●   Bản rời    

Thiên Tài Chiến Lược của Miền Bắc Việt Nam

Thiên Tài Chiến Lược của Miền Bắc Việt Nam

James A, Warren /thedailybeast.com

http://sachhiem.net/SACHNGOAI/SH/SH17.php

19-Nov-2017

Điều đáng ngưỡng mộ nhứt về loạt phim Chiến Tranh Việt Nam của đài PBS trong mùa thu này là cách nó buộc khán giả Mỹ đối diện với những chiến lược gia thiên tài của Bắc Việt.

C hương trình truyền hình của PBS trong Chiến tranh Việt Nam do Ken Burns và Lynn Novick làm đạo diễn mà thiên hạ mong đợi từ lâu đã mang lại những cảnh tượng, âm thanh và cơn lốc cảm xúc đối nghịch nhất trong lịch sử Hoa Kỳ trong thế kỷ 20 một khoảng thời gian rất dài. Các nhà bình luận đã ca ngợi bộ phim về rất nhiều thứ, đặc biệt là sự công bằng về ý thức hệ và sự cẩn trọng đối với những kinh nghiệm của phe kẻ thù của Hoa Kỳ, cả những người cộng sản kiến trúc sư chính trong  chiến thắng của miền Bắc và hàng triệu người Việt Nam bình thường phục vụ cho chính nghĩa cách mạng. Họ là những người lính, những điệp viên, hoặc những người cán bộ chính trị.

Điều này rất tốt. Đã từ lâu, những sách báo và phim ảnh của Hoa Kỳ đã cho thấy “kẻ thù”: Việt Nam như một bóng mờ, không đáng kể, được thúc đẩy bởi một thứ niềm tin  chính trị gây phản cảm. Câu hỏi vẫn còn lẩn quẩn trong hầu hết các cuốn sách viết bằng tiếng Anh về Việt Nam là: "Làm thế nào mà Hoa Kỳ có thể thua cuộc chiến tranh với một nước nghèo, nông nghiệp như Bắc Việt?" Bộ phim của tác giả Burns-Novick gợi ý chúng ta hãy nhìn kỹ câu hỏi liên quan mật thiết, nhưng cũng rất khác: “Cộng sản đã giành chiến thắng như thế nào?”

Không phải mỗi ngày David có thể đánh bại Goliath. Việc Hà Nội có thể làm nản lòng các thiết kế của Mỹ cho Nam Việt Nam trong một thời gian dài, và cuối cùng là buộc Hoa Kỳ phải rút lui, phải là một trong những kỳ tích đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử chiến tranh. Làm thế nào để chúng ta có thể hiểu sự kiện phi thường này?

Cách hay nhất để bắt đầu là công nhận rằng các nhà chiến lược gia của Hà Nội không bao giờ tưởng tượng rằng họ có thể chấm dứt sự can thiệp của Hoa Kỳ thông qua chiến trường chiến thắng, mặc dù lời tuyên bố của họ ngược lại.

Họ không thể hy vọng sánh được sức mạnh quân sự của người Mỹ. Nhưng họ tin tưởng chính xác rằng họ giỏi trội hơn người Mỹ và đồng minh của Mỹ trong các lĩnh vực sức mạnh chính trị và tài năng tổ chức. Trong một cuộc nội chiến giữa những người đã trải qua một thế kỷ bị bóc lột vì chế độ thuộc địa, quyền lực chính trị - hay như những nhà tuyên truyền cộng sản đã từng nói, "sức mạnh của quần chúng, do đảng chỉ đạo" – đã được chứng tỏ là  bỏ xa (hơn) sức mạnh quân sự thông thường mà người Mỹ mang tới để chống lại họ.

Theo ông Douglas Pike, viên chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một cựu sinh viên Mỹ chuyên nghiên cứu về các lực lượng cách mạng ở Việt Nam, nhận xét rằng Hà Nội đã bác bỏ giả thuyết cho rằng phương tiện chính và cơ bản của thử nghiệm thành công là   quân sự. "Họ đã nhận ra . . . rằng có thể đạt được một sự thay đổi địa điểm chiến tranh và quyết định kết quả của nó ở một nơi không phải là chiến trường. "

Tài sản (giá trị) cơ bản của Cộng sản trong cuộc chiến lâu dài chống Mỹ là, trước tiên, một sự thích nghi chiến lược chiến tranh trường kỳ kháng chiến rất linh hoạt của ông Mao, được thiết kế để làm giảm đi ý chí chiến đấu của người Mỹ, ngay cả khi nó cho phép tăng cường quân đội ở miền Bắc Việt Nam.

Tài sản thứ hai là một tổ chức chính trị năng động, chặt chẽ ở trong Nam Việt Nam đã khai thác nhiều lỗ hổng của quan hệ đối tác Hoa Kỳ - Nam Việt Nam. Tổ chức này, Mặt trận Giải phóng Miền Nam, được sự ủng hộ rộng rãi của người dân ở nông thôn, bao gồm khoảng 90 phần trăm dân số của Nam Việt Nam, hay 16 triệu người.

Cuối cùng, những người cộng sản sở hữu – theo cách nói sử gia Jeffery Record - "một sự hiểu biết chiến lược cao hơn về các khía cạnh chính trị và xã hội của cuộc chiến". Trên thực tế, có thể nói rằng người Mỹ không bị thảm bại quá nhiều ở Việt Nam như họ nghĩ.

Với tư cách là Tổng Tư Lệnh quân đội cộng sản, ông Võ Nguyên Giáp thường xuyên nhận xét, lực lượng quân đội Mỹ đã vượt trội hơn của mình về mọi phương diện, nhưng đánh giá chiến lược của người Mỹ về bản chất của chiến tranh, về điểm mạnh và điểm yếu của họ và của các kẻ thù, rõ ràng là kém hơn so với Hà Nội và lực lượng nổi dậy ở miền Nam được điều khiển từ xa (Miền Bắc).

Cho nên, nếu quân đội chính quy của Hà Nội, tức là không phải du kích, không chiến đấu để đánh bại người Mỹ trong các trận đánh lớn, thì họ đã làm gì? Họ đã có ý gây ra số tổn thất cho người Mỹ để làm suy yếu tinh thần quân đội, và ủng hộ cuộc chiến ở chính quốc (Mỹ). Và họ tìm cách giữ cho các lực lượng chiến đấu của Hoa Kỳ luôn bận rộn ở các vùng sâu, xa khỏi người dân ở các làng quê, những người cung cấp thức ăn cho tất cả các lực lượng quân sự và chính trị của cách mạng.

Trong khi Tướng Westmoreland tập trung tất cả sức mạnh của quân đội Mỹ vào các cuộc hành quân truy lùng và tiêu diệt Quân đội Nhân dân Việt Nam (miền Bắc) và các đơn vị chính quy của Vietcong, thì các cán bộ chính trị và quân du kích có kỷ luật tuyệt vời của NLF (quân đội giải phóng miền Nam), đã tiến hành chiến dịch ác độc nhưng rất thành công để giành được và duy trì quyền kiểm soát phần lớn các vùng nông thôn.

Trong suốt những năm 1966 và 1967, khi cả Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam liên tục mở rộng cuộc chiến tranh, Westmoreland vẫn tiếp tục tìm kiếm một cơ hội chín muồi hão huyền khi mà quân đội Hoa Kỳ có thể giết rất nhiều quân đội của Bắc Việt mà Bắc Việt không còn khả năng thay thế những người đó trên các chiến trường ở miền Nam.

Trong khi đó, Hà Nội phối hợp có hiệu quả một loạt các sáng kiến chính trị và quân sự để xây dựng sức mạnh hạ tầng cơ sở chính trị ở miền Nam, và xói mòn sự ủng hộ của người dân Việt Nam ở các vùng nông thôn, của người dân Hoa Kỳ và của nhân dân thế giới đối với Mỹ và các đồng minh của chính quyền Sài Gòn. Nó được gọi là “đấu tranh.”

Khái niệm cơ bản của “đấu tranh”, theo ông Pike, là "nhân dân được xem là công cụ của chiến tranh. Sự huyền bí xung quanh sự đấu tranh liên quan đến tổ chức, huy động, và động lực của người dân. Bạo lực là cần thiết nhưng không phải là cốt yếu. Mục tiêu là nắm được quyền lực bằng cách vô hiệu hóa xã hội, sử dụng các phương tiện đặc biệt, như là ám sát, tuyên truyền, chiến tranh du kích kết hợp với các cuộc hành quân qui ước, chủ yếu là có tổ chức. Trên thực tế, tổ chức là vị thần vĩ đại của chiến lược “đấu tranh” được xem như quan trọng hơn cả ý thức hệ hay chiến thuật quân sự ".

---------------- --------------

“Ngập trong tham nhũng và mưu đồ, chính quyền miền Nam không có nhiều nỗ lực để kết nối với nông dân, hoặc để giải quyết vô số vấn đề của họ.”

Ở khắp các vùng nông thôn, các cán bộ chính trị của mặt trận giải phóng (NLF) bí mật tuyển mộ một số lớn nông dân vào trong "các hội nhóm quần chúng" của nông dân, sinh viên, phụ nữ và công nhân đô thị, và tham gia vào các lớp huấn luyện nghiêm ngặt, nơi họ nhấn mạnh một số ít các chủ đề chính: Người Mỹ là những người thực dân giống như người Pháp, nhưng với nhiều tiền hơn và vũ khí tốt hơn; họ ở đó để đánh cắp người Việt Nam trong đất đai của họ, và sự tự do của chúng ta.

Các chính trị gia và tướng lãnh miền Nam là những con rối của người Mỹ và không quan tâm gì đến phúc lợi của nhân dân. Chỉ có lực lượng cách mạng mới có được sự cống hiến, kiên nhẫn, và khả năng để lật đổ những con rối và người Mỹ, thống nhất Việt Nam, và đem lại công bằng và một tương lai tươi sáng cho đại khối nhân dân.

Tất cả những luận cứ trên đây thích hợp với khát vọng của những người dân bị thực dân bọc lột lâu năm. Mặt khác, chế độ ở Sàigòn, gồm có những trí thức miền Nam có quan hệ chặt chẽ với văn hoá và các cơ chế của Pháp, chưa bao giờ đề xuất một kế hoạch chính trị hấp dẫn. "Ngập trong tham nhũng và mưu đồ, chính quyền miền Nam không có nhiều nỗ lực để kết nối với nông dân, hoặc để giải quyết vô số vấn đề của họ."

Quân đội Việt Nam Cộng hoà cũng như các lực lượng phòng thủ địa phương của nó đã không thể bẻ gãy được mối gắn kết vững như sắc thép của mặt trận NLF ở hầu hết các làng xã ở nông thôn. Họ thường bị quân du kích Cộng sản đánh bại và không bao giờ triển khai một phương pháp hiệu quả để thay thế các cán bộ chính trị của mặt trận NLF bằng bộ máy cai trị của họ.

Các lực lượng chính quy của Bắc Việt và Việt Cộng có thể không đánh bại người Mỹ trong các trận đánh lớn, nhưng họ đã thực hiện với sự dũng cảm và kỹ năng rất lớn trong hàng chục nghìn cuộc chiến nhỏ, và không có nghĩa là tất cả những cuộc đụng độ đó đều dẫn đến những chiến thắng của Mỹ.

Hơn nữa, toàn thể các lực lượng Cộng sản, gồm những người công nhân khuân vác, công nhân xây dựng, nông dân, quân nhân, nhân viên của Việt Cộng làm việc tại các căn cứ Mỹ và quân đội Nam Việt Nam, có thể làm nản lòng các sáng kiến quân sự quan trọng của Mỹ.

Bằng cách liên tục mở rộng và cải tiến Đường Mòn Hồ Chí Minh – con đường chính để chuyển vận quân đội và đồ tiếp liệu từ miền Bắc đến các chiến trường miền Nam - và bằng cách điều động một số lượng lớn quân đội ở Campuchia và Lào, nhờ vậy, Bắc Việt đã đánh bại nỗ lực của Mỹ để cô lập chiến trường trong những năm 1965 đến năm 1968.

Và không có cách nào để đánh bại cuộc nổi dậy ở miền Nam trừ phi chiến trường có thể ngăn chận được sự hỗ trợ của Bắc Việt

Mặc dù Hải quân và Không quân Hoa Kỳ không ngừng kiên trì mở những chiến dịch ngăn chặn để cắt đứt đường mòn, số lượng quân đội và hàng tấn đồ tiếp liệu đưa vào miền Nam thực sự vẫn tăng lên hầu như mỗi tháng trong những năm từ 1965 đến 1967.

Cuộc tấn công táo bạo Tết Nguyên Đán ngày 31 tháng 1 năm 1968, trong đó các thành phố lớn, thị trấn, và nhiều cơ sở quân sự chính ở miền Nam Việt Nam đều bị cộng sản đồng loạt tấn công, là một thảm họa chiến thuật cho Hà Nội và mặt trận giải phóng miền Nam NLF. Họ đã bị thiệt hại 45.000 thương vong trong hai tháng chiến đấu và bị đẩy lui khỏi tất cả các mục tiêu. Nhưng mục tiêu quan trọng của cuộc tấn công Tết không phải để chiếm giữ đất đai. Thay vì vậy, nó đã giáng một đòn tâm lý nghiêm trọng đối với công chúng Mỹ và chính phủ Mỹ bằng sự phơi bày sự phá sản chiến lược của Mỹ một cách bi đát.

Cuộc chiến đẫm máu ở Sài Gòn, và sau đó là cuộc chiến tranh dã man kéo dài hàng tháng của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ để lấy lại cố đô Huế, đã chứng minh sự sai lầm của tướng Westmoreland trong việc đánh giá lạc quan vào tháng 11 năm 1967, khi ông dự đoán rằng "chúng ta đạt đến điểm mà kết cuộc đang bắt đầu được nhìn thấy”.

Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã buộc Washington phải nghiên cứu lại về chính sách và chiến lược của Hoa Kỳ. Một sự đồng thuận mới được đưa ra trong chính quyền của Johnson vào cuối tháng 3: Hoa Kỳ không thể đạt được một chiến thắng quân sự với cái giá chấp nhận được. Các cuộc đàm phán được đưa ra con đường tốt nhất đi đến hòa bình.

Gánh nặng của chiến tranh phải được chuyển dần sang miền Nam Việt Nam, và quân đội Mỹ phải rút lui.

Sử gia Gabriel Kolko viết: "Đối với Hoa Kỳ, Tết Mậu Thân" là một cuộc đối đầu với thực tế đã bị trì hoãn từ lâu. "Trước đó nó đã bị mê muội bởi những ảo ảnh, mong muốn và nhu cầu của nó. Việc nhận thức muộn màng rằng nó có chiến thuật quân sự và kỹ thuật nhưng không phải chiến lược quân sự khả thi phù hợp với các ưu tiên trong nước và quốc tế đã làm biến cố Tết Mậu Thân trở thành khúc quanh trong tính toán của chính quyền Johnson.”

Sau năm 1968, Hà Nội không đem lực lượng chính quy vào trong các trận đánh lớn và hầu như hoàn toàn quay trở lại hoạt động du kích nhỏ trong khoảng hai năm. Lực lượng đánh bộ của Hoa-Kỳ bắt đầu rút lui với số lượng lớn vào giữa năm 1969.

Nixon mở rộng cuộc chiến tranh sang Lào và Campuchia, tàn sát hàng chục ngàn người nhưng không làm lay chuyển được ý chí của Hà Nội tiếp tục theo đuổi cuộc chiến cho đến khi đạt được mục tiêu cuối cùng.

Các nhà lãnh đạo Bắc Việt Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, hai nhà thương thuyết cứng rắn nhất trong lịch sử ngoại giao, cuối cùng đã đạt được thoả thuận đảm bảo Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam vào tháng 3 năm 1973, trong khi các đơn vị Bắc Việt lại được phép ở lại tại chỗ (Nam Việt Nam.)

Richard Nixon tuyên bố rằng "Hiệp định chấm dứt chiến tranh và phục hồi hòa bình ở Việt Nam" đã đạt được "Hòa bình trong danh dự." Các sử gia đã giải thích tài liệu này hoàn toàn khác. Mỹ đã tự giải thoát khỏi vũng lầy, nhưng trong chính quyền, hoặc trong số những người bên ngoài quan sát về cuộc chiến tranh, có chút nghi ngờ về tương lai của miền Nam Việt Nam.

Tháng 1 năm 1975, chưa đầy hai năm sau khi toán quân chiến đấu của Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, Hà Nội đã đem 22 sư đoàn thiết giáp ồ ạt tiến vào chiếm Nam Việt Nam. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, không đầy đủ đạn dược và một ít phụ tùng cho máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu và pháo binh hạng nặng, không xứng với bộ máy quân sự hùng mạnh của Hà Nội.

Nixon đã từ chức trong sự nhục nhã hồi tháng 8 năm trước, còn Tổng thống Gerald R. Ford và Quốc hội không có ý định tôn trọng lời cam kết bí mật của Mỹ để hỗ trợ Nam Việt Nam bằng không lực.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sài Gòn sụp đổ chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi những chiếc trực thăng Thủy Quân Lục Chiến của Hoa Kỳ đem những người Mỹ cuối cùng ra khỏi thành phố (Sài gòn) tới các tàu Hải quân ở Biển Đông.

Một vài ngày trước khi cuộc hiến kết thúc, Thiếu tá Harry G. Summers, Quân đội Hoa Kỳ, nói với người đồng nhiệm Bắc Việt trong một toán nhỏ ở Hà Nội thương thuyết việc rút những người Mỹ cuối cùng ra khỏi Việt Nam, "bạn biết không, bạn chưa bao giờ đánh bại chúng tôi trên chiến trường." Đại Tá Tư của Quân đội Nhân dân Việt Nam trả lời, “Có thể như vậy, nhưng nó cũng không thích đáng."

Và nó là như thế.


The Genius of North Vietnam's War Strategy

https://www.thedailybeast.com/the-genius-of-north-vietnams-war-strategy 11.18.17 12:00 AM ET

JAMES A. WARREN

 

The long-awaited airing this past September on PBS of The Vietnam War, directed by Ken Burns and Lynn Novick, brought the sights, sounds, and whirlwind of emotions of the most divisive conflict in 20th century American history roaring back into the national conversation after a long hiatus. Reviewers have rightly praised the film for many things, especially its ideological evenhandedness and its careful attention to the experiences of America’s adversaries, both the handful of communists who were the chief architects of North Vietnam’s victory, and the millions of ordinary Vietnamese who served the revolutionary cause as soldiers, spies, or political cadres.

This is all to the good. For far too long, American books and films about Vietnam have presented “the enemy” as a shadowy, faceless figure, motivated by a repellent political credo. The haunting question that hovers over virtually every significant book written in English about Vietnam is, “How could the United States lose a war to a poor, agrarian nation like North Vietnam?” The Burns-Novick film obliquely suggests we take a look at a closely related, but nonetheless very different, question: How did the communists win?

It isn’t every day that David defeats Goliath. That Hanoi was able to frustrate America’s designs for South Vietnam for so long, and ultimately force the United States to withdraw, has to go down as one of the most astonishing feats in the history of warfare.  How, then, can we understand this extraordinary event?

A good place to start is with the recognition that Hanoi’s strategists never imagined they could force an end to America’s involvement through battlefield victories, despite their rhetoric to the contrary.  They could not hope to match the Americans’ military power. But they believed—correctly—that they were more than a match for the Americans and their allies in the realms of political power and organizational skill. In a civil war between people who had suffered from a century of colonial exploitation, political power—or as the communist propagandists used to say, “the power of the masses, directed by the party”—proved far more effective that the conventional military strength the Americans brought to bear against it.

Hanoi “dismissed the assumption that the principal and primary means test of success must be military combat,” observes former State Department officer Douglas Pike, one of the most perceptive American students of the revolutionary forces in Vietnam. “They realized . . . that it might be possible to achieve a change of war venue and determine its outcome away from the battlefield.”

The communists’ primary assets in their long war against the United States were, first, a distinctly Vietnamese variant of Mao’s highly flexible protracted war strategy, designed to wear down the American people’s will to fight, even as it permitted the buildup of a powerful conventional army in North Vietnam. The second asset was a remarkably dynamic and cohesive political organization within South Vietnam that exploited the many vulnerabilities of the U.S.-South Vietnamese partnership. That organization, the National Liberation Front, enjoyed wide support among the rural peasantry that comprised about 90 percent of South Vietnam’s population of 16 million.

Finally, the communists possessed—in historian Jeffery Record’s phrase—“a superior strategic grasp of the political and social dimensions of the struggle.” It could well be said, in fact, that the Americans were not so much outfought in Vietnam as outthought.  As the commander in chief of communist military forces Vo Nguyen Giap often remarked, American military forces were superior to his own by virtually every measure, but the Americans’ strategic assessments of the nature of the war, of their own strengths and weaknesses and those of their adversaries, were markedly inferior to those of the Hanoi and the southern insurgency in directed from afar.

So if Hanoi’s regular, i.e., non-guerrilla, military forces weren’t fighting to defeat the Americans in major battles, what were they doing? They were meant to inflict sufficient casualties on the Americans to undermine the army’s morale, and support for the war at home. And they sought to keep the American combat forces busy in the hinterlands, away from the people in the villages who provided sustenance to all the military and political forces of the revolution.

While Gen. Westmoreland focused the tip of the mighty American spear at the People’s Army of Vietnam and the regular units of the Vietcong in search and destroy operations, the superbly disciplined political cadres and guerrillas of the NLF were conducting a vicious but largely successful campaign to gain and maintain control over most of the rural peasantry. Throughout 1966 and 1967, as both the United States and North Vietnam steadily expanded their commitment to the struggle, Westmoreland continued to seek an illusory “crossover point,” when U.S. forces would have killed so many enemy troops that North Vietnam could no longer afford to replace them on the battlefields of the south.     

Meanwhile, Hanoi effectively integrated a cluster of political and military initiatives to build up the strength of the political infrastructure in the South, and chip away at support for the Americans and their Saigon allies in the countryside, in the United States, and the world at large. It was called dau tranh—loosely translated as “struggle movement.”

The essential concept of dau tranh, writes Pike, was “people as an instrument of war. The mystique surrounding it involved the organization, mobilization, and motivation of people ...Violence is necessary to it but not its essence. The goal is to seize power by disabling the society, using special means, i.e., assassination, propaganda, guerrilla warfare mixed with conventional military operations, chiefly organizational. In fact, organization is the great god of dau tranh strategy and counts for more than ideology or military tactics.”

---------------- --------------

“Awash in corruption and intrigue, the government of South Vietnam made little effort to connect with the peasantry, or to address their myriad problems.”

Throughout the countryside, the political cadres of the NLF surreptitiously enlisted vast numbers of peasants in “mass associations” of farmers, students, women, and urban workers, and engaged them in rigorous indoctrination classes, where they stressed a handful of key themes: The Americans were colonialists just like the French, but with more money and better weapons; they were there to rob the Vietnamese people of their land, and their freedom. The South Vietnamese politicians and generals were puppets of the Americans and cared nothing for the people’s welfare. Only the forces of the revolution had the dedication, patience, and wherewithal to oust the puppets and the Americans, reunite Vietnam, and deliver justice and a bright future to the masses.

All these motifs resonated with the yearnings of a long-exploited, colonized people. On the other hand, the regime in Saigon, peopled by a South Vietnamese elite with close ties to French culture and institutions, never put forward an appealing political platform. Awash in corruption and intrigue, the government of South Vietnam made little effort to connect with the peasantry, or to address their myriad problems. Neither the Army of the Republic of Vietnam nor its local defense forces were able to break the iron grip the NLF held over most of the villages. They were often defeated by the Communist guerrillas in combat, and never developed an effective method for supplanting the political cadres of the NLF with their own administrators.

The regular North Vietnamese and Vietcong forces may not have beaten the Americans in big unit battles, but they performed with great courage and skill in tens of thousands of small unit fights, and by no means did all those clashes result in American victories. Moreover, Communist forces as a whole—porters, construction workers, farmers, soldiers, Vietcong agents who worked on U.S. and South Vietnamese Army bases—were able to frustrate America’s crucial military initiatives. By continuously expanding and improving the Ho Chi Minh Trial—the main conduit for supplies and replacement troops from North Vietnam to the southern battlefields—and by deploying large numbers of troops in Cambodia and Laos, the North Vietnamese defeated the American effort to isolate the battlefield from 1965 to 1968. And there was no way to defeat the Southern insurgency unless the battlefield could be cordoned off from North Vietnamese support. Despite an ambitious and sustained air interdiction campaign by the U.S. Navy and Air Force to cut the Trail, the numbers of troops and tonnage of supplies brought into the South actually increased virtually every month between 1965 and 1967.

The audacious Tet Offensive of January 31, 1968, in which every major city, town, and many key military installations in South Vietnam came under simultaneous communist attack, was something of a tactical disaster for Hanoi and the NLF. They took as many as 45,000 casualties over two months of fighting and were driven off all their objectives. But Tet’s crucial objective wasn’t to gain and hold territory. Rather, it was to inflict a devastating blow on the American public and its government by exposing the bankruptcy of America’s strategy in a very dramatic fashion.

The bloody fighting in Saigon, and then the month-long savage fight by the U.S. Marines to take back the old imperial capital of Hue, put the lie to Gen. Westmoreland’s rosy assessment of November 1967, when he’d predicted that “we are reaching the point where the end is beginning to come into view.” Tet forced a searching re-examination of American policy and strategy in Washington. A new consensus emerged within the Johnson administration by the end of March: The United States couldn’t achieve a military victory at an acceptable cost. Negotiations offered the best path to peace. The burden of the fighting must be gradually turned over to the South Vietnamese, and America’s forces must be withdrawn.

For the United States, Tet “was a long-postponed confrontation with reality,” writes historian Gabriel Kolko. “It had been hypnotized until then by its own illusions, desires, and needs. The belated realization that it had military tactics and technology but not viable military strategy consistent with its domestic and international priorities made Tet the turning point in the [Johnson] administration’s calculations.”

After 1968, Hanoi declined to engage its regular forces in big battles and reverted almost entirely to small-unit guerrilla action for about two years. American ground forces began to withdraw in large numbers in mid-1969. Nixon expanded the war into Laos and Cambodia, killing tens of thousands but making no significant dent on Hanoi’s will to carry on until it reached its ultimate objective. North Vietnamese leaders Le Duan and Le Duc Tho, two of the toughest negotiators in the annals of diplomatic history, ultimately obtained an agreement guaranteeing the withdrawal of all U.S. forces from Vietnam by March 1973, while North Vietnamese units in South Vietnam were permitted to remain in place.

Richard Nixon claimed that “The Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam” had achieved “peace with honor.” Historians have interpreted the document quite differently. America had extricated itself from a quagmire, but there was little doubt within the administration, or among close observers of the war outside of it, about what lay ahead for South Vietnam.

In January 1975, less than two years after the last U.S. combat troops left Vietnam, Hanoi mounted a massive 22-division armored invasion of South Vietnam. The Army of the Republic of Vietnam, with few spare parts and insufficient ammunition for its American helicopters, fighters, and heavy artillery, was no match against Hanoi’s formidable military machine. Nixon had resigned in disgrace the previous August, and President Gerald R. Ford and Congress had no intention of honoring his secret pledge to come to South Vietnam’s aid with American airpower.

On April 30, 1975, Saigon fell just a few hours after U.S. Marine helicopters flew the last Americans out of the city to Navy ships in the South China Sea.

A few days before the end came, Major Harry G. Summers, United States Army, said to his North Vietnamese counterpart on a small team in Hanoi negotiating the final exit of Americans from the country, “you know you never defeated us on the battlefield.” Col. Tu of the People’s Army of Vietnam responded, “That may be so, but it is also irrelevant.”

And so it was.

Source https://www.thedailybeast.com/the-genius-of-north-vietnams-war-strategy 11.18.17 12:00 AM ET