Wednesday, February 11, 2009 7:52 PM

From:

Cà phê tối"

Subject:

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÁNH

Thủ tục hành chánh là một hệ thống những quy định, biểu mẫu mà công dân của một quốc gia, hay người ngoại quốc khi đặt chân đến quốc gia đó phải tuân thủ khi làm một công việc nào đó liên quan đến hành chánh nhà nước. Thủ tục hành chánh giúp cho mọi công dân và người nước ngoài khi đến quốc gia đó tuân thủ luật pháp quốc gia tốt hơn, đồng thời cũng là công cụ quản lý của các cơ quan hành chánh, công quyền trong hệ thống quản lý nhà nước.

Vậy, hệ thống các thủ tục hành chánh mang tính khoa học cao, hiệu quả ứng dụng cao là hệ thống các quy định, biểu mẫu tạo điều kiện cho các đối tượng liên quan tuân thủ tốt luật pháp nhà nước và giúp nhà nước quản lý tốt các đối tượng liên quan.

Cụ thể, thủ tục hành chánh phải giúp người dân dể dàng tuân thủ các quy định của pháp luật và tạo điều kiện cho người dân thực hiện các quy định này một cách tuận tiện, thoải mái nhất khi có những công việc liên quan đến hành chánh nhà nước và phải gặp các cán bộ hành chánh nhà nước. Đồng thời cũng giúp cho các cơ quan hành chánh nhà nước quản lý tốt việc tuân thủ pháp luật của mọi công dân, hạn chế việc lợi dụng lách luật hay vi phạm pháp luật nhà nước.

Cụm từ "cải cách hành chánh" là cụm từ được nghe đến rất nhiều trong những năm gần đây – nghe trên TV, nghe trong các cuộc họp từ cấp quốc hội đến hội đồng nhân dân cấp xã, cấp phường, nghe trong các cuộc mạn đàm ngẩu hứng ở những nơi công cộng, từ sân bay đến bến xe ôm. Như vậy, ai cũng thấy đây là một vấn đề thời sự nóng trong đời sống xã hội hiện nay, một vấn đề được nhiều tầng lớp nhân dân quan tâm và mong đợi.

Nhưng mục đích của "cải cách hành chánh" là gì?

Nói tóm gọn:

-Thứ nhất, để những quy định của nhà nước phù hợp với thời đại, phù hợp với xu thế văn minh tiến bộ của xã hội. Đặc biệt trong gian đoạn toàn cầu hoá, Việt nam đã là thành viên thứ 150 của WTO và thành viên của nhiều tổ chức quốc tế khác, thì "cải cách hành chánh" là để phù hợp với mặt bằng văn minh của nhân loại, phù hợp với các quy định mang tính quốc tề hóa.

-Thứ hai, để các cơ quan công quyền quản lý tốt hơn các hoạt động trong các lãnh vực đời sống xã hội.

-Thứ ba, đây là điều thiết yếu và được nhiều người mong đợi, là để tạo điều kiện thuận tiện cho người dân tuân thủ pháp luật nhà nước, phục vụ lợi ích của người dân trong các hoạt động kinh tế xã hội.

Để mang tính "chính quy", xin trích dẫn một phần ý kiến của Vụ cải cách hành chánh - Bộ nội vụ, như sau:

- Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn so với trước, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tiến hành cải cách hành chính đạt hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội của một quốc gia;

- Cải cách hành chính tuỳ theo điều kiện của từng thời kỳ, giai đoạn của lịch sử, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, có thể được đặt ra những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một số nội dung của nền hành chính, đó là tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, thể chế pháp lý, hoặc tài chính công v.v... ]

Vậy, cải cách hành chánh nhằm nhiều mục tiêu. Nhưng mục tiêu lớn nhất, chủ đạo nhất vẫn nhằm PHỤC VỤ NHÂN DÂN tốt hơn.

Thực trạng vài năm sau "phong trào" cải cách hành chánh, các quy định về thủ tục hành chánh có cải thiện, cách thức làm việc tại các cơ quan công quyền có theo một quy trình mang tính khoa học hơn. Tuy nhiên, vật cản lớn trong việc thực hiện các quy định nhà nước vẫn là đội ngũ cán bộ công chức kém về trình độ học vấn, kém về phẩm chất đạo đức, kém về tinh thần phục vụ. Đội ngũ cán bộ này thuờng lấy "bộ khung" vô tri vô giác của thủ tục hành chánh để để làm lớp kén, vỏ bọc đề kháng với nhân dân, làm "làn ranh" để phán xét đúng/sai đối với người dân mà quên rằng đây là đối tượng họ có trách nhiệm phải phục vụ.

Như trên đã đề cập, một nền hành chánh tiến bộ là một nền hành chánh phục vụ tốt cho dân, phục vụ lợi ích nhân dân, thông qua đó giúp nhà nước quản lý và phục vụ tốt hơn. Thủ tục hành chánh là phương tiện, công cụ quản lý chứ không phải mục tiệu hướng tới, mục tiêu của thủ tục hành chánh là phục vụ dân. Chúng ta không thể nhầm lẫn giữu phương tiện và mục đích.

Trong quá trình cải cách hành chánh, yếu tố con người, yếu tố trình độ học vấn, yếu tố phẩm chất đạo đức, tinh thần phục vụ của cán bộ cũng là đối tượng đáng quan tâm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói:

"Có tài mà không có đức là người vô dụng.

Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó"

hoặc "nhà nước ta là của dân, do dân và vì dân"

Đây là một câu giáo huấn mà em bé tiểu học nào cũng đã từng nghe qua, học qua. Vậy các vi lãnh đạo nhà nước, chính phủ cần phải quan tâm nhiều hơn đến "cái đức" của cán bộ hành chánh nhằm nhắm đến một nền hành chánh mang tính phục vụ, một xã hội văn minh, tiến bộ thực sự.

CPT.

*có người nói vui - thủ tục hành chánh là mấy thứ được bày ra để hành dân là chánh*

 

 

 


Các Emails khác