●   Bản rời    

[VATICANOLOGY] “Kiệu Thánh Thể Ở Tổng Giáo Phận Hà Nội Lớn Nhất Trong Gần 70 Năm Qua” - Bài 4: “Xuống Đường” Để Tuyên Xưng Đức Tin Hay “Biểu Dương Lực Lượng”?

[VATICANOLOGY] - “Kiệu Thánh Thể Ở Tổng Giáo Phận Hà Nội Lớn Nhất Trong Gần 70 Năm Qua” - Bài 4

“Xuống Đường” Để Tuyên Xưng Đức Tin Hay “Biểu Dương Lực Lượng”?

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh37_03.php

29-Jul-2022

Vatican không chỉ là một tôn giáo, mà trước hết là một chính quyền, một quốc gia độc lập có chủ quyền, với hơn 1,3 tỷ giáo dân, xuyên quốc gia, siêu quốc gia, là cường quốc ngoại giao hàng đầu thế giới? Cho nên, việc giáo dân Chính quyền Vatican tập họp biểu dương lực lượng lớn nhất trong gần 70 năm qua tại thủ đô Hà Nội, phải chăng, cũng là một diễn biến chính trị quan trọng?

Minh Thạnh giới thiệu bài đăng trên báo Công giáo & Dân tộc

“Xuống Đường” Để Tuyên Xưng Đức Tin Hay “Biểu Dương Lực Lượng”?

Tựa đề bài viết này chính là bài báo được giới thiệu để bạn đọc vào xem trên báo Công giáo và Dân tộc, số 2349, tuần lễ từ 24.6 đến 30.6.2022, tác giả Minh Minh, trang 15.

Để tìm hiểu sâu hơn sự kiện mà báo Công giáo và Dân tộc đề cập, khi đọc bài trên báo Công giáo và Dân tộc, chúng ta có thể tìm hiểu cùng nội dung được Trang web Tổng giáo phận Hà Nội đề cập phân tích?

Đề nghị bạn đọc vào xem báo Công giáo và Dân tộc để thấy được những chuyển biến mới của cục diện tôn giáo tại việt nam?

Vatican không chỉ là một tôn giáo, mà trước hết là một chính quyền, một quốc gia độc lập có chủ quyền, với hơn 1,3 tỷ giáo dân, xuyên quốc gia, siêu quốc gia, là cường quốc ngoại giao hàng đầu thế giới? Cho nên, việc giáo dân Chính quyền Vatican tập họp biểu dương lực lượng lớn nhất trong gần 70 năm qua tại thủ đô Hà Nội, phải chăng, cũng là một diễn biến chính trị quan trọng?

Dưới đây là một số câu hỏi thảo luận về sự kiện mà Chính quyền Vatican Tổng giáo phận Hà Nội vừa mới tổ chức thành công rực rỡ, thành công vĩ đại, thành công chưa từng thấy?

CÂU HỎI?

- Ảnh chụp trên bìa báo Công giáo và Dân tộc cho thấy một biển người giáo dân thuộc Chính quyền Vatican trên quảng trường trước Nhà thờ lớn Hà Nội? Video trên YouTube cũng cho thấy hình ảnh tương tự trên đường phố Hà Nội? Trong khi đó, trang Tổng giáo phận Hà Nội đưa ra thông báo tập trung giáo dân thuộc Chính quyền Vatican rất muộn màng, chỉ ngay trước khi tổ chức sự kiện? Đưa thông báo muộn như thế, nội dung không nặng màu sắc vận động, phải chăng Tòa Tổng giám mục Hà Nội chỉ muốn có sự kiện, không cần huy động lực lượng tối đa (có lẽ cần ghi nhận trong bối cảnh Chính quyền Vatican Trung ương đang tuyển chọn một Hồng y người Việt Nam, mà Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội là một ứng cử viên?)

- Nhưng dù Tòa Tổng giám mục Hà Nội thông báo muộn màng, Chính quyền Vatican tại Hà Nội vẫn có một BIỂN NGƯỜI, mà dường như họ cũng ước tính có phần khiêm tốn, “giấu mình chờ thời” là chỉ mười ngàn người? Nhưng nếu con số được làm cho khiêm nhường ở mức mười ngàn người, thì phải chăng, đây vẫn là cuộc tập trung đám đông tuần hành trên đường phố chỉ đứng thứ hai sau những cuộc tập trung quần chúng diễu hành do Chính quyền Việt Nam Trung ương tổ chức vào những dịp đại lễ?

- Nhưng chúng ta chú ý, Chính quyền Vatican coi cuộc tập trung biển người ngày 19/6/2022 tại Hà Nội chỉ mới là là một cuộc tập trung mang tính chất địa phương, do Chính quyền Vatican thành phố tổ chức? Chỉ ở mức địa phương thôi mà đã vậy?

- Chính quyền Vatican tại Việt Nam đã tổ chức các cuộc tập trung hàng trăm ngàn người, nhưng chỉ diễn ra ở các địa điểm xa các thành phố lớn, tại những vùng tương đối ít dân cư?

Nhưng lần này lại là một cuộc tập trung đông giáo dân Chính quyền Vatican ngay tại trung tâm thủ đô hà nội? Phải chăng có thể ghi nhận điều này như một chi tiết có ý nghĩa quan trọng?

Đã qua rồi cái thời phức cảm đám đông của giáo dân Chính quyền Vatican chỉ được thỏa mãn ở Sở Kiện (Hà Nam), La Vang (Quảng Trị), Núi Cúi (Đồng Nai)...? Bây giờ đến thời đám đông biển người giáo dân Chính quyền Vatican thỏa mãn phức cảm đám đông ở ngay bờ hồ Hoàn Kiếm, bộ mặt thủ đô Hà Nội?

- Chúng ta đã từng phân tích mục tiêu của Chính quyền Vatican tại Việt Nam (mục tiêu mà họ chưa bao giờ tuyên bố chính thức) là lấy lại những gì đã mất? Theo bài báo, đám đông như vậy của Chính quyền Vatican kết thúc từ năm 1953? Trang web Tổng giáo phận Hà Nội ban đầu cũng đưa tin là từ năm 1953, sau đó được điều chỉnh lại là 1954, do Khâm sứ Chính quyền Vatican tại Việt Nam chủ sự? Có lẽ là ngay trước cuộc di cư “Chúa đã vào Nam”? Nay thì Chính quyền Vatican tại Hà Nội đã có được lại sự kiện mà từ 1955 đến nay họ không có? Phải chăng, quả là điều họ đã bị mất hay họ đã có lại?

- Những đám đông giáo dân Chính quyền Vatican tại Việt Nam trước năm 1954 ở miền Bắc và từ trước năm 1975 trên phạm vi cả nước thể hiện một “chính quyền song song với chính quyền”, vị thế một “quốc gia trong lòng quốc gia”, là biểu hiện cụ thể, thực tế lực lượng quyền lực chính trị hàng đầu tại Việt Nam? Có người tưởng rằng thời kỳ đó vĩnh viễn đã qua?

Nhưng thực tế không phải vậy, Chính quyền Vatican luôn tìm cách có những đám đông chưa từng có tại các thành phố lớn, chẳng hạn đám đông giáo dân Chính quyền Vatican tại TPHCM trong tang lễ Tổng giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn Bùi Văn Đọc (trải dài một chiều đường Lê Duẩn, từ Đại chủng viện thánh Guise đường Tôn Đức Thắng đến Nhà thờ Đức Bà), có lẽ đến cả trăm ngàn người?
Không phải là không có đám đông biển người giáo dân Chính quyền Vatican ở các thành phố lớn, nhưng đó là trong những trường hợp bất thường, còn nay là trường hợp bình thường, như cách nay gần 70 năm, Khâm sứ Chính quyền Vatican chủ sự, tổ chức, trong bối cảnh Việt Nam có lực lượng vũ trang của Chính quyền Vatican hiếm hoi trên thế giới, lực lượng Phát Diệm?

- Nếu coi đây là một đám đông tôn giáo, thì phải chăng là một đám đông khác thường, bộc lộ tính chất dị biệt cao? Các hệ phái Phật giáo cũng có đám đông, nhưng trong bất kỳ đám đông nào cũng có cờ nước lớn hơn, đi trước cờ tôn giáo?

Các đám đông của các chi phái Cao Đài, của Phật giáo Hòa Hảo, của các tín ngưỡng... đều cũng vậy? Tất cả đều có quốc kỳ, thậm chí rước rất nhiều quốc kỳ? Nhưng bạn đọc quan sát kỹ đám đông giáo dân Chính quyền Vatican tại trung tâm thủ đô Hà Nội ngày 19/6/2022? Có chỉ một lá cờ, nhưng là cờ gì? Câu trả lời do nơi kết quả tự quan sát của chính riêng mỗi bạn đọc?

- Điều đó là dĩ nhiên, vì Chính quyền Vatican không phải đơn thuần là một tôn giáo, mà là một thứ “chính quyền song hành”? Đối với các dân tộc trên thế giới, Chính quyền Vatican vẫn luôn đồng hành, nhưng đồng hành với tư cách “chính quyền song hành với chính quyền”? Khi chúng ta quan sát một đám đông nào đó của Chính quyền Vatican, chúng ta sẽ thấy điều đó?

- Giáo dân Chính quyền Vatican chỉ sẽ trương thêm cờ của một quốc gia nào đó với ý đồ chính trị (như hiện nay cờ Ukraina được phát thường xuyên trên quảng trường thánh Phêrô chẳng hạn) và cũng sẽ không trương cờ một quốc gia nào đó, khác với đám đông các tôn giáo khác, trong ý nghĩa chính trị nào đó?
Bởi Chính quyền Vatican là thế lực chính trị xuyên quốc gia, siêu quốc gia, được trình bày dưới hình thức tôn giáo? Cho nên, thông điệp chính trị của họ thường xuyên được mã hóa? Khoa Vaticanology giúp chúng ta giải mã những tín hiệu mã hóa đó, những tín hiệu mà quan chức, giáo dân Chính quyền Vatican có thể hiểu bằng sự cảm nhận trong tư cách những phần tử lực lượng, còn người bên ngoài thì cần phải giải mã?

- Một trong những tín hiệu được mã hóa đó, phải chăng, là ngày 19/6? Ngày 19/6 là thời khắc biểu hiện sức mạnh của Chính quyền Vatican tại Việt Nam? Tại miền Nam, ngày 19/6/1965 là ngày quân đội Sài Gòn vâng lệnh lực lượng giáo dân Chính quyền Vatican lật đổ chính phủ dân sự được cho là thân Phật giáo, sau đó là kết quả áp lực việc dùng ngày này làm quốc khánh biến thái ở miền Nam nửa đầu thập niên 1975, xóa quốc khánh 1/11 ngày loại trừ Diệm, đến việc Chính quyền Vatican Trung ương chọn đó là ngày phong thánh tử đạo Việt Nam, và phải chăng có lẽ sẽ được dùng như mũi tiêm nhắc lại về sức mạnh của chính quyền vatican?

- Trong những yếu tố cần giải mã, có tín hiệu được truyền đi từ phát biểu chỉ đạo cuộc tuần hành của giáo dân thuộc Chính quyền Vatican tại Hà Nội ngày 19/6/2022, đó là để “tuyên xưng đức tin”? Tôn giáo nào cũng có rước, nhưng để tuyên xưng đức tin mà tuần hành thì giáo dân chính quyền vatican mới có? Tại sao để tuyên xưng đức tin thì phải tập trung tuần hành xuống đường, xuống phố, ra khỏi không gian riêng của mình?

Tuyên xưng đức tin với chính mình, với tập thể giáo dân Chính quyền Vatican chưa đủ, để đi tới phải tuyên xưng với những người khác tôn giáo hay không tôn giáo, Chính quyền Vatican phải tổ chức phô diễn cho người ta xem việc tuyên xưng đức tin?

Trong từ tuyên xưng đã có ý phô diễn, bày ra, trương ra, biểu hiện cho người ta thấy? Với đám đông, phải chăng đó là biểu dương lực lượng, vì Chính quyền Vatican không chỉ đạo giáo dân từng cá nhân xuống đường, xuống phố tuyên xưng đức tin cho mọi người xem?

- Như vậy, phải chăng, ngoài những phức cảm như phức cảm đám đông, phức cảm máu, phức cảm chính trị, phức cảm tử đạo..., giáo dân Vatican còn có một phức cảm, đến nay họ mới được thỏa mãn ở trung tâm thủ đô, là phức cảm tuần hành?

Phức cảm tuần hành khác phức cảm đám đông ở chỗ: trong phức cảm đám đông, không gian đám đông giáo dân Chính quyền Vatican vẫn là không gian Chính quyền Vatican, giữa giáo dân với giáo dân như việc tập trung hàng trăm ngàn giáo dân Vatian thuần nhất ở La Vang, Sở Kiện...?

Còn phức cảm tuần hành, hay phức cảm xuống đường là việc đưa lực lượng giáo dân Chính quyền Vatican ra khỏi không gian của riêng họ và tung thâm thọc sâu vào không gian xã hội, chuyển động và biểu dương lực lượng với tập thể những người không phải giáo dân Vatican?

Phải chăng, khi triển khai phức cảm đám đông, thì sự cảm nhận chỉ là giáo dân Chính quyền Vatican với nhau, trong không gian tĩnh, bất biến? Còn khi tạo biển người xuống đường di chuyển hoạt động trên nhiều tuyến phố, thì Chính quyền Vatican nhằm vào sự tương tác?

- Khi tuyên xưng đức tin tập thể đối với người trên đường phố trong cuộc tuần hành, biểu dương lực lượng giáo dân thuộc chính quyền có khoái cảm tự thân và đối nhân? Trong tư cách thành viên một chính quyền, Chính quyền Vatican, họ sẽ có cảm hứng về sức mạnh tập thể trong sự đối sánh của họ với những người “lương” (ở phức cảm đám đông giáo dân Chính quyền Vatican không có sự đối sánh, dù vẫn là tập thể?)?
Cho nên, đọc bài báo trên báo Công giáo và Dân tộc qua cách thể hiện đặc biệt trên trang bìa của tờ báo, chúng ta có thể hiểu, là đối với Chính quyền Vatican, một cuộc tuần hành tuyên xưng đức tin “biểu dương lực lượng” ở trung tâm thủ đô, dù là mười ngàn người, nhưng có tác động mạnh mẽ hơn nhiều so với cả trăm ngàn người mà chỉ có giáo dân Vatican với nhau, ở Núi Cúi, Sở Kiện..., nơi không gần ngay cả trung tâm huyện? Lời chỉ đạo trước cuộc tuần hành có nói đến đối tượng người chưa tin Chúa, người không tin Chúa?

- Phải chăng, đọc bài “Kiệu Thánh thể ở TGP Hà Nội lớn nhất trong gần 70 năm qua” đăng trên báo Công giáo và Dân tộc, chúng ta có thể xâu chuỗi các câu hỏi, rằng đây có là một cuộc chuyển dịch ngày 19/6 (trên quảng trường Thánh Phêrô, Vatican năm 1988, trên các đường phố ở California, Houston...) về Việt Nam, về ngay tại trung tâm thủ đô Hà Nội một cách ngoạn ngoạn mục, ngón nghề? Rằng đây có phải là đưa những đám đông giáo dân Chính quyền Vatican giới hạn trong một không gian tách biệt, chỉ họ với nhau về đường phố Hà Nội, biến thành chuyển dịch, sinh động, tương tác, giao lưu, nhiều màu vẻ? Rằng đây là việc biểu dương lực lượng tĩnh sang biểu dương lực lượng động, trên một không gian mở rộng, với những đối tượng mở rộng...?

- Một điều đáng chú ý là lực lượng trẻ trong cuộc tuần hành biểu dương lực lượng?

Chính quyền Vatican Trung ương hiện nay, Chính quyền Vatican ở miền Nam Việt Nam trước 1975 không ngần ngại nhấn mạnh đến lực lượng CATHOLIC ACTION (Công giáo hành động, mà họ phiên dịch tránh đi thành “Công giáo tiến hành”)? Hiện nay, trong hoàn cảnh giấu mình chờ thờ, Chính quyền Vatican có vẻ muốn tránh điều nhạy cảm, cho nên chỉ thể hiện bằng những cụm từ khác với “Catholic action”: “đủ mọi lứa tuổi” (?), “giới trẻ” (?), “thanh thiếu nhi” (?)...? Từ việc đọc bài trên báo Công giáo và Dân tộc đến xem video YouTube, chúng ta thấy giới trẻ là lực lượng chính được nhấn mạnh trong cuộc tuần hành biểu dương lực lượng? Đây có phải là một tín hiệu khác cần được giải mã? “Catholic action”?

Hình ảnh lực lượng thanh thiếu niên đông đảo tuần hành trên đường phố quen thuộc của hà nội nhưng dưới một lá cờ khác, xa lạ, ngoại lai phải chăng, không khỏi làm người xem giật mình, ngỡ ngàng? Có thể, người xem quen mắt với những hình ảnh trước đây lực lượng thanh thiếu niên đi đầu trong những đám đông tuần hành phất một rừng thứ cờ đó trên những đường nông thôn Nghệ An, Hà Tĩnh, chứ không phải là phố xá đông đúc ở trung tâm Hà Nội?

Ở đây xin có những câu hỏi về từ ngữ? Phải chăng, bản chất của tụ tập đã là “action”, bản chất của lực lượng trẻ, sinh lực, khí thế là “action”, cộng lại, lực lượng action đó tuần hành, ở trung tâm thủ đô, thì cấp độ “action” cao hơn, vượt trội?

Tư duy của Chính quyền Vatican luôn là tư duy “action”? Khi Chính quyền Vatican có thể nâng cấp “action” của họ theo kiểu như tựa đề bài báo “lớn nhất trong gần 70 năm qua”, thì cần tiếp cận ý nghĩa trong trục đối sánh thời gian “70 năm qua” này? Cái được nhấn mạnh là thời gian “gần 70 năm qua”, với thời điểm được xác định là trước 1954, những năm Hà Nội do Pháp tạm chiếm? Chỉ có điều khác, điều mà Chính quyền Vatican chưa đạt được, là sự kiện 19/6/2022 tại Hà Nội, vẫn chưa phải là do Khâm sứ Chính quyền Vatican chủ sự như hồi 1953, 1954? Nhưng câu hỏi chỉ là chừng nào?

Mọi chuyện ngày 19/6/2022 ở Hà Nội diễn ra trong trật tự, yên bình, nhưng phải chăng nó đánh dấu một sự thay đổi lớn trong trật tự cục diện tôn giáo ở việt nam? Trong bối cảnh giáo dân Chính quyền Vatican đã là lực lượng tôn giáo đa số, hàng đầu tại Việt Nam, thì đây là một bước tiến đánh dấu vị thế đa số của Chính quyền Vatican trong thực tế, bằng một sự kiện cụ thể, và hơn nữa, họ không ngần ngại với thời điểm nhạy cảm 19 tháng 6?

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác.

Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác)...

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.

Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trước pháp luật.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp từ bạn đọc và tích cực điều chỉnh nếu xét thấy phù hợp. Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy tác giả bài viết không chịu trách nhiệm nếu phát sinh khiếu nại tố cáo đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên.

Bài viết đến đây là hết.

Minh Thạnh

(vinasat1.132@gmail.com, 0915553610).

____________ COMMENTS ____________

Nguồn @cusiminhthanh ngày 23/6/2022;644 PM