Jon Meacham: The End of Christian America

http://www.newsweek.com/id/192583

Sự chấm dứt của một Nước Mỹ Kitô Giáo

 Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ

ngày 21 tháng 1, 2010

SH giới thiệu: Jon Meacham là biên tập viên của tờ Newsweek. Ông đã đến với tạp chí này như là một nhà văn vào tháng 1 năm 1995, đã trở thành biên tập viên về các vấn đề quốc gia vào tháng Sáu năm đó. Ông phụ trách biên tập viên cho tạp chí trong tháng 10 năm 2006. Cuốn sách mới nhất của ông, Con Sư Tử Mỹ: Andrew Jackson tại Nhà Trắng (American Lion: Andrew Jackson in the White House) đã được Random House xuất bản ngày 11 tháng 11 năm 2008, đứng vị trí # 2 trên danh sách bán chạy nhất theo tờ The New York Times. Ngày 20 Tháng Tư năm 2009, quyển này được trao giải Pulitzer. (http://www.newsweek.com/id/192583)


 

Tỉ lệ bách phân của những người tự nhận mình là một Kitô hữu đã tụt 10 điểm trong hai thập kỷ vừa qua. Con số thống kê này cho thấy chúng ta là ai trong hiện tại và, với tính cách một quốc gia, chúng ta sẽ trở nên như thế nào trong tương lai.

 

Tác giả Jon Meacham | NEWSWEEK

Số ra ngày Apr 13, 2009

Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ

 

Đấy chỉ là một chi tiết nhỏ nhặt, một điểm so sánh vùi sâu nơi câu thứ năm trên trang thứ 17 trong bản tổng kết 24 trang của Bản Khảo sát về Bản sắc Tôn giáo của Người Mỹ năm 2009 (2009 American Religious Identification Survey).   Nhưng khi R. Albert Mohler Jr.- Chủ tịch dòng Thần học Baptist phương Nam, tổ chức lớn nhất trên hành tinh – đã hốt hoảng chỉ vì dòng ngắn ngủi sau khi đọc tài liệu vừa phổ biến trong tháng Ba này. Đối với một người tin đạo như ông Mohler- một người Kitô giáo bảo thủ, vững vàng, từng miệt mài với khoa thần học trong vương quốc đức tin đặc thù của mình, đã hiến mình vào công cuộc đào tạo các giáo sĩ nhằm rao giảng những điều không thể sai lầm của Kinh thánh và Phúc âm của đấng Kitô như là những phương cách duy nhất cho sự sống đời đời thì nội dung thông tin của bản khảo sát ấy quả là hết sức đáng lo lắng: con số những người Mỹ tự nhận mình không có tôn giáo đã tăng gần gấp đôi kể từ 1990, từ 8% đã tăng đến 15%. Sau đó, bản khảo sát đã đi đến một điểm khiến ông không thể xua khỏi tâm tưởng: theo lịch sử, dù những thành phần không nhập đạo này từng tập trung ở vùng Tây Bắc, bản tường trình cho thấy “mô hình này nay đã dịch chuyển, và vùng Đông Bắc đã nổi lên từ năm 2008 như một thành trì vững chắc của những người tự nhận mình không có đạo”. Theo Mohler, nền tảng lịch sử của nền văn hóa đạo giáo Mỹ đang rạn nứt.

“Chuyện ấy thực sự khiến tôi bị choáng mạnh” Tuần qua ông đã bảo tôi như thế. “ Vùng tây bắc chưa từng là một khu vực đạo giáo, chưa bao giờ được giáo đoàn hóa như vùng Đông Bắc, vốn là một khu vực có nền tảng, có tính căn cứ địa của đạo giáo Hoa Kỳ. Ðể mất vùng New England đã thực khiến tôi choáng váng”. Nặng nề với bản báo cáo trong tâm tư, ngay trước Tuần Thánh Mohler đã chuyển lên mạng internet một bài viết tuyệt vọng than tiếc cho sự suy thoái – và, ám chỉ rằng, sự xụp đổ sắp xảy ra - của một nước Mỹ từng tạo được dựng và thấm đẫm bởi Kitô giáo. “Một sự thay đổi quan trọng về văn hóa đang xảy ra chung quanh chúng ta” Mohler đã viết “Những khúc quanh quan trọng nhất của nền văn hóa Mỹ đã thay đổi đế tận gốc rễ. Cái gọi là mối nhất trí của Judeo-Christian trong thiên kỷ qua đã phải nhường chỗ cho một loại khủng hoảng văn hoá hậu-hiện đại, hậu-Kitô giáo, hậu-tây phương khiến đe dọa đến cốt lõi của văn hóa chúng ta”. Khi tôi và Mohler nói chuyện với nhau một vài ngày sau khi ông viết những điều trên, ông còn tỏ ra buồn chán hơn nữa. “Rõ ràng có một giai thoại mới, một giai thoại hậu-Kitô giáo đang tạo sức sống cho một bộ phận đa số của xã hội này” ông phát biểu như thế từ văn phòng của mình trong khu đại học ở Louisville. Tiểu Bang Kentucky.

Sự thể chính là ở đây, Hậu – Kitô giáo, một ý nghĩa xưa cũ nhưng mang chứa một bức thiết mới. Điều này không phải để bảo rằng Thiên chúa của Kitô giáo đã chết rồi, nhưng để nói rằng ngài đang kém đi cái sức mạnh trong nền chính trị và văn hóa của Hoa Kỳ so với những thời kỳ khác trong ký ức gần đây. Đối với sự ngạc nhiên của những người tự do vốn sợ hãi sự giáng lâm của một loại chính trị thần quyền và đối với sự mất tinh thần của những người bảo thủ tôn giáo đang mong mỏi nhìn thấy đức tin của mình được tỏa lộ trong đời sống công cộng, chính những người Kitô hữu đang tạo nên tỉ lệ sụt thoái trong dân số Hoa Kỳ.

Theo Bản Khảo sát về Bản sắc Tôn giáo vốn gây lo lắng cho Mohler, tỉ lệ bách phân của những người tự nhận mình là Kitô hữu đã tụt giảm 10% kể từ năm 1990, từ 86% xuống còn 76%. Dân số Do Thái giáo là 1.2 %; Hồi giáo 0.6%. Một bài riêng trên Pew Forum đã xướng họa lại những kết quả của bản Khảo sát ấy, cho thấy rằng tỉ lệ phần trăm những người tự nhận mình không hề tham gia vào bất cứ loại đức tin cụ thể nào đã tăng đến 16%, nghĩa là gấp đôi trong những năm gần đây; trong phạm vi bầu cử, nhóm này đã tăng từ 5% trong năm 1988 đến 12% trong năm 2008 - gần bằng tỉ lệ các đại biểu cử tri người Mỹ gốc Phi Châu. (Bảy mươi lăm phần trăm những cử tri không theo một tôn giáo nào đã bầu cho Barack Obama, một người Kitô giáo). Trong khi đó, con số của những người tự nhận mình là vô thần hoặc theo thuyết bất khả tri đã tăng gần 4 lần từ năm 1990 đến 2009, nghĩa là từ 1 triệu người đến 3.6 triệu người. (Nghĩa là vào khoảng gấp đôi số dân Episcopalian ỡ Hoa Kỳ).

Dù chúng ta vẫn còn là một quốc gia được định khuôn mạnh mẽ bởi đức tin tôn giáo, nền chính trị và văn hoá của chúng ta, trên dòng chính, đã ít bị ảnh hưởng bởi các phong trào, các tranh cãi từ một tính cách Kitô giáo cực đoan như từng có chỉ ngay trong năm năm trước đây. Tôi cho rằng đây là một điều tốt- tốt cho nền văn hóa chính tri của chúng ta, một nền văn hoá chính trị phức tạp và đủ nặng nề và không cần đến các nỗ lực o ép, cưỡng bức để tôn kính hoăc đi theo các loại đức tin tôn giáo- như những Vị sáng lập nên đất nước Hoa kỳ đã từng nhìn thấy- Điều này cũng tốt cho Kitô giáo trong phương cách mà nhiều người Kitô hữu đang tái khám phá ra các hiệu quả tốt của việc tách rời nhà thờ khỏi thế quyền vốn bảo vệ được cho điều mà Rogers Williams, người sáng lập Rhode Island như một nơi an toàn cho những người bất đồng tôn giáo, được gọi tên là “vườn hoa của nhà thờ” từ “chốn hoang dã của thế gian”. Tôn giáo đã và còn là quan yếu  đối với sinh mệnh của tổ quốc nhưng sức mạnh đoàn kết của Hoa kỳ chưa từng là vì một đức tin đặc thù nào, trừ ý nguyện cho tự do - không phải thứ tự do nhỏ  bé của tín ngưỡng. Bằng hết sức mình, chúng ta loại bỏ tôn giáo ra  không phải vì sự hữu ích hay hư hại cá biệt nào; trong lịch sử chúng ta đã từng xử lý các tranh cãi có căn bản từ đức tin như một yếu tố giữa nhiều yếu tố khác trong môi trường cộng hòa của sự tranh luận và tạo quyết định. Sự suy thoái và xụp đổ của ý niệm về tôn giáo quyền hiện đại của Kitô giáo Hoa kỳ tạo nên được một môi trường chính trị trầm tĩnh hơn, và đối với nhiều người theo đạo, điều này sẽ giúp mở ra con lộ trình mới cho một đời sống tôn giáo nghiêm túc, thần học hơn.

Ta nên rõ ràng như thế này: chừng nào tỉ lệ bách phân những người Kitô giáo có thể co hẹp lại, những đồn đãi về cái chết của Kitô giáo đang được cường điệu lên rất nhiều. Trở thành kém Kitô giáo hơn không cần thiết là phải mang ý nghĩa rằng Hoa Kỳ là hậu-Kitô giáo. Một phần ba dân số Hoa kỳ tin rằng mình đang được sống lại; con số này, cùng với sự xuống dốc của những người Tin lành dòng chính từ trung hòa đến tự do một cách chính trị, đã khiến những người soạn nên  Bản Khảo sát về Bản sắc Tôn giáo người Mỹ ghi nhận rằng “những chiều hướng này...cho thấy một biến động đến những niềm tin bảo thủ hơn, cụ thể là đến một dự phóng có tính “Phúc âm” nhiều hơn giữa những ngưòi Kitô hữu”. Với sự gia tăng của những di dân Mễ chống đỡ cho giáo hội công giáo ở Mỹ, đồng thời đơn cử sự phổ biến của phái Pentecostal, môi trường tăng trưởng nhanh của Kitô giáo trong Hoa kỳ và trên toàn thế giới, chắc chắn rằng đất nước này vẫn còn là một đất nước tôn giáo sinh động, hơn nhiều so với các nước Âu châu.

Vẫn theo thăm dò của Newsweek, hiện nay ít người còn nghĩ rằng Hoa kỳ là một “quốc gia Kitô giáo” hơn là dưới thời gian George W. Bush làm tổng thống (62% trong năm 2009 so với 69% trong năm 2008). Hai phần ba công chúng (68%) hiện nay cho rằng tôn giáo đang “mất ảnh hưởng” trong xã hội Hoa Kỳ, trong khi chỉ có 19% cho rằng ảnh hưởng của tôn giáo đang tăng lên. Tỉ lệ những người Mỹ tin “tôn giáo có thể giải đáp được tất cả hay hầu hết những vấn nạn của ngày nay” giờ đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Trong thời của Bush là 43%, dưới thời Clinton, con số ấy chưa bao giờ xuống thấp hơn 58%.

Nhiều người Kitô giáo bảo thủ tin rằng họ đã thua cuộc trong cuộc chiến đấu với những vấn đề như phá thai, cầu nguyện trong trường học và ngay cả vấn đề hôn nhân đồng tính, và họ tin rằng đất nước hiện đang đi vào giai đoạn hậu-Kitô giáo. Chistopher Hichens - một người bạn và có lẽ còn là một người thích trêu chọc duyên dáng nhất mà quý bạn từng gặp- đã viết một tập sách vô cùng nổi tiếng về vô thần vài năm trước “Thượng đế không Vĩ đại” (God is Not Great). Là một người Tân giáo ngoan đạo (dù đã rạn nứt sâu sắc), tôi không đồng ý với nhiều luận điểm của Hitchens- Tội không nghĩ là ta sẽ đạt được ích lợi gì khi coi thường niềm tin tôn giáo như một thứ sai lầm và mê tín- nhưng Hitchens quả là một người trí thức chân chính nghiêm túc, người mà trong cuộc du hành đến Texas vừa qua, được thuật lại rằng đã lẩm bẩm có tính Phúc âm về sự xuất hiện của một nưóc Mỹ “hậu-Kitô giáo”.

Ðể trở thành Hậu-Kitô giáo đã từng có những ý nghĩa khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Vào năm 1886 nguyệt san Atlantic đã mô tả George Elliot như một người “hậu-Kitô giáo”, mang ý nghĩa đồng nghĩa với vô thần hoặc bất khả tri. Ý nghĩa rộng rãi hơn- và thích đáng nhất cho đúng mục đích của chúng ta là định nghĩa rằng “hậu-Kitô giáo” tiêu biểu cho một giai đoạn tiếp theo của sự suy thoái tầm quan trọng của Kitô giáo trong một khu vực hay một xã hội. Việc xử dụng đến nhóm từ này lần đầu xuất hiện trong cuốn “Nước Mỹ được Tự do ( “America Set Free”) vào năm 1929 bởi nhà triết gia Ðức Hermann Keyserling.

Ý nghĩa này được phổ thông hoá trong giai đoạn mà các nhà học thuật gọi là phong trào “cái chết của Thượng Ðế” trong giữa thập niên 1960- một phong trào vẫn còn ảnh hưởng trong phương cách của nó. Rút ra từ tuyên ngôn “Thượng đế đã chết” của Nietsche trong thế kỷ 19, một nhóm nhà thần học Tin lành đã cho rằng về thực chất, Kitô giáo đã phải sống còn mà không có một hiểu biết chính thống về Thượng đế. Tom Alitzer, giáo sư tôn giáo ở Ðại học Emory, là một thành viên quan trọng của phong trào Kitô giáo không có Thượng đế, đã truy tìm những căn nguyên trí thức trước tiên từ kiekergaard sau đó là đến Nietzsche. Ðối với Alitzer, kỷ nguyên hậu-Kitô giáo là một thời đại mà cả Kitô giáo và chính bản thân tôn giáo đều được tháo gỡ khỏi xiềng xích của các nền tảng lịch sữ trước đó”. Năm 1992, nhà phê bình Harold Bloom đã xuất bản một tác phẩm có tựa đề “Tôn giáo Hoa Kỳ: Sự xuất hiện của môt quốc gia hậu-Kitô giáo”. Trong tác phẩm này, ông dẫn chứng định nghĩa của William James về tôn giáo trong cuốn “Sự đa dạng của kinh nghiệm tôn giáo”: “ Tôn giáo… đối với chúng ta sẽ có nghĩa là những cảm giác, hành vi và những chứng nghiệm của các cá nhân trong sự cô độc của mình, chừng nào họ còn hiểu được chính mình để đứng được trong mối liên hệ đến bất kỳ điều gì họ quan niệm là sự thiêng liêng”.

Ðấy đúng là điều đã khiến Mohler lo lắng nhất, “Giai thoại hậu-Kitô giáo hoàn toàn khác biệt; chúng đem đến tính tâm linh nhưng được xác định lại mà không có sự ràng buộc thẩm quyền nào” ông bảo tôi “Giai thoại này được đặt căn bản trên một hiểu biết về lịch sử vốn giả định một quá khứ ít thứ tha và một tương lai nhiều khoan dung, với hiện tại này như một bước chuyển tiếp quan trọng”. Hiện tại, trong ý nghĩa này, là một hiện tại ít đi về cái chết của Thượng đế nhưng lại nhiều lên về sự sản sinh của nhiều thần linh khác. Những con số tăng lên của người Mỹ tự nhận mình không gia nhập tôn giáo nào là những người có nhiều khả năng tự nhận họ là “tâm linh” hơn là “có đạo” (Theo thăm dò của Newsweek, 30 phần trăm tự nhận mình theo cách này, vượt hẳn từ 24 phần trăm trong năm 2005).

Nói một cách đại cương, giai thoại Kitô giáo là câu chuyện của con người - tấn thảm kịch của sự sáng tạo, vấp ngã và chuộc tội - như đã dược ghi chép trong Kinh thánh Hebrew và Tân Ước. Phái chính thống cố gắng để sống cuộc đời mình theo những nguyên tắc về đức hạnh chung trong Thánh kinh (hoặc tối thiểu theo những nguyên tắc mà họ chấp nhận được) đồng thời dự phần vào sự phán xét cuối cùng của Thiên chúa-một sự phán xét vốn có thể đem lại sự quyết định cho việc họ sẽ vĩnh viễn ở vào chốn thiên đàng hay địa ngục.

Vậy thì nói đến “Nước Mỹ Kitô giáo” là nói về cái gì ? Những người Kitô rao giảng Phúc âm từ lâu đã tin rằng Hoa kỳ nên là một đất nước có đời sống chính trị đặt căn bản và được cai quản bởi những nguyên tắc thần học và những giải thích về thánh kinh của họ. Chẳng hạn như nếu giáo hội tin rằng uống rượu là có tội thì luật pháp nên cấm mua bán rượu. Nếu giáo hội cho rằng thuyết tiến hóa là xung khắc ngược lại với nghĩa đen của sách Sáng thế, thì các trường công lập nên cắt xén bài giảng dạy cho phù hợp. Nếu giáo hội cho rằng nên đặt phá thai ra ngoài vòng pháp luật, thì toà án của đất nước này nên tuân thủ như thế. Cường độ của cảm giác về việc đất nước này nên Kittô giáo đến mức nào đã tăng lên rồi giảm xuống từ vụ Jamestown: quả đúng như Thánh kinh đã từng viết, không có gì mới lạ dưới ánh mặt trời. Trong suốt hơn 40 năm, cuộc tranh cãi bắt đầu từ quyết định của Toà án tối cao từ năm 1962 để chấm dứt việc bắt buộc cầu nguyện trong trường học (rồi căng thẳng dần đến phán quyết trong vụ kiện giữa Roe và Wade 11 năm sau đó) có lẽ đã không còn là điều mới lạ nhưng thực đã là một sự tàn nhẫn. Lo sợ đến việc nước Mỹ có thể trở nên giống như một đất nước thế tục kiểu Âu châu, cánh hữu đã miệt mài lèo lái sự quay về điều họ tin là một nước Mỹ Kitô giáo của ngày xưa cũ.

Nhưng tối thiểu là trong hiện tại, dự án ấy đã thất bại. Ở Texas, các chính quyền đã đứng vế phía khoa học chứ không phải phiá thần học trong cuộc tranh chấp về việc giảng dạy thuyết tiến hóa. Thời đại khó khăn ghê ghớm về kinh tế này đã không hề dẫn đến sự gia tăng những người đi lễ nhà thờ. Ngày thứ sáu vừa qua ở bang Iowa, toà án tối cao đã phán quyết ngược lại với lệnh cấm hôn nhân đồng tính, một sự đánh bại những người Kitô giáo bảo thủ. Bằng chứng ấy là những gì mà người theo đạo khó chịu về khả năng của một thời đại được thống trị bởi những một chủ thuyết thế tục mới và mạnh mẽ. “Việc giảng dạy đạo lý của Kitô giáo đã phải xử dụng đến một ảnh hưởng không kể xiết được vào nền văn minh Tây phương” Mohler nói như thế. “Khi những giảng dạy đạo lý ấy mờ nhạt vào trong ký ức văn hóa, một nền đạo lý kiểu thế tục sẽ thay thế. Một khi tính cách Kitô giáo bị rỡ bỏ bởi một phần dân số đáng kể, bức hoàng tráng của đạo lý sẽ thay đồi một cách cần thiết. Ðể là những nơi chốn tốt đẹp hơn của thế kỷ 20, các nước Tây Âu đã dẫn đạo trong việc từ bỏ đi những ý nguyện Kitô giáo. Ðạo lý Kitô phản hồi và những nguyên tắc đạo lý đã nhường bước cho sự kém thu hút của loại ký ức Kitô giáo. Hiện thời, ngay cả ký ức Kitô giáo cũng đã vắng mặt trong đời sống của hàng triệu con người”

Tuy nhiên, sự chia rẽ và nghi ngờ tôn giáo đã luôn luôn là một phẩm chất Hoa Kỳ. Alexis de Tocqueville đã cho rằng “không khí đạo giáo của một đất nưóc là điều đầu tiên thu hút tôi khi đến Hoa kỳ” nhưng ông cũng khám phá ra “một mối nghi hoặc và khác biệt sâu sắc” đến đức tin. Jefferson trước đây cũng từng nắm bắt được tinh tuý của tinh thần Mỹ về tự do tôn giáo khi ông nhận định rằng đạo luật của ông về tự do tôn giáo ở Virginia là “để bao hàm được, trong phạm vi che chở của sự bảo bọc, Do Thái giáo và ngoại Do, Kitô giáo và Hồi giáo, Ấn độ giáo và những người phản giáo của tất cả các loại”- cùng những người không có một thứ đức tin gì. Nền văn hóa của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo đã giúp tạo nên một thị trường tự do rất bận rộn về đức tin: chính từ các nhà thờ đứng ngoài tổ chức mà đất nước này đã tạo cho tôn giáo trở nên phổ biến hơn chứ không kém đi.

Vậy thì Hoa kỳ không phải là một xã hội hậu-Kitô giáo – và không thể là như thế chừng nào xã hội Hoa kỳ còn có con người ở trong đó, bởi vì đức tin là một thôi thúc nội tại của con người. Loại niềm tin từ mệnh lệnh, hay từ một thực tế vượt ra khỏi không thời gian là cổ xưa và cố chấp. “Tất cả mọi người”, Homer đã nói “cần đến các thánh thần”. Câu hỏi thiết yếu của chính trị và văn hoá về các thánh  thần này – hay nói cho chính xác hơn, một kiến thức hiểu biết chung về các thánh thần này -  là các ngài sẽ chi phối đến tính tự nhiên của đời sống trong một gian đoạn, một không gian cho sẵn như thế nào ?

Nếu áp dụng một loại kiểm tra tính quốc gia kiểu Augustine cho mình, chúng ta sẽ thấy rằng chính tự do, chứ không phải tôn giáo, là điều đã giữ được chúng ta lại với nhau. Trong tác phẩm “Thành của Chúa” (“The City of God”), Augustine – một kẻ tội lỗi biết hối cải, vị Giám mục thành Hippo – đã nói rằng một đất nước nên được định nghĩa như “một hỗn hợp của những con người có lý trí trong một đồng thuận chung theo các mục đích yêu thương của họ”. Ðiều mà chúng ta đánh giá cao nhất - điều mà chúng ta cùng chung yêu thương nhất – chính là trọng tâm của cuộc kiểm tra về sự thỏa thuận xã hội.

Ðánh giá từ hình dạng rộng của đời sống Hoa kỳ trong thập niên đầu thế kỷ 21, chúng ta quý trọng tự do cá nhân, tự do (hoặc thật tự do) kinh doanh và có khuynh hướng thiên về chủ nghĩa tự do trong những vấn đề đạo đức cá nhân. Các tài liệu nền tảng là Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập chứ không phải bản Kinh thánh tiếng Hebrew và Sách Tân ước (dù có những liên quan không thể chối cãi giữa các tài liệu này). Phương cách sống này khác xa với cách sống mà những người Kitô giáo bảo thủ ưa thích. Nhưng đấy chính là sức mạnh của cơ chế Cộng hòa vốn đã được lèo lái bởi James Madison vào cuối thế kỷ thứ 18; rằng Hoa kỳ sẽ tồn tại trong mối liên quan trực tiếp đến khả năng kiểm soát được sự cực đoan và gìn giữ được sự tối đa cho tự do cá nhân của mình. Những người theo đạo nên hân hoan đón nhận điều này; tự do cho một giáo phái phải có nghĩa là tự do cho tất cả các giáo phái. Như John F. Kenedy đã công bố trong diễn văn đọc trước Hiệp Hội các Giáo sĩ ở Houston năm 1960 : “Nếu như năm nay có thể là một năm người Công giáo phản đối lại những ai dơ lên cánh tay nghi ngờ, những năm khác đã từng như thế,một ngày nào đó có thể là một người Do thái giáo- một người Quaker-  một người Theo thuyết nhất thể - hay một người Baptist… Hôm nay tôi có thể là nạn nhân – nhưng ngày mai có thể quý vị là nạn nhân – cho đến khi nào toàn thể cơ cấu hoà hợp xã hội của chúng ta được xé toang ra”.

Ðạo giáo đã từng là một nhân tố trong đời sống và chính trị Hoa kỳ kể từ khởi đầu. Kính trọng Anh Giáo là một điều bắt buộc ở Jamestown, và những người theo Thanh giáo ở New Endland đều dứt khoát hy vọng xây dựng một Jerusalem mới. Nhưng tin mà bị ép buộc là không tin gì cả; đó là sự chuyên chế bạo ngược. Roger Williams đã  nói “ Tôi ca tụng người nào, dù là Do thái, Thổ nhĩ kỳ, thờ Giáo hoàng, hay bất cứ ai, không hướng về nơi nào ngoài sự thử thách tự lương tâm chính mình”.

Vào thời điểm những nhà lập quốc như Jefferson và Madison nhìn thấy được cái tinh hoa trong sự bảo đảm một nền tự do cho lương tâm, và một trong những thành quả đáng kể của nền cộng hòa non trẻ là đã tạo nên một nội dung trong đó tôn giáo và chính trị được trộn lẫn nhưng giáo hội và nhà nước thì không. Sáng suốt của những bậc dựng nước là người ta có thể cũng cần cố gắng dựng nên một bức tường ngăn giữa kinh tế và chính trị như bức tưòng giữa tôn giáo và chính trị, bởi vì cả hai lãnh vực này đều là những gì dân chúng cảm nhận và nhìn được thế giới như thế nào. Hãy đề những người ngoan đạo tự mình đứng lên trong các võ đài chính trị và tư tưởng và đấu tranh cho các quan điểm của mình trong nền tảng công bằng với các quyền lợi của người khác. Ðời sống công cộng của Mỹ không phải là toàn đạo giáo cũng như không phải toàn thế quyền như là một dung dịch mãi mãi hỗn hợp của cả hai. Lịch sử cho thấy rằng khó khăn có khuynh hướng xảy ra khi một trong những thế lực này trở nên quá mạnh trong đối trọng với thế lực kia.

Do đó các chiến thắng chính trị là sự nhất thời tự bản chất. Vào giữa thế kỷ 19, nhà truyền giảng Phúc Âm Charles Grandison Finney lập luận rằng “công việc cao cả nhất của giáo hội là cải tạo thế giới – nhằm loại bỏ đi tất cả mọi hình thức tội lỗi”; Ông nói Kitô giáo “cần tăng cường ảnh hưởng của mình để bảo đảm một nền lập hiến phù hợp với luật của Thiên chúa”.

Thành công thế gian có khuynh hướng đánh dấu giai đoạn bắt đầu sự kết thúc cho tính công khai đạo giáo trong chính trị. Luật Cấm Rượu (Prohibition) khởi đầu được xem như một chiến thắng về đạo lý, nhưng sự thất bại và sau cùng bị bãi bỏ cho thấy một phong trào nên luôn cẩn trọng về những gì mình mong muốn : ở Hoa kỳ, ý chí của khối đông rộng lớn có khuynh hướng thắng thế đến ngay cả các nỗ lực kiên quyết của những quyền lợi nhỏ hẹp.

Khi thế kỷ 20 trôi qua, những người Kitô giáo thấy chính họ ở trong một vị trí tương đối không ai còn bãn cãi gì về sự đối đầu với “chủ nghĩa cộng sản vô thần”, và lòng nhiệt tình hăng hái về các Luật cấm rượu thời đại vụ án của Scopes như đã nguội đi một chút. Các vấn đề về đạo lý các nhân chứ không phải chính trị quốc tế, sẽ đặt nền tảng cho công cuộc vận động cho nưóc Mỹ Kitô giáo mà chúng ta biết đấy là sự nổi dậy của tôn giáo quyền. Hiện tượng ly dị trong những năm 60 cùng phán quyết Roe năm 1973 rất nghiêm trọng và đức tin tái-sinh của Jimmy Carter đã mang tính Kitô giáo của Kitô giáo Phúc âm đến dòng chính trong năm 1976.

Lớn lên ở Atlanta trong những năm 60 và 70, Joe Scarborough, nhà cựu lập pháp đảng Cộng hòa, đã cảm thấy lo sợ cho cha mẹ và những bạn bè theo giáo phái Phúc Âm của họ - chính những nỗi sợ ấy đã giúp xây dựng lên sự ủng hộ cho phong trào Kitô giáo Mỹ bảo thủ. “Mối lo lớn nhất ở vùng trung Mỹ là chúng tôi bị vây hãm – cha mẹ chúng tôi nhìn thấy bọn trẻ đi dưới phố vốn là nhũng hướng đạo ba năm trước giờ bỗng như bọn Hippy và họ sợ hãi lắm”, Scarborough nói: “ Về mặt văn hóa, tình hình giống như tháng 10 năm 2001 trong một thập niên. Trong cả một thập niên dài. Và một khi cha mẹ tôi nhận ra là chúng tôi không hề biến mất đi vào trong chủ thuyết cấp tiến và ma túy thì nỗi lo ấy tan biến đi. Ðó chính là thế giới mà chúng ta đang sống hiện nay – các bậc cha mẹ của thế hệ baby boomer vốn chưa hề uống một ly rượu đỏ 30 năm trước giờ uống đến vodka. Họ đã được giải phóng”.

Và họ đã học được rằng chính trị không hề có sẵn mọi lời giải đáp - một bài học mà, cùng với một số mối nhẹ nhõm từ các lo lắng của văn hoá nổi lên trong nhũng năm 60, 70, khiến từng có khuynh hướng kìm hãm lòng nhiệt thành chính trị phát sinh tự tôn giáo. “Lỗi lầm trần trọng nhất của những người theo Phúc âm trong các phạm trù chính trị trong 30 năm qua đã là sự ngây thơ đáng kinh ngạc về chính trị, các chính khách và các đảng phái” Mohler nói “Họ đã đầu tư quá nhiều hy vọng vào một giải pháp chính trị cho các vấn đề và khó khăn vượt quá chính trị (transpolitical). Nếu được ở trong một tình huống mà chúng ta Âu châu hơn, nơi mà các đảng phái khác nhau căn bản từ những vấn đề chính trị truyền thống hơn là các vấn đề đạo lý, hoặc nếu như chúng ta có được nhiều đảng phái hơn, có lẽ chúng ta đã có một bức tranh tốt đẹp hơn. Nhưng khi việc phá thai và một hiểu biết đạo lý về cái tốt của con người trở thành liên đới đến một đảng phái, thì về chính trị người Kitô giáo đã không có nhiều chọn lựa”

Khi đảng phái ấy thất bại- và thực đã thất bại - một số người trong phong trào phản ứng bằng cách rút lui về phía chủ nghĩa cấp tiến, bị  chinh phục bởi sự yếu kém và sự mua chuộc bằng tài lợi của thế giới chính trị đã khiến họ rơi vào hết thất bại này đến thất bại khác. (Tương tự xảy ra như thế với nhiều người công hòa sau năm 1968: điên tiết vì tínhcách bảo thủ của quốc gia, cánh tả đã phản ứng giận dữ và trở nên tả phái hơn).

Nhà bỉnh bút Cal Thomas là một nhân vật cũ của Khối Ðạo Ðức Ða số, người đã phải nhìn nhận phong trào Kitô giáo Hoa kỳ như một sự rạn nứt chí mạng trong các ý nghĩa thần học. “Không một đất nước nào có thể là thực sự “Kitô giáo””. Thomas công bố rằng “ Chỉ có người dân có thể là thực sự “Kitô giáo”. Thượng đế ở trên mọi quốc gia, và, thực thế, như Isaiah đã nói rằng ‘Mọi quốc gia đối với người chỉ là một giọt nước nhỏ hoàn toàn không đáng giá gì’ “. Suy tưởng ngược về vài thập niên, Thomas nhớ lại niềm hy vọng – và sự thất bại. “Chúng ta đang trải qua việc tổ chức những người có tinh thần giống nhau để mang nước Mỹ ‘trở lại’ thời đại của đạo đức tốt hơn. Dĩ nhiên, điều này phải được thực hiện thông qua các chính khách vốn cũng đang khó khăn trong sự áp dụng đạo đức vào chính họ”

Kinh nghiện cho thấy rằng các thẩm quyền đạo giáo có thể tự mình bị tha hóa bởi sự lân cận với thế lực chính trị. Một phần tư thế kỷ trước, ba nhà học giả cũng là những người kitô giáo theo phái Phúc Âm – Mark A. Noll, Nathan O. Hatch và George M. Marsden - đã xuất bản một tác phẩm quan trọng nhưng ít được mọi người biết “Ði tìm một Nước Mỹ Kitô giáo”. Trong tác phẩm này, họ lập luận rằng các khẳng định của Kitô giáo đã vượt quá mọi trật tự chính trị. Họ viết rằng “người Kitô giáo không nên có ảo tưởng về bản chất của các chính phủ nhân loại. Cuối cùng thì họ sẽ thuộc về cái mà Augustine gọi là “thành phố của thế gian”, ở đó sự ích kỷ cai trị…và tất cả các chính phủ có thề là những kẻ sát nhân tàn bạo”.

Quan điểm của họ trùng với quan điểm của những nhà soạn Thánh thi, từng nói rằng “Ðừng đặt lòng tin của ngươi nơi các cô công chúa” đồng thời cũng có đầy đủ những bằng chứng trong Tân ước để ủng hộ cho một cảnh tượng của chính trị và đức tin trong đó giáo hội thì ở vị trí tốt nhất đối với nhiệm vụ trọng tâm của mình trong khi lại xa vời nhất với những vướng mắc của chính trị. Thiên chúa của phái Phúc Âm dứt khoát chối từ việc xử dụng các phương tiện của thế gian này - kể cả sự va chạm của vũ khí lẫn các đam mê của chính trị - để  theo đuổi các mục đích của người. Sau phép lạ bánh mì và cá,đám đông kinh ngạc tưởng rằng mình đã tìm được vị sứ giả trên thế gian của mình. “Khi chúa Jesus vì thế nhận thấy rằng họ có thể đến và dùng sức lực để chiếm giữ lấy mình, để khiến mình trở nên một vì vua, người đã lại một lần nữa rời đi lên núi một mình”. Khi một trong những tông đồ của mình cắt đứt tai một trong những người nhóm họp bị bắt giữ ở Gethsemane, chúa Jesus nói “hãy tra kiếm vào vỏ”. Lát sau, trước mặt Pilate, người nói “Vương quốc của ta không phải thuộc về thế gian này: nếu Vương quốc của ta ở trên thế gian này, thì các thuộc hạn của ta đã chiến đấu”. Ưu thế cũa những bài học trong Phúc âm và trong tất cả các phần còn lại của Tân ưóc cho thấy rằng quyền lực thế gian thì nhất thời và mục nát, và những người theo Chúa nên chú ý hơn đến các vấn đề của tâm linh hơn là chính trị.

Tuy vậy, cũng theo Kinh thánh, luôn có những chương đoạn làm rối rắm bức tranh. Tác giả của bản kinh bằng tiếng Do thái cổ công bố rằng những người theo đạo là “những kẻ xa lạ và lưu đày trên thế gian” và rằng “ Vì ở chốn này chúng ta không có thành phố nào tồn tại được mà để tìm một thành phố tương lai sẽ đến”. Ở La Mã, Giáo hoàng Paul khuyên bảo: “Ðừng trở nên thích nghi với thế giới này”. Công đồng Vatican thứ hai trích dẫn những lời của giáo hoàng Pius XII: Giáo hội Công giáo của “Jesus Christ, Ðấng sáng lập thiêng liêng, đã chưa từng ban cho một sự ủy thác hay sửa chữa bất cứ mục đích nào của trật tự văn hoá. Mục tiêu mà Thiên chúa giao phó cho giáo hội là hoàn toàn tuyệt đối tôn giáo…Giáo hội không bao giờ có thể đánh mất tầm nhìn về tuyệt đối tôn giáo, về mục tiêu siêu nhiên”.

Tuy nhiên, như tổng giám mục Canterbury từng nói, nghĩ rằng Thượng đế có quan hệ chính yếu hoặc ngay cả rộng lớn hơn với tôn giáo là một sự sai lầm. Ở Amos Chúa đã nói “Ta ghét âm thanh tiếng kèn uy nghi của các ngươi”. Tôn giáo không phải chỉ là sự thờ bái Thiên chúa của các ngươi mà là sự thực hiện những sự việc thuộc về đạo, và thông điệp trọng tâm của Phúc âm là chính nhiệm vụ của người Kitô hữu để chuyển hóa thực tại thông qua các công việc yêu thương bằng tất cả năng lực mình. “Trách nhiệm của chúng ta vẫn là hãy hội nhập vào trong thế gian chứ không phải là một phần của thế gian” Mohler nói “ Giáo hội là một hiện hữu đời đời trong một thế gian tạm bợ và đổ vỡ- nhưng chúng ta phải tạo ra ảnh hưởng. Các bài giảng trên Núi là những nội dung về những gì chúng ta hành động – nhưng các bài giảng ấy không đến cùng với một cuốn cẩm nang chính trị.

Làm sao để cân bằng mối quan tâm cho khu hoa viên của giáo hội với các mệnh lệnh đạo đức tạo thoải mái cho đời sống thế gian là một trong những vấn đề gây bối rối cho giáo hội nhất. “Chúng ta có nghĩa vụ quan trọng để thực hiện bất cứ điều gì mình có thể, kể cả phải thông qua sự xử dụng các phương tiện chính trị, để giúp những anh em láng giềng của chúng ta – nhằm thúc đẩy luật công bằng, trật tự, hòa bình, giáo dục và các cơ hội”, Noll, Hatch và Marsden đã viết, “Tuy nhiên, chúng ta nên nhận thức rằng khi làm việc cho sự tốt đẹp có tính tương đối hơn cho “thành phố của thế gian” thì sự thành công của chúng ta sẽ chỉ được tương đối đúng như thế. Trong nhận định có tính quyết định giáo hội công bố rằng các giải pháp mang lại từ các quốc gia trên thế giới luôn luôn là các giải pháp nhất thời và chính các giải pháp này cần phải thay đổi “.

Ở Louisville, chuẩn bị cho lễ Phục sinh, Al Mohler thao thức mất ngủ cho nền văn hóa. Tuần qua, ông chuyển lên net một bài có tựa để “Mục sư của bạn có tin vào Thiên chúa hay không ?”, một bài về vấn đề phá thai, một bài về sự hỗ trợ tự sát và một bài khác về làn sóng mới của các mục sư. “Chúa Jesus đã hứa nguyện rằng ngay đến cửa địa ngục cũng không thể thắng được giáo hội của ngài”. Mohler đã viết “Thế hệ những mục sư mới này có ý muốn đẩy lùi chống lại địa ngục trong sự can đảm và không thực tế. Thế nào cũng có những va chạm xẹt lửa.” Trong cuộc điện đàm với tôi, ông nói thêm: “Những gì chúng ta nhìn thấy hiện nay là chứng tích của môt khuôn mẫu về những đổi thay về trí thức, văn hóa và chính trị trong tư tưởng và tâm hồn đã khởi đi từ rất lâu rồi. Các điều kiện đã đổi thay. Khó mà có thể xác định được ở nơi nào, nhưng bất cứ điều gì đến sau sự Khai sáng đã trở nên rất khác với những gì xảy ra trước đó” Và những gì xảy đến kế tiếp, với hàng ngũ những người tin theo Kitô giảm dần, cũng sẽ là khác biệt nữa.

 

Jon Meacham

Viết cùng Eliza Gray

 

Lê Quốc Tuấn dịch

Mùa Easter 2009

 

(Có thể tìm đọc nguyên văn bằng Anh ngữ ở đây:
http://www.newsweek.com/id/192583)

 

 

Trang Tôn Giáo