●   Bản rời    

VNHCTT-2: Khuynh Hướng Sử Dụng Ngôn Ngữ

VIỆT NAM ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA TOÀN THƯ

Khuynh Hướng Sử Dụng Ngôn Ngữ

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/VNCHTT/NMQ02.php

20 Jun 2015

0 1  2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22

CHƯƠNG 2

KHUYNH HƯỚNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ

Khuynh hướng sử dụng từ ngữ trong tác phẩm có thể nói là tuy theo cá tính. Có người cho rằng các nhà nghiên cứu sử chỉ muốn làm công việc sưu tầm các dữ kiện chính xác về lịch sử để trình bày cho người đọc thấy rõ sự thật đã xẩy ra như thế nào trong quá khứ, nhưng lại có khuynh hướng tránh né sử dụng những ngôn từ quá rõ ràng có tính cách gây xúc động cho người đọc, đặc biệt là đối với những thành phần có liên hệ đến những nhân vật lịch sử đã bị lên án là có tội với quốc gia và dân tộc.

Rõ rệt nhất là trong buổi hội thảo văn hóa tổ chức tại nhà hàng Caravan, nằm trong thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington vào ngày 20-12-1997. Trong buổi hội thảo này, một khán thính giả tự xưng là đại diện cho Nhóm Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm đã hùng hổ với thái độ hung hãn như trong cơn điên giận, nói năng khiếm nhã. Ông bạn này nêu lên thắc mắc về việc tác giả của bài viết ”Tướng Nguyễn Chánh Thi Với Cuộc Chính Biến 11-11-1960 trong cuốn Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960”, đã “dám”  sử dụng cụm từ ”Tam Đại Việt Gian” để nói về việc gia đình ông Ngô Đình Diệm có tới ba đời đã cộng tác với người Pháp trong việc đánh chiếm và thống trị Việt Nam trước đây. Kế đó, ông ta lên án tác giả là có ý mạ lỵ gia đình họ Ngô, rồi sỉ vả tác giả là người thiếu tư cách của một nhà giáo dục. Khi ông ta dứt lời, Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu, với tư cách nhà xuất bản Văn Hóa ấn hành cuốn sách trên đây, từ từ tiến lên diễn đàn, với một thái độ điềm tĩnh, ung dung, tự tại và trình bày bằng một giọng nói rất ôn tồn và lịch sự. Đại khái, ông trả lời những người của Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm có mặt trong cuộc hội thảo như sau:

Với tư cách là giám đốc nhà xuất bản Văn Hóa cho ấn hành cuốn sách Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960, chúng tôi xin chịu trách nhiệm để trả lời quý ông nêu ra thắc mắc trên đây. Lời  nói của ông vừa nêu lên thật là vô cùng trung thực trong niềm xúc động của quý ông.  Chúng tôi cũng xin thưa với quý ông rằng chúng tôi là những nhà làm văn hóa, chuyên về bộ môn văn hóa sử. Việc tôn trong sự thật trong lịch sử là điều quan trọng nhất trong mối quan tâm của chúng tôi. Danh từ kép ”Việt gian” thông thường được sử dụng để chỉ những người Việt Nam làm việc cho quân giặc ngoại xâm. Xin thưa với qúy vị và ông bạn đại diện cho ”Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm” rằng ông Ngô Đình Khả, thân phụ của ông Ngô Đình Diệm, đi làm thông ngôn cho giặc Pháp và làm đến chức chánh thông ngôn tại Tòa Khâm Sứ Pháp tại Huế, đã từng cùng với Nguyễn Thân, Linh-mục Trần Lục (”Cha Sáu”) dẫn quân đi đánh phá và tiêu diệt nghĩa quân Văn Thân ở nhiều nơi. Riêng tại Vụ Quang và Ngàn Trươi, hai ông Nguyễn Thân và Ngô Đình Khả đã ra lệnh đào mả cụ Phan Đình Phùng, lấy hài cốt đốt thành than, rồi trộn vào thuốc súng mà bắn đi cho thỏa lòng căm hận. Để tuyên dương sức mạnh của tân trào bảo hộ Pháp, năm 1944, Giám-mục Ngô Đình Thục mang cả chiến công này để thuyết phục Toàn Quyền Decoux về sự trung thành của gia đình họ Ngô (đối với nước Pháp). Và còn không biết bao nhiêu nhà Nho yêu nước khác đã biến thành nạn nhân của họ? Như vậy thì có phải ông Ngô Đình Khả đã phục vụ cho giặc Pháp hay không? Đến đời thứ hai, các ông Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Diệm cũng rất hăng say tiếp tay cho chính quyền bảo hộ, tích cực tham dự các chiến dịch đánh phá các phong trào kháng chiến chống Pháp và đã giết hại rất nhiều người vào những năm từ 1927 đến 1933. Có tác giả chép rằng chính ông Ngô  Đình Diệm đã dùng cả đèn cầy (nến) đốt hậu môn nạn nhân để lấy khẩu cung. Như thế thì có phải là các ông này đã phục vụ cho giặc Pháp hay không? Đến đời thứ ba, ông Ngô Đình Huân, con ông Ngô Đình Khôi, năm 19 tuổi đã đi học tiếng Nhật, rồi làm việc cho Lực Lượng Hiến Binh Nhật (Kempeitai), một cơ quan tình báo siêu năng của quân phiệt Nhật, và đã giết hại rất nhiều người Miền Trung ở Huế. Như thế có phải là gia đình ông  Ngô Đình Diệm có tới ba đời làm Việt gian hay không? Thực ra, còn nhiều hơn nữa mà chúng tôi không tiện nói ra ở đây. Tài liệu còn rành rành ở trong các văn khố ở nước Pháp. Muốn biết nhiều hơn nữa, xin quý vị hãy tìm đọc cuốn Paris Xuân 96 vừa mới xuất bản trong tháng rồi”. Sự thật lịch sử là như vậy. Xin quý vị nhớ cho rằng, đừng trách người viết sử mà hãy trách người ghi chép sử; đừng trách người ghi chép sử, mà hãy trách những nhân vật trong lịch sử đã làm không đúng.”

Ông nói tiếp:

Thực ra, vì tác giả là ông Nguyễn Mạnh Quang đã đi theo phong trào kháng chiến chống Pháp từ thuở tuổi còn nhỏ, cho nên ông có một ý niệm về cụm từ ”Việt gian” hơi rõ ràng;  chứ như chúng tôi, là những nhà nghiên cứu sử học, thay vì dùng danh từ kép ”Việt gian hay phản quốc”, chúng tôi sử dụng ”những phần tử hợp tác với Pháp”, hay “giai tầng trung gian bản xứ”; mà ”Việt gianhay ”những phần tử hợp tác với Pháp, hoặc “giai tầng trung gian bản xứ” thì có khác gì đâu!

Lời giải thích trên đây của nhà nghiên cứu sử học Vũ Ngự Chiêu cho chúng ta thấy trong khi các nhà nghiên cứu sử chân chính tránh né, không muốn sử dụng những từ ngữ rõ ràng để nói về những nhân vật lịch sử đã làm những việc xấu xa, phản dân hại nước, hoặc là lạm quyền, chèn ép, hà hiếp và bóc lột nhân dân, hay làm tay sai cho quân cướp ngoại thù. Thực ra, Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu dùng cụm từ ”những phần tử hợp tác với Pháp”, hay “giai tầng trung gian bản xứ” để thay thế cho cụm từ ”Việt gian” hay ”phản quốc” thì có khác gì các chính quyền ngày nay sử dụng danh xưng ”trung tâm cải huấn”, ”trại cải tạo” hay ”trại học tập” để thay thế cho danh xưng ”nhà tù” hoặc ”trại giam” hay ”ngục thất”. Đây cũng chỉ là lối chơi chữ mà ta thường gọi là ”Bình mới rượu cũ”.

Khác với nhà nghiên cứu sử Vũ Ngự Chiêu, người viết vốn là một nhà giáo, có lẽ vì méo mó nghề nghiệp (déformation professionelle), mang thói quen giảng bài và giải thích, có khuynh hướng sử dụng những ngôn từ rõ ràng, minh bạch, rạch ròi, làm cho hắc bạch phân minh để tranh thủ cho người đọc khỏi cần mất thì giờ suy nghĩ, cũng nhận ra được bản chất hay ý nghĩa đích thực của điều muốn trình bày. Tiện đây, chúng ta cũng nên hiểu rõ một vài định nghĩa về cụm từ ”Việt Gian”. Theo Việt Nam Tự Điển (Quyển Hạ) của ông Lê Văn Đức, trang 1777, thì: ”Việt gian là người Việt Nam phản đất nước”.

Người phản đất nước” được chuyển dịch sang tiếng Anh là ”traitor”.Theo American Heritage DICTIONARY Of The English Language (Edition 1980) thì: ”Traitor : A person who betrays his country, a cause, or a trust; especially, one who has committed treason.”  (Kẻ phản bội đất nước là một người phản quốc, một chính nghĩa, hay một niềm tin của mình; đặc biệt nhất là người đã phạm tội phản nghịch).

Hiến Pháp Hoa Kỳ định nghĩa rõ cụm từ ”tội phản nghịch” như sau:

Tội phản nghịch chống lại Hoa Kỳ chỉ bao gồm có hành động chống lại nước Hoa Kỳ hay  tuân hành kẻ thù của nước Hoa Kỳ bằng cách giúp đỡ và cung cấp những tiện nghi cho quân địch”.  (”Treason against the United States, shall consist only in levying War against them, or in  adhering to their Enemies, giving them Aid and Comforts”. (Daniel J. Boorstin & Brooks Mather Kelly. A History of The United States. Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice Hall, Inc., 1989, page 837).

Tướng Edward Lansdale và Ngô Đình Diệm

Căn cứ vào những sự kiện do nhà viết sử Vũ Ngự Chiêu đã trình bày trên đây thì các ông Ngô Đình Khả (đời thứ nhất), Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm (đời thứ hai) và Ngô Đình Huân (đời thứ ba) đã có những việc làm tiếp tay cho kẻ thù của dân tộc Việt Nam là giặc Pháp. Đây là những sự kiện có thật trong lịch sử. Căn cứ vào các định nghĩa của các cụm từ ”Việt gian”,  ”người phản bội đất nước” và ”tội phản nghịch chống lại đất nước” thì việc làm của các ông Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Huân là hành động của những người phản nghịch chống lại đất nước Việt Nam. Nói cho rõ hơn, họ là ”những tên Việt gian”. Như thế thì việc sử dụng cụm từ ”Tam Đại Việt Gian” để lên án gia đình họ Ngô của anh em ông Ngô Đình Diệm là không có gì sai quấy cả. Vấn đế đặt ra nếu tác giả Nguyễn Mạnh Quang dùng cụm từ ”Tam Đại Việt Gian” để lên án gia đình họ Ngô là đúng thì tại sao, người đại diện cho ”Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Diệm” lại sỉ vả tác giả Nguyễn Mạnh Quang là người thiếu tư cách giáo dục?

Chính vì thế, mặc dầu vô cùng bận rộn, tác giả Nguyễn Mạnh Quang cũng phải lên tiếng thanh minh về vấn đề “Sử gâu gâu” với ông Nguyễn Thanh Hoàng và ký giả Hướng Văn Thiên trên báo Văn Nghệ Tiền Phong vào tháng 6-7 năm 1998. Tác giả sẽ trở lại vấn đề này trong một phần sau.

Ngô Đình Luyện (khoảng 1979)

(còn nữa)

Các bài trong tập sách VNCHTT