LTS: Mượn cớ đám táng, "dân Chúa" nhất quyết chống lại chương trình chỉnh trang của chính quyền. Sachhiem.net chưa có tin tức chính thức từ phía chính quyền Việt Nam. Nhưng để tiện theo dõi dư luận ban đầu từ các diễn đàn điện thư do chính những người "dân Chúa" phổ biến. Trong bức thư trên cùng sau đây, phần chữ nghiêng trong ngoặc lấy từ blackwiki, và sau đó là lời nhận xét của địa chỉ Mylinhng@aol.com. Theo dõi các thư gửi ra diễn đàn của địa chỉ này, người đọc được biết đây là tiếng nói trường kỳ của một con chiên "thà mất nước, không để mất Chúa". Mời bạn đọc nhận xét. (SH)


From: Mylinhng@aol.com
To: Mylinhng@aol.com
Sent: Wednesday, May 05, 2010 10:01 AM
Subject: [VN-Post] # Ddu+`ng Ddu.ng Dde^'n Mo^` Ma? Cua? Da^n

blackwiki said

"Thực hiện dự án công nghiệp sạch-xanh không lẽ thành to chuyện vậy cà?

Cồn dầu chỉ là một trong 4 thôn, 3 thôn người lương thì hợp tác với chính quyền, họ chỉ mắc mớ thương lượng với chính quyền việc đền bù và tái định cư sao cho thỏa đáng, sao cho không ép nhà nước, không thiệt dân thôi.

Riêng Cồn Dầu toàn tòng công giáo họ quyết không hợp tác cho thực hiện dự án, với lý do đây là đất của cha ông họ để lại...Họ không cho làm dự án tại thôn Cồn Dầu.

Nếu như ở các nước người ta cũng không hợp tác với nhà nước để thực hiện các dự án quy hoạch thì đất nước họ sẽ phát triển thành nước công nghiệp hóa để sánh với năm châu ...thế nào nhỉ?

Không biết ở các nước ấy, như mỹ chẳng hạn, với kẻ chống lại các dự án phát triển quốc gia thì họ sẽ sử trí ra sao nhẩy??? Có ai biết o??

Chẳng hiểu nổi, to chuyện đến vậy mà không biết trường hợp này, dân và chính quyền, ai đúng, ai sai?? "

Đừng đụng đến mồ mả tổ tiên của người dân, nó đi ngược lại truyền thống, phong tục của người Việt Nam. Không ai chịu chấp nhận mồ mã tổ tiên bị đập phá. Không thể vì đồng tiền bán đất mà hại dân mình như thế. Có ngon dùng đất Ba Đình ấy, hãy san bằng lăng Hồ Chí Minh đi rồi hãy đụng đến mồ mả của dân, vùng đất Ba Đình mắc hơn nhiều lắm mà.

 



Cuộc Đối Đầu Giữa Chính Quyền và Giáo Dân Cồn Dầu Trong Đám Tang Của Một Tín Hữu.

Nguồn http://danchua.eu/index.php?id=373&no_cache=1&tx_ttnews[tt_news]=7983&type=98

 

Tin từ Cồn Dầu cho hay, đang lúc chính quyền ra lệnh cấm chôn xác và canh gác nghiêm ngặt nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu từ hơn 3 tuần nay, cụ bà Nhu (nhũ danh Maria Đặng Thị Tân), một giáo dân Cồn Dầu vừa từ trần. Đây là một biến cố có thể trở thành cuộc đối đầu gay cấn giữa chính quyền và giáo dân Cồn Dầu trong cuộc đấu tranh chống lệnh giải tỏa bất công của chính quyền thành phố Đà Nẵng.

Bà cụ Nhu tạ thế vào lúc 4 giờ rưỡi sáng thứ bảy ngày 1 tháng 5 năm 2010 tại tư gia ở Cồn Dầu, hưởng thọ 82 tuổi. Trước khi ra đi, Cụ trăn trối muốn được an nghĩ ngay bên cạnh phần mộ của người chồng yêu quý của mình là Cụ Hồ Nhu, cùng ông bà tổ tiên và con cháu đã qua đời tại nghĩa trang Cồn Dầu. Thuở sinh thời, cụ Hồ Nhu là một người có tiếng tăm và uy tín ở phường Hòa Xuân, bởi Cụ có nhiều nhiệm kỳ làm chủ tịch ủy ban nhân dân xã Hoà Xuân (trước năm 1975). Đàn con cháu đông đảo của cụ bà Nhu đã quyết tâm thực thi ước nguyện của người quá cố, và sẽ chôn cất cụ bà Maria trong phần mộ của giòng tộc tại nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu vào sáng thứ ba, mồng 4 tháng 5 năm 2010 mặc dù chính quyền cố ý ngăn cản. Nếu chính quyền cản trở không cho phép chôn, ho sẽ để xác tại chổ chứ không đưa đi chôn ở bất cứ nơi đâu.

Được biết, thời gian trước khi cụ bà Nhu mất, chính quyền đã nhiều lần đến nhà con cháu cụ khuyến cáo cũng như đe dọa để đừng chôn cụ tại nghĩa trang Cồn Dầu. Sáng thứ bảy, khi vừa hay tin cụ qua đời, hàng trăm cán bộ và công an quận, phường đã đổ về Cồn Dâu để khuyến cáo tang gia, bao vây nghĩa địa và chuẩn bị cho cuộc đối đầu có thể xảy ra trong ngày an táng. Sáng chủ nhật, đang lúc tang gia đang phát tang, chính quyền đã đến đọc lênh cấm và đe dọa sẽ có chuyện xảy ra nếu chôn bà cụ Maria tại nghĩa trang Cồn Dầu. Chính quyền cũng ra lện cho Cha Xứ Nguyễn Tấn Lục không được làm lễ an táng tại nghĩa địa. Cha Lục nói ngài sẽ cử hành lễ mồ cầu cho linh hồn cụ bà Maria tại nhà thờ Cồn Dầu như ngài vẫn làm cho các tín hửu khác, sau đó tang gia muốn chôn ở đâu là tuỳ ý họ.

Từ ngày ra thông cáo cấm chôn cất, trước cổng nghĩa địa Cồn Dầu lúc nào cũng có ít nhất 8 công an và dân phòng canh gác ngày đêm. Một số thanh niên ở các làng lân cận Cồn Dầu được thuê 100 ngàn đồng mỗi ngày để làm công tác canh gác. Hôm nay đang có hàng trăm công an chìm nổi canh phòng chung quanh nghĩa địa và rải rác khắp thôn Cồn Dầu. Nguồn tin nội bộ công an cho hay, trong ngày an táng cụ bà Nhu, sẽ có thêm 500 công an tăng cường.

Đang khi đó, hàng trăm giáo dân Cồn Dầu vẫn tiếp tục đến cầu kinh tại nghĩa địa hằng đêm từ 6 đến 7 giờ 30 tối. Họ dự định mọi người sẽ tham dự lễ an táng và tiễn đưa bà cụ Maria về với Chúa ngay trên phần mộ của của tổ tiên mình, cho dù có nguy cơ sẽ bị đàn áp. Họ biết rằng, nếu bà cụ Nhu không an táng ở đây được, kễ từ nay, sẽ không có ai được chôn xác ở đây nữa, và việc gỉai tỏa khu nghĩa địa và cả giáo xứ Cồn Dầu chỉ còn là vấn đề thời gian. Đây là cuộc đấu tranh một mất một còn của một tập thể gần 2000 giáo dân với sự can đảm và đoàn kết hiếm thấy, để chống lại việc di dời cướp đất một cách bất công của chính quyền Đà Nẵng.

Song Ngọc