LẠI CHUYỆN BẤT ĐẮC DĨ VỀ :

MINH VÕ

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt058.php

17 tháng 5, 2008

 

LTS: Không phải vì bài viết của TS Trần Chung Ngọc khá dài, nhưng có lẽ do sự hứng khởi khi đọc bài của ông, Sachhiem.net đã mạn phép tác giả đề tựa cho một vài đoạn như trình bày dưới đây.  Do đó sachhiem.net xin chịu trách nhiệm nếu đọc giả không hài lòng về ý nghĩa của một tiểu tựa màu đỏ nào đó trong bài. Còn lại, sachhiem hoàn toàn tôn trọng nội dung và ngôn từ của bài viết theo ý tác giả. (SH)


Con bò mộng Tây Ban Nha

Đảo vào Đàn Chim Việt tôi thấy có bài “Tự Do Tín Ngưỡng” của Minh Võ. Là người nghiên cứu về tôn giáo nên tôi tò mò muốn biết Minh Võ hiểu thế nào là “Tự Do Tín Ngưỡng”. Ngay câu đầu tôi đã nhận ra ngay ý đồ đen tối của Minh Võ.

Điều này không lạ, vì Minh Võ đã nổi tiếng là một con bò mộng màu đen Tây Ban Nha, cứ thấy màu đỏ là húc càn bất kể sống chết, sống chết về trình độ kiến thức và về phương diện lương thiện trí thức chứ không phải sống chết thân xác.

Về trình độ hiểu biết của Minh Võ về chính cái đạo Công giáo của ông ta thì đó là những hiểu biết thuộc thế kỷ 17. Về sự hiểu biết của ông về Phật Giáo thì không thể nói là hiểu biết. Còn về các vấn đề linh tinh khác thì xin miễn phê bình vì không ngoài lối truyền đạo rẻ tiền ấu trĩ cho nên có phê bình cũng chỉ phí thì giờ.

Vì Minh Võ viết bậy cho nên xin quý độc giả thông cảm nếu tôi phải dùng đến những lời lẽ nặng nề. Ái ngữ không thể áp dụng đối với những con người như Minh Võ mà phải vạch ra cái bộ mặt thật của ông ta.

Mở đầu bài “Tự Do Tín Ngưỡng” Minh Võ viết:

“Bài này được viết nhân đại lễ Vesak sắp được tổ chức trong nước, mà có người coi như một bằng chứng về “tự do tôn giáo”.”

Và ở đoạn kết, ông Minh Võ đưa ra mấy câu hỏi:

- Với đại hội Phật Giáo nhân dịp lễ Phật Đản sắp tới ở Việt Nam, Cộng Sản Việt Nam có chứng tỏ được cho thế giới thấy rằng dân Việt ngày nay đã có tự do tôn giáo không?

- Liên Hiệp Quốc có tiếp tay cho Cộng Sản Việt Nam làm việc đó không?

- Các ông Lê Mạnh Thát, Thích Tuệ Sĩ, những tử tội của Cộng Sản một thời, có cùng với những Thích Nhất Hạnh, Trần Quang Thuận, Trần Chung Ngọc v.v...và hàng trăm tu sĩ Phật Giáo khác mới ly khai, hay bị khai trừ khỏi, giáo Hội Việt Nam Thống Nhất có đã đầu hàng Việt Cộng, cùng với nhà nước CS chứng minh với thế giới rằng “giáo hội Phật Giáo Việt Nam” trong nước mới là đạo thật, còn các giáo hội (Phật Giáo) khác không được nhà nước cho phép hành đạo chỉ là tà đạo?

Tôi có thể nói ngay rằng chỉ có những người như Minh Võ mới có thể viết lên những câu chứng tỏ trình độ hiểu biết quá thấp kém của mình và húc càn Cộng Sản không phải chỗ, không phải lúc. Điều này cũng không lạ, vì một trí thức (sic) Công giáo như Minh Võ thì chỉ có thể viết như vậy cũng như ông ta đã từng viết láo lếu về ông Hồ Chí Minh trước đây mà tôi đã từng phê bình qua bài “Vài Nét Về Cụ Hồ”. Về câu hỏi thứ nhất thì tôi bắt buộc phải giảng bài cho Minh Võ như sau, nếu ông ta muốn học, nhưng tôi tin rằng có học ông ta cũng không hiểu, vì trong đầu óc của ông ta đã đầy ắp hai chữ “Chống Cộng”, không còn chỗ nào để mà tiếp nhận thêm những kiến thức mới, nhất là những kiến thức này lại không thuộc loại chống Cộng cho Chúa:

Thứ nhất, Đại Lễ Vesak Tam Hợp Liên Hiệp Quốc là một sinh hoạt văn hóa và tôn giáo của Liên Hiệp Quốc, đề ra cách đây 9 năm, để kỷ niệm cùng lúc ba biến cố trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật: Đản Sinh, Thành Đạo, và Nhập Niết Bàn. Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày Đức Phật Đản Sinh để tổ chức Đại Lễ Tam Hợp, và coi ngày đó là Ngày Văn Hóa và Tôn Giáo Thế Giới, để kỷ niệm và tôn vinh Đức Phật, một vĩ nhân văn hóa và tâm linh của nhân loại, một bậc Đại Giác đã để lại cho hậu thế một giáo lý nhân bản, vị tha, từ bi trong tinh thần hòa hợp, hòa bình, những điều mà thế giới vô minh hỗn loạn đầy tranh chấp ngày nay cần đến hơn bao giờ hết.

Thứ nhì, ngày 29-5-2007, trong lễ bế mạc đại lễ Vesak LHQ ở Thái Lan, Hoà thượng Dharmakosajarn đã căn cứ vào Hiến chương đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, công bố trước hơn 500 đoàn đại biểu Phật giáo thuộc 62 quốc gia rằng Việt Nam là nước đăng cai Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc 2008, và Tiến sĩ Lê Mạnh Thát, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch Uỷ ban Tổ chức Quốc tế (viết tắt là IOC = International Organizing Committee). Đây là một sự kiện có nhiều ý nghĩa đối với Việt Nam.

Thứ ba, chỉ có các nước Phật Giáo mới được cái vinh dự tổ chức Đại Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc. Thử hỏi, nếu quốc gia Vatican, hay Ý, hay Pakistan đăng cai Đại Lễ Phật Đản thì có được hay không? Đây là một Lễ Hội Tôn Giáo của Liên Hiệp Quốc đề ra, không liên quan gì đến chính trị các chính thể. Mấy năm trước, Đại lễ Vesak được tổ chức ở Thái Lan. Năm nay, 2008, Đại lễ Vesak được tổ chức ở Việt Nam. Chính thể và chính trị của Thái Lan và Việt Nam khác nhau, điều này chứng tỏ tinh thần của Đại Lễ Vesak là phi chính trị. Minh Võ có hiểu được điều này không?

Và thứ tư, người nào mà cho rằng “Cộng Sản Việt Nam lợi dụng Đại lễ Vesak ở Việt Nam để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng dân Việt ngày nay đã có tự do tôn giáo” thì đúng là một người mù trước những cảnh sinh hoạt tôn giáo ở trong nước. Việt Nam không cần phải chưng bất cứ bằng chứng nào, và cũng không cần phải chứng tỏ cho thế giới thấy là Việt Nam đã có “tự do tôn giáo”. Có tự do tôn giáo hay không thì những sinh hoạt tôn giáo của người dân đã chứng tỏ hơn gì hết. Việt Nam đã có tự do tôn giáo từ lâu và hơn ở đâu hết.

Có nơi nào tự do tôn giáo hơn là một ông Tổng Giám mục ở đó có thể huy động giáo dân kể cả con trẻ, vác búa kìm và xà beng thắp nến cầu nguyện ăn vạ trước Tòa Khâm Sứ cũ ngày này sang ngày khác. Có nơi nào tự do tôn giáo hơn là giáo dân được tự do phá sập cổng sắt của Tòa Khâm Sứ. Ngoài ra, cứ đến ngày mà người ta cho là Bà Mary đẻ ra đứa con Do Thái tên là Giê-su, thì người ta lại quảng cáo rầm rộ trên TV, chăng đèn kết hoa, thiên hạ kéo ra chật cả đường phố trong “đêm thánh vô cùng” [sic]. Có ai bị cấm đi lễ Nhà Thờ? Có ai bị cấm đi lễ Chùa? Ngày mồng 5 Tết, có ai cấm người dân chen chúc nhau đi lễ Hội Chùa Hương?

Hiển nhiên là “tự do tôn giáo” của người dân đôi khi đã bị lạm dụng vì cuồng tín, vô minh, như vụ cầu nguyện với búa kìm và xà beng trước Tòa Khâm Sứ. Xin đừng lẫn lộn tự do tôn giáo của người dân với “tự do tôn giáo” [sic] của một số cá nhân có những hoạt động ra ngoài lãnh vực tôn giáo. Tự do tôn giáo của người dân không thuộc loại những hành động hung hăng và lời lẽ côn đồ trong Tòa của “Cha cũng như Chúa” Nguyễn Văn Lý mà có một số người cuồng tín nô lệ ngoại bang và có thể Minh Võ cũng cho đó là tự do tôn giáo.

Tự do tôn giáo của người dân cũng không phải “tự do tôn giáo” của mấy ông mục sư Tin Lành muốn lập nước tự trị Dega trên cao nguyên để ngự trị trên đám người yếu kém thiếu hiểu biết. Tự do tôn giáo là của cả tập thể tín đồ các tôn giáo, không phải là tự do tôn giáo của vài cá nhân trong bất cứ tôn giáo nào. Một linh mục không phải là Công Giáo. Một ông sư không phải là Phật Giáo. Một mục sư không phải là đạo Tin Lành. Đó là những hiểu biết rất sơ đẳng về tôn giáo.

Câu hỏi mà Minh Võ đặt: Liên Hiệp Quốc có tiếp tay cho Cộng Sản Việt Nam làm việc đó không? là một câu hỏi rất ngu, ngu vì không hiểu Liên Hiệp Quốc là một tổ chức như thế nào, ngu vì đó là một câu hỏi không bao giờ nên đặt ra vì nó xúc phạm đến uy tín của cả một tổ chức quốc tế và nó vô lý và ấu trĩ đến độ chỉ có con chiên Minh Võ mới có thể đặt ra như vậy.

Và câu hỏi thứ ba của Minh Võ như sau thì lại càng ngu hơn nữa:

- Các ông Lê Mạnh Thát, Thích Tuệ Sĩ, những tử tội của Cộng Sản một thời, có cùng với những Thích Nhất Hạnh, Trần Quang Thuận, Trần Chung Ngọc v.v...và hàng trăm tu sĩ Phật Giáo khác mới ly khai, hay bị khai trừ khỏi, giáo Hội Việt Nam Thống Nhất có đã đầu hàng Việt Cộng, cùng với nhà nước CS chứng minh với thế giới rằng “giáo hội Phật Giáo Việt Nam” trong nước mới là đạo thật, còn các giáo hội (Phật Giáo) khác không được nhà nước cho phép hành đạo chỉ là tà đạo?

Tôi có cảm tưởng rằng, trong cái đầu óc đã bị tê liệt bởi thuốc phiện Công Giáo của ông Minh Võ, thì bất cứ ai không chống Cộng cho Chúa, hay không chống Cộng chết bỏ, đều là thân Cộng hay đầu hàng Cộng cả. Vậy tôi xin tặng ông Minh Võ nhận định rất chính xác của một ký giả, viết trên tờ OC Register nhân vụ biểu tình chống báo Người Việt ở Cali như sau, và tôi tin rằng câu này áp dụng cho ông Minh Võ thật chẳng sai chút nào:

Những người biểu tình chống đối có biết rằng trong thế giới ngày nay mà lên án một người nào đó là cộng sản thì thật là ngu xuẩn như thế nào không? Nó đã quá lỗi thời và chứng tỏ rõ ràng là các người thiếu giáo dục.

[Do you protestors realize how ignorant it sounds to utilize and accuse someone of being a communist in today's world? It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.]

Tôi đã từng khẳng định một lập trường trong bài “Những Thắc Mắc cần Được Giải Đáp” đăng trên sachhiem.net, và nay lại xin xác định lại lập trường đó: “Bất cứ người nào chụp lên đầu tôi cái mũ Cộng sản tôi cũng xin sẵn sàng đội nó lên đầu. Nhưng đối với tôi thì người đó chẳng qua chỉ là một tên ngu xuẩn và thiếu giáo dục.” Bởi vì, ngày nay mà lên án một người nào đó là Cộng sản đã là ngu xuẩn và thiếu giáo dục rồi, thì lên án người nào đó là thân Cộng hay làm tay sai cho Cộng Sản thì còn ngu xuẩn và thiếu giáo dục hơn một mức nữa.

Tôi không có nói chơi mà sẽ chứng minh hẳn hoi. Tôi không biết gì mấy về Lê Mạnh Thát, Thích Tuệ Sĩ hay Trần Quang Thuận, nhưng tôi biết chút chút về Thích Nhất Hạnh và “biết khá nhiều” về Trần Chung Ngọc.

 

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Trước hết chúng ta hãy nghe BBC nói gì về THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH [Xin đọc bài Engaged Buddhism for 21th CenturyPhật giáo dấn thân cho thế kỷ 21” trên www.Phusa.info]:

Thích Nhất Hạnh là một thiền sư nổi danh trên thế giới, là một văn nhân, một thi nhân, một học giả, mà cũng là một người đấu tranh cho hòa bình. Bên cạnh đức Đạt Lai Lạt Ma thì Thầy là bậc đạo sư nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra Thầy còn là tác giả của trên một trăm cuốn sách, trong đó gồm có những "xếp hạng bán chạy nhất“ (bestsellers) như những cuốn Hòa Bình Từng Bước Chân (Peace is Every Step), Phép lạ của sự Tỉnh thức (The Miracle of Mindulness), Chúa ngàn đời, Bụt ngàn đời (Living Buddha Living Christ) và Giận (Anger).

Bài trên Phusa.info viết về Thầy Nhất Hạnh dẫn 450 đệ tử từ khắp năm châu trong đó có 380 đệ tử ngoại quốc từ 40 quốc gia về “đầu hàng” [từ của Minh Võ] Việt Cộng [cái ngu của Minh Võ là không biết cả từ Việt Cộng là chỉ để chỉ những người trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam khi xưa] nhân dịp Đại Lễ Vesak:

Từ ngày 05.05.2008 cho đến ngày 11.05.2008, từ khắp năm châu, 380 thiền sinh và 70 vị xuất gia thuộc tăng thân Làng Mai đã đến Việt Nam tu tập chánh niệm 7 ngày tại Khách sạn Kim Liên, Hà Nội trước khi chính thức tham dự Đại Lễ Phật Đản Quốc Tế 2008. Khách sạn Kim Liên là một trong những khách sạn có mặt bằng rộng rãi nhất ở Hà Nội, rất tiện cho những sinh hoạt ngoài trời như đi thiền hành, tập khí công và thái cực quyền cho 450 người. Ban ghi danh liệt kê được 40 quốc gia trong số 380 thiền sinh, chưa tính Việt Nam vì ban tổ chức đã cố gắng tạo điều kiện để một số nhỏ Phật tử cư sĩ Hà Nội cũng được tham dự vào khoá tu mang nhiều tính cách lịch sử tại Hà Thành. Dưới đây là danh sách các quốc gia và số lượng thiền sinh đại diện:

Australia (Úc): 35 thiền sinh; Austria (Áo): 1; Bangladesh:1; Belgium (Bỉ): 4; Brazil (Ba Tây): 2; Bulgaria (Bun-ga-ri):1; Canada: 24; Chile (Chi-Lê): 1; China (Trung Quốc): 1 Danmark (Đan Mạch): 1; France (Pháp): 23; Germany (Đức): 25; Greece (Hy Lạp): 1; Hong Kong: 14; Iceland: 1; India (Ấn Độ): 1; Indonesia: 7; Ireland (Ái Nhĩ Lan): 3; Israel (Do Thái): 3; Italy (Ý): 2; Japan (Nhật): 1; South Korea (Nam Hàn): 1; Malaysia: 5; Mexico (Mễ Tây Cơ): 1; Nederlands (Hà Lan): 7; New Zealand (Tân Tây Lan): 1; Norway: 3; Peru: 1; Qatar:1; Russia (Nga): 3; Singapour: 6; South Africa (Nam Phi):1; Spain (Tây Ban Nha):3; Sweden (Thuỵ Điển): 4; Switzerland (Thuỵ Sĩ): 8; Taiwan (Đaì Loan):3; Thailand (Thái Lan): 17; Tonga: 1; United Kingdom (Anh): 24; USA (Mỹ): 136; Venezuela: 1; Vietnam: 8.

Tôi tự hỏi, một khuôn mặt quốc tế như Thích Nhất Hạnh mà cả thế giới đều biết, không biết phải đi “đầu hàng” [sic] “Việt Cộng” để làm cái gì? Chỉ có loại đầu óc chứa toàn bùn như của Minh Võ mới có thể nói lên điều ngu xuẩn hết sức vô lý như vậy. Đây không phải là vấn đề tự do ngôn luận mà là vấn đề xuyên tạc chụp mũ lố lăng. Hơn nữa, từ “đầu hàng” chỉ có thể áp dụng cho những thế lực hay cá nhân đang ở thế yếu, không có chọn lựa nào khác ngoài cách chịu đầu hàng. Có vẻ như tiếng Việt của Minh Võ chưa được thông suốt cho lắm, thế mà viết hết bài nọ đến bài kia, và có vẻ như Đàn Chim Việt không có Editor nào có khả năng, nên cho đăng những bài quá thấp kém của Minh Võ như vậy.

Nhưng có bao nhiêu người, thuộc những thành phần nào, ở đâu, tới Việt Nam dự Đại Lễ Vesak để, theo Minh Võ, cùng với nhà nước CS chứng minh với thế giới rằng “giáo hội Phật Giáo Việt Nam” trong nước mới là đạo thật?

1/ Đại lễ Phật đản quốc tế lớn nhất Việt Nam với số đại biểu chính thức là 3.500 người đến từ 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

2/ Hội thảo Phật giáo quốc tế lớn nhất Việt Nam với số lượng đại biểu tham dự lên tới 5.000 người của 600 phái đoàn đến từ 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Không hiểu Minh Võ có thấy cái luận điệu hết sức ngu xuẩn và thiếu giáo dục của mình hay không khi viết những câu rất ấu trĩ như trên?

 

Vài hàng về Trần Chung Ngọc

Còn về Trần Chung Ngọc thì hơi khó nói, vì nói ra thì mắc cỡ. Nhưng có mắc cỡ cách mấy thì cũng phải nói vì không thể bán rẻ lương tâm trí thức. Thật ra thì Trần Chung Ngọc đã “đầu hàng” “Việt Cộng” từ tháng Tư năm 1975, và sau khi “đầu hàng” thì leo lên máy bay Mỹ sang Mỹ làm dân tị nạn “Việt Cộng”. “Việt Cộng” lại có lòng tốt, không đuổi theo sang Mỹ để bắt Trần Chung Ngọc phải “đầu hàng” lần nữa. Phải chờ đến nay, nhờ ông Minh Võ cho phép, Trần Chung Ngọc mới lại có cơ hội để đi đầu hàng Việt Cộng thêm một lần nữa. Dù vậy tôi nghĩ đến nát óc cũng không hiểu Trần Chung Ngọc đầu hàng “Việt Cộng” (sic) để làm cái gì khi ông ta đã gần 80 tuổi và đã hồi hưu từ một đại học Mỹ, sống với tiền an sinh xã hội (Social Security), tiền hưu trí của đại học Wisconsin – Madison, và tiền phải lấy ra một số tối thiểu hàng năm từ quỹ tiết kiệm sau khi được 70 tuổi rưỡi, không cần phải lãnh lương của ông Bush để chống Cộng? Minh Võ quả thật đúng là con chiên Minh Võ. Viết mà không biết mình viết cái gì.

Kiến thức thuộc thế kỷ 17

Bây giờ chúng ta hãy sang mớ kiến thức thuộc thế kỷ 17 của Minh Võ về chính cái đạo Công Giáo của ông ta. Minh Võ viết:

Tôi tin con người sinh ra được tự do và có quyền được hưởng tự do. Ngay cả Thượng Đế cũng tôn trọng sự tự do đó của con người. Bằng chứng là có nhiều người phủ nhận sự hiện hữu của Thượng Đế (hay Tạo Hoá), khước từ sự can thiệp của Thượng Đế, nhất định không tuân theo những “giới răn” của Thượng Đế. Truyện bà Evà ăn trái cấm trong Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo là một ví dụ.

Thứ nhất, câu trên vô nghĩa với đa số độc giả, vì tôi có thể bảo đảm là Minh Võ không hề biết Thượng đế là ai mà chỉ nhắc lại như con vẹt những điều ông ta bị nhồi vào óc từ nhỏ là: Ngay cả Thượng Đế cũng tôn trọng sự tự do đó của con người. Minh Võ chưa hề đọc Cựu Ước để biết Thượng đế của ông ta đã tôn trọng tự do của con người như thế nào. Sau đây là một bài học cho Minh Võ về cách Thượng đế của ông tôn trọng tự do của con người, và đây chỉ là một trong hàng trăm điều tương tự trong cái gọi là Kinh Thánh:

Phục truyền 13: 4-10: Các người phải theo Đức Chúa Trời của các ngươi, sợ hãi Ngài, giữ các điều răn của Ngài, và tuân lệnh lời Ngài phán… Nếu anh em, con trai, con gái, vợ yêu quý của ngươi, hay bạn ngươi, mà nói với ngươi: “Chúng ta hãy đi thờ các thần khác” mà ngươi cũng như ông cha ngươi không biết, những thần trong dân gian có khắp xung quanh ngươi, thì ngươi không được theo hay nghe họ, cũng không được thương hại họ, không được để cho họ sống sót hay che dấu họ, mà nhất định ngươi phải giết họ; ngươi là người đầu tiên phải giết họ, rồi đến các người khác. Và ngươi phải ném đá cho đến khi họ chết.” [Bible, King James Version: You shall walk after the Lord your God and fear Him, and keep his commandments and obey His voice… If your brother, your son or your daughter, your wife of your bosom, or your friend entices you saying: “Let us go and serve other gods which you have not known, neither you nor your fathers, “of the gods of the people which are all around you… you shall not consent to him or listen to him, nor shall your eye pity him nor shall you spare him or conceal him, but you shall surely kill him; your hand shall be first against him to put him to death, and afterward the hand of all the people. And you shall stone him with stones until he dies…”]

Đó là sự tôn trọng sự tự do của con người mà Thượng đế của Minh Võ truyền xuống cho Moses để dạy giáo dân. Hãy thành thực mà nói, ông Minh Võ có muốn cái thứ tự do này hay không? Vậy thì Minh Võ nói lăng nhăng cái gì về Ngay cả Thượng Đế cũng tôn trọng sự tự do đó của con người. Đúng là “ngu đạo” mà không tự biết.

Thứ nhì, mười điều “răn” [The ten commandments], mà Commandment thì không phải là điều răn mà là mười điều ra lệnh hay là mười “điều đe”, tuyệt đối không có sự tự do trong đó.

Thứ ba, Thượng đế là một sản phẩm do óc tưởng tượng của người Do Thái trong thời bán khai để giải thích phần nào lịch sử của họ, không phải là Thượng đế của cả nhân loại. Nhiều người, vào khoảng trên 4 tỷ người, phủ nhận sự hiện hữu của Thượng Đế của Ki Tô Giáo, vì họ thấy quan niệm Thượng đế của Ki Tô Giáo là một quan niệm hoang đường, không có bất cứ một bằng chứng nào có thể chứng tỏ là có thật, và Ki Tô Giáo cũng không có cách nào có thể chứng tỏ Thượng đế là có thật. Họ dạy tín đồ tin mà không biết Thượng đế là như thế nào, đó chính là sự mù lòa tin bướng tin càn. Ông Minh Võ có thể cho độc giả biết Thượng đế là cái gì, là đực hay cái, là người hay quỷ. Tôi xin nhắc để ông Minh Võ biết rằng, Giáo hội Công giáo của ông đã đưa ra 23 thuộc tính (attributes) để mô tả Thượng đế của ông. Ở đây tôi chỉ nêu ra vài thuộc tính điển hình: không ai thấy được (invisible), không thể biết được (unknown), không thể hiểu được (incomprehensible). Tin vào một cái gì không thể thấy được, không thể biết được, không thể hiểu được, thì có phải là mù lòa tin bướng tin càn hay không? Nhưng ông Minh Võ không nghĩ như vậy, ông viết:

Khi đã nói đến tin thì đừng đòi phải có lý. Tín ngưỡng đa thần còn cho ta thấy nhiều đối tựơng tôn thờ lạ lùng rất đa dạng, chẳng hạn, đạo thờ thần Mặt Trời, thần Sấm, thần Bò (Vàng), thần rắn, thần Cây Đa, và Ấn Độ (và một tỉnh nào đó ở Bắc Việt Nam) còn có cả thần Âm Vật (Yoni), và Dương Vật (Linga) v.v...

Như vậy thì có phải là Thượng đế mà ông tin cũng chẳng khác gì các thần Cây Đa, thần Âm Vật, thần Bò v..v.. Nhưng mà những Cây Đa, Âm Vật hay Bò là những thứ có thể thấy được, có thể biết được, có thể hiểu được, và chắc chắn là về phương diện đạo đức chúng còn đứng trên Thượng đế khá xa. Tại sao? Vì Cây Đa, Âm Vật hay Bò chưa từng ra lệnh cho ai giết người, chưa từng ra lệnh cho người thờ mình phải đi giết những người không chịu thờ mình như Thượng đế trong Cựu Ước mà tôi vừa trích dẫn ở trên. Đó là sự khác biệt giữa tín ngưỡng đa thần và tín ngưỡng độc thần hay thần độc. Chẳng có gì là lạ lùng khi con người tôn thờ những thứ mà người ta thấy được, biết được, hiểu được. Lạ lùng chính là những kẻ đi tôn thờ cái thứ không thấy được, không biết được, không hiểu được.

Thứ tư, Evà có được tự do không nghe lời Thượng đế của ông Minh Võ không? Nếu Thượng đế của ông thực sự tôn trọng sự tự do của Eva thì tại sao Thượng đế của ông lại trừng phạt Eva và tất cả loài người vì cái tội hoang đường mà giáo hội của ông gọi là “tội tổ tông”. Chuyện Adam và Eva chỉ là một huyền thoại của dân Do Thái vào thời bán khai, ngày nay mà người nào còn tin vào cái huyền thoại này và dùng nó trong lý luận như Minh Võ thì nếu gõ vào trán họ ta có thể nghe được một tiếng vang lớn. Giáo Hoàng John Paul II, khi chấp nhận thuyết Tiến Hóa thì đã de-facto bác bỏ huyền thoại về Adam và Eva rồi. Thế mà ngày nay Minh Võ còn ngu ngơ mang nó ra để mà viết trên một diễn đàn truyền thông, tưởng rằng ai cũng ngu ngơ như các con chiên như mình hay sao?

Tiếp theo chúng ta hãy sang phần kiến thức mà không phải là kiến thức của Minh Võ về Phật Giáo. Chủ ý Minh Võ viết về Phật Giáo chỉ là để tán láo và lăng nhăng về những điều mà ông ta chẳng hiểu gì hết. Thật vậy, ông ta khẳng định những điều ông ta viết lăng nhăng “chỉ là quan điểm cá nhân, không dựa vào văn bản nào của Phật học.” Viết về những quan niệm siêu đẳng trong Phật Giáo như Niết Bàn mà không dựa vào văn bản nào của Phật Học thì có phải chỉ là viết láo hay không.

Minh Võ viết:

Về tín ngưỡng, tôi quan niệm đó là lòng tin của con người vào một đấng linh thiêng, giác quan không cảm nhận được. Trí tuệ cũng không nhận thức được, vì không giải thích được một cách khoa học bản chất của đấng ấy. Tin có một đấng linh thiêng thì cũng tin ở một cõi linh thiêng, là nơi đấng linh thiêng ngự trị. Nơi chốn linh thiêng ấy thường được gọi là Niết Bàn, Thiên Đàng, Cõi Vĩnh Hàng, Miền Cực Lạc... tức nơi không còn sinh lão bệnh tử, không còn phải tái sinh hay đầu thai vào một kiếp khác.

Một niềm tin như vậy bao hàm một niềm tin khác là con người có hai phần hồn, xác. Khi chết thì xác về với cát bụi, vì từ cát bụi mà ra. Còn hồn thì về với đấng linh thiêng đã tác tạo ra mình theo hình ảnh của Người. Nói cách khác đã tin có đấng linh thiêng và cõi thiêng liêng, thì cũng tin có linh hồn bất tử. Khái niệm đó thu gọn trong 4 từ sinh ký tử quy (Sống gửi, thác về).

Khi để thiên đàng liền bên cạnh Niết Bàn là tôi đã tự ý hiểu rằng Niết Bàn chính là cõi linh thiêng, là cõi vĩnh hằng, là miền cực lạc, không còn sinh lão bệnh tử. Nhưng chắc sẽ có nhiều Phật Tử không thích lối pha trộn niềm tin như vậy. Vì Đức Phật không bao giờ nói đến một đấng thiêng liêng nào. Và Phật tử luôn coi Ngài chính là Đấng Thế Tôn. Mà chẳng phải riêng Ngài. Tất cả mọi người nếu tu đắc đạo đều có thể thành Phật. Đúng là Minh Võ đã viết lăng nhăng về những vấn đề tín ngưỡng qua cái hiểu rất hạn hẹp của ông ta và rất mâu thuẫn. Ông ta cho rằng tín ngưỡng là lòng tin của con người vào một đấng linh thiêng. Nhưng tín ngưỡng ở đây chỉ là tín ngưỡng Công Giáo và con người ở đây chỉ là những con chiên vì chỉ có con chiên Công giáo mới tin vào một đấng linh thiêng, đúng như Minh Võ viết: “Tin có một đấng linh thiêng thì cũng tin ở một cõi linh thiêng, là nơi đấng linh thiêng ngự trị”. Đây chính là niềm tin đặc thù của Công giáo, về Thượng đế của Công Giáo và Thiên Đường, nơi Thượng đế của ông ta ngự trị, không phải của con người trên thế gian trong các tín ngưỡng khác, nhất là Phật Giáo. Tại sao? Vì Đức Phật không bao giờ nói đến một đấng thiêng liêng nào. Lý luận của Minh Võ hoàn toàn dựa theo niềm tin của Công giáo ở thế kỷ 17 và đi đến điều hoang đường là cưỡng ép các tôn giáo khác cũng phải có cùng niềm tin như Công Giáo. Khoan kể là khoa học ngày nay đã bác bỏ quan niệm về một phần hồn riêng biệt, cho nên điều Minh Võ viết: Còn hồn thì về với đấng linh thiêng đã tác tạo ra mình theo hình ảnh của Người, chỉ là một quan niệm đã lỗi thời ở trong Cựu Ước, rằng Thượng đế đã sáng tạo ra loài người theo hình ảnh của Người. Ngày nay, quan niệm có một đấng linh thiêng tác tạo ra con người theo hình ảnh của đấng linh thiêng đó là một quan niệm rất ngớ ngẩn. Vì chính Giáo hoàng John Paul II đã phải thú nhận trước thế giới là con người không phải là do Thượng đế sáng tạo ra tức thời mà là do một quá trình tiến hóa lâu dài. Những con chiên như Minh Võ không hề biết những tiến bộ ngay trong chính tôn giáo của mình, không hề biết rằng những bậc lãnh đạo trong Công giáo đã từ bỏ những giáo lý về tội tổ tông, sống lại, đồng trinh v..v.. từ lâu, nhưng vì thiếu lương thiện trí thức nên vẫn dùng chúng để huyễn hoặc đầu óc của đám tín đồ thấp kém. Vì cho rằng Phật Giáo cũng tin rằng có một đấng linh thiêng tác tạo ra con người, và do đó có một cõi linh thiêng để đấng linh thiêng ngồi trên đó mà ngự trị thế gian cho nên Minh Võ đã đánh đồng cõi linh thiêng đó của Công Giáo với quan niệm về Niết Bàn của Phật Giáo. Nhưng Minh Võ đã không thể hiểu rằng, cõi linh thiêng của Công Giáo là thuộc về niềm tin, niềm mong ước (Wishful thinking) của các con chiên, còn Niết Bàn là kết quả của sự tu tập cá nhân trong Phật Giáo. Phật tử không có ngồi đó mà mong sau khi chết được lên Niết Bàn như các con chiên mong rằng chỉ cần tin vào Chúa của họ thì sau khi chết phần hồn của họ sẽ lên cõi vĩnh hằng. Cho nên, cõi vĩnh hằng của Công Giáo không thể nào đặt song song với Niết Bàn của Phật Giáo. Ở đây, tôi không muốn viết gì về Niết Bàn. Tôi xin giới thiệu một bài Pháp dài 29 trang về Niết Bàn: Niết-Bàn: Bản Chất và Mục Tiêu Giác Ngộ của Tỳ Kheo Thích Nhật Từ trên http://www.buddhanet.net/budsas/uni/1-bai/phap031.htm, Tôi chỉ giới thiệu thôi chứ tôi không tin là Minh Võ có thể hiểu được nội dung bài này. Còn về “cõi linh thiêng” hay “cõi vĩnh hằng” hay “thiên đường” của Công Giáo thì chúng ta đã biết chính Giáo Hoàng John Paul II đã khẳng định chẳng làm gì có những cõi như vậy trên các tầng mây, và chẳng phải là một trụ xứ cho bất cứ cái gì. Nhưng Minh Võ thì vẫn mơ ước là sau khi chết thì phần hồn của ông ta sẽ được về một nơi như vậy.

 

Tiếp theo, Ông Minh Võ đi vào mục đích truyền giáo.

Nhưng ông truyền giáo như thế nào? Ông đưa ra tên tuổi một số nhân vật Việt Nam như Bảo Đại, Nguyễn Bá Cẩn, Ngô Khắc Tỉnh, Bàng Bá Lân, Phạm Đăng Sung, Trần Bích Lan, Nguyễn Khắc Bình, Nguyễn Ngọc Hạnh, Vũ Thành An, Duyên Anh v..v.. theo Công Giáo, và kể cả trường hợp Michael Gorbachev và nhà báo Ý Magdi Allam mới theo Công giáo gần đây, làm như thể đó là một lý luận có giá trị tuyệt luân để chứng tỏ Công Giáo là cái đạo đáng theo. Minh Võ khoe trường hợp của Magdi Allam như sau Magdi Allam là một tín đồ Hồi Giáo đã để nhiều năm nghiên cứu về tôn giáo, rồi sau cùng quyết định cải đạo sang Công Giáo. Điều đáng chú ý là ông đã nhất định vận động để xin giáo hoàng Benedict XVI đích thân làm phép “rửa tội”. Và giáo hoàng đã nhận lời. Điều này nói lên cái gì? Hồi giáo có cùng một nguồn gốc với Công giáo, căn bản niềm tin giống nhau, vì vậy Allam xin Giáo hoàng Benedict XVI đích thân làm phép “rửa tội” cũng không có gì là lạ. Cái lạ là ở chỗ Allam chẳng có tội gì mà phải đi rửa và đó là vô minh. Vì “rửa tội” chỉ là một nghi thức dựa trên một niềm tin hoang đường về “tội tổ tông”, một luận điệu thần học đã bị bác bỏ hầu hết trên thế giới ngày nay. Nhắc lại, chuyện Adam và Eva sa ngã tạo thành tội tổ tông chỉ là một huyền thoại của người Do Thái trong thời bán khai, vậy ngày nay mà đi “rửa tội” thì có nghĩa gì?

Không phải là không có lý do mà giám mục Tin Lành John Shelby Spong đã khẳng định trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết (Why Christianity Must Change or Die) như sau:

" Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong nguyên tội. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết của tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu không đi rửa tội. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước-thời-Darwin và một sự vô nghĩa sau-thời-Darwin."

(We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized.. A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense)

Giám Mục Spong còn giảng rõ:

Chúng ta xuất hiện từ một quá khứ tiến hóa, và chúng ta vẫn còn đang được tạo thành. Sự bất toàn của con người là một dấu hiệu của bộ hành lý mà chúng ta mang trên mình như là những kẻ sống sót của cái quá khứ lâu dài và khó khăn đó. [Giám mục Spong muốn nói về thuyết “Chọn Lọc Thiên Nhiên” (Natural Selection) và “Thích Ứng Nhất Với Hoàn Cảnh Xung Quanh” (Best Fit) để sống còn của Darwin. TCN] Chúng ta là những kẻ mang trên mình “hạt giống di truyền ích kỷ” (the selfish gene), theo lời của nhà Sinh Học Anh Quốc Richard Dawkins. Đây chính là sự mô tả đơn giản con người. Đó là đặc tính của con người”.

Một đấng siêu nhiên cứu chuộc đi vào trong thế giới sa ngã của chúng ta để khôi phục sự sáng tạo chỉ là một huyền thoại của đạo thờ Thần (a theistic myth). Do đó, chúng ta phải vứt bỏ cái vai trò “cứu thế” của Giê-su đi. Cái hình ảnh Giê-su trong câu nói “như là một đấng, từ thiên đường xuống để cứu vớt chúng ta” không còn một giá trị nào trong thế giới của chúng ta. Những quan niệm này cần phải nhổ bật chúng lên từ gốc rễ, và vứt bỏ.

Nhưng trong khi quảng cáo cho vụ cải giáo của Gorbachev hay Allam thì Minh Võ lại không biết rằng chính giáo hoàng Benedict XVI đã nhiều lần thú nhận về sự suy thoái không cơ cứu vãn của Công giáo và Tin Lành ở Tây phương. Theo những tin tức trên báo chí trên thế giới và cả trên tờ thông tin chính thức của Vatican, tờ L’Osservatore Romano, vào những ngày 27, 28 tháng 7, 2005, thì Benedict 16 đã lên tiếng phàn nàn như sau:

Những tôn giáo chủ đạo ở Tây Phương [Ki Tô Giáo] có vẻ đang chết dần vì các xã hội càng ngày càng trở nên thế tục và không còn cần đến Thiên Chúa nữa.

Nhận xét của Ngài có vẻ bi quan và rầu rĩ hơn GH tiền nhiệm là John Paul II, người đã than phiền về sự suy thoái của đức tin trong các quốc gia phát triển và nói rằng điều này giải thích sự vật lộn của Giáo Hội Ca Tô đối với vấn đề số người đi nhà thờ giảm rất nhiều trong những năm gần đây.”

(ROME (Reuters, July 27, 2005) - Mainstream churches in the West appear to be dying as societies that are increasingly secular see less need for God, Pope Benedict said in comments published on Wednesday.

His outlook was even glummer than that of his predecessor John Paul, who lamented the decline of faith in the developed world and said it explained the Catholic Church's struggle with falling attendance in the West in recent years.)

Cũng theo tin hãng Reuters ở Rome thì Giáo hoàng Benedict XVI đã phải đau lòng mà chấp nhận một sự thực: “Thật là khác lạ trong thế giới Tây Phương, một thế giới mệt nhọc với chính văn hoá của mình, một thế giới mà con người càng ngày càng tỏ ra không cần đến Thiên Chúa, mà cũng chẳng cần gì đến Chúa Giêsu nữa. Những Giáo Hội gọi là 'truyền thống' xem ra như đang chết dần.”

Theo một phúc trình mới đây của Vatican thì trong một số nước phát triển, Giáo dân đi dự lễ ngày Chủ Nhật chỉ còn khoảng 5%. Ngài nói thêm: Tuy nhiên không phải chỉ có đạo Công giáo bị như vậy mà Giáo Hội Tin Lành cũng bị ảnh hưởng nặng hơn nữa trong thời điểm lịch sử này. Không thấy có giải pháp nào mau chóng và thần diệu cả để cứu vãn giúp Giáo Hội chúng ta cả.

(It is different in the Western world, a world which is tired of its own culture, a world which is at the point where there’s no longer evidence for a need of God, even less of Christ," he told a meeting of clergy in the Italian Alps.

"The so-called traditional churches look like they are dying," he said, according to a text published by Vatican daily L’osservatore Romano.

Participation at Sunday Mass in some developed countries was as low as 5 percent, a recent Vatican report said.

"The Catholic Church is not doing as badly as the big Protestant Churches but naturally it shares the problem of this moment in historỵ" "There’s no system for a rapid change.”)

Như vậy thì việc cải đạo của vài cá nhân như Gorbachev hay Allam có ý nghĩa gì đặc biệt?

Nhưng Minh Võ, khi đưa ra những thông tin về cải đạo lẻ tẻ trên, đã quên mất một điều: giá trị của một tôn giáo không phải là ở chỗ có bao nhiêu người theo và có ai theo, mà là ở chỗ giáo lý của tôn giáo đó như thế nào và tôn giáo đó đã làm những gì cho nhân loại.? Giáo lý của Công giáo nằm trong cuốn Kinh Thánh: Cựu Ước và Tân ước mà một nữ tín đồ Công giáo, sau khi đọc xong, đã đề nghị phải bán giấu dưới quầy hàng [under the counter], giống như những sách thuộc loại X. Còn Công giáo đã làm gì cho nhân loại thì nằm trong lịch sử của Công Giáo.

Vậy thì tới đây tôi lại xin nhắc lại một câu hỏi mà tôi đã nêu lên nhiều lần mà chưa có ai giải đáp. Hi vọng ông Minh Võ có thể giải đáp cho tôi cũng như cho toàn thể độc giả thắc mắc sau:

Tại sao Giáo hội Công giáo La Mã hữu thần [tin có Thượng đế hay đấng linh thiêng] lại có một lịch sử ô nhục đẫm máu nhất trên thế gian, mang trên bờ vai trên dưới 200 triệu sinh mạng vô tội gồm già trẻ lớn bé, qua những tội ác vô tiền khoáng hậu trong suốt 2000 năm nay đối với nhân loại như những cuộc Thập Ác Chinh, những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo, những cuộc săn lùng và thiêu sống phù thủy, sử dụng những hình cụ tra tấn man rợ nhất trong lịch sử loài người, với chính sách bách hại người Do Thái, kỳ thị phái nữ, làm tiên phong hay theo gót thực dân để truyền đạo v.. v.. đến nỗi chính giáo hoàng John Paul II đã phải xưng thú trước thế giới 7 núi tội ác của Công giáo đối với nhân loại, trong khi các tôn giáo Đông Phương như Thích, Nho, Lão vô thần [không tin có Thượng đế hay đấng linh thiêng], ra đời trước Ca-Tô Giáo cả 5,6 trăm năm nhưng không hề làm đổ một giọt máu trong lịch sử truyền đạo của mình ??

 

Ông Minh Võ múa gậy khoa học !

Cuối cùng, tôi không tin rằng ông Minh Võ là một nhà khoa học. Không phải là một nhà khoa học, không biết rõ vấn đề mà lại viết về khoa học để truyền đạo thì cũng giống như anh thợ giầy cứ muốn đi lên trên nơi giầy dép. Để quảng cao cho nền văn minh Ki Tô Giáo và Chúa của ông ấy, ông Minh Võ đã viết như sau:

"...Ví dụ việc Thượng Đế tạo lập trời đất, vũ trụ và loài người trong 6 ngày rồi nghỉ ngày thứ bảy. Thế mà cũng có hàng triệu, hàng tỷ người tin. Và đặc biệt là sự tin tưởng vào điểu “ngớ ngẩn” ấy ngày nay đã trở thành nếp sống ngàn năm của cả loài người không phân biệt tôn giáo: Tuần lễ có 7 ngày, trong đó ngày chủ nhật (hay Chúa Nhật) là ngày nghỉ có ăn lương.

Riêng về Công Giáo, hay nói chung Ki Tô Giáo, không thể phủ nhận rằng nền văn minh Tây Phương, nếu không nói là nền văn minh nhân loại, mang dấu ấn sâu đậm của Ki Tô giáo. Chỉ nêu vài ví dụ: tuần lễ 7 ngày, lịch chung cho mọi nước là lịch do giáo hoàng Gregorio 13 lập dựa theo thuyết trái đất xoay quanh mặt trời của linh mục Copernicus (1473– 1543), tiền bối của Gallilée (1564–1642). (5) Lịch sử nhân loại lấy Đấng Christ là trung tâm điểm. Những khúc quanh quan trọng trong lịch sử đều có sự đóng góp chính của các khoa học gia Công giáo trong đó có linh mục Copernicus, người Balan, xướng xuất thuyết trái đất xoay quanh mặt trời, linh mục Lemaître phát minh thuyết Big Bang."

Công giáo có thói quen là cứ vơ vào mình những thứ không phải của mình để tự đánh bóng. Nhưng với trình độ trí thức của thiên hạ ngày nay, thì thủ đoạn này không qua được mắt ai. Sau đây là một chút kiến thức về lịch Tây và tuần lễ 7 ngày mà ông Minh Võ cho là của Ki Tô Giáo dựa theo ngày sinh của Giê-su và huyền thoại về Thượng đế của ông ấy sáng tạo ra vũ trụ muôn loài trong 7 ngày:

Hầu hết các lịch được tính theo ba chu kỳ của thiên nhiên: trái đất quay xung quanh trục Nam-Bắc xác định thời gian của một ngày; mặt trăng quay xung quanh trái đất xác định thời gian của một Tháng Ta; và trái đất quay xung quanh mặt trời xác định thời gian của một năm.

Lịch Tây mà chúng ta dùng ngày nay không dính dáng gì đến ngày sinh của Dê-su như những người Ki-tô Giáo thường tưởng. Có nhiều lý do: thứ nhất, không ai biết ngày sinh của Dê-su là ngày nào; thứ nhì lịch Tây ngày nay [chỉ bắt đầu được dùng ở Tây phương từ năm 1582, ở Trung Quốc năm 1912, ở Nga Sô-Viết năm 1918 (Cuộc cách mạng Sô-viết tháng 10, 1917, theo lịch Tây ngày nay thì thực sự xảy ra vào tháng 11)] dựa vào ngày sinh của Dê-su là sai vì không phù hợp với Kinh Thánh; và thứ ba, ba chu kỳ chuyển động thiên nhiên trên không dính dáng gì đến ngày sinh của Dê-su [khoan kể là Kinh Thánh của Ki Tô Giáo không biết là trái đất có hình cầu và chuyển động quay xung quanh mặt trời.].

Nói tóm lại, lịch được đặt ra chỉ là để đánh dấu ngày, tháng, năm, và Ki-tô Giáo đã lấy một ngày sinh sai lầm của Dê-su để làm một cái mốc thời gian cho lịch Tây ngày nay. Do đó, lịch Tây này chỉ là một lịch thuộc loại tùy tiện, độc đoán của Ki-tô Giáo. Cũng vì vậy mà ngày nay, tuy lịch Tây vẫn được dùng một cách phổ quát, hầu hết các học giả trên thế giới đã bỏ từ B.C. (Before Christ) và thay thế bằng B.C.E. (Before Common Era), và bỏ từ A.D. (Anno Domino = Year of Our Lord) và thay thế bằng C.E. (Common Era) trong các tác phẩm lịch sử và các niên đại lịch sử. Trong bài này tôi sẽ dùng các ký hiệu TTL (Trước Tây Lịch) và TL (Tây Lịch) để chỉ các niên đại.

Có một điều lý thú về một ngày lễ trọng của Ki-tô Giáo. Đó là ngày lễ Phục Sinh (Easter). Tín đồ Ki-tô ăn mừng ngày lễ Phục Sinh, tưởng rằng ngày này được quy định theo lịch Tây. Nhưng không phải. Ngày lễ Phục sinh được quy định dựa theo cả hai lịch: Lịch Ta và Lịch Tây. Ngày lễ Phục Sinh được quy định vào ngày Chủ Nhật đầu tiên sau ngày rằm đầu tiên (theo Lịch Ta) sau ngày Xuân Phân. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chút ít về lịch sử Lịch Ta và Lịch Tây.

 

Một chút về Lịch Ta và Lịch Tây

Ngay từ thế kỷ 14 TTL, thời nhà Thương, Trung Quốc đã quy định một năm Dương Lịch (lịch theo mặt trời) gồm có 365.25 ngày [trước lịch của Julian bắt đầu trong thời đại của Hoàng đế La Mã Julius Caesar vào thế kỷ 1 TTL, 13 thế kỷ. Lịch Julian cũng quy định một năm Dương lịch gồm 365.25 ngày], và một tuần trăng là 29.50 ngày. Con số đúng là 29.53059 ngày cho một tháng Ta. Do đó một năm theo lịch Ta, tính theo 12 tuần trăng, chỉ có 354 ngày, ít hơn một năm theo lịch Tây là 11 ngày. Vì thế, để cho phù hợp với con số 365 ngày, cứ 4 năm lại có một tháng nhuận 29 hoặc 30 ngày, và năm nhuận thường là có 383 hoặc 384 ngày. Người Trung Hoa thường coi lịch của mình là Lịch Âm-Dương vì phối hợp cả hai: Âm Lịch và Dương Lịch. Một sắc thái đặc biệt của Âm Lịch là tổ hợp 10 Can (giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý) và 12 Chi (tý, sửu, sần, mão, thìn, tỵ , ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) thành 60 đơn vị để đếm (gọi tên) ngày, và trong hơn 3000 năm hệ thống đếm này vẫn không thay đổi. Tổ hợp Can-Chi được dùng để đếm (gọi tên) năm có lẽ bắt đầu từ thời nhà Hán vào thế kỷ 2 TL, và tạo thành chu kỳ 60 năm cho các năm. Năm nay là năm Mậu Tý, sang năm sẽ là Kỷ Sửu. 60 năm sau lại trở lại Mậu Tý, rồi tiếp theo lại là Kỷ Sửu v..v... Các nhà nghiên cứu lịch còn cho thấy có bằng chứng chứng tỏ người Trung Hoa đã phát triển một hệ thống lịch có chu kỳ là 19 năm, gồm 12 năm có 12 tháng Ta, và 7 năm có 13 tháng, với tổng số là 235 tháng, giống y như hệ thống lịch phát triển bởi nhà thiên văn học Meton ở Athens, Ai Cập, vào khoảng năm 430 TTL, nghĩa là lịch Metonic ra sau lịch Tàu khoảng hơn một thế kỷ.

Lịch Tây mà chúng ta dùng ngày nay gồm 365 ngày một năm. Nhưng trái đất không quay xung quanh mặt trời đúng 365 ngày, mà cũng chẳng phải là 365.25 ngày như theo lịch đời nhà Thương (thế kỷ 14 TTL) hay sau đó theo lịch Julian thời Julius Caesar (thế kỷ 1 TTL), mà là “365 ngày, 5 giờ, 48 phút, và 45.96768... giây”

Chuyển động quay của trái đất, như chúng ta đã biết, xác định thời gian của một ngày. Nhưng xếp những ngày thành từng tuần lễ 7 ngày thì không phải là do toán học (vì 365 ngày không chia đúng cho 52 tuần lễ, mỗi tuần 7 ngày, do đó mỗi năm dư ra một ngày, tính theo tuần lễ) hay do huyền thoại sáng tạo của Ki-tô Giáo: Thượng đế sáng tạo ra vũ trụ muôn loài trong 6 ngày rồi nghỉ ngày thứ bảy, điều mà ông Minh Võ viết trong bài, do đó không làm gì có ngày gọi là ngày “Chúa Nhật”. Người Pháp gọi ngày đó là Dimanche, người Mỹ gọi là Sunday, có gì là dính Chúa vào đây, Pháp và Mỹ là những nước Ki Tô Giáo, chỉ có những con chiên Mít ngu ngơ không biết ngượng về cái dốt của mình mới gọi ngày đó là ngày “Chúa Nhật”. Thật ra thì tuần lễ 7 ngày có nguồn gốc có thể dựa trên 4 kỳ của một tuần trăng, mỗi kỳ 7 ngày thành 28 ngày (gần đúng) cho một tháng, hoặc dựa trên con số thiêng liêng, số 7, của dân Babylone ngày xưa liên hệ đến 7 hành tinh như chúng ta thấy trong bảng tên sau đây:

Hành Tinh

Tên La-Tinh

Tên Pháp

Tên Anh

Tên Saxon

Sun

Dies Solis

Dimanche

Sunday

Sun’s Day

Moon

Dies Lunae

Lundi

Monday

Moon’s Day

Mars

Dies Martis

Mardi

Tuesday

Tiw’s Day

Mercury

Dies Mercurii

Mercredi

Wednesday

Wooden’s Day

Jupiter

Dies Jovis

Jeudi

Thursday

Thor’s Day

Venus

Dies Veneris

Vendredi

Friday

Frigg’s Day

Saturn

Dies Saturni

Samedi

Saturday

Saterne’s Day

 

Năm 45 TTL, Julius Caesar đổi mới lịch của La Mã và dùng lịch Julian, dựa trên một năm có 365.25 ngày (con số đúng ngày nay là 365.242199 ngày/1 năm). Vì mỗi năm, theo lịch Julian, dư ra ¼ ngày nên cứ mỗi 4 năm lại có một năm 366 ngày. Nhưng so với con số đúng thì lịch Julian mỗi năm lại dư ra 11 phút 14 giây. Qua nhiều thế kỷ, những phút dư này tích tụ thành ngày, vào khoảng 7 ngày trong 1000 năm.

Dưới triều đại của Giáo Hoàng Gregory XIII vào thế kỷ 16, số ngày dư ra là 10 ngày. Điều này làm cho việc xác định những ngày Xuân Phân, Thu Phân, Hạ Chí, Đông Chí rất khó khăn.

Năm 1578, Giáo Hoàng Gregory XIII bổ nhiệm một giáo sĩ dòng Tên rất giỏi về toán học, Christopher Clavius, để nghiên cứu một hệ thống lịch sao cho đúng với các sự kiện thiên văn xảy ra hàng năm. Lịch mới được công bố vào năm 1582. Trong lịch này, Clavius đã bỏ đi 10 ngày dư, từ 5 đến 14 tháng 10, nghĩa là trong năm 1582, ngày sau ngày 4 tháng 10 là ngày 15 tháng 10. Mặt khác Clavius dùng con số 365.2422 ngày trong một năm, nghĩa là dư vào khoảng 25.96 giây mỗi năm, tính ra thì cứ khoảng 2800 năm lại dư mất một ngày. Và đây chính là Dương Lịch mà chúng ta dùng ngày nay.

Trở lại 10 thế kỷ trước khi lịch Gregorian ra đời, trong thế kỷ 6, Giáo Hoàng John I truyền cho linh mục Dionysius Exiguus nghiên cứu một bảng niên đại của Ki-tô Giáo về lịch sử nhân loại, dựa theo ngày sinh của Dê-su [A Christian chronology of human history, based on the date Jesus comes]. Vào thời đó, Dionysius Exiguus, thường ghi các biến cố lịch sử theo ngày thành lập La Mã (AUC = Ab Urbe Condita). Ông ta ấn định ngày sinh của Giê-su là ngày 25 tháng 12, 753 AUC, và thời đại của Ki-tô (Christian Era) bắt đầu 1 tuần lễ sau đó, ngày 1 tháng 1, 754 AUC – ngày Giê-su làm lễ cắt bì, theo phong tục Do Thái, khi Giê-su sinh ra được 1 tuần lễ. Ngày 1 tháng 1 cũng là ngày mồng một đầu năm của lịch La Mã. Về sau, Ki-tô Giáo lấy ngày 1 tháng 1, 754 AUC làm ngày 1 tháng 1 năm 1 [không có năm 0]. Do đó không có một lý do nào để tính thiên niên kỷ theo ngày đó.

Nhưng vấn nạn chính là Dionysius Exiguus đã lấy sai ngày sinh của Dê-su [thật ra thì cho tới ngày nay, không ai biết ngày sinh của Dê-su là ngày nào]. Ông ta lấy ngày sinh của Dê-su vào 4 năm sau khi Herod chết. Tuy các học giả không có một tài liệu lịch sử nào về ngày sinh của Dê-su nhưng họ biết rõ năm Herod chết: năm 750 AUC hay năm 4 TTL. Kinh Thánh viết rằng Dê-su sinh ra trong triều đại của Herod, và vì sự sinh ra của Dê-su mà Herod ra lệnh giết tất cả những đứa trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi ở Jerusalem. Như vậy thì Dê-su không thể sinh ra trong năm 1 mà phải là năm 4 TTL hay trước nữa. Chính Giám Mục Ussher ở Ái Nhĩ Lan đã dùng năm –4 (4 TTL) làm năm sinh của Dê-su và kết quả cuộc tính toán vô tiền khoáng hậu có một không hai của ông ta là đặt ngày Thiên Chúa “sáng tạo” ra vũ trụ muôn loài vào chính ngọ ngày 23 tháng 10, năm –4004(4004 TTL), và ngày tận thế của Ki-tô Giáo sẽ phải xảy đúng vào chính ngọ năm 1997, đúng 2000 năm sau ngày Dê-su sinh ra đời, và 6000 năm sau ngày sáng tạo.

Nói tóm lại, về bản chất, lịch Tây ngày nay chúng ta dùng chẳng có gì đặc biệt, chẳng qua chỉ là một hệ thống để ghi các niên đại dựa trên sự chuyển động chính xác của trái đất xung quanh mặt trời. Và lẽ dĩ nhiên, vì lịch này gần đúng nhất với những sự kiện thiên văn như những ngày Xuân Phân, Thu Phân, Hạ Chí và Đông Chí, nên thế giới dùng nó để ghi những mốc điểm có tính cách lịch sử, thuận tiện trong đời sống xã hội chung, tuyệt đối không có nghĩa là liên hệ đến ngày sinh của Dê-su như người ta thường tưởng và cũng chẳng phải là sản phẩm trí tuệ đặc biệt của Ki Tô Giáo.

Tôi thực tình không hiểu tại sao những người gọi là trí thức Công Giáo như Minh Võ luôn luôn lại viết ra những điều sai lầm để đánh bóng giáo hội và Chúa của mình. Có vẻ tất cả hầu như đều không đội trời chung với sự lương thiện trí thức. Đọc những bài viết của họ chúng ta thấy rõ, đúng như Mục sư Ernie Bringas đã nhận định, họ đều có một loại đầu óc cũ kỹ lỗi thời [an astrolabe mind], có một điểm mù tôn giáo trong đầu [a religious blind spot] cộng với một sự đen tối trí thức [intellectual darkness], cho nên kiến thức của họ về chính tôn giáo của họ thích hợp với thế kỷ 17 hơn.

Tôi thật quả thấy rất tội nghiệp cho họ. Nhưng đó là nghiệp của mỗi người, chúng ta đâu có thể làm gì được. Chúng ta thực tâm muốn giúp họ để họ thoát ra khỏi cái vòng kim cô đã xiết chặt trên đầu họ từ lâu đời, nhưng họ không muốn chúng ta vứt đi cái cặp nạng đã giúp họ lê lết trên cuộc đời, và đó là quyền chọn lựa của họ mà chúng ta không thể làm gì hơn.