icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2871 >

Thiên Chúa, khái niệm ấu trĩ, KHÔNG CÓ CHỖ ĐỨNG trong đạo phật

[Đây là một cảm nhận sau bài: "Tìm Chỗ Đứng Cho Thiên Chúa Trong Đạo Phật Nhiệm Vụ Bất Khả Thi Của Thần Học Ki-Tô Giáo" của tác giả Ngô Triệu Lịch đăng ở http://sachhiem.net/TONGIAO/tgN/NgoTrieuLich_07.php]

Subject: *** Trò Vụng Về Của Giáo Hội Ca-Tô: Thiên Chúa - khái niệm ấu trĩ - KHÔNG CÓ CHỖ ĐỨNG - trong đạo phật !
From: Quán Tâm Cư Sĩ
Date: Fri, June 14, 2019 4:19 pm

A). Đạo phật chủ trương, giác ngộ và chứng nghiệm rằng vạn vật đều có linh tánh .

Linh tánh ấy tiềm ẩn và khai triển - tùy trình độ của vạn vật .

Trong con người linh tánh ấy được gọi là phật tánh, tức tánh biết uyên nguyên - vô sanh diệt, bất sanh, bất diệt, thậm chí, khi giác ngộ, còn bao trùm và siêu việt cả càn khôn !

*** Đạo phật có vũ trụ quan đa thần : ***

Nó thấy các linh tánh phát triển trong các cá thể, từ ngạ quỉ, súc sanh, A-tu-la lên đến địa tiên (thần), thiên tiên (thần) trên các từng trời, rồi trên đó là các bậc Bồ Tát và chư Phật .

Hằng hà sa số phật , (phật nhiều như số cát sông Hằng, không đếm được) là Tổng Thể của Cái Linh Thiêng Toàn Diện, là Thượng Đế Cá Tính, The Personal Supreme, Vô Cực, Vô Hạn, Vô Lượng Cá Tínhmỗi vị phật là một dạng Cá Tính của Thực Thể ấy .

Thêm nữa, Cái Thực Thể Tuyệt Đối Vô Cực ấy, còn là Thượng Đế Vô Cá Tính, Uyên Nguyên và Siêu Việt Càn Khôn trong Niết Bàn Cực Lạc !

Tùy cách tu tập và mục tiêu giác ngộ mà ta có thể ngộ nhập Thượng Đế Vô Cá Tính trong Niết Bàn Cực Lạc hay Thượng Đế Cá Tính qua vô vàn, vô lượng chư phật và bồ tát . (1)

Thí dụ, Đức A Di Đà, Đức Thích Ca, Đức Phật Quan Âm, Đức Phật Dược Sư, đều là mỗi Bộ Mặt trong vô số Cá Tính của Thượng Đế Cá Tính (1)



Như vậy, *** không thể nói đạo phật là "vô thần", *** như đạo chúa thường cố tình dèm pha, báng bổ, bôi nhọ !

Đạo phật có vũ trụ quan toàn diện, khai phóng cùng cực, có thể dung thông mọi trình độ và khả năng giác ngộ của tín ngưỡng và tâm linh toàn cầu.

Chúng ta thừa biết, Thiên Chúa hay Yahweh của Kinh Cựu Ước là một độc thần, độc dạng (như một Cha Già), với những thuộc tính độc ác, độc đoán, chuyên quyền, tham lam, ganh tị, kỳ thị chủng tộcchỉ chăm lo cho một bộ tộc Israel, thậm chí còn giết cả những đứa trẻ vô tội và súc vật vô tội của các bô tộc khác !

Đem một Độc Thần Độc Dạng như vậy, với vũ trụ quan giới hạn nông cạn như vậy mà đặt vào trong vũ trụ quan cùng cực khai phóng của đạo phật, thì thật là khiên cưỡng, bất xứng - ví như đem đồ chơi trẻ con, bắt người lớn phải chơi !

Lại còn ngông nghênh ngớ ngẩn thêm nữa :

Trong 3 năm hành đạo, hiểu biết và kiến văn rất giới hạn về tâm linh của Ngài Giê Su, không thể so với rừng hiểu biết của đạo phật, bởi trong gần nửa thế kỷ hành đạo và hóa đạo Đức Phật đã để lại cho nhân loại cả một biển học mênh mông:

- Kinh dạy về chân lý

- Luật dạy về đạo đức tu học

- Luận dạy về triết lý minh triết

Nay bên đạo chúa bịa ra rằng "Đức Phật là “ngôn sứ” của Giê-su ?" thì thật là lố bịch và nực cười !

Đức Phật có trước Ngài Giê Su hơn 500 năm :

Nếu nói rằng "Giê Su là vị Bồ Tát do Đức phật dạy bảo" và ủy nhiệm xuống trần hành đạo thì hợp lý hơn !

Phật giáo coi Ngài Giê Su như một Bồ tát, thị hiện trong lòng dân Israel để cảm hóa họ, cho họ bớt ngông, bớt tự kiêu, tự đại .

Ông Tám Lương Sĩ Hằng, một thiền sư VN, (1923-2009), đã dạy rằng Ngài Giê Su chính là "chiết hồn" (a derivative soul) của Bồ Tát Di Lặc - Maitreya Bodhisattva !

Hiểu như thế, thì Ngài Giê Su chính là "Đức Di Lặc phân thân xuống trần" để hóa độ chúng sanh trong hoàn cảnh của bộ tộc Do Thái !

Nhưng phật giáo không cho đó là quan trọng .

Ngài Giê Su, dù trong vai trò nào, cũng không hề có ảnh hưởng đến vũ trụ quan khai phóng cùng cực của phật giáo .

B)- Thần là linh tánh bất tử, vô sanh diệt, cộng với đó là tri giácnăng lực siêu nhiên .

Trong chúng sanh vạn vật, thần là tri giác tiềm ẩn, mang tính tiến hóa .

Chư thiên là chư thần .
Chư phật là chư thần - ở cấp độ giác ngộ siêu việt càn khôn .

Đạo phật dạy về pháp duyên, tức là các qui luật vận hành của càn khôn .

Ngay trong qui luật vận hành càn khôn - tuy coi là vô cá tính, do đó vô thần - vẫn tiềm ẩn tri giác của tổng thể vũ trụ .
(do đó từ vũ trụ mới có tái tạo, tuần hoàn, và tiến hóa !)

Hiện hữu càn khôn luôn luôn là tương tác giữa "thần" và ngoại cảnh .

Tuy nhiên, cảnh tức tâm, tâm tức cảnh .
(một nguyên lý giác ngộ của đạo phật)

Hữu thần hay vô thần là hai mặt không thể tách rời của hiện hữu .

Nhìn từ quan điểm duy tâm duy giác - thì đạo phật là hữu thần .

Nhìn từ quan điểm pháp duyên ngoại cảnh - thì đạo phật chỉ ra "vô cá tánh" của pháp luân, bánh xe vũ trụ .

Nói rằng đạo phật "vô thần" là không hiểu biết gì về đạo phật .

Chỉ vì ngu dốt mà nói càn ... ngu dốt từ cấp giáo hoàng trở xuống !

_________

(1) Ngay trong thế giới vật chất, một vật thể vẫn có lưỡng tính, như một electron : vừa là hạt tử, vừa là sóng !

Để hiểu thêm về lưỡng tính (Duality) của Thượng Đế,
- vừa Vô Cá Tính (Impersonal) vừa Có Cá Tính (Personal), ta có thể tìm đọc :

Sri Aurobindo, The Synthesis of Yoga, Part III, The Yoga of Divine Love, Chapter V - The Divine Personality

https://www.auro-ebooks.com/wp-content/uploads/downloads/Sri-Aurobindo-CWSA-Vol23-24-The-Synthesis-of-Yoga.pdf

Quán Tâm Cư Sĩ