PHẢN ỨNG CỦA LÊ TUẤN HUY

TRƯỚC BÀI CỦA TRẦN CHUNG NGỌC

Trần Chung Ngọc

Gửi bài này cho bạn bè 25 tháng 1, 2008

 

 

  LTS:  Trong mục Ý Kiến Ngắn trên Talawas có bài của ông Lê Tuấn Huy phản ứng trước bài "Tôi đọc Nguyễn Hữu Liêm và Lê Tuấn Huy" của tác giả Trần Chung Ngọc, mới đăng trên sachhiem.net gần đây.  Sách Hiếm đã liên lạc với tác giả Trần Chung Ngọc để hỏi ý kiến của ông về bài này.  Tác giả Trần Chung Ngọc cho biết sẽ gửi đến trang chủ Talawas bài trả lời phân tích ngắn của ông, và hứa sẽ có vài lời về việc này.. Sachhiem.net xin đăng lại phản ứng của ông Lê Tuấn Huy cùng với vài lời khai sáng vấn đề của tác giả Trần Chung Ngọc. Tác giả Trần Chung Ngọc cũng cho biết sẽ gửi đến trang chủ Talawas bài trả lời phân tích ngắn của ông. Đối với độc giả sachhiem.net, tác giả Trần Chung Ngọc có viết thêm vài câu như trình bày dưới đây do tác giả ghi vội để gửi cho trang nhà (SH).

 


 

   Ông Lê Tuấn Huy phản ứng như sau về bài "Tôi đọc Nguyễn Hữu Liêm và Lê Tuấn Huy" của tác giả Trần Chung Ngọc:

 

    Một bài viết tràn ngập văn ngôn hung hãn, hằn học, thù hận như bài  của Trần Chung Ngọc hoàn toàn không đáng để tôi phải đọc hết và đọc kỹ chứ đừng nói là đối thoại! Chỉ có một điểm đập vào mắt mà tôi muốn xin lưu ý về “điều gì đó” của tác giả.

   Trần Chung Ngọc viết thế này: “Ông Lê Tuấn Huy đã viết láo, rất láo, như thế nào? Láo ở cái lý luận rất ngớ ngẩn và phi lịch sử của ông Lê Tuấn Huy như sau: ‘Người Công giáo có quá khứ cấu kết với thực dân (Pháp), nhưng tuyệt đại đa số dân Việt Nam là theo đạo ông bà hay đạo Phật. Vậy tất nhiên tỷ lệ những người theo đạo ông bà và Phật giáo cấu kết với thực dân phải cao hơn nhiều.”

    “Đoạn dẫn” được in nghiêng và đậm trong ngoặc kép như thế nhiều khả năng lập tức đập vào mắt mọi người như là của chính tôi chứ không phải đoạn của dòng trên mà Trần Chung Ngọc chỉ đặt lơ lửng. Ngay bản thân tôi, nếu ai có nói như thế tôi cũng không tán đồng nữa là! Đánh lận trích dẫn - cái sự “láo” và “rất láo” ấy tôi xin hoàn trả lại cho Trần Chung Ngọc. Từ một lời kêu gọi suy xét công tâm hơn, ông Trần Chung Ngọc biến tôi thành người kết án như đinh đóng cột nhắm vào người thờ Ông Bà và theo đạo Phật, phải chăng Trần Chung Ngọc lại định kích động bạn đọc ngoài Công giáo đồng loạt chĩa mũi dùi vào tôi, như cách những người “Phật tử” khác kích động chĩa vào Công Giáo, đã thể hiện trong bài mà tôi nói đến?

   Chuyện Trần Chung Ngọc nói về sự “Vô thần 100%” lẽ ra cũng có điều thú vị để so với chính Trần Chung Ngọc, nhưng tôi nghĩ chẳng cần phải phiền tôi nói đến nữa!

   Đó là chuyện “riêng”, chuyện chung - thái độ và nội dung “học thuật” của Trần Chung Ngọc đối với Công giáo - hẳn là những “đối tác” lý luận của Trần Chung Ngọc sẽ vẫn hầu chuyện ông ấy thỏa đáng như bao năm về trước và bấy lâu nay!

 

  Tác giả Trần Chung Ngọc trả lời như sau:

 

   Tôi xin yêu cầu độc giả đọc lại những phân tích của tôi trong bài "Tôi đọc Nguyễn Hữu Liêm và Lê Tuấn Huy" và cho biết chỗ nào trong bài “tràn ngập văn ngôn hung hãn, hằn học, thù hận” để tôi sửa sai và xin lỗi độc giả, tôi sẽ cám ơn.

   Mặt khác, tôi khẳng định là tôi không tin ông Lê Tuấn Huy là “100% vô thần”, vì theo nhà Đại Văn Hào Pháp Voltaire nhận định thì: “vô thần là thói xấu của một số ít những người thông minh” (Atheism is the vice of a few intelligent people), mà qua bài viết của ông Lê Tuấn Huy, tác giả phải công nhận là ông Huy không có chút thói xấu nào, khoan kể đến 100% thói xấu.

 

  Và sau đây là phần tác giả gửi cho trang chủ Talawas.

 

   Kính Gửi Trang Chủ Talawas:

 

  Trong mục Ý Kiến Ngắn, ông Lê Tuấn Huy đã thiếu lương thiện khi phản ứng thiếu bình tĩnh trước một câu viết của tôi mà ông ấy trích dẫn ngoài toàn bộ vấn đề [out of context].  Hi vọng Talawas cho đăng phần phân tích sự việc này trên cùng mục Ý Kiến Ngắn để độc giả thấy rõ vấn đề.

     Lê Tuấn Huy viết:  Vả lại, cũng cần phải hết sức công tâm với lịch sử, rằng có phải duy nhất những người Công giáo có quá khứ câu kết với thực dân? [Nghĩa là ngoài Công giáo còn có những người ngoại đạo cấu kết với thực dân.  Những người ngoại đạo là ai?] Không có người Phật giáo sao?  [Nghĩa là có người Phật Giáo cấu kết với thực dân]  Không có người theo những đạo khác hay không theo đạo sao? Trong một đất nước mà tín ngưỡng chủ đạo là thờ Ông Bà và Phật giáo, [Vì Công giáo chỉ chiếm có vài phần trăm dân số cho nên câu này có nghĩa là đa số người dân Việt Nam theo đạo ông bà và Phật Giáo] liệu có phải tính theo tỷ lệ thì người ngoài Công giáo cấu kết với giặc là không đáng kể không? [Nghĩa là lấy công tâm mà xét thì phải tính theo tỷ lệ, mà tính theo tỷ lệ thì người ngoài công giáo cấu kết với thực dân phải rất đáng kể so với tỷ lệ của người Công giáo].  Ý nghĩa của câu trên đã rõ ràng, có ai có thể hiểu khác được không, nên tôi cô đọng thành một câu ngắn nói lên đầy đủ ý nghĩa trong câu của ông Lê Tuấn Huy]

    Trần Chung Ngọc viết:  Ông Lê Tuấn Huy đã viết láo, rất láo, như thế nào?  Láo ở cái lý luận rất ngớ ngẩn và phi lịch sử của ông Lê Tuấn Huy như sau:  Người Công Giáo có quá khứ cấu kết với thực dân (Pháp), nhưng tuyệt đại đa số dân Việt Nam là theo đạo ông bà hay đạo Phật.  Vậy tất nhiên tỷ lệ những người theo đạo ông bà và Phật Giáo cấu kết với thực dân phải cao hơn nhiều.

    Nội dung câu này có khác gì với nội dung câu của ông Lê Tuấn Huy không?  Và vấn đề chính là tôi đã đưa ra một số tài liệu chứng minh rằng người công giáo đã cấu kết với thực dân, trong khi ông Lê Tuấn Huy không đưa ra bất cứ một tài liệu nào về người ngoại đạo cấu kết với thực dân.  Vấn đề đơn giản chỉ có vậy.  Cho nên tôi đã kết luận là ông Lê Tuấn Huy đã viết láo, rất láo một cách phi lịch sử.  Và điều này không sai.  Mong ông Lê Tuấn Huy giải thích ông viết câu trên với ý nghĩa nào nếu cho rằng tôi đã hiểu lầm câu viết của ông ấy.

 

 

  Giờ Chót:   Trước khi cho đăng bài này, Sachhiem.net nhận được thêm bài viết ngắn nữa của tác giả Trần Chung Ngọc và lời nhắn như sau. Vì có cùng đề tài Sachhiem.net đăng chung vào bài này cho đọc giả dễ tham khảo.

"Kính gửi Tòa Soạn Sách Hiếm, tôi vừa thấy trong mục Ý Kiến Ngắn bên web site Talawas có thêm bài của ông Dương Phẩm phê bình bài viết cùng đề tài của tôi. Nhân tiện tôi cũng xin trả lời cho ông Dương Phẩm luôn. Cám ơn."

 

   Trần Chung Ngọc:

 

Cũng như ông Lê Tuấn Huy, ông Dương Phẩm không có mấy lương thiện khi trích dẫn vụn vặt thiếu sót vài câu của tôi để phê bình.  Ông Dương Phẩm viết:


   Ở đây, ông Ngọc phân biệt ra cá nhân Phật tử và tập thể Phật giáo nhưng tiếc thay, không biết vô tình hay hữu ý khi viết về Công giáo, ông Ngọc lại làm ngược lại, tự cho phép mình bỏ các cá nhân Công giáo vào chung một tập thể để tha hồ phỉ báng đạo Thiên Chúa bằng giọng điệu trịch thượng và lời lẽ hồ đồ sau:


1.
“Cái giống tâm linh mà đạo Chúa gieo trồng vào nước ta thực ra không phải là tâm linh mà chỉ là sự mê tín của tôn giáo Tây phương.”  Ông Trần Chung Ngọc lấy tư cách gì mà có luận điệu báng bổ như thế? Giáo chủ? Không. Triết gia? Cũng không. Nhà đạo đức? Càng không. Chẳng qua là ông phán với tư cách cá nhân mà thôi, nên tôi khỏi bàn. Khi viết đạo Thiên Chúa là “tôn giáo Tây phương”, ông Ngọc không thèm biết (hay không biết?) rằng đạo Thiên Chúa bắt nguồn từ Do Thái ở vùng Trung Đông, thuộc châu Á, tức phương Đông.

 

    Xin trả lời:  Tôi lấy tư cách của một người nghiên cứu rất kỹ về Thánh Kinh, về lịch sử giáo hội Công Giáo hoàn vũ, về những tín lý mà giáo hội bắt tín đồ phải tin v..v…, và với kết luận  tổng hợp từ những nghiên cứu sâu rộng của các bậc trí thức học giả ở trong cũng như ở ngoài giáo hội công giáo ở Tây phương.  Câu tôi viết nguyên văn là: “Cái giống tâm linh mà đạo Chúa gieo giống vào Việt Nam thực ra không phải là tâm linh mà chỉ là sự mê tín của một tôn giáo Tây phương, bắt nguồn từ những huyền thoại của một dân tộc du mục là Do Thái.”  Nhưng ông Dương Phẩm đã cắt đi đoạn cuối.  Vậy lời phê bình của ông Dương Phẩm:  “ông Ngọc không thèm biết (hay không biết?) rằng đạo Thiên Chúa bắt nguồn từ Do Thái ở vùng Trung Đông…” chỉ có giá trị là dựng lên một người rơm rồi tự tay mình quật nó xuống.  Đó là một thủ đoạn thiếu lương thiện trí thức.  

Sự mê tín nằm trong chính nền thần học Ki Tô Giáo về thuyết sáng tạo, tội tổ tông, ơn cứu chuộc và khả năng cứu rỗi của Giê-su, mà chính Giáo hoàng John Paul II của công giáo cũng như vô số các nhà nghiên cứu tôn giáo, những người đã từng lên tiếng công nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, và thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc con người. 

Đối với các tín đồ công giáo thì những điều giáo hội cấy vào đầu óc họ tạo thành niềm tin của họ, nhưng trong lãnh vực học thuật thì tất cả chỉ là những điều mê tín.  Nhiều bậc lãnh đạo trong Công giáo đã biết vậy, nhưng để duy trì quyền lợi vật chất và quyền chỉ đạo tâm linh các tín đồ, họ vẫn tiếp tục nhốt tín đồ trong vòng đen tối trí thức, vẫn dạy những điều họ đã không còn tin cho đám tín đồ thấp kém ở dưới. [Xin đọc Malachi Martin và Russell Shorto]

  

   Ông Dương Phẩm phê bình tiếp:


2. “Cái giá trị tâm linh đó đi song song với sự xâm lăng của thực dân và biến những con người ‘nửa súc vật, nửa thánh thần’ của ông Liêm thành một đàn súc vật gọi là con chiên”. Xin nhắc lại một chút lịch sử là Công giáo vào Việt Nam dưới đời Lê Trang Tôn (1533-1548) năm đầu Nguyên Hòa (1533), do đó đạo này không có trách nhiệm gì về việc thực dân Pháp chiếm Việt Nam mấy trăm năm sau này. Nếu có giáo sĩ hay giáo dân nào “đi song song” với thực dân thì ông nên phân biệt rõ ràng cá nhân và tập thể như ông đã nêu ra từ đầu, Phật tử và Phật giáo khác nhau. Như thế mới là có sự công bằng tối thiểu, thưa ông!

 

   Xin trả lời: Phần tôi phê bình câu “Lịch sử truyền đạo Chúa vào Việt Nam trong suốt bốn thế kỷ qua là một hiện tượng gieo giống tâm linh vào vùng đất mới, là cả một chuỗi dài "duyên tình ít hơn hạnh phúc" giữa dân tộc và tín lý của đạo này” của ông Nguyễn Hữu Liêm khá dài và đầy đủ, không chỉ vỏn vẹn có câu ông trích dẫn.  Nếu ông nghiên cứu sử thì ông phải biết rằng mầm mống thực dân xâm lăng Việt Nam đã manh nha từ thời Alexandre de Rhodes.

Mấy tài liệu tôi trích dẫn về sự cấu kết, hay nói đúng hơn, làm tay sai cho thực dân Pháp trong cuộc xâm lăng Việt Nam của họ đã đủ để trả lời rồi.  Đó không phải là chuyện một cá nhân giáo sĩ hay giáo dân mà là cả tập thể Công Giáo đã “đi song song” với thực dân và có công lớn với Pháp trong cuộc xâm lăng thành công của thực dân Pháp, như đã được chứng minh qua những văn kiện lịch sử trích dẫn trong bài "Tôi đọc Nguyễn Hữu Liêm và Lê Tuấn Huy". 

Xin ông Dương Phẩm đọc lại phần tài liệu này.  Tôi có một câu hỏi: Tại sao tập thể Công giáo lại đi làm tay sai cho giặc để xâm chiếm nước nhà?  Có phải chính vì cái “tâm linh” phi dân tộc do những thừa sai Tây truyền vào không?  Nếu không thì vì cái gì trong khi cả nước chống Pháp?

 

 

Trang Đối Thoại