●   Bản rời    

Công Giáo VN và Thượng Đế Theo Thánh Kinh - P3: Thượng Đế và tác phẩm của Ngài

Công Giáo VN và Thượng Đế Theo Thánh Kinh

Thượng Đế và tác phẩm của Ngài

Trần Trọng Sỹ

http://sachhiem.net/TTS/TG/TranTrongSy_b.php

23-Jun-2014

Trước khi đạo Gia Tô hay CG có mặt, người Việt Nam chỉ quay mặt chung về một hướng chống ngoại xâm mà thường là Trung Quốc. Từ khi có Gia Tô giáo, người Việt không những phải chống ngoại xâm, còn phải luôn cảnh giác về một kẻ thù cùng một mẹ nhưng khác văn hóa, có thể bị hắn đâm sau lưng bất kỳ lúc nào, chỉ cần một mệnh lệnh từ Vatican. Điều này thì lịch sử đã chứng minh và hiện vẫn đang được minh chứng. (Trần Trọng Sỹ)

[1] [2] « [3]

Phần III: Thượng Đế và tác phẩm của Ngài

10 ▪ Độc thần giáo rất cần những phép lạ

Bây giờ lạm bàn một chút về khái niệm độc thần (monothéisme) mà giáo hoàng nhân danh để chỉ trích Phật giáo.

Mọi độc thần giáo đều quy kết sự cứu rỗi vào tay vị thần của mình. Mọi cố gắng của con người sẽ hoàn toàn vô ích nếu thần không đưa tay cho con người nắm (mạc khải). Con người, do vậy, chỉ là sản phẩm của thần; và tự do của con người là, hoặc trở về với ngài, hoặc xa cách ngài. Tự do này chỉ có hai chiều theo phép toán boolean, nôm na là nhất chín nhì bù. Độc thần giáo, vì vậy rất cần những gì được gọi là phép lạ. Ta thấy ở Công giáo rất nhiều clips Youtube nói về phép lạ của Giêsu hoặc của Maria, tín đồ khi xem phép lạ có khi còn khóc và kêu Giêsu ơi Giêsu hỡi.

Riêng về phép lạ, theo sách Phúc Âm, Chúa Giêsu không chỉ biến nước thành rượu, ông biến nó thành 150 gallon rượu! Chúa Giêsu không chỉ cung cấp ánh sáng cho người mù, ông đã chữa lành một người đàn ông mù bẩm sinh! Chúa Giêsu không chỉ cứu một người từ cõi chết, ông cứu một người chết đã bị chôn trong bốn ngày, đang trong thời kỳ phân hủy với mùi thịt rữa thối! Tìm hết thư khố của Phật giáo, Lão giáo hay Khổng giáo cũng không thể có được phép lạ nhiệm màu như vậy.

Đừng nói là Chúa Giêsu, ngay Alexandre de Rhodes cũng có nước Thánh cứu người mù và người chết sống lại (sẽ nói thêm về phép lạ của ông này sau). Nước thánh của Alexandre de Rhodes mà oai lực như vậy, nếu là nước thải ra của giáo hoàng thì chắc là còn nhiệm màu hơn trăm nghìn lần. Nhưng CG từ khi được Alexandre de Rhodes đua vào VN, luôn chỉ trích các tôn giáo Á châu là mê tín; và trong cái mê tín mà Alexandre lên án, có cả việc thắp hương đèn thờ cúng tổ tiên. Mãi đến khi Pháp thua trận về nước, các cha cố VN mới được Vatican bổ nhiệm, và việc thờ cúng ông bà mới được giáo hội VN miễn cưỡng cho phép vì sợ mất tín đồ.

Từ khi con người có nhiều nhận thức hơn, báo chí phát triển hơn, dân trí cũng được nâng cao hơn, thì tuyệt đối chẳng còn nghe cha cố nào chữa được bệnh cảm bằng nước Thánh chứ đừng nói là chữa khỏi mù hoặc cứu sống người chết!

Phật giáo ngược lại, theo kinh sách, có một thiếu phụ đem đứa con nhỏ vừa mới chết đến cầu xin Phật cứu sống, ngài đã bảo thiếu phụ đi tìm cho ngài vài hột cải trong bất kỳ gia đình nào chưa hề có người chết; với những hạt cải đó, ngài sẽ cứu sống đứa bé. Người đàn bà đã vui mừng ra đi vì nghĩ rằng quá dễ, nào ngờ tìm hoài không có nơi nào mà không có người chết. Thiếu phụ đã giác ngộ tính vô thường của vạn hữu, và bà đã quay về xin quy y với Phật. Nếu bà gặp Giêsu hoặc Alexandre de Rhodes, có lẽ con bà đã được cứu sống(sic), nhưng Giêsu chỉ cứu được đứa con trong khi Phật cứu được bà mẹ và vô số người khác, qua câu chuyện, khi họ hiểu được vô thường, khổ, vô ngã.

Qua câu chuyện này, ta thấy Phật giáo quan tâm đến sự hiểu biết khoa học mang tính phổ quát hơn là rao truyền những phép lạ có tính cách mê tín; và cho dù nếu phép lạ thực có, giá trị của sự cứu rỗi này chỉ hạn hẹp trong trường hợp cá biệt mà chỉ mình Chúa, hoặc một vài nhân vật đặc thù mới làm được, khi Chúa mất rồi thì câu chuyện chỉ còn là thần thoại, hoàn toàn không thể áp dụng vào đời sống.

Triết gia Đức  Arthur Schopenhauer cũng đồng ý rằng phải cầu xin mới lên được thiên đường của đạo Thiên Chúa, bởi vì nó quá phiền toái để có thể tự mình đạt được. Các cha cố là người buôn bán thiên đường. “The Catholic religion is an order to obtain heaven by begging, because it would be too troublesome to earn it. The priest are the brokers for it.”

Schopenhauer nói thêm rằng muốn thực sự tin vào tôn giáo này thì phải được nhào nặn từ lúc còn thơ ấu, dù một tín điều khó tin nhất (extravagantly absurd), nhưng được nhào nặn từ trứng nước thì niềm tin đó vẫn rất kiên cố.

Từ xa xưa, giáo hội La Mã đã tìm đủ mọi cách để chứng minh Thượng Đế hiện hữu, giáo hội mong ngài hiện hữu bằng phép lạ, hoặc qua một sự phẫn nộ trừng phạt nào đó của ngài đối với ngoại đạo, hoặc qua mạc khải. Nhưng không may mắn thay cho người Công giáo, chẳng có sự phẫn nộ nào mà Chúa Trời có thể làm được đối với ngoại đạo, mà chỉ đơn thuần là những hù dọa qua kinh Thánh cho những kẻ yếu bóng vía. Những trận động đất, những cơn sóng thần hoặc bão tố, chúng càn quét tất cả không phân biệt ngoan đạo hay ngoại đạo, có khi cả nhà thờ, tượng đức mẹ cũng vỡ sập.

Cũng chưa thấy Chúa mạc khải điều gì mà đúng với thực tế. Tất cả những gì đọc được trong kinh thánh so với thực tế đều chẳng bao giờ tương đồng. Các giáo hoàng, kẻ đại diện tối cao sau Chúa, cũng chưa bao giờ nói được điều gì hay ho, hoặc đoán trước được vận mệnh của chính giáo hội chứ không dám nói là vận mệnh của nhân loại.

Cho nên sự hiện hữu của Thiên Chúa quả thực chỉ có trên đầu môi chót lưỡi, thậm chí theo như Charlie Nguyễn tiết lộ, Giáo hội còn bưng bít rất nhiều điều đối với con chiên.

Nếu có một ngày mà ngay cả sự hiện hữu của Chúa Trời cũng không ai tin nổi thì mọi học thuyết Thiên Chúa giáo đều không có lý do tồn tại chứ không riêng gì Công giáo La Mã.

Descarte và phản biện của François Brooks

Bất cứ ai học đến đại học đều biết đến Descartes, nhà toán học, vật lý học và triết gia trứ danh của Pháp vào thế kỷ 17. Ông ủng hộ học thuyết vũ trụ của Copernic mặc dù là con chiên Công giáo. Dù là giáo dân, những công trình nghiên cứu của ông  lại bị giáo hội cấm đọc. Descartes nổi tiếng nhất về những mệnh đề chứng minh sự hiện hữu của con người và của Thượng Đế. Tôi không bàn luận nhiều về những chứng minh của ông, mà chỉ trích dịch lại dưới đây hai phản biện của François Brooks, một tác giả rất kính trọng Descartes ở Gia Nã Đại, như sau:

Chứng minh đầu tiên của descartes về sự hiện hữu của Thượng đế:

Luận chứng bản thể học

-Thượng Đế hiện hữu vì, là một hữu thể toàn hảo, nếu nơi ngài thiếu đi sự hiện hữu, ngài sẽ không còn toàn hảo, cho nên ngài hiện hữu.

Tôi phản bác. Đây là tam đoạn luận. Người ta đặt sẵn đức “toàn năng” vào Thượng Đế trong tiền đề. Điều này không minh chứng được gì cả. Người ta xác định tính hiện hữu của ông bằng cách gắn vào ông một thuộc tính ngay từ ban đầu: Tính toàn năng.

-Cột giây vào giày  thì được. Bạn Daniel đột nhiên trả lời tôi. (châm biếm thâm thúy, nd chú thích)

Chứng minh thứ hai của descartes về sự hiện hữu của Thượng Đế:

Ý Niệm về toàn hảo.

-Tôi là một hữu thể bất toàn, trong tôi có ý niệm về sự toàn hảo. Ai khác nếu không phải là chính Thượng Đế đã cho tôi  ý niệm về toàn hảo?

Tôi phản bác. Cũng cùng một luận cứ, tôi có thể tưởng tượng bất kỳ cái gì không hiện hữu cũng như chẳng có chứng cứ nào để nói rằng nó hiện hữu, chẳng hạn sự hiện hữu của người ngoài hành tinh. Cùng một lô gíc như vậy, ai khác hơn là chính những kẻ ngoại hành tinh này đã cho tôi ý niệm về họ. Và y như vậy (tôi có thể chứng minh sự hiện hữu, nd) cho con quái vật đầu sư tử mình dê đuôi rắn.

Phải chẳng quá rõ ràng, nếu con người được huấn luyện mà chưa bao giờ nghe nói về Thượng Đế thì làm sao có thể có ý niện về ngài ? Cũng vậy, Descartes, trong môi trường của chủ nghĩa hoài nghi (Descartes và Kant cùng theo chủ nghĩa hoài nghi mới, nd chú thích) tận gốc và đình chỉ phán đoán, vẫn tiếp tục sử dụng kiến thức tiếp thu được mà ngôn ngữ vốn là nền tảng cho tư tưởng và khái niệm của ông về Thượng Đế. Người ta đã dạy ông Thượng Đế là toàn hảo nếu không thì ông làm sao có thể có ý niệm. Ngoài ra, chứng minh về sự hiện hữu của Thượng Đế theo bản thể học đã được hình thành trước Descartes vào thế kỷ 11 bởi Saint-Anselme (tổng giám mục vùng Canterbury, cha đẻ phái kinh viện, nd chú thích) theo phái kinh viện. Và chúng ta biết rằng Descartes đã học ở trường Jésuites La Flèche dưới học thuyết của trường phái này.

(Première preuve de l'existence de Dieu selon Descartes :

l'argument ontologique

-Dieu existe parce que, en tant qu'être parfait, s'il lui manquait l'existence, il ne serait pas parfait. Donc, il existe.

Je réfute. C'est un syllogisme. On pose Dieu comme “étant parfait” dans la prémisse. Ça ne prouve rien, ça affirme. On postule son existence en lui octroyant un attribut dès le départ : la perfection.

-Ça tient par ses lacets de bottines, m'avait spontanément répondu mon ami Daniel.

Deuxième preuve de l'existence de Dieu selon Descartes :

l'idée du parfait

-Moi qui suis un être imparfait, il y a dans mon esprit une notion de perfection. Qui d'autre, sinon Dieu lui-même, a-t-il pu me donner cette notion de perfection?

Je réfute. De la même manière, dans tout ce que je peux imaginer et qui n'existe pas ou dont je n'ai aucune preuve, je pourrais dire, par exemple, que les extraterrestres existent. Suivant le même raisonnement, qui d'autre, sinon les extraterrestres eux-mêmes, ont-ils pu me donner cette notion. Et de même pour toute chimère.

N'est-il pas évident que, si un être humain est éduqué sans jamais entendre parler de Dieu, il n'en aura aucune idée? De la même manière, Descartes, au moment de son épochè, (doute radical et suspension de jugement) continuait à se servir de toutes ses connaissances apprises dont sa langue qui est sa structure de pensée et ses notions apprises sur Dieu. On lui avait enseigné que Dieu est parfait sinon il n'en aurait même pas eu la notion. D'ailleurs, la preuve ontologique de l'existence de Dieu avait été formulée bien avant Descartes, au onzième siècle, par Saint-Anselme chez les scolastiques. Et nous savons que Descartes a étudié au collège des Jésuites La Flèche sous un enseignement scolastique.)

11 ▪ Thượng Đế và tác phẩm của Ngài

Thượng đế có hay không chẳng quan trọng, theo tôi, cứ giả thiết là ông ấy có thực để khỏi tốn giấy mực và thì giờ. Điều quan trọng với chúng ta, ông ấy là ai ? Ông ta ảnh hưởng đến con người ra sao? Hình ảnh về ông như thế nào? Có lợi hay có hại cho nhân loại?

Trăm nghe sao bằng mắt thấy, ta nên trực tiếp đọc kinh thánh như sau:

«Ðức Chúa là Thiên Chúa phán với con rắn:

"Mi đã làm điều đó, nên mi đáng bị nguyền rủa nhất

trong mọi loài súc vật và mọi loài dã thú.

Mi phải bò bằng bụng, phải ăn bụi đất mọi ngày trong đời mi.

15 Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà,

giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy;

dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó."

16 Với người đàn bà, Chúa phán:

"Ta sẽ làm cho ngươi phải cực nhọc thật nhiều khi thai nghén;

ngươi sẽ phải cực nhọc lúc sinh con.

Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi."

17 Với con người, Chúa phán: "Vì ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng: "Ngươi đừng ăn nó",

nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi;

ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong đời ngươi,

mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra.

18 Ðất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng.

19 Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn,

cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra.

Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất."

20 Con người đặt tên cho vợ là E-và, vì bà là mẹ của chúng sinh. 21 Ðức Chúa là Thiên Chúa làm cho con người và vợ con người những chiếc áo bằng da và mặc cho họ. 22 Ðức Chúa là Thiên Chúa nói: "Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác. Bây giờ, đừng để nó giơ tay hái cả trái cây trường sinh mà ăn và được sống mãi." 23 Ðức Chúa là Thiên Chúa đuổi con người ra khỏi vườn Ê-đen để cày cấy đất đai, từ đó con người đã được lấy ra. 24 Người trục xuất con người, và ở phía đông vườn Ê-đen, Người đặt các thần hộ giá với lưỡi gươm sáng loé, để canh giữ đường đến cây trường sinh.»

Đó là thiên Chúa mà một số triết gia nói rằng vĩnh hằng, bất biến, không thể hiểu được, không thể mô tả được, toàn năng, toàn trí …, nhưng khi đọc thẳng vào kinh văn, ta thấy Đức Chúa là Thiên Chúa không biết trước được phản ứng của con rắn, hoặc ít ra con rắn thông minh ngang ngửa với Chúa Trời. Ngài dự đoán sai bét về tương lai của tác phẩm mà mình đã ra công nhào nặn trong 6 ngày, và khi không thỏa mãn về tác phẩm không toàn hảo (imparfait) của mình, thay vì hoàn thiện lại nó, Đức Chúa là Thiên Chúa lại nguyền rủa nó, quy hết tội ác lên đầu nó và cho rằng đây là thử thách. Trong cái thế giới ban sơ gọi là vườn Eden mà Chúa yêu thương đặt con người vào;vườn Edenlại chính là một cái bẫy, vì Chúa phán có đủ thứ cây trái, có một cây trường sinh và một cây thiện ác; Chúa cấm ăn cây thiện ác, sao còn đặt cây ấy vào vườn làm gì? Chẳng khác nào để trái bom vào thùng đồ chơi của thằng bé lên hai và dặn nó không được đụng đến trái bom. Chưa đủ, Đức Chúa là Thiên Chúa e rằng con người sẽ ngoan ngoãn không ăn trái cấm vì biết đâu đứa bé hai tuổi mà khôn, ngài lại còn tạo ra con rắn để con rắn khuyến dụ người đàn bà.

Rút cuộc, tác phẩm chính của Thượng Đế là con người, thì cái con người này chả ra tích sự gì, hoàn toàn trơ trơ ù lì như một tên ngốc vì chưa ăn trái khôn ngoan. Ngược lại phụ tá của con người và một loài vật để phụng sự con người là con rắn, dù chưa ai ăn trái khôn ngoan, lại trở nên là hai nhân vật tham lam và tinh ranh, diễn xuất sống động trên sân khấu của vườn địa đàng và đã cùng nhau gây nên tội ác.

Con rắn và người đàn bà không được Chúa xem là con người

Trong đoạn kinh này, con rắn và người đàn bà không được Chúa xem là con người.

Từ con người chỉ đặc biệt dành cho đàn ông.

Đàn bà hoàn toàn là phụ thuộc và được Chúa tạo ra từ đàn ông mục đích là để đàn ông có hạnh phúc, đó cũng là thiên ân mà Chúa dành cho con người.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ mà mọi người gắn cho Nho giáo dù sao vẫn còn kém xa sự khinh bỉ đàn bà của kinh thánh. Từ man (đàn ông) trong tiếng Anh và l'homme(đàn ông) trong tiếng Pháp đều hoàn toàn như nhau, dùng để chỉ con người. Có thể thí dụ cuốn sách mang tựa đề là Terre des hommes, Cõi người ta, của tác giả Saint Exupéry do Bùi Giáng dịch. Cuốn Of mice and men, Của chuột và người của John Steinbeck, đã được nhiều người dịch. Đây là nguồn gốc của văn hóa Tây phương phát xuất từ văn hóa La tinh.

Trong khi ở VN hay Trung Quốc gọi người là nhân loại, đàn ông là nam, đàn bà là nữ, chưa bao giờ dùng từ nam (đàn ông) để nói chung cho nhân loại人類.

Vậy thì ở Á châu, ngay từ nguyên thủy, nam và nữ bình đẳng và đều là con người, ít ra là trong văn hóa.

Chưa hết, khi đọc câu: “Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta, biết điều thiện điều ác. Bây giờ, đừng để nó giơ tay hái cả trái cây trường sinh mà ăn và được sống mãi”.

Phân tích kỹ đoạn văn này, ta thấy từ chúng ta đại diện cho ai ? Là cho Chúa trời và con người, tức là người đàn ông?  Sợ bản tiếng việt không chính xác, tôi thử lật qua tiếng Pháp: l'homme est devenu comme l'un de nous, Empêchons-le maintenant d'avancer sa main, de prendre de l'arbre de vie, d'en manger, et de vivre éternellement. Bản tiếng Việt dịch rất sát. Ngoài ra bản tiếng Pháp làm tôi còn khó hiểu thêm khi đọc Empêchons-le , Đừng để nó, tiếng việt không có ngôi, nhưng trong tiếng Pháp là ngôi thứ nhất số nhiều, nếu dịch đúng, phải là, chúng ta đừng để nó.

Đến đây thì không thể cho rằng ngài đang nói với con người, vì hoàn toàn phi lý khi nói với A rằng chúng ta không nên để cho A làm một cái gì đó. Thực khó hiểu và hoàn toàn nghịch lý, vì chúng ta ở đây có nghĩa là những người biết phân biệt thiện ác, chẳng lẽ ngài nói với đàn bà và con rắn? Chắc chắn là không. Câu đừng để nó chứ không phải đừng để chúng nó đã xác định chỉ có một người duy nhất là con người  tại đây vào giây phút này. Đàn bà và con rắn không được kể là người. Tại sao có một ai đó cũng phân biệt được thiện ác cùng với Chúa mà không có tội ? Chả nghe ai bàn đến vấn đề này, ngay cả những người nghiên cứu rất tường tận kinh thánh như giáo sư Trần Chung Ngọc cũng chưa hề đề cập về chi tiết nhỏ này.

Hay là chúng ta là Thượng Đế và quỷ Satan như một số lý thuyết gia đưa ra khi bàn về hai mặt thiện ác (dualisme) của đấng tạo hóa? Trong đoạn kinh này ta chưa thấy Satan là ai, và ai tạo ra Satan. Tất cả giáo lý của Công giáo đều nói về Satan như là kẻ luôn đối nghịch với Chúa Trời, phát xuất từ những thiên thần do Chúa tạo dựng và sau đó đã đánh mất niềm tin và trở thành ác quỷ. Cũng có truyền thuyết cho Satan chính là con rắn. Dù là thuyết nào, cũng chỉ muốn rằng, không gì có thể sinh ra trước khi được Chúa tạo dựng. Vậy thì chúng ta  là ai? Ai có thể là chúng ta và được đứng ngang vai với Chúa Trời?

Ngoài nghịch lý nêu trên, còn rất nhiều nhịch lý hoàn toàn không thực tế, chẳng hạn câu “Ngươi sẽ thèm muốn chồng ngươi, và nó sẽ thống trị ngươi”. Thực tế là giống đực luôn thèm khát giống cái, có người còn thèm khát điên cuồng đến nỗi đánh mất cả lý trí. Các tác giả lớn về tâm lý học hiện đại rất nhiều trường phái cho rằng đàn ông chỉ sống để thỏa mãn khao khát của mình về đàn bà, vậy ai thống trị ai ?

Trong kinh văn còn nói con rắn khi bị Chúa nguyền rủa sẽ phải bò lết và ăn bụi đất: Sai. Con rắn là loại ăn thịt như nhiều loại thú khác chứ không ăn bụi đất.

Ngoài ra, trong loài vật chỉ mình rắn là phạm tội nên bị Chúa trừng phạt theo con người xuống trần, sao bây giờ thấy cả chim muông cầm thú cùng sống với loài người? Chúng nó đâu có ăn trái cấm hoặc đồng lõa với con rắn, sao Chúa lại đuổi luôn chúng một cách bất công như vậy? Đây là kinh Thánh, phải đọc từng câu, có khi một câu cần đọc cả đời để suy gẫm.

Kinh Thánh giải thích sao với các khám phá KH về loài khủng long?

Không hiểu trong cái bảng thống kê về loài thú Chúa Trời có ghi tên con khủng long sống trước loài người 200 triệu năm trước, và bị tiêu diệt cách chúng ta 64 triệu năm không? Nếu không Chúa Trời đã tạo ra giống khủng long lúc nào trong Thánh kinh? Đây tuy là chuyện nhỏ, nhưng rất quan trọng trong lý thuyết Thượng Đế tạo ra tất cả trong tuần tự về thời gian. Vì nếu Chúa sinh cùng lúc loài khủng long và loài người, sao loài người cách đây 2000 năm hoặc 500 năm trước không ai nói đến loài này, vì trong chiếc thuyền của Noé không thấy nó ?

Kinh Thánh xác nhận là Chúa trời chỉ mới tạo dựng ra vũ trụ khoảng 6000 năm trước 1872; nghĩa là từ 1872 đến nay, chúng ta đang thuộc về thiên niên kỷ thứ 7; đến bắt đầu năm 2872 là thiên niên kỷ thứ 8; vậy Kinh Thánh giải thích sao với các khám phá KH về loài khủng long? Về tuổi của vũ trụ đã được tạo dựng từ hơn 13 tỉ năm ?

Một nghịch lý khác nữa, ngài đã hình như lẫn lộn ý niệm ngày đêm với ánh sáng và bóng tối. Vì theo kinh văn, ngày đêm được Chúa tạo ra ngay từ ngày đầu tiên chưa có mặt trời mặt trăng và các tinh tú (các tinh tú là những vật sáng gắn trên cái vòm, và cái vòm là để ngăn nước phía trên với nước phía dưới). Cái vòm được tạo ngày thứ hai và các tinh tú mặt trời mặt trăng được tạo ngày thứ tư. Vậy làm sao mà có ngày thứ nhất, thứ hai và thứ ba trước khi chưa có hai vừng nhật nguyệt, và cái gì là ánh sáng trước khi có trăng sao và mặt trời ? Nên nhớ lúc Chúa tạo ra vũ trụ cách chúng ta hơn 7000 năm trước chưa có điện và lửa. Nếu chưa có các tinh tú hay các vật sáng thì cái gì phân biệt ánh sáng và bóng tối, cái gì cho phép khái niệm về hai phạm trù này để phân biệt ngày với đêm hay đen với trắng? 

Thuyết Bigbang tuy rất khó hiểu, vẫn có thể đọc đi đọc lại và tìm hiểu bằng những hiện tượng khoa học thiên nhiên được thí nghiệm và được các nhà khoa học giải thích. Nhưng đoạn văn về sự sáng thế của đức Chúa Trời e rằng phải không nên hiểu gì hết, mà chỉ nên nhắm mắt tin bừa.

1 Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. 2 Ðất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước.

3 Thiên Chúa phán: "Phải có ánh sáng." Liền có ánh sáng. 4 Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. 5 Thiên Chúa gọi ánh sáng là "ngày", bóng tối là "đêm". Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất.

6 Thiên Chúa phán: "Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước." 7 Thiên Chúa làm ra cái vòm đó và phân rẽ nước phía dưới vòm với nước phía trên. Liền có như vậy. 8 Thiên Chúa gọi vòm đó là "trời". Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ hai.

9 Thiên Chúa phán: "Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra." Liền có như vậy. 10 Thiên Chúa gọi chỗ cạn là "đất", khối nước tụ lại là "biển". Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.

11 Thiên Chúa phán: "Ðất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang hạt giống, và cây trên mặt đất có trái, ra trái tuỳ theo loại, trong có hạt giống." Liền có như vậy. 12 Ðất trổ sinh thảo mộc, cỏ mang hạt giống tuỳ theo loại, và cây ra trái, trong trái có hạt giống tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. 13 Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ ba.

14 Thiên Chúa phán: "Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm. 15 Ðó sẽ là những vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất." Liền có như vậy. 16 Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng lớn: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao. 17 Thiên Chúa đặt các vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất, 18 để điều khiển ngày và đêm, và để phân rẽ ánh sáng với bóng tối. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp. 19 Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ tư.

Ngoài ra, cùng một tội tổ tông, cùng bị nguyền rủa như nhau, sao lại có người nghèo khổ cùng cực và người giàu sang sung sướng cùng cực nếu không chấp nhận thuyết luân hồi nghiệp báo của đạo Phật hay thuyết tiến hóa của Darwin ?

Trên đây là những nghi vấn triết học và khoa học, tôi chưa nói đến luân lý và đạo đức trong Thánh Kinh.

Lời nguyền rủa của Thượng Đế và sự đau khổ

Đọc kinh này ta chỉ thấy duy nhất một điều chính xác: lời nguyền rủa của Chúa Trời đúng là được chứng thực. Tòa thánh La Mã qua lời xưng thú của giáo hoàng J. Paul 2 đã xác minh lời nguyền rủa ấy bằng những núi tội ác. Con người quả thực đau khổ còn hơn cả lời nguyền của Chúa. Lời nguyền rủa của Thượng Đế cũng là sự thực về đau khổ (dukkha) khi phải sinh ra trong cuộc đời, là chân lý đầu tiên mà đức Phật dạy trong tứ diệu đế, nhưng Phật từ bi dạy về nguyên nhân của đau khổ (Sameda dukkha), sự chấm dứt của đau khổ (Nirodha dukkha), và con đường đưa đến diệt khổ (Nirodha GamaNirodha Gamadukkha). Jean Paul 2 đã phê bình nhân sinh quan này cho rằng chỉ biết nhìn đời theo cách bi quan, tiêu cực không thể cứu rỗi con người.

Trong The Essence of Christianity (Bản chất của Thiên Chúa giáo, 1841), Feuerbach, triết gia Đức, cho rằng Thượng Đế thực tế là một sản phẩm của con người và tính chất mà loài người gán cho Thượng Đế, thực tế là phản ảnh các tính chất của loài người, như ham mê phép lạ, quan sát trái đất vào thời cổ đại ra sao thì dựng ra hình ảnh vũ trụ như vậy và gắn vào Thượng Đế. Chưa kể Chúa Trời mà cũng đầy lục dục thất tình, thậm chí ngài còn đi chia chiến lợi phẩm trinh nữ với Moise...(tôi không tin vào những hình ảnh quá xấu xa này trong kinh Thánh. Theo tôi, Feuerbach đã nói đúng. Đây không phải là Thượng Đế, chỉ là tính chất rất 'người' đã được gán vào cho ngài, và như vậy, kinh Thánh hoàn toàn sản phẩm của con người). Đây là kinh Thánh nói về việc chia chiến lợi phẩm 32 cô gái còn trinh cho Chúa Trời:

Now the plunder remaining of the spoil that the army took was 675,000 sheep, 33 72,000 cattle, 34 61,000 donkeys, and 32,000 persons in all, women who had not known man by lying with him. And the half, the portion of those who had gone out in the army, numbered 337,500 sheep, and the Lord's tribute of sheep was 675. The cattle were 36,000, of which the Lord's tribute was 72. The donkeys were 30,500, of which the Lord's tribute was 61. The persons were 16,000, of which the Lord's tribute was 32 persons. And Moses gave the tribute, which was the contribution for the Lord, to Eleazar the priest, as the Lord commanded Moses.(the Bible, numbers 31:32)

Aristote (384-322 TTL), Triết Gia Hi Lạp, mặc dù sinh trước Giêsu, đã từng suy tư về đề tài thượng đế (không viết hoa), ông cũng nghĩ như Feuerbach, là : Con người tạo ra thần thánh theo hình ảnh của chính hắn, không chỉ theo hình dạng mà còn theo lối sống của hắn. (Les hommes créent les dieux à leur propre image, non seulement pour leur forme mais également pour leur mode de vie .)

Triết gia Đức Immanuel Kant (22 April 1724 – 12 February 1804) cho rằng không bao giờ có thể hiểu được Thượng Đế qua lý trí, cho nên đây là tôn giáo hoàn toàn và chỉ có thể là một tôn giáo của mạc khải, nghĩa là phải suốt đời van lạy cầu xin, chứ chính bản chất con người, dù có cố gắng đến đâu cũng vô ích. Mọi chứng minh bằng lý trí về tính hiện hữu của Thượng Đế đều vô nghĩa, và chỉ khi nào con người mất niềm tin vào các giáo điều thì con người mới có đạo đức: The death of dogma is the birth of morality; Reason can never prove the existence of God. (Đạo đức được sinh ra từ cái chết của giáo điều; Lý trí không bao giờ có thể chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế).

Denis Diderot nghĩ gì về Thượng đế?

(http://www.linternaute.com/citation/auteur/denis-diderot/17009/4/)


Denis Diderot

"Dieu: un père comme celui-là, il vaut mieux ne pas en avoir."

«Thượng đế : một ông cha như ông ấy, thà đừng có cha»

Hay:

«Jamais aucune religion ne fut aussi féconde en crimes que le christianisme ; depuis le meurtre d’Abel jusqu’au supplice de Calas, pas une ligne de son histoire qui ne soit ensanglantée.»

«Chưa bao giờ một tôn giáo lại thai nghén quá nhiều tội ác như Ki Tô giáo; Từ lúc giết chết Abel đến xử thảm hình Calas, không có trang (kinh Thánh) nào mà không đẫm đầy máu»

«La religion chrétienne nous apprend à imiter un dieu qui est cruel, insidieux, jaloux et implacable dans sa colère.»

«Ki-Tô giáo dạy chúng ta phỏng theo một vị thượng đế độc ác, sâu hiểm, ghen tuông, và không thể nguôi trong những cơn phẫn nộ của ông ta »

Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson nói về Thượng Đế như sau:

«It has been 50 and 60 years since I read the Apocalypse, and I then considered it merely the ravings of a maniac; » (http://www.nobeliefs.com/jefferson.htm)

«Đã tới 50, 60 năm từ ngày tôi đọc cuốn Khải Huyền, và từ đó tôi coi nó chỉ là những lời điên dại mê sảng của một kẻ cuồng điên.»

Chưa nói đến các dị biệt về màu da, quyền lợi, ngôn ngữ, chính trị, tư thù của các lãnh tụ hay những xung đột khác, chỉ riêng việc thờ phụng Thượng Đế không đồng nhất giữa các niềm tin nhất thần giáo thôi, đã khiến lịch sử nhân loại được viết bằng máu. Còn chiếc Thập Tự giá của giáo hội La Mã thì còn ghê rợn hơn theo cấp số nhân. Nó đi đến đâu máu trào đến đó, nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ, nó còn ru ngủ bằng bùa mê cháo lú làm con người phải bán mất linh hồn. Di hại của nó kéo từ đời này đến đời kia khủng khiếp hơn cả chất độc da cam. Chất độc da cam chỉ có thể kéo dài nhiều lắm 10 thế hệ, cái di hại của Thập Tự chinh kéo dài hơn 18 thế kỷ mà vẫn chưa chấm dứt. Tính riêng Mỹ Châu La Tinh thôi, nào là chủng tộc, văn hóa, truyền thống, tâm linh, ngôn ngữ, tất cả đều bị xóa sạch.

Còn ở VN trước khi đạo Gia Tô hay CG có mặt, người Việt Nam chỉ quay mặt chung về một hướng chống ngoại xâm mà thường là Trung Quốc. Từ khi có Gia Tô giáo, người Việt không những phải chống ngoại xâm, còn phải luôn cảnh giác về một kẻ thù cùng một mẹ nhưng khác văn hóa, có thể bị hắn đâm sau lưng bất kỳ lúc nào, chỉ cần một mệnh lệnh từ Vatican. Điều này thì lịch sử đã chứng minh và hiện vẫn đang được minh chứng.

Từ khi Alexandre de Rhodes có mặt trên đất nước ta cho đến nay, vừa đến nơi là ông đã chưởi Khổng Tử, đòi chém Thích Ca, gây nên hiềm khích tôn giáo chưa một ngày lặng sóng. Hiềm khích này đã từng tạo ra đổ máu và có thể sẽ còn đổ máu. Trước khi cây thánh giá xuất hiện, trải qua gần hai nghìn năm, ba tôn giáo châu Á vẫn chung sống với nhau tại VN, không những chưa có một giọt máu, mà đã trở nên như cùng nguồn cội.

Nếu J. Paul 2 lấy tư cách một người bình thường hay một học giả phê bình đạo Phật, tôi nghĩ chẳng có gì quá đáng, mọi người đều có quyền nghiên cứu mổ xẻ hay phê phán bất kỳ một vấn đề gì. Cũng như đoạn văn trên trong sách Sáng Thế, nếu chỉ đọc như đọc Tề Thiên Đại Thánh hay Phong Thần, thì chả ai khó chịu, mà không chừng còn cảm thấy vui vui, dù đọc không bằng được chuyện con khỉ. Ngặt nỗi nó là Bible, là thánh kinh chứ không phải truyện thần thoại đọc cho vui, và Jean Paul 2 là giáo hoàng chứ không phải Karol Józef Wojtyła.

Trần Trọng Sỹ

Nguồn: tác giả gửi

___________________

Các bài của Trần Trọng Sỹ: link http://sachhiem.net/TTS/ListTTS.inc.php

Tác Giả Trần Trọng Sỹ

Thư Mục Trần Trọng Sỹ