Mon, 17 Sep 2007 21:19:41 -0700

From:

"Caphe toi" <caphetoi@gmail.com> 

Subject:

BÁT CHÁNH ĐẠO

From: cutranlacdao@gmail.com

 

BÁT CHÁNH ĐẠO

 

Trong cuộc đời này, trên thế gian này, con người khi gặp, những việc tai biến, những sự bất trắc, chuyện bất như ý, thường có khuynh hướng, cầu nguyện van xin, tổ tiên ông bà, thánh thần thiên địa, ngọc hoàng thượng đế, Bồ Tát Phật Tổ, từ bi gia hộ, thương xót cứu giúp, cho được bình yên, tai qua nạn khỏi.   Nhưng chính thực ra, chúng ta ai ai, cũng hiểu biết rằng: các việc cầu nguyện, chỉ có tác dụng, giúp cho con người, tạm được an tâm, chỉ trong giây phút, cầu nguyện đó thôi.   Chứ có mấy ai, cầu gì được nấy?  Cầu nguyện van xin, không được đáp ứng, chẳng lẽ thiên địa, không lòng bác ái, Bồ Tát Phật Tổ, không tâm từ bi?   Còn như chư Phật, thường được gọi là: cứu độ chúng sanh, nhưng bằng cách nào, và như thế nào?

 

Đạo Phật chỉ dạy: cầu nguyện van xin, không phải cứu kính.  Theo như quan niệm, đạo Phật xưa nay, cầu nguyện được xem, như lời chúc lành, những điều mong muốn, rất là thiết tha, chỉ với mục đích: hoàn toàn vị tha, không pha vị kỷ, vì người hết lòng, chứ không vì mình, bằng cách phát tâm, đại từ đại bi.   Chẳng hạn như là: chúng ta cầu nguyện, thế giới hòa bình, quốc thới dân an, phong điều vũ thuận, chúng sanh an lạc.  Mỗi khi làm được, việc làm nào tốt, có được công đức, hay phước báu nào, chúng ta cũng đều, hồi hướng cầu nguyện, đến cho tất cả, mọi loài chúng sanh, đều được trọn thành, Phật đạo vô thượng.   Chẳng hạn như là: chúng ta cầu nguyện, ông bà cha mẹ, đều được mạnh khỏe, bình yên vui vẻ, sống lâu trăm tuổi.  Song các việc đó, có được hay không, còn tùy phước duyên, của riêng cha mẹ.   Tuy nhiên cần biết, cầu nguyện như vậy, cũng nói lên được, tấm lòng hiếu thảo, tha thiết chân thành, của các con cháu, gia tộc nội ngoại.

 

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:

Hãy tự thắp đuốc,

tự mình bước đi.

Thắp sáng trí tuệ,

ngọn đuốc chánh pháp.

 

Nghĩa là mọi người, tự mình tích cực, chuyển hóa thân tâm, bằng cách cố gắng, học hiểu giáo lý, của chính đạo Phật, ngọn đuốc Chánh Pháp, soi đường chỉ lối, giúp cho con người, thoát ly phiền não, cuộc đời khổ đau, nếu như thực sự, áp dụng vào trong, đời sống hằng ngày.   Đó chính là cách, duy nhất không hai, thập phương tam thế, chư Phật Bồ Tát, cứu độ chúng sanh.  Những người Phật Tử, chân chánh cầu đạo, cần nên nhớ kỹ, nhớ rõ điều này.

 

* * *

Theo như giáo lý, của chính đạo Phật, con người cần phải, can đảm nhìn nhận, sự thực đó là: cuộc đời trần thế, khổ nhiều vui ít, nhưng không vì thế, tư tưởng tiêu cực, bi quan yếm thế, ngán ngẩm chán chường.   Trái lại cần phải, tích cực tìm phương, để được giác ngộ, và được giải thoát, không hề thụ động, chấp nhận số mạng, không hề tin chuyện, cầu nguyện van xin.   Để giúp chúng sanh, được sống an vui, xả trừ triền phược, cắt đứt trói buộc, dẹp tan phiền não, thoát ly đau khổ, ở trong tam tạng, kinh điển giáo lý, Đức Phật chỉ dạy: con đường chân chánh, hay: "Bát Chánh Đạo".

 

Bát chánh đạo là: phương pháp giản dị, rất thích hợp với, đời sống hằng ngày, của các chúng sanh, chỉ nhằm mục đích, cải thiện tâm lý, ngôn từ hành động, giúp đỡ con người, hiểu rõ thấy rõ, đâu là tà đạo, và biết cách sống, đúng theo chánh đạo.   Bát chánh đạo giúp, chúng sanh hướng về, tiến đến đời sống, chí diệu cao siêu, hay ít ra cũng, xây dựng cho được, đời sống an lạc, và thêm hạnh phúc.   Vì vậy cho nên, đôi khi kinh sách, gọi bát chánh đạo, là: bát thánh đạo.

 

Bát chánh đạo là: con đường chân chánh, dẫn đưa chúng sanh, đến chỗ giác ngộ, và được giải thoát, gồm có tám điều, chân chánh đó là: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

* *

Hiện nay nhiều người thích niệm Adida cầu vãng sanh hơn là TU theo Bát Chánh Đạo.
Đạo Phật chúng ta đã biết là do Ngài Thích Ca Mâu Ni Phật dựng nên để giáo hóa chúng sanh, nếu tu theo đạo của Ngài thì gọi Ngài là Bổn Sư.
Tuy nhiên ngày nay, có thể là nhiều ngày trước, những người theo đạo Phật chỉ biết vỏn vẹn 1 câu "nam mô adida phật", gõ lủng đầu cũng không biết thêm 1 thứ gì về giáo lý Phật dạy, không biết Bổn sư là ai.
Lỗi này do ai? đừng vịn vào một sự việc, câu chữ trong hệ thống kinh tạng (một số không ít là do dân Trung Hoa chế tạo) rồi làm biến tướng, mê tín, thụ hưởng sự an nhàn.

 


Các Emails khác