●   Bản rời    

Bác Bỏ Mấy Nhận Xét Sai Lầm Về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Bác Bỏ Mấy Nhận Xét Sai Lầm Về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Trần Trọng Trung

http://sachhiem.net

14-Jul-2015

Ngày 14 tháng 7 năm 2010 đài BBC (Anh) đã truyền đi và mới đây, ngày 26 tháng 8 năm 2011 phát lại bài của giáo sư sử học Phạm Cao Dương – California, Hoa Kỳ – nhan đề Một vài câu hỏi về tướng Giáp[1]. Gọi là “câu hỏi”, nhưng thực ra nhiều điều đã được GS khẳng định. Tuy nhiên, sự khẳng định đó hoặc dựa trên suy luận và định kiến với cái gọi là “chính quyền cộng sản” nói chung, với cá nhân Võ Nguyên Giáp nói riêng, hoặc dựa vào tài liệu của những người đối lập với chính quyền cách mạng hồi đó (như Jean Sainteny, Nguyễn Xuân Chữ, Nguyễn Tường Bách…), cho nên rất nhiều trường hợp GS đã tỏ ra thiếu hẳn tính khách quan khi đánh giá một sự kiện hay một nhân vật lịch sử.

Chỉ xin nêu mấy ví dụ:

1. Về thời trẻ của ông Võ Nguyên Giáp, GS Dương đã dựa vào ý kiến “có người nói” và suy diễn rằng “do thi để ra làm tri huyện nhưng bị rớt, mộng làm quan không thành” nên ông Giáp “đã dứt khoát quyết định từ bỏ tất cả (để) theo cộng sản…cùng với Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc vào năm 1940, mở đầu một giai đoạn mới trong đời mình”. Như vậy là GS không biết gì về những hoạt động của ông Giáp trước khi ra Hà Nội, từ những ngày còn là học sinh trường Quốc học Huế, việc tham gia thành lập Tân Việt Cách Mạng Đảng đến những ngày bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ v.v…

Võ nguyên giáp bị pháp bắt năm 1930 trong vụ sô viêt nghệ tĩnh

Võ Nguyên Giáp năm 1930, khi bị thực dân Pháp bắt
trong sự kiện Xô-viết Nghệ Tĩnh
. Ảnh tư liệu

2. Về mặt học thuật, có đoạn GS viết: “Biến cố 19 tháng 8 hay Việt Minh cướp chính quyền, mà nhiều người thận trọng không muốn gọi là Cách mạng, sau ngày 2 tháng 9 đã chấm dứt và một cuộc cách mạng đã thật sự bắt đầu, qua sự bãi bỏ và thay thế trong tổ chức và trong mọi sinh hoạt thuộc phạm vi hành chính…”.

Vậy sự kiện 19 tháng 8 có được GS Dương gọi là một cuộc cách mạng không? Chắc GS thừa hiểu, ngay những cuốn từ điển sơ đẳng nhất của nước ngoài cũng định nghĩa rõ nội dung từ “cách mạng” là gì.

Đoàn người biểu tình ngày 19 tháng 8 năm 1945 trước cửa Bắc Bộ phủ, Hà Nội. Ảnh wiki

19 tháng 8, 1945 - lần đầu tiên giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền trong cả nước, lần đầu tiên chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam ra đời. Ảnh baomoi.com.

Ví dụ:

Từ điển Chambers Pocket dictionary định nghĩa: Revolution: The complete overthrowing of a government. Từ điển Larousse des débutants định nghĩa: Révolution: Changement violent dans le gouvernement d’un Etat. Những nội dung được định nghĩa trên đây hoàn toàn phù hợp với những gì đã diễn ra trong cái mà GS gọi là “biến cố 19 tháng 8”: toàn dân nổi dậy dùng bạo lực lật đổ hoàn tòan chế độ cũ, lập chính quyền mới do mình làm chủ.

3. Người đọc rất đỗi ngạc nhiên trước những nhận định hết sức kỳ lạ của GS Dương về vai trò của Pháp ở Đông Dương sau Cách mạng tháng Tám. Ví dụ như ở Nam Kỳ (GS dùng từ Nam Kỳ thay vì Nam Bộ), ông viết: “Riêng ở Nam Kỳ, mặc dù cho tới thời điểm này (tức cuối năm 1946 – TG) vẫn còn là thuộc địa của Pháp và đương nhiên là vẫn do người Pháp quản trị và chịu trách nhiệm”. Từ nhận định trên, dẫn đến phê phán mọi hoạt động kháng chiến của phía Việt Nam là những việc “không thể nói là không vi phạm trầm trọng chủ quyền của người Pháp ở Nam Kỳ”. Như vậy, phải chăng GS Dương không biết gì hoặc cố tình không công nhận những thực tế lịch sử về “vai trò của Pháp” trên bán đảo Đông Dương trong những năm 1940 – 1945, trong đó có những mốc quan trọng là tháng 9 năm 1940 -- Nhật vào Đông Dương, tháng 3 năm 1945 -- Nhật đảo chính lật đổ nền thống trị của Pháp và nhất là những sự kiện trong và sau tháng 8 năm 1945? Nếu “Nam Kỳ vẫn còn là thuộc địa của Pháp” thì sao có chỗ GS lại viết rằng quân Pháp theo chân quân Anh trở lại (để tái chiếm) xứ Nam Kỳ, vì sao Jean Cédile (“ủy viên cộng hòa” vừa được máy bay Hoàng gia Anh lén lút ném xuống Tây Ninh) phải đến gặp đại diện chính quyền Nam Bộ là ông Trần Văn Giầu để “thương thuyết”, trong khi ở ngoài Bắc, phái viên của Pháp là Jean Sainteny (bám càng máy bay của thiếu tá Mỹ Archimedes Patti từ Côn Minh sang và hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm) lại phải xin gặp đại diện Chính phủ Việt Nam ở Hà Nội? v.v…

Bỏ qua rất nhiều chi tiết bị đánh giá sai lệch như trên, người viết bài này chỉ tập trung nói lại một số vấn đề quan trọng liên quan đến ông Võ Nguyên Giáp trong 16 tháng đầu của chính quyền cách mạng (2 tháng 9.1945 – 19 tháng 12. 1946). Cụ thể là: (1) Là Bộ trưởng Nội vụ, tại sao ông Giáp lại “lấn sân” sang công tác đối ngoại? (2) Việc tiêu diệt các đảng phái chống đối chính quyền sau Cách mạng tháng Tám; (3) Cuộc kháng chiến bùng nổ cuối năm 1946 có phải là do tham vọng chủ chiến của cá nhân Võ Nguyên Giáp?

1. VỀ VIỆC ÔNG VÕ NGUYÊN GIÁP “LẤN SÂN” SANG CÔNG TÁC NGOẠI GIAO:

Vấn đề GS Dương đặt ra là vì sao ông Giáp -- với tư cách là Bộ trưởng Nội vụ trong Chính phủ lâm thời lại đóng vai trò chính yếu trong việc đón tiếp các nhân vật quan trọng của các nước (Archimedes Patti của phái bộ OSS Mỹ, Jean Sainteny và đại tướng Leclerc) trước khi những nhân vật này được Hồ Chí Minh tiếp kiến, “thay vì công việc đó được giao cho các công chức cao cấp khác của Bộ ngoại giao dưới quyền trực tiếp của Cụ Hồ ở bộ này theo thủ tục thông thường”. Sau đó, trong việc điều đình với người Pháp ở Hà Nội, Đà Lạt và Hải Phòng, vì sao ông Giáp cũng đóng vai trò chủ chốt.

Rồi GS suy diễn: “Điều này dễ hiểu… vì những người làm ở Bộ Ngoại giao thời đó đều có gốc là những công chức cao cấp thời Pháp, giỏi tiếng Pháp hay có thể cả tiếng Anh, quen tiếp xúc với người Pháp nhưng không được tin cậy và không phải là đảng viên cộng sản”.

Một trong những câu hỏi vì sao của GS Dương đã được chính ông giải đáp, khi ông viết: “Trong những cuộc gặp gỡ này, tướng Giáp đã tỏ ra rất thông thạo tiếng Pháp, tự tin và có khả năng thuyết phục được các đối phương của mình. Điển hình là cuộc tiếp xúc đầu tiên với Sainteny có sự hiện diện của Patti và được Patti kể lại”. Như vậy là GS Dương đã công nhận một thực tế là: do lập trường, bản lĩnh và nghệ thuật đối ngoại của ông Giáp nên nhiều lần ông được Cụ Hồ tin cậy cử đi đại diện cho Chính phủ Việt Nam .

Nhưng ngay sau đó, một câu hỏi khác lại được GS Dương đặt ra: “Với khả năng và kinh nghiệm mới đạt được thêm như vậy, tại sao Võ Nguyên Giáp đã không lãnh hay không được cử hướng dẫn phái đoàn Việt Nam di đự hội nghị Fontainebleau mà lại là ông Phạm Văn Đồng”, một người mà – theo suy luận của GS Dương -- “cho đến thời điểm đó vẫn còn là một nhân vật vô danh, còn về khả năng thì thua ông Giáp.

Người viết thấy cần góp thêm một số ý kiến để cùng GS Dương làm sáng tỏ vấn đề hơn:

1. Không có cơ sở để nói ông Giáp “thích lấn sân” sang công tác ngoại giao. Một dẫn chứng là lần được Cụ Hồ giao nhiệm vụ đi gặp Philippe Leclerc khi viên tướng Tổng chỉ huy Pháp vừa ra Bắc sau Hiệp định sơ bộ và đề nghị được gặp đại diện Chính phủ Việt Nam. Khi nghe ông Giáp đề cử ông Hoàng Hữu Nam đi thay, Cụ Hồ trả lời: “Chú làm chính trị không phải việc nào thích mới làm. Đại diện Chính phủ ta, phải là chú”.

2. GS Dương cho rằng những người trước đây là công chức của Pháp hoặc không phải là đảng viên cộng sản thì không được tin cậy trong công tác đối ngoại. Điều suy diễn đó không đúng với sự thật lịch sử. Một dẫn chứng rõ nét là thành phần phái đoàn Chính phủ đi hội nghị trù bị Đà Lạt. Trưởng phái đoàn là Nguyễn Tường Tam (thuộc đảng Đại Việt dân chính), lúc này là Bộ trưởng Ngoại giao. Một số thành viên khác của phái đoàn đi Đà Lạt như Vũ Hồng Khanh (một trong những người cầm đầu Việt Nam quốc dân đảng), hay các ông Hoàng Xuân Hãn (người đã từng có quan hệ với các tướng chỉ huy quân Pháp như Mordant, Aymé hồi trước Cách mạng tháng Tám), Nguyễn Mạnh Tường, Cù Huy Cận… Ngoài ra còn một số thành viên là cố vấn của phái đoàn Đà Lạt như các ông Phạm Khắc Hòe (nguyên Đổng lý văn phòng của Bảo Đại), Phan Phác (cựu sĩ quan trong quân đội Pháp), Tạ Quang Bửu, Hồ Hữu Tường v.v… Tất cả các vị này đâu phải là đảng viên cộng sản?

Trường hợp phái đoàn đi hội nghị Fontainebleau cũng vậy. Ban đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam làm Trưởng đoàn, Phạm Văn Đồng làm Phó trưởng đoàn. Nhưng do Nguyễn Tường Tam cáo bệnh nên mãi gần đến ngày lên đường – ngày 30 tháng 5 năm 1946 – Chủ tịch Hồ Chí Minh mới ký sắc lệnh cử ông Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn. Thành phần phái đoàn đi Pháp không chỉ gồm rất nhiều thành viên không phải là đảng viên cộng sản (Phan Anh, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, Bửu Hội, Nguyễn Mạnh Hà, Phạm Khắc Hòe…) mà còn cả những đảng viên các đảng đối lập như Chu Bá Phượng, Vũ Trọng Khánh …

3. GS Dương đã tự mâu thuẫn khi phê phán ông Giáp “lấn sân” ngoại giao, nhưng rồi lại hỏi vì sao ông Giáp không cầm đầu phái đoàn đi Pháp. Theo GS suy luận thì ông Giáp ở lại chuẩn bị chiến tranh với giấc mơ “trở thành Napoléon của châu Á”.

Kết quả hội nghị Đà Lạt đã góp phần làm rõ thêm mưu đồ đen tối của thực dân Pháp. Bởi vậy, trong khi Bộ trưởng và Thứ trưởng Quốc phòng (Phan Anh và Tạ Quang Bửu) sang Pháp thì ông Giáp “ở nhà” để chỉ đạo chuẩn bị kháng chiến là đúng với cương vị Chủ tịch Kháng chiến ủy viên hội. Một lần nữa thực tế lại chứng minh lòng tin của Cụ Hồ đối với ông Giáp khi giao nhiệm vụ “ở nhà” cùng Cụ Huỳnh Thúc Kháng -- Quyền Chủ tịch -- quản lý đất nước. Chẳng thế mà khi máy bay đưa phái đoàn lên đường sang Pháp vừa cất cánh, Cụ Hồ gợi ý mọi người nhớ lại chuyến đi Đà Lạt vừa qua và nói: “Lên đường lần này, các chú có câu Kiều lẩy nào không?”, Bộ trưởng Phan Anh liền ứng khẩu: “Trời mây muôn dặm xa khơi / Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm”. Cụ Hồ hiểu tâm tư các thành viên phái đoàn đi Pháp lo lắng cho tình hình “ở nhà” (phía Pháp có thể tiếp tục vi phạm Hiệp định sơ bộ, các đảng phái đối lập có thể tiếp tục chống phá…), nên Cụ nói ngay: “Các chú cứ yên tâm. Mọi việc ở nhà đã có Cụ Huỳnh với chú Giáp”.

Trần Trọng Trung

Nguồn Viet-studies

Có đăng ở Dân Luận

Trang Thời Sự




Đó đây


2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>