●   Bản rời    

NỤ CƯỜI “CÔNG GIÁO”

NỤ CƯỜI “CÔNG GIÁO”

Bảo quốc Kiếm

http://sachhiem.net/TONGIAO/BQK/BQK09.php

03-Nov-2013

Kể từ ngày ông Vũ linh Châu đưa ra chuyện “danh xưng công giáo”, trên diễn đàn đã có nhiều vị của hai phe lên tiếng. Tôi đã góp ý một cách thành thật, nghiêm túc, nhưng Vũ linh Châu và một vài người khác vẫn tiếp tục gắng gượng chơi trò “đánh lận con đen”.

Tôi đã tạm gác chuyện này, nhưng Vũ linh Châu cứ gửi thẳng tới Email của tôi để khiêu khích. Gần đây cụ Tú Gàn (Lữ giang-Nguyễn Cần) viết thêm một bài khác. Hôm nay chọn cái đề: “NỤ CƯỜI CÔNG GIÁO” để góp ý lần cuối về chuyện này. Tôi cười thật sự, vì trên đời này, chuyện “danh xưng công giáo” là chuyện đáng cười nhất !

“Ai từng đời” theo đạo sau hơn bốn thế kỷ rưỡi, mà không biết tên đạo ấy là đạo gì ? Tôi cười thực sự, vì tất cả các tôn giáo có mặt trên hoàn vũ này đều được gọi chính danh từ khi phát khởi. Người ta tự xưng tụng danh xưng của họ hoặc bằng nơi chốn phát xuất như Do thái giáo, Ấn độ giáo...hoặc xưng tụng tên vị giáo chủ như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo..., thế tại sao Vũ linh Châu và Tổ tiên mười đời theo đạo gì mà không biết ? Nếu không biết đạo ấy là đạo gì thì phải hỏi người truyền đạo, chứ sao lại lên diễn đàn yêu cầu gọi bằng tên này hay tên khác ? Cơ quan thay mặt Giáo Hội Hoàn Vũ La Mã đang hiện diện ở Việt nam thì cớ sao ông Vũ linh Châu và các vị không hỏi mà đi hỏi người khác ?

Tại sao có chuyền buồn cười này ? Theo tôi, chỉ có một lý do đơn giản là: GIÁO HỘI HOÀN VŨ LA MÃ = CHÍNH QUYỀN HOÀN VŨ LA MÃ. (Roman Catholic Church=State of Vatican).

Chính vì chỗ này mà người ta cứ để bèo dạt mây trôi cái tên chính thức của nó. Có thể nói. Đây là một hình thức tôn giáo chẳng ra tôn giáo, chính quyền chẳng phải chính quyền, mà là cả hai thứ. Nhưng một tổ chức bao gồm cả chính quyền và tôn giáo, thì phải là một cái Đảng (như CSVN hiện nay). Cũng vì vậy mà Cố vấn tối cao Hồ chí Minh đã lập ra đảng XÃ HỘI CÔNG GIÁO (tiền thân Cần lao Nhân vị Cách mạng Đảng). Do lý do này, Vũ linh Châu và các người khác muốn phục hồi cái ĐẢNG HOÀN VŨ của mình !!!

-- o0o --

Là một người nông dân chất phác, tôi đã góp ý trên nhiều mặt của vấn đề. Xin tạm tóm lược như sau:

1-Về phương diện truyền giáo:

Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ) được xem là Tổ truyền giáo Việt nam (bỏ qua các vị trước), trong sách Phép giảng Tám ngày đã xác định đạo ông truyền là Kitô giáo.

2-Về phương diện pháp lý:

Không có một bản văn chính thức của chính quyền Việt nam nào đề cập đến “đạo công giáo”, kể cà Dụ số 10 của Bảo Đại mà nhà Ngô đã dùng để chèn ép tôn giáo khác, trong đó có Ngô đình Thục là một Đại giáo sỹ (tôi không gọi Linh mục-Giám mục nữa)

3-Về phương diện văn học:

Tất cả Từ điển trước, sau 1954 không có chữ “đạo công giáo”, mà thực nghĩa của chữ “công giáo” là “đạo được quốc gia thừa nhận= “quốc giáo”.

4-Về phương diện dịch thuật:

Khi chuyển ngữ bắt buộc người dịch phải theo đúng định nghĩa của ngôn ngữ Dân tộc người ta dùng phổ quát, chứ không thể tự tiện chuyển dịch sai trái.

5-Về phương diện thực tế:

Không hề có một tổ chức tôn giáo nào chính thức được gọi là “công giáo”, không hề có văn bản, trụ sở, khuôn dấu nào...ghi là “công giáo” cả.

6-Về phương diện truyền thống:

Từ sau chấm dứt thực dân, Ngô đình Diệm về chấp chánh, năm 1956 Vatican cũng trao quyền điều khiển bản địa lại cho người Việt, đó là tổ chức HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM, chứ không hề có GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM, như quý vị nói bậy. Giáo hội Hoàn Vũ La mã là Giáo hội truyền thừa duy nhất; do đó, nếu có một GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM, thì giáo hội ấy là giáo hội chống Chúa La mã (*)! Thế mà các nhà khoa bảng, kể cả một số giáo sỹ Việt nam vẫn bô bô: “giáo hội công giáo Việt nam” !

Tóm lại không hề có đạo nào gọi là "đạo công giáo" cả.(**)

Vũ linh Châu bí lối, ông thoát thân bằng cách viết ngày 25-6-11:

“Tóm lại , XIN mọi người hãy theo phép lịch sự trong giao tế hàng ngày mà VUI LÒNG sử dụng cái tên Công Giáo một cách bình thường như mọi cái tên khác, giống như mọi người đang thỏai mái sử dụng chính tên của qúi vị.

Xin lấy thí dụ cái tên Tiên Long và Bảo Quốc Kiếm của qúi vịđể cho dễ hiểu:....

Qúi vị đang hành sử như vậy với danh xưng Công Giáo, thưa ông Trần Tiên Long, thưa ông Bảo Quốc Kiếm và thưa qúi vị Giao Điểm.

Do đó, một lần nữa, tôi tha thiết ĐỀ NGHỊ, xin nhắc lại, ĐỀ NGHI, ông Trần Tiên Long, Ông Bảo Quốc Kiếm và mọi người, ai ai cũng NÊN đối xử với cái tên Công Giáo, giống như tôi, giống như chúng tôi và giống như mọi người, tất cả đều đã, đang và sẽ sử dụng cái tên Tiên Long, cái tên Bảo Quốc Kiếm, cái tên Giao Điểm, cái tên Việt Nam Quốc Dân Đảng, cái tên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất… “.

Rõ ràng Vũ linh Châu nói như người mất trí ! Cái tên Bảo quốc Kiếm có đăng ký cùng với tên thật Trương văn Khôi tại Thư viện Quốc hội Hoa kỳ. Cái tên GHPGVNTN có đăng ký với Chính phủ VNCH, có tổ chức có giáo hội, có danh xưng trên các văn bản chính thức, có bảng hiệu tại các chùa chiền ai cũng thấy, cũng biết. Cái tên Trương văn Khôi có khai sinh hẵn hòi. Nhưng cái “công giáo” thì hoàn toàn không có trên tất cả mọi phương diện cần thiết như đã trình bày ở trên. Hơn nữa, ông Châu không thể ví cái tên tôi, cái bút hiệu của tôi với tên một tôn giáo, làm như vậy là ngu ngốc (xin lỗi).

Trước đó, Vũ linh Châu viết:

“Trong khi đó, người Công Giáo Việt Nam không hề cưỡng chế, không hề ép buộc qúi vị phải gọi tôn giáo của họ là Công Giáo. Vấn đề tôn trọng tên gọi của nhau hoàn toàn có tính cách tình cảm, hoàn toàn dựa trên các XãƯớc bất thành văn trong các giao tế xã hội, hoàn toàn dựa trên phép lịch sự tối thiểu giữa người với người. Theo phép lịch sự thông thường trong mọi cộng đồng, mọi tập thể, tất cả mọi người đều NÊN tôn trọng tên gọi của người khác, mọi người KHÔNG NÊN tựý sửa đổi, KHÔNG NÊN né tránh tên gọi của người khác”.

Như đã trình bày, chúng tôi không hề “TỰ Ý SỬA ĐỔI” tên của ai cả. Đạo công giáo không hề có, thì sửa đổi cái gì ? Chúng tôi đã điên đâu mà sửa tên tôn giáo người ta ? Không ai có đủ tư cách để “CƯỠNG CHẾ” chúng tôi, và chúng tôi cũng không thể lấy TÌNH CẢM để gọi tên thiên hạ, huống hồ một tôn giáo ? Lạ lùng thật, theo đạo mười đời rồi mà không biết đạo gì, vậy thì làm sao Dân tộc tôi không chịu khổ lụy cho được ?

Hãy hỏi trực tiếp các giáo sỹ để họ cho biết họ truyền đạo gì cho các ông!

Trong bài : CATHOLIC: CÔNG GIÁO HAY THIÊN CHÚA GIÁO, ông cụ Lữ Giang (Tú Gàn-Nguyễn Cần) viết:

“Vấn đề hai danh từ Công Giáo và Thiên Chúa Giáo đã được chúng tôi và một số nhà nghiên cứu trình bày nhiều lần, nhưng hiện nay vẫn còn được tranh luận hàng ngày trên các diễn đàn. Đa số không cần biết nguồn gốc lịch sử hay ý nghĩa của hai danh từ này, họ cứ nói theo cảm tính (feeling) hay ác ý của mình. Vì thế, chúng tôi xin tóm lược lại vấn đề này một lần nữa”.

Tôi rất kính mến Cụ Tú Gàn, nhưng trong trường hợp này thì ông đã nói ngược ! Riêng cá nhân tôi, tôi đã viết về tất cả phương diện nêu trên và loại bỏ “cảm tính” kia mà. Xin đọc tiếp:

“Tên của các tôn giáo thường hoặc lấy tên của người sáng lập ra tôn giáo đó như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, hoặc tên nơi phát sinh ra tôn giáo đó nhưẤn giáo, Do Thái giáo hay Anh giáo, hoặc dịch nghĩa như Evangelical là Tin Lành, Orthodox là Chính Thống Giáo, Catholicism là Công giáo... Đó là chuyện bình thường”.

Như thế, Cụ Tú và tôi có cùng quan điểm. Nhưng trước đó, cụ lại lý luận:

Tại sao Catholica được dịch là Công Giáo?

Bởi vì trong chữ Hán, chữ CÔNG có nghĩa là chung cho mọi người.Mở quyển tựđiển Đào Duy Anh, tìm chữ CÔNG chúng ta thấy chữ này được giải nghĩa là“VIỆC CHUNG”, “MỌI NGƯỜI”, rất sát với chữ Katholicos gốc Hy Lạp. Các tự điển Hán Việt khác cũng giải nghĩa CÔNG là CHUNG. Dĩ nhiên, cũng như những chữ khác, chữ CÔNG còn có nhiều ý nghĩa khác như công là việc quan, công là bố chồng, công là con đực, v.v. (xem Hán Việt tựđiển của Thiều Chửu). Các chữ này trong chữ Hán đều viết gióng nhau, nhưng ý nghĩa của mỗi trường hợp khác nhau.

Từ lâu, người Tàu cũng đã dùng chữ CÔNG để dịch chữ Catholica trong Kinh tuyên xưng Đức Tin vàđược các giáo sĩ Việt Nam phiên âm ra Hán –Việt như sau: “Thần tín hữu thánh nhi CÔNG IGHÊREGIA, nghĩa là “Tôi tin có một GIÁO HỘI thánh thiện mà là CÔNG GIÁO”(chữ Ighêregia là phiên âm từ chữ Ecclesia). Từ đó đến nay, có ai bên Tàu nghĩ rắng Giáo Hội Công Giáo là giáo hội của nhà nước đâu ? Các nhà truyền giáo và giáo sĩ Việt Nam cũng đã dựa theo đó dịch chữ Catholicism làđạo Công Giáo, Catholic là người Công Giáo”.

Ô hô, Cụ Tú nhà tôi khôn thiệt ! Cụ đi tìm chữ “công” trong Tự điển, mà cụ không tìm chữ “công giáo” trong Từ điển Đào duy Anh tại trang 118:

“Công giáo: Tôn giáo được quốc gia thừa nhận (religion officielle)”

Chữ “quốc gia thừa nhận” ở đây có nghĩa là “quốc giáo”. Cụ khôn nhưng không qua mặt được ai đâu.

Vấn đề đặt ra với người có tri thức là khi chuyển dịch phải theo sát nghĩa ngôn ngữ mà Dân tộc ấy dùng phổ quát như đã trình bày ở trên. Vậy thì, sự lươn lẹo để lạm xưng quốc giáo là chuyện không phải tri thức và cũng không phải trí thức !!! Cụ Tú lại không hiểu hay cố tình không hiểu để viết rằng; “Từ đó đến nay, có ai bên Tàu nghĩ rắng Giáo Hội Công Giáo là giáo hội của nhà nước đâu ?”.

Cụ ơi, mấy chữ “giáo hội nhà nước” và “quốc giáo” là hai chữ khác nhau. Nói cách khác, “giáo hội nhà nước” là “giáo hội quốc doanh”; còn chữ “quốc giáo” là một tôn giáo chiếm đại đa số và được quốc gia thừa nhận. Hi hi..Cụ khôn có kẻ cũng biết chứ ? Cụ Tú viết:

“Chữ CATHOLICA phát xuất từ tiếng Hy Lạp là Katholicos, có nghĩa là phổ quát hay chung cho mọi người (universal or concerning the whole). Lúc đầu, các nhà truyền giáo Tây phương không biết phải dịch chữ“Sanctam Ecclesiam Catholicam” ra tiếng Việt như thế nào, nên trong các Kinh tuyên xưng Đức Tin tiếng Việt lúc đầu đã được đọc là“Tôi tin có Sancta Ighêleja catholica”, sau đó Kinh tuyên xưng Đức Tin này được dịch lại và chữ“Santam Ecclesiam Catholicam”được dịch là Tôi Tin có“Hội Thánh hằng cóở khắp thế này”. Chữ“hằng có ở khắp thế này” cũng lột được ý nghĩa của chữ Catholica, có nghĩa là phổ quát, chung cho mọi người, nhưng không gọn gàng lắm, nên hàng giáo sĩ Việt Nam quyết địch dịch chữ Catholica là Công Giáo và chữ này được đưa vào bản dịch Kinh tuyên xưng Đức Tin của Đại Công Đồng Nicaea”

Cụ Tú ơi, khi cụ cho rằng “hội thánh hằng có ở khắp thế này” , Cụ có biết tại sao không ? Xin tóm lược để cụ rõ. Nguyên lai, đế quốc La mã nổi lên thống trị Dân tộc Do thái, diệt mãi vẫn không được, nên Great Constantine đã tìm cách “quốc doanh” đạo Do thái, lập ra Công đồng Nicaea, sửa kinh, sử Do thái mà làm ra Cựu ước và Tân ước; còn tất cả kinh sách các Dân tộc đã bị tiêu hủy. Vì trong kinh Do thái nguyên thủy thì Thần Yahweh là Thần riêng của Dân tộc Do thái. Tất cả con cái thần phải cắt bì (fore skin= da bao đầu dương vật) , nhưng La mã không chịu đau để cắt, nên sau đó sai Paul lý luận rằng Thần là Thần chung, không của riêng ai. Không cắt da mào cũng là con thần. Hi hi...cái nghĩa Catholic có từ đó; nghĩa là lấy cái của riêng Do thái đi làm cái “chung” cho La mã; y chang CSVN gọi là “của tập thể”. Nói cách khác, theo quan điểm của Công Vụ Tông đồ thì Catholic nghĩa là thực hiện “Chủ nghĩa Xã hội”; tạm thời không áp dụng “chủ nghĩa Cộng sản tuyệt đối” của Moses trong Cựu ước. Còn chữ “công giáo” theo ngôn ngữ Việt nam là “quốc giáo” thì không thể nào dịch “tầm xàm” (chữ của Tiến sĩ Con chiên Hồng Lĩnh Hồ Nam Trân)

Cụ Tú ơi, tôi rất tôn trọng khả năng Thẩm phán của cụ, cũng như cách dùng tài liệu của Cụ, vậy xin Cụ dẫn chứng những văn bản có tính cách tôn giáo và luật pháp để mấy chữ “giáo hội công giáo Việt nam” của Cụ cho chính danh. Vâng, chỉ có chính danh.

Tôi chờ Cụ. Nếu Cụ không nói gì được nữa, thì bài này là góp ý cuối cùng về “danh xưng công giáo”.

Bye- Bye.

BQK-03-7-11

__________________

Giải thích thêm của SH:

(*) Kinh Tin Kính, quí vị con chiên ít nhất vào thời 1975 vẫn đọc: "Tôi tin có Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền." (Sách lễ giáo dân sở di trú và tị nạn USCC. Hoa Thịnh Đốn, trang 1370) - Vũ Đình Hoạt, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan Tập II (Fall Church. VA: Alpha, 1991), tr. 1014. Hơn nữa, hàng chữ này còn tìm thấy trên các trang mạng đạo Chúa, ngay lúc này ngày hôm nay (12 Apr 2016).

(**) Nếu hiểu chữ Giáo là Đạo, thì chữ Công Giáo phải gọi là "Đạo Công", chứ không phải là "Đạo Công Giáo". Cũng như Phật Giáo có thể gọi là Đạo Phật, Khổng Giáo có thể gọi là Đạo Khổng, Bà La Môn Giáo gọi là Đạo Bà La Môn. Chẳng ai nói "đạo Phật Giáo", đạo "Khổng Giáo",....

_______________________

2016-04-11 10:05 GMT-05:00 Bao Dang <bddang@yahoo.com>:

Tôi xin mạn phép góp ý.

Ngôn ngữ luôn thay đổi, nhất là dịch từ chữ gốc để được đúng hay sát nghĩa nhất.

Kinh Thánh cũng thường xuyên được nhật tu để những bản dịch được sát nghĩa với Bản gốc.

Chữ "Catholism" đã được dùng ngay từ khởi đầu của Giáo Hội của Đức Giê-su Ki-tô và được sử dụng rất thông dụng cũng như để phân biệt Công Giáo và Tin Lành, sau khi Giáo Chủ Luther đoạn ly và tách khỏi Giáo Hội La Mã.

Nam Việt Nam hay VNCH sau khi giành lại được độc lập sau một thời gian dài bị Thực Dân Pháp đô hộ thì chính sách bình định của TT NĐ Diệm là muốn đời sống người dân được thăng hoa trong đó có sự bảo tồn, phát huy văn hóa thì những tài liệu, văn kiện ... được nhật tu cho thêm chính xác và thích ứng với hoàn cảnh.

Vì thế chữ "Catholic" được dịch là Công Giáo và được thông dụng trong ngôn từ, các văn kiện, bài viết, ....

Vì một lẽ nào đó có vị viết chữ gốc "Catholic" thay vì Công Giáo thì có vị nhắc nhở với tâm ý xây dựng; dùng hay không là tùy người viết không phải ép buộc. Tuy nhiên kẻ dã tâm thường cố tình hiểu sai lạc vấn đề và dùng đó để đánh phá người Công Giáo tạo chia rẽ, phân hóa.

Đặng Bảo

11/4/2016

_____________________

On Sunday, April 10, 2016 1:07 PM, "Ba Pham phamhba@yahoo.com [tudo-ngonluan]" <tudo-ngonluan@yahoogroups.com> wrote:

Thưa ông Phạm Trung Kiên !

Nếu dẫn chứng các tài liệu bằng ngoại ngữ thì tại sao không gọi tên gốc của nó là CATHOLIC mà phải Việt dịch là CÔNG GIÁO ?

Trong các bộ Việt Sử, tôi đều đọc thấy chép : Đạo Da Tô, Đạo Thiên Chúa, Đạo Ki Tô, Đạo Hoà Lan... chứ không hề tên CÔNG GIÁO. Mãi cho đến thời ông con chiên Ngô Đình Diệm cai trị MNVN, Linh mục LÊ HỮU TỪ và Anh em NGÔ ĐÌNH DIỆM mới diễn dịch ra là CÔNG GIÁO, với mục đích gì, tôi đã trình bày rồi. Muốn rõ hơn, tôi yêu cầu ông Kiên chịu khó tìm đọc sách " ĐẢNG CẦN LAO", tập hồi ký của cựu tín đồ Ca-Tô CHU BẰNG LỈNH viết trước 1975, có giá trị hàng triệu đồng VNCH.

Xin lưu ý, bên Tàu có một dòng lấy tên là CẢNH GIÁO. Phiên âm CÔNG GIÁO cũng còn lệ thuộc HÁN VIỆT. Dịch đúng thuần Việt thì phải là ĐẠO CÔNG , nghe bùi tai không thưa quý vị ?

Tóm lại CATHOLIC du nhập vào VN chỉ trên dưới 450 năm thôi. Trong suốt thời gian nầy, không có sử sách nào ghi nó là CÔNG GIÁO ngoại trừ sách viết dưới thời Ngô Đình Diệm (54-63), sao ông Kiên bảo người ta gọi nó là CG mấy ngàn năm lận ? Thế thì ta gọi tên gốc của nó là CATHOLIC, thiết nghĩ không có gì làm đau lòng hay thiếu tế nhị đối với các ông con chiên Châu Linh Vũ & Phạm Trung Kiên cả.

PHẠM-HOÀNG-VƯƠNG

Mar.10-2016

Sent from my iPad

____________________

On Apr 10, 2016, at 1:44 PM, <ptrungkien71@yahoo.com> <ptrungkien71@yahoo.com> wrote:

Kính chào Quý vị...

Gởi ông Phạm Hoàng Vương

Đọc những dòng phản hồi của ông với ông Vũ Linh Châu về hai chữ "Công Giáo", tôi băn khoăn không biết phải nói thế nào cho phải. Nhưng vì không muốn những người hiền lương bị kẻ XẤU đầu độc, nên tôi buộc lòng phải lên tiếng để làm chứng cho SỰ THẬT và bảo vệ CÔNG LÝ!

Ông viết;..."Tôi đã bao lần nhắc với ông rồi, danh xưng CÔNG-GIÁO có nghĩa là ĐẠO CỦA CHÁNH-QUYỀN tức là QUỐC-GIÁO do Tồng-Thống Con Chiên Ngô-đình-Diệm đặt ra để bịp Vatican rằng, "Chánh-quyền VNCH của Diệm đã thi-hành thành-công Chỉ-thị của Ca-Thô-Giáo Vatican : CA-THÔ-GIÁO HÓA toàn cõi MNVN rồi". .../... Đến nay mọi người đều biết, chữ/từ CÔNG-GIÁO đã đi theo ông Diệm và chế-độ ác-ôn của ông ta xuống MỒ DĨ-VÃNG từ hơn nửa thế-kỷ qua , ông Vũ-Linh-Châu còn giật dậy làm chi hỉ ?"

Thưa ông Vương, thiển nghĩ, viết như trên là suy diễn theo định kiến, nếu không muốn nói là "xuyên tạc ác ý"! không đúng với sự thật...

Chúng ta đang sống ở thời đại Internet, mọi thông tin rất dễ tìm...nếu ông thật sự muốn tìm hiểu SỰ THẬT để học hỏi thì không khó chút nào, ông hãy và trang mạng Wipedia thì sẽ hiểu (đại cương) ....

..." Công giáo là một thuật ngữ rộng được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kitô giáo, xuất phát từ chữ Hy Lạp καθολικός (katholikos) có nghĩa "chung" hay "phổ quát". Như vậy thuật ngữ Công giáo hay Đại công trong tiếng Việt được dùng để dịch chữ καθολικός, catholicus hoặc catholique, với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ quát, đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào....

Văn kiện sớm nhất sử dụng thuật từ "Giáo hội Công giáo" được tìm thấy trong thư của thánh Ignatius thành Antiochia gửi các tín hữu ở Smyrna vào năm 107. Khi kêu gọi các Kitô hữu giữ vững sự hiệp nhất với giám mục của mình, ông viết: "Ở đâu có giám mục hiện diện, là ở đó có cộng đoàn; cũng thế, ở đâu có Chúa Giêsu Kitô, là ở đó có Giáo hội Công giáo"

Với dẫn chứng trên đây thì từ "Công giáo" đã có cả hàng ngàn năm nay rồi ông ạ!

Vì tôi tôn trọng bạn Đọc, nên khi viết ra bất cứ điều gì, thì tôi đều dẫn chứng rõ ràng để ông và Quý vị tham khảo!

Trân trọng

Phạm Trung Kiên

_________________

(xem tiếp các tranh luận) ● 2016-04-11 - Ông Bà ai nấy theo. Từ "Catholic" đến "Quốc Dân Đảng" qua “nhà thờ kiếng mà Catholic mua lại của T - Diễn Đàn

● 2016-04-10 - Tranh cãi nữa: Da-tô, Gia tô, Công Giáo, Ca-tô-lic, Ca-tô Rô-ma giáo,.. tên nào cũng là Vatican giáo - Diễn Đàn -