●   Bản rời    

Phản Hồi Bài “Quốc Hận” – Làm Sao Cho Bu Hiểu

Phản Hồi Bài

“Quốc Hận” – Làm Sao Cho Bu Hiểu

của Xích Lô Việt

http://www.sachhiem.net/XICHLOV/XichloViet012cm.php

05-May-2013

Xem bài gốc: (bấm vào link)


34 phản hồi

conmeo comment-975

Trong hội nghị Postdam tháng 7/1945, Mỹ, Nga, Anh thấy Khối Trục sắp sụm bà chè nên vội vàng họp nhau để chia phần. Ai đớp trọn nước nào, ai được chia quyền làm cha nước nào….Rủi cho ba nước VIỆT NAM, Triều Tiên và Đức không được các ông kẹ tương nhượng nên bị cưa đôi cho…tiện! VIỆT NAM dọc theo vỹ tuyến 16, Đức dọc theo đường ranh phân khu thủ đô Berlin và Triều Tiên dọc theo vĩ tuyến 38. Bức Tường Berlin, vỹ tuyến 16 và vỹ tuyến 38 trở thành những bức màn tre, những bức màn sắt che dấu những mưu định của cường quốc …

… Cũng chính trong hội nghị mỗ heo chia phần Postdam này mà các cường quốc quyết định ra tối hậu thư cho Nhật… Không biết tối hậu thư đó có được thảo ra gửi cho Nhật? Nhật có nhận không và nhận được thì có hiểu ngôn từ ngoại giao không và nếu có thì trả lời ra sao mà một tháng sau Mỹ đã khơi khơi dùng hai trái bom nguyên tử đầu tiên của văn minh Tây phương chế ra ném xuống đầu một dân tộc Đông phương. Ngày 06/08/1945, chiếc B.29 Enola Gay thả trái bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima khiến cho 73.150 người chầu tổ và 58.855 người bị thương, chưa kể những kẻ nhiễm phóng xạ lâu dài chết dần chết mòn hay sinh quái thai. Ba ngày sau, Nagazaki lãnh trái bom thứ hai khiến cho 73.884 người bỏ mạng, và 76.796 người bị thương. Nhật đầu hàng, không đợi Tokyo nếm mùi nguyên tử dù cho trước đó Tokyo đã bị các pháo đài bay B.29 cho tắm gội bằng bom lửa mà tổng số hỏa lực cộng lải cón cao hơn cả những trái bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagazaki. Điều bi hài, Nagazaki chính là hải cảng đầu tiên của Nhật đã được mở ra từ thế kỷ 16 để đón nhận những cái hay cái đẹp của văn minh Tây phương và để cho Thiên Chúa giáo Tây phương thấm nhập. Nagazaki là xứ có nhiều người theo Thiên Chúa giáo và nhiều nhà thờ nhất nước Nhật! Nagazaki là giáo xứ của giáo chủ. Hồng Y của giáo xứ cũng là người quê Nagazaki!


Các nhân vật quan trọng tham dự Hội Nghị Potsdam, tháng 7, 1945.
Trong khu vườn của Cecilienhof Palace ở Potsdam, Đức. Từ trái sang phải:
- Hàng đầu: Thủ Tướng Anh Clement Attlee, Tổng Thống Mỹ Harry S. Truman, và Thủ Tướng Liên Xô Josef Stalin.
- Hàng đứng sau: Đô đốc Mỹ William Leahy, Ngoại trưởng Anh Ernest Bevin, Ngoại trưởng Mỹ James Byrnes, và ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov

Ảnh https://commons.wikimedia.org/

… Trong hội nghị Postdam, Nga được chia cho nửa nước Đức…Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch đang chuẩn bị bồng bế nhau chạy ra Đài Loan hay qua biên giới Miến Điện nhưng vì có tên trong danh sách đồng minh nên được thí cho nửa nước VIỆT NAM từ Ải Nam Quan đến vỹ tuyến 16. Trong lúc đó, Anh được chia cho Miền Nam đến vỹ tuyến 16 dù đa số người Anh chẳng biết Indochina nằm ở đâu trên bản đồ thế giới! Pháp hoàn toàn bị cho ra rìa khoanh tay nhìn đám quân Tàu phù cướp phá…. Pháp đã bị Nhật kềm kẹp từ mấy năm qua… giờ nương thế Anh và Trung Hoa nhảy vô tái lập thuộc địa và nhắm mắt cho Mỹ bao trọn gói để chơi domino trên bàn cờ Chiến Tranh Lạnh.

…Quân Pháp dưới quyền một tướng quân chó nhảy bàn độc tên Đề Đốc Thierry d’Argenlieu, tự tung tự tác ba chớp ba nháng nên chỉ mới 9 năm [1946-1954] đã mất tiêu nửa VIỆT NAM bằng thỏa ước ngưng bắn Genève. Thay chỗ Pháp, quân Mỹ dưới quyền Thống Tướng Westmoreland cầm đầu hơn nửa triệu quân tự tung tự tác nên cũng chỉ 9 năm sau [1965-1973] mất luôn nửa còn lại bằng hiệp định ngưng bắn Paris. Lại cũng chỉ thỏa ước ngưng bắn để yên bụng rút thôi. Lúc nào cảm thấy vui vui hay ngứa tay thì đánh lại, chẳng sao cả! Như có kẻ từng tin chết tin sống như vậy nên ngậm miệng ăn tiền mặc cho Kissinger tha hồ đi đêm ở Paris?!

… Triều Tiên hay Cao Ly hay Hàn quốc vốn là một chư hầu của Nhật từ năm 1910 đã được chia đôi cho Nga phần Bắc và Mỹ kiểm soát Nam Triều Tiên đến vỹ tuyến 38.

… Và cũng như hiệp định khu quân ngưng bắn Genève 1954, hai bên chỉ ấn định vùng đồn trú để ngưng bắn và rút, tất cả những chia cắt Bắc-Nam Triều Tiên, Đông-Tây Đức…đều không có một điều khoản hiệp thương nào quy định, trừ sự hứa hẹn sẽ tái thống nhất khi đồng minh chấm dứt chiếm đóng. Nói thế khác hai bên Mỹ-Nga không hề thừa nhận phần trú quân như một quốc gia, có chính quyền đại diện.

Trong đại chiến thứ Hai, Triều Tiên thuộc quyền kiểm soát của Nhật. Khi Nhật đầu hàng thì Triều Tiên thuộc quyền bảo hộ của Mỹ và Nga Xô, theo quyết định phân chia chiến lợi phẩm giữa các đồng minh trong hội nghị Postdam.

Trong vùng Bắc, Nga dùng những cán bộ của đám Kim Nhật Thành và Đảng Lao Động để lèo lái thành lập Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên.

Năm 1948, tại Nam Triều Tiên do Mỹ kiểm soát, một chính quyền được thành lập bằng tổng tuyển cử và bác sĩ Lý Thừa Vãn, một tín hữu Tin Lành, được giao cho chức Tổng Thống. Thế là Tin Lành của Mỹ đã có chân đứng ở Á châu. Ở Triều Tiên với Lý thừa Vãn, ở Trung Hoa với gia đình Tống Mỹ Linh-Tôn Dật Tiên và người anh em cột chèo Tưởng giới Thạch.

conmeo comment-974

Nhìn thấy việc làm đơn độc can trường trí thức của Trần đình Ngọc Cư tôi mới cảm thấy tâm phục Chánh Đạo Vũ Ngự Chiêu. Công trình sử học của Chánh Đạo Vũ Ngự Chiêu đúng là việc làm của một kẽ sĩ bất chấp những mắc mớ phe phái quá khứ can trường nhìn vào dòng sinh mệnh của quê hương tổ quốc trong hồi quặn mình trưởng thành tự lập.

Phật đản năm nay, khi được nhìn những hình ảnh từ quê nhà rợp bóng cờ ngũ sắc. Hoàng tôi quay quắt nhớ Thầy Trí Quang, các Thầy Cô và các anh chị em từng theo tôi xuống đường giải nghiệp tử năm 1963…

Tôi ước mong được thưa với Thầy xin Thầy đừng buồn, việc phải làm cho quê hương và đạo pháp Thầy đã làm. Tiếng bom, tiếng súng ngưng một ngày, một giờ, chết chóc, thương vong, tàn phá ngưng sớm phút nào, giờ nào đó là công của Thầy, của các thầy cô Ấn Quang.

Phật giáo không tin con người và sự sống thiêng liêng không phải do đấng tạo hóa sinh ra nhưng là vì con người có ý thức giác ngộ giải thoát. Và giác ngộ giải thoát không phải là một ân sủng nhưng là do ý thức và nỗ lực của mỗi người.

Từ bi với người là từ bi với khả năng bình đẳng giác ngộ và giải thoát đó.

Tôn trọng sự sống là tôn trọng khả năng bình đẳng giác ngộ và giải thoát đó.

Vận động tự do, dân chủ, nhân quyền, đòi độc lập tự chủ là đòi cơ hội thuận thảo để lo việc giác ngộ giải thoát đó.

Chống ngoại xâm, chống chiến tranh, vận động hòa bình là để bảo vệ điều kiện tập thể cho việc bình đẳng giải thoát đó.

Thầy và các thầy cô đã làm và làm hết sức mình. Tất cả còn lại chỉ là nhân quả và khế cơ khế lý…

Tháng Tám 1963, Thầy tỵ nạn trong Tòa đại sứ Mỹ. Tháng Tư 1975, Thầy không di tản, không vượt biên nương thân xứ người. Đó là một niềm tự hào cho đất nước, một quà tặng cao quý cho một tổ quốc đã sạch bóng quân thù, hết hận thù, chém giết, tàn phá!

Tôi ước mong được bạch Thầy như thế…Và rồi cùng Thầy đi thắp nén hương vọng bái anh linh các thánh tử đạo, Thầy Thiện Minh, các thầy cô, các anh chị em 45 năm trước từng nghe Thầy dằn từng tiếng: ‘Chúng tôi đã đến lúc bị bắt buộc phải tranh đấu cho chủ trương tôn giáo bình đẳng. Chúng tôi không từ chối một hy sinh nào!’

Âm vang Quảng Đức, Ấn Quang, Thiện Minh, Trí Quang… sẽ vang vọng mãi với thời gian như Vạn Hạnh, Ngô Chân Lưu, Trúc Lâm điều ngự, Tuệ Trung thượng sĩ…

Từ chốn lưu đày 31/10/2008

nhớ Phật Đản 1963

conmeo comment-973

…Mới có bằng chứng sử liệu cho thấy các sử gia Mỹ, những cơ quan công quyền từng là đầu não của chiến tranh Việt nam như Tòa Đại sứ Mỹ ở Saigon, Bộ Ngoại giao, Quốc phòng và cơ quan trung ương tình báo…cũng như thư khố quốc gia, thư khố Quốc hội Mỹ…nhất trí đi đến kết luận là không có bằng chứng gì cho thấy Thầy Trí Quang là CS như kết luận của quý ông cựu trưởng ty cảnh sát cắc ké và đám trí thức ‘quốc gia’ qủy ám bao nhiêu năm nay từng hợp ca!?

Ô hay?! Thầy Trí Quang không phải là ‘cộng sản’ vậy có phải Thầy là người ‘quốc gia’ không? Nhưng ‘quốc gia’ là gì? Tại sao các Thầy phải là quốc gia theo ý nghĩa phải rửa tội, phải chịu phép bí tích trước khi chết mới được lên thiên đàng?

Lại nữa, Miền Nam có quốc gia đâu mà theo phe quốc gia?! Trước 1945 thì là một thuộc địa của Pháp, rồi thuộc địa đó trở thành tài sản riêng của quốc trưởng bù nhìn. Muốn có quốc gia mà thờ thì cũng không có mà!

Mặt khác, Miền Nam loạn lạc sống nhờ gạo Thái lan, Phi-luật-tân, thịt heo đông lạnh của Ý, la-de của Pháp, Coca-cola của Mỹ thì cơm đâu mà ‘ăn cơm quốc gia thờ ma CS’?! Ăn gạo viện trợ Mỹ mà thờ Vatican thì có?! Chưa kể là ‘quốc gia’ Miền Nam đã được dâng đứt cho Đấng Tối Cao khỏi cần dân chủ, khỏi cần trưng cầu dân ý từ lâu rồi. Cho nên các đồng hương qủy ám vẫn thuần thành nghĩ "thà mất nước không thà mất chúa" là vì vậy! Nước đã dâng cho chúa rồi mà đâu còn mà sợ mất!

Kinh sách Phật giáo có nói đến từ bi, ngũ giới, giới sát, lục hòa, vô úy thí, bình đẳng giải thoát… chứ có kinh nào, pháp tổ nào khuyến cáo người Phật tử phải xem quốc gia-việt minh, tư bản-cộng sản như những ý thức hệ không đội trời chung?! Vậy thì tại sao Thầy Trí Quang, các Thầy, các Phật tử tranh đấu muốn giải thực, thương người, thương nước thì phải sắp hàng ý thức hệ?!

Có kinh nào, pháp tổ nào dạy chế độ phải tôn trọng thị trường tự do, phó mặc việc sản xuất, tiêu thụ cho tư nhân như Miền Nam trong tay các đại ca Chợ Lớn ngày xưa? Cũng không có kinh nào, pháp tổ nào khuyến cáo phải tổ hợp hóa tất cả những phương tiện sản xuất và hoạt động phân phối các mặt hàng. Không phải xã hội chủ nghĩa nào cũng là cộng sản, không phải XHCN nào cũng cưỡng đoạt mọi phương tiện sản xuất từ tay cá nhân, cũng quốc hữu hóa tất cả phương tiện sản xuất theo kinh điển Marx cả!

Bài học cải tạo xã hội chủ nghĩa kinh điển vội vàng lụp chụp ở Miền Nam sau 30 tháng Tư 1975 vẫn còn sờ sờ ra đó cho những ai đã nghĩ rằng có thể tiến nhanh tiến mạnh mà còn tiến vững chắc từ một xã hội vô định hình như xã hội Miền Nam lên XHCN rồi CSCN!

Cho nên đòi hỏi Thầy Trí Quang, các thầy cô, các Phật tử tranh đấu phải ‘quốc gia’ hay ‘Mác-xít’ khi dấn thân vào những chuyện thế trị thì cũng chẳng khác nào đòi xem bằng tốt nghiệp của người y tá từ trên xe cứu thương bước xuống để cấp cứu một bệnh nhân bị đột trụy đang dựt tete dưới đất! Hình như kinh có nói thấy người bị tên bắn thì lo cấp cứu, đừng hỏi nạn nhân là ai, ai bắn, bắn từ đâu, tại sao? Nhưng một số các sử gia khoa bảng Việt lại thích những câu hỏi này lắm, vì đó là những câu hỏi giúp họ an lòng bám lấy những ‘anninh giữa lũy đồn’ai chết mặc ai …!

conmeo comment-972

Thật khó mà hiểu chuyện trái cựa đó nếu người đọc không để ý câu ghi chú dưới tấm hình: Tiến sĩ Henry Kissinger và Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng. À thì ra thế! Tiến sĩ ngồi với tiến sĩ! Dù là ngồi khép nép bên kẻ từng nặng lời rủa sả cả nhà cả họ nhà mình! Nhằm nhò gì! Miễn là được ngồi và được chụp hình với ông tiến sĩ để khoe bà con là được rồi!

Sách của ngài tiến sĩ này chứa hàng đống sử liệu cho thấy VNCH sụp đổ mà không hề ‘thua’ nhưng lại không thấy có sử liệu nào cho thấy là VNCH ‘thua’ bộ tam sên Nixon-Kissinger-Bunker cả!

Từ sau 1975 đến nay, Nguyễn Tiến Hưng&Co. kiểu Nguyễn văn Lục, Nguyễn văn Chức, Lữ Giang Nguyễn Cần… chỉ ăn rồi hờm sẵn một chuyện xem có người nào, sách nào, bài báo nào, sử liệu nào thương vay khóc mướn cho mình không, tố cáo những kẻ phản chiến đối lập giùm mình không!? Quyển Việt Nam Tự Do – Từ Ngô Đình Diệm Đến Lưu Vong của Phạm Kim Vinh là một ví dụ. Ai chịu tội nghiệp mình thì khúm núm gọi bằng ông, ai nặng lời chê bai mình ăn hại đái nát thì kêu bằng thằng tuốt tuồn tuột! Chẳng khác gì ngày xưa hồi chánh viên Kim Nhật khi viết về Tòa đại sứ Mỹ bị tập kích trong vụ Mậu Thân đã gọi người lính Mỹ là ÔNG [ông Mỹ] và người du kích cảm tử là THẰNG [thằng VC] vậy!

Hàng năm, Nguyễn Tiến Hưng & Co. chỉ lăm le xem có sách nào, bài báo nào hay tài liệu đến kỳ giải mật nào chứng tỏ nhóm Phật giáo tranh đấu là ‘thân Cộng’, ‘thành phần thứ ba’ hay tệ lắm thì cũng ăn cơn quốc gia thờ ma CS, làm lợi cho BV…thì lôi ra tố khổ vừa hả tức, hả tiếc, vừa gánh hết tội dùm họ!

Cứ đến định kỳ giải mật thì thư khố Mỹ lại bạch hóa một số hồ sơ chứng tỏ người này là CS, người kia không có bằng chứng CS. Năm nay, những hồ sơ ấy hình như đã đi đến kết luận Thầy TQ và ‘khối’ẤQ không phải là CS, và Ấn Quang không do CS giật giây!

Ô hay! Cứ bám vào sử liệu và những hồ sơ giải mật này thì không khéo có ngày người ta phải nói ông Văntiếndũng, ông Phạm Hùng và cả ông Lê Duẫn không phải là CS, không có hồ sơ chứng tỏ là CS lắm?!

conmeo comment-971

Sau 1975, đồng lõa với chủ lực của đám cừu non qủy ám chuyên đánh Phật Giáo để chạy tội đó là những đấng khoa bảng tự nhận là ‘quốc gia’ núp sau bức tường sử liệu để che đậy lòng cầu an sợ dấn thân nhập cuộc và lười suy nghĩ của mình bằng khẩu hiệu: Không có thái độ hay ý kiến vì chưa có bằng chứng lịch sử rõ ràng!

Để thấy rõ bức tường sử liệu này thì không gì bằng đọc những cuốn sử như VN Pháp Thuộc Sử -1961 của Phan Khoang [không ghi nơi và năm tái bản], VN Thời Pháp Đô Hộ của Nguyễn Thế Anh [Lửa Thiêng SG -1970] hay 82 Năm Việt Sử của LM Nguyễn Phương [Đại Học Sư Phạm Huế xuất bản 1963] hay Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng [cơ sở xuất bản Hứa Chấn Minh, CA.2005.]

Tác phẩm của Phan Khoang còn phản ảnh chút xót xa phẫn hận khi nói đến tình cảnh lệ thuộc Pháp, Nguyễn Thế Anh thì kể chuyện Pháp đô hộ Việt Nam như kiểu thiên hạ kể chuyện ngàn lẻ một đêm trong khi sách của Nguyễn Phương là một tự thú ngây thơ về tội ác làm mất nước của dòng họ Nguyễn Ánh và tội ác đồng lõa của Vatican và đám cừu non qủy ám tiếp tay cho Pháp cướp nước còn Nguyễn Tiến Hưng thì biện minh cho việc VNCH không ‘thua’ với giọng điệu bà Phán Phom bênh vực cho Xuân Tóc Đỏ!

Có nhìn kỷ cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy của Nguyễn Tiến Hưng thì thấy rõ. Đầu sách tác giả trích câu của Kissinger nặng lời với đám lãnh đạo VNCH, trong đó có tác giả, bằng câu nguyên văn ‘sao chúng không chết phứt cho rồi?’! Lật bìa sau lại thấy tác giả khúm núm cười ruồi bên cạnh Kissinger như con pet dog, chó kiểng, được chủ thương tình cho ngồi lên đùi!

conmeo comment-970

Chụp “Mũ Cối” Lên Đầu Chư Tăng Phật Giáo…

Chỉ cần một người có trình độ nhận xét, phán đoán, biết dựa trên các luận điểm & luận cứ…cũng thấy bọn này dơ bẩn, hèn hạ đến chừng nào. Nếu có đủ tư cách (còn cảm thấy mình còn là một con người), thì hãy đưa những thông tin chụp mũ này lên một phương tiện công luận (ví dụ một tờ báo uy tín, độc lập của Úc, Hoa Kỳ, v.v… chứ không phải mấy tờ lá cải của lũ ngu dốt “tự làm Chủ Bút”)*, hãy để tên thật của mình, và nhận lãnh trách nhiệm với những gì mình viết và nói… Thì nên nói & viết.

Đồng bào nên cảnh giác những kẻ bồi bút, văn nô chuyên đánh phá Phật giáo dựa trên một vài luận điểm, thông tin vu vơ (tin vịt, bịa đặt) không có thật… Chuyện đánh phá chư Tăng Phật giáo trên internet chỉ đáng để gọi là “CHÓ SỦA TRĂNG”…

Ngưỡng nguyện Phật Pháp trường tồn!

[*]Đa số những tờ báo Việt ấn hành tại Hoa Kỳ, Úc, v.v. đều là những tờ lá cải chưởi bới bậy bạ, lỗi chính tả dày như rạ, văn phong côn đồ, biên tập chỉ là một lũ ngu dốt thiếu chuyên môn. Đau thương thay cho lịch sử báo chí Việt tại Hải Ngoại….

Chợ Xổm Người Việt

Đã hai thứ tóc trên đầu mà bọn ngu dốt và vô tích sự này không chịu yên thân, hết chụp mũ người này cộng sản, người kia thân Cộng… Chúng đánh phá nhau như một cái chợ, chẳng có chút gì gọi là văn hóa… Chư tăng PG tu hành chúng còn không để các ngài/các thầy yên thân…

Thử hỏi: Bọn người này đã làm gì cho quốc gia, quê hương & dân tộc ngoài việc chửi bới, xuyên tạc, chụp mũ người khác… Đúng là bọn già tự xưng là ‘người Việt quốc gia’ nhưng bị bệnh tâm thần, loạn tưởng.

Nên nhớ rằng: bản thân lũ già lưu vong vô tích sự đang là những tên ăn mày nước Mỹ, suốt ngày chỉ giỏi trò ngồi lê đôi mách…Một lũ rác rưởi của dân tộc Việt.

Một đoạn viết chỉ vài dòng cũng có thể tìm ra hàng trăm lỗi chính tả…thì liệu chúng có đủ kiến thức, học vấn để phục vụ hữu ích quốc gia????

Chúng tự cho mình là đang làm ‘cách mạng văn hóa’ ư ?? cách mạng văn hóa kiểu Mao Trạch Đông thì có.

Kết luận= Đám gà què…Chuyên moi móc.

conmeo comment-969

Ngầy ngật vì men say chiến thắng, Quảng Đức và các Tăng Ni thánh tử đạo người ta còn không nhắc đến huống nữa thầy Trí Quang, Thiện Minh!

Nhưng cái đám ‘quốc gia’ qủy ám chuyên ăn cơm viện trợ Mỹ một cách vô tích sự lại không lơ đểnh chính trị kiểu đó!

Với đám này mọi chuyện đều theo thánh ý Đức Thánh Cha và cha trên trời, nhưng với họ Việt Minh chiếm nửa nước và mất Miền Nam lại không phải là do thánh ý cha trên trời hay bên Vatican mà là do đám ‘Việtgian CS’, đám tranh đấu thân cộng, đám ăn cơm quốc gia [dù là ăn chay!] thờ ma cộng sản mà Thầy Trí Quang và các thầy cô Ấn Quang và tất cả dây mơ rễ má đều là những vật tế thần nhận hết tội lỗi mất Miền Nam. Họ vẫn cay cú, có dịp là họ đánh hôi, đánh theo tinh thần bảo vệ quốc gia, dành lại nước cha trị đến giờ thứ 25! Họ là ai? Câu trả lời sau đây là điều đáng suy nghĩ…

Câu trả lời đây là một điện thư của một người nổi sân si vì thương hại mấy thầy cô bị bắt đội nón cối mang dép râu lỉnh kỉnh quá mà lên tiếng…Điện thư đó viết như thế này…

conmeo comment-968

Thật vậy, hình như Hoàng tôi đã thực sự đổi đời không phải sau ngày 30/04/1975 nhưng là vào ngày Phật Đản 1963 trên sân Chùa Từ Đàm khi Thầy Trí Quang dõng dạc đọc lên những biểu ngữ trước lễ đài và giải thích ý nghĩa cũng như lý do tại sao có biểu ngữ ấy với mấy tiếng ‘Cờ Phật giáo quốc tế không thể bị triệt hạ’! và tiếp theo: ‘Chúng tôi đã đến lúc bị bắt buộc phải tranh đấu cho chủ trương tôn giáo bình đẳng. Chúng tôi không từ chối một hy sinh nào!’

Những âm thanh ấy suốt đời bám vào não trạng Hoàng tôi cho đến ngày nhắm mắt lìa đời!?

Tiếng súng đồng khởi vang lên năm 1960. Nhưng phải 15 năm sau, với thế dựa của Nga, Trung hoa và những người công chính yêu hòa bình khắp thế giới, nhất là ngay chính trên đất Mỹ, mà BắcViệt mới chấm dứt được chiến tranh và thống nhất được đất nước. Trong khi các Thầy như Trí Quang, Thiện minh và ‘nhóm’Ấn Quang đi theo ánh sáng và di huấn của Thầy Quảng Đức, chỉ không đầy nửa năm đã đẩy Washington đến chỗ phải nhắm mắt gạt bỏ những kẻ đang có thế bảo chứng vững chắc của Vatican, những kẻ mà chính họ đã nuôi như con cầu tự suốt chín năm ròng. Không chỉ gạt bỏ mà dứt gọn không nương tay nữa!

Thành quả đó không phải ai cũng làm được và Phật giáo Việt Nam thời nào cũng làm được.

Thầy Trí Quang và Ấn Quang có làm chuyện ấy với sự hợp tác của Bắc Việt không?

Câu trả lời dễ dàng tiên đoán là: ‘Có!’ Trước tiên là của Vatican và đám cừu non qủy ám hợp ca với những cai thầu ý thức hệ muốn đánh đến đồng MK, đến người Việt và hạt gạo Miền Nam… cuối cùng!

Nhưng buồn cười hơn là câu trảlời của đám con cháu Marx! Vì lý do chính thống và nhu cầu chính trị, đám này hoặc vì muốn ‘tránh gian nguy tranh công đầu’ như lời nhạc Diệt Phát-xít hoặc vì giáo điều nên chưa chịu chấp nhận một biến trạng thế trị nào ngoài duy vật lịch sử và ‘đường hướng nhân dân’ cả!

conmeo comment-967

rồi đọc mấy lời phúng điếu của những nhân viên Bộ Chính Trị như Nguyễn Minh Triết, Mai Chí Thọ, Hữu Thọ, Nguyễn Khoa Điềm xưng tụng Trịnh công Sơn là … ‘một nhạc sĩ, một nghệ sĩ lớn tài ba, độc đáo… nhà sư phạm về tình yêu bao la, rộng lớn đối với đất nước, đối với nhân loại, đối với vạn vật… để lại mãi mãi cho đời những cống hiến cho đất nước, cho đồng bào và bè bạn… Anh đã bỏ rơi chúng ta trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI … ‘ và so sánh những lời ca ngợi đó với những băn hăn cay đắng lầm bầm bùa chú của những người tự nhận là quốc gia chiến bại rằng Trịnh công Sơn phản chiến thiên cộng, là đâm sau lưng chiến sĩ, là cộng sản, là việt cộng, là cách mạng 30… Hoàng tôi không khỏi than thầm rằng: Tội nghiệp những người anh em này thua những người anh em kia là phải!

Đối diện với những khổ đau mất mát phung phí của chiến tranh, có những người quá giận hờn mà quên hổ thẹn. Hoàng tôi là một. Trịnh công Sơn giận ít hơn thẹn, buồn nhiều hơn bực. Do đó mà Trịnh công Sơn khoan dung hơn Hoàng tôi mỗi khi nghĩ về cuộc chiến, hát về chuyện nhân gian chưa từng độ lượng. Sơn phải cao cả lắm mới nghĩ được rằng ‘Trên những trang giấy tinh khôi chúng tôi không bao giờ còn thấy bóng dáng của những đường kiếm mưu đồ, những vết dao khắc nghiệt… Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Đời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm’.

Đất nước cần những người biết khoan dung và hổ thẹn như Trịnh công Sơn. Hoà bình dân tộc và nhân loại cần những người biết khoan dung và hổ thẹn như Trịnh công Sơn. Đó là bài học Trịnh công Sơn đã dạy cho Hoàng tôi.

conmeo comment-966

Khối tác phẩm đồ sộ của Trịnh công Sơn, tình yêu thương mà Việt Nam và thế giới dành cho Trịnh công Sơn, cái đám tang lớn nhất Miền Nam, – không hơn thì cũng bằng đám táng Phan bội Châu, Trần văn Ơn, Quảng Đức, Nhất Linh… Cái mức độ nhớ, thuộc và thích của quần chúng dành cho nhạc Trịnh công Sơn… Một trăm năm chưa dễ có một thiên tài nghệ thuật. Trịnh công Sơn là một. Trịnh công Sơn là thiên tài ca nhạc của Việt Nam thế kỷ 20. Nguyễn trọng Tạo – người đồng bào bên kia vỹ tuyến đã biết đến Trịnh công Sơn từ những ngày đất nước còn chia đôi trong máu lửa và nước mắt, gọi Trịnh công Sơn là ‘tài danh Việt Nam thế kỷ 20′. Bởi vì theo Nguyễn trọng Tạo…

Về lượng, Trịnh công Sơn là người được hát nhiều nhất, có kỷ lục dĩa, băng trong ngoài nước, suốt hơn 40 năm qua. Và ‘tên những bài hát của anh biến thành những tên quán của yêu thương và hâm mộ: Biển Nhớ, Hạ Trắng, Diễm Xưa, Mưa Hồng, Nguyệt Ca, Ru Tình, Ướt Mi, Tình Nhớ, Quỳnh Hương, Nối Vòng Tay Lớn, v.v… Còn tên anh thì được ghi trong bộ từ điển Bách Khoa Pháp: Encyclopédie de Tous les Pays du Monde. Tên tuổi Trịnh công Sơn luôn hiện diện trên những trang báo hút hồn bạn đọc. Âm nhạc của anh vang lên từ các tụ điểm ca nhạc, trên sân khấu lớn, trong quán hàng, trên xe ôtô, len lỏi vào tận giường ngủ của mỗi nhà, dầm dề như mưa Huế quê anh, bất tận như điệu thơ lục bát không bao giờ chấm dứt.

Về phẩm, Trịnh công Sơn là một cuộc đời hóa thân vào nghệ thuật xưng tụng thân phận và tình yêu của mọi kiếp người… len lỏi vào tận tâm hồn sâu thẳm của người Việt, đánh thức tình yêu quê hương xứ sở. Và Nguyễn trọng Tạo đã nói tiếp tại sao Sơn là tài danh Việt Nam thế kỷ 20: Nếu đem in 500 bài hát của anh, ta sẽ có một tập Thơ Trịnh công Sơn dày ngót nghìn trang.Và ta không ngạc nhiên rằng khi được nhờ chọn một số bài thơ tình hay nhất thế kỷ, nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Hiến đã tâm đắc tiến cử lời ca Đêm Thấy Ta là Thác Đổ của Trịnh công Sơn. (Nguyễn trọng Tạo – Trịnh công Sơn người tình vĩnh cửu – Trịnh công Sơn Một Người Thơ Ca Một Cõi Đi Về, nxb Âm Nhạc, TTVH Ngôn Ngữ Đông Tây, Hà Nội 2001).

Trịnh công Sơn là Nguyễn Du thế kỷ 20. Nhưng khác với Nguyễn Du là Sơn đã không hề băn khoăn chuyện 300 năm sau còn ai nhớ để nhỏ cho mình giọt lệ? Sơn không băn khoăn mà cũng không sợ phải chăng vì còn ca nhạc Việt Nam là còn Trịnh công Sơn, cũng như còn thi văn Việt Nam, còn ngôn ngữ Việt Nam, là còn Nguyễn Du?

Cũng có thể Trịnh công Sơn không màng đến giọt lệ của người đời sau bởi vì nhạc của Trịnh công Sơn chỉ toàn là nước mắt. Mấy trăm bản nhạc của Trịnh công Sơn có bản nào vui đây? Hình như là không. Những bản tưởng như vui nhất cũng thoáng những nét sầu. Như trong cõi đời này, không một loài hoa màu xanh nào mà không phả chút tím buồn man mác!

Có người trách Trịnh công Sơn là ‘không có chính trị, là lẩn thẩn vẩn vơ thế nào ấy’. Thực sự, chính trị của Sơn là đứng trên cả hai phe đối chiến. Sơn khổ đau đòi đoạn khi nhìn vào trong và thẹn thùng xấu hổ khi nhìn ra ngoài. Nhưng Trịnh công Sơn chỉ hổ thẹn mà không cuồng nộ, không lồng lộn giận dữ. Hay nói như Hồ thị Hải Âu ‘Âm nhạc của Trịnh công Sơn là kết hợp của những âm thanh đã siêu thoát, làm lay động nơi sáng láng nhất của sự giác ngộ con người như tiếng kinh cầu’.

Nghĩ lại lời mắng mỏ của Trịnh công Sơn:

Gia tài của mẹ một bọn lai căng

Gia tài của mẹ một lũ bội tình

conmeo comment-965

Từ đó đến nay, một vài nguyện ước của chúng tôi đã được hình thành. Còn quá nhỏ nhoi so với tấc lòng tiếc thương của chúng tôi đối với Trịnh công Sơn, một hiện thân rất Việt Nam của ước vọng hòa bình cho Việt Nam.

Trong khi kẻ chiến bại loay hoay gậm nhấm tiếc hận, kẻ chiến thắng say sưa độc quyền vinh quang thì Trịnh công Sơn đã đi qua cầu tuyệt vọng để tìm lại chính mình, để tìm lại yêu thương bình thường. Tiếng súng im, máu xương thôi đổ rồi, Sơn mới tìm được từ tâm hỉ xả đó chứ khi đất nước đang còn chìm trong khói lửa thì hình như không. Từ tâm của Sơn dấy động, Sơn tìm được sức mạnh để tha thứ cho đời khi Sơn thực sự cheo leo bên bờ vực thẳm của tuyệt vọng. Đã hẳn là tuyệt vọng với đời. Thực ra thì những kẻ chiến đấu hăng say, kẻ chết ngoài mặt trận thực sự là kẻ yêu hòa bình và chia sẻ những tâm tư của Trịnh công Sơn, chia sẻ niềm tuyệt vọng đầy hi vọng của Trịnh công Sơn. Chiến tranh khủng khiếp, nhưng chưa phải là tuyệt vọng, bởi người ta vẫn còn hi vọng chiến tranh chấm dứt, vẫn còn mong hòa bình sẽ chấm dứt khổ đau. Nhưng hòa bình rồi mà còn những nỗi khổ đã gây ra chiến tranh thì đúng là hết thuốc chữa! Nỗi niềm tuyệt vọng của Sơn là tuyệt vọng hậu chiến, nỗi tuyệt vọng nẩy sinh từ chiến thắng như những chùm gai nhọn trái cựa. Nhưng đụng đáy rồi thì chỉ còn nước hoặc chìm lỉm hoặc trồi lên. Trịnh công Sơn đã trồi lên, với từ tâm bao la vô lượng: ‘những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau … ‘

Trịnh công Sơn là hiện thân thơ ca của phong trào đấu tranh của thanh niên sinh viên học sinh Huế bùng nổ từ Mùa Hạ 1963. Phong trào đó đã đẻ ra Trịnh công Sơn và Trịnh công Sơn đã nuôi dưỡng phong trào đó cho đến ngày nằm xuống.

Năm 1964, chiến cuộc thực sự leo thang và phong trào phản chiến của thanh niên sinh viên học sinh thành thị cũng leo thang theo kể từ đó với biểu tình, bãi khóa, hội thảo, đêm không ngủ… Phong trào này đã sản xuất cả ngàn bài thơ, bài văn. Nhưng ca nhạc thì chỉ có một. Trịnh công Sơn!

Trịnh công Sơn đã lặp lại quyết tâm chân thật của Phùng Quán:

Yêu ai cứ bảo rằng yêu

Ghét ai cứ bảo rằng ghét

để trở thành người đầu tiên ghi lại mối hận chiến tranh và ước vọng hòa bình của người Việt qua bài Ca Dao Mẹ:

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu

Một trăm năm đô hộ giặc Tây

Hai mươi năm nội chiến từng ngày

Gia tài của mẹ để lại cho con

Gia tài của mẹ là nước Việt buồn

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu

Một trăm năm đô hộ giặc Tây

Hai mươi năm nội chiến từng ngày

Gia tài của mẹ một rừng xương khô

Gia tài của mẹ một núi đầy mồ

Dạy cho con tiếng nói thật thà

Mẹ mong con chớ quên màu da nước Việt xưa

Mẹ trông con mau bước về nhà

Mẹ trông con, lũ con đường xa

Ôi lũ con cùng cha quên hận thù

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu

Một trăm năm đô hộ giặc Tây

Hai mươi năm nội chiến từng ngày

Gia tài của mẹ ruộng đồng khô khan

Gia tài của mẹ nhà cháy từng hàng

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu

Một trăm năm đô hộ giặc Tây

Hai mươi năm nội chiến từng ngày

Gia tài của mẹ một bọn lai căng

Gia tài của mẹ một lũ bội tình

Dạy cho con tiếng nói thật thà

Mẹ mong con chớ quên màu da nước Việt xưa

Mẹ trông con mau bước về nhà

Mẹ trông con, lũ con đường xa

Ôi lũ con cùng cha quên hận thù

Mấy cụm từ ‘gia tài của mẹ’, ‘một ngàn năm nô lệ’, ‘một trăm năm đô hộ’ đã được lặp đi lặp lại như những tiếng búa oán than nện vào đầu những người lầm lạc. Ý thức phản chiến của Trịnh công Sơn thật đơn sơ, đó là người Việt không thể làm theo ngoại nhân để hận thù hành hạ chém giết người Việt. Hai bên đương chiến người Việt đều có phần lỗi trong khi dùng lý thuyết và súng đạn ngoại nhập để tìm hòa bình bằng chiến tranh, tìm chiến thắng bằng máu xương của đồng bào anh em. Sơn nặng lời gọi họ là ‘lai căng’, ‘bội tình’. Đây là lần đầu tiên – và có lẽ là lần duy nhất, Sơn nổi tam bành lục tặc trên dòng thơ nhạc.

Trong mùa điếu tụng khi Trịnh công Sơn vừa nằm xuống, cả hai phe cựu thù đã nhắc đến gần hết 500 bản nhạc của Trịnh công Sơn để ca ngợi hay đàm tiếu Trịnh công Sơn. Trừ bài Ca Dao Mẹ là không phe nào nhắc đến. Phải chăng vì bản nhạc đã làm cho người ta cảm thấy thẹn thùng hối hận? Chắc Trịnh công Sơn cũng ước mong sự thống tâm đó là vật xúc tác cho một tiến trình anh em tìm lại nhau trong’vòng tay lớn’ như Sơn hằng ước mơ.

Sơn lìa đời trong niềm ước mơ dang dở, trong ý thức rằng hòa hợp hòa giải dân tộc cho đến nay vẫn còn là con đường dài gập ghềnh như Sơn nói: ‘chúng ta đã đấu tranh. Đang đấu tranh. Và có thể còn đấu tranh lâu dài… Chỉ còn lại niềm tin sau cùng! Niềm tin vào tuyệt vọng, vào chính mình và tình người. Một tình người đã được giải hoặc, được gạn lọc đi những trang triết lý, những luận điệu phỉnh phờ chỉ biết rao bán đủ loại đói kém, chết chóc, thù hận nô lệ, vong thân…’ Đó là những lời Sơn viết tháng 11.1992, mười bảy năm sau ngày Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn hát bài Nối Vòng Tay Lớn.

Niềm tin sau cùng?! Tuyệt vọng, tự thân và tình người, phải chăng đó là ba vế niềm tin của Trịnh công Sơn? Như Khổ đế, Giác ngộ và Từ bi của người Phật tử?

conmeo comment-964

Tôi thương Phạm Duy kể từ khi tôi để ý đến lời ca của bản Người Về… Một vừng hương trắng xóa…

Thời đệ nhất cộng hòa, lần đầu tiên khi nghe câu đó tôi đã tít lên: Ô hay cái anh này, sao lại vầng hương trắng xóa vào đây hả?! Giữa một thời đại mà mở miệng ra là xin Thượng Đế ban phước lành cho Người hay lạy mẹ là ngôi sao sáng mà Phạm Duy lại khơi khơi nhắc đến một vừng hương trắng xóa hay tiếng chuông chùa rung…thì đúng là gàn hết chỗ nói rồi. Và tôi thương mến cảm phục Phạm Duy từ độ đó!

conmeo -963

Võng là một hình ảnh của cuộc đời, của sự sống và biên cương di động, chông chênh vi tế giữa hai hoàn cảnh, giữa hai lựa chọn, giữa tốt và xấu, thiện và ác, đúng và sai, hận và thương, yêu và ghét, chấp và xả… theo nghĩa thông thường của nhân thế.

Sống là động, sống là nằm võng. Không thích đưa võng, không chịu võng đưa thì nằm giường nằm đất cho ‘yên’, chẳng cần phải lên võng làm gì. Cũng như sống là phải lựa chọn. Võng đưa bên này thì xa bên kia, như Phạm Duy nói, gần sinh thì xa tử, gần tình bạn thì xa hận, gần vui thì xa khổ.

Cuộc đời của Phạm Duy cũng là biểu hiện của những nhịp võng lịch sử.

Năm 1945, nhịp võng đưa Phạm Duy vào đường ‘tay súng tay đàn’, vì độc lập tự do của quê hương, mấy năm sau nhịp võng lại đưa Phạm Duy rời xa cái lồng son ngột ngạt mùi hoa độc tôn độc thiện, rồi nhịp võng đưa Phạm Duy xuôi Nam cho đến năm 1975 nhịp võng đã biến Phạm Duy thành cánh chim bỏ xứ…

Trong hành trình bầm dập trần thân nổi trôi ‘theo mệnh nước’ đó, phần nào là lựa chọn của đời Phạm Duy, phần nào là đời lựa chọn cho Phạm Duy?

Điều đó chỉ có mình Phạm Duy biết, chỉ mình Phạm Duy trả lời được. Phạm Duy kết thúc bài Võng với câu /Tôi nằm đó, nằm im một chỗ/, có phải Phạm Duy muốn đời nghĩ rằng đã đến lúc Phạm Duy hết muốn đưa võng mà cũng hết muốn để võng đưa?

conmeo comment-962

Cuộc đời là một nỗi bất hạnh đột nhiên ngộ chứng. Kierkegaard gọi đó là một tâm thức ớn da gà – crainte et tremblement . Triết lý, tôn giáo thường là những cố gắng thuyết phục con người thích ứng với nỗi bất hạnh đó để thoát ra, để vươn tới.

Đạo Phật với nghiệp, đạo Nho với thân dân, đạo Lão với vô vi, đạo Chúa với thiên ý… Nghiệp giúp người chấp nhận đời, thân dân chỉ cách ở lại với đời, vô vi dẫn đường thoát đời, thiên ý chỉ đường về đất hứa ngoài cuộc đời này.

Mặt khác Marx bảo triết lý là một trò chơi phù phiếm vô bổ chỉ để kiến giải đời mà không thúc đẩy cải tạo đời, và tôn giáo chỉ là ma túy không chủ trị đau nhức mà chỉ làm nguôi quên nhức nhối chốc lát.

Thực tế thì không phải tôn giáo mà chính cuộc đời này mới là ma túy; sống khổ, yêu khổ, ghét khổ, tham khổ, hận khổ nhưng cứ bám riết. Bởi nhất thời chẳng còn đường nào khác hơn là tự tử và ‘đấu tranh’.

Mà tự tử và đấu tranh không phải là điều mà ai cũng có thể làm vì tự tử đòi hỏi một quỷ biện toàn triệt, trong khi đấu tranh – xuất gia, làm cách mạng, đòi hỏi một thoát xác toàn diện, một dấn thân tuyệt đối.

Ngao ngán vì những chém giết điên cuồng của đại chiến thứ hai, Sartre và các nhà văn hóa hiện sinh đã nghĩ rằng đời là một ngớ ngẩn lố bịch – absurde.

Mười năm trước đó, Huizinga đã nhẹ nhàng hơn bảo rằng bản chất của hiện hữu không phải là lao tác – homo faber , là suy tư – homo sapiens ; bản chất của hiện hữu là hí lộng – homo ludens. Chẳng có gì thường hằng nghiêm túc theo nghĩa thông thường.

Nhưng không phải ngày một ngày hai mà người ta thấy được ‘làm lắm cũng tắm ở truồng’. Hí lộng chỉ xuất hiện ở cuối đường trần thân bầm dập, nhức nhối.

Hí lộng cũng chính là một quan niệm về cuộc đời của Phật giáo. Quan niệm vô thường sắc không.

Bởi đầu đường trần thân bầm dập là ý thức khổ và cuối đường bầm dập trần thân là ý thức vô thường nên ‘anh hùng mạt vận bán qui tăng’ nếu có xảy ra cũng là chuyện đương nhiên.

Phạm Duy là một hiện thân của sự trở về đương nhiên đó với album mới mang tên Thiền Ca .

Anh hùng mạt vận?

Tôi không nghĩ Phạm Duy đã mạt vận theo nghĩa thông thường của nhân thế.

Bởi đã cái tuổi ‘cổ lai hi’ mà Phạm Duy vẫn ‘ăn cho vừa, chơi cho thật, sống cho thẳng, chết cho ngay, yêu cho lâu, ghét cho mau, khóc cho đầy, cười cho rõ’, mà Phạm Duy còn viết nhạc, còn hát nghêu ngao được, còn thất tình được như một kẻ mới ‘hai mươi tuổi đời’ thì quả thật Phạm Duy chẳng mạt vận chút nào.

Phạm Duy đang tồn tại như một lõi trầm hương, tuổi đời càng chồng chất thì càng cứng, càng thơm.

Phạm Duy chỉ quay về với đạo vì Phạm Duy thấy rằng /khổ lụy tận cùng là thoát đau thương/ (Thiền Ca 9) .

conmeo comment-961

Lịch sử mù lòa như những lỗ mắt của cái sàn gạo, nhưng lịch sử cũng sàn sảy những sạn cát, những tấm vụn, những mạt trấu để giữ lại những hạt gạo tròn làm bữa cơm ngon lành đủ nuôi con người, đủ nuôi dân tộc qua những cơn ngặt nghèo, tao loạn, đói kém, khủng hoảng, bế tắc…

Cái sàn gạo đã lọt vào tay những phù thủy ý thức hệ và các đồ đệ của họ nên đất nước mới ra cớ sự hôm nay.

Marx đã hăm he đóng cửa lịch sử khi triệt hạ xong tư bản, Nakayama cũng lơn tơn hạ màn lịch sử khi bức tường Bá Linh sụp đổ (Francis Fukuyama – The End of History and the Last Man, Hamish Hamilton, London 1992).

Cả hai đã quên rằng lịch sử không chỉ là lịch sử, ý thức hệ và cuồng vọng của cả hai cũng chính là lịch sử nữa.

Tôn giáo và nghệ thuật không cướp chính quyền lịcht sử. Tôn giáo và nghệ thuật chỉ hóa giải những cuồng vọng lịch sử, tạo những nhịp cầu chuyển hoá cho hận thù thành yêu thương, ngộ nhận thành thông cảm, tác hại thành xây dựng, xa cách thành cận kề.

Tôn giáo có thể là khởi điểm nguy hại của lịch sử, cũng như nghệ thuật có thể là đồng lõa tồi tệ của ý thức hệ.

Nhưng tôn giáo cũng có thể là cái thắng của lịch sử, cũng như nghệ thuật vẫn có thể là yếu tố thức tỉnh những mê mờ cuồng vọng của ý thức hệ bất cứ màu sắc nào.

Phải chăng với ý nghĩa đó mà Phạm Duy đã nghĩ rằng tôn giáo và nghệ thuật phải giữ vai trò tích cực trong việc tái dựng quê hương đổ nát cùng quẩn?

conmeo comment-960

Ai đúng ai sai? Ai lỗi ai phải đây?

Tất cả những người Việt sinh ra trong tiếng đạn bom, lớn lên trong tiếng bom đạn, đã làm mồi cho đạn bom ăn một phần hay toàn thân cốt nhục, đã thoát nạn sống còn cho đến hôm nay vì được bom đạn ‘tha’ mạng, tất cả đều có câu trả lời cho những câu hỏi ấy.

Nhưng trả lời cách nào cho Con Đường Cái Quan không còn là ‘phố buồn hiu’ của những bà mẹ Gio Linh tương lai, trả lời cách nào cho Con Đường Cái Quan không còn là ‘đại lộ kinh hoàng’ cho những cô những cậu bé con ra đời khi đất nước đã im tiếng đạn bom nhưng hòa bình an lạc vẫn mờ xa như đường chân trời…?

Không hiểu Phạm Duy có ưu tư về điều đó không khi ông bảo chỉ có tôn giáo và nghệ thuật là đủ khả năng hàn gắn lại lòng người và đất nước?

Không hiểu Phạm Duy ưu tư đến mức nào về điều đó khi ông phăng tay gạt hết 997 (?) bài ca ông đã làm trong hơn 50 năm làm kiếp nhân chứng khổ đau của lịch sử, gạt hết chỉ giữ lại ba bài trường ca – giao hưởng Con Đường Cái Quan, Bầy Chim Bỏ Xứ và Mẹ Việt Nam?

Phản ứng thái quá của những nạn nhân của lịch sử là hăm hở biến lịch sử thành nạn nhân.

Một số không ít những bản nhạc của Phạm Duy đã có một chỗ đứng vững vàng trong lịch sử văn học nghệ thuật của dân tộc. Tình Ca, Về Miền Trung, Chiều Về Trên Sông, Nghìn Trùng Xa Cách… là những ví dụ.

Phạm Duy đã bị lịch sử lợi dụng. Phạm Duy cũng có thể đang bị lịch sử lợi dụng. Một sự bất công nghiệp chướng.

conmeo comment-959

Cả hai cùng tham gia kháng chiến. Cùng nhau làm bản Đàn Chim Việt . Phạm Duy rời bỏ kháng chiến, cùng Nguyễn đức Quỳnh, Mai Lân vào Huế tìm đất sống trước khi xuôi Nam. Biên giới chính trị giữa Văn Cao và Phạm Duy hình thành từ đó.

Văn Cao có hận chuyện Dinh Tề của Phạm Duy không, và hận đến mức nào, tôi không biết. Nhưng Văn Cao vẫn nâng niu bản Đàn Chim Việt đã làm chung (?) với Phạm Duy. Văn Cao không hề phủ nhận đó là bản nhạc của mình.

Phạm Duy có hận chuyện Văn Cao ‘bám’ vào kháng chiến không, và hận đến mức nào, tôi không rõ. Nhưng Phạm Duy vẫn nâng niu bản Đàn Chim Việt đã làm chung (?) với Văn Cao. Cái hận của Phạm Duy thật dễ thương. Phạm Duy không nguyền rủa mạt sát Văn Cao mà chỉ phóng tay gạt phăng hoài niệm kháng chiến với Văn Cao bằng cách khai tử Đàn Chim Việt, khai sinh Bến Xuân và cho bản nhạc một linh hồn mới.

Văn Cao cố cứ giữ lấy những vàng son ảo vọng của tình yêu nước lãng mạn của một cánh én muốn làm mùa xuân trong Đàn Chim Việt. Những con chim đã chấp nhận ở lại để rồi có thể phải chết ngộp trong những chiếc lồng son đầy hoa như lời Đại Tá hồi chánh Huỳnh Cự nói sau này cũng chỉ vì những cánh chim đó không dứt được hoài niệm vàng son của những /hoàng hôn Thái Nguyên tung hoành/ của /Bắc Sơn thời tung cánh/, của đồi Yên Thế, của dòng sông Cấm…

Phạm Duy nhanh chân chạy thoát những chiếc lồng son đó để sống cho chính mình, cho những rung động lãng mạn thầm kín. Phạm Duy giã từ ảo tưởng đại đồng để có thể nghĩ đến tình yêu riêng tư khiêm tốn của một người yêu chờ đón một người yêu nơi căn nhà nhỏ /bên chiếc cầu soi nước/ có /lũ chim rừng họp đàn trên khắp bến xuân/.

Cả Phạm Duy và Văn Cao đều thương nhớ Bến Xuân, trong những vị thế cá nhân cũng như tư thế lịch sử khác nhau. Nhưng cả hai đều không có một lời nào phủ nhận hay lên án những vị thế và tư thế ấy cả. Ít ra là trong buổi đầu chia tay của dân tộc nơi dòng sông Bến Hải.

Cũng năm 1954, khi bỏ Bắc xuôi Nam ấy, Phạm Duy làm bản Tình Ca khiến cho nhiều người rơi lệ. Tôi nhớ rõ một câu trong bài hát: /Người yêu thế giới đại đồng / còn tôi ôm ấp ruộng đồng Việt Nam./

Khi bài hát được in ra dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, câu đó hình như đã bị kiểm duyệt thành /người yêu thế giới mịt mùng/. Thế giới mịt mùng thì có gì đáng yêu! Nhưng ý thức hệ là ý thức hệ. Và ý thức hệ của chính quyền Miền Nam lúc đó thì chỉ muốn loại bỏ những người muốn yêu thế giới đại đồng. Dù ý thức được hố sâu ý thức ý thức hệ đó, Phạm Duy vẫn mong ‘làm sao chấp cánh bay ngàn, nhìn Trung Nam Bắc một đoàn bên nhau…’

Xung khắc giữa Đàn Chim Việt và Bến Xuân, hay giữa Văn Cao và Phạm Duy qua bản nhạc bất hủ đó là một xung khắc đẹp. Một cuộc tranh đấu trong tình yêu và bằng tình yêu.

conmeo comment-958

Chỉ có tôn giáo và nghệ thuật mới cứu vãn dân tộc ra khỏi tình trạng bế tắc hiện nay’…

Nhạc sĩ lão thành và tài hoa Phạm Duy đã quả quyết như thế trong buổi trình bày trường ca Con Đường Cái Quan của ông do Hội Đồng Văn Hóa của Phật Giáo Sydney tổ chức tối 11.4.1992 tại chùa Phước Huệ, Sydney.

Phạm Duy cũng tâm sự rằng với tư cách một chứng nhân của 50 năm lịch sử đau thương và trong cương vị của một người Việt Nam yêu nước, ông nghĩ người Việt – và riêng ông, phải trở về để góp phần xây dựng lại quê hương. Bao giờ về, và về như thế nào, tôi không biết, nhưng chúng ta phải về! Phạm Duy đã nói rõ như thế. Và những gì ông đang làm bằng âm nhạc là để chuẩn bị cho sự trở về ấy. Tôi giờ đã 72 tuổi, ngày nào đây tôi sẽ ra đi, tôi ước mong làm được một cái gì, để lại một cái gì cho lới người đến sau.

Điều mà Phạm Duy muốn để lại đó là ba bản trường ca Con Đường Cái Quan, Bầy Chim Bỏ Xứ và Mẹ Việt Nam vậy.

conmeo comment-957

Nguyễn văn Lục, em trai của Giáo sư Nguyễn văn Trung, đã viết một bài đăng trên web danchimviet nội dung như sau:

Trí thức phải là người biết ngượng

Nguyễn Văn Lục

Trí thức thiên tả? Trí thức khuynh tả hải ngoại?

Trí thức hải ngoại cảm tình hoặc theo Cộng Sản

Sau 1975, ai là những thành phần sinh viên phản chiến vẫn tiếp tục là cảm tình viên hay ngả theo Hà nội, hoặc đi theo Cộng Sản? Thực ra khó mà biết minh bạch ai tiếp tục theo Cộng sản và ai rút lui? Một phần không nhỏ những loại này đã chọn rút lui ra khỏi tổ chức, rút lui ra khỏi sinh hoạt của tổ chửc? Lý do của sự rút lui này có thể nay họ hiểu được thực chất của cuả cuôc chiến ấy, hiểu được sự phản bội của Cộng Sản đối với MTGPMN, chính sách hà khác trù dập đi học tập đối với miền Nam miền Nam Việt Nam, những thất bại trong chính sách phát triển kinh tế Việt Nam, v.v…

Có hai con đường lựa chọn: Chọn âm thầm rút lui, không công bố hay phát biểu điều gì. Một số không nhỏ đã chọn con đường này. Nam Dao là một trường hợp trong những trường hợp ấy. Nay anh dành trọn thì giờ cho văn học. Số ít ỏi còn lại, nay đã thành đạt, đã có nghề nghiệp chọn con đường hợp tác với chính quyền Cộng Sản hiện nay. Số trí thức ít ỏi này được anh Nguyễn Hữu Liêm gọi là trí thức “từ phía trái” với những tên tuổi nổi tiếng và quen thuộc: Ngô Vĩnh Long, Nguyễn Ngọc Giao, Cao Huy Thuần, Vũ Quang Việt, Trần Hữu Dũng, Hà Dương Tường, Trần Quốc Hùng, Vũ Xuân Hân… Đây là những trí thức thiên tả lừng danh một thời…

Tôi sợ rằng những lời tán tụng của anh Nguyễn Hữu Liêm có thể quá lời mà người đọc cảm thấy sượng sùng khi nghe những lời nói hoa từ như thế. Họ đã làm được điều gì để được gọi là lừng danh một thời?

conmeo comment-956

Điều kiện đòi hỏi: Tôi chỉ dám cá với mấy ông LM đã tốt nghiệp Dòng tên, và đã đi giảng đạo từ 2 năm trở lên mà thôi. Còn đối với những ông LM dòng Triều hay những giáo dân thường như Chu Tất Tiến, Lữ Giang…..thì tôi không dám cá. Vì sao??? Vì cái thành phần thứ hai này, họ đã bị lừa từ nhỏ đến lớn. Cho nên trong đầu họ thật sự tin có Chúa. Cá với họ chết sao? Ngu sao cá.

Còn cái đám LM dòng tên? Đã học 6,7 năm trong đại chủng viện. Và thêm 2 năm phải nghiên cứu thánh kinh, phải lựa lọc những câu nào hay, câu nào nghe lọt lỗ tai để giảng cho con chiên nghe. Do đó, họ đọc TK rất kỹ. Với một người chỉ cần trình độ tiểu học thôi, mà đã đọc qua TK thì KHÔNG BAO GIỜ TIN MỘT ÔNG CHÚA NÓI BÁ LÁP, và ĐỘC ÁC NHƯ ÔNG CHÚA TRONG TK.

Chính vì điều này mà hơn một ngàn năm nay Vatican đã cấm con chiên đọc TK. Vì sợ con chiên phát hiện những điều bá láp và tàn độc trong đó.

Chính vì nội dung cuốn TK tàn độc như vậy. Cho nên những ngày gần đây, khi cô Hoàng Thảo Vi đề nghị phổ biến TK trên diễn đàn, thì nhà trí thức (?) nhà văn lớn (?) Chu Tất Tiến của CG chống đối liền lập tức. Vậy mà từ bao lâu nay, họ luôn luôn rêu rao rằng: “Cho đến muôn đời, lời Chúa trong TK không bao giờ sai một dấu phảy” (?)

conmeo comment-955

Mục tiêu của phong trào đổi mới đó là phục hoạt chủ trương Phật pháp bất ly thế gian pháp và truyền thống tự giác nhi giác tha của Phật giáo Lý Trần.

6. Quyết tâm phục hoạt đó đẩy người Phật tử khỏi hoàn cảnh mơ màng mộng mị, mủ ni che tai hoặc để nhận ngoại nhân ngoại đạo và những quyền lực thế trị bản xứ công cụ là chủ nhân ông của đất nước về cả hai phương diện thế trị và tâm linh.

7. Khẩu hiệu nhập thế của Phật giáo Việt Nam từ biến cố 1963 đó là Đạo Pháp và Dân Tộc. Tùy khế cơ khế lý mà phân công phục vụ đạo pháp theo hoàn cảnh của dân tộc hay phục vụ dân tộc theo ánh sáng của đạo pháp.

8. Hoàn cảnh đất nước ngặt nghèo của giai đoạn 1963-1975 chưa cho phép Phật giáo có thì giờ và điều kiện chuẩn bị đầy đủ hơn để đảm nhận vai trò mới, chu toàn nhiệm vụ mới hữu hiệu hơn như mong ước. Chưa kể là một số hữu trách đã bị cuốn hút vào những cơn lốc thời cuộc nên vô hình chung trở thành những tên lính đánh thuê cho ngoại nhân ngoại đạo. Chưa kể là những thế lực vọng ngoại, chủ chiến, độc tôn đã chụp mũ Phật giáo là tranh đấu xáo trộn, chủ hòa, trung lập, dân tộc quá khích, là thân cộng, là cộng sản, là phản động để có lý do phá hoại ngăn chận và đàn áp Phật giáo.

9. Thế nhưng trong hoàn cảnh khó khăn gian nan đó, một phần Sơn Môn và Phật tử hữu trách cũng đã cố hết sức chu toàn trách nhiệm lãnh đạo và hướng dẫn của mình theo chiều hướng Cách mạng xã hội – Độc lập quốc gia – Hòa bình dân tộc để phát triển ý thức tự do dân chủ, ý chí tự quyết tự chủ, ước nguyện hoà giải dân tộc, chuyển hóa những hận thù tương tàn huynh đệ, góp phần thâu ngắn cuộc chiến. Thông thường, đó không chỉ là những đóng góp bằng kinh nguyện thôi mà còn bằng khổ nhục, lao tù, bằng nước mắt và máu.

10. Trước 1963, Miền Nam không có dân chủ, không có tự do chính trị, chỉ có chính quyền của những tập đoàn thiểu số do ngoại nhân áp đặt. Đệ nhất Cộng Hòa tự suy tôn với 99 phần trăm phiếu ma qua cuộc trưng cầu dân ý một chiều tiền định. Tổng Thống và các Dân Biểu đệ nhất Cộng Hòa được hợp thức hóa bằng 99 phần trăm phiếu trong những cuộc bầu cử độc diễn. Cuộc vận động bình đẳng tín ngưỡng kết hợp với dân chủ thế trị của Phật giáo đã phần nào đã chấm dứt tệ trạng đó. Cho nên, Tổng Thống và Nghị sĩ, Dân biểu, Nghị viên gia nô của Đệ Nhị Cộng Hòa không còn dám trâng tráo tự hợp thức hóa với số phiếu bầu 99 phần trăm như trước.

11. Những kẻ hôm nay ồn ào đòi tự do dân chủ nhân quyền đã ở đâu, làm gì khi Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa chủ trương xem lá phiếu như cuộn giấy vệ sinh muốn kéo ngắn kéo dài bao nhiêu tùy ý thế đó?

conmeo comment-954

copy Phật Giáo và Phật Đản 63

Hoàng Nguyên Nhuận

conmeo comment-953

Với thiện tâm thiện chí, người Phật tử có thể làm những việc hữu ích cho số đông. Vụ cứu lụt vừa qua là một bằng chứng. Nhưng làm gì thì cũng đừng đi xa mục tiêu hàng đầu đạo pháp và dân tộc, là giải nghiệp và trả nợ quê hương bằng cách tiếp trợ cho Phật giáo tại quê nhà và góp phần tái thiết đất nước. Việt Nam và Phật giáo Việt Nam là phần chân như, là phần chúng sinh đồng loại người Phật tử phải quan tâm đến trước hết.

26. Trên căn bản vì lợi ích của chúng sanh và quê hương, nếu mỗi người Phật tử lưu vong gốc Việt hoan hỉ mỗi tháng góp một đồng hay một năm mười đồng thì có dự án nào không thực hiện được, có kế hoạch nào không thi hành được. Thiện tâm thành ý có thừa nhưng phải có dự án, phải có kế hoạch. Đây là công việc Sơn Môn và các hàng Phật tử hữu tâm hiếu hoạt phải nghĩ đến thay vì mất thì giờ với chuyện xây chùa to Phật nhỏ, lập giáo hội mới hữu danh vô thực, hay ngớ ngẫn chạy theo những sư tử trùng, những cáo già và ma trơi chính trị vô tình làm ngựa cho họ cưỡi.

Sơn môn và Phật tử có quyết làm không?

conmeo comment-952

Trong hai triệu người ly hương hiện tại, tối thiểu cũng có một nửa nếu không tự nhận mình là đạo Phật thì ít ra cũng chưa theo một đạo nào khác đạo Phật, và cũng không đính chính hay phản đối nếu kẻ khác coi mình như theo đạo Phật. Đem số ấy so sánh với số chùa am được thiết dựng thì tỷ lệ đó là một số lượng đáng khích lệ. Trong khi nhà thờ bỏ trống tàn tạ thì chùa miếu mọc lên theo mức độ chẳng kém gì tốc độ nhà thờ mọc lên ở khu Hố Nai Gia Kiệm Cái Sắn trước 1975. Nhưng có hai điều đáng suy nghĩ. Thứ nhất, chùa thường mọc ra trong mấy khu đông dân cư hơn là nơi thanh vắng tỉnh lặng. Nếu đã chủ trương tu chợ như thế thì cạo đầu ở chùa làm gì? Thứ hai số người xuất gia không bắt kịp số chùa được thiết lập. Tương lai có thể là không phải nhiều sãi không ai đóng cửa chùa, nhưng là không có sãi đóng cửa chùa.

22. Hai điều Tăng già hải ngoại có thể làm là thứ nhất, duy trì và phát triển ý thức tu học trong hàng ngũ đồng hương đang lao đao tán loạn vong thân vì chuyện đổi đời cũng như trong những người bản xứ đang thất vọng với tín ngưỡng truyền thống của họ. Thứ hai, làm cho thế giới hiểu rõ hơn truyền thống và hạnh nguyện của Phật giáo Việt Nam, hiểu rõ hơn về hoàn cảnh Việt Nam sau gần nửa thế kỷ chiến tranh. Thư ba, gây thiện tâm đóng góp vào các Phật sự ở quê nhà và tiếp tay gầy dựng lại xứ sở. Dù đông hơn về số lượng so với Tăng Ni các nước khác, một số Tăng Ni Việt Nam Hải ngoại đã không có gì đáng tự hào về kết quả thực hiện ba mục tiêu đó. Nhìn vào thành tích Phật sự của Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Thái Lan… ở ngoại quốc thì thấy rõ.

23. Nhìn theo quan điểm đó thì có lẽ phải nói một số tăng già cũng như cư sĩ hải ngoại phải quỳ hương sám hối. Vì họ quên họ là những người đang sống nhờ cơm áo đà na tín thí để tu hành và làm làm gương cho kẻ khác tu hành, để yêu nước và làm làm gương cho kẻ khác yêu nước, để phục vụ nhân quần và làm gương cho kẻ khác phục vụ nhân quần, quên mình là người đang sống trên những đất nước văn minh tiến bộ đang cần những nếp sinh hoạt tâm linh mới để điền khuyết những suy tư tín ngưỡng truyền thống đã thoái hóa lỗi thời. Họ lây cái bệnh mất nước của những kẻ nô lệ vọng ngoại từng cậy thế Pháp, thế Mỹ, thế Vatican để làm mưa làm gió suốt bao nhiêu năm cho đến ngày di tản năm 1975. Họ lây cái bệnh mất nước đó và họ trở thành đồng lõa của những con bệnh bất trị đó. Chỗ nào có danh nghĩa chính trị liên tôn chống cộng phục quốc là họ lăng xăng nhào tới như ruồi thấy mật, như thiêu thân thấy ánh đèn. Vì cầu an, vì tư lợi, vì hư danh, họ muốn lợi dụng thiên hạ và tự nguyện để cho thiên hạ lợi dụng tín ngưỡng, tôn sư, tín đồ và chính cá nhân họ. Họ tự biện minh rằng họ có làm như vậy để xây chùa to thì khi chết họ cũng không đem theo và để lại cho kẻ khá hưởng thôi. Không biết có phải họ muốn nói rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện không? Nhưng kinh sách có chỗ nào dạy họ phải đóng vai ma quỷ hoạt đầu chính trị để độ người không? Kinh sách có chỗ nào dạy phải đi vay ngân hàng để xây chùa rồi biến Phật sự thành một business để trả nợ? Tình trạng nầy dĩ nhiên chẳng mới mẽ gì vì Mâu Bác từ 18 thế kỷ trước trong quyển Lý hoặc Luận đã nói đến cảnh ‘sa-môn mê thích rượu ngon, hoặc nuôi vợ con, mua rẻ bán đắt, chuyên làm điều dối trá.’ Chỉ tội cho hàng Phật tử, và tội nghiệp cho chính các nhà kinh doanh bằng kinh sách và pháp khí nầy.

24. Phật tử không đóng cửa sập cầu, không coi thường hay rắp tâm lợi dụng các tôn giáo bạn, nhưng cũng không thể việc nhà thì nhát việc chú bác thì siêng, do đó phải tạm thời để chuyện liên tôn liên đảng một bên để tránh khỏi bị thiên hạ lợi dụng số đông của mình vào những mục tiêu riêng, quyền lợi riêng của họ. Tại sao Hòa Thượng Quảng Độ lâm vào cảnh đầy thiện chí liên tôn cười ra nước mắt khi đặt bút ký vào Lời Kêu Gọi ngày 24.9.1999 với mấy vị Kitô giáo, Hòa Hảo, Cao Đài không có quyền đại diện cho ai cả? Tại sao Hồng Y Phạm đình Tụng chối từ ký tên vào một lời kêu gọi ôn hòa hợp lý như thế khiến Linh Mục Chân Tín phải mang tiếng lừa dối Hòa Thượng Quảng Độ? Hai câu hỏi đó đủ giải thích tại sao trong Thông Bạch mới nhất ngày 21.4.2000 gởi nhà nước Việt Nam, Hòa Thượng Huyền Quang đã không núp bóng liên tôn liên đảng nhân quyền, không ném đá dấu tay tránh gian nguy tranh công đầu, không rắp tâm lợi dụng và xúi bẩy các tôn giáo khác đội nón rơm chữa lửa dùm, Hòa Thượng chỉ nhân danh Phật giáo để hiên ngang đơn thương độc mã trực diện với nhà nước về những thiếu sót, bất công sai lầm của nhà nước.

conmeo comment-951

Sự quá độ từ một chế độ phồn vinh giả tạo sang một chế độ xã hội nhân bản dân tộc phải được khởi phát bằng sự quá độ từ chuyên chính vô sản sang dân chủ và tự do. Chế độ đương hành cũng không thể viện bất cứ lý do gì để trì hoãn việc để cho người dân thực thi quyền tự do dân chủ thế trị của họ. Chuyên chính vô sản có thể đáp ứng yêu sách cách mạng kháng chiến, nhưng đất nước đã sạch bóng quân thù, tại sao phải duy trì chính quyền như một hội kín vận hành theo định lý nhất Thân, nhì Thế, tam Quyền, tứ Chế, khoan nói đến những định chế được thiết lập một cách dân chủ để bảo vệ dân chủ tự do và nhân quyền?

13. Những người có tâm huyết thao thức về hiện tại của chế độ và tương lai của đất nước đã thấy rõ nạn tham lam thụ hưởng và nạn cậy quyền tham ô không thể triệt hạ bằng nghị quyết, bằng thông tư, bằng luật lệ của Quốc Hội thôi, mà còn bằng văn hóa, đạo đức và ý thức tự giác. Ngày xưa nhờ chiến thuật Ba Mặt Giáp Công mà chiến thắng ngoại thù, ngày nay cũng phải có Ba Mặt Giáp Công để triệt hạ nội thù. Ba mặt giáp công hôm nay là chính trị – giáo dục – tín ngưỡng. Đó là căn bản hợp tác và tương cầu tương kính giữa thế trị và luân đạo. Đó cũng là điều kiện dấn thân của Phật giáo.

14. Chỉ có những kẻ ngu tận mạng mới có thể nhìn thấy đạo Phật là một tôn giáo theo nhận định của Marx. Marx không biết gì về đạo Phật, khoan nói là đã ngửi thấy mùi a phiến qua đạo Phật Việt Nam. Bệnh tả khuynh ấu trĩ đã biến cuộc cãi tạo xã hội chủ nghĩa tại Miền Nam sau 1975 đã lặp lại y nguyên những sai lầm ngoan cố của cuộc cãi cách ruộng đất ngày xưa mà Phật giáo là một nạn nhân đau thương oan ức chính. Bao giờ thì những kẻ có trách nhiệm trong chế độ hôm nay mới sám hối và đền tạ hết những oan khiên đã gây ra cho Phật giáo?

conmeo comment-950

1. Phật giáo Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước đã không như hôm nay nếu không có cuộc vận động tự do tín ngưỡng và công bằng xã hội do Phật giáo phát động ở Miền Nam năm 1963.

2. Không có cuộc vận động đó thì một phần lớn tăng ni biến thành những ông thầy chỉ biết đọc Bạch Y Thần Chú và lịch Tam Tông Miếu để chuyên việc cầu siêu, bói toán, cúng sao giải hạn. Và Phật giáo Việt Nam chỉ là những hội đoàn rời rạc lẻ tẻ tương tự hội tương tế, hội thể thao.

3. Không có cuộc vận động 1963 đó thì Phật giáo Việt Nam vẫn mãi bị liệt vào hạng mê tín dị đoan, chậm tiến, lạc hậu. Đây là định hạng mà đế quốc thực dân đã gán cho không chỉ Phật giáo mà cho tất cả những thế lực hay thành phần không chịu đầu hàng để bị đồng hóa.

4. Biến cố Phật Đản 1963 là đỉnh cao của phong trào thoát xác – hay đổi mới hay canh tân, mà hàng lãnh đạo cấp tiến của Phật giáo đã phát động từ thập niên 1920 để Phật giáo có điều kiện bắt kịp nhu cầu và hoàn cảnh Việt Nam cũng như nhân loại về cả hai phương diện tu học và phục vụ.

● conmeo comment-949

Dẫu xây chín vạn phù đồ. Không bằng làm phúc cứu một người. Phật tử không cần xây dựng chùa chiền nhiều, cần nhất là cứu người. Cứu người bằng nhiều cách thực tế chứ không phải là mua cá, chim về phóng sinh!!. Xây dựng thư viện, bệnh viện, đường sá, cầu cống, phúc lợi xã hội.

conmeo comment-945

Quý vị ơi, quốc hận, cờ vàng, tượng đài, quyên tiền, chao co,.. là do mấy ông bà Bắc kỳ Kito bày ra chứ người miền nam không có làm chuyện này nha. Quyên tiền, xin tiền là nghề của Vatican truyền cho Bắc kỳ Kito.

● Hùng comment-978

Mình thấy bạn viết cũng chi tiết đấy. Viết nhiều thế này sao không viết hẳn một bài đăng cho tiện? Bình luận nhiều hoa mắt quá. @@

● comment-943

Một bài phân tích hay và xác đáng . Lũ cờ vàng này chỉ có cay cú thôi chứ chẳng có gì để gọi là hận cả .

● Ba-Gac comment-940

Bác Xich Lô ơi ! Cười ra nước mắt khi đọc bài nầy, Bác viết kiểu nầy chẳng khác nào Bác lại “tuột quần” mấy tay chống cộng, đấu tranh cho “tự do dân chủi” thêm 1 lần nửa.

Đây là chuyện có thật : 1) Trong 1 dip đi ăn cưới bên DC- Washington, cha của cô dâu là 1 cựu sĩ quan quân lực VNCH. Khi vào ăn cưới, trên bàn của khách có tên và chức vụ ” Đại Tá -A, Thiếu Tá -B, Đại uý C….vv, và vv. Không thấy anh nào có chức vụ Thuợng Sĩ hay Trung Sí của lực lượng địa phương quân !!??? 1 cái quân đội toàn sỹ quan không có quân ? Trước khi làm lể cưới, mọi người được mời đứng lên chào lá cờ 3 sọc đỏ, cái lá cờ chúng ta có thể thấy nó bị rách nát, bị vứt bỏ bên lề đưòng 38 năm về trước vào 30-thang 4. Và sau đó, mọi người đuợc yêu cầu hát bài quốc ca của VNCH, cái bài hát mà đó ai dám hát ngay sau khi Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

2) Có 1 ông từng là cựu sĩ quan quân lực VNCH, qua Mẽo diện HO, năm nào cũng vác súng nhựa đi biểu tình, năm nay già quá, tụi nhỏ bây giờ không theo nửa, ổ bánh mì thịt không hấp dẩn bằng ở nhà bắn game… vui hơn, đứa lớn còn ra mặt chống đối cho rằng bố làm chuyện tào lao. Tuy cái nhóm của ông ngày một rụng dần, tuy hôm nay không léch theo nổi, nhưng ông cũng ráng bảo vợ mua 1 ít thịt heo và vịt quay về đẻ đại chiến hửu các câp ( các cấp sĩ quan thôi, tuyệt nhiên không có lính cùi). Vì theo thông lệ mổi năm, cứ dịp 30-Thang 4 nầy sau khi đi hò hét về họ ghé vào tiệm bia vác vài kết ( 24 chai) về nhà ông tưởng niệm ngày “quốc hận”, lai rai vài kết bia bàn chuyện đại sự “tự ro dân chủi”. Cung như mọi khi, trong bửa hội thảo thượng đỉnh để vạch ra đưòng lối đấu tranh của nhóm cờ vàng trong tương lai…, có 1 ông lớn tiếng tuyên bố ” bọn cống sản rất mánh khoé và đầy gian xảo, muốn chiến thắng bọ chúng chúng ta phải hết sức cố gắng, cần vượt qua gian khổ, phải chụi khổ như bọn chúng thì mới có hy vọng đập tan bọn chúng đươc”, cùng lúc ông đưa tay gấp miếng thịt quay, nhai ngấu nghiến. Nhưng chắc miếng thịt quay để lâu hơi nguội và có miêng da hơi dai, ông ta quay qua nói với ông chử nhà “Sao mà kỳ nây anh mua miếng thịt quay dai quá, nhai không nổi “. Xong ông quay qua hỏi người bạn kế bên ” anh đưa tôi chai bia uống cho dã mặn”. Bà vợ của chủ nhà hơi chao mài bực mình, nhìn ông Chiến Hửu chống cộng của chồng mình, bà hơi bực mình vì bị chê thịt quay của bà dai và nhiều mở. Bà vào bếp lẩm bẩm ” Chiến đấu đâu tui không thấy, chứ tới ngày 30-thang 4 nầy là tui cực như con hầu, nội lo mồi nhậu cho mấy cha nầy cũng đầu tắc mặt tối. Giải phóng ai tôi không biết, chứ từng tuổi nầy tui cần được giải phóng khỏi cái nhóm nhậu nầy !!!

● dung comment-944

nghe bạn kể thấy bọn chúng hài hước quá bạn ơi,không nhịn được cười bạn có khiếu viết truyện tiếu lâm đấy

● Hùng comment-939

Nhân comment-940

Chống Cộng ở hải ngoại, ở trên mạng…nhưng khi họ về Việt Nam tôi chỉ nghe họ khoe khoang về chuyện “chống hạ bộ phụ nữ nhí” thôi !

 


Trang Tôn Giáo




Đó đây


2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>