●   Bản rời    

[VATICANOLOG] Quan Hệ Giữa Vaticanese Với Người Dân Nước Sở Tại Là… “Ngoại Giao Nhân Dân”?

[VATICANOLOGY] Quan Hệ Giữa Vaticanese Với Người Dân Nước Sở Tại Là… “Ngoại Giao Nhân Dân”?

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh19_05.php

20-Oct-2023

Chính quyền nước sở tại, nói chung, trong quan hệ với Chính quyền Vatican Trung ương, Chính quyền Vatican địa phương, Vaticanese vấp phải một trở ngại quan trọng về mặt pháp lý. Ngoài quan hệ chính quyền nước sở tại với một tôn giáo, còn có quan hệ ngoại giao giữa nhà nước

Như nhiều bài Vaticanology trước, trong bài Vaticanology này, tôi cũng không nêu nước sở tại cụ thể nào trong quan hệ với Chính quyền Vatican Trung ương, Chính quyền Vatican nước sở tại và Vaticanese nước sở tại. Việc tự liên hệ đến những trường hợp cụ thể là do nơi bạn đọc.

Lắt Léo Về Quan Hệ Ngoại Giao Của Chính Quyền Vatican, Vaticanese Với Chính Quyền Và Người Dân Nước Sở Tại

Vatican là một tổ chức tôn giáo. Không phải. Vatican là một quốc gia, độc lập, có chủ quyền, tư cách quan sát viên Liên Hiệp Quốc, cường quốc ngoại giao, có quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia….

Cho nên, chính quyền nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào) trong quan hệ với Chính quyền Vatican Trung ương, Chính quyền Vatican địa phương, Vaticanese vấp phải một trở ngại quan trọng về mặt pháp lý. Đó là ngoài quan hệ chính quyền nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào) với một tôn giáo, ở đó còn có quan hệ ngoại giao giữa nhà nước đối với nhà nước.

Mới đây, việc một quốc gia nâng cấp quan hệ với Chính quyền Vatican từ đại diện không thường trú lên đại diện thường trú, được truyền thông cả thế giới và dư luận xã hội quan tâm, chính là biểu hiện của mối quan hệ này.

Tôi không dùng cụm từ “quan hệ ngoại giao’, vì ở cấp quan hệ đặt văn phòng đại diện thường trú, cử đại diện thường trú, thì đó chưa phải là quan hệ ngoại giao (quan hệ ngoại giao theo nghĩa hai quốc gia công nhận lẫn nhau, trao đổi đại sứ, đặt các toà đại sứ.).

Tuy nhiên, việc Chính quyền Vatican Trung ương cử đại diện thường trú, đặt văn phòng đại diện thường trú là việc thuộc lĩnh vực quan hệ ngoại giao. Chính quyền Vatican Trung ương, như đã nói, cũng không phải là tổ chức quốc tế, mà là một quốc gia. Quan hệ với Chính quyền Vatican, dù rằng chưa phải quan hệ ngoại giao, thì cũng là quan hệ nhà nước với nhà nước (state to state).

Chúng ta bắt đầu đi vào một khía cạnh lắt léo của vấn đề.

Quan hệ nhà nước – nhà nước, chính quyền các quốc gia sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào) đối với Chính quyền Vatican đã rõ. Quan hệ đó sẽ kéo theo quan hệ ngoại giao nhân dân.

Ngoại giao nhân dân là một nhánh bên cạnh quan hệ ngoại giao nhà nước, đều có trong mối quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau.

Trong trường hợp quan hệ giữa các quốc gia sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào) với Chính quyền Vatican Trung ương và địa phương, vấn đề phát sinh ở chỗ những ai là “nhân dân” (people) của Chính quyền Vatican.

Quốc gia Vatican có khoảng 1000 người mang quốc tịch Vatican. Nếu Chính quyền Vatican có vài ngàn công dân, như một vài tiểu quốc ở châu Âu, thì không có gì để nói.

Nếu như vậy, Giáo hoàng chỉ là nguyên thủ của 1000 dân. Nhưng một tỷ ba trăm triệu người trên thế giới coi Giáo hoàng Vatican là lãnh đạo tối cao. Cũng như một tỷ ba trăm triệu người đó coi Chính quyền Vatican là chính quyền đầu não.

Các Vaticanese được gọi là “giáo dân” chịu sự quản lý hành chính của Chính quyền Vatican các địa phương, cấp cơ sở là giáo xứ.

Cho nên, nhìn vấn đề ở chiều kích này, thì quan hệ giữa giáo dân Vaticanese ở nước sở tại và trên thế giới đối với người dân các nước sở tại không phải là Vaticanese có thể được coi là quan hệ “ngoại giao nhân dân”.

Pháp luật các nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào) hầu như gặp thách thức trước vấn đề này. Tuy nhiên, chính quyền các nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào) không thể công khai vấn đề.

Chính quyền Vatican Trung ương tuyên bố bảo hộ một tỷ ba trăm triệu giáo dân Vaticanese trên toàn thế giới.

Vaticanese ở nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào) là một loại hình công dân biến thể của Chính quyền Vatican. Chúng ta có thể tạm gọi Vaticanese trên toàn thế giới là “bán công dân”, “công dân bán phần”, “công dân biến thái” (công dân ở hình thái biến thể) của Chính quyền Vatican Trung ương.

“NGOẠI GIAO NHÂN DÂN”

Nói quan hệ “lương giáo” là quan hệ “ngoại giao nhân dân” là điều có vẻ kỳ lạ, nhưng thực chất là có mối quan hệ đó ở các quốc gia trên thế giới.

Ngoại giao nhân dân có nhiều hình thức diễn đạt. Trên thế giới, ngoại giao được chia làm 3 phân nhánh:

1. Ngoại giao Đảng (chẳng hạn giữa các đảng cầm quyền với nhau)

2. Ngoại giao nhà nước, là kênh ngoại giao chính thức.

3. Ngoại giao nhân dân: “people to people diplomacy”

Các dạng diễn đạt khác là “people’s diplomacy”, “people – to – people diplomacy…

“Ngoại giao nhân dân” có thể được hiểu là ngoại giao công chúng (public diplomacy).

Vaticanese tại các nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào) quan hệ với những người dân các nước sở tại bằng một quan hệ ngoại giao, Vaticanese là công dân bán phần (phân nửa) của một nước khác. Không ai nói ra điều này nhưng thực tế là như vậy ở các nước trên thế giới (nói chung, không chỉ riêng nước nào).

Người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Chính quyền Vatican Trung ương tại các nước sở tại (như sứ thần, khâm sứ, đại diện thường trú…) là người vừa thực hiện chức năng đại diện ngoại giao (ngoại giao nhà nước), vừa là người lãnh đạo, quản lý tối cao Vaticanese ở các nước sở tại (chức năng mục vụ), chi phối hoạt động “ngoại giao nhân dân”. Hình thái này không có trường hợp thứ hai.

Trung Quốc chẳng hạn, nước này có kiều dân ở khắp thế giới, nhưng đại sứ Trung Quốc không có chức năng lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với người Hoa (có hay không có quốc tịch Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa). Quan hệ giữa người Hoa sinh sống tại các nước ngoài Trung Quốc với người dân các nước bản địa nơi nước người Hoa sinh sống không phải là “ngoại giao nhân dân”.

So sánh như vậy với Chính quyền Vatican, chúng ta sẽ thấy vấn đề trở nên gai góc đến mức nào. Bản chất quan hệ ngoại giao nhân dân” đó là việc Chính quyền Vatican Trung ương có uy lực mạnh mẽ để can thiệp vào công việc nội bộ của nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào).

Ở phía ngược lại, chính quyền các nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào) sẽ có tâm lý dè dặt với Vaticanese. Chúng ta đã từng đề cập, nêu câu hỏi về tâm lý này ở nhiều bài trước đây.

Khi đó, tâm lý như thế ở chính quyền các nước (nói chung, không chỉ riêng nước nào) được gọi là tâm lý “SỢ CA-TÔ-LÍCH”.

Tâm lý “SỢ” đó, một phần xuất phát từ quan hệ “ngoại giao nhân dân” này. Quan hệ này biến động phức tạp, không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Những vụ người khác tôn giáo, người không tôn giáo tấn công đốt nhà thờ của Chính quyền Vatican, điển hình như ở Canada trước đây chính là vấn đề từ quan hệ ngoại giao nhân dân này.

Chính quyền Vatican Trung ương đã giải quyết vấn đề đốt, tạt sơn vào nhà thờ Chính quyền Vatican ở Canada, sau vụ phát hiện hài cốt trẻ em trong các trường bản địa do Chính quyền Vatican quản lý bằng một hoạt động “ngoại giao nhân dân”: Giáo hoàng đến thăm Chính quyền Vatican sở tại, tìm gặp các thủ lĩnh thổ dân bản địa, xin lỗi.

Với khả năng ngoại giao “thần sầu quỷ khốc” của Chính quyền Vatican, có vẻ sự cố đã được giải quyết, vì không thấy nhà thờ Chính quyền Vatican ở Canada bị đốt, bị tạt sơn, viết khẩu hiệu đối kháng nữa. Chính quyền Canada cũng hỗ trợ Chính quyền Vatican giải quyết vấn đề bằng cách không xử lý mạnh tay thổ dân bản địa đốt phá nhà thờ để không gây căng thẳng quan hệ “ngoại giao nhân dân” giữa các cộng đồng nhân dân, phục vụ hoạt động ngoại giao của Chính quyền Vatican. Phải chăng, Chính quyền Canada cũng sợ chính quyền Vatican. Vatican’s people.

Trước đây, chúng ta đã cùng nhau đề xuất, đặt câu hỏi phân tích về việc sử dụng thuật ngữ “Vaticanese”. Nay, với bài này, phải chăng, đã có thể đề xuất thuật ngữ “Vatican’s people”, hay “Vaticanian”, “nhân dân Vatican”.

Nhận thức về “ngoại giao nhân dân” của Chính quyền Vatican, về Vatican’s people, về Vaticanese, Vaticanian, people to people diplomacy… trường hợp Vatican là một vấn đề tế nhị và nhiều hàm ý. Nhận thức này giúp giải thích tại sao chính quyền các nước sở tại (nói chung, không chỉ riêng nước nào) có tâm lý sợ chính quyền Vatican, sợ lực lượng Vaticanese.

Trong ngoại giao nhân dân, vai trò của chính quyền các nước vẫn rất lớn. Nói ngoại giao nhân dân thì có vẻ tương phản với ngoại giao nhà nước, nhưng thực ra không hẳn vậy. Vì chính sách của ngoại giao nhà nước chi phối, tác động đến hoạt động ngoại giao nhân dân. Phải chăng, điều này đặc biệt đúng với Chính quyền Vatican, khi đại diện ngoại giao Chính quyền Vatican tại nước sở tại kiêm nhiệm chức năng lãnh đạo, quản lý nhà nước Vaticanese (mục vụ) nước sở tại, chỉ đạo “ngoại giao nhân dân” của Vaticanese.

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, ký tự, ký hiệu, hình ảnh, video và những hình thức tương tự khác gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết và những hình thức tương tự khác, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện và những hình thức tương tự khác không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, dữ liệu, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc kèm từ dùng để hỏi hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác. Những thông tin có dấu hỏi sau từ, sau cụm từ, cuối câu có thể là thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin tồn nghi, nên không phải tin giả, cũng không phải là thông tin thật chắc chắn đúng.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những nội dung giả định, dùng từ “nếu” hoặc các từ, cụm từ khác thể hiện việc giả định.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về nội dung sách, tư liệu được Facebook Minh Thạnh đề cập tới trong các bài giới thiệu sách, tư liệu. Nội dung sách và tư liệu gồm văn bản, file âm thanh, file hình ảnh, file video..., nhiều trường hợp là sách và tư liệu được giới thiệu với nội dung phê phán, do tác giả sách, tác giả tư liệu chịu trách nhiệm.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với việc bạn đọc sử dụng kiến thức, kỹ năng... được hướng dẫn trên Facebook Minh Thạnh vào các việc riêng, cụ thể của bạn đọc.

Facebook Minh Thạnh sử dụng phương pháp câu hỏi Socrate, nên nội dung câu hỏi giả định, giả thiết có thể được đặt với nội dung sai, nhằm kích thích tư duy phản biện ở bạn đọc. Do sử dụng phương pháp câu hỏi Socrate, Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm đối với chính nội dung câu hỏi (có thể là câu hỏi nêu sai một cách cố ý theo phương pháp câu hỏi Socrate). Như vậy, các bài viết đăng trên Facebook Minh Thạnh không hề đưa ra quan điểm riêng của người viết, mà chỉ nêu những câu hỏi để người đọc tự hình thành quan điểm riêng cá nhân qua việc tự tìm câu trả lời cho bạn đọc.

Bài đăng trên Facebook Minh Thạnh là các bài nghiên cứu khoa học xã hội, do đó, có thể đưa ra những nhận định, quan điểm, kết luận mới, giả thuyết, dưới dạng câu hỏi nghi vấn, không chịu trách nhiệm khẳng định. Facebook Minh Thạnh sẵn sàng đăng các ý kiến phản biện của bạn đọc viết thành bài trong phần bài viết để khẳng định bản chất giả thuyết, tồn nghi, ngoài trách nhiệm khẳng định.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với cách hiểu, cách lý giải từ, câu, đoạn văn có sử dụng các hình thức chuyển việc nhận thức nghĩa cho bạn đọc, không phải có nghĩa theo từ điển (thí dụ dùng dấu ngoặc kép (“), dùng dấu chấm hỏi trong ngoặc đơn (?) hoặc dùng gạch nối giữa các từ, các cụm từ (-), dùng các từ “sáng tạo”, “tự làm phát sinh nghĩa cá biệt”... (như “phó hòa thượng”, “đỏ mắt”...), việc hiểu nghĩa là do riêng từng mỗi bạn đọc.

Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng tuân thủ những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình cá thể người, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác)...

Tác giả Minh Thạnh tự xác định là người không tôn giáo. Cho nên, bài đăng trên Facebook Minh Thạnh không phải là bài của người theo tôn giáo này viết về tôn giáo khác, mà là bài nghiên cứu tôn giáo của một người không tôn giáo cố gắng giữ sự khách quan, không phải viết từ điểm nhìn của một tôn giáo nào. Facebook Minh Thạnh không phục vụ cho lợi ích của tôn giáo nào, mà chỉ phục vụ lợi ích của dân tộc và cộng đồng xã hội.

Trường hợp Facebook Minh Thạnh thể hiện các danh từ riêng không xác định danh từ riêng cụ thể bằng cách viết tắt bằng chữ cái đầu tiên, hoặc chữ cái bất kỳ là phù hợp với tập quán được các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam sử dụng (qua việc viết tắt danh từ riêng khi công bố các bản án).

Không chịu trách nhiệm liên hệ đến danh từ riêng mà bài viết dùng các ký tự mà luật pháp quy định không thể hiện tên người, tên đất như # (dấu thăng), * (dấu hoa thị), ... (dấu ba chấm), x (dấu nhân) ...

Các cụm từ như “giáo hội”, “giáo chủ”, “quan chức tôn giáo”, “tôn giáo trị sự”, “tôn giáo chủ tịch”... đề cập đến tôn giáo nói chung, không nói riêng một tôn giáo nào. Cách hiểu riêng liên hệ một tôn giáo nào đó là do nơi bạn đọc, Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm.

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng lại ảnh chụp các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube, mà trên các trang được chụp toàn phần có nhiều hình ảnh, dẫn đến việc hiển thị các hình ảnh ngoài ý muốn, bất khả kháng thì đương nhiên Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.

Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Bài viết có thể có những lỗi chính tả khi đánh máy. Một số lỗi chính tả do đánh máy có thể làm lệch lạc ý nghĩa từ vựng, câu, đoạn văn ngoài ý muốn của tác giả. Sẽ rất cảm ơn nếu được bạn đọc giúp phát hiện, thông tin để kịp thời chỉnh sửa.

Trường hợp bạn đọc tự liên hệ, kết nối nội dung những bài viết riêng rẽ, tách rời trên Facebook Minh Thạnh thì đó là do nơi bạn đọc, Facebook Minh Thạnh không chịu trách nhiệm. Trên Facebook Minh Thạnh, các bài viết nếu không được đánh số thuộc về một loạt bài, thể hiện là những bài tiếp theo, thì dù có tựa đề như nhau, gần như nhau, giống nhau, tương tự, thì vẫn là những bài viết độc lập, cách riêng.

Đối với những bài Vatican học – Vaticanology, vì Vatican là một nhà nước độc lập, có chủ quyền, có tư cách quốc gia quan sát viên tại Liên hiệp quốc, có quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia, nên Vatican được đề cập trước hết và chủ yếu trong tư cách một nhà nước (Vatican state), có từ “chính quyền” trước danh từ riêng Vatican, nếu không có là do thiếu sót, đề nghị bạn đọc luôn luôn hiểu theo nghĩa chính quyền Vatican, tức là theo nghĩa một nhà nước. Nguyên thủ, các quan chức của Chính quyền Vatican đương nhiên được Facebook Minh Thạnh đề cập ở khía cạnh lãnh đạo, quan chức một bộ máy nhà nước xác định, khía cạnh các chính khách, công chức của một quốc gia, không phải trong tư cách những nhà tu hành tôn giáo.

Trong tiến trình nghiên cứu học thuật, trên Facebook Minh Thạnh, một số thuật ngữ được đề xuất. Các thuật ngữ không mang tính chất biểu cảm. Người đề xuất thuật ngữ không chịu trách nhiệm về những cảm nhận chủ quan về thuật ngữ nơi người đọc.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp, xây dựng từ bạn đọc, từ các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc sử dụng mạng internet và sẽ tích cực tự điều chỉnh, tự biên tập hoặc điều chỉnh biên tập lại theo đề xuất. Do Facebook Minh Thạnh có thể chỉ được người đăng bài kiểm tra theo chu kỳ tuần, mỗi tuần cập nhật một lần, nên nếu quý bạn đọc hoặc cơ quan chức năng về an ninh mạng phát hiện thấy đột xuất có những phản hồi mang nội dung không thích hợp trong phần bình luận, cần phải loại trừ, xóa bỏ lập tức, xin vui lòng điện thoại báo ngay theo số ghi ở cuối bài viết. Xin chân thành cảm ơn (Đã có trường hợp phát hiện chậm việc kẻ gian dùng Facebook Minh Thạnh giả, lấy ảnh chân dung tác giả Minh Thạnh đăng những lời phản hồi có nội dung tiêu cực, gian dối...)

Facebook Minh Thạnh có thể tạm ngưng hoạt động phần bình luận của bạn đọc trong những trường hợp cần thiết.

Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy tác giả bài viết không chịu trách nhiệm nếu phát sinh việc khởi kiện, khiếu nại, tố cáo, tố giác... đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên.

Bài viết đến đây là hết.

Minh Thạnh

vinasat1.132@gmail.com, ĐT: 0915553610.

Nguồn @cusiminhthanh ngày 30 September, 2023