Đề tài nói chuyện trực tuyến kỳ 10: Nhân đọc các nguồn dư luận về Bộ sách Lịch Sử Việt Nam

Đề tài nói chuyện trực tuyến kỳ 10:

Nhân đọc các nguồn dư luận về Bộ sách Lịch Sử Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ85.php

02-Sep-2017

LTS: Đây là bài nói chuyện trực tuyến lần thứ 10 trên Facebook của trang nhà, https://www.facebook.com/sachhiem.net.us, ngày 09-Sep-2017. Đề tài: Nhân đọc các nguồn dư luận về Bộ sách Lịch Sử Việt Nam (Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 2017)

DÀN BÀI

- Nhập đề

I- Dư luận 1: bức xúc vì cảm thấy bị bội phản.

II- Dư luận 2: bức xúc chung về hiện tượng "xét lại lịch sử"

III- Dư luận 3: vui mừng cho rằng có thể giải quyết mặt pháp lý đối với các quần đảo phía Đông.

IV- Dư luận 4: vui mừng vì cho rằng như thế là hòa hợp dân tộc.

V- Nhận xét chúng về các dư luận

VI- Nhận xét riêng về Tập 12 (1954-1965) trang 200.

Kết Luận.

Nhập đề

Ngay sau khi vừa mới phát hành, bộ sách này đã gây nên tranh cãi rất xôn xao. Chủ đề xoay quanh sự thay đổi cách gọi chế độ Sài gòn, không còn gọi ngụy quân ngụy quyền nữa. Được biết dư luận dậy sóng bắt đầu từ lời tuyên bố của PGS.TS Trần Đức Cường thành viên trong Hội đồng biên soạn Bộ lịch sử Việt Nam. Nhất là đoạn trích sau đây trong bài "Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: Nhiều vấn đề quan hệ Việt - Trung chưa được nhắc đến" đăng trên điện báo vnexpress.net Chủ nhật, 20/8/2017.

PGS.TS Trần Đức Cường

PGS.TS Trần Đức Cường

"Khi viết tập 12, giai đoạn 1954 đến 1965, chúng tôi cũng có những tranh luận rằng có nên dùng "nguỵ quân, nguỵ quyền" như trước đây không? Từ lâu, giới nghiên cứu đã cho rằng không nên dùng, nói hay viết cũng đều không sai, nhưng mang hơi hướng miệt thị. Trong bối cảnh hoà hợp dân tộc thì có những cách gọi cần thay đổi. Khái niệm dùng trong văn bản khoa học nên có sự khách quan, trung tính nên cuối cùng qua vài buổi tranh luận, tổ biên soạn quyết định dùng từ quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn."

Không thể tưởng tượng rằng trong vòng chỉ có gần 20 ngày tính từ 20 tháng 8, năm 2017 đã có trên 1 triệu rưỡi (1,510,000) nguồn dư luận trên mạng xã hội về đề tài này. Cho nên đã có một số độc giả yêu cầu tôi lên tiếng về việc này.

Phản ứng đầu tiên của chúng tôi là “Ở một nơi xa cách quê nhà cả nửa vòng địa cầu, tôi không có cơ hội để đọc bộ sách này, nhưng lại được nghe những lời nhận xét của các cộng đồng mạng cũng như báo chí. Tuy nhiên, đa số các lời phê bình đăng trên các mạng xã hội, video, phỏng vấn, báo chí,… thường tự nhận là “chưa đọc” sách đó.

Vì tôi cũng chưa được đọc nên không thể có ý kiến, nhất là không thể có ý kiến về cả bộ sách. Nhưng chúng tôi có thể nói về bản chất thực sự của chính quyền Sài gòn, một đề tài đã nằm trong việc nghiên cứu của tôi hàng mấy chục năm nay. Bản chất của một thực thể mới là quan trọng, còn tất cả các danh xưng chỉ là cái áo khoác ngoài mà thôi. Cố gắng hay có chủ tâm sử dung những hoa ngôn mỹ ngữ hay một từ ngữ nào khác không đúng với bản chất của nó thì chắc chắn là không thể tránh được người đời cho rằng “thiếu cái lòng chân thật” của người viết sử và lên án là “giết sử” thay vì “viêt sử”.  

Sau cùng, chúng tôi nhờ một vài người thân ở Việt Nam chụp cho tôi vài trang trong mấy tập sách nói về Miền Nam. Nhờ vậy mà chúng tôi được đọc khoảng 20 trang trong các tập 10, 11, 12, và 13 nói về các giai đoạn từ 1945 đến 1975 liên hệ đến chủ đề bàn cãi. Chúng tôi xin được phân loại các chiều hướng khác nhau của dư luận và sau cùng sẽ là ý kiến riêng của chúng tôi.

I- Dư luận 1: bức xúc vì cảm thấy bị phản bội.

Có rất nhiều người nằm trong trường hợp này. Họ rất bức xúc nghĩ đến cả sự nghiệp cách mạng của cả thế hệ cha anh hay chính mình bị phản bội, và cảm thấy sự hy sinh xương máu cho quyền lợi tối thượng của tổ quốc của cả thế hệ đó bị chà đạp. Đại diện cho khuynh hướng này có thể kể 2 thí dụ như sau.

1.-/ Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn, người đã đi làm lính cụ Hồ từ thuở tuổi 13, bày tỏ sự bức xúc như sau:

Tự hào về sự kiện này bao nhiêu tôi càng cảm thấy bị xúc phạm bấy nhiêu khi Hội khoa học lịch sử Việt Nam vừa được ông PGS.TS Trần Đức Cường nguyên Viện trưởng Viện sử học Việt Nam, thành viên trong Hội đồng biên soạn Bộ lịch sử Việt Nam công bố trên báo chí... Tôi chưa đọc Bộ sử này nhưng qua nghe giới thiệu của ông Cường thì trong Bộ sử này đã đề cập đến giai đoạn 1954-1975 nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và không còn gọi ngụy quân, ngụy quyền khi nói về cái chế độ Việt Nam cộng hoà tay sai bán nước mà gọi là chế độ Sài gòn và Quân đội Sài gòn nhằm để mọi người dễchấp nhận ...

Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn

Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn. Ảnh của GoogleTienLang2014.blogspot.com

VNCH là cái chính quyền kế tiếp của chính quyền bù nhìn tay sai Bảo Đại và giai đoạn cuối thì Ngô Đình Diệm được Mỹ ép Pháp chấp nhận làm thủ tướng của thể chế bù nhìn này với tên gọi Quốc gia Việt Nam và vị vua Bảo Đại kẻ đã từng nói: Thà làm công dân của một nước độc lập còn hơn làm vua của một chính thể bù nhìn. Thế nhưng ông ta đã từ bỏ con đường trở thành công dân của nước độc lập để làm một ông vua bù nhìn và Ngô Đình Diệm là kẻ bề tôi của vị vua bù nhìn đó. Và cùng với chính thể Quốc gia! lá cờ vàng ba sọc cũng ra đời từ đó, lá cờ của một chính quyền tay sai bán nước cho Thực dân Pháp. Và đáng lẽ năm 1956 hai miền thống nhất bằng con đường Hiệp thương Tổng tuyển cử lập ra thể chế dân chủ cộng hoà của nước Việt Nam độc lập tự do, song Mỹ đã nhảy vào hất cẳng Pháp, loại Bảo Đại dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm cùng với cái gọi là chế độ Việt Nam cộng hoà bằng một cuộc trưng cầu dân ý giã hiệu với lười lê, họng súng buộc nhân dân Miền Nam đi bỏ phiếu. Sau khi chính quyền này ra đời đã thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng ở miền Nam , hơn 300 ngàn người bị bắt giam cầm, tra tấn, đánh đập dã man, hơn 100 ngàn người bị chặt đầu, mổ bung, moi gan, bỏ bao bổ thả sông, thả đập, bằng luật số 10/1959… - Nguyễn Thanh Tuấn

Trích từ bài viết “Bài gây bão mạng: Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn Yêu Cầu Kiểm Tra, Xử Lý Bộ Sách Lịch Sử Do GS Phan Huy Lê Làm Tổ Chủ Biên”, Báo Điện tử GOOGLE.TIENLANG, ngày 21/8/2017 (http://googletienlang2014.blogspot.com/2017/08/bai-gay-bao-mang-trung-tuong-nguyen.html).

Nhận xét: Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn đã nói rõ cái bản chất của chính quyền Bảo Đại (1948-1955) và các chính quyền miền Nam tiếp theo đó. Cũng như tất cả người dân Việt Nam yêu nước khác, ông đã nói lên nỗi lòng bức xúc của mình, cảm giác bị phản bội khi nghe người ta xóa đi những tội ác của chính quyền miền Nam bằng cách thay đổi ngôn từ.

Những người ở Miền Bắc cũng như ở miền Nam đã tham gia vào một  trong hai hay cả hai cuộc chiến đánh đuổi các liên minh xâm lược và thống nhất đất nước như Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn, cô Hoàng Ngân Thương,  ông Hồ Ngọc Thắng,  v.v… đều có quyền nói lên nỗi lòng bất mãn và bức xúc của họ.

Chúng tôi hết sức kính trọng nỗi lòng bức xúc của tất cả những anh em này.

2.-/ Nhân sĩ Võ Đông Cung – phát biểu chống lại định nghĩa về danh từ Ngụy của ông Phạm Xuân trên Vietvision như sau:

“Nguỵ không phải là một tên gọi, mà nó là một tính từ biểu đạt tính chất hoặc bản sắc của một nhân vật hay một tổ chức. Chúng ta không nên nhầm lẫn tính từ Nguỵ và danh từ Chính quyền. Một chính quyền mà không có bản sắc thì có khác nào vật dụng phế thải bị vất một góc trong nhà kho. Cho nên mỗi khi đề cập hay phê phán một chính quyền đặc biệt nào đó người ta luôn luôn kèm theo một tính từ nói lên bản sắc của nó: chính quyền hợp hiến, hợp pháp,...chính quyền bất hợp hiến, bất hợp pháp, chính quyền nô lệ, chính quyền tay sai ...v...v...gom chung lại là chính quyền nguỵ. Nguỵ có nghĩa là giả, không chính danh, không trung thực chứ không phải là không có”

(Facebook Võ Đông Cung: https://www.facebook.com/vodongcung/posts/10212043302591213)

Nhận xét: Bài viết ngắn gọn của ông Võ Đông Cung đã tóm tắt được hết ý nghĩa cần cho mọi người biết về danh xưng “ngụy quân, ngụy quyền” đang tranh cãi. Tôi rất tâm đắc. Chỉ có vài lỗi nhỏ. Ông viết “Thủ tướng Ngô Đình Diệm là do TT. Truman và hồng y Spell dàn dựng lên”, cần đính chính lại là  “Thủ tướng Ngô Đình Diệm là do TT. Eisenhower và hồng y Spellman dàn dựng lên”,  

II- Dư luận 2: bày tỏ ý kiến về hiện tượng "xét lại lịch sử"

Trong loại ý kiến này có thể kể 2 thí dụ khác nhau như sau.

1.-/ Ông Hồ Ngọc Thắng ở Cộng Hòa Liên Bang Đức bày tỏ mối lo ngại trong phong trào “xét lại lich sử” như sau:

Là người sống ở nước ngoài nhưng luôn hướng về Tổ quốc, luôn quan tâm tới quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, qua báo chí tôi cũng nhận thấy ở Việt Nam đang có một số cá nhân theo xu hướng xét lại lịch sử. Phần lớn ý kiến và bài viết của mấy người này được phát tán trên internet, hoặc được một số báo, đài phương Tây đăng tải. Theo quan sát của cá nhân tôi, phần lớn bài viết theo xu hướng xét lại lịch sử thường liên quan đến cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; bên cạnh đó là đề cao một số người, nhóm người trước đây từng bị phê phán; thậm chí ca ngợi, phục dựng và tô vẽ bộ mặt của chế độ Sài Gòn trước đây. Nhưng may mắn cho tôi là không những đã được học lịch sử, đọc sách lịch sử, mà thế hệ chúng tôi sinh ra, lớn lên trong chiến tranh nên đã nghe tận tai và nhìn tận mắt rất nhiều sự kiện, vấn đề đã xảy ra trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Những điều tai nghe, mắt thấy đó trở thành ký ức không quên, ăn sâu vào tiềm thức, giúp chúng tôi nhìn nhận một cách khách quan toàn diện về rất nhiều vấn đề lịch sử. Nên tôi không thể nào đồng tình với một vài người, trong những năm tháng kháng chiến gian khổ không trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu, nay muốn "nhìn nhận lại" cuộc kháng chiến đã qua rồi đặt câu hỏi "đã được gì sau cuộc chiến" (!?).

Ðọc các bài có quan điểm này, thường tôi hồi tưởng tới những năm tháng chiến tranh. Như ngày 5-8-1964, lúc 10 tuổi, lần đầu tôi thấy máy bay Mỹ bay rất thấp ở quê tôi, một vùng biển Thanh Hóa. Rồi đến ngày 3-4-1965, lần đầu máy bay Mỹ ném bom từ sáng đến tối quanh làng tôi, ngay bên nhà tôi. Và đó cũng là lần đầu tôi đã thấy nhiều người chết và bị thương do bom đạn của đế quốc Mỹ... Ký ức năm xưa giúp tôi nhận ra các bài viết đó không phải là nghiên cứu lịch sử, không phải xem xét lại để giúp hiểu thêm quá khứ, mà chỉ nhằm xuyên tạc, tuyên truyền cho cái nhìn lệch lạc, gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Ðảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam.:(Hồ Ngọc Thắng -Cộng Hòa Liên Bang Đức, Những Quan Điểm Sai Trái Trong Ngiên Cứu Lịch Sử.” Ngày 20/03/2014., Tre Làng: (http://www.trelangblog.com/2017/08/nhung-quan-iem-sai-trai-trong-nghien.html)

Nhận xét: Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả Hồ Ngọc Thắng về sự cảnh giác với những sự đánh tráo lịch sử của một số người. Còn về bộ sách Lịch sử của Viện Hàn Lâm này hình như ông Hồ Ngọc Thắng cũng chưa được đọc.  Nhưng ông cũng đã nói lên mối lo ngại đối với những người tự diễn biến, mượn mỹ từ “xét lại lịch sử” để đổi trắng thay đen những sự thật lịch sử, một hiện tượng có thật mà chúng tôi đã có nhiều bài phản biện đối với các tác giả ở hải ngoại trong gần hai chục năm qua. 

2-/ GS Vũ Minh Giang phân biệt thực thể lịch sửcách gọi tên mang cảm tính như sau:

"Điều nữa là trong lịch sử Việt Nam có nhiều thực thể lịch sử mà cách trình bày, cách gọi tên như thế nào đó là quyền của mỗi người, cái đó không có một quy ước nào là phải gọi thế này, hay gọi thế kia, nhưng với một bộ lịch sử mà có tính khoa học cao và nhất là tới đây có những bộ sử mà nó đảm bảo tính chuẩn quốc tế của nó, thì bớt đi những từ biểu cảm khi nói về các thực thể lịch sử, thì tính chất khoa học cao lên. Chẳng hạn như đối với thực thể chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì gọi đúng tên, định danh là như thế, tôi cho rằng nó đúng với những thực thể lịch sử ấy, thay vì việc thể hiện sự biểu cảm trong các danh xưng.

'Những người thích, yêu thì nói một kiểu, còn những người không thích thì nói một cách, thì đấy là cách, quyền của mỗi người khi mà gọi danh xưng ấy. Nhưng đã viết vào một bộ sử mà có tính chuẩn tắc, khoa học, nên sử dụng những từ hạn chế biểu cảm, đấy là quan điểm của tôi," Giáo sư Vũ Minh Giang, BBC Tiếng Việt, 23/08/2017 (http://www.bbc.com/vietnamese/media-41029124).

Nhận xét: Tôi rất tán đồng với GS Vũ Minh Giang khi phân biệt thực thể lịch sử (tiếng Anh gọi là Entity) với khái niệm “danh xưng”.  Danh xưng có thể mang yếu tố cảm tính, hay biểu cảm nhiều hay ít. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh thêm ở vấn đề là: lịch sử phải lột tả hết bản chất thực sự của những “thực thể lịch sử” hiện diện trong giai đoạn được đề cập. Về mặt bản chất này, nhân sĩ Võ Đông Cung mà tôi đã đề cập ở trên gọi là “bản sắc”.

III- Dư luận 3: vui mừng cho rằng có thể giải quyết mặt pháp lý đối với các quần đảo phía Đông.

Về mặt này có thể kể 2 phản ứng khác biệt như sau.

1.-/ TS sử học Nguyễn Nhã lạc quan vì cho rằng việc công nhận VNCH sẽ có ích về mặt pháp lý trong việc đòi các đảo phía Đông Việt Nam:

Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục…” [Tuổi trẻ online,“Thừa Nhận Việt Nam Cộng Hòa là một Bước Tiến Quan Trọng”, Ngày 20/08/2017 (http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/van-hoc-sach/20170820/thua-nhan-viet-nam-cong-hoa-la-buoc-tien-quan-trong/1372210.html)]

2.-/ Cô Hoàng Ngân Thương phản biện lý luận cho rằng “việc thừa nhận chế độ VNCH là một Nhà nước độc lập ở Nam vĩ tuyến” là sai lầm. Cô nói:

1)- Trong Toàn văn Hiệp định Geneve không hề có bất cứ 1 dòng một chữ nào nói tới chính quyền Quốc gia VN, sau là VNCH.

2)- Nếu thừa nhận chế độ VNCH là một nhà nước độc lập như vậy thì, dân tộc VN tiến hành cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ cứu nước để Giải phóng miền Nam, thì lại là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã "xâm lược" một quốc gia có chủ quyền ở nam Vĩ tuyến 17 là VNCH.

Như vậy, nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xâm lược VNCH thì quân đội VNDCCH đóng tại phía Nam từ năm 1975 tới nay là quân xâm lược, quân chiếm đóng bất hợp pháp vì:

 đã vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của luật quốc tế, đó là nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. [điều 2.4 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng như trong luật tập quán quốc tế]

Và nếu thế thì “VNDCCH và nay là CHXHCN Việt Nam- cũng là một kẻ xâm lược toàn bộ lãnh thổ VNCH (trừ Hoàng Sa đã bị xâm lược trước đó bởi TQ)- ngày nay lấy tư cách gì để đòi Hoàng Sa?”

Nhận xét: Lập luận của cô Hoàng Ngân Thương rất vững chắc, có thể dùng để phản biện nhận xét của TS Nguyễn Nhã. Nhưng chúng tôi muốn bổ túc thêm rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở ngoài khơi Việt Nam đều đã có những bằng chứng lịch sử về vấn đề này từ trước thế kỷ 20 hay khi Việt Nam bị Liên Minh Pháp – Vatican cưỡng chiếm làm thuộc địa, chứ đâu cần phải công nhận các chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1974 là một chính quyền độc lập thì mới có đủ tư cách pháp lý để đòi hỏi những quần đảo này thuộc về Việt Nam.

IV- Dư luận 4: vui mừng vì cho rằng thay đổi danh xưng như thế là hòa hợp dân tộc.

Đại diện cho khuynh hướng này có thể trích vài nhận xét như sau.

1.-/ TS sử học Nguyễn Nhã trong việc thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa lưu ý rằng “Hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng rất quan trọng. Công nhận Việt Nam cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt” (trong bài “Thừa Nhận Việt Nam Cộng Hòa là một Bước Tiến Quan Trọng”, đăng trên báo Tuổi trẻ online ngày 20/08/2017 http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/van-hoc-sach/20170820/thua-nhan-viet-nam-cong-hoa-la-buoc-tien-quan-trong/1372210.html).

Cùng một bài báo, ngay dưới bài nói trên,

2.-/ TS Lê Trung Tĩnh cũng nhận xét:

Việc từ bỏ cách gọi "ngụy quân", "ngụy quyền" và công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh. Mặt khác, điều này có những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng công pháp quốc tế.”

Nhận xét: Câu tuyên bố về sự hòa hợp hòa giải dân tộc trong việc thay đổi cách xưng hô đối với các chính quyền miền Nam thật là vô căn cứ, và trái với thực tế. Chứng minh:

Những phản ứng dữ dội khắp nơi trên các mạng xã hội về vấn đề này là bằng chứng không thể có sự hòa hợp hòa giải gì cả trong việc thay đổi danh xưng trong sách vở. Chính sách hòa hợp hòa giải đã được Việt Nam mở ra từ lâu. Nghị quyết 36 là một thí dụ.

Đối tượng mà quí vị muốn nói đến mấy chữ "hòa hợp hòa giải" gồm có hai thành phần rõ rệt. Thời gian 42 năm qua đã chứng minh có rất nhiều người tìm hiểu lịch sử, hiểu biết, coi quyền lợi tổ quốc trên hết, đã chấp nhận và "công nhận chính nghĩa" thuộc về phía chính quyền miền Bắc. Họ không cần ai dỗ ngọt bằng những ngôn từ hay danh xưng nào cả. Ta đã nghe nhiều câu tuyên bố như của ông Nguyễn Cao Kỳ (bắt đầu từ phút 0:15 video https://www.youtube.com/watch?v=ZJppRCd5rnE): "Tôi cũng từng nói với anh em hải ngoại, cũng từng chiến đấu với họ chứ, và họ cũng như tôi, cũng đều mong muốn như tôi, cũng muốn có một chiến thắng cuối cùng để mà mình thống nhất được xứ sở chớ. Vì đó là nhiệm vụ lịch sử của mọi người công dân Việt cơ mà. Nhưng mà tôi và họ đã không làm được chuyện đó, những người anh em ở phía bên kia đã làm được thì bây giờ mình phải chấp nhận, đó là lịch sử, và đất nước đã được thống nhất rồi".

Ngoài ra, còn có sự trở về của nhạc sĩ Phạm Duy và nhiều văn nghệ sĩ khác, cũng như các anh em ở tòa báo KBCHN đã nhận chân được đâu là sự thực và ai "bán hàng giả" (từ của ông Nguyễn Mạnh Cường), v.v....

Trái lại, có một số đông người không thể hòa giải được vì họ không thoát ra được mặc cảm bị mất hết quyền lực và danh dự. Những người cho đến nay vẫn còn hậm hực, nhất định không tìm hiểu lịch sử, họ không hề nhận ra sự thật lịch sử dù đã có biết bao tài liệu từ trong nước đến ngoại quốc. Vậy không thể nào thay đổi danh xưng trong lịch sử để mong hòa hợp với họ được, vì thực sự là họ chỉ muốn nắm quyền mà thôi.

Cách đây mấy năm (2012), ở tiểu bang Texas, nhà ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn có ý muốn mở cơ hội cho người Việt hải ngoại được bày tỏ những thắc mắc về Việt Nam. Ông cũng chỉ gặt hái được những người tự nguyện muốn tìm hiểu, nhưng không thể nào mời được những người thuộc loại bịt mắt bịt tai mãi. Họ đứng ngoài và chống phá những cuộc gặp mặt đó. Thư của ông Ngô Kỷ còn để lại trên mạng mang tựa đề "Nhận định về 3 tên Việt gian Hoàng Duy Hùng, Đức Đầu Bạc, Võ Đức Quang “sủa” trên đài truyển hình BYN-TV về buổi họp với thứ trưởng Việt cộng Nguyễn Thanh Sơn tại Houston" đã chứng minh rõ ràng.

Nói ra những điều mong làm mát lòng "họ" thực sự vẫn không đạt được mục đích, mà ngược lại, quí vị chỉ làm tổn thương thêm đa số nhân dân đã bỏ công sức, máu xương và tâm huyết để gữ gìn đất nước. Những người này mới là những người thực sự làm lịch sử. Giữa một bên là đại đa số có công với đất nước, một bên là thành phần có tội với đất nước, không hiểu biết và thường yêu sách, vậy thì, nếu muốn "mọi người dễ chấp nhận" là điều không thể. Cho nên thực tế đã chứng minh, viện cớ là "hòa hợp hòa giải" chỉ là ngụy biện mà thôi.

V- Nhận xét chung về các dư luận

A). Trước tiên, thiết tưởng cũng cần phải biết rõ vài ý niệm về

* Chính quyền. Theo sự hiểu biết của chúng tôi, thì “chính quyền là tổ chức bộ máy điều hành, quản lý công việc của nhà nước và xã hội trong một quốc gia.”

Qua phần trình bày trên đây, chúng ta thấy, các luận cứ từ trên xuống dưới càng về sau càng lệch lạc. Từ quan niệm “thực thể lịch sử” (entity) như GS Vũ Minh Giang trình bày ở trên, TS Nguyễn Nhã chuyển đổi thành “chính thức thừa nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Rồi từ đó, TS Lê Trung Tĩnh lại phóng ra thêm công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính quyền độc lập.”  Ta thấy, ý nghĩa càng ngày càng lệch lạc.  Lẽ ra ban biên tập của Bộ Lịch Sử Viện Hàn Lâm phải giải thích sự công nhận thực thể lịch sử, khác với sự xác định bản chất. Không làm rõ hai khái niệm đó, lại nhấn mạnh ở chỗ thay đổi danh xưng, nên phản ứng bức xúc của quần chúng ngày càng lan rộng.

* Các danh xưng, tùy loại ngôn ngữ.

Trước hết, thiết tưởng cũng nên biết về tình trạng “méo mó nghề nghiệp trong ngôn ngữ được sử dụng” (Prefessional deformation) của từng giới người. Dưới đây là một số trường hợp:

a- Ngôn ngữ của các nhà viết sử:  Các nhà viết sử phải sử dụng những từ ngữ  hay hoặc danh xưng  chính xác đúng với thực chất hay bản chất của một cá nhân hay một thế lực cầm quyền. Các từ ngữ phải được dùng để diễn tả bản chất của thực thể đó, có thể nặng tính cách biểu cảm nhiều hay ít, nhiều khi không thể hoàn toàn không có. Thí dụ trường hợp có hai ba thực thể cùng tác động lên bộ máy điều hành, quản lý công việc của nhà nước và xã hội trong một quốc gia, người ta phải phân biệt "chính quyền nổi và chính quyền chìm," hay "chính quyền bảo hộ" và "chính quyền tay sai," v.v....

b- Ngôn ngữ của các nhà chính trị hay ngoại giao: Những người này luôn luôn sử dụng ngôn ngữ rất uyển chuyển và tùy theo hoàn cảnh và tùy theo đối tượng. Các nhà ngoai giao chuyên nghiệp ít khi nói thẳng thừng, nói toạc móng heo. Họ thường “nói bóng gió”,  “nói nước đôi”, “nói lưỡng”, thực thực hư hư, có khi nói vậy mà chưa hẳn như vậy, theo kiểu:

Người khôn ăn nói nửa chừng,

Để cho người dại, nửa mừng nửa lo.

Người Mỹ cũng có câu tương tự, "read between the lines", tức hiểu nghĩa ngầm, nghĩa bóng nghĩa thực của nó.

c- Ngôn ngữ của những người phục vụ trong bộ máy truyên truyền của các tổ chức hay chế độ chính trị: Những người này thương sử dụng loại ngôn ngữ nặng tính các biểu cảm, gây ấn tượng mạnh cho độc giả hay thính giả đúng như GS Vũ Minh Giang đã nói ở trên, nhiều khi mang nặng tích cách khoa trương, và đặc biệt đổi trắng thay đen, có nói thành không và không nói thành có.

Đại khái, mỗi giới người đều có loại ngôn ngữ cá biệt. Khi nghe một câu tuyên bố nào đó, hãy xét xem người đó ở vị trí nào và có mục đích nào, rồi ta mới hiểu ý nghĩa thực sự của nó.

B).- Danh xưng và tên gọi trong bộ sách sử của Viện Hàn Lâm:

Đối với cá nhân chúng tôi, chúng tôi xem cách gọi tên của một thực thể không quan trọng bằng gọi hay tả đúng bản chất của thực thể đó. Ngụy quân, ngụy quyền hay chính quyền tay sai, chính quyền bù nhìn, đều có tính bổ nghĩa tương đương, và không phải trường hợp nào cũng cần phải nói hết tất cả tính từ đó.

Thứ nhất: Bộ sách này quá lớn, gồm 15 tập có tởi cả 10 ngàn ngàn trang. Muốn phê bình  chỗ nào sai hay đúng trong tập nào của bộ sách này, thì phải đọc và nắm vững những chữ viết  của tác giả ở nơi đó rồi mới có thể đưa ra lời phê bình được.

Thứ hai: Gọi hay không gọi quân đội và chính quyền của ông Bảo Đại (trong những năm 1948-1955) cũng như quân đội và các chính quyền Sàigòn là gì đi nữa còn tùy thuộc rất nhiều vào bản chất của nó.

Nếu những chính quyền này được hình thành do hoàn cảnh của đất nước để đáp ứng cho khát vọng của đất nước giải thoát ách thống trị người ngoại bang, thì đó là các chính quyền có chính nghĩa hay chính danh.

Nếu các chính quyền này do một hay liên minh ngoại xâm dựng nên để làm tay sai cho chúng để  cưỡng  chiếm đất nước làm thuộc địa và cưỡng bách dân ta làm nô lệ cho chúng, thì các chính quyền này là không có chính nghĩa hay bất chính, tức là ở vào tình trạng danh bất chính.

Biết rõ được BẢN CHẤT của các chính quyền rồi, thì người viết sử  sẽ có thể dùng bất kỳ một danh xưng nào cho xứng hợp với BẢN CHẤT của các chính quyền này.

Nói theo ngôn ngữ bình dân, thì  BẢN CHÂT của một chính quyền  hay một vật dung nào đó được ví như cái “cùi”, cái “lõi” của nó, con tên gọi hay danh xưng chỉ là nước sơn phủ ở bên ngoài mà thôi. Ai cũng biết rằng, ngôn ngữ Việt Nam  có thành ngữ “tốt mã rẽ cùi” để nói về các tâm lý người đời vốn dĩ là coi trọng cái bản chất hơn là cái vẻ bề ngoài hay danh xưng của một vật dụng, một tổ chức hay một chính quyền.

VI- Nhận xét riêng về Tập 12 (1954-1965) trang 200.

Thiết tưởng cũng nên nói về bản chất và việc làm của Chính Quyền Bảo Đại và Các Chính Quyền Sàigòn

A.-/ Chính quyền Bảo Đại:

BẢN CHẤT của chính  quyền do  Bảo Đại làm quốc trưởng được Liên Minh Xâm Lược Pháp cho ra đời vào đầu tháng 6 năm 1948 và bị ông Thủ Tướng Ngô Đình Diệm truất phế và đoạt quyền ngày 23/10/1955. Do đâu mà ông Bảo Đại được đưa lên thành lập chính quyền? Vấn đề này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

"Ngày 28/12/1945: HUẾ: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma, tuyên bố:

"Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tous les annamites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125). DRAPIER cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long lên kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính]." Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập A: 1939-1946) (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr 295. 

Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ giáo triều Vatican, chủ trương và chủ động đưa ông Bảo Đại lên thành lập chính quyền để phục vụ cho quyền lợi của Vatican, và như vậy là để chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam. Nói cho gọn là chính quyền Bảo Đại là do Vatican và Pháp dựng nên để làm tay sai cho họ. Để biết rõ hơn về cái bản chất của chính quyền này, xin độc giả đọc Chương 50  có tựa đề là “Vatican Cấu Kết Với Pháp Thi Hành Chính Sách Chia Để Trị Và Đưa Tín Đồ Da Tô Lên Cầm Quyền” (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH50.php), sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.

VIỆC LÀM: Sau khi được Vatican và Pháp đồng lòng đưa lên làm quốc trưởng, chính quyền tay sai của chúng (được ngụy tạo là “chính quyền Quốc Gia”), Bảo Đại răm rắp triệt để tuân hành lệnh truyền của Vatican. Một trong những lệnh truyền này là việc ban hành Dụ số 10 vào ngày 6 tháng 8 năm 1950. Nội dung của dụ này là chỉ công nhận đạo Ca-tô là tôn giáo, còn các tôn giáo khác tức là các tôn giáo cổ truyền của dân tộc bị hạ giá và coi như là một thứ hiệp hội xã hội, tức là không đủ tiêu chuẩn để được coi là tôn giáo, và như vậy sẽ không được hưởng tất cả quyền lợi của chính quyền dành cho tôn giáo. Nội dung của Dụ số 10 quái đản này được ông Ca-tô Nguyễn Văn Châu, tác giả sách Ngô Đình Diệm Nỗ Lực Hòa Bình Dang Dở, ghi lại như sau:

Chiếu dụ số 10 do Quốc Trường Bảo Đại ban hành ngày 6 tháng 8 năm 1950 ấn định quy chế hiệp hội tôn giáo, thật sự là nhắm giúp đỡ Phật giáo và miễn áp dụng cho các tôn giáo và giáo phái khác mặc dù có những điều khoản bênh vực bảo vệ của cải bất động sản của Hội Thừa Sai Ba Lê, của cải cúa Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nhưng lại do người Pháp đứng tên nên thuộc quyền sở hữu của Pháp. Nhân dịp chuyển giao nhà chung đó cho hàng Giám Mục Việt Nam, nhiều vấn đề đã xẩy ra.” Nguyễn Văn Châu, Ngô Đình Diệm: Nỗ Lực Hòa Bình Dang Dở (Nguyễn Vy Khanh dịch). Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989, trang 213-214

Ông Nguyễn Văn Châu nói rằng Dụ Số 10 này "thật sự là nhằm giúp đỡ Phật giáo", mà không nói giúp đỡ cái gì. Rồi tại sao vào năm 1963, Phật Giáo lại cứ nằng nặc đòi phải hủy bỏ Dụ Số 10 đó, trong khi chính quyền Ngô Đình Diệm lại cương quyết duy trì nó cho đến cùng. Dù là bị toàn dân vùng lên chống chế độ về vấn đề này, anh em ông Diệm và đảng Cần Lao Công Giáo vẫn khư khư không sửa đổi. Đúng là ngôn từ của những người đã tiếp nhận nền đạo lý Ca-tô.

Như vậy chính quyền Bảo Đại do Vatican dựng nên và đã phục vụ cho Vatican. Quý vị gọi đó là chính quyền gì tùy ý.

B.-/ Các chính quyền Sàigòn:

BẢN CHẤT của các chính quyền Sàigòn được sách sử ghi nhận như sau:

1.-/ Tháng 8 năm 1950, giáo triều Vatican ra lệnh cho Giám-mục Ngô Đình Thục dẫn ông Ngô Điình Diệm đi  Vatican trình diện và nghe lời dặn dò của Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) rồi dẫn ông ta đi Hoa Kỳ giao cho Hồng Y Francis Spellman để ông này chạy chọt lo lót với các nhà chính khách có thế lực ở Hoa Kỳ. Từ đó, Hoa Kỳ làm áp lực với Pháp và ông Bảo Đại đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền để làm tay sai cho cả Hoa Kỳ và giáo triều Vatican.

Cũng nên biết rằng không phải Giám Mục Ngô Đình Thục tự động làm việc trên đây vì rằng Linh-mục Trịnh Văn Phát cho biết rằng “các tu sĩ được giáo hội đào tạo, chi được phép làm những gì giáo hội chỉ định mà thôi”. Dưới đây là lời Linh-mục Phát nói như vậy:

Trong suốt thời gian ở Việt Nam tôi đã suy nghĩ và tự hỏi mình phải làm gì cho quê hương và Giáo Hội. Giúp quê hương không phải là bổn phận trực tiếp của tôi, nhưng tôi có bổn phận với giáo hội vì tôi là người của giáo hội và được đào tạo để sau này phục vụ cho giáo hội. Có nhiều anh em yêu cầu tôi về giúp cho địa phận, tôi thẳng thắn trả lời tôi không có tự do chọn lựa, tôi được huấn luyện để phục vụ theo nhu cầu của giáo hội.” Trịnh Văn Phát. Cảm Nghĩ Một Chuyến Đi. (Đăng trong Giáo Hoàng Học Viiên PIÔ - Liên Lạc Số 2 - Nhóm Úc Châu thực hiện, tháng 7 năm 1995, tr 72.

Như vậy, rõ ràng là giáo triều Vatican ra lệnh cho Giám-mục Ngô Đình Thục dẫn ông Ngô Đình Diệm sang Hoa Kỳ để tính chuyên đưa ông Diêm về Việt Nam cầm quyền để phục vụ cho ý đồ của Vatican, chứ không phải Giám-mục Thục tự ý làm việc này.

2.-/ Khi trình diện các nhà chính khách Hoa Kỳ trong bữa cơm chiều trong Khách Sạn Mayflower  ở Washington D.C. vào tháng 10 năm 1950, để trình bày kế hoạch hành động  nếu được đưa lên cầm quyền ở Việt Nam vào lúc đó, ông Ngô Đình Diệm đã nói với họ rằng, “Ông tin tưởng vào quyền lực của Vatican và ông chống Cộng một cách cực lực,” [COO. Tr. 242].” Lê Hữu Dản,  Sự Thật, Đặc San Xuân Định Sửu 1997 (Fremont, CA: TXB, 1997), tr. 23. Xin đọc thêm Chương 60 với tựa đề là “Những Tính Toán Của Vatican Trong Năm 1950” (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH60-1.php), sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo hội La Mã.

Phần trình bày trên đây cho thấy rõ là Vatican và Mỹ dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm  để làm tay sai cho cả Vatican và Mỹ, và ông Diệm đã nói thẳng ra rằng ông chỉ biết tuân hành lệnh truyền của Vatican. Vậy quí vị gọi chính quyền này là chính quyền gì cũng tùy ý.

C.-/ Điểm ưu tư của chúng tôi:

Ưu tư thứ nhất,

Có một vài lời tuyên bố của ông Giáo-sư TS Nguyễn Đức Cường trong bài Nhìn nhận công lao nhà Mạc và chúa Nguyễn đăng trên tờ Tuổi Trẻ (http://tuoitre.vn/tu-bo-cach-goi-nguy-quan-nguy-quyen-sai-gon-1371412.htm) làm cho chúng tôi ưu tư:

Tác giả Vũ Viết Tuân hỏi: *Thời kỳ các triều đại quân chủ chuyên chế ở VN cũng có nhiều tranh cãi sẽ được nhìn nhận ra sao trong bộ sách này?"

Và ông Giáo-sư TS Trần Đức Cường đáp:

Việc đánh giá một số vương triều phong kiến VN được chúng tôi tiếp cận với nhiều điểm mới.

Với vương triều nhà Mạc, rõ ràng chúng ta cần đi đến kết luận nhà Mạc là một trong những vương triều có đóng góp trong lịch sử VN.

Dù chỉ tồn tại khoảng thời gian không dài nhưng đã giải quyết được một số khủng hoảng về kinh tế, xã hội cuối thời Lê. Chúng tôi đã bước đầu, đánh giá đầy đủ, khách quan, trung thực về vấn đề này.

Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, là lúc nhà Lê đã rơi vào khủng hoảng kinh tế, xã hội rất rõ chứ không còn như thời kỳ Lê Lợi, Lê Thánh Tông nữa. Để giải quyết vấn đề này, Mạc Đăng Dung mới làm cuộc chính biến, giành lấy chính quyền.

Không chỉ ổn định kinh tế, xã hội mà nhà Mạc còn phát triển văn hoá, giáo dục với nhiều khoa thi được mở, tìm được nhiều nhân tài cho đất nước."

Câu chuyện về các chúa Nguyễn và nhà Nguyễn cũng phải đánh giá cho đúng. Chúng ta phải ghi nhận các chúa Nguyễn đã có công tổ chức cho người Việt khai phá vùng đất Nam Bộ bây giờ…. “Vũ Viết Tuân, Nhìn Nhận Công Lao Nhà Mạc và Chú Nguyễn: Nguồn Báo Tuổi Trẻ Online :” http://tuoitre.vn/tu-bo-cach-goi-nguy-quan-nguy-quyen-sai-gon-1371412.htm”.

Xin có nhận xét như sau:

Về chuyện Mạc Đăng Dung đoạt ngôi vủa của nhà Lê: Chúng tôi cho rằng, việc làm này của Mạc Đăng Dung là đúng với tuyền thống của dân tộc Việt Nam theo tinh thần Nho Giáo nói rõ như sau:

 “Người làm hại nhân gọi là tặc, người làm hại nghĩa gọi là tàn, người tàn tặc gọi là đứa không ra gì. Ta nghe giết đứa Trụ, chứ chưa nghe nói giết vua vậy.” Trần Trong Kim, Nho Giáo Tập I (Sàigòn: Tân Việt, 1952?), tr 248.

Vua xem bầy tôi như chân tay, thì bày tôi xem vua như bụng như lòng. Vua xem bày tôi như chó như ngựa, thì bầy tôi coi vua như người lạ trong nước. Vua xem bầy tôi như đất như cỏ, thi bầy tôi xem vua như giặc như thù (Ly Lâu hạ).” Trần Trong Kim, Sđd., tr. 251.

Đọc Lịch Sử Việt Nam trong đời nhà Hậu Lê (1428-1788), chúng ta thấy trong những năm 1505-1527 các vua Lê Uy Mục (1505-1509), Lê Tương Dực (1510-1516), Lê Chiêu Tông (1524-1516), và Lê Cung Hoàng (1524-1527)  đều có còn quá trẻ, vừa bất lực, vừa bất tài, vừa vô đạo, và các quyền thần chia phe lập đảng thanh toán lẫn nhau làm cho đất nước loạn lạc triền miên, khiến cho nhân điều  linh khốn khổ trăm bềi(Pham Văn Sơn, Việt Sử Toàn Thư (Glendale, CA: Đại Nam, 1980?), tr, 415-422, và Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin, 2006), tr 268 -277.

Theo truyền thống Nho Giáo, với tình trạng “quân phi quân, thần phi thần” (vua không ra vua, quan không ra quan và cho là những thằng tàn tặc, hay những tên quốc tặc) như vậy, tất nhiên là, bất kỳ người dân nào có khả năng đứng lên chiêu binh mãi mã kéo quân về khử diệt tên bạo chúa  và loạn thần, đem lại  cho nhân dân được an cư lạc nghiệp. Như vậy, trong trường hợp, hành động của Mạc Đăng Dung truất quyền bạo quân bất tài, bất lực và vô đạo Lê Cung Hoàng cũng là lẽ công bằng đúng như sách sử đã ghi nhận:

"Nếu người làm vua áp bức nhân dân thì người đó không còn xứng đáng được đối xử như là vua nữa. Cá nhân ông vua đó không còn thiêng liêng nữa, và trừ khử ông vua đó không còn là một tội ác. Nổi loạn giết một tên bạo chúa như vậy không những là một việc làm hợp lý mà còn là một việc làm đáng được ca tụng, và người đứng ra trừ diệt tên bạo chúa đó xứng đáng được đưa lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, cai trị muôn dân.Nguyên văn: “If the sovereign oppressed the people, he no longer deserved to be treated as the sovereign. His person was no longer sacred, and to kill him was no longer crime Revolt against such tyranny not only was reasonable but was ameritorious act and conferred upon its author the right to take over the power of the sovereign.” Beranrd B. Fall, The Two Vietnams (New Nork: Ferederick A. Praeger,1964), tr 18.

Như vậy là việc làm của Mạc Đăng Dung là chính đáng và phải được tôn vinh. Các nhà viết sử trước kia gọi hành động trên đây của Mạc Đăng Dung là thoán đoạt ngôi vua của nhà Lê và gọi nhà Mạc là “ngụy triều”, thiết tường là không ĐÚNG, cần phải sửa lại. Ngày nay các tác giả biên soạn bộ lịch sử mới này làm như vậy là đúng.

Nhưng, có một điều cần minh định là chúng ta không thể dùng trường hợp nhà Mạc để biện minh cho các chính quyền Bảo Đại (1948-1955) và các chính quyền miền Nam (1954-1975) vì các chính quyền này là do các thế lực ngoại thù (Pháp, Vatican và Mỹ) dựng nên và nuôi dưỡng để phục vụ cho quyền lực và quyền lợi của chúng.

Về trường hợp nhà Nguyễn: Vấn đề này đã được chúing tôi minh định rõ ràng bằng một đoạn văn trong Chương 32 với nhan đề là “Quan Niệm Về Chính Thống hay Chính Nghĩa của Người Lên Cầm Quyền Trị Quốc”, sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Xin trích lại đây:

Nhà Nguyễn Đã Mất Hết Chính Nghĩa Nắm Quyền Lãnh Đạo Cai Trị Nhân Dân: Chấp nhận ký Hiệp Định Nhâm Tuất 1862 nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Liên Minh Thánh Xâm Lược Pháp – Thập Ác Vatican, nhà  Nguyễn đã tỏ ra bất lực, không còn đủ khả năng để  bảo vệ lãnh thổ của tiền nhân để lại. Lãnh thổ  đất nước là di sản của tiền nhân để lại cho cả dân tộc và là của chung của dân tộc. Nếu người lãnh đạo quốc dân bất lực không làm tròn sứ mạng bảo toàn lãnh thổ của đất nước, thì không còn xứng đáng tiếp tục ở lại ngôi vị lãnh đạo quốc dân nữa. Người biết tự trọng phải biết tự động rút lui hay thoái vị nhường chỗ cho người khác có đủ tài đức lên thay thế để đảm đương việc nước. Nếu không tự động thoái lui, thì nhân dân sẽ vùng lên đạp đổ và đưa người có khả năng thế vào đó. Nói cho rõ, kể từ thời điểm này (1862) nhà Nguyễn đã mất chính nghĩa để ngồi lại ngôi vị lãnh đạo quốc gia quản lý nhân dân Việt Nam, nghĩa là nhà Nguyễn không  còn có tư cách gì là đại diện của đất nước và nhân dân Việt Nam để làm bất cứ một việc gì.

Cũng Vì thế mà cuộc chiến chống Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican của nhân dân ta lại phải có thêm nhiệm vụ chống luôn cả triều đình nhà Nguyễn nữa. Như vậy là  kể từ năm 1862 trở về sau, các lực lượng nghĩa quân của nhân dân ta cũng một lúc phải chống cả quân cướp ngoại thù  là (1) Liên Minh Xâm Lược Pháp – Thập Ác Vatican, và quân giặc nội thù là  (2) Triều đình Huế, và (3)  các đạo quân thập tự Việt Nam mà  căn cứ là các làng đạo hay xóm đạo ở rải rác khắp nơi trên toàn thể lãnh thổ đất nước.”

Ưu tư thứ hai,

NHỮNG VIỆC LÀM của chính quyền Ngô Đình Diệm và  chinh quyền Nguyễn Văn Thiệu

Một người bạn văn ở Việt Nam có chụp cho tôi mấy trang, trong đó có trang 200, tập 12, nói về cuộc “Cải cách điền địa của chính quyền Ngô Đình Diệm" như sau:

Với Dụ 57, cuộc “Cải Cách Điền Địa” của chính quyền Ngô Đình Diệm cố mang vẻ “cách mạng” vì những khẩu hiệu nêu trên. Nhưng đây chỉ là những khẩu hiệu mị dân. Vì về thực chất, trong thời kỳ kháng chiếng chống Pháp, nông dân miền Nam đã được cách mạng chia phần rất lớn ruộng đất của địa chủ có nhiều ruộng đất đã chạy vào vùng đô thị tạm chiếm cũng như ruộng đất của thực dân Pháp và ruộng đất vắng chủ. Chỉ tính từ Liên Khu V đế Nam Bộ, nông dân đã được Cách Mạng chia cấp và tạm giao trên 750.000 ha ruộng  các loại, địa tô phong kiến giảm từ 25% trở xuống (Điện số 121/TU ngày 21/1/1975).

Như vậy, việc làm trên của chính quyền Ngô Đình Diệm có mục tiêu là cùng một lúc, xóa bỏ những thành quả mà cách mạng đưa lại cho nông dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bắt họ phải thừa nhận về pháp lý quyền sở hữu ruộngđất của địa chủ qua việc lập lại “khế ước tá điền”; đồng thời tạo điều kiện  để duy trì, thậm chí phát triển giai cấp  địa chủ phong kiến phản động ở miền Nam. Việc quy định chế độ bồi thường đối với ruộng đất “truất hữu” – tiền bồi thường sẽ trả 10% bằng tiền mặt, số còn lại trả bằng tín phiếu, với lãi xuất 5% hàng tháng trong 12 năm và số ruộng “truất hữu” sẽ đem bán cho những người thiếu ruộng, mỗi hộ không quá 3 ha… thực chất cũng là để bảo đảm quyền lợi cho giai cấp địa chủ phong kiến, là cơ sở chính trị, xã hội của chính quyền Ngô đình Diệm.” Trần Đức Cường, Lịch Sử Việt Nam – Tập 12 Từ Năm 1954 Đến Năm 1965 (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 2017, trang 200).

Xin nói một chút về cá nhân tôi. Tôi đã từng làm việc trong phòng đặc trách viết chi phiếu và tín phiếu (trái phiếu) trả cho các điền chủ có ruộng đất bị truất hữu ở Nha Cải Cách Điền Địa tại đường Mạc Đĩnh Chi, Sàigòn từ cuối tháng 7 năm 1960 cho đến giữa tháng 4 năm 1961, và cũng là tác giả của một số tác phẩm có liên hệ những việc làm bất chính của các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Tôi nhận thấy đoạn văn trên đây của tác giả Trần Đức Cường nói về cuộc Cải Cách Điền Địa do chính quyền Ngô Đình Diệm thực thi theo Dụ số 57 rất đúng với sự thực và hầu hết cũng giống như sử gia Joseph Buttinger đã viết trong sách Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Frederick A. Praeger, 1967) ngoại trừ một đoạn rất quan trọng không được nói tới. Trước tiên, xin xem lại toàn bản văn của sử gia Joseph Buttinger viết về cuộc “cải cách điền địa”:

"Hơn nữa, hàng trăm ngàn anh em nông dân được Sở Nông Nghiệp Tín Dụng giúp đỡ bằng cách cho vay tiền làm vốn mà trước kia họ phải vay của bọn chủ nợ tư nhân với giá cắt cổ. Nhưng vì không có đại diện thực sự của họ cho nên đại khối nông dân ở nông thôn vẫn tiếp tục là nạn nhân (bị bóc lột) của giới địa chủ và viên chức chính quyền. Giá nộp tô hợp pháp được quy định là 25% mà hầu như khắp nơi không có ai quan tâm hay để ý tới, vì rằng tá điền thường cho là nếu không quá 30% là may mắn lắm rồi. Ngay cả những năm sau năm 1960, khi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phát động cuộc chiến chống lại chính quyền miền Nam là lúc tranh giành lòng dân, lôi kéo nhân dân về phía mình, mà tình trạng này vẫn như vậy. Các ông địa chủ có quân lính trở lại các vùng do Việt Minh kiểm soát trước đó để đòi nông dân phải nộp tô cho họ với giá cao hơn giá chính quyền ấn định. Chỉ có sự đồng thuận hay tiếp tay của chính quyển thì giới địa chủ mới làm được như vậy.

Anh em nông dân bất mãn vì không được quyền chiếm hữu những đất đai không có chủ mà chính họ đã liên tục canh tác cho đến lúc đó. Đây là sự thực. Ngay cả với 43 ngàn giáo dân Bắc Kỳ đến định cư ở Cái Sắn cũng chống lại những khế ước về chính sách nộp tô như vậy, nhất là lúc đó chính quyền đã cắt giảm tiền trợ cấp định cư cho họ.

Việc thi hành chương trình cải cách điền địa một cách vụn vặt và chắp vá trong một pham vi hạn hẹp như vậy đã gây tai hại cho việc cải tiến về chính trị của đất nưỡc. Sự kiện này cũng cho chúng ta thấy rõ những lời cao rao rằng chế độ của ông Ngô Đình Diệm là một chế độ cách mạng chỉ là những lời tuyên truyền giả dối rỗng tuếch. Ông Diệm không có khả năng nhận thức được rằng cuộc cách mạng quốc gia chỉ có thể hoàn thành được vào khi mà tất cả những tàn dư của chế độ thuộc địa cũ đã bị quét sạch, và bằng những chương trình cách mạng cấp tiến về xã hội và kinh tế. Đối với đại khối nông dân, trong thời chế độ thực dân thuộc địa, giai cấp địa chủ phong kiến bóc lột họ là một sự thực. Vì thế cho nên, chỉ khi nào chế độ thực dân thuộc địa bị xóa bỏ thì khi đó mới có thể chấm dứt được chế độ địa chủ bóc lột giai cấp nông dân.

Trong thực tế, vì không bị loại bỏ bởi chương trình cải cách điền địa, giai cấp địa chủ đã từng cấu kết với chế độ thực dân thuộc địa trong nhiều thập niên, đã thành công trong việc đòi lại những quyền lợi của họ trong thời chế độ Diệm. Tối đại đa số trong số 6,300 địa chủ (đa số là những địa chủ vắng mặt) chiếm hữu 45% ruộng lúa ở miền Nam. Đại đa số những địa chủ này không bị ảnh hưởng bởi chương trình cải cách điền địa của chính phủ, vì rằng họ chỉ làm chủ vào khoảng 300 mẫu, giới hạn mà luật lệ nhà nước quy định cho phép được giữ lại (không bị truất hữu), Tuy nhiên, ngay cả trong số 2,500 địa chủ chiếm hữu 40 phần trăm ruộng lúa ở miền Nam, cho tới cuối năm 1962, cũng chỉ có 1,584 địa chủ bị truất hữu một phần ruộng đất của họ mà thôi. Ruộng đất do Giáo Hội La Mã làm chủ ước lượng vào khoảng 370 ngàn (370,000) mẫu không hề bị đụng (rớ) tới.” Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Frederick A. Praeger, 1967), pp 932-933.

 Đem hai bản văn của hai tác giả Trần Đức Cường và bản văn tác giả Joseph Buttinger cùng nói về cuộc cải các điền địa ở miền Nam do chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành so sánh với nhau, chúng ta thấy nội dung của hai bản văn này gần giống nhau, nhưng bản văn của tác giả Trần Đức Cường không nói tới câu cuối cùng:

Ruộng đất do Giáo Hội La Mã làm chủ ước lượng vào khoảng 370 ngàn (370,000) mẫu không hề bị đụng (rớ) tới.” (Land held by the Roman Catholic Church, estimated about 370,000 acres was not subject to transfer.)

Sở dĩ chúng tôi nói rằng đoạn văn trên đây hết sức quan trọng là vì đây là hành động lươn lẹo, khuất tất, bất chính của chính quyền Ngô Đình Diệm để bảo quản số ruộng đât khổng lổ mà  Giáo Hội La Mã đã chiếm đoạt của dân ta trong những năm 1862 cho đến lúc bấy giờ. Xin đọc thêm đoạn này của Linh Mục Trần Tam Tỉnh:

"Tháng 7 năm 1924, tại Đại Hội V Cộng Sản Quốc Tế, thanh niên Hồ Chí Minh lúc đó gọi là Nguyễn Ái Quốc, đã lên tiếng cảnh cáo chủ nghĩa thực dân bóc lột và vai trò của Giáo Hội trong chuyện này. Chỉ một mình Nhà Chung Công Giáo mà chiếm hết một phần tư đất trồng trọt ở Nam Kỳ. Phương thế chiếm hữu các đất đai đó rất là đơn giản: Dùng tham nhũng, hối lộ và cưỡng ép. Đây là một vài ví dụ rõ ràng. Nhà Chung lợi dụng khi mất mùa để cho nông dân vay tiền. Tiền lời cho vay rất nặng, nên con nợ sẽ không thanh toán nổi khi tới ngày trả, và như thế là đất cầm trở thành đất Nhà Chung. Giáo Hội không từ một việc nào để nắm những giấy tờ hệ lụy bí mật và nhờ đó dọa dẫm các quan chức, bắt họ phải làm theo ý mình muốn. Giáo Hội cũng liên minh với những tay tài phiệt để khai thác các vùng đất nhượng cho không và những thửa ruộng cướp được của nông dân. Giáo Hội có người của mình nắm giữ những vai trò thế giá trong chính quyền thuộc địa…" Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978, tr. 76-77

Chúng tôi nói, chính quyền Ngô Đình Diệm đã qua mặt chính quyền Hoa Kỳ là vì chính quyền Hoa Kỳ mới là thế lực chủ trương và chủ động đưa ra cuộc “cải cách điền địa” miền Nam  để lấy lòng (thu phục nhân tâm) miền Nam với hy vọng sẽ được nhân dân miền Nam có cảm tình và ủng hộ sự hiện diện của Hoa Kỳ ở trên phần đất này của chúng ta. Sở dĩ tôi nói như vậy là tôi căn cứ vào bản văn của Chính Đạo dưới đây:

“Thứ Ba, 5/7/1956.- Sàigòn: Diệm tiếp Reinhardt và Barrows về kế họach cải cách ruộng đất. Tham dự có Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Ngọc Thơ (Phó Tổng Thống) và Ladejinsky, cố vấn cải cách ruộng đất của Diệm . VNCH trù tính mua lại khoảng 1 triệu mẫu đất của chủ điền rồi bán lại cho dân. Mỗi chủ điền từ nay chỉ được sở hữu từ 60 đến 200 mẫu. (Trước đây, khoảng 6 ngàn chủ điền làm chủ 45% đất ruộng miền Nam, vào khoảng 1 triệu mẫu). Dự trù giá mua một mẫu tư 5 ngàn tới 15 ngàn đồng, như thế sẽ cần một ngân khỏan 7 tỉ đồng hay 200 triệu Mỹ kim. Sẽ trả chủ điền 10-15% bằng tiền mặt, sau đó trả bằng trái phiếu quốc gia từ 10 tới 15 năm. Thơ yêu cầu Mỹ cho vay hay viện trợ từ 10 tới 20 triệu MK để trả trước cho chủ điền. (Trong thư gửi PTT Richard Nixon ngày 6/7/1956, tăng lên từ 20 tới 30 triệu). Nông dân sẽ phải trả tiền mua đất trong vòng 5 năm, không phải trả tiền lời (FRUS,1955-1957, I: Tài liệu 337)” Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 Tập I-C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 98.

Có thể là sau khi vừa đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền, Hoa Kỳ thấy rằng muốn ổn đinh xã hội ở miền Nam thì phải xoá bỏ tình trạng bất công về ruộng đất trong nông thôn, và muốn làm được như vậy, thì phải phát động và thực hiện một chương trình cải cách hay phân phối lại ruộng đất hầu giúp cho các anh em nông dân nghèo có ruộng cày để mưu sinh. Vì thế, vào năm 1956, Hoa Kỳ mới quyết định dành hẳn một khoản tiền đặc biệt và ra lệnh cho chính quyền Ngô Đình Diệm phải thi hành chính sách cải cách điền địa nhằm giảm bớt số ruộng đất của những thành phần đại địa chủ để bán lại cho anh em nông dân với giá rẻ và bán chịu với mục đích là tranh thủ đuợc sự ủng hộ của đại khối nông dân nghèo khổ. Thế nhưng, thiện ý này của Hoa Kỳ đã bị chính quyền Ngô Đình Diệm qua mặt để bảo quản khối bất động sản khổng lồ của Giáo Hội La Mã. 

Còn một điều bất chính đại gian trong chương trình cải cách của chính quyền Ngô Đình Diệm là:
tiền bồi thường sẽ trả 10% bằng tiền mặt, số còn lại trả bằng tín phiếu, với lãi xuất 5% hàng tháng trong 12 năm và số ruộng “truất hữu” sẽ đem bán cho những người thiếu ruộng ..”

Lãi xuất 5% hàng tháng, có nghĩa là nếu tính theo hàng năm, thì lãi xuất lên tới 60%. Hiên nay, ở Hoa Kỳ, những người vay tiền của bất kỳ nhà ngân hàng nào để mua nhà, nếu thời gian trả nợ là 30 năm, thì lãi xuất hàng năm không quá 4%, và nếu thời gian trả nợ là 15 năm, thì lãi xuất hàng năm chỉ vào khoảng trên dưới 3%. Như vậy, lãi xuất của các tá điền mua ruộng đất của các điền chủ theo chương trình Cải Cách Điền Địa thời Ngô Đình Diệm cao (nhiều) hơn gấp 15 - 18 lần so với lãi xuất mượn tiền mua nhà ở Mỹ. Thật là khủng khiếp!

Những hành động đại gian, đại ác lươn lẹo bất chính này làm cho chúng tôi nhớ lại một loạt những hành động bất chính khác của chính quyền Ngô Đình Diệm lúc bấy giờ cũng nhằm để phục vụ cho quyền lực và quyền lợi của giáo triều Vatican. Dưới đây là mốt số những hành động nhằm để phục vụa và tôn via Giá Hội La Mã của chính quyền Ngô Đình Diệm trong những năm 1954-1963

1.-/ Ưu đãi  và biến nhóm thiêu số con chiên Ca-tô thành một giai cấp thượng đẳng trong xã hội miền Nam. Thực trạng này được ông Trần Lâm nói rõ ràng trong bài viết “Kiêu Dân Công Giáo Thời Ngô Đình Diệm” (http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TranLam3.php).

2.-/ Dùng bọn “Kiêu Dân Công Giáo” này vào các tổ chức công an, mật vụ, cảnh sát, lực lượng đặc biệt và nắm giữ các chức vụ chỉ huy trong các cơ quan trong chính quyền và các đơn vị trong quân đội.

3.-/ Dùng các tổ chức công an, mật vụ cảnh sát và các đơn vị quân đội dưới quyền chi huy của các con chiên Ca-tô để tiến hành Kê Họach Ki-tô Hóa nhân dân miền Nam bằng bạo lực theo chỉ tiêu 10 năm của ông Ngô Đình Nhu như đã nói trong những lần trước.

Vì tiến hành Kế Hoạch Ki-tô hóa nhân dân miền Nam bằng bạo lực mà bạo quyền Ngô Đình Diệm đã gây ra cuộc tắm máu vô cùng khủng khiếp. Họ đã tàn sát tới hơn 300 ngàn nạn nhân. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong sách  Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên , 2004), ở các trang 127-131.

4.-/ Tôn vinh các giáo sĩ và con chiên người Việt chống lại tổ quốc Việt Nam từ thế kỷ 17.  Hành động bất chính này được thực hiện bằng cách dùng danh tính những tên Da-tô tội đồ này đặt tên cho các trường học, đường phố ở Sàigòn và ở nhiều thành phố lớn khác ở miền Nam Việt Nam. Ai đã từng sống ở Sàigòn trong những năm 1954-1975 đều thấy có một số trường học và đường phố Sàigòn mang tên những tên tội đồ này.

Về trường học, chúng ta thấy có các trường học như Trường Pétrus Ký, Trường Nguyễn Tường Tộ, Trường Trần Lục, Trường Hồ Ngọc Cẩn, Trường Nguyễn Bá Tòng, Trường Nguyễn Duy Khang (ở Thị Nghè), Trường Lê Bảo Tịnh, Trường Thánh Thomas (Nhà Thờ Ba Chuông),  v.v… Về  đường phố, chúng thấy có Đường Tổng Đốc Lộc (con chien Trần Bá Lộc), Đường Tổng Đốc Phương (con chiên Đỗ Hữu Phương), Đường Alexandre de Rhode, Đường Pétrus Ký, Đại Lộ Ngô Đình Khôi, Đường Nguyễn Bá Tòng, Đường Huỳnh Tịnh Của, Đường Phát Diệm, Đường Bùi Chu, v.v… Đặc biệt ở Vĩnh Long, lại có Đại Lộ Ngô Đình Thục.

5.-/ Cưỡng bách người dân phải dùng từ “công giáo” trong các  văn thư hành chánh, trong các sách giáo khoa ở các học đường, trong báo chí và trong tất cả các ngành hoạt động văn hóa.

Sự kiện này được Linh-mục Vũ Đình Hoạt nói rõ như sau:

"Nếu nói hoặc viết chỉ nguyên Công giáo mà thôi, thì đó phải hiểu và bắt buộc phải hiểu chứ không thể hiểu khác đi được: đó chính là Giáo Hội La Mã hoặc Vatican mà Đức Giáo Hoàng là vị lãnh đạo tinh thần tối cao của toàn thể Thế Giới Công Giáo. Riêng tại Việt Nam kể từ năm 1533 cho đến năm 1954 khi mà các danh từ Thần Học và Kinh Thánh chưa được Hàn Lâm Viện Hóa, nói cách khác chưa được Đại Chủng Viện thuần túy Việt Nam dịch thuật các sách giáo khoa và Phụng Vụ cũng như Kinh Thánh các danh từ cổ như Thiên Chúa Giáo hoặc Gia Tô Giáo trong các sách vở lịch sử hay "Nhà Đạo" vẫn được hiểu cách chung là Đạo Công Giáo, vì lẽ khi đó chưa có đạo Tin Lành trên đất nước Việt Nam, và các nhà truyền giáo cũng chỉ nguyên thuộc Hội Truyền Giáo Thừa Sai Ba Lê (MEP) mà thôi. Kể từ năm 1954 về sau này khi mà đã có Đại Chủng Viện Việt Nam chuyên môn dịch các sách Kinh Đạo Thần (Kinh Thánh, Đạo Đức và Thần Học), lúc ấy mới có sự phân biệt rõ "Công Giáo" (Catholic), bắt nguồn từ Kinh Tin Kính "Tôi tin có Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền". (Sách lễ giáo dân sở di trú và tị nạn USCC. Hoa Thịnh Đốn, trang 1370). Vậy kể từ năm 1954 về sau này, các sách vở Việt Nam, nếu muốn trực chỉ nguyên Giáo Hội la Mã hoặc Vatican, thì bắt buộc phải dùng danh từ Công Giáo (Catholic), chứ không thể nào dùng danh từ Thiên Chúa Giáo hoặc Gia- tô hoặc Ki Tô được." Vũ Đình Hoạt, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan Tập II (Fall Chu rch. VA: Alpha, 1991), tr. 1014.

6.-/ Tổ chức một buổi dâng nước Việt Nam cho giáo triều Vatican  được ngụy trang là Đức Mẹ Vô Nhiễm. Đó là một đại lễ vô cùng long trọng tốn phí triệu đồng và tháng 2 năm 1959 tại Sàigon, chính quyền Ngô Đình Diệm có mời vị khâm sứ đại diện giáo triều Vatican là Hồng Y Agagianian  đến là chủ tế. Sách Thập Giá Và Lưỡi Gươm ghi lạ sự kiên này như sau:

Quả thế, Đức Mẹ cũng bị đưa vào môi trường của chủ nghĩa hiếu thắng huênh hoang, nhất là nhân dịp Đại Hội Thánh Mẫu tháng 2 năm 1959, có Hồng Y Agagianian, sứ thần của Đức Giáo Hoàng qua chủ sự. "Ba trăm ngàn giáo hữu đã đi theo cuộc rước khổng lồ trong ngày kết thúc, sau đó hồng y đã long trọng dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm" theo tin tức báo chí thời ấy. Để cuộc rước đó được thành công, ngoài sự tưởng tượng của Roma và Paris, người ta đã huy động hàng ngàn tên công binh để xây cất một bệ lớn trước nhà thờ chính tòa Sàigòn, để dựng lên những cổng chào, đồng thời đưa ra hàng trăm xe cam nhông để vận chuyển hàng chục ngàn giáo dân từ các tỉnh về.Đức Mẹ cũng được cung kính đặc biệt tại La Vang ở quãng 30 km (cây số) mạn nam vĩ tuyến 17. Vì những lý do chính trị, ngôi nhà nguyện nhỏ mất hút trong rừng núi, bỗng trở nên một nơi hành hương cho toàn thể người Công Giáo Việt Nam, thậm chí là của toàn nhân dân Việt Nam! Được mệnh danh là "thành lũy thế giới tự do chống Cộng Sản", ngôi nhà nguyện khiêm tốn này vừa được nâng lên hàng vương cung thánh đường từ sau Đại Hội Thánh Mẫu, đã tiếp nhận vào tháng 8/1961 một cuộc hành hương khổng lồ nhất trong lịch sử chế độ Diệm. Ngày 16/8/(1961), tổng thống đích thân phó thác tương lai nước Việt Nam cho Đức Mẹ La Vang. Trước mặt 200,000 người hành hương, đầy đủ các giám chức của Giáo Hội, các bộ trưởng và công chức cao cấp, phần lớn không phải là Công Giáo, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục đã đọc lời kính dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ, sau cuộc rước kiệu không lồ.Nhằm biến La Vang thành một thứ Lộ Đức Việt Nam, hàng giám mục đã tổ chức sổ số La Vang để lấy cho được cỡ 10 triệu đồng dành cho việc xây cất nhà thờ mới với các tượng Thánh Giá và cái hồ "làm phép lạ". Vé số được phân phối cho các công chức, Công Giáo hay không cũng mặc, bằng cách khấu trừ tiền lương của họ. Các học sinh nghèo nhất tại các trường miền Nam cũng phải mua vé số. Một số vé được giao cho các xã phân phối. Tại Sàigòn, một bữa tiệc kiểu Mỹ được tổ chức, trong đó mỗi khách được mời phải đóng 2500 (2 ngàn rưỡi) đồng (ngang một tháng lương của công nhân gọi la để đóng góp cho Trung Tâm Quốc Gia La Vang. Danh sách các ân nhân "tự nguyện" của La Vang rất dài, với những người đứng đầu sổ là Phó Tổng Thống người Phật Giáo, các bộ trưởng, các tướng tá, mỗi người dâng cúng từ 10 ngàn đến 20 ngàn đồng. Đối với Nhà Nước cũng như Giáo Hội, La Vang không phải chỉ là một trung tâm tôn giáo mà còn là biểu thị của chế độ chống Cộng..” Trần Tam Tỉnh,Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: NXB Trẻ, 1978), 126-128.

Ngô Đình Diệm hôn nhẫn Hồng Y Agagianian

NDD hôn nhẫn Hồng Y Agagianian khi HY đến dự lễ dâng nước Việt Nam cho Vatican

7.-/ Biến chính quyền thành một tổ chức tội ác với những khu rừng hành động tham nhũng chưa từng có trong lịch sử. Tình trạng này đã được chúng tôi dành ra Chương 90 với tựa đề là “Vấn Nạn Tham Những Ở Miền Nam Trong Những Năm 1954-1975”, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Ngoài ra, vấn đề tham những ở miền Nam Việt Nam cũng đã được trình bày khá đầy đủ trong rất nhiều sách. Xin kể ra ít nhất có 10 nguồn tài liệu như sau:

- Sách Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Sàigòn: NXB Tuổi Trẻ 1978) của Linh-muc Trần Tam Tỉnh. Ông dành hẳn Chương III với nhan đề là Giáo Hội Trong Cơn Bão Bùng (các trang 118-180) để nói về vấn nạn tham những ở miền Nam trong những năm 1954-1975. Trong chương sách này, tác giả trình bày rõ ràng về vai trò chủ động và tích cực trong vấn nạn này là các nam nữ tu sĩ Ca-tô, à anh em, thân nhân nhà Ngô và băng đảng Cần Lao trong thời gian 1945-1975.

- Sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993) của cựu Tướng Đỗ Mậu cũng dành hẳn Chương XIII với nhan đề là “Tệ Trạng Tham Nhũng” (các trang 403-445). Chương sách này trình bày khá đầy đủ về những thủ đoạn và thành tích tham nhũng của anh em cũng như thân nhân nhà Ngô và băng đảng Cần Lao trong những Năm 1954-1963.

- Sách Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: 2000) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang cũng dãnh hẳn Chương 19 với nhan đề là “Tội Ác Lạm Quyền Để Ăn Chặn Tiền Viện Trợ, Hà Hiếp, Bóc Lột Nhân Dân Và Cướp Đoạt Tài Sản Quốc Gia” (các trang 399- 431) của bạo quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm. Đặc biệt là chương sách này có kê khai rõ ràng những khoản tài sản kếch sù của anh em nhà Ngô như Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Nhu, và Nguyễn Văn Bửu.

- Sách The Politics of Heroin in Southeast Asia (New York: Harper Colophon Books Harper & Row, Publishers, 1972 của tác giả Alfred W. McCoy dành toàn bộ Chương 5 với nhan đề là “South Vietnam: Narcotics in the Nation’ s Service” (gồm các trang 149-222) để nói về vấn để buốn bán ma túy.

- Sách The Deaths Of The Cold War Kings – The Assasinations OF Diem & JFK (Baltimore: Cemetery Dance Publications, 2000) của 2 tác giả Bradley S. O’ Leary và Edward Lee nói rõ Cố Vấn Ngô Đình Nhu trực tiếp điều hành các dịch vụ mua thuốc phiện sống ở Ai Lao đem về Sàigòn và biến chính quyền miền Nam Việt Nam thành một trung tâm cung cấp thuốc phiện sống cho trung tâm biến chế thuốc phiện sống thành bạch phiến tại Marsaeille ở Pháp.

- Sách Việt Nam Niên Biểu 1939- 1975 Tập I – C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000) của tác giả Chính Đạo, viết:

“Ngày 6/4/1960: Durbrow (Đại Sứ Mỹ ở Sàigòn) than phiền về sự lộng hành của Cần Lao.” Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939- 1975 Tập I – C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 172.

- Sách Công Và Tội (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1992) của ông Nguyễn Trân, cũng nói đến những vụ tham nhũng trong các chính quyền Sàigòn nơi các trang 201, 373, và 483-487.

- Sách Việt – Nam Một Trời Tâm Sự (Alamitos, CA: Xuân Thu, 1987) của cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi, dành hẳn 57 trang (45-102) để nói về tội ác cướp rừng của Ngô Đình Thục và những hành động lộng quyền của Ngô Đình Cẩn, nơi các trang 45-102.

- Sách Việt Nam Nhân Chứng (Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989) của cựu Tướng Trần Văn Đôn, nơi trang 248-249, nói về chuyện Ngô Đình Cẩn có 6 triệu Mỹ kim (ắn cướp của dân) để trong nhà Ngân Hàng Thụy đem dâng cho Nhà Thờ Cứu Thế.

- Sách Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (San Jose, California: Quang Vinh $ Kim Loan & Quang Hiếu, 1994) của tác giả Hoàng Ngọc Thành & Thân Thi Nhân Đức, nơi trang 191, nói rõ chuyện Giám Mục Ngô Đình Thục gửi 70 ngàn Mỹ kim trong một nhà ngân Hàng ở Ý Đại Lợi do một số người thân cận đứng tên và bị họ chiếm đoạt mất.

- Sách Our Own Worst Enemy (New York: W.W. Norton & Company Inc, 1968) của tác giả William J. Lederer, ở nơi trang 165 có nói đến chuyện bà Ngô Đình Nhu gửi một nhà ngân hàng ngoại quốc tới một khoản tiền khổng là 18 tỷ Mỹ Kim. Hiển nhiên đây là tiền ăn cướp của nhân dân miền Nam.

8.-/ Tổ chức buôn thuốc phiện lậu và biến miền Nam thành trung tâm cung cấp thuốc phiện sống cho trung tâm biến chế thuốc phiện sống thành bạch phiến ở Marseille, Pháp). Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 91 “Vấn Nạn Buôn Bán Ma Túy” (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH91.php), sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.

9.-/ Ngày 30/11/1961, TT Ngô Đình Diệm lại hồ hởi đồng loã với quân đội Mỹ trong việc sử dụng chất độc da cam rải xuống đồng ruộng và rừng cây trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

“Ngày 30/11/1961, Tổng Thống John F. Kennedy phê chuẩn cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này được Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng Thống Nam Việt Nam ủng hộ nhiệt liệt. Diệm cho rằng ông ta “biết cộng sản ở đâu” và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công mĩ mãn.(20) Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005), tr. 35.

Vì thế mà chiến dịch khai quang này được quân đội Mỹ cho tiến hành trên đất nước Việt Nam và hậu qủa ghê gớm của chiến dịch này được sách sử ghi nhận như sau:

“Quân đội Mỹ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.” (21) Nguyễn Văn Tuấn, Sđd., tr 171.

Tội ác này còn ghê gớm và khủng khiếp gấp ngàn lần so với tội ác tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân miền Nam bằng bạo lực như đã nói ở trên, vì rằng hậu quả của hành động tội ác này cho đến ngày nay  vẫn còn tác hai cho người dân Việt Nam và đất đai canh tá, và rừng cây trong những vùng bị ảnh hưởng. Vì thế  mà sách sử nước ngoài mới ghi nhận con chiên Ngô Đình Diệm là một trong 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.(22) Nigel Cawthorn, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), tr 167-168.

Chính vì những tội ác dã man giết hại quá nhiều người như vậy cho nên quân dân miền Nam mới đứng lên làm lịch sử, lật đổ chế độ bạo quyền khốn nạn này, lôi cả Ngô Đình Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đánh đập và đâm chết vào sáng sớm ngày 2/11/1963. Tên em út cúa nhà Ngô là con chiên Ngô Đình Cẩn mà người dân Việt Nam thời đó gọi là “lãnh chúa miền Trung” cũng bị chính quyền Nguyễn Khánh xử tử vào sáng ngày 9/5/1964.

Đối với các nhà cầm quyền cai trị đất nước, truyên thống của dân ta là:

Thương dân, dân lập bàn thờ,
Hại dân, dân đái xuống mồ thấu xương.

Chính vì cái truyền thống này mà khi làm mồ mả cho  thân nhân ruột thịt của anh em nhà Ngô và bọn con chiên hoài Ngô mới quyết định không ghi rõ danh tính của hai thằng bạo chúa Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu mà chỉ ghi vỏn vẹn có mẫy chữ Giacobê Đệ và Gioan Baotixita Huynh mà thôi!

*

*   *

KẾT LUẬN:

Từ trước tới nay, tôi nhận thấy hầu  như tất cả các sách sử Việt Nam do người Việt Nam biên soạn đều không nói tới vai trò của Giáo Hội La Mã hay giáo triều Vatican đã liên tục can thiệp vào nội tình Việt Nam một cách vô cùng thô bạo, ngoại trừ các tác giả dưới đây:

1.-/ Tiến-si Cao Huy Thuần với cuốn Les Missionaires Et La Politique Coloniale Francaise Au Vietnam (1857-1914). Heaven, CT: Yale Southeast Asia Studies, 1990 hay  Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân tại Việt Nam. Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988.

2.-/ Tiến-sĩ Nguyễn Xuân Thọ với cuốn Bước Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1995).

3.-/ Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu với bộ sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 (Hoston, TX: Văn Hóa, 1999 và 2000).

Chú ý rằng cả ba ông Tiến Sĩ này đều tốt nghiệp ở các đại học Pháp hoặc Mỹ về ngành Sử học. Nghĩa là các đại học ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 không hề đề cập hay dạy về những hành động can thiệp vào nội tình Việt Nam của Giáo Hội La Mã từ giữa thế kỷ thứ 17 cho đến sau này, ít nhất là đến năm 1975.

Vấn đề Giáo Hội La Mã đã liên tục can thiệp công khai vào nội tình Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày 30/4/1975 đã được chúng tôi trình bày rất rõ ràng trong các sách:

1.-/ Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã, (đã được phổ biến trên sachhiem.net)

2.-/ Tâm Thư Gừi  Nhà Nước Việt Nam (đã được phổ biến trên sachhiem.net)  và

3.-/ Bộ Mặt Thật Cực Kỳ Ghê Tởm Của Giáo Hội La Mã (sẽ được phổ biến trong một ngày gần đây).

4.-/ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, Texas: Văn Hóa, 2000)

5.-/ Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, Texas: Đa Nguyên, 2004)

6.-/ Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam (online)

7.-/ Người Việt Nam và Đạo Giê-Su (online, viết chung với GS Trần Chung Ngọc)

8.-/ Mối Ác Cảm của Nhân Dân Thế Giới (online)

Căn cứ vào các tài liệu trên đây và rất nhiều tài liệu khác, chúng tôi  đã làm xin tóm lược về chính quyền Bảo Đại trong những năm 1948-1955 cũng như các chính quyền miền Nam Viên Nam trong những năm 1954-1975 và quân đội của các chính quyền này như sau:

Anthony Drapier
TGM Anthony Drapier
Linh-mục Thierry d’ Argenlieu
Linh-mục Thierry d’ Argenlieu

Không ai phủ nhận được chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 là hậu thân của cái gọi là “chính quyền Quốc Gia” do Liên Minh Pháp-Vatican nặn ra theo ý kiến của đại diện Tòa Thánh Vatican tại Huế là TGM Anthony Drapier, và của cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu lúc đó còn nắm giữ chức vụ Cao Uỷ Đông Dương (17/8/1945 -15/3/1947). Chính quyền này chính thức được cho ra đời vào ngày 2/6/1948 với cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng bù nhìn. Các nhà viết sử Âu Mỹ  gọi cái sản phẩm này của Liên Minh Pháp – Vatican là “Giải Pháp Bảo Đại” (The Bao Dai Solution) và cụ Trần Trọng Kim gọi là “một thứ cũi chó mạ vàng” (Bùi Nhung, Thối Nát (Houston, TX: Xuân Thu, 1976), tr. 97-100) Toàn bộ các cơ quan chính quyền và quân đội của cái gọi là “chính quyền quốc gia” này, từ công việc tổ chức, trang bị, huấn luyện nhân viên cho đến tất cả các phí khoản trả lương hàng tháng cho nhân viên chính quyền và quân nhân trong quân đội đều do chính quyền Pháp đài thọ. Chính phủ này chỉ có một việc làm duy nhất là nhắm mắt thi hành những lệnh truyền của Liên Minh Pháp – Vatican đưa ra. Việc ban hành Dụ số 10 vào ngày 6 tháng 8 năm 1950 là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này.

Kể từ năm 1950, vì phải đối phó với làn sóng Cộng Sản đang bành trướng ở Âu Châu cũng như ở Á Châu, Hoa Kỳ nhẩy vào tiếp tay cho Liên Minh Pháp – Vatican tái chiếm Đông Dương bằng cách viện trợ cho Pháp chống lại cuộc Kháng Chiến của nhân dân ta đang chuyển sang giai đoạn tổng phản công.

Sự kiện này được sử gia Vũ Ngự Chiêu dưới bút hiệu Chính Đạo ghi nhận như sau:

24/4/1950: … Washington D.C.: Truman phê chuẩn NSC 64, tức “Vị thế Liên Bang Mỹ ở Đông Dương” (FRUS, 1950, VI: 745-47).

Dựa trên NSC 48, kế hoạch này khẳng định “tất cả các phương tiện thực tế phải được sử dụng để ngăn chặn sự bành trướng của CS tại Đông Nam Á.”

Căn bản lý luận là một hình thái sơ khai của thuyết “domino”. Những quốc gia lân cận như Thái Lan và Miến Điện có thể bị CS thống trị nếu Đông Dương rơi vào tay chính phủ mà Cộng Sản khống chế. Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu Liên Quân, và Bộ Ngoại Giao đều đồng ý là trên phương diện chiến lược, Đông Dương là vùng chìa khóa của Đông Nam Á và Mỹ cần gửi gấp viện trợ quân sự cũng như kinh tế (Gravel: I: 363-366).” Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập B: 1947-1954) (Houston, TX: Văn Hóa 1997), tr 178.

“8/5/1950: Washington D.C., TT Truman công bố đã quân viện cho Pháp ở Đông Dương, và số lượng ngày càng tăng. Mục đích để giúp Pháp đánh Việt Minh. Ngoại trưởng ACHESON cũng tuyên bố viện trợ trực tiếp cho ba nước Đông Dương, đồng thời tiếp tục viện trợ cho Pháp. Nước Mỹ nhận hiểu rằng vấn đề Đông Dương tùy thuộc vào cả hai vấn đề vãn hồi trật tự và việc phát triển tinh thần quốc gia và sự giúp đỡ của Mỹ có thể và cần đóng góp vào hai mục tiêu này (FRUS, 1950, VI: 812).” Chính Đạo Sđ., tr 181.

Vấn đề này cũng được cụ Đoàn Thêm ghi trong cuốn 1945-1965 - Việc Từng Ngày Hai Mươi Năm Qua như sau:

“6/5/1950: Robert Blum, Trường phái Đoàn Kinh Tế Mỹ, tới Sàigòn và họp báo cho biết: Viện trợ kinh tế cho các Quốc Gia Liên Kết là 23.500.000 Mỹ kim, trong tài khóa 6/1950 – 6/1951; Viện trợ quân sự bằng võ khí quân sự sẽ giao cho quân đội Liên Hiệp Pháp.” Đoàn Thêm, 1945-1965 - Việc Từng Ngày Hai Mươi Năm Qua (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1980?), tr. 72.

Nhờ có Hoa Kỳ chi viện, chính quyền Pháp mới tìm cách thành lập một đạo quân người Việt  vừa tốn phí ít hơn vì số tiền trả hàng tháng cho một người lính Việt chi bằng khoảng 1/7 hay ít hơn số tiền trả cho một người lính Pháp, vừa để thay thế quân đội  người Pháp vì lúc bấy giờ, ở chính quốc Pháp, phong trào phản chiến đang dâng cao, thanh niên Pháp không chịu đi lính sang chiến đấu ở Đông Dương. Nói về quyết định của chính quyền Pháp cho thành lập quân đội người Việt, sách Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1955 viết:

“Ngày 11/5/1950, quốc hội Pháp mới chấp thuận cho Việt Nam được thành lập quân đội do lời đề nghị của thủ tướng Pháp. Cùng trong ngày này tại Việt Nam, thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố thành lập quân đội quốc gia chống Cộng. Thủ tướng chính phủ đặt kế hoạch thành lập một quân đội gồm 60,000 người, với một nửa là chính quy và một nửa là phụ lực quân. Nhiệm vụ đầu tiên của quân đội là bình định là gánh vác một phần nhiệm vụ tác chiến thay thế quân Pháp.

Tháng 6, những đồ viện trợ quân sự của Mỹ chính thức thông báo cho quân đội VIệt Nam.” Phòng 5/ Bộ Tổng Tham, Sđd., tr. 192-193.

Phần trình bày trên đây, cho chúng ta thấy rõ:

1.-/ Từ ngày 1/10/1946 cho đến ngày 11/5/1950, đạo quân người Việt do người Pháp lập ra, huấn luyện và chỉ huy để đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican.

2.-/ Từ ngày 11/5/1950 cho đến tháng 7/1954, đạo quân người Việt này trở thành đạo quân đánh thuê cho Hoa Kỳ qua sự bao thầu và chỉ huy bởi người  Pháp.

3.-/ Từ tháng 7/1954 đến những ngày rã ngũ tan hàng (11/3/1975 - 30/4/1975), đạo quân người Việt này trở thành đạo quân đánh thuê cho Liên Minh Mỹ - Vatican qua sự chi tiền, trang bị, huấn luyện, trả lương hàng tháng và chỉ huy trực tiếp của người Hoa Kỳ với sự trợ giúp chỉ đạo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Việc Hoa Kỳ viện trợ cho Liên Minh Pháp – Vatican trong cuộc chiến tái chiếm đông Dương như trên là nguyên nhân khiến cho chính quyền Kháng Chiến Việt Nam nêu cao khấu hiệu vừa chống Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican, vừa chống cả chính sách can thiệp vào Việt Nam của Đế Quốc Mỹ.

Sau khi Mỹ đến thay thế Pháp, cũng lại cấu kết với Vatican để đưa con chiên Ngô Đình Diệm lên thay thế ông Bảo Đại, chính quyền quốc gia còn được gọi là chính quyền miền Nam Việt Nam hay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Cũng từ đó, toàn bộ các cơ quan chính quyền và quân đội của miền Nam, từ công việc tổ chức, trang bị, huấn luyện nhân viên và trả lương hàng tháng cho nhân viên chính quyền (từ anh tùy phái cho đến ông tổng thống) và quân nhân (từ anh binh nhỉ cho đế ông Đại Tướng giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng) trong quân đội đều do chính quyền Hoa Kỳ đài thọ và nắm quyền chỉ huy, đúng như ông Trưởng Phái Đoàn Cố Vấn Quân Sự Mỹ ở Sàigon là Tướng John O’ Daniel tuyên bố “Ai chi tiền thì nguời đó chỉ huy” (Who pays, commands).

Sự kiện này cũng được ông Nguyễn Tiến Hưng ghi lại trong cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy với nguyên văn như sau:

“Ngay từ lúc Mỹ nhúng tay vào miền Nam cũng đã có sự bất đồng ý về chiến thuật giữa cố vấn Mỹ và tướng lãnh Miền Nam. Trong một buổi họp, viên tư lệnh Mỹ ở Miền Nam, Tướng O’ Daniel đã nói toạc ra là “ai chi tiền thì người đó chỉ huy” (who pays, commands). Rồi khi chiến tranh leo thang, sứ mệnh Hoa Kỳ được xác định là chiến đấu, sứ mệnh quân đội Miền Nam là gìn giữ an ninh. Vì thế quân đội Mỹ đã theo một chiến thuật gọi là “tìm và diệt địch” (search and destroy). Báo chí Mỹ đã riễu cợt quân đội Miền Nam là họ chỉ theo chiến thuật là “tìm và né địch” (search and avoid).” Nguyễn Tiến Hưng, Khi Đồng Minh Tháo Chạy, (San Jose, CA: Hứa Chấn Minh, 2005), tr 454.

Thông thường, bất kỳ cá nhân hay thế lực nào khi phải chi ra một số tiền lớn để tiến hành một kế hoạch hay dự án nào đó, thì cũng phải có sổ sách ghi rõ những khoản tiền nào chi cho việc gì hay vấn đề gì. Việc Mỹ chi tiền nuôi dưỡng chính quyền và quân đội miền Nam cũng phải đều được “itemized” (ghi rõ từng khoản chi tiêu) và ghi rõ danh tánh của từng người trong sổ lương của chính quyền Hoa Kỳ. Đây là cái lý đương nhiên (common sense) không ai có thể phủ nhận hay phản bác được.

Cũng vì cái lý đương nhiên này mà các nhà viết sử đều ghi nhận chính quyền miền Nam là chính quyền tay sai của Hoa Kỳ và quân đội Miền Nam là đạo quân đánh thuê của Liên Minh Mỹ - Vatican. Tính chung cho tất cả các khoản tiền chi ra để thuê mướn côn nhân viên  chính quyền  Sàigon và quân đội miền Nam từ năm 1954 cho đến ngày 30/4/1975, Hoa Kỳ đã bỏ ra tới 200 tỷ Mỹ Kim. Sự kiện này được ông Lê Xuân Khoa ghi lại trong cuốn Việt Nam 1945-1995 - Tập I với nguyên văn như sau:

“Hoa Kỳ chi phí 200 tỉ đô la và thiệt hại 58,000 binh sĩ nhưng vẫn phải chịu thất bại và bỏ cuộc; Việt Nam Cộng Hòa chết hơn một trăm ngàn quân và gần nửa triệu dân để rồi bị Hoa Kỳ bỏ rơi và sụp đổ thảm thương…” Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1995 - Tập I (Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004), tr 26.

Trước ngày 30/4/1975, miền Nam Việt Nam nằm  dưới quyền sinh sát của các chính quyền tay sai của Liên  Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican, và miền Bắc lo dồn hết nỗ lực vào cuộc chiến giải phóng miền Nam đem lại thống nhất cho đất nước. Vì thế mà các nhà viết sử ở cả hai miền Nam và Bắc đều không có cơ hội biên soạn một bộ sách lịch sử đầy đủ nói lên tất cả những vai trò của các thế lực nước ngoài như Pháp, Vatcan, Trung Hoa, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã can thiệp vào nội tình Việt Nam một cách vô cùng thô bạo mà điển hình là quốc gia Vatican tức Giáo Hội La Mã với những khu rừng tội ác chống lại nhân  loại trong gần hai ngàn năm qua và chống lại dân tộc Việt Nam liên tục từ thế kỷ 17 (từ khi Linh Mục Dòng Tên Alexandre de Rhodes đến Việt Nam hoạt động vào giữa thập niên 1620 cho đến ngày nay.) 

Lời cuối

Thiết tưởng rằng, từ ngày 30/4/1975, đất nước ta đã sạch bóng quân thủ, và nhà nước Việt Nam đã cho thành lập một ủy ban đảm trách công việc biên soạn một bộ Lịch Sử Việt Nam do Giáo Sư Tiến Sĩ Sử Học Phan Huy Lê làm tổng chủ biên, thì bộ sách lịch sử này phải nói lên những sự thật lịch sử đúng với các bản chất của từng thế lực, phe phái trên chính trường cũng như trên chiến trường  ở Việt Nam từ năm 1858 cho đến ngày 30/4/1975, trong đó phải kể đến triều đình nhà Nguyễn, các lực lượng nghĩa quân kháng chiến tự phát từ trong đại khối nhân dân Việt Nam, các thế lực ngoại thù (Vatican, Pháp, Nhật, Trung Quốc và Hoa Kỳ), và các thế lực bản địa được giặc dựng nên và nuôi dương để làm tay sai cho giặc.

Thánh nhân còn có khi lầm. Ở trên cõi đời này, là con người,  dù thông minh, tài giỏi đến đâu thì cũng có khi lầm lẫn. Mong rẳng tất cả quý vị trong đội ngũ ban biên soạn bộ sách sử này hãy đọc lại để xét xem nếu có sai lầm hay thiếu sót thì cho điều chỉnh hoặc bổ túc, đặc biệt những hành động của giáo triều Vatican đã liên tục can thiệp vào nội tình Việt Nam một cách hết sức thô bạo từ giữa thế kỷ 17, khởi đầu là Linh Mục gián điệp Dòng Tên Alexander de Rhodes. Ông ta là tác giả cuốn Phép Giảng Tám Ngày (Roma: Bộ Truyền Giáo Roma, 1651), và thu thập những tin tức tình báo chiến lược tại Việt Nam, gửi về Vatican dùng làm tài liệu. Sau đó giáo triều Vatican lại gửi ông ta đến triều đình Pháp thuyết phục Vua Louis XIV cấu kết với Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa, nhưng không thành công. Nhiều hơn nữa, xin đọc Chương 5 có nhan đề là “Vatican Trong Nỗ Lực Thuyết Phục Pháp Đánh Chiếm Việt Nam” (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_05.php), sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam.

Chúng tôi không có hoàn cảnh đọc hết bộ sách này, cho nên không biết còn những sai lầm hay thiếu sót nào ngoài chỗ trang 200, tập 12, nói về cuộc “cái cách điền địa" của chính quyền Ngô Đình Diệm, một thiếu sót vô cùng quan trọng như đã nêu trên. Thiết tha kính mong ban biên tập, đặc biệt là tác giả Trần Đức Cường, tác giả của Tập 12:

Thứ nhất, cho bổ túc phần thiếu sót trên đây vào trang sách nói về cuộc “Cải Cách Điền Địa” của chính quyền Ngô Đình Diệm. Lý do: Phần này rất quan trọng vì nó nói  lên vai trò của Giáo Hội La Mã  trong việc hình thành các chính quyền miền Nam, và ở hậu trường các chính quyền đó trong thời gian 6/1948-4/1975.

Thứ hai, kiểm soát lại phần nói về những việc làm tội ác của chính quyền Ngô Đình Diệm trong những năm 1954-1963, nếu thấy rằng phần này có nhưng nói không đủ tất cả những việc làm mà chúng tôi nêu lên ở trên, thì xin quý ông bổ túc đầy đủ để cho phần này được hoàn hảo thêm.

Thứ ba, trong trường hợp nếu có sai lầm và thiếu sót nhiều quá, chúng tôi thiết tha kính xin ông tổng chủ biên Phan Huy Lê và  ông chủ biên Trần Đức Cường nên cứu xét và biên soạn lại phần nói về chính quyền Bảo Đại và các chính quyền miền Nam từ ngày 17/8/1945 cho đến ngày 30/4/1975 [với việc bổ nhâm cựu linh-mục Thiery d’ Argenlieu nắm giữ chức vụ Cao Uy Đông Dương cùng với sự kiện Tổng Giám Mục Antoni Drapier đại diện giáo triều Vatican tại Huế khởi xuất đề nghị đưa Bảo Đại lên thành lập chính quyền tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican.]

Trân trọng,

Nguyễn Mạnh Quang

________________________________________

Sau đây là phần nói chuyện (kỳ 10) đăng trên youtube.com

https://www.youtube.com/watch?v=CpoaeUa0WJk

Nguyễn Mạnh Quang