Lại Chuyện Ruồi Bu

của Trần Trung Đạo

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt021.php

30 tháng 9, 2008

Từ “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi” thổi qua Tòa Khâm sứ, tôi không còn đọc Talawas nữa. Nhưng có nhiều bạn, biết tôi không bao giờ phiền hà trước bất cứ chuyện gì, nên thường cứ gửi cho tôi những bài mà thật tình tôi không muốn đọc. Tuy nhiên, tôi phải thú thực rằng, phần lớn chỉ đọc qua cái tựa là tôi delete ngay, nhưng cũng có những bài tôi cũng để mắt đọc qua xem nó ra làm sao.

Gần đây có một vị nhờ Sách Hiếm gửi cho tôi bài “Ai Phỉ Báng Dân Tộc” của ông Trần Trung Đạo, lấy từ trang nhà Talawas. Tên Trần Trung Đạo khá quen thuộc, hình như trước đây tôi đã phê bình bài “Con sông Gianh chảy giữa lòng Hà Nội” của ông Trần Trung Đạo như sau:

“Ông Trần Trung Đạo đã vận dụng tối đa “Con sông Bến Hải đang chảy cuồn cuộn giữa lòng Trần Trung Đạo” để viết bài “Con sông Gianh chảy giữa lòng Hà Nội”, phê bình bài “Gọi tên cuộc chiến hay xuyên tạc sự thật” của ông Nguyễn Hòa. Gọi là phê bình cho nó vui chứ thực ra đây chỉ là một bài “tố Cộng” thuộc loại rẻ tiền. Thay vì phân tích, thảo luận những điểm trong bài của ông Nguyễn Hòa, thì với mỗi điểm ông Trần Trung Đạo lại mở một màn kể tội Cộng Sản, nhìn Việt Nam qua một cặp kính đen: cái gì ở Việt Nam cũng xấu, tất cả chỉ là phên dậu bên ngoài, có tính cách vá víu “câu giờ”, không phải để đưa nước nhà ra khỏi quỹ đạo lạc hậu v..v.. Những lý luận chống Cộng của ông thuộc loại nói lấy được, nói mà không biết mình nói cái gì, kiểu cả vú lấp miệng em. Tưởng ông chống Cộng thế nào chứ ngoài việc kể xấu Việt Nam, những chuyện mà ai cũng biết và tùy theo mức độ, không nước nào là không có, ông không có một luận cứ nào ra hồn, toàn là những luận điệu đao to búa lớn của giới CCCĐ hay CCCB ở hải ngoại, phần lớn là xuyên tạc sai sự thực.”

Nay ông Đạo viết bài “Ai Phỉ Báng Dân Tộc” để bênh vực ông Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và chống Cộng thì cũng chẳng lấy gì làm lạ, vì từ thuở ông ấy đi Theo bước chân người linh mục” [Đầu đề một bài viết của Trần trung Đạo] thì ông ấy cũng phải vậy thôi [Xin bấm vào hàng này để đọc bài của Hoài Vy về Trần Trung Đạo trên trang nhà Giao Điểm, tháng 8 & 9, năm 2005]. Ông Đạo nguyên là sinh viên Viện Đại Học Vạn Hạnh trước đây. Không hiểu ông ấy có biết đến motto của Viện Đại Học Vạn Hạnh là “Duy Tuệ Thị Nghiệp” hay không, mà nay ông ấy lại thực hành “Duy chống Cộng thị nghiệp”, và lẽ dĩ nhiên là chống Cộng vì cảm tính riêng tư chứ không phải thuộc loại chống Cộng có trí tuệ.

Trong bài “Ai Phỉ Báng Dân Tộc”, tôi bỏ qua phần đầu ông ấy viết rất lạc đề, lấy vài chuyện trong phương trời Âu Á, bỏ qua chuyện ông Bush đã nói “láo to” [big lie] (từ của ông Đạo) để xâm chiếm Iraq vì dầu, để đi đến quy kết là tố khổ Cộng Sản nói láo trong vụ ông Ngô Quang Kiệt. Chúng ta hãy thử xem lý luận bênh vực ông Ngô Quang Kiệt của ông Trần Trung Đạo ra sao.

Trần Trung Đạo: Và mới đây, những viên đạn tuyên truyền lại nhắm vào đức Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt sau bài phát biểu của ngài tại Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội hôm 20 tháng 9 năm 2008.

Các cơ quan truyền thông, từ các báo phát hành với số lượng lớn như Lao Động, Thanh Niên, các đài phát thanh, truyền hình, cho đến trang web của các bộ, các ban ngành nhà nước, theo chỉ thị của Đảng, đồng loạt tố cáo đức Tổng Giám mục đã “phỉ báng dân tộc” vì ngài “cảm thấy nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”. Đảng đã dịch chữ “hộ chiếu” thành “dân tộc”. Và một lần nữa chiêu bài “bảo vệ dân tộc” lại được treo lên, những tiếng kèn thúc quân quen thuộc một thời đã đẩy hàng triệu thanh niên miền Bắc vào cuộc chiến tranh chém giết biết bao người miền Nam vô tội lại được thổi to lên và những khẩu hiệu đã từng dẫn đường cho bao nhiêu thế hệ Việt Nam như những con thiêu thân lao vào lò lửa tham vọng bá quyền của Trung Quốc và Liên Xô được giương cao trên đường phố.

Trần Chung Ngọc: Thứ nhất, không phải chỉ có các báo hay đài phát thanh, truyền hình ở trong nước mới phê bình lên án ông Ngô Quang Kiệt là “phỉ báng dân tộc”, mà dư luận của người Việt trên khắp thế giới, trừ các con chiên thuộc các “xóm đạo cờ vàng”, đều lên án ông Kiệt như vậy cả.

Thứ nhì, ông mang hộ chiếu của một quốc gia, theo đúng nghĩa, ông là một đại diện nho nhỏ của quốc gia đó [người Mỹ vẫn nhắc nhở dân của họ ra nước ngoài làm việc phải tự coi mình như một đại sứ (ambassador), đừng làm gì nhục đến quốc thể], và mọi công dân của một quốc gia khi xuất ngoại đều có bổn phận giữ gìn, không làm điều gì xấu để cho quốc gia của mình phải mang tiếng hay can thiệp. Như vậy, dù muốn dù không thì cái “hộ chiếu” cũng đã dính liền với dân tộc rồi. Khi ông TGM Ngô Quang Kiệt phát biểu là “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên.” Thì đây chính là lời phát biểu bừa bãi, vô trách nhiệm. Tại sao? Vì những khó khăn về “bị soi xét” có thể chỉ xẩy ra cho cá nhân ông Kiệt chứ không có chuyện xảy ra cho tất cả mọi người Việt Nam xuất ngoại. Tôi có nhiều bạn bè và người quen gần đây được nhập cảnh Mỹ với hộ chiếu của Việt Nam nhưng không có ai than phiền là bị đặc biệt soi xét như ông Kiệt cả.

Vậy thì chúng ta có có thể kết luận là: Một là ông Kiệt là một người ngu, không biết mình đã nói bậy; Hai là, ông Kiệt tự cho mình là dân Chúa, nhất lại là một Tổng Giám Mục của Vatican, nên muốn nói sao cũng được, dù có miệt thị cả nước cũng không ai làm gì được ông ấy. Thật vậy, vì đâu có phải chỉ có mình ông Kiệt là cầm cái hộ chiếu Việt Nam khi xuất ngoại, cái hộ chiếu Việt Nam là của mọi công dân Việt Nam được cầm khi xuất ngoại.

Ông Trần Trung Đạo viết bậy là “Đảng đã dịch chữ “hộ chiếu” thành “dân tộc”” . Nhưng ông không biết là Tiến Sĩ Nguyễn Phúc Liên đã cho rằng “hộ chiếu” không phải là “quốc tịch” cho nên ông Tổng Kiệt không phải là người phản quốc hay mất gốc. Nhưng ông Tiến Sĩ Kinh Tế đần đến độ không hiểu rằng cái hộ chiếu Việt Nam thì dính liền với người dân và quốc tịch Việt Nam. Không phải công dân Việt Nam, không có quốc tịch Việt Nam thì không thể mang trên người hộ chiếu Việt Nam. Như vậy, hộ chiếu đã gắn liền với người dân và đương nhiên cũng gắn liền với dân tộc.

Không ai có thể ngu đến độ nói là: tôi mang hộ chiếu Việt Nam nhưng chẳng liên quan gì đến quốc tịch Việt Nam hay dân tộc Việt Nam, trừ những con chiên của Chúa, đặt quốc tịch của nước trời, đúng ra là quốc tịch của Vatican, lên trên quốc tịch của quốc gia mình, của tổ tiên mình, và của đất nước đã nuôi dưỡng mình. Cũng không ai có thể đần độn đến độ nói rằng: Tôi mang hộ chiếu Việt Nam này nhưng đó là hộ chiếu của CSVN, mà CSVN không phải là nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, như ông Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên đã viết. Do đó, theo ông Liên, ông Tổng Kiệt chỉ nuốn nói là ông cảm thấy nhục nhã khi mang hộ chiếu của CSVN. Nhưng ông quên mất một điều là CSVN không tự nhiên cấp hộ chiếu Việt Nam cho bất cứ ai, mà đương sự phải có đơn xin và cơ quan phụ trách của guồng máy chính quyền xét thấy hợp lệ và đủ điều kiện thì mới cấp. Vậy, tôi cho rằng chính quyền hãy thu hồi hộ chiếu đã cấp cho ông Ngô Quang Kiệt để ông chỉ còn có thể đi làm mục vụ xin tiền ở trong nước mà thôi.

Trần Trung Đạo: Tôi không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo và cũng không theo dõi một cách chi tiết từ đầu cuộc tranh chấp Thái Hà nhưng sau khi đọc các bài viết trên báo chí và những ý kiến mang nặng đầu óc Vệ binh Đỏ trên các trang web trong nước so với toàn văn bài phát biểu của đức cha Ngô Quang Kiệt, tôi cảm thấy vô cùng bất nhẫn. Nguyên văn câu nói của đức Tổng Giám mục Hà Nội như thế này: “Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”

Trần Chung Ngọc: Câu nói của ông Ngô Quang Kiệt thuộc loại tổng quát hóa vấn đề một cách vô trách nhiệm. Ông Kiệt đi ra nước ngoài rất nhiều và ông tự thú là đã gặp nhiều khó khăn, bị soi xét, không được kính trọng, do đó ông cảm thấy nhục nhã. Nhưng đó chỉ là kinh nghiệm của cá nhân ông ta chứ không phải là kinh nghiệm của mọi người Việt Nam xuất ngoại cầm cái hộ chiếu của Việt Nam. Ông Kiệt cũng chỉ nói trên đầu môi chót lưỡi, chứ những hành động của ông ta đã phản lại những lời ông ta nói, không có một chút nào là đoàn kết dân tộc, thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp. Ông ta huy động giáo dân, kể các bà lão Công giáo nhà quê và con nít, vác búa, kìm, và xà beng đi cầu nguyện ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, phá tường rào, đem cây thập ác và tượng bà Mary của Công giáo cắm và đặt bậy vào những nơi không phải để thờ phụng của Công giáo, chiếm giữ đường phố là đất công cộng, ngăn trở giao thông công cộng, dùng loa phóng thanh công xuất cao làm ồn đường phố, đánh chuông nhà thờ bừa bãi [ở Mỹ, nhà thờ tuyệt đối không được đánh chuông làm phiền người dân, nhất là trong giờ nghỉ trong đêm tối], làm mất sự yên tĩnh của đồng bào trong vùng, bất kể đến sự ta thán của người dân quanh vùng, bất kể đến sự khuyên giải của chính quyền, vậy thì có chỗ nào là đoàn kết dân tộc, thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp ở đây. Và trường hợp mấy anh Nhật Bản hay anh Cao Ly mà ông ta nói đến cũng chỉ là những trường hợp lẻ tẻ mà ông ta thấy chứ ông ta không thể tổng quát hóa sự việc. Ông Kiệt mong đất nước lớn mạnh và làm sao thật sự đoàn kết nhưng những hành động cụ thể của ông ta rõ ràng là quấy phá đất nước, chia rẽ dân tình, có nghĩa là ông ta nói lên những lời đãi bôi, chỉ quyến rũ được những người chủ trương “duy chống Cộng thị nghiệp” như ông Trần Trung Đạo, chứ trên thực tế thì ông ta chỉ nói một đàng , làm một nẻo. Tôi xin bỏ qua phần tiếp theo của ông Trần Trung Đạo ca tụng “lòng yêu nước sâu đậm” [sic] với búa, kìm, và xà beng của ông Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Tôi xin sang một phần khác để cho chúng ta thấy ông Đạo chống Cộng như thế nào.

Trần trung Đạo: ..Hãy chỉ cho tôi một niềm tự hào dân tộc, Tự hào đã đánh thắng đế quốc Mỹ ư?. Có lẽ đó là chuyện mà những người có ý thức không ai còn muốn nhắc hay đem ra tranh cãi. Không phải vì thời gian đã trôi qua hay muốn quên đi quá khứ mà vì ngày nay sách vở viết về mưu đồ của Trung Quốc và Liên Xô trong cuộc chiến Việt Nam không còn hiếm hoi như trước. Sự thật về cuộc chiến đã phơi bày một cách chi tiết về con số bao nhiêu ngàn quân Trung Quốc đã tham chiến tại Việt Nam cũng như bao nhiêu vũ khí mà các đế quốc cộng sản đã đổ xuống Việt Nam. Nếu có một thống kê chính xác, tôi tin số người dân Việt Nam vô tội bị giết bằng súng đạn của Liên Xô và Trung Quốc còn vượt xa số người chết do bom đạn Mỹ gây ra, bởi vì chiến trường diễn ra ở miền Nam chứ không phải miền Bắc. Thế thì ai mới đáng gọi là quân xâm lược đây? Nói như thế để so sánh chứ không có nghĩa là binh vực Mỹ. 

Trần Chung Ngọc: Tôi có thể nói ngay rằng, sự hiểu biết của ông Trần Trung Đạo về cuộc chiến ở Việt Nam là một con số không vĩ đại. Ông Đạo không có niềm tự hào dân tộc vì Việt Nam đã đánh thắng đế quốc Mỹ, đó là quyền của ông. Nhưng cả thế giới đã phải ngả mũ trước cuộc chiến thắng của người dân Việt Nam, tôi nói là người dân Việt Nam đấy. Ông đưa ra vài luận cứ để xuyên tạc và hạ thấp cuộc chiến thắng này nhưng không đưa ra bất cứ một tài liệu có giá trị nào, tác giả là ai, để biện chính cho những luận cứ của ông ta. Người Mỹ tham gia chiến tranh, nhưng không có một cuốn sách nào của các học giả Mỹ viết trong cuộc chiến cũng như sau cuộc chiến nói đến con số bao nhiêu ngàn quân Trung Quốc đã tham chiến tại Việt Nam, mà chỉ nói đế số nhỏ cố vấn Trung Quốc. Bao nhiêu vũ khí mà các đế quốc CS đã đổ xuống Việt Nam? Thế ông có so sánh với bao nhiêu vũ khí mà các đế quốc Pháp rồi Mỹ đã đổ xuống Việt Nam không? Viết bậy như vậy mà cũng viết được thì thật là tài. Ông Đạo hi vọng trước những vũ khí tối tân nhất, cộng với tàu chiến, xe tăng, thiết giáp v… v… của Mỹ, Việt Nam nên chỉ lấy gậy tầm vông mà kháng chiến?

Về vấn đề này, Giáo sư Mortimer T. Cohen, trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, đã viết, p. 260:

Nhưng Mỹ làu bàu về cái nỗi gì? Bắc Việt tiếp tế cho VC? Thế thì Mỹ cho Quân Đội Nam Việt Nam cái gì? Súng hỏa mai?? Từ 1949 về sau những người Âu Châu ở Việt Nam than vãn và phàn nàn vì kẻ thù đã được tiếp tế vũ khí có cùng phẩm chất như của họ. Tây phương mơ tưởng đến những ngày huy hoàng xưa kia khi dân bản xứ chống lại họ với cung tên và bị họ bắn tan hoang bởi những súng của hải quân, pháo binh, và súng máy. “Gậy ông đập lưng ông” chỉ là chuyện công bằng.

(But what was the US growling about? The North was supplying the VC? And what were the American giving the ARVN -–muzzle loaders? From 1949 on the Europeans in Vietnam whined and complained because their enemies were supplied with the same quality armament as they. The West was dreaming of the good old days when the natives fought with bows and arrows and they were shattered them with naval guns, artillery, and automatic weapons. “Turn about” is fair play.)

Giáo sư Cohen cũng còn viết về sự phàn nàn của Ngoại Trưởng Dulles về chuyện Trung Quốc viện trợ vũ khí cho Việt Minh trong thời kháng chiến chống Pháp, Ibid., trang 257:

Thái độ của Dulles có vẻ như là Mỹ viện trợ cho Pháp nhiều tỷ đô-la về quân phí thì được, nhưng những quốc gia Cộng sản viện trợ cho Việt Minh chỉ có một phần nhỏ (so với viện trợ của Mỹ cho Pháp) thì đó là một tội ác và là hành động xâm lăng.

(Dulles’ attitude seemed to be that it was all right for the US to hand the French billions in military aid, but a crime and an aggression when the communist nations supplied a fraction of that to the Viet Minh.)

Thống kê chính xác thì không thể nào có, nhưng những con số gần đúng và đáng tin cậy thì đã có nhiều rồi. Ông Trần Trung Đạo không chịu đọc sách thành ra không biết đó thôi. Khi xưa ở Vạn Hạnh, không biết ông Trần Trung Đạo có học những “cua” “Thống Kê Căn Bản” hay “Cơ Học Cổ Điển” của tôi không, nhưng ngày nay tôi muốn dạy ông miễn phí một chút về sử để từ nay về sau ông đừng có vì cái nghề nghiệp chống Cộng của ông mà viết láo lếu nữa.

Theo tài liệu trong cuốn The Vietnam War Almanac, General Editor: John S. Bowman, Barnes & Noble, Inc., New York, 2005, trang 358, số tổn thất về nhân mạng được ước tính như sau:

- Mỹ: Chết 57702; bị thương 313616, cộng với hơn 1000 chết không phải do chiến trận.

- Nam Việt Nam: Chết 185528; bị thương 499026.

- Bắc Việt: Chết 924048; số bị thương ước tính ít nhất gấp đôi.

- Cả hai miền: 415000 thường dân chết; 936000 bị thương.

- Nam Hàn: Chết 1107.

- Thái Lan: Chết 350.

- Úc và New Zealand: Chết 475.

- 8 triệu tấn bom đã thả xuống Việt Nam, Cambod, và Lào (vào khoảng gấp hơn 2 lần tấn bom mọi phe dùng trong đệ nhị Thế Chiến.)

- Viện trợ của Nga Sô Viết và Trung Cộng cho Bắc Việt ước tính khoảng 3 tỷ Mỹ Kim.

- Mỹ đã tiêu ở Việt Nam khoảng 300 tỷ Mỹ Kim (viện trợ và quân phí).

Vậy thì ông Trần Trung Đạo cho rằng số người chết ở miền Nam phần lớn là do vũ khí của Trung Quốc và Liên Sô, chứ không phải của Mỹ. Ông nên trở lại trường học, bỏ môn Kinh Tế và Luật đi, để học lại sử. Nếu ông muốn biết rõ vũ khí của ai giết nhiều người Việt Nam nhất thì hãy chịu khó đọc bài:

American Terrorism and Genocide of the Vietnamese People, 1945-1974
 http://www.intellnet.org/resources/american_terrorism/Vietnamesevictims.html

Bản dịch tiếng Việt: Chủ Nghĩa Khủng Bố Và Diệt Chủng Dân Tộc Việt Nam Của Mỹ 1945-1974, có trên http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts25.php

 

۞

 

Viết bậy xong rồi, ông Trần Trung Đạo đặt câu hỏi: Thế thì ai mới đáng gọi là quân xâm lược đây? Tôi có ngay câu trả lời qua vài tài liệu:

Daniel Ellsberg viết trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:

Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.

Cuộc chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến.

Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau lòng hơn, và cũng chỉ là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”.

Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ.

[In practical terms, on one side, it had been an American war almost from its beginning: at first French-American, eventually wholly American. In both cases it was a struggle of Vietnamese – not all of them but enough to persist – against American policy and American financing, proxies, technicians, firepower, and finally, troops and pilots.

It was no more a “civil war” after 1955 or 1960 than it had been during the US-supported French at colonial reconquest. A war in which one side was entirely equipped and paid by a foreign power – which dictated the nature of the local regime in its own interest – was not a civil war. To say that we had “interfered” in what is “really a civil war”, as most American writers and even liberal critics of the war do to this day, simply screened a more painful reality and was as much a myth as the earlier official one of “agression from the North”. In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.]

Tại sao Daniel Ellsberg lại có thể viết như vậy. Vì Ellsberg là viên chức trong chính quyền Mỹ, đã từng đọc được những tài liệu mật nhất của Mỹ và biết rõ nhất về thực chất cuộc chiến ở Việt Nam. Chính ông là người đã tiết lộ Tài Liệu Ngũ Giác Đài. Và ông viết đoạn trên năm 2002 chứ không phải là trong thời kỳ “phản chiến” sôi nổi trên đất Mỹ. Nếu chúng ta đã đọc một số những sách viết về cuộc chiến Việt Nam, viết sau 1975, của các học giả và cựu quân nhân Mỹ, thì chúng ta sẽ thấy rằng đa số đồng ý với Daniel Ellsberg về điểm này.

Còn nữa, trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), Các Giáo sư John Carlos Rowe và Rick Berg viết, trang 28-29:

Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam) “căn bản là sai lầm và phi đạo đức”, chứ không chỉ là “một lỗi lầm.”

Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện. Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam. Số tử vong vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm. Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại (ấp chiến lược?) nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, giây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ. Mỹ khẳng định là đã được mời đến, nhưng như tờ London Economist đã nhận định chính xác, “một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp.” Mỹ chưa bao giờ coi những tay sai mình dựng lên là có quyền hợp pháp như vậy, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam. Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân lọại trên khắp Đông Dương.

(As late as 1982 – after years of unremitting propaganda with virtually no dissenting voice permitted expression to a large audience – over 70% of the general population (but far fewer “opinion leaders”) still regarded the war as “fundamentally wrong and immoral,’ not merely “a mistake”..

It is worth recalling a few facts. The US was deeply committed to the French effort to reconquer their former colony, recognizing throughout that the enemy was the nationalist movement of Vietnam. The death toll was about half a million. When France withdrew, the US dedicated itself at once to subverting the 1954 Geneva settlement, installing in the south a terrorist regime that killed perhaps 70000 “Viet Cong” by 1961, evoking resistance which, from 1959, was supported from the northern half of the country temporarily divided by the Geneva settlement that the US had undermined. In 1961-1962, President Kennedy launched a direct attack against rural South Vietnam with large-scale bombing and defoliation as part of a program designed to drive millions of people to camps where they would be “protected” by armed guards and barbed wire from the guerillas whom, the US conceded, they were willinggly supporting. The US maintained that it was invited in, but as the London Economist accurately observed, “an invader is an invader unless invited in by a government with a claim to legitimacy.” The US never regarded the clients it installed as having any such claim, and in fact it regularly replaced them when they failed to exhibit sufficient enthusiam for the American attack or sought to implement the neutralist settlement that was advocated on all sides and was considered the prime danger by the aggressors, since it would undermine the basis for their war against South Vietnam. In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)

Vậy thì bây giờ hẳn là ông Trần Trung Đạo đã biết “ai mới đáng gọi là quân xâm lược đây?”, nếu còn chưa biết thì nên học thêm, đọc thêm để mà biết.

Từ chuyện ông Tổng Kiệt, ông Trần Trung Đạo viết lang bang sang những vấn đề chính trị, chiến tranh quốc tế, chẳng ăn nhập gì đến chuyện nhục nhã của ông Tổng Kiệt, nhưng càng viết càng tỏ rõ cái kiến thức không thể gọi là kiến thức của ông ta. Tất cả chỉ là những luận điệu một chiều theo thiên kiến, phi lịch sử, cho nên tôi nghĩ không cần phải phê bình thêm làm gì. Thật vậy, chỉ qua phần phê bình vài điểm trên, chúng ta đã có thể thấy rõ tư cách và kiến thức của ông Trần Trung Đạo thuộc trình độ nào rồi. Quý độc giả có thể đọc bài của ông ta trên Talawas và tự đánh giá lấy bài viết này của ông ta