●   Bản rời    

Đừng Đặt Các Linh Mục Lên Bệ Thờ

Đừng Đặt Các Linh Mục Lên Bệ Thờ

J.B. Thái Hòa chuyển dịch/ Kevin phê bình

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgTR/TranKevin_02.php

02-Apr-2018

LGT (Kevin) - Nhân đọc được bài dịch nầy trên Webpage baoconggiao.net (đăng ngày 10-1-2018) nên chúng tôi xin phổ biến đến bạn đọc để cùng biết về một cuộc khủng hoảng khá trầm trọng trong lòng Giáo hội Công giáo Hoàn vũ. Bài do J.B. Thái Hòa dịch ra tiếng Việt nhưng không ghi Tựa đề ngoại ngữ, tên tác giả và nguồn nguyên bản nên không biết độ trung thực của bản dịch ra sao. [Cập nhật ngày 19 tháng 5, 2018: bản Anh ngữ được kèm ở dưới bài]

Nội dung bài nầy nhằm mô tả và phân tích hiện tượng uy quyền to lớn của cấp Giáo sĩ đối với giáo dân trong Giáo hội Công giáo để đi đến một kết luận là hiện tượng nầy đang lan tràn khắp mọi tầng giáo phẩm, ăn sâu vào tâm thức của Giáo dân và “đang làm méo mó sứ mạng mục vụ của giáo hội”. Vì tình hình đó có tính hệ thống (systematic) và có tính kết cấu quy mô (structural) nên tác giả gọi đó là một “chủ nghĩa giáo quyền”.

Sau đó, tác giả đề nghị ba giải pháp:

1- Suy gẫm lời nguyện khi thụ phong giáo phẩm,

2- Xét lại cách dùng các tước hiệu của hàng giáo phẩm, và

3- “Xem lại đời sống độc thân khiết tịnh bắt buộc”, rồi kết bài bằng lời kêu gọi hãy theo gương Giáo hoàng Phanxicô để chấm dứt chủ nghĩa giáo quyền nầy …

“Chủ nghĩa Giáo quyền” là hệ quả tất yếu của hai nguyên nhân:
Một chính sách truyền đạo ngu dân (để nhồi sọ giáo dân từ nhỏ) và Một uy quyền thần học (được diễn giải từ một cuốn kinh “thánh” đầy mê tín dị đoan) [Hình biếm họa lấy từ Reddit/Internet]

Xin có 5 ý kiến về bài viết/dịch nầy:

1- Một cách tổng quát: Phần tác giả mô tả hiện trạng thì khá đúng với thực tế hiện nay nhưng chưa đủ, chưa thật rốt ráo. Phần phân tích thì tác giả thật sự đã có can đảm dám đề cập đến một thảm họa (vốn được lãnh đạo của Vatican giấu kín) nhưng lại thiếu đào sâu để tìm ra nguyên nhân gốc (root cause), còn Phần Giải pháp để đối trị Chủ nghĩa Giáo quyền thì quả thật quá sơ sài, đúng là “vừa đánh vừa run” …!

2- Chủ nghĩa Giáo quyền là sự trình hiện (manifestation) của nền thần học Thiên Chúa giáo.  Nền thần học nầy "dựng" ra một ông Chúa Cha độc ác, thù dai, mà lại quá nhiều quyền năng (xem Cựu Ứớc). Nền thần học nầy “bày” ra một Chúa Con Giêsu lai lịch bất minh, nói năng bất nhất, và hành trạng bất xứng (xem Tân Ước). Nền thần học nầy "tạo" ra một cấu trúc quyền lực tuyệt đối (Cha là Chúa, muốn vào nước Chúa phải thông qua Giáo hội, ...), tạo ra một đám "kiêu binh" trong giáo triều Vatican. Nền thần học nầy xử dụng một hệ thống giáo điều phản nhân quyền, nhất là về ngôn ngữ (gọi tín đồ là con “chiên" ngay chính trong bài viết/dịch nầy), gọi tu sĩ là "Cha" là “Đức Ông”, là  “Cố”, nâng nguyên tắc "cúi đầu trong vâng phục" thành một Đức (tin), con người chỉ là "đất sét" được Chúa năn ra, và em bé mới sinh ra là đã có Tội Tổ tông rồi, etc …

3- Vì vậy, muốn giới hạn Giáo quyền thì phải duyệt lại và bỏ khoảng 80% nội dung thần học của Công Giáo và phải dẹp ngôi vị Giáo Hoàng. Mà như thế thì không còn là Công giáo nữa ... Những giáo điều tào lao, cực kỳ mê tín dị đoan như Chúa tạo ra con người, Tội Tổ tông, Thiên Đàng và Địa ngục, Chúa Ba ngôi, Mẹ Đồng trinh, Chúa Sống lại, Ơn cứu rỗi, Rửa tội, Mình Thánh chúa… thách thức tri thức thời đại và khống chế nhân phẩm con người … thì lố bịch và nhảm nhí quá, không còn dọa dẫm và lừa bịp được ai, cần dẹp đi!

4- Cách đây đúng 5 thế kỷ, năm 1517, để giới hạn Chủ nghĩa Giáo quyền, Martin Luther đã viết 99 Luận đề rồi treo trên nhà thờ ở Wittenberg bên Đức, mở đầu một phong trào Phản Thệ (Protestant) thách thức uy quyền của Giáo triều Vatican và xây dựng một đạo Chúa mới (Tin Lành). Tuy về mặt tổ chức có vẻ ít phong kiến hơn, nhưng vì vẫn còn vướng vào cuốn “Kinh Thánh” nhảm nhí nên quan hệ Mục sư-Tín hữu vẫn là một loại “Chúa và Chiên” như phía Công giáo. Do đó, tuy hiện tượng tôn giáo nầy là một biến cố lịch sử to lớn tại Âu châu, nhưng cũng chỉ là một bước rất nhỏ trong nỗ lực giải phóng con người ra khỏi sự khủng bố tri thức con người của nền Thần học Thiên Chúa giáo mà thôi!

5- Nói tóm lại: Nêu lên thảm họa “Chủ nghĩa Giáo quyền” là một hành động đúng đắn và can đảm, nhưng dẹp được các ông Linh mục ngồi chồm hổm trên bệ thờ để làm “cha” các con chiên thì chỉ là chuyện ảo tưởng! – (Kevin)

ĐỪNG ĐẶT CÁC LINH MỤC LÊN BỆ THỜ

[http://baoconggiao.net/index.php/Goc-nhin/dung-dat-cac-linh-muc-len-be-tho-4015.html]

Chủ nghĩa giáo quyền đang làm suy yếu sứ mạng mục vụ của Giáo hội.

Cuối cùng đã có một vấn đề mà giáo hội chia rẽ của chúng ta có thể nhất trí. Người Công giáo thuộc mọi phái, bảo thủ hay tự do hay trung dung, đều thấy khó chịu về chủ nghĩa giáo quyền. Từ Đức Giáo hoàng Phanxicô cho đến hàng ghế cuối trong nhà thờ, từ giáo sư chủng viện cho đến các thừa tác viên, chúng ta đều đồng ý rằng chủ nghĩa giáo quyền đang làm méo mó sứ mạng mục vụ của giáo hội.

Và chủ nghĩa giáo quyền còn củng cố luận điệu của những người theo chủ nghĩa thế tục rằng hàng giáo sỹ Công giáo chẳng khác gì những nhân viên của giáo hoàng để áp đặt sự kiểm soát đạo đức ngặt nghèo bóp nghẹt bản năng ham muốn tự do và vui thú của con người.

Vậy hãy chấm dứt chủ nghĩa giáo quyền trong giáo hội.

Chắc chắn là thế. Sự đồng thuận về chuyện này quá rõ ràng. Thế mà, tôi còn nghe có tiếng nói, “đừng làm quá nhanh.”

Khối ung thư này đang làm suy yếu thế giới Công giáo, từ các cộng đoàn địa phương cho đến các văn phòng Vatican, nó đã có từ trong quá khứ và hiện đang tồn tại trong giáo hội, một điều chúng ta cần xem xét thật kỹ lưỡng. Vậy thì hãy bắt tay xét nghiệm nó nào.

Chủ nghĩa giáo quyền chỉ cần nhìn là biết, dù là ở mức độ giáo xứ hay trên hình biếm họa về giáo sỹ. Nhưng dù cho chúng ta có nhận ra, cũng khó lòng mà định nghĩa nó.

Tôi thì thấy thế này. Chủ nghĩa giáo quyền là một thái độ có trong nhiều (chứ không phải tất cả) giáo sỹ, những người xem vị thế linh mục và giám mục của mình cao hơn vị thế môn đệ được rửa tội của Chúa Giêsu Kitô đang có trong họ. Khi làm thế, nảy sinh một tâm thức đặc quyền và tước vị trong suy nghĩ riêng và chung của các giáo sỹ. Điều này làm nảy sinh một nhóm những con người “ưu tú” trong giáo hội, nghĩ rằng mình không giống những tín hữu khác.

Giáo sỹ rơi vào cám dỗ này không thể thấy được việc đó đang làm tê hoại nhân cách của họ, tê hoại khả năng kết nối ở tầm mức con người với những nhóm người khác trong đoàn dân Chúa. Trong tất cả những hoa trái chua cay của chủ nghĩa giáo quyền, thì việc mất khả năng kết nối với tha nhân này, chính là thứ gây tai hại nhất. Khi một người được truyền chức thánh có thái độ bề trên với các giáo dân và những người mình gặp gỡ, thì vấn đề không còn đơn giản. Dạng mất liên kết này có thể là thứ tiêu diệt hết những nỗ lực của một linh mục muốn xây dựng tâm thức cộng đoàn trong giáo xứ.

Và thường giáo dân khó lòng thấy thoải mái với một linh mục giáo quyền. Nói đơn giản là họ không thấy được cách tiếp cận của một người “cha”. Cũng có thể nói như thế về các giám mục quá dễ dãi nghĩ mình như những quân vương một vùng được Chúa tuyển chọn. Mối liên hệ của các giám mục này với các linh mục và giáo dân không còn là cung cách của một mục tử.

Nơi họ không có mùi chiên.

Mà đó lại chính là những gì mà các giáo sỹ giáo quyền muốn. Họ tin rằng xa cách một chút với những người không có chức thánh là một việc phù hợp và đúng đắn. Dĩ nhiên, linh mục không cần phải chén thù chén tạc xuề xòa với giáo dân, mối liên hệ linh mục-giáo dân cần có sự trưởng thành và cẩn trọng. Hầu hết các giáo sĩ đều biết những đòi hỏi của đàn chiên mình. Chắc chắn, các giáo sĩ cần phải bảo vệ sự riêng tư của mình, và tìm thời gian “ở một mình.” Nhưng bản chất của chủ nghĩa giáo quyền là phóng đại nhu cầu này. Nó nảy sinh sự giả tạo và cấp bậc giữa các giáo sỹ và giáo dân. Như thế, là thiếu mất đi sự gì đó.

Các linh mục và giám mục (thậm chí là phó tế) dần thấy uy thế của mình trong việc cử hành bí tích và giảng dạy, chính là nền tảng căn tính của mình. Và khi đó, họ không còn thấy được sự thật rằng sức mạnh của Giáo hội xét tận cùng chính là nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Họ nói, “Chúng tôi là giáo sỹ, anh chị em thì không.”

Nhiều năm trước, khi làm tổng đại diện, tôi có nói chuyện với một viên chức giáo dân cấp bậc cao trong giáo phận, ông sợ rằng mình đang ngày càng dấn vào hệ thống này, sợ mình trở nên “như giáo sỹ” Tôi bảo ông đừng lo. Việc ông cảm nhận được mối nguy đó, chính là cái bảo vệ cho ông rồi. Chúng tôi cũng thấy được nhiều đồng nghiệp giáo dân của ông có vẻ như không thấy được mối nguy đó. Những nhân viên mục vụ giáo dân này nghĩ mình là người trong hàng ngũ giáo sỹ. Và có thể nói đúng là thế. Như những người mục vụ được truyền chức thánh, lòng trung thành ban đầu của họ giờ hướng về giáo hội và thể chế hơn là về tin mừng và các tín hữu mà họ phục vụ. Thế nên, khối u chủ nghĩa giáo quyền, không chỉ giới hạn trong các giám mục, linh mục, phó tế.

Văn hóa giáo giáo sỹ chính là cái nôi nảy sinh căn bệnh chủ nghĩa giáo quyền. Và hai cái này là hai thứ khác biệt nhau. Chúng ta phải hiểu được chuyện này, trước khi tìm cách mổ xẻ thêm về khối u chủ nghĩa giáo quyền. Hầu hết những dân lành nghề, chuyên nghiệp, đều phát triển một dạng văn hóa, một kiểu cư xử và lời nói đặc thù thể hiện đặc tính của những người trong hội. Một nền văn hóa như thế có thể vun đắp một tinh thần đoàn thể lành mạnh.

Thế nên văn hóa giáo sỹ không phải là vấn đề. Các linh mục thường nói về “huynh đệ chức thánh.” Họ cùng chia sẻ một nền đào tạo chủng viện. Họ hiểu được niềm vui và nỗi buồn trong việc mục vụ, sự tự do và cô đơn của đời sống độc thân, và trách nhiệm lớn lao của việc rao giảng Lời Chúa.

Nhưng một văn hóa giáo sỹ lành mạnh thì vun đắp sự khiêm nhượng và lòng biết ơn trong tâm hồn các phó tế, linh mục, và giám mục. Nó dẫn đưa người linh mục nói rằng, “Tôi là linh mục, nhờ ơn Chúa. Nhưng trước hết, tôi là môn đệ được rửa tội, cũng cần được mục vụ, cần được thương xót và tình bạn của các giáo dân.” Tuy nhiên, khi văn hóa giáo sỹ thổi phòng vai trò và tầm hiểu biết của các thừa tác viên có chức thánh trong đời sống giáo hội, thì nó chính là mảnh đất màu mở để khối u chủ nghĩa giáo quyền lớn mạnh.

“…khối u chủ nghĩa giáo quyền, không chỉ giới hạn trong các giám mục, linh mục, phó tế” mà còn ăn sâu mọc rể trong tâm thức và ứng xử của tín đồ Công giáo, từ xưa đến nay, từ Ta đến Tây, từ quan đến dân (như trường hợp giáo dân Ngô Đình Diệm)

Vậy chúng ta có thể làm gì để chấm dứt chủ nghĩa giáo quyền? Những bước sau sẽ xử lý khối u, hay ít nhất là giảm nhẹ đi chủ nghĩa giáo quyền:

1. Các giám mục, linh mục và phó tế được kêu gọi bởi Tin mừng, và bởi Đức Giáo hoàng Phanxicô, phải thấy được tư cách môn đệ và việc phục vụ là nền tảng cho mục vụ chức thánh. Phép rửa cho họ mọi phẩm giá họ cần. Nhiều linh mục hiểu điều này. Nhiều người vẫn chưa hiểu. Vậy các chủng viện cần dạy cho các chủng sinh rằng tư cách môn đệ được rửa tội bén rễ trong lời nguyện chính là nền tảng căn bản cho việc mục vụ linh mục.

2. Một số giáo sĩ nhất quyết rằng người ta phải gọi mình là “cha” hoặc là “đức cha.” (Trong tiếng Anh, có thể gọi linh mục là Father hoặc Monsignor, có thể gọi các giám mục hồng y với những tước rất uy quyền như Excellency hoặc Eminence). Các tước hiệu có vai trò của nó, nhưng ta không cần khăng khăng phải dùng nó. Chúng ta có thể thấy buồn cười khi một giáo dân cứ khăng khăng người ta phải gọi mình là bác sĩ, tiến sỹ, giáo sư, thẩm phán. Gọi một bác sĩ là là bác sĩ, thì hợp lý khi ta ở trong phòng khám hay bệnh viện, và gọi một linh mục là cha cũng hợp lý khi ở trong bối cảnh làm việc giáo xứ. Nhưng hầu hết mọi người sẽ nhíu mày khi người ta cứ nhất quyết lúc nào mình cũng phải được gọi bằng tước danh [“cha” - KT].

3. Xem lại đời sống độc thân khiết tịnh bắt buộc. Đúng là chúng ta cũng thấy chủ nghĩa giáo quyền trong hàng giáo sỹ không độc thân của các giáo Đông phương. Nhưng những gánh nặng kéo theo đời sống độc thân, dẫn đến việc một số giáo sỹ thấy cần tước vị và đặc quyền, những nét đặc thù của chủ nghĩa giáo quyền.

Nhưng có người sẽ lập luận, chẳng phải chỉ trích chủ nghĩa giáo quyền là công kích hàng giáo sỹ? Lập luận của chất vấn này như sau: Khó lòng cường điệu hóa phẩm giá và sức mạnh thiêng liêng của chức linh mục. Cứ nghĩ về việc giáo dân thấy hình ảnh người linh mục khi dâng thánh lễ và tha tội. Một ơn gọi quá cao cả, đòi buộc người linh mục phải là người “khác hẳn.” Và khi “khác hẳn” thì cũng đi kèm với trách nhiệm và đặc quyền.

Nói cách khác, lối nghĩ này chấp nhận chủ nghĩa giáo quyền như là bản chất tự nhiên trong người linh mục Công giáo, bởi họ thuộc về một đẳng cấp thiêng liêng cao quý. Và dù cao quý thì đi kèm với bổn phận, nhưng nó còn có sự vênh vang nữa.

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã đáp lại lối nghĩ này bằng cách nói rằng một linh mục không phải là một người được tách riêng hẳn ra với cộng đoàn. Đức Giáo hoàng tin rằng linh mục và giám mục phải có một tâm hồn sứ mạng, một điều tương phản với kiểu tâm hồn giáo quyền. Trong tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui của Tin mừng), Đức Phanxicô đã viết rằng “một tâm hồn sứ mạng không bao giờ khép kín trong bản thân, không bao giờ lui về nơi an toàn riêng của mình, không bao giờ chấp nhận sự khắc nghiệt và thủ thế. Tâm hồn sứ mạng nhận ra rằng nó phải lớn lên trong nhận thức Tin mừng và trong nhận thức về những đường lối của Thần Khí, và nó luôn luôn làm tốt hết sức mình, ngay cả khi dẫm vào bùn đất trên đường.”

Đúng, hãy chấm dứt chủ nghĩa giáo quyền và theo gương của Đức Giáo hoàng không giáo quyền của chúng ta. Ngài liên tục nhắc nhở các giám mục, linh mục và phó tế rằng họ là những người dẫn đường cho đoàn dân lữ hành. Họ là những mục tử của lòng thương xót, với đôi giày lấm lem bùn đất.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Nguồn: http://baoconggiao.net/index.php/Goc-nhin/dung-dat-cac-linh-muc-len-be-tho-4015.html


Cập nhật ngày 19 tháng 5, 2018:

Bản gốc tiếng Anh

“ Don't put priests on a pedestal”

http://www.uscatholic.org/articles/201509/dont-put-priests-pedestal-30385

Clericalism is crippling the pastoral mission of the church.

By Father Donald Cozzens
ARTICLE YOUR FAITH

Finally there appears an issue that our divided church can agree on. Catholics of all stripes—conservatives and liberals and in-betweens—are declaring a pox on clericalism. From Pope Francis to the back pew widow, from seminary rectors to lay ecclesial ministers, we agree that clericalism is crippling the pastoral mission of the church.

At the same time it is strengthening the secularists’ claim that Catholic clergy are nothing more than papal agents bent on enforcing rigid moral controls that smother our human instinct for pleasure and freedom. So let’s end clericalism in the church.

Yes, of course, let’s end clericalism. It’s just plain right to heed the growing consensus that clericalism must go. But something tells me, “not so fast.”

This cancer crippling the Catholic world—from local communities to Vatican offices—is so deeply embedded in our past and present church fabric that we need a careful presurgery examination. So pull on your surgical gloves and join me in the pre-op room.

We know clericalism when we encounter it, whether on the parish level or in the media’s caricaturist portrayal of clergy. But although we know clericalism when we see it, it’s not so easy to define it.

Here’s how I see it: Clericalism is an attitude found in many (but not all) clergy who put their status as priests and bishops above their status as baptized disciples of Jesus Christ. In doing so, a sense of privilege and entitlement emerges in their individual and collective psyche. This, in turn, breeds a corps of ecclesiastical elites who think they’re unlike the rest of the faithful.

Clergy caught up in this kind of purple-hued seduction are incapable of seeing that it freezes their humanity—their ability to simply connect on a human level with the various sorts of God’s holy people. Of all the sour fruits of clericalism, this inability to connect with others might be the most damaging. When the ordained come across as somehow superior to their parishioners and people they encounter, the playing field is tilted. This kind of disconnect can be fatal to a priest’s efforts to build a sense of community in his parish.

It’s often difficult for parishioners to feel comfortable with a clerical priest. They simply don’t find “Father” approachable. The same can be said of bishops who are all too comfortable thinking of themselves as princes by divine selection. They connect neither with their priests nor with the people they’re meant to shepherd. You won’t find the smell of the sheep on them.

Often that’s exactly what clergy caught up in clericalism want: They believe a certain distance from the nonordained is fitting and right. Of course, priests need not be chummy with their parishioners; the pastor-parishioner relationship requires maturity and prudence on the part of the ordained. Most pastors are all too aware of the smothering demands of some of their flock. Without question, they need to safeguard their privacy and find time when they are, so to speak, “off the clock.” But clericalism by its nature exaggerates this need. Without fail, it breeds artificiality and superficiality between pastors and parishioners. Though often unnamed, something real is missing.

Clerical priests and bishops (and yes, clerical deacons) come to see their power to confer sacraments, to preach, and to teach as the bedrock of their identity. When this happens they lose sight of the truth that the church’s power is ultimately the power of the Holy Spirit. Without words, they seem to say, “We are clergy and you’re not.”

Years ago, when I served as the diocesan vicar for priests, I spoke with a highly placed lay diocesan official who related his fear that he was being co-opted by the system—that he was becoming “clerical.” I told him not to worry. The very fact that he sensed the danger was his deliverance. We agreed that a number of his lay colleagues apparently didn’t see the danger. These lay chancery workers thought of themselves as insiders. And in a real sense they were. But like many of their ordained colleagues, their first loyalty was now to the church as institution rather than to the gospel and to the faithful they served. So the cancer of clericalism, in its broadest sense, is not restricted to deacons, priests, and bishops.

Clerical culture, it should be clear, is the breeding ground for the disease of clericalism. The two, however, are distinct. We must understand this before any attempt to surgically excise the cancer of clericalism. Most professionals, skilled workers, and artisans develop a culture, a pattern of behavior and language and image that shape the identity of those who belong. Such cultures can foster a healthy esprit de corps.

So clerical culture itself isn’t the culprit here. Priests regularly speak of the “brotherhood of the ordained.” They share a similar seminary training. They understand the joys and sorrows of parish ministry, the freedom and loneliness of celibacy, and the frightening responsibility of preaching God’s word.

But a healthy clerical culture fosters a spirit of humility and gratitude in the hearts of deacons, priests, and bishops. It leads a priest to say to himself, “By the grace of God I’m a priest. But I’m first a baptized disciple in need of ministry myself, in need of mercy and the fellowship of lay men and women.” However, a clerical culture that exaggerates the role and scope of the ordained minister in the life of the church becomes fertile soil for the cancer of clericalism.

So what can we do to end clericalism? The following steps should excise the cancer, or at least put clericalism into remission:

1. Bishops, priests, and deacons are called by the gospel—and by Pope Francis—to see discipleship and service as foundational to ordained ministry. Baptism confers all the dignity they need. Many clergy get this. Many still do not. So let our seminaries teach candidates for the priesthood that baptismal discipleship rooted in prayer is the foundation of priestly ministry.

2. Some clergy insist on being addressed with their title, Father or Monsignor. And some prelates insist on their courtly honorifics, Excellency or Eminence. Titles have their place, but we shouldn’t insist on them. We might smile at a layperson who insists on being called Mister, Doctor, Professor, or Judge. Calling a physician Doctor is appropriate in the consulting room or hospital, and addressing a pastor as Father is likewise appropriate in parish settings. But most people wince when an individual insists on always being addressed by his or her title.

3. Mandated celibacy needs to be revisited. It’s true that we also find clericalism in the married clergy of Eastern rite Catholic and Orthodox churches. But the inherent burdens of celibacy lead some clergy to a sense of entitlement and privilege, hallmarks of clericalism.

But, some will argue, isn’t the critique of clericalism an attack on the priesthood? The logic behind this question goes something like this: It’s difficult to exaggerate the dignity and spiritual power of the priesthood. Think of how many, if not most, laypeople perceive the priest primarily in terms of offering Mass and forgiving sins. So great a vocation, it’s concluded, requires that a priest be someone “set apart.” And with being set apart comes responsibility and privilege.

In other words, this line of thinking accepts as natural a certain clericalism in Catholic priests because they belong to a kind of noble spiritual class. And while nobility has its obligations, it also has its perks.

Pope Francis has answered this way of thinking by saying a priest is not so much a man set apart as a servant-pastor placed in the center of the community. The pope believes priests and bishops should have a missionary heart, the antithesis of a clerical heart. In Evangelii Gaudium (The Joy of the Gospel), Francis writes that “a missionary heart never closes itself off, never retreats into its own security, never opts for rigidity and defensiveness. It realizes that it has to grow in its own understanding of the gospel and in discerning the paths of the Spirit, and so it always does what good it can, even if in the process, its shoes get soiled by the mud of the street.”

So, yes, let’s end clericalism and follow the example of our nonclerical pope. He keeps reminding his bishops, priests, and deacons that they are trail guides for a pilgrim people. They are ministers of mercy—with muddy shoes.

And the survey says...

1. Clericalism is a serious problem among today's priests.
Agree: 82%

2. Allowing priests to marry would help to reduce clericalism.
Agree: 61%

3. I wouldn't feel comfortable calling a priest by his first name.
Disagree: 68%

4. Most laypeople perceive the priest in terms of presiding at Mass and forgiving sins.
Agree: 76%

5. Of the author's suggestions to reduce clericalism, the most effective would be:
Not using titles like “Father” to address priests: 5%
Ending mandatory celibacy: 20%
Better seminary training: 58%

6. I find that most members of the clergy are approachable.

Agree: 60%

7. Most priests I know are:

Somewhat set apart from lay people, but still approachable: 58%
Nice guys, but clearly believe the priesthood is superior 28%
Dơn to earth and in touch with people’s needs: 24%

8. Clericalism is crippling the pastoral mission of the church.

Agree: 80%

9. Attacking clericalism is just a veiled attack on the priesthood

Disagree: 80%

10. I think it is important to be able to relate to your parish priest.

Agree: 97%

11. At least some level of clericalism is necessary for a priest to be an effective pastor or administrator

Disagree: 68%

Results are based on survey responses from 748 USCatholic.org visitors

Sounding Board is one person's take on a many-sided subject and does not necessarily reflect the opinions or U.S. Catholic, its editors, or the Claretians.

This Sounding Board appeared in the October 2015 issue of U.S. Catholic(Vol. 80, No. 10, page 33–37).

Trang Tôn Giáo




Đó đây


2024-03-28 - 25: Khắc Phục Hậu Quả Sau Khi Ông VVT Rời Ghế CTN - Ông Võ Văn Thưởng ra đi có chấm dứt mọi chuyện chưa?

2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>