Ba trăm triệu Mỹ kim

để ứng phó với Chất độc Da cam tại Việt Nam

Margie Mason / Associated Press

17 tháng 6, 2010

 

Hà Nội, Việt Nam (Thứ tư, 16 tháng 6, 2010 8:57 am) – Ba mươi lăm năm sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, di sản nhiều tranh cải nhất [của cuộc chiến nầy] vốn vẫn làm hoen ố mối quan hệ Mỹ - Việt, đã được định giá là 300 triệu Mỹ kim: Di sản đó là Chất độc Da cam.

Hôm thứ Tư 14 tháng 6 vừa qua, một ủy ban hỗn hợp Mỹ Việt gồm những nhà làm chính sách, công dân độc lập, và các khoa học gia đã phổ biến một chương trình hành động, thúc đẩy chính phủ Mỹ và các nhà tài trợ khác cung cấp hàng năm một số tiền vào khoảng 30 triệu trong vòng 10 năm để tẩy sạch các vùng đất vẫn còn bị nhiễm độc bởi dioxin, một hóa chất độc hại được dùng trong thuốc khai quang.

Nguồn tài trợ nầy cũng sẽ được dùng để điều trị người Việt Nam bị tàn phế, bao gồm những nạn nhân mà họ tin rằng có liên quan đến tình trạng tiếp cận với Chất độc Da cam, vốn từng bị quân đội Mỹ đổ với số lượng lớn xuống Nam Việt Nam cũ để hủy diệt hoa màu và rừng rậm che dấu những du kích quân Cọng sản.

Washington đã từng tiến hành chậm chạp để giải quyết vấn đề nầy, lý sự nhiều năm với kẻ cựu thù về nhu cầu hoàn thành thêm những nghiên cứu khoa học để chứng minh rằng thuốc diệt cỏ mà máy bay Mỹ phun trong cuộc chiến là nguyên nhân sinh ra các sự cố sức khỏe và tai biến sinh đẻ cho người Việt Nam.

Ông Walter Isaacson, đồng chủ tịch của Nhóm Đối thoại Mỹ-Việt về Chất độc Da cam / Dioxin là tồ chức phổ biến bàn phúc trình, nói rằng “Chúng ta đang đề cập đến một di sản to lớn của Chiến tranh Việt Nam, một kích thích tố chính trong quan hệ quan trọng nầy. Làm sạch đống rác mà chúng ta đổ ra trong chiến tranh Việt Nam thì ít tốn hơn rất nhiều nếu so sánh với vụ dầu loang ở vùng vịnh [Mexixo] mà công tỳ dầu BP sẽ phải trả để thanh tẩy

Nhóm Đối thoại nầy được thành lập vào năm 2007 để tìm những giải pháp cho vấn đề dài dằng dặc nầy. Nhóm nầy được Quỹ vô vị lợi Ford Foundation yểm trợ và được phối trí bởi một tổ chức vô vị lợi khác là Viện Aspen Institute.

Trong thời gian giữa năm 1962 và năm 1971, quân đội Mỹ đã rải khoảng 20 triệu ga-lông (75 triệu lít) chất độc da cam xuống nhiều vùng rộng lớn tại Nam Việt Nam. Chất Dioxin thấm vào đất và đóng cặn dưới đáy sông hồ trong nhiều thế hệ. Dioxin có thể thâm nhập vào quy trình cung cấp thực phẩm qua chất béo của cá hay các thú vật khác. Việt Nam nói rằng có ít nhất là 4 triệu người dân bị thấm chất sát trùng và ít nhất làm 3 triệu người bị bệnh, kể cả con cái của các nạn nhân sống trong vùng bị rải chất da cam trong chiến tranh. [Bản đồ phân phối lượng chất độc da cam (theo lít) từ năm 1961 đến 1971 của Bác sĩ Jeanne Stellman thuộc Đại học Columbia]

Phúc trình cho biết gần 100 triệu Mỹ kim sẽ được dùng để khôi phục lại những hệ sinh thái bị thiệt hại và để tẩy sạch các khu bị dioxin nhiểm độc, mà ưu tiên sẽ là ba căn cứ không quân Mỹ ở Đà Nẵng tại Trung phần, và Biên Hòa và Phú Cát tại Nam phần - là những điểm nóng, nơi chất độc da cam được khuấy trộn, lưu trữ và chất hàng lên máy bay trong chiến tranh, khiến lượng dioxin trào ra và thấm vào các hệ thống đất và nước.

Hai trăm triệu Mỹ kim khác sẽ được dùng để mở rộng việc chăm sóc và trị liệu người Việt Nam tàn tật, kể cả những người cho rằng do chất dioxin gây ra.

Ông Issacson nói rằng ông hy vọng chính phủ Mỹ sẽ cung ứng ít nhất là một nữa tổng phí 300 triệu Mỹ kim nầy vào năm 2020, với các công ty, những quỹ tài trợ và các nhà hảo tâm khác giúp phần còn lại.

Ông Nguyễn Văn Son (Sơn), một đại biểu Quốc hội Việt Nam, phát biểu nhân dịp bản phúc trình được tung ra, rằng “Chiến tranh đã chấm dứt nhưng những vết thương của cuộc chiến vẫn hiện diện trong nhiều lãnh vực tại Việt Nam. Nhiều nạn nhân Chất độc Da cam đã chết nhưng những nạn nhân khác, kể cả các trẻ em tàn phế, đã phải chống chọi với các bệnh tật trong khó khăn khắc nghiệt, và họ đang cần điều trị và hổ trợ cấp thiết”.

Quân đội Mỹ Đã rãi khoảng 20 triệu ga-lông (75 triệu lít) chất độc da cam và những thuốc sát trùng khác xuống một diện tích khoảng ¾ miền Nam Việt Nam trong thời gian từ 1962 đến 1971.

Bản phúc trình cho biết thuốc khai quang tàn phá khoảng 5 triệu acres (2 triệu mẫu) rừng, gần bằng diện tích tiều bang Massachussetts, và 500.000 acres (202,000 mẫu) hoa màu khác.

Dioxin bị cho là có liên kết đến bênh ung thư, sinh nỡ khuyết tật và những bệnh tật khác. Năm ngoái, một công trình nghiên cứu của công ty Canada về môi sinh là Hatfield Consultants được phổ biến, đã chỉ ra rằng mức độ dioxin trong các mẫu máu và sữa lấy từ người dân sống gần khu căn cứ không quân Đà Nẵng thì 100 lần cao hơn mức độ an toàn.  

Mức độ dioxin trong lòng đất, trong cáu cặn và cá trong vùng đó thì 300 đến 400 lần cao hơn mức quy định quốc tế (về an toàn). Phúc trình đó cũng ước tính có đến 100.000 người sống gần khu đó hiện vẫn phải đối diện với  những nguy cơ sức khỏe do lây nhiểm.

Dioxin là hóa chất suy biến chậm. Dioxin lan nhiễm từ đất vào cáu cặn dưới dòng sông, ao hồ  thông qua nước mưa, rồi bám vào chất béo trong các loại cá và vịt, vốn là thực phẩm của con người rồi được lưu truy ền đi qua nhiều thế hệ tương lai.

Bấm vào hình để xem hình ảnh trình bày về di lụy của Chất Độc Da Cam

 

Hội Thập tự Đỏ Việt Nam ước tính có đến 3 triệu trẻ em và người lớn có vấn đề sức khỏe liên hệ đến lây nhiễm vì chất độc da cam. Nhưng phía Mỹ cho rằng con số thấp hơn nhiều, với nhiều trường hợp sinh đẻ dị dạng có thể là vì những lý do y tế và môi trường khác, kể cả suy dinh dưỡng.

Ông Isaacson, Chủ tịch và Tổng giám đốc Điều hành của Viện Aspen Instotute, một nhóm vô vị lợi chuyên cổ xúy đối thoại quốc tế, đã trả lời từ Washington bang điện thoại rằng “Chúng tôi nói rằng ‘Hãy bỏ qua một bên xem thật ra ai là người đáng trách về hệ quả là loại bệnh gì’. Chúng ta đã gây ra một đống rác … và chúng tôi sẽ kiếm tiền (từ tổ chức) tư và một ít tiền từ chính phủ và chúng tôi sẽ quét sạch đống rác nầy

Chiến tranh Việt Nam chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi chế độ được Mỹ yễm trợ ở Sài Gòn, nguyên là thủ đô của Nam Việt Nam, rơi vào tay lực lượng Cọng sản miền Bắc, đang thống nhất đất nước.

Chất độc Da cam là một chủ đề nhức nhối giữa hai kẻ cựu thù dù [họ đã thiết lập được] giao hảo mạnh mẽ trong nhiều lãnh vực từ kinh tế đến quân sự. Tháng tới, Mỹ và Việt Nam sẽ chào mừng 15 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Từ năm 2007, chính phủ Mỹ đã cung cấp 9 triệu Mỹ kim để yểm trợ [cho hoạt động về] chất độc da cam tại Việt Nam. Mười hai triệu Mỹ kim khác sẽ được tháo khoán như là một phần của dự luật đang được Quốc hội thảo luận. Trong một cuộc viếng thăm Hà Nội đầu tháng nay, một viên chức Bộ Ngoại giao (Mỹ) đã tuyên bố với các thông tín viên rằng phía Mỹ hy vọng sẽ tìm được các nguồn tài trợ cho nhiều dự án quan hệ đến chất Dioxin.

[Nguồn: http://news.yahoo.com/s/ap/20100616/ap_on_he_me/as_vietnam_us_agent_orange_2 - 6/2010]

 

Nạn nhân tiêu biểu của Chất độc Da cam

Các tổ chức Thiện nguyện Mỹ Việt trẻ cũng đóng góp vào cuộc vận động vì lương tri và lòng nhân đạo trong vấn đề Chất độc Da cam

 

$300 mln to cope with Agent Orange in Vietnam

By MARGIE MASON, Associated Press Writer Margie Mason, Associated Press Writer – Wed Jun 16, 8:57 am ET

 

HANOI, Vietnam – Thirty-five years after the Vietnam War, a $300 million price tag has been placed on the most contentious legacy still tainting U.S.-Vietnam relations: Agent Orange.

A joint panel of U.S. and Vietnamese policymakers, citizens and scientists released an action plan Wednesday, urging the U.S. government and other donors to provide an estimated $30 million annually over 10 years to clean up sites still contaminated by dioxin, a toxic chemical used in the defoliant.

The funding would also be used to treat Vietnamese suffering from disabilities, including those believed linked to exposure to Agent Orange, which was dumped by the U.S. military in vast quantities over former South Vietnam to destroy crops and jungle cover shielding communist guerrilla fighters.

Washington has been slow to address the issue, quibbling for years with its former foe over the need for more scientific research to show that the herbicide sprayed by U.S. aircraft during the war caused health problems and birth defects among Vietnamese.

"We are talking about something that is a major legacy of the Vietnam War, a major irritant in this important relationship," said Walter Isaacson, co-chair of the U.S.-Vietnam Dialogue Group on Agent Orange/Dioxin that released the report. "The cleanup of our mess from the Vietnam War will be far less costly than the Gulf oil spill that BP will have to clean up."

The dialogue group was formed in 2007 to look for ways to address the lingering issue. It is supported by the nonprofit Ford Foundation and coordinated by the nonprofit Aspen Institute.

Their report said nearly $100 million was needed to restore damaged ecosystems and clean up dioxin-contaminated sites, with priority given to three former U.S. air bases in the central city of Danang, and the southern locations of Bien Hoa and Phu Cat — hot spots where Agent Orange was mixed, stored and loaded onto planes during the war, allowing spilled dioxin to seep into the soil and water systems.

Another $200 million would be devoted to expanding care and treatment for Vietnamese with disabilities, including those believed caused by dioxin.

Isaacson said he was hopeful the U.S. government will provide at least half the $300 million needed by 2020, with corporations, foundations and other donors supplying the rest.

"The war is over but the wounds from the war still remain in many areas of Vietnam," Nguyen Van Son, a member of Vietnam's National Assembly, said during the report's launch in Hanoi. "Many Agent Orange victims have died, but many other victims, including children with disabilities, have been fighting diseases under extreme hardship and they are in dire need of treatment and support."

The U.S. military dumped some 20 million gallons (75 million liters) of Agent Orange and other herbicides on about a quarter of former South Vietnam between 1962 and 1971.

The defoliant decimated about 5 million acres (2 million hectares) of forest — roughly the size of Massachusetts — and another 500,000 acres (202,000 hectares) of crops, the report said.

Dioxin has been linked to cancers, birth defects and other ailments. A study released last year by the Canadian environmental firm Hatfield Consultants showed that dioxin levels in some blood and breast milk samples taken from people who had lived near the Danang air base site were 100 times above safe levels.

Dioxin levels in soil, sediment and fish in the same area were 300 to 400 times above international limits. That report estimated up to 100,000 people living near the site still face a potential health risk from exposure.

Dioxin is slow to degrade. It works its way from the soil into the sediment of rivers, lakes and ponds via rainwater then attaches to the fat of fish and ducks, which can be eaten by humans and passed on to future generations.

Click image to see slideshow of Agent Orange's legacy

The Vietnam Red Cross estimates up to 3 million Vietnamese children and adults have suffered health problems related to Agent Orange exposure. But the U.S. says the number is much lower, with many Vietnamese birth defects instead likely resulting from other health and environmental reasons, including malnutrition.

"We said, 'Let's leave aside exactly who's to blame for which illness that might have occurred,'" Isaacson, president and CEO of the Aspen Institute, a nonprofit group that promotes international dialogue, said by phone from Washington. "It's a mess we made ... and we'll get private money and a little bit of government money and we'll clean it up."

The Vietnam War ended April 30, 1975, when the former U.S.-backed regime in Saigon, the former capital of South Vietnam, fell to northern communist forces, reunifying the country.

Agent Orange has remained a thorny topic between the former enemies despite strong recent partnerships in areas ranging from economic to military. Next month, the U.S. and Vietnam will celebrate 15 years of normalized diplomatic relations.

The U.S. government has provided $9 million since 2007 to assist with Agent Orange in Vietnam. Another $12 million would be allocated as part of a bill being debated by Congress. A State Department official told reporters during a visit to Hanoi earlier this month that the U.S. hopes to find additional funding for more dioxin-related projects.

[Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20100616/ap_on_he_me/as_vietnam_us_agent_orange_2 - 6/2010]

 

 

Những bài liên quan đến đề tài Da Cam


Ai Đã Bôi Bác Hội Thánh La Mã ? (Vương Vũ)
Bên Trong Vụ Lạm Dụng Tình Dục Của Giáo Hội CG Ở Đức (Tân Pháp sưu tầm)
Cha Bergeron đã gây ra bao nhiêu nạn nhân? (Baptiste Ricard-Châtelain/Le Soleil)
Chiến Dịch Vận Động Dọa Sẽ Túm Cổ Giáo Hoàng (Reuters)
Còn Chờ Đợi Vùng Cửa Sổ 10-40: Chuyện Các Frères Dòng TABERD (Đỗ Chi)
Giám mục người Canada bị buộc tội xài sách báo khiêu dâm (Rob Gillies AP)
Giám Mục Raymond Lahey Ra Hầu Tòa Ottawa (Dê Hô Va)
Giáo Hoàng Hành Hương Ở Malta (VICTOR L. SIMPSON - AP Writer)
Giáo hoàng hứa sẽ hành động (Nicole Winfield/AP) 
Giáo Hoàng Nói Trong Nước Mắt: Giáo Hội Tốt Hơn Là Nên Bảo Vệ Thiếu Niên (liên mạng)
Giáo Hoàng Quy Tội Cho Giáo Hội Về Scandal Tình Dục (PL lược dịch)
Giáo Hoàng Xin Tha Thứ, hứa sẽ có hành động (tin AP)
Giáo Hòang Benedict XVI nói: “Người Ki tô giáo chúng ta phải thống hối” (liên mạng)
Hãy mang Giáo hoàng ra trước Công lý (Christopher Hitchens / Newsweek)
LHQ Gay Gắt Đả Kích Giáo Hội Công Giáo Về Nạn Loạn Dâm (Tin CNN)
Linh Mục Bang Texas Bị Buộc Tội "Tìm Cách Mướn Sát Thủ" (Will Weissert/ AP)
Linh mục bị quản chế, chịu trắc nghiệm tâm lý (TheNewsHerald)
Linh Mục Rình Mồi Được Hoán Đổi Khắp Toàn Cầu (Dê Hô Va dịch)
Linh Mục Ăn Cắp Tiền Của Giáo Dân (Quần Phương biên dịch)
Liên quan đến 13 vụ tự sát tại Belgium (tin AP)
Lá Thư Tài Liệu Vatican Bao Che Lạm Dụng Tình Dục (Tin AP)
Một mục sư gốc Việt bị tố cáo tội quấy rối tình dục (liên mạng)
Một phụ nữ kiện linh mục dụ dỗ để làm tình (Tin Law Journal)
Một Vị Giám mục Bỉ bị chụp bánh pie lên mặt (Faithworld/Reuters Blog)
Mục sư Mỹ: "Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo" (VietnamPlus)
Mục sư Tin Lành bị kết án 175 năm tù (Tin CCN)
Mức độ khả tín từ sự " THỐNG HỐI " của Vatican (Vương Vũ)
Những vụ bê bối nhục nhã mới nhất của Giáo Hội Công Giáo (Kayvan Farzaneh/LQT dịch)
Phong trào Raelian Ở Âu Châu kiện Giáo Hoàng Benedict XVI (Tin Yahoo)
Phúc Trình Về Giáo Hội Công Giáo Ái Nhĩ Lan (Janet Stobart)
Quanh Việc Bao Che Nạn Lạm Dụng Tình Dục (BBC - Trần Hưng Quốc)
Richard Dawkins Kêu Gọi Bắt Giam Vua Chiên (Times/Trần R.C.)
Richard Dawkins phát biểu phản đối Giáo Hoàng (YouTube)
Tin Tức Các Tu Sĩ TCG Lạm Dụng Tình Dục (liên mạng)
Tìm Hiểu Vấn Nạn Linh Mục Loạn Dâm - 1 (Trần Chung Ngọc)
Tìm Hiểu Vấn Nạn Linh Mục Loạn Dâm - 2 (Trần Chung Ngọc)
Tòa Thánh Vatican Có Thể Bị Truy Tố (Tân Pháp sưu tầm)
Tòa án Oregon cho phép vụ kiện Vatican về tình dục được tiến hành (RACHEL ZOLL/ AP)
Tại Sao Tôi Chống Cuộc Viếng Thăm Anh Quốc Của GH Benedict 16 (Peter Tatchell /CNN)
Tự Do Tôn Giáo Ở Mỹ ! (sưu tầm)
Vatican Rúng Động Vì Cú Đánh Về Tình Dục Đồng Tính (liên mạng)
Vatican sửng sốt trước cuộc Bố ráp của Cảnh sát Bỉ (Tin AP)
VATICAN:CH16.2 - Độc Thân và Sự Trinh Bạch của Tu Sĩ Ca-Tô (Nguyễn Mạnh Quang)
Vua chiên Catô nên ra trước tòa (Richard Dawkins/TRC dịch)
Vụ Lạm Dụng Tình Dục Với Trẻ Em Của Giáo Hội Công Giáo Đã Lan Rộng (liên mạng)
Vụ Án Kerala: 2 Linh Mục Và Một Nữ Tu Công Giáo bị bắt (TCM News Desk)
Vụ Ô Nhục Tình Dục ở Đức - Vatican Bảo Vệ Thanh Danh Giáo Hoàng (liên mạng)
Ái Nhĩ Lan Gồng Mình Đón Nhận Phúc Trình (Shawn Pogatchnik/AP)
Âu Châu Quay Lại Chống Giáo Hoàng (NDB dịch)
Đức Giáo Hoàng Trước Nghiệp Chướng (Hoàng Ngọc Nguyên)

 

Trang Tôn Giáo