●   Bản rời    

Giáo Hoàng Phanxicô và Chủ Nghĩa Cộng Sản

Giáo Hoàng Phanxicô và Chủ Nghĩa Cộng Sản

Trần Trọng Sỹ

http://sachhiem.net/TTS/TG/TranTrongSy02.php

21-Aug-2014

Giáo hoàng đang phất ngọn cờ mà ngài cho rằng của người nghèo, đại diện cho những bất hạnh trên mặt đất, vậy thì xin ngài hãy đem gia tài tích lũy của giáo hội từ gần hai nghìn năm ra mà xây dựng, ban phúc cho những nơi nghèo đói nhất thế giới như Phi Châu, Ấn độ, hoặc thậm chí Tây Tạng, nhưng đừng làm theo kiểu mẹ Térésa, đã không những không chi ra, mà còn thu vào đầy ngân khố của tòa thánh.

...Còn quá sớm để có thể kết luận rằng cách hành xử của Giáo Hoàng từ khi lên ngôi đến nay xuất phát từ trái tim nhân ái của một bậc chân tu. (TTS)

▪ Báo chí ầm ĩ về câu tuyên bố của Giáo Hoàng

Thứ hai ngày 30.06.2014, trang nhà RFI đăng lại tin của báo Ý Massaggero như sau:

"Các Mác (Karl Marx) không sáng tạo gì cả. Cộng sản họ đánh cắp ngọn cờ của chúng ta, ngọn cờ của người nghèo là ngọn cờ của người theo đạo thiên chúa". Trên đây là tuyên bố của Đức Giáo Hoàng Phan xi cô kèm theo nụ cười tế nhị trong bài phỏng vấn trong đó lãnh đạo Giáo hội Hoàn Vũ nói đến thái độ « trung lập » trong Cúp bóng đá thế giới.

Báo Ý Massaggero đặt câu hỏi : Đức Giáo Hoàng nghĩ gì về người cộng sản, người bênh vực dân nghèo và người mị dân ? Đức Giáo Hoàng trả lời : sự nghèo khổ là mối quan tâm chính của Kinh thánh. Lãnh đạo Giáo Hội La Mã nhắc lời thánh Matthieu và nói rằng bổn phận của tín đồ Thiên chúa giáo là cứu giúp những người bị đói, khát, bị giam cầm, bệnh tật, không quần áo che thân.

Đức Giáo Hoàng cũng cho rằng chủ nghĩa Cộng sản và đạo Thiên Chúa có cùng một điểm chung. Nhưng mọi người phải biết rằng bậc chân phúc là người luôn luôn chịu khó ủy lạo, nâng đỡ những kẻ khốn cùng , bị đói, lạnh, những nạn nhân của bất công .

Một cách dí dõm nhưng nhiều ý nghĩa, Đức Thánh Cha lý giải như sau : người cộng sản họ nói tất cả những hành động (cao đẹp) đó là cộng sản. Nếu vậy thì chúng ta hãy nhìn kỹ lại ! Hai mươi thế kỷ sau (Thiên Chúa giáng sinh) chúng ta có thể nói rằng cộng sản là tín đồ Thiên chúa giáo . Và ông kết luận bằng tiếng cười thích thú.

Khi nhà báo Ý đặt câu hỏi « Đức Thánh Cha ủng hộ đội tuyển bóng đá nào » nhân cúp thế giới tại Brazil ? thì được trả lời : Không ủng hộ ai cả. Cha đã hứa với Tổng thống Brazil sẽ giữ thái độ trung lập.

Là một người hâm mộ bóng đá, cậu bé Jorge Bergolio ủng hộ câu lạc bộ San Lorenzo của Buenos Aires. Từ khi lên làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhiều lần tiếp các cầu thủ danh tiếng. ông nhắc họ là phải cảnh giác đừng để tiền bạc, danh vọng mê hoặc, đừng quên trách nhiệm đối với giới trẻ hâm mộ cầu thủ như tấm gương sáng để noi theo.

(http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140630-duc-giao-hoang-karl-marx-danh-cap-cua-thien-chua)

Trước đó một ngày, trang nhà của báo Le Point Pháp cũng đăng tin ấy ngày 29.6.2014 như sau:

Marx n'a rien inventé, estime le pape François. "Les communistes ont volé notre drapeau, le drapeau de la pauvreté est chrétien", a-t-il déclaré dimanche dans une interview. À une question du quotidien romain Messaggero sur le fait qu'il serait décrit comme un "communiste, paupériste, populiste", François a rétorqué : "La pauvreté est au centre de l'Évangile". Il a cité l'Évangile selon saint Matthieu, évoquant "le protocole sur lequel nous serons tous jugés : j'ai eu soif, j'ai eu faim, j'ai été en prison, j'étais malade, j'étais nu." Pour le pape, c'est le rôle du chrétien de secourir toute personne se trouvant dans une telle situation. Il a aussi évoqué "les Béatitudes, une autre banderole" que le christianisme et le communisme ont en commun, sachant que les Béatitudes s'attachent à réconforter "ceux qui pleurent", "ceux qui ont faim et soif de justice".

"Les communistes disent que tout cela est communiste. Ben, voyons ! Vingt siècles plus tard cependant ! Alors, on pourrait dire d'eux qu'ils sont chrétiens dans ce cas", a ajouté le pape en éclatant de rire, a raconté la vaticaniste Franca Giansoldati qui l'a rencontré.

Dans un autre passage de l'interview, la journaliste l'interroge sur l'équipe qui a sa préférence pendant le Mondial de football au Brésil . "Saint-Père, qui soutenez-vous ?" demande-t-elle au pape argentin, qui lui répond alors : "Moi, vraiment personne, j'ai promis à la présidente du Brésil (Dilma Rousseff) de rester neutre."Jorge Bergoglio, qui allait souvent au stade le samedi avec son père et était supporteur du club San Lorenzo de Buenos Aires, a reçu plusieurs fois des footballeurs au Vatican. Il les a mis en garde contre l'argent roi, soulignant leurs responsabilités auprès d'un très jeune public qui les prend pour modèles. Le jour de l'ouverture de la Coupe du monde le 12 juin, François avait souhaité que le Mondial se joue "dans un esprit de vraie fraternité", de "solidarité entre les peuples", pour que le foot soit "une occasion de dialogue, de compréhension, un enrichissement réciproque".

Tôi không dịch đoạn văn tiếng Pháp trên, vì nó không khác với bản tiếng Việt của RFI.

Và dưới đây là 9 phản hồi của độc giả người Pháp trên Le Point.fr mà tôi sẽ cố gắng phỏng dịch cho nhanh để độc giả được thưởng thức óc châm biếm và khôi hài của dân Pháp đối với người lãnh đạo Catô Rôma danh tiếng như thế nào(1) .

berna10 le 30/06/2014 à 11:09

Détournement.

La supercherie commune aux communistes et aux chrétiens est de faire miroiter le paradis à leurs ouailles.

Là où le communisme a opéré un véritable hold-up, c'est quand il a situé le paradis sur terre.

Bien sûr, il y a eu quelques "râtés", se chiffrant en dizaines de millions de morts et surtout, l'incapacité à établir ce fameux paradis.

Et vous, entre un paradis hypothétique après la mort et un paradis bien réel sur terre de votre vivant, que choisiriez-vous ?

Un conseil : attention aux prestidigitateurs de la pensée.

Sự chuyển hướng.

Người Cộng sản và người kitô có cái gian xảo chung là làm cho hoa mắt con chiên về cõi thiên đường.

Nơi mà chủ nghĩa CS thực sự thực hiện được cái ngục tù chặt chẽ, cũng là nơi CS gọi đó là thiên đường trên cõi thế.

Dĩ nhiên tuy là có một số trường hợp «trật duột»  được tính bằng hằng chục triệu người chết và nhất là, tính bất khả thi của một cõi thiên đường như vậy.

Và  này bạn, giữa một thiên đường giả định sau khi chết với một thiên đàng thực sự ở cõi thế trong khi bạn còn sống, bạn chọn cái nào?

Một lời khuyên: Coi chừng tài làm ảo thuật của tư tưởng.

aouennle 30/06/2014 à 10:43

Le faste, le luxe, le pouvoir du Vatican ne le prouvent pas...

Croire en Dieu ou en Jésus Christ c'est une chose... Mais croire que le Vatican et son fonctionnement représentent la pauvreté, c'est être naïf ou de mauvaise foi...

Si Jésus revenait il chasserait tous ces marchands du temple, donnerait un bâton de pèlerin à chacun et lui dirait d'aller enseigner toutes les nations, mais pas d'aller "faire du fric"...

Vẻ tráng lệ huy hoàng, tính cách sang trọng, quyền lực của Vatican không chứng tỏ được...

Tin vào Thượng Đế hay vào Giêsu là một chuyện...Nhưng tin rằng Vatican hay hoạt động của giáo hội là đại diện cho giới cùng khốn là ngây thơ hoặc là tin nhảm...

Nếu Giêsu trở lại ông sẽ duổi tất cả những tên buôn thần bán thánh này, cho mỗi người một cây gậy hành đạo và bảo họ đi tất cả các quốc gia để truyền giáo, nhưng không phải để đi «làm tiền»...

arkadie le 30/06/2014 à 09:53

Comparons !

A la base le communisme c'est le partage des richesses, la solidarité, la charité, un travail pour tous etc. Avec un pouvoir central veillant au bonheur de tous !

La chrétienté prêchait (du temps des apôtres) la solidarité, amour du prochain (la solidarité), la charité, le travail (parabole des talents), etc. Avec un paradis à la clef (ou l'enfer) !

La grosse différence c'est que dans le premier cas ce fut réalisé par le fer et le feu : 100. 000. 000 de morts estimés dans le monde pour instaurer l'amour entre les hommes et que dans le second cas la seule arme à utiliser ces le "verbe".

Hãy so sánh !

Căn bản của chủ nghĩa CS là chia sẻ sự giàu có, đoàn kết, lòng bi mẫn, công ăn việc làm cho mọi người vv. Với một quyền lực trung ương quan phòng hạnh phúc của tất cả !

Kitô giáo thuyết giảng (vào thời các tông đồ) sự đoàn kết, tình yêu tha nhân (đoàn kết), lòng bi mẫn, công ăn việc làm (ngụ ngôn về tài năng [kinh thánh Luca 19 12:27, TTS]), vv. Với cái chìa khóa thiên đàng (hay địa ngục) !

Cái khác biệt to lớn là người CS đã tạo ra sắt và lửa: ước định khỏan 100 triệu người chết trên thế giới để thiết lập tình yêu giữa loài người; còn Kitô giáo thì chỉ chuyên sử dụng có một thứ vũ khí duy nhất là «động từ». (nghĩa là chỉ có cái miệng. Anh bạn này có lẽ không biết rằng giáo hội Catô Rôma dã gây ra gấp đôi số tử vong so với con số mà anh đưa ra để tố cáo tội ác CS, TTS)

Charlot 83le 30/06/2014 à 07:36

Mais...

, , , là à penser que christianisme et communisme, même combat, il y a un gouffre infranchissable.

Nhưng...

….này, hãy nghĩ rằng kitô giáo và chủ nghũa CS tuy cùng chiến tuyến, nhưng lại có một vực thẳm không thể vượt qua.

ocrate le 30/06/2014 à 07:36

J'habite en Bourgogne

Une région pauvre que l'Eglise a développée depuis le 7e siècle, et mise en valeur sans désemparer, amenant la prospérité pour la population jusqu'à la Révolution. Alors le prurit de certains sur l'Eglise riche contre les gens pauvres, ça fait sourire...

Tôi ở Bourgogne

Một vùng nghèo nàn mà giáo hội đã phát triển từ thế kỷ thứ 7  không ngừng đem lại phúc lợi cho dân chúng mãi đến cách mạng (1789). Chứng ngứa ngáy của số người chỉ trích giáo hội giàu có phản lại người nghèo thật buồn cười....

Freedom le 30/06/2014 à 03:27

Triste jour !

Si le Pape associe la parole du Christ au communisme qui est responsable de 80 millions de morts dans le monde, et dont l'idéologie mène au totalitarisme qui se moque comme de sa dernière chemise des pauvres, alors on est vraiment mal parti ! J'espère que l'interprète à fait une erreur de traduction !

Ngày buồn !

Nếu Giáo Hoàng cột thắt lời của đấng Christ vào với chủ nghĩa CS, chủ nghĩa đã trách nhiệm 80 triệu người chết trên thế giới, và lý tưởng của chủ thuyết này là dẫn đến một chế độ toàn trị, xem thường sự nghèo đói cùng tột của kẻ nghèo, chúng ta thực sự đã đi lạc đường ! Tôi mong rằng người dịch (lời giáo hoàng) đã dịch sai.

Komdab le 29/06/2014 à 23:38

@drian

C'est un peu plus subtil que ça.

@drian

Một chút tế nhị hơn thế kia.

marina11 le 29/06/2014 à 23:01

Nu et pauvre, pas toujours

Mon cher François ! Il vous faut aller au cap d'Agde. Ils sont tous nus et pas forcément pauvre. Comme quoi, la religion n'est pas toujours à la pointe de notre société**** rire.

Trần truồng và nghèo đói, không hẵn luôn thế.

Phanxicô thân yêu của tôi ! ông phải nên đi đến bãi biển cap d'Agde(2) . Họ ở truồng cả nhưng không bắt buộc là nghèo. Điều này chứng tỏ rằng tôn giáo không luôn đi sát với thực tế của xã hội***thực buồn cười.

atila le 29/06/2014 à 22:31

Pape

Nous avons hérité d'un très grand pape !

Giáo hoàng

Chúng ta thừa hưởng được một giáo hoàng quá vĩ đại !

Trong 9 lời bình phẩm thì chỉ duy nhất có một sự đồng ý 100%  của người mang nick ocrate ở Bourgogne, tuy nhiên người này, qua lời văn đơn giản, đã cho thấy một sự thật hiển nhiên rằng vùng Bourgogne nhờ được giáo hội phát triển mà được nhiều phúc lợi, mãi cho đến cách mạng Pháp bùng nổ (mới chấm dứt)(3) . Điều này cũng vô tình tố cáo đầu óc dân Chúa luôn suy nghĩ phân biệt chính tà, bất bình đẳng ngay trên sự phát triển địa lý của đất nước, đồng thời cũng cho thấy giáo hội nằm trong nhóm khác lập truờng với cách mạng Pháp, lúc bấy giờ là đại diện cho quần chúng nghèo đói bị áp bức.

Không phải tất cả lời bình trên đều đáng chú ý, nhưng chúng biểu lộ được phần nào ảnh hưởng của giáo hoàng ở Âu châu nói chung và đặc biệt ở Pháp nói riêng. Khuynh hướng chung cho thấy dân Âu châu hay châm biếm chế diễu giáo hội La Mã và giáo hoàng, dù có người vẫn là dân Chúa, họ không như dân Chúa VN mà theo học giả Thiên Chúa giáo Nguyễn Văn Trung nhận xét, giáo hội đánh rắm cũng thơm.

Trước khi đi sâu vào phân tích lời tuyên bố gây tiếng vang khắp hoàn vũ của vị giáo hoàng khả kính mà từ khi lên ngôi, luôn muốn tạo cho mình hình ảnh vị cha già của dân nghèo, ta cũng nên có vài dòng giới thiệu về ông:

Giáo hoàng Phanxicô (tiếng Latin: Franciscus; Ý: Francesco) tên tục là Jorge Mario Bergoglio, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936. Là giáo hoàng của giáo hội Catô Rôma, ở địa vị này ông kiêm luôn chức giám mục thành Roma và đồng thời là vị chủ tối cao của quốc gia Vatican.

Sinh ra ở Buenos Aires, Argentina, Bergoglio làm việc một thời gian ngắn như một kỹ thuật viên hóa học và làm người gát cửa hộp đêm trước khi bắt đầu nghiên cứu chủng viện.

Ông được thụ phong linh mục vào năm 1969, và từ năm1973 đến 1979 trở thành bề trên của hội Chúa Giêsu (Dòng Tên) Argentine; sau đó, vào năm 1998, được làm Tổng giám mục Buenos Aires, rồi được  Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong hồng y năm 2001.

Sau sự từ chức của Giáo Hoàng Benedict XVI vào ngày 28.02.2013, cuộc họp kín bầu giáo hoàng đã bầu Bergoglio làm người kế nhiệm vào ngày 13.03.2013.

Ông đã chọn Phanxicô làm tên của mình trong sự vinh danh Thánh Phanxicô thành Assisi. Ông có nhiều cái đầu tiên trong lịch sử giáo hội La Mã như là:

giáo hoàng đầu tiên mang tên Phanxicô

giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ dòng Tên

giáo hoàng đầu tiên người châu Mỹ

giáo hoàng đầu tiên người nam bán cầu

giáo hoàng không châu Âu đầu tiên cách nay 1272 năm. Trước đó là Giáo Hoàng Gregory III mất năm 741, người xứ Syria.

Ông được tiếng là người khiêm tốn, sống đời sống cần kiệm khắc khổ, quan tâm đến ngưòi nghèo nàn bệnh tật như chính Phanxicô thành Assisi.

Giáo hoàng Phanxicô cũng được báo chí Pháp, Bỉ gọi là Giáo Hoàng Minh Tinh (le pape star) vì những lối ứng xử rất médiatique (gây tiếng vang) của ông. Wikipedia tiếng Việt, dựa vào wikipedia Mỹ và thêm thắt vài chi tiết làm tăng giá trị của giáo hoàng, viết về những sự kiện này như sau:

Với tư cách là cá nhân hay là chức sắc tôn giáo, Phanxicô được đánh giá là người khiêm nhường, quan tâm đến người nghèo, và sẵn sàng đối thoại với các nhóm cộng đồng có tư tưởng, xuất thân và niềm tin khác nhau.Sau khi đắc cử Giáo hoàng, ông thể hiện một tác phong giản dị hơn trong quá trình làm việc hàng ngày, chẳng hạn ông chọn nơi cư ngụ là Lưu xá Thánh Mátta (một nhà khách của Vatican) thay vì trong căn hộ dành riêng cho Giáo hoàng tại điện Tông Tòa; mặc áo lễ đơn giản hơn và từ chối mặc chiếc áo choàng sặc sỡ truyền thống dành cho Giáo hoàng sau khi đắc cử.Trong chuyến viếng thăm đầu tiên tới một xứ đạo, Phanxicô nói "đây là thông điệp mạnh mẽ nhất của Thiên Chúa: tình yêu". Mặc dù chỉ mới lên lãnh đạo Giáo hội Công giáo được vài tháng nhưng tạp chí danh giá Forbes đã xếp hạng Giáo hoàng Phanxicô ở vị trí thứ 4 trong số những nhân vật quyền lực nhất thế giới của năm 2013, còn Tạp chí Time bình chọn ông là nhân vật của năm 2013.

▪ GIÁO HOÀNG MINH TINH và NHỮNG RẮC RỐI TRƯỚC ĐÓ

Phải thừa nhận rằng Gioan Phaolồ II và Phanxicô là hai giáo hoàng nổi bật nhất của Giáo Hội La Mã trong hai thế kỷ 20 và 21.

Nhưng cũng phải nhận ra thêm một điểm đặc biệt giữa hai khuôn mặt sáng giá này: Gioan Phaolồ II và Phanxicô hình như đang trên hai con đường trái ngược nhau về cả chính trị lẫn cách điều hành giáo hội.

Đối với tín đồ Thiên Chúa giáo La Mã, nhất là dân Chúa người Việt, Gioan Phaolồ II là người đã làm sụp đổ chế độ Cộng sản quốc tế, còn Phanxicô, ngay từ lúc nhậm chức, đã được dư luận quốc tế cho là vị Thánh Cha theo chủ nghĩa Cộng sản.

Tuy nhiên, người ta vẫn cảm nhận được vài chi tiết không thống nhất trong con người của vị giáo hoàng của người nghèo. Sau đây là những chi tiết đáng được nghi vấn :

●» Ngay khi Phanxicô lên ngôi Giáo Hoàng, Jean Luc Mélenchon, một chính trị gia thiên tả Pháp đã tuyên bố:

L'élection de Jorge Mario Berloglio comme nouveau pape n'est pas une bonne nouvelle pour les progressistes du monde chrétien ni pour la révolution citoyenne en Amérique du Sud

(Sự lựa chọn Jorge Mario Berloglio làm tân giáo hoàng không phải là tin mừng cho thế giới Kitô tiến bộ đồng thời cho cuộc cách mạng công dân(4) đang diễn ra tại nam Mỹ.)

Tại sao Jean Luc Mélenchon cho rằng Giáo Hoàng Phanxicô là trở ngại của cuộc cách mạng công dân?

*Le leader du Front de gauche dénonce le "silence" du nouveau pape,sous la dictature militaire et espère "qu'il n'a pas été élu pour déstabiliser les régimes progressistes de l'Amérique latine ni pour poursuivre les persécutions contre la théologie de la libération". Son avocate et porte-parole internationale du Parti de Gauche, Raquel Garrido, a tweeté une photo du pape bénissant Jorge Rafael Videla en indiquant qu'elle circulait en Amérique Latine.

(Người lãnh tụ Mặt trận thiên tả tố cáo sự im lặng của vị tân giáo hoàng dưới chế độ độc tài quân phiệt, và mong rằng ông ấy không được bầu lên để làm lũng đoạn các nhà cầm quyền tiến bộ của nam Mỹ đồng thời không theo đuổi các vụ bức hại chống lại thần học giải phóng(5) ». Luật sư, đồng thời cũng là người phát ngôn cho ông, Raquel Garrido, đã gửi một thông điệp tweet đăng hình của đức Thánh cha đang ban phép lành cho Jorge Rafael Videla (nhà độc tài quân phiệt Argentine TTS) và cho biết bức hình được lưu hành ở toàn cõi Mỹ Châu La Tinh)

●» Một tác giả của báo The Daily Beast, nhà báo nổi tiếng Christopher Dickey cũng nhận xét Giáo Hoàng Phanxicô trong vụ đồng lõa cuộc chiến tranh dơ bẩn như sau:

The so-called “Dirty War” in Argentina ended 30 years ago. But the trials of the Argentine military men accused of monstrous crimes during that time go on. On Thursday, a woman who had been tortured and raped in one of their concentration camps looked at the 44 men in the dock and named the sadists she remembered—the one who liked to burn breasts with cigarettes; the one who tied her to a cot—pointing her finger as she spoke. And as the spectators in the court looked at the accused, they saw every one of the 44 was wearing a curious badge: white and yellow ribbons, the colors of the Vatican, to honor the Argentine Cardinal Jorge Mario Bergoglio who had been named Pope Francis I the night before.

They weren’t doing the new pontiff any favors. Suspicions have surfaced many times over the years that when Bergoglio was the young head of the Jesuit order in Argentina during the late 1970s he took no effective stand against the systematic terror waged by the military, and may indeed have been complicit.

(Cái gọi là "Chiến tranh bẩn" tại Argentine (SH- xem http://sachhiem.net/TONGIAO/tgS/SH43.php) đã kết thúc cách đây 30 năm. Nhưng án xử dành cho nhóm quân phiệt Argentina bị cáo buộc tội ác tày trời trong thời gian đó vẫn tiếp tục. Thứ năm, một người phụ nữ đã bị tra tấn và hãm hiếp trong một trong những trại tập trung của họ đã nhìn vào 44 người ở bến tàu và chỉ đích danh kẻ tàn ác mà bà nhớ - một trong những người thích đốt ngực với điếu thuốc lá; người đã cột bà vào chiếc giường – vừa nói bà vừa chỉ tay vào hắn. Và như khán giả tại tòa án nhìn các bị cáo, họ thấy mỗi một trong số 44 bị cáo đang mặc một huy hiệu đáng tò mò: dải ruy băng trắng và màu vàng, màu sắc của Vatican, để tôn vinh Đức Hồng Y Jorge Mario  Bergoglio của Argentine, người đã được bầu thành Giáo Hoàng Phanxicô tối đêm hôm trước.

Họ đã không cho Giáo hoàng mới bất kỳ ưu đãi nào. Nghi ngờ đã nổi lên nhiều lần trong những năm qua, khi Bergoglio là người trẻ đứng đầu điều động dòng Tên ở Argentina trong thời gian cuối những năm 1970, ông đã không đứng trên một lập trường hữu hiệu chống lại sự khủng bố có hệ thống được tiến hành bởi quân đội, và thực sự có thể ông đã là đồng lõa)

Tác giả bài viết không hoàn toàn chia sẻ với Jean Luc Mélenchon trên những nhận định về Giáo Hoàng Francis. Nhưng nhắc lại những điều trên, để cho thấy Giáo Hoàng cũng biết sống theo thời, ở theo chốn; và những gì ngài nói, hay làm, chưa hẵn là những gì trong thâm tâm của ngài tự nguyện.

Một người có quyền lực bậc nhất thế giới theo như wikipedia việt ngữ(6) , và còn hơn thế nữa, trong đời sống cá nhân hay với tư cách người lãnh đạo, ngài sống khiêm nhường, quan tâm đến người nghèo, và cởi mở đối thoại với các tôn giáo khác. nhưng chỉ mới vừa lên ngôi giáo hoàng là đã bị ngay một lãnh tụ thiên tả Pháp tố cáo là rào cản của phong trào tiến bộ nam Mỹ, từng bị nghi ngờ đã hợp tác với quân phiệt độc tài, hẵn phải có một cái gì đáng cho chúng ta lưu ý.

Tác giả cũng không đứng chung quan điểm của Christopher Dickey cho rằng cá nhân của hồng y Jorge Mario Bergoglio có thể dính líu đến sự tàn ác dã man của các chế độ quân phiệt ở nam Mỹ. Nhưng chắc chắn rằng, giáo hội Catô Rôma là bình phong cho những nhà độc tài như Juan Carlos Onganía, Pinochet, Jorge Rafael Videla.

Không thể chỉ bắt vài tu sĩ tép riu cỡ Christian von Wernich và đổ hết tội lỗi lên những cá nhân nhỏ bé ấy để chạy tội cho giáo hội như ngài đã làm:

le cardinal Bergoglio exclut que l'Église puisse en tant qu'institution avoir une part dans les crimes de la guerre sale, rejetant cette responsabilité sur des individus isolés

Đức Hồng Y Bergoglio đã loại bỏ việc cho rằng Giáo Hội là tổ chức đã dự phần vào tội ác của cuộc chiến tranh bẩn thỉu, (ngài) đẩy trách nhiệm này lên những cá nhân cô lập(7) .

Nhưng sự việc thiết nghĩ không đơn giản như thế. Với thế lực của giáo hội La Mã với vài câu tuyên bố lập tức báo chí thế giới đã rúng động, đừng nói cuộc chiến dơ bẩn của quân phiệt Argentine, dù đó là cuộc chiến của Hoa Kỳ do quốc hội phê chuẩn cũng sẽ phải chùn bước nếu thực sự Vatican đại diện cho chính nghĩa đứng về phía các nạn nhân bị áp bức !

Dù lạc quan và tin rằng đức tân giáo hoàng là một nhân vật có nhân cách và đạo đức, khi đọc những điều trên, chúng ta cũng không khỏi có phần lúng túng không biết đâu là khuôn mặt thật của Jorge Mario Bergoglio, một đàng là đồng lõa với tội ác của quân phiệt Argentine như được một nhà báo uy tín kể, đàng khác thì sống khắc khổ, hôn người bệnh có khuôn mặt như quỷ và đứng về phe kẻ nghèo khó.

Cho nên, chúng ta cần viết về Giáo Hoàng với tất cả sự cẩn trọng cần thiết và hoàn toàn khách quan.

Có một điều chắc ai cũng không chối cãi, mà còn tìm đủ mọi cách để gán vào ngài. Đó là hình ảnh gần gũi với người nghèo khó, và chính Jorge Mario Bergoglio đã chuẩn bị từ rất lâu, kể từ khi được Gioan Phalồ II tấn phong hồng y ở San Roberto Bellarmino.

Ngay từ khi lên ngôi, báo chí đã khen tặng đời sống giản dị của ngài, thậm chí có khi ngài còn từ chối dùng chiếc xe lồng kính an toàn để di chuyển. Rồi nào nhẫn, nào dây chuyền thánh giá vv đều đặc biệt giản dị. Chỉ bấy nhiêu, ngài đã tự mình đứng xa các vị giáo hoàng tiền nhiệm. Dù cho nếu ngài có xài thánh giá vàng gấp 10 lần một giáo hoàng bình thường, mặc áo vàng trăm lần sang hơn, thì cũng chẳng hao tốn gì thêm cho một quốc gia quá giàu tiền của, tích lũy từ gần hai thiên niên kỷ kho lẫm của nhân loại. Điều này cũng có nghĩa là dù ngài không xài một xu, hoàn toàn sống như ăn lông ở lỗ, vẫn chẳng tiết kiệm được gì cho tòa thánh, tựa như thêm hay bớt một muỗng café nước vào đại dương.

Khi đi đâu cũng được khen tặng là giáo hoàng của người nghèo, giống Cộng sản, thì Giáo Hoàng luôn cho rằng marxist ideology is wrong(8) . Dĩ nhiên ngài không thể nói rằng Marxism is right theo như truyền thống chống cộng của giáo hội, đặc biệt hai vị giáo hoàng tiền nhiệm; một đã tấn phong ngài làm hồng y, và một đã từ chức để ngài có cơ hội bước vào lịch sử rực rỡ của tòa thánh.

Nhưng những tuyên bố của ngài ngày càng làm cho thế giới không còn biết lập trường chân thực của ngài nữa.

▪ THIÊN CHÚA GIÁO và CỘNG SẢN KHÔNG ĐỘI TRỜI CHUNG

Gioan Phaolồ II được xem như là người đã làm sụp đổ chế độ Cộng sản Ba Lan, và Biển Đức XVI đã từng mạnh dạn lên án gắt gao chế độ CS(9) . Ngoài ra, hầu hết những giáo hoàng tiền nhiệm đều lên án CS như Giáo Hoàng Pie IX, Pie XI, đến nỗi năm 1949 tòa Thánh đã dứt phép thông công(10) với tất cả mọi người Cộng sản.

Lâu nay, mọi người đều ngầm hiểu rằng, giáo hội La Mã và Cộng sản là hai thế lực quốc tế không thể cùng có mặt. Sách vở ca tụng sự chống Cộng của Kitô giáo đã không cho phép có một tương đồng nào giữa chủ nghĩa CS và thần học Thiên chúa. Hố ngăn cách này rất rõ nét qua các tác phẩm như Tous les papes contre le communisme (Tất cả giáo hoàng chống CS) của hồng y Baudrillart, L’Eglise et l’Etat communiste: la coexistence impossible (Giáo hội và nhà nước CS: không đội trời chung) của Plinio Corrêa de Oliveira...

 

Xin trích ra đây vài câu trong cuốn Giáo hội và nhà nước CS: không đội trời chung vừa nêu trên :

Les «relations» entre les gouvernements communistes et l'Eglise ne pouvaient consister qu'en une lutte totale, de vie et de mort. Convaincue de cela, l'opinion catholique se dressait dans chaque pays comme une immense phalange, disposée à accepter tout et même le martyre, pour éviter l'implantation du communisme. Et, dans les pays où cette implantation s'était produite, les catholiques acceptaient avec une grande force d'âme de vivre dans une clandestinité héroïque à la manière des premiers chrétiens.

Tạm dịch:

Các "mối quan hệ" giữa chính phủ cộng sản và giáo hội chỉ có thể bao gồm một cuộc đấu tranh toàn diện, giữa sống và chết. Tin vào điều này, ý kiến của người công giáo ở mỗi nước được huấn luyện như một đội quân khổng lồ chuẩn bị chấp nhận tất cả, và thậm chí là tử đạo, để  chống lại sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản. Và ở những nước mà chủ nghĩa CS đã thành hình, người Công giáo chấp nhận với một tâm hồn dũng cảm sống lẩn trốn một cách anh hùng như những người Kytô đầu tiên.

    

Các nhà kinh tế xã hội nổi tiếng như Max Weber (Đức), Robert Ekelund (Mỹ), Robert Herbert( Anh, Úc), Robert Tollison (Mỹ), Rodney Stark (Mỹ) đều gần như đồng ý rằng Le Christianisme à l’origine du capitalisme (Kitô giáo là nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản), theo đó những quốc gia có nền văn hóa Phật giáo, Khổng giáo và Hồi giáo đều khó hội nhập vào thị trường kinh tế tư bản(11) .

▪ GIÁO HOÀNG THEO CHỦ NGHĨA CS ?

Trên blog chống Âu châu thống nhất, rất ngoan đạo, rất bảo thủ và truyền thống, họ lại không chấp nhận thái độ của Giáo Hoàng Phanxicô. Một người Pháp tên là Laurent GUIBERT đã viết khá tha thiết như sau:

(trích) Giáo hoàng Phanxicô thực sự là một người Cộng sản.

[…]

Vào ngày quốc tế tuổi trẻ ở Rio, Đức Giáo Hoàng kêu gọi cách mạng: "Tôi yêu cầu bạn có tinh thần cách mạng, đi ngược lại với trào lưu; phải, trong tinh thần đó tôi đòi hỏi các bạn nổi loạn chống lại nền văn hóa tạm thời này, (nền văn hoá) mà trong cơ bản, nó tin rằng bạn không đang thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, bạn không thể thực sự yêu thương..."

Trên đảo Lampedusa, trong chuyến đi đầu tiên của mình bên ngoài Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến để hỗ trợ người di dân, ông thậm chí đề nghị "mở cửa châu Âu cho người di dân". Hướng về người tị nạn, ông đã tuyên bố: "Giáo Hội bên cạnh các bạn trong cuộc mưu cầu một đời sống xứng đáng hơn, cho bạn, và cho gia đình của bạn."

Nói cách khác: "Giáo Hội đặc biệt chú ý tới những người buộc phải rời bỏ đất nước của mình để sống một cuộc sống mất gốc và hội nhập. Một sự chia cắt như vậy phá hủy con người ... lòng bác ái Kitô giáo, sự chia sẻ niềm đau, đồng cam Cộng khổ đó dẫn đến cảm ứng quan trọng nhất để biết lý do tại sao phải từ bỏ quê hương của mình."

Quan điểm của ông khác xa quan điểm của Gioan Phaolô II đã đóng góp rất nhiều để làm sụp đổ khối đông Âu. [....]

Đảng chống Châu Âu(12) có mục đích bảo vệ pháp quyền của các dân tộc châu Âu mà đất nước họ sở hữu, bảo vệ nền văn hóa Kitô giáo và an ninh công cộng. Do đó chúng tôi không đồng ý với những gì Phanxicô đề nghị và mời người này thực hiện ý định của mình bằng cách cung cấp thành phố Vatican cho người nhập cư. Bởi vì có một lúc nào đó, mọi thứ cần phải được nói, bao gồm cả các tín đồ trung thành, giảng dạy cho người khác là điều tốt, nhưng tôi không biết bất kỳ quốc gia châu Âu nào đóng kín cửa như Vatican(13) . (hết trích)

Báo Atlantic ngày 26.11.2013 dưới tựa đề The Vatican's Journey From Anti-Communism to Anti-Capitalism (Cuộc hành trình của Vatican từ chống cộng đến chống tư bản) tác giả Emma Green cho thấy hơn 50 năm trước, vatican II với quan điểm không thể chung sống với CS, thì nay, Giáo Hoàng Phanxicô quay ngược mũi giáo về phía đồng minh của hơn nửa thế kỷ, chỉ trích nặng nề nền kinh tế tư bản, xem các quốc gia Hoa Kỳ và Âu Châu như là kẻ thù mới(14) .

Tờ The Economist  ngày 20.06.2014 xuất hiện với hàng tít lớn 'những chia rẽ của giáo hoàng' (the pop's divisions) và trích dẫn những lời tựa như bom nổ của ngài về tình hình kinh tế tư bản mà theo ngài sẽ dẫn đến chiến tranh, con đường mà các đế quốc thường làm; và vì không thể có chiến tranh toàn cầu mang tính diệt chủng, thì sẽ có chiến tranh cục bộ để tiêu thụ vũ khí, giảm bớt nhân khẩu...

Bằng cách gắn chủ nghĩa tư bản vào với chiến tranh, ngài đã dường như đứng vào vị trí siêu cực đoan (ultra-radical) vô tình hay cố ý,  theo sau Vladimir Lenin trong sự tiên đóan về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc là lý do chính của cuộc thế chiến đã bùng nổ cách đây một thế kỷ(15) .

Báo Pháp l'Express.fr ngày 26.06.2014 theo sau cũng in cái tít thật bắt mắt 'Phanxicô, giáo hoàng Lê-Nin-Nít?' (François, pape léniniste?)(16) với những trình bày không khác tờ Economist.

Một điểm nhỏ đối với báo chí quốc tế, nhưng lại rất quan trọng cho tầm nhìn về ảnh hưởng của giáo hội La Mã ở Âu châu, đó là cái nhìn rất bi quan của ngài về đức tin ngày càng suy sụp của giáo dân đối với Thiên Chúa, không khác cái nhìn buồn thảm mà Giáo Hoàng Biển Đức người tiên nhiệm đã nói về nước Pháp khi còn tại vị. Hãy nghe báo Le Point.fr của Pháp viết như sau trên trang nhà Le Point ngày 17.06.2014: Le pape François dénonce une Europe "fatiguée" et veut la revivifier (Giáo hoàng Phanxicô tố cáo một Châu Âu đã 'mệt mỏi' và muốn làm nó hồi sinh.

Alors qu'il semblait se désintéresser du Vieux Continent, le pape visitera l'Albanie en septembre, pays oublié d'une Europe qui a "renié ses racines", selon lui.

Tạm dịch:

Trong khi ngài hình như đã chán ngán cái Lục Địa cũ, giáo hoàng sẽ viếng thăm Albanie (nơi sản xuất ra Térésa) vào tháng Chín, quốc gia bị một Âu châu 'mất gốc' bỏ quên, theo ngài.

Ngài cho rằng Âu châu đã mất gốc già nua nên mở cửa rước những thuyền nhân đến từ lục địa nghèo đói Phi châu, những di dân mới này sẽ rajeunir Âu châu (làm cho Âu châu trẻ lại)(17) .

Nếu bạn nào tò mò muốn xem phản ứng cuả độc giả Pháp như thế nào thì xin mời vào internet  theo chú thích trên cùng trang mạng.

- Có chống đối thì dĩ nhiên cũng có ủng hộ và bênh vực.

- Trên báo điện tử Le Huffington post ngày 12.05.2014, một nữ mục sư tiến sĩ thần học tên là Susan Brooks Thistlethwaite ở Chicago phản biện lại nhà báo Mỹ, và cũng là nhà bình luận chính trị cực bảo thủ danh tiếng Rush Limbaugh; khi ông này cho rằng đức Thánh Cha hoàn toàn Mác-Xít đối với lời tuyên bố của ngài trước tổng thư ký Ban Ki-moon khi ông này cùng một số các nhân viên cao cấp Liên Hiệp Quốc đến Rome; rằng nền kinh tế bất công mà ngài gọi là 'bên lề kinh tế' (18) (exclusion économique), không những là thất bại của lòng bác ái, mà còn là một khuyết điểm của hệ thống cần được rà soát lại.

- Ngài hô hào nhà nước nên tái phân phối một cách chính đáng các lợi ích kinh tế quốc gia.

Thưa ông Rush Limbaugh, đó không phải là Mác-Xít, đó là Kitô!

Trên đây là lời biện hộ mạnh mẽ mà bà mục sư Phản Thệ dành cho giáo hoàng của Catô Rôma(19) .

▪ THIÊN CHÚA GIÁO và CỘNG SẢN CÙNG CHUNG MỘT NGUỒN GỐC ?

Trước khi đi xa hơn, vấn đề cần được nêu ra là: Cộng sản có thực sự đánh cắp ngọn cờ của Thiên Chúa như lời giáo hoàng nói hay không?

Về tinh thần nguyên thủy, Cộng sản 共產; Cộng là góp lại, chung; sản là tài sản của cải; Cộng sản là góp tài sản của cải lại để xài chung.

Xin trích ra đây một câu của sách tông đồ công vụ bằng tiếng Pháp, rồi bản tiếng Việt để đối chiếu.

Kinh Thánh Pháp:

Tous les croyants sont unis et ils mettent en commun tout ce qu’ils ont. Ils vendent leurs propriétés et leurs objets de valeur, ils partagent l’argent entre tous, et chacun reçoit ce qui lui est nécessaire. Chaque jour, d’un seul cœur, ils se réunissent fidèlement dans le temple. Ils partagent le pain dans leurs maisons, ils mangent leur nourriture avec joie et avec un cœur simple»  (Actes des Apôtres 2, 43-46)

Kinh Thánh VN:

Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu.

Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.

Hai đoạn trên hoàn toàn giống nhau, nhưng bên VN thì có thêm sự có mặt của Chúa và ngài ban thưởng.

Tư tưởng này rất giống với tư tưởng của Marx về lao động theo năng suất (chacun selon ses capacités) , và hưởng theo nhu cầu (chacun selon ses besoins).

Nhớ lại khi CS mới vào Nam những năm đầu tiên, tôi bị bắt đi thủy lợi với bạn bè cùng xóm cùng phường, cán bộ thường giảng về năng suất nhu cầu trong xã hội chủ nghĩa, lúc đó tôi chống Karl Marx cực độ, nên rất sốc và nghĩ rằng, đây là chủ nghĩa của thành phần lười biếng trong xã hội, cứ nằm ra mà rên là bệnh, mặc cho người khác cày, tối về cơm được chia đều. Giáo dục cho người dân ý thức về sự vinh quang của lao động mà không có tư hữu thì chả khác nào không tưới mà bảo cây hãy xanh tốt và trỗ hoa lá thật nhiều. Lúc đó thì dân Nam ai mà không thù ghét CS, nhất là các dân Chúa, nhưng họ lại là thành phần hợp tác nhiều nhất với chính quyền mới khi có mặt cán bộ. Lúc đó tôi lại chưa bao giờ đọc một câu Thánh kinh, nên không hề biết rằng, CS và Thiên Chúa giáo có chung một nguồn lý tưởng, cứ nghĩ rằng họ phải khác biệt như nước với lửa, nếu không sao dân Chúa lại chống Cộng đến như vậy.

Vậy thì giữa CS và Thiên Chúa có thực sự khác nhau không?

Xem đoạn kinh Công vụ Tông đồ 5:1-11 dưới đây ta hình dung được những cuộc đấu tố đẫm máu đã xảy ra ở Trung Quốc năm 1946 đến 1949 và VN vào những năm 1953 đến 1956, Hãy xem tiếp:

Kha-na-ni-a và Xa-phi-ra gian lận

Có một người tên là Khanania cùng với vợ là Xaphira bán một thửa đất.  Ông đồng ý với vợ giữ lại một phần tiền, rồi đem phần còn lại đặt dưới chân các Tông Ðồ. Ông Phêrô mới nói: "Anh Khanania, sao anh lại để Xatan xâm chiếm lòng anh, khiến anh lừa dối Thánh Thần, mà giữ lại một phần giá thửa đất? Khi đất còn đó thì nó chẳng còn là của anh sao? Bán đi rồi thì anh chẳng có quyền sử dụng tiền bán đó sao? Sao anh lại rắp tâm làm việc ấy? Anh đã không lừa dối người phàm, mà lừa dối Thiên Chúa". Nghe những lời ấy, Khanania ngã xuống đất tắt thở. Tất cả những ai nghe kể lại chuyện này đều rất sợ hãi. Các thanh niên đến liệm xác ông và đem đi chôn.

Khoảng ba giờ sau, vợ ông đi vào nhà không hay biết chuyện đã xảy ra. Ông Phêrô lên tiếng hỏi: "Chị nói cho tôi hay: anh chị bán thửa đất được bấy nhiêu, phải không?" chị ta đáp: "Vâng, được bấy nhiêu thôi". Ông Phêrô liền nói: "Sao anh chị lại đồng lòng với nhau để thử thách Thần Khí Chúa? Kìa những người đã chôn cất chồng chị còn đứng ở ngoài cửa, họ sắp khiêng cả chị đi đấy!" Lập tức bà ta ngã xuống dưới chân ông Phêrô và tắt thở. Khi vào, các thanh niên thấy bà đã chết, liền khiêng đi chôn bên cạnh chồng. Toàn thể Hội Thánh và tất cả những ai nghe kể chuyện này đều rất sợ hãi. (Tông Đồ 5, 1:11)

Không khí sợ hãi được kinh Thánh ghi rất rõ, khủng bố bao trùm giáo hội thuở ban đầu.

Như tôi đã viết trong một bài khác trên sachhiem.net(20) , kinh Thánh chưa biết ngưng lại đúng chỗ cần được ngưng (tại chỉ ư chí thiện), nó thường hay đi quá đà. Chính cái quá đà ấy khiến người trí thức nhận ra được bản sắc gian tà của người sáng tác ra nó.

Nếu ta chỉ đọc đoạn Knh Tông đồ 2, 43:46 thì cái lý tưởng đại đồng Cộng sản rất đẹp, nhưng vì muốn chứng tỏ quyền phép của thánh Phê Rô mà có thêm đoạn Tông Đồ 5, 1:11 để khiến cho mọi người sợ hãi mà phải thành thật khai báo về của cải của mình. Nếu đọc đoạn kinh này mà dân Chúa không nhớ lại những năm tháng khi CS mới vào Sài Gòn thì kể cũng lạ, nó giống nhau như đúc khuôn, phải thành thật khai báo. Nhưng nếu không thành thật, thì thánh Phê Rô giết ngay tại chỗ, còn CS dù sao cũng nhân đạo hơn rất nhiều, họ cho đổi tiền hoặc cho đi kinh tế mới.

Tôi chẳng phải là người khám pha ra sự trùng hợp đến tài tình này giữa CS và kinh Thánh, mà phải chân thành cám ơn một tác giả có ngòi bút vừa châm biếm, mà cũng vừa như chiến sĩ tiên phong, đó là anh Bảo Quốc Kiếm. Anh đã viết về đoạn kinh này thật dí dỏm khi đối thoại với bà chủ bút điện báo Ánh Dương. Xin hãy tìm đọc bài của anh trên sachhiem.net(21) .

Ngày nay cả linh mục hay mục sư đều khuyên không nên đọc Cựu Ước, mặc dù không ai dám phủ nhận nó một cách công khai, và hầu hết đều hãnh diện về Tân Ước. Nhưng riêng tôi  cho rằng ngay cả Tân Ước cũng hoàn toàn chả có giá trị, vì muốn chỉnh sửa Cựu Ước, nó hay đi quá đà, quay ngược, mất quân bình.

Kinh Thánh Mathieu dạy nếu ai tát má này của ta, hãy đưa má kia cho họ. Nếu ai lấy cái áo trong, hãy đưa họ cái áo ngoài. Họ muốn gì ta hãy cho ho hết.

Đây là từ bi bác ái theo nghĩa của Kitô giáo Tân Ước, và ai ai cũng thán phục.

Vậy thì các cha, các chiên có dám cãi lời Chúa không? Người ta phê bình kinh Thánh Mathieu là sai, hãy đem kinh Luca để họ phê bình tiếp một cách vui vẻ và không được nhăn mặt. Sau Luca thì đến Dân Số Ký, sau tiếp là Khải Huyền …và không được phép chưởi bới thô tục, chụp mũ này mũ kia, bôi nhọ. Nếu làm ngược lại kinh Thánh thì đích thị là nhổ ra và liếm lại - tôi xin mạn phép dùng cụm từ của trí thức Catô  Lữ Giang trong trường hợp này, vì cụm từ này thật tuyệt cho ngữ cảnh ở đây.

Nếu đúng theo Mathieu ai muốn gì đều cho, vậy tòa thánh có dám đem hết của cải ra bố thí cho dân nghèo Phi châu không? Sao cứ hô hào người khác gom lại dưới chân của tông đồ mà không dám đem vàng khối của giáo hội ra lo cho nhân loại?

Từ chỗ phi lý đó mà ta thấy tất cả bộ kinh đều chẳng có giá trị, hoặc là tàn ác, giết chóc, ngay cả trẻ con, diệt chủng tập thể, hoặc dâm đãng, hiếp dâm, cướp bóc, hoặc kỳ thị chủng tộc, tín ngưỡng.

Nếu có đoạn kinh nào ngượng ngạo nói về bác ái thì thường là vụng về quá đáng, không thể thực hiện. Kinh Mathieu dạy không nên có ý dâm chứ chưa nói là hành dâm, con mắt ngó phụ nữ thì móc mắt đó quăng bỏ, tay làm bậy thì chặt tay. Vậy bộ phận sinh dục mà lên cơn có cắt đi không? Toàn là quá độ, ngôn ngữ kinh Thánh rất hung bạo và thô tục, lại hay xử dụng hình luật,  làm người tinh ý thấy ngay rằng những lời của kinh là do một số người có mục đích chính trị viết lên để hù dọa đám cừu non nhằm mục đích trục lợi mang tính hệ thống và tổ chức. Người có sáng kiến gian manh này chính là ông Thánh Phê Rô.

Tôi dám bảo đảm rằng nếu dân Chúa ai cũng tuân thủ đúng Thánh kinh, thì ít nhất có 1,3 tỉ người mù, không có lưỡi, cụt cả tứ chi và chẳng ai còn bộ phận sinh dục.

Lời nói của bực Thánh thường rất nhẹ nhàng. Như Khổng tử rất trung dung uyển chuyển, ông không chủ trương mắt đến mắt răng đền răng, cũng không chủ trương ai giết anh mình thì đẩy em ra cho họ giết luôn, mà chỉ nói rất nhẹ nhàng, dĩ trực báo oán; và trực ở đây, là ngay thẳng và chính đáng, nghĩa là hợp lý và hợp pháp.

Vậy là, không thể chối cãi rằng, Thiên Chúa giáo và Cộng sản chia sẻ cùng một nguồn gốc ý niệm về góp hết của riêng, và chia đều chung cho tất cả mọi người, ai gian dối sẽ bị một bên là Chúa giết, một bên là ra tòa án nhân dân.

Khi nói về sự việc này, giáo hoàng có vẻ rất hãnh diện về giáo lý của Kitô mà ngài cho rằng CS đã đánh cắp về làm ngọn cờ lý tưởng với nụ cười dí dỏm thích thú. Không biết ngài có hãnh diện luôn về phép lạ của người đồng cấp đầu tiên khi ông này giết đôi con chiên khờ khạo Khanania và người vợ Xaphira hay không? Chứ CS họ đã nhận lỗi và tổng bí thư đảng, ông Trường Chinh, đã phải từ nhiệm.

Đến đây, cứ tạm coi giáo hoàng có lý trong lời tuyên bố gây “sốc” cực độ cho cả đôi bên Cộng sản cũng như tư bản.

▪ DÂN CHÚA VN MỒ CÔI ?

Nhà nước VN phản ứng thế nào trước sự kiện này hãy đợi xem, nhưng lời nói của Đức Thánh Cha có ảnh hưởng gì đến dân Chúa VN?

Ngọn cờ được trao tay, lý tưởng đại đồng của người CS được Giáo Hoàng Francis vinh danh và được ngài khen tặng là có chung nguồn gốc từ Phúc Âm. Vậy thì từ nay, chủ nghĩa CS là chánh đạo, và dĩ nhiên, ngược lại với chánh thì phải được gọi là tà, thế thì tư bản là tà vạy cần phải được dân Chúa tránh xa.

Tác giả tin chắc rằng người VN không đeo Thánh giá có người còn không biết giáo hoàng là ai, và Vatican là gì, thì Giáo Hoàng dẫu có hát hay như Khánh Ly họ cũng chẳng hơi đâu mà nghe giọng hát Tây Ban Nha của ngài. Nhưng điều đáng lưu ý có lẽ là phản ứng, suy nghĩ của dân Chúa VN. Họ có hãnh diện như Giáo Hoàng khi cùng đứng chung chiến tuyến với CS? Hay là sẽ biểu tình chống Thánh cha với một rừng cờ vàng ba sọc đỏ có bát nhang nghi ngút và bàn thờ Ngô Đình Diệm đi đầu?

Nếu chống lại Thánh Cha, Catô VN có thể sẽ vỗ ngực mà nói rằng, chúng tôi từ nay không cần nghe lời Vatican nữa!

Còn im ru thì coi như đã mặc nhiên công nhận cùng một màu cờ với Cộng sản, dù là CS đánh cắp, nhưng màu cờ vẫn là màu chung, lý tưởng vẫn là lý tưởng chung. CS đánh cắp là do thấy quá tuyệt vời, quá hay, nên sau 20 thế kỷ, như lời của Đức Thánh Cha đầy hào quang nhân ái nói, CS là tín đồ của Thiên Chúa giáo. Với câu tuyên bố này, vô tình Giáo Hoàng đã làm báp tem cho Cộng sản chủ nghĩa. Từ nay giáo dân VN nếu không phản đối, thì xem như dân Chúa cùng với người CS là hai anh em; không được biểu tình, bôi nhọ, chụp mũ. Từ chụp mũ cũng đã trở nên lỗi thời, một khi Thánh giá và cờ búa liềm là anh em, người CS đã hết lý do để ẩn núp nằm vùng, nón cối như vậy đã hoàn toàn ế. Nhưng thực là oái oăm đáng buồn, vì bỗng dưng đang ở thế oai phong tư bản nhà giàu như thường được khoe, chợt không đâu Giáo Hoàng đi khám máu và khám phá ra gien di truyền không phải là Âu Mỹ tư bản nữa, mà là CS  cựu Liên Xô, Cuba, Bắc Hàn(22)   !

 

Hai dấu hiệu của Cộng sản Ki-tô: Búa Liềm và Thập Tự. Ảnh wikipedia, bài "Christian Communism"

Còn nếu dân Chúa VN vẫn tiếp tục chống Cộng, thì họ đã trở thành mồ côi, vì chỉ một nhóm nhỏ giáo dân người Việt ở Mỹ chống Cộng thì còn ra thể thống gì, coi chừng bị tuyệt thông công !

Thật là một sự kiện lịch sử “bom tấn”! Một cuộc cách mạng của cách mạng.

▪ NHƯNG DÂN CHÚA VN CHỐNG CỘNG HƠN CẢ DÂN CHÚA LA TINH và TƯ BẢN

Trước khi Jorge Mario Berloglio làm giáo hoàng, Thiên Chúa giáo cả thế giới đều chống Cộng, riêng tinh thần chống Cộng của người Catô VN được huấn luyện theo kiểu giáo phiệt, cuồng tín và mù quáng vào bậc nhất thế giới.

Nghĩa là, Catô VN và Cộng sản không đội trời chung còn hơn cả Plinio Corrêa de Oliveira.

Tại sao là bậc nhất? Vì dân Chúa VN vốn là giới bần cùng ít học trong xã hội, nhờ có nhiều công lao đối với mẫu quốc trong chiến tranh xâm lăng Việt Nam mà được Pháp trọng dụng và đưa họ lên cao.

Pháp đã cũng theo chân đạo Thiên chúa mà xâm lăng và bóc lột VN cả thế kỷ.

Để tưởng thưởng công lao phản quốc của đám người này và cũng để củng cố uy quyền của nước Pháp tại VN, quân xâm lăng đã đưa  Thiên Chúa giáo lên địa vị chính thống, đã ban phát cho giáo hội này nhiều đất đai, dinh thự, ruộng vườn mà họ chiếm được, trong đó có nhiều bất động sản của đạo Phật. Tôn giáo này còn được ưu tiên mọi mặt thêm trong 20 năm dưới hai nền Cộng hòa của miền Nam mà đặc biệt là Ngô Đình Diệm. Người Catô VN được dạy dỗ xem tất cả các tôn giáo khác là man ri mọi rợ, xem Phật giáo là Bụt thần tà vạy, bằng mọi giá phải tiêu diệt.

 

(trái) Dr. Plinio Corrêa de Oliveira. (phải) TGM Dom Helder Camara

Trong khi Plinio Corrêa de Oliveira là người Brazil và gần như cuồng tín, thì đặc biệt thay, tại đất Nam Mỹ, dù ảnh hưởng Catô Rôma rất nặng, tư tưởng chống lại giáo hội lại mãnh liệt hơn các nơi khác trên thế giới. Bán lục địa này có cuộc cách mạng công dân, có thần học giải phóng bị giáo hội lên án, có những giám mục, linh mục theo khuynh hướng CS mà có khi còn chống lại giáo hội La Mã, như Tổng Giám Mục Dom Helder Camara giáo phận Olinda et Recife với câu nói trứ danh Si je donne de la nourriture aux pauvres, on me traite de saint. Si je demande pourquoi les pauvres n’ont pas de nourriture, on me traite de communiste (nếu tôi cho người nghèo thức ăn, người ta gọi tôi là ông thánh. Nhưng nếu tôi hỏi tại sao người nghèo không có thức ăn, người ta gọi tôi là Cộng sản).

Dom Helder Camara được xem như là tu sĩ đỏ, đã bị Gioan Phaolồ II cách chức. Dù bị giáo hội cho về hưu, ông vẫn luôn luôn được giáo dân trẻ khâm phục và ca tụng. Ngoài ra còn có cha Camilo Torres người Colombie, tham gia du kích quân CS và tử trận.

Giáo hoàng Phanxicô là người Nam Mỹ, đã từng sống trong văn hóa thần học giải phóng, khi lên ngôi, tư tưởng thần học giải phóng đặc sản Nam Mỹ đã được thể hiện ra phong cách bên ngoài, như Tổng Giám Mục  Dom Helder Camara, hoặc Tổng Giám Mục Oscar Romero người El Salvador, hô hào thân cận và thân cận với kẻ nghèo khó.

Tuy nhiên, sự thù hận mà giáo hội đối với Cộng sản, không đội trời chung, như sách giảng huấn của Plinio Corrêa de Oliveira dạy bảo và được tòa Thánh cho phổ biến khắp thế giới từ hơn nửa thế kỷ nay, có thể sẽ hạ nhiệt được không với chủ trương mới của toà thánh không ? Nhất là đối với giáo hội VN, nơi có thể nói dân Chúa thù hận CS hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Nhưng tại sao người Catô VN lại đặc biệt thù CS còn hơn cả chiến sĩ Plinio Corrêa de Oliveira của tòa Thánh ?

Rất đơn giản, chỉ vì người Catô bán nước đã từng sống như thiên đàng ở VN dưới thời Pháp thuộc và sau đó dưới hai triều đại Cộng hòa Thiên Chúa giáo miền Nam. Cái mộng ước sống chết của Catô VN từ 1975 là lật lại thế cờ chính trị, tái lập thế ưu việt của Catô VN như trước kia, thời mà mọi quyết định cho dân cho nước đều phải thưa trình lên các cha cố trước khi được ban hành, nơi mà tướng tá, bộ trưởng đều phải đi nhà thờ quỳ hôn chân của linh mục, người thay Jésus cai trị nước Chúa, mới mong được thăng quan tiến chức. Trong một thể chế chính trị hoàn toàn bị nhà thờ khống chế như vậy, các tôn giáo khác chỉ còn đợi ngày nộp sổ đỏ.

Ở Nam Mỹ, mọi người đều theo đạo Catô nên chẳng ai ưu tiên hơn ai, trong khi tại VN, giáo dân Catô chỉ khoản chừng 6% nên họ luôn kỳ thị người khác đạo và luôn được các nhà cầm quyền Catô ban cho những ưu tiên đặc biệt tùy theo yêu cầu của từng khu giáo dân do một linh mục hay cha xứ đại diện. Chỉ cần người đại diện của Chúa yêu cầu, nhà cầm quyền khó từ chối. Ưu thế này hoàn toàn biến mất sau 1975, thậm chí các linh mục VN tị nạn CS ở Pháp cũng mất luôn chỗ đứng, vì các cha cố Pháp lo cơm áo cho bản thân họ còn chưa xong, hơi đâu để mắt tới một anh tị nạn nhược tiểu vốn trước kia được huấn luyện chỉ để làm ưng khuyển.

Người Việt Nam cần hết sức đề phòng coi chừng Catô giáo đòi giáo quyền được độc lập với thế quyền hoặc bọn mục sư hô hào trái đất là của Chúa. Xin đọc phân tích của tác giả về mối nguy hiểm này trong bài Việt Nam, Văn hóa và Hội nhập, nhất là cán bộ và đảng viên CS của nhà nước VN.

Văn hóa Á đông không có tư tưởng về giáo quyền, mà là đặc sản của Âu Mỹ do bị áp lực của nhà thờ quá nặng mà phải đặt ra giải phân cách để bảo vệ lấy nhà nước trước sức lấn áp của cây Thánh giá. Riêng Phật giáo không bao giờ có và cần có giáo quyền, nhà nước không sợ mang tiếng đàn áp tôn giáo, tuyệt đối không công nhận giáo quyền cho bất kỳ tôn giáo nào ở VN.

Hiện nay, giáo hội Catô VN đang mang sứ mệnh cao cả trong tất cả mọi giáo vụ ở khắp Đông Á. Địa bàn hoạt động bao gồm Philippines, Đài Loan, Nhật, Hongkong, Thái, Hàn Quốc...(23) , điều này chứng tỏ rằng, dù dưới chế độ CS mà họ luôn tố cáo là đàn áp Thiên Chúa giáo, Catô giáo vẫn luôn có tổ chức rất mạnh, dư sức để xuất cảng bùa mê cháo lú ra các nước láng giềng.

Nên nhớ rằng, những giáo sĩ đòi chém Thích Ca, giết Khổng Từ vào những thế kỷ XVI, XVII ở VN đều đến từ dòng Tên, và được uỷ nhiệm một cách sắt máu theo tài liệu sau đây:

Đức Thánh Cha Giáo Hoàng chính là Nhiếp Chính của Đấng Da Tô Cơ Đốc là lãnh đạo duy nhất và thật sự của Nhà Thờ Công Giáo Hoàn Vũ khắp thế giới; và rằng với chìa khóa hiệp thông và tuyệt thông, trao cho ngài bởi Đấng Cứu Chuộc con, Da Tô Cơ Đốc, ngài có quyền năng truất phế các hoàng đế, thân vương, nhà nước, liên hiệp, và chính phủ bội đạo, tất cả đều bất chính vì không có chuẩn y linh thiêng của ngài và rằng chúng có thể chắc chắn phải bị diệt trừ”.

Hoặc khủng khiếp hơn nữa, vì sự phát triển của Catô Rôma, ngay cả bào thai cũng sẵn sàng uống máu:

Con lại tiếp tới thề nguyền và tuyên bố rằng con sẽ, khi cơ hội hiện hữu, kích động và khơi mào chiến tranh không khoan nhượng, bí mật hay công khai, chống lại tất cả quân bội đạo, Phản Thệ hay Phóng Túng, khi con được chỉ định phải làm, để mà tiêu diệt và trừ khử chúng khỏi toàn thể mặt đất; và con sẽ không dung thứ bất kỳ đối tượng tuổi tác, giới tính, hay hoàn cảnh nào; rằng con sẽ treo cổ, phá hại, nấu luộc, tùng xẻo, siết cổ và chôn sống tất cả bọn bội đạo ô nhục đó, rạch toang dạ dày và dạ con bọn đàn bà và dập nát đầu đám con nít vào tường để mà vĩnh viễn diệt trừ dòng giống đáng tởm chúng nó. Rằng khi việc như thế không thể thực hiện công khai, con sẽ bí mật sử dụng chén độc, dây siết cổ, thép dao găm, hay đạn chì, không cần đếm xỉa gì đến danh dự, phẩm giá, hay uy thế của một kẻ hay cả đám, dù hoàn cảnh cuộc đời chúng thế nào, công hay tư, khi con ở bất kì thời điểm nào được chỉ định phải làm thế bời các thừa sai của Giáo Hoàng hoặc Bề Trên của Hội Huynh Đệ Đức Tin Thánh, của Dòng Da Tô.”  (24)

Giáo hoàng Phanxicô là một tu sĩ có nguồn gốc từ dòng Tên, còn gọi là dòng Chúa Cứu Thế hoặc dòng Da Tô, là một binh đoàn đặc nhiệm của giáo triều La Mã, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp phát triển của giáo hội không cần đến phẩm cách, danh giá hay bị giết chết .

Tác giả lớn về Thiên Chúa giáo, GS Trần Chung Ngọc nói về mối thù truyền kiếp CS và Thiên Chúa giáo như sau:

Điều này không lấy gì làm lạ. Khai thác tâm cảnh thù hận Quốc-Cộng của một thiểu số ở hải ngoại, thế lực đen, alias Công Giáo, một tôn giáo có mối thù truyền kiếp với CS, đã nắm hầu hết những phương tiện truyền thông ở hải ngoại, và vô cùng tích cực trong việc xử dụng hai thứ vũ khí mà Công Giáo thường dùng: vu khống và gây thù hận, khi Công Giáo không còn khả năng xử dụng thanh gươm và bó củi như trong thời Trung Cổ, đúng như John Remsburg đã nhận định trong cuốn “False Claims”. Bất cứ người nào nói đụng đến Công Giáo, dù tất cả chỉ là sự thật, cũng đều bị họ vu khống chụp cho cái mũ “chống Công Giáo” cộng với “làm tay sai cho Cộng Sản” để gây thù hận đối với những tín đồ Công Giáo và đối với những người chống Cộng.  Họ làm như chống Công Giáo là một điều cấm kỵ, không được phép làm, hay là một việc vô đạo đức vì đã vạch ra những điều vô đạo đức trong Công Giáo, tuy rằng những nghiên cứu lịch sử về Ki Tô Giáo nói chung, Công Giáo nói riêng, đã là những điều rất thông thường và tràn ngập trong thế giới Âu, Mỹ. (Tản mạn về chống Cộng,sachhiem.net)

Phanxicô, như đã được trình bày, là người được sống trong bầu khí tranh đấu thiên tả ở Nam Mỹ, có cái nhìn không giống những giáo hoàng Âu châu, ông đã viết như sau:

While the earnings of a minority are growing exponentially, so too is the gap separating the majority from the prosperity enjoyed by those happy few… Consequently, they reject the right of states, charged with vigilance for the common good, to exercise any form of control. A new tyranny is thus born, invisible and often virtual, which unilaterally and relentlessly imposes its own laws and rules.

Phỏng dịch:

Trong khi thu nhập của một thiểu số đang phát triển theo cấp số nhân, thì cái khoảng cách chia giữa quần chúng với nhóm người ít oi đang hưởng thụ giàu sang cũng gia tăng như vậy... Do đó, họ từ chối quyền  kiểm soát dưới bất kỳ hình thức nào của các quốc gia trong bổn phận cảnh giác vì lợi ích chung. Một chế độ độc tài mới như vậy được sinh ra, vô hình và thường là ảo tưởng, mà lại đơn phương và không ngừng áp đặt luật lệ và quy tắc riêng của mình.

Nhà báo Emma Green của TheAtlantic.com phê bình như sau:

A new tyranny,” indeed. Clearly, communism does not strike Francis as a significant ideological threat anymore, which is even more significant given his Argentine background. Even though leftist dictators have had an outsized influence on the politics and economics of Latin America in the last half-century, the pope seems to see a greater threat in the politics and economics of a different region: The United States and Europe.

Phỏng dịch:

Là một «chế độ độc tài mới», thực vậy. Rõ ràng, chủ nghĩa cộng sản không còn bị GH Phanxicô coi như  là một mối đe dọa ý thức hệ đáng kể nữa, mà thậm chí, với căn bản văn hóa Argentine của ông, nó còn có nhiều ý nghĩa hơn. Mặc dù các nhà độc tài thiên tả đã có ảnh hưởng quá lớn về chính trị và kinh tế ở Mỹ Châu Latinh trong nửa thế kỷ qua, đức thánh cha dường như nhìn thấy một mối đe dọa chính trị và kinh tế lớn hơn của một khu vực khác: Hoa Kỳ và châu Âu(25) .

Như chúng ta thấy, hiểm họa CS đã biến mất, nhưng thế lực và danh giá của giáo hội vẫn không gia tăng theo cấp số nhân như thu nhập của thiểu số tư bản, Phanxicô liều lĩnh chỉ ngọn cờ tấn công về phía đồng minh cũ của giáo hội: Hoa Kỳ và châu Âu, như Emma Green nhận định. Đây không phải là một cái nhìn thiếu logíc.

Giáo hội Catô đang bị các quốc gia Âu Mỹ lên án nặng nề về nhiều mặt, trong đó hồ sơ nổi cộm là các án tích ấu dâm của các linh mục nhà thờ trên nhiều địa bàn quốc tế từ Mỹ Châu qua Âu châu.

Khuôn mặt từ bi bác ái qua hình ảnh mẹ Térésa(26) , cơ quan kinh tài cho tòa Thánh, nay đã lộ tẩy và hết linh nghiệm, cần được thay thế bằng một quảng cáo mới quy mô và mang nhiều tính kích động hơn.

Chừng nào mà dòng Tên vẫn còn quỳ xuống tuyên thệ trong bí mật sẵn sàng giết người, gây chiến tranh chết chóc, đâm sau lưng, bỏ độc dược, mổ bào thai, đập đầu trẻ sơ sinh để phục vụ cho giáo hoàng nói riêng và cho giáo hội nói chung, thì chừng ấy lời nói của Catô Rôma, dù được thoát ra từ cửa miệng của bất kỳ ai, vẫn khó tránh những nghi ngờ.

Còn quá sớm để có thể kết luận rằng cách hành xử của Giáo Hoàng từ khi lên ngôi đến nay xuất phát từ trái tim nhân ái của một bậc chân tu.

Giáo lý của Thiên chúa giáo có quá nhiều hình ảnh phi nhân ghê rợn, nhưng không hiểu sao cũng có loài người lại có thể mê lú tin tưởng. Người thức giả chỉ cần đọc vài câu trích dẫn từ bất kỳ cuốn kinh Thánh nào là hiểu ngay bản chất tàn ác của tôn giáo này, ngay cả những câu được lựa chọn một cách khôn ngoan nhất để lừa mị.

Trích đại một câu kinh như Luca chẳng hạn:

Ngài đã dùng cánh tay mình để tỏ ra quyền phép; Và phá tan mưu của kẻ kiêu ngạo toan trong lòng.
Ngài đã cách người có quyền khỏi ngôi họ, Và nhắc kẻ khiêm nhượng lên.
Ngài đã làm cho kẻ đói được đầy thức ăn ngon, Và đuổi kẻ giàu về tay không.

Đây không phải lời của bực Thánh, mà của kẻ ham thích làm chủ, sai khiến, ban phước giáng họa, đầu mối của mọi khổ đau trên trần thế, dù ra vẻ đạo đức cho kẻ đói được no; nhưng cho ăn để sai khiến, bắt họ chết cho vinh quang và quyền lực của kẻ đeo mặt nạ. Lời nói này, bất kỳ một bạo chúa trần tục của thế gian nào đều nói được, và không chừng nói còn hay hơn kinh Thánh. Kẻ trần tục nói ra, dù gượng gạo giả lời Thánh, vẫn nghe sặc mùi trọng trọc khoe khoang hợm hĩnh, chưa đủ cao như sữa mẹ vào miệng con, nói chi như đất trời nuôi dưỡng cỏ cây chim muông cầm thú mà hoàn toàn vô công vô đức. Cao như vậy trí năng phàm tục không tài nào vói tới. Bực chí Thánh cho không ai hay, dạy không cần biết và khi biết được Thánh đã biến mất. Thánh mà sao khi cho nghèo lại đuổi giàu ? Giàu có lỗi gì ? Chỉ tí ti quá đà đó đã lộ cái tâm phàm ra trong lời kẻ giả nhân nghĩa nham hiểm.

Bản chất của Thánh kinh là xem con người như súc vật, cho dù có vài ve vuốt yêu thương cũng tựa như bàn tay chủ thỉnh thoảng vỗ về con trâu hay con ngựa, tất cả còn lại đều là quyền lực, sắt máu, phải vâng lời, phải tuân phục, như con chiên đối với Chúa chủ, như con chó đối với kẻ nuôi nó.

Nếu Giáo Hoàng quả là một bực thánh thì đó là phước lớn của nhân loại.

Giáo hoàng đang phất ngọn cờ mà ngài cho rằng của người nghèo, đại diện cho những bất hạnh trên mặt đất, vậy thì xin ngài hãy đem gia tài tích lũy của giáo hội từ gần hai nghìn năm ra mà xây dựng, ban phúc cho những nơi nghèo đói nhất thế giới như Phi Châu, Ấn độ, hoặc thậm chí Tây Tạng, nhưng đừng làm theo kiểu mẹ Térésa, đã không những không chi ra, mà còn thu vào đầy ngân khố của tòa thánh. Térésa ra lệnh dùng ngay cả kim chích đã mòn, vừa làm đau, vừa lại rất nguy hiểm; người bệnh không có thuốc, chỉ được cầu nguyện để mong về nước Chúa, họ chỉ được săn sóc khi có báo trí và truyèn thông. Hoàn cảnh đáng thương của những kẻ bị lừa mà không nói được đã có một trong các soeurs theo Térésa cuối cùng cũng có người đủ can đảm để nói ra sự thật: sœur Susan Shields chẳng hạn(27) .

Xin ngài hãy tuyệt đối vì sự đau khổ của loài người chứ đừng vì mục đích nới rộng biên cương của nước Vatican. Hãy dùng tiền của Vatican cứu đói cứu bệnh hơn là trả hằng tỉ đô la tiền bồi thường cho các tu sĩ phạm pháp, nhất là ấu dâm. Khi mọi người nhận chân được giáo hội là nguồn cội của phúc lạc thì tự nhiên biên giới của giáo hội tự nó sẽ nới rộng mà không cần một mưu mô nham hiểm, những bộ mặt nhân ái giả tạo, một binh đoàn thừa sai như các thây ma  không còn trí óc phán xét mang tên Chúa(28) chỉ làm thế gian điên đảo.

▪ KITÔ GIÁO và CS LÀ HAI CHỦ THUYẾT ĐỒNG NGUYÊN?

Tôi có thể chứng minh là không.

CS và Thiên chúa giáo có một số điểm giống nhau trên lý thuyết ban đầu, nhưng trên hành động lại hoàn toàn khác.

Thứ nhất là thiên đường hứa hẹn.

Cả hai cùng hẹn một đời sống hạnh phúc, nhưng cái bánh vẽ của Thiên chúa được hẹn cho đời sau, với điều kiện phải làm một con thú trong đời này. Của CS là ngay trong đời này, nhưng cái danh hảo lao động là vinh quang chỉ là ảo tưởng và đã thất bại.

Trong thiên đường đó không có của riêng, điều này được CS đem hết sức thực hiện, dù đã bị thất bại; còn với Thiên Chúa giáo chỉ có nhóm Tông đồ nguyên thủy thực hiện cho qua loa rồi chiếm đoạt hết của cải để xây dựng giáo hội. Nhất là từ khi được trở thành quốc giáo La Mã, thì Thiên Chúa giáo tuyên truyền điều ngược lại, nghĩa là chủ trương tư sản và tư bản, ban đất này cho vua này, thưởng đất kia cho vua nọ.

Khi thiên đường CS trở thành bánh vẽ, các nhà nước CS đã sụp đổ hàng loạt, nhưng cái bánh vẽ của Chúa vẫn hiệu nghiệm, và nhà thờ vẫn đầy ắp vàng bạc châu báu. Từ đó suy ra câu nói của Marx là không sai, một khi bị chích thuốc Thiên Chúa, chỉ có chết mới chấm dứt:

Religion is the opium of the people. (tôn giáo(29) là thuốc phiện của nhân dân).

Cho nên Marx hô hào xóa bỏ tôn giáo và cho rằng nếu không còn tôn giáo thì con người không còn ai say thuốc phiện nữa. Đây là một hành động giải phóng. Và đây cũng là sự khác biệt giữa Marxist với Thiên Chúa giáo: Marx giải phóng con người khỏi bùa mê cháo lú của một niềm tin không lý trí trong khi Thiên Chúa giáo làm ngược lại.

Khác biệt quan trọng nữa là, Karl Marx chống lại chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân, trong khi đó, tôn giáo đầu tiên bắt tay với đế quốc chính là Thiên chúa giáo, rồi từ khi cùng với đế quốc La Mã ăn chia và bóc lột khắp Âu châu trải dài xuống Bắc Phi, Thiên Chúa giáo La Mã lại chính là đầu tàu của chủ nghĩa thực dân với hiệp ước Tordesillas năm 1494 theo đó Giáo Hoàng Alexandre VI chia thế giới làm hai, một nửa cho Tây Ban Nha và nửa còn lại cho Bồ Đào Nha. Hiệp ước này cho thấy sức mạnh hàng hải của hai quốc gia cực nam Đại Tây dương ở Âu châu thời bấy giờ. Tây Ban Nha với nhà thám hiểm Christophe Colomb (người nước Cộng hòa Gênes, bây giờ là trung tâm của vương quốc Monaco), Bồ Đào Nha với Fernand de Magellan; người khám phá ra Mỹ châu, kẻ khám phá ra eo biển mang tên ông ở Chili và đã đi đến tận cùng trái đất ở Moluques (đảo Maluku, Indonesia); đi tới đâu họ cắm thánh giá đến đó.

Với những vùng đất mới được khám phá bởi hai tay hàng hải cự phách này, thế giới bắt đầu chấm dứt thời đại trung cổ, mở ra một trang sử mới với chủ nghĩa thực dân và nô lệ.

Có thể nói Thiên Chúa giáo là một siêu đế quốc bao trùm Âu châu, và giáo hoàng có những vùng đất của riêng mình, được gọi là 'états pontificaux' (những lãnh thổ của giáo hoàng), mà theo truyền thuyết là do âm mưu của liên minh ngầm giữa đế quốc Carolingiens và giáo hội Catô, theo đó, Constantin I đã hiến một số đất cho Giáo Hoàng Sylvestre I vào năm 335 qua văn kiện ngụy tạo nổi tiếng 'donation de Constantin', tạm dịch là giao kèo cho đất. Văn kiện này được Pépin Le Bref (hoàng đế đầu tiên của đế quốc Carolingiens) thực hiện giao trả đất lại cho Giáo Hoàng Etienne II vào năm 754(30) . Lãnh thổ của giáo hoàng tồn tại mãi cho đến thỏa hiệp Latran được ký kết năm 1929, dưới thời Pie XI, giữa giáo hội và Mussolini theo đó, lãnh thổ của giáo hội chỉ còn được công nhận trong phạm vi thành Vatican, và đổi lại, Ý công nhận Catô là quốc giáo.

Trở lại với sự chia cắt trái đất ra làm hai cho hai đế quốc Tây và Bồ, lúc ấy Anh, Pháp, Hòa Lan cũng là những cường quốc hàng hải, đành ngậm ngậm bồ hoàn làm ngọt trước quyết định của giáo hoàng, họ chỉ còn đường làm cướp biển hay buôn lậu(31) .

Mãi đến khi có sự xuất hiện của Phản Thệ thì vua Pháp François I mới yêu cầu giáo hoàng xét lại việc chia đất, và sau đó mới bắt đầu có thực dân Pháp, Anh và Hòa Lan kể từ thế kỷ XVI, XVII.

Từ những dữ kiện lịch sử trên, có thể xác định rằng Thiên Chúa giáo, đặc biệt là Catô Rôma, là nguồn gốc trực tiếp của chủ nghĩa thực dân.

Và cũng từ đây có thể kết luận rằng các thừa sai được gửi đi, hầu hết đều xuất thân từ dòng Tên, là những tên cướp thực dân chính hiệu tàn ác nhất lịch sử nhân loại.

Vì sao ? Các đế quốc Phản Thệ xâm lăng và tìm kiếm nguồn lợi vật chất, trong khi các đế quốc Catô, ngoài nguồn lợi vật chất, giáo hoàng còn bắt họ phải cải đạo tất cả mọi người trong vùng đất chiếm đóng, tiêu diệt văn hóa bản địa, khiến họ đều mất gốc, trở thành con dân của Thiên Chúa.

Ta thấy rõ bản chất thực dân này khi các đế quốc đã tàn lụi.

Chúng ta đang ở vào năm 2014 của thế kỷ XXI, thế giới lên án bất kỳ một hình thức thực dân nào. Các đế quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đều đã trả độc lập cho các nước bị đô hộ từ 50 năm trước, dấu vết tang thương vật chất có thể phai nhạt, nhưng di hại diệt chủng diệt văn hóa không thể nào vãn hồi.

Tại VN, hầu hết các nhà thờ đều chiếm đóng những vị trí trung tâm của các thủ phủ, thù hận Lương Đạo khó dập tắt, quốc ngữ vẫn cứ là vần đề bàn cãi...

Philippines giống như Nam Mỹ, chỉ còn xác, không còn hồn; trong khi đó, Indonesia là thuộc địa của Hòa Lan; sau khi Hòa Lan ra đi sau thế chiến, dân Indo vẫn giữ được bản chất của riêng họ.

Những trí thức da đen dã nhận xét một cách cười ra nước mắt rằng, cho đến bây giờ, dù chế độ thực dân đã chấm dứt từ khá lâu, vẫn còn nhiều người đen mang tên Marie, Jean Baptiste, Dieudonné, Blanche, Bonapart vv và cho ra một thí dụ rằng nếu người Do Thái đặt tên con là  Adolphe (để vinh danh cho Adolphe Hitler) thì đồng bào của họ nghĩ sao ?

Còn ở Nam Mỹ thì khỏi nói: nguồn gốc, ngôn ngữ, truyền thống đều bị xóa sạch. Dấu vết mà thực dân Catô Rôma để lại không bao giờ có thể tẩy xóa được, tựa như người bị xâm đen hết cả mặt mũi, không còn cách nào trả lại làn da trước kia. Nam Mỹ đã bi diệt chủng, dù trải qua biến thiên lịch sử nào, cũng vẫn sẽ là nước Chúa, nền văn minh Maya cho dù có tìm lại được cũng vô dụng, vì nó đã trở nên một cái gì xa lạ, chẳng khác kẻ bị quỷ ám nhìn người thân như nhìn đá gỗ. Đó là chứng cứ thâm hiểm cùng tột của thực dân chủ nghĩa Thiên Chúa giáo !

Người da đen Phi châu là giống dân đầu tiên chịu nhiều thống khổ nhất từ người da trắng với nền văn minh Thiên Chúa giáo. Câu nói thời danh sau đây chỉ diễn tả một phần nhỏ về vật chất mà họ mất mát khi tiếp nhận ánh sáng của Thiên Chúa :

Lorsque les blancs sont venus en Afrique, nous avions les terres et ils avaient la Bible. Ils nous ont appris à prier les yeux fermés : lorsque nous les avons ouverts, les blancs avaient la terre et nous la Bible..."JOMO KENYATTA (ancien et premier Président du Kenya)

Khi mà người da trắng dến Phi châu, chúng tôi có đất đai và họ có cuốn Thánh kinh. Họ dạy cho chúng tôi cầu nguyện nhắm nghiền hai mắt: khi chúng tôi mở mắt ra, người da trắng có đất đai của chúng tôi, và chúng tôi có cuốn kinh Thánh. (JOMO KENYATTA, cựu tổng thống đầu tiên của Kenya)

Trên bìa cuốn sách Poison blanc (chất độc trắng) của Kayemb Uriël Nawej có một câu mà một người da màu nào đọc cũng phải nhíu mày suy tư : Un noir chrétien est un traître à la mémoire de ses ancêtres, a black christian is a traitor to the memory of his ancestors, (một người da đen theo Thiên Chúa giáo là một kẻ phản bội tổ tiên).

Đáng tiếc rằng người Nam Mỹ chẳng có tổ tiên để mà nhớ (vì đã bị diệt chủng), nên câu nói này cũng chẳng thể xoáy vào lương tâm họ. Còn người VN đeo thánh giá sẽ nghĩ gì ? Chắc chắn sẽ cho rằng đây chỉ là sự ngu dốt u tối của bọn da đen. Tôi thì cho rằng da họ tuy đen mà trí óc họ vẫn tỏa sáng.

Nhưng cái đau tột cùng của người da đen không phải là đất đai, mà là cả một giá trị làm người đã bị thực dân Thiên Chúa hạ thấp xuống thành loài thú.

▪ THIÊN CHÚA GIÁO CHÍNH LÀ KHỞI NGUỒN CHO CHẾ ĐỘ NÔ LỆ

Ngày 30,12,1864, Marx đã viết thư cho tổng thống Abraham Lincoln với một giòng như sau :

Si la résistance au pouvoir des esclavagistes a été le mot d'ordre modéré de votre première élection, le cri de guerre triomphal de votre réélection est : mort à l'esclavage !

Tạm dịch:

Nếu cuộc kháng chiến chống lại sức mạnh của những kẻ chủ trương chế độ nô lệ là khẩu hiệu khiêm nhường cho nhiệm kỳ đầu tiên của ngài, thì với sự tái đắc cử, tiếng hô to thắng lợi của cuộc chiến phải là: khai tử chế độ nô lệ !

Trong khi đó, Thiên Chúa giáo chủ trương thế nào về chế độ phi nhân này ?

Một trang nhà đã viết một câu chuyện về giáo hoàng Eugène IV như sau:

en 1441 le marin portugais Antam Goncalvez débarquait les premiers européens sur la côte ouest de l'Afrique, près de Cap Bajador, au sud du Sahara.
Goncalvez découvrit là une "marchandise" dont il pensait qu'elle pourrait plaire à son roi. Sa décision fut aussitôt prise : il captura 10 noirs, les transporta vers Lisbonne. Le Portugal était alors gouverné par Henri le Navigateur, Prince et membre de la dynastie portugaise catholique chrétienne, aux ordres de Rome ; Goncalvez lui offrit en cadeau sa "marchandise".
Ce trésor - ces 10 noirs capturés - plut tellement au Prince Henri qu'à son tour il en fit immédiatement cadeau au Pape Eugène IV. En retour le Pape donna au Prince Henri le titre de propriété de toutes les terres à découvrir à l'Est de Cape Blanco, un point situé sur la Côte Ouest à peu près 300 miles au-dessus du Sénégal !
Dès lors, une nouvelle ère commença dans l'histoire de l'humanité, l'ère de l'esclavagisme !
(32)

Tạm dịch :

Năm 1441, thủy thủ Bồ Đào Nha Antam Goncalves đã cho những người Âu châu đầu tiên đổ bộ lên bờ biển phía tây của châu Phi, gần mũi Bajador, phía nam sa mạc Sahara.
Goncalves tìm thấy ở đó một "hàng hóa" mà ông nghĩ có thể làm hài lòng vua của mình. Quyết định của ông đã ngay lập tức được thực hiện: ông bắt 10 người da đen, vận chuyển đến Lisbon. Lúc bấy giờ Bồ Đào Nha được cai trị bởi hoàng tử Henry nhà hàng hải, thuộc triều đình Bồ Đào Nha theo Thiên Chúa giáo, nhận mệnh lệnh từ La Mã; Goncalves đã hiến hoàng tử món quà "hàng hóa" của mình.
Báu vật này - 10 người da đen bị bắt – khiến hoàng tử Henry rất thích, đến nỗi đến phiên ông, ông lại lập tức hiến ngay cho Giáo hoàng Eugenius IV. Đổi lại, Đức Giáo Hoàng đã cho Hoàng tử Henry làm sở hữu chủ của tất cả các vùng đất được phát hiện từ phía đông của mũi Blanco, một điểm trên bờ biển phía tây khoảng 300 dặm bên trên xứ Senegal !
Vì vậy, một kỷ nguyên mới đã bắt đầu trong lịch sử của nhân loại, thời đại của chế độ nô lệ!

Cũng không nên vội tin vào câu chuyện này, vì giáo hội luôn cho rằng đạo Thiên Chúa chống lại chế độ nô lệ. Vậy thì hãy tìm thử xem trong Thánh kinh tiếng nói phúc hạnh cho loài người (phúc âm), đức Chúa Trời đã phán như thế nào về chế độ nô lệ mà ta đang mạn phép bàn luận.

Thánh kinh Ephesian 6: 5-9 viết như sau:

Kẻ làm nô lệ, hãy vâng lời những người chủ ở đời này với thái độ run rẩy và sợ sệt, với lòng đơn sơ, như vâng lời Đức Kitô.
Đừng chỉ vâng lời trước mặt, như muốn làm đẹp lòng người ta, nhưng như nô lệ của Đức Kitô, đem tất cả tâm hồn thi hành ý Thiên Chúa.
Hãy vui lòng phục vụ, như thể phục vụ Chúa, chứ không phải người ta.
Anh em biết đấy: ai làm việc tốt, sẽ được Chúa trả công, bất luận nô lệ hay tự do.
Người làm chủ cũng hãy đối xử như thế với nô lệ. Đừng dọa nạt nữa: anh em biết rằng Chúa của họ cũng là Chúa của anh em, Người ngự trên trời và không thiên vị ai.

Câu sau cùng tỏ ra khá nhân đức với người nô lệ, nhưng không thể phủ nhận sự mua bán nô lệ được Thần học Thiên Chúa giáo chính thức công nhận.

Kinh  Ephesian bên trên tỏ ra xót thương nô lệ, kêu gọi bình đẳng trước Thiên Chúa, ngài không thiên vị ai, nhưng cái mặt quỷ đã hiện nguyên hình trong Exodus 21: 20-21 :

Khi người chủ lấy gậy đánh đầy tớ trai hay gái mình và chết liền theo tay, thì chắc phải bị phạt.
Song nếu đầy tớ trai hay gái còn sống một hai ngày, người chủ khỏi tội, vì nó vốn là tài sản của chủ.

Cho nên khi đánh nô lệ, đừng có đánh chết ngay, đánh sao cho nó hấp hối rồi chết hai ngày sau đó thì Chúa Trời OK.

Vậy mà Giáo Hoàng dám vác cờ CS còn nói rằng Marx đã ăn cắp của mình !

VN có câu tục ngữ vừa ăn cướp vừa la làng là đây vậy.

Chưa hết, nếu ai còn muốn dẫn chứng thêm thì có ngay, Kinh Lê-vi Ký – Leviticus 25:45-55 còn chỉ dạy tường tận cách thức mua bán và tiền chuộc nô lệ  như sau :

Các ngươi cũng có phép mua tôi mọi trong bọn con cái của kẻ khách kiều ngụ nơi mình và của họ hàng chúng nó sanh ra trong xứ các ngươi; vậy, họ sẽ làm sản nghiệp của các ngươi.
Các ngươi để họ lại làm cơ nghiệp cho con cháu mình; hằng giữ họ như kẻ tôi mọi. Nhưng về phần anh em các ngươi, là dân Y-sơ-ra-ên, thì không ai nên lấn lướt mà khắc bạc anh em mình.
Khi một khách ngoại bang hay là một người kiều ngụ nơi ngươi trở nên giàu, còn anh em ngươi ở cùng họ lại nên nghèo, đem bán mình cho kẻ khách ngoại bang kiều ngụ nơi ngươi, hay là cho một người nào trong nhà kẻ khách ngoại bang ấy, sau khi đã đem bán mình rồi, thì sẽ có phép chuộc lại: một anh em người được chuộc người lại, hoặc bác chú, hoặc con của bác chú; hoặc một người thân thích cũng được chuộc người lại; hay là nếu người có thế, thì chánh người phải chuộc mình lấy. Người sẽ tính cùng chủ mua từ năm nào mình đã bán mình cho đến năm hân hỉ; và giá bán sẽ tính theo số năm nhiều hay ít: tức là tính như ngày công của người làm thuê vậy.
Nếu còn nhiều năm thì hãy cứ số năm nầy, cân phân theo giá đã bán mình mà chuộc lại; nếu đến năm hân hỉ còn ít năm, thì hãy tính với chủ mua cứ theo số năm nầy mà thối hồi số mua mình lại.
Họ đối cùng chủ như một người làm thuê năm, chứ không nên lấn lướt mà khắc bạc người trước mặt ngươi.
Nếu người không được chuộc lại bởi các thế ấy, đến năm hân hỉ người và các con trai người sẽ được ra tự do.
Vì dân Y-sơ-ra-ên là tôi tớ ta, tức các tôi tớ ta đã đem ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Ta là Giê-hô-va, Ðức Chúa Trời của các ngươi.

Đọc kinh trên ta còn thấy Chúa Trời luôn dành ưu tiên cho dân Y-sơ-ra-ên, kêu gọi nên nới tay với họ, vì đó là tôi tớ của ngài.

Tân Ước tìm cách sửa chữa những lỗ thủng to lớn kia bằng những câu kinh gượng gạo như trong Ga-la-ti – Galatians 3: 27-28

Vả, anh em thảy đều chịu phép báp tem trong Ðấng Christ, đều mặc lấy Ðấng Christ vậy. Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đờn ông hoặc đờn bà; vì trong Ðức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một.

Hoặc Ga-la-ti – Galatians 4:7

Dường ấy, người không phải là tôi mọi nữa, bèn là con; và nếu ngươi là con, thì cũng là kẻ kế tự bởi ơn của Ðức Chúa Trời.

Hai câu kinh Tân Ước này được một page wikipedia chính thức do giáo hội Catô trích ra bào chữa cho chế độ nô lệ trong Cựu Ước. Họ còn kể thêm chuyện Thánh Phaolồ nhận một người nô lệ tên là Onésime do Philémon gửi đến để làm báp tem, ông đã viết một lá thư cho Philémon như thế này :

Vả, có lẽ người đã tạm xa cách anh, cốt để anh nhận lấy người mãi mãi, không coi như tôi mọi nữa, nhưng coi hơn tôi mọi, coi như anh em yêu dấu, nhứt là yêu dấu cho tôi, huống chi cho anh, cả về phần xác, cả về phần trong Chúa nữa.

Nếu không đọc lời giải thích bằng Pháp ngữ tôi cũng chẳng hiểu nếp tẻ gì đoạn văn trên trong kinh Thánh VN. Thì ra ông Phao Lồ muốn sửa lỗi của Chúa Trời, mới giữ người nô lệ Onésime lại để cải đạo và trả lời ông bạn Philémon rằng, khi người nô lệ trở về thì nên đối xử như đối xử với người bạn, như đối với chính Phaolồ, hơn thế nữa, như với Chúa!

Phaolồ quên lời Chúa Trời phán, chỉ ruột thịt bà con hoặc chính mình mới được chuộc, Phaolồ có bà con gì với Onésime ?

Tôi đã viết nhiều về phản ứng ngược thường được sử dụng trong Tân Ước khi bị ném đá. Kinh cũ là ác quỷ thì kinh mới dùng tâm phàm để làm thánh, không những không thể hiện được chất thánh, mà còn lộ ra bộ mặt giả nhân giả nghĩa cố làm ra vẻ, chỉ lừa được kẻ ngu khờ: ở Cựu Ước cho phép nô lệ, Tân Ước bèn quật ngược 360°, y chang kiểu tát má này đưa má kia, Chúa Trời bắt Onésime làm nô lệ, Phaolồ còn to gan ngồi cao hơn Chúa Trời, dạy đem tên nô lệ về thờ lạy như thờ Chúa !

Còn hai câu kinh Ga-la-ti không thể lấp đầy được cái hố quá sâu của Cựu Ước, chỉ tạm xóa kiếp nô lệ cho người cùng đeo Thánh giá, nhưng số phận người ngoại đạo hoàn toàn không thấy nhắc đến. Sau đó thì biện luận kiểu của con chiên, dù là chiên Tây(33) , chả có gì đáng đọc.

Kinh Thánh cho phép chế độ nô lệ, nhưng thực sự chế dộ này chỉ mang tính cách quy mô tàn ác và có hệ thống vào thời kỳ mà hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trở thành hai cánh tay nối dài ra thế giới của các giáo hoàng Catô Rôma.

Những sắc lệnh được các giáo hoàng ban hành sau đây cho thấy chế độ nô lệ là chính sách của giáo hội :

1442 : Sắc lệnh Illius Qui do Giáo Hoàng Eugène IV ban hành, theo trang nhà one-evil.org:

Furthermore, that Pope Eugenius IV and the Roman Catholic Church in creating a “lawful” framework for the international trade of slaves beginning with Africa did establish a formal license system giving authority to both territories and numbers of slaves taken according to a schedule of fees paid to the Roman Catholic Church(34) .

Tạm dịch:

Xa hơn nữa, rằng Giáo Hoàng Eugenius IV và giáo hội Catô Roma, trong việc tạo ra một khung "pháp lý" cho cuộc buôn bán nô lệ khắp nơi trên thế giới, bắt đầu với Phi Châu, đã thiết lập thành một hệ thống giấy phép chính thức, cho phép cả về hai mặt, chiếm cứ đất đai và bắt giữ số lượng nô lệ, được thực hiện theo một lịch trình trả lệ phí cho Giáo hội Catô Rôma.

Nếu những lời trên chưa đủ thuyết phục, có thể bị cho là nói xấu Thiên Chúa giáo, thì có thể đọc trực tiếp sắc lệnh kế tiếp.

1452 :Sắc lệnh Dum Diversas do Giáo Hoàng Nicolas V:

Par les présentes Nous vous accordons [aux rois d'Espagne et du Portugal], de par Notre autorité apostolique, permission complète et libre d'envahir, de rechercher, de capturer et de soumettre les Sarrasins et les païens et tous les autres incroyants et ennemis du Christ où qu'ils puissent être, ainsi que leurs royaumes, duchés, comtés, principautés et autres biens [...] et de réduire leurs personnes en servitude perpétuelle.

Tạm dịch :

Bằng những văn kiện này, với uy quyền Tông Đồ của chúng tôi, chúng tôi xin cấp cho quý vị [các vua Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha] được phép trọn vẹn tự do xâm nhập, lùng bố, bắt giữ và hàng phục bọn Ả rập Hồi giáo, bọn tà đạo, bọn ngoại đạo và kẻ thù của Chúa Kitô ở bất cứ nơi nào chúng có mặt, cũng như các vương quốc, các công tước, các bá tước, các công quốc, và các tài sản khác  [...] và giáng chúng xuống thành nô lệ vĩnh viễn.

1455 : Sắc lệnh Romanus Pontifex

Với sự sụp đổ của Constantinople vào năm 1453 cùng sự trổi dậy của đế quốc Ottoman, Giáo Hoàng Nicolas V cho lệnh vua Alfonso V của Bồ Đào Nha  trọn quyền tấn công, chinh phục,    đày ải bọn Ả Rập Hồi giáo, ngoại đạo và những kẻ thù khác của Chúa Kitô tthành nô lệ vĩnh viễn.

Ngoài ra còn các sắc lệnh Inter Caetera (Calixte  III) năm 1456, sắc lệnh Aeterni Regis (Sixte IV) năm 1481 kém quan trọng hơn.

Tôi nghĩ như thế cũng khá đủ để kết luận rằng Thiên Chúa giáo chủ trương một cách minh nhiên chế độ nô lệ, từ kinh Thánh đến các chính sách chính trị của giáo triều Rôma.

Chỉ một điểm đặc biệt này, nó hoàn toàn ngược chiều với chủ thuyết Marxiste.

Ngoài ra, Charlie Nguyễn còn nêu lên chính sách bóc lột lường gạt trắng trợn vượt xa tư bản của Tòa Thánh như sau:

Trong năm thánh 1300 (the jubilee year of 1300) tiền bán ơn tha tội cho người chết gồm cả tiền mặt và vàng bạc nữ trang nhiều đến nỗi Tòa Thánh phải cho các tu sĩ dùng cào để cào thành đống tại Đền Thánh Phêrô.”(35)

Thưa Thánh Cha, ngài hãy đem trả lại hết của cải, đất đai, tiền bạc cướp bóc, lường gạt mà có được trong gần 2000 năm thôi, kể cả tiền mẹ Térésa đã giả nhân nghĩa mà có, đã là một nghĩa cử đáng cho cả nhân loại phải cúi đầu, không cần phải hy sinh thêm, bỏ thêm, dù chỉ một dollar.

Gần 2000 năm làm mưa làm gió, giáo hội luôn có những sắc lệnh thánh, lời thánh, những cử chỉ thánh, tuyên bố thánh, cho nên dù ngài có nói thêm một trăm ngôn ngữ hay phất một nghìn ngọn cờ thánh nữa thì Âu Mỹ vẫn sẽ từ tốn trở thành những quốc gia renié ses racines (mất gốc), và nếu cuộc cách mạng công dân cũng như thần học giải phóng tiếp tục được phát triển ở Nam Mỹ thì e rằng trong một thế kỷ nữa, giáo hội đeo Thánh giá chỉ còn vài người VN và vài người Philippines, phần còn lại sẽ là vô thần hoặc theo một tôn giáo nào nhân bản một tí, chí ít nó không tàn ác và u mê như giáo lý của Thiên Chúa giáo.

▪ KẾT LUẬN

Lời tuyên bố chính trị của Giáo Hoàng là một con dao hai lưỡi, nó có thể tạo đôi chút tiếng vang cho Giáo Hoàng Phanxicô trong một thời đại mà giáo hội đã tìm đủ mọi cách để sống còn, nhưng xem ra ngay cả những xưng thú ngoạn mục của Gioan Phaolồ II cũng tựa như ngọn đèn lóe lên rồi trở lại tình trạng âm u leo lét sắp hết dầu trước khi tắt hẵn.

Cái nguy hiểm và liều lĩnh của Phanxicô là ngài đang chỉ tay về Hoa Kỳ và Âu châu mà gọi họ là kẻ địch. Đây là một thái độ chính trị Casino, hoặc thắng lớn hoặc thua lớn. Gioan Phaolồ   II đã đánh kiểu này, và đã tay trắng, chỉ được cái danh hão là kẻ làm sụp đổ khối CS (36) , nhưng cái danh ấy không làm Vatican có thêm tín đồ, đạo đức của giáo hội không nhờ thế mà được củng cố, nước Chúa không thêm một tấc mà ngày càng phải bán bớt nhà thờ.

Nếu ngài tiếp tục hô hào chống tư bản chủ nghĩa e rằng ngài sẽ mất tất cả.

Nhưng trâu bò đánh nhau, không ai chú ý đến một con muỗi nhỏ bé lâu nay chuyên chọc chích và rất tự hào về sự giàu có của tư bản, con muỗi này đang rất đau khổ, nhưng lại không dám ta thán một lời, vì đức vâng lời là chân phúc của nó, đó là đám dân Chúa VN.

__________________

Chú thích

(1)      http://www.lepoint.fr/societe/pape-francois-les-communistes-ont-vole-le-drapeau-de-la-pauvrete-29-06-2014-1841698_23.php

(2)      Cap d'Agde là bãi tắm nổi tiếng của Pháp ở giữa Sète và Béziers. Ở đây mọi người đều không mặc quần áo, ngay cả trong các quán ăn và giải khát. Rất tiếc tác giả ở Pháp mà chưa bao giờ vào, vì không có gan lột hết quần áo. Đây là nơi ăn chơi rất thu hút khách nước ngoài của Pháp. Dĩ nhiên ai muốn vào đây đều phải chấp nhận làm Adam và Eva lúc chưa ăn trái cấm.

(3)      Thực ra Bourgone là vùng có nhiều dấu ấn của La Mã nhất ở Pháp, nhưng không phải nhờ giáo hội phát triển

mà trở nên giàu có, mà nó là thủ phủ của một quốc gia nhỏ (royaume Bourgogne) trong đế quốc Carolingien

được các ông hoàng Valois phát triển thành giàu mạnh nhất châu Âu bao gồm cả Bỉ và Hòa Lan. Ngay cả sau khi đế quốc Carolingien bị chia cắt, vùng Bourgogne thuộc Pháp, nhưng dưới triều đại Louis XI vẫn cho Bourgogne độc lập có quốc hội riêng, và tình trạng này được giữ như vậy đến cách mạng 1789.

(4) cách mạng công dân là một lý thuyết thiên tả, đứng giữa tư bản và cộngsản, chủ trương quyền công dân   

thực sự được tôn trọng cho con người trong xã hội, như quyền có nhà ở, quyền có công ăn việc làm,  quyền tự 

do tư hữu khác với cộngsản, được các quốc gia nam Mỹ như Equator, Vénézela, Bolivie, Argentine thực

hiện. Nói chung đây là một trào lưu trung lập chống Mỹ, không theo CS, nhưng khuynh hướng xã hội.

(5)      Thần học giải phóng là một phong trào tiến bộ ở Nam Mỹ, từng bị Giáo Hoàng Benedict XVI lên án là  biến dạng của chủ nghĩa Mác Xít, một hình thức cộngsản hóa của đạo Catô. Vì phong trào này chủ trương chống lại sự thỏa hiệp giữa các nhà nước độc tài với các giáo hội nam Mỹ, nó cũng chống luôn các giáo hội Phản thệ. (Chú thích của TTS)

(6)      Wikipedia VN khi viết về tôn giáo; nhất là về Catô Rôma, và chính trị; nhất là về Ngô Đình Diệm, thường được viết thiếu vô tư, ít tinh thần khách quan. Wikipedia Việt ngữ còn có cả những trang bôi nhọ Phật giáo.

(7)                http://fr.wikipedia.org/wiki/Fran%C3%A7ois_%28pape%29#cite_ref-Momas_58-0).

(8)      http://www.huffingtonpost.com/2013/12/14/pope-francis-marxist_n_4447229.html

(9)   Benedict often uses special language to discuss the suffering of man under communism. He describes the  Communist regime as a “sad winter,” speaks of Bulgaria’s “sorrowful period of Communist oppression” and “sad and difficult Communist domination,” of Albania’s suffering from its “long and oppressive Communist dictatorship,” and contemplates the bitter irony that Russia, after having liberated Germany from Nazism, was then subjected to the dictatorship of “Stalin and the Communist system.” (The Catholic Social Science Review 14 (2009) Joseph Anthon, Ave Maria University)

GH Benedict (XVI) thường sử dụng ngôn ngữ đặc biệt để bàn về nỗi thống khổ của con người dưới chế độ CS. Ngài mô tả chế độ CS như là mùa đông buồn; nói về thời kỳ áp bức ảm đạm dưới chế độ CS, về sự thống trị đầy khó khăn và buồn thảm của CS ở Bun Ga ri; về sự chịu đựng chế độ độc tài CS dai dẳng và áp bức của Albanie, và ngài cũng thấm thía được cái đắng cay mà Nga, sau khi giải phóng Đức thoát khỏi Phát Xít, lại đẩy nó vào chế độ độc tài stalin và hệ thống cộngsản.

(10)                  http://fr.wikipedia.org/wiki/Communisme_chr%C3%A9tien

(11)     Xin xem the marketplace of Christianity của Robert Ekelund, Robert Tollison, Robert F. Hébert

      hoặc xem The Victory of Reason  của  Rodney Stark

(12)                       (Le Parti Anti Européen, Đảng chống lại Âu châu (thống nhất), hô hào trở về với truyền thống văn hóa        đơn chủng, không muốn tập hợp lại thành một siêu quốc gia kiểu Hoa Kỳ, đa văn hóa và đa chủng tộc.              chú thích của tác giả)

(13)                   le PAPE FRANCOIS est un vrai communiste.

Aux Journées mondiales de la jeunesse à Rio, le Pape avait appelé à la Révolution : « Je vous demande d’être révolutionnaires, d’aller à contre-courant ; oui, en cela je vous demande de vous révolter contre cette culture du provisoire, qui, au fond, croit que vous n’êtes pas en mesure d’assumer vos responsabilités, que vous n’êtes pas capables d’aimer vraiment… »

Sur l’île de Lampedusa, lors de son premier déplacement hors du Vatican, le Pape François était venu soutenir les populations immigrés, il a même proposé « d’ouvrir l’Europe à l’immigration ». En s’adressant à des réfugiés, il a prononcé cette phrase :  « L’Église est à vos côtés dans la recherche d’une vie plus digne pour vous et vos familles. »

Autres mots : « L’Eglise est tout particulièrement attentive à ceux qui sont contraints de fuir leur pays pour vivre entre déracinement et intégration. Un pareil déchirement détruit les personnes… La compassion chrétienne, ce partage de la souffrance, ce souffrir avec, induit avant tout de connaître les raisons qui poussent à abandonner sa patrie. »

Son propos se situe loin de celui de JEAN PAUL II qui a fortement contribué à faire chuter le blog de l’est.

[...]         

Le Parti Anti Européen a vocation à défendre le droit des peuples européens à disposer de leurs pays, la sauvegarde de la culture chrétienne et la Sécurité Publique. Nous sommes par conséquent en désaccord avec les propos du PAPE FRANCOIS et nous invitons cet homme à faire acte de ses intentions en mettant à disposition des immigrés la Cité du Vatican. Parce qu’à un moment, les choses doivent être dites, y compris aux fidèles pratiquants, c’est bien de faire la leçon aux autres, mais, moi, je ne connais pas de pays européen aussi fermé que le Vatican.

Xem http://blogantieurope.unblog.fr/2013/08/01/le-pape-francois-est-un-vrai-communiste/

(14)                 http://www.theatlantic.com/international/archive/2013/11/the-vaticans-journey-from-anti-communism-to-anti-capitalism/281874/2/

(15)     http://www.economist.com/blogs/erasmus/2014/06/francis-capitalism-and-war#sthash.EAa4UyTB.dpbs

By positing a link between capitalism and war, he seems to be taking an ultra-radical line: one that consciously or unconsciously follows Vladimir Lenin in his diagnosis of capitalism and imperialism as the main reason why world war broke out a century ago.

(16)     http://www.lexpress.fr/actualite/societe/religion/francois-pape-leniniste_1554741.html

(17)     http://www.lepoint.fr/monde/le-pape-francois-denonce-une-europe-fatiguee-et-veut-la-revivifier-17-06-2014-1836885_24.php

(18)     Cũng cùng một lối tỉ giảo như khi ta dùng cụm từ bên lề xã hội (exclusion sociale) để chỉ cho những người không công ăn việc làm, xì ke ma túy, du thủ du thực...thì cụm từ bên lề kinh tế (exclusion économique) để chỉ cho người không đủ cơm ăn áo mặc, đi xin, ăn ngủ đầu đường xó chợ.

Hai từ này rất gần nhau, nhưng thông thường v/đ xã hội là hậu quả của v/đ kinh tế. Đặt ra và giải quyết được v/đ kinh tế thì v/đ xã hội tự nó sẽ biến mất (TTS)

(19)     http://www.huffingtonpost.fr/rev-dr-susan-brooks-thistlethwaite/pape-francois-thomas-piketty_b_5309471.html

 Les frères Marx ? Le pape François et Thomas Piketty veulent tous les deux redistribuer les richesses.

(20)     http://sachhiem.net/TTS/TG/TranTrongSy01.php

(21)     http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=760

(22)     Trung Quốc và VN, từ khi theo kinh tế thị trường, trên căn bản họ đã không còn là cộngsản nữa.

(23)     http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/index.htm hãy xem hoạt động của giáo hội CGVN trên trang nhà này.

(24)     http://sachhiem.net/SACHNGOAI/HoangKhoi.php  Dòng Tên: sẵn sàng giết người hoặc bị người giết.

(25)     http://www.theatlantic.com/international/archive/2013/11/the-vaticans-journey-from-anti-communism-to-anti-capitalism/281874/2/

(26)     http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN66_2.php  Đâu là sự thật?

       http://sachhiem.net/TONGIAO/tgC/ChristopherHitchens.php Mẹ Téresa, Ánh sáng và bóng tối

(27)     http://sachhiem.net/TTL/TranTL00.php  Ngôi nhà ảo tưởng của mẹ Térésa.

(28)     Lời thề của dòng Tên

(29)     Tôn giáo ở đây phải được hiểu là độc thần giáo, là Thiên Chúa giáo đã gọi mưa hú gió làm đảo điên châu Âu gần 2000 năm

(30)     http://fr.wikipedia.org/wiki/%C3%89tats_pontificaux

(31)     http://fr.wikipedia.org/wiki/Trait%C3%A9_de_Tordesillas

(32)     http://www.chretien.at/L%27Eglise,%20la%20chr%E9tient%E9%20et%20l%27%20esclavagisme.htm

(33)     http://fr.wikipedia.org/wiki/Point_de_vue_du_Magist%C3%A8re_catholique_sur_l%27esclavage

(34)     http://one-evil.org/content/people_15c_eugene_iv.html

(35)     http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_CGTBVT/CN_CGTBVT_6.php

(36)     Cuộc chạy đua vũ trang đưa đến sự suy xụp kinh tế của khối Sô Viết, đồng thời đã thực sự làm khối CS tan rã.

Nguồn: tác giả gửi

___________________

Các bài của Trần Trọng Sỹ: link http://sachhiem.net/TTS/ListTTS.inc.php

Tác Giả Trần Trọng Sỹ

Thư Mục Trần Trọng Sỹ