icon
< http://sachhiem.net/printemail.php?id=2299 >

Người Việt chúng ta hay người Triều Tiên, người Nhật Bản có ghi ơn người Tàu về chữ Hán?

Subject: Về_Ghi_Ơn_Cha_Đ ẻ_Chữ_Quốc_Ngữ?
From: Huy Thai
Date: Sat, September 02, 2017 7:04 am

Kính thưa quý vị,

Vào thời kỳ Bắc thuộc, bọn xâm lăng Tàu không cho phổ biến chữ Việt cổ, mà bắt người Việt phải học chữ Hán. Sau khi đánh đuổi bọn Tàu, người Việt thấy chữ Tàu tiện ích cho việc phát triển đất nước nên dùng chữ Hán làm quốc ngữ. Đây là tình trạng chung cho cả Triều Tiên và Nhật Bản.

Như vậy người Việt của chúng ta hay người Triều Tiên, người Nhật Bản có ghi ơn người Tàu đã có công đem chữ Hán đến cho mình?

Về chữ Việt có mẫu tự Latin, có phải các ông cố đạo có lòng tốt chế ra chữ cho người Việt phát triển hay là cho mục đích truyền đạo, mà trên dưới 300 năm (thế kỷ 16 – 19) đã không đi vào lòng người Việt?

Chữ Quốc ngữ – Wikipedia tiếng Việt có viết:

“Chữ Quốc ngữ trên chặng đường hơn 300 năm vẫn không được công nhận là văn tự chính thức cho tới khi người Pháp xâm lăng, chiếm lấy Nam Kỳ vào cuối thế kỷ 19. Ngày 22 tháng 2 năm 1869 Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nho trong các công văn ở Nam Kỳ.

Nghị định 82 ký ngày 6 Tháng 4, 1878 do Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký cũng đề ra cái mốc hẹn trong bốn năm (tức năm 1882) thì phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ: Kể từ mồng một Tháng Giêng năm 1882 tất cả văn kiện chánh thức, nghị định, quyết định, lịnh, án tòa, chỉ thị... sẽ viết, ký tên và công bố bằng chữ quốc ngữ; nhân viên nào không thể viết thơ từ bằng chữ quốc ngữ sẽ không được bổ nhậm và thăng thưởng trong ngạch phủ, huyện và tổng...

Ngày 1 Tháng Giêng năm 1879 thì lại có lệnh khẳng định các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ. Cũng năm đó chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, bắt đầu ở các thôn xã Nam Kỳ phải dạy lối chữ này. Để khuyến khích việc truyền bá chữ Quốc ngữ, nhà chức trách thuộc địa Nam Kỳ còn ra nghị định ngày 14 Tháng 6 năm 1880 giảm hoặc miễn thuế thân và miễn sưu dịch cho thân hào hương lý nếu họ biết viết chữ Quốc ngữ.”

Như vậy, lịch sử về chữ viết được lặp lại, người Việt phải mang ơn các ông cố đạo và kẻ xâm lăng Pháp?

Như chúng ta thấy, lịch sử chữ Việt gốc Hán hay gốc Latin đều gắn liền với các giai đoạn lịch sử chống ngoại xâm của người Việt. Cho nên xét cho cùng, chữ Việt gốc Hán hay gốc Latin là những chiến lợi phẩm văn hóa của người Việt trong các cuộc chiến chống ngoại xâm mà thôi, và người Việt có toàn quyền sử dụng tiện ích của chúng, thậm chí như các phương tiện vũ khí của kẻ thù chống lại kẻ thù.

Một điểm cần lưu ý là các quốc gia như Nhật, Hàn, Tàu có cần chữ viết có kết cấu của mẫu tư Latin đâu mà họ vẫn phát triển vượt bậc!

Chúng ta nên cảnh giác với tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, bởi kẻ trồng cây kia đã trồng với ý đồ tốt hay xấu, ví như trùm đảng cướp hay trùm ma túy ăn ở “tốt” với đám thuộc hạ! Còn máy móc “Ăn cây nào rào cây nấy” là cách nói của người thiếu suy nghĩ.

HT
=====================
Vào ngày 23:41 Thứ Sáu, 1 tháng 9 2017, nguyenvan nam <nguyenvannam3750@gmail.com> đã viết:

Chỉ có thằng Thái trọng Huy 1953@yahoo.com muốn bỏ...trỏ̉ về học chủ̉ ba tàu....ĐMCS

Boxbe

Ghi Ơn Cha Đẻ Chữ Quốc Ngữ

Cha Alexandre de Rhodes
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thư

29/Aug/2017