●   Bản rời    

Nguyên Nhân Việc Triều Đình Huế Ban Hành Lệnh Cấm Đạo

NGUYÊN NHÂN TRIỀU ĐÌNH HUẾ

BAN HÀNH LỆNH CẤM ĐẠO

Nguyễn Mạnh Quang 

http://sachhiem.net/NMQ/VANHOAXD/NMQvh00.php

24 tháng 12, 2010

Việc Nguyễn Ánh nhận viện trợ quân sự của Giám Mục Bá Đa Lộc để giành giật ngai vàng cho chính bản thân và dòng họ mà các sử gia và người đời đã lên án Gia Long là hạng người "Cõng rắn về cắn gà nhà", giống như Lê Chiêu Thống trước kia đã "Rước voi về giày mả tổ".

Có lẽ cũng vì ý thức được cái họa "đã đem đàn rắn hổ mang Vatican vào trong nhà" và "đàn rắn này đã sinh sản ra hàng ngàn con rắn bản địa độc hại hơn", cho nên ngay khi vừa mới thành công diệt được nhà Tây Sơn, vua Gia Long liền tìm cách lảng xa các nhà truyền giáo và các ông cố vấn người Âu Châu đã giúp ông trong lúc còn bôn-ba lận đận. Và cũng có lẽ đã biết rằng các nhà truyền giáo sẽ không bỏ cuộc, cho nên trước khi nhắm mắt lìa đời, vua Gia Long mới quyết định đưa Thái Tử Đảm lên ngôi và căn dặn phải tìm cách loại bỏ hay diệt trừ cái họa của "đàn rắn độc Vatican do chính nhà vua đã cõng về đang nằm trong căn nhà Việt Nam". Thái Tử Đảm lên ngôi lấy vương hiệu là Minh Mạng. Vốn là người thâm Nho, thông minh, sáng suốt, cương quyết và nặng tình dân tộc, cho nên ngay sau khi vừa mới lên ngôi, Ngài đã quyết tâm thi hành đúng theo lời di chúc của tiên vương là lánh xa các nhà truyền giáo bằng mọi giá.

Hết bị vua Gia Long quên ơn bội nghĩa, đẩy ra và tìm cách lánh xa, lại đến bị vua Minh Mạng ruồng rẫy, các nhà truyền giáo thấy rằng không thể tiến hành kế hoạch chinh phục Việt Nam bằng phương cách hòa bình, nghĩa là không còn cách gì để biến nhà vua thành một Constantine của giáo hội rồi dùng quyền chính để cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo. Tất nhiên là việc này cũng được tường trình về La Mã để giáo triều Vatican vạch ra kế hoạch  mới cho thích hợp với tình thế mới. Qua các tài liệu lịch sử, người ta nhìn thấy 4 điểm trong kế hoạch mới như sau:

- Cố gắng vận động đưa Hoàng Tôn Đán kế nghiệp Vua Gia Long

- Xúi giáo dân nổi loạn chống lại triều đình Huế

- Móc nối  những thành phần  bất mãn với triều đình để xúi giục họ nổi loạn và tìm cách viện trợ hay giúp cho các nhóm nổi lọan này.

- Quyết tâm vận động Pháp cấu kết với Vatican và xuất quân chinh phục Việt Nam.

Nhận thấy điểm thứ ba và thứ tư trên đây hiện nay vẫn còn được áp dụng một cách tích cực.

Ngoài ra, yếu tố động chạm văn hóa, gây mâu thuẩn trong xã hội là điều rất hiển nhiên. Do quan niệm lấy "Thiên Chúa" làm nguyên nhân, động lực và mục đích của mọi sinh hoạt, chẳng những đạo Chúa khó được chấp nhận trong xã hội truyền thống xa xưa, mà ngay cả thời nay, ở những cộng đồng xem "phúc lợi con người" là cứu cánh của mọi sinh hoạt xã hội.

Xin được lần lượt trình bày như sau:

» 1.- YÊU SÁCH ĐƯA HOÀNG TÔN ĐÁN LÊN KẾ NGHIỆP VUA GIA LONG

Chủ trương cố hữu của Giáo Hội La Mã là bằng mọi cách và  bằng mọi giá để đưa một tín đồ Da-tô khả tín lên làm vua hay lãnh đạo chính quyền tại các quốc gia bị chiếu cố, rồi dùng quyền chuyên chính của nhà nước ban hành một sắc lệnh đưa đạo Da-tô lên hàng quốc giáo và cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo cái đạo mà văn hào Voltaire gọi là “cái tôn giáo ác ôn”, giống như thời Đế Quốc La Ma trong thế kỷ 4. Kế sách để thực hiện chủ trương này sẽ tùy theo hoàn cảnh chính trị và xã hội của mỗi quốc gia bị chiếu cố.

Riêng tai Việt Nam, Giáo Hội đã lanh tay chụp lấy cơ hội hai vạn quân và 300 chiến thuyền của Xiêm La sang giúp Nguyễn Ánh bị ông Nguyễn Huệ đánh bại vào tháng 2 năm 1784 "ở gần Rạch Gầm và Xòai Mút phía trên Mỹ Tho" để nhảy vào làm thân với Nguyễn Ánh và thuyết phục ông ta trao đứa con trai đầu lòng mới 5 tuổi là  Hoàng Tử Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh) cho Giám-mục Bá Đa Lộc dẫn đi Pháp thương thuyết với triều đình Vua Louis XVI (1754-1793) vào năm 1784 để xin viện binh chống lại nhà Tây Sơn. Đây là cơ hội bằng vàng để cho Giám-mục Bá Đa Lộc nuôi dưỡng và rèn luyện chú bé Hoàng Tử Cảnh thành một tín đồ Da-tô và cũng là đứa con nuôi của ông ta. Bá Đa Lộc đã thành công thuyết phục chính quyền Pháp ký Hiệp Ước Versailles viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh. Thê nhưng, “người tính không bằng trời định”. Ngay khi vừa ký hiệp ước này thì  nước Pháp rơi tình trạng khủng hoảng tài chánh rồi biến thành Cách Mạng 1789. Vì thế mà hiệp uớc này bị bỏ xó, không được thi hành. Tuy nhiên, với thế lực của Giáo Hội La Mã ở hậu trường, Bá Đa Lộc  đã tìm được viện trợ quân sự khác giúp Nguyễn Ánh. Nhờ vậy mà từ năm 1892, sau khi Vua Quang Trung băng hà, thế lực của Nguyễn Ánh càng trở nên hùng mạnh và  cuối cùng đã đánh bại được nhà Tây Sơn. Vì thế mà Bá Đa Lộc rất được Nguyễn Ánh nể trọng,  có lẽ không có một người Việt Nam được Nguyễn Ánh nể trọng bằng Đa Đa Lộc.

Không biết vì lòng nể trọng Giám-mục Bá Đa Lộc hay vì tuyền thống trọng trưởng nam hay vì một thủ đọan chính trị, ngay từ tháng 3 năm 1793, lúc đó Hòang Tử Cảnh mới có 14 tuổi, Nguyễn Ánh đã phong cho Hoàng Tử Cảnh làm Đông Cung Thái Tử. Như vậy, kể từ ngày này, NẾU Nguyễn Ánh qua đời bất kể là lý do gì, THÌ Hoàng Tử Cảnh sẽ chính thức lên nối ngôi và người phụ chánh hay cố vấn tối cao của ấu quân Cảnh là Giám-mục Bá Đa Lộc. NẾU sự việc xẩy ra như vậy, THÌ tình trạng triều đình ấu quân Cảnh y hệt như tình trạng triều đình nước Pháp trong thời ấu quân Louis XIII (1601-1643) mà chúng tôi đã trình bày đầy đủ Chương 6 trong Phần I, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã và Chương 16 trong sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Cả hai chương sách này đều đã được đưa lên sachhiem.net. Xin quý vi bấm hai cái links duới đây đọc để biết rõ hơn về vấn đề này: http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH06.php
http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_16.php

Thế nhưng "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Trong khi thế lực Nguyễn Ánh đang trên đà đại thắng và đã chiếm được thành Quy Nhơn, thì Bá Đa Lộc đột ngột qua đời vào lúc 10:30 ngày 9 tháng 10 năm 1799 dù rằng khi đó ông giám mục này mới có 57 tuổi. Kể từ đó, không còn có một giáo sĩ Da-tô nào được Nguyễn Ánh nể  trọng như Bá Đa Lộc. Đây cũng là một tin buồn cho Giáo Hội La Mã và tập đoàn giáo sĩ Da-tô đang họat động tại Việt Nam. Thực ra,  Giáo Hội La Mã và tập đòan giáo sĩ Da-tô đang hoạt động  tại Việt Nam buồn vì cái chết của ông Giám-mục Bá Đa Lộc thì ít, mà buồn vì không còn hy vọng đưa Đông Cung Thái Tử Cảnh lên nối ngôi Vua Gia- Long như đã dự trù thì nhiều hơn. 

Người Việt Nam ta thường nói, "Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí." Vừa mới được tin buồn về cái chết của Bá Đa Lộc  thì chỉ khoảng hơn 4 tháng sau đó, ngày 7 tháng 2 năm Tân Dậu (1801), Hòang Tử Cảnh cũng qua đời vì bị bịnh đậu mùa, lúc đó mới có 22 tuổi. Thế là mưu đồ của Giáo Hội La Mã đưa Hoàng Tử Cảnh lên ngai vàng trong triều đình nhà Nguyễn rồi cho một  giáo sĩ  ngồi ở hậu trường điều khiển thi hành kê hoạch Ki-tô hóa nhân dân Việt Nam tử trên xuốngnhư Hoàng Đế Constantine (280-337) đã làm, thực sự tan ra thành mây khói.

Đứng trước tình trạng này, các tay tổ gián điệp Da-tô mang danh các nhà truyền giáo được lệnh ngầm vận động các nhân vật thế lực trong chính quyền triều đình Huế (trong đó có Lê Văn Duyệt) để đưa Hoàng Tôn Đán (đã rửa tội theo đạo Da-tô) lên làm Đông Cung Thái Tử, nhưng thất bại. Không biết vì Hoàng Tôn Đán quá nhỏ tuổi, hay vì Vua Gia Long đã nhìn thấy rõ mối hiểm họa Da-tô ở đằng sau Hoàng Tôn Đán, cho nên năm 1816, nhà vua mới chọn  Hòang Tử Đảm, người con thứ tư, đưa lên làm Đông Cung Thái Tử. (Khi chính thức lên ngôi, Thái Tử Đảm lấy đế hỉệu là Minh Mạng). Việc này làm cho Giáo Hội La Mã và bọn truyền giáo Da-tô tại Việt Nam chống lại triều đình Huế một cách điên cuồng, rồi có những hành động liều lĩnh can thiệp trắng trợn vào việc chọn người đưa lên nối nghiệp nhà Nguyễn.  

http://en.wikipedia.org/wiki/Louis_XVIII_of_France
Vua Louis XVIII và chiếc long bào -
ảnh do Antoine Jean Gros vẽ

Thực ra, ngay khi thấy rằng Vua Gia Long không còn mặn mà với các nhà truyền giáo thì  họ cũng bắt đầu suy nghĩ và chuẩn bị hành động để gây bất lợi cho triều đình Huế. Cũng nên biết, vào giữa thập niên 1810, tại Âu Châu, Liên Minh Thánh  (Holy Alliance) của Tòa Thánh Vatican vừa đánh bại được Hoàng Đế Napoléon I, tái lập chế độ đạo phiệt Da-tô của dòng họ Bourbon, đưa người em Vua Louis XVI lên cầm quyền, tức là Vua Louis XVIII và phục hồi quyền lực cho Giáo Hội tại Pháp.

Tại Việt Nam, năm 1816, vua Gia Long chọn Hoàng Tử Đảm làm Đông Cung Thái Tử để sau này sẽ lên kế nghiệp, chứ không chọn Hoàng Tôn Đán, một người con của Hoàng Tử Cảnh.  Ỷ vào thế mạnh của Giáo Hội  La Mã tại Pháp, nhân vụ này, bọn truyền giáo Da-tô tại Việt Nam càng trở nên xấc xược và ngược ngạo, gần như công khai chống lại quyết định trên đây của vua Gia Long, lấy lý do là vua Gia Long đã bỏ dòng con trưởng để lập dòng con thứ, và làm như vậy là phản lại truyền thống cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Sự kiện được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam ghi lại như sau:

"Cái cớ mà một số giám mục trong bọn họ đưa ra để cướp ngôi mà chính Gia Long đã chỉ định người con thứ của mình (nhà vua) lên ngôi, thay vì phải là người con cả. Các nhà truyền đạo Pháp ở Nam Kỳ chấp nhận ý kiến này và liên kết với phe của người con cả vua Gia Long. Những người ở xứ An Nam gần Huế (vùng giữa Bắc Kỳ và Nam Kỳ), thực sự lại đi xa hơn khi phủ nhận tính chất hợp pháp của dòng họ đang tại vị. Họ cho chính Gia Long là một kẻ cướp ngôi  và tìm một người con cháu nhà Lê là một họ mà các vua trở thành lười biếng và bị một vị thần trong triều sóan ngôi."[3]

Sự kiện này cũng được sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn  1883-1945, Tập I viết:


Vua Minh Mạng

"Mối quan tâm hàng đầu của nhà vua không phải là vấn đề giáo lý Kitô, mà chính là các giáo sĩ và cách tổ chức cộng đồng giáo dân. Minh Mạng lo sợ rằng các nhà truyền giáo - Những người Tây Phương khó hỉểu và nham hiểm, được điều động bởi một hệ thống bao trùm toàn cầu, và chắc chắn khó thoát khỏi những liên hệ thường tình của con người về  danh dự cùng quyền lợi quốc gia hay dân tộc - sẽ trở thành gián điệp và phần tử xách động nguy hiểm cho những mưu toan xâm lược Đại Nam. Ngoài ra, cũng có một mối tư thù: Sau ngày được Gia Long phong chức Đông Cung Thái Tử vào tháng 3/1816, Minh Mạng đã trở thành đối tượng đánh phá của các giáo sĩ; vì Minh Mạng, theo họ, đã "soán ngôi" của con Hoàng Tử Cảnh là Hoàng Tôn Đán. Việc Minh Mạng giết chết Đán (Mỹ Đường) và mẹ ruột Đán là Tống Thị Quyên - vì tội thông dâm năm 1824 - càng khiến các giáo sĩ có thêm bằng chứng đả kích nhà vua. Phần các giáo dân, dù chỉ chiếm thiểu số trong xã hội, sau ba thế kỷ tồn tại và phát triển, đã tổ chức thành những cộng đồng chặt chẽ. Dưới sự "chăn nuôi linh hồn" và tài trợ vật chất của những nhà truyền giáo đầy nhiệt tình, ngạo mạn, cộng đồng Ki-tô mang một sức mạnh chính trị đáng sợ nếu các giáo sĩ muốn chống lại triều đình.

Trên cả hai bình diện giáo lý và thực hành, Kitô giáo đều trở thành kẻ thù của một chế độ dựa trên chính trị/ đạo đức Nho giáo. Một mặt, giáo lý Kitô - qua lời giảng dạy mọi người đều bình đẳng trước Chúa Bl'ời [Trời] - thách thức trực diện chủ thuyết "thiên mệnh" và vai trò "nửa người, nửa thánh" của bậc "thiên tử". Mặt khác, trong đời sống thường nhật, các giáo sĩ và chức sắc đả phá nghi lễ thờ cúng tổ tiên và bài bác, chống đối các tục lệ và pháp luật cổ truyền Đại Nam. Các giáo sĩ còn rao giảng thuyết đối cực địa ngục - thiên đàng - một thuyết Minh Mạng cực kỳ bài bác."[4]

» 2.- XÚI GIỤC GIÁO DÂN NỔI LỌAN

Rồi từ đó (khi vua Minh Mạng lên ngôi vào năm 1820), họ bịa đặt ra rất nhiều điều xấu xa để bêu riếu và mô tả nhà vua như là một thứ bạo chúa vô cùng tàn ngược, và dồn nỗ lực vào việc xúi giục những người bất mãn với triều đình Huế nổi lọan rồi nhẩy vào làm cố vấn cho bọn đầu đảng và kêu gọi giáo dân nhập cuộc. Sự kiện này  sẽ được nói rõ trong tiểu mục 3 ở sau. Dưới đây là mấy đọan văn  của Linh-mục Phan Phát Huồn viết trong cuốn Việt Nam Giáo Sử  - Quyển I cho chúng ta thấy các nhà truyền giáo Da-tô bịa đặt đựng đứng nhiều những chuyện ghê tởm. 

" Cuộc cách mạng do Lê Văn Khôi hướng dẫn có mục đích truất phế bạo chúa Minh Mạng, và đặt lên ngôi người con của Hoàng Tử Cảnh tên là Đán, cháu đích tôn của Gia Long....”  “Vậy theo lời truyền khẩu Minh Mạng vì sợ mất quyền, tìm kế làm tuyệt tộc nhánh Hoàng Tử Cảnh, Minh Mạng ăn ở với chị dâu, thế rồi vợ Hoàng Tử Cảnh, góa chồng mà lại có thai. Minh Mạng lên án cả mẹ lẫn con; nhưng vì là Hoàng tộc nên được ân huệ chọn cái chết của mình, ân huệ ấy là tam ban triều điển, người bị xử được chọn 3 thước lụa hồng, hoặc một chén thuốc độc hay là một thanh gươm.”[5]  

Đang hăm hở bắt đạo tưởng rồi ra mau chóng diệt được ”Da Tô tả đạo” như chương trình đã phác họa. Không ngờ qua năm 1841 nhà vua bị ngã ngựa chết đem theo xuống mồ cái hận muôn đời không sao gột rửa được”.[6]

Những điều trên đây không thấy trong các sách sử của dân ta. Giống như ngôn từ của Linh-mục Alexandre de Rhodes trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày, mấy đoạn văn trên đây cho chúng ta thấy rõ miệng lưỡi của các ông giáo sĩ và các nhà tu hành Da-tô  quả thật là "có gai có ngạnh" đầy  những giọng điu "hàm huyết phún nhân" (ngậm máu phun người), độc địa và láo lếu đến nỗi các nhà viết sử đã cho rằng họ là những tên tổ sư nói láo. Chính Linh mục Phan Phát Huồn còn than:

"Phần đông các sử gia cho rằng những chuyện của Giáo sĩ thuật lại là những chuyện hoang đường,..."[7] 

Để biết  những điều ông Linh-mục Phan Phát Huồn nói về Vua Minh Mạng thực hư như thế nào, chúng ta hãy theo dõi bản văn sử dưới đây của Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu  nói về Vua Minh Mạng về vấn đề này như sau:

"Một lý do khác, không kém phần quan trọng, là sự nghi kị ngấm ngầm giữa Minh Mạng với hậu Duệ Đông Cung Cảnh. Cảnh đã theo đạo Kitô, có lần từ chối không chịu quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên, và nếu  không chết sớm, chưa hẳn đã lên ngôi. Nhưng theo đúng luân lý Khổng Giáo, vì thuộc dòng truởng, con cháu Cảnh vẫn tự coi và đuợc coi như "phòng" chính thống. Mặc dù Minh Mạng đã đặt ra một bài kệ đặt tên lót cho truyền nhân các chi anh em mình, nhưng những cái họ Mỹ, Lệ, Tăng hay Lệnh, Nghi, Khôn v.v... chẳng thay đổi được khả năng đối nghịch bất cứ lúc nào của hậu duệ Hòang Tử Cảnh, nếu có sự tiếp tay của khối giáo dân Kitô. Bởi thế, sau khi giết Tống thị (vợ Cảnh) và Hòang Tôn Đán, ngày 12/2/1825, vua mật chỉ cho Tổng Đốc Quảng Nam:

Tà đạo của Âu Châu làm hư hỏng lòng người. Từ lâu, các thuyền Âu Châu khi đến buôn bán đã để lại nhiều cố đạo trong nước. Những cố đạo này dụ dỗ và làm hư hỏng nhân dân, đồng thời thay đổi và phá đổ các tập tục tốt lành trong nước... [Khi có tầu Pháp đến thì phải chú tâm xem xét cẩn thận.

Nói cách khác, cuộc xử án lăng trì Linh-mục Marchand (Mã Song hay Du) cùng một số giáo dân năm 1835 không chỉ do một cơn nóng giận nhất thời - hay thuần túy nhắm mục đích cảnh tỉnh dân chúng về huyền thọai thăng thiên sau khi chết của các giáo sĩ, như  Alexander B. Woodside giải thích - mà còn mang sức nặng lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với giáo sĩ cùng giáo dân về phản ứng của triều đình trong âm mưu "phiến gian thụ đảng"..

Biện pháp trừng trị tín đồ Kitô của vua cũng không sắt máu như tài liệu các nhà truyền giáo Pháp thêu dệt. Mục đích chính của  vua là chỉ ngăn chặn các nhà truyền giáo Tây Phương - những người ủng hộ nhiệt thành Hòang Tử Cảnh và con cháu." [8] 

Song song với việc chống đối vua Minh Mạng và triều đình Huế, Giáo Hội ra lệnh cho bọn giáo sĩ  dồn nỗ lực vào việc xúi giục giáo dân bất tuân hành luật pháp của triều đình và của chính quyền địa phương. Sự kiện này được nhà viết sử Nguyễn Xuân Thọ ghi lại trong cuốn "Bước Mở Đầu Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam (1858-1997)" như sau:

"Hơn nữa, các vị truyền giáo còn yêu cầu người  Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực của nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các con chiên rằng, "Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ phải tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican." Vậy, đây không phải là vấn đề truyền giáo nữa, mà đơn giản là một mưu đồ làm cho chính quyền của xứ sở này bị mất ổn định. Vì thế, hành động của Nhà Vua, đối với trách nhiệm làm vua của ông, là hoàn toàn đứng đắn, khi ông chống lại  các hoạt động của một số giáo sĩ Kitô. Do đó, Minh Mạng đã không ngần ngại công bố những chiếu chỉ cấm truyền đạo Kitô: Những chiếu chỉ đầu tiên vào khoảng năm 1825, những chiếu chỉ quan trọng nhất sau năm 1833."[9]

Đây là sách lược “quậy cho nước đục để thả câu”, một sách lược cố hữu của Vatican. Do những lời xúi gịuc giáo dân nổi loạn rồi ngồi ở hậu trường chỉ đạo, ho đã  tạo nên những vụ nổi lọan Lê Văn Khôi ở Nam Kỳ trong những năm 1833-1835 như đã nói ở trên, lọan Tạ Văn Phụng ở Bắc Kỳ trong những năm 1858-1863), Loạn Cai Vàng (1862),  v.v… Vấn đề này sẽ được trình bày rõ ràng ở sau.

Những hành động xúi giục và trợ giúp các nhóm giáo dân nổi lọan này đã gây ra hàng loạt hành động mà hành động sau là hậu quả trực tiếp của hành động trước đó và trở thành nguyên nhân gần của hành đông kế tiếp, móc nối với nhau như những chiếc vòng khoen trong một sợi giây chuyền.

A.- Về phía triều đình Huế: Với tình trạng loạn quân cướp phá giết hại dân làng và chống phá  nhà nước như trên, tất nhiên là triều đình phải ra lệnh cho mở những cuộc hành quân dẹp lọan để  ổn định tình hình.

B.-  Về phía Giáo Hội La Mã và bọn truyền giáo-Da-tô: Như đã nói trên, họ nắm thế thượng phong vì chính họ chủ động tạo nên tình hình như vậy với ba mục đích:

1.- NẾU các cuộc nổi lọan do họ xúi giục (trường hợp các cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi vào năm 1833 và của Tạ Văn Phụng trong những năm 1858-1863 thành công, THÌ chế độ đạo phiệt Da-tô sẽ được thiết lập ở nước ta.

2.-  KHI chính quyền đem quân dẹp các cuộc nổi loạn này, THÌ bọn truyền giáo liền rêu rao rằng  tín đồ Da-tô ở Việt Nam đang  bị bách hại, rồi dùng việc này làm “cái cớ”  để họ đến kinh thành Paris thuyết phục chính quyền  Pháp xuất quân đánh chiếm Việt Nam.

3.-  DÙ CHO các cuộc nổi lọan này không thành công, THÌ cũng có thể làm cho tình hình Việt Nam vốn đã bất ổn vì nhân dân đói khổ do thiên tai (bão, lụt, hạn hán và sâu rầy, châu chấu, v.v...) lại càng trở nên bất ổn, rồi nhân đó nhẩy vào thi hành sách lược "thừa nước đục thả câu".

» 3.-  MÓC NỐI VÀ  XÚI GIỤC NHỮNG THÀNH PHẦN BẤT MÃN  NỔI LỌAN

Song song với những hành động xấc xược ngược ngạo trên đây, họ vừa ra công tìm kiếm và móc nối với những thành phần bất mãn với triều đình, vừa xúi giục các giáo dân "ngoan đạo" đứng lên phất cở nổi lọan chống lại triều đình. Thành phần bất mãn với triều đình Huế đầu tiên được các nhà truyền giáo móc nối kết thân rồi mớm cho ông này tư tưởng chống lại triều định vua Minh Mạng, rồi tới Lê Văn Khôi (con nuôi của Lê Văn Duyệt), vào năm 1833, tiếp theo là Tạ Văn Phụng và nhiều người khác. Sự kiện này được Giáo sư Nguyễn Công Bình ghi nhận như sau:

"Một số giáo sĩ giúp Lê Văn Duyệt đối lập với Minh Mệnh. Theo thư của Giám-mục Taberd viết ngày 28/2/1828 thì "Duyệt hầu như là một vị đại thần duy nhất yêu nước Pháp và nhớ tới công lao của Bá Đa Lộc". Như vậy, tìm một con bài thân Pháp là một mưu đồ chính trị không che giấu.

Linh-mục J. Marchand - Ảnh  http://en.wikipedia.org/wiki/Joseph_Marchand
Linh-mục J. Marchand -
Ảnh http://en.wikipedia.org

Có những giáo sĩ can dự vào những cuộc khởi nghĩa của nông dân. Bắt chước Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh như Linh-mục J. Marchand (Cố Du), vào thành Phiên An giúp Lê Văn Khôi. Trong bức thư viết ngày 24/9/1934 tại thành Phiên An, gửi cho Giám-mục Taberd đang ở Xiêm, Linh-mục Marchand cũng tự mệnh danh là "một chiến sĩ của những người nổi dậy". Một số giáo sĩ khác nhúng tay vào những cuộc khởi nghĩa ở Bắc Thành như của Cai Thịnh (Cai Vàng) ở Bắc Ninh, của Quản Tề ở Quảng Yên. Năm 1837, giáo sĩ Cao-lăng-nê (Cornay?) "thông đồng với giặc mưu nổi lọan", năm 1826, Giám-mục Xuân (Hémarez) và 10 giáo phẩm Việt Nam cũng bị xưng ra là có can dự vào "giặc nổi lên ở xứ Đông" [Sử Ký Hội Thánh, Bùi Chu, 1940, Tr. 516]. Can dự vào những cuộc nổi dậy của nông dân, các giáo sĩ ngoại quốc mong lợi dụng được sự bất mãn của quần chúng đối với triều Nguyễn, khoét sâu mâu thuẫn của xã hội Việt Nam, làm ruồng nát xã hội Việt Nam từ bên trong, che dấu âm mưu của chủ nghĩa thực dân Pháp."[10]

Về vai trò của các nhà truyền giáo trong vụ loạn Lê Văn Khôi,  tác giả Huy Vũ ghi nhận trong bài viết Mấy Suy Ngẫm Về Sự Gắn Bó Chặt Chẽ Giữa Việc Đạo và Việc Đời Trong Nửa Đầu Thế Kỷ XIX Ở Nước Ta như sau:

3.- Giai đoạn 1833-1840: Mở đầu thời kỳ này được đánh dấu bằng cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, con nuôi Lê Văn Duyệt, chiếm thành Gia Định, đánh lại triều Nguyễn suốt 3 năm. Tham dự tích cực vào cuộc nổi loan này có giáo sĩ Marchad – tức Cố Du và nhiều người Công Giáo Việt Nam. Tài liệu Pháp đã công bố bức thư của Cố Du gửi cho Giám-muc Taberd ở Xiêm, khẳng định sự hoạt động tham gia cuộc nổi dậy của Cố Du và một bộ phận người Việt Công Giáo, khẳng định việc cầu viện quân Xiêm. Minh Mệnh giận xử lăng trì Cố Du và các người cầm đầu khác. Chính sau sự kiện này mới ra đời các đạo dụ có tính chất luật pháp cấm và giết các giáo sĩ nước ngoài và các giáo dân không tỉnh ngộ. Chỉ dụ 1836 coi các giáo sĩ lẩn trốn vào Việt Nam phạm tội “trinh thám ngoại quốc.”[11]

Về hành động xúi gịuc Lê Văn Khôi nổi loạn, sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945- Tập I viết:

Cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi tại Gia Định Thành trong ba năm 1833-1835, với sự tiếp sức của các giáo sĩ Pháp và giáo dân Việt, khiến Minh Mạng quyết định phá hủy hầu hết công trình xây cất thành trì của các chuyên viên Pháp.”[12] 

Về hành động xúi giục Tạ Văn Phụng nổi loạn chống triều đình Huế vào thập niên 1860. Sử gia Vũ Ngự Chiêu viết:

Năm 1858, Phụng theo Rigault de Genouilly tới Đà Nẵng, nhưng rồi bị Rigault đuổi qua Hong Kong. Từ cuối năm 1861, Phụng rời Hong Kong, lọt vào giáo khu Đàng Ngoài của (Linh-muc) Retord và được các thủ lãnh tôn làm vua, dưới tên giả là “Lê Duy Minh.” Nhờ Retord yểm trợ, “Cố” Trường (Linh-mục Le Grand de Liraye) làm “Mưu chủ”. Phụng quy tụ được khoảng 20,000 (hai chục ngàn) giáo dân, hy vọng lập nên vương quốc Ki-tô ở miền Bắc. Lực lượng nòng cốt của Phụng là chiến thuyền. Hạm đội của Phụng ước lượng từ 200 tới 300, trang bị đại bác khá hùng hậu, đặt căn cứ ở đảo Cát Bà trong Vịnh Bắc Kỳ, Phụng còn liên minh với các nhóm hải tặc Thanh ở vùng Quảng Yên nên thanh thế rất mạnh. Phụng tung hoành khắp 9 tỉnh miền Bắc (2/3 diện tích) và số dân theo y lên tới 200,000 hay 300,000 người. Giặc Phụng đánh thắng quân triều đình hơn 60 trận, bắt sống hay giết chết 4 tư lệnh. Năm 1862, thay vì giết tù binh, Phụng cắt ngón tay cái (poignet) hay 3 ngón, rồi trả tự do. Nhận xét về Phụng, Linh-mục Theurel, Phụ Tá Giám-mục Jeantet viết:

“Nếu các nhóm phản loạn đoàn kết, chúng có hy vọng thành công. Với ông vua mới này, con cái cũ của chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ có được sự hòa bình tôn giáo, và dân chúng sẽ theo vua chúng mà theo đạo. Nhưng y chỉ là một tên giả mạo.” [13]

Trong cuốn CÔNG GIÁO CHÍNH SỬ của GS Trần Chung Ngọc, mục số III: Vai trò của người Ca-tô Việt Nam trong cuộc xâm lăng của thực dân Pháp viết:

Trong một bản báo cáo thảo ngày 15 tháng Một năm 1874, khi từ Nam Định trở về, Harmand ghi lại là sau khi có bản tuyên bố của Garnier tung ra lúc chiếm được thành, có những người đến xin vũ khí hay tự nguyện phục vụ, muốn được phong là huyện, thậm chí làm phủ (tiếng Việt trong nguyên bản).

“Tất cả hay gần là như thế đều là những người Ca-tô Giáo, và một số lớn là từ tỉnh Ninh Bình tới, do những linh mục của họ cử đi. Trong hầu hết các trường hợp, những người Ca-tô Giáo đều tỏ ra tham lam một cách vô liêm sỉ, vừa vụng về, vừa ích kỷ. Vì chính lợi ích của họ, tôi luôn luôn làm dịu bớt sự hăng hái này. Tôi muốn phonh chức càng nhiều càng tốt cho người ngoại đạo hơn là những người Thiên Chúa Giáo trước hết là để khỏi xẩy ra một sự bất bình tự nhiên trong xứ, và sau nữa là vì hầu hết những người Ca-tô Giáo đều ở các tầng lớp xã hội thấp kém, bị chính phủ Annam gạt ra, không am hiểu công việc, và là những người hoàn toàn mới trong việc cai trị. Thêm nữa, trong số họ rất hiếm có người biết chữ nghĩa..

Chắc chắn là những người Ca-tô Giáo đã giúp cho chúng ta nhiều việc lớn và đã làm cho nhiệm vụ của chúng ta được dễ dàng hơn nhưng họ cũng gây cho tôi nhiều e ngại.
Về phần chúng ta, vì đã có sự thúc đẩy như vậy, thì chúng ta ở trong tình trạng là chỉ có thể dựa được duy nhất vào họ mà thôi. [Điều này có nghĩa là người ngoại đạo không chịu hợp tác với pháp. TCN] Nhưng họ tỏ ra hết sức vụng về. Họ coi việc chúng ta đến đây như một cơ hội trả thù của họ, và họ đã để lộ quá lộ liễu việc này..

Harmand kể lại về “Một linh mục Annam đã đốt một số Chùa tuy không có sự khiêu khích nào” hay “một nhà truyền giáo Pháp có những ý nghĩ đơn giản đến mức cầm đầu một nhóm (giáo dân) 300 người để làm một cuộc chiến tranh thực sự chống những người ngoại đạo.

Ngày 20 tháng 12, Harmand đã báo cho Garnier biết về một nhà truyền giáo “đã bị sự cuồng tín của mình lôi kéo, đi tập hợp những binh lính mà trong số đó, như chính ông ta đã thú nhận, phần lớn là những tên ăn trộm cũ và những tên cướp thực sự.” Ông nói tiếp”tôi chỉ còn nhìn thấy những thầy tu. Dân chúng nghĩ rằng chính những vị này là chúa tể tuyệt đối, và tôi đã thấy ló ra một sự bất bình, phải coi là chính đáng.” Ngày 22 tháng 12, Harmand chưa biết là Garnier đã chết, vẫn báo cáo thêm với Garnier về những “sự tàn bạo khủng khiếp” của những người Ca-tô đối với những người ngoại đạo bị thương, và sự tàn phá hoàn toàn các ngôi Chùa.” [18]

» 4. YẾU TỐ ĐỘNG CHẠM VĂN HÓA

Trên đây là những hành động làm nguy hại đến quyền lực và quyền lợi của riêng triều đình nhà Nguyễn. Ngòai những hành động xấc xược và ngược ngạo này, còn có vấn đề hết sức trầm trọng khác nữa. Đó là những lời dạy trong đạo Ki-tô và cung cách hành xử của các giáo sĩ và giáo dân người Việt đi ngược với nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc và làm nguy hại đến đạo lý và trật tự xã hội mà bất kỳ người dân nào ở bất kỳ quốc gia Đông Phương hay các dân tộc nào có văn hiến cũng đều không thể chấp nhận được. Chẳng hạn như chính quyền và nhân dân Trung Hoa trong thời Nhà Thanh cũng như các chính quyền sau này đều chống lại  mãnh liệt việc các giáo sĩ Ca-tô đến truyền đạo ở  nước họ. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

"Từ trước,  đã có những sự xích mích giữa người Trung Hoa và các nhà truyền giáo, nhưng sự xích mich lần này rất là gay go do hậu quả của việc người Trung Hoa  hiểu lầm về bản chất những họat động của các nhà truyền giáo. Các nhà truyền giáo và con chiên người Trung Quốc bị tố cáo là  làm những việc phi luân và bất hợp pháp như là "khóet lấy tròng mắt của các trẻ em để tán làm bột thuốc". Ngoài ra, quy chế ngoại trị pháp quyền, vịêc tự  cho là có độc quyền sự thật về tôn giáo và hành động chỉ biết có tôn giáo của minh mà không cần biết đến những người thuộc các tôn giáo khác tất cả làm cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn Vào những khi có thiên tai thí dụ như nạn đói, các nhà truyền giáo chi phân phối gạo cho dân Chúa. Sự kiện này khiến cho người Trung Hoa gọi đồng bào của họ theo đạo Ca-tô là “đạo gạo” (những người theo đạo lấy gạo mà ăn). Phần lớn các nhà truyền giáo  không nói được tiếng Trung Hoa cho có văn vẻ. Sự kiện này chắc chắn cũng làm cho tình trạng rắc rối thêm. Trong thế kỷ 19, có những trường hợp cá biệt trong đó các nhà truyền giáo và nhiều tín đồ Ca-tô người Trung Hoa bị sát hại. Trong mỗi trường hợp, cường quốc có các nhà truyền giáo bị sát hại nhào vô lấy đó làm cái cớ để  yêu sách Trung Hoa phải nhượng thêm đất đai. Đối với đại  đa số người Trung Hoa, các nhà truyền giáo là những tên gian điệp ngọai quốc và con chiên Chúa người Trung Hoa là những người vong bản,  phản quôc, phản quê hương. Với tình hình phức tạp như vậy, tất nhiên là lực lượng nghĩa quân "Quyền Anh" coi các nhà truyền giáo và  dân Chúa người Trung Hoa là mục tiêu  đầu tiên của họ.

Giống như các cuộc tranh chấp khác giữa Trung Hoa với các cường quốc Tây Phương,  Phòng Trào Quyền Anh có thể hiểu là do sự va chạm về văn hóa trong đó có những sự xích mích và tranh chấp hầu như không thể tránh được. Trong tất cả  những người ngoại quốc ở Trung Hoa lúc bấy giờ, có lẽ không có  ai  hăng say hơn hay bằng được các nhà truyền giáo. Người ta có thể tranh luận về việc thích thú gửi các nhà truyền giáo đến một quốc gia đã có một nền văn minh cao hơn nền văn minh của nước họ. Tuy nhiên, người ta không thể tranh luận về lòng hăng say và chân thành của các nhà truyền giáo, những người có niềm tin mãnh liệt rằng họ đang làm những việc quan trọng nhất mà Thượng Đế muốn họ làm. Họ không đặt ra vấn đề  là  công việc làm của họ sẽ mang lại lợi ích cho người Trung Hoa. Đi đến Trung Hoa làm việc là họ đã hy sinh rất nhiều, thí dụ như phải sống ở những nơi cô lập, sống trong hoàn cảnh bất tiện, khó chịu và phải chịu đựng cả những sự quấy phá, nếu không phải là bị viên chức chính quyền và người Trung Hoa  khủng bố. Nếu họ có làm điều gì sai quấy, thì đó không phải là họ cố ý. Những sự không may của họ thường thường bị chính quyền của nước họ  lợi dụng cho mục đích gây áp lực với chính quyền Trung Hoa để yêu sách về kinh tế và chính trị trên lãnh thổ Trung Hoa, chứ không phải là lỗi của họ; cho đến lúc đó, các nhà truyền giáo quan tâm là họ thích làm cho cả nước Trung Hoa theo đạo Ki-tô một cách hòa bình. Vào năm 1870, một vị mục sư Tin Lành người Hoa Kỳ nói rằng, "nếu các viên chức trong chính quyền Trung Hoa không có ảo tưởng về  mục đích thực sự (sic) của các nhà truyền giáo, và nếucông việc truyền giáo ở Trung Hoa do các nhà truyền giáo lương thiện và  khôn ngoan đảm nhiệm, tôi tin rằng cùng lắm các nhà truyền giáo cũng chỉ gặp phải những sự chống đối có tính cách thụ động, và theo thời gian với sự giao tình thân thiện và sự chịu đựng của cả hai bên, mọi sự đều có thể vượt qua. Không may là cả các nhà truyền giáo lẫn các viên chức trong chính quyền Trung Hoa đều không công bằng và cũng không khôn ngoan. Ba mươi năm sau của lời nhận xét trên đây, tổ chức nghĩa quân "Quyền Anh" nhắm vào các nhà truyền giáo và con chiên người Trung Hoa để tấn công mà không cần quan tâm gì đến những hậu quả của những việc làm của họ.”" [14]

● Cuốn French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914,Patrick J. N. Tuck mà GS Trần Chung Ngọc trích từ trang 28, và ghi lại trong cuốn CÔNG GIÁO CHÍNH SỬ như sau:

"Xét về toàn bộ, truyền thống tôn giáo Việt Nam là một truyền thống dễ hấp thụ, pha trộn, để cho con người có thể theo nhiều con đường khác nhau đi đến chân lý.

Đối ngược với điều trênnhững điều tự nhận của Ca-tô Giáo về một tâm linh duy nhất thật là phi lý và kỳ cục đối với người Việt Nam. Ngoài ra, chiến thuật dụ người vào đạo của các thừa sai có tính cách xâm nhập độc chiếm. Ảnh hưởng xã hội và chính trị của sự truyền đạo này có tính cách phá hoại cao độChính điều này đã gây nên thái độ thù nghịch trong giới sĩ phu cũng như trong đại chúng"

"Theo quan điểm của người Việt Nam, những sự tàn sát tín đồ Ca-tô Giáo không chỉ là một biểu thị của sự hoang mang chính trị. Nó có một mục đích thực tế là đánh thẳng vào một chiều kích đáng kể trong nỗ lực quân sự của Pháp. Về phần Pháp, sau những do dự ban đầu (Tài liệu 106), đã tận dụng những tín đồ Ca-tô giáo Việt Nam như là các trợ quân trong cuộc chiến.

Những tín đồ Ca-tô giáo Việt Nam được sử dụng làm cu-li, thông ngôn và lính chiến đấu; và giáo dân Việt Nam đã góp tiền tổ chức những lực lượng riêng thí dụ như "đoàn quân Joseph" khoảng 7000 người.. Thật vậy, như Giám mục Puginier đã vạch rõ, Giáo dân rất hữu dụng trong việc lấy tin tức tình báo quân sự về những sửa soạn của kháng chiến quân Việt Nam và về sự chuyển quân của quân Trung Hoa (Tài liệu 116). Một đạo luật chống Ca-tô giáo mà (Tôn Thất) Thuyết ban ra năm 1885 xác nhận là chính cái nhiệm vụ lấy tin tức tình báo này của những cộng đồng Ca-tô giáo mới thật là đáng sợ (Tài liệu 113)." [18]

● Những vấn đề mâu thuẩn văn hóa có thể được tóm lược trong bức "Giác Thư Số 7 của Gia Đình Phật Tử Việt Nam" ký tên Nguyên Chánh Lê Công Cầu
(http://sachhiem.net/DOITHOAI/LeCngCau_TranKienCuong.php) như sau:

1/. Dân Tộc Việt Nam có truyền thống luân lý và đạo đức cổ truyền, Thiên Chúa Giáo du nhập vào Việt Nam đã đi ngược lại nền tảng Tam Cương, Ngũ Thường mà các triều đại Phong Kiến đã xem như là một hệ thống tư tưởng cố hữu để duy trì và ổn định đất nước cũng như củng cố vương triều của mình. Do đó việc cấm đạo là điều hiển nhiên của nhà cầm quyền thời bấy giờ.

2/. Đất nước Việt Nam là một đất nước phong kiến ảnh hưởng phong kiến Trung Hoa, nhà vua tự coi mình là bậc Thiên Tử, không thể có một kẻ nào cao hơn. Trong lúc đó người theo Đạo Thiên Chúa luôn coi Chúa là đấng chí tôn, là người có quyền lực cao nhất mà đại diện là nhà thờ, cha xứ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự cai trị của giai cấp thống trị do đó sự cấm đạo là việc tất yếu của lịch sử.

3/. Việc du nhập Thiên Chúa Giáo vào Việt Nam đi đôi với gót giày xâm lược của quân đội viễn chinh, mà không ít giáo dân đã phản bội tổ quốc, gieo bao tang tóc điêu linh cho Dân Tộc, cho nên những phong trào yêu nước cực đoan thời bấy giờ như Văn Thân, Cần Vương đã xem giáo dân Thiên Chúa Giáo là tay sai của thực dân, đó là nguyên nhân đưa đến chủ trương Bình Tây, Sát Tả bách hại tín đồ Thiên Chúa.

» 5. Nhà Nguyễn Cấm Đạo TCG - Các Nguyên Nhân Khác

Một nghiên cứu liên quan đến đề tài này của Giáo Sư Trần Chung Ngọc trong cuốn CÔNG GIÁO CHÍNH SỬ,[18] ông đã trích ra một số tài liệu, và tóm tắt như sau. (trích Vài chuyện đặc biệt trong Thánh kinh.)

Nhiều người Ca-tô Giáo, kể cả những trí thức như Nguyễn Gia Kiểng, Nguyễn Văn Trung v…v… thường đưa ra những luận điệu lên án các vua Triều Nguyễn cấm đạo như sau:

1. Các thừa sai Công giáo tới Việt Nam để rao giảng "tin mừng Phúc Âm" và "khai sáng dân tộc Việt Nam", điều mà ngày nay NGK nói trẹo đi là một nhân sinh quan và vũ trụ quan mới.

2. Các triều đình nhà Nguyễn ngu dốt cùng với bọn quan lại Tống Nho thủ cựu cấm đạo và bách hại giáo dân chỉ vì họ theo một đạo mới.

Nhưng đâu là sự thật? Philippe Devillers có xuất bản tại Paris một cuốn sách nhan đề “Francais et Annamites: Partenaires ou Ennemis?” năm 1998.

Cuốn sách này đã được dịch ra tiếng Việt bởi BS Ngô Văn Quỹ, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2006. Tôi mua được cuốn sách này trong dịp về Việt Nam tháng 6 năm 2007. Chúng ta có thể đọc một số nhận định và tư duy của Vua quan triều Nguyễn về đạo Ca-tô trong đó.

● Trong cuốn “Francais et Annamites: Partenaires ou Ennemis?” tác giả Philippe Devillers viết như sau ở trang 84:

Đạo Thiên Chúa bị các nhà nho coi như một sự phi lý. Vào tháng Năm năm 1857, các vị quan ở Phú Xuân (Huế) viết sớ tâu vua như sau: “Những người Thiên Chúa Giáo tin rất nhiều điều vô lý về vị chúa tể của Trời, về Trời, về Địa Ngục, về chất nước thánh (eau sainte). Những thầy tu của họ đã đem những điều này thành các bài cầu nguyện bắt họ hát lên vào buổi sáng và đọc lên vào buổi chiều, làm cho họ bị thấm nhuần đến mức không còn hiểu điều gì khác nữa.”

Các vị quan trên chắc không thể ngờ được là những nhận định của mình lại thật là quá đúng. Thật vậy, khi chúng ta nhìn thấy cảnh giáo dân đọc kinh với nét mặt ngơ ngẩn như bị bùa mê, mất hồn, và nhận thức được rằng những niềm tin vô lý về vị chúa tể của Trời (Giê-su), về Trời (Heaven), về Địa Ngục (Hell) và về chất nước thánh (Holy water) ngày nay đã không còn giá trị trong những xã hội tân tiến, ít ra là trong những giới hiểu biết, vì chính giáo hoàng John Paul II đã phủ nhận sự hiện hữu của Thiên đường và Địa ngục, cùng công nhận thuyết Tiến Hóa nên vai trò chuộc tội và cứu rỗi của Giê-su chỉ còn đúng là những niềm tin vô lý, thì chúng ta bắt buộc phải nói rằng nhận định của các vị quan vào giữa thế kỷ 19 đã rất là chính xác và sáng suốt.

Devillers viết về Vua Minh Mạng như sau, trang 84:

“Rất hay chữ, thấm nhuần khoa học (và triết học) của Phương Đông, ông rất ít coi trọng nền khoa học của Phương Tây, mặc dù ông được biết khá rõ về nó qua nhiều cuốn sách các nhà truyền giáo đã dịch và trình lên. Có một trí thông minh hiếm có, có nhiệt tâm, chân thành tận tụy với đất nước, có một nhân cách kiên quyết và quyền uy… Ông căm ghét đạo Thiên Chúa “mặc dù ông đã nghiên cứu nó rất cặn kẽ và đã cho dịch những cuốn sách chính yếu về đạo này bởi những nhà truyền giáo đến ở Huế.”

Nhưng tại sao Vua Minh Mạng lại căm ghét đạo Thiên Chúa. Vì ông ta đã nhìn thấy bản chất của Thiên Chúa Giáo qua những cuộc xâm lăng của thực dân Anh trong vùng. Devillers viết, trang 76-77:

“Ngay từ ngày 17 tháng Năm năm 1817, đức ông Labartette, người kế nhiệm đức ông Pigneau de Béhaine đứng đầu tòa giám mục, đã viết thư cho Bộ Trưởng Ngoại Giao như sau: Ông ta (hoàng tử kế vị Phúc Đảm) khen ngợi người Nhật đã cấm, và bãi bỏ đạo Thiên Chúa trong nước họ

Minh Mạng là người rất hâm mộ nước Nhật, thường hay kể lại câu chuyện sau đây: “Vào năm 1600, một hoa tiêu người Tây Ban Nha, bị đắm thuyền trong lãnh hải của Nhật đã bơi dạt vào một bãi biển của Osaka. Được dẫn đến Edo và bị một bộ trưởng xét hỏi, hắn khai là một thần dân của vua xứ Tây Ban Nha, vị quốc vương hùng cường nhất trên trái đất này. Vị bộ trưởng hỏi hắn: “Làm sao mà một ông vua có thể chiếm được nhiều đất trên thế giới?” Người lính thủy trả lời: “Bằng tôn giáo và bằng vũ khí. Các nhà tu hành của chúng tôi mở đường bằng cách quy đạo Thiên Chúa cho các dân tộc. Sau đó bắt họ thần phục nước Tây Ban Nha chỉ còn là một trò chơi đối với chúng tôi.” Câu trả lời dại dột này đã gây ra sự tiêu diệt tất cả những người Thiên Chúa Giáo ở Nhật, và sự đóng cửa của đất nước này đối với người nước ngoài. Hoàng đế Minh Mạng thường hay nhắc đến những lời nói trên. Chúng đã đến tai ông và chắc chắn là đã ảnh hưởng đến ý thức của ông. Đó là nguyên nhân của những cuộc truy bức đẫm máu đã đánh dấu triều đại của ông.”

Tài liệu của Devillers cho chúng ta thấy rõ một sự thực về đạo Thiên Chúa: “Đạo đi trước, cướp nước đi sau”, vua Minh Mạng đã thấy rõ hiểm họa này, và lịch sử truyền đạo ở Việt Nam cũng đã chứng minh sự kiện này. Thật là đau buồn, chẳng qua vì vận nước nên Việt Nam không thoát khỏi hiểm họa này, phải chịu nhục cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ.

Vua Tự Đức, nối nghiệp ông vua yếu đuối nhu nhược Thiệu Trị, cũng đã nhìn thấy vấn nạn Thiên Chúa Giáo. Tháng 8, 1848, vua Tự Đức ban bố một dạo dụ chống những người Thiên Chúa Giáo, xác định lại những đạo dụ của ông, cha:

“Devillers, trang 81:

Đạo Ca-Tô bị các đức vua Minh Mạng và Thiệu Trị bài trừ, thì dĩ nhiên là một đạo đồi bại, vì trong đạo này, người ta không cúng bái cha mẹ đã mất… Thêm nữa trong đó, người ta còn làm nhiều điều bỉ ổi…

Những thường dân đi theo cái đạo đồi bại này và không muốn từ bỏ nó đều là những kẻ ngu muội đáng thương, những kẻ đần độn thảm hại, bị các thầy tu mê hoặc. Phải thương xót chúng. Vì vậy, trong sự yêu mến nhân dân mình, nhà vua ra lệnh từ nay chúng sẽ không bị tội chết, lưu đầy hay giam cầm. Các quan sẽ chỉ trừng trị chúng một cách nghiêm khắc, rồi trả chúng về cho gia đình của chúng.”

“Trang 84: Lệnh của nhà vua (Tự Đức) vào tháng Sáu năm 1854 viết: Tôn giáo của Jésus đến từ những kẻ Man Rợ của Âu Châu. Nó dùng hình ảnh Jésus bị đóng đinh trên thánh giá để mê hoặc trái tim của dân chúng. Nó sử dụng chất nước thánh và học thuyết gian dối về hạnh phúc trên trời để làm cho đám đông say mê. Trong tất cả các học thuyết xấu xa, không có cái nào lại gây cho thuần phong mỹ tục những tổn hại đáng thương như nó”

Devillers còn thêm một ghi chú:

“Ngay từ 1750, chúa Nguyễn Võ Vương đã nhận xét rằng: Người Âu Châu giảng dạy một tôn giáo có một cái gì như là một thứ bùa mê, cầm giữ tất cả những người theo nó, và những người ít suy nghĩ thì dễ dàng tin tưởng”. Cái sự dễ tin nguy hiểm này làm cho nhà vua phải cấm đạo đó.”

Với sự hiểu biết của chúng ta ngày nay về đạo Ca-tô, chúng ta thấy các bậc tiền nhân của chúng ta đã có những nhận định khá chính xác về đạo này. Nhưng chúng ta phải công nhận là, vì thấm nhuần tinh thần tam giáo, nên các vua quan triều Nguyễn tương đối không quyết liệt đối với Ca-tô Giáo như người Nhật. Từ đầu thế kỷ 16, Nhật Bản đã tiếp xúc với Tây phương qua những thương gia ngoại quốc, nhất là những thương gia Bồ Đào Nha. Khi đó Nhật Bản hoan nghênh những sự trao đổi ý kiến và trao đổi hàng hóa và mở cửa cho thông thương tự do. Tuy nhiên, theo sau các thương gia là những thừa sai Ki Tô Giáo, nhất là những thừa sai Ca-tô giáo, tới để truyền đạo. Họ tới truyền đạo để làm gì? Chúng ta cũng nên nhắc lại một sắc lệnh của GH Alexander VI:

"Vào cuối thế kỷ 15, (1493), Giáo hoàng Alexander VI, tự cho Ca-tô giáo cái quyền thống trị hoàn cầu, đã chia thế giới ra làm hai vùng ảnh hưởng: 1) toàn thể Mỹ Châu, trừ Ba Tây, thuộc Tây Ba Nha; 2) còn Bồ Đào Nha thì được Ba Tây và tất cả những đất đai nào chiếm được ở Á Châu và Phi Châu. Sắc lệnh phân chia vùng ảnh hưởng này quy định rằng, song song với việc chiếm cứ đất đai là bổn phận phải kết hợp các dân địa phương vào trong giáo hội Ca-tô.

Do đó, đi cùng với những đoàn quân xâm lăng là những linh mục. Sự có mặt của giới linh mục đã biện minh cho những hành động áp chế dân địa phương cũng như dùng bất cứ thủ đoạn cưỡng ép nào được coi là cần thiết để kéo họ vào niềm tin Ca-tô giáo. Nhưng nếu người dân chỉ theo đạo vì lý do tín ngưỡng dù tín ngưỡng đó thuộc loại mê tín hoang đường, thì không có vấn đề, vì tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên của Việt Nam không bao giờ kỳ thị bạo hành những người chỉ vì họ theo một tôn giáo khác. Vấn đề chính của niềm tin Ca-tô là đã biến tín đồ Việt Nam trở thành những kẻ phi dân tộc phản bội dân tộc. Họ nhất nhất nghe lời mấy linh mục ngoại quốc của họ, không chấp nhận uy quyền quốc gia, coi vua quan không phải là vua quan của họ, bỏ tục lệ thờ cúng tổ tiên, và nhất là đã tích cực theo giặc ngoại xâm, góp phần đưa nước nhà vào vòng nô lệ của thực dân Pháp. Xin đọc http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGchinhsu/CGCS8.php để biết những chi tiết về giáo dân Ca-tô đã tiếp thay cho thực dân Pháp như thế nào trong bài: “Xung Quanh Vấn Đề Thiên Chúa Giáo Vào Việt Nam”.

Cái tâm cảnh không chấp nhận uy quyền quốc gia còn kéo dài cho đến ngày nay. Trong vụ làm loạn ở Tòa Khâm Sứ, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã trả lời chính quyền là hành động của các linh mục xách động giáo dân làm loạn không trái với giáo luật Ca-tô, nghĩa là họ đặt giáo luật của Ca-tô Giáo trên Pháp luật quốc gia. Những vụ gây loạn ở vài giáo xứ khác của giáo dân, do các linh mục xúi dục, cũng đều có tinh thần bất chấp luật pháp quốc gia như vậy.

 

» 6.- QUYẾT TÂM VẬN ĐỘNG PHÁP LIÊN KẾT VỚI GIÁO HỘI LA MÃ XUẤT QUÂN CHINH PHỤC VIỆT NAM.

Mặt khác, Tòa Thánh La Mã  tiếp tục dồn nỗ lực vào việc vận động nước Pháp liên kết với Giáo Hội rồi đem quân đội đi chinh phục Việt Nam. Việc này phải đợi mãi đến đầu thập niên 1850, khi đó Giáo Hội đã bố trí xong thiếu nữ Eugenie ngoan đạo xinh đẹp, người Tây Ban Nha, trở thành hoàng hậu của Hoàng Đế Napoleon III (1808-1873). Lúc đó, nhà vua đã sắp bước vào tuổi ngũ tuần trong khi người thiếu nữ kiều diễm Eugenie (1826-1920), một tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội, còn mơn-mởn đào tơ, chưa đầy 27 cái xuân xanh. Nhờ vậy mà các nhà truyền giáo của Giáo Hội mới dễ dàng lung lạc nhà vua (vốn là hội viên Hội Tam Điểm chống Vatican khi còn lưu vong ở ngoài nước Pháp) qua người vợ trẻ xinh đẹp này để đẩy mạnh chiến dịch vận động nhà vua liên kết với Giáo Hội đem quân đi chinh phục Việt Nam. Đây là một sự thật lịch sử, và sự thật này được Tiến-sĩ Cao Huy Thuần ghi lại trong cuốn "Đạo Chúa Và Thực Dân Tại Việt Nam" như sau:

"Chính các vận động để được ủng hộ về sự can thiệp của các nhân vật quan trọng như  Tổng Giám Mục Bonnechose ở Rouen và của chính Hoàng Hậu, bà này đã thuyết phục được vua, dù lúc đó vua không có kế hoạch thực dân nào rõ rệt. Các cuộc vận động này được thực hiện bởi hai người truyền giáo: Linh Mục Huc, hội viên Hội Thánh Lazare (Tu Hội Lazariste), cựu đại diện Giáo Hoàng ở Trung Quốc, tác giả cuốn "Đạo Thiên Chúa ở Trung Quốc, (Tartarie và Tây Tạng, và Giám Mục Pellerin, đại diện Giáo Hoàng tại Bắc  Nam Kỳ. “Trong văn thư đệ lên vua, Linh-mục Huc trình bày các mối lợi mà việc chiếm Việt Nam có thể mang lại cho Pháp….” [15] 

Thất vọng vì sự thất bại của phái đoàn Montigny, theo lời khuyên của bạn bè, Giám-mục Pellerin quyết định “đi Pháp để trình bày với nhà vua tình trạng thê thảm của các đoàn truyền giáo do các biện pháp nửa vời gây nên”. Đến Pháp vào đầu tháng 5 (1857), ngày 16/5, ông trình bày trước Ủy Ban và ngày 21/5 ông trao cho họ bản thuyết trình đầy đủ chi tiết trước khi Napoléon tiếp kiến…

Nhưng sự vụ hình như kéo dài sốt ruột, Giám-mục (Pellerin) tin là nên nhắc lại Napoléon III rằng: “Thần xin Chúa Thượng, chúng ta thấy trong thư ngày 30/8/1857 của ông, cho phép thần nói đến các người mới theo đạo khốn khổ ở xứ Cochinchine và các nhà truyền giáo ở xứ An  Nam, hiện giờ máu họ đang đổ và tình cảnh của họ còn kinh khủng hơn từ cuộc vận động sau chót của nước Pháp không làm gì cho bọn thần, e rằng đạo Thiên Chúa sẽ bị tận diệt tại các vùng hình như sẵn sàng tiếp đón lợi ích của đạo Thiên Chúa và văn minh. Thần đến xin Chúa Thượng đừng bỏ rơi bọn thần. Điều bệ hạ làm cho bọn thần sẽ khiến cho ân phúc của Chúa ban xuống cho bệ hạ và triều đại huy hoàng của bệ hạ.

Kế đến tháng 11 (1857), Giám-mục Pellerin đi Rôme, Giáo Hoàng Pie XI tán thành các cuộc vận động ủng hộ cho các phái đoàn truyền giáo.”

Xuyên qua các cuộc can thiệp của Linh-mục Huc và Giám-mục Pellerin, chúng ta thấy ý tưởng chính sau đây: Cuộc viễn chinh của họ vận động, nhân danh  các người truyền giáo tại Việt Nam, không phải chỉ là cuộc biểu dương lực lượng đơn thuần hay là một cuộc chiếm đóng tạm thời một vài địa điểm của nước Việt Nam, mà hoàn toàn là một cuộc viễn chinh thực dân, vì nhằm xây dựng một thuộc địa Pháp vĩnh viễn ở góc đất này ở Đông Nam Á. Ý tưởng này được một người truyền giáo khác là Linh-mục Legrand de La Liraye trình bày mạnh mẽ hơn trong một bản trần trình mà y gửi cho Napoléon III vào khoảng tháng 2/1857.”[16].

Nhà biên khảo sử học Bùi Trần Phương ghi nhận như sau:

"Quan hệ gắn bó giũa Thiên Chúa Giáo và chủ nghĩa thực dân Pháp là một thực tế lịch sử phong phú, hiển nhiên đến nỗi không cần lý lẽ biện luận, thuyết minh thêm. Chỉ xin nhắc lại đôi chút về vai trò các nhà truyền giáo trong việc hình thành và phê chuẩn kế họach của chính quyền Đế Chế II cử phó đô đốc Rigault de Genouilly mang hạm đội đến tấn công Đà Nẵng năm 1858. Các nhà truyền giáo như Linh-mục Huc, Giám-mục Pellerin, Linh-mục Legrand de la Liraye, Giám-mục Retord... bằng nhiều văn thư và cả sự có mặt trực tiếp của mình trong các cuộc họp của Ủy Ban Nam Kỳ, tham gia tích cực vào việc xây dựng  kế hoạch tấn công quân sự để đạt mục tiêu truyền giáo và xâm lược thực dân không chỉ ở một địa phương nào mà từng bước đi đến chinh phục toàn cõi Việt Nam (...). Các nhà truyền giáo đã "có công" đề xuất ý kiến vạch kế họach, cung cấp thông tin, hứa hẹn bảo đảm về hậu thuẫn  của dân chúng tại chỗ. Nói tóm lại, chẳng những hết lòng ủng hộ mà còn gây áp lực chính trị, tinh thần thúc ép các nhà nước tư bản Pháp, Tây Ban Nha tiến hành một kiểu "thánh chiến" bảo vệ đạo ở Việt Nam để mưu đồ cầu lợi ích chung của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tư bản. Trong họat động này, các nhà truyền giáo có một ưu thế rõ rệt: Họ là những người am hiểu nhất về tình hình các vùng đất - còn xa lạ với Phương Tây - nơi họ đã xây dựng và chuẩn bị lực lượng từ rất lâu đời thông qua những hoạt động  mang danh nghĩa là tôn giáo của nhiều thê hệ tu sĩ.  Tiếng pháo của hạm đội Rigault de Genouilly bắn vào Đà Nẵng làm bùng nổ một xung đột  đã âm ỉ từ lâu. Nó cũng phơi bày sự thật hiển nhiên về ý nghĩa chính trị rất "thế tục" của họat động "truyền giáo" của các giáo sĩ Phương Tây ở Viễn Đông từ mất thế kỷ trước. "[17] 

» KẾT LUẬN

Ngay sau  khi  nhận thấy không còn cách nào để biến triều đình Huế thành một chính quyền bị chi phối bởi Tòa Thánh Vatican, Giáo Hội  La Mã liền  chĩa mũi dùi vào triều đình nhà Nguyễn tấn công bằng những chiêu bài:

1.- Xúi giục giáo dân bất tuân luật pháp và nổi lọan chống lại triều đình.

2.- Móc nối các thành phần bất mãn với chính quyền để xúi giục họ nổi loạn chống lại triều đình Huế và hứa hẹn viện trợ cho họ cả về vật chất lẫn tinh thần rồi biến họ thành tín đồ Da-tô. (Trường hợp Lê Văn Khôi, Cai Vàng, v.v…)

3.- Đưa một con chiên bản địa lên làm lãnh tụ nổi lọan rồi ở hậu trường điều khiển và kêu gọi giáo dân nhập cuộc. (Trường hợp Tạ Văn Phụng).

4.- Tích cực vận động nước Pháp xuất quân đánh chiếm và thống trị Đông Dương để cùng chia chác quyền lực và  thu vơ lợi nhuận.

Tất cả những những yếu tố trên đây đã khiến cho các Vua Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1840-1847), và Tự Đức (1847-1883) phải phản ứng bằng cách ban hành các lệnh cấm đạo trong đó có điều khỏan xử tử những kẻ có chủ tâm vi phạm các luật này. Tất cả đều được minh thị rõ ràng.

Nhận xét về viêc triều đình nhà Nguyễn ban hành các luật  cấm đạo như trên, Giáo-sư Lý Chánh Trung viết:

"Ngày nay, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng việc cấm đạo và giết đạo dưới các nhà vua triều Nguyễn, là một hành động bất nhân và sai lầm, Nhưng nếu chúng ta tự đặt mình vào địa vị các nhà vua ấy, vào các khung cảnh tâm lý thời đó, thì có lẽ chúng ta khó có thể làm khác hơn.".Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr. 78.

 

Trên đây là những quái chiêu được Vatican sử dụng để đánh phá Việt Nam trong thời Nhà Nguyễn trong thế kỷ 19. Từ năm 1975 cho đến nay, Vatican lại sử dụng những quái chiêu này để đánh phá liên tục chính quyền và nhân dân ta. Bằng chứng bất khả phủ bác cho sự kiện này là những hành động:

1. - Vận động bao vây và cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, như (a) hô hào người Việt hải ngoại không nên gửi tiền về giúp đỡ thân nhân ở quê nhà, (b), hô hào tẩy chay hàng hóa Việt Nam được nhập cảng vào Mỹ,  (c) kêu gọi người Việt không nên trở về thăm quê hương, (d) tổ chức những cuộc biểu tình chống đối các cuộc trình diễn văn nghệ, triển lãm nghệ thuật và các cuộc thăm viếng của các chính khách cũng như các nhà lãnh đạo chính quyền đến côn du ở các nước Âu Mỹ,  và (e)  và tổ chức biểu tình, hè nhau chửi bới và khủng bố các văn nghệ sĩ  từ Việt Nam đến trình diễn ở hải ngoại.  

2.-  Tỏ ra hồ hởi và hân hoan sung sướng vào những khi (a) Trung Quốc xua quân tấn công vào  lãnh thổ Việt Nam vào đầu năm 1979 và (b)  Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ bác bỏ đơn kiện các công ty sản xuất chất độc Da Cam (đem rải xuống lãnh thổ Việt Nam trong những năm 1962-1975) đòi bồi thường thiệt hại cho nạn nhân do chất độc hóa học này gây nên,

3.- Vận động chính quyền Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia bị đặc biệt quan tâm (Countries Particular Concerned).

4.- Thành lập Khối 8406 để dánh phá chính quyền Việt Nam. Vấn đề này đã được trịnh bày khá rõ ràng nơi Chương 10 (với nhan đề là Phản ứng từ các hàng giáo phẩm đến giáo dân), sách Mối Ác Cảm Của Nhân Dận Thế Giới Đối Với Giáo Hộ La Mã) và đã được đưa lên sachhiem.net:http://sachhiem.net/NMQ/MOIACCAM/MoiAcCam_Main.php. Xin quý vị vào link trên đây đọc để biết rõ về cái tổ chức chính trị này của Vatican.

5.- Tổ chức giáo dân mang búa, kìm và xà beng đến tập trung bất hợp pháp tại những địa điểm bất hớp pháp để gây bạo lọan đòi  tái chiếm những khoản bất động sản mà Vatican đã cướp đoạt của dân ta trong thời 1862-1945 và đã được thu hồi  sau năm 1954 như tại (a)  số 42 Phố Nhà Chung Hà Nôi, (b)  số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội, (c) Đồng Chiêm, Hà Nội, (d) Tam Tòa, Hà Tĩnh, (e) An Bằng, Huế, (f) Cồn Dầu, Đà Nẵng, v.v...

6 .- Biên sọan và phát hành đĩa DVD với những điều tiêu cực và bịa đặt ra nhiều điều xấu xa nhằm để triệt hạ uy tín cá nhân của cụ Hồ Chí Minh với dã tâm vừa để vô hiệu hóa đại công nghiệp của Đảng Cộng Sản Việt  Nam dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ trong sứ mạng đánh đưổi Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ- Vatican để giải phóng dân tộc, đòi lại chủ quyền độc lập cho tổ quốc, và đem lại thống nhất cho đất nước, vừa để xí xóa và lấp liếm những khu rừng tội ác của  Vatican và nhóm thiểu số Ca-tô người Việt phản quốc đã cấu kết với hai ngoại cường Pháp và Hoa Kỳ chống lại tổ quốc và dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa thế kỳ 19 cho đến ngày 30/4/1975..

7.-  Hè nhau viết đơn đề ngày 21/12/2010  tố cáo và yêu cầu ông Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Trương Hòa Bình truy tố chính quyền Việt Nam về hai tội phản quốc và yêu nước: http://thangtien.wordpress.com/

*

*   *

Vốn dĩ là một thế lực chính tri  có dụng tâm dùng danh xưng tôn giáo là đạo Ki-tô làm bức bình phong để che giấu tham vọng bá quyền thống trị toàn cầu và nô lê hóa nhân loại bằng đủ mọi thủ đoạn gian manh và đủ mọi chính sách cực kỳ thâm độc, hết sức tham tàn, và vô cùng dã man, tất nhiên là Vatican đã có những quỷ kế và hành động chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam như họ đã từng chống lại các dân tộc trên thế giới như ở Âu Châu, ở Châu Phi, ở Châu Mỹ La-tiinh, ở Phi Luật Tân và các dân tộc khác trên thế giới. Người viết xin miễn bàn thêm.

Thế nhưng, vấn đề đặt ra là  giới tu sĩ và con chiên người Việt, họ cũng là những con người mang dòng máu Việt mà tổ tiên họ cũng đã cùng với tổ tiên của đại khối dân ta  trải qua những bước thăng trầm lịch sử trong mấy ngàn năm từ cái thuở còn ở trong trạng thái bộ lạc, chưa biết sử dụng chữ viết cách đây mấy ngàn năm, đã từng "khóc cười theo mệnh nước", cùng có những nồi lòng lo âu cho vận nước vào những khi  quân Bắc cường Nam Hán, Tống, Nguyên, Minh tràn vào đất nước tàn phá quê hương, cũng đã từng cùng nức lòng vui niềm vui vào những khi quân dân ta đánh bại những quân thù xâm lược trên đây tại Bạch Đằng Giang vào năm 938 (đánh tan quân Nam Hán, trên sông Như Nguyệt, (sông Cầu) vào năm 1077 (đánh tan quân Nam Tống,  tại  Chương Dương vào năm 1285, Hàm Tử  vào năm 1285 và Bạch Đằng Giang vào năm 1288 (đánh bại quân Nguyên), tại Ải Chi Lăng vào năm 1427 (đánh bại quân Minh). Ấy thế mà TẠI SAO từ cuối thế kỷ 18, họ lại đành lòng cúi đầu gục mặt đi theo giặc Vatican chống tổ quốc và dồng bào ruột thịt thân thương của họ một cách táng tận lương tâm như vậy?

Đây là tình trạng biến thái của người Việt theo đạo Ca-tô mà người nào có thể phủ bác được. Tình trạng biến thái này không phải chỉ xẩy ra đối với người Việt Nam  theo đạo Ca-tô, mà nó đã từng xẩy ra đối với các dân tộc Âu Châu như người Anh, người Pháp, người Ái Nhĩ Lan, người Đức, người Tiệp Khác, người Tây Ban cũng như đối với cac dân tộc ở các châu lục khác như ngườii Nhật Bản, người Trung Hoa, v.v...

Đến đây, người viết nhớ lại lời của nhà đại hiền Tề Án Anh nói với Sở Linh Vương rằng:

Tôi trộm nghĩ quýt ở xứ Giang Nam, đem trồng ở xứ Giang Bắc dù quýt ngọt cũng hóa ra chua. Đó là tại phong thổ không giống nhau. Nay người nước Tề, khi ở nước Tề không ăn trộm, mà đến ngụ ở nơi nước Sở, lại ăn trộm, đó cũng tại phong thổ cả. " (Đông Chậu Liệt Quốc -   Quyển 2 - Mộng Bình Sơn chuyển dịch (Fort Smith, AR, Sống Mới, 1980?),tr. 749.

Từ lời nói trên đây của nhà đại hiền Án Anh, chúng ta có thể hiểu phong thổ là văn hóa và chúng ta có thể nói rằng người Việt Nam hay  người của bất kỳ dân tộc nào có văn hiến từ ngàn xưa cho đến nay NẾU đã trở thành tín đồ Ca-tô ngoan đạo của Giáo Hội La Mã tức là đã sống theo nếp siống văn hóa Ca-tô mà họ gọi là "sống theo lương tâm công giáo" hay "sống đạo theo đức tin Ki-tô", THÌ cũng đều trở thành những hạng người vong bản, phản quốc, phản dân tộc, mất hết nhân tính, mất hết lương tính bẩm sinh (nhân chi sơ,tính bản thiện) và đều hành xử giống như  vậy cả.  Cũng vì thế mà nhà báo Long Ân mới ghi nhận một cách chua xót rằng:

Con người đã nhân danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, đã nhân danh tôn giáo để biện minh cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã phản lại tôn giáo, đã chặt đứt cây cầu đưa đến cuộc tìm kiếm chính mình, đã cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc của con người súc sinh.”Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1953 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 340.

CHÚ THÍCH


[1] Bắc Kỳ Di Cư. “Đòn Khiêu khích tôn giáo của bọn tay sai Cộng sản.” – Ngày 10/12/2010 đăng trong "Lá Thư Vô Trách Nhiệm của Ông Chu Tất Tiến" (http://sachhiem.net/EMAILS/ChuTatTien.php)

[2] Nguyễn Gia Kiểng, Tổ Quốc Ăn Năn (Paris: TXB, 2001), tr. 187.

[3] Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988), tr. 140.

[4] Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn  1883- 1945, Tập I  (Houston, TX: Văn Hóa,  1999), tr 51-52.

[5] Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử (Sàigòn: Cứu Thế Tùng Thư, 1965), tr. 299 và  300-301.

[6] Phan Phát Huồn, Sđd., tr  355.

[7] Phan Phát Huồn, Sđd., tr.39..

[8] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., tr  57-58.

[9] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mờ Đầu Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Rapael, Pháp: TXB, 1995), tr. 17

[10] Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Một Số Vấn Đề Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Trong Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam (TP Hồ Chí Minh: Ban Tôn Giáo Của Chính Phủ, 1988),, tr. 33-34.

[11] Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Sđd., tr.109-110.

[12]Vũ Ngự Chiêu, Sđd., tr.39.

[13] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., tr. 147.

[14] Li, Dun J., The Ageless Chinese  A History (New York: Charles Scriber’s Sons, 1978), pp, p.428-429.

Nguyên văn: "That there had been friction between Chinese and missionaries has been said before; this friction was intensified as a result of Chinese misunderstanding of the nature of missionary activities. The Christians were accused of  conducting immoral and illegal activities, such as "extracting eyes from infants to be commpounded into direful drugs." Besides their extraterritorial status, their assumed superiority for having embraced the true faith and their  alleged clannishness (in time of famine, for instance, the missionaries distributed rice only among their converts, derogatorily referred to by other Chinese as rice Christians) combined to make the situation worse. That most missionaries could not communicate  intelligible Chinese doubtless increased the confusion. During the nineteenth century, there were isolated case in which  missionaries and converts were murdered, and in each case the foreign power  from which these missionaries came quickly use the unfortunate occurrences as pretexts for demanding Chinese territories or other concessions. To the unsophisticated majority of Chinese,  these missionaries were foreign agents and their Chinese converts were traitors to their own country and culture. Given the complexity of the situation, it was not surprising that the Boxers' first target was the missionaries and their Chinese converts.

The Boxer movement, like many other contentions between China and the Western powers, can best be understood in the context of an overall cultural confrontation during which friction and conflict were almost inevitable. Of all foreign groups in China, none was perhaps better motivated than the misionaries. One might argue about the desirability of sending mossionaries to a country which had an advanced civilization of its own; there is no argument, however, about the sincerety of individual missionaries who believed that they were  doing the most important thing that God willed. There was no question in their minds that the Chinese would eventually benefit from their work. They made great personal sacrifices by going to China, lived in uncomfortable, isolated places, and had to suffer and endure harassment, if not outright persecution, from the Chinese and their officials. If they did anything wrong, it was not intended. That their misfortunes had been often used by their home governments to advance their political and economic position in China was not their fault; as far as the missionaries were concerned, they preferred to see China converted to Christianity in a more peaceful way. "If the [Chinese] officials could be undeceived in regard to the real purposes of the missionaries; and if the missions in China could be conducted by really honest and sagacious  men," said an American Minister to China in 1870," I doubt if anything more than a passive resistance would be met with, which would soon be overcome by frienndly intercourse and mutual forbearance," Unfortunatelly, not all missionaries were sagacious men, nor were Chinese officials always fair and wise. Thirty years after the above remark was made, a Chinese mob called Boxers, fell mercilessly upon the missionaries and their Chinese converts. Their hatred was so bitter that they cared nothing for the consequences."

[15] Cao Huy Thuần, Sđd.,  tr 61.  

[16] Cao Huy Thuần Sđd., tr. 63-64.

[17] Ủy Ban Khoa Học Xã Hội, Sđd., tr. 179-180.

[18] Trần Chung Ngọc, CÔNG GIÁO CHÍNH SỬ: Một Khảo Luận Qua Các Tài Liệu Lịch Sử.

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang




Đó đây


2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>