●   Bản rời    

Về Luận Điệu: "Không Cần Kháng Chiến 9 Năm, Sớm Muộn Gì Pháp Cũng Phải Trao Trả Độc Lập Cho Việt Nam."

Đề tài nói chuyện trực tuyến kỳ 9:

Về Luận Điệu: "Không Cần Kháng Chiến 9 Năm, Sớm Muộn Gì Pháp Cũng Phải Trao Trả Độc Lập Cho Việt Nam."

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ84.php

24-Aug-2017

LTS: Trên đời này nếu "không làm mà vẫn có ăn" thì chẳng ai muốn cực khổ làm gì. Nhưng con người có nhân phẩm đúng nghĩa, thì cần phải có danh dự đi kèm theo miếng ăn, nếu không thì chỉ là "miếng ăn là miếng tồi tàn". Một quốc gia hiện hữu và tồn tại do mọi người ra sức giữ gìn, đổ mồ hôi, nước mắt, và máu mà có, thì sự tồn tại của nó thật quí giá biết bao. Đối với nền độc lập nước nhà mà ta phải mua bằng một cái giá nào đó, nhân dân ta không ai ngu khờ đến độ dồn hết năng lực để cùng nhau chọn một con đường chông gai, nếu nó không phải là con đường duy nhất trong thời điểm lịch sử, khả dĩ có thể bảo đảm danh dự tối thượng của tổ quốc trong việc giữ gìn gia tài của tổ tiên để lại.

Câu hỏi là: Tại sao

- các đế quốc xâm lược Âu Mỹ, Anh Quốc, và Hòa Lan đã dễ dàng trả lại chủ quyền độc lập cho các dân tộc thuộc địa của họ ở khắp nơi trên thế giới, trong khi đó thì

- các đế quốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, và Bỉ lại bám chặt lấy các thuộc địa của họ?

Xin mời quí vị nghe bài giải thích của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang về đề tài này (SH)

Đây là bài nói chuyện trực tuyến lần thứ 9 trên Facebook của trang nhà, https://www.facebook.com/sachhiem.net.us, ngày 26 tháng 8, 2017.

DÀN BÀI

I.-/ Dẫn Nhập - Luận cứ của nhóm "chờ sung rụng".

II.-/ Tình Hình Âu Châu Từ Đầu Thế Kỷ 14 Đến Cuối Thế Kỷ 19

III.-/ Các Phong Trào Tin Lành Chống Lại Giáo Triều Vatican

IV.-/ Sự Khác Nhau Về Kế Sách Đánh Chiếm Đât Đai Là Thuộc Địa Giữa các Đế Quộc Tin Lành và Các Đế Quốc Ki-tô La Mã.

a.-/   Các Đế Quốc Theo Đạo Tin Lành:

b.-/   Các Đế Quốc Theo Đạo Ki-tô La Mã.

I.-/ Dẫn Nhập

Cách đây hơn 20 năm ở hải ngoại, chúng tôi cũng đã nghe thấy luận điệu “Không Cần Kháng Chiến 9 Năm, Sớm Muộn Gì Pháp Cũng Phải Trao Trả Độc Lập Cho Việt Nam”. Chúng tôi cho rằng luận điệu này là của trường phái chính trị “há miệng chờ sung rụng." Khởi đầu, luận điệu này chỉ giới hạn ở các bàn nhậu vào khi trà dư tửu hậu. Rồi sau đó, luận điệu này càng ngày càng được lan truyền ra các diễn đàn thư tín hay trên các sách báo ở hải ngoại. Họ viết thế này:

"chẳng cần cuộc kháng chiến 9 năm do đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) tiến hành (1945-1954) thực dân Pháp sớm muộn cũng phải trao trả độc lập cho Việt Nam cũng như nhiều thuộc địa khác" (trong bài "Sự hình thành chế độ cộng hoà tại Việt Nam" của con chiên Luật Sư Thiện Ý)

Thiết nghĩ rằng, những người đưa ra luận điệu này NẾU KHÔNG phải là thành phần nằm trong bộ máy tuyên truyền của giáo triều Vatican THÌ CŨNG là những kẻ đồng lõa với họ. Trong khi đó, những người nghe theo luận điệu này không biết gì về chủ nghĩa bá quyền của Giáo Hội La Mã đã thể hiện ra rõ ràng trong Sắc Chỉ Romanus Pontifex, được ban hành vào giữa thế kỷ 15 trong thời Giáo Hoàng Nicholas (1447-1455) mà chúng tôi đã trình bày trong nhiều bài nói chuyện trước.

Thiết tưởng rằng, trong lịch sử nhân loại,  khi chẳng may đất nước bị một đế quốc  thực dân đem quân cưỡng chiếm làm thuộc địa,  tất nhiên là không có một người dân tử tế nào trong một quốc gia có văn hiến lại không nghĩ đến phải tổ chức lực lượng vũ trang để chống giặc cứu nước, mà lại an tâm ngồi chờ đến ngày bọn thực dân xâm lược tự động trả lại chủ quyền độc lập.

Nói theo luận điệu hèn nhát như trên, thì những công lao và sự hy sinh thân thế của hàng triệu anh hùng nghĩa sĩ trong các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta trong đại cuộc đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican từ năm 1858 cho đến năm 1954, và hàng triệu anh hùng nghĩa sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến 1954-1975 để đòi lại miền Nam trong tay Mỹ, đem lại thống nhất cho đất nước cũng là vô ích hay sao?

Chúng ta cần biết, cho dù có hàng loạt sự kiện trả thuộc địa (phong trào giải thực), nhưng nhân dân của các nước thuộc địa cũng đều phải phát động cuộc chiến đòi độc lập. Phương cách chống thực dân cũng khác nhau tùy theo  chính sách cai trị của đế quốc thống trị và tùy theo dân trí và hoàn cảnh tại mỗi thuộc đia. Chúng ta sẽ phân tích nguyên nhân:

TẠI SAO khi nhân dân các thuộc địa của đế quốc Anh và đế quốc Hòa Lan vừa mới nổi lên tranh đấu đòi độc lập có mấy năm ngắn ngủi, thì hai đế quốc này đã phải trao trả độc lập cho họ? Và

TẠI SAO dân tộc Việt Nam đã phải vùng lên tranh đấu trường kỳ với cả hàng trăm cuộc nổi dậy, mới đánh đuổi được giặc Pháp và đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam để đem lại thống nhất cho tổ quốc.

TẠI SAO Pháp đã phải công nhân chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam, và Mỹ đã tháo chạy rồi sau đó cũng phải công nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam, nhưng giặc Vatican vẫn còn lì lợm bám chặt lấy Việt Nam. Chính hành động này của Vatican mới là nguyên nhân gây ra mọi vấn đề cho Việt Nam ta từ cuối thế kỷ 18 (khi Vatican kết thân với Nguyễn Phúc Ánh) cho đến ngày nay.

Cho dù không biết những sự kiện trên, không ai lại dễ dàng chấp nhận luận cứ cho rằng không cần phải phát động chiến tranh thì rồi đến lúc nào đó, Pháp cũng phải trả lại chủ quyền độc lập cho Việt Nam. Dã tâm của những người đưa ra luận địệu này là phủ nhận những công nghiệp lịch sử to lớn và sáng chói của Mặt Trận Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam, những người đã giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, đem lại thống nhất cho đất nước và vinh quang cho tổ quốc.

Mặc dù đã thoát khỏi tay các cường quốc ngoại xâm, nhưng Việt Nam vẫn còn bị giặc Vatican bám lấy như loài đỉa đói. Đó là thứ giặc mà ta rất khó khăn đánh đuổi vì nó đã mê hoặc được một nhóm thiểu số tín đồ làm thành những đạo quân nội trùng tiếp tay cho nó đánh phá đất nước chúng ta.

Để hỗ trợ cho luận điệu trên đây, họ đưa ra một vài câu nói rất tổng quát, rất chung chung (thiếu minh thị rõ ràng) về diễn tiến phong trào giải thực tại các thuộc địa của các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ ở mọi nơi trên thế giới để làm cho người nghe lầm tưởng rằng luận điệu trên đây của họ là có lý. Sau đây là nguyên văn lý luận của ông con chiên Luật Sư Thiện Ý:

"Sau Thế chiến II, chủ nghĩa thực dân cũ đã bước vào thời kỳ cáo chung, xu thế giải thực đã buộc các đế quốc từng có nhiều thuộc địa như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan… phải lần lượt trao trả độc lập cho các nước bị trị. Điển hình là một số nước trong khu vực như Ấn Độ và Pakistan được Đế quốc Anh trao trả độc lập năm 1947; Indonesia được Hà Lan trao trả độc lập năm 1949; Triều Tiên được Nhật Bản trao trả độc lập năm 1945; Lào và Campuchia được Pháp trao trả độc lập năm 1953." (trong bài "Sự hình thành chế độ cộng hoà tại Việt Nam")

(Ảnh https://4travellingacrosstime.com)

Để bạn đọc thấy rõ thêm sự nhập nhằng trong lý luận của phe "há miệng chờ sung rụng" như ông Thiện Ý, chúng tôi xin nói sơ về phong trào giải thực tại các thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ như sau:

1. Sự thúc đẩy đưa đến phong trào trao trả độc lập cho các quốc gia.

Hội nghị Bandung được tổ chức vào năm 1955 (Indonesia) cho 29 quốc gia được giải phóng ở châu Á và châu Phi do Thủ tướng Ấn Độ Jawaharial Nehru chủ xướng. Tuyên ngôn cuối cùng của hội nghị này lên án chủ nghĩa thực dân. Cần biết là mãi đến năm 1960, Liên Hiệp Quốc mới lên án chủ nghĩa thực dân trong lúc phong trào chống thực dân của dân ta đã khởi đầu ngay từ khi quân Pháp xuất quân đánh chiếm Việt Nam ở vào cuối thập niên 1850, tức là trước đó 1 thế kỷ. Có ai vào lúc đó biết được 100 năm sau sẽ có phong trào các đế quốc Âu Mỹ trao trả độc lạp cho các thuộc địa?

Riêng về cuộc kháng chiến do Cụ Hồ lãnh đạo đã được chuẩn bị từ năm 1930, rồi đợi đến tháng 8 năm 1945 mới có cơ hội lấy được chính quyền từ tay người Nhật, và tuyên bố Độc Lập ngày 2 tháng 9, 1945. Sau đó gần 2 tuần, liên minh giặc Pháp-Vatican lại đem quân tái chiếm Việt Nam vào giữa tháng 9, 1945. Lúc đó chính phủ ta phải làm nhiệm vụ chống giặc. Không biết những người có luận điệu không cần kháng chiến 9 năm là thành phần nào mà không chịu thấy điều hiển nhiên này.

2. Phong trào trả thuộc địa sau 1945.

Theo tờ báo điện tử The Map As History, điểm qua lịch sử các cuộc trao trả thuôc địa trên thế giới, người ta thấy những lý do giải thích tại sao việc giải phóng dân tộc diễn ra rất phức tạp, khác nhau giữa các nước. Ba yếu tố đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này là:

a)- Sự khao khát độc lập của người dân thuộc địa,

b)- Chiến tranh thế giới lần thứ hai chứng tỏ quyền lực thuộc địa không còn là điều bất khả xâm phạm nữa, và

c)- Tập trung vào chủ nghĩa chống thực dân trong các chính trường quốc tế như Liên Hiệp Quốc.

Cả 3 yếu tố trên đều nói lên phong trào Chống thực dân, khao khát độc lập của nhân dân các xứ thuộc địa trên thế giới. Vậy, nếu tất cả các thuộc địa chỉ có  toàn những người làm chính trị lười biếng, với chủ trương “há miệng chờ sung rụng” thì làm sao có được phong trào trao trả độc lập cho các thuộc địa như trên? Ta hãy điểm qua trường hợp của các nước ảnh hưởng theo những mốc thời gian như sau:

- Sự thống trị thế giới thuộc địa vào năm 1939

Trước Thế chiến thứ hai bùng nổ, một phần lớn dân số thế giới đang sống trong các thuộc địa dưới quyền thống trị của các đế quốc Âu Châu.

Sự thống trị của các đế quốc châu Âu ở châu Phi rất đặc biệt.

- Chiến tranh thế giới II làm suy yếu hệ thống thuộc địa

Những huyền thoại như tính bất khả xâm phạm của quyền lực thực dân và quyền siêu đẳng của người da trắng đã bị thách thức nghiêm trọng khi cuộc Thế chiến II bùng nổ.

- Đẩy mạnh tiến trình giải phóng dân tộc sau năm 1945

Sau thế chiến thứ hai, các đế quốc phải đối mặt với tình trạng bất ổn đang gia tăng tại các thuộc địa gây nên bởi các phong trào vùng lên đòi độc lập của các dân tộc thuộc địa. Một yếu tố khác vô cùng quan trọng là Liên Sô lúc bấy giờ đã trở thành một siêu cường, đã công khai lên tiếng mạnh mẽ, triệt để ủng hộ các phong trào giải thực tại các thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ.

- Độc lập cho Ấn Độ và Pakistan

Tại nước Anh, ông Clement Attlee lên nắm chức Thủ tướng thay thế thủ tướng Winston Churchill vào tháng 7/1945. Tân thủ tướng sớm nhận ra rằng sự độc lập của Ấn Độ là không thể tránh khỏi, nhưng sự bất đồng giữa các chính trị gia Ấn Độ đã làm cho các cuộc đàm phán trở nên rất khó khăn.

Nhờ vậy, Miến Điện và Tích Lan (sau Sri Lanka) mới dễ dàng giành được độc lập sớm hơn, ngay sau Ấn Độ. Nhưng ở Malaysia tình hình phức tạp hơn.

- Sự độc lập của Quần đảo Indonesia

Hậu quả trực tiếp của việc Nhật Bản chiếm đóng Indonesia của Hà Lan trong Thế chiến II là sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc ở Indonesia. Trong thời gian này, phe thực dân ở chính quốc Hòa Lan thấy rằng Phe Trục sẽ thua, và khi đó thì họ sẽ trở lại tái chiếm Indonesia. Do đó, Hà Lan đã chống lại phong trào đòi độc lập của nhân dân Indonesia.

Tuy nhiên, đế quốc Hòa Lan là một quốc gia nhỏ bé ít dân, lại vừa thoát ra khỏi cuộc chiến. Đất nước nghèo cho nên các nhà cầm quyền của đất nước này sớm nhận ra không thể nào đương đầu với các phong trào nổi dậy đòi độc lập của nhân dân Indonesia, đông gấp 10 lần. Cho nên họ thu xếp trả độc lập cho nước này sớm hơn.

- Độc lập cho Đông Dương

Đảng Cộng sản do Hồ Chí Minh dẫn đầu đã lợi dụng sự chiếm đóng Đông Dương của người Nhật trong Thế chiến thứ hai để khởi động Phong trào Độc lập Việt Minh.

Sự thất bại trong việc thành lập một liên bang Đông Dương vào năm 1946 như là một phần của Liên minh Pháp đã dẫn đến một cuộc chiến tranh giành độc lập lâu dài. Một yếu tố quan trọng làm cho cuộc kháng chiến Việt Nam kéo dài là bắt đầu vào mùa thu 1950, Mỹ viện trợ cho Pháp tiếp tục chiến đấu.

- Độc lập cho các thuộc địa châu Phi của Ý

Sự độc lập của các thuộc địa châu Phi của Ý (Ethiopia, Libya, Eritrea, Somalia) là hậu quả trực tiếp của sự sụp đổ chế độ Phát Xit vào những ngày chót trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.

Tại chính quốc Ý, chế độ Phát Xít của Benito Mussolini sụp đổ vào đầu năm 1945 trước khi Đệ Nhi Thế Chiến chấm dứt. Chính quyền Ý tại các thuộc địa ở Bắc Phi gần như tan rã. Nhờ vậy, nhân dân tại các thuộc địa này dễ dàng đòi lại quyền độc lập của họ.

- Anh Quốc trả độc lập cho các thuộc địa:

Tại Châu Phi, Vương quốc Anh đã khởi động tiến trình tự do hóa dân sự vào đầu những năm 1950. Một số nước đã giành được độc lập một cách hòa bình. Tuy nhiên, những người khác lại bị lôi kéo vào các cuộc tranh chấp giữa các cộng đồng hoặc gặp phải sự phản đối từ những người định cư thuộc địa Anh.

Cần biết là có hai loại thuộc địa của Anh: loại thuộc địa di dân, và loại thuộc địa khai thác. Riêng ở Nam Phi là thuộc địa di dân, nghĩa là người da trắng di cư đến đó ở. Họ là dân thượng đẳng ở thuộc địa. Ngày nào mà người Anh còn thống trị thì họ còn được hưởng đặc quyền. Và nếu Anh có trao trả độc lập cho thuộc địa thì trao cho giới nắm quyền lực người da trắng ở đó.

- Pháp trả độc lập cho Bắc Phi.

Các thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi bao gồm ba lãnh thổ: Maroc ở phía tây và Tunisia ở phía Đông, và Algeria ở giữa.

Algeria được Pháp coi là một phần mở rộng lãnh thổ của Pháp và chỉ giành được độc lập sau một cuộc xung đột kéo dài kéo dài 8 năm.

- Pháp trả độc lập cho Phi Châu da đen

Độc lập ở châu Phi đạt được qua các giai đoạn.

Hầu hết các thuộc địa của Pháp ở Black Châu Phi đã trở thành độc lập vào năm 1960.

- Sự độc lập của các thuộc địa Châu Phi của Bỉ

Congo Bỉ là một trong những thuộc địa giàu có nhất ở Châu Phi. Sau những cuộc nổi dậy đẫm máu năm 1959, Chính phủ Bỉ đã nhanh chóng trở thành yêu cầu độc lập năm 1960.

- Độc lập cho các thuộc địa châu Phi của Bồ Đào Nha

Các thuộc địa của Bồ Đào Nha ở Châu Phi chỉ giành được độc lập sau cuộc Cách mạng Hoa cẩm chướng được tổ chức tại Lisbon vào tháng 4 năm 1974.

- Sự độc lập đối với lãnh thổ châu Phi của Tây Ban Nha

Tây Ban Nha có ít thuộc địa trên lục địa châu Phi. Bắc Marốc, Guinea Tây Ban Nha và Tây Sahara đã giành được độc lập từ Tây Ban Nha trong giai đoạn 1956 đến 1975.

-------- Video sang Phần 2 ---------

Để tiếp tục phản bác luận cứ của phe "há miệng chờ sung rụng", xin quý vị cùng chúng tôi ôn lại tình hình Âu Châu từ đầu thế kỷ 14 cho đến giữa thế kỷ 19, với sự xuất hiện các phong trào  đòi cải cách tôn giáo, và các phong trào chống lại Giáo Hội La Mã mà cơ quan đầu não là giáo triều Vatican. Biết được những sự kiện quan trọng này, ta mới hiểu tại sao có sự khác nhau về việc trao trả độc lập cho các dân tộc thuộc địa giữa các quốc gia.

II.-/ Tình Hình Âu Châu Từ Đầu Thế Kỷ 14 Đên cuối Thế Kỷ 19

Sách sử đều ghi nhận rằng từ đầu thế kỷ 14, nhân dân Âu Châu đã bắt đầu nổi lên chống lại giáo triều Vatican với nhiều phong trào khác nhau mà các nhà viết sử gọi là các phong trào hay thời kỳ như [Thời Phục Hưng (The Renaissance 1300-1650), Phong Trào Tranh Đấu Đòi Cải Cách Tôn Giáo (The Religious Reformation 1309-1648), Thời Đại của Lý Trí (the Age of Reason 1500-1789), Thời Đại Cách Mạng Dân Chủ (The Age of Democratic Revolutions 1603-1815), Các Phong Trào Phản Đối Xã Hội (Movements of Social Protest 1800-1900)], thuyết Tiến Hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882) v.v….

Theo thời gian, càng về sau, sự chỉ trích và chống đối Giáo Hội càng trở nên sôi sục và bùng lên thành những thế lực đối kháng chống lại Giáo Hội bằng cả tư tưởng và vũ lực. Đây là Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo với các phong trào Tin Lành của Linh-mục Martin Luther (1483-1546), của nhà thần học John Calvin (1504-1564) và Phong Trào Cách Mạng Dân Chủ. Vì các phong trào này được nhiều chính quyền thế tục ở Đức cũng như ở nhiều quốc gia khác ở Bắc Âu và Tây Âu triệt để ủng hộ, cho nên chính quyền các quốc gia này không chịu tuân lệnh Vatican tóm cổ họ trao cho các Toà Án Dị Giáo của Giáo Hội xử lý rồi đưa lên các giàn hỏa để thiêu sống họ. Không thể tru diệt được họ, Giáo Hội bèn ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội sử dụng những từ ngữ như “thệ phản”, “chống Chúa”, “rối đạo” và “phá đạo” gán cho họ.

Vì giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ nói đến các phong trào tranh đấu đòi cải cách tôn giáo và phong trào các nước Âu Châu đem quân đi đánh chiếm đất đai ở ngoài Âu Châu làm thuộc địa. 

Cũng nên biết là có sự khác nhau về kế hoạch chiếm đất đại làm thuộc địa giữa một bên là các đế quốc theo đạo Ki-tô Tin Lành và một bên là các đế quốc theo Ki-tô La Mã (Ca-tô)

III.-/ Các Phong Trào Tin Lành Chống Lại Giáo Triều Vatican:

Khởi đầu của phong trào này là Phong Trào Nhân Bản cũng gọi là chủ thuyết Nhân Bản (Humanism). Chủ Nghĩa Nhân Bản (Humanism). Họ quan tâm đến quyền làm người, hăng say chỉ trích những việc làm sai lầm của Giáo Hội La Mã. Đồng thời, họ công khai bày tỏ mối hoài nghi và thắc mắc về quyền lực của Giáo Hội. Sự kiện này được sách Men and Nations ghi nhận như sau:

"Theo thời gian, Chủ Nghĩa Nhân Bản trở nên một trường phái học thuật có một quan niệm nhân sinh mới. Một trong những đặc tính của quan niệm nhân sinh mới này là tinh thần phê phán. Thí dụ như một số tư tưởng gia trong phong trào này chỉ trích Giáo Hội La Mã, chống đối những điều mà họ cho là thói hư, tật xấu, những khuyết điểm trong tổ chức và trong việc quản trị của Giao Hội. Những người này vẫn còn giữ vững niềm tin tôn giáo, nhưng họ không thể chấp nhận quyền lực của Giáo Hội mà không hoài nghi và thắc mắc.” Nguyên văn: “As time went on, Humanism became more than a certain type of scholarship; it also came to mean a new outlook on life. One characteristic of this outlook was a critical spirit. Some Humanists, for example, criticized the Church, protesting against what they regarded as defects in its organization and administration. Men like this remained religious, but they were less inclined than earlier thinkers to accept Church authority without question.”. Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Men and Nations – A World History (New York: Harcourt Brace Jovanovich. 1975), p.294.

Thực ra, những người theo đạo Tin Lành không hề phản ai hết và cũng thờ Chúa Cha Jehovah, Chúa Thánh Thần và Chúa Con Jesus như Giáo Hội La Mã chủ trương, chỉ khác có một điều là họ không chịu tuân phục Tòa Thánh Vatican và loại bỏ những tín lý do chính Vatican bịa đặt ra, trong đó có các tín điều về Bà Maria. Có rất nhiều phong trào Tin Lành chống lại giáo triều Vatican, nhưng vào thời kỳ khời đầu, có 3 phong trào quan trọng hơn cả. Đó là:

1.-/ Phong Trào Tin Lành đòi Cải Cách Tôn Giáo do Linh-muc Martin Luther khởi xướng (1483-1547) bùng lên ở Đức và tháng 10 năm 1517.

2.-/ Phong Trào Tin Lành do Anh Hoàng Henry VIII (1491-1547) chủ xướng, và chính thức ly khai khỏi Giáo Hội La Mã, thành lập Anh Giáo, tịch thu toàn bộ tài sản của Giáo Hội tại Anh Quốc. Rồi sau đó, vào năm 1691, Quốc Hội Anh lại ban hành Đạo Luật Ổn Định vào năm 1691, cấm, không cho người Anh là tín đồ Da-tô của Giáo Hội La Mã lên cầm quyền. (The Act of Settlement of 1691). Đạo luật này quy định rằng không có một tín đồ Ki-tô La Mã nào có thể trở thành nhà lãnh đạo nước Anh. Như vậy là luật này loại hẳn tất cả những người con và cháu của vua James Đệ Nhị với người vợ thứ hai của nhà vua. Nguyên văn: “A third measure, the Act of Settlement of 1691, provided that no Roman Catholic could be ruler of England, automatically excluding the descendants of James II by his second wife.”Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History(Glenview, Illinois: Scott Foresman Company, 1974), p. 398.

3.-/ Phong Trào Tin Lành khác do nhà thần học John Calvin (1509-1565) người Pháp, sống lưu vong ở Thụy Sĩ khởi xướng ở Thụy Sĩ rồi lan tràn nhiều nước ở, Bắc Âu, Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu.


Linh-mục Martin Luther
(1483-1546)

Anh Hoàng Henry VIII (1491-1547)
- Hans Holbein the Younger vẽ


nhà thần học
John Calvin (1509-1564)

Cả 3 phong trào Tin Lành chống Vatican này (Tin Lành Luther, Anh giáo và Tin Lành Calvin) càng ngày càng phát triển: Anh giáo bao trùm toàn thể Anh Quốc. Tin Lành Luther và Tin Lành Calvin được nhân dân các quốc gia Trung Âu, Bắc Âu và Tây Âu nồng nhiệt tiếp đón. Không biết sự nồng nhiệt tiếp đón đạo Tin Lành của nhân dân tại các quốc gia này là vì họ nhận thấy thuyết lý Tin Lành có lý hơn thuyết lý Ki-tô La Mã hay là vì lòng căm phẫn, thù ghét và quá ghê tởm những thủ đoạn bịp bợm và chính sách tàn ngược của Vatican.

Cũng vì thế, kể từ đó, chiến tranh tôn giáo giữa những người cùng thờ ông Jesus là phe Ki-tô La Mã và các phe Tin Lành trở nên vô cũng tàn khốc và hết sức dã man. Trong Chương 13 Phần 3 của tập sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam, chúng tôi đã trích dẫn một vài bản văn sử nói về những hành động tàn ngược và dã man của phe Ki-tô La Mã đối với những người Tin Lành ở Pháp và ở Ái Nhĩ Lan. Riêng ở Ái Nhĩ Lan, cho đến ngày nay (2017), sự thù hận và chiến tranh vẫn còn âm ỉ giữa người Tin Lành và người Ki-tô La Mã, không bằng hình thức này thì cũng bằng hình thức khác.

Cho đến cuối thế kỷ 18, đại đa số nhân dân các quốc gia Trung Âu, Bắc Âu, Tây Âu theo đạo Tin Lành. Tại các quốc gia này, những người theo đạo Ki-tô La Mã trở thành thiểu số, ngoại trừ hai nước Pháp và Ba Lan. Tuy nhiên, dù là đa số người dân hai quốc gia này vẫn còn theo đạo Ki-tô La Mã, nhưng đa số những tín hữu Ki-tô La Mã ở hai quốc gia này cũng đã bắt đầu chán ghét và ghê tởm Tòa Thánh Vatican. Nhờ vậy mà Cách Mạng Pháp 1789 mới thành công dễ dàng. Ki-tô La Mã chỉ còn chiếm đa số tại ba nước ở Nam Âu là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý Đại Lợi mà thôi. Tuy nhiên, có rất nhiều tín đồ Ki-tô La Mã ở ba quốc gia này cũng có khuynh hướng theo Cách Mạng chống lại Vatican một cách quyết liệt. Cũng nhờ vậy mà cuộc Cách Mạng Ý 1870 mới dễ dàng thành công.

IV.-/ Sự Khác Nhau Về Kế Sách Đánh Chiếm Đất Đai Làm Thuộc Địa
Giữa Các đế quốc Tin Lành và các Đế Quốc Ca Tô Giáo

Từ đầu thế kỷ 16, có phong trào các cường quốc Âu Châu đem quân đi đánh chiếm đất đai ở ngoài lục địa Âu Châu hoặc là (A) làm thuộc địa khai thác tài nguyên và cưỡng bách các dân tộc nạn nhân làm nô lệ phục vụ trong các nông trường, đồn điền, hay các công trường khai thác các quặng mỏ, (các nhà máy kỹ nghệ,) và hầu hạ trong các gia đình của giới chủ nhân ông người Âu Châu và giới tu sĩ áo đen (trường hợp Đông Dương, Nam Dương, Ấn Độ, Miến Điện, v.v…), hoặc là (B) làm thuộc địa di dân như ở Mỹ Châu, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Nam Phi, v.v…).

Có thể nói là hâu hết các đế quốc đem quân đi đánh chiếm đất đai làm thuộc địa là các nước Âu Châu có các nhà cầm quyền tín đồ Ki-tô hoặc là theo đạo Ki-tô Tin Lành, hoặc là Ki-tô La Mã (gọi là Ca-tô).

Tuy nhiên có sự khác nhau rất lớn về những kế sách áp dụng để đánh chiếm các quốc gia nạn nhân làm thuộc địa. Sự khác nhau được nhận thấy giữa các đế quốc do (1) các nhà lãnh đạo chính quyền là tín đồ Tin Lành như Anh, Hòa Lan, và (2) các nhà lãnh đạo chính quyền là tín đồ Ca-tô như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ.

A.-/ Kế sách của các đế quốc theo đạo Tin Lành: - Trong công cuộc đem quân đi đánh chiếm đất đai ở ngoài lục địa Âu Châu làm thuộc địa, chính quyền đế quốc Tin Lành có những đặc tính:

1.- Hoàn toàn hành động riêng rẽ, không liên kết với Giáo Hội La Mã.

1.1.- Kết quả là không có vai trò của Hội Tin Lành trong bộ máy quản trị nhân dân trong các thuộc địa.

2.- Không có vấn đề tín đồ Tin Lành bản địa được tổ chức thành những đạo quân thứ 5 sẵn sàng tiếp ứng cho đoàn quân viễn chinh.

2.1.- Kết quả là, không có nhóm thiểu số tín đồ Tin Lành bản địa được:

a.-/ Coi là thành phần nòng cốt để bảo vệ chế độ thuộc địa,

b.-/ Sử dụng để đánh phá và tiêu diệt các phong trào khởi nghĩa của nhân dân bản địa vùng lên giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc.

Vì những đặc tính trên đây, cho nên khi nhân dân thuộc địa nổi lên tranh đấu đòi lại quyền độc lập, nếu chính quyền tại chính quốc thấy rằng không thể tiếp tục làm chủ nhân ông tại các thuộc địa được nữa, liền quyết định trao trả chủ quyền độc lập cho họ. Tất nhiên là không có Giáo Hội Tin Lành nào níu kéo đòi đem quân đến đàn áp các phong trào kháng chiến của nhân dân bản địa, và cũng không có vấn đề nhóm tín đồ Tin Lành bản địa tìm cách năn nỉ, lạy lục để níu kéo chính quốc đem quân tái chiếm hay vận động chính quyền đế quốc khác đem quân đến giúp đỡ đưa họ lên cầm quyền để họ tiếp tục bán nước và "mở mang nước Chúa".

Đây là các thuộc địa của Đế Quốc Anh và Đế Quốc Hòa Lan ở các lục địa Phi Châu, Mỹ Châu, Đại Dương Châu và Á Châu, trong đó có Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan, Mã Lai, Indonesia.

B.-/ Kế sách của các đế quốc Ki-tô La Mã. Trong công cuộc đem quân đi đánh chiếm đất đai ở ngoài lục địa Âu Châu làm thuộc địa, chính quyền đế quốc theo đạo Ki-tô La Mã có những đặc tính:

1.-/ Dùng các tài liệu tình báo do Vatican và tín đồ Da-tô bản địa cung cấp.

2.-/ Cấu kết với Tòa Thánh Vatican thành một liên minh xâm lược.

3.-/ Dùng các giáo sĩ truyền giáo người Âu đã từng hoạt động tại địa phương làm thành phần trung gian để sử dụng giới tu sĩ và nhóm thiểu số tín đồ Da-tô bản địa trong các chiến dịch quân sự tấn chiếm, bình định và thiết lập bộ máy đàn áp nhân dân.

4.-/ Nhóm thiểu số tín đồ Da-tô bản địa được đoàn ngũ hóa, được tổ chức thành những đạo quân thứ 5 và lực lượng xung kích năm hờ chờ sẵn khi đoàn quân viễn chinh liên minh với Vatican tiến vào thì nổi lên tiếp ứng.

5.-/ Vatican đã chuẩn bị đầy đủ nhân sự gồm những tín đồ Da-tô bản địa thuộc loại "thà mất nước, chứ không thà mất Chúa" làm những việc đưa đường, dẫn lối, chỉ điểm, thông ngôn, tra tấn tù nhân, lao công, thư ký và gia nhập các đạo quân đánh thuê làm các công việc canh giữ, tiếp tế, khuân vác, v.v...

6.-/ Nhóm thiểu số tín đồ Da-tô bản địa trở thành thành phần xã hội được chính quyền bảo hộ tin tưởng nhất, được biệt đãi và biến thành lực lượng nòng cốt để bảo vệ chế độ.

Vì những kế sách như vậy, cho nên các dân tộc thuộc địa của các đế quốc này mới có câu nói “các nhà truyền giáo đi trước dò đường rồi rước thực dân đến chiếm nước” và đạo Ca-tô đi theo gót giầy của các đế quốc thực dân Âu Châu.

Cũng vì 6 đặc tính trên đây, cho nên khi nhân dân thuộc địa nổi lên tranh đấu đòi lại quyền độc lập, thì chính Vatican và nhóm tín đồ Da-tô bản địa trở thành thế lực cương quyết sử dung bạo lực để bảo vệ chế độ và thẳng tay đàn áp các phong trào nổi dậy của nhân dân dù là dã man đế mức nào đi nữa họ cũng làm. Những hành động tàn ngược và dã man của tín đồ Da-tô trong vụ tàn sát gần 20 ngàn người Tin Lành Pháp ở St. Bartholomew trong ngày 22/8/1572, vụ tàn sát người Tin Lành Ái Nhĩ Lan vào năm 1641, vụ tàn sát hơn 700 ngàn người Do Thái Giáo, Chính Thống Giáo và Hồi Giáo ở Croatia trong những năm 1941-1945, và vụ tàn sát gần 800 ngàn người Tutsis trong năm 1994 là bằng chứng rõ rệt nhất cho lời khẳng định này.

Bất kỳ thuộc địa nào nằm dưới ách thống trị của bất kỳ đế quốc xâm lược nào có cấu kết hay liên minh với Vatican đều bị Vatican bám chặt như loài đỉa đói.

Chỉ khi nào chính quyền bản địa hoàn toàn lọt vào tay Vatican qua một chính quyền đạo phiệt Da-tô mà hậu trường sân khấu chính trị là hội đồng giám mục địa phương (một nhóm cán bộ tay sai đắc lực của Vatican tại địa phương điều khiển) thì khi đó, Vatican không những không níu kéo hay van nài chính quyền đế quốc đã từng liên minh trong việc tấn chiếm thuộc địa đó, mà còn xúi giục bọn tín đồ cầm quyền tìm cách tống xuất đế quốc này để trao trả độc lập cho chính quyền bản địa tay sai của Vatican.

Tất cả các thuộc địa của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ thuộc loại thuộc địa này.

Cũng vì thế mà hầu hết những người cầm quyền ở Châu Mỹ La-tinh, ở Phi Luật Tân, ở các cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha, của Bỉ, của Pháp tại Phi Châu đều trở thành những tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại có tên trong cuốn Tyrants History's 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004) của sử gia Nigel Cawthorne, và cũng vì thế mà trong số 100 tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại được nêu lên trong cuốn sách sử này, có tới hơn 50% là các bạo chúa Ki-tô La Mã, trong đó hầu hết là những bạo chúa Ki-tô La Mã ở trong các cựu thuộc địa của các đế quốc thực dân xâm lược Âu Châu có cấu kết với Vatican như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ.

Việt Nam là thuộc địa của Liên Minh Pháp - Vatican và tất nhiên là ở vào trường hợp này, và bị Vatican bám chặt như loài đỉa đói.

Vì thế mà nhân dân Việt Nam đã phải chiến đấu trong những cuộc chiến vô cùng gian khổ, cực kỳ khó khăn và kéo dài cả một thế kỷ từ 1858 cho đến ngày 30/4/1975 mới có thể tống cổ được thằng giặc Vatican ra khỏi đất nước. Nếu không chiến đấu như vậy, thì Việt Nam đã trở thành một quốc gia giống như Phi Luật Tân hay các quốc gia Châu Mỹ La-tinh. Cũng cần biết thêm là trong cuốn Tyrants History's 100 Most Evil Despots & Dictators trên đây của sử gia Nigel Cawthorne không phải chỉ có tên thằng phản thần tam đại Việt gian Da-tô Ngô Đình Diệm là người Việt Nam ở trong đó, mà còn có thêm một vài tên bạo chúa Da-tô người Việt Nam khác nữa.

Hy vọng phần trình bày trên đây là những lời phản bác rõ ràng để trả lời những người đưa ra luận điệu cho rằng "không cần phải phát động chiến tranh làm tốn phí cả 4 hay 5 triệu sinh linh, thì rồi đến lúc nào đó, Pháp cũng phải trao trả lại chủ quyền độc lập cho dân ta như người Anh đã trả lại chủ quyền độc lập cho Ấn Độ..."

[Liên hệ đến đề tài này, xin đọc thêm bài của tác giả khác: "Giá Như Không Có CMT8, Không Có ĐBP, Không Có 30/4..."]

________________________________________

Sau đây là phần nói chuyện (kỳ 9) đăng trên youtube.com

Phần 1: https://www.youtube.com/watch?v=nbZwqB82c2A&t=784s

Phần 2: https://www.youtube.com/watch?v=NHV3-lx7gEA

 

Nguyễn Mạnh Quang