mỹ hay Á Châu, không có gì đặc biệt, và mục đích đào tạo các linh mục là biến họ thành những cái loa phóng thanh của Tòa Thánh Vatican, tuyệt đối trung thành với Vatican vì đã được nâng lên một địa vị cao cả đối với các tín đồ, chứ không phải để mở mang đầu óc con người, mà trái lại để tẩy não, gò bó đầu óc con người theo một chiều hướng nhất định và do đó, những linh mục sau khi tốt nghiệp cũng giống như những con ngựa bị che mắt, chỉ biết đi theo một hướng nhất định. Cái hướng nhất định này là dùng mọi thủ đoạn để thu nhặt tín đồ, vơ vét của cải thế gian, ngự trị trên đám tín đồ thấp kém, và phải tuyệt đối bảo vệ giáo hội cũng như những tín lý đã lỗi thời của Công giáo qua những luận cứ Thần học mập mờ, ngoài khả năng phán đoán của đa số tín đồ ít học.

Thật vậy, chúng ta hãy phân tích chút ít về nghi thức trong “bí tích” truyền chức linh mục. Mở đầu là “đức giám mục im lặng đặt tay trên đầu mỗi vị phụ tế (nghĩa là những người sắp được phong làm linh mục) và cầu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên họ.”

Một câu hỏi được đặt ra là, lời cầu xin của giám mục có thể thành sự thật được không, cái gì chứng tỏ lời cầu xin đó được Chúa Thánh Thần chấp thuận, giả thử thực sự có cái gọi là Chúa Thánh Thần. Nếu giám mục cầu xin Chúa Thánh Thần cái gì cũng được thì bây giờ cả thế giới đã thành tín đồ Công giáo hết rồi, bởi vì chúng ta đã biết giám mục là những người mong ước, cầu nguyện, và hăng hái nhất trong việc sử dụng mọi thủ đoạn để Công giáo hóa thế giới hơn ai hết. Chúng ta cũng biết: “Mỗi năm vào tháng Giêng thường lịch, trong nhiều thập niên, các tín đồ Công giáo La Mã (nghĩa là gồm giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục và con chiên), đã để ra 8 ngày để cầu nguyện (nghĩa là cầu xin Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần chấp thuận) cho sự thống nhất của giáo hội. Ý tưởng chính trong những ngày đó, từ 18 đến 25 tháng 1, là hi vọng giáo dân Tin Lành sẽ “trở lại” giáo hội chân thật duy nhất (nghĩa là Công Giáo Rô-Ma) và Chính Thống Giáo Ki-Tô sẽ dẹp tiệm” (Xin đọc cuốn The Documents of Vatican II With Notes and Comments by Catholic, Protestant and Orthodox authorities: Each year in January, for many decades, Roman Catholics have offered eight days of prayer for church unity..The general idea behind those days of prayer, January 18-25, was the hope that the Protestants would “return” to the one true church, and the Orthodox schism would end).

Những lời cầu xin của cả tập thể Công giáo năm này qua năm khác có kết quả gì hay không? Cầu xin làm sao mà ở Nam Mỹ mỗi ngày có tới 8000 tín đồ Công giáo bỏ đạo đi theo Tin Lành đến nỗi giáo hoàng Gion Pôn Hai (John Paul II) quá lo sợ trước sự hao hụt tín đồ, không kiềm chế được, phải thốt ra những lời thiếu đạo đức, phê bình các nhà truyền giáo Tin Lành là những “con chó sói đói mồi” (ravenous wolves) đến cướp đi tín đồ của Công giáo? (Newsweek, Feb. 12, 1996). Cầu xin làm sao mà linh mục dòng Đô-mi-nic David Rice phải viết trong cuốn Lời Nguyện Bị Tan Vỡ: Những Linh Mục Bỏ Đạo (Shattered vows: Priest Who Leave): “100,000 linh mục Công giáo La mã đã rời bỏ giáo hội trong 20 năm qua - cứ mỗi 2 giờ đồng hồ lại có hơn 1 linh mục bỏ ra đi” (100,000 Roman Catholic priests have walked out in the last 20 years - more than one every two hours)? Nếu tin rằng lời giám mục cầu xin Chúa Thánh Thần xuống ngự trong những người sắp được phong linh mục biến thành sự thực thì chẳng lẽ khi linh mục bỏ đạo ra đi thì Chúa Thánh Thần cũng bỏ ra đi theo hay sao? Còn nữa, trong cuốn Xin Đừng Cám Dỗ Chúng Tôi: Linh Mục Công giáo và Vấn Đề Cưỡng Bách Tình Dục Các Em Nhỏ (Lead Us Not to Temptation: Catholic Priests and the Sexual Abuse of Children), học giả Công giáo Jason Berry đã đưa ra kết quả nghiên cứu: “Ở Bắc Mỹ, từ 1984 tới 1992, 400 linh mục Công giáo [con số ngày nay là 4392] bị tố cáo là cưỡng bách tình dục trẻ em. Cho tới nay, Berry ước tính, giáo hội đã bỏ ra hơn 400 triệu đô-la [con số ngày nay là trên một tỷ đô-la] để giải quyết những vụ trên. Một nguồn nghiên cứu dự phóng là giáo hội sẽ phải tiêu tới 1 tỷ đô-la trước khi thế kỷ này chấm dứt.” (In fact, between 1984 and 1992, 400 Catholic priests in North America have been reported for molesting children. To date, Berry estimates, $400 million has been paid by the church to resolve these cases. One source projects that $1 billion may be paid by century’s end.) Vậy nếu tin vào bí tích truyền chức linh mục thì Chúa Thánh Thần đã ngự trong các linh mục có trách nhiệm gì về những hành động vô đạo đức của các linh mục này không? Và khi linh mục vào tù vì những tội này thì Chúa Thánh Thần có theo họ vào tù hay không?

Vài tài liệu nêu trên kể cũng đủ để chứng minh rằng lời cầu xin Chúa Thánh Thần xuống ngự trong người sắp được phong chức linh mục tuyệt đối không có một giá trị cụ thể nào. Tất cả chỉ là những luận điệu thần học bày đặt ra để mê hoặc những tín đồ thấp kém, ngõ hầu tạo quyền lực cho giới linh mục để họ có thể kiểm soát, thống trị con chiên. Những tài liệu này cũng cho thấy câu sau cùng trong nghi thức truyền chức linh mục: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai thì họ được tha, cầm giữ ai thì họ bị cầm giữ” thật là láo lếu, phách lối, lừa bịp và hoang đường. Câu này mạ lỵ đầu óc con người và xúc phạm nặng nề những người không phải là tín đồ Công giáo. Như trên tôi đã chứng minh, lời cầu xin của giám mục là vô giá trị, vậy Chúa Thánh Thần ở đâu mà nhận. Và Chúa Thánh Thần trao quyền tha tội và cầm giữ tội cho linh mục như thế nào? Qua vài lời hoang đường của ông giám mục mà thực chất thuộc thời bán khai do nền thần học của giáo hội phịa ra ? Thực chất của bí tích truyền chức linh mục ra sao? Không ai biết rõ hơn linh mục Joseph McCabe, một người đã hành nghề linh mục hơn 20 năm, khi ông viết:

“Bí tích”, lẽ dĩ nhiên, chỉ là một phần của hệ thống nâng cao giới linh mục, cho họ những lợi ích cá nhân to lớn trên đám tín đồ thông thường.

Nó đúng là như vậy trong bí tích “dòng thánh” hay là phong chức linh mục.. Nghi thức (truyền chức linh mục) chỉ là một tập hợp những hành động huyền bí với những lời cầu nguyện cổ lỗ có tính cách rối răm, mê hoặc và lạ lùng đối với khán giả bên ngoài. Người ta cho là nó có hiệu lực đến độ sau đó ông linh mục có thể có quyền ra lệnh cho quỷ đi đâu thì đi, tha tội, và biến mẩu bánh thành Chúa Ki-Tô. Đó là điều người láng giềng Công giáo của bạn tin thật như vậy.

(Joseph McCabe, The Truth About The Catholic Church, p.70: The “sacrament” is, of course, merely a part of the system which raises a priestly caste, to their great advantage, above the common crowd. So it is with the sacrament of “holy orders” or the ordination of the clergy. The ritual is a maze, a stupendous collection of archaic prayers and mysic actions, to the onlooker. It is supposed to be so potent that henceforward the priest can order devils about, forgive sins, and turn bread into Christ. This your Catholic neighbor literally believes.)

Tại sao một linh mục đã hành nghề trong nhiều năm lại có thể viết như vậy? Bởi vì ông ta là người có đầu óc, là người không thể bán rẻ lương tâm để truyền bá những điều chính mình không tin. Ông ta là một học giả rất nổi tiếng của Mỹ, đã nhận ra những điều hoang đường lừa dối đám tín đồ thấp kém trong các bí tích. Ông ta không còn tin vào hiệu lực của các bí tích, vì thật ra không có gì có thể dựa vào đó mà tin. Rõ ràng là những bí tích đã được bày đặt ra để lừa dối những kẻ nhẹ dạ, cả tin, và những quyền lực mà tín đồ Công giáo tin rằng nằm trong tay linh mục thật ra chỉ là những ngụy quyền tự tạo. Cũng theo Linh mục Joseph McCabe thì 7 “bí tích” trong Công giáo là “hệ thống tỉ mỉ nhất về ảo thuật mà xưa nay chưa hề có một tôn giáo văn minh nào phát minh ra được. Từ bí tích đầu cho đến bí tích cuối, chúng được thiết kế để tăng thêm quyền lực và uy tín của giới giáo sĩ.” [The most elaborate system of magic which any civilized religion ever invented. From first to last they are designed to enhance the power and prestige of the clergy.]

Vậy, chúng ta có thể tin được rằng, một người học vài năm trong trường Dòng để thành linh mục với một kiến thức thuộc loại một chiều như được mô tả trong các tài liệu trích dẫn ở trên, khi tốt nghiệp là được Chúa ban cho quyền thay Chúa để có thể làm một số những chuyện thuộc loại phù phép trong các bí tích hay không? Mà Chúa ở đâu mà ban quyền, Thánh Linh ở đâu mà linh mục nhận lãnh? Tất cả chỉ là một mớ luận điệu thần học mê tín, huyễn hoặc, hoàn toàn không có một căn bản hay bằng chứng thuyết phục nào, của giáo hội phát minh ra và nhét vào đầu tín đồ từ khi còn nhỏ. Vì bị nhồi sọ từ nhỏ nên các tín đồ đặt tất cả những niềm tin của mình vào những lời có tính cách lừa dối của giới chăn chiên mà không hề nhận ra những sự vô lý và mâu thuẫn cùng cực trong những nghi thức lễ tiết được gọi là “bí tích” này.

Với căn bản được đào tạo một cách đặc biệt như được mô tả trong vài tài liệu trên, chúng ta không lấy gì làm lạ là giới linh mục đã gây tác hại nhiều cho nhân loại. Lẽ dĩ nhiên các tín đồ Công Giáo không hề biết đến những tác hại này, và vì được nhồi sọ từ nhỏ, họ luôn luôn tin tưởng Linh mục phải là người thay Chúa để dạy dỗ họ và cho họ lên thiên đường. Sau đây chúng ta hãy điểm qua vài nhận định và ngay cả những hành động để đối phó với giới linh mục để thấy rằng bản chất của tập đoàn linh mục là như thế nào..

Sự tác hại rõ rệt nhất của giới linh mục là ngay trong nước Pháp, được coi là Trưởng Nữ của Giáo hội Công giáo La Mã. Nếu không thì tại sao, trong cuộc Cách Mạng 1789, người dân Pháp đã chính thức đưa Lý Trí lên bàn thờ Chúa, đã tàn sát trên 17000 Linh Mục, 30000 Nữ Tu và 47 Giám Mục, và đã dẹp mọi Trường Dòng, Trường Học Công Giáo, những Dòng Tu, đốt phá nhà thờ, thư viện của Giáo hội v..v.. [Xin đọc The Decline and Fall of The Roman Church của Linh mục Dòng Tên Malachi Martin, Giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh Của Giáo Hoàng, và đã phục vụ trong Vatican dưới triều Giáo hoàng John XXIII, trang 196: [France, “eldest daughter of the Church”, enthroned Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and 30,000 nuns as well as 47 bishops, abolished all seminaries, Catholic schools, religious orders, burned churches and libraries...”] Và năm 1877, khi Giáo hội Công giáo vận động phục hồi quyền năng của giới Linh mục thì Thủ Tướng Pháp Léon Gambetta đã tuyên bố trong Hội Trường: “Giáo quyền Linh Mục: Đó là kẻ thù” [Le Cléricalisme: voilà l’ennemi!]. Ở Mễ Tây Cơ trước đây có luật cấm các Linh mục không được mặc áo chùng thâm ra đường và không được lập các trường học. Trong cuốn Freedom’s Foe – The Vatican, The Pioneer Press, London, Adrian Pigott, viết, trang 51: “Giáo sư đại học W. K. Clifford khuyến cáo: “Nếu có một bài học lịch sử nào cho chúng ta thì đó là – Hãy giữ con cái tránh xa ông Linh mục – nếu không hắn sẽ làm cho chúng thành những kẻ thù của Nhân Loại.” [If there is one lesson which History forces upon us, it is this – Keep your children away from the Priest – or he will make them the enemies of Mankind] và đưa ra vài nhận định về linh mục như sau, trang 52:

“Linh mục Công giáo La Mã chủ yếu là một điệp viên của Vatican, và bắt buộc phải chỉ đạo đàn chiên theo lệnh mà hắn ta nhận được từ những cố vấn chính trị của giáo hoàng. Hắn ta là cảnh sát của giáo hoàng – và cũng là người thu thuế của giáo hoàng…

Thật là sai lầm đối với chúng ta khi qui trách quá đáng cho chính các linh mục, vì nhiều người trong họ là những người đáng kính mà có thể trong thâm tâm không thích phải thi hành nhiều hoạt động mà Vatican ra lệnh. [Theo lệnh của Vatican, giới giáo sĩ ở Đức, Ý và Pháp phải đứng ra ca tụng Hitler, Mussolinilinh và Pétain (Pháp gian). Hông Y Tổng Giám Mục ở Florence (Ý) còn hôn Mussolini trước quần chúng.] Nhưng kỷ luật sắt có thừa của Công giáo đến độ ảnh hưởng của linh mục Công giáo La Mã trên đàn chiên thường đưa đến cảnh khốn khổ “kẻ mù dẫn dắt người mù”. Là người Anh, người Mỹ, Peru, Ba Lan hay Cuba, giám mục và linh mục Công giáo đã hoàn toàn lệ thuộc Vatican để thi hành những huấn thị của những người ở trong cái Phòng Kín ở La Mã – ngay cả khi những lệnh đó có hại cho chính quốc gia của họ hay xúc phạm đến lý trí của họ. Nói cách khác, họ như là nô lệ trong hệ thống chính trị của Vatican. Không lạ gì, Công Giáo La Mã thành công nhất ở trong những nước thuộc Châu Mỹ La-Tinh, nơi đây người dân cả tin và mê tín; trong khi ở những nước miền Bắc, dân chúng có đầu óc độc lập, Công giáo chỉ là thiểu số.”

(The Romanist priest is primarily a Vatican agent, and is compelled to direct his flock in accordance with the commands which he receives from the Pope’s political advisers. He is the pope’s policeman – and also his tax collector as well…

It would be wrong of us to blame unduly the priests themselves, because many of them are worthy men who probably (in their heart of hearts), dislike having to carry out many of the actions which the Vatican ordains. [Under Vatican orders, the clergy in Germany, Italy and France had to come out with fulsome praises of Hitler, Mussolini and Pétain. The Cardinal Archbishop of Florence even kissed Mussolini in public] But the iron discipline abounding is such that the impact of the Romanist priest on his flock often amounts to the distressing one of “the blind leading the blind”. Whether he is English, American, Peruvian, Polish or Cuban, the Romanist bishop or priest has servilely to carry out orders which he receives from the Back Room Boys in Rome – even when the orders are detrimental to the interests of his own country or if they offend his own powers of Reason. In other words, he is a sort of slave in the Vatican political network. It is small wonder that Roman Catholicism flourishes chiefly in Latin countries with their credulous, superstitious people; while in northern countries, whose people are independently-minded, it is in a minority.)

Những điều Adrian Pigott viết ở trên không phải là không có cơ sở nếu chúng ta chịu khó nghiên cứu sâu xa về Công giáo. Một trí thức Công giáo đạo gốc Việt Nam, Charlie Nguyễn, đã từng viết:

Bảy triệu tín đồ Công giáo tại quốc nội là đạo quân thứ năm bản địa dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Hội đồng này do Vatican tuyển chọn và phong chức nên. Hội đồng Giám mục Việt Nam hiện nay gồm toàn những cán bộ tuyệt đối trung thành với Vatican. Họ sẵn sàng phản bội tổ quốc Việt Nam vì tổ quốc thật của họ là “nước Chúa Vatican”!.

Như trên đã nói, giới linh mục dựa vào quyền năng thần thánh tự tạo của mình để làm phép quỷ thuật trong 6 bí tích của Công giáo, khai thác đầu óc yếu kém của tín đồ, và từ đó nắm giữ đầu óc tín đồ, chỉ đạo họ đi theo con đường “quên mình trong vâng phục” Vatican. Giáo hội Công giáo đã nhồi vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, rằng tất cả những gì giáo hội bày đặt ra và bắt tín đồ phải tin đều là thật, và đó là những "bí tích" hay "nhiệm tích", nghĩa là những tích bí mật và màu nhiệm do Chúa đặt ra, cho nên tín đồ chỉ việc tin, không cần hiểu, dù rằng, như Mục sư Nguyễn Văn Huệ đã chỉ rõ ở trên, hầu hết những tín lý và bí tích trong Công Giáo không có căn bản trong Thánh Kinh.

Khi trí tuệ nhân loại chưa mở mang thì những cái gọi là "bí tích" hay “tín lý” (dogma) đó được tín đồ tin theo, không bàn cãi. Nhưng tiến hóa là một định luật của vũ trụ trong đó có con người, cho nên, với trình độ hiểu biết của con người ngày nay, những niềm tin mù quáng, vô căn cứ, hoang đường, phi lôgic, phản lý trí, phản khoa học v..v.. vào những "bí tích" trong Công Giáo không còn chỗ đứng nữa, ít ra là trong giới có học, trí thức và khoa học, ở trong cũng như ở ngoài giáo hội. Trong những xã hội Âu Mỹ, số người đi lễ nhà thờ giảm sút một cách rõ rệt. Điều này chứng tỏ những "bí tích" không còn hấp dẫn đối với những tín đồ có trình độ hiểu biết cao. Hiện tượng nhà thờ vắng khách ở Âu Châu là một sự kiện không ai có thể phủ nhận. Trong khi đó, tại những nước chậm tiến như Phi Châu, Nam Mỹ, Mễ Tây Cơ, Phi Luật Tân và một số ốc đảo ở Việt Nam cũng như trong những cộng đồng đông đảo người Việt di cư, trình độ dân trí còn thấp, cho nên tín đồ Công giáo vẫn còn đi lễ nhà thờ đông đảo và tin vào những cái gọi là "bí tích" mà Giáo hội dạy các tín đồ là do Chúa đặt ra, nhưng thực ra chỉ là Giáo hội đặt ra để tạo quyền lực tự ban cho giới chăn chiên trong việc kiểm soát và nắm giữ đầu óc tín đồ. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều dấu hiệu cho thấy các quốc gia Phi Châu, Nam Mỹ và ngay cả trong những ốc đảo Công giáo ở Việt Nam, con người đã bắt đầu thức tỉnh, song song với sự mở mang dân trí trong những quốc gia này. Người Công giáo Việt Nam cần phải biết rõ nhiều hơn nữa về chính tôn giáo của mình để có thể thấy rằng, lệ thuộc Vatican, dù là về tâm linh là chuyện phi lý, không có cơ sở trong Thánh Kinh, khoan kể như vậy là tự đặt mình ra khỏi cộng đồng dân tộc, vì Vatican, như một quốc gia, là một ngoại bang, và như một tôn giáo, đã có một lịch sử đẫm máu hàng triệu người vô tội và một lịch sử không mấy tốt đẹp khi truyền vào Việt Nam, biến các tín đồ Công giáo Việt Nam thành tập đoàn những kẻ phản bội quốc gia, và gây nên sự bất hòa giữa Lương và Giáo mà theo Linh Mục Lương Kim Định, xem ra không sao xóa sạch được. Ngày nay, người Công giáo Việt Nam có khuynh hướng trở về với Dân Tộc, ít nhất là theo sự tuyên truyền của Giáo hội Công giáo, nhưng nếu còn lệ thuộc Vatican, thì con đường này khó có thể thực hiện với thành tâm. Đây là một vấn nạn mà người Công giáo Việt Nam nên để tâm suy nghĩ kỹ.

 

[Xin đón đọc kỳ tới: “Vài Nét Về Căn Bản Cấu Trúc Quyền Lực Của Tin Lành”“Thực Trạng Của Công Giáo Và Tin Lành Trên Thế Giới Ngày Nay”.]

 

1 2 3

 


Trang Trần Chung Ngọc