A-Phú-Hãn và Bài học Việt Nam

Lý Nguyên Diệu dịch

từ Hamid Karzai and America's Vietnam mistake

Ted Galen Carpenter & Malou Innocent

Los Angeles Times – Ngày 12 tháng 8 năm 2010

Source: http://www.cato.org/pub_display.php?pub_id=12052

13 tháng 8, 2010

Cũng giống như Việt-Nam của thập niên 60, một lần nữa, nước Mỹ lại kẹt dính với một lãnh tụ quá sức yếu kém mà họ phải tin tưởng để thắng một cuộc chiến.

Ngay giữa cuộc tranh luận sôi sục về quyết định nước Mỹ nên rút ra hay ở lại A-Phú-Hãn, người ta thấy có một điểm đồng thuận là ông Hamid Karzai, Tổng thống của A-Phú-Hãn, đang đóng vai trò quan trọng nhất của cuộc chiến nầy nhưng ông cũng là mắt xích dễ gẫy nhất.

Những tranh cải đáng tiếc mới đây giữa Karzai và Hoa Thịnh Đốn – như chuyện vị lãnh tụ A-Phú-Hãn, trong tháng nầy, đã ngầm phá hoại những cuộc điều tra về tham nhũng đang được Mỹ khuyến khích - cho thấy một lối mòn đáng lo ngại trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Các nhà lãnh đạo Mỹ thường có thói quen tán dương một lãnh tụ tồi tệ của nước bạn như là một cứu tinh dân tộc (Ông Ngô Đình Diệm cũng đã được Phó Tổng thống Lyndon Johnson xưng tụng là “Winston Churchill của Á châu” – LND), để rồi sau đó lại công khai miệt thị vị lãnh tụ nầy vì đã không làm đúng theo ý của người Mỹ. (PTT Johnson sau đó cũng đã nói: “Diem’s the only boy we got out there” (Diệm là tên duy nhất mà chúng ta có ở đó) - LND).

Với lãnh tụ Hamid Karzai đầy sai lạc và đáng nghi ở A-Phú-Hãn, Hoa Thịnh Đốn đang lập lại chu kỳ tán dương rồi chê trách, đã áp dụng với lãnh tụ Ngô Đình Diệm của Nam Việt Nam cách đây năm mươi năm. Thời kỳ đó đã đưa đến những hậu qủa tai hại mà ai cũng biết.

Tháng 10 năm 1954, Tổng thống Eisenhower viết cho ông Diệm một lá thư nhấn mạnh mục tiêu “phát triển và gìn giử một quốc gia hùng cường, sinh động đủ sức kháng cự mọi mưu toan xâm lăng hay lật đổ chính quyền.” Đối với các nhà lãnh đạo ở Hoa-Thịnh-Đốn lúc đó, ủng hộ Nam Việt Nam được coi như thiết yếu để ngăn ngừa làn sóng đỏ của chủ thuyết Cộng sản. Và qua ông Diệm, họ nghĩ là họ đã có một người đủ sức làm chuyện nầy.

Ông Walter Robertson, Phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách Viễn đông Sự vụ, đã tuyên bố trong bài diễn văn đọc năm 1956: “Qua Tổng thống Diệm, Á châu đã cho chúng ta một danh nhân, và toàn thể thế giới tự do đã trở nên cường thịnh hơn bằng tấm gương cương quyết và đạo đức ngay thẳng của ông ta.” Thượng nghị sĩ Jacob Javits (thuộc Đảng Cộng Hoà của Nữu Ước) đã khen ngợi ông Diệm là “vị anh hùng chân chính của thế giới tự do.”

Nhưng, đến cuối thập niên 1950, các viên chức Mỹ bắt đầu lo ngại về chính sách độc tài và gia đình trị của ông Diệm. Tệ hại nhất là chính quyền Diệm bị mất dần dần sự ủng hộ của người dân trong nước.

Tổng thống Kennedy bị thừa hưởng cái thế tiến thoái lưỡng nan nầy. Trong bài diễn văn nhậm chức, ông hứa sẽ “yểm trợ bất cứ ai là bạn, chống lại bất cứ ai là thù” để bảo đảm cho nền tự do. Vị tân tổng thống quyết tâm giữ một lập trường cương quyết về Việt Nam. Nhưng sự bất mãn ngày càng tăng gia của dân chúng miền Nam và sự bất lực của ông Diệm, đã tạo một vấn nạn to lớn cho chính sách đối ngọai của Mỹ.

Năm mươi năm sau, Hoa Thịnh-Đốn lại phải đối diện với một cuộc khủng hoảng giống một cách lạ lùng hệt như vậy tại A-Phú-Hãn. Cũng một lý luận là phải chiến thắng tại Nam Việt Nam thì mới hoá giải được mối đe dọa của cộng sản, thì ngày nay tại A-Phú-Hãn, chiến thắng trong trận chiến nầy là điều tất yếu để thắng được cuộc chiến chống khủng bố. Và một lần nữa, nước Mỹ lại dính với một lãnh tụ quá yếu kém mà các viên chức Mỹ đã trở nên vỡ mộng.

Cũng như trường hợp ông Diệm, các chánh khách Mỹ đã ca ngợi ông Karzai không hết lời. Năm 2002, vị tân Tổng thống A-Phú-Hãn đã được mời làm khách danh dự trong buổi đọc diễn văn “Tình trạng Quốc gia” của Tổng thống George W. Bush trước hai viện tại Quốc hội (năm 1957 Tổng thống Diệm cũng được mời đến đọc diễn văn trước hai viện của Quốc hội Mỹ - LND) , và năm 2004, Tổng thống Bush gọi ông Karzai là một người đầy “danh dự, can đảm và tài năng” và hứa rằng “sự cam kết sắt đá” của Mỹ sẽ giúp nước nầy thành công.

Rồi cũng như trường hợp Tổng thống Diệm, những tố cáo về tệ nạn tham nhũng và thái độ công khai coi thường những nguyên tắc dân chủ của Tổng thống Karzai – và sự bất mản của quần chúng càng ngày càng gia tăng – đã lên đến mức làm cho các viên chức Mỹ phải phản ứng một cách giận dữ. Tháng 11 năm 2009, Đại sứ Mỹ tại thủ đô Kabul, ông Karl W. Eikenberry đã cảnh cáo thẳng thừng với Hoa-Thịnh-Đốn rằng ông Karzai “không phải là một đồng minh chiến lược thỏa đáng.”

Điều chắc chắn là nếu Hoa-Thịnh-Đốn có thể tìm ra được một người đáng để thay thế cho ông Karzai, họ sẽ bỏ rơi ông nầy. Nhưng có lẻ vì bài học của trường hợp ông Diệm đã làm cho Mỹ cẩn thận hơn. Năm 1963, chính quyền Kennedy đã nháy mắt và gật đầu tán thành phe quân nhân Nam Việt-Nam tổ chức một cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm. Nhưng cuộc lật đổ (và thủ tiêu) ông Diệm đã làm cho sứ mạng đang lung lay của Mỹ tại Việt-Nam càng trở nên nghiêng ngả hơn. Hình như các nhà lãnh đạo Mỹ cũng lo ngại sẽ gặt hái một kết qủa tương tự ở A-Phú-Hãn nếu họ khuyến khích phe đối lập lật đổ ông Karzai.

Các chính khách Mỹ cần phải dẹp đi một số thói quen tai hại đã có từ lâu đời. Chẳng những họ hay quan trọng hoá giá trị chiến lược của những quốc gia nhỏ hàng Đệ Tam đối với nền an ninh của Mỹ mà họ còn suy xét đồng minh qua tiêu chuẩn của lý tưởng Hoa Kỳ. Ông Ngô Đình Diệm chưa bao giờ là một người thực sự tôn trọng dân chủ, nói chi đến chuyện gọi ông ấy là một “anh hùng” của thế giới tự do. Ông Diệm là một người chuyên quyền, tham nhũng loại tầm thường.

Hình như ông Hamid Karzai cũng thuộc một loại như vậy. Các chính khách Mỹ thất vọng vì Tổng thống Karzai không đáp ứng được những kỳ vọng của khối Tây phương. Nhưng những kỳ vọng nầy thì luôn luôn xa rời hoàn toàn với thực tế của người dân A-Phú-Hãn. Các nhà lãnh đạo Mỹ phải hiểu rằng nếu họ không muốn rơi xuống vũng bùn với những loại lãnh tụ yếu kém như Diệm, như Karzai thì nước Mỹ cần phải tỏ ra rất khó khăn trong việc chọn lựa địa điểm và lý do để can thiệp vào nội bộ nước khác.

Ted Galen Carpenter là Phó chủ tịch của Viện Nghiên cứu Cato tại Hoa Thịnh Đốn về các nghiên cứu quốc phòng và chính sách ngoại giao. Ông cũng là tác giả của tám tác phẩm về bang giao quốc tế. Malou Innocent là một chuyên viên phân tích chính sách ngoại giao của Viện Cato.

Hamid Karzai and America's Vietnam mistake

As in Vietnam in the ‘60s, the U.S. is again linked to a deeply flawed leader it must count on in war time.

Source: http://www.cato.org/pub_display.php?pub_id=12052

By Ted Galen Carpenter and Malou Innocent – Los Angeles Times - August 12, 2010

Amid growing debate about whether the United States should stay in Afghanistan, one issue of agreement is that Afghanistan's president, Hamid Karzai, is both the central figure in the war and its weakest link.

Recent embarrassing controversies between Karzai and Washington — including a move this month by the Afghan leader to hinder U.S.-backed anti-corruption investigations in Kabul — reveal a troubling pattern in U.S. foreign policy. U.S. leaders have a tendency to hail flawed foreign leaders as the saviors of their countries, only to publicly disparage them later for not meeting America's lofty expectations.

In dealing with the erratic and unreliable Karzai, Washington is replicating the pattern of exaltation and subsequent blame-shifting it followed five decades ago with South Vietnamese leader Ngo Dinh Diem. That episode produced famously disastrous results.

In October 1954, President Eisenhower wrote a letter to Diem stressing the goal of "developing and maintaining a strong, viable state, capable of resisting attempted subversion or aggression." To leaders in Washington, backing South Vietnam was deemed critical to preventing the expansion of communism. And in Diem, they thought they had the man to do the job.

Assistant Secretary of State for Far Eastern Affairs Walter Robertson proclaimed in a 1956 speech: "Asia has given us in President Diem another great figure, and the entire free world has become richer for his example of determination and moral fortitude." Sen. Jacob Javits (R-N.Y.) hailed Diem as "one of the real heroes of the free world."

By the end of the 1950s, however, U.S. officials were growing concerned about Diem's autocratic political style and nepotism. Worse, support for Diem's government among the Vietnamese people was eroding.

President Kennedy inherited that dilemma. Pledging in his inaugural address to "support any friend, oppose any foe" to ensure the success of liberty, the new president was determined to take a strong stand in Vietnam. But Diem's mounting unpopularity and ineffectiveness posed a major problem for U.S. policy.

Fast-forward five decades, and Washington encounters an eerily similar situation in Afghanistan. Just as success in South Vietnam was deemed essential to blunt the communist threat, success in Afghanistan is deemed crucial to the war against terrorism. And once again America is linked to a deeply flawed leader with whom U.S. officials have become disillusioned.

As in the case of Diem, U.S. policymakers initially lavished praise on Karzai. In 2002, the newly installed Afghan leader was an honored guest at the State of the Union address, and in 2004, President George W. Bush spoke of Karzai as a man of "honor, courage and skill" and pledged America's "ironclad commitment" to help his country succeed.

But also as in the case of Diem, allegations of corruption and Karzai's apparent contempt for democratic norms — and his growing domestic unpopularity — have reached the point that U.S. officials are reacting with anger. In November 2009, Karl W. Eikenberry, U.S. ambassador to Kabul, bluntly warned his superiors that Karzai "is not an adequate strategic partner."

There is little doubt that if Washington could find a more credible replacement, it would dump Karzai. But perhaps the lesson of the Diem experience has induced caution. In 1963, the Kennedy administration gave a wink and a nod to the South Vietnamese military to stage a coup against Diem. But Diem's ouster (and killing) merely caused the already shaky U.S. mission in Vietnam to become even more untenable. U.S. leaders probably fear a similar result in Afghanistan if they encourage Karzai's opponents to remove him.

American policymakers need to overcome some deeply ingrained counterproductive habits. Not only do policymakers tend to overestimate the strategic importance of small Third World countries to U.S. national security, they also see foreign political clients through the prism of American ideals. Ngo Dinh Diem was never a genuine democrat, much less a "hero" of the free world. He was a garden-variety, corrupt autocrat.

The same appears to be true of Hamid Karzai. Policymakers are frustrated because he has not fulfilled Western expectations, but those expectations were always completely detached from the realities of Afghanistan. American leaders need to learn that if they don't want to get down in the muck with highly imperfect foreign clients, the U.S. needs to be far more selective about the places — and the reasons — it intervenes.

Ted Galen Carpenter, vice president for defense and foreign policy studies at the Cato Institute, is the author of eight books on international affairs. Malou Innocent is a foreign policy analyst at Cato.

Trang Tôn Giáo