●   Bản rời    

Mốc Thời Gian của Các Biến Động Trung Đông và Bắc Phi (Lý Thái ghi)

Mốc Thời Gian của

Các Biến Động Trung Đông và Bắc Phi

Lý Thái sưu tầm

http://sachhiem.net/LTX/LyThaiTS05.php

20 tháng 3, 2011

 

 

Những biến động liên tục xảy ra nhanh chóng ở Tunisia, Ai Cập, và các nơi khác ở miền bắc châu Phi và Trung Đông trong tháng vừa qua có thể khó hiểu và khó theo dõi. Sổ tay này được ghi vào giữa tháng hai, 2011 ghi nhận sơ lược những việc đã xảy ra theo dòng thời gian.

February 11

  • EGYPT -- Tổng thống Hosni Mubarak đã "quyết định từ chức tổng thống Ai Cập, và đã giao cho Hội đồng các lực lượng vũ trang để điều hành công việc của đất nước. Phó Tổng thống Suleiman nói với đám đông reo mừng trong tiếng hô "Xin Allah hướng dẫn chúng tôi".

February 10

  • EGYPT -- Mặc dù những báo cáo ban đầu cho rằng hôm nay Tổng thống Hosni Mubarak sẽ từ chức và phó Tổng thống Omar Suleiman sẽ lên làm Tổng thống, Mubarak công bố trên truyền hình toàn quốc rằng ông ta sẽ chuyển giao quyền lực cho Suleiman, nhưng ở lại làm Tổng thống.

February 9

  • EGYPT -- Trong khi nhiều nơi ở Cairo bắt đầu trở lại bình thường, hàng nghìn công nhân trong thành phố ủng hộ những người phản đối, đe dọa bắt đầu một cuộc đình công lớn.

February 8

  • EGYPT -- Wael Ghonim, uỷ viên ban quản trị web Google, người giúp cuộc nổi dậy bùng nổ được lực lượng an ninh Ai cập thả ra sau nhiều ngày bị giam giữ.

February 6

  • KUWAIT -- Trong một sự nỗ lực khả dĩ để ngăn chặn trước những cuộc biểu tình hôm Thứ Ba, tiểu vương Kuwait chấp nhận sự từ chức của bộ trưởng Bộ Nội Vụ, Sheikh Jaber al-Kaled al-Sabah. Tuy nhiên, một số nhà phê bình của chính phủ nói sự từ chức của một bộ trưởng không đủ. Jamaan al- Harbash, thành viên đối lập của quốc hội nói Giải quyết " Cuộc khủng hoảng chính trị cần chính phủ phải thực sự từ chức."
     
  • EGYPT -- Sau những cuộc nói chuyện giữa những nhóm đối lập và các viên chức chính phủ, những người đại diện nhóm "Huynh Đệ Hồi Giáo" nói không thấy có những sự nhượng bộ quan trọng.

February 5

  • EGYPT -- Lãnh đạo Đảng Dân Chủ Quốc Gia từ chức.

February 4

  • JORDAN -- Mặc dầu hàng trăm người tổ chức chống chính phủ chống đối tân Bộ Trưởng Marouf al-Bahkit, nhóm đối lập Hồi giáo nói muốn đưa ra một thời hạn nào đó để ông ta thực hiện những cải cách.
     
  • SYRIA -- Không có người nào xuất hiện để tham dự một cuộc biểu tình ở thủ đô Damascus như đã dự trù. Những người xuất hiện là những cảnh sát mặc thường phục được phái  đến  bố trí ở những nơi quan trọng trong thủ đô Syria..

February 3

  • EGYPT -- Trong một bài diến văn được phổ biến trên đài tuyền hình toàn quốc, Phó Tổng Thống Omar Suleiman (vừa mới đựợc bổ nhậm) nói với nhân dân Ai Cập rằng,  những đòi hỏi của những người chống chính quyền là “chính đáng” và rằng ông đã sắp đặt một “lộ đồ” để thực thi những đòi hỏi này của họ.

    Tờ New York Times cho biết rằng Tòa Bạch Ốc đang bàn thảo với chính quyền Ai Cập về một kế hoạch theo đó thì Tổng Thống Hosni Mubarak sẽ từ chức ngay tức thì và tân Phó Tổng Thống Omar Suleiman sẽ đảm nhiệm việc điều hành chính quyền chuyển tiếp. 
     
  • YEMEN -- Một “Ngày Thịnh nộ” với hơn 20 ngàn người phản đối tại thủ đô đã chấm dứt trong hòa bình dù rằng những người tô chức cuộc chống đối này vẫn hứa rằng sẽ tổ chức phản đối như vậy vào mỗi Thứ Năm cho tới khi Tổng Thống Ali Abdullah Saleh từ chức.
     
  • ALGERIA -- Hôm nay, Tổng Thống Abdelaziz Bouteflika loan báo rằng ông sẽ bãi bỏ luật tuyên bố quốc gia ở trong tình trạng khẩn cấp. Luật này đã được thi hành gần hai muơi năm qua. Đây là đòi hỏi quan trọng của những người phản đối diễn hành tới thủ đô của đất nước.

February 2

  • EGYPT -- Theo ông Bộ Trưởng Y Tế Ai Cập Ahmed Hosni, hôm nay, trong các cuộc đụng độ giữa hai đám đông dân chúng ủng hộ và chống chính quyền ở Cairo và ở Alexandria, có ít nhất một người thiệt mạng và 403 người bị thương.

    Trong khi đó, hôm nay, tại cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc, ông Giám Đốc Báo Chí Robert Gibbs nói rằng bạo động ở Ai Cập phải được chấm dứt, rằng Tổng Thống Hosni Mubarak phải khởi sự tiến hành việc chuyền nhượng quyền hành ngay từ bây giờ.
     
  • YEMEN -- Tổng Thống Abdullah Saleh loan báo rằng ông sẽ không ra tái ứng cử và cũng không tìm cách chuyển quyền cho người con trai của ông khi nhiệm kỳ tổng thống này của ông chấm dứt vào năm 2013. Mặc dù ông loan báo như vậy, những người chống đối vẫn còn họach định một “Ngày Thịnh Nộ” để phản đối vào ngày Thứ Năm.
     
  • JORDAN -- Mặc dù là trong tuần lễ này đã bổ nhậm ông Maruf Bakhit nắm giữ chức thủ tướng với chỉ thị là phải đưa ra một chương trình cải cách “thực sự” về chính trị, nhưng Mặt Trận Hồi Giáo Hành Động, một nhóm chính trị lớn nhất của quốc gia này, vẫn tổ chức quần chúng phản đối vào ngày Thứ Sáu để ghi dấu ngày bổ nhậm ông Bakhit nắm giữ chức thủ tướng. 
     
  • SYRIA -- Vào khỏang 11 ngàn người tham gia trang Facebook nói về Cuộc Cách Mạng Syria 2011, trong đó có lời kêu gọi nhân dân tham dự ngày phản đối được tổ chức vào ngày Thứ Sáu.

February 1

  • EGYPT -- Qua đài truyền hình toàn quốc, Tổng Thống Hosni Mubarak loan báo rằng ông sẽ không tìm cách ra ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng ông sẽ tiếp tục nắm quyền cho đến ngày bầu cử diễn ra.

    Hàng trăm ngàn người dân Ai Cập đỏ xô ra đường phố thủ đô Cairo đòi phải chấm dứt chức vụ tổng thống của ông Murbarak.' 
     
  • JORDAN -- Vua Abdullah II giải tán chính phủ và bổ nhậm ông Marouf al-Bakhit làm thủ tướng để thành lập tân nội các hầu có thể thực thi các chính sách cải cách về chính trị và “và sửa sai những lỗi lầm trong quá khứ”.

January 31

  • EGYPT -- Bộ Ngoại giao đang yêu cầu thả sáu nhà báo Al-Jazeera  đã bị  chính quyền Ai Cập bắt giữ ngày hôm nay. "Chúng tôi đang quan tâm đến việc đóng cửa tờ Al-Jazeera của Ai Cập và bắt giữ phóng viên của họ. Ai Cập phải cởi mở và thả các phóng viên," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao PJ Crowley tuyên bố sáng nay.

    Bộ Ngoại giao cũng thông báo kế hoạch di tản ít nhất 900 người Mỹ  ra khỏi Ai Cập  ngày hôm nay và thêm những người Mỹ ngày mai. Khoảng 500 người đã được sơ tán vào giữa trưa giờ miền Đông, và ít nhất 1.200 người Mỹ đã được sơ tán vào cuối ngày. .

    Trong khi đó, tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tuyên bố chủ trương "phản đối toàn bộ nội các mới" đã được tuyên thệ nhậm chức ngày hôm nay.

    Phó Chủ tịch Ai Cập mới Omar Suleiman cho biết trên đài truyền hình nhà nước cuối ngày Thứ Hai rằng ông đã được phép bắt đầu nói chuyện với phe đối lập để làm việc cải cách hiến pháp và chính trị, theo tờ The New York Times, lời thông báo  này "không nóidanh tính nhân vật  mà ông Suleiman đưa  ra  và cũng không nói rõ người đó có được phe chống đối chấp nhận hay không."

    Ngoài ra, quân đội Ai Cập đã thông báo rằng họ sẽ không sử dụng vũ lực trong quá trình kêu gọi ngày 1 tháng hai "diễu hành hàng triệu" ở Cairo.
     
  • ALGERIA -- Theo cơ quan thông tấn AFP, hơn 10.000 người biểu tình phân tán một cách hòa bình tại thị trấn phía bắc Bejaia sau khi   "những khẩu hiệu có cảm hứng từ Tunisia", Ở những nơi khác ở Algeria, một nhóm ủng hộ dân chủ công bố kế hoạch tiến vào Algiers vào ngày 12 tháng hai.
     
  • YEMEN -- Hàng ngàn người biểu tình tập trung tại hai khu vực nông thôn để tiếng nói đối lập với đảng cầm quyền của Tổng thống Ali Abdullah Saleh. Các nhóm đối lập tuyên bố cuộc biểu tình trên toàn quốc vào ngày Thứ Năm.

January 30

  • EGYPT -- Mohamed ElBaradei, lãnh đạo phe phản đối Ai Cập đến trung tâm bất ổn chính trị ở Cairo trong khi đó  những người biểu tình vẫn tiến hành mà không đụng độ với quân đội. ElBaradei cho biết trên các chương trình tin tức truyền hình Mỹ rằng Tổng thống Obama cần phải nhanh chóng kêu gọi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức nói rằng nhà lãnh đạo  Ai Cập  với 30-năm tại quyền mà không có chút nào  về thành tích dân chủ hóa chính quyền cả.

    Ở Washington, DC, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton nhấn mạnh lợi ích của Mỹ phù hợp với những người biểu tình đòi phải có lãnh đạo mới và tách rời liên hệ giữa chính quyền Obama với Mubarak. Bà Clinton hoàn toàn ủng hộ việc Mubarak từ bỏ quyền lực nhưng kêu gọi "một sự chuyển tiếp có trật tự để đáp ứng nhu cầu dân chủ và kinh tế của người dân."

    Cũng tại Washington, Thượng nghị sĩ John McCain kêu gọi chính quyền Obama đẩy mạnh mức độ cam kết, nói rằng tình trạng bất ổn chính trị của Ai Cập thể hiện một ngòi nổ nguy hiểm có thể đưa đến một chế độ cấp tiến cực đoan.

January 29

  • EGYPT -- Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak bổ nhiệm tổng giám đốc cơ quan tình báo Omar Suleiman làm phó Tổng Thống của Ai Cập. Suleiman là người đầu tiên bổ nhiệm vào vị trí này kể từ khi Mubarak nhậm chức năm 1981. Suleiman từ lâu đã được coi là một người có khả năng thay thế Mubarak, theo tiểu sử trong các tờ "The Atlantic," "Foreign Policy" và "The Los Angeles Times."

    Ở Washington, DC, người biểu tình tập trung bên ngoài đại sứ quán Ai Cập, vẫy cờ Ai Cập và kêu gọi Mubarak  từ chức. 
     
  • YEMEN -- Một cuộc chống đối nhỏ chuyển thành bạo lực, khi người biểu tình, những người đã diễn hành tới đại sứ quán Ai Cập tại thủ đô San'a, đụng độ với lực lượng an ninh.

January 28

  • EGYPT -- ElBaradei, người sau đó bị quản thúc tại gia, và những người ủng hộ ông bị tấn công bởi lực lượng an ninh sau buổi cầu nguyện hôm Thứ Sáu. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã kêu gọi cả hai chính phủ Ai Cập và người biểu tình thể hiện sự kiềm chế. Những người biểu tình lờ đi lệnh giới nghiêm của chính phủ. Chính phủ cắt hết các đường dây Internet trong nước. Cuối ngày, Mubarak tuyên bố ông sẽ thay chính phủ của ông bằng nội các mới để cố gắng đáp ứng đòi hỏi thay đổi của quốc gia. Sau thông báo của Mubarak, Tổng thống Obama đã nói chuyện với Mubarak qua điện thoại và gửi ý kiến riêng của ông, kêu gọi những người biểu tình và chính phủ tránh bạo lực và nhắc ông Mubarak giữ lời hứa của ông về việc cải cách.

January 27

  • EGYPT -- ElBaradei  từ nhà của ông ở Vienna trở về Ai Cập kêu gọi Mubarak từ chức.
     
  • YEMEN -- Hàng chục trong số hàng nghìn những người phản đối tiến đến thủ đô chống lại Tổng thống Saleh.

January 26

  • TUNISIA -- Tunisia đã yêu cầu tổ chức cảnh sát quốc tế giúp đỡ bắt giữ Ben Ali và gia đình để xét xử  về tội phạm trộm cắp và tiền tệ, Bộ trưởng tư pháp cho biết như thế.

January 24

  • TUNISIA -- Các chính trị gia đã bắt đầu thảo luận về việc thành lập một hội đồng để giám sát chính phủ lâm thời. Nhiệm vụ là để bảo vệ cách mạng "hoa lài" lật đổ Ben Ali.

January 23

  • YEMEN -- Hàng trăm sinh viên và các nhà hoạt động tập trung tại Đại học Sanaa ở Yemen, phần đông là những người kêu gọi Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh từ chức. Một số nhỏ người phản đối kêu gọi tổng thống ở lại.
  • EGYPT -- Những thành viên trẻ hơn trong nhóm đối lập "Huynh Đệ Hồi Giáo" ở Ai Cập cho biết rằng họ sẽ tham gia việc chống đối ngày 25 Tháng giêng, 2011.

January 22

  • TUNISIA -- Những người phản đối lại yêu cầu Ghannouchi và những người được Ben Ali bảo trợ phải ra đi. Cảnh sát, lực lượng bảo vệ cho chế độ Ali cũng diễu hành ở Tunis, nói rằng bọn họ cũng là những nạn nhân.
  • ALGERIA -- Có ít nhất 42 người bị thương trong thời gian đụng độ giữa những người phản đối, những người thách thức lệnh cấm chính phủ, và cảnh sát An-gê-ri, đang ngăn chận cuộc diễn hành tiến đến toà nhà quốc hội.

January 20

  • EGYPT -- Một nhóm Facebook Ai cập kêu gọi mọi người xuống đường tham dự cuộc phản đối vào ngày 25 tháng giêng 2011.  Thêm nhiều vụ tự thiêu đã xảy ra.

January 21

  • TUNISIA -- Sau một ngày phản đối chống lại sự có mặt của những người bảo vệ chế độ cũ trong nội các, Ghannouchi hứa về hưu ngay sau khi những cuộc bầu cử được tổ chức.

January 19

  • TUNISIA: Sau buổi họp đầu tiên của hội đồng nội các,chính quyền đưa ra quyết định ân xá cho tất cả các nhóm chính trị.

January 18

  • TUNISIA -- Một số nhân vật đối lập ra khỏi nội các, yêu cầu loại bỏ những người trung thành với Ali. Những người phản đối tố cáo là "giả vờ".
  • EGYPT -- Ông Mohamed ElBaradei ngườiAi Cập, Cựu trưởng ban vũ khí hạt nhân của Liên Hiệp Quốc,  cảnh báo  rằng một  "vụ bùng nổ kiểu Tunisia" ở Ai cập trong một cuộc phỏng vấn bởi nhật báo Guardian.

January 17

  • TUNISIA -- Ghannouchi chỉ định những nhân vật đối lập vào liên minh thống nhất quốc gia mới, và nói rằng ông ta sẽ thả các tù nhân chính trị.
  • EGYPT -- Có ít nhất hai người tự thiêu, làm vang dậy cuộc phản kháng của Bouazizi ở Tunisia vào 17 tháng mười hai, năm 2010.

January 16

  • REGIONAL -- Những việc xẩy ra ở Tunisia khiến cho người ta càng ngày càng tin rằng những nước khác trong vùng bao gồm Algeria, Syria, Jordan, và Ai cập cũng sẽ phải đương đầu với các cuộc chống đối tương tự.
  • EGYPT -- Hàng nghìn những người phản đối ùa ra các đường phố ở Cairo hô lớn " Ben Ali, nói với Mubarak rằng một máy bay cũng đang đợi ông ta," ý nói về Tổng thống Ai cập Hosni Mubarak. (sẽ cũng phải ra đi).

 

January 14

  • TUNISIA -- Sau những ngày đụng độ trong đó hàng tá người bị giết chết và đã hứa hão về các cuộc cải cách và bầu cử, Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali trốn đi Saudi Arabia. Thủ tướng Mohamed Ghannouchi ở lại với chủ tịch quốc hội  tạm thời quyền nhiệm chức vụ tổng thống,

January 4, 2011

  • TUNISIA -- Bouazizi chết vì những vết phỏng trong cuộc tự thiêu, sau đó tang lễ của anh ấy đã làm tăng thêm sức mạnh cho những cuộc phản đối chống lại nạn thất nghiệp và sự áp chế từ lâu. Những cuộc phản đối đã lan nhanh tới mọi miền trong nước.

December 17, 2010

  • TUNISIA -- Mohamed Bouazizi tự thiêu ngay trung tâm thành phố Tunisian ở Bouzid Sidi để phản đối việc cảnh sát nhiều lần tịch thu xe bán rau cải của anh. Hành động này của anh dẫn tới những cuộc biểu tình ủng hộ ở địa phương.
  •  

 

Sources: Reuters, Los Angeles Times, BBC, The Guardian, CNN International, New York Times, AFP, WSJ.com

http://nationaljournal.com/timeline-revolt-in-the-middle-east-and-north-africa-20110128 By Kenneth Chamberlain Friday, January 28, 2011 | 6:10 p.m.

 

Bài liên quan:

- Những Diễn Biến Chính Trị Ở Libya Gần Đây (Lý Thái)

 


Bài đọc Anh ngữ "Sự Xáo Trộn Ở Trung Đông"

Middle East Turmoil

Track day-by-day events in the countries facing unrest in North Africa and the Middle East.

http://online.wsj.com/article/SB10001424052748704608504576208291250151486.html#project%3DMIDEASTTIMELINE1102%26articleTabs%3Dinteractive

Middle East and North Africa in turmoil

http://www.washingtonpost.com/wp-srv/special/world/middle-east-protests/

 


Các bài liên hệ đến tình hình Trung Đông


Khổ thân cho Obama! (Lữ Giang)
Mối Thù Khôn Nguôi Của Các Dân Tộc Hồi Giáo Đối Với Các Nước Âu Mỹ (Nguyễn Mạnh Quang)
Sự Xáo Trộn Ở Ai Cập Ảnh Hưởng Lớn Đến Tình Hình Trung Đông (Nguyễn Mạnh Quang)
Thách Thức Về Đạo Đức Của Hoa Kỳ Ở Ai Cập (R. Hurst/AP)
Quốc Vương Jordan Giải Tán Chính Phủ Giữa Khi Đang Có Những Cuộc Phản Đối (AP)
Mốc Thời Gian của Các Biến Động Trung Đông và Bắc Phi (Lý Thái ghi)
Những Diễn Biến Chính Trị Ở Libya Gần Đây (Lý Thái)