Lời Khẳng Định Của Một Con Cừu

Nguyễn Mạnh Quang

https://sachhiem.net/NMQ/NGGKG/NGK3.php

13 tháng 9, 2010

PHẦN III

(Từ đoạn văn số 22 cho đến hết phần Kết Luận)

Tại sao cuộc chiến này đã xảy ra và đã kết thúc như thế?

22.- NGK viết: “Cụ thể hơn, tại sao một đảng chỉ coi đất nước là thứ yếu, bên cạnh một chủ nghĩa không những sai mà còn là một chủ nghĩa tội ác, lại có thể động viên được sự hy sinh của rất nhiều người để toàn thắng dù trước mặt họ là một chính quyền với những phương tiện hơn hẳn, được cả sự yểm trợ tận tình của cường quốc hùng mạnh nhất thế giới? Câu hỏi này sẽ còn day dứt nhiều nhà nghiên cứu chính trị trong nhiều thế hệ. Ta chỉ có thể trả lời nếu lý luận từng bước.”

NHẬN XÉT: Sở dĩ ông Nguyễn Gia Kiểng khắc khỏai thắc mắc như trên là vì ông bị ảnh hưởng sâu nặng bởi chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã. Ông có cái nhìn đối với chính quyền không do Vatican dựng nên hay không chịu thuần phục Giáo Hội La Mã và đối với xã hội và con người ở ngoài đạo Ki-tô hoàn tòan khác với cái nhìn của con người được sinh trưởng trong mội trường văn minh tam giáo cổ truyền và trong xã hội dân chủ tự do. Vị bị ảnh hưởng sâu nặng của đường lối giáo dục của Vatican, ông quen sống theo với nếp sống văn hóa vong bản của nền đạo lý Ca-tô Roma, cho nên ông mới nói như trên. Một trong những nếp sống văn hóa Ki-tô là dành hết tất cả tâm hồn, sinh lực và khả năng vào niềm tin kính thương Chúa (tức là Giáo Hội La Mã), chỉ biết có Chúa, có Cha và chính quyền phải là chính quyền do Vatican dựng nên hay phải chịu khuất phục và làm tay sai cho Vatican. Vì thấy rằng chính quyền Việt Nam hiện nay không do Vatican dựng nên, không chịu khuất phục hay làm tay sai cho Giáo Hội La Mã,, cho nên ông mới không nhìn ra được những đại công nghiệp của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Những đại công nghiệp đó là (1) lãnh đạo toàn dân trong cuộc chiến đánh bại Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, và (2) chỉ đạo cuộc chiến đánh bại Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican đòi lại miền Nam, đem giang sơn về một mối cho tổ quốc. Không những thế, họ lại còn theo gương các chính quyền cách mạng Anh từ giữa thập niên 1530, chính quyền Cách Mạng Pháp 1789, chính quyền Cách Mạng ý 1870, chính quyền Cánh Mạng Mế Tây Cơ 1857, chính quyền Cách Mạng Nga 1917, chính quyền Cách Mạng Trung Quốc 1949, tịch thu những khối bất động sản kếch sù của Giáo Hội La Mã mà giáo hội đã ăn cướp của dân ta từ năm 1862 cho đến ngày 30/4/1975. Tình trạng này đã khiến cho ông Kiểng cứ phải khắc khỏai và thắc mắc như trên.

23.- NGK viết: “Trong suốt dòng lịch sử mà chúng ta tự hào là “bốn nghìn năm văn hiến” chúng ta chưa có được một nhà tư tưởng, chưa nói tới tư tưởng chính trị.”

NHẬN XÉT: Điều này cũng là bình thường mà thôi, không có gì phải chê trách về vấn đề Việt Nam không có đại tư tưởng gia. Tuy nhiên, trên một phương diện nào đó, không phải là Việt Nam không có nhân tài. Dân tộc ta cũng có những bậc kỳ tài như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Ngô Thời Nhiệm, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Nguyên Du, Hồ Chí Minh, Võ Nguyễn Giáp. Chẳng lẽ những người này không đáng đuợc gọi là một nhà tư tưởng lớn hay sao? Theo rất nhiều bậc thức giả cũng như các sử gia lớn đã được nêu lên trong đoạn văn chót của phần NHẬN XÉT về “lời khẳng định cần thiết” mang số 14 ở trện, thì cụ Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lớn về chính trị.

24.- NGK viết: “Trước hết là họ đã không có đối thủ. Việt Nam Quốc Dân Đảng đã tan rã từ sau 1930 và không có một đội ngũ nòng cốt để phục hồi dù vốn cảm tình rất lớn. Các đảng Đại Việt ra đời trong và sau Thế Chiến II, không những chưa đủ thời giờ để phát triển mà còn thiếu hẳn một tư tưởng chính trị; đó là những kết hợp lỏng lẻo giữa những người nói chung là tốt nhưng đã chấp nhận luật chơi của lớp cựu cộng sự viên của chính quyền thuộc địa trở thành tầng lớp lãnh đạo phe quốc gia. Sau cùng các đảng Đại Việt bị biến chất và chỉ còn là những liên kết giúp nhau thăng tiến trong khuôn khổ một chế độ tồi dở. Các đảng Đại Việt không phải là những chính đảng đúng nghĩa dù quy tụ khá nhiều người tốt. Phe quốc gia, rồi Việt Nam Cộng Hòa, không thể đương đầu với phe cộng sản vì nó không hình thành nổi một chính đảng đúng nghĩa, điều kiện không có không được trong đấu tranh chính trị.”

NHẬN XÉT: Đoạn văn này cho chúng ta thấy ông con chiên Nguyễn Gia Kiểng khẳng định là tình trạng tồi tệ của các chính đảng mà ông gọi là đối lập với đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông chỉ nói rất vắn tắt về Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt một cách rất mơ hồ và cho rằng “chưa đủ thì giờ để phát triển mà còn thiết hẳn một tư tưởng chính trị, đó là những kết hợp lỏng lẻo …”, chứ không nói rõ mức độ tồi tệ của các chính đảng này như thế nào. Nhân tiện đây, người viết cũng xin nói rõ được phần nào cái mức tồi tệ của các chính đảng này.

Về Việt Nam Quốc Dân Đảng: chúng ta phải biệt ra làm hai thời kỳ:

A.- Thời kỳ dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học. Thời kỳ này chấm dứt vào đầu năm 1930, ngay sau vụ Khởi Nghĩa Yên Bái (10/2/1930) thất bại. Lúc đó Đảng Cộng Sản Việt Nam mới thành hình. Sách sử không hề nói đến sự đấu đá đẫm máu giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam và Việt Nam Quốc Dân Đảng trong thời kỳ này. Nói chung, những thành viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng trong thời kỳ này đều là các nhà ái quốc tận tình hy sinh cho đại cuộc với chủ trương (1) đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đề giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, và (2) phế bỏ thể chế quân chủ bất kể là trung ương tập quyền hay quân chủ lập hiến để thiết lập một chê độ dân chủ tư sản gần như rập khuôn của thuyết Tam Dân Chủ Nghĩa “Dân tộc độc lập, dânh sinh hạnh phúc và dân quyền tự do” của Tôn Trung Sơn và cũng dự định là cách mạng sẽ được tiến hành theo ba giai đọan (A) Quân Chính, (B) Huấn Chính và (C) Hiến Chính, giống như kế hoạch của Cách Mạng Tân Hợi 1911 mà Quốc Dân Đảng Trung Hoa đã đề ra. Tiếc rằng, họ đã không thành công.

B.- Thời kỳ sau ngày 17/6/1930 cho đến năm 1946. Có lẽ sau mấy năm kể từ ngày 17/6/1930, những thành viên của chính đảng này mới bắt đầu họat động trở lại, nhưng lại phân hóa ra thành nhiều nhóm: (a) Nhóm Hà Nội gồm các ông Nguyễn Thế Nghiệp, Ngô Thúc Địch, Nhượng Tống, v.v…, (b) Nhóm Quảng Nam gồm có các ông Phan Khôi, Phan Kích Nam, (c) Nhóm chạy sang lánh nạn ở Trung Quốc thì lại phân hóa ra thành nhiều tiểu nhóm như Nhóm Nam Kinh, Nhóm Quảng Châu, Nhóm Quý Châu, Nhóm Côn Minh. Mạnh nhất là Nhóm Côn Minh do ông Vũ Hồng Khanh làm lãnh tụ. Ngòai ra, các thành viên khác như Trần Huy Liệu và Nguyễn Bình thì quay ra hợp tác với Việt Minh. Sách sử ghi nhận rằng, vào thời điểm cuối tuần lễ đầu tháng 9/1945 khi 180 ngàn Quốc Quân Trung Hoa vưọt biên giới Hoa Việt tiến vào miền Bắc để giải giới quân Nhật, thì hai Đảng Việt Quốc (Việt Nam Quốc Dân Đảng) và Việt Cách (Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội) theo chân các đoàn quân thổ phỉ này về Việt Nam để thủ lợi. Sách sử cũng nói rõ các nhân vật trong hai chính đảng theo chân quân Tầu thổ phi này về Việt Nam là các ông Vũ Hồng Khanh và ông Nguyễn Tường Tam thuộc Đảng Việt Quốc, và ông Nguyễn Hải Thần thuộc Đảng Việt Cách. Có thể là Việt Nam Quốc Dân Đảng mà ông Nguyễn Gia Kiểng nói đến là Đảng Việt Quốc của ông Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam chăng?

Về Đảng Đại Việt: Thực ra, từ năm 1931 đến cuối năm 1944, có nhiều Đảng Đại Việt ra đời. Đó là Đại Việt Quốc Xã của ông Nguyễn Xuân Tiếu, Đại Việt Duy Dân của ông Lý Đông A, Đại Việt Dân Chính của ông Nguyễn Tường Tam. Đến đầu thập niên 1940, lại có thêm đảng Đại Việt Phục Hưng ra đời. Trong cuốn Thời Đại Của Tôi – Cuốn I – Nhìn Lại 100 năm Lịch Sử, Giáo-sư Vũ Quốc Thúc có nói rõ Đảng Đại Việt Phục Hưng và đã được chúng tôi trích dẫn trong phần nhận xét về đoạn văn số 4 ở trên.

Hầu hết những thành viên trong Đại Việt Phục Hưng này vừa là tín đồ Ki-tô, vừa là những người thuộc giới quan lại của chính quyền Bảo Hô Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, vừa được các giáo sĩ Ki-tô hậu thuẫn để tôn vinh tín đồ Ki-tô Cường Để làm minh chủ với hy vọng sẽ được người Nhật đưa về làm vua thay thế ông Bảo Đại NẾU Nhật lật đổ Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican. Như vậy, Đảng Việt Nam Quang Phục hay Đại Việt Phục Hưng chỉ là công cụ của Vatican với mưu đồ sử dụng ông con chiên Cường Để để thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô rồi Ki-tô hóa Việt Nam từ trên xuống dưới bằng bạo lực của chính quyền. Cũng vì dã tâm này, cho nên khi thấy rằng không được Nhật cho làm thủ tướng vào mấy ngày sau vụ biến chính 9/3/1945,, ông con chiên Ngô Đình Diệm bèn quay ra đòi chính phủ Trần Trọng Kim cho nắm giữ Bộ Nội Vụ để có thể bổ nhậm bọn đàn em (cũng là tín đồ Ca-tô) làm tỉnh trưởng. Thế nhưng, "già néo thì đứt giây". Sự kiện này được Cụ Hoàng Cơ Thụy ghi lại trong Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 như sau:

"Đại Việt Phục Hưng Hội của nhóm Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm (ông Diệm sinh ngày 3/1/1901) thành lập từ năm 1942 liên lạc với Hoàng Thân Cường Để ở bên Nhật (coi VSKL/8 tr. 1842).

Sau vụ làm thủ tướng hụt cuối tháng 3/1945, một phái đoàn 5 người của "Ủy Ban Kiến Quốc" là Vũ Văn An, Vũ Đình Dy, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Xuân Chữ, Lê Toàn sang Nhật tham dự Hội Nghị Đại Đông Á tại tỉnh Kudan hồi đầu tháng 5/1945. Cuối tháng ấy và hai tháng 6 và 7/1945, có tin đồn rằng Cường Để sắp được Nhật đưa về nước để giúp cháu là vua Bảo Đại và sẽ giữ chức vụ chủ tịch Hội Đồng Tư Vấn đang dự bị thành lập.

Theo lời bác sĩ Hồ Tá Khanh kể với chúng tôi (tháng 3/1992) thì hồi cuối tháng 7/1945, Vũ Văn An có vào Huế đề nghị với cụ Trần Trọng Kim để cho Ngô Đình Diệm tham gia nội các. Khi ấy còn khuyết mấy bộ trưởng là các bộ Công Chính (Lưu Văn Lang từ chối, Hoàng Xuân Hãn tạm kiêm nhiệm) và Y Tế (Vũ Ngọc Anh vừa chết vì bom Mỹ hôm 23/7/1945), nên cụ Kim đề nghị (cho ông Diệm giữ) một trong hai bộ đó. Song Vũ Văn An đòi cho ông Diệm (giữ) bộ Nội Vụ để có thể bổ báng bọn đàn em làm tỉnh trưởng. Vì bộ này đã có Trần Đình Nam (năm giữ), nên cụ Kim không thể nhận lời."[1]

Trong tình thế vào lúc bấy giờ, người ta có thế cho rằng mục đích của Đại Việt Phục Hưng là tranh đấu để duy trì địa vị quan lại của họ và cũng là để làm tay sai cho Vatican (theo chính sách “đón gió trờ cờ” hay “tát nước theo mưa” cố hữu của Vatican hơn là vì quyền lợi tối thượng của dân tộc. Nước ta mất quyền tự chủ từ cuối thế kỷ 19 và dân ta cũng khốn khổ kể từ đó. Sự kiện này được Giáo-sư Vũ Quốc Thúc ghi nhận như sau:

Tháng 6 năm 1943, Tướng Nhật hồi hưu Matsui Iwane tới Việt Nam. Vị tướng này thường nhiệt liệt ủng hộ Hoàng Thân Cường Để. Trong dịp ghé qua Đà Lạt, ông ta tuyên bố có nhiệm vụ giải phóng các dân tộc Á Châu và người Pháp nên rời Đông Dương một cách êm ả, bằng không Nhật sẽ can thiệp.

Ông Ngô Đình Diệm cùng em ruột là Ngô Đình Nhu tin rằng thời cơ đã đến. Hai người đứng ra thành lập một hội kín lấy tên là Đại Việt Phục Hưng, chủ trương giành độc lập và suy tôn Hoàng Thân Cường Để. Thành phần nhân sự gồm đa số là các giáo dân, được một số giáo sĩ Ki-tô hậu thuẫn. Trong giai đoạn sơ khởi, phạm vi hoạt động không vượt khỏi miền Trung. Tới tháng 6/1944, tổ chức này bị mật thám Pháp khám phá. Một cán bộ của tổ chức là Nguyễn Huy Tân bị bắt ở Quảng Ngãi. Paul Arnoux, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát và Liêm Phóng được phái tới Huế để điều tra. Trong lúc thẩm vấn, Nguyễn Huy Tân tiết lộ kế hoạch đảo chách của Nhật: Sau khi Nhật thành công, ông Diệm sẽ được làm thủ tướng. Đồng thời Ngô Đình Nhu và anh ruột là Ngô Đình Khôi bị thẩm vấn: Nhu khẳng định không biết ông Diệm ở đâu và vẫn trung thành với Pháp. Còn Khôi thì không chịu khai báo điều gì.

Tới ngày 20/8/1944, sau khi tuyên bố tự nắm mọi quyền, Decoux đồng ý bỏ qua vụ Đại Việt Phục Hưng và Ngô Đình Diệm. Sở dĩ có quyết định này là nhờ ở sự can thiệp của Giám-mục Ngô Đình Thục, anh ruột của hai ông Diệm và Nhu. Trong một bức thư thống thiết, ông Ngô Đình Thục đã nhắc lại công trạng của thân phụ Ngô Đình Khả, và long trọng bảo đảm cho hai em.

Từ lừ lúc này tới cuộc đảo chánh Nhật 9/3/1945, ta không thấy anh em ông Diệm cũng như Đại Việt Phục Hưng hoạt động gì cả.[2]

Phong trào chống Liên Minh Xâm Lược Pháp Vatican phát khởi và bùng lên từ đầu thập niên 1860 và chống liên tục cho đến đầu năm 1945. Tại sao trước đó họ không thành lập đảng để tranh đấu, mà mãi tới khi được tin ông Tướng Nhật Matsui Iwane cho hay người Nhật sắp sửa dùng sức mạnh quân sự lật đổ Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, thì anh em ông Ngô Đình Diệm mới băng xăng hò nhau hăm hở thành lập đảng để tranh đấu. Xin xem lại phần NHẬN XÉT về “lời khẳng định cần thiết” số 4 ở trên) Vấn đề đặt ra là tranh đấu cho chính địa vị quan lớn quan nhỏ cúa họ và cho Vatican hay tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc?

Đem đối chiếu thời điểm trong nhóm từ“Các đảng Đại Việt ra đời trong và sau Thế Chiến II,..” trên đây của ông Kiểng với thời điểm ra đời của Đảng Đại Việt Phục Hưng, chúng ta thấy, rõ ràng là ông Kiểng muốn nói đến đản Đại Việt này, chứ không phải đảng Đại Việt nào khác.

Ở đây, thiết tưởng cũng nên làm sáng tỏ nhóm từ “người Việt Quốc Gia”. Nhóm từ này có lẽ xuất hiện vào thời điểm Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican cho ra đời cái gọi là “chính quyền Quốc Gia” do ông Bảo Đại làm quốc trưởng vào đầu tháng 6 năm 1948. Kể tự đó, những người chống lại chính quyền kháng chiến của toàn dân ta đều tự nhận là “người Việt Quốc Gia” với hàm ý cho rằng những người tham gia cuộc kháng chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh là những người Cộng Sản. Ông Lê Xuân Khoa nói rõ vấn đề này như sau:

Danh hiệu “Quốc Gia Việt Nam” (QGVN) được sử dụng từ ngày 5 tháng 6 năm1948, sau khi Cao Ủy Pháp Đông Dương Émile Bollaert và Thủ Tướng Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam Nguyễn Văn Xuân ký bản thông cáo chung tại Vịnh Hạ Long, nhìn nhận nền độc lập của Việt Nam. Sau khi Bảo Đại bị truất phế trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/10/1955, nền Đệ Nhất Cộng Hòa được thành lập ngày 26/10 và quốc hiệu “Việt Nam Cộng Hòa” (VNCH) được dùng để chỉ chính thể ở miền Nam cho đến ngày 30/4/1975.” [3]

Thiết nghĩ rằng danh xưng dù có tốt đẹp như thế nào đi nữa cũng không quan trọng. Quan trọng ở chỗ là việc làm của họ có đáp ứng được khát vọng của đại khối dân tộc hay không. Phải thành thật nói rằng kể từ khi đất nước rơi vào ách thống trị của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican từ năm 1884, nhất là vào thời điểm đầu năm 1945, không có khát vọng nào lớn hơn khát vọng giải thóat cho dân tộc ta khỏi ách thống trị của cả ba thế lực ngoại nhập là Pháp, Vatican và Nhật. Trong ba thế lực ngoại nhập này, Pháp và Vatican là thủ phạm chính đã gây ra nạn đói khủng khiếp kéo dài từ cuối năm 1944 đến khoảng tháng 5 năm 1945 (Át Dậu) với hai triệu nạn nhân chết đói, chết trong tức tưởi. Nói như vậy là tội ác gây ra nạn đói khủng khiếp này do Pháp và Vatican gây ra, chứ Nhật chỉ có trách nhiệm một phần nào thôi, Nếu tính theo phần trăm về trách nhiệm, thì Pháp và Vatican chiếm tới 95%, còn lại 5% là Nhật.

Nói về nguyên nhân (và cũng là thủ phạm) gây ra thảm họa chết đói của dân ta lúc bấy gi, ông Hoàng Trọng Miên viết:

Giữa thời kỳ ấy, để phòng ngừa dân miền Bắc nổi dậy, Pháp tung đám tay sai đi khắp nơi vơ vét hết thóc gạo tải về tập trung ở các kho dự trữ riêng, lấy cớ là để tiếp tế cho quân đội Nhật. Hết ép buộc mua rẻ của dân quê, Pháp lại vãi tiền ra mua thóc, ngô (bắp) bằng một giá cao để thu cho kỳ sạch ngũ cốc hiếm hoi của miền Bắc. Gạo Nam Kỳ thì không được đưa ra, lấy cớ là phi cơ Đồng Minh ngày đêm không ngừng bắn phá tàu bè, ghe thuyền, còn đường xe lửa xuyên Đông Dương thì Pháp dành cho Nhật chuyên chở quân sự. Lúa thừa ở miền Nam chất chứa đầy kho, Pháp đem đốt thay than củi ở các nhà máy điện.

Dân quê ở Bắc khởi sự chết đói từ cuối năm 1944. Mùa lúa tháng Mười lại thất bát. Người có tiền ở thôn quê cũng đành nhịn ăn, vì thóc gạo đã bị lấy sạch. Tại thành phố, mỗi khẩu phần người Việt đều phải ăn gạo “bông” (phiếu mua gạo) ở trong tay chính quyền Pháp phân phát.”[4]

Sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 viết:

Bọn Pháp Decoux – Morlant, từ mùa gặt cuối năm 1943 đến hai mùa gặt năm 1944, cũng trưng thâu gạo bỏ vào các kho quân đội Pháp để phòng hờ một cuộc đổ bộ Đồng Minh vào Đông Dương .”[5]

Giáo-sư Vũ Quốc Thúc viết:

Trong cuộc điều tra kinh tế nông thôn Việt Nam, thực hiện năm 1931, viên Tổng Thanh Tra Nông Nghiệp Đông Dương Yves Hanry ước tính sản lượng thóc trung bình hàng năm ở Bắc Kỳ là 18.600.000 tạ, phân phối như sau:

Xuất khẩu: 2.500.000 tạ

Nấu rượu: 600.000

Hạt giống: 600.000 ta.

Nuôi gia súc và hao hụt: 600.000 tạ

Dùng để ăn: 14: 300.000 tạ.

Số ước lượng này căn cứ trên các con số do Sở Canh Nông cung cấp, có thể coi la rất gần thực tế.””Vũ Quốc Thúc, Sđd., tr. 163-164.

Tính thật sát và nêu giả định rằng không dùng một số thóc nà để xuất khẩu hay để nấu rượu, thì vào cuối năm 1944, đầu năm 1945, thóc sản xuất có thể tạm đủ để nuôi người dân. Khốn nỗi, sự việc không xẩy ra như vậy. Một loạt nguyên tố có thể gây nên nạn thiếu thóc ở Bắc Kỳ.

Trước nhất là các nhà máy rượu tiếp tục hoạt động để cung cấp dầu xăng không nhập khẩu được nữa. Hai là tuy chính quyền ban hành một số biện pháp để cấm xuất khẩu thóc gạo khỏi Bắc Kỳ, nhưng những vụ xuất khẩu len lút, do các thưuyương gia Hoa Kiều, đã xẩy ra trên một quy mô rộng lớn. Ba là các cuộc nném bom càng ngày càng gia tăng của phi cơ đồng minh khiến cho sư giao thông gần như gián đoạn giữa Bắc Kỳ và Nam Kỳ.

Rút cục, một đằng thì số thóc gạo tăng thêm rất nhiều, đàng khác “xú páp” an ninh bình thường là gạo đưa từ Nam Kỳ ra Bắc không điều hành được nữa. Riêng tình trạng này cũng đủ gây nên một nạn khan hiếm cục bộ, không xẩy ra ngay ba tháng sau vụ gặt, mà vào thời kỳ giáp hạt (tháng 4-5 dương lịch)

Ác hại thay, một số nguyên nhân bất ngờ đã khiến cho nạn đói xẩy ra mau chóng hơn và trên toàn xứ Bắc Kỳ.

Thứ nhất là việc thu mua thóc gạo do lệnh quân đội Nhật. Thứ hai là việc nhà chức trách Pháp tích trữ gạo để chuẩn bị cuộc đổ bộ của Đồng Minh. Theo hồi ký của Đô Đốc Decoux thì vào lúc xẩy ra cuộc đảo chánh Nhật ngày 9/3/1945, có tới 500.000 ton nô (1 ton nô = 1,44 m3) thóc đã bị tích trữ như vậy. Ba là nạn đầu cơ đã lan tràn vì lạm phát tiền tệ và khan hiếm hàng hóa.

Ba nguyên nhân vừa kể đã làm cho giá gạo tăng vọt gần như không thể kìm hạn được, từ 150 $ (đồng bạc Đông Dương) vào tháng 10/1944 nó đã lên tới 500$ vào tháng v12 và 800$ vào dịp tết ( tháng 2/1945). Giá càng tăng mau thì gạo càng hiếm trên thi trường vì ai nấy đều phải trữ gạo.[6]

Phần trình bày trên đây cho thấy rõ thủ phạm gây ra đại thảm họa chết đói của dân ta vào cuối năm 1944 và đầu năm 1945 là do chính quyền Bảo Hộ Pháp – Vatican gây ra. Bằng cớ là chính cái liên minh Pháp – Vatican đã:

1.- Sử dụng 600.000 tạ thóc để nấu ruợu dùng làm nhiên liệu thay ét xăng vì không thể nhập khẩu được ét xăng do việc Đồng Minh phong tỏa.

2.- Tích trữ tới 500,000 ton nô (Nếu tính ra tạ thì là bao nhiêu tạ) để chuẩn bị nuôi quân Đồng Minh đổ bộ vào Đông Dương tấn công quân Nhật.

3.- Để cho bọn con buôn Hoa Kiều xuất cảng gạo mà không sử dụng biện pháp gắt gao giữ gạo lại nuôi dân

4.- Cúi đầu tuân lệnh quân đội Nhật thu mua gạo của dân để cung cấp cho chúng.

5.- Trực tiếp cưỡng bách nông dân phải trồng các cây ký nghệ để cung ứng cho nhu cầu triến tranh thay vì trồng lúa hay các hoa mầu thực phẩm khác.

6.- Ngòai ra, lại còn có tin nói rằng vào những năm 1943-1945, tại Nam Kỳ, chính quyền Bảo Hộ Pháp - Vatican dùng thóc thay thế than đá để làm nhiên liệu chạy xe lửa vì rằng việc vận chuyển than đá từ Hòn Gai – Cẩm Phả (miền Bắc) vào miền Nam bị phi cơ Mỹ (Đồng Minh) oanh tạc.

Tội ác của chính quyền Bảo Hộ Pháp – Vatican rành rành như vậy và cũng đã được sách sử ghi lại rõ ràng như vậy. Giáo Hội La Mã cũng như giới tu sĩ áo đen và các ông con chiên người Việt cũng biết như vậy. Nhưng vì muốn chạy tội và để lấp liếm tội ác trời không dung, đất không tha này, bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã và bọn văn nô Ca-tô người Việt tìm đủ cách đổ vấy cho người Nhật. Sự thực, ai cũng biết rằng, mãi tới chiều tối ngày 9/3/1945, Nhật mới lật đổ chính quyền Bảo Hộ Pháp – Vatican. Trong khi đó thì nạn đói đã bắt rễ từ đầu thập niên 1890 và đã bắt đầu xẩy ra từ năm cuối năm 1938. Bản văn sử dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự thật lịch sử này:

Tại vùng quê, tưởng chừng như tình hình đã êm dịu, thế mà vẫn có vài trăm nông dân biểu tình vào tháng 8 (1938) tại tòa bố Chợ Lớn chống việc đấu thầu ruộng đất ở Chợ lớn và Cần Giuộc, và đòi phân bố đất đai cho dân cày nghèo. Kết quả vài chục người bị bắt.

Vào cuối năm (1938), tại tỉnh Bạc Liêu, nông dân đói lao vào cướp kho thóc, một cuộc nổi dậy chất phác không đổ máu.

Bộ máy đàn áp vận hành chậm chạp, không can thiệp đến mức triển khai hết cỡ dữ dội như những năm 1930-1931 nữa. Nhưng bao giờ trên bàn cân (công lý) vẫn có hai mức độ nặng nhẹ khác nhau: Khoan hòa đối với bọn tước đọat ruộng đất, và tàn ác đối với những nạn nhân nghèo đói. Trong khi những người cướp kho thóc bị án, có người bị tới 5 năm tù, thì tòa thượng thẩm xử một kẻ tước đoạt ruộng đất làm chết người, chỉ kết án ở mức độ tối thiểu: 3 năm cấm cố và 300 franc bồi thương.” [7]

Nguyên nhân gây ra nạn đói năm 1945 đã được chúng tôi trình bày rất rõ ràng với nhiều chi tiết trong các Chương 26, 27, 28, 29, 30 và 31 (Mục X, Phần III) sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Các chương sách này đều có thể đọc online trên sachhiem.net. https://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH30.php.

Trở lại chuyện nói về các các đảng phái Quốc Gia, thực chất của họ như thế nào, lịch sử đã chứng minh. Họ có làm tay sai cho liên minh giặc xâm lăng Vatican, Pháp và Mỹ hay không, lịch sử đã trả lời.

Để giúp độc giả hiểu rõ những đặc tính của những người khởi lập hay gia nhập các tổ chức gọi là các Đảng Phái Quốc Gia từ giữa thập niên 1930 trở về sau, người viết cũng xin kể lại cuộc hội thảo bàn về một đề tài lịch sử trong một lớp học lịch sử nước Nga khi người viết còn theo học tại Ohio University. Chủ đề của cuộc hội thảo này là bàn về động lực hay nguyên nhân chung và thành phần xã hội của những người liều thân tham gia vào các cuộc chiến (tạm gọi là cách mạng) chống lại các chế độ độc tài tham tàn, bạo nguợc như chế độ Nga Hoàng suốt từ nhiều thế kỷ trước cho đến năm 1917, chống lại chế độ quân chủ phong kiến chuyên chính của Nhà Thanh (1644-1911) và quân phiệt Quốc Dân Đảng Trung Hoa (1927-1949), chống lại Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican tại Việt Nam trong thời kỳ 1858-1954, chống lại chế độ đạo phiệt Ca-tô Fulcencio Batista trong thập niên 1950, và chống lại chế độ đạo phiệt Ca- tô Ngô Đình Diệm (1954-1963), v.v…, kết quả được tóm lược như sau:

I.- Về động Lực hay nguyên nhân: Có nhiều động lực hoặc nguyên nhân khiến cho người ta liều thân đứng ra tổ chức các đảng bí mật cách mạng hay các lực lượng nghĩa quân vũ trang và kêu gọi mọi người hăng hái tham gia cùng góp tay vào đại cuộc lật đổ bạo quyền để đòi lại quyền làm người hay đánh đuổi quân cướp xâm lăng để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Xin tạm chia loại những nguyên nhân hay động lực này như sau:

Nhóm A là những người bị bạo quyền đương thời áp bức và bóc lột nhiều nhất. Họ phải chiến đấu để giải thóat khỏi cảnh bị hà hiếp, áp bức và bóc lột. Con tim của nhóm người này lúc nào cũng sôi máu.

Nhóm B là những người bị chính quyền đương thời coi như là kẻ tử thù. Họ ở vào thế đường cùng, bắt buộc phải chiến đấu cho sự sống còn của chính bản thân và gia đình của họ. Giống như nhóm A ở trên, nhóm người này lúc nào cũng nôn nóng mong sao nhìn thấy chế độ bạo ngược này sớm sup đổ.

Nhóm C là những người bị thôi thúc hay lôi cuốn bởi lòng yêu nước, yêu dân tộc, theo đúng quan niệm của các dân tộc Đông Phương “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, “Việc nước trước việc nhà”, và “thiết tha yêu chuộng công bằng và tự do”. Thường thường, những người này lúc nào cũng ung dung tự tại, luôn luôn bình tĩnh và sáng suốt, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Phạm Hồng Thái, Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thái Học, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trần Văn Giầu, Phan Kế Toại, v.v.. là những người điển hình cho nhóm người này.

Nhóm D là những người bị lôi cuốn theo “mode” của phong trào hay thời thượng vì bản chất lãng mạn và có nhiều tài tử tính. Nhóm người này nặng tính cách trình diễn, nhưng lại không được kiên gan bền chí, gặp khó khăn gian khổ thì họ dễ dàng thối chí rồi bỏ cuộc.

Nhóm E là những người có bản chất xu thời hay cơ hội chủ nghĩa. Họ là những người có tài đánh hơi thời cuộc và rất thành thạo trong tài nghệ đón gió trở cờ. Vì vậy “tuần chay nào họ cũng có nước phần” và “tân chế độ nào họ cũng có phần”. Người được coi là điển hình cho nhóm người này trong thời Cách Mạng Pháp 1789 là Giám-mục Talleyrand. Trong cuốn Thực Chất Của Giáo Hội La Mã (Tacoma WA: TXB, 1999), người viết dành hẳn Chương 16 để trình bày với rất nhiều chi tiết về cung cách hành xử của nhân vật này từ khi Vua Louis XVI triệu tập Quốc Dân Đại Biểu nhóm họp vào tháng 5/1789 cho đến khi ông ta qua đời vàn năm 1838. Độc giả có thể tìm ra một nhân vật người Việt trong thời cận và hiện đại tiêu biểu cho nhóm người này. Trần Thiện Khiêm? Trần Văn Lắm? Linh-muc Cao Văn Luận?

II.- Về thành phần xã hội: Những người đứng ra thành lập hay tham gia các đảng bí mật cách mạng cũng thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau. Đại khái, họ có thể thuộc mấy nhóm sau đây:

Nhóm 1 là những người nghèo khổ khốn cùng trong xã hội (bần, cố nông, công nhân lao động chân tay.) Sách sử tiếng Anh gọi họ là “the have – nots”. Ngoài cái thân xác ra, họ chẳng có gì để mất cả. Vì vậy mà họ rất hăng say với cách mạng. Nếu cách mạng thành công, thì họ được tất cả: Trước hết là quyền sống của người dân và cũng là của chính họ được tôn trong, kế đến là giành lại được chủ quyền độc lập của đất nước khiến cho dân nước không còn bị người ngọai bang đè đầu cỡi cổ: Lấy Việt Nam làm thí dụ: Sau khi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican bị đánh bật ra khỏi lãnh thổ Việt Nạm, xã hội ta không còn có cái cảnh ông Tây Bà Đầm chảnh chọe như nhà thơ Trần Tế Xương đã ghi lại:

Trên ghế bà Đầm ngoi đít vịt,

Dưới sân ông Cử ngỏng đầu rồng.

Cũng từ đó, dân ta không còn chết đói như hồi mùa xuân năm Ất Dậu 1945 vì rằng những khối bất động sản khổng lồ, nhất là ruộng đất canh tác đã bị Nhà Thờ Vatican chiếm đoạt tới khoảng 25% trên tổng số đất đai canh tác đã được quốc hữu hóa trả lại cho đất nước. Đặc biệt là cũng từ đó, nền văn hóa cổ truyền của dân tộc khồng còn bị chà đạp, miệt thị, nhân dân ta không còn bị khinh miệt là những quân “man di”, “vô đạo”, “tà giáo” và cũng không còn bị ông lãnh chúa áo đen đề đầu cỡi cổ, bóc lột và áp bức nhân dân như sử gia Linh-mục Trần Tam Tỉnh đã ghi lại một vài chuyên đã từng xẩy ra ở nước ta trong thời dân ta nằm dước ách thống trị của Pháp và Vatican. Tác giả Linh-mục Trần Tam Tỉnh viết:

“Phải nói rằng các cố thừa sai, do mầu da và chiếc áo chùng thâm của họ, họ đứng ở một vị trí rất cao trên chiếc thang xã hội. Người ta phải cung kính họ ngang với các quan đầu tỉnh (gọi là công sứ tại hai miền Trung và miền Bắc). Và nhiều ông đã lợi dụng vị trí của họ như thế để cai quản theo kiểu bạo chúa. Một vài thí dụ, Cố Antôn đi qua một làng lương, trên người mang áo chùng thâm và các áo phép. Một số thiếu niên người lương thấy cố ăn mặc kỳ cục thì cười diễu, có vài trẻ dám chửi rủa cố. Trở về nhà cố tức giận, tập hợp giáo dân lại, ra lệnh cho họ đi ruồng qua làng lương kia, trừng phạt đích đáng mấy đứa có tội, nghĩa là đánh đập tất cả những người họ bắt gặp ngoài đường. Họ tung hoành trong làng ấy như đối với quân thù vậy. Các cụ bô lão trong làng lương bèn gửi đơn khiếu nại lên huyện. Và thật là ngỡ ngàng khi thấy quan huyện bắt họ phải mua lễ vật, theo phong tục Việt Nam mà đến sắp mình lạy trước mặt cố, xin tha thứ cho những gì đã xúc phạm cố. Quan huyện còn nói thêm: Đó là bản án còn nhẹ đấy, bởi đây là lần đầu tiên dân tụi bay đã phạm lỗi như thế. Chớ quên rằng, nếu còn tái phạm, thì bô lão sẽ vào tù, còn phạm nhân thì sẽ bị tử hình”.

Cố Giăng, nằm trong một cái cáng do 2 giáo dân khiêng đi tới một thành phố cách nhà 18 kilomet. Vừa ra khỏi xứ đạo, một trong hai người khiêng cáng thưa rằng mình bị bệnh, xin cố kiếm ai thay thế. Cố bảo: Cứ bắt được ai thì bắt! Có một người đi qua, cố kêu: Bớ anh kia, đến khiêng ta đi tỉnh! Người kia lắc đầu: “Không, tôi không thể và tôi không muốn”. – Thằng xấc láo, mày không muốn hả? Thằng giặc! Người kia vẫn không chịu khiêng: “Tôi là lý trưởng, tôi không thể khiêng được”. Đứng trước sự khước từ dứt khoát như thế, ông cố xuống khỏi cáng, cầm gậy nhẩy bổ tới đánh đập viên lý trưởng, miệng nguyền rủa:… “Lý với không lý, liệu mà khiêng cáng cho tao. À thằng giặc Cộng Sản! Mày sẽ biết tay tao!”

Hôm đó, cố Tây đến nhà quan đầu tỉnh và tố cáo rằng làng bên lương cạnh xứ đạo của ông đang nổi loạn mà chính tên lý trưởng cầm đầu. Qua ngày hôm sau, viên lý trưởng bị cách chức và bị tống vào ngục. Không hiểu cố Tây có tạ ơn Chúa cho mình chiến thắng tên ngoại đạo kia chăng, nhưng chắc cố phải rất thích thú thấy rằng phong trào chống giáo sĩ bên chính quốc Pháp chưa được du nhập sang các vùng thuộc địa.”[8]

Nhóm 2 là những người thuộc thành phần trung lưu lớp duới (lower middle class). Nhóm này gần gũi với thành phần nghèo khổ trên đây nhiều hơn, nhưng họ cũng có ít nhiều đặc tính tiểu tư sản (nhưng không nặng lắm), hơi rềnh ràng, hơi lè phè, hơi khệnh khạng, hơi điệu bộ, hơi làm dáng, hơi bề ngoài, hơi có một chút gì mang sắc thái trưởng giả học làm sang. Lòng can đảm của nhóm này cũng rất mạnh, tuy nhiên, có thể là không bằng nhóm 1 ở trên.

Nhóm 3 là những người thuộc thành phần trung lưu (middle middle class và upper middle class) ở nông thôn, tương đương với giai cấp tiểu sản đô thị. Trong thành phần này, những đặc tính của thành phần nhóm 2 ở trên trở nên nặng hơn, đời sống càng khá giả, thì những đặc tính trên đây càng nặng hơn. Cũng vì thế khi gặp phải khó khăn hay gian khổ, họ đều phải tính toán cân nhắc rất kỹ trước khi hành động, và nếu cần, họ sẵn sàng hành động theo kế sách “tam thập lục kế, tầu vi thượng sách”, nghĩa là đào tẩu.

Nhóm 4: Thành phần giầu có (upper class).Thành phần này tham gia cách mạng có thể vì lý tưởng, có thể vì bản chất lãng mạn, có thể vì bản chất xu thời.

Nhóm 5 là những thành phần thị dân tiểu tư sản và những người phong lưu khá giả.Trong nhóm này, những đặc tính của những người thuộc Nhóm 3 trên đây trở nên đậm nét hơn. Giáo-sư Vũ Quốc Thúc nói về những thành phần này như sau:

Ở Đông Dương cũng giống như ở nhiều thuộc địa khác cúa các cường quốc Tây Phương, công cuộc “khai hóa” – nếu xét theo quan điểm của kẻ đô hộ - hoặc “xâm nhập” – nếu xét theo quan điểm của kẻ bị đô hộ – luôn luôn bắt đầu bằng một vài hải khẩu lớn rồi từ đó lan dần khắp lãnh thổ: Các thành thị đóng vai cứ điểm (bàn đạp) để thiết lập mạng lưới hành chánh, và để mở mang kinh tế. Chính vì vậy mà thành thị là nơi tập trung những người thân hữu của kẻ thực dân, những người cộng tác với họ và những người hàng ngày giao dịch với họ. Nhịp độ bành trướng của các thành thị có thể coi là một cái thước để đo nhịp độ xâm nhập của ảnh hưởng Tây Phương – trong trường hợp Đông Dương, đó là tư bản và văn hóa Pháp. Tôi đã từng ước lượng dân số thành thị ở nước ta, vào thời điểm 1939, là trên dưới 7% của tổng số nhân dân. Điều này không có nghĩa là toàn thể thị dân đều thân Pháp. Nó cũng không có nghĩa toàn thể thôn dân đều chống Pháp.”[9]

Ở đây, người viết xin nói rõ hơn về nhóm người này vì rằng phần lớn những người thuộc Nhóm 5 này cũng là phần lớn những thành viên của các chính đảng thường được gọi là”các đảng phái quốc gia”, hay những người tự nhận là “người Việt Quốc Gia”, và có thể họ cũng là “những thành phần quân, công, cán, chính” trong các chính quyền được mệnh danh là “chính quyền Quốc Gia” và sau này là các chính quyền miền Nam Việt Nam.

Phần đông nhóm này (Nhóm 5) có nếp sống phong lưu, nhàn nhã. Họ không phải thức khuya dậy sớm, không phải trần mình nơi đồng ruộng như người nông dân ở nông thôn từ sáng sớm tinh sương cho đến khi mặt trời khuất bóng mới được trở về nhà, và cũng không phải lao động chân tay cả ngày như anh em công nhân làm việc quần quật ở trong các xí nghiệp hay nhà máy. Họ là những thành phần lè phè, sống đời thong dong , làm việc, giải trí, và ăn ngủ theo giờ giấc "sáng cắp ô đi, tố cắp về".

Thời biểu trong cuộc sống hàng ngày của họ tính theo kim đồng hồ: Sáng ra, mãi tới 7 giờ mới thức dậy. Dậy rồi, họ đủng đỉnh đi làm những công việc vệ sinh theo thường lệ, rồi ngồi vào bàn ăn, vừa đọc báo, vừa ăn sáng, vừa uống cà phê hay sữa bò pha nước sôi (do đầy tớ hay vợ con sắp sẵn mang tới). Ăn xong, họ xách ô đi đến sở làm, đến chiều khỏang 5 giờ mới về, tắm gội thay quần áo, lại ngồi vào ghế dựa xả hơi và đọc sách báo giải trí. Mọi công việc vặt trong gia đình từ nấu ăn, giặt giũ, quét nhà, lau chùi đồ đạc đều do vợ con hay đầy tớ làm hết, bản thân họ không bao giờ sờ mó tới việc gì ngoài việc đi làm hay đi giao dịch để kiếm mối làm. Lại có nhiều người thích uống rượu Tây, ăn cơm Tây với thịt bò chiên theo kiểu Tây (beefsteak) và khoai tây chiên hơn là ăn cơm với tôm tép, cá kho, dưa chua và rau xào hoặc rau luộc chấm nước tương hay nước mắm. Có những người lúc nào miệng cũng ngậm thuốc lá phì phà làm ra vẻ sang trọng giống như quan thày người Pháp. Bản chất của họ là ngại khó, sợ khổ, thiếu lòng can đảm, lúc nào cũng khề khà, khệng khạng, đủng đỉnh, làm oai, làm ra vẻ ta đây là người sang trọng. Phải chăng vì thực trạng này mà ngôn ngữ Việt Nam mới nẩy sinh ra cụm từ "trường giả học làm sang"? Đặc tính thích uống rượu Tây, thích ăn cơm Tây, thích uống sữa bò của họ đã được nhà thơ Trần Tế Xương ghi lại bằng hai câu thơ như sau:

Chi bằng đi học làm thầy phán

Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò.

Ngòai những đặc tính trên đây, giới người này thường hay mang căn bệnh tự tôn, tự phụ, háo danh, ganh ghét, ganh tài, đố ki, tị hiềm, tự tư, tự lợi, bôc hốt, lấn lướt, vơ vào. Ở bất kỳ trường hợp nào họ, cũng muốn chiếm cho được phần hơn (aggressive). Ngay cả trong cách giao dịch và ứng xử với những người bạn mà họ cho là thân thiết nhất, họ cũng luôn luôn có thái độ và hành động lấn lướt, ăn vào và chiếm cho được phần hơn. Hình như cái bản chất mộc mạc, thật thà, ngay thẳng, hồn nhiên và chất phác ở trong những người dân nơi đồng quê hay tỉnh nhỏ đã mất hẳn trong con người thị dân tiểu tư sản trưởng giả học làm sang này. Tất cả cái gì ở nơi con người họ là nặng tính cách "trình diễn" làm ra vẻ như là sang trọng hay là thông kim bác cổ, phô diễn ra bề ngòai, nhiều khi rất vụng về, vụng về đến độ để lộ ra “cái giả dối” của họ cho mọi người nhìn thấy. Họ thích nói sang, làm ra vẻ như học cao, hiểu rộng như là một nhà trí thức hay đại trí thức; thích nói oai, làm oai như là một người có quyền thế; thích làm dáng chạy theo "mode" của các phong trào đương thời, nhưng lại nhút nhát, không có một chút gì gọi là cái dũng của kẻ sĩ. Những khi gặp khó khăn, gian khổ hay nguy hiểm, thì họ thóai chí, chùn bước, bỏ cuộc hay đầu hàng.

Đặc biệt là họ rất sính nói tiếng Pháp hơn là nói tiếng Việt, chê bai những người theo học chữ Hán và các nhà Nho là bọn hủ Nho, là những người dốt nát không biết chữ Pháp, khinh rẻ những người dân sống trong nông thôn là "dân nhà quê". Họ thường tụ lại tán gẫu với nhau về thi ca và văn chương Pháp mà họ đã được học qua bậc trung học theo chương trình Pháp. Họ thuộc lòng bài thơ Le Lac của Lamartine (1790-1869) và kịch tác Le Cid của Pierre Corneille (1606-1684), họ thuộc lòng một vài tác phẩm nổi tiếng của các văn thi sĩ Pháp trong thời Đại Khoa Học và Lý Trí (1500-1789) cũng như thời hậu Cách Mạng Pháp 1789, đặc biệt là các tác giả của thế kỷ 19 như Francois René de Chateaubriand (1768-1848), Alfred de Musset (1810-1857), George Sand (1804-1876), Victor Hugo (1802-1885), Jean Nicolas Arthur Rimbaud (1854-1891), Paul Verlaine (1844-1896) hơn là thi văn Việt Nam. Thực trạng này đã thể hiện ra mấy vần thơ dưới đây của Xuân Diệu:

Tôi nhớ Rimbaud và Verlaine

Hai chàng thi sĩ choáng hơn men.

Say thơ xa lạ, mê tình bạn,

Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen. (Tình Trai) [10]

Người viết biết rõ, cho đến ngày nay ở hải ngoại, những người đã theo học tại các trường Dòng hay trường đạo và những tín đồ Da-tô tu xuẩt, vẫn còn mang căn bệnh sính nói tiếng Pháp, thích đem văn chương Pháp ra viện dẫn để làm oai, và chê bai, khinh rẻ những người Việt không biết nói hay viết tiếng Pháp.

Ngôn ngữ Việt Nam có câu “văn tức là người”. Người viết chưa hề có dịp diện kiến (gặp mặt) ông cựu luật sư Nguyễn Văn Chức, nhưng đã có dịp đọc qua cuốn Việt Nam Chính Sử (Fall Church, VA: Alpha, 1992) và nhiều bài viết của ông ta đăng trên các tờ báo ở hải ngoại như Thế Giới Ngay Nay, Góp Gió, Việt Nam Mới. Qua ngôn từ ông sử dụng và cung cách viết lách của ông, người viết bình chọn ông là con người điển hình cho nhóm người này (Nhóm 5 trên đây). Một người khác nữa là Gíam-mục Ngô Quang Kiệt cũng thuộc về nhóm người này, Bằng chứng là, khi nói chuyện với ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội vào ngày 20/9/2008, ông giám-muc này hợm hĩnh đem văn chương Pháp ra viện dẫ đề làm oai với người đối thoại.

Nhóm 6: Thành phần quan lại, sĩ quan trong quân đội và viên chức có quyền thế trong chế độ đương thời (còn tại chức, đã về hưu hay bị thất sủng). Thành phần này đứng ra lập đảng hay gia nhập các đảng cách mạng chỉ vì họ nhận thấy sư suy vong của chế độ đương thời, cho nên họ mới phải chạy theo thời cuộc để duy trì cái địa vị ăn trên ngồi trốc của bản thân họ. Nếu cách mạng không đứng vững, họ lại tính kế xoay chiều. Điển hình cho nhóm người này là anh em ông Ngô Đình Diệm và những người đồng đạo cúa họ mà việc họ hăm hở lập ra Đảng Đại Việt Phục Hứng (như đã nói trên)chỉ vì đã đánh hơi được Nhật săp lật đổ Pháp.

Nhóm 7: Thân nhân trực hệ của thành phần số 5. Có những đặc tính giống như nhóm 6 ở trên, dĩ nhiên là có những ngoại lê.

Nhóm 8: Tu sĩ và những người đồng đạo với nhà lãnh đạo chính quyền nếu là một chế độ đạo phiệt, nhất là ở một quốc gia mà đại khối nhân dân thuộc các tôn giáo khác với tôn giáo của nhà cầm quyền. (Chuyện này chỉ xẩy ra khi các nhà cầm quyền là tín đồ Thiên Chúa Giáo.) Nếu cuồng tín, thành phần này luôn luôn đứng về phía tôn giáo của họ. Thí dụ như tín đồ Ca-tô ở Việt Nam, Giáo Hội La Mã đi với thế lực nào thì họ đi theo thế lực đó. Bản thân họ không có chính kiến, mà chỉ biết có quyền lợi của tôn giáo cúa họ và quyền của riêng cá nhân hay gia đình của họ mà thôi. Cũng vì thế mà họ mới bảo nhau rằng “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, “Giữ đạo, chứ không giữ nước”, và “Nhất Chúa, nhì cha, thư ba Ngô Tổng Thống”. Qua những lời bảo nhau này của họ, chúng ta thấy, đất nước, dân tộc, tổ quốc, quê hương và đồng bào của họ hoàn toàn không có chỗ đứng trong tâm hồn của họ.

Cũng nên biết, khác hẳn với tất cả các hệ phái Thiên Chúa Giáo ở Tây Phương, các tôn giáo Đông Phương (không kể Trung Đông) như đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão, thần đạo (của người Nhật) không hề có chủ trương dùng bạo lực của nhà nước để mở rộng đạo. Do đó, các tôn giáo này không hề đưa ra chủ trương tôn giáo chỉ đạo chính quyền, không dùng chính quyền để cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo đạo. Chủ trương truyền bá của các tôn giáo này là “hữu xạ tự nhiên hương”. Vì thế mà trong suốt chiều dài lích sử, các xã hội Đông Phương không hề xẩy ra chiến tranh tôn giáo.

Trở lại các đảng phái quốc gia mà ông Nguyễn Gia Kiểng đề cập ở trên:

Đảng Đại Việt Phục Hưng hay Việt Nam Quang Phục Hội:

Về động lực hay nguyên nhân: Nguyên nhân hay động lực khiến cho họ lập đảng hay gia nhập đảng này là thuộc về Nhóm E. Nói cho rõ hơn, họ là những người theo chủ nghĩa thời cơ (xu thời), có tài đánh hơi thời cuộc và rất thành thạo trong tài nghệ đón gió trở cờ. Vì thấy rằng thế lực mà họ đang cúc cung phục vụ sắp sụp đổ, đánh hơi thấy thế lực mới đang lên, họ tính nước đón gió trở cờ với hy vọng NẾU thế lực mới này thắng thế, họ sẽ được trọng dụng. Về thành phần xã hội, họ thuộc các Nhóm 5, 6, 7, 8 và một số thuộc nhóm 4, nghĩa là họ xuất thân từ các gia đình quan lai hay sĩ quan trong chính quyền Bảo Hộ Liên Minh Xâm Lược Pháp- Vatican và một số nhỏ là thành phần tiểu tư sản thị dân. Đây là trường hợp. Những năm 1943-1945, anh em con chiên Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Khôi, Trần Văn Lý hè nhau thành lập Đại Việt Phục Hưng tôn con chiên Cường Để lên làm minh chủ với hy vọng NẾU Nhật lật đổ chính quyền Bảo Hộ Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican ở Đông Dương, THÌ con chiên Cường Để sẽ được đưa về làm vua thay thế Bảo Đại, khi đó, đời họ sẽ lên voi như diều gặp gió. Thế nhưng, cuộc đời có lắm trớ trêu! Sau khi lật đổ Liên Minh Xâm Lược Pháp vào chiều tối ngày 9/3/1945. Nhật lại không đưa ông con chiên Cường Để về làm vua và cũng không đưa ông con chiên Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng của tân chính quyền. Chuyện này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Con Rồng Việt Nam của tác giả Bảo Đại kể lại chuyện ông Diệm bị quan thày Nhật bỏ rơi như sau:

Trong óc tôi, người tiêu biểu nhất (thân Nhật) trong số này là Ngô Đình Diệm. Ông ta đang ở Sàigòn. Tôi biết ông ta đang có liên lạc với người Nhật và sự có mặt của ông ta sẽ giúp tôi mọi sự dễ dàng với nhà cầm quyền Nhật. Tôi liền cho vời đại sứ Nhật tới, và nói cho biết ý định của tôi và yêu cầu Đại Sứ làm mọi cách để Ngô Đình Diệm có thể tới kinh đô Huế gặp tôi ngay. Đại Sứ Yokoyama nhận lời, và (cam) đoan với tôi là sẽ cố gắng gặp ông ta. Ngày 19 tháng 3, tôi báo cho Phạm Quỳnh biết tôi sẽ tự tay đảm trách quyền lãnh đạo quốc gia. Ý thức được tình thế, Phạm Quỳnh đệ đơn xin từ chức tập thể của cả nội các.

Ba tuần lễ trôi qua, mà chẳng thấy tăm hơi Ngô Đình Diệm ở đâu. Trước thúc giục ngày càng khẩn thiết của tôi, Đại-sứ Yokoyama trả lời là chưa thể tìm thấy vị thủ tướng dự trù này. Sự chậm trẽ ấy làm tôi suy nghĩ. Người Nhật rất thành thạo về những sự kiện xẩy ra ở Việt Nam. Cơ quan tình báo của họ rất đắc lực, và họ biết chỗ và biết cách tìm thấy nhân vật này. Về sau, tôi biết, qua ngay lời nói của Đại-sứ Yokoyama là Ngô Đình Diệm không được cảm tình của chính phủ Nhật.

Tôi hiểu ngay sự ngăn cách ấy. Giới thân cận đề nghĩ nên gọi Trần Trọng Kim, tuổi đã sáu mươi, vị sử gia này tỏ ra người liêm khiết, một nhà hiền giả chưa từng quan tâm đến chính trị. Ái quốc chân thành, ông ta nhờ người Nhật đưa đi lánh nạn ở Singapour do bị chính phủ Pháp đe doạ.” [11]

Xin xem thêm các trang 1949-1951 trong sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 để biết rõ nỗi lòngthất vọng của ông Diệm khi hay tin người Nhật bỏ rơi.

Việt Quốc và Việt Cách: (Việt Cách là Việt Nam Quốc Dân Đảng của các ông Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Nghiêm Kế tổ, v. v…, chứ không phải Việt Nam Quốc Dân Đảng của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học):

Về động lực hay nguyên nhân khiến cho họ lập đảng hay tham gia đảng này: Hầu hết họ thuôc Nhóm D, một số thuộc Nhóm C và một số thuộc Nhóm E, nghĩa là họ là một tập hợp của các (1) thành phần tiểu tư sản, (2) thành phần có lý tưởng yêu nước nhưng nặng tính cách lãng man, và (3) thành phần theo trường phái thời cơ chủ nghĩa.

Về thành phần xã hội:: Phần lớn thành viên của đảng này thuộc giới trung lưu (cả lớp dưới và lớp trên) và một số thuộc các gia đình phú hào giầu có. Nói cho rõ hơn, họ là những người mang nặng tính cách tiểu tư sản, đứng ra lập đảng hay gia nhập đảng chỉ vì hoặc là (1) bản chất lãng mạn, muốn tỏ ra ta đây là người có lý tưởng cách mạng, tỏ ra là nhìn thấy hay thấu hiểu được nỗi thống khổ của nhân dân, hoặc là (2) bản chất xu thời, thấy cách mạng được nhiều người ủng và tích cực tham gia, thì họ cũng tỏ ra tích cực và tham gia, chứ thực ra, họ không phải vì bị thôi thúc bởi lý tưởng cao đẹp mà tham gia cách mạng. Hơn nữa, họ lại quen sống với đời sống phong lưu khá giả, cho nên họ rất ngại khó, ngại khổ. Đặc biệt hon nữa là họ không có đủ can đảm dấn thân, liều mạng khi phải đối đầu với những sự nguy hiểm . Vì thế mà Trương Phát Khuê (1896-1980),[Thượng Tướng trong Quốc Quân Trung Hoa, vào đầu thập niên 1940, nắm giữ chức vụ Tư Lệnh Đệ Tư Quân Khu (tổng hành dinh tại Liễu Châu, Quảng Tây)] mới than phiền rằng,“Bọn họ thật không có ai đáng mặt lãnh tụ cả.[12]

Cũng vì thế mà khi còn ở miền Nam Trung Quốc vào cuối năm 1942, Mỹ và Trương Phát Khuê muốn nhờ các chính đảng này về Bắc Việt để do thám những họat động của Nhật, thâu thập tin tức tình báo cung cấp cho Hoa Kỳ (Đồng Minh) để đối phó với Nhật, thì các chính đảng này nín im thin thít, không dám hé môi đáp lời đứng ra nhận lãnh trách nhịệm. Cuối cùng, Mỹ và Trương Phát Khuê phải phóng thích cụ Hồ Chí Minh (lúc đó đang bi Trương Phát Khuê cầm tù ở trong ngục thất) và bằng lòng để cho cụ nhận lãnh trách nhiệm này. Sự kiện này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Việt Nam 1920-1945 viết:

Trong khi đó, tháng 10 năm 1942, họ Trương [Trương Phát Khuê, một lãnh chúa trong chính quyền Tưởng Giới Thạch ở vùng biện giới Hoa Việt - NMQ] tái lập những người lãnh đạo các nhóm tổ chức người Việt thường xuyên đối nghịch nhau như Đồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Phục Quốc, Việt Minh và bẩy nhóm nhỏ nữa. Trương Phát Khuê áp đặt các nhóm này phải kết hợp lại dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Hải Thần nếu như họ muốn được giúp đỡ. Chính lúc đó, các đảng phái cách mạng liên minh thành Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Cách. Không có một đại biểu nào của Việt Minh được bầu vào ban chấp hành.

Họ Trương hứa cùng Nguyễn Hải Thần sẽ xuất cho mỗi tháng 100.000 (100 ngàn) đồng tiền Trung Quốc để tổ chức ở Bắc Kỳ hoạt động phá hoại và tình báo chống quân Nhật.

Các đảng phái thành phần Việt Cách lưu trú ở Trung Quốc không có liên hệ gì mấy ở trong nước. Chỉ có một mình Việt Minh là hiện diện xuyên qua các “tổ cứu quốc” và du kích quân đóng căn cứ ở giữa những vùng dân tộc thiểu số chống đối chính quyền: Thổ, Mán, Mèo, Tầy, Nùng, ẩn lánh trong các dẫy núi đá vôi, nơi khu rừng sâu khắp hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn…” Ngô Văn, Sách Việt Nam 1920-1945 (Amarillo, TX: Hải Mã, 2004), tr.292.

“Như vậy, chỉ có Việt Minh là có khả năng cung cấp tin tức tình báo đáng tin cậy cho Trương Phát Khuê. Trên danh nghĩa đó, Hồ Chí Minh, mặc dù vẫn còn bị giam giữ, vẫn có thể liên lạc được với các đồng chí còn tự do, và thậm chí còn tham gia, một cuộc đại hội mới của Việt Cách do Trương Phát Khuê triệu tập ở Liễu Châu vào tháng 3 năm 1944. Tại hội nghị, ông Hồ (Chí Minh) cùng Phạm Văn Đồng đại diện Việt Minh. Một lãnh tụ Đại Việt là Nguyễn Tường Tam đang bị giam cũng được tham dự.

Tại đại hội, Viêt Minh bị chỉ trích gay gắt vì hành động riêng rẽ và đầu óc tranh thắng, song Liên Minh để giải phóng Việt Nam vẫn sống còn. Trương Phát Khuê đỡ đầu liên minh thành lập một chính phủ cộng hòa Việt Nam lâm thời gồm các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Hồ Chí Minh, Bồ Xuân Luật… cùng lão Trương Bội Công chủ tịch.

Hồ Chí Minh được tha vào ngày 9 tháng 8 năm 1944, bèn đề nghị cùng Trương Phát Khuê cấp cho (để xây dựng hai cơ sở du kích dọc theo biên giới), một ngàn khẩu súng và 25.000 đồng bạc Đông Dương để chu cấp trong hai tháng đầu, và cấp riêng cho ông một giấy thông hành thường kỳ có ghi danh nghĩa là đại biểu Việt Cách có nhiệm vụ ở Việt Nam, và một khẩu súng lục tự vệ. Ông được cấp giấy thông hành và 76.000$. Ngày 20/9/ (1944), ông rời Liêu Châu cùng 18 cán bộ Việt Minh về biên giới Bắc Kỳ.

Trong bức “Thư gửi đồng bào” (tháng 10 năm 1944), Hồ Chí Minh bày tỏ lòng tin tưởng “Trung Quốc sẽ tích cực giúp đỡ cuộc giải phóng dân tộc chúng ta.”

Vào tháng 11, quân du kích Việt Minh tấn công các đồn bót do quân cảnh vệ bản địa đóng tại biên giới để cướp vũ khí. Chính phủ Decoux ra lệnh đánh trả đũa trấn áp thường dân bản địa, tố cáo họ là đồng lõa. Bọn chỉ huy Pháp xua các đội cảnh vệ bản địa và các liên đội lính chiến Bắc Kỳ triệt hạ các vùng, đốt làng, phá hủy kho thóc, bắn vào những người tình nghi. Chắc chắn trong lúc những cuộc trả thù vô cùng tàn bạo do các đội quân phe Vichy (quân Pháp – NMQ) thực hiện ở Bắc Kỳ (Sainteny) đến điểm cực kỳ dã man cùng những vụ xử án vội vã tiếp đó đã khích cảm J. M Pêdrazani kể lại: “Chỉ trong hai tuần lễ, các toà án đặc biệt của Decoux) kết án tử hình hàng trăm người bị tình nghi.”Cuộc đàn áp không dập tắt được ngọn lửa nổi loạn bùng cháy đỏ trời Thượng Du Bắc Việt.” [13]

Tệ hơn nữa, trong thời gian Quốc Quân Trung Hoa hiện diện ở Việt Nam từ trung tuần tháng 9 năm 1945 cho đến tháng 6 năm 1946, họ luôn luôn kề vai sát cánh với đạo quân thổ phỉ này để đánh phá Mặt Trận Việt Minh và hà hiếp, áp bức, bóc lột nhân dân ta. Hành động thiếu khôn ngoan và thiếu chính trị này làm cho nhân dân ta chán ghét họ, quay ra ủng hộ Việt Minh, đi theo Việt Mnh chống lại họ.

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ ngoài Việt Minh ra, các đảng phái cách mạng chính trị khác của người Việt ở Trung Hoa chỉ là “những tổ chức hữu danh vô thực” và các thành phần trong các đảng phái “Quốc Gia” này chỉ là “các nhà chính khách sa lông”, giống y hệt như các ông “chính trị gia trong bàn nhậu” trong các tổ chức và hội đoàn của người Việt ở hải ngoại ngày nay.Đồng thời, nó cũng giúp cho ta thấy rõ được một trong những lý do hay nguyên nhân khiến cho hai đảng Việt Quốc và Việt Cách thất bại.

25.- NGK viết: “Cuộc chiến vừa qua là một cuộc đấu tranh chính trị trước khi là một chiến tranh quân sự. Thiếu điều kiện này thì dù guồng máy hành chính và quân đội có đồ sộ đến đâu, các phương tiện có dồi dào đến đâu cũng thất bại. Điều này hình như đến bây giờ nhiều người vẫn chưa hiểu. Những người may mắn nắm được chính quyền một cách tương đối ổn vững, Ngô Đình Nhu và Nguyễn Văn Thiệu, phần nào đã ý thức được điều này do phải trực diện với vấn đề sống còn của chế độ. Ông Nhu lập đảng Cần Lao, ông Thiệu lập đảng Dân Chủ, nhưng cả hai đều thất bại và bỏ cuộc. Không có gì đáng ngạc nhiên, một chính đảng đúng nghĩa chỉ có thể hình thành trong đấu tranh gian khổ, không ai thành lập được một chính đảng một khi đã cầm quyền.”

NHẬN XÉT: Đúng! Thật đáng khen. Ông con chiên Nguyễn Gia Kiểng đã xác nhận tình trạng tồi tệ của miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.

Một nhà cách mạng lão thành đã nói, “Chính trị mà không có quân sự là chính trị què, và quân sự mà không có chính trị là chính trị mù”. Khát vọng của người dân Việt Nam là đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, và phế bỏ chế độ quân chủ bất kể là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền hay chế độ quân chủ lập hiến. Muốn theo đuổi và thực hiện được khát vọng này, các nhà ái quốc cách mạng phải có những diều cần và đủ dưới đây:

1.- Phải có tinh thần cách mạng và kiến thức về cách mạng, tức là phải dứt khóat giã từ các thể chế chính trị lỗi thời và tìim hiểu những lý thuyết chính trị mới thích nghi với trào lưu tiến hóa của nhân lọai cũng như với hoàn cảnh của Việt Nam để đạt được mục đích “Dân tộc độc lập, dân sinh hạnh phúc, dân quyền tự do”.

2.- Phải có khả năng kiến thức và thủ đoạn về chính trị để thực thi các lý tưởng cách mạng trên đây từ A cho đến Z theo từng giai đoạn, đại khái là gần giống như Tôn Trung Sơn đã đề ra các giai đọan (a) Quân Chính, (b), Huấn Chính, và (c) Hiến Chính.

3.- Phải có thành phần lãnh đạo vừa tài giỏi, sáng suốt nhận thức được nội tình của đất nước và thời cuộc quốc tế có ảnh hưởng mạnh mẽ vào đại cuộc cách mạng, vừa liều chết dấn thân cho lý tưởng cách mạng, vừa quyết tâm bền lòng, không nao núng trước mọi thử thách khó khăn, gian lao và nguy hiểm.

4.- Phải có khả năng và kỹ thuật vận động và lôi kéo đại khối nhân dân toàn quốc nhiệt tình ủng hộ và hăng hái tham gia vào tổ chức để cùng nhau chung lưng góp công, góp của và góp sức vào đại cuộc cứu nước giải phóng quê hương để thực hiện lý tưởng cách mạng.

5- Phải có lực lượng xung kích khả dĩ để khi hoàn cảnh cho phép thì tiến lên đánh tan các thế lực đế quốc thực dân xâm lược cấu kết với các thế lực phong kiến phản động tại trung ương ở Huế và ở các địa phương.

6.- Phải có đội ngũ cán bộ và các thành viên của đảng có khả năng và những đức tính cao quý giống như thành phần lãnh đạo đã nói ở trên.

Nhìn chung vào các đảng phái bí mật cách mạng của người Việt từ đầu thập niên 1860 cho đến 1946 cũng như cho đến ngày 30/4/1975 và cho đến ngày nay (2010) ở trong nước cũng như ở hải ngoại, chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh mới có đủ 6 điều kiện cần và đủ trên đây mà thôi. Còn tất cả các chính đảng khác hòan toàn không có một điều kiện nào trong số 6 điều kiện trên đây.

Cũng nên biết về các hệ phái Ki-tô, Cao Đài và Hòa Hảo, các giáo phái này có lực lượng vũ trang nhưng hoàn toàn bị giới hạn trong phạm vi nhỏ hẹp trong địa bàn của những người đồng đạo của họ mà thôi. Ngoài nhược điểm này, họ còn có hai nhược điểm khác nữa hết sức trầm trọng. Đó là (1) đều do bàn tay của thế lược ngoại bang tạo dựng nên để phục cho quyền lợi (trường hợp Ki-tô giáo) hay nhu cầu chiến lược (trường hợp Cao Đài và Hòa Hảo do Nhật dựng nên) của họ, và (2) đều nặng tính cách phong kiến và phản tiên hóa, đi ngược với trào lưu tiến hóa của nhân loại và dân tộc (vì rằng, ngày nay hầu như tất cả các nước dân chủ đều có điều khoản ghi vào hiến pháp là “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền”. Ấy thế mà cả 3 hệ phái tôn giáo này đều có chủ trương “chính trị hóa tôn giáo” trong mưu đồ thiết lập một chế độ đạo phiệt theo ý muốn của họ để áp đặt lên đầu lên cổ nhân dân ta.

Nói vể những nhược điểm cdủa các tổ chức được gọi là “Đảng Phái Quốc Gia” của các thành phần tự nhận là “Người Việt Quốc Gia chân chính yêu nước”, ông Lê Xuân Khoa viết trong cuốn Việt Nam 1945-1995 như sau:i

Trước hết, không ai thấy rõ lực lượng quân sự của VNQDĐ (Việt Quốc) và VNCMĐMH (Việt Cách) như thế nào. Lực lượng này chắc không quá mấy trăm đảng viên đã được huấn luyện quân sự ở Trung Hoa cùng với một số chí nguyện quân mới tuyển mộ trước và sau ngày trở về nước. Kinh nghiệm tổ chức và chiến đấu chưa có, kinh nghiệm hành chánh cũng không, tài chánh và vũ khí cũng chẳng có bao nhiêu. Một số cơ sở chiếm được trên đường từ biên giới Viêt Hoa về Hà Nội và một số chiến khu lập được sau này đều còn lỏng lẻo sơ sài, không đủ sức chống chọi với lực lượng Việt Minh. Thiệt thòi nhất là vũ khí đáng lẽ được các tướng lãnh Trung Hoa cung cấp như đã sắp đặt trước thì lại bị họ đem bán cho Việt Minh.

Ngoài ra, VNQDĐ (Việt Quốc) và VNCMĐMH (Việt Cách) là những đoàn thể cách mạng lưu vong ở Trung Hoa đã lâu ngày và không có cơ sở hoạt động ở trong nước, do đó, không có hậu thuẫn của nhân dân. Riêng việc đi theo quân Tầu về giành lấy chính quyền đã là một bất lợi chính trị lất lớn cho hai đảng này…. Tổ chức chính trị đáng kể đang họat động trong nước lúc bấy giờ là Đảng Đại Việt lại chia thành hai ba nhóm và không có thực lực để tiếp tay cho hai đảng quốc gia từ hải ngoại. Tất cả những đảng phái này, mặc dù hợp tác với nhau để cùng đối phó vơi Đảng Cộng Sản, vẫn có tị hiềm giữa cá nhân các lãnh tụ, vì vậy, không có được một bộ máy chỉ đạo nhất trí và có kỷ luật như Mặt Trận Việt Minh. Chính vì sự chia rẽ các đảng phái quốc gia mà VNCMĐMH đã gần như tan rã từ khi còn ở Liễu Châu, Trung Quốc để cho Hồ Chí Minh được Trương Phát Khuê giao cho tổ chức lại VNCMĐMH và có cơ hội củng cố lực lượng Việt Minh ở trong nước….

Các lãnh tụ của hai đảng nòng cốt hồi đó là VNQDĐ và VNCMĐMH đều ở Trung Quốc đã quá lâu và tầm nhìn chính trị rất giới hạn và lệ thuộc vào Trung Quốc, nên khi cơ hội đến tay thì chỉ biết trông cậy vào sự giúp đỡ của đám tướng lãnh tham nhũng Tiêu Văn và Lư Hán. Một thí dụ điển hình là Nguyễn Hải Thần, người được Quốc Dân Đảng Trung Hoa giúp cho về nước để lãnh đạo một nước Việt Nam không cộng sản. Mọi người Việt Nam yêu nước năm 1945 đều thất vọng đối với nhà cách mạng lão thành này qua hình ảnh của một ông già không nói rành tiếng Việt và bị đồn là hút thuốc phiện, không còn mấy ai biết đến một Nguyễn Hải Thần anh dũng đã từng ám sát hụt Toàn Quyền Albert Sarraut bằng lựu đạn năm 1912.

So sánh trên cho thấy lực lượng quốc gia có quá nhiều nhược điểm, nên đã không giành được chính nghĩa và vai trò lãnh đạo nhân dân. Ưu điểm lớn nhất của Việt Minh là khả năng truyên truyền và vận động quần chúng. Việt Minh đã khéo che đậy được lai lịch cộng sản dưới hình thức một mặt trận đoàn kết toàn dân và mục tiêu duy nhất là chống Pháp để đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc. Nhờ có thành tích chống cả Pháp lẫn Nhật, nhất là biết khai thác tối đa các quan hệ hợp tác với OSS, chủ thuyết Roosevelt và triển vọng hỗ trợ của Hoa Kỳ, Việt Minh đã dễ dàng đem lại cho mọi người một niềm tin tưởng là có sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Đó cũng là một trong những lý do khiến chính phủ Trần Trọng Kim không dám chống lại Việt Minh và vua Bảo Đại sẵn sàng thoái vị. Hồ Chí Minh đã tự chứng tỏ là một lãnh tụ có tài tổ chức, một chính trị gia đầy mưu lược và một nhà ngoại giao uyển chuyển biết lợi dụng thời cơ, nên đã tạo được cho mình hình ảnh của một nhà cách mạng suốt đời hi sinh cho đất nước. Vì thế, đa số dân chúng và nhiều nhà trí thức yêu nước đã ủng hộ Mặt Trận Việt Minh. Ngay cả trong hàng ngũ đảng phái quốc gia cũng có một số người bị Việt Minh thuyết phục. Ưu điểm này đã giúp cho các nhà lãnh đạo ciộng sản nắm được chính nghĩa và động viên được đại khối nhân dân trong nước trong suốt cuộc chiến chống Pháp cho đến toàn thăng lợi.”[14]

Đoạn văn trích dẫn trên đây cho chúng ta thấy rõ cả Việt Quốc và Việt Cách đều hoàn toàn trông cậy vào Quốc Quân Trung Hoa, một thế lực ngoại bang, giúp đờ về (1) quân sự để đưa họ lên cầm quyền, (2) tài chánh để đài thọ cho tất cả phí tổn về tổ chức, trang bị, huấn luyện, trả lương hàng tháng cho quân đội và các cơ quan trong bộ máy quản trị nhân dân, và (3) nhân viên cố vấn chỉ đạo cho việc điều hành trong chính quyền cũng như trong quân đội.

Rõ ràng là hai chính đảng này đều (1) không biết làm sáng tỏ được lý thuyết cách mạng để tạo chính nghĩa cho đảng, (2) không biết phải làm những gì và làm thế nào để tiến hành cách mạng,(3) không biết muốn làm cách mạng thì cần phải có những cái gì.

Thực tế cho thấy rằng, họ chẳng có cái gì cả. Tệ hơn nữa, họ cũng không có tài cán để tạo nên những cái cần thiết để tiến hành cách mạng. Tất cả mọi thứ họ đều trông cậy vào Quốc Quân Trung Hoa. Như vậy là họ đã đem sinh mạng của đại cuộc cách mạng giao phó cho Quốc Quân Trung Hoa (thế lực ngoại bang) qua hai ông tướng Lư Hán và Tiêu Văn điều hành và quyết định. Hoàn toàn trông cậy vào người ngoài điều hành và quyết định thì số phận phải chịu theo quyết định của người ta. Ai cũng biểt rằng, ngọai trừ tín hữu Ki-tô ngoan đạo, con người bình thường nào cũng có cái tâm lý bình thường là luôn luôn đặt quyền lợi cá nhân, gia đình và quốc gia lên trên quyền lợi của người khác và quốc gia khác. Đây là quy luật tâm lý. Hai ông Tướng Lư Hán và Tiêu văn cũng không đi ra ngoài quy luật tâm lý này. Cũng vì thế mà hai ông tướng này đã đem vũ khí bán cho Việt Minh thay vì chuyển giao cho hai chính đảng Việt Quốc và Việt Cách.

Số phận của những chính khách hay chính đảng có đường lối hoàn toàn trông cậy vào sư giúp đỡ của người ngoài hay thế lực ngọai bang là như vậy. Cuối thập niên 1780, Lê Chiêu Thống đã sử dụng đường lối này đi cầu viện Nhà Thanh đem quân dẫn ông ta về nước để tái lập vương quyền cho cá nhân ông ta. Kết quả như thế nào, lịch sử đã cho chúng ta thấy rõ. Trong thập niên 1940, hai đảng Việt Quốc và Việt Cách đã không học được bài học Lê Chiêu Thống, cho nên mi nên nông nỗ!. Sau này, những người tự nhận là người Việt Quốc Gia tôn ông Bảo Đại lên là minh chủ cũng không học được bài học Lê Chiêu Thống, cũng hoàn toàn trông cậy vào Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để mưu đồ tranh bá đồ vương bất kể gì đến quyền lợi tối thượng của dân tộc. Vì thế mà số phận của họ phải cùng chìm nổi với cái liên minh giặc xâm lăng này. Năm 1954, liên minh giặc này tan vỡ, thì chính quyền Bảo Đại bị chuyển giao cho một ông chủ mới là Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican. Liên minh xâm lược mới này thay thế người quản lý cũ (Bảo Đại) bằng một tên quản lý mới là Ngô Đình Diệm, và cái danh xưng “chính quyền Quốc Gia” mới được thay thế bằng “chính quyền Việt Nam Cộng Hòa”.

Như vậy là cái vẻ bề là danh xưng chính quyền quốc gia dưới quyền lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại ở trong các vùng tạm chiếm trong những năm 1948-1954 được thay thế bằng danh xưng Việt Nam Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm ở miền Nam vĩ tuyến 17, mà thông thường gọi là chính quyền miền Nam Việt Nam. Thế nhưng, đó chỉ là “bình mới rượu cũ” mà thôi! Cổt lõi hay bản chất của các chính quyền miền Nam từ tháng 7/1954 cho đến ngày 30/4/1975 cũng vẫn là hoàn tòan trông cậy vào sự giúp đỡ của Hoa Kỳ về (1) quân sự hay ảnh hưởng để đưa họ lên cầm quyền, (2) tài chánh để đài thọ cho tất cả phí tổn cho tất cả tổ chức, trang bị, huấn luấn cũng như trả lương cho quân đội cùng tất cả các công chức làm việc tại các cơ quan trong bộ hành chánh, và (3) nhân viên cố vấn chỉ đạo cho việc điều hành trong chính quyền cũng như trong quân đội.

Như vậy là trong những năm 1954-1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn trông cậy vào người ngoài (Hoa Kỳ) điều hành và quyết định. Trong hoàn cảnh như vậy, tất nhiên là miền Nam phải tùy thuộc vào nhu cầu chiến lược được thi hành để phục vụ cho quyền lợi tối thương của Hoa Kỳ. Sự thực như thế nào, lịch sử đã cho chúng ta thấy rõ, xin miễn bàn thêm ở đây.

Phần trình bày trên đây là nói về cái bản chất vọng ngọai và tinh thần Lê Chiêu Thống của những người tự nhận là “người Việt Quốc Gia chân chính yêu nước” hay các “đảng phái Quốc Gia” từ đầu thập niên 1940 cho đến ngày 30/4/1975. Thực ra, sự tồi tệ của họ không phải chỉ có thế mà thôi, mà còn nhiều điều ghê tởm hơn nữa. Đó là những rặng núi tội ác của ho:

1.- Mưu đồ tái lập vương quyền cho Nhà Nguyễn, rước ông vua gỗ Bảo Đại (một tay chơi bời phóng đãng khét tiếng mà sử gia Joseph Buttinger gọi là “playboy”) tôn lên làm “quốc trưởng” lãnh đạo tối cao của họ. Đây là tội ác đi ngược với trào lưu tiến hóa, mưu đồ kìm hãm dân ta mãi mái phải sống dưới ách thống trị của chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến lỗi thời mà nhân dân thế giới đã đào sâu chôn chặt từ mấy thế kỷ trước. Sau đó, ông vua gỗ khét tiếng ăn chơi này bị một tên phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm lật đổ rồi tự phong làm tổng thống, thì họ lại tôn nó lên làm lãnh tụ vĩ đại và gọi nó là “chí sĩ” và “nhà ái quốc”.

2.- Cấu kết và tôn vinh cái hệ phái tôn giáo mà văn hào Voltaire (1694-1778) gọi là “cái tôn giáo ác ôn”, học giả Henri Guillemin (1903-1992)gọi là “cái giáo hội khốn nạn”, nhà cách mạng lão thành Ý Đại Lợi Giuseppe Garibaldi (1807-1882) gọi là “con dao găm đâm vào nước Ý”, bác sĩ Nguyễn Văn Thọ gọi là “đạo dối”, học giả Charlie Nguyễn gọi là “đạo máu”, “đạo bịp” và người Âu Châu coi nó như là một thứ một bệnh dịch nguy hiểm cần phải huy diệt (bằng những biện pháp mạnh mà khởi đầu là nước Anh liên tục từ đầu thập niên 1530 cho đến đầu thập niên 1690 mới dứt bỏ được. Kế đó là nước Nhật (trong thế kỷ 17). Rồi đến nước Pháp từ Cách Mạng 1789 cho đến giữa thập niên đầu thế kỷ 20 mới xong. Sau đó, các nước Hoa Kỳ, Mễ, Tây Cơ, Ý Đại Lợi, Hòa Lan, Trung Quốc, Cuba, Nicaragua cũng lần lượt theo gương các nước Anh, Nhật và nước Pháp sử dụng những biện pháp cần thiết để dứt cái thứ căn bã ghê tởm này. Ấy thế mà các ông tự nhận là “người Việt Quốc Gia” là cấu kết và tôn vinh nó, dùng nó làm “chính nghĩa” để chống lại khát vọng “dân tộc độc lập, dân sinh hạnh phúc, dân quyền tự do” mà dân ta đã quyết tâm chiến đấu theo đuổi ngày từ khi đất nước trở mình vào mùa thu năm 1945.

3.- Liên kết với những thành phần đã từng làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp- Vatican và được giặc cho hưởng những đặc quyền đặc lợi trong những năm trước năm 1945 hay trong thời Kháng Chiến 1945-1954, đặc biệt là những thành phần mà chính họ sau này đã công khai nói rõ cho mọi người cùng biết là họ “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, và “giữ đạo chứ không giữ nước”.

Thực trạng của những người tự nhận là “người Việt Quốc Gia” hay “các đảng phái Quốc Gia” là như vậy! Thử hỏi làm sao họ có để đối đầu được với chính quyền Kháng Chiến Việt Nam và sau này là chính quyền miền Bắc, một thế lực nẩy sinh, trưởng thành từ trong lòng dân và đã hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử đánh tan Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc?

Cũng vì thế mà đã có nhiều người nói với người viết rằng, trên võ đãi chính trị tại Việt Nam trong những năm 1930-1975, ngoài Mỹ và Pháp ra, không có thế lực nào có thể xứng đáng được gọi đối thủ của Đảng Cộng Sản Việt Nam hay Mặt Trận Việt Minh.

26.-“NGK viết: Bước kế tiếp là câu hỏi tại sao trong suốt 27 năm trong phe quốc gia đã không xuất hiện được một chính đảng đúng nghĩa. Đó là vì một chính đảng đúng nghĩa chỉ có thể hình thành được nếu được quan niệm như là phương tiện để thể hiện một tư tưởng chính trị và thực hiện một dự án chính trị (và dù vậy cũng chỉ có thể là thành quả của những cố gắng thông minh và bền bỉ trong hàng chục năm). Nhưng phe quốc gia không có tư tưởng chính trị mặc dù khối lượng bằng cấp khổng lồ và vì thế không thể xây dựng được những chính đảng có tầm vóc. (Đảng cộng sản ít ra đã mượn được một tư tưởng chính trị, tư tưởng Mác-Lênin và có một dự án chính trị, dự án thiết lập một chế độ cộng sản). (xác nhận sự yếu kém và tồi tên của miên Nam và ư thế của miền Bắc).”

NHẬN XÉT: Lời “khẳng định cần thiết” này của ông Nguyễn Gia Kiểng là hoàn toàn đúng với sự thật về các đảng phái Quốc Gia. Nhưng ông lại than trách và thắc mắc rằng “trong suốt 17 năm phe trong phe quốc gia có một khối lượng bằng cấp khổng lồ mà không nẩy sinh ra được một tư tưởng gia về chính trị sáng giá và cũng không thế không thể xây dựng được những chính đảng có tầm vóc.”

Ông Kiểng trách móc như vậy cũng rất đúng. Nhưng rất tiếc là, ông Kiểng không biết TẠI SAO lại có tình trạng như vậy?

Thiết nghĩ rằng, ở trên cõi đời này, ngay từ thời tối cổ, muốn theo học một ngành chuyên môn nào cũng phải trải qua thời kỳ học hỏi và thời kỳ thực tập. Đây là quy luật về học hỏi. Ngành chính trị và lập đảng chính trị cũng không thể nào thoát khỏi quy luật này. Cũng vì thế mà ngay từ thời thượng Cổ, các nhà hiền triết Trung Hoa đã sắp xếp môn học này vào môn sử học gọi là Kinh Sử (Kinh Thư), chiếm một địa vị hoặc là ngang hàng hoặc là cao hơn bốn môn học khác là Kinh Thi, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu ở bậc đại học. Cũng vì thế mà sau này, các bậc thức giả trên thế giới đều cho rằng ngay từ thượng cổ, người Trung Quốc rất giỏi về những thủ đoạn chính trị. Trong Bộ Đông Châu Liệt Quốc cũng như trong Bộ Tam Quốc Chí, chúng ta thấy có không biết bao nhiêu nhân vật kỳ tài như Quản Trọng, Tề Án Anh, Tô Tần, Trương Nghi, Vệ Ưởng, Ngũ Tử Tư, Câu Tiễn, Phạm Lãi, Phạm Chuy, Thái Trạch, Lữ Bất Vi, Úy Liêu, Hàn Phi Tử, Tào Tháo, Gia Cát Lương, Khương Duy, Mao Toại, Trương Lương, v.v…Sở dĩ Trung Quốc có được quá nhiều nhận vật kỳ tài như vậy là vì họ rất chú trọng đến ngành sử học. Thực trạng này đã khiến cho người Trung Quốc rất say mê học sử, đọc sử và viết sử. Sách Sử Ký Tư Mã Thiên của tác giả Giản Chi Nguyễn Hiến Lê ghi lại sự kiện này như sau:

Ông Burton Watson cho rằng không có dân tộc nào ham viết sử và đọc sử như dân tộc Trung Hoa. Nhận xét đó đúng. Đời Chu cách đây ba ngàn năm, họ đã đặt ra chức sử quan để chép lại những điển, mô, huấn cáo của vua tôi dạy bảo khuyên răn nhau trong đời vua Nghiêu (2357-2256), vua Thuấn (2255-2206), nghĩa là chép lại những việc mà họ cho là quan trọng trên ngàn năm trước. Hầu hết các học giả ngày nay còn nghi ngờ những tài liệu về hai ông vua ấy, nhưng đó là một chuyện khác mà chúng tôi không bàn ở đây. Rồi từ đó trở đi, việc chép sử thành một cái lệ. Ngay cả những nước chư hầu như Yên, Tống, Trung Sơn... cũng có sử quan. Nhờ vậy mà ngày nay ta hiểu về đời Xuân Thu, đời Chiến Quốc hơn là người phương Tây hiểu về cổ sử Hy Lạp. Mà sử gia Trung Hoa như trên đã nói, rất được tôn trọng: người ta buộc họ phải có đức, phải trọng sự thực, phải là ”uy vũ bất năng khuất”. Cho nên nhiều sử gia không những là nhà bác học, nhà văn, mà còn là triết gia nữa, chẳng hạn như Khổng Tử, Tư Mã Thiên, Tư Mã Quang. Môn sử được tôn trọng đến nỗi có bộ sử được gọi là kinh như kinh Thư. Còn loại truyện tưởng tượng thì bị khinh, gọi là tiểu thuyết (tiểu thuyết bị coi như là ”tiểu đạo” (con đường nhỏ) để cho bọn ”tiểu trí ở chốn quê mùa đọc”, ”không đáng được đưa lên hàng đại nhã, người quân tử không làm” [đạo thính đồ thuyết giả chi sở tạo - lữ lý tiểu trí giả chi sở cập - bất túc dĩ đăng đại nhã chi đường]); có lẽ vì vậy mà loại này phát triển chậm hơn (so với) ở phương Tây. Lại thêm ngay từ thời Tiên Tần đã có những bộ sử đọc thú như tiểu thuyết, nên người Trung Hoa thời xưa càng không thấy cái nhu cầu đọc tiểu thuyết.

Văn nhân thì ưa chép sử, mà dân chúng thì ưa đọc sử, nghe sử. Những bộ truyện lớn nhất, danh tiếng nhất, được truyền bá nhất, dân chúng thích nhất chính là những bộ Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Đông Châu Liệt Quốc, Tây Hán Chí... Một phần lớn các vở tuồng cũng mượn đề tài trong sử. Người ta kể sử cho nhau nghe ở dưới gốc cây hay bên bờ giếng; người ta diễn sử cho nhau xem ở trên sân khấu hay ngay ở trong sân một cái trại.[15]

Trung Quốc là một trong hai cái nôi của nền văn minh lớn có nguồn gốc lâu đời ở Đông Phương. Vi vậy mà dân tộc ở các vùng tiếp cận Trung Quốc không thể nào lại không học hỏi những cái đẹp của nền văn minh lớn này. Cũng vì thế mà Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và Miến Điện cũng sống theo văn minh Trung Quốc và cũng có những như nếp sống văn hóa lấy “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng” làm khuôn vàng thước ngọc để theo đó mà hành xử giống như người Trung Quốc, và tất nhiên là cũng có rất nhiều bậc kỳ tài, dù là không có nhiều như Trung Quốc (vì vừa rộng lớn về diện tích, vừa đông dân), nhưng con số nhân tài không phải là nhỏ. Người viết không biết rõ con số nhân tài ở các nước khác cùng chịu ảnh hưởng văn minh của Trung Quốc, nhưng chắc chắn là có một số khá đủ để giúp cho dân tộc có khả năng sức mạnh chống lại những làn sống xâm lăng văn hóa của Đạo Thiến Chúa bằng những thủ đọan phỉnh gạt và dựa vào bạo lực của các đế quốc thực dân xâm lược Âu Châu. Riêng Việt Nạm, không ai lại không biết những bậc kỳ tài trong lịch sử như Lý Nhân Tôn, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn Hưng Đạo Đại Vương, Trần Nhân Tôn, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Ngô Thời Nhiệm, La Sơ Phu Tử Nguyễn Thiếp, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp. Các nhà viết sử chân chính người Việt cũng như người nước ngòai đều công nhân cụ Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng chính trị lớn. Xin xem bài viết Vài Nét Về Cụ Hồ của Giáo-sư Trần Chung Ngọc https://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls04.php, https://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls05.php và tiểu mục Về Chuyện Đảo Ngược Danh Dự Ông Hồ Chí Minh trong bài viết Lá Thư Gửi Quí Vị Cựu Giáo Sư và Học Sinh Kiểu Mẫu Thủ Đức của người viết. https://sachhiem.net/NMQ/NMQ020.php Cả hai bài viết này đều có thể đọc online trên sachhiem.net.

Về Đức Hưng Dạo Trần Quốc Tuấn và ông Võ Nguyên Giáp, người viết được biết, toàn thể hội nghị gồm 478 nhà khoa học về lịch sử quân sự của rất nhiều nước trên thế giới nhóm họp tại Anh Quốc vào tháng 2 năm 1984 đã điều nghiên một danh sách gồm 98 vị tướng tài ba lừng danh nhất thế giới từ thượng cổ cho đến thời hiện đại để “bầu ra 10 vị tướng soái kiệt xuất trong lịch sử nhân loại.” Ấy thế mà trong danh sách 10 danh tướng được tuyền chọn này, lại có hai danh tướng người Việt Nam. Đó là Đức Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn và Đại Tướng Võ Nguyễn Giáp. Đặc biệt là cả hai vị danh tướng người Việt Nam chúng ta này đều đạt được số phiếu 100%, trong khi đó, Tướng Cromwell (Anh) chỉ đạt được có 70%, Tướng Pierre Đại Đế (Nga) chỉ có 71% và Tướng Cutujov (Nga) chỉ có 72% số phiếu. Sự kiện này được ông Tạ Xuân Ninh sưu tầm và công bố trên tờ Kiến Thức Số 147 tháng 8/1994 ở Hà Nội với nguyên văn như sau:

Việt Nam có những vị anh hùng lừng danh thế giớ qua nhiều thời đại.- Lâu nay đã có những lời truyền miệng về một số vị tướng nổi danh trên thế giới được các nhà khoa hoc lịch sử quân sự lựa chọn. Nay chúng tôi mới sưu tầm được một tài liệu nói rõ về sự kiện trên. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Tháng 2/1984, Hội Đồng Hòang Gia Anh (tức Viện Khoa Học Hoàng Gia Royal Society) đã tổ chức một phiên họp để lựa chọn các tướng soái lừng danh thế giới qua các thời đại, từ thời cổ đại đến trung đại, cận đại và hiện đại. Việc làm này nhằm để chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn Bách Khoa Tòan Thư nước Anh.

Trong phiên họp, 478 nhà khoa học về lịch sử quân sự các nước đã có mặt. Họ đề cử để lập một danh sách gồm 98 thống soái của các nước trên thế giới từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Cũng ngay tại phiên họp này, các nhà viết lịch sử quân sự và phần đông cũng là những nhà quân sự có vai vế của thế kỷ, đã bầu ra 10 vị tướng soái kiệt xuất trong lịch sử nhân loại.

Trong số 10 vị thống soái này, có hai (2) vị là tướng soái của dân tộc Việt Nam. Đó là Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn (cháu vua Trần Nhân Tông, đời nhà Trần), một danh tướng kiệt xuất đã 3 lần thống lĩnh quân đội chống lại quân xâm lược Nguyên Mông thiện chiến nhất thế giới ở thế kỷ 13 đã từng chinh phục cả phần lớn châu Á và châu Âu. Người thứ hai là Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng đã chiến thắng quân Pháp xâm lược ở Điện Biên Phủ và đã là Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đánh bại thực dân Pháp trong kháng chiến 9 năm (1945-1954).

Từ số phiếu bầu trong Hội Nghị dành cho mỗi người trong số 10 người, chúng ta có thể so sánh để thấy rõ tầm vóc và vị trí trong lịch sử nhân loại của mỗi vị.

Thời cổ đại: có 3 vị tướng soái được bình chọn: Aniban (Hy Lạp), Cesar (La Mã), A. Macedoine (Nam Tư cũ). Cả 3 vị đều được 100% số phiếu.

Thời trung đại: Chỉ có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được chọn với 100% số phiếu. Trong số phiếu này có ghi thêm Trần Quốc Tuấn là người đã đánh thắng kẻ thù mạnh nhất thế giới là quân Nguyên-Mông.

Thời cận đại: có 4 vị tướng được chọn: Cromwell (Anh) 70%, Pierre Đại Đế (Nga) 71%, Napoleon (Pháp) 100%, Cutujov (Nga), 72% số phiếu.

Thời hiện đại: có 2 vị tướng được chọn là Jukov (Liên Xô cũ) 100% số phiếu và Võ Nguyên Giáp (Việt Nam) được 100%.” [16]

Phần trình trên đây cho thấy lời “khẳng định cần thiết” mang số 26 này của ông Kiểng không hoàn toàn đúng với toàn thể người Việt Nam từ ngàn xưa cho đến nay, mà chỉ đúng với những người Việt Nam chịu ản hưởng sâu nặng chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã và những người tiếp nhận sở học ở bậc tiểu học và trung học qua chính sách này tại các trường học quản trị bởi các chính quyền Bảo Hộ Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong những năm 1862-1945, chính quyền do ông Bảo Đại làm quốc trưởng trong những năm 1948-1955) và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1955-1975.

Tại sao lại nói như vậy?

Nói như vậy là vì chủ trương của Giáo Hội La Mã là phải nắm độc quyền giáo dục mà họ nói là để rèn luyên thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo. Thế nhưng, lịch sử và thực tế lại cho thấy rằng chủ trương trong chính sách giáo dục của giáo hội là biến thanh thiếu niên (1)thành hạng người vừa siêu ngu xuẩn”, “thành những tên sát nhân cuồng nhiệt” và “mất hết nhân tính” (phi luân vô tổ quốc, vô dân tộc và vô gia đình đúng như lời dạy trong kinh thánh và lời dạy của Giáo Hội La Mã), (2) không còn biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật, và(3) không biết gì về những bước đường tiến hóa của loài người từ thuở hồng hoang đến thời đại tin học như ngày nay. Nói một cách khác là tín hữu Ca-tô sẽ bị điều kiện hóa hoàn toàn bởi chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Vatican khiến cho họ chỉ còn biết suy tư, phát ngôn và hành động theo lệnh truyện của các đấng bề trên trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày nhiều lần trong các bài viết nằm trong các tác phẩm như Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Tòan Thư 1954-1963, Thực Chất Của Giáo Hội La Mã, Chương 8 trong sách Chân Dung Người Việt Quốc Gia,https://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN08.php, Chương 3 (Phần II) trong sách Người Việt Nam & Đạo Giê-su (soạn chung với Giáo-sư Trần Chung Ngọc),https://sachhiem.net/TCN/TCNtg/DAOGIESU/TCN_NMQ8.php. Đặc biệt hơn nữa là chúng tôi đã dành ra hẳn Mục XII gồm các Chương 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 và 80 (Phần VI),sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác để trình bày rất với đầy đủ chi tiết liên hệ đến các vấn đề trong chính sách ngu dân này của Vatican. Các chương sách này sẽ được đưa lên sachhiem.net trong một ngày gần đây.

Để có thể nắm được độc quyền giáo dục, một mặt, Vatican vừa lên án kịch liệt các trường học công lập, vừa lên án nặng nề quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận. Đây là sự thật hiển nhiên và sự thật này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Roman Catholicism viết:

Danh sách những điều sai lầm: Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) lên án những phong trào đòi tự do tôn giáo, tự do hành động theo lương tâm, tự do ngôn luận, tự do báo chí, lên án cả những khám phá về khoa học nếu không được sự chấp thuận của Giáo Hội La Mã và khẳng định quyền lực của Giáo Hoàng phải bao trùm lên trên quyền lực của các nhà cầm quyền thế tục.” Nguyên văn: “Syllabus of Errors, proclaimed by pope Pius IX, and ratified by the Vatican council, condemned freedom of religion, conscience, speech, press, and scientific discoveries which are disapproved by the Roman Church, asserted the pope’s temporal authority over all civil rulers.”[17]

Vấn đề Vatican lên án nghiêm khắc các quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận được sách Tôn Giáo Và Dân Tộc ghi lại với nguyên văn như sau:

Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.”[18]

Mặt khác, Vatican cho thi hành quỷ kế chiếm đọat chính quyền để thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô, rồi dùng bạo lực nhà nước để thi hành chính sách ngu dân và giáo duc nhồi sọ như chúng tôi đã nói ở trên. Để có thể cướp đoạt chính quyền, trước hết Vatican đưa ra chủ thuyết “thần quyền chỉ đạo thế quyền” theo đó, thì tất cả quyền lực chính trị và quyền kiểm soát tất cả mọi sinh họat trong xã hội phải thuộc về Vatican. Vẫn đề này đã được chúng tôi trình bày rất rõ ràng trong Chương 13. Phần III, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Chương sách này có thể đọc online trên sách hiếm. https://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_13.php

Khi đã nắm được chính quyền rồi, dù là còn đang ở trong giai đoạn tiến hành thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô, việc đầu tiên của Vatican là phải kiểm soát chặt chẽ môn học Sử, Địa, Công Dân và môn Sinh Vật Học (Biology) để ngăn chặn tất cả bài học nào bất lợi cho tín lý Ki-tô và để lộ ra những tội ác kinh thánh, trong giáo luật, trong lời dạy cũng như trong hành động của Giáo Hội La Mã từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay.

Kiểm sóat và ngăn chặn bằng cách nào?

Vatican ra lệnh kiểm sóat gắt gao bằng cách:

1.- Không để cho môn sử thế giới và môn quốc sử được đưa và trong chương trình NẾU không qua bàn tay đãi lọc của Giáo Hội La Mã.

2.- Hạn chế thời lượng dành cho môn học xuống mức độ thấp nhất (ít giờ học) để cho cả giáo viên và học sinh không có đù thì giờ tìm hiểu và đi sâu vào các đề tài học hỏi

3.- Đặt ra hai lọai khảo hạch:Thi chính (thi viết) và thi phụ (thi vấn đáp) cho các thí sinh lấy bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, Tú Tài I và Tú Tài II. Thí sinh phải vượt qua kỳ thi viết rồi mới được vào kỳ thi vấn đáp.

4.- Hạ thấp giá trị môn sử địa và công dân bằng thủ đoạn vừa xếp hạng là một môn học phụ đối với Ban A (Khoa Học Thực Nghiệm) và Ban B (Khoa Học Toán) với giá trị chỉ còn bằng khỏang 20% đến 25% (hệ số 1) trong khi đó thì các môn học như Tóan, Lý, Hóa, Vạn Vật, Anh, Pháp, Việt Văn được nâng lên hàng môn hoc chính với hệ số 4 và 5 (tùy theo ban A hay Ban B). Cũng nên biết là trong những năm 1954-1975, ở miền Nam Việt Nam, có tới trên 90% học sinh Trung Học theo Ban A hay Ban B, và chỉ còn lại đội 5% hay ít hơn trong tổng số học sinh Trung Học Đệ Nhị Cấp theo hai Ban C (văn chương) và D (cổ ngữ). Ngay cả Ban C và Ban B, môn sử Địa Công Dân được coi là môn học chính, nhà trường cũng không có đầy đủ tài liệu sử cung cấp cho giáo viên tham khảo để trau dồi rồi truyền đạt hay giảng dạy cho học sinh. Xin xem thêm. Chương 8, Phần II, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam để biết rõ hơn về vấn đề này. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net

Để giúp cho độc giả có cái nhìn về thời lượng dành cho môn Sử Địa và Công Dân trong chương trình học ở miền Nam trong những năm 1954-1975, chúng tôi xin nêu ra đây một vào con số thời lượng dành cho môn học này ở miền Nam Việt Nam trong những năm này và ở Hoa Kỳ hiện nay (không biết rõ bắt đầu từ bao giời):

A.- Tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975:

Tổng số giờ học trong một tuần dành cho tất cả các môn học là 30 giờ một tuần. Số giờ dành cho môn Sử - Địa và Công Dân là 2 giờ một tuần. Một niên học có 34 tuần lễ. Như vậy, trong một niên học, thời lượng dành cho môn Sử Địa và Công Dân chỉ có 2 giờ x 34 = 68 giở, và 7 năm học ở bậc trung học la 68 giờ x 7 = 476 giờ trên tổng số thời lượng 8140 giờ dành cho tất cả các môn học trong chương trình học ở bậc trung học. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, môn Sử - Địa được coi nhưng một trong như môn học chính và quan trong ngang hàng hơn môn quốc ngữi (tiếng Anh), thời lượng nhiều hơn thời lượng của môn học Toán Học (kể cả Đại Số, Hình Học và Lượng Giác). Thời lượng dành cho môn Sử - Địa và Công Dân là 1125 giờ cũng trên tổng số thời lượng dành cho tất cả các môn học là 8140 giờ. Ấy là chưa kể số giờ mà học sinh muốn học thêm một vài lớp về sử hay chính trị trong số 16 giờ nhiệm ý

Cũng tại Hoa Kỳ, giáo viên dạy môn kiến thức xã hội (social studies) hay khoa học xã hội (social sciences) phải dạy cho học sinh biết:

1.- Phân biệt sự khác nhau giữa một bên là ý kiến (opinions) và một bên là sự kiện (facts). Vấn đề này đòi hỏi học sinh phải vận dụng lý trí để tìm hiểu sự vật mà Nho giáo gọi là “cách vật trí tri”. Do việc thường xuyên vận dụng lý trí như vậy, trí óc của học sinh trở nên linh họat, biết phân biệt rõ ràng "sự kiện") là "một việc làm" hay một biến cố đã xẩy ra trong quá khứ, hay là một "sự vật" đang hiện hữu, và "ý kiến là "quan niệm" của một người hay một nhóm người về một vấn đề gì. Một sự kiện dù tốt hay xấu cũng là chuyện có thật hiện hữu hay đã xẩy ra trong quá khứ không thể phủ nhận được. Còn ý kiến có thể khách quan, tốt hay đúng, và cũng có thể là chủ quan, xấu hay sai. Vì thế, một ý kiến có thể được người ta chấp nhận và cũng có thể bị người ta bác bỏ hay không chấp nhận.

Đồng thời, trong các sách giáo khoa của môn khoa học xã hội, ở cuối mỗi bài học, đều có những bài tập trong đó hoặc là yêu cầu học sinh đọc lại bài học rồi suy nghĩ (tập cho các em vận động lý trí) và tự động lựa ra những từ hay nhóm từ thuộc lọai "ý kiến" xếp vào với nhau, và những từ hay nhóm từ thuộc loại "sự kiện" xếp vào với nhau. Hoặc là tác giả kê ra một số những từ hay nhóm từ để chung vào với nhau, rồi yêu cầu học sinh lựa ở trong đó những từ thuộc loại "ý kiến" xếp vào với nhau, và những từ thuộc lọai "sự kiện" xếp vào với nhau.

2.- Giáo viện phụ trách môn kiến thức xã hội hay khoa học xã hội (tức là dạy môn S Địa và Công Dân) phải giảng giải cho học sinh biết cách viết bài "điểm sách" (book report) và cho học sinh thực tập nhiều lần cho tới khi thành thạo.

Điểm sách cũng có quy luật giống như làm một bài luận (essay). Khi viết điểm sách, chỉ được viết những gì quy luật cho phép như:

1.- Tên cuốn sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang của cuốn sách và giá tiền bán của cuốn sách.

2.- Nói rõ chủ đề của cuốn sách.

3.- Sách chia ra làm bao nhiêu phần, bao nhiêu mục và bao nhiêu chương.

4.- Nói rõ chủ đề của mỗi phần, mỗi mục và mỗi chương.

5.- Nhân xét về cuốn sách và cách hành văn của tác giả.

Ngoài những điều trên đây, không được nói gì khác.

Xin xem Chương 8, Phần II, sách Tâm Thư Gửi Nha Nước Việt Nam để biết rõ hơn về vấn đề này.Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net. https://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_08.php

.Tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, ngòai vấn đề thời luợng bị hạn chế đến mức quá ít như vây, môn lịch sử thế giới bị giáo hội kiểm sóat chặt chẽ và cấm lưu hành đến độ trong các thư viện cũng như các tiệm sách ở ngòai thị trường không có một bộ sử thế giới nàgo cả. Ngay cả môn quốc sử, đặc biệt nhất là trong thời cận và hiện đại ngòai bị kiểm sóat chặt chẽ và bị sang lọc tối đa đê cho không có một bài học nào để lộ ra cho thấy bàn tay hay vai trò của Giáo hội trong Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican đánh chiếm và thống trị Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945 cũng như trong việc cựu Linh-mục Thierry Georges d’ Argenlieu được bổ nhiệm là Cao Ủy Đông Dương đem quân sang tái chiếm Đông Dương gây nên cuộc chiến 1945-1954 và vai trò của tín hữu Ca-tô người Việt trong các cuộc chiến này.

Vì thực trang là như vậy, cho nên, hầu như có rất ít (không tới 5% học sinh Việt Nam) học sinh từ bậc tiểu học lên đến hết lớp 12 quan tâm đến việc học môn Sử Địa và Công Dân. Đây là nguyên nhân TẠI SAO những lớp người tiếp nhận sở học qua chương trình giáo dục của các chính quyền thời Liên Minh Pháp – Vatican Bảo Hộ 1862-1945, thời chính quyền Bảo Đại (1948-1954) và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 dốt nát về lịch sử. Dốt nát về lịch sử đưa đến tình trạng dốt nát về kiến thức chính trị và khả năng hiểu biết về cách mạng. Đây là lời giải đáp cho lời “khẳng định cần thiết” mạng số 26 trên đây của ông Nguyễn Gia Kiểng.

Sở dĩ ông Kiểng rơi vào tình trạng như vậy là vì từ khi mới chào đời, ông sống trong môi sinh Ca-tô giáo và được rèn luyện theo chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ mà Giáo Hội La Mã thường cao rao là “chính sách đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.”

1.- Môn sử thế giới, quốc sử học và lịch sử Giáo Hội La Mã bị đãi lọc và kiểm sóat rất gắt gao, học sinh chỉ được học những gì giáo hội đã kiểm sóat và cho phép.

2.- Phương pháp dạy học là độc thoại: Khi giảng bải, giáo viên chỉ làm cái việc đọc bài đã biện soạn cho học sinh nghe và biên chép, học sinh không được nêu lên một thắc mắc hay nghi vấn nào trong bài học cả. (Nếu để cho học sinh nêu lên nghi vấn thì trong giờ học giáo lý, rất có thể các em sẽ nêu lên các nghi vấn về vấn đề khả tín của tín lý Ki-tô. Ở vào trường hợp như vậy, làm saoì giáo viên trả có thể giải đáp được?.

3.- Học sinh không được dạy cho biết phương cách viết bài điếm sách và viết các bài khảo luận sao cho đúng với phương pháp khoa học với phương pháp khoa học.

4.- Học sinh không được rèn luyện sử dụng lý trí để (a) tìm hiểu sự vật (cách vật trí tri), và (b) phân biệt sự khác nhau giữa một bên là sự kiện (facts) và một bên là lý kiến (opinions), giữa nguyên nhân và hậu quả, giữa thuận lý và nghịch lý, giữa đúng và sai, v.v…

Vì bị ảnh hưởng sâu nặng của chính sách ngu dân này mà họ (nhứng người theo học các trường học của giáo hội hay các trương công lập dưới quyền kiểm soát của giáo hội như ở miền Nam Việt Nam trong những 1954-1975) không nhận thức được rằng học cái gì thì chỉ biết cái đó, được huấn luyện và ngành chuyên môn nào thì hiểu biết về ngành chuyên môn đó, Nếu đi ra ngòai lãnh vực chuyên môn của mình, tất nhiên là lọang quạng và sẽ trở thành một thứ “múa rìu qua mắt thợ”.

Vì không biết tìm hiểu sự vật cho nên của ông Nguyến Gia Kiểng và tất cả những người tiếp nhân sở học qua chính sách giáo dục theo kiểu này mới lầm tưởng rằng hễ tốt nghiệp một ngành chuyên môn nào đó ở đại học, thì tất nhiên là hiểu biết thấu đáo tất cả những vấn đề có liên hệ tới lịch sử, chính tri và cách mạng. Và cũng vì thế mà ông Kiểng chỉ mới tốt nghiệp bậc một (cử nhân hay BS), một trong các ngành kỹ sư mà ông đã lầm tưởng rằng ông thấu hiểu hết tất cả mọi vấn đề liên hệ đến văn hóa, triết học, tâm lý, xã hội, lịch sử, chính trị, cách mạng, v.v… Vì lầm tưởng như vậy, cho nên ông mới rơi vào tình trạng viết ẩu tả, viết bậy bạ, viết lếu láo trong cuốn Tổ Quốc Ăn Năn và các bài viết khác của ông. Quả thật, ông chỉ là một “tên hề trên văn đàn văn học”.

27.- NGK viết: “Đó là hậu quả của một di sản lịch sử. Trong suốt dòng lịch sử mà chúng ta tự hào là “bốn nghìn năm văn hiến” chúng ta chưa có được một nhà tư tưởng, chưa nói tới tư tưởng chính trị. Khi tiếp xúc với phương Tây thành phần ưu đãi cũng đã chỉ học một cách thực dụng để lấy bằng cấp và đi làm quan chứ không đầu tư vào tư tưởng chính trị. Phan Châu Trinh đã là một bước đầu không được tiếp nối. Ngôn ngữ Việt Nam cho tới nay vẫn còn rất thiếu sót về triết, tâm lý, chính trị và xã hội học. Sự yếu kém về tư tưởng chính trị của người Việt thê thảm đến độ rất nhiều người hoạt động chính trị không biết là có vấn đề tư tưởng chính trị, và vẫn nghĩ rằng ai cũng có thể lập đảng, viết tuyên ngôn, cương lĩnh, soạn thảo chương trình hành động. Nhưng một dân tộc không có tư tưởng chính trị chỉ có thể đi từ sai lầm này đến thảm kịch khác.

NHẬN XÉT: Lời “khẳng định cần thiết” trên đây của ông con chiên Nguyễn Gia Kiểng có tính cách chủ quan và trịch thượng hết sức lố bịch với mục đích duy nhất là miệt thị và mạt sát tất cả các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc ta mà trước đây ông ta đã làm như vậy trong bài viết “Nhân Đọc Hồi Ký Chính Trị Mặt Thật Của Bùi Tín Nói Chuyện Với Trí Thức: Mặt Thật Của Ai?” và trong cuốn Tổ Quốc Ăn Năn như đã nói ở trên.

Lời “khẳng định cần thiết” này của ông Kiểng có phần sai và có phần đúng. SAI là vì trong thực tế, ông Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lớn về chính trị nhưng bị Giáo Hội La Mã và nhóm thiểu số con chiên người Việt phủ nhân, coi ông như là “kẻ tử thù” và tìm cả trăm phương ngàn kế để miệt thị và mạt sát ông. Vì thế, ở đây, người viết xin miễn bàn vấn đề này. ĐÚNG là phần nói về những người tự nhận là người Việt Quốc Gia. Lý do là vì:

1.- Họ (những người tự nhận là người Việt Quốc Gia) không có lòng yêu nước, không thiết tha với tiền đồ của dân tộc, không cảm thấy cái nhục vong quốc, không đau lòng khi thấy danh dự tổ quốc cũng như giá trí văn hóa và đao lý cổ truyền của dân ta bị chà đạp và bị xúc phạm, không cảm thấy uất hận khi bị người ta gọi là “man di:, “mọi rợ”, “tà giáo” hay “tà đạo”, không cảm thấy xót xa khi thấy rằng tài nguyên của đất nước bị cướp đoạt, không cảm thấy căm thù khi thấy rằng chùa chiền, miếu đền và những khu đất đai ở những nơi ngon lành nhất ở bất kỳ địa phương nào cũng bị người ta chiếm đoạt để xây nhà thờ, tu viện, chủng viện, học viện và các cơ sở kinh tài khác;

2.- Họ không phải là thành phần bị ức hiếp, bị áp bức và bị bóc lột đến tận xương tận tủy.

3.- Họ không phải là thành phần nghèo khổ đã từng súyt chết đói trong những năm 1944-1945 và cũng không có thân nhân ruột thịt đã bị thần đói cướp đi mạng sống trong mấy tháng đầu năm Ất Dậu 1945.

4.- Họ là những người mang nặng tính chất tiểu tư sản như đã nói ở trên.

5.- Họ không phải là những người bị chính quyền Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican coi là những kẻ tử thù (nghĩa là họ không phải là những người không nằm trong bảng phong thần của Giám-mục Pugnier. Xin xem Kế Hoạch Puginier nơi các trang 397-412, sách Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988), của Tiến-sĩ Cao Huy Thuần).

6.- Trái lại, họ còn là những kẻ đồng minh hay đã từng làm tay sai cho quân cướp ngoại thù Pháp và Vatican. Tiêu biểu cho những người tự nhận là người Việt Quốc Gia có những đặc tín như đã nêu lên ở trên là những người như Ngô Đình Diệm, Trần Trung Dung, Trần Chánh Thành, Nguyễn Ngọc Thơ, Phạm Quốc Thuần, Phan Văn Giáo, Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu, v.v… .

Với những thành phần thuộc hạng người như trên thì làm sao có thể trở thành một nhà tư tưởng chính trị được?

28.- NGK viết: “Cuộc chiến vô lý và oan nghiệt này để lại một di sản cũng vô lý và oan nghiệt không kém: chế độ cộng sản. Nhân danh chiến thắng trong cuộc chiến điên rồ và tai hại này, đảng cộng sản bắt dân tộc Việt Nam phải mang ơn họ và tự cho phép cai trị đất nước một cách độc quyền và độc đoán bằng bạo lực trong thời gian vô hạn định. Chúng ta đã nói nhiều về chế độ này, chỉ cần nhắc lại điều căn bản nhất: hoặc chế độ này phải chấm dứt hoặc nước Việt Nam sẽ không còn.”

NHẬN XÉT: Lời “khẳng định cần thiết” này ông Kiểng phản ảnh cái tâm trạng của một tín đồ Ca-tô cuồng tín! Chỉ những tín đồ Ca-tô cuồng tín mới nói như vây. Giáo Hội La Mã và con chiên người Việt thù ghét chính quyền hiện nay vì chính quyền này đã thành công hiển hách trong sứ mạng đánh bại được cả Liên Minh Xâm Lược Pháp Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và thống nhất cho đất nước. Sự thành công này đã làm cho Giáo Hội La Mã mất hết quyền lực ở Việt Nam, khiến cho nhóm thiểu số con chiên người Việt mất đi cái quyền làm mưa làm gió trên sân khấu chính trị cũng như trong tất cả mọi lãnh vực họat động kinh tế, tài chánh, văn hóa, giáo dục trong xã hội Việt Nam, và đặc biệt là mất đi cái quyền hét ra lửa mửa ra khói, tác oai tác quái đối với nhân dân ta. Vì thế mà Giáo Hội La Mã và nhóm thiểu số con chiên người Việt mới sinh lòng thù ghét và tìm đủ mọi cách để miệt thị và mạt sát chính quyền hiện nay. Đây là nguyên nhânTẠI SAO ông Kiểng lại viết đoạn văn”lời khẳng định” này.

Trái lại, đại khối dân tộc ta theo tam giáo cổ truyền không bao giờ nghĩ và nói như ông Kiểng. Chuyện hiển nhiên là NẾU dân ta đời đời nhớ ơn nhà Trần đã thành công trong đại cuộc đánh đuổi quân Nguyên xâm lăng, NẾU dân ta đời đời nhớ ơn Vua Lê Lợi và ông Nguyễn Trãi đã thành công trong việc lãnh đạo đại cuộc đánh đuổi quân Minh giành lại quyền tự chủ cho tổ quốc, NẾU dân ta đời đời nhớ ơn Vua Quang Trung đã đánh tan 280 ngàn quân Thanh xâm lược, THÌ TẤT NHIÊN dân ta cũng đời đời nhớ ơn Đảng Cộng Sản Việt Nam dưới quyền chỉ đạo của cụ Hồ Chí Minh và các ông Võ Nguyên Giáp, ông Phạm Văn Đồng, v.v… đã thành công trong đại cuộc việc đánh đuổi cả hai Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đòi lại núi sông cho dân tộc, đem lại thống nhất cho tổ quốc Việt Nam, và làm cho dân ta nở mày nở mặt với nhân dân thế giới, khiến cho người người trong bốn bể năm châu phải nể trọng người Việt Nam chúng mình.

29.- NGK viết: “Tại sao? Đó là vì trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay khái niệm bị chất vấn gay gắt nhất chính là khái niệm quốc gia.”

NHẬN XÉT: Lời nói trên đây của ông con chiên Nguyễn Gia Kiểng nặng tính cách ngạo mạn, khinh thường tất cả những gì không nằm trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội Mã. Đây là một trong những đặc tính Ca-tô do chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ do Vatican tạo nên. Chính sách ngu dân của Giáo Hội La Mã đã làm cho nhóm thiểu số con chiên cuồng tín khinh thường quan niệm về quốc gia mà dân tộc ta cũng như tất cả các dân tộc có văn hiến khác đều coi như là một nếp sống văn hóa phải triệt để tuân thủ. Cũng vì thế mà ông con chiên Nguyễn Gia Kiểng mới việt câu nói mất gốc và phi dân tộc như trên. Câu nói này của ông Kiểng chính là chủ trường của Giáo Hội La Mã đã có từ thế kỷ 4. Sách sử đều ghi rõ như vậy. Sách The Decline And Fall Of The Roman Church nói rõ Giáo Hoàng Leo I (440-461) tuyên bố rằng, “quyền hành của Vatican phải bao trùm lên trên quyền hành các chính quyền thế tục.” [He (Leo I) has declared the authority of the Roman bishop (pope) over all tempotal rulers as well.] Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: G.P. Putnam’s Sons, 1981), tr 64., và sách Rich Church Poor Church còn nói rõ hơn nữa. Dưới đây là đoạn văn nói về vấn đề này:

Tất nhiên là mọi tính cách đạo đức đều từ Kitô giáo mà ra.. Kitô giáo thấm nhập vào tất cả mọi lãnh vực trong đời sống thế tục từ kinh tế, chính trị, tài chánh, nghệ thuật, giáo dục cho đến các cơ cấu khác trong xã hội. Tôn giáo và chính trị, tôn giáo và tài sản, tôn giáo và chính quyền, tôn giáo và nghệ thuật, tôn giáo và sự học hỏi – giữa những liên hệ cơ cấu này, không có sự chống đối nào mà không hòa giải được. Những cơ cấu này không thể tách rời được và cũng không thể giữ nó ở trong tình trạng tách rời nhau.. Các vấn đề như quân sự chính trị, tài sản, nghệ thuật và chính quyền, tất cả đều phải bị tôn giáo thống trị tuốt luốt..” Nguyên văn: [Automatically, an all embracing morality from this Christianity. It permeated al aspects of temporal life:economics, politics, finance, the arts, education, social structures. Religion and politics, religion and wealth, religion and government, religion and art, religion and learning – between these there was no irrececoncilable opposition. They were not separate or to be kept separate. Military matters, matters of politics, wealth, art, government – all became dominated by religion.”[19]

Từ ngàn xưa, Đông cũng như Tây “khái nỉệm quốc gia” luôn luôn được sử dụng để xác định lý lịch hay căn cước của mọi cá nhân trong cộng đồng nhân loại, và chủ quyền quốc gia luôn luôn phải được tôn trọng. Ỷ vào sức mạnh quân sự để xía vào nội bộ hay đem quân đi đánh chiếm một hay nhiều quốc gia khác là bị lên án là quân xâm lăng và lập tức bị chống lại mãnh liệt. Chỉ có tín hữu Ki-tô cuồng tín mới tin theo cái chủ thuyết láo khóet và lưu manh “thần quyền chỉ đạo thế quyền” (tôn giáo chỉ đạo chính quyền) rồi tóm thâu mọi quyền lực chính trị và nắm độc quyền kiểm soát tất cả các phạm vi sinh họat trong nhân dân như Giáo Hội La Mã chủ trương. Chỉ có hạng người ngu như con cừu (con chiên) mới chấp nhận như vậy. Vì thế họ (con chiên) mới nhắm để mặc cho Vatican lấn lướt vào lãnh thổ và nắm độc quyền điều hành công việc nội bộ của đất nước. Không những thế, họ còn hăng hái tình nguyện gia nhập vào các đạo quân thập ác, làm những con thiêu thân trong những chiến dịch “làm sáng Chúa” mà thực chất chỉ là một thủ đoạn đại gian đại ác của Vatican trong mưu đồ mà chính Vaican đã nói rõ trong Sắc Chỉ Romanus Pontifex ban hành ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455), rằng:

“ Các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn."[20].

Sách Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam cũng nói rõ cái thủ đoạn lưu manh đại gian đại ác này của Vatican với nguyên văn như sau:

Đất đai thuộc về Chúa về Chúa Ki-tô và người đại diện của Chúa Ki-tô có quyền sử dụng tất cả những gì không do tín đồ chủa Chúa chiếm hữu, những kẻ ngoại đạo không thể là kẻ chiếm hữu hợp lý bất cứ mảnh đất nào…” [21]

Cũng do những lời dạy đại lưu manh này mà trong mấy năm gần đây mới xẩy ra tình trạng nhóm con chiên ngoan đạo hò nhau đem theo kìm, búa và xà beng đến tập trung “cầu nguyện” và “hiệp thông cầu nguyện” tại những nơi mà họ muốn chiếm đoạt cho Vatican như tại số 42 Phố Nhà Chung, Hà Nôi (từ 18/12/2007 – 30/1/2008), tại số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nôi (từ ngày 18/8/2008 cho đến nay (30/8/2008), tai nhà thờ Tam Tòa, Đồng Hới, Hà Tĩnh, tại An Bằng, tại Đồng Chiêm, v.v…

Và cũng vì lời dạy đại lưu manh nàu=y của Vatican mà ông con chiên Nguyễn Gia Kiểng mới cho rằng “khái niệm quốc gia bị thế giới ngày nay bị chất vấn gay gắt”. Cũng vì thế, nhóm tthiểu số con chiên ngoan đạo người Việt mới bảo nhau rằng “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, và “giữ đạo, chứ không giữ nước”. Trong khi đó thì đại khối nhân dân Việt Nam có tới 95% và tòan thể các dân tộc có văn hiến ở trên thế giới đều sống theo nếp sống văn hóa “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, “Tổ quốc trên hết”, “Nước mất nhà tan”, “Giặc đến nhà,đàn bà cũng phải đánh”, và:

Chết vì tổ quốc

Cái chết vinh quang]

Lòng ta sung sướng

Trí ta nhẹ nhàng… (Nguyễn Thái Học)

Par la voix du canon d’alermes

La France appelle ses enfants

Allons dit le soldat, aux armes!

C’est ma mere, je la defends

Mourir pour la patrie,

C’ est le sort le plus beau, le plus digne d’envie![22]

30.- NGK viết: “Khái niệm tổ quốc thiêng liêng đã lỗi thời, một quốc gia muốn tồn tại phải có lý do tồn tại chính đáng, nghĩa là phải đem lại phúc lợi và niềm tự hào cho người dân.”

NHẬN XÉT: Đây là lời nó láo vĩ đại của ông con chiên Nguyễn Gia Kiểng. Khái niêm tổ quốc đã, đang và sẽ mãi mãi vẫn còn có giá trị để xác định cái thế đứng hay cương vị của một dân tộc trong cộng đồng nhân loại. Lời “khẳng định cần thiết” trên đây của ông Kiểng chỉ là quan niệm và cũng là lời dạy đại lưu manh của Giáo Hội La Mã [được nói rx trong Sắc Chi Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455)]. Vì lòng ích kỷ, tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực,bọ con chiên của giáo hay say triệt để tuân thủ lời dạy đại lưu manh này. Đồng thời, chính sách ngu dân và giáo dục của Vatican đã làm cho họ mất đi cái ý niệm quốc gia và tổ quốc trong lòng họ. Nhà văn con chiên Nguyễn Ngọc Ngạn kể lại chuyện họ (con chiên của giáo hội) bị chính sách ngu dân này của giáo hội là cho mê muội như sau:

“Toàn trại này, dường như ai cũng sùng đạo như nhau, và sự sùng đạo ấy được thể hiện qua việc cầu nguyện và đi lễ. Buổi sáng, năm giờ chuông đổ lần thứ nhất, họ đã lục tục đánh thức cả nhà cùng dậy. Việc đầu tiên khi chưa bước chân xuống đất, là phải làm dấu thánh giá và đọc vài kinh nhật tụng. Sau đó, đánh răng rửa mặt, thay quần áo đi lễ. Trên đường đến nhà thờ, họ không bỏ phí thì giờ, lấy tràng hạt ra vừa lần chuỗi vừa cầu xin. Vào nhà thờ đọc kinh chung cả tiếng đồng hồ rồi mời tham dự thánh lễ mà dường như vẫn chưa thấy đủ, họ còn quì nán lại đọc kinh thêm cho đến lúc tới giờ đi làm. Buổi trưa, đúng giờ ngọ , chuông nhà thờ lại cất lên, nhắc họ dù đang làm gì, dù đang ở đâu, cũng phải tạm ngưng tay để làm dấu thánh giá và cầu nguyện. Tối về, cơm nước xong lại vội vã đến nhà thờ. Và khoảng 9 giờ tối, trước khi đi ngủ, mọi gia đình đều tụ tập trước bàn thờ để đọc thêm một loạt kinh nữa trước khi lên giường! Nói chung, một ngày không biết bao nhiêu lần nhớ đến Chúa. Ăn củ khoai cũng làm dấu thánh giá. Nửa đêm mất ngủ cũng ngồi lên lần tràng hạt! Vui cũng cám ơn Chúa, mà buồn cũng coi là thánh giá Chúa trao cho mình gánh vác! Niềm tin mãnh liệt như thế, cho nên chẳng lạ gì….” [23]

Chính vì bị làm cho mê muội như vậy, họ mới bảo nhau rằng, “Giữ đạo, chứ không giữ nước”, “Thà mất nước, chứ không mất Chúa”, “Nhất Chúa, nhì cha, thư ba Ngô Tổng Thống” và Nguyễn Gia Kiểng mới viết lời “khẳng định cần thiết” vong bản phản dân tộc trên đây.

31.- NGK viết: “Sẽ chỉ còn lại những quốc gia được quan niệm như là một tình cảm và một không gian liên đới của những con người tự do, tự nguyên xây dựng và chia sẻ với nhau một tương lai chung. Các quốc gia khác sẽ tan rã, sẽ giải thể trong lòng người trước khi giải thể thực sự, bắt đầu bằng những quốc gia được quan niệm một cách bệnh hoạn như là những xiềng xích trói buộc, những vùng lộng hành tự do của những tập đoàn cầm quyền bạo ngược, như Việt Nam trong lúc này.”

NHẬN XÉT: Một ý kiến rẩt chủ quan của một người bị điều kiện hóa thành hạng người vong phản, nặng tính cách huênh hoang, láo khóet để lộ ra tình trạng không biết gì về tình tự dân tộc và tình yêu đối với đất nước. Phải chăng khi viết hai đoạn văn 30 và 31 trên đây, ông con chiên Nguyễn Gia Kiểng có chủ tâm làm giảm lòng yêu nước của người dân Việt khiến cho dân ta không còn quan tâm đến những hành động của các ông tu sĩ và tín đồ Ca-tô trong mấy năm vừa qua đã và đang mang theo búa, kìm, xà beng đến tập trung cầu nguyện và “hiệp thông cầu nguyện” (xúi giục nhau kéo đến tập trung) ở một địa điểm mà họ phát khởi bạo loạn chiếm đọat cho Vatican?

32.- NGK viết: “Người Việt Nam nào còn tín nhiệm chính quyền này? Nó không giải quyết được những vấn đề sống còn của đất nước mà còn là trở ngại. Một thí dụ: nó không thể giải quyết được vấn đề tham nhũng bởi vì cả lý thuyết lẫn thực tế đều đã chứng tỏ rằng không thể cải tiến một chính quyền tham nhũng để nó bớt tham nhũng, giải pháp duy nhất cho một chính quyền tham nhũng là thay thế nó bằng một chính quyền khác. Một thí dụ khác: nó cũng không thể giải đáp được bài toán tụt hậu, bài toán sinh tử của đất nước, bởi vì ngày nay tiến bộ đồng nghĩa với ý kiến và sáng kiến, những yếu tố chỉ có thể nảy nở nơi những con người tự do, trong một xã hội dân chủ.”

NHẬN XÉT: Lời phát biểu này của ông Kiểng phản ảnh rõ ràng tình trạng dốt nát, thiếu hẳn kiến thức về lịch sử và xã hội học. Nếu tìm hiểu lịch sử của các quốc gia trên thế giới, chúng ta sẽ thấy tham nhũng là một tệ trạng mà hầu như chính quyền và chế độ nào cũng có. Nước Mỹ, nước Nhật, nước Pháp, nước Đức, vân vân, nước nào cũng đều có tham nhũng cả, chỉ khác nhau về tình trạng lan tràn và mức độ siêu việt của nó mà thôi. Theo kinh nghiệm của các nhà sử học, chính quyền Quốc Dân Đảng dưới quyền lãnh đạo của ông Tưởng Giới Thạch trong những năm 1927-1949 ở lục địa Trung Hoa và tất cả các chính quyền do người ngoại bang thiết lập hay dựng nên để làm bức bình phong che đậy cho sự hiện diện của họ (thế lực xâm lăng) như chính quyền Iraq, Afghanisitan, chính quyền Bảo Đai trong những năm 1948-1954, chính quyền Ngô Đình Diệm trong những năm 1954-1963 và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu trong những năm 1967-1975 là tham nhũng hơn cả, hơn cả về mức độ lan tràn và hơn cả về mức độ siêu việt của nó. Riêng về các chính quyền Ngô Đình Diệm và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, vấn đế tham nhũng lại có bàn tay của Giáo Hội La Mã ở trong đó. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong các Chương 90, 91, 92 và 93 với tựa đề là “Vấn Nạn Tham Nhũng”, là “Vấn Nạn Buôn Bán Nha Phiến”https://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH91.php, “Vấn Nạn Lính Ma Lính Kiểng” và “Vấn Nạn Giáo Hội La Mã”https://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH92_1.php. Các chương sách này nằm trong Mục XXIII, Phần VI của sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Một vài chương sách này đã được đưa lên sachhiem.net. Một số các chương khác sẽ được đưa website này trong một ngày gần đây..

33.- NGK viết: “Phải chấm dứt khẩn cấp những di sản oan nghiệt này của cuộc chiến độc hại này để đất nước còn có thể có một tương lai.”

NHẬN XÉT: Câu nói này phải được áp dụng cho giới tu sĩ áo đen và nhóm thiểu số con chiên người Việt vì họ đã và đang mưu đồ bơi ngược dòng lịch sử, tiến hành cuộc chiến đánh phá dân tộc và chính quyền tay từ năm 1975 cho đến nay trong mưu đồ thiết lập đạo phiệt Ki-tô theo đúng như chủ trương cố hữu của Giáo Hội La Mã mà chúng tôi đã trình bày trong phần nhận xét về lời “khẳng định cần thiết” mang số 26 ở trên của ông Kiểng.

KẾT LUẬN

Đọc toàn bộ bài viết “Vài Khẳng Định Cần Thiết” trên đây, người viết nhận thấy ông cừu non Nguyễn Gia Kiểng viết láo, viết ẩu, viết thiếu logic, không cần biết đến sự thật của lịch sử, không có một chút hiểu biết gì về tình tự quê hương và dân tộc, thỉnh thoảng lai đưa vào một dẫn chứng bằng “những sự kiện lịch sử tưởng tượng” do những tác giả viết sử tài từ thiếu căn bản sử học biên soạn để hỗ trợ cho luận cứ chủ quan và thiếu lương thiện của ông ta, giống y hệt như các ông con chiên Lê Hữu Mục, Phạm Văn Lưu, Cao Thế Dung, Nguyễn Văn Chức, Lữ Giang, v.v… đã từng viết.

Phải chăng VÌ quen sống với nếp sống tin ẩu, tin vô căn cứ, tin bừa bãi vào những tín lý Ki-tô hoang đường, láo khoét và những lời dạy nặng tính cách phỉnh gạt, vơ vào của Giáo Hội La Mã, không cần phải dùng lý trí để kiểm chứng để xem (1) những điều họ tin có đáng tin hay không, và (2) những điều họ tuân hành có đáng tuân hành hay không, CHO NÊN ông con chiên Nguyễn Gia Kiểng cũng như hầu hết các con chiên ngoan đạo khác mới sinh ra cái tật (hay đặc tính) (1) sử dụng từ ngữ một cách ngược ngạo, cưỡng từ đoạt lý (thí dụ như những từ mất nước, Việt gian, nhà ái quốc, v.v…, (2) tuyên bố, viết lách hay phát ngôn lếu láo, ẩu tả, bừa bãi một cách vô căn cứ, và (3), đưa ra những luận cứ vu vơ một cách khơi khơi không cần biết đến tính cách thuận lý, không cần phải dẫn chứng và cũng không biết đến những sự thật đã xẩy ra trong quá khứ như thế nào?

Bài viết này và hầu hết những bài viết hay tác phẩm khác của ông Kiểng cũng như của các con chiên khác có học vị đại học như các ông Giáo-sư Lê Hữu Mục, Dr. Nguyễn Thị Thanh, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng (Thiện Ý), Tiến-sĩ Nguyễn Học Tập, Tiến-sĩ Trần An Bài và tất cả các ông con chiên cầm bút mà người viết đã nêu đích danh trong các cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963, Thực Chất Của Giáo Hội La Mã, Người Việt Nam & Đạo Giê-su,https://sachhiem.net/TCN/TCNtg/DAOGIESU/TCN_NMQ8.php, Chân Dung Người Việt Quốc Gia, https://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN10.php, Họ Và Chúng Ta, https://sachhiem.net/NMQ/HOVATA/NMQhvt-1.php, Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt, https://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_08.php, v.v… là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này.

Điển hình cho cái đặc tính viết và tuyên bố ẩu tả, tuyên bố lếu láo, để lộ ra tình trạng dốt nát của họ cho thiên hạ nhìn thấy là lời tuyên bố mới đây của ông con chiên Cao Quang Ánh tại diễn đàn Quốc Hội Hoa Kỳ. Theo tin tức phổ biến qua các diễn đàn điện tử trong mấy ngày gần đây, ông con chiên họ Cao này đã tuyên bố rằng:

“Nghị sĩ Stearn đã yêu cầu ông McKay từ chức. Theo văn hóa châu Á, chúng tôi làm mọi việc hơi khác một chút. Trong thời kỳ Samurai, chúng tôi sẽ đưa cho ông một con dao và yêu cầu ông tự sát. Các cử tri của tôi vẫn đang thảo luận về các biện pháp mà họ muốn tôi truyền đạt lại để yêu cầu ông thực hiện”. [24]

(Xin hỏi ông con chiên Cao Quang Ánh, trong lịch sử Việt Nam nói riêng, lịch sử Châu Á nói chung, thời kỳ nào được gọi là thời kỳ Samurai?)

Một bằng chứng khác nữa về cái đặc tính rất Ca-tô này trong xã hội con chiên người Việt là lời tuyên bố của ông con chiên Lê Văn Sắc vào ngày 17/6/2010 với nguyên văn như sau:

Dân biểu Cao Quang Ánh không phải là người Công Giáo, y chỉ là một kẻ sát nhân, một kẻ tàn ác... Nguời Công Giáo chỉ cầu nguyện cho hãng BP và Hoa Kỳ tìm ra biện pháp đối phó chứ không tàn ác "yêu cầu tự tử..." Như thế không có lòng tin vào Thiên Chúa và là người bất nhân, ác đức... và vi phạm điều răn thứ năm "chớ giết người.” [25]

Lời tuyên bố trên đây của ông con chiên Lê Văn Sắc phơi bày cho moi người thấy rằng, ngoài cái đặc tính ẩu tả, láo khoét, gian dối và bất lương ra, nó còn để hé ra cái mặc cảm “xấu xa và tội ác”của giới con chiên người Việt là “cái gì tốt đẹp của thiên hạ thì nhân vơ làm của đạo Ca-tô, cái gì xấu xa ghê tởm của đạo Ca-tô thì tảng lở không nói đến hay phủ nhận một cách trơ tráo, không biết ngượng miệng.”

Dù là kiến thức tổng quát ở trong tình trạng quá ư yếu kém và dốt nát về lịch sử, dù là không biết sử dụng lý trí để lý luận và luôn luôn viết ẩu, viết láo như đã nói ở trên, nhưng ông Nguyễn Gia Kiểng cũng như các ông cầm bút khác trong xã hội con chiên khi viết về bất kỳ bài viết hay một tác phẩm nào cũng đều có tính cách chung như sau: (1) Huênh hoang, khóac lác, hợm hĩnh, (2) nói giọng trịch thượng vô cùng lố bịch, (3) có ý đồ đề cao cá nhân, nếu không đề cao Giáo Hội La Mã thì cũng đề cao những người của giáo hội và bọn người làm tay sai đắc lực cho giáo hội, và (4) miệt thị, mạt sát các tôn giáo hay nền văn hóa khác, miệt thị, mạt sát những cá nhân và thế lực nào bị giáo hội coi là thù địch chỉ vì nhiều lý do khác nhau. Riêng về bài viết “Sau 35 năm ngày 30/1975 vài khẳng định cần thiết” này, ngoài căn bệnh viết ẩu tả, viết lếu láo ra, ông Kiểng còn có dã tấm:

1.- Làm hạ giá công nghiệp của Mặt Trận Việt Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và thống nhất đất nước [trong các đoạn văn mang số 2,3,4,5,6,7, 13, 14],

2.- Mạt sát và miệt thị chính quyền Việt Nam ta hiên nay [2, 6, 7, 8, 10,11, 17,22, 28] với dã tâm để hỗ trợ cho những hành động của tu sĩ và giáo dân bảo nhau đem kìm, búa và xà beng đến tập trung cầu nguyện và hiệp thông cầu nguyện (xúi giục nhau tham gia gây bạo loạn) ở những nơi nào mà họ đinh khởi động gây bạo loạn chiếm đoat nơi đó cho Vatican),

3.- Làm giảm lòng yêu nước của người dân Việt Nam ta bằng cách cấy vào đầu người đọc cái tư tưởng coi nhẹ hay xóa bỏ “ý niệm quốc gia và tổ quốc” [trong các đoạn văn mang số 29, 30, 31, 32] (với dã tâm làm cho người ta không còn nặng về tinh thần quốc gia hay dân tộc với hy vọng là người ta không còn để ý đến những hành động ngang ngược của giáo dân đã và đang gây bạo lọan chiếm đoạt đất đai của dân ta để dâng cho Vatican.

Tình trạng dốt nát về lich sử cũng như đặc tính viết láo, viết ẩu viết bừa bãi và dã tâm của ông cừu non Nguyễn Gia Kiểng trong bài viết 35 năm sau ngày 30-4-1975 Vài khẳng định cần thiết là như vậy.

Ngày 16/6/2010

Nguyễn Mạnh Quang

CHÚ THÍCH

[1] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận – Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 1963.

[2] Vũ Quốc Thúc, Thời Đại Của Tôi – Cuốn I – Nhìn Lại 100 năm Lịch Sử (Paris: Người Việt, 2010), tr. 187-188. Xin xem lại Phần Nhận Xét về đoạn văn số 4 với lới chú thích số 19 ở trên.

[3] Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1995 – Tập I (Bethesda, MD, 2004), tr. 161.

[4] Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân - Tập 1 (Los Alamitos, CA: Việt Nam, 1989), tr 79-80.

[5] Hoàng Cơ Thụy, Sđd., tr. 1970.

[6] Vũ Quốc Thúc, Sđd.,tr. 164-165.

[7] Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945 (Amarillo, TX: Hải Mã, 2000), tr. 249.

[8] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 51-52.

[9] Vũ Quốc Thúc, Sđd., tr. 172-173.

[10] Nguyễn Tấn Long & Nguyễn Hữu Trọng, Thi Nhân Tiền Chiến – Quyển Thượng (Sàigòn: Sống Mới, 1968) tr 683.

[11] Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam (Los Alamitos , CA: Xuân Thu, 1990), tr. 165.

[12] Phạm Hồng Tùng, Nội Các Trần Trọng Kim (Hà Nôi: Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, 2009), tr. 99.

[13] Ngô Văn, Sđd., tr. 292-293.

[14] Lê Xuân Khoa, Sđd., tr. 72-74.

[15] Nguyễn Hiến Lê, Sử Ký của Tư Mã Thiên (Saigon: Lá Bối, 1972), tr. 36-38.

[16] Tạ Xuân Ninh. “Việt Nam Có Những Anh Hùng Lừng Danh Thế Giới Qua Nhiều Thời Đại.” Kiến Thức Số 147 [Hà Nội] tháng 8/1994.

[17] Loraine Boettner, Roman Catholicism, (Phillipsburg, New Jersey: The Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p. 8.

[18] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr. 66.

[19] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G.P. Putnam’s Sons, 1984), tr.90.

[20] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 15

[21] Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Huơng Quê, 1988), tr. 7.

[22] (Chant des Girondins - Alexandre Dumas and Auguste Maquet). The words for the verses of this anthem, used during the Second Republic, came from the drama "Le Chevalier de Maison-Rouge" by the famous writer Alexandre Dumas and Auguste Maquet. The lines of the refrain were borrowed from "Roland à Roncevaux", a song written in Strasbourg by Claude-Joseph Rouget de Lisle, the author of "La Marseillaise".

[23] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh: Tân Văn, 2003), tr. 148.

[24] Tuấn Phan, Sydney, Úc Châu , - Tuan Phan tuanmylinh.phan@gmail.com Ngày 16/6/2010.

[25] sac le saclevn@yahoo.com. Ngày 17/6/2010.

Trang Nguyễn Mạnh Quang

Trang Lịch Sử