Monday, November 19, 2007 6:34:01 AM

From:

"Bernard Chang" <bernardzip55@gmail.com> 

Subject:

Quốc nạn kẹt xe

Thu triệt để, dân la làng là ta thu PHÍ.

VN chưa từng thu thuế? nếu cần tiền thì thu PHÍ?

Thu Phí để xài PHUNG PHÍ?

trước đây có sáng kiến "dân có hộ khẩu tp mới được đăng ký xe máy, 1 em chỉ được đăng ký 1 xe . . . ." cuối cùng phát hiện ra luật lệ đã sai luật pháp và chẳng có tác dụng giải quyết cái gì cả.

bây giờ sáng kiến ra "luật mới", tôi thấy ruồi bu không kém gì mấy "luật" trước.

phải động não, chữa đúng bệnh, đừng đá trái banh về phía dân.

 

RẤT ĐƠN GIẢN, nếu những con đường đang bị bóp cổ bằng các "công trình thế kỷ" được các ngài "thả cổ" ra thì đã giải quyết được khối việc. sao không nghe nói nhỉ?

  

Người dân sẽ phải đóng phí lưu hành phương tiện

"Ôtô cá nhân đăng ký mới sẽ thu 15 triệu đồng, xe đang lưu hành 10 triệu đồng một năm. Xe máy tùy theo phân khối thu từ 200.000 đồng đến 3 triệu đồng một năm", đó là một trong những đề xuất của Sở giao thông công chính TP HCM khi bàn về các phương án phòng chống ùn tắc giao thông, sáng 22/11.
TP HCM 'mất' 14.000 tỷ đồng vì kẹt xe/ Gần 6.500 ôtô, xe máy chen trong 1 km đường ở HN

"Các đô thị lớn phải có biện pháp cấp thiết hạn chế lưu thông phương tiện cá nhân", ông Thân Văn Thanh, Cục phó đường bộ VN, lên tiếng trong cuộc họp bàn về giải pháp chống ùn tắc giao thông.

Các giải pháp của Cục Đường bộ VN được đề xuất là tăng lệ phí đăng ký phương tiện tại Hà Nội và TP HCM tới 30-50% giá trị của phương tiện. Thu phí lưu hành phương tiện vào giờ cao điểm trong nội đô theo ngày hoặc tháng, ví dụ: 20.000 đồng một ngày hoặc 500.000 đồng một tháng đối với ô tô và 10.000 đồng một ngày và 200.000 đồng một tháng đối với xe máy.

ảnh
Tắc đường ở Hà Nội và TP HCM ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: Hoàng Hà

Biện pháp khác, được Bộ GTVT đưa ra là cấm xe ngoại tỉnh vào thành phố bằng cách bố trí điểm đỗ cho phương tiện này tại các đường vành đai; bắt buộc đi xe buýt đến trường đối với học sinh cấp 3 và sinh viên bằng cách phát vé hoặc trợ giá đi xe buýt.

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Cục phó Cục Đường bộ, sinh viên các trường đại học, cao đẳng nên bố trí học thứ 7, chủ nhật thay cho 2 ngày trong tuần để giảm số người tham gia giao thông. Ngoài ra, ngày thường sẽ bố trí học muộn hơn vào buổi sáng và kết thúc muộn vào buổi chiều để tránh giờ cao điểm.

Không nên cấm xe ngoại tỉnh vào nội đô

Ông Đào Công Hải, Trưởng phòng cảnh sát giao thông Hà Nội, Hà Nội tỏ ý không đồng tình với nhiều giải pháp mà Cục Đường bộ đưa ra. "Nếu cấm xe ngoại tỉnh, anh tôi từ quê đến thành phố, phải gọi điện vào bảo tôi ra đón. Việc này rất bất cập, Chúng ta nên cho phép xe ngoại tỉnh vào thành phố song phải nộp phí cao", ông Hải nói.

Theo nhiều chuyên gia, việc bắt buộc học sinh sinh viên đi xe buýt là không khả thi vì nhiều trường chưa có tuyến xe buýt, hoặc tăng lệ phí đăng ký 30-50% giá trị cũng không hiệu quả khi người dân có nhu cầu mua xe. Do vậy, theo ông Hải, chỉ nên đánh thuế lũy tiến đối với người mua xe thứ hai, thứ ba.

Bạn chọn giải pháp hạn chế xe cá nhân nào?

Thu phí vào trung tâm thành phố

Tăng lệ phí đăng ký xe

Cấm xe ngoại tỉnh vào nội đô

Cấm xe một số tuyến đường giờ cao điểm

Ý kiến khác

 
 
  
 
 
 

Về tổng thể, ông Đào Công Hải cho rằng, các thành phố lớn cần tạm dừng đăng ký xe mới trong 3 năm và áp dụng lệ phí trước bạ chuyển chủ là 0 % để khuyến khích người dân đăng ký chính chủ, nhà nước sẽ quản lý được số xe hiện hành. Ba năm đó cũng để củng cố hạ tầng giao thông.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Ô tô xe máy VN, cũng cho rằng, giải pháp tăng phí lưu hành khó khả thi vì Chính phủ đang quyết giảm phí và nếu tăng lệ phí đăng ký xe thì dân có thể đăng ký ở ngoại tỉnh rồi lưu hành ở HN. Do vậy, theo ông Hùng, phải điều tra để phân vùng ùn tắc và có giải pháp cho khu vực đó, như điều chỉnh lưu lượng phương tiện theo giờ, tăng giải phân cách mềm.

Ông Võ Văn Vân, Phó phòng cảnh sát giao thông TP HCM lại đưa ra đề xuất, nên thu phí lưu hành phương tiện cá nhân vào trung tâm thành phố giờ cao điểm, để người dân cân nhắc, thấy thật cần thiết mới đi lại. Nếu làm được việc này sẽ không cần thiết phải bố trí làm việc lệch giờ, gây xáo trộn trong dân cư.

Đồng tình với phương án này, ông Dương Hồng Thanh, Phó giám đốc Sở GTCC TP HCM đưa ra đề xuất mức thu phí phương tiện khi lưu hành đối với cả xe mới và xe cũ, như ôtô cá nhân đăng ký mới sẽ thu 15 triệu đồng, xe đang lưu hành 10 triệu đồng một năm. Xe máy tùy theo phân khối thu từ 200.000 đồng đến 3 triệu đồng một năm.

Ông ước tính, chỉ thu được 70% số xe cá nhân cũng đã có 2.000 tỷ đồng mỗi năm. Việc thu phí xe lưu hành sẽ do UBND phường hoặc các đại lý thực hiện.

Đoàn Loan 


Các Emails khác