icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2459 >

“Tuyệt Quán Luận” của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma

Subject: TUYỆT QUÁN LUẬN CỦA SƠ TỔ THIỀN T ÔNG BỒ-ĐỀ-DẠT-MA
From: Duyen Sinh
Date: Thu, February 01, 2018 7:54 am

Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) từ Ấn Độ tới Trung Quốc (có thể từ Ấn Độ tới Giao Châu bằng đường biển theo các thương thuyền Ấn Độ như Khương Tăng Hội), rồi từ Giao Châu đi Trung Quốc bằng đường bộ. Bồ Đề Đạt Ma tới Trung Quốc vào khoảng thế kỹ thứ tư hoặc thứ năm.

Các vị tổ kế tiếp Bồ Đề Đạt Ma tại Trung Quốc được trao truyền y bát theo thứ tự gồm có Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoàng Nhẫn, và Huệ Năng.

Thời Lục Tổ Huệ Năng, Phật giáo Thiền Tông bùng Phát như một hoa sen nhiều cánh. Bùng phát không những tại Trung Quốc, mà còn bùng phát tới tận Trung Đông, Đông Á, và Đông Nam Á như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên… bằng nhiều chi nhánh thiền khác nhau như Thiếu Lâm Tự, Nam Nhạc Hoài Nhượng, Lâm Tế, Quy Ngưỡng, Tào Động, Thảo Đường… Tuy nhiên sau thời Lục Tổ Huệ Năng, sự trao truyền y bát bị ngưng vì có sự tranh dành.

Theo Hòa Thượng Thích Duy Lực, Lục Tổ Huệ Năng là một người Việt Nam.

https://www.youtube.com/embed/LZk_eHDA8qY

https://www.youtube.com/embed/WpacXCnLC0o

Theo sử liệu Trung Quốc, sau khi Lưu Bang tiêu diệt Tần Thủy Hoàng lập ra nhà Hán, Triệu Đà là một viên tướng của Tần Thủy Hoàng dẫn đám tàn quân đánh chiếm được Giao Châu (lúc đó Giao Châu dưới thời Vua Hùng Vương thứ 18) lập ra nhà Triệu. Triệu Đà đổi tên Giao Châu thành nước Nam Việt.

Nước Nam Việt lúc này là một quốc gia rộng lớn ngang ngửa với Trung Quốc ở phương Bắc, bao gồm ba tỉnh miền Nam Trung Quốc là Quảng Đông, Quảng Tây, và Vân Nam. Dân chúng Giao Châu gồm 100 bộ tộc, gọi là Bách Việt; và Lục Tổ Huệ Năng là một người nào đó trong các bộ tộc Bách Việt.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_Vi%E1%BB%87t

Kinh sách do Thiền Tông lưu truyền cho tới ngày nay rất nhiều. Tuy nhiên Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma chỉ còn để lại một tác phẩm duy nhất: “Tuyệt Quán Luận”. Mời bạn nghe đọc.

https://www.youtube.com/embed/bSG3QTDT390


Dịch: Vũ Thế Ngọc
Diễn đọc: Phật Tử Cư Sĩ Cát Tường Quân

Trân trọng,
DuyenSinh