VÀI Ý KIẾN VỀ BÀI:

“GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ROMA”

Của Ông: Nguyễn Học Tập

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt024.php

03 tháng 12, 2008

 

LTS: Hiếm khi nghe được những người đọc bên đạo Ca-tô viết được một vài trang phê bình các tác giả dám khai quật những sự thật của Giáo Hội Ca-tô Roma như Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang, Bùi Kha, ... mà không kèm theo những lời gièm pha, phỉ báng và chụp mũ.. Trường hợp bài của ông Nguyễn Học Tập phê bình dưới đây kể ra cũng là một trường hợp hi hữu, nhưng lại mắc phải cái "lầm lẫn" gọi ông Quang và "nhóm Giao Điểm" với thâm ý cho rằng ông Quang nằm trong tổ chức Giáo Điểm. Tác giả Nguyễn Mạnh Quang viết rất nhiều về những hành động tội lỗi của các vị "đại diện Chúa", ông Nguyễn Học Tập lại cho rằng "đó chỉ là chủ thể", phải xem "chủ đề" mới đúng (!). Nhưng ông Học Tập quên hay không biết đến những tác phẩm thường xuyên nói về các "chủ đề" (lý thuyết) của Giáo Hội Roma. Một trong những tác giả lỗi lạc, uyên bác, và viết về "lý thuyết" hay các "chủ đề" của đạo Ca-tô nhiều nhất là Tiến sĩ Trần Chung Ngọc. Không hiểu vô tình hay cố ý, ông Học Tập lại bỏ quên không nhắc đến tác giả Trần Chung Ngọc. Vậy xin mời ông Nguyễn Học Tập đọc bài sau đây, xem có giúp ích gì được cho "chủ đề" mà ông muốn "chỉ dạy" hay không. (SH)


 

Dẫn: http://www.luongtamconggiao.com/pages/tp.asp?topicID=3445&categoryID=2&...

Vài Lời Nói Đầu:

Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang mới gửi cho tôi bài Giáo Hội Công Giáo Roma của ông Nguyễn Học Tập, bảo rằng do một người nào đó gửi ra diễn đàn để quảng cáo trang web luongtamcongiao.com. Thấy trong bài ông Nguyễn Học Tập không chỉ nói đến anh Quang mà còn có câu như sau:

Nếu ông Nguyễn Mạnh Quang và các anh em trong tổ chức Giao Điểm muốn phê bình Giáo Hội Công Giáo Roma là sai trái, xin ông và anh em nêu ra đâu là những điều sai trái của Giáo Lý Ki Tô giáo, chớ không phải những sai trái của Hàng Giáo Phẩm hay của một vài Đấng Bậc nào đó, nhỏ bé hay cao trọng cũng vậy.

Người Công Giáo sẽ rất biết ơn ông Quang và anh em Giao Điểm chỉ dạy cho những sai trái của giáo lý Ki Tô giáo (doctrina).

Anh Quang chú thích rằng: "Bài đã có nhiều, mà họ chẳng chịu đọc, chẳng thấy, lại còn nhờ chỉ dạy làm chi chả biết! Anh hiểu ông này không?" Tuy cả tôi lẫn anh Quang đều không ở trong tổ chức Giao Điểm nhưng thường viết bài cho Giao Điểm cho nên tôi viết bài này, có thể coi như một bài giáo khoa đối với ông Nguyễn Học Tập chứ không đơn giản chỉ là phê bình, với tư cách cá nhân chứ không đại diện cho Giao Điểm hay bất cứ cá nhân, tổ chức nào khác.

Tôi sẵn sàng chỉ dạy cho người Công Giáo nhưng vấn đề là người Công giáo có chịu nghe hay không, hay vẫn giữ thái độ đóng sập cửa vào mặt sự thật ngay khi chính sự thật đến gõ cửa. Vì không thể làm khác được cho nên tôi cũng xin độc giả thông cảm nếu thấy trong đây những tài liệu đã có trong những bài trước của tôi. Trước khi đi vào phần phê bình, tôi có vài nhận xét tổng quát về bài “Giáo Hội Công Giáo Roma” của ông Nguyễn Học Tập.

1. Không hiểu vì sơ sót hay cố ý, ông Nguyễn Học Tập viết rất mập mờ những điều ông ta muốn phê bình Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang. Đây là lối viết dùng cưỡng từ một chiều để đoạt lý, vì độc giả không có cách nào có thể kiểm chứng là ông Nguyễn Học Tập phê bình đúng hay sai,

2. Ông Nguyễn Học Tập không hiểu rõ cấu trúc toàn trị của “Giáo Hội Công Giáo Roma”

3. Ông Nguyễn Học Tập viết theo cảm tính và niềm tin cá nhân về những điều “Giáo hội dạy rằng…” Điều này chứng tỏ là ông Nguyễn Học Tập có một kiến thức rất thiếu sót về nội dung Thánh Kinh.

4. Ông Nguyễn Học Tập ngụy biện để chống đỡ cho cái mà ông ta gọi là “giáo lý của Chúa Ki-Tô” nhưng không hề cho độc giả biết “giáo lý của Chúa Ki Tô” như thế nào. Tất cả những nhận xét này sẽ được chứng minh trong phần phê bình sau đây. * Ông Nguyễn Học Tập [NHT] mở đầu bài viết bằng câu:

NHT: Nhân đọc trên các Diển Đàn bài của ông Nguyễn Mạnh Quang thuộc tổ chức Giao Điểm, về Giáo Hội Công Giáo La Mã, người viết cũng xin đóng góp một vài ý kiến để rộng đường suy luận.

TCN: Trước hết, theo chỗ tôi biết, Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang không thuộc tổ chức Giao Điểm, và cũng như tôi, ông ta là một nhà giáo độc lập, không ở trong bất cứ một tổ chức nào. Thứ đến, một độc giả như tôi, khi đọc câu trên, thì cần phải biết rõ ngay ông Nguyễn Học Tập muốn nói đến bài viết nào của ông Nguyễn Mạnh Quang và trên những diễn đàn nào để tìm đọc rồi mới có thể đánh giá đúng mức bài phê bình của ông Nguyễn Học Tập, vì chúng ta đã biết Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang viết rất nhiều bài. Nhưng tiếc thay, chúng ta không thể tìm ra một bài không tên trên những diễn đàn không tên của ông Nguyễn Mạnh Quang mà ông Nguyễn Học Tập nêu trên. Phải đọc bài của ông Quang trước là một đòi hỏi không thể không có trong lãnh vực phê bình trí thức. Tôi có cảm tưởng là ông Nguyễn Học Tập cố ý viết mập mờ như trên chỉ để phản bác một chiều giáo sư Quang trong một diễn đàn mà thường chỉ có người Công giáo đọc, và đầu óc của những người này như thế nào chúng ta đã biết rõ. Mặt khác, rất có thể ông Nguyễn Học Tập không muốn cho người Công giáo đọc bài của Giáo sư Quang, hay các bài khác trên Giao Điểm, theo đúng chính sách của giáo hội, nên đã không đưa ra xuất xứ bài viết của Giáo sư Quang.

Tiếp theo chúng ta hãy đọc những lý luận của ông Nguyễn Học Tập để biện hộ cho những chuyện “độc tài, độc đoán, độc ác, kể cả đê tiện “ [từ của ông Nguyễn Học Tập] của hàng Giáo Phẩm Công Giáo La Mã. Nhưng đọc những lời ngụy biện này, chúng ta thấy ngay một kiến thức rất thiếu sót về nền thần học Ki Tô Giáo:

NHT: Thường khi, để phê phán một cá nhân hay một tổ chức chúng ta cần phần biệt hai ý niệm khác nhau: “chủ thể" (persona) và "chủ đề" (doctrina).

"Chủ thể" (persona) là chính cá nhân của con người hay những con người trong tổ chức, diện mạo thể xác và cách ăn nói, hành xử của con người hay các con người, mà chúng ta muốn đề cập.

Trong khi đó thì "chủ đề" (doctrina), là tư tưởng, lý lẽ, đường lối, lý tưởng, phương thức sống mà con người hay tổ chức của nhóm người đó đề ra, như là đường hướng phải noi theo, để nhằm đạt được mục đích nào đó.

Hiểu như vậy, chúng ta thấy được trong Giáo Hội Công Giáo Roma có những "chủ thể" và "chủ đề”. Giáo Hội Công Giáo Roma được lãnh đạo bằng Hàng Giáo Phẩm, bằng những "chủ thể" con người. Hàng Giáo Phẩm đó cũng là những con người với nhân tính và những giới hạn như chúng ta. Và đã là người, với nhân tính và giới hạn, cho nên những lỗi lầm, sai trái, lạm quyền khi có chức vị, lẫn lộn thần quyền và thế quyền, hành xử chức vị mình có thể đưa đến độc tài, độc đoán, độc ác, kể cả đê tiện “ là điều tự nhiên không thể tránh khỏi….

Chúng ta vừa đề cập đến "chủ thể", các người lãnh đạo, các con người có giới hạn và có thể lầm lỗi, trong Hàng Giáo Phẩm Giáo Hội Công Giáo Roma. Họ là Tu Sĩ, Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng cũng vậy. Là những con người có giới hạn và có thể lầm lỗi, như bất cứ ai trong chúng ta.

TCN: Chúng ta thấy ngay Giáo hội đã dạy cho đám tín đồ thấp kém của họ như thế nào. Để tự tạo thần quyền cũng như thế quyền cho hàng giáo phẩm, Giáo hội dạy rằng : “Giáo hoàng là “Đức Thánh Cha” (Holy Father); là “Đại Diện Của Chúa trên trần” (Vicar of Christ); là người kế vị các tông đồ theo Tông truyền; là người nắm trong tay cái chìa khóa mở cửa thiên đường; là người không thể sai lầm khi ban phát các tín lý v…v… Và các linh mục đều là các “Chúa thứ hai” như Linh mục Vũ Đức ở Detroit đã khẳng định. Với những chức vị như vậy thì hàng giáo phẩm Công giáo không thể nào phạm tội, vì khi họ phạm tội thì không phải chỉ có họ là phạm tội mà Chúa cũng phạm tội. Đó là theo nền thần học Công giáo dạy về quyền năng của hàng giáo phẩm Công Giáo. Nhưng một mặt, Giáo hội cũng lại dạy cho tín đồ là nếu có vị nào trong hàng Giáo phẩm phạm tội ác thì họ chẳng qua cũng chỉ là một con người, có những yếu kém của con người. Và các tín đồ không có mấy đầu óc vẫn đưa lý luận này ra để chống đỡ cho những việc làm sai trái của Giáo hội nói chung, các vị trong hàng giáo phẩm nói riêng.

Chúng ta cũng không nên quên là hàng Giáo phẩm Công giáo còn cao hơn Chúa một bậc. Vì “Đức Thánh Cha” là người cầm cái chìa khóa mở cửa thiên đường, Ngài muốn cho ai lên thì lên, kể cả các “thánh đáng lẽ phải mang ra bắn bằng súng đại bác” [Chales Caleb Cotton, Giáo sĩ người Anh: Một số thánh [trong Công giáo] nổi tiếng đã được phong thánh thì đáng lẽ phải mang ra bắn bằng súng đại bác (Some reputed saints that have been canonized ought to have been cannonaded.), muốn tuyệt thông ai thì tuyệt thông, và Chúa không có quyền nói gì, dù biết Giáo hoàng làm sai, vì không thể nói. Khi giáo dân đi xưng tội thì Linh mục nói: “Cha tha tội cho con” chứ không phải là Chúa tha tội cho con. Khi muốn tạo ra thân thể máu thịt của Chúa thì ông Linh mục có thể tùy ý làm ra những chiếc bánh thánh không đều, không có cân lượng như nhau, và rất có thể rơi vào số phận như Linh mục Charles Chiniqui đã viết một bài về “Chúa lòng lành “Le Bon Dieu” đã bị chuột tha”. Đó là những vị có quyền năng hơn Chúa.

Nhưng theo ông Nguyễn Học Tập thì những hàng giáo phẩm như vậy đều là người thường, cho nên với nhân tính và giới hạn, những chuyện lỗi lầm, sai trái, lạm quyền khi có chức vị, lẫn lộn thần quyền và thế quyền, hành xử chức vị mình có thể đưa đến độc tài, độc đoán, độc ác, kể cả đê tiện “ là điều tự nhiên không thể tránh khỏi.” Có hợp lý hay không khi ông Nguyễn Học Tập ngụy biện một cách ngớ ngẩn như trên.. Như vậy là ông ta đã vứt tất cả những giáo lý về những quyền năng của các “bề trên” của ông mà ông không thể không tin vào sọt rác. Nếu không tin thì tại sao ông đã đi rửa tội, xưng tội và ăn bánh thánh của những người thường phạm đủ mọi tội ác như vậy. Nhưng sự thật là trong lịch sử Công Giáo có những giáo hoàng còn phạm đủ mọi thứ tội ác mà không có người dân thường nào dám phạm, và các linh mục cũng vậy. Tôi không hiểu ông Nguyễn Học Tập có biết mình đã viết gì không. Tôi đề nghị ông Nguyễn Học Tập tuyên bố với Vatican và tất cả giáo dân Việt Nam là: Hàng Giám Mục Công Giáo chẳng qua chỉ là những người thường, mà vì chúng ta không biết ai là tốt là xấu, là ác ôn là công chính v..v…, và vì không phải tất cả những người phạm tội trong hàng giáo phẩm Công giáo đã ngồi trong tù, cho nên tốt hơn hết là chúng ta từ nay đừng mang con cái đến cho họ rửa tội vì rất có thể họ còn tội lỗi hơn chúng ta, cũng đừng đi xưng tội với họ vì họ không có quyền năng hay đủ tư cách để tha tội cho chúng ta, và cũng đừng đi ăn bánh thánh do bàn tay của nhọ làm ra vì rất có thể đó là những bàn tay nhơ nhớp.

Nếu ông Nguyễn Học Tập đã đọc lịch sử về năm núi tội ác của Giáo hội Công giáo, [xin đọc: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGchinhsu/CGCS3.php ], lịch sử một số giáo hoàng nhân danh là “đại diện của Chúa” [xin đọc: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN20.php ]; chuyện linh mục hiếp dâm các nữ tu Công giáo trên 23 quốc gia, và hơn 5000 linh mục can tội cưỡng dâm nữ tín đồ và trẻ phụ tế mà báo chí Âu Mỹ đã loan tải rộng rãi, thì tôi xin hỏi ông Nguyễn Học Tập một câu: Ông có thấy bất cứ người thường nào như chúng tôi phạm phải những tội ác thuộc loại “ác quán mãn doanh”, “vô ác bất tác”, “hung thần ác sát”, và “cùng hung cực ác” mà hàng Giáo Phẩm và các con chiên Công Giáo đã phạm phải như lịch sử đã ghi rõ không?

Mặt khác, Công giáo không phải là tôn giáo duy nhất trên hoàn cầu, và trong bất cứ tôn giáo nào cũng có hàng giáo phẩm. Vậy ông có thấy hàng giáo phẩm trong bất cứ tôn giáo nào khác, thí dụ như Phật Giáo, phạm phải những tội ác như hàng giáo phẩm Công giáo không. Do đó điều ngụy biện của ông về hàng giáo phẩm Công giáo cũng chỉ là những người thường nên rất có thể phạm tội hoàn toàn không đứng vững, nhất là ông không xét đến một vấn đề rất quan trọng, đó là vị thế của hàng giáo phẩm Công giáo trước giáo dân và mức độ phạm những tội ác của hàng giáo phẩm Công giáo. Vụ ông TGM Ngô Quang Kiệt huy động giáo dân, kể cả bà già và con nít, vác búa kìm và xà beng đến thắp nến cầu nguyện và phá phách, làm càn, để đòi một miếng đất mà giáo hội khi xưa đã ăn cướp của Phật Giáo là một thí dụ điển hình về “đức vâng lời” trong Công giáo.

Chúng ta hãy đọc tiếp ông Nguyễn Học Tập:

NHT: Điều quan trọng là xem những sai trái, độc ác mà những người đó vấp phạm, như ông Quang ghi nhận, có phải thuộc về giáo lý Ki Tô giáo hay không, chúng ta đang muốn đề cập đến "chủ đề" (doctrina): giáo lý Ki Tô giáo có dạy các người đó hành động như vậy hay không? Người Ki Tô giáo tin vào "giáo lý của Ki Tô giáo" (chủ đề), chớ không phải vào Hàng Giáo Phẩm, mặc dầu họ vẫn biết kính trọng, biết ơn Hàng Giáo Phầm là những người đã giảng dạy cho họ biết được "giáo lý của Chúa Ki Tô".

Đáng lý ra Hàng Giáo Phẩm là những người chăn dắt dạy dỗ "giáo lý của Chúa Ki Tô", phải là những người làm gương, làm nhân chứng bằng cách hành xử trong cuộc sống của các ngài theo tin thần Phúc Âm, "giáo lý của Chúa Ki Tô". Nhưng các ngài cũng là những con người yếu hèn, giới hạn như những con người khác, nên việc các ngài không nhân chứng được tinh thần Phúc Âm, cung có thể hiểu được, và không vì đó mà " giáo lý của Chúa Ki Tô" mất đi giá trị, sai lạc. Do đó, "chê trách Cha Thầy " là một chuyện, " bỏ đạo, mất đức tin" là chuyện khác.

TCN: Giáo lý của Chúa Ki-Tô là như thế nào, không thấy ông Nguyễn Học Tập nêu ra. Giáo lý của Chúa Ki Tô nằm trong cuốn Thánh Kinh hay là những điều Giáo hội dạy giáo dân về Chúa Ki Tô? Tôi đã viết nguyên một cuốn sách về Chúa Ki Tô: “Chúa Giê-su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì” [ Xin đọc: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/Giesu/Giesulaai.php ]. Vì ông Nguyễn Học Tập không cho độc giả biết " giáo lý của Chúa Ki Tô" là như thế nào, vậy tôi xin cống hiến độc giả một số nghiên cứu về cái gọi là " giáo lý của Chúa Ki Tô" cũng như một số những lời dạy của Chúa Giê-su trong Thánh Kinh.

Hầu như chắc chắn là các tín đồ Công Giáo không mấy người đọc Thánh Kinh, và cái mà họ được dạy là “giáo lý của Chúa Ki Tô” chẳng qua chỉ là những lời giảng chọn lọc, cắt xén ngoài ngữ cảnh của các linh mục, mục sư trong các nhà thờ về Chúa Ki Tô, Chúa Ki-Tô của các linh mục, mục sư v..v.. chứ không phải là Chúa Ki Tô trong Tân ước. Vì không đọc Thánh Kinh, và phần lớn vì kém hiểu biết nên tuyệt đại đa số tín đồ không có khả năng để biết là những điều họ nghe giảng trong nhà thờ có đúng với những sự thực về Chúa Ki Tô như được viết rõ trong Thánh Kinh hay không.

Do đó, muốn biết thực sự “giáo lý của Chúa Ki Tô” là gì, chúng ta không có cách nào khác là tìm hiểu những tư tưởng, đạo đức, trí tuệ của Giê-su như được viết trong cuốn Tân Ước. Đây là nguồn tài liệu rõ ràng và đáng tin cậy nhất để tìm hiểu, theo đúng tiêu chuẩn trí thức: “Đừng tin những gì hàng Giáo phẩm Công Giáo nói về Chúa Giê-su của họ, mà hãy nhìn kỹ nhân vật Giê-su trong Tân ước.” Ngoài ra, chúng ta cũng còn có rất nhiều nguồn tài liệu nghiên cứu về nhân vật Giê-su của các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô, cùng với một số vị trong hàng giáo phẩm Công giáo.

Trước hết, chúng ta hãy nói về mục đích của Giê-su sinh ra đời, sau đó chúng ta sẽ xét đến giáo lý của ông ta, nếu có.

Trong Matthew 10: 34-36, Giê-su khẳng định:

Đừng tưởng rằng Ta đến [came = sinh ra] để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không đến để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì Ta đến để làm cho con chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.

Luke 12: 51-53 cũng xác định lại khẳng định của Giê-su như sau:

Đừng tưởng Ta đến để đem hòa bình cho thế giới. Không, Ta đến để chia loài người làm hai. Từ đây, một nhà có năm người sẽ chia rẽ chống đối nhau: hai chống ba, và ba chống hai. Mâu thuẫn sẽ diễn ra giữa con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng.

Nhưng mục đích sinh ra đời của Giê-su không chỉ có gây thù hận giữa con người trong gia đình, cộng đồng và quốc gia như trên. Ông ta còn khẳng định trong Matthew 5: 17-18:

Các ngươi đừng tưởng ta đến để phá luật [của Cha ta] hoặc các lời tiên tri [trong Cựu Ước]; ta đến không phải để phá, mà để hoàn thành. Vì ta nói thật cùng các ngươi, cho đến khi trời đất không còn nữa, một chấm một nét cũng không được ra ngoài những luật đó cho đến khi tất cả đều hoàn thành.

Giê-su tự nhận là con của Cha ông ta ở trên trời. Những luật của Cha Giê-su trong Cựu Ước là những luật như thế nào? Có bao nhiêu tín đồ Ki Tô Giáo biết rằng trong Cựu Ước, Cha của Giê-su đã nhiều lần ra lệnh hay đích thân giết người tập thể (mass killing) vô số người vô tội: đàn ông, đàn bà, trẻ con, [con số lên đến hàng nhiều triệu] và hủy diệt nhà cửa, thị trấn, và các tôn giáo khác [How many Christians know that in the Old Testament, there are many examples of their God ordering or personally murdered innocent men, women, and children, along with the destruction of buildings, cities, and other religions?]. Thiên Chúa, Cha của Giê-su, đã giết bao nhiêu người vô tội? Có những cuộc tàn sát do chính Thiên Chúa ra tay nhưng không ai có thể đếm được số nạn nhân. Con số mà người ta có thể đếm được trong Thánh Kinh là 2, 270, 365+ [hơn 2 triệu 2 trăm 70 ngàn 3 trăm 65 người, ] gồm cả đàn bà và trẻ con, đó là chưa kể số người chết không thể đếm được trong nạn Hồng Thủy, trong thành Sodom và Gomorrah v..v.. hay trong các bệnh truyền nhiễm như dịch hạch mà Thiên Chúa đã gây nên, trong khi Satan chỉ giết có 10 người. [Posted by Steve Wells at 8/09/2006 : Who has killed more, Satan or God? In a previous post, I counted the number of people that were killed by God in the Bible. I came up with 2, 270, 365, which, of course, greatly underestimates God's total death toll, since it only includes those killings for which specific numbers are given. No attempt was made to include the victims of Noah's flood, Sodom and Gomorrah, or the many plagues, famines, fiery serpents, etc., with which the good book is filled. Still, 2 million is a respectable number even for world class killers. But how does this compare with Satan? How many did he kill in the Bible? Well I can only find ten, and even these he shares with God, since God allowed him to do it as a part of a bet. I'm talking about the seven sons and three daughters of Job. ]

Đọc Cựu Ước chúng ta thấy Cha của Giê-su đã ra nhiều luật rất buồn cười và quái gở. Thí dụ như trong trại lính, quân sĩ đi cầu phải chôn phân vì “Ngài” không muốn nhìn thấy hay hít hà những đống phân đó khi đi dạo trong trại. Ngài chưa bao giờ tưởng tượng được là con người lại tiến bộ đến độ phát minh ra cái cầu tiêu máy, giật đến xòe một cái là xong chuyện. Ngài cũng còn kỳ thị nam nữ một cách quái gở như phụ nữ sinh xong bao nhiêu ngày sau thì sạch, sinh con trai thì 7 ngày và phải thanh tẩy trong 33 ngày tiếp theo trước khi được bước vào nhà thờ, nhưng sinh con gái thì là 14 ngày và phải thanh tẩy trong 66 ngày v… v…. 66 ngày không được buớc vào nhà thờ thì mấy ông linh mục hay mục sư hơi phiền, vì thiếu hụt tiền thu vào. Nhưng cũng may là chẳng có ai buồn theo những luật này của Cha Giê-su mà Giê-su khẳng định không được thay đổi một chấm, một nét cho đến ngày tận thế.

Sau đây là vài luật điển hình của cha Giê-su:

Deuteronomy 12: 2-3: Phàm nơi nào những dân tộc, mà các người sẽ tước quyền, đã thờ các thần của chúng nó, hoặc trên núi cao, hoặc trên đồi, hoặc dưới bóng cây xanh, thì các ngươi phải phải hủy sạch đi. Và các ngươi phải phá hủy bàn thờ của chúng, triệt hạ những cây trụ thiêng liêng của chúng, và thiêu những pho tượng gỗ của chúng; các ngươi phải chặt những hình tượng đã được khắc lên của các thần và xóa bỏ tên các thần ở nơi đó.

(You shall utterly destroy all the places where the nations which you shall dispossess served their gods, on the high mountains and on the hills and under every green tree.

And you shall destroy their altars, break their sacred pillars, and burn their wooden images with fire; you shall cut down the carved images of their gods and destroy their names from that place)

Sau đây là một luật Cha Giê-su ban cho Saul:

I Samuel 15:3: Bây giờ hãy tấn công Amalek, và hủy sạch tất cả mọi thứ mà chúng có, và giết sạch đừng chừa một ai. Hãy giết cả đàn ông, đàn bà, trẻ nít và trẻ sơ sinh, trâu cừu, lạc đà và lừa.

(Now go and attack Amalek, and utterly destroy all that they have, and do not spare them. But kill both man and woman, infant and nursing child, ox and sheep, camel and donkey.)

Đó chỉ là vài luật điển hình trong số nhiều luật tương tự khác của Chúa Cha mà ông con Giê-su phán: một chấm một nét cũng không được ra ngoài những luật đó cho đến khi tất cả đều hoàn thành.” Chẳng vậy mà đi đến đâu, Công Giáo cũng thi hành triệt để những luật ác ôn man rợ này mà Chúa Giê Su của họ đã dạy là không được thay đồi một chấm một nét trong những luật đó. Lịch sử đã cho chúng ta thấy rõ như vậy.

Trong Cựu Ước, Thiên Chúa phán: “Ngươi không được có thần nào khác trước mặt ta” [Exodus 20: 3 : You shall have no other gods before Me] [nếu không thì sẽ bị giết]; và trong Tân Ước, Giê-su phán: “Hãy mang những kẻ thù của ta, những người không muốn ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt ta” [Luke 19: 27: But bring here those enemies of mine, who did not want me to reign over them, and slay them before me], cùng đe dọa những người rời bỏ ông ta phải được gom lại như cành củi, làm cho khô héo và mang đi đốt, làm tiền lệ cho giáo hội Công giáo đi tra tấn rồi thiêu sống những kẻ mà giáo hội cho là lạc đạo. [John 15: 6: If anyone does not abide in me, he is cast out as a branch and is withered; and they gather them and throw them into the fire, and they are burned] Ông ta cũng còn dọa những người không tin ông ta sẽ bị đầy đọa xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa thiêu đốt vĩnh viễn.

Chắc bây giờ ông Nguyễn Học Tập đã hiểu là những núi tội ác của Giáo hội Công Giáo La mã, điển hình là về các cuộc Thánh Chiến, Tòa án xử dị giáo, săn lùng, tra tấn và thiêu sống những kẻ lạc đạo cũng như phù thủy, v..v…bắt nguồn từ đâu? Điều rõ ràng là “chủ thể” Công Giáo đã đi liền, sát cánh với “chủ đề” Công Giáo, hay nói khác đi, hàng giáo phẩm Công giáo đã theo sát “giáo lý của Chúa Ki-Tô” để gây nên những tội ác ngập trời trên thế gian.

Bây giờ chúng ta hãy sang phần các học giả nghiên cứu về “giáo lý của Chúa Ki-Tô”:

William Hirsch: "Tất cả những điều Giê-su nói, giáo lý, bài giảng đều đưa tới một đơn từ: "Ta"" (All his sayings, his teachings, his sermons culminated in a single word: "I")

Hermann Samuel Reimarus: Tất cả những điều rao giảng của Giê-su có thể nhận ra rõ ràng. Chúng nằm trong hai câu có ý nghĩa y hệt nhau: “Hãy thống hối, và tin vào Kinh Thánh” hoặc, ở một nơi khác “Hãy thống hối, vì Nước Thiên Đàng sắp tới” (What belongs to the preaching of Jesus is clearly recognized. It is contained in two phrases of identical meaning, “Repent, and believe the Gospel, ” or, as it is put elsewhere, “Repent, for the Kingdom of Heaven is at hand”).

Về “giáo lý của Chúa Ki-Tô” chúng ta có nhận định tổng quát sau đây của Joseph L. Daleiden, một học giả Công giáo, trong cuốn The Final Superstition, về cái gọi là giáo lý của Giê-su:

Có rất ít, nếu có, điều sáng tác độc đáo trong giáo lý mà người ta cho là của Giêsu. Giống như chính huyền thoại về Giêsu, những quan điểm mà Giêsu diễn đạt chỉ là một mớ hổ lốn những ngụ ngôn và luân lý mà chúng ta có thể thấy trong những đạo cổ xưa của Ai Cập, Babylon, Ba Tư, Hi Lạp, Phật, Khổng, Ấn Độ... Một điều rõ ràng: Ki Tô Giáo, một tôn giáo sinh sau đẻ muộn trong lịch sử các tôn giáo, chỉ cóp nhặt (đạo văn) những quan điểm, ý kiến của Do Thái Giáo và các tôn giáo gọi là dân gian. Trong cuốn "Nguồn Gốc Luân Lý Trong các Phúc Âm", Joseph McCabe (Một Linh Mục Công giáo. TCN) đã trích dẫn những quan điểm luân lý trong Phúc Âm mà người ta cho là của Giêsu song song với những quan điểm luân lý tương đương và y hệt của các tác giả Do Thái và dân gian.

[Daleiden, Joseph L., The Final Superstition, p. 174: There is very little, if anything, that is original in the teaching attributed to Jesus. Like the myth of Jesus itself, the sentiments he expresses are a hodgepodge of aphorisms and moral convictions that can be found in the ancient Egyptian, Babylonian, Persian, Greek, Buddhist, Confucian, and Hindu religions... But one thing is certain: Christianity, a late-comer in the history of religion, merely plagiarized sentiments from Judaism and the so called pagan religions. In his book Sources of Morality in the Gospels, Joseph McCabe quoted the moral views attributed to Jesus in the gospels and in parallel columns gave exact moral equivalents from Jewish and pagan writers.]

Chúa Ki-Tô có một giáo lý nào theo đúng ý nghĩa của giáo lý, nghĩa là giúp cho con người mở mang trí tuệ, hành xử đạo đức, thăng tiến tâm linh trên con đường tu tập không? Chúng ta hãy đọc nhận định của của Tiến Sĩ George Dennis O'Brien, Giáo sư Triết, Viện Trưởng Viện Đại Học Rochester, trong cuốn "Thần Ki-Tô Và Đường Xe Lửa ở New Haven. Và Tại Sao Cả Hai Đều Chẳng Mấy Thành Công". Trong cuốn sách này, giáo sư O’brien đã phân tích cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa một tôn giáo thuộc loại “cứu rỗi” và một tôn giáo “giác ngộ” như Phật Giáo, trg. 101-108:

“Một tôn giáo "giác ngộ" tăng tiến trí tuệ tâm linh hoặc đạo đức của chúng ta bằng một giáo lý nào đó. Một tôn giáo "cứu rỗi" cải đổi đời sống của chúng ta bằng cách dẫn chúng ta sống đời sống của chúng ta trong một người khác. [Chúa ở cùng ta]

...Khi bậc Thầy xuất chúng qua đời, giáo pháp của ông ta có thể tiếp tục sống.. Ông ta có thể có một giáo pháp như Tám Thánh Đạo (Bát Chánh Đạo. TCN) khiến cho cái trí tuệ chuyên biệt của ông ta tồn tại vĩnh viễn. Ngay cả khi bậc Thầy không để lại một giáo pháp nào mà chỉ là mẫu mực của một trí tuệ tìm tòi và lý tưởng về tính Thiện, như Socrates, cái gương sáng của ông Thầy tồn tại và làm tiêu chỉ cố gắng cho những đệ tử sau này. Tất cả những phương tiện trên để tiếp nối "đời sống của Sư Phụ" đều có ý thức cao và được áp dụng rộng rãi... Nhưng cái khung truyện đó không phải là chủ trương của Tân Ước. Không phải là giáo pháp của ông Thầy tồn tại, mà là chính "ông Thầy". Mà dù như vậy đi chăng nữa thì cũng không có "ông Thầy" mà chỉ có "ông cứu thế". Vì cách duy nhất để có một tôn giáo cứu rỗi là qua sự xâm nhập vào đời sống của tôi của một người có ý nghĩa lạ lùng khác, cái "người khác" [Giê-su] này thật là cần thiết để cho câu chuyện có thể tiếp tục. Không có sự "sống lại" thì không thể có chuyện để mà kể.

Do đó, tôn giáo cứu rỗi tùy thuộc ở "cải đổi", "sống lại", “thay đổi tận gốc rễ" trên căn bản một đời sống sống với một người khác.

...Trong một tôn giáo cứu rỗi, ta không thể đạt được một trình độ tâm linh cao bằng cách học hỏi về một chân lý nào đó, một sự kiện nào đó, một con người nào đó. Tất cả những điều trên đều có tính cách giáo dục và cao quý, nhưng đó không thuộc một truyện phim thuộc loại cứu rỗi. Trong câu chuyện về tội lỗi và cứu rỗi, con người tới một trạng thái mới bằng cách sống với một người khác.

Giêsu có hội đủ những tiêu chuẩn của những bậc Thầy xuất chúng về tâm linh không? Không đâu. Cái tiêu chỉ của sự siêu quần về tâm linh là con người phải là một bậc Thầy xuất chúng về tỉnh thức, về trí tuệ tâm linh, hoặc một tâm bình lặng. Giêsu không phải là một ông Thầy, mà là một ông cứu thế.

Chúng ta hãy coi một bậc Thầy xuất chúng. Socrates là một thí dụ tốt. Socrates là một đại sư về tỉnh thức tâm linh. Ông ta cho rằng ông không biết gì cả, chỉ đặt cho học trò vài câu hỏi có tính cách mưu mẹo, thách đố. Socrates muốn chắc rằng học trò bám vào chân lý chứ không bám vào Socrates.

Đức Phật là một thí dụ về một bậc Thầy "tôn giáo" xuất chúng cũng có cùng giáo pháp tự chứng như Socrates.

Đức Phật không phải là một đấng cứu rỗi, Người là Đấng Giác Ngộ. Người đã chứng được những chân lý về nhân sinh, và Người đã đưa ra Tám Thánh Đạo để hướng dẫn con người đạt tới cùng sự giác ngộ như Người và do đó thoát khỏi khổ đau..

Tương phản với những bậc Thầy xuất chúng kể trên, chúng ta phải nói rằng Giêsu hiển nhiên hiểu lầm về vai trò của một giáo pháp. Giêsu không có học trò (hay đệ tử) mà chỉ có môn đồ (hay tông đồ). Và điều này không phải là ngẫu nhiên. Giêsu nói: "Kẻ nào "tin vào" Ta thì sẽ được sống đời đời." Không phải là tin vào giáo pháp của ta mà tin vào chính TA. Cái mà Giêsu "biết" không phải là sự giác ngộ, Giêsu chỉ biết Chúa Cha: "Chỉ có con mới biết Cha", "Kẻ nào biết TA sẽ biết Cha", "Chỉ có thể đến với Cha ta qua TA".

Bất cứ Ki-Tô Giáo có thể là cái gì khác, có vẻ như là ở ngoài mặt rõ ràng đó là một tôn giáo thuyết giáo về sự cứu rỗi và một đấng cứu rỗi. Trước khi chúng ta cảm thấy chán ngấy với ý tưởng này, điều quan trọng là chúng ta phải nhớ rằng hầu hết những chủ lực tinh thần lớn khác, không những là không thuyết giáo về sự cứu rỗi mà trong vài trường hợp, còn thực sự khinh ghét ý tưởng này.

Để sống đạo hạnh và tiến tới Giác Ngộ, con người cần những bậc Thầy chứ không cần tới các đấng cứu rỗi. Sự khác biệt thật là quan trọng. Xét về toàn diện, những tôn giáo đạo đức hay giác ngộ thì hợp với xu hướng của người Mỹ ngày nay hơn. Những tôn giáo này có hai lợi thế rõ rệt so với những tôn giáo dựa theo Thánh Kinh. Trước hết là những tôn giáo này có vẻ như là những con đường tâm linh tự lực Điều này hợp với tinh thần độc lập và tự tin của người Mỹ. Tuy rằng các bậc Thầy xuất chúng rất là đáng quý trong các tôn giáo này, nhưng họ cũng có thể được để qua một bên, và con người có thể tự học lấy. Người ta không thể tự cứu rỗi trong tôn giáo dựa vào Thánh Kinh. Lợi thế thứ nhì của các tôn giáo giác ngộ và đạo đức là những tôn giáo này có thể dẹp bỏ phần lớn cái mưu toan thần học. Nếu thực sự có các Thần - và trong Phật Giáo có vẻ như là không hề có - thì vai trò của các Thần là những bậc Thầy hữu ích (nhưng có thể bỏ qua), hoặc là những lý tưởng hay những nhân vật gương mẫu. Chân lý nằm trong giáo pháp chứ không nằm trong ông "Thầy - Cứu rỗi."

[O'Brien, George Dennis, God and The New Haven Railway. And Why Neither One Is Doing Very Well, pp. 101-108: A religion of enlightenment improves our spiritual wisdom or our moral behavior by some teaching. A salvational religion converts our life by leading us to live our lives in another.

...When the great teacher dies, his teaching may well live on...He may have a teaching like the Noble Eightfold Path, which perpetuates his special wisdom. Even if the teacher leaves no teaching but only the example of an inquisitive mind and the ideal of the Good, like Socrates, the example of the teacher remains to be emulated by later students. All of those means of continuing "the life of the teacher" are eminently sensible and as broadly practiced as the planet is covered with talkers. But that scenario is not the New Testament line. It isn't the teacher's teaching that lives on, it is the "teacher". But if that how it is, it is no "teacher" but "savior". Since the only way to have a salvational religion is through the intrusion in my life of a strangely significant other, this "other" is indispensable for the ongoing story. Without "resurrection" the story cannot be told.

...Salvational religion depends, then, on "conversion", "resurrection", "radical change" on the basis of a life lived with another.

...In a salvational religion, one does not spiritual 10 by learning about some truth, fact, or person. All that is teacherly and noble, but it is not part of a salvational scenario. In a sin and salvation story, one comes to a new state by living with another.

...Does Jesus conform to the pattern of the great spiritual masters? He does not. The norm for spiritual masterhood is that one be a great teacher of enlightenment, spiritual wisdom, or the tranquil mind. Jesus is not a teacher, he is a savior.

Consider a great teacher. Socrates is a good example. Socrates is a master of spiritual enlightenment...He claims to know nothing; he only asks a few tricky questions...Socrates wants to make sure that the pupil is attached to the truth, not to Socrates.

Buddha is an examplar of a great "religious" teacher under the same Socratic self discipline.

Buddha is not a savior, He is the Enlightened One. He has seen the truths of human life, and he offers the Noble Eightfold Path as a guide to similar enlightenment and release from suffering..

In contrast to these great teachers, one would have to say that Jesus evidently misunderstands how teaching is played out. Jesus doesn't have students, he has disciples. And not accidentally. Jesus says, "he who believes in ME shall never die." Not who believes in my teaching, but who believes in ME…What Jesus "knows" is not enlightenment; he knows the Father. "Only the Son knows the Father. He who knows ME knows the Father. Only through ME can one come to the Father.

Whatever else Christianity may be, it seems on its face clearly to be a religion which preaches salvation and a savior. Before one becomes instantly bored with that idea, it is important to note that most other significanr spiritual contenders not only don't preach salvation, in some cases they positively dislike it. Islam is a case in point.

...For enlightenment and morality one needs teachers, not saviors. The distinction is crucial. On the whole, religions of morality or enlightenment are much more palatable to contemporary American taste. They have two distinct advantages over the Biblical tradition. In the first place they appear to be do-it-yourself spiritualities. This conforms to an American taste for independence and self-reliance. Although great teachers are valuable in these traditions, they are also dispensable, and one can be self-taught. One cannot be self-saved in the Biblical story. The second advantage of religions of enlightenment and morality is that they can dispense of most theological machinery. If there are Gods at all - and in Buddhism there appear to be none - then their role is either as helpful (but dispensable) teachers or as ideals and examplars. The truth is in the teaching, not in the teacher-savior.]

Chúng ta hãy đọc tiếp ông Nguyễn Học Tập:

NHT: Sau một vài ý tưởng khác biệt nên có về " chủ thể " và " chủ đề ", thiết tưởng chúng ta cũng có thể áp dụng để hiểu được một cách đúng đắn hơn về một tín điều trong giáo lý Ki tô giáo, được ông Nguyễn Mạnh Quang nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở phần cuối của bài viết, như là điều mà Toá Thánh Vatican muốn nhét vào đầu người Ki Tô giáo để họ luôn luôn quỵ lụy, vâng phục, để Hàng Giáo Phẩm Roma ( chủ thế) cởi lên đầu lên cổ tùy hỷ.

Đó là tín điều cuối cùng trong Kinh Tin Kính của người Công Giáo:

" Con tin có Giáo Hội duy nhứt, thánh thiện, công giáo và tông truyền".

Trước hết từ ngữ " thánh thiện " trong tín điều vừa kể không có ý nói lên trong Giáo Hội Công Giáo hoàn toàn là thánh thiện hết, nhứt là "Hàng Giáo Phầm" (có lẽ theo ý nghĩ anh em Giao Điểm cho như vậy), cho nên không ai được đụng đến các vị, đụng đến là " chống cha, chống Chúa".

Từ ngữ "thánh thiện" được dùng trong tín điều để nói lên trong Giáo Hội có Chúa Giêsu hiện diện, Ngài là Đấng Thánh vì Ngài là Thiên Chúa. Sự luôn luôn hiện diện của Ngài trong Giáo Hội, để tiếp tục thánh hoá các tín hữu Ngài, được chính Ngài bảo đảm cho chúng ta trong Phúc Âm Thánh Matthêu:

"Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" ( Mt 28, 20).

Có lẽ ông Nguyễn Học Tập không hề nghe biết chuyện một ông Giám mục dạy các con chiên Việt Nam: “Các con đừng nói hành các Cha mà mang tội với Chúa”. Nhưng lý luận thuộc loại ngụy biện của ông Nguyễn Học Tập rất thiếu cơ sở. Trước hết, Công giáo có ba Kinh Tin Kính: Kinh Tin Kính của các tông đồ (Apostles’ creed), Kinh Tin Kính Nicene (Nicene Creed), và Kinh Tin Kính Athanasius. Kinh Tin Kính của các tông đồ có câu: Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này, Các Thánh thông công. [I believe in the holy catholic church, the communion of saints]. Kinh Tin Kính Nicene có câu: Và tôi tin có một Giáo Hội Công Giáo thánh thiện và tông truyền [And I believe one holy Catholic and Apostolic Church]

Do đó, khi ông Nguyễn Học Tập dịch câu “I believe one holy Catholic and Apostolic Church” là " Con tin có Giáo Hội duy nhứt, thánh thiện, công giáo và tông truyền" và giải thích từ ngữ “thánh thiện” riêng biệt như trên thì chỉ là sự ngụy biện, vì từ “holy”, nghĩa là thánh thiện, đi với “Giáo hội Công giáo và tông truyền” chứ không phải là đi với Chúa Giê-su. Những câu nói về Giê-su trong Kinh Tin Kính là ở chỗ khác, không ở trong câu này. Vả lại trong Giáo hội làm gì có Chúa Giê-su thánh thiện, nếu có thì tại sao giáo hội của Chúa lại có thể phạm nhiều tội ác đối với nhân loại như vậy. Người Công giáo thiếu hiểu biết tin rằng Chúa Giê-su là đấng Thánh vì Ngài là Thiên Chúa. Nhưng thực ra Giê-su là con người như thế nào, các công cuộc nghiên cứu về Giê-su của giới học giả trí thức trong vòng 200 năm nay đã có thể giải đáp cho chúng ta vấn nạn này. Tôi đã viết tạm gọi là đầy đủ về những giải đáp này trong cuốn “Chúa Giê-su Là Ai? Giảng Dạy Những Gì?”. Ở đây tôi chỉ muốn nhắc lại ba tài liệu điển hình:

Trước hết, về vấn đề đạo đức và trí tuệ của Giê-su thì không một người nào trong giới trí thức không biết đến nhận định của Bertrand Russell, một triết gia và khoa học gia nổi tiếng trên thế giới trong thế kỷ 20 với hai giải Nobel:

Riêng tôi, tôi thấy trong cả hai lãnh vực trí tuệ và đạo đức, Đức KiTô [Giê-su] không thể đứng ngang hàng với một số vĩ nhân khác trong lịch sử. Tôi nghĩ rằng tôi nên đặt Đức Phật và Socrates ở trên Giê-su trong hai lãnh vực này.

[Russell, Bertrand, Why I Am Not A Christian, p. 19: I cannot myself feel that either in the matter of wisdom or in the manner of virtue Christ stands quite as high as some other people known to history. I think I should put Buddha and Socrates above Him in those respects.]

Vậy nếu Giê-su mà là Đấng Thánh, là Thiên Chúa, thì tất nhiên Socrates và Đức Phật phải là các bậc Đại Thánh và Thầy của Thiên Chúa.

Và, không phải chỉ có mình Bertrand Russell nhận định như trên mà giám mục John Shelby Spong cũng đưa ra một nhận định tương tự như sau:

Có những đoạn trong 4 Phúc Âm mô tả Giê-su ở Nazareth như là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả.

[Spong, John Shelby, Rescuing The Bible From Fundamentalism, p. 21: There are passages in the Gospels that portray Jesus of Nazareth as narrow-minded, vindictive, and even hypocritical.]

Đã là một con người thiển cận, đầy hận thù, và ngay cả đạo đức giả thì không thể nào là đấng Thánh hay là Thiên Chúa được.

Học giả Russell Shorto, sau khi duyệt qua những tác phẩm nghiên cứu về Giê-su trong vòng 200 năm gần đây, đã đưa ra một kết luận trong cuốn “Sự thật trong Phúc Âm” như sau:

Bữa ăn chiều cuối cùng, chuyện Giê-su sinh ra từ một nữ đồng trinh, chuyện Giê-su sống lại: người ta đã khảo nghiệm từng cái đà một của ngôi nhà Ki Tô Giáo. Các học giả nghiên cứu Thánh Kinh – một thời đã từng là các nhà bảo vệ nền thần học của Ki Tô Giáo – nay đã viện đến các ngành khảo cổ, cổ sinh vật học, ngữ học, điện toán, và ngay cả môn vật lý các hạt nhỏ để tìm hiểu câu hỏi “Giê-su Là Ai?” Kết quả là một sự duyệt lại căn bản những chuyện trong Phúc Âm, thật rõ ràng một cách ngạc nhiên, và đối với một số người, là một cú sốc.. Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Công giáo bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại... Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

(Shorto, Russell, Gospel Truth, Riverhead Books, New York, 1997 : The Last Supper, the Virgin Birth, the Resurrection: one by one the great beams of Christianity are being tested. Biblical scholars – once the guardians of Christian theology – are now using the tools of archaeology, anthropology, linguistics, computer science, and even particle physics to probe the question “Who was Jesus?” The result is a radical revision of the Gospel story that is both surprisingly vivid and to some people, deeply shocking... Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth... Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.)

Có ba chi tiết quan trọng trong đoạn tóm tắt kết quả nghiên cứu về nhân vật Giê-su của Shorto ở trên: 1) Phần lớn những điều mà ngày nay chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại; 2) Giáo hội và các bậc lãnh đạo trong giáo hội đã biết rõ sự thực trên; 3) Chỉ có những tín đồ Ki-Tô, và có thể những bậc lãnh đạo Ki Tô trong các nước kém phát triển, hoặc một số người ngoại đạo không hề nghiên cứu về nhân vật Giê-su, là vẫn còn tin rằng những gì giáo hội dạy về Giê-su đều là sự thực, và do đó vẫn tiếp tục sống trong bóng tối.

Tôi muốn biết, thực sự ông Nguyễn Học Tập đang sống trong bóng tối của nền thần học Ki Tô Giáo hay trong ánh sáng của học thuật.

Thực ra thì, cái mà các tín đồ được dạy Giáo hội Công giáo là một “hội Thánh” (Giáo hội công giáo thánh thiện: the holy Catholic church), thật ra chẳng phải là hội Thánh. Đó chỉ là những lời khuyến dụ con người gia nhập vào một tổ chức rất thế tục nhưng khi gia nhập thì đương nhiên trở thành một thành viên của một hội Thánh. Vì hội Thánh nào mà lại có thể gây ra 7 núi tội ác mà Giáo hoàng và “tòa Thánh” đã phải xưng tội và xin được tha thứ cùng thế giới ngày 12 tháng 3 năm 2000? Hội Thánh nào mà lại gây ra 9 cuộc “thánh chiến” với kết quả là bao nhiêu triệu người vô tội bị tàn sát, đưa cả Âu Châu vào vòng tăm tối và man rợ trí thức trong suốt 1000 năm của thời đại đen tối (the dark ages), lập ra những tòa hình án để dùng cực hình tra khảo, thiêu sống, cướp tài sản của số nạn nhân lên tới 11 triệu người, làm tiên phong hoặc đồng hành với các thế lực thực dân Âu Mỹ đi xâm chiếm đất đai, cướp tài sản, cưỡng bách cải đạo để truyền bá cái đạo “cao quý”, vu cho người Do Thái cái tội “giết Chúa” để có cớ bách hại người Do Thái suốt 2000 năm nay v..v.. Một cái hội có những thành tích kinh hoàng như vậy có thể gọi là “hội thánh” được hay không? Nhất định là không thể được, ít ra là đối với những người ngoại đạo. Còn đối với các tín đồ thì họ muốn tin ra sao, đó là quyền của họ. Nhưng họ không có quyền bắt hoặc hi vọng những người khác cũng phải tin như họ. Và, những người ngoại đạo, khi biết đến lịch sử tàn bạo của giáo hội Ca-Tô, thì đương nhiên có quyền khinh khi cái gọi là “hội thánh” này.

Nếu đã chẳng làm gì có cái gọi là “hội Thánh” thì cũng chẳng làm gì có cái gọi là “các thánh thông công.”. Nhưng thực ra, đâu có phải cứ được “tòa thánh” phong thánh hay gọi là thánh mà là thánh. Trong Thánh Kinh cũng đầy thánh, có nhiều thánh chẳng ai biết gốc tích ra sao, ví dụ như các thánh viết bốn phúc âm Matthew, Mark, Luke và John. Ở ngoài đời thì cứ làm giáo hoàng là tự động thành “đức thánh cha”, chưa kể nhiều tội đồ của nhiều dân tộc khác cũng trở thành thánh Công giáo qua cái xưởng sản xuất thánh: Vatican (Hồng y Silvio Oddi: Vatican has become a saint factory).

Sau hết tôi muốn thảo luận về đoạn cuối của ông Nguyễn Học Tập:

NHT: Kế đến tỉnh từ " công giáo" ( catholica, univrselle), có nghĩa là Giáo Hội của Chúa Giêsu được mở rộng ra cho hết mọi người, bất cứ ai muốn vào, dự phần ơn cứu rỗi mà Ngài đem đến cho nhân loại đều được Giáo Hội giang tay đón nhận, kể cả anh em Giao Điểm, nếu anh em muốn. Hai tĩnh từ "duy nhứt và tông truyền" không có gì là độc quyền, độc đoán, cho bằng là những từ ngữ nói lên nguồn gốc của Giáo Hội, được chính Chúa Giêsu thiết lập trên Thánh Phêrô là nền tảng của Giáo Hội:

"Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi" (Mt 16, 18). Như vậy, Giáo Hội được Chúa Giêsu xây dựng là Giáo Hội duy nhứt, được xây dựng trên Tảng Đá Phêrô, bảo đảm cho sự vững mạnh của Giáo Hội, chống lại cường quyển của tử thần, làm phát sinh, triển nở và bảo vệ cuộc sống hạnh phúc đời đời của con người.

TCN: Cũng như đồng chí Nguyễn Anh Tuấn trên Tiếng Nói Giáo Dân, ông Nguyễn Học tập trên Lương Tâm Công Giáo, trước một đống tài liệu hiện hữu mà vẫn còn tin là có một cái gọi là Giáo Hội của Chúa Giêsu. Vì tôi đã phê bình ông Nguyễn Anh Tuấn về chủ để này rồi, nên sau đây tôi chỉ việc đưa ra những gì tôi đã trình bày trong bài phê bình ông Nguyễn Anh Tuấn.

Tôi có thể biết chắc là ông Nguyễn Học Tập chưa hề đọc cuốn Tân Ước, hoặc chỉ đọc ít câu lặt vặt lạc lõng trong Tân ước chứ chưa hề đọc kỹ Tân Ước. Bởi vì, nếu đọc kỹ Tân ước, thì chúng ta phải biết rằng Chúa không hề có ý định thành lập một giáo hội, cho nên không có giáo hội nào có thể gọi là “giáo hội của Chúa”. “Giáo hội của Chúa” là điều ngụy tạo của giáo hội Công giáo để tạo quyền lực tâm linh trên đám tín đồ thấp kém ở dưới. Chứng minh?

Chúng ta đã biết, Giáo hội Công giáo dạy tín đồ rằng: “Giáo hội Công giáo của họ là do Chúa Giê-su thành lập, truyền lại cho Tông Đồ Phê-Rô làm Giáo Hoàng đầu tiên, và rồi các Giáo Hoàng kế tiếp là những người kế vị Phê-rô, là đại diện của Chúa (Vicars of Christ) trên trần v..v…” Giáo hội đã dựa vào câu trong Tân ước, Matthew 16: 18-19: “…Ngươi là Phê-rô, và trên phiến đá này ta sẽ xây dựng giáo hội của ta, dầu các cửa hỏa ngục cũng không chống lại được, Ta sẽ giao cho ngươi những chìa khóa nước trời: sự gì con cầm buộc dưới đất, thì cũng cầm buộc trên trời, còn sự gì con tháo cởi dưới đất thì cũng tháo cởi trên trời…” (… you are Peter, and on this rock I will build my church, and the gates of Hades shall not prevail against it. And I will give you the keys of the kingdom of heaven, and whatever you bind on earth will be bound in heaven, and whatever you loose on earth will be losed in heaven.) để đóng vai trò kế vị Giê-su trong giáo hội do chính Giê-su lập ra, đơn giản là có quyền năng muốn cho ai lên thiên đường thì cho, không cho ai thì người đó phải chịu. Có ai tin được điều này không? Nếu có, gõ vào trán họ chúng ta sẽ nghe được một tiếng vang lớn.

Nhưng ngày nay các học giả nghiên cứu Thánh Kinh đều cho rằng thuyết Giê-su thành lập giáo hội, Phê-rô làm giáo hoàng đầu tiên v..v.. như trên chỉ là luận điệu thần học ngụy tạo của Giáo hội, và các “bề trên” trong Giáo hội đã dùng nó để nhốt các tín đồ, vốn không bao giờ đọc Thánh Kinh, vào một ngục tù tâm linh, vì cái bánh vẽ trên trời nên phải tin tất cả những gì giáo hội nói và tuyệt đối tuân phục các “bề trên”. Trong Công giáo có cái gọi là “đức vâng lời”, nghĩa là “quên mình trong vâng phục”. Đó là giáo lý căn bản trong Công giáo mà Giáo hoàng Benedict XVI mới nhắc lại gần đây. Đối với các học giả nghiên cứu Thánh Kinh và đối với giới trí thức ở trong cũng như ở ngoài giáo hội thì câu trên ở trong Tân Ước rõ ràng là được thêm thắt sau này với mục đích thiết lập quyền lực tinh thần cũng như quyền lợi vật chất của giới lãnh đạo Công giáo trước đám đông tín đồ thấp kém ở dưới. Thật vậy, các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh đã vạch ra rằng câu trên hoàn toàn mâu thuẫn với nhiều đoạn trong Thánh Kinh, với tư tưởng của Giê-su, và nhất là không thích hợp với tư cách của Phê-rô.

Đọc Tân Ước, chúng ta thấy rõ là những người viết Tân Ước đều tin rằng Giê-su sẽ trở lại trần gian trong một tương lai rất gần, ngay trong thời điểm của Giê-su. Thí dụ những đoạn sau đây đều được trích từ Thánh Kinh: Cựu Ước Và Tân Ước, Hội Quốc Tế xuất bản, 1994; và Holy Bible: The New King James Version, American Bible Society, New York, 1982:

Matthew 16: 27-28: “Ta (Con của Người: Giê-su) sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của Cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm. Ta cho các con biết: một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy ta vào trong Nước ta”. (For the Son of Man will come in the glory of His Father with His angels, and then He will reward each according to his works. Assuredly, I say to you, there are some standing here who shall not taste death till they see the Son of Man coming in his kingdom.)

Matthew 24:34: “Ta quả quyết, thời đại này chưa chấm dứt, các biến cố ấy đã xảy ra rồi” (Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things are fulfilled)

Mark 9: 1: Chúa bảo các môn đệ: “Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy nước trời thiết lập với uy quyền vĩ đại(And He said to them, “Assuredly, I say to you that there are some standing here who will not taste death till they see the kingdom of God present with power.”)

Mark 13:30:Ta quả quyết, thế hệ này chưa qua đi thì các biến cố đó (các biến cố xung quanh ngày tận thế và sự trở lại của Giê-su. TCN) đã xảy ra rồi”. (Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things take place.)

Luke 21: 27, 32: “Bấy giờ nhân loại sẽ thấy ta giáng xuống trong mây trời với vinh quang và uy quyền tuyệt đối.. Ta quả quyết: thế hệ này chưa qua, các biến cố ấy đã xảy ra rồi”. (Then they will see the Son of Man coming in a cloud with power and great glory.. Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things are fulfilled.)

John 14: 3: Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con. Khi chuẩn bị xong, ta sẽ trở lại đón các con về với ta để các con ở cùng ta mãi mãi.” (And if I go and prepare a place for you, I will come again and receive you to myself; that where I am, there you may be also).

Qua những đoạn trích dẫn ở trên từ Thánh Kinh, chúng ta hãy tự hỏi: Giê-su thành lập giáo hội và trao chức vụ giáo hoàng chăn dắt tín đồ cho Phê-rô để làm gì khi mà ông ta tin rằng ngày tận thế gần kề, ngay trong thời của ông, khi một số môn đồ của ông còn sống? Không những Giê-su tin như vậy, mà còn truyền cho các Tông Đồ đi rao giảng về một “Nước trời” sắp đến, và chỉ được rao giảng trong cộng đồng những người Do Thái, như được viết rõ trong Tân Ước. Như vậy, có phải rằng giáo hội đã thêm thắt câu “..ngươi là Phê-rô, và trên phiến đá này ta sẽ xây dựng giáo hội của ta…” vào trong Tân Ước để lừa dối tín đồ là giáo hội do chính Chúa Giê-su thành lập và các giáo hoàng đều là những người kế vị Phê-rô?

Nhưng mánh mưu trên không chỉ tạo quyền lực cho Giáo hoàng mà còn cho toàn thể giới chăn chiên. Thật vậy, Giáo hội đã biến câu trên thành những quyền lực thế tục rất hoang đường và láo lếu cho giới giáo sĩ. Thí dụ, trong nghi lễ phong chức linh mục, ông Giám mục đặt tay lên đầu vị tân linh mục và phán: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai thì họ được tha, cầm giữ ai thì họ bị cầm giữ.” [Giáo Lý Công Giáo, Bản dịch của Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên, trang 231]. Theo tinh thần câu Chúa truyền cho Phê-rô ở trên, điều này có nghĩa là các Linh mục nắm quyền muốn cho ai lên Thiên đường thì cho, và lẽ dĩ nhiên, trong Công giáo, tập đoàn chăn chiên, từ Giáo hoàng xuống tới các Linh mục, ai cũng đều nắm trong tay những chìa khóa của nước trời, nếu có cái gọi là nước trời. Hiển nhiên đây là chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường, xét đến vấn đề đạo đức của một số không nhỏ thuộc giới chăn chiên, từ các giáo hoàng xuống tới các linh mục. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận là, chính điều này đã tạo nên một tâm cảnh sợ sệt, khúm núm, quỵ lụy “bề trên”, “quên mình trong vâng phục” trong đám tín đồ thấp kém, vì họ tin rằng các “bề trên” của họ thực sự nắm trong tay cái chìa khóa của nước trời, một nước chỉ hiện hữu trong nền thần học của giáo hội để khuyến dụ tín đồ.

Thứ nhì, đọc kỹ Thánh Kinh, chúng ta còn thấy, sau khi trao chìa khóa thiên đường cho Phê-rô (Matthew 16:19), chỉ 4 câu sau, Matthew 16: 23, Giê-su gọi Phê-rô là Satan: “Chúa quay lại và nói với Phê-rô: “Hãy đi ra đàng sau ta, Satan, ngươi là một sự xúc phạm đối với ta” (But he turned and said to Peter, “Get behind me, Satan! You are an offence to Me..”) Cũng vì sự mâu thuẫn và phi lý trong hai câu gần sát nhau trong Thánh kinh mà Lloyd Graham đã bình luận như sau:

Như vậy là giáo hội Công giáo được thành lập bởi Phê-rô, người mà, chỉ 4 câu sau trong Thánh Kinh, Chúa gọi là Satan. Vậy, nếu giáo hội Công giáo được thành lập bởi Phê-rô thì giáo hội đó đã được thành lập bởi Satan – một sự kiện mà chúng ta đã nghi ngờ từ lâu. (Xét đến lịch sử đẫm máu đầy tội ác của Công giáo mà giáo hoàng John Paul II và Tòa Thánh Vatican đã phải xưng thú 7 núi tội ác trước nhân loại và xin được tha thứ thì câu bình luận của Graham ở trên không phải là không có căn bản. TCN).

(Graham, Lloyd, Deceptions & Myths of the Bible, The Citadel Press Book, New York, 1995, p.: 438: Thus the Catholic Church is founded on Peter whom, four verses later, Jesus openly calls Satan. Thus if the Catholic Church is founded on Peter, it is founded on Satan – a fact we have long expected)

Thứ ba, Thánh Kinh viết rõ, Phê-rô là mẫu người coi lời Chúa như không có, phản phúc và hèn nhát. Trước ngày Giê-su bị bắt, Giê-su bảo Phê-rô hãy thức cùng Giê-su để cầu nguyện cho Giê-su, và Giê-su đi ra chỗ khác cầu nguyện, vì Giê-su cũng sợ chết, không muốn chết nên cầu cùng Chúa Cha: “Cha ơi, nếu có thể đừng bắt con phải uống chén đắng này” [nghĩa là đừng bắt con phải chết] (Matthew 26: 38-39: “O My Father, if it is possible, let this cup pass from Me”), nhưng khi trở lại thì Phê-rô đã ngủ khì (Matthew 26: 40).. Khi Chúa bị bắt, vì sợ bị kết tội đồng lõa, Phê-rô đã ba lần chối Chúa, thề là không hề biết Chúa (Matthew 26: 70, 72, 74: Then he began to curse and swear, saying, “I do not know the Man!”). Khi Chúa bị đóng đinh trên thập giá thì Phê-rô trốn biệt. Một người tư cách như vậy mà Chúa lại chọn để thành lập giáo hội hay sao? Chúa không có môn đồ nào tốt hơn và hiểu biết hơn tên đánh cá Phê-rô hay sao?

Trước những bằng chứng không thể phủ bác như trên ở ngay trong Thánh Kinh, Joseph L. Daleiden, một học giả Công giáo, trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng, trang 83, cho rằng câu chuyện ủy quyền cho Phê-rô xây dựng giáo hội là một chuyện tiếu lâm (On the face of it, I would take it as a joke) và trích dẫn lời của Albert Camus, cho rằng Giê-su đã riễu cợt cái tên nghèo khổ, hèn nhát Phê-rô khi bảo Phê-rô là vững như phiến đá (Camus pointed out, Jesus must have been making fun of of poor, cowardly Peter by referring to him as a rock of steadfastness.). Rồi Daleiden kết luận:

Do đó, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi biết rằng nhiều học giả chuyên về Thánh Kinh tin rằng câu chuyện về Phê-rô, giống như nhiều chuyện khác trong Tân Ước, đã được người ta thêm thắt vào sau.

(Daleiden, Joseph, The Final Superstition: A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy, Prometheus Books, New York, 1994, p. 83: It is not surprising, therefore, to learn that many biblical scholars believe the evidence indicates that this reference to Peter, like many other New Testament passages, was inserted at a later date.)

Nhưng không phải chỉ có các học giả mới nhận ra sự phi lý trong câu chuyện về Phê-rô, mà chính những nhà Thần học nổi danh trong giáo hội Công giáo cũng phải thừa nhận rằng thuyết Chúa thành lập giáo hội và trao quyền cho Phê-rô chỉ là ngụy tạo.

Hans Kung, Giáo sư Thần học tại trường đại học nổi tiếng Tubingen ở Đức, cũng phải viết như sau:

Con người Giê-su lịch sử, tin chắc rằng ngày tận thế phải xảy ra ngay khi ông còn đang sống. Và vì sự sắp tới của Nước Trời này, không còn nghi ngờ gì nữa là ông ta không muốn lập ra một cộng đồng đặc biệt khác với nước Do Thái, với giáo lý, nghi thức thờ cúng, định chế, cơ quan chỉ đạo riêng của Do Thái. Tất cả những điều trên có nghĩa là khi còn sống Giê-su không bao giờ sáng lập một giáo hội nào. Ông ta không hề có ý tưởng thành lập và tổ chức một hoạt động tôn giáo đại qui mô như được tạo ra về sau. [Một tôn giáo như Công giáo ngày nay].

(Kung, Hans, Christ Sein (1976), p.338-339: The historical Jesus.. counted on the world’s coming to an end in his own lifetime. And for this coming of God’s kingdom he doubtless did not want to found a special community distinct from Israel, with its own creed, its own cult, its own constitution, its own office…All this means that in his own lifetime Jesus never found any church. He had no idea of founding and organizing a large-scale religious operation that would have to be created…)

Và Uta Ranke-Heinemann, nữ Giáo sư Thần học Công Giáo đầu tiên trong Giáo hội Công giáo, cũng viết:

Giáo hội đã biến Giê-su thành một dụng cụ tuyên truyền. Vì lý do này mà chúng ta tin vào mọi điều biện minh cho sự thành lập một giáo hội như được thêm thắt vào những lời Giê-su nói bởi những tác giả các phúc âm. Sự thêm thắt này gồm có điều Giê-su ca tụng Phê-rô như một phiến đá làm nền tảng để Giê-su xây dựng giáo hội của ông ta (Matt. 16:18), vì Giê-su không bao giờ có ý thành lập một giáo hội… Ở đây, không phải là Giê-su nói, mà là giáo hội ban khai muốn tạo cho mình một địa vị lãnh đạo và một khuôn mặt quyền lực vì sự tăng trưởng của cấu trúc lãnh đạo theo cấp bậc.

Trong chương 21, chương ngụy tạo trong phúc âm John – nghĩa là chương được thêm vào phúc âm chính sau này – ý tưởng về một vai phó đã được phát triển rõ ràng. Phê-rô trở thành kẻ chăn đàn chiên của Giê-su. Như là đại diện của Giê-su, người chăn chiên thực sự lúc đầu, hắn thay thế Giê-su trong nhiệm vụ này. Ngay sau đó, giáo hội nghĩ rằng điều quan trọng không phải là con người Phê-rô. Giáo hội quyết định rằng chức vụ của Phê-rô là nền tảng của Giáo hội, do chính Giê-su thiết lập vĩnh viễn. Với quan niệm này chúng ta có những giáo hoàng là kế thừa Phê-rô và là phụ tá của Giê-su, và chế độ giáo hoàng là nền tảng của giáo hội.

(Uta Ranke-Heinemann, Putting Away Childish Things, Harper-Collins., San Francisco, 1995, p. 217: The Church has turned Jesus into its propagandist. For this reason we take everything that presupposes or dicusses or promotes the existence of a Church as interpolation by the authors of the Gospels into Jesus’ original sayings. That includes Jesus’ hailing Peter as the rock on which he will build his church (Matt. 16:18), since Jesus never meant to found a church… It’s not Jesus who’s speaking here; it’s the early church, which was interested in having such a leadership position and authority figure because of its growing hierarchical structure.

In the inauthentic chapter 21 of John – that is, in a later addition to the actual gospel – the idea of a deputy is already clearly developed. Peter becomes the shepherd of the flock of Christ. He takes over the functions of Jesus, the former and actual shepherd, as his representative. Shortly afterward, the Church began to think that the important thing was not the person of Peter. The Church decided that the office Peter held was the bedrock foundation of the Church, and that Jesus established it permanently. With this concept we have the popes as Peter’s successors and Christ’s deputies, and the papacy as the foundation of the Church.)

Một nhận định rất chính xác về bản chất ngụy tạo của cái gọi là giáo hội của Chúa là của Linh Mục Joseph McCabe. Linh mục Joseph McCabe là một học giả nổi tiếng về bộ sử 8 cuốn: A Complete Outline of History. Bộ sử này được dùng trong các đại học Mỹ trong nhiều thập niên. Nhưng nổi tiếng hơn cả là một bộ sách Thế Lực Đen Quốc Tế “The Black International” (Chỉ Công Giáo) gồm gần 20 cuốn sách mỏng, viết về mọi mặt của Công giáo.

Trong cuốn Sự Thật Về Giáo Hội Công Giáo (The Truth About The Catholic Church, Girard, KS; Haldeman Julius, 1942), Linh mục Joseph McCabe viết:

“Trong tất cả những chuyện giả tưởng vẫn còn được ẩn núp dưới cái dù dột nát “Chân lý Công Giáo”, truyền thuyết về chế độ giáo hoàng được thành lập bởi Chúa và hệ thống giáo hoàng thật đúng là lì lợm và có tính cách lãng mạn nhất. Chẳng có quyền lực thần thánh nào, mà chỉ là một chuỗi những ngụy tạo và cưỡng bách, những lừa đảo tôn giáo và tham vọng ngỗ ngược, phạm phải trong một thời đại cực kỳ ngu si, đã dựng lên quyền lực của giáo hoàng, hệ thống giáo sĩ và tín ngưỡng.

Từ “Giáo hội” chẳng có nghĩa gì trong thời của Giê-su và Phê-rô. Không có từ đó trong tiếng Aramic. Giê-su đã phải nói là “Giáo đường” [nơi tụ tập cầu nguyện của người Do Thái], và ông ta ghét những Giáo đường.”

(Of all the fictions which still shelter from the storm of modern criticism under the leaky umbrella of “Catholic Truth”, the legend of the divine foundation of the Papacy and the Papal system is quite the boldest and most romantic. No divine force, but a pitifully human series of forgeries and coercions, of pious frauds and truculent ambitions, perpetrated in an age of deep ignorance, built up the Papal power, hierarchy and creed…

The word “church” had no meaning at all in the days of Christ and Peter. There was no such word in Aramaic. Christ would have had to say “synagogue”; and he hated synagogues.)

Ngoài ra, chúng ta cũng nên biết, Hội Nghiên Cứu Về Giê-su (The Jesus Seminar) gồm nhiều học giả thuộc mọi hệ phái Ki-tô, sau nhiều năm nghiên cứu, cũng đưa ra cùng một kết luận, nghĩa là, Giê-su không hề có ý định thành lập giáo hội cũng như không hề ủy quyền cho Phê-rô xây dựng giáo hội. Tất cả chỉ là những điều giáo hội Công giáo bịa đặt để tạo quyền lực cho giáo hội mà thôi.

Cũng vì những bằng chứng không thể chối cãi được ở ngay trong Thánh Kinh mà khi được hỏi rằng: “Giê-su có ý định thành lập một tôn giáo mới, tôn giáo mà ngày nay chúng ta gọi là Ki Tô Giáo, hay ít nhất là tạo ra một giáo hội Ki Tô tách biệt (ra khỏi Do Thái giáo. TCN) không?” (Did Jesus intend to found a new religion, the one we now call Christianity, or at least create a separate Christian church?), Linh mục John Dominic Crossan đã trả lời: “Câu trả lời cho câu hỏi đó là một chữ “KHÔNG” quyết định” (The answer to that is an emphatic NO).

Từ những bằng chứng nghiên cứu Thánh Kinh của các học giả trong thế giới Tây Phương và của cả những nhà Thần học nổi danh trong Công giáo như trên, chúng ta thấy rõ sự ngụy tạo ra một “Giáo hội của Chúa Giê-su” chẳng qua chỉ là mánh mưu của Giáo hội Công giáo để tạo quyền lực trên đám tín đồ đầu óc yếu kém, cả tin, và không bao giờ đọc hay không đủ khả năng đọc Thánh Kinh . Lịch sử đã chứng tỏ Giáo hội Công giáo triệt để khai thác sự ngu dốt của quần chúng và cho đến ngày nay, vẫn duy trì sách lược giam giữ tín đồ trong sự ngu dốt, trong một ngục tù tâm linh, không dám cho tín đồ biết về những sự thực về Kinh Thánh cũng như về lịch sử Công giáo, tuy rằng những sự thật này đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới.

Vì không làm gì có cái gọi là “Giáo hội của Chúa Giê-su” , cho nên trước lời mời gọi của ông Nguyễn Học Tập là cái giáo hội ma đó mở rộng ra cho hết mọi người, bất cứ ai muốn vào, dự phần ơn cứu rỗi mà Ngài đem đến cho nhân loại đều được Giáo Hội giang tay đón nhận, kể cả anh em Giao Điểm, nếu anh em muốn” cho nên anh em Giao Điểm chúng tôi [xin lỗi Giao Điểm, vì tôi đã vơ cả anh em Giao Điểm vào đây] xin được đánh hai chữ “Em Chạ” quyết định. Tại sao?

Giám Mục John Shelby Spong đã cho rằng vai trò Chúa Cứu Thế của Chúa Giê-su cần phải dẹp bỏ, xin đọc: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN37.php :

“Không có bất cứ một hình ảnh nào dùng để giải thích về nhân vật Giê-su đáng được tồn tại. Hình ảnh hiển nhiên nhất để loại bỏ trong đầu óc tôi có lẽ cũng là cái hình ảnh cổ xưa nhất về mọi diễn giải về Giê-su. Đó là cái hình ảnh của Giê-su như là “đấng thần linh cứu thế” (the divine rescuer).”.

Và Linh mục James Kavanaugh cho rằng “ơn cứu rỗi” chỉ là một huyền thoại , xin đọc: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN36.php :

“Nhưng đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ, chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).

Tôi chấp nhận sự kiện là Giê-su đã chết, và ngay cả đã bị đóng đinh trên thập giá. Nhưng tôi không thể chấp nhận cái huyền thoại là cái chết của ông ta là để chuộc tôi cho tôi. Huyền thoại “cứu rỗi” (The salvation Myth) trong Tân ước chỉ là một cách diễn giải. Đó là một huyền thoại của thời bán khai, bản chất của nó giống như những huyền thoại của các dân tộc bán khai ở khắp nơi, nhưng nó hoang đường và độc ác hơn hầu hết các huyền thoại khác. (But it is more unbelievable and more cruel than most myths).”

Đó là những nhận định về “ơn cứu rỗi” của những bậc trong hàng giáo Phẩm Công Giáo cũng như Tin Lành, ngoài hàng trăm các nhận định tương tự của các học giả trong thế giới Tây phương, chứ không phải là của bọn người “vô thần” chúng tôi. Vì theo Voltaire: “Vô thần là thói xấu của một số nhỏ những người thông minh (Atheism is the vice of a few intelligent people), cho nên chúng tôi không dại gì mà tự đưa đầu vào cái thòng lọng tâm linh của Công Giáo. Mặt khác, chúng tôi còn muốn cứu quý vị thoát ra khỏi cái thòng lọng đó bằng cách trình bày cùng quý vị những sự thật về Giáo hội Công Giáo Roma cũng như về vai trò và con người thực của Giê-su. Cho nên, trong tương lai tôi sẽ viết một bài về “Người Ki Tô Giáo Việt Nam Và Chương trình Cứu Rỗi Của Chúa Giê-su”. Quý vị sẽ ngỡ ngàng khi thấy rằng, Tân ước đã viết rất rõ là Giê-su không có chương trình cứu bất cứ ai ngoài người Do Thái.

Thay Lời Kết:

Ông Nguyễn Học Tập đã thách thức:

Nếu ông Nguyễn Mạnh Quang và các anh em trong tổ chức Giao Điểm muốn phê bình Giáo Hội Công Giáo Roma là sai trái, xin ông và anh em nêu ra đâu là những điều sai trái của Giáo Lý Ki Tô giáo, chớ không phải những sai trái của Hàng Giáo Phẩm hay của một vài Đấng Bậc nào đó, nhỏ bé hay cao trọng cũng vậy.

Người Công Giáo sẽ rất biết ơn ông Quang và anh em Giao Điểm chỉ dạy cho những sai trái của giáo lý Ki Tô giáo (doctrina).

Trên đây tôi đã chứng minh là những tội ác mà Giáo hội Công Giáo Roma giáng lên đầu nhân loại bắt nguồn từ chính những điều viết trong Thánh Kinh: Cựu ước cũng như Tân ước. Mà Thánh Kinh chính là nguồn giáo lý của Ki Tô Giáo, chứ không phải là những điều “giáo hội dạy rằng…”, phần lớn không có căn bản trong Thánh Kinh. Đây là những sự thật bất khả phủ bác. Tuy nhiên chúng tôi không cần và cũng không muốn người Công Giáo phải biết ơn chúng tôi. Chúng tôi chỉ muốn quý vị hãy chịu khó tự mình tìm hiểu về Công Giáo, tự mình đọc kỹ cuốn Thánh Kinh, tự mình suy lý để tìm ra lẽ thật chứ đừng nghe những gì Giáo hội dạy, vì phần lớn những gì Giáo hội dạy về “Giáo lý của Ki Tô Giáo” thực chất lại không phải là “giáo lý của Chúa Giê-su”. Tôi không biết là Giáo Sư Nguyễn Mạnh Quang đã viết những gì trong bài nào, nhưng qua bài phê bình của ông Nguyễn Học Tập, tôi có thể nói rằng, Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang, khi liên kết “chủ thể” với “chủ đề” trong Ki Tô Giáo, thì ông ta đã viết không sai. Tất cả những bằng chứng về văn học và lịch sử đã chứng minh điều này. Sở dĩ có sự bất khả tương hợp giữa sự hiểu biết của ông Nguyễn Học Tập và của Giáo Sư Nguyễn Mạnh Quang là vì một đàng hiểu theo cảm tính và niềm tin cá nhân (ông Nguyễn Học Tập), còn một đàng thì hiểu qua những tài liệu đã được nghiên cứu nghiêm túc (Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang).

Cuối cùng, muốn biết ơn “ông Quang và anh em Giao Điểm” thì người Công Giáo phải có cơ hội đọc bài này. Nhưng tôi không nghĩ rằng họ sẽ có cơ hội, trừ phi họ tự mình vào đọc các trang nhà Giao Điểm (giaodiemonline.com) hay Sách Hiếm (sachhiem.net). Tôi không tin rằng ông Nguyễn Học Tập hay ban biên tập trang nhà luongtamconggiao.com sẽ cho đăng bài này song song với bài “Giáo Hội Công Giáo Roma” của ông Nguyễn Học Tập để mở rộng sự hiểu biết của người Công Giáo. Nếu vì một phép lạ nào đó mà bài này được đăng trên luongtamconggiao.com và nếu có ý kiến phản bác nào đó trong lãnh vực thảo luận trí thức thuần túy trên các chủ đề từ phía những người Công giáo thì tôi xin hoan hỉ đón nhận.

Grayslake, Illinois.

Ngày 1 tháng 12, năm 2008

 

Bài liên quan:

Đối Thoại giữa Vương Vũ và Nguyễn Học Tập

LẠI CHUYỆN BẤT ĐẮC DĨ VỀ TIẾN SĨ NGUYỄN HỌC TẬP (Trần Chung Ngọc)