●   Bản rời    

Kế Koạch Marshall: Tại Sao Thât Bại Ở Miền Nam Việt Nam?

Kế Koạch Marshall: Tại Sao Thât Bại Ở Miền Nam Việt Nam?

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ74.php

21-May-2017

Kế Hoạch Marshall là chương trình viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ cho các nước Âu Châu để phục hồi xứ sở của họ vào những năm sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt. Trước khi trình bày đề tài này, thiết tưởng cần phải tìm hiểu (1) nguyên nhân đưa đến Kế Hoạch Marshall được cho ra đời, và (2) tại sao Kế Hoạch Marshall thành công ở nhiều nước Âu Châu mà lại thất bại thảm thương ở miền Nam Việt Nam?

I.-/ Nguyên Nhân Và Chủ Đích Của Kế Hoạch Marshall

Kế hoạch Marshall hay là Chương Trình Viện Trợ Viện Trợ Kinh Tế Và Quân Sự Của Mỹ đã được người viết soạn thảo trong sách "Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến Tranh Lạnh"(1), và được Sáng Tạo xuất bản năm 1972. Xin được ghi lại như sau.

(trích) Theo dõi các cuộc thương nghị hòa bình trong những năm 1945-1946, chúng ta thấy rõ những khác biệt về mục tiêu và ý định cùng sự tranh chấp về ý thực hệ giữa các nước dân chủ Tây Phương và Liên Xô. Cũng vào mấy năm này, các vấn đề như tuyển cử ở Bảo Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, việc Liên Xô tháo gỡ các nhà máy ở Mãn Châu, vấn đề ban bố độc lập và tự do cho Triều Tiên, việc Liên Xô đòi được quyền khai thác dầu lửa của Ba Tư và đòi nắm quyền kiểm soát Eo Biển Dardanelles và Bospotus, tất cả, đều là những vấn đề gây nên những tranh chấp gay go giữa hai phe dân chủ Tây Phương và Liên Xô. Sự tranh chấp càng trở nên gay go và quyết liệt hơn khi Hoa Kỳ loan báo Chủ Thuyết Truman với chương trình Phục Hồi Kinh Tế Âu Châu.

Sau chiến tranh, phần lớn các quốc gia Âu Châu bị tàn phá nặng nề. Nhiều ngàn dặm thiết lộ bị hư hại. Hầu hết các nhà ga xe lửa, xe đò, phi cảng và hải cảng bị phá hủy. Các nhà máy và các cơ sở kỹ nghệ hầu như bị tan nát hết cả. Nạn khan hiếm máy móc, nông cơ cùng các dụng cụ và đồ phụ tùng kể cả nông súc để trang bị cho các nhà máy kỹ nghệ và các cơ sở nông nghiệp trở nên vô cùng trầm trọng. Nạn khan hiếm và thiếu hụt những tiện nghi tối thiểu và thực phẩm hầu như lan tràn khắp mọi nơi. Đồng ruộng đó đây cỏ hoang mọc kín. Nhiều khu đồng ruộng ngày xưa là những khu đồng lúa bát ngát mà nay đã biến thành những khu rừng cỏ hoang. Âu Châu thiếu đến cả các sản phẩm hóa học, thiếu cả thuốc diệt trừ sâu rầy để bảo vệ hoa mầu.

Mönchengladbach Germany after World War II

Một cảnh hoang tàn ở tỉnh Mönchengladbach nước Đức. Ảnh ngày 20, tháng 11, 1945

đói khổ sau chiến tranh

Hậu quả chiến tranh trên đầu những trẻ em vô tội

Có thể nói rằng, sau chiến tranh, các quốc gia Âu Châu ở trong tình trạng hoang tàn đổ nát. Nếu không có ngoại viện để trùng tu, phục hồi và xây dựng lại xứ sở, thì chắc chắn là nhân dân các nước này sẽ lâm vào cảnh đói lạnh ghê gớm. Trong khi đó thì áp lực Cộng Sản lại đang đè nặng lên các nước ở Trung Âu, Đông Âu, Hy lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Lợi dụng tình trạng nghèo đó khổ cực của người dân ở các nược này trong thời hậu chiến, các đảng Cộng Sản địa phương được Liên Xô đỡ đầu ra công quấy phá, cố tình làm cho tình thế càng trở nên thêm bất ổn để thừa nước đục thả câu.

Đứng trước cảnh đói lạnh và hiểm họa Cộng Sản đang đe dọa nhân dân các quốc gia ở trong các vùng đất này, nhất là  các nước ở kề sát biên giới với Liên Sô, Tổng Thống Truman cương quyết hành động. Ngày 12/3/1947, ông ra trước Quốc Hội Hoa Kỳ, tuyên bố, “Các chế độ độc tài đang đe doạn nhân dân các nước tự do và đang ngầm phá hoại an ninh Hoa Kỳ chúng ta. Nếu Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ lọt vào vòng kiểm soát của Cộng Sản, thì toàn thể miền Trung Đông sẽ mất theo, và sẽ làm dao động tinh thần chống Cộng của nhân dân Âu Châu.”

Để tránh cho nhân dân Âu Châu khỏi bị rơi vào thảm họa đói khổ và để ngăn chặn và đối phó với hiểm họa Cộng Sản đang đe dọa  phần đất này, ông yêu cầu Quốc Hội chấp thuận một ngân khoản 400 triệu Mỹ kim để viện trợ kinh tế và quân sự cho Hy Lạp 300 triệu, và 100 triệu cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ông tuyến bố, “Đây là chính sách của Hoa Kỳ để hỗ trợ cho các nước tự do chống  lại nhóm thiểu số võ trang hay dựa vào áp lực bên ngoài để cướp chính quyền.”Chính sáchy này được các nhà viết sử gọi là “Chủ Thuyết Truman.” Nhờ Chủ Thuyết Truman này mà Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đánh bại được Cộng Sản, giữ vững được chính quyền.


Tướng George Catlett Marshall

Tháng 5/1947, ngoại trưởng Hoa Kỳ, Tướng George Marshall, để nghị Quốc Hội một kế hoạch phục hồi kinh tế các quốc gia Âu Châu bị chiến tranh tàn phá kể cả Liên Xô và các nước nằm trong vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Đề nghị này được Quốc Hội chấp thuận và gọi là Kế Hoạch Marshall.

Liên Xô và các nước trong Khối Cộng Sản từ chối và tố cáo Kế Hoạch Marshall là “quỷ kế của Đế Quốc Mỹ”. Đồng thời, toàn thể các nước trong Khối Cộng Sản mởi chiến dịch đại quy mô chống lại và tìm đủ mọi cách phá hoại Kế Hoạch Marshall. Chiến Tranh Lạnh nhen nhúm giữa một bên là các nước dân chủ Tây Phương do Liên Xô lãnh đạo, và một bên là các nước dân chủ Tây Phương do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Trong khi đó, tình hình kinh tế Âu Châu càng ngày càng trở nên tồi tệ. Mức sản xuất nông phẩm bị giảm sút ghê gớm, một phần vì bị thời tiết bất lợi, một phần vì nạn khan hiếm (không có đủ) nông cơ, nông súc (ngựa kéo gỗ) và phân bón. Mức sống của người dân Âu Châu xuống thấp hơn sống của họ thời tiền chiến. Hầu hết các nước Âu Châu rơi vào tình trạng lạm phát. Nhân dân Âu Châu đang đứng trên bờ vực thẳm của thảm họa đó lạnh.

Mùa hè năm 1947, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Marshall tuyên bố, “Nếu các quốc gia Âu Châu không đạt được một thỏa hiệp để góp phần vào Kế Hoạch Phục Hồi Âu Châu (Kế Hoạch Marshall) thì Hoa Kỳ không thể nào tiếp tục viện trợ cho Âu Châu hơn được nữa!”. Ông nhấn mạnh: “Viện trợ Hoa Kỳ phải là phương pháp diệt trừ cho tuyệt nọc căn bệnh, chứ không phải chỉ là một cách tạm thời làm giảm nhẹ căn bệnh.”

Ngày 26/6/1947, các vị ngoại trưởng Anh Bevin, Liên Xô Molotov và Pháp Bidault nhóm họp tại Paris để nghiên cứu Kế Hoạch Marshall. Tại cuộc họp này, quan điểm của Ngoại Trưởng Liên Xô Molotov khác hẳn với quan điểm của các vị ngoại trưởng của hai nước Anh và Pháp. Ngoại trường Liên Xô bác bỏ mọi ý kiến về kế hoạch mà ông cho là ôm đồm toàn bộ kinh tế Âu Châu. Ông đề nghị từng quốc gia riêng rẽ sẽ yêu cầu Hoa Kỳ viện trợ kinh tế cho riêng quốc gia của mình. Ông tố cáo và phản đối kịch liệt bất kỳ một kế hoạch nào nhẳm sử dụng tài nguyên của Đức để tái thiết toàn bộ Âu Châu trước khi  giải quyết xong vấn đề bồi thường chiến tranh. Ông tuyên bố: “Kế Hoạch Marshall chứng tỏ rằng việc phục hưng kinh tế Âu Châu rõ ràng là kết quả âm mưu của các đại cường và tiểu quốc nằm trong ách thống trị của họ.” Ông đặt vấn đề: “Làm thế nào các tiểu quốc có thể bảo toàn được chủ quyền kinh tế và nền độc lập của họ?”

Không quan tâm đến những lời phản kháng kịch liệt của Ngoại Trưởng Liên Xô Molotov, hai vị Ngoại Trưởng Bevin và Bidault quả quyết rằng, “Anh và Pháp có ý định theo đuổi Kế Hoạch Marshall và mong được cộng tác với bất kỳ quốc gia nào muốn tham gia kế hoạch này.” Ngoại Trương Liên Xô Molotov cảnh cáo rằng, “Hành động như vậy sẽ đưa Anh, Pháp và một số quốc gia tự tách rời ra khỏi các quốc gia khác. Như vậy, viện trợ Hoa Kỳ sẽ đưa đến hậu quả là chia rẽ Âu Châu ra làm hai khối và tạo nên những khó khan mới cho các nước Âu Châu.

Mặc dầu gặp sự phản đối mãnh liệt của Liên Xô,  hai chính phủ Anh và Pháp vẫn gửi giấy mời đại diện các quốc gia Âu Châu, ngoại trừ các nước Liên Xô, Đức và Tây Ban Nha, đến nhóm họp tại Paris vào ngày 12/7/1947 để bàn về Kế Hoạch Marshall. Cả Anh và Pháp cùng tuyên bố rằng, “Tạm thời hãy thiết lập một tổ chức thu thập các dữ kiện về tài nguyên cũng như nhu cầu của các quốc gia Âu Châu hầu có thể giúp ích cho kế hoạch.”

Hội nghị nhóm họp với sự tham dự của 16 quốc gia. Đó là các nước Anh, Pháp, Hòa Lan, Thụy Sĩ, Ý Đại Lợi,  Iceland, Thổ Nhĩ Kỳ, Lục Xâm Bảo, Áo, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Ái Nhĩ Lan, Bỉ và Hy Lạp. Liên Xô và các nước  trong khối Cộng Sản như Ba Lan, Lỗ Ma Ni, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi, Phần Lan, Albania và Nam Tư không gửi đại diện tới họp.

Trong bản phúc trình về Chương Trình Phục Hồi Âu Châu đề ngày 22/9/1947 có ghi rằng 16 quốc gia tham dự hội nghị trên đây cam kết sẽ cố gắng áp dụng mọi biện pháp thích nghi để quân bình ngân sách, giảm thiểu lạm phát và ổn định tiền tệ càng sớm càng hay. Hơn nữa, các quốc gia này còn đề nghị phải nên bãi bỏ mọi giới hạn về giao thương nhằm quân bình hệ thống mậu dịch đa phương và phác họa một chương trình bốn năm để phục hung kinh tế Âu Châu. Một chương trình như vậy sẽ cần một ngân khoản 22.400 triệu (22 ngàn 400 triệu) Mỹ kim. Số tiền này quả thật là quá lớn. Các quốc gia trên đây chỉ có đủ khả năng cung ứng được 3.100 triệu (3 ngàn 100 triệu), còn lại bao nhiêu trông nhờ vào Hoa Kỳ viện trợ.

Ngày 19/12/1947, Tổng Thống Truman yêu cầu Quốc Hội Hoa Kỳ chấp thuận cho một tài khoản 17.000 triệu (17 ngàn triệu, tức 17 tỷ)  Mỹ kim để viện trợ theo Chương Trình Phục Hồi Âu Châu trong thời gian từ 1/4/1948 đến ngày 30/6/1952. Đề nghị này được lưỡng viện Quốc Hội chấp thuận vào ngày 24/4/1948. Sách A History of The Uniteds States  ghi nhận, “Trong thời gian hơn 4 năm đây chỉ chi ra có 12 tỷ Mỹ Kim cho Kế Hoạch Mashall. (As it turned out, ERP was a brilliant success. Of the $12 billion spent in Marshall aid, more than half went to Britain, France, and Germany.” (Daniel J. Boorstin & Books Mather Kelly,  A History of The United States (Englewood Cliff, New Jersey: Prentice-Hall Inc., 1989, p.603.

Trung tuần tháng 4/1948, đại biểu các quốc gia tham dự Chương Trình Phục Hưng Kinh Tế Âu Châu nhóm họp tại Paris và ký một thỏa hiệp theo đó thì sẽ thành lập một tổ chức thường trực để điều hành kế hoạch mệnh danh là “Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế Âu Châu.”

Tháng 6/1948, Quốc Hội Hoa Kỳ lại chấp thuận thêm một ngân khoản là 6.030.710.228 Mỹ kim (hơn 6 tỷ). Ngân khoản này được sử dụng và cùng thời gian với ngân khoản 17.000 triệu (17 tỷ) Mỹ kim đã được chấp thuận trước đó.

Kết quả Chương Trình Phục Hưng Kinh Tế Âu Châu thật là đáng khích lệ. Trong những năm 1946-1950. Tại các nước Tây Âu, khoản tiền thiếu hụt giảm từ 8.000 triệu (8 ngàn triệu) xuống 1.000 (1 ngàn triệu) Mỹ kim. Khối lượng xuất cảng  vào tháng 7/1951 tăng lên 71% trong khi khối lương nhập cản chỉ tang lên có 22%. Chỉ số sản xuất kỹ nghệ tằng lên 50% so với năm 1947.  Mùa hè năm 1951, Anh Cát Lợi, Ái Nhĩ Lan, Thụy Sĩ và Bồ Đào Nha loan báo rằng nước của họ có thể tự túc mà không cần đến ngoại viện nữa.

Tháng 9/1951, Hoa Kỳ thiết lập Cơ Quan An Ninh Hỗ Tương (Mutual Security Agency, viết tắt là MSA) để phối hợp chương trình viện trợ của Hoa Kỳ về kỹ thuật, kinh tế, và nhất là tăng cường tiềm lực quân sự cho các nước dân chủ Tây Phương.

Nhìn vào tình hình chung lúc bấy giờ, các nhà quan sát cho rằng thế giới ở trong tình trạng chia làm hai phe thù nghịch giữa một bên là Cộng Sản và một bên là Dân Chủ Tự Do. Chính sư chia rẽ này đã gây trở ngại nặng nề cho Chương Trình Phục Hưng Kinh Tế Âu Châu. (hết trích)

II.-/ Nguyên Nhân Kế Hoạch Marshall Thất Bại Ở Miền Nam

Trong những năm 1954-1975, Hoa Kỳ đã liên tục viện trợ cho miền Nam Việt Nam những  khoản tiền khổng lồ, vô cùng hào hiệp. So với những khoản tiền mà Hoa Kỳ viện trợ  cho 16 nước Âu Châu trong những năm 1947-1951 như đã trình bày ở trên, thì số tiền Hoa Kỳ viện trợ cho miền Nam Việt Nam trong những năm 1955-1975 nhiều hơn từ gần 5 lần đến gần 10 lần.

Theo sách Hồi Ký của Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara thì  Hoa Kỳ đã viện trợ cho miền Nam Việt Nam trong những năm 1955-1961 là 7 tỷ Mỹ kim.

“…chỉ trong khoảng thời gian từ 1955  đến năm 1961 chúng tôi đã đổ hơn 7 tỷ Mỹ kim vào miền Nam Việt Nam để giúp đỡ về kinh tế và quân sự.(2)

We had also negotiated the South East Asia Treaty (SEATO), conditionally pledging the United States to protect Indochina. And we had  pumped more than $7 billion  in economic and military aid into South Vietnam from 1955 to 1961.” (Tạm dịch: “Đồng thời,  khi thương thảo về việc thành lập Minh Ước Đông Nam Á, điều kiện là chúng tôi phải bảo vệ Đông Dương. Và chúng tôi đã bỏ ra  hơn 7 tỷ Mỹ Kim để viện trợ kinh tế và quân sự miền Nam Việt Nam trong những năm 1955-1961.” (3)

Theo sách Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Tiến-sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Hoa Kỳ viện trợ cho miền Nam Việt Nam từ  năm 1966 cho đến năm 1975, những khoản tiền khổng lồ như sau:

“Trong thời gian 1966-1970: Mỹ tiêu 25 tỷ đô la một năm. Trong hai năm 1970-1971: Mỹ tiêu 12 tỷ mỗi năm.

Sau khi Mỹ rút, Viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa:

Tài Khóa 1973: Hai tỷ mốt (2,1 tỷ)

Tài khóa 1974: Một tỷ tư (1,4 tỷ)

Tài khóa 1975: bảy trăm triệu (0.7 tỷ). (4)

Tổng cộng những khoản tiền Mỹ viên trợ cho miền Nam Việt Nam:

1955-1961:                   7 tỷ

1966-1970: 25 tỷ X 4 = 100 tỷ

Tài khóa 1973:                2.4 tỷ

Tài khóa 1974:              2.1 tỷ

Cộng chung là:              111 tỷ rưỡi Mỹ kim.

Chúng ta thấy rõ, số tiền 111 tỷ rưỡi Mỹ kim Mỹ đã đổ vào miền Nam (trong những năm 1955-1975) đã nhiều gần gấp 5 lần khoản tiền 23 tỷ Mỹ kim mà Mỹ viện trợ cho 16 nước Âu Châu (trong những năm 1947-1951). Đó là chưa kể những khoản tiền khổng lồ Mỹ viện trợ cho miền Nam Việt Nam trong 1962, 1963, 1964, 1965, 1971 và 1972, mà tài liệu không đề cập đến. Nếu tính ước lượng tất cả những số viện trợ trong những năm đó (thì tỉ lệ so sánh thay vì gấp 5 mà là gấp 9 lần)

Vấn đề đặt ra là TẠI SAO với  khoản tiền Hoa Kỳ viện trợ cho 16 nước Âu Châu chỉ vỏn vẹn có “hơn 23 tỷ kim”  (mỗi nước khoảng trên dưới 1.5 tỷ Mỹ Kim) mà các quốc gia này lại thành công trong việc phục hồi kinh tế của họ một cách vô cùng tốt đẹp? Và TẠI SAO miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ viện trợ những khoàn tiền khổng lồ nhiều hơn gần gấp 5 tới 9 lần tổng số tiền của Hoa Kỳ viện trợ cho 16 nước Âu Châu trong những năm 1947-1951 mà lại thất bại thảm thương như sách sử đã ghi nhận?

Để tìm ra đáp số cho hai câu hỏi trên đây, chúng ta phải phân tích cặn kẽ yếu tố nội tại, xét mình trước, xét người sau ("Tiên trách kỷ, hậu trách nhân").

II.1 Về câu hỏi thứ nhất: TẠI SAO với  khoản tiền Hoa Kỳ viện trợ cho 16 nước Âu Châu chỉ vỏn vẹn có “hơn 23 tỷ kim”  (mỗi nước khoảng trên dưới 1.5 tỷ Mỹ Kim) mà các quốc gia này lại thành công trong việc phục hồi kinh tế của họ một cách vô cùng tốt đẹp?

Nguyên nhân là, sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt vào giữa năm 1945, cả 16 nước Âu Châu:

1.-/ Đều là các quốc gia độc lập, không có vấn đề “tôn giáo chỉ đạo chính quyền”,

2.-/ Những người lãnh đạo chính quyền, đứng ra tiếp nhận tiền Viện Trợ Mỹ  (a) đều là những người dân yêu nước, không hề có tì vết đã từng làm tay sai đắc lực cho một thế lực ngoại thù nào cả, và (b) đều do nhân dân nước họ bầu chọn lên để đảm trách công việc lãnh đạo, điều khiền và xử lý tất cả mọi việc trong nước cần thiết để phục hồi xứ sở của họ. Họ đã thực thi nghiêm chỉnh những cộng việc được  nhân dân nước họ giao phó.

Có lẽ nhờ hiến pháp của nước họ đều có điều khoản minh thị “tôn giáo phải được tách rời khỏi chính quyền” nhờ ảnh hưởng của Cách Mạng Pháp 1789, cho nên các nước này không còn vấn nạn “thần quyền chỉ đạo thế quyền” (tôn giáo chỉ đạo chính quyền). Không có “vấn nạn Giáo Hội La Mã” những nước này có thể tránh được vấn nạn  tham nhũng và nhiều vấn nạn khác.

a.-/ Không có chuyên linh mục thường xuyên xách cằp đến Phủ Thủ Tướng hay Phủ Tổng Thống để "chỉ bảo" hoặc "ra lệnh" phải thả người này, bắt người kia,... hay yêu sách này nọ.

b.-/ Không có vấn nạn “Kiêu Dân Công giáo”

c.-/ Không có khẩu hiệu “Nhất Chúa, nhì Cha, thứ ba Ngô Tổng Thống”,

d.-/ Không có linh mục nào dạy dỗ người dân rằng, “Thà Mất nước, chức không thà mất Chúa.

Nhờ vậy mà tất cả những khoản tiền Viện Trợ Mỹ cho 16 nước Âu Châu trên đây đều được dành trọn vẹn vào các công việc tái thiết đất nước và cho phúc lợi của nhân dân. Vì thế mà Kế Hoạch Marshall tại các quốc gia này đã thành công như đã nhìn thấy.

II.2 Về câu hỏi thứ hai: TẠI SAO miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ viện trợ những khoàn tiền khổng lồ nhiều hơn gần gấp 5 tới 9 lần tổng số tiền của Hoa Kỳ viện trợ cho 16 nước Âu Châu trong những năm 1947-1951 mà lại thất bại thảm thương như sách sử đã ghi nhận?

Để tìm ra lời giải thích thích đáng cho câu hỏi này,  các nhà sử học đưa ra nhận xét là 16 nước Âu Châu trên đây đều không có những vấn nạn như miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Đó là những vấn nạn:

1.-/ Không có chính nghĩa. Mặc dù chính phủ miền Nam đã dùng nhiều khẩu hiệu khác nhau để làm "chính nghĩa" cho mình như: chống Cộng Sản, bảo vệ thế giới tự do, vân vân,... Nhưng trước mặt là những người lãnh đạo song hành với ngoại cường chà đạp lên những mạng sống nhân dân và các giá trị mà họ rêu rao, làm cho quê hương điêu tàn dưới những tấn bom đạn mà sách vở không tài nào kể cho hết, người dân không tin rằng chính sách "chống Cộng" của miền Nam có ý nghĩa gì cả so với việc thống nhất và giành lại chủ quyền đất nước.

2.-/ Những người được chọn lựa làm lãnh đạo miền Nam đều là người vong bản, phản dân tộc, phản tổ quốc, hoặc đã từng có thành tịch phản quốc làm tay sai đắc lực cho Liên Minh Xâm Lược Pháp trong những năm 1885-1945. Có thể kể từ Bảo Đại, đến Ngô Đình Diệm, và những người đã từng là lính đánh thuê cho Liên minh giặc trên đây trong những năm 1945-1954 như:  Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Khánh, Cao Văn Viên, Ngô Quang Trưởng, Đỗ Cao Trí, Vĩnh Lộc, Nguyễn Văn Toàn, Huỳnh Văn Cao, Lê Văn Hưng, Bùi Đình Đạm, Lâm Quang Thi, Phạm Văn Phú, v.v…

3.-/ Tình trạng tôn giáo chỉ đạo chính quyền là cha đẻ của nhiều vấn nạn khác như:

a.-/ Dân trong các xóm đạo đều tâm niệm“Nhất Chúa, nhi Cha, thứ ba Ngô tổng thống.” Vì thế, tình trạng các ông tu sĩ áo đen ra vào Phủ Thủ Tướng hay Phủ Tổng thống yêu sách này nọ là chuyện thường trực.

b/.- Có khi các quận trưởng, tỉnh trưởng còn bị các Cha đạo gọi đến trình diện bất cứ lúc nào. Mỗi một lịnh mục quản nhiệm  một xóm đạo, hoặc một trại định cư trở thành một thứ lãnh chúa ở trong đó và các làng xóm trong vùng kế cận.

c.-/  Mỗi một xóm đạo, hoặc một trại định cư của người Bắc Kỳ di cư, một khu dinh điền hay một ấp chiến lược đều trở thành “một quốc gia trong một quốc gia.”

d.-/ Nhà thờ mọc lên như nấm (xây bằng tiền viện trợ Mỹ và tiền cướp  đoạt của nhân dân. Đi từ Tân Cảng dọc theo Xa Lộ Biên Hòa đến Phương Lâm (cách Sàigòn khoảng 125 cây số, du khách sẽ thấy san sát những ngôi nhà thờ. Có những nơi, các ngôi nhà thờ  này chỉ cách nhau chưa tới 500 mét (nửa cây số). Xem 10 hình ảnh tiêu biểu dưới đây.

e.-/ Dân theo Công Giáo trở thành một thứ kiêu dân. (xem bài "Kiêu Dân Công Giáo Thời Ngô Đình Diệm").

g.-/ Chính quyền miền Nam lo tiến hành Kế Hoạch Ki-tô Hóa miền Nam bằng bạo lực để đạt chỉ tiêu trong vòng 10 năm thì toàn thể nhân dân miền Nam phị bị cương theo đạo Ca-tô. Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

Đại Chủng Viện Xuân Lộc, Đồng Nai

Đại Chủng Viện Xuân Lộc, Đồng Nai

Giáo Phận Xuân Lộc

Giáo Phận Xuân Lộc

Giáo Phận Xuân Lộc, Ngọc Lâm

Giáo Phận Xuân Lộc, Ngọc Lâm

Giáo xứ Bùi Chu, Hố Nai

Giáo xứ Bùi Hiệp, Biên Hòa

Giáo xứ Bùi Hiệp, Biên Hòa

Giáo xứ Ngọc Lâm

Giáo xứ Ngọc Lâm, Tân Phú, Ðồng Nai

Giáo xứ Phúc Nhạc, Gia Kiệm

Giáo xứ Phúc Nhạc, Gia Kiệm

Giáo xứ Phú Lâm, Phương Lâm

Giáo xứ Phú Lâm, Phương Lâm

Giáo xứ Thọ Lâm, Phương Lâm

Giáo xứ Thọ Lâm

Giáo xứ Thọ Lâm, Phương Lâm

Giáo xứ Thọ Lâm, Phương Lâm

5.-/ Chính quyền độc quyền buôn bán thuốc phiện lậu, biến miền Nam thành một trung tâm cung cấp thuốc phiện sống cho trung tâm biến chế thành bạch phiến tại Marseille (Pháp quốc). Chính quyền buôn lậu, vụ Còi Hụ Long An (Thời chế độ quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu.)

6.-/ Luân thường đảo điên, nên có câu “Nhất đĩ, nhì cha, tam sư, tứ tướng.” (Thời chế độ quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu.)

7.-/ Đệ Nhất Phu Nhân lộng hành như con nặc nô:

Trần Lệ Xuân, “Võ Tắc Thiên” nước Việt,
Một quái thai “Con Rồng Cái” nhà Ngô,
Vừa đành hanh, vừa chảnh chọe dâm ô,
Một thứ “chó nhẩy lên ngồi bàn độc.”

8.-/ Phật Giáo bị bách hại. Truy lùng, bắt bớ, tra tấn và giam cầm hàng ngàn sư sãi, Phật tử học sinh, sinh viên.

Các vấn nạn trên đây xẩy ra trong thời bạo quyền đạo phiệt Ca-tô gia đình trị Ngô Đình Diệm. Mức độ rất nghiêm trọng đến độ Tổng Thống Kennedy phải cử Phái Đoàn McNamara đến tận Dinh Gia Long vào ngày 29/9/1963 để trực tiếp đối mặt ra lệnh cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải lập tức (1) chấm dứt những chiến dịch bách hại Phật giáo, (2) chấm dứt các chiến dịch truy lùng, bắt bớ, tra tấn, giam cầm Phật tử, học sinh và sinh viên, (3) phóng thích hết tất cả những nạn nhân này ra khỏi các nhà tù, và (4) giải quyết vấn nạn “Con Rồng Cái Trần Lệ Xuân.” (5)

Xin được trình bày rõ thêm chi tiết về mỗi vấn nạn trên trong những tiết mục dưới đây.

II.2.a Các chính quyền miiền Nam không có chính nghĩa:

Bất kỳ cá nhân hay thế lực muốn theo đuổi một bất cứ việc làm nào có liên hệ với một số đông người, đặc biệt là những người theo đuổi đại cuộc có liên hệ đến phúc lợi của nhân dân hay sinh mệnh của đất nước cũng đều phải có chính nghĩa, ngoại trử những kẻ do thế lực ngoại cường đưa lên cầm quyền làm tay sai cho chúng thì mới không cần đến chính nghĩa. Có chính nghĩa thì ngôn từ sẽ được chính danh. Sách Nho Giáo – Tập 1 viết:

Cái tông chỉ ấy Khổng Tử đã phụ diễn ra ở sách Xuân Thu. Ngài sở dĩ dụng tâm làm bộ sách ấy là cốt để bày tỏ cái nghĩa chính danh, định phận, khiến cho sự ngôn luận có tiêu chuẩn rõ ràng, nói điều gì không mập-mờ rối loạn, và làm cho kẻ gian người ngay bày rõ ra, ai cũng biết mà phê bình phán đoán cho khỏi sai lầm.

Danh-tự đã chính, thì việc gì có nghĩa lý việc ấy, những điều tà thuyết không làm mờ tối được chân lý. Danh phận đã định rõ, thì người nào có địa vị chính đáng của người ấy, trên ra trên, dưới ra dưới, trật tự phân minh. Vua có phận vua, tôi có phận tôi: “Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung (vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua)” (Luận Ngữ: Bát-dật, III). Một nước thịnh trị là trong nước “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử (vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con)” (Luận Ngữ Nhan Uyên, XII). Giữ trật tự cho mình, và danh phận cho chính (đúng) tức là giữ cái căn bản của chính trị vậy.(6)

“Danh không chính thì nói không xuôi, nói không xuôi thì việc không thành “(danh bất chính thì ngôn bất thuận, ngôn bất thuận, thì việc không thành.”) (7)

Cuốn sách Government In America của Richard J. Hardy là một trong những cuốn giáo khoa về môn "Công Dân" (Civics) được rất nhiều trường trung học ở Hoa Kỳ chọn làm sách giáo khoa dạy trong các lớp 12. Ở Hoa Kỳ, môn Công Dân Giáo Dục là một trong những môn học chính quan trọng bắt buộc học sinh phải học. Giáo sư Richard J. Hardy viết như sau:

https://www.youtube.com/watch?v=ItBBE5oJM7s
Giáo sư Richard J. Hardy

"Quyền lực và quyền thế không phải là những lý do độc nhất mà nhân dân phải tuân hành các chính sách của chính quyền. Nhân dân tuân hành những chính sách của chính quyền vì họ tin rằng chính quyền hợp pháp hay có chính nghĩa. Như vậy có nghĩa là nhân dân chấp nhận quyền thế và cái quyền của chính quyền được lãnh đạo đất nước. Một chính quyền có đủ quyền lực có thể tồn tại được thường thường là dựa vào bạo lực dù là nhân dân không chấp nhận cái chính quyền này. Nhưng nếu muốn có một chính quyền ổn định, hữu hiệu và bền vững lâu dài thì tính cách chính nghĩa hay hợp pháp là cần thiết." ["Power and authority are not the only reasons people comply with the policies of their government. People follow these policies because they believe the government has legitimacy. That is, people accept its authority and its right to lead them. A government enough power can exist for a while, usually by force, even if the people do not accept it. But legitimacy is necessary if the government is to be stable, effective, and lasting."] (8)

Xem như thế, người Hoa Kỳ coi việc rèn luyện cho các em học sinh phải hiểu thấu đáo tính cách hợp pháp hay có chính nghĩa của một chính quyền và của người lãnh đạo nhân dân. Ngoại trừ các nước nằm dưới ách thống trị của Giáo Hội La Mã hay các chế độ đạo phiệt Hồi Giáo và quân phiệt, hầu như tất cả các nước theo chế độ dân chủ tự do (thực sự) như ở Bắc Mỹ và Tây Âu đều có cùng quan niệm về chính nghĩa và hợp lý hay hợp pháp giống như ở Hoa Kỳ.

Riêng ở Việt Nam ta, tùy theo hòan cảnh của đất nước, tiêu chuẩn về chính thống hay chính nghĩa của một chế độ hay cá nhân người cầm quyền trị quốc đã trở thành truyền thống của dân tộc. Lịch sử đã cho thấy những trường hợp sau:

1.-/ Nếu đất nước đang ở trong thời quân chủ chuyên chế như các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Phúc, người con nào được vua cha hay hội đồng hoàng tộc (thường là vua cha) chỉ định lên kế nghiệp, thì người đó sẽ đuợc lên cầm quyền và được coi là có chính nghĩa. Đây là trường hợp Vua Gia Long chọn Thái Tử Đảm vào năm 1816 và vua Thiệu Trị chọn Thái Tử Hồng Nhậm lên kế vị trước khi băng hà vào năm 1847.

Trong trường hợp vua cha đột ngột từ trần mà không để di chiếu lại cho người con nào lên kế nghiệp, ta thấy có hai trường hợp:

- a. Thái tử còn bé. Đây là trường hợp Vua Lê Thái Tông chết đột ngột vào năm 1442 lúc đó mới có 20 tuổi. Ở vào tuổi này, nhà vua không có người con nào lớn tuổi cả. Theo truyền thống quân quyền của Nho Giáo, triều đình bèn đưa thái tử Băng Cơ lúc đó mới có 2 tuổi lên kế nghiệp và mọi việc triều chính đều nằm trong tay các quan phụ chính để giúp điều hành chính sự và quản trị việc nước.

- b. Các hoàng tử tranh quyền. Đương nhiên phe nào thắng sẽ được lên ngôi. Tuy nhiên, nếu vị tân vương này lạm dụng quyền chính, coi triều thần như một bầy gia nô, coi nhân dân như chó ngựa, thì sẽ bị coi như là một thứ “bạo chúa” hay “quân phi quân”. Quần thần sẽ ủng hộ một người nào khác trong dòng họ nhà vua (hoàng tộc), hoặc dòng họ nhà vua này không còn chính nghĩa nữa.

2.-/ NẾU đất nước ở vào trường hợp b trên đây, bất kỳ người dân nào có khả năng đứng lên chiêu binh mãi mã kéo quân về khử diệt tên bạo chúa đương quyền và phe đảng gia nô này, THÌ người đó được coi như là có chính nghĩa nắm quyền lãnh đạo quốc dân. Đây là các trường hợp của Lê Đại Hành vào năm 980, của ông Lý Công Uẩn vảo năm 1009, của anh em nhà Tây Sơn trong thập niên 1770.

Tính cách chính nghĩa này được ghi rõ trong kinh điển của Nho giáo và đều được các nhà viết sử ghi lại trong các tác phẩm lịch sử của họ. Một bậc trí giả người Âu Mỹ có nhiều tác phẩm viết về lịch sử Việt Nam là sử gia Bernard F. Fall đã ghi nhân sự kiện này như sau:

"Nếu người làm vua áp bức nhân dân thì người đó không còn xứng đáng được đối xử như là vua nữa. Cá nhân ông vua đó không còn thiêng liêng nữa, và trừ khử ông vua đó không còn là một tội ác. Nổi loạn giết một tên bạo chúa như vậy không những là một việc làm hợp lý mà còn là một việc làm đáng được ca tụng, và người đứng ra trừ diệt tên bạo chúa đó xứng đáng được đưa lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, cai trị muôn dân.” Nguyên văn: “If the sovereign oppressed the people, he no longer deserved to be treated as the sovereign. His person was no longer sacred, and to kill him was no longer crime Revolt against such tyranny not only was reasonable but was ameritorious act and conferred upon its author the right to take over the power of the sovereign.” (9)

Cụ Trần Trọng Kim cũng viết trong sách Nho Giáo như sau:

"Nếu ông vua nào trị dân mà yêu cái của dân ghét và ghét cái của dân yêu, là làm những điều trái lòng dân, tức là trái mệnh trời, thì người khác được quyền "điếu dân phạt tội", nghĩa là cứu dân mà đánh người có tội, như vua Thang đánh vua Kiệt, vua Vũ Vương đánh vua Trụ vậy." (10)

3.-/ NẾU đất nước đã hay đang nằm dưới ách thống trị quân thù xâm lược, THÌ bất kỳ cá nhân hay thế lực nào trong nhân dân có khả năng chiêu binh mãi mã, huy động nhân dân cùng lăn xả vào đại cuộc đánh đuổi quân thù ra khỏi giang sơn. KHI THÀNH CÔNG, cá nhân hay thế lực đó sẽ có chính nghĩa lên nắm quyền cai trị đất nước. Đây là các trường hợp của Vua Ngô Quyền vào năm 939, của Vua Lê Lợi vào năm 1427, của Vua Quang Trung vào năm 1789, của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Việt Minh vào năm 1954. Thiết tưởng bất kỳ người dân nào đã học qua bậc tiểu học cùng đều biết quy luật lịch sử như vậy. Dựa vào quy luật lịch sử này, Giáo sư Lê Xuân Khoa viết trong cuốn Việt Nam 1945-1975 như sau:

Tình hình chính trị Việt Nam vào thời điểm 1945-1946 cho thấy rằng Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã giành được chính nghĩa chống Pháp và lôi cuốn được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng.” (11)

“Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi chính nghĩa chống Pháp đã được dồn hết sang phía chính phủ kháng chiến do Hồ Chí Minh lãnh đạo.”  (12)

Truyền thống của dân tộc theo văn minh Nho Giáo là như vậy. Nếu một cá nhân hay một thế lực nào phi chính nghĩa hay bất chính sẽ đi đến tình trạng lạm dụng quyền hành, thì tất nhiên là mất lòng dân. Ở vào trường hợp này, dù cho người lãnh đạo đó mang tước hiệu là “vua” hay “tổng thống” thì nhân dân cũng chỉ xem là một tên trùm hay môt tên quốc tặc hoặc bạo chúa, mà thôi. Đây là tình trạng của chính quyền Bảo Đại trong những năm 1948-1955 và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong thời 1954-1975. Người dân Việt Nam ta có thành ngữ “cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Cũng vì thế mà trong cuốn The Politics of Heroin in Southeast Asia, nhà viết sử Alfred W. MacCoy mới gọi chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm là “Triều đại Diệm và băng đảng ăn cướp Ngô Đình Nhu” (Diem’s Dynasty and the Nhu Bandits).(13) Cuối cùng thì quân dân miền Nam đã vùng lên đạp đổ cái chế độ tham tàn khốn nạn này vào ngày 1/11/1963 và lôi cổ tên bạo chúa tam đại Việt gian họ Ngô ra đập chết vào lúc hơn 7 giờ sáng ngày hôm sau.

Nho giáo đã dạy rằng: “Người làm hại nhân gọi là tặc, người làm hại nghĩa gọi là tàn, người tàn tặc gọi là đứa không ra gì. Ta nghe giết đứa Trụ, chứ chưa nghe nói giết vua vậy.”  (14) Do đó, chúng ta có thể nói quân dân miền Nam đã đập chết thằng quốc tặc phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm, chứ không phải đập chết ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

4.-/ NẾU đất nước đã giành lại độc lập rồi và theo thể chế dân chủ tự do giống như các nước dân chủ tự do ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và Ấn Độ, THÌ việc chọn lựa người lên nắm quyền lãnh đạo quốc dân được quyết định bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do, bỏ phiếu kín và không có gian lận. Cá nhân hay chính đảng nào được đa số phiếu nhân dân tín nhiệm, sẽ được coi như là có chính nghĩa, hợp pháp, hợp lý và hợp tình lên nắm quyền cai trị quốc dân.

Sở dĩ người viết nhấn mạnh đến cụm từ “tuyển cử tự do, bỏ phiếu kín và không có gian lận” là vì trong thời kỳ 1954-1975, chính quyền miền Nam Vỉệt Nam, tuy rằng mang danh hiệu là Việt Nam Cộng Hòa và cao rao là theo đuổi lý tưởng tự do dân chủ, nhưng trong thực tế (bản chất), cá nhân nhứng người lãnh đạo của các chính quyền này, không những đã không có chính nghĩa khi lên cầm quyền, mà khi nắm chính quyền rồi, lại còn có rất nhiều hành động bất chính và thất nhân tâm khiến cho nhân dân miền Nam vô cùng kinh tởm, thù ghét và vùng lên khử diệt như đã xẩy ra vào đầu tháng 11/1963 và tháng 4/1975.

Phần trình bày trên đây cho thấy các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975  hoàn toàn không có chính nghĩa vì rằng thời kỳ đó miền Nam Việt Nam bị Hoa Kỳ và Vatican cưỡng chiếm. Họ đưa con chiên Ngô Đình Diệm, người đã từng làm tay sai đắc lực cho Pháp, với những hành động cực kỳ độc ác đối với những người yêu nước kháng chiến chẳng may bị tên Việt gian họ Ngô này bắt được (sẽ được nói rõ ở sau).

II.2.b Những người được Hoa Kỳ và Vatican đưa lên cầm quyền ở miền Nam Việt Nam đều là con chiên tội đồ của dân tộc…

- Đúng như vậy!  Tất cả những người được Mỹ và Vatican chọn lựa đưa lên thành lập chính phủ đều là các những ngườii (1) hoặc là đã từng có những thành tích làm tay sai đắc lực cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong thời 1985-1945, (2) hoặc là đã từng làm lính đánh thuê cho liên minh giặc này trong những năm 1945 – 1954.

Đọc cuốn "Cuộc  Chạy Tháo Loạn Toàn Tập" của Frank Snepp, (xem bản dịch từ cuốn "Decent Interval" của Ngô Dư), một thành viên trên diễn đàn VietFun viết:

“Chúng tôi, đưa một số hình vào cuốn sách “Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn” , để minh chứng, xúc tích và giá trị lịch sử chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ chiến bại tại Việt Nam, trên khắp các mặt trận Quân sự - Ngoại giao - Chính trị - Tình báo và… nhất là Tình báo đã được ví von:

- “Ý CIA là ý trời, là ý của Thượng đế!”… Vậy mà CIA đã qua một tấn thảm kịch… bện cái bộ mặt “tưng hửng”, “ăn hại”, “vô tích sự”, bất lực của CIA. Bọn CIA qua những tấn thảm kịch ấy không còn ngang nhiên ưỡn ngực được nữa. Chúng đã buộc phải cúi đầu, nhiều khi không còn dám tự nhận là nhân viên CIA…. Kissinger từng tái mặt, đạp bàn, cay cú chửi bới bọn CIA ở Nam Việt Nam hồi 1972 rằng: “Việt Cộng có bỏ túi xe tăng để đưa vào tận chiến trường Lộc Ninh đâu, sao chúng bay tự nhận có tai mắt ở khắp nơi mà không hề thấy và báo trước?” (tr.3)

- Trong khi đó, tình báo Việt Nam đánh bại tình báo Mỹ, được ông Trần Ngọc Hiền trả lời rất đơn giản: “Tình báo Việt Nam là tình báo Nhân dân, nghĩa là toàn dân làm tình báo đánh đuổi đế quốc Mỹ thay Pháp đô hộ đất nước chúng tôi…kể cả cán bộ trong chế độ bù nhìn tay sai Ngụy quân-Ngụy quyền Saigòn từ tổng thống phủ cho đến xã thôn cũng tham gia tình báo nhân dân…. Trong khi, CIA và tình báo Ngụy Sàigon không có ngân sách, rượu bia, gái…hưởng thụ thì tất yếu thua tình báo nhân dân mà thôi..” và….. Họ là người dân Việt Nam, lớn lên trong dân, sống nhờ vào dân, chiến đấu trong lòng dân, và được biết bao người dân xung quanh bảo bọc, chở che. Họ giản dị như trong chính lời tâm sự của Ba Minh “Sức khoẻ mình như thế nên khả năng tôi đóng góp được cái gì tôi sẽ làm. 

Tôi đã nghĩ đến giả thiết khi mình là lính VNCH thế này, nếu có bị bắn lầm thì thôi. Còn đối với cách mạng, tôi chỉ nghĩ tôi góp sức để mà ít có thể đánh được nhiều, yếu có thể đánh được mạnh. Trong thâm tâm tôi nghĩ mình góp được cái gì thì góp, chết thì bỏ. Đơn giản vậy thôi"….Tình báo Việt Nam được hình thành và phát triển từ những con người như vậy. Chỉ có thế, họ mới vượt qua được mọi cám dỗ đời thường, những vinh hoa, phú quý, những nguy hiểm thường nhật để có thể chấp nhận hy sinh cả 1 đại gia đình vì mục tiêu độc lập cho Tổ quốc.(Click đọc:Truyện Ký Những Anh Hùng LLVT Đoàn 22 Tình Báo Miền Nam A3 - H3... )

Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn

Qua cuốn sách “Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn” của Frank Snepp, cho chúng ta minh xác Diệm Thiệu…và Tướng tá QLVNCH chỉ là bọn bù nhìn, tay sai, Việt gian, phản quốc và “lính đánh thuê” mà thôi:

* Tổng thống VNCH, "anh minh lê gót nơi xứ người" Tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm, đã được, Tổng Thống Kennedy nhận thấy rằng: “Năm 1963, chính quyền Kennedy đã nhận thấy Tổng thống Ngô Đình Diệm là công cụ của Cộng sản và đã quyết định ‘Diệm phải ra đi’. Cơ quan CIA đã thực hiện cuộc ám sát kết quả đưa đến cái chết của ông ta vào tháng 11/1963". "1963: The Kennedy Administration begins to see South Vietnamese President Ngô Đình Diệm as a communist tool and decides that "Diệm must go". The CIA engineers coup attempts that eventually lead to his assassination in November (Tuần báo Newsweek, trong số ra ngày 24.12.2001).

Và Phó Tổng Thống Johnson trả lời một phóng viên:

“ Ngô Đình Diệm có phải là Churchill Á Châu không ?” như sau:

“****! Diem ‘s the only boy we‘ve got out there‘’ “Cứt! Diệm là thằng bé duy nhất chúng ta có ở đây’’ Stabley Karnow, VN: A History, trg 214 and The Pentagon Papers "Diệm is A ****".

Còn Ngụy quân QLVNCH anh hùng đã được F. Murray, giáo sư báo chí tại trường đại học USC đã xúc phạm đến quân lực VNCH của chúng ta bằng một bài báo được đăng tải trên tờ Los Angeles Times nói rằng quân lực này nổi tiếng "hiếp dâm và ăn cướp... "

* Quốc Trưởng VNCH Đại Tướng Nguyễn Khánh đã oán than:

"Chính thằng Đại tướng Maxwell Taylor đã đuổi tôi ra khỏi nước"và khi ra khỏi nước tôi có đem theo nắm đất quê hương, nhưng nay không còn nữa vì tôi vô tình đã làm rơi trên bãi cỏ."

* Tướng Nguyễn Cao Kỳ nói rằng:

"Ông" Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm “kép nhất” Vì vậy ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.”

* Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố:

"Mỹ còn Viện Trợ, thì chúng ta còn Chống Cộng!"

* Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH Cao Văn Viên, ngán ngẩm buột miệng sổ toẹt tính chất "tầm gửi" của quân đội Ngụy VNCH....

"Chúng ta không có trách nhiệm chiến tranh (!) Trách nhiệm chiến đấu là của người Mỹ. Chính sách đó do Mỹ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi."

* Ngô Đình Cẩn trong buổi lễ tuyên thệ gia nhập đảng Cần Lao Công Giáo tại nhà thờ Phú Cam Huế do giám mục Phạm Ngọc Chi chỉ đạo chứng nhận đã nói:

Cha giám mục Phạm Ngọc Chi đã dạy cho tui là khi còn người Da trắng còn hiện diện ở Việt Nam thì họ còn cần đến những người Công giáo như chúng ta” (trích Đảng Cần Lao của Chu Bảng Lĩnh, tr 313, Lê Trọng Văn, nxb Mẹ Việt Nam”. Sách Cuộc Tháo Chạy Tán Loạn (Toàn Tập).(15)

Bản văn sử trên đây chỉ là nói chung chung về tình trạng của các nhân vật lãnh đạo chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Riêng về ông con chiến Ngô Đình Diệm, thiết tưởng cần phải nói rõ thêm về những việc làm tội ác cực kỳ man rợ của ông ta.

Sách sử đều nói rõ  ông Ngô Đình Diệm đã làm tay sai đắc lực cho Liên Minh xâm lược Pháp – Vatican trong những năm 1922-1933, rồi sau đó vào năm 1954, ông ta lại đượcc Hoa Kỳ và Vatican cho nắm giữ các chức vụ thủ tướng, rồi tổng thống ở miền Nam trong thời gian 1954-1963 ở miền Nam. Dưới đây là một số bằng chứng về những hành động tội ác của ông ta:

1.-/ Khi được bổ nhậm làm tri phủ ở miền Trung, ông Diệm đã có những hành động cực kỳ tàn ngược và vô cùng dã man.  Sự kiện này được cụ An Khê Nguyễn Bính Thinh ghi lại như sau:

Khi ông làm tri phủ Hòa Đa đã nổi tiếng là tay sai đắc lực của Pháp, lùng bắt và tra tấn các nhà cách mạng rất dã man bằng cách xông lửa nến (đèn cày) dưới ghế ngồi. Ông cho trói chặt người bị lấy khẩu cung vào ghế ngồi, mặt ghế có khoét lỗ ở ngay hậu môn chỗ ngồi, bên dưới đốt ngọn đèn cầy cho lửa xông lên, dần ruột gan, tim phổi người nọ (nạn nhân) bị sấy lửa, khô dần đi, không chịu nổi, dù có khai để chấm dứt cực hình nhưng hậu quả về sau không lường được. Lối tra tấn dã man này, ngay với các bót giam của Pháp, như bót Catinat, cũng chưa dám dùng.” (16)

2.-/ Trong thời gian nắm giữ chức vụ thủ tướng và tổng thống ở miền Nam Việt Nam từ ngày 7/7/1954 cho đến 1 giờ trưa ngày 1/11/1963, ông Diệm đã:

a.-/ Biến tập thể Việt Cừu thành bọn người mà sách sử gọi là “Kiêu Dân Công Giáo Thời Ngô Đình Diệm” (sachhiem.net/LICHSU/TR/TranLam3.php, Trần Lâm, sachhiem.net)

b.-/ Thiết lập bộ máy đàn áp nhân dân miền Nam với  những tổ chức công an, mật vụ, cảnh sát chìm, cảnh sát nổi như thiên là địa vọng để dò xét, truy lùng, bắt giữ, tra tấn, cầm tù và sát hại những người dân bất khuất không chịu theo đạo Ca-tô (bị gán cho là “Cộng Sản”, ”Cộng Sản nằm vùng” hay “tay sai Cộng Sản”). Các tổ chức ác ôn này được sách sử ghi nhân rõ ràng. Sử gia Joseph Buttinger ghi nhận như sau:

“Với lòng say mê bắt chước phuơng cách tổ chức của Cộng Sản, ông Nhu cho thiết lập nhiều tổ chức kiểm soát nhân dân. Các tổ chức này đã làm cho chế độ bị thù ghét bởi ngay cả những người mà sự ủng hộ của họ hết sức cần thiết cho chế độ. Đó là những người nắm quyền chỉ huy quân đội. Những tổ chức công an, mật vụ và cảnh sát nhận lệnh trực tiếp từ ông Nhu. [Ký giả] Halberstam nói rằng có tới 13 tổ chức cảnh sát, công an và mật vụ khác nhau. Tổ chức mật vụ quan trọng nhất của ông Nhu là một tổ chức gài những chỉ điểm viên vào trong các cơ quan của chính quyền do Bác-sĩ Trần Kim Tuyến làm giám đốc. Tổ chức này có danh xưng tàng hình là Sở Nghiên Cứu Xã Hội và Chính Trị Phủ Tổng Thống. Ông Nhu cho tổ chức những buổi họp "tự kiểm thảo" theo kiểu Cộng Sản ở trong Đảng Cần Lao Nhân Vị, và tổ chức Thanh Niên Cộng Hoà mặc đồng phục mà ông là "Vị Lãnh Đạo Tối Cao". Ông bắt chước các phương pháp phát xít để kiểm soát nhân dân. Cái gọi là "Lực Lượng Đặc Biệt" của chế độ và những cung cách mà ông Nhu sử dụng lực lượng này vào năm 1963 giống y như vai trò "Đạo Quân Thần Tốc" của chế độ Đức Quốc Xã. Mặt khác, việc thiết lập các tổ mật vụ gài trong các tổ chức này và trong chính quyền, ý đồ tổ chức nhân dân thành những tổ (nhóm nhỏ) mà tổ trưởng phải chịu trách nhiệm về lòng trung thành của các tổ viên, việc tổ chức các cuộc họp tố Cộng, việc sử dụng kỹ thuật tuyên truyền và việc quấy phá nhân dân vốn đã mệt nhoài vì những cuộc mit tinh và biểu tình ủng hộ lãnh tụ vĩ đại và chế độ, tất cả đều là bắt chước theo Cộng Sản. Không có một mánh mung chuyên chế độc tài nào là ông Nhu không sử dụng và ông ta luôn luôn làm ra vẻ những mánh mung này là do chính ông vừa mới sáng chế ra. Chỉ có một thứ vũ khí mà ông không bao giờ nghĩ tới để sử dụng trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa Cộng Sản. Thứ vũ khí đó là chế độ dân chủ." (17)

Ngoài những tổ chức công an, mật vụ này, chính quyền còn có các tổ chức khác được gọi là “các cơ quan an ninh tình báo”. Sự kiện này được cụ Đỗ Mậu mô tả như sau:

Họ có năm cơ quan an ninh tình báo mà bốn nổi và một chìm: Nổi là Công An Cảnh Sát, An Ninh Quân Đội, Lực Lượng Đặc Biệt và Sở Nghiên Cứu Chính Trị, còn chìm là hệ thống Đảng Viên Cần Lao và các bộ phận mật vụ tình báo phụ thuộc. Tất cả như thiên la địa võng, như tai vách mạch rừng bao vây lấy nhân sự và các hoạt động chống đối. Họ có Ngô Đình Nhu tuy bất lực trong việc quản trị quốc gia nhưng lại xuất sắc trong các âm mưu và thủ đọan tiêu diệt đối lập, nhất là bản chất vốn lạnh lùng và tàn ác không một chút do dự. Họ lại có những cấp thuộc hạ thi hành mệnh lệnh một các mù quáng và có những phương tiện của quốc gia muốn sử dụng, muốn tiêu xài bao nhiêu cũng được.”(18)

3.-/ Tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân miền Nam bằng bạo lực theo chỉ tiêu mà ông Ngô Đình Nhu đã tuyên bố:

Tôi có cả một chương trình đã bàn kỹ với Đức Giám Mục sẽ lần hồi tiến chố mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết.” (19)

Tội ác này đã tàn sát tới hơn 300 ngàn lương dân miền Nam trong thời gian từ đầu năm 1955 cho đến cuối năm 1963. Đây là sự thật đã được sách sử ghi lại rõ ràng, và chúng tôi cũng trình bày đầy đủ  nơi các trang 127-131, sách Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004).

4.-/ Ngày 30/11/1961, ông ta lại hồ hởi đồng loã với quân đội Mỹ trong việc sử dụng chất độc da cam rải xuống đồng ruộng và rừng cây trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

Ngày 30/11/1961, Tổng Thống John F. Kennedy phê chuẩn cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này được Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng Thống Nam Việt Nam ủng hộ nhiệt liệt. Diệm cho rằng ông ta “biết cộng sản ở đâu” và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công mĩ mãn.”(20)

Vì thế mà chiến dịch khai quang này được quân đội Mỹ cho tiến hành trên đất nước Việt Nam và hậu qủa ghê gớm của chiến dịch này được sách sử ghi nhận như sau:

Quân đội Mỹ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.(21)

Tội ác này còn ghê gớm và khủng khiếp gấp ngàn lần so với tội ác tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân miền Nam bằng bạo lực như đã nói ở trên, vì rằng hậu quả của hành động tội ác này này cho đến ngày nay vẫn còn gây hại cho đất đai, cây cối, mùa màng, sinh vật và nhân dân ta trong vùng bị ảnh hưởng.

Sách sử nước ngoài ghi nhận con chiên Ngô Đình Diệm là một trong 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.(22)

Chính vì những tội ác dã man giết hại qua nhiều người như vậy cho nên:

1.-/ Quân dân miền Nam mới  đứng lên làm lịch sử, lật đổ chế độ bạo quyền khốn nạn này,  lôi cả Ngô Đình Đình Diệm và Ngô Đình Nhu  đánh đạp và đam chết vào sáng sơm ngày 2/11/1963, rồi tên em út cúa nhà Ngô là con chiên Ngô Đình Cẩn mà người dân Việt Nam thời đó gọi là “lãnh chúa miền Trung” cũng bị chính quyền Nguyễn Khánh xử tử vào sáng ngày 9/5/1964.

2.-/ Khi đem chôn cất cả ba anh em tên bạo chúa này, tập thể Việt cừu phản quốc không dám ghi rõ danh tính trên các tấm bia mộ chí (xem ảnh) vì sợ rằng người dân Việt Nam  còn thù ghét và sẽ hành xử theo truyền thống.

mộ ngô đình nhu, https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/02/04/nhung-hinh-anh-noi-mo-phan-co-tt-ngo-dinh-diem-va-gia-dinh-thqn/mộ ngô đình diệmmộ ngô đình cẩn

Sống chỉ mặt, chết chỉ mồ,
Xương dù chôn nát, mặt mo hãy còn.
Thương dân, dân lập bàn thờ,
Hại dân, dân đái xuống mồ thấu xương.

II.2.c Tình trạng tham nhũng ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975:

Nói về tình tham nhũng ở miền Nam Việt Nam, chúng tôi đã dành ra Chương 90, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Giáo Hội La Mã để nói về vấn nạn này với tựa đề là “Vấn Nạn Tham Những Ở Miền Nam Trong Những Năm 1954-1975.” Vì chương sách này khá dài (dài tới 45 trang khổ giấy 8 X 11, Font Tahoma khổ chữ  11). Vì tình trạng khan hiếm nhân sự, cho nên chương sách này chưa được chính thức phổ biến trên trang nhà sachhiem.net và sachhiem.org, nhưng cũng đã có trên FB. Nguyễn Mạnh Quang và Fb. sachhiem.net vào những ngày đầu tháng 12 năm 2016. Ngoài ra, vấn đề tham những ở miền Nam Việt Nam cũng đã được trình bày khá đầy đủ trong:

1.-/ Sách Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Sàigòn: NXB Tuổi Trẻ 1978) của Linh-muc Trần Tam Tỉnh dàn hẳn Chương III với nhan đề là Giáo Hội Trong Cơn Bão Bùng (các trang 118-180) để nói về vấn nạn tham những ở miền Nam trong những năm 1954-1975. Trong chương sách này, tác giả trình bày rõ ràng về vai trò chủ động và tích cực trong vấn nàn này là các nam nữ tu sĩ Ca-tô, à anh em, thân nhân nhà Ngô và băng đảng Cần Lao trong thời gian 1945-1975.

2.-/ Sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993) của cựu Tướng Đỗ Mậu cũng dành hẳng Chương XIII với nhan đề là “Tệ Trạng Tham Nhũng” (các trang  403-445). Chương sách này  trình bày khá đầy đủ về những thủ đoạn và thành tích tham nhũng của anh em cũng như thân nhân nhà Ngô và băng đảng Cần Lao trong những Năm 1954-1963.

3.-/ Sách Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: 2000) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang cũng dãnh hẳn Chương 19 với nhan đề là “Tội Ác Lạm Quyền Để Ăn Chặn Tiền Viện Trợ, Hà Hiếp, Bóc Lột Nhân Dân Và Cướp Đoạt Tài Sản Quốc Gia” (các trang 399- 431) của bạo quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm. Đặc biệt là chương sách này có kê khai rõ ràng  những khoản tài sản kếch sù của anh em Ngô Đình Diệm, , Ngô Đình Thục, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Nhu, và Nguyễn Văn Bửu.

4.-/ Sách The Politics of Heroin in Southeast Asia (New York: Harper Colophon Books Harper & Row, Publishers, 1972 của tác giả  Alfred W. McCoy dành toàn bộ Chương 5 với nhan đề là “South Vietnam: Narcotics in the Nation’ s Service” (gồm các trang 149-222) để nói về vấn để buốn bán ma túy.

5.-/ Sách The Deaths Of The Cold War Kings – The Assasinations OF Diem & JFK (Baltimore: Cemetery Dance Publications,  2000) của 2 tác giả Bradley S. O’ Leary  và Edward Lee nói rõ Cố Vấn Ngô Đình Nhu trực tiếp điều hành các dịch vụ  mua thuốc phiện sống ở Ai Lao đem về Sàigòn và biến chính quyền miền Nam Việt Nam thành một trung tâm cung cấp thuốc phiện sống cho trung tâm biến chế thuốc phiện sống thành bạch phiến  tại Marsaeille ở Pháp.

6.-/ Sách Việt Nam Niên Biểu 1939- 1975 Tập I – C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000) của tác giả Chính Đạo, viết:

Ngày 6/4/1960: Durbrow (Đại Sứ Mỹ ở Sàigòn) than phiền về sự lộng hành củ Cần Lao.” (23)

7.-/ Sách Công Và Tội (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1992) của ông Nguyễn Trân, cũng nói đến những vụ tham nhũng trong các chính quyền Sàigòn nơi các trang 201, 373, và 483-487.

8.-/ Sách Việt – Nam Một Trời Tâm Sự (Alamitos, CA: Xuân Thu,  1987) của cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi, dành hẳn 57 trang (45-102) để nói về tội ác cướp rừng của Ngô Đình Thục và những hành động lộng quyền của Ngô Đình Cẩn, nơi các trang 45-102.

9.-/ Sách Việt Nam Nhân Chứng (Alamitos, CA: Xuân Thu,  1989) của cựu Tướng Trần Văn Đôn, nơi trang 248-249, nói về  chuyện Ngô Đình Cẩn có 6 triệu Mỹ kim (ắn cướp của dân) để trong nhà Ngân Hàng Thụy đem dâng cho Nhà Thờ Cứu Thế.

10.-/ Sách Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (San Jose, California: Quang Vinh $ Kim Loan & Quang Hiếu, 1994) của tác giả Hoàng Ngọc Thành  & Thân Thi Nhân Đức, nơi trang 191, nói rõ chuyện Giám Mục Ngô Đình Thục gửi  70 ngàn Mỹ kim trong một nhà ngân Hàng ở Ý Đại Lợi do một số người thân cận đứng tên và bị họ chiếm đoạt mất.

11.-/ Sách Our Own Worst Enemy (New York: W.W. Norton & Company Inc, 1968) của tác giả  William J. Lederer, ở nơi trang 165 có nói đếnchuyện bà Ngô Đình Nhu gửi một nhà ngần hang ngoại quốc tới  một khoản tiền khổng là 18 tỷ Mỹ Kim. Hiển nhiên đây là tiền ăn cướp của nhân dân miền Nam. 

II.2.d Vấn Nạn Giáo Hội La Mã ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975:

Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày trong Chương 92 với nhan đề là “Vấn Nạn Giáo Hội La Mã”, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Chương sách này khá dài (38 trang giấy khổ 8 X 11, Font Tahoma khổ chữ 11) và được trình bày đầy đủ với nhiều chi tiết có trích dẫn các đoạn văn từ các nguồn tài liệu rất khả tín được hỗ trợ bằng những luận cứ mang tính thuyết phục rất cao, và đã được phổ biến trên sachhiem.net và sachhiem.org từ hạ tuần tháng 9 năm 2008. (CH92_1, CH92_2, CH92_3, CH92_4).

II.2.e Vấn Nạn buôn bán ma túy ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975:

Vấn đề này cũng đã được chúng tôi trình bày trong Chương 91 với nhan đề  “Vấn Đề Buôn Bán Ma Túy”, tập sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Chương sách này tương đối hơi dài (22 trang giấy khổ 8 X 11, Font Tahoma khổ chữ 11) và được trình bày đầy đủ với nhiều chi tiết có trích dẫn các đoạn văn từ các nguồn tài liệu khả tín, và đã được phổ biến trên sachhiem.net và sachhiem.org từ cuối trung tuần tháng 6 năm 2009. (xem các links bắt đầu từ CH91).

Tất cả những vấn nạn kể trên đây, mỗi thứ đều là một trở ngại to tát mà phần lớn là yếu tố nhân sự của giai tầng lãnh đạo, do hậu quả của chế độ tôn giáo trị, đã làm cho chính sách viện trợ Mỹ cho Miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 thất bại não nề.

Để cho được công bằng và rộng đường dư luận, người viết thiết tha thỉnh cầu các bậc trí giả ở trong nước cũng như ở hải ngoại, gồm các nhà tranh đấu cho "cái gọi là chính nghĩa miền Nam Việt Nam và  lá cờ vàng 3 sọc đỏ”, các nhà trí thức khoa bảng người Việt, nhất là những vị mà chúng tôi đã nêu rõ danh tính trong bài viết “Những Bài Phản Biện Không Thể Phủ Bác” (link) lên tiếng cho biết ý kiến của quý vị về những điều chúng tôi nêu lên trong bài viết này.

Mong lắm thay!

Nguyễn Mạnh Quang

– Ngày 19/5/2017


CHÚ THÍCH

(1) Nguyễn Mạnh Quang, Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến Tranh Lạnh (Tacoma, WA: Tacoma Public Schools, 1994), tr. 185-193.

(2) Robert S. McNamara, Hồi Ký Rbert S. McNamara (San Jose, CA: Nhà Xuất Bản Thế Giới 1995), tr. 44.

(3) Robert S. McNamana, In  Retrospect The Tragedy And Lessons of Vietnam (New York:  Times Books Randoms House, 1995), p. 31.

(4) Nguyễn Tiến Hưng, Khi Đồng Minh Tháo Chạy (San Jose, CA: Hứa Chấn Minh, 2005), tr. 235.

(5) Robert S. McNamara, In Retrospect The Tragedy And Lessons Of Viet Nam (New York: Times Books Random House, 1995), p.75-79.

(6) Trần Trọng Kim, Nho Giáo Tập 1 (Sàigon: Tân Việt, 1952?), tr.165.

(7) Trần Trọng Kim, Sđd. tr 164.

(8) Richard J. Hardy, Government In America (Boston, MA: McDougal Litell/Houghton Mifflin, 1996), p 6.

(9) Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New Nork: Frederick A. Praeger,1964), tr 18.

(10) Trần Trọng Kim, Sđd.,  tr 168.

(11) Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1975 (Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004), tr. 206.

(12) Lê Xuân Khoa, Sđd. Tr. 210.

(13) Alfred W. McCoy, The Politics of Heroin Southeast Asia (New York: Harper & Row, Publisher, 1972), tr.159.

(14) Trần Trọng Kim, Sđd., tr. 248.

(15) Nguồn: (http://173.225.17.170/showthread.php?t=1059193&page=505&langid=9)

(16) Lê Hữu Dản, Tài Liệu So Sáng Sự Thật – Tập II 1996 (Westminster, CA: Văn Nghệ, 1996), tr. 327.

(17) Joseph Buttinger,  Vietnam: A Dragon Embattled (New York:  Frederick  A. Praeger, 1967), p 956. Nguyên văn:"It was Nhu who, with his passion for imitating Communist methods, created the various instruments of government control over the population that made the Diem regime hated even by people on whose support it depended: the leaders of the armed forces. The regime 's secret services and special information and police forces took their orders from Nhu. Halberstam says that at one time there existed no less than thirteen different secret police organizations. The most important of Nhu's secret services was an organization of informers inside the administration headed by Dr. Tran Kim Tuyen, whose euphemistic title was Director of Political and Social Research Service of the Presidency. Nhu held Communist-type "self-criticism" sessions in the semisecret Personalist Party, and with his uniformed Republican Youth, of which he was "Supreme Leader", he imitated fascist methods of popular control. The regime's so-called Special Forces, and the manner in which Nhu used them in 1963, were reminiscent of the role of the Storm Troopers under the Nazis. On the other hand, the setting up of secret cells in existing organizations and in the administration, the attempt to organize all citizens into small groups whose leaders were made responsible for the members' loyalty, the rallies to denounce Communists, the propaganda techniques, and the perpetual harassment of a tired population with meetings and "spontaneous" demonstrations in favor of the regime and its great leader, all these were borrowed from the Communists. There were not one totalitarian strategem that Nhu did not employ, always pretending that it was his own latest invention. The only weapons he never thought of using in the struggle against Comminism were the weapons of democracy."

(18) Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Westminster, CA: Văn Nghệ, 1994), tr 645.

(19) Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

(20) Nguyễn Văn Tuấn, Chất ĐộcMàu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005), tr. 35.

(21) Nguyễn Văn Tuấn, Sđd., tr 171.

(22) Nigel Cawthorn, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), tr 167-168.

(23) Chính Đạo,  Việt Nam Niên Biểu 1939- 1975 Tập I – C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 172.

Nguyễn Mạnh Quang