●   Bản rời    

Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam - Dẫn Nhập

Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam

Dẫn Nhập

TS Nguyễn Xuân Thọ

http://sachhiem.net/NGXUANTHO/BuocMoDau_01.php

| ¿ trở ra mục lục| 13-Feb-2023

Mãi đến nay, lịch sử nước Việt Nam đã được những nhà sử học người Pháp biên soạn và nhất là về thời kỳ liên quan đến chế độ thực dân, nó đã được viết theo quan điểm người Pháp

Do vị trí địa lý, nước Việt Nam nằm ở một trong những ngã tư giao lưu quan trọng của châu Á. Việt Nam có khoảng 75 triệu dân, trên một diện tích 328.000 cây số vuông, bám vào sườn của châu Á, giữa bán lục địa Ấn Độ và các quốc gia Viễn Đông, như “một bàn tay rộng mở của châu Á, chìa ra chào đón Thái Bình Dương”, theo cách diễn đạt của Bernard Philippe Groslier. Đất nước này từng tiếp nhận ảnh hưởng các dân tộc láng giềng, và làm bàn đạp cho các dân tộc, sau khi băng qua Việt Nam, đã tỏa về phía các đảo Nam Thái Bình Dương và sang Nhựt Bổn(1).

Vai trò làm cầu nối ấy giữa hai thế giới (mondes) giữa hai vũ trụ (univers)(2), không dừng lại ở thời kỳ tiền sử, và Việt Nam đã trở thành - và giờ đây, hơn bất cứ lúc nào hết - có thể vẫn tiếp tục một vùng đất của sự liên hệ, của những sự gặp gỡ; đấy là nơi mà hai thế giới, nom bề ngoài có vẻ đối nhau, đang có thể trong suốt quá trình của lịch sử, tìm ra những điểm chung.

Sau gần một thế kỷ người Pháp hiện diện ở Việt Nam, một trang sử mới, từ đây, đã mở ra cho các quan hệ giữa hai nước.

Mãi đến nay, lịch sử nước Việt Nam đã được những nhà sử học người Pháp biên soạn và nhất là về thời kỳ liên quan đến chế độ thực dân, nó đã được viết theo quan điểm người Pháp. Có một số ít người Việt Nam muốn viết về lịch sử của đất nước họ, nhưng lại không thể vượt qua được lằn ranh do chánh phủ “bảo hộ” đã vạch ra. Việc giản lược hóa các tài liệu giáo khoa, các chỉ thị chặt chẽ đã được ấn định trước, những sự cắt bỏ tinh vi, những sự giải thích sai lạc thường là cố ý… đã làm cho sự hiểu biết về lịch sử của đất nước này không tiến thêm được chút nào, từ đầu thế kỷ cho tới nay.

Chúng tôi không hề có ý định quy sự thiên lệch ấy, hoặc sự khiếm khuyết ấy cho ý đồ không tốt của các sử gia người Pháp. Họ không phải là những người thiếu tính trung thực của nhà trí thức, họ cũng không thiếu sự vô tư, nhưng tất cả những ai chuyên tâm nghiên cứu về dân tộc Việt Nam, trong giai đoạn chiếm đóng của người Pháp, thì đều, hoặc ít, hay nhiều bị bắt buộc phải đứng trên quan điểm của “chính quốc”. Vả lại, không phải tất cả mọi người trong số họ đều có thể đọc được chữ Nho và chữ Nôm. Cuối cùng, công việc của họ trở nên khó khăn hơn, do hiếm các nguồn tài liệu chính thức của phía Việt Nam.

Những công trình khoa học chuyên sâu, do hàng ngàn hậu bối như chúng ta tiến hành, nhờ khai thác các kho lưu trữ hiếm hoi của gia đình, dường như cần thiết. Trong những người Việt Nam này, có một số người vì sự lệ thuộc của đất nước, nên họ cũng bị cam tâm với những sự giải thích bế tắc cùng ngõ cụt không có lối thoát, giống như các sử gia người Pháp. Một số người khác, mà lòng trung thành với sự nghiệp quốc gia không bao giờ suy giảm, thì mong muốn điều chỉnh lại cho đúng, bằng những công cuộc nghiên cứu lịch sử một cách nghiêm túc, một số vấn đề về tình hình sinh hoạt của đất nước họ, trong quá khứ, với những tài nguyên, phẩm chất tốt đẹp của nó, cũng như những chỗ yếu kém, và họ cố gắng đề cập một cách trực diện, một số điểm còn chưa sáng tỏ, và đối với họ, thì những chỗ này, cho tới hiện nay, dường như đã được giải thích một cách lệch lạc.

Chính trên tinh thần đó, chúng tôi mong muốn nghiên cứu một cách thật sự vô tư, và dành cho những tư liệu lưu trữ này một vai trò quan trọng, các quan hệ giữa Pháp và Việt Nam trong thời kỳ gây cấn, kể từ cuộc hành quân của liên quân Pháp – Tây Ban Nha, ở Nam Bộ (1858), đến khi Việt Nam mất độc lập (1884), và sự thiết lập chế độ thuộc địa (1897).

Như vậy, chúng tôi đã khai thác các kho tư liệu của Bộ Ngoại giao Pháp, Bộ Ngoại vụ Tây Ban Nha, các Bộ Hải quân, Bộ Thuộc địa Pháp cũng như những tài liệu rất hiếm hoi của Việt Nam.

Chúng tôi nói rõ “các tư liệu chính thức rất hiếm hoi của Việt Nam”, bởi lẽ chúng ta không thể nào quên rằng văn khố của triều đình Huế, của hầu hết các Bộ, các văn phòng của các nhà viết sử biên niên, của Thư viện Quốc gia, đã bị quân đội của tướng De Courcy cướp phá và thiêu hủy, ở Huế, trong những ngày sau cuộc nổi dậy ngày 5 tháng 7 năm 1885. Những vụ cướp phá và thiêu hủy ấy, mà không một tờ báo đương thời nào và từ đó tới nay, không một sử gia Pháp nào nói đến, đối với sử gia còn bi thảm hơn các vụ cướp đã tàn phá Cung Mùa Hè, ở Bắc Kinh, trước đó hai mươi lăm năm.

Chính nhờ các tài liệu ấy, hầu hết chưa được công bố, chúng tôi cố gắng hiệu chính một vài giai đoạn trong lịch sử quan hệ giữa Pháp và Việt Nam. Theo chúng tôi, cho đến nay, các quan hệ này phần lớn chưa được hiểu một cách đúng đắn.

Theo nhiều tác giả, sự thống nhất của Việt Nam “không phải có từ dân tộc, mà có từ khi Việt Nam là thuộc địa, bởi nó chỉ được xác lập và duy trì do kẻ xâm lược ngoại bang(3)”. Theo chúng tôi, sự khẳng định này hoàn toàn sai lầm. Rất lâu trước khi người Pháp đến, Việt Nam đã là một quốc gia thống nhất, có nền tảng vững vàng. Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, có một dân tộc Việt Nam, hoàn toàn thuần nhất, chỉ nói một thứ tiếng như nhau, có phong tục tập quán như nhau. Nếu nhà cầm quyền Pháp đã chia đất nước ra làm ba “kỳ”, đó không chỉ vì tiện lợi về hành chánh, mà chủ yếu nhắm mục đích “chia để trị”. Theo chúng tôi, ông Louis Finot, giáo sư danh dự ở Collège de France, đã sai lầm khi nói: “… những vụ khác biệt hiện có trong các chế độ hành chánh, áp dụng trong ba xứ An Nam của Liên Hiệp… là phù hợp với các dữ kiện lịch sử, bởi lịch sử cũng thừa nhận ở đó có ba đất nước được hình thành khác nhau…”(4)

Bản đồ địa lý thời Pháp thuộc nước Việt Nam và các đơn vị hành chính. Theo bandothegioikholon.com

Vào thời thuộc địa, một thứ địa lý chính trị sơ lược, đã dẫn một số tác giả đến chỗ muốn dùng một thứ địa lý bất biến, để biện minh cho sự phân chia Việt Nam thành “Cochinchine” (Nam kỳ), “An Nam” (Trung kỳ) và “Tonkin” (Bắc kỳ), mặc dù những tên gọi này hoàn toàn xa lạ với truyền thống Việt Nam. Chúng tôi không công nhận cái ý nghĩa không mấy tốt đẹp mà nhà cầm quyền thực dân đã gán cho các từ ấy, song để độc giả phương Tây khỏi bỡ ngỡ đã quen gọi như vậy, chúng tôi giữ nguyên các thuật ngữ ấy, để chỉ Nam Bộ, Trung và Bắc Bộ, cũng như thuật ngữ Đông Dương(5) - để chỉ Việt Nam, Campuchia và Lào, do người Pháp đặt ra.

Bằng cách vay mượn của người Trung Quốc từ “Đông Kinh” (nghĩa từng chữ là Kinh đô ở phía Đông), để gọi tên Hà Nội, cũng như “Bắc Kinh” và “Nam Kinh”, là kinh đô ở phía Bắc và kinh đô ở phía Nam, các nhà truyền giáo và các thương nhân, vào thế kỷ XVII, đã đặt tên “Tonkin” (tức Đông Kinh) cho miền Bắc Việt Nam, bằng cách dựa trên sự phiên dịch đó và trên một cơ sở ngữ âm học đáng nghi ngờ.

Còn về tên gọi “Cochinchine” (Nam kỳ), có nguồn gốc không rõ ràng thường được tranh luận trong sách vở, dường như nó bắt nguồn từ một sự biến dạng của từ Co-Cheng-Ching, là một tên gọi bằng nguồn Trung Quốc dùng để chỉ vùng đất Champa cổ, là đất phần phía Nam của nước Việt Nam, trước khi xảy ra cuộc Nam tiến; hoặc giả nó bắt nguồn từ một từ Tây Ban Nha là Cauchi-china, và một từ tiếng Ý là Caoci Cina, cả hai từ trên đều xuất xứ từ chữ Kiaotche, hoặc Giao-chỉ, sau đó ghép thêm vào đó chữ China, hoặc Cina (Trung Quốc), để cho người ta khỏi lầm lẫn nó với thành phố Cochin, ở Ấn Độ, hoặc theo Barrow(6), để khỏi lầm lẫn với Kotchindiinna (Trung Quốc phía Tây), là tên gọi dùng để chỉ một cộng đồng người Trung Quốc buộc phải rời tổ quốc, vào thời xâm lược của những người Tartares – một tên gọi có nguồn gốc Nhựt Bổn, và chuyển sang gia nhập ngôn ngữ Âu châu. Cái tên gọi“Cochinchine”, trước hết, do chính những người phương Tây dùng để đặt cho miền Trung của nước Việt Nam.

Cho đến thời Napoléon III, người ta gọi vùng các cửa sông Cửu Long là “Basse-Cochinchine” (miền hạ Nam kỳ). Cũng không có lý lẽ gì hơn, đến khoảng 1870, người ta lại có thói quen truyền tên“Cochinchine” này cho vùng đất ở phía cực Nam, đồng thời người ta dành riêng cho miền Trung của Việt Nam cái tên “An Nam”

Tuy nhiên có một số người Pháp vẫn tiếp tục gọi toàn bộ đất nước này bằng cái tên mang tính chất miệt thị là “An Nam” (Miền đất phía Nam đã được bình định) - và gọi cư dân của nó là người“Annamites” , có ý nghĩa nhắc nhở, và như vậy, là có ý sử dụng lại thuật ngữ “An Nam đô hộ phủ” (Phủ ở phía Nam được bình định và chinh phục), do người Trung Quốc đặt cho vào năm 679, thời kỳ nhà Đường (618-907) trực tiếp cai trị đất nước này(7).

Thật lý thú khi lưu ý là từ “An Nam” không hề có trong các thơ từ chánh thức của Việt Nam và trong các văn bản bằng chữ Hán của các hiệp ước 1862, 1874, và 1884, ký kết với Pháp. Đất nước Việt Nam này đã được gọi bằng cái tên là Đại Nam (Vương quốc lớn ở phía Nam)

TS Nguyễn Xuân Thọ

__________________

(1) Dân tộc Nhựt Bổn (hiện nay gọi là Nhật Bản) hình thành do sự hội nhập của hai đợt xâm lược liên tiếp. Những người xâm lược đợt đầu, từ Mông Cổ đến, qua đường Triều Tiên, những người xâm lược đợt hai nguồn gốc từ Việt Nam, hoặc miền Nam Trung Quốc, đổ bộ vào các bờ biển phía nam của quần đảo Nhựt Bổn, theo hải lưu Kuroshivo. Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, các thị tộc này, thường thường đặt dưới quyền của những vị “nữ hoàng”, được sách sử ký Trung Quốc, đời Tây Hán (thế kỷ I-II), gán cho đủ thứ quyền năng thần thông, đã chiếm miền Nam của hòn đảo lớn nhứt, và ở đó đã xuất hiện một chánh quyền trung ương, trên đồng bằng Yamato (về sau là tên của đất nước mới này). Thuyết này, một thời gian dài, bị phán quyết là tà giáo, vì nó nói ngược lại sang thế luận Thần đạo (Shinto) và nguồn gốc thần thánh của người Nhựt Bổn, hiện nay, được xác nhận thêm bởi những cuộc khai quật khảo cổ, theo đuổi từ khi đệ nhị thế chiến kết thúc, ở hải đảo Kyushu và Honshu. (“Voyage vers le Japon des Ainous”, “Le Monde Aujourd’hui”, 9-10/9/1984)

(2) Hai thuật ngữ “monde” và “univers” chỉ thế giới về mặt địa lý và thế giới về mặt kinh tế...

(3) Raymond Cartier, “Paris Match”, số 322, ngày 28/5 – 4/6/1955.

(4) Tác phẩm dành cho khách đến xem cuộc triển lãm về thuộc địa năm 1931.

(5) Đông Dương: tiếng Pháp là Indochine, nguyên nghĩa là Ấn Độ Trung Quốc. Indochine là từ do nhà địa lý học Conrad Malt-brun (sinh ở Đan Mạch năm 1775, là người sáng lập Hội Địa lý, năm 1821) tạo thành.

(6) G. Clappier, “Le Tonkin d’aujourd’hui”, báo “Bosphore e1gyptien”, 1885.

(7) Năm Điều lộ I (679), dưới đời nhà Đường, người Trung Quốc đổi “Giao Châu Đô đốc phủ” thành “An Nam đô hộ phủ”

Nguồn: (Alpha Books-Ebook) Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Tại Việt Nam 1858-1897

Trang Lịch Sử




Đó đây


2024-04-30 - Chúng Tôi Ăn Mừng 49 Năm Thống Nhất và 70 Năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ Ở Cali -

2024-04-25 - Phóng Sự: Thiếu Tướng Hoàng Kiền -Ahllvtnd Nói Chuyện Thời Sự Về Đường Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh -

2024-04-25 - CHẾ ĐỘ TAY SAI - BÀI VIẾT CỦA TIẾN SỸ MỸ T.P.WINKINSON -

2024-04-20 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Nhóm Việt Nam vinh danh các liệt sĩ Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam - Chủ nhật ngày 17/3/2024, 1 nhóm Việt Nam đến viếng mộ 5.099 quân nhân Hàn chết trong chiến tranh ở Việt Nam. Dòng chữ trên một tấm có nội dung: “Bởi vì các chiến sĩ của các bạn yên nghỉ ở đây, đất nước chúng ta đứng vững với niềm tự hào.” Thật là không biết nhục!!

2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-21 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Một Nhóm Việt Nam vinh danh các lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam! - SH sưu tầm -

● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>