GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

9 Feb, 2008

 

CHƯƠNG 18


CHỦ TRƯƠNG VÀ LỘ ĐỒ CHINH PHỤC THẾ GIỚI
CỦA GIÁO HỘI LA MÃ ĐỂ NÔ LỆ HÓA NHÂN LOẠI


 

Tìm hiểu lịch sử Gíao Hội La Mã và lich sử thế giới, các nhà viết sử đều nhận thấy rằng, Việt Nam chỉ là một trong những mục tiêu nằm trong chủ trương thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại của Giáo Hội La Mã. Có lẽ chủ trương này đã có (manh nha) từ thế kỷ thứ 4, nhưng vì hòan cảnh lúc đó Giáo Hội La Mã chưa có ảnh hường lớn đối với  các nhà lãnh đạo chính quyền thế tục, cho nên nó chỉ là một khát vọng còn ấp ủ trong lòng. Theo thời gian, càng ngày Giáo Hội càng trở nên có thế lực ở lục địa Âu Châu, nhờ vậy mà chủ trương này đã thực hiện được  tại nhiều các quốc gia ở Tây Âu, Nam Âu  và các vùng ven Biển Địa Trung Hải.

Vào khoảng giữa thế kỷ 15, Thái Tử Henry Navigator của nước Bồ Đào Nha thành công trong việc thám hiểm các vùng bờ biển Tây Phi tiến lần xuống tới Mũi Hảo Vọng  (Cape of Good Hope). Thấy rằng Bồ Đào Nha thành công trong việc thám hiểm này, Giáo Hội La Mã liền  ban hành một loạt sắc chỉ để làm món quà xã giao nhập cuộc chuẩn bị cấu kết với  Bồ Đào Nha để cùng  đi giết người cướp của, chiếm đoạt tài nguyên ở các vùng đất mới được khám phá. Một trong những sắc chỉ này là Sắc Chỉ Romanus  Pontifex. Sắc chỉ này được ban hành vào ngày 8 tháng Giêng năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455) và được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi mấy đoạn chính trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:

"...., quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh,  Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn".

Khi ban quyền cho người Bồ Đào Nha được chiếm mọi thứ lợi lộc kể trên, Giáo Hoàng đồng thời cũng  muốn mở mang nước Chúa sang các miền xa xôi. Và để nhà vua Bồ Đào Nha yên tâm hơn, Giáo Hoàng ra lệnh cấm không một ai khác được phép đặt chân tới các vùng đất ấy nếu không có phép của nhà vua, dành cho nhà vua độc quyền buôn bán và ra vạ tuyệt thông tức khắc cho bất kỳ ai dám hành động ngược lại."[1]

Sắc Chỉ Romanus Pontifex  chỉ là một trong hang loạt sắc chỉ hay thánh lệnh mà Giáo Hội đã ban hành trong thế kỷ 15. Tất cả những sắc chỉ hay thánh lệnh này đều có nội dung tương tự và nội dung Sắc Chỉ Romanus Pontifex  và xoay quanh sắc chỉ này. Nội dung cỏ một sắc chỉ khác được được Tiến-sĩ Cao Huy Thuần ghi lại bằng mấy đoạn văn trong cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam như sau:

1.- “Ngay từ thế kỷ 15, người ta đã thấy chính sách Giáo Hoàng đưa ra cho tín đồ là nghĩa vụ xâm lăng để thu người vào đạo. Vì thế với điều kiện mang theo các thày tư tế để “mang thông điệp của đấng Ki-tô”, người Bồ Đào Nha được Giáo Hoàng Martin V, bằng một sắc lệnh năm 1449, cấp cho tất cả đất đai họ tìm ra được giữa châu Phi gồm cả Ấn Độ nữa.”

2.- “Henry Martin viết: “Sắc lệnh được xuất phát từ nguyên lý rằng đất thuộc về Chúa Ki-tô và người đại diện của Chúa Ki-tô có quyền sử dụng tất cả những gì không do tín đồ của Chúa chiếm hữu. Những kẻ ngoại đạo không thể là kẻ chiếm hữu hợp lý bất cứ một mảnh đất nào. Phần đất được ban cấp (vốn – NMQ) nằm trong tay những kẻ đã mặc nhiên khiến cho họ tuân phục trước hạnh phúc lớn hơn, trước việc họ đổi đạo dù tự ý hay bị cưỡng bách theo luật Thiên Chúa.”

3.- “Sau này bằng Sắc Lệnh 1493, Giáo Hoàng Alexandre VI đã chia thế giới cho người Bồ Đào Nha cùng Tây Ban Nha và buộc có nghĩa vụ truyền đạo Chúa Ki-tô để biện minh cho mọi sự chiếm đóng. Sắc lệnh này đặt rõ ràng bổn phận giảng đạo cho người bản xứ là điều kiện để chiếm hữu.”[2]  .

 Trong đoạn văn 1, chúng ta thấy có một điểm sai lầm trong cụm từ “người Bồ Đào Nha được Giáo Hoàng Martin V, bằng một sắc lệnh năm 1449…”  Giáo Hoàng Martin V tại  ngôi  trong những năm 1417-1431. Vậy thì việc ban hành sắc Lệnh năm 1449 là do Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455), chứ không phải do Giáo Hoàng Martin V (1417-1431). Các nhà nghiên cứu lịch sử Giáo Hội La Mã đều nhận thấy như vậy, cho nên họ ra cống tìm hiểu và đã tìm ra nguyên nhân của sự sai lầm này. Vấn đề này được Tiến-sĩ sử gia Vũ Ngự Chiêu dưới bút hiệu Nguyên Vũ ghi lại trong Ngàn Năm Soi Mặt với nguyên văn như sau:

“[Bartoleme] Las Casas trong cuốn Historia de las Indias, nói đến việc năm 1442, sau khi Antonio Goncalves mang vàng và nô lệ từ Rio del Oro (Phi châu) về Portugal, triều đình   Portugal và Hoàng Tử Henry the Navigator xin Giáo Hoàng “Martin V” ban cho một thánh lệnh độc quyền chiếm hữu đất đai và nô lệ, và sau đó các Giáo Hoàng Eugene IV (1431-1447) Nicholas V (1447-1455) Calixto III (1455-1458)  đều tái xác nhận (I:185). Thực ra, Las Casas bị lầm lẫn đôi chút, vì Martin V (1417-1431)  đã chết trước đó 11 năm và chính Eugene IV (1431-1447) ban thánh lệnh buôn nô lệ (Fi ke 1892, I:325n1). Nhiều tác giả đã sao lại lỗi kỹ thuật của Las casa.

Thánh Lệnh 8/1/1454, ban cho vua Portuguese tất cả những lãnh thổ khám phá ra “trong vùng đại dương tới những vùng phía Nam và Đông” mà các vua theo đạo Ki-tô chưa hề tìm thấy hay sở hữu. Alguns Documentos do Archivo Nacional da Toorre do Tombo [Lisbon: 1892] tr. 15-6, dẫn trong Linden 1916, tr. 12).[3] 

Sau đó, Bồ Đào Nha lại thành công trong vỉệc tìm ra hải lộ đi  từ Tây Âu đến Á Châu bằng cách đi theo ven biển Tây Phi vòng qua Mũi Hảo Vọng ngược lên phía Bắc theo ven biển Đông Phi, băng qua eo biển Mozambique, rồi tới biển Á Rập đển Ấn Độ, Mã Lai và Quần Đảo Hồ Tiêu (Nam Dương). Vì những thành công này, Giáo Hội lại ban hành thêm một loạt thánh lệnh tiếp theo xác nhận những đặc quyền ăn cướp của Bồ Đào Nha ở tất cả nơi nào mà đế quốc này có thể đem quân đến chinh phục với điều kiện là phải "mở mang nước Chúa", nghĩa là phải cho Giáo Hội ăn có. (Xin xem Phụ Bản 1 ở dưới đẻ biết thêm về loạt thánh lệnh ăn cướp như đã nói trên của Giao Hội La Mã  đã ban hành trong thế kỷ 15.)

Nhờ việc khám phá ra hải lộ này và nhờ được Giáo Hội ban đặc quyền độc chiếm hải lộ này để làm ăn, Bồ Đào Nha trở thành một nước giầu có nhất ở Âu Châu vào thời bấy giờ. Sự giầu có của Bồ Đào Nha khiến cho người dân Âu Châu (mà đa số là Tây và Nam Âu), nghĩ rằng Ấn Độ và Trung Hoa hẳn là những nơi vô cùng giầu có, ở đâu cũng có vàng, đầy dẫy những tơ lụa, gấm vóc. Cũng vì thế thời đó có rất nhiều người Âu Châu đã tìm đường đi tới Á Châu bằng cả đường bộ (gọi là con đười tơ lụa) và đường thủy hay đường biển (gọi là con đường hồ tiêu). Do sự tiếp xúc với dân Đông Phương (Đông và Nam Á Châu), họh thấy  đồ ăn của người Á Châu có những  hương vị thơm phưng phức rất là "khoái khẩu" và người phụ nữ Đong Phương có vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng, dễ thương và có tinh thần thuần phục người chồng hơn là người phụ nữ Âu Châu. Những thứ này quả thật là vô cũng hấp dẫn đối với các đấng trượng phu người Âu Châu. Từ đó, ở Âu Châu nẩy sinh ra phong trào đi đến tận Á Châu để được chứng kiến cảnh sự giầu có huy hoàng ở Á Châu, được ăn những miếng  ăn ngon của Á Châu, nhìn thấy tận mắt những cảnh đẹp và người đẹp của Á Châu, và đặc biệt nhất là để bốc hốt của cải ở Á Châu giống như Bố Đào Nha Mã đã làm.

Cũng nên biết là vào lúc đó, trong khi Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô vẫn còn khăng khăng tin rằng trái đất bằng phẳng và là trung tâm của vũ trụ, thì hầu như tất cả mọi người đều tin rằng trái đất có hình tròn như trái cầu, tự xoay quanh với một chu kỳ mõi ngày một vòng và di chuyển chung quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình bầu dục theo một chu kỳ 365 ngày và 6 giờ. Vì biết rằng trái đất tròn, cho nên người ta cho rằng có thể dùng hải lộ từ bờ biển Đại Tây Dương ở Âu Châu đi theo hướng Tây và cứ đi hoài sẽ đến Á Châu tức là sẽ đến Trung Hoa và Ấn Độ. Một trong những người tin như vậy là nhà hàng hải Christopher Columbus (1451-1506), người Ý Đại Lợi. Columbus đã soạn thảo một dự án gồm ba chiếc tầu và một số thủy thủ để thực hiện chuyến đi này và đã đệ trình lên một vài tiểu vương trong những tiểu vương của các tiểu quốc nằm trên bán đào Ý Đại Lợi. Nhưng vì nước Ý lúc đó chưa thống nhất (có nhiều tiểu quốc  riêng rẽ và có nhiều tiểu quốc gọi là Papal States nằm dưới quyền thống trị của Tòa Thánh Vatcian) vừa nhỏ vừa nghèo, không đủ khả năng tài trợ cho dự án của ông Columbus. Thất vọng với các ông tiểu vương  trên bán đao Ý Đại Lợi, nhà hàng hải Columbus đành phải mang dự án của ông đến Tây Ban Nha trình lên triều đình Tây Ban Nha và được Hoàng Đế Ferdinand V (1452-1516) và Hoàng Hậu I sabella I (1451-1504) đồng ý tài trợ cho ông ba chiếc tầu Santa Maria, Nina và Pinta  với một thủy đoàn khoảng 90 người (40 người trong chiếc tầu chỉ huy Santa Maria, 25 người cho chiếc Nina và 25 người cho chiếc Pinta).

Khởi hành từ Tây Ban Nha vào ngày Thứ Sáu 3 tháng 8 năm 1492, mãi tới ngày Thứ Sáu 12 tháng 10 năm đó, đoàn tầu này mới đến Mỹ Châu và đổ bộ lên đảo San Salvador (một trong những hòn đảo nằm ở phía Bắc hòn đảo Cuba và Đông Nam bán đảo Florida).

Mục đích của đoàn tầu này là đi đến Ấn Độ ở Á Châu. Cũng vì thế mà khi mới tới hòn đảo San Salvador họ tưởng lầm là họ đã đến đất Ấn Độ cho nên họ gọi vùng này là West Indies (Tây Ấn) và gọi thổ dân ở đây là "Indians" (người Ấn Độ).

Thấy rằng Tây Ban Nha đã tìm ra một vùng đất mới còn ngờ là đất Ấn Độ và cũng tin rằng vùng đất mới này cũng giầu có, có nhiều vàng bạc, châu báu, miếng ngon của lạ như ở Ân Độ và Trung Hoa, Giáo Hội La Mã lại tìm cách "nhẩy vào ăn  có" bằng cách ban hành một Thánh Lệnh  vào tháng 5 năm 1493 với chủ đích là ban cho Tây Ban Nha những đặc quyền y hệt như những đặc quyền mà Giáo Hội đã ban cho Bồ Đào Nha ghi trong Thánh Lênh Romanus Pontifex được công bố vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1454). Việc này gây nên sự tranh chấp giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha về "cái quyền đem quân  chiếm đất, giét người,  đoạt của, hãm hiếp đàn bà con gái  và mở mang nước Chúa ở ngoài  lục địa Âu Châu". Nội vụ được đưa lên Tòa Thánh La Mã phân xử và được Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503) giải quyết bằng cách chia đôi địa cầu cho hai quốc gia này, mỗi quốc gia được quyền chiếm một nửa. Tính ra từ năm 1454 cho đến năm 1493, Tòa Thánh Vatican ban hành một loạt gần 10 thánh lệnh liên quan đến việc ban phát các đặc quyền cho hai nước Bồ Đào Nha và Tấy Ban Nha đem quân đi đánh chiếm đất đai ở ngoài Âu Châu để giết người, đoạt của, hãm hiếp phụ  nữ, cưỡng bách dân bản địa phải theo đạo Da-tô làm nô lệ cho các hai đế quốc này và cho Giáo Hội La Mã.  Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi  lại  sự kiện này như sau:

"Năm 1492, Christophe Colombo khám phá ra những vùng đất mới mà ông nghĩ là Ấn Độ. Một nửa thế kỷ trước đó, thương thuyền Bồ Đào Nha cũng đã chạy dọc theo bờ biển phía Tây Châu Phi. Ít năm sau, năm 1497, Vasco de Gama, người Bồ Đào Nha, đã phát hiện đúng con đường sang Ấn Độ. 

Ngày 4 tháng 5 năm 1493, qua sắc chỉ "Inter caetera" ("giữa những điều khác"), Giáo Hoàng Alexander VI  giao quyền chinh phục các vùng đất kể trên mà các dân Phương Tây chưa từng biết, cho các triều đình nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha có quyền đi chiếm tất cả các đất đai gặp được ở một trăm dặm kể từ quần đảo Azores, còn Bồ Đào Nha, tất cả các nước nằm ở mạn Đông đường ranh đó (quần đảo Azores ở mạn giữa cắt đôi Đại Tây Dương). Trần Tam Tỉnh, Sđd, tr 14.[4]

 

KẾ HỌACH TIẾN CHIẾM MỤC TIÊU VÀ CHÍNH SÁCH CAI TRỊ

 

Việc ban hành những sắc chỉ hay thánh lệnh trên đây cho chúng ta thấy rõ Giáo Hội La Mã đã có chủ  trương theo đuổi chủ nghĩa bá quyền nhằm thống trị toàn cầu và nô lê hóa nhân lọai. Việt Nam là một trong những vùng mục tiêu mà Giáo Hội đã nhắm tới từ đầu thế kỷ 16. Vấn đề còn lại là Giáo Hội phải làm những gì cần thiết trước khi tiến hành việc tấn chiếm và thống trị Việt Nam mà thôi. Nói cho rõ hơn là Giáo Hội  phải có một kế hoạch tiến chiếm mục tiêu và thi hành những chính sách cai trị  để có thể vừa duy trì được quyền lực tại địa phương vừa biến người dân bản địa thành những bày nô lệ tuyệt đối trung thành với Giáo Hội giống như bầy chó giữ nhà cho chủ.

Những sách lược hành động của Giáo Hội để tiến chiếm Việt Nam là những sách lược chung để tiếm chiếm các vùng mục tiêu. Những sách lược này được họach định vô cùng tỉ mỉ, hết sức tinh vi, cực kỳ thâm độc, được thì hành và áp dụng từng bước và từng bước tùy theo địa phương và tình hình thế giới. Mỗi một bước là một thời kỳ dài hay ngắn, tùy thuộc vào mối lien hệ hay sự cấu kết giữa Giáo Hội và đế quốc đồng minh với Giáo Hội hay mức độ quyền lực của Giáo Hội tại quốc gia nạn nhân. Trong phần này,  xin hiểu quốc gia nạn nhân là Việt Nam. 

 

Bước 1 hay thời Kỳ thứ I: Trong thời kỳ này, Giáo Hội chỉ gửi các điệp viện dưới danh nghĩa là các nhà truyền đạo đến các vùng mục tiêu, điều nghiên nhân dân bản địa để biết rõ những thành phần nào trong xã hội dễ phỉnh nịnh và mua chuộc nhất bằng vật chất  rồi móc nối lôi cuốn họ vào đạo để họ giúp đỡ, bao che, cưu mang và tiếp tay trong việc thiết lập hệ thống gián điệp trong việc thâu thập tin tức tình báo chiến lược. Quan trọng hơn nữa là tổ chức họ (tín đồ Da-tô bản địa) thành những đội ngũ, rồi  biến các đội ngũ này thành những đạo quân thứ 5 nằm  tiềm phục chờ khi có lệnh thì nổi lên tiếp ứng cho quân đội ngoại nhập do Giáo Hội vân động tiến đến tấn công.

 

Bước 2 hay thời kỳ thứ II: Đây là thời kỳ Giáo Hội phái các nhà thuyết khách đến kinh thành Paris vận động Pháp liết kết với Vatican và xuất quân đánh chiếm Việt Nam.  Sau khi đã thâu thâp được đầy đủ những tin tức tình báo chiến lược cần thiết cho kế hoạch tiến chiếm vùng  mục tiêu, Giáo Hội cho người đến triều đình Paris uốn lưỡi Tô Tần thuyết phục chính quyền Pháp liên minh với Giáo Hội và xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa để cùng khai thác tài nguyền và chia nhau lợi nhuận. Sách lược này là sở trưởng của Giáo Hội và được sử gia Avro Manhattan nói rõ như sau:

"Bản nghiên cứu về tiêu chuẩn lịch sử cho thấy rằng Giáo Hội La Mã đã sử dụng một sách lược hành động trong nhiều thế kỷ là đồng hóa (liên kết) các mục tiêu tôn giáo của Giáo Hội với mục tiêu của một cường quốc thế tục đương thời. Như chúng ta đã thấy, Giáo Hội đã sử dụng sách lược này ở Á Châu vào những thời kỳ Bồ Đào Nha, Tây Ban và Pháp đang là những đại cường đang lên.

Ở Âu Châu, sách lược trên đây cũng được áp dụng nhiều lần trong thế kỷ 20 này. Có lúc, Giáo Hội đã liên kết với nước Pháp, liên kết với Đế Quốc Gia-tô Áo - Hung trong thời Đệ Nhất Thế Chiến, rồi trước và trong thời Đệ Nhị Thế Chiến thì Giáo Hội lại liên kết với các chế độ độc tài Ý và Đức của phe hữu. Bằng cách đồng hóa với các cường quốc trên đây vào thời đang lên về các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến tranh, Giáo Hội đã thâu tóm được rất nhiều quyền lợi.

Vì rằng không còn một siêu cường Da-tô nào kể từ khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt mang theo sự hủy diệt của chế độ phát xít ở Âu Châu, Giáo Hội La Mã quay ra chọn Hoa Kỳ  để liên kết thành một liên minh chính trị. Đây là hành động để đối phó với sự bành trướng của nghĩa Cộng Sản Bôn-sê-vích và siêu cường Nga Sô sau thời Đệ Nhị Thế Chiến.  Tình trạng này khiến cho cả Giáo Hội La Mã lẫn Hoa Kỳ cùng lo sợ và bắt buộc hai thế lực này liên kết với nhau thành một liên minh thực sự trong thời Chiến Tranh Lạnh.” 

 

Nguyên văn: "The study of historical patterns reveals a formula which the Catholic Church has used for centuries, namely identification of her religious objectives with those of a major lay political power of a given period. As we have seen, she used this formula in Asia when she identified herself with the major powers of those days, Prortugal, Spain, and France.

In Europe the formula was applied several times in this century. She identified herself at vaious intervals with France, then with the Catholic Empire of Austria-Hungry during the First World War, and with the right wing dictatorships of Italy and Germany, before and during the Second World War. She advanced her interests in the wake of these Powers by identified herself with their economic, political and war interest.

Since the end of the Second World War and the annihilation of European fascism she adopted the U.S. as her lay partner, in the absence of a Catholic superpower. This was prompted by the grim reality of the appearance of Boshevism and the growing military presence of Soviet Russia after World War II. The menacing reality of these two compelled the Vatican and the U.S. together and in due course force them into veritable alliance known as the Cold War." Avro Manhattan, Vietnam why  did we go? (Chino, CA: Chick Publications, 1984), p. 157.[5]

Qua phần trình bày về những việc làm trên đây của Giáo Hội La Mã, chúng ta thấy rằng, Nếu gọi Giáo Hội La Mã là một tôn giáo thì đây là một thứ "tôn giáo ăn cướp". Tất cả những đặc tính "ăn cướp" của "cái đạo ăn cướp" này đã thể hiện ra trong nội dung của Sắc Lệnh Romanus Pontifex như đã trình bày ở trên. Để đạt được mục đích ăn cướp này một cách hữu hiệu, Giáo Hội đã  điều nghiên để có một kế hoạch dạy dỗ và rèn luyện tín đồ thành những lực lượng xung kích với những đặc tính  ăn cướp dã man nhất trong lịch sử loài người. Cái thâm độc và dã man của Giáo Hội là khơi động và nuôi dưỡng lòng vị kỷ, tham lợi, háo danh và lợi dụng lòng thèm khát quyền lực của tín đồ rồi khuyến khích họ tình nguyện gia nhập vào các đạo quân thập ác đi đánh chiếm đất đai, khai thác tài nguyên, giết người, đọat của, tàn sát đàn ông và thanh niên, hãm hiếp đàn bà con gái đúng như tinh thần Sắc-lệnh Romanus Pontifex đã nói ở trên. Nhờ kế hoạnh này mà Giáo Hội dễ dàng có những đạo quân xung kích tiền phong đi chinh phục đất đai để cưỡng bách các dân tộc nạn nhân làm nô lệ cho Giáo Hội về cả linh hồn lẫn thể thể xác.

Từ những sự kiện trên đây, chúng ta suy ra mà biết được những người được Giáo Hội La Mã  thâu nhận vào đạo rồi rèn luyện họ thành những hạng người vừa là những phường ăn cướp vừa là những quân vong bản phản lại quê hương và phản lại dân tộc của chính họ. Bất kỳ tín đồ Da-tô nào cũng phải có những đặc tính trên đây  thì mới có thể phục vụ hữu hiệu cho quyền lợi của Giáo Hội và mới được Giáo Hội gọi là "những con chiên ngoan đạo".

 

Bước 3 hay thời kỳ thứ III: Đây là thời kỳ Giáo Hội củng cố và duy trì quyền lực tại các vùng đã chiếm được chính quyền.  Sau khi đã chiếm được chính quyền (như ở  miền Nam Việt Nam), Giáo Hội liền cho tiến hành hay thi hành triệt để đồng lọat các chính sách dưới đây:

1.- Chính sách ngu dân và  giáo dục nhồi.- Mục đích của chính sách này là làm cho nhân dưới quyền cũng dốt nát và ngu xuẩn như những tín đồ  Da-tô cuồng tín của Giáo Hội. Hậu quả là người dân không biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật, không biết phân biệt sự khác nhau giữa một bên là ý kiến (opinions) và một bên là sự kiện (facts), giữa một bên là nguyên nhân và một bên là hậu quả, không biết gì về quốc sử nhất là những thời kỳ mà Giáo Hội đã bắt đầu có những hành động tội ác chống lại tổ quốc và dân tộc bản địa. Ngoài ra,  môn lịch sử thế trở thành môn học cấm kị đối với các quốc gia bị áp đặt phải sống dượi các chế độ đạo phiệt Da-tô. Vì thế người dân ở các quốc gia này hầu như không biết gì về toàn bộ lịch sử thế giới. Với tình trạng như vậy, dĩ nhiên là họ không biết  lại CÓ Chủ Nghĩa Nhân Bản ra đời vào đầu thế kỷ, rồi các thời Kỳ khác nối tiếp nhau xuất hiện như Thời Kỳ  Phục Hưng (1300-1650), Thời Đại Cải Cách Tôn Giáo (1309-1648), Thời Kỳ Khoa Học Và Lý Trí (1500-1789) Thời Kỳ Cách Mạng Dân Chủ (1603-1815), và Thời Kỳ của các Phong Trào Phản Kháng Xã Hội (1800-1900. Họ cũng không biết là TẠI SAO lại có những thời kỳ này. Đây là tình trạng của những lớp người tiếp nhận sở học của họ ỏe  bậc tiểu học và trung học (từ Cấp 1 đến hếp Cấp 3) ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Dưới các chế độ đạo phiệt Da-tô,  người dân dưới quyền cũng không được phép đọc các tư tưởng tiến bộ của các danh nhân và vĩ nhân trên thế giới vì nhà nước cấm, không cho phổ biến những sách báo có những tư tưởng này. Cả đến Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, họ cũng không được đọc những bản sử do các nhà viết sử chân chính biên soạn, mà chỉ được đọc những cuốn ngụy thư do bọn sử nô Da-tô biên soạn. Thí dụ như bộ sác Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo (Sàigòn, Chân Lý, 1972) do Linh-mục Bùi Đức Sinh biên soạn, bộ  Việt Nam Giáo Sử (Sàigòn, Cứu Thế Tùng Thư, 1965) do Linh-mục Phan Phát Huồn biên Soạn.(Chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Vatican được thi hành ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 sẽẽ được trình bày đầy đủ ở Phần VI).

2.- Chính sách chia để trị.- Đây là chính sách dùng người bản địa đánh người bản địa và đưa tín đồ bản địa thuộc loại khả tín lên cầm quyền, thiết lập chế độ đạio phiệt Da-tô làm tay sai đắc lực cho Vatican. (Sẽ được trình bày đầy đủ ở Phần V).

3.- Chính sách kinh tài và tích lũy tài sản. Đây là chính sách tận tinh bóc lột tận tình vơ vét và tích lũy tài sản. (Đã được trình bày đầy đủ trong Phần II và  sẽ tình bày thêm ở Phần IV và Phần VI). Chính sách này được cựu Giáo sĩ Malachi Martin ghi lại trong cuốn Rich Church, Poor Church  như sau:

Về các vấn đề tôn giáo, trước khi Kitô giáo ra đời, các tôn giáo trên thế giới đều có đặc tính khoan dung. Một trong những thông điệp của Delphic Oracle là “Mọi người đều đúng cả. Chẳng có ai quấy.” Nguyên tắc của người La Mã thời bấy giờ là “Tôn giáo ở trong vùng (nơi bạn cư ngụ) là tôn giáo của bạn.” Trong tâm trí và trong cách ứng xử của người đời thời bấy giờ là không có sự liên hệ gì giữa tôn giáo và chân lý. Tôn giáo không được coi như là một sự vật có thật.  Vì thế cho nên, trước khi có đạo Kitô, không có chiến tranh tôn giáo, không có chuyện bách hại tôn giáo, và cũng không có người nào gọi là tử đạo cho niềm tin tôn giáo của họ cả. Lúc bấy giờ, không có ai cố gắng áp đặt tôn giáo hay cưỡng bách bắt buộc người khác phải theo tôn giáo của mình. Chỉ có những người Kitô giáo mới sản xuất ra chiến tranh tôn giáo, gây nên những vụ bách hại tôn giáo và tạo nên những người tử đạo.

Ngay từ lúc đầu, người Kitô giáo khăng khăng cho rằng tôn giáo của họ là chân lý, rằng tôn giáo của họ nói về thực tế.  Họ đưa ra lập luận rằng tôn giáo của họ là một chân lý toàn cầu, rằng chỉ có Kitô giáo mới là  tôn giáo đích thực. Vì thế cho nên mọi hệ thống triết lý khác và mọi hệ thống kiến thức khác  - bất kỳ ngành họat động nào của con người có liên hệ với chân lý – đều phải hài hòa với tôn giáo đích thực là Kitô giáo. Trái lại, đó chỉ là một hệ thống triết lý giả, một kiến thức giả. Tất nhiên là mọi tính cách đạo đức đều từ Kitô giáo mà ra.. Kitô giáo thấm nhập vào tất cả mọi lãnh vực trong đời sống thế tục từ kinh tế, chính trị, tài chánh, nghệ thuật, giáo dục cho đến các cơ cấu  khác trong xã hội. Tôn giáo và chính trị, tôn giáo và tài sản, tôn giáo và chính quyền, tôn giáo và nghệ thuật, tôn giáo và sự học hỏi – giữa những liên hệ cơ cấu này, không có sự chống đối nào mà không hòa giải được. Những cơ cấu này không thể tách rời được và cũng không thể giữ nó ở trong tình trạng tách rời nhau.. Các vấn đề  như quân sự chính trị, tài sản, nghệ thuật và chính quyền, tất cả đều phải bị tôn giáo thống trị tuốt luốt.

Nguyên vănIn religious matters, the pre-Christian world was ecumenical tolerant. “Everybody is right. Nobody is wrong,” was one message of the Delphic Oracle, “Whatever be the region of the earth where you find yourself,” went the Roman principle, “that region’s religion is your religion.” In men‘s minds and in the way they conducted their affairs, there was no connection between religion and truth. Religion was not considered a true thing. Hence, prior Christianity, there was no religious wars and no religious persecutions. There was no religious martyrs for their faith. No one tried to impose religion as such on anyone else. Only Christians produced such wars, persecutions and martyrs.

From their beginnings, Christians insisted that their religion was true, that it did speak about reality. They drew the logical conclusion from that: that it was universally true. That there could be only one true religion. Theirs. Hence all philosophy and all knowledge - any branch of human activity that dealt with the truth – had to be, would be reconcilable with the true religion, Christianity. Otherwise, it was a false philosophy, a false knowledge. Automatically, an all embracing morality from this Christianity. It permeated al aspects of temporal life:economics, politics, finance, the arts, education, social structures. Religion and politics, religion and wealth, religion and government, religion and art, religion and learning – between these there was no irrececoncilable opposition. They were not separate or to be kept separate. Military matters, matters of politics, wealth, art, government – all became dominated by religion.”]  Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G. P. Putnam’s Sons, 1984) p. 90.[6]

Sự kiện này cũng được sử gia Loraine Boettner ghi nhận trong cuốn Roman Catholicism như sau:

Trước thời có Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo (1500-1648), các ông giáo hoàng khống chế Âu Châu và các ngài nói rằng chỉ có một con đường duy nhất là thờ phượng Thượng Đế. Thời kỳ này được gọi là “Thời Kỳ Đen Tối là thích hợp nhất. Trong thời kỳ này, trong Giáo Hội cũng như trong chính quyền, tất cả mọi pham vi họat động và quyền lực đều nằm trong tay giáo sĩ của Giáo Hội. Họ đàn áp và tước đọat hết tất cả mọi quyền sống của nhân dân. Họ cho người rình mò dò xét, theo dõi những việc làm riêng tư của người dân. Với việc đặt ra giáo luật đòi hỏi tín đồ phải đến nhà thờ “xưng tội”, họ xoi mói vào cả đời sống riêng tư giữa vợ với chồng và giữa cha con với nhau. Tất cả việc hôn nhân đều nằm ở trong tay họ. Họ can thiệp cả vào các  công việc của chính quyền, can thiệp vào việc tố tụng và xử lý các vụ án tại pháp đình, xía vào việc quản trị và xử lý tài sản trong nước, họ sử dụng ngân qũy quốc gia để xây cất các nhà thờ và trả lương cho giới tu sĩ, giống y như nước Tây Ban Nha ngày nay (trong thập niên 1960 thời chế độ  đạo phiệt Da-tô Franco trong những năm 1936-1975 - NMQ). Người nào dám chống lại họ thì sẽ bị nguy hiểm mất công ăn việc làm, mất cả tài sản và có thể mất luôn cả sinh mạng. Chúng ta không thể nào dung thứ cho một chế độ chuyên chế bạo ngược như vậy.  Vì thế mới phát sinh ra Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo để giải thoát cho nhân dân cái thảm họa này.” Nguyên văn: “For more than a thousand years before the Reformation the popes had controlled Europe and had said that there was only one way to worship God. That period is appropriate known as the “Dark Ages.” In the church and, to a considerable extent, in the state, too, the  priests held the power. They suppressed the laity until practically all their rights were taken away. They constantly pried into private affairs, interfering even between husband and wife, and between parents and children by means of the confessional. All marriage was in their hands. They interfered in the administration of public affairs, in the proceedings of courts, and in the disposition of estates. The revenues of the state built new churches and paid the salaries of the priests in much the same manner as in present day Spain. Anyone who dared resist ran the risk of losing his job, his property, and even his life. Life under such tyranny was intolerable. From that condition the Reformation brought deliverance.” [7]

Hai bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ Giáo Hội La Mã có chủ trương nắm quyền kiểm soát hết mọi phương tiện sản xuất và tất cả mọi phạm vi sinh hoạt trong đời sống trong xã hội với dã tâm  bần cùng hóa nhân dân để biến họ thành những người vô sản nghèo đói và ngu dốt để cho Giáo Hội dễ bề khống chế và sai khiến.

Chủ trương độc chiếm tất cả những phương tiện sản xuất và kiểm soát tất cả các phạm vi sinh họat trong đời sống xã hội như vậy là có dã tâm làm cho nhân dân phải trông cậy vào Giáo Hội (theo đạo và tuân phục Vatican vô điều kiện) thì mới có đường mưu sinh. Ai muốn làm việc gì hay muốn kinh doanh bất cứ công việc làm ăn nào hay trong lãnh vực hoạt động nào cũng phải quan bàn tay của Giáo Hội.

4.- Chính sách Ki tô hóa nhân dân dưới quyền. Chính sách này gồm những chiến dịch mà Vaican gọi là “làm sáng danh Chúa” và sử dung tất cả những phương tiện của nhà nước như (1) sử dụng bạo lực của chính quyền để cưỡng bách nhân dân phải theo đậo Da-tô, nếu không thì sinh mạng và công việc làm ăn  không được bảo đảm, (2) dùng chức vụ trong chính quyền và những lợi lộc khác ở trong các phạm vi sinh họat ở ngòai xã hội làm những miếng mồi  để câu nhử những phường tham lợi, háo danh và them khát quyền lực chạy theo bắt mồi mà mà  đút đầu và  cái rọ Da-tô (Catholic một cách hết sức tinh vi và được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi nhận trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:

“Bên cạnh chủ nghĩa hiếu thắng bề ngoài đó, phải nói thêm một thứ hiếu thắng khác về "mục vụ" như là đặc điểm của Giáo Hội trong thời kỳ này, đó là việc đưa dân ngọai vào đạo. Giám-mục Ancel phụ tá địa phận Lyon (Pháp), đã nhắc lại lời Giám-mục Thục: "Có những làng nguyên vẹn xin chịu phép rửa. Người ta không làm sao dạy giáo lý kịp cho họ...!  Và ông kết luận: "Đây là nước duy nhất tại Viễn Đông (không kể Philippines) đang trên đà trở lại đạo cả nước". Những con số người lớn chịu rửa tội, nhất là tại địa phận Qui Nhơn xem ra phù hợp với cảm tưởng của vị giám mục Pháp: 16.323 năm 1956-1957, 27.385 năm 1958-1959, 37.429 năm 1960-1961, Năm 1959, tại Qui Nhơn, chỉ trong một tháng, 61.000 người xin chịu phép rửa. Ơn Chúa hình như đùng một phát  tuôn xuống như mưa trên địa phận của Giám-mục Chi, giám mục phụ trách di cư những năm 1954-1955, ông đã nhận được từ cơ quan Viện Trợ Công Giáo Hoa Kỳ 38 triệu đô la, và của tổ chức viện trợ Pháp cũng như Caritas quốc tế còn nhiều triệu khác nữa.

Phong trào trở lại đạo hàng loạt như thế vừa là kỳ diệu vừa gây khó chịu, bởi vì dân chúng các vùng đó đã sống dưới quyền kiểm sóat của Việt Minh trong thời chiến tranh Pháp - Việt. Giám-mục Chi đã cho chúng tôi biết rằng phép lạ đó, một phần đã nhờ có việc tuyên truyền "thuyết nhân vị" của chính phủ, dọn đường cho quần chúng tại đây tìm gặp được đạo Công Giáo và đàng khác là nhờ các việc từ thiện Công Giáo, các trường học, cô nhi viện, nhà thương, điểm phát quần áo, bánh mì và lương thực. Có người cho rằng việc theo đạo hàng lọat đó chỉ là lặp lại theo ngụ ngôn "đi đạo lấy gạo mà ăn" thôi. Quả thế, viện trợ Công Giáo từ ngòai vào đều do các linh mục tự tiện thao túng và thường chỉ dành để phân phát cho người Công Giáo. Dân chúng miền Trung này, là vùng nghèo nhất miền Nam, chẳng qua đã tìm nơi việc theo đạo Công Giáo một phương thế kiếm ăn.

Có những người cũng cho rằng họ vào đạo để khỏi bị sách nhiễu về chính trị. Quần chúng ở đây, vì đã từng sống lâu năm dưới chế độ Việt Minh, nên bị tình nghi có liên hệ với "kẻ địch", bây giờ vào đạo là gặp được con đường để tỏ lòng trung thành với chế độ, hoặc ít ra cũng tránh được những quấy nhiễu của cảnh sát.” [8].  

Đây là chính sách vô cùng độ các của Vatican. Độc ác và ghê gớm hơn nữa,  Vatican còn sử dụng cả những người than thương ruột thịt trong gia đình để do xét lẫn nhau rồi báo cáo cho nhà thờ để nhà thời xử lý. Sự kiện này được học giả Da-tô Phan Đình Diệm ghi nhận như sau:

“Công Đồng Chung thứ 19 Tridentinô (Trentô 1545-1564), Giáo Hội đã ra tay củng cố "quyền giáo huấn" là một "chân lý tuyệt đối". Công Đồng đưa ra tín lý và giáo điều vào canon hình luật (thánh luật), một lời nói phạm vào điều cấm của một canon (thánh luật) là thụ án hỏa thiêu sống dễ như chơi. Cha con tố cáo nhau, vợ chồng tố cáo nhau, anh em tố cáo nhau, bạn hữu tố cáo nhau, hàng xóm láng giềng tố cáo nhau, v.v... trước tòa án của Giáo Hội. Giáo Hòang Paul IV (1555-1559) tuyên bố: "Nếu bố tôi là dị giáo đồ, tôi sẽ chụm củi thiêu sống ông ta luôn"  v.v... Ví dụ canon thứ nhất nói về tội  bị thiếu sống, viết: "Nếu bất cứ ai nói rằng, con người có thể tự biện minh trước Thiên Chúa bằng việc làm của chính nó, bất kể việc làm qua giáo huấn nhân bản tự nhiên, hay giáo huấn của luật, nhưng không qua ân sủng của Thiên Chúa, (không) thông qua Đức Jesus Kitô, nó phải tuyệt thông (let him be anathema)...Hàng trăm "canon anathema chi li vụn vặt như thế", giáo điều được "huấn quyền tuyệt đối của Giáo Hội" đưa vào hình luật, giết hại cơ man nào là người trong 8 thế kỷ (năm 1232, Giáo Hòang Gregory IX (1227-1241) thiết lập tòa án xử bọn dị giáo, gọi là Inquisition).  Một phương ngôn của khoa thần học Roma là: "Khi Giáo Hội Roma nói, mọi tiếng nói khác phải câm đi". Một Giáo Hội tự "tuyệt đối hóa" mình nắm cực quyền trên sinh mạng sống đồng loại như thế, người ta không thể nói đến dân chủ." Phan Đình Diệm. “Tuyên Cáo 6” Ngày 15/6/1999. Tanvien@kitohoc.com Ngày 19/9/1999. [9]

Bản văn trên đây cho chúng ta thấy rõ Vatican hay Giáo Hội La Mã và Giáo Hoàng Giáo Hoàng Paul IV (1555-1559) đã hành xử đúng như lời dạy của ông Chúa Con Jesus như được ghi lại trong Tân Ước (Matthew 10: 34-36:

Ta  đến đây không phải  mang lại sự bình an, mà là mang gươm dáo. Ta đến để con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng và làm cho người trong nhà trở thành thù địch chống lại nhau. Kẻ nào yêu kính cha mẹ hơn ta thì không đáng gì đối với Ta, và kẻ nào yêu thương con cái hơn Ta cũng không đáng gì đối với Ta. ” Nguyên văn: “Do not think that I came to bring peace on earth. I did not come to bring peace but a sword.”  “For I have com to set a man against his father, a daughter against her mother, and a daugher-in-law against her mother-in–law.”  “And a man’ s foe will be be of his own household.”  “He who loves father or mother more than Me is not worthy of Me. And he who loves son or daughter more than Me is not worthy of Me.”

Chính sách sử dụng những người thân thương trong gia đình để rình mò dò xét lẫn nhau rồi báo cáo cho nhà thờ, đã  gây nên thảm hoạ ghê gớm: Chất keo sơn kết chặt tình yêu giữa vợ chồng với nhau và giữa cha mẹ với con cái bị làm cho hư rữa, khiến cho nền tảng gia đình của giáo dân rơi vào tình trạng bi thảm. Dưới đây là một số trường hợp mà người viết được biết:

1.- Trường hợp vợ và các con ông Charlie Nguyễn đã đứng về phía nhà thờ hay Giáo Hội mà lôi ông ra đấu tố. Xin xem lá thư của ông Charlie Nguyễn gửi cho người bạn thân của ông là Bác-sĩ  Nguyễn Thanh Giản đăng nơi các trang 321-329 trong cuốn Công Giáo Và Huyền Thoại (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001).

2.- Trường hợp bé Mai thơ dại 16 tuổi bị thày Bốn Phán dụ dỗ làm mất cái trinh nguyên trong trắng của người con gái mới lớn lên, rồi lại bị nhà thờ đem ra đấu tố và đánh đập tàn nhẫn giữa thanh thiên bạch nhật vào sau giờ lễ trong một buổi sáng ngày Chủ Nhật ở ngay trong sân nhà thờ có sự chứng kiến của cha mẹ nhưng lại không dám nhào ra bênh vực và bảo vệ cho người con gái ruột vị thành niên của họ. (Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003, tr. 42-44), và sẽ được ghi lại đầy đủ trong Chương 18 ở sau.

3.-Trường hợp phá nát hạnh phúc gia đình của vợ chồng ông Giam-mục Emmanuel Milingo vào tháng 8 năm 2001. Trong vụ này,  Giáo Hòang John Paul II cưỡng bách nạn nhân phải bỏ vợ dù là lễ thành hôn của cặp vợ chồng này đã được cử hành long trọng trước bàn thờ chúa Jesus Kitô thuộc hệ phái Kitô khác do Mục-sư  Sun Myung Moon chủ lễ.

Đối với nền văn hóa Đông Phương, những kẻ nào có dã tâm làm cho vợ chồng người ta bỏ nhau hay phá nát hạnh phúc gia đình của người khác là  hạng người độc ác dã man tệ hại hơn cả loài súc sinh. Như vậy là dưới con mắt của người dân Đông Phương, Giáo Hoàng John Paul II nói riêng, Giáo Hội La Mã nói chung, chỉ la tổ chức của cả một tập đoàn gồm toàn những hạng người độc ác và dã man hơn cả loài súc sinh.

Ngoài ra, kinh nghiệm lịch sử còn cho chúng ta thấy rằng bất cứ nơi nào có quyền lực của Giáo Hội La Mã vươn tới, thì nơi đó sẽ trở thành một xã hội nghèo đói, ngu dốt, lạc hậu, chậm tiến, trong đó con người cư xử với nhau bằng những thủ đoạn hết sức là đê tiện và hèn hạ. Bài viết “Một Số Tình Hình Đặc Biệt Của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam” của Giáo-sư Nguyễn Văn Trung cho chúng ta thấy rõ một vài khía cạnh của thực trạng này. Dưới đây là một vài đoạn trong bài viết của ông: 

Điểm lại tình hình của Giáo Hội Việt Nam, có những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Thực vậy, chuyện giáo dân bị coi  như cỏ rác là chuyện thường ngày ở huyện. Chuyện đau lòng hơn cả là chuyện các chủ chăn chơi nhau thay vì chơi với nhau ngày càng phơi trần ra. Sự sa đọa trong Giáo Hội ngày càng tăng thêm.

Trong Giáo Hội, người giáo dân ở địa vị thấp nhất, nữ giáo dân luôn luôn nằm dưới. Thật là nghich lý trong khi Đức Mẹ lại được các cha, nhất là các cha dòng Chúa Cứu Thế “ga lăng hết cỡ!

Người giáo dân chỉ có quyền vâng lời, đóng góp và hầu hạ các Đấng, các bậc trong Hội Thánh. Ai vâng lới dưới 100% có thể bị coi là rối đạo và bị loải trừ dưới mọi hình thức, nhất là không vâng lời về chuyện chính trị và tiền bạc thì xem như lúa đời, phạm tội cực trọng, đáng sa hỏa ngục đời đời chẳng cùng Amen.

  

Thật ra, chính trị và tiền bạc đã và đang là nguyên nhân chính gây nên sự mất bình an, sa đọa và làm hoen ố hình ảnh tươi đẹp của Giáo Hội Việt Nam…

Thượng bất chính, hạ tắc loạn.- Ai có dịp gần gũi các giám mục Việt Nam đều có chung nhận xét rằng, các ngài có vẻ đạo mạo, cởi mở, dễ mến, trừ một ít vị tỏ ra cao ngạo, khép kín, quan liêu. Nhưng trong lề lối làm việc của các giám mục thường rất độc tài, độc đoán. Trong đối xử thường tỏ ra kỳ thị, ban phát ân huệ, coi thường bề dưới, ganh tị và kèn cựa với đồng liêu để lập công với Tòa Thánh. Những điểm nổi bật nhất là tiền hậu bất nhất, việc làm không đi đôi với lời rao giảng, trọng ngoại khinh nội, tham phú phụ bần, vô cùng sợ hãi Tòa Thánh, đến nỗi có những linh mục nói rằngTòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm”, và tuân giữ “tín điều chống Cộng đến cùng”, vì Cộng Sản Việt Nam nó không chịu làm “cánh tay đời” cho các ngài dễ trị giáo dân và mở mang nước Chúa.

Quan cách như thế của giám mục Việt Nam là điều dễ hiểu, cần phải thông cảm với các ngài. Các ngài đào tạo để làm quan đạo, làm vua đạo, và chưa bao giờ được đào tạo để phục vu anh em đồng đạo, đồng bào, mà chỉ được đào tạo để cai trị và để được hầu hạ, ăn trên ngồi trước, kể từ khi bước chân vào chủng viện… Việc đào tạo này xuất phát từ yêu cầu của một tầng lớp xã hội để phục vụ cho tầng lớp xã hội ấy.”[10]  

Cường độ tiến hành 4 chính sách trong (Bước 3 hay thời kỳ thứ 3) trên đây tùy thuộc vào mức độ quyền lực của Giáo Hội tại vùng mục tiêu. Quyền lực của Giáo Hội càng nhiều thì cường độ tiến hành 4 chính sách này càng mạnh. Chúng ta có thể kiểm nghiệm sự kiện này qua những việc làm của Giáo Hội tại Việt Nam, tại Phi Luật Tân và tại các quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh:

1.-  Tại  Việt Nam, trong thời thời kỳ 1862-1945, quyền lực của Giáo Hội bị giới hạn bởi các nhà  cầm quyền Pháp cấp tiến tại Đông Dương, cho nên việc tiến hành 4 chính sách trến đây của Giáo Hội ở mực độ hạn chế.  Tuy nhiên, cũng thời kỳ này,  trong các giáo khu và trong các xóm đạo là những nơi quyền lực Giáo Hội mạnh nhất và lên đến tuyệt đỉnh. Chúng ta thấy, các ông giám mục tại các giáo khu Phát Diệm, Bùi Chu và các ông linh mục quản nhiệm các xóm đạo rải rác khắp nơi trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã hành xử như những ông lãnh chúa trong lãnh địa của họ. Ở những nơi này, nếp sống và di tích văn hóa cổ truyền của dân tộc gần như bị tiêu diệt hoàn toàn và được thay thế bằng nền văn hóa Da-tô vô cùng ngược ngạo. Những nguyên tắc đạo lý Đông Phương như ngũ thường (những mối liên hệ của người dân đối với đất nước là trung với nước – Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách, hiếu với cha mẹ, anh nhường em, em phải kính anh chị, chồng phải có trách nhiệm lo  cho vợ con no ấm và dạy dỗ chúng  nên người có nhân có nghĩa, vợ phải nghe lời chồng khi chồng hành xử đúng theo lẽ phải và lương tâm, v.v…) gần như hoàn toàn bị xóa bỏ. Ba trường hợp đã nêu lên ở trên và những hành động của tín đồf Da-tô người Việt  chống lại dân tộc và chống lại tổ quốc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ thập 1780 cho đến ngày nay mà điển hình nhất là  hành động phá rối an ninh trật tự chống lại chính quyền của Giám Mục Ngô Quang Kiệt  bằng cách  huy động giáo dân đến tập trung cầu nguyện  tại  số 42 phố Nhà Chung, Hà Nội (không phải là nơi thờ tự, trái phép với ý đồ châm ngòi nổi loạn) trong những ngày chót cúa tháng 1/2008 lễ là bằng chứng rõ ràng nhất bất khả phủ bác cho sự thật này.

2.- Tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, chính quyền Hoa Kỳ thả rổng cho Giáo Hội tự do lo việc nội trị, miễn là đừng quá trớn, cường độ tiến hành 4 chính sách trên đây hết sức là mãnh liệt.

a.- Tại các trại định cư của những người di cư miền Bắc cũng như tại các khu dinh điền và các ấp chiến lược, các ông linh mục trưởng trại định cư và các linh mục quản nhiệm các xóm đạo hay ở  các  khu dinh điền hoặc ấp chiến lựợc cũng hành xử như là  những ông lãnh chúa trong lãnh địa của họ, nếp sống và di tích văn hóa cổ truyền của dân tộc cũng ở trong tình trạng đã bị hủy diệt hoàn tòan  (trong các trại định cư và các khu dinh điền), hoặc là ở trong tình trạng đang bị hủy diệt (trong các ấp chiến lược) và được thay thế bằng nền văn hóa  Da-tô, y hệt như ở Bùi Chu, Phát Diệm và các xóm đạo ở miền Bắc trong những năm 1885-1945. Tình trạng này đã được nhà văn Da-tô Nguyễn Ngọc Ngạn trình bày khá đầy đù trong cuốn Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật: Tân Văn, 2003).

Đồng thời, trong các cơ quan chính quyền, trong bất cứ ngành nào, cũng tràn ngập những tín đồ  Da-tô. Tại các đại học, đặc biệt là Đại Học Huế,  Đại Học Đà Lạt, và trường Đại Học Văn Khoa Sàigòn, con số tín đồ Da-tô nắm giữ vụ các chức vụ chỉ huy và trong ban giảng huấn  chiếm tỉ lệ khá cao, trong đó có những người chỉ học mấy năm thần học như Linh-mục Thanh Lãng, Linh-mục Bửu Dưỡng, Nguyễn Văn Trung, v.v... và có cả những người kiến thức lam nham như trường hợp ông Lê Hữu Mục, Phạm Vỉệt Tuyền.  Riêng  trong các  ngành công an, mật vụ, và cảnh sát, những chức vụ chỉ huy cao cấp như giám đốc, chánh sự vụ, chủ sự, trưởng phòng, trưởng ban cho đến những nhân viên thuộc lọai bạch đinh hầu như đều là những tín đồ Da-tô và những người đã có thành tích làm việc cho Liên Minh Pháp - Vatican từ thời 1945-1954. Ai đã từng sống ở miền Nam trong những năm 1954-1963 cũng đều  biết đến những những nhân vật khét tiếng như Trần Kim Tuyến, Lê Quang Tung, Lê Quang Triệu, Trần Khắc Kính, Trân Khắc Nghiêm, Ngô Thế Linh, Dương Văn Hiếu, Phan Quang Đông, Trần Thiện Dzai, Nguyễn Văn Hay, Nguyễn Văn Y, Khưu Văn Hai, Đào Quang Hiển v.v…. Đã có người cho rằng nếu miền Nam không bị miền Bắc thống nhất, thì chỉ trong vòng một thời gian rất ngắn chừng vài ba năm, mỗi một tín đồ Da-tô sẽ trở thành một hung thần đối với người dân phi - Da-tô  ở trong cùng một lối xóm, còn ghê gớm hơn cả ông lãnh Chúa Ngô Đình Cẩn ở Miền Trung, Linh-mục Nguyễn Lạc Hóa ở Biệt Khu hải Yến ở Cà Mâu, Linh-mục Đinh Xuân Hải ở Phú Thọ Hòa (Tân Bình, Gia Định), Linh-mục Tô Đình Sơn ở Phú Yên, Linh-mục Trần Đình Vận ở Dốc Mơ ( Long Khánh), Linh-mục Nguyễn Bá Lộc ở Cái Săn (Kiên Giiang), v.v….

b.- Ngay tại giữa Thủ Đô Sàigòn, chúng ta đã thấy có rất nhiều trường học và đường phố đã được chính quyền cho mang tên những danh tính các nhà truyền giáo người Âu Châu như Alexandre de Rhodes, Pellerin, Puginier, v.v..  (đã từng thành tích ác ôn chống lại tổ quốc Việt Nam) và tên những tín đồ Da-tô Việt gian như Petrus Trương Vĩnh Ký, Trần Lục, Trần Bá Lộc, (Tổng Đốc Lộc), Đỗ Hữu Phương (Tổng Đốc Phương), Ngô Đình Khôi, Nguyễn Trường Tộ, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Bá Tòng, Lê Bảo Tịnh, Nguyễn Duy Khang, v.v…. Ngoài ra, lại còn có những con đường mang tên các địa danh Phát Diệm, Bùi Chu (những nơi này đã từng là sào huyệt của các đạo quân thứ 5 của Liên Minh Pháp – Vatican chống lại tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ 1858-1954.)  Đây cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong kế hoạch Ki-tô hóa miền Nam Việt Nam trong thời bấy giờ.

3.- Tại các quốc gia ở Châu Mỹ La-tinh và Phi Luật Tân, Hoàng Đế Tây Ban Nha và các ông phó vương (toàn quyền) cai trị các quốc gia địa phương ở đây đều là tín đồ Da-tô cuồng tín  như thằng phản thần tam đại Việt gian Da-tô Ngô Đình Diệm, cường độ tiến hành 4 chính sách trên mãnh liệt hết sức kinh khủng! Kinh khủng đến độ:

a.- Nhân dân tại các quốc gia  Châu Mỹ La-tinh đã trở thành những người dân nghèo đói nhất và chậm tiến nhất nếu so với các nước khác ở Mỹ Châu (Bắc Mỹ).

b.- Nhân dân Phi Luật Tân cũng đã trở thành những người nghèo khổ nhất và chậm tiến nhất nếu so với các dân tộc khác ở  ở Châu Á.  Phi  Luật Tân cũng là nước có nhiều người nhất đi sang các nước Á Rập, Singapore, Âu Châu và Bắc Mỹ làm lao công phục dịch trong các gia đình những người khá giả.

c.- Nếp sống và di tích văn hóa bản địa tại Phi Luật Tân và tại các quốc gia Châu Mỹ La-tinh gần như hoàn toàn bị hủy diệt và được thay thế bằng nền văn hóa Da-tô.

d.-  Ở Châu Mỹ La-tinh, ngôn ngữ của người dân bản địa hầu như bị hủy diệt hoàn toàn và được thay thế bằng tiếng Tây Ban Nha. Ở Phi Luật Tân, tình trạng này cũng tương tự như vậy.

e.- Ở Châu Mỹ La-tinh và Phi Luật Tân, danh tính các nhà truyền giáo Da-tô và những tến ác ôn Da-tô vong bản phản quốc tay sai đắc lực của Giáo Hội được vinh danh đặt tên cho những đường phố, trường học và công viên giống như trường hợp những tên ác ôn Da-tô phản quốc Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương, Trần Lục, Ngô Đình Khôi, Nguyễn Bá Tòng, Hồ Ngọc Cẩn, v.v… ở miền Nam Việt Nam được hai chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Da-tô Nguyễn Văn Thiệu vinh danh trong những năm 1954-1975.



[1] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), trang 14-15.

[2] Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988), tr. 7. Tác giả Cao Huy Thuần ghi rõ đoạn văn 1 lấy ý từ trong trang 61 trong Sociologie Coloniale – Tập II (Paris, Domat – MontChrétien, 1936) của tác giả Rến Maunier, đoạn văn 2 lấy ý từ trang 293 trong cuốn Histoire de France – Tập VII (Paris, Fune), và đoạn 3 lấy ý từ trong trang 6-63 trong cùng cuốn sách Sociologie Coloniale – Tập  II của tác giả René Maunier ở trên

[3] Nguyên Vũ, Ngàn Năm Soi Mặt (Houston, TX: Văn Hóa, 2002), tr. 389-390.

[4] Trần Tam Tỉnh, Sđd., trang 14. [5] Manhattan, Avro. Vietnam - Why Did We Go? (Chino, CA: Chick Publication, 1984), p. 157

[6] Malachi Martin,  Rich Church, Poor Church (New York: G.P. Putnam’s Sons, 1984), p 90. [7] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg , New  Jersey: The Presbyterian & Reformed Publishing., Company,  1962),  p. 2.

[8] Trần Tam Tỉnh, Sđd., trang 128-130

[9]  Phan Đinh Diệm. "Tuyên Cáo 6 ngày15/6/1999". tanvien@kitohoc.com. Ngày 19/9/1999.

[10]  Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa, Tập 2 (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998, tr.115-125.

 

© sachhiem.net