●   Bản rời    

[VATICANOLOGY] Tại Sao Chính Quyền Vatican Thèm Khát Quan Hệ Ngoại Giao Và Đưa Giáo Hoàng Đến Việt Nam? Bài 1

[VATICANOLOGY] - Tại Sao Chính Quyền Vatican Thèm Khát Quan Hệ Ngoại Giao Và Đưa Giáo Hoàng Đến Việt Nam? - Bài 1&2

Minh Thạnh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgM/MinhThanh33.php

22-May-2022

Bài báo thể hiện thèm khát của chính quyền Vatican thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đưa Giáo hoàng đến thăm Việt Nam, mặc dù thông tin về cuộc phỏng vấn Hồng y Quốc vụ khanh Parolin đưa trong bài không có vẻ lộ liễu như bài báo. Trang tin conggiaovnnew.info, ngày 14/4/2022, đăng bài “Tin Vui Lớn: Đức Giáo hoàng Sang Thăm Việt Nam Sẽ Không Còn Xa – Xin Cầu Nguyện”. (Xem: https://conggiaovnnew.info/%F0%9F%94%B4tin-vui-lon-duc .../).

Bài báo thể hiện thèm khát của chính quyền Vatican thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đưa Giáo hoàng đến thăm Việt Nam, mặc dù thông tin về cuộc phỏng vấn Hồng y Quốc vụ khanh Parolin đưa trong bài không có vẻ lộ liễu như bài báo.

Hồng Y Quốc Vụ Khanh Parolin Phát Biểu Song Song Về Hai Trường Hợp Trung Quốc Và Việt Nam: Có Ẩn Ý Không Tích Cực.

Khi cần lên tiếng nói về một vấn đề quan hệ đối ngoại nào đó, chính quyền Vatican thường không sử dụng hình thức người phát ngôn Bộ ngoại giao như tập quán quốc tế, mà thường sử dụng những cuộc phỏng vấn dành riêng cho một cơ quan truyền thông. Chính Hồng y Quốc vụ khanh sẽ lên tiếng trình bày ý kiến, còn Tổng giám mục Bộ trưởng ngoại giao chính quyền Vatican thì ít cơ hội hơn.

Phải chăng, chính quyền Vatican để Hồng y Quốc vụ khanh phát biểu là muốn tăng giá trị của ý kiến: vừa truyền thông điệp đến đối tượng, vừa ban lệnh gián tiếp đến quan chức, giáo dân của chính quyền vatican.

Một trong những kết quả của điều này là bài báo mà chúng ta đang tìm hiểu. Quan chức, giáo dân thuộc chính quyền Vatican sẽ tung hô, cầu nguyện theo cách chính quyền Vatican muốn, như cách làm của bài báo.

Quan hệ giữa chính quyền Vatican với chính quyền Trung Quốc và với chính quyền Việt Nam rất khác nhau. Chính quyền Trung Quốc hết sức lạnh nhạt và cứng rắn với chính quyền Vatican. Trong khi đó, quan hệ chính quyền Vatican với chính quyền Việt Nam theo một hướng dễ chịu cho chính quyền Vatican hơn. Cho nên, Hồng y Quốc vụ khanh Parolin gộp hai trường hợp trong một cuộc trả lời phỏng vấn, với hàm ý tương tự, là không thích hợp, có ẩn ý nào đó mà ông ta cố tình lấp lửng, cả với chính quyền Trung Quốc và với chính quyền Việt Nam.

Phải chăng, Hồng y Quốc vụ khanh không ý thức đúng mức về tình trạng quan hệ với chính quyền Việt Nam khi đề cập đồng thời hai trường hợp Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng cũng có thể hỏi, rằng ông Parolin nhận thức vấn đề theo một hướng khác.

Đối với chính quyền Trung Quốc, chính quyền Vatican chỉ có nuôi hy vọng, chờ chính quyền Trung Quốc ban ơn để “có thể thay đổi hiệp định này” (cụm từ trong bài báo).

Hồng y Quốc vụ khanh vẫn kiên định che giấu “hiệp định được bảo mật” với chính quyền Trung Quốc. Vậy là huề. Còn tiếp xúc với chính quyền Trung Quốc thì chính quyền Vatican vẫn “tìm cách mở lại”. Casarolism.

Có lẽ, không có gì chắc chắn từ phía Trung Quốc, nên trong bài báo chúng ta thấy Hồng y Quốc vụ khanh dùng các từ “hy vọng”, “có thể”, “tìm cách”.

Sau đó, Hồng y Quốc vụ khanh đề cập đến quan hệ với Việt Nam, dĩ nhiên là tốt hơn. Phải chăng, Hồng y Quốc vụ khanh Parolin muốn nhờ vào trường hợp Việt Nam để nài xin chính quyền Trung Quốc ban cho chính quyền Vatican một cái gì đó nhỉnh hơn một chút, quẳng thêm một miếng gì đó hơn những gì quá ít ỏi đã có trong Thỏa thuận bí mật Vatican – Trung Quốc 2018.

Hồng Y Quốc Vụ Khanh Nói Chắc Hơn Về Trường Hợp Việt Nam: “Phải Tiến Tới Một Bước Tiến Nữa, Đó Là Có Một Vị Đại Diện Tòa Thánh Thường Trú Tại Việt Nam”.

Nội dung mà Hồng y Quốc vụ khanh phát biểu không có gì mới, ngoại trừ thông tin “phái đoàn Tòa thánh sắp đi Việt Nam”. Thực ra, thì những cuộc họp làm việc tuần tự Việt Nam – Vatican vẫn diễn ra, Hồng y Quốc vụ khanh chỉ báo trước một sự kiện đã lên lịch. Hôm nay, 29/4/2022, chuyến thăm đã kết thúc, báo chí Việt Nam ít quan tâm, dù Hồng y Quốc vụ khanh đã tung tin dọn đường và quan chức, giáo dân chính quyền Vatican tại Việt Nam cầu nguyện ầm ĩ.

Phải chăng, nội dung Hồng y Quốc vụ khanh phát biểu là để mở đường cho lời khen tặng của người phỏng vấn:

“Ký giả Andrea Gargliarducci, người phỏng vấn Đức Hồng Y Parolin, nhận xét rằng một trong các đặc điểm của chính sách ngoại giao của Tòa Thánh là không theo một phe chính trị nào, nhưng cổ võ đối thoại và dành ưu tiên cho thiện ích của dân chúng, hơn là những lợi lộc về địa lý chính trị.”

Chính Quyền Vatican Tự Thân Đã Là Một “Phe Chính Trị”.

Phải chăng, nhận xét trên của nhà báo phỏng vấn Hồng y Quốc vụ khanh Parolin là lời lừa dối, theo hướng kịch bản mà chính quyền Vatican đang ra sức diễn xuất.

Chính quyền Vatican không theo một phe chính trị nào vì tự chính nơi chính quyền vatican đã là một phe chính trị, một đế chế, một cường quốc, có 1,3 tỷ giáo dân, có quan chức, giáo dân ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đã tiến hành nhiều hoạt động thay đổi các chính quyền trên thế giới, có một vị thế chính trị rất quan trọng trên vũ đài thế giới.

Do đó, chính quyền Vatican có những “lợi lộc về địa lý chính trị” của riêng họ, một nhà nước cường quốc ngoại giao, quan hệ ngoại giao với 183 quốc gia.

Chính quyền Vatican “dành ưu tiên cho những tiện ích của dân chúng”, nhưng từ “dân chúng” ở đây phải được hiểu là dân chúng của chính quyền vatican, tức là giáo dân, không phải dân chúng nói chung.

Chính quyền Vatican là một chính quyền không có quân đội mà chỉ có lực lượng chính trị. Nhà nước Vatican là một cường quốc ngoại giao, cho nên chính quyền Vatican đương nhiên, ắt phải và bắt buộc là “cổ vũ đối thoại” như lời ca tụng của nhà báo phỏng vấn Hồng y Quốc vụ khanh Parolin. Chẳng những thế, hoạt động đối thoại của chính quyền Vatican còn là hoạt động đối ngoại cao cường, thủ đoạn mưu sâu kế hiểm và bí mật (chẳng hạn Thỏa thuận bí mật Vatican – Trung Quốc năm 2018).

Hồng Y Parolin (trái) - Hồng Y Casaroli (phải)

Hiện nay, trong quan hệ quốc tế, việc ký Thỏa thuận bí mật như chính quyền Vatican là điều rất hiếm. Có lẽ, chỉ còn các quan chức ngoại giao chính quyền Vatican trong lớp áo choàng đen của nhà tu hành còn ký kết những thỏa thuận bí mật như chúng ta đã thấy và họ vẫn ra sức giữ bí mật. Nếu vì “thiện ích của dân chúng”, không vì “những lợi lộc về địa lý chính trị” thì giữ bí mật để làm gì, cần gì mà phải bí mật đến như vậy.

Chỉ có với chính quyền Việt Nam, chính quyền Vatican mới có thể quang minh chính đại trong quan hệ ngoại giao, cho dù chưa có quan hệ chính thức. Còn như đối với Trung Quốc, Hồng y Quốc vụ khanh nói tiếng trước, thì tiếng sau đã phải giữ bí mật.

Chính Quyền Vatican Là Một Chính Quyền Siêu Bí Mật.

Những gì chúng ta biết về chính quyền Vatican đều là sự trình diễn về ngoài. Chính quyền Vatican luôn là một nhân tố gây mất ổn định cho các nên cho nên họ vừa phải giữ bí mật, vừa phải diễn xuất để có những lời khen tặng trang trí, phục sức như kiểu nhà báo phỏng vấn Hồng y Quốc vụ khanh Parolin ca tụng chính quyền Vatican.

Hoạt động chủ yếu của chính quyền Vatican, ngành ngoại giao Vatican là thay đổi trật tự tôn giáo, thay đổi chính quyền ở các quốc gia sao cho thuận lợi nhất cho mục tiêu loan báo tin mừng. Vì vậy, làm sao không phải bí mật và phải diễn xuất.

Màn trình diễn của Hồng y Quốc vụ khanh Parolin mới đây kín đáo như vậy, nhưng truyền thông của quan chức, giáo dân thuộc chính quyền Vatican đã ồn ào kiểu: “Tin Vui Lớn: Đức Giáo hoàng Sang Thăm Việt Nam Sẽ Không Còn Xa – Xin Cầu Nguyện”.

Trong các bài sau, chúng ta đi sâu phân tích nỗi thèm khát của chính quyền Vatican về quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam và việc đưa Giáo hoàng đến Việt Nam.

Nguồn @cusiminhthanh ngày 01 tháng 5, 2022

-- o0o --

(Ảnh minh họa lấy tư liệu từ internet)

Tòa thánh Vatican

Tòa Khâm Sứ cũ ở Hà Nội

- Bài 2 -

Nguy Cơ Từ Các Sứ Thần

Trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi, đoàn xe của Đức ông Thứ trưởng ngoại giao chính quyền Vatican lưu thông trên đường phố Hà Nội, Thái Bình với cờ quốc gia Vatican phấp phới trên đầu xe. Đoàn xe nối dài với nghi thức ngoại giao như một sự phô trương quyền lực, vị thế, không một tôn giáo nào có được. Tuy nhiên, những thời khắc đầy kiêu hãnh đó của chính quyền Vatican chỉ kéo dài có mấy ngày cho đến khi thứ trưởng ngoại giao chính quyền Vatican rời Hà Nội. Chính quyền Vatican không muốn vậy. Đại diện của chính quyền Vatican không thường trú hay thường trú đều không được hưởng đặc quyền ngoại giao. Họ muốn có quan hệ ngoại giao với cấp tòa sứ thần (đại sứ). Nếu chính quyền Vatican có quan hệ ngoại giao cấp sứ thần với Việt Nam, đoàn xe của sứ thần chính quyền Vatican đi đến đâu trên lãnh thổ Việt Nam cũng đều có quốc kỳ nhà nước Vatican để thể hiện vị thế đoàn ngoại giao.

Chính Quyền Vatican Muốn Thay Đổi Trật Tự Ổn Định Sao Cho Có Lợi Hơn Cho Họ

Đại sứ các quốc gia thường ít khi đi đâu. Họ cũng có công tác nhưng khác với Vatican, số kiều dân của họ không tập trung định kỳ, số lượng không nhiều.

Còn số giáo dân tuân phục chính quyền Vatican ở Việt Nam, theo số liệu ước tính của chính quyền Vatican, lên đến 7 triệu người. Khoảng một ngàn giáo dân là có một nhà thờ, một giáo xứ, đơn vị cơ sở của chính quyền Vatican. Sứ thần Vatican tại Việt Nam không phải chỉ là quan chức ngoại giao, mà đồng thời là một quan chức tôn giáo. Sứ thần Vatican sẽ thực hiện phối hợp hai chức năng đó, quan chức ngoại giao của một cường quốc ngoại giao, quan chức tôn giáo của tôn giáo lớn nhất thế giới và là tôn giáo đa số ở Việt Nam.

Còn giáo dân của chính quyền Vatican tập trung hàng tuần tại nhà thờ - cơ sở của chính quyền Vatican – mỗi chủa nhật, chính quyền Vatican gọi là “Chúa nhật”.

Thực là một con cọp có cánh trong bối cảnh chính quyền Vatican đã từng can thiệp sâu nhưng hết sức tế nhị, khéo léo vào đời sống chính trị nhiều quốc gia trên thế giới.

Trong chuyến đi thăm Việt Nam vừa rồi của phái đoàn ngoại giao Vatican, đón đoàn ngoại giao chính quyền Vatican tại sân bay, phía Việt Nam vừa có đại diện Bộ ngoại giao, vừa có đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ. Có lẽ đây là trường hợp duy nhất như thế.

Hoạt động của Đoàn ngoại giao chính quyền Vatican không thuần túy hoạt động ngoại giao, mà đồng thời hoạt động nghi lễ tôn giáo, hoạt động chỉ đạo tổ chức tôn giáo (đối với Hội đồng Giám mục Việt Nam). Điều mà chính quyền Vatican muốn đó là hoạt động vĩnh viễn, tức là có quan hệ ngoại giao, đặt tòa sứ thần tại Việt Nam.

Hiện nay, đối với chính quyền Vatican, họ đã giành ưu thế tôn giáo tại Việt Nam. Một trật tự ổn định cho chính quyền Vatican đã được hình thành với một đại diện không thường trú do Tổng giám mục sứ thần ở một quốc gia Đông Nam Á kiêm nhiệm. Tuy là đại diện không thường trực, nhưng vì do quan chức ngoại giao cấp Tổng giám mục kiêm nhiệm, nên ảnh hưởng của đại diện không thường trực rất lớn (so với nếu có đại diện thường trú là một đức ông – tức một linh mục).

Đại diện không thường trú chính quyền Vatican về nguyên tắc có mặt giới hạn tại Việt Nam, nhưng thực tế đã có mặt hầu hết ở các sinh hoạt quan trọng, lãnh đạo sát sao các quan chức chính quyền Vatican ở Việt Nam.

Trật tự đó có lợi trước hết cho chính quyền Vatican, cũng như giữ ổn định sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam, trong bối cảnh mười năm (2009-2019), thời gian chính quyền Vatican tiến lên giữ vị trí tôn giáo đa số hàng đầu tại Việt Nam.

Nhưng với bản chất “loan báo tin mừng”, không ngừng cải đạo, can thiệp sâu vào các quốc gia, khẳng định vị thế cường quốc ngoại giao, chính quyền Vatican không bao giờ thỏa mãn với một trật tự ổn định nào đó, mà họ luôn hướng đến việc thay đổi theo những mục tiêu của chính quyền Vatican.

Các tòa sứ thần nhà nước Vatican (tức tòa đại sứ) hầu như không có khái niệm công tác lãnh sự, bảo hộ công dân (trên thế giới có lẽ chỉ khoảng 1000 người có quốc tịch Vatican.), nhưng họ có hoạt động công tác công dân đặc thù, lãnh đạo toàn bộ quan chức, tu sĩ, giáo dân chính quyền vatican nước sở tại.

Bằng tòa sứ thần, chính quyền Vatican mới hoàn chỉnh cơ chế quyền lực mà họ đã thiết kế từ hai ngàn năm, một nhà nước quân chủ chuyên chế toàn cầu thần quyền tính chất trung cổ.

Thực tế, sứ thần chính quyền Vatican là quan chức chính quyền Vatican cao cấp nhất ở các quốc gia. Sứ thần chính quyền Vatican là người sắp xếp nhân sự lãnh đạo chính quyền Vatican ở các quốc gia, đề xuất tấn phong, bổ nhiệm tổng giám mục, giám mục, là tiếng nói quan trọng nhất của chính quyền Vatican ở nước sở tại.

Cứ xem trường hợp Ukraina chúng ta sẽ thấy điều này. Sứ thần chính quyền Vatican tại Ukraina có tiếng nói chính trị áp đảo so với Tổng giám mục Trưởng Công giáo phương Đông Ukraina, người đứng đầu lực lượng Công giáo đông đảo nhất ở Ukraina.

Tổng giám mục trưởng chỉ là người đứng đầu hoạt động tôn giáo, còn người đưa ra những ý kiến chỉ đạo chính trị, thúc đẩy quyết tâm thánh chiến, tử đạo là Sứ thần chính quyền Vatican tại Ukraina. Chính sứ thần chính quyền Vatican mới là người cầm chịch hoạt động chính trị ở cấp quốc gia, vượt trên chủ tịch Hội đồng Giám mục, người mà do một tay sứ thần chính quyền Vatican đặt để.

Trường hợp Ukraina, do tình huống chiến tranh, sứ thần Vatican mới bộc lộ quyền lực một cách lộ liễu. Còn trong hầu hết trường hợp, Sứ thần chính quyền Vatican khéo léo che đậy vai trò toàn quyền, thái thú của mình. Casarolism.

Nhưng ở Việt Nam thời gian qua, phải chăng, vì nhằm mục tiêu nào đó, chính quyền Vatican lại không ngần ngại thể hiện sự hiện diện của Đại diện không thường trú ở các đủ hoạt động từ nghi lễ đến chỉ đạo tổ chức.

Trên thế giới, các nhà ngoại giao chính quyền Vatican ít khi bị trục xuất, ít khi bị “không hoan nghênh”, vì họ chỉ lãnh đạo trong bóng tối khi giựt dây các hoạt động chính trị. Đồng thời, các quan chức cao cấp chính quyền Vatican (hồng y, tổng giám mục, giám mục) đều được che chắn cẩn thận, hầu như không thể động phạm tới. Chỉ có các linh mục mới được đưa ra tuyến một.

Như đã phân tích trong những bài trước, cũng như các cơ quan ngoại giao của các cường quốc, phải chăng các tòa sứ thần của cường quốc ngoại giao Vatican đều là các cơ sở thu thập thông tin tình báo. Nhưng do các quan chức ngoại giao của chính quyền Vatican đều có vỏ bọc nhà tu, nên ngoài quyền lực được miễn ngoại giao, những nhà lãnh đạo chính quyền Vatican có thế mạnh không nhà ngoại giao của cường quốc nào khác có được. Các nhà ngoại giao chính quyền Vatican khi cần tuyển cộng tác viên, người lấy tin thì dưới tay có sẵn một lực lượng quan chức tu sĩ, giáo dân đông đảo.

Cho nên, đặt được tòa sứ thần ở một quốc gia, hoạt động chính trị của chính quyền Vatican tiến thêm một bước, đặc biệt là ở các quốc gia có giáo dân đông đảo, chính quyền Vatican là tôn giáo đa số.

Nếu chính quyền Vatican là siêu đế chế, một quốc gia xuyên quốc gia, một nhà nước song song trong lòng các nhà nước, thì sứ thần Vatican là một thứ siêu đại sứ, một kiểu đại sứ vượt trên đại sứ của các quốc gia. (ở nhiều quốc gia, sứ thần chính quyền Vatican đóng vai trò trưởng đoàn đoàn ngoại giao.) Vì vậy, đặt tòa sứ thần ở những quốc gia chưa có quan hệ ngoại giao chính thức với chính quyền Vatican luôn luôn là nỗi thèm khát chính trị của Vatican.

(còn tiếp)

 

FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO. THÔNG BÁO NÀY LÀ MỘT PHẦN NỘI DUNG BÀI VIẾT:

Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.

Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác.

Trong tinh thần chặt chẽ trong việc tự biên tập, tự kiểm duyệt theo hướng những quan điểm của các quy định mới về an ninh mạng, Facebook Minh Thạnh hạn chế tối đa việc nêu các danh từ riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân; hạn chế tối đa việc đưa đường dẫn, hạn chế tối đa việc đăng hình, hạn chế tối đa việc đăng lại trực tiếp nội dung cần trích dẫn mà thay bằng tường thuật gián tiếp (không đòi hỏi tuyệt đối chính xác)...

Trường hợp Facebook Minh Thạnh đăng hình ảnh được công bố trên truyền thông đại chúng (internet), kết quả tìm kiếm của Google, Google thông báo hình ảnh có thể có bản quyền, không xác định rõ bản quyền có hay không, thì đối với hình ảnh đã đăng có bản quyền và có điều kiện đăng, xin vui lòng liên hệ riêng để chỉ đăng lại sau khi đã thỏa thuận. Tất cả hình ảnh được đăng trên Facebook Minh Thạnh đều chỉ có tính chất minh họa mà thôi. Nếu ảnh không có lời chú thích trong bài viết, ảnh không liên hệ nội dung bài viết. Hình ảnh luôn luôn được đăng bên ngoài bài viết.

Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả, dùng chân dung của tác giả Minh Thạnh.

Cảnh báo về trường hợp tấn công tin học vào Facebook Minh Thạnh làm biến động nội dung và kỹ thuật trình bày như đã xảy ra. Mong bạn đọc hỗ trợ bằng cách thông tin khi phát hiện những vấn đề bất thường, nhất là ở những bài viết cũ. Trường hợp có tấn công tin học, tác giả Minh Thạnh không chịu trách nhiệm về những biến động nội dung (gồm bài viết, hình ảnh, video, âm thanh...). Cá nhân, đơn vị tổ chức tấn công tin học chịu hoàn toàn trước pháp luật.

Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp từ bạn đọc và tích cực điều chỉnh nếu xét thấy phù hợp. Thông báo này là một phần của nội dung bài viết, vì vậy tác giả bài viết không chịu trách nhiệm nếu phát sinh khiếu nại tố cáo đối với bài viết trong những trường hợp đã nêu ở trên.

Bài viết đến đây là hết.

Minh Thạnh

(vinasat1.132@gmail.com, 0915553610).

____________ COMMENTS ____________

Nguồn @cusiminhthanh ngày 02 tháng 5, 2022