●   Bản rời    

Á Phiện, Bạch Phiến, Và Chiến Tranh Tôn Giáo Dưới Thời Diệm, Và Thiệu Kỳ

Á Phiện, Bạch Phiến, Và Chiến Tranh Tôn Giáo
Dưới Thời Diệm Và Thiệu Kỳ

DuyênSinh

http://sachhiem.net/LICHSU/D/Duyensinh02_aphien.php

13-Aug-2013

1 2 3 4

• Tôi mà tham nhũng thì cái chính phủ này sẽ sụp đổ chỉ trong ba ngày!

Nguyễn Văn Thiệu (Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà) (http://www.vietlandnews.net/ )

• Khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam năm 1972, chế độ đó không còn có thể làm ra lợi nhuận từ sự hiện diện quân đội Mỹ nữa, nó phải quay lại xã hội cũ của nó, một xã hội vốn đã tận cùng rách nát, để vơ vét những gì nó còn có thể vơ vét… Nhà Sử Học George Moss viết: “Chứng bệnh ung thư tham nhũng của VNCH đã truyền nhiễm cho đến khi nó tràn lan khắp cơ thể của chế độ quan liêu Sài Gòn. Để chỉ về sự vận hành của tham nhũng, mạng lưới bạch phiến, dưới sự điều hành của chế độ Thiệu, hướng về các thành phần gồm: thứ nhất là lính tráng, kế đó là du đãng, gái mãi dâm, các đại lý trên đường phố, vô số thanh niên thất nghiệp… để bù đắp vào sự vắng mặt của quân đội Mỹ. Năm 1974, Sài Gòn có tới 150.000 người nghiện bạch phiến, một thế hệ mới sử dụng bạch phiến, khác biệt với những người hút á phiện già cả còn sống sót từ chế độ Diệm. Chế độ Thiệu đã tạo một quân đội yếu đuối, bệnh hoạn, thiếu khả năng, thiếu lành mạnh, thiếu dũng cảm, để đối đầu với khủng hoảng. Năm 1973-1974, Khi Mỹ rút quân, kinh tế mỏng manh VNCH, bấy lâu lệ thuộc vào Mỹ, bị tàn phá trầm trọng. Chi tiêu của binh sĩ Mỹ giảm từ hơn 500 triệu đô la năm 1970 xuống dưới 100 triệu đô la năm 1974, khoảng 300.000 công việc biến mất. Tình trạng tệ hơn khi Quốc Hội Mỹ giảm một nửa viện trợ quân sự năm 1973.”

Alfred McCoy (The Politics of Heroin, Revied Edition)

1. Nguồn Gốc Của Á Phiện, Bạch Phiến, Và Tham Nhũng Tại Việt Nam

Sự thâm độc của thực dân, đứng đầu trên tất cả, phải kể là họ đã dùng ma túy để vừa thu lợi, và cùng lúc, để đầu độc người dân thuộc địa. Đế quốc thực dân áp dụng chính sách ma túy một cách quy mô nhất phải kể là thực dân Anh trong chiến tranh nha phiến với Trung Quốc. Chỉ có một số rất ít người Đông Dương nghiện ma túy vào thời gian đầu Pháp đánh chiếm Việt Nam. Mức độ sử dụng ma túy rất ít và không gia tăng cho đến khi xưởng tinh lọc á phiện tại Việt Nam được Paul Doumer thành lập. Năm 1972 Alfred W. McCoy cho xuất bản Sách “The Politics of Heroin” lần đầu. McCoy cũng dùng quyển sách này để làm luận án tiến sĩ của ông. Vì là một luận án, những gì ông viết phải rất trung thực. Sách này đã bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cấm lưu hành tại Việt Nam. Năm 2003, McCoy đã tái bản để hoàn tất câu chuyện tính đến ngày 30.04.1975. Lần tái bản này, McCoy đã cho in thành 9 ngôn ngữ chính và bán ra hàng triệu cuốn trên khắp thế giới. Theo McCoy, Nguyễn Văn Thiệu đã vận đông cả tàu chiến Hải Quân để buôn bạch phiến. Nếu cần biết đầy đủ, độc giả cần trực tiếp đọc sách của McCoy. Ký giả Stainley Karnow đã viết trong quyển Vietnam a History trang 128 về sự thành lập xưởng tinh lọc á phiện của toàn quyền Paul Doumer:

“Trước khi Pháp tới Việt Nam, chỉ có một số ít người Tàu hút á phiện. Vì với một số ít người hút như vậy, nên việc tinh chế á phiện tại địa phương không cần thiết. Nhưng Toàn Quyền Paul Doumer đã xây một xưởng tinh lọc á phiện tại Sài Gòn, làm sự chế biến trở nên nhanh chóng. Việc chế biến nhanh chóng khuyến khích nhiều người tiêu thụ. Số người Việt nghiện á phiện tăng càng lúc càng nhanh, cuối cùng mang tới một nguồn lợi khổng lồ chiếm một phần ba lợi tức cho chính quyền thuộc địa. Toàn Quyền Doumer, vô cùng ngạc nhiên, thiết lập một lưu lượng á phiện to hơn. Nhiều thập thập niên trôi qua, với việc sử dụng á phiện lúc nào cũng tăng, đã nhắc nhở các con buôn Pháp thao tác các bộ tộc Hmong Lào, những người có truyền thống trồng cây á phiện, và Việt Minh cũng đã can thiệp nhưng chỉ ngăn chận được một vài bộ tộc đặc biệt. Pháp dùng nguồn lợi á phiện tài trợ chi cho phí chống Cộng, ủng hộ Bình Xuyên buôn lậu á phiện, cố gắng lật đổ Tổng Thống Diệm ngay sau khi Diệm nhậm chức năm 1954, đưa tới một tiền đề để sau này các chính phủ Sài Gòn tổ chức buôn lậu và điều động đường dây bạch phiến đầu độc lính Mỹ.

Đường dây ma túy tại Việt Nam, như đã đề cập là bắt nguồn từ toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, rồi tiếp nối bằng các toàn quyền khác cho tới Bảo Đại (Bảy Viễn làm môi giới); sau Bảo Đại là Ngô Đình Diệm (Ngô Đình Nhu, Trần Kim Tuyến, và Nguyễn Cao Kỳ làm môi giới); thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ (Nguyễn Ngọc Loan làm môi giới); kế đến là Nguyễn Văn Thiệu (Đặng Văn Quang và vài người khác làm môi giới); sau cùng là Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm (Trần Thiện Khởi làm môi giới). Theo Alfred McCoy, môi giới là người tham gia trực tiếp vào đường dây, người môi giới được bảo vệ của người đứng đầu đường dây. Người đứng đầu đường dây thường là các giới chức cao nhất quốc gia, thường là một tổng thống.

Cuộc chiến đổ máu trên đường phố Sài Gòn tháng 5.1055 đánh dấu ngày tàn Thực Dân Pháp, là ngày Mỹ bắt đầu trực tiếp tham gia chiến tranh Việt Nam. Người Pháp dự trù rút quân từ từ trong vòng hai hoặc ba năm để bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế của họ. Hiệp Định Geneva năm 1954 quy định Pháp rút về Miền Nam chờ đợi tổng tuyển cử năm 1956. Nhận thức nhân dân sẽ ủng hộ Hồ Chí Minh thắng cuộc bầu cử thống nhất, Pháp lập bang giao công nhận chính quyền Hà Nội. Nhưng Chiến Tranh Lạnh không phải đơn giản. Trong buổi nói chuyện trước quần chúng vài tuần sau Hiệp Định Geneva, hồng y Spellman cảnh cáo: “Nếu Hiệp Định Geneva có ý nghĩa, ý nghĩa của nó là ký tên vào để chôn vùi hy vọng tự do dân chủ tại Đông Nam Á, để phản bội hàng triệu người Đông Dương, để học một sự thật về nô lệ Cộng Sản đói khát.” Thay vì dâng Miền Nam cho Cộng Sản, Eisenhower quyết định dựng lên một quốc gia mới. Nhìn lại chính sách của Mỹ sau thập niên 1960, và các tài liệu mật Ngũ Giác Đài, Alfred McCoy kết luận: “VNCH chính là con đẻ của Mỹ” với các lý do:

  ●   Không có Mỹ, chính phủ Diệm sẽ không thể tồn tại năm 1955 và 1956.

  ●   Không có Mỹ, miền Nam không thể từ chối tuyển cử năm 1956.

  ●   Không có Mỹ, miền Nam không có cách nào tồn tại cho tới năm 1975.

Pháp có rất ít thiện cảm đối với Ngô Đình Diệm lại bị áp lực của Mỹ, Pháp phải trao lại miền Nam cho Mỹ. Năm 1956, quân Pháp thu gọn chỉ còn có 5.000 người, và Mỹ thay vào bằng cố vấn của họ. Mỹ chỉ trích Pháp là “thực dân tuyệt vọng” (hopeless Colonists), và Pháp phàn nàn “Mỹ ngu ngơ” (naive Americans). Trong thời gian bàng giao, một người Pháp tố cáo: “Với cách thức không hướng dẫn của người Mỹ, khi người Pháp rời khỏi Việt Nam, người Mỹ sẽ thấy người Việt nổi lên đòi độc lập ở khắp mọi nơi.” Mặc dầu xuyên tạc, nhưng câu nói này chân thật. Người Mỹ đã đổ xô vào Sài Gòn vào thập niên 1950. Một bác sĩ Hải Quân trẻ Thomas A. Dooley, sau một năm giúp người Bắc di cư 1954-1955, trở về Mỹ, đi vòng vo cổ động ủng hộ thủ tướng Diệm. Dooley tưng bốc Diệm là một người không bao giờ cúi đầu với thực dân Pháp. Mỗi khi phát thuốc cho người di cư, ông nói: “Đây là viện trợ Mỹ,” và khi công ty Cosmevo Ambulator ở New Jersey, gởi một chân giả cho một cô gái di cư trẻ, ông ta bảo cô gái: “Đây là chân Mỹ!(South Vietnam: Narcotics in the Nation's Service)

Năm 1966, quân nhân Mỹ nhận ra rằng họ tham dự một cuộc chiến giống hệt cuộc chiến thuộc địa của người Pháp. Tòa Đại Sứ Mỹ điều nghiên một mạng lưới con buôn trong chính quyền Sài Gòn đã có từ thời Pháp. Đối với hầu hết người Việt Nam, quân đội Mỹ được nhìn như là quân đội viễn chinh Pháp. Thay vì thu thuế người thuộc địa như Senegale và Moroc, quân đội Mỹ được hỗ trợ của quân đội Thái và Nam Hàn. Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ huấn luyện các bộ lạc cao nguyên mà lính dù Pháp đã tuyển mộ hơn 10 năm trước. Họ được trang bị súng ống cũng giống như Pháp đã trang bị từ trước. Khi CIA vào Lào đầu thập niên 1960, một định lý của đại tá Trinquier đối với người Mèo, là phải mua á phiện của họ. Vào thời buổi mà chuyển vận bằng đường bộ không thể thực hiện từ rừng núi Lào, ngoại trừ máy bay, á phiện tiếp tục chuyển vận từ các ngôi làng ở Lào đến địa điểm chuyển vận Long Tiếng, nơi đó máy bay Không Quân VNCH và Lào, thay vì máy bay Pháp trước đây, chuyên chở á phiện, bạch phiến, và các loại ma túy đến Sài Gòn. Ở Sài Gòn, họ liên lạc chặt chẽ với những đầu não chính phủ Sài Gòn để phân phát trên cả hai thị trường, trong nước và quốc tế. Giống như các toàn quyền Pháp đã từng giám sát tổ chức đường dây á phiện của Bình Xuyên, Tòa Đại Sứ Mỹ là cơ quan ngầm ủng hộ Thiệu-Kỳ. Tòa Đại Sứ Mỹ quay mặt đi chỗ khác mỗi khi có dữ kiện các nhà lãnh đạo VNCH tham gia, ngay cả việc buôn bán á phiện, bạch phiến, và các loại ma túy cho các chiến binh Mỹ. Sau một thập niên Mỹ tham gia vào chiến tranh Việt Nam, Đông Nam Á trở thành một nơi cung cấp 70% á phiện, bạch phiến, và các loại ma túy khác trên khắp thế giới.

Hoàn cảnh địa lý và chính trị tạo một cơ hội cho các chính phủ VNCH lèo lái đường dây á phiện và bạch phiến cho tới tháng 4.1975. Á phiện và bạch phiến không được sản xuất tại Việt Nam, mà phải được nhập cảng từ khu vực Tam Giác Vàng (Golden Triangle). Mặc dù nơi đây là nguồn cung cấp, nó bị cô lập đối với địa phương và quốc tế. Đầu thập niên 1970, á phiện và bạch phiến chính yếu khu Tam Giác Vàng được đưa ra thị trường quốc tế bằng hai cửa ngõ. Thứ nhất, bằng máy bay Không Quân VNCH, từ thành phố Vientiane đến Sài Gòn. Tại Sài Gòn, hai chính phủ Ngô Đình Diệm và sau này là Nguyễn Văn Thiệu, phân phối đi châu Âu hoặc châu Mỹ, và các tỉnh VNCH. Đường dây này rất ít khi, hầu như không có phân phối đi Hồng Kông. Thứ hai, là bằng đường bộ từ Burma đến Bangkok, đường này vẫn còn hoạt động, là đường dây cung cấp á phiện và bạch phiến chính yếu trên thế giới. Tại  đây, người ta chuyển vận á phiện và bạch phiến bằng một hệ thống những con lừa trên các đường mòn, trong các bộ tộc người Tài miền bắc Miến Điện, đến một con lộ “4 lanes” tại Bangkok. Hầu hết á phiện và bạch phiến khi tới Thái Lan thì được phân phối đến thị trường quốc tế gồm: Hồng Kông, châu Âu, và châu Mỹ.

Các chính phủ VNCH đều có liên hệ đến á phiện và bạch phiến. Khi Bình Xuyên điều hành các nhà hút tại tại Sài Gòn trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương lần thứ I (1945-1954), cơ quan MAAG của Pháp đã điều hành các dịch vụ á phiện và bạch phiến qua trung gian các giới chức trong bộ máy chống chiến tranh du kích của họ. Sau thời kỳ Pháp thuộc, các giới chức chính trị VNCH dùng sự liên hệ gia đình, các cơ quan điệp viên làm việc tại nước ngoài, và các máy bay chuyển vận người Corsican làm đường dây nối tiếp với Lào, một cách thức mà các sĩ quan cao cấp VNCH không thấy gì là khó khăn. Để bảo đảm an toàn, đường dây buôn lậu á phiện và bạch phiến Vientiene-Sàigòn được người có quyền thế bậc nhất VNCH nắm giữ.

Khi Ngô Đình Nhu dùng đường dây á phiện làm nguồn tài trợ chiến tranh, ông đã dùng các sĩ quan tình báo làm việc tại Lào, cùng với các chuyến bay của người Corsican để liên lạc và chuyên chở. Từ năm 1958 đến năm 1960, Nhu chỉ tùy thuộc hầu hết vào các chuyến bay của người Corsican. Nhưng từ năm 1961 đến năm 1962, ông còn dùng thêm một toán chuyển vận đầu tiên, nói là để chuyển vận các nhân viên tình báo CIA, chỉ huy do Đại Tá Nguyễn Cao Kỳ, nhưng thật sự là để chuyển vận á phiện thô (raw) tới Sài Gòn. Trong thời gian này, và những năm sau đó, từ năm 1965 đến 1967, Kỳ lên làm thủ tướng, hầu hết á phiện đều được chuyên chở từ Lào đến VNCH qua máy bay Không Quân VNCH. Vào giữa thập niên 1970, có chứng tích là các sĩ quan cao cấp Hải Quân, các ngành tư pháp, Bộ Binh, nha thương cảng, cảnh sát Quốc Gia, và Hạ Viện, tranh giành với Không Quân nắm giữ các vị trí trong đường dây buôn lậu á phiện và bạch phiến. Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu, đường dây buôn lậu bạch phiến được phân chia cho nhiều người, khác với sự độc quyền của Ngô Đình Nhu.

Theo McCoy, giống như hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, hậu quả hình thức Tây Phương bên ngoài được mang vào do lớp người quyền thế với tham nhũng tràn lan trên cả hai phương diện, truyền thống và tiến bộ. Trong khi các chính phủ Đông Nam Á sao chép sự quan liêu châu Âu, để rồi chính thức mắt vào bẫy sập này. Các giá trị tinh hoa Việt Nam trong quá khứ cũng bị chi phối qua sự bảo trợ và sự nương dựa vào quyền thế bằng hối lộ. Trên lục địa Đông Nam Á, ba truyền thống ảnh hưởng đến chính trị đương thời gồm có: Thái Lan thừa hưởng di sản Đế Thiên Hindu; Việt Nam thừa hưởng di sản quan liêu Trung Quốc; và dân tộc Tài (Shan) thừa hưởng di sản bộ tôc.

Sự tồn tại dai dẳng của các cơ cấu chính trị cũ kỹ, một phần là do sự can thiệp của người Tây phương ở Đông Nam Á, trong khoảng 150 năm qua. Giữa thế kỷ 19, các tướng lãnh và các nhà ngoại giao châu Âu phá vỡ thế giới cô lập truyền thống của các bộ tộc, và sát nhập họ vào đế quốc toàn cầu của các quốc gia thực dân. Sự hiện diện của các quốc gia thực dân châu Âu mang lại đổi mới công nghệ, đổi mới chính trị, đổi mới tư tưởng… làm phát sinh năng lực thay đổi xã hội. Trong khi sự hiện diện của người châu Âu là một chất xúc tác ban đầu cho những thay đổi, các chính phủ thực dân nói chung là bảo thủ và liên minh với các tầng lớp bản địa ngăn chận các lực lượng xã hội mới, chẳng hạn như các nghiệp đoàn lao động, nghiệp đoàn tá điền, và các nhà trí thức dân tộc. Khi các tầng lớp thống trị tỏ ra bất công trong nhiệm vụ, các quyền lực thuộc địa mở những khóa huấn luyện thương mại hay quân sự mới để phục vụ lợi ích của họ. Trong quá trình phục vụ người châu Âu, cả hai giới thống trị và quan liêu đưa ra các giá trị đúc kết trường hợp tệ nhất của hai giới. Bác bỏ cả hai truyền thống công cộng và chủ nghĩa cá nhân tây phương. Các nhà lãnh đạo quốc gia phối hợp chủ nghĩa vật chất tây phương với truyền thống quý tộc riêng của họ. Kết quả là tham nhũng có hệ thống tiếp tục gây rắc rối cho các quốc gia Đông Nam Á.

Tham nhũng Thái Lan là nơi chi phối của cảnh sát và phe phái quân sự 1947-1973. Nhiệm vụ của hệ thống quân đội là tước đoạt tài sản quốc gia rồi đưa lên đầu não theo hệ thống dây chuyền. Nơi đây, các nhà lãnh đạo rất thích lối sống phô trương hướng về vị thần Đế Thiên. Thí dụ Soái Sarit, có hơn một trăm tình nhân, tự ý hành quyết tù nhân giữa công cộng, và chết với một bất động sản hơn 150 triệu đô la. Những người thống trị như vậy, có thể điều khiển các thủ hạ tham nhũng ở các tỉnh xa xôi, ít khi bị phản bội trong cuộc đấu tranh với các phe phái khác. Kết quả là một phe phái chính trị thường có thể tập trung và độc quyền giao thông ma túy. Ngược lại, việc buôn bán á phiện tại Lào và các bộ tộc Tài phản ảnh truyền thống phong kiến của họ, mỗi lãnh chúa kiểm soát giao thông ma túy riêng biệt trên lãnh thổ của mình. Alfred McCoy viết (trang 201):

Tại Việt Nam, khi cách mạng Việt Nam gom góp những cơn dông làm thành trận bão bắt buộc Pháp phải trả độc lập đầu thập niên 1950. Pháp đã tạo ra một chính phủ và quân đội từ nhóm thân Pháp và chấp nhận sự đô hộ của Pháp. Những người này là những người được Pháp giáo dục, các gia đình địa chủ, và người Ca-tô Rô-ma giáo. Khi người Pháp rời khỏi Đông Dương năm 1955, những người này trở thành các phần tử hư hỏng vì tham nhũng. Họ tiếp tục cũng cố quyền lực và thao túng chính trị.”

Cho đến năm 1975, các bè phái chính trị VNCH núp bên dưới các tổ chức quốc gia để che đậy bên trong một hệ thống kiểm soát đường dây ma túy. Ngay cả bè phái mạnh nhất Việt Nam, cũng tổ chức giống như một bộ bài, chỉ cần một cái “mini-clique,” các lá bài sẽ chồng chất lên nhau theo một thứ lớp. Sự cân bằng trên đỉnh đầu của hệ thống buôn lậu ma túy và tham nhũng đan vào nhau như một mạng lưới, đứng đầu là một quan chức cao cấp chính phủ, thường là thủ tướng hoặc tổng thống. Người này giống như một hoàng đế thời xưa, thẳng tay trừng phạt những ai tham nhũng và hối lộ, cố gắng giữ gìn cho mình một hình ảnh thanh liêm chính trực. Nhưng đằng sau mỗi nhà lãnh đạo chính trị này là một nhà môi giới lái buôn, chịu trách nhiệm như một gạch nối ngăn chận sự sụp đổ. Người này sử dụng sự bảo trợ và các ngân quỹ trực tiếp. Các nhà môi giới xây dựng một căn cứ quyền lực bằng cách tuyển dụng những nhóm gia đình nhỏ, những trưởng phòng quan trọng, hoặc các tướng tá chỉ huy quân đội. Các liên minh lâm thời thường không ổn định (như sự phản bội trước mỗi cuộc đảo chính Saigon), các nhà môi giới cũng xây dựng một mạng lưới tình báo giám sát những người mà họ đang ủng hộ. Tiền bạc đóng một vai trò quan trọng trong các công việc. Vài tuần trước mỗi cuộc đảo chính, các nhà chính trị trung thành bị bán cho người trả giá cao nhất. Ví dụ ngay trước khi Diệm bị lật đổ năm 1963, Đại Sứ Henry Cabot Lodge, người thúc đẩy đảo chính, đã phải trả vào “Quỹ ngăn chận phản đảo chánh.” Vì tiền bạc là chính yếu để bảo vệ quyền lực, một trong những người môi giới chính phải tổ chức hối lộ và tham nhũng để tài trợ cho các giải quyết chính trị và tình báo. Người đó phải cố gắng làm việc thông qua các nhóm lãnh đạo bè phái nhỏ để tạo lợi tức bằng cách thẳng tay trừng phạt tham nhũng. Khi các bè phái bán các chức vụ thấp hơn, tham nhũng thấm xuống dưới, từ cấp quốc gia xuống đến các tỉnh, quận, và làng xã.

Từ quan điểm thu thập tiền bạc cho các hoạt động chính trị, hệ thống VNCH hoàn toàn khác biệt với hệ thống Kim Tự Tháp Thái Lan. Vì mỗi tầng lớp quan liêu VNCH lấy đi một tỷ lệ đáng kể tiền buôn lậu ma túy (khoảng 40%) trước khi được giao qua tầng lớp tiếp theo. Bằng cách này, tiền bạc còn lại cho tầng lớp thấp nhất rất là ít. Vì lý do này, tham nhũng quy mô chỉ có thể quản lý bởi rất ít người, chẳng hạn như tổng thống, hoặc các chức vụ cao cấp khác. Đường dây ma túy ở cấp bậc quốc gia không phải là trường hợp ngẫu nhiên mỗi khi có một chính phủ VNCH mới nắm quyền.

2. Đường Dây Á Phiện Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm

Khi lên làm thủ tướng cho Bảo Đại, Ngô Đình Diệm có bàn tính gì với Bảy Viễn về vấn đề á phiện. Bàn cãi này cho đến ngày nay vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên việc bàn cãi vẫn còn lưu lại hình ảnh. Vì là một tay giang hồ khét tiếng, Ngô Đình Diệm sẽ không dễ dàng “xỏ mũi” Bảy Viễn để sai khiến làm lợi cho mình. Biết không thể “xài” được Bảy Viễn, Ngô Đình Diệm phải tiêu diệt Bảy Viễn là điều dĩ nhiên. Chuyện này xin để hậu thế sưu tầm… Ngay sau khi các băng đảng Bình Xuyên bị đuổi ra khỏi Sài Gòn tháng 5.1955, Ngô Đình Diệm, một Ca-tô Rô-ma giáo ngoan đạo, đã phát động một chiến dịch chống á phiện, bằng cách đốt bàn đèn trong một buổi lễ công cộng, gây rất nhiều ấn tượng một thời đại mới lành mạnh. Nhiều nhà hút bị đóng cửa, nhiều người nghiện gặp khó khăn mua á phiện, và Sài Gòn không còn là một điểm chuyển vận đường dây ma tuý quốc tế. Tuy nhiên, chỉ ba năm sau, chính phủ Ngô Đình Diệm đột ngột từ bỏ cuộc Thập Tự Chinh đạo đức, và đã có những bước phục hồi lưu lượng á phiện.

Sự khởi đầu cuộc nổi dậy vũ trang ở vùng nông thôn và mối bất đồng chính trị ở các thành phố, đã cho thấy Ngô Đình Nhu, một cố vấn và là em trai của Diệm, người đứng đầu cảnh sát chìm, viện lý do mở lại đường dây á phiện vì cần tiền để mở rộng hoạt động tình báo và đàn áp chính trị. Mặc dù tình báo CIA và sự viện trợ của Mỹ đã cung cấp một năng lực gấp nhiều lần các hoạt động đối với những hoạt động của ba năm về trước, Ngô Đình Nhu vẫn tiến hành mở lại đường dây á phiện. Đã ba năm gặp nhiều khó khăn với vấn đề hút sách, hàng ngàn người nghiện Hoa Kiều và Việt Nam bây giờ lại sẵn sàng phục hồi thói quen. Ngô Đình Nhu liên lạc với các nhà hút Chợ Lớn, mở lại bàn đèn và tổ chức lại hệ thống đường dây. Chỉ trong vòng vài tháng sau, hàng trăm nhà hút được mở cửa trở lại. Năm năm sau, một phóng viên báo Time-Life ước tính một con số 2.500 nhà hút hoạt động công khai tại Sài Gòn-Chợ Lớn.

Để giữ số lượng cung cấp được điều hòa, Ngô Đình Nhu thành lập hai đường dây á phiện đến từ Lào. Đường dây chính là một hãng hàng không nhỏ, Hàng Không Thương Mại Lào, do một băng đảng người Đông Dương Corsica (Indochina Corsica) tên là Bonaventure “Rock” Francisci làm quản lý. Mặc dù có ít nhất bốn máy bay nhỏ Corsica buôn lậu giữa Lào và VNCH, chỉ có Francisci liên hệ trực tiếp với Ngô Đình Nhu. Theo Lucien Conein, một cựu nhân viên CIA cao cấp ở Sài Gòn, mối quan hệ của họ bắt đầu vào năm 1958. Sau khi được Nhu bảo đảm an toàn, Francisci thuộc đội Beechcrafts hai động cơ, bắt đầu các chuyến bay thường xuyên bí mật bên trong nội địa VNCH. Ngô Đình Nhu bổ sung những lô hàng á phiện bằng cách cử nhân viên tình báo sang Lào, ra lệnh các nhân viên này mang á phiện thô trở về trên các phi vụ vận tải Không Quân VNCH. Các phi vụ vận tải này cứ tiếp tục tới lui trong thời gian này.

Trong khi cá nhân Ngô Đình Nhu dường như đã tiếp xúc với các người Corsican, các phi vụ tình báo qua Lào được chỉ huy bởi cảnh sát chìm là bác sĩ Trần Kim Tuyến. Mặc dù hầu hết miêu tả Ngô Đình Nhu là người đứng mũi chịu sào cho kế hoạch của Ngô Đình Diệm, nhiều người bên trong có cảm tưởng bác sĩ Trần Kim Tuyến mới chính là người đứng mũi chịu sào cho kế hoạch của Ngô Đình Diệm. Đứng đầu cảnh sát chìm, có tên là “Văn Phòng Xã Hội và Chính Trị Học” (Office of Social and Political Study), Tuyến chỉ huy một mạng lưới tình báo rộng lớn bao gồm Lực Lượng Đặc Biệt do CIA tài trợ, An Ninh Quân Đội, và quan trọng nhất, là đảng bí mật Cần Lao. Qua đảng Cần Lao, Tuyến tuyển dụng điệp viên và cán bộ chính trị tại mỗi chi nhánh quân sự và dân sự. Sự thăng tiến đặc biệt được điều hành bởi chính quyền trung ương, và những người hợp tác với Tuyến được khen thưởng và thăng tiến nhanh chóng. Với lợi nhuận từ việc buôn bán á phiện và các tham nhũng khác, Văn Phòng Xã Hội và Chính Trị Học đã có thể thuê hàng ngàn xích lô đạp, gái nhảy (taxi dancers) và các cửa hàng trên đường phố, làm điệp viên bán thời gian cho một mạng lưới tình báo bao phủ khắp Sài Gòn-Chợ Lớn. Thay vì giám sát trực tiếp, Tuyến đơn giản truyền miệng “từng nhà” mạng lưới tình báo để nhận tin tức chính xác về các báo cáo về di chuyển, hội họp, và đàm thoại. Tuyến có thể có cả trăm ngàn điệp viên làm việc bán và toàn thời gian. Thông qua hệ thống này, Tuyến giữ hồ sơ chi tiết về mỗi nhân vật quan trọng trong cả nước, bao gồm đầy đủ một phần hồ sơ của Diệm, bà Nhu, và ngay cả ông Nhu, mà Tuyến đã gửi ra khỏi đất nước với một hình thức hồ sơ “bảo hiểm nhân thọ” cá nhân.

Chịu trách nhiệm cho hầu hết các phương diện tình báo nước ngoài cho chế độ Ngô Đình Diệm, Tuyến dùng tấm bình phong tình báo để che đậy việc buôn bán ma túy tại Lào. Người Việt hoạt động bí mật tại Lào, chủ yếu do điều hành tại Bắc Việt, liên quan đến chương trình CIA bắt đầu năm 1954. Dưới sự chỉ huy của Đại tá Edward Lansdale và nhóm CIA của ông. Hai nhóm nhỏ tại Bắc Việt đã được tuyển dụng, trốn ra khỏi Hải Phòng, được huấn luyện tại Sài Gòn, và sau đó được gửi trở lại Bắc Việt năm 1954-1955. Cũng trong thời gian này, không vận dân sự, sau trở thành Hàng Không Hoa Kỳ (Air America) chuyên chở lậu hơn 8 tấn vũ khí và thiết bị vào Hải Phòng trong các tàu chở người Miền Bắc di cư theo Hiệp Định Geneva, để các toán này từ từ sử dụng.

Chương trình di cư kết thúc vào tháng 5.1955 và Bắc Việt thắt chặt phòng thủ ven biển, CIA và tình báo VNCH quay qua Lào như một tuyến đường xâm nhập và tiền đồn nghe ngóng tin tức. Theo Bernard Yoh, sau này là cố vấn tình báo của Diệm, cho biết Tuyến gửi từ mười đến mười hai nhân viên tình báo vào Lào năm 1958, sau khi họ đã hoàn tất một khóa học, dưới sự giám sát của Lực Lượng Đặc Biệt do đại tá Lê Quang Tung chỉ huy. Khi Yoh gửi một trong các đội tình báo của mình vào Lào để làm việc với các nhân viên của Tuyến trong cuộc khủng hoảng Lào năm 1961, ông đã ngạc nhiên về khả năng làm việc của các nhân viên của Tuyến. Yoh không thể hiểu tại sao các nhân viên này không hiểu biết gì cả. Họ không được huấn luyện, cho dù huấn luyện căn bản về sử dụng máy vô tuyến điện, mà được giữ tại Lào quá lâu, cho đến khi Yoh phát hiện ra trách nhiệm chính của họ là buôn lậu vàng và á phiện vào VNCH. Sau khi mua á phiện và vàng, các nhân viên của Tuyến gửi đến sân bay Nam Lào gần Savannakhet hoặc Pakse. Nơi đây có người bốc lên máy bay vận tải Không Quân VNCH và chở đi Sài Gòn dưới sự chỉ huy của Đại Tá Không Quân Nguyễn Cao Kỳ.

Tuyến cũng sử dụng nhân viên ngoại giao để buôn lậu á phiện từ Lào vào VNCH. Năm 1958 giám đốc chiến tranh tâm lý về Việt Nam gởi một nhân viên bí mật làm việc cho bộ ngoại giao nước ngoài và ông đã tới Pakse, Lào, là một lãnh sự trực tiếp hoạt động bí mật chống lại Bắc Việt. Trong vòng ba tháng, Tuyến đã tuyển dụng được nhân viên bí mật này làm việc cho bộ máy buôn lậu của Tuyến, và Tuyến thường xuyên gởi á phiện vào Sài Gòn, giấu trong cặp ngoại giao của nhà lãnh sự. Mặc dù với nỗ lực đáng kể của Tuyến dành cho tổ chức “hoạt động tình báo,” nó vẫn là một nguồn cung cấp khá khiêm tốn đối với nguồn cung cấp của người Corsican tính đến tháng 5.1961. Khi mới được bầu làm tổng thống, John F. Kennedy ủy quyền nghiên cứu thực hiện một báo cáo của lực lượng đặc nhiệm. Báo cáo đề nghị:

Tại Miền Bắc Việt Nam, sử dụng nền tảng thiết lập bởi các hoạt động tình báo, tạo thành mạng lưới đề kháng, che đậy các căn cứ và các toán phá hoại và quấy rối nhẹ. Khả năng có thể tạo ra do MAAG trong quân đội VNCH để tiến hành các cuộc tấn công Biệt Động Quân tương tợ như các hành động quân sự ở Miền Bắc Việt Nam có thể chứng minh cần thiết hoặc thích hợp. Hành động như vậy nên cố gắng tránh bùng nổ đề kháng hay nổi dậy mà không được hỗ trợ ở mức độ cần thiết để ngăn chặn đàn áp. Thực hiện rãi truyền đơn quấy rối Cộng Sản và duy trì tinh thần người dân Bắc Việt.

CIA được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch này và kết hợp đầu tư hàng không, một công ty mẹ giả tưởng ở Washington DC, để che đậy cho công ty hoạt động là Hàng Không Vận Tải VNCH (VIAT). Dự án gọi là Hành Quân Haylift. VIAT thuê Đại Tá Nguyễn Cao Kỳ và các thành viên tuyển chọn của đoàn Giao Thông Vận Tải đầu tiên của mình để chở biệt kích CIA vào miền Bắc Việt Nam, qua ngõ Lào hoặc Vịnh Bắc Bộ.

Tuy nhiên, Kỳ bị sa thải khỏi chiến dịch Haylift non hai năm sau ngày bắt đầu. Một trong những nhân viên kỹ thuật của VIAT, là S. M. Mustard, báo cáo cho một Thượng Viện Mỹ năm 1968 rằng: “Đại Tá Kỳ đã lợi dụng chở á phiện từ Lào vào Sài Gòn.” Vì một số lính biệt kích do CIA thuê là các nhân viên tình báo của Tuyến, chắc chắn là Kỳ có tham gia vào việc buôn lậu á phiện và vàng. Mustard ngụ ý rằng CIA đã sa thải Kỳ vì Kỳ tham gia trực tiếp đường dây buôn lậu á phiện và vàng. Đại Tá Đỗ Khắc Mai, sau này là Tư Lệnh Phó Không Quân, cố ý đánh lạc hướng, nói Kỳ bị sa thải vì một lý do khác. Sau khi chiếc máy bay C-47 hai động cơ bị hạ cánh khẩn cấp ngoài khơi bờ biển Bắc Việt, VIAT thay vào bằng chiếc máy bay C-54 bốn động cơ từ Đài Loan. Vì Kỳ chỉ được huấn luyện bay máy bay hai động cơ, ông phải học một khóa huấn luyện máy bay bốn máy để cập nhật khả năng; có lần ông đã mang một số gái nhảy Chợ Lớn để nhảy trong thành phố. Sự lãng mạn này là một vi phạm bảo mật nghiêm trọng chiến dịch Haylift, và CIA phải nhanh chóng thay thế Kỳ và các phi công vận tải của ông bằng phi công và phi hành đoàn Trung Hoa Quốc Gia. Sự thay đổi này làm giảm hiệu quả “hoạt động tình báo” tại Lào, buộc Nhu phải dựa mạnh hơn vào các hãng hàng không bay thuê chuyên chở á phiện thường xuyên của người Corsican.

Mặc dù đường dây á phiện và các hình thức tham nhũng khác tạo ra một số tiền lớn cho chế độ cảnh sát của Nhu, không có gì có thể giữ quyền lực cho một chế độ, khi mà người Mỹ đã quay lưng lại với nó. Qua nhiều năm, Mỹ bực mình với thất bại liên miên của Ngô Đình Diệm trong việc chống tham nhũng. Tháng 3.1961, cơ quan tình báo quốc gia ước tính mọi việc đã an bài khi Tổng thống Kennedy phàn nàn về Diệm:

Nhiều người cảm thấy Diệm không thể quy tụ những người trong cuộc chiến chống lại Cộng Sản vì sự độc tài của Diệm, sự dung túng tham nhũng lan tràn ngay cả trong gia đình của Diệm, và Diệm đã từ chối nới lỏng hệ thống kềm kẹp cứng nhắc của mình.

Cựu Đại Sứ Elbridge Durbrow cũng từng có những phàn nàn tương tự, và trong một cuộc điện đàm với bộ trưởng quốc phòng, đã kêu gọi gởi Tuyến và Nhu lưu vong ra nước ngoài, và cảnh sát chìm của họ phải được giải tán. Ông cũng kêu gọi Diệm: “Ra một thông cáo công khai giải tán đảng Cần Lao, ít nhất là trên bề mặt, với tên và vị trí của tất cả các thành viên được phổ biến công khai trước công chúng. Mục đích của bước này là để loại bỏ bầu không khí lo sợ và nghi ngờ, làm giảm niềm tin công cộng. Tất cả các đảng phái phải được phục hồi quyền bình đẳng và được tự do thăng tiến.” Về bản chất, Nhu đã áp dụng trở lại công thức của Bình Xuyên chống chiến tranh du kích đô thị bằng cách sử dụng hệ thống á phiện và tham nhũng để tài trợ hoạt động tình báo và chống nổi dậy. Tuy nhiên, người Mỹ không thể hiểu được những gì Nhu đang làm và thúc giục ông bắt đầu “cải cách.” Khi Nhu thẳng thừng từ chối, Mỹ đã cố gắng thuyết phục Diệm gửi Nhu ra nước ngoài. Và khi Diệm đồng ý nhưng sau đó lại đổi ý, Đại Sứ Quán Mỹ quyết định lật đổ Diệm.

Vào ngày 1.11.1963, với sự hỗ trợ của Đại Sứ Mỹ, một nhóm tướng lãnh QLVNCH tung ra cuộc đảo chính, chiếm thủ đô Sài Gòn và hành quyết Ngô Đình Diệm và và Ngô Đình Nhu. Cuộc đảo chính không những lật đổ chế độ Diệm, mà còn phá tan bộ máy cảnh sát, hệ thống đường dây buôn lậu á phiện, và các hỗ trợ cho hệ thống tham nhũng của Nhu. Nếu ba hệ thống này không bị phá vỡ, nó có thể trở thành một thành trì vững chắc, nếu không bảo vệ được toàn thể VNCH, thì ít nhất nó cũng bảo vệ được thủ đô Sài Gòn và các vùng phụ cận. Không bao lâu sau cuộc đảo chính, chủ tịch MTGPMN, Nguyễn Hữu Thọ, nói với một nhà báo Úc rằng sự phá vỡ mạng lưới cảnh sát của nhà nước VNCH là “một quà tặng từ thiên đường cho cuộc cách mạng. Các bộ máy cảnh sát thiết lập trong nhiều năm với việc chăm sóc tuyệt vời của Diệm hoàn toàn tan vỡ, đặc biệt là ở cấp nền tảng. Trùm an ninh và cảnh sát chìm tùy thuộc chủ yếu vào sự bảo vệ của chế độ và sự đàn áp các phong trào cách mạng Cộng Sản, đã hoàn toàn bị loại bỏ hoặc bị thanh trừng.

Trong thời gian ba tháng sau cuộc đảo chính, Tướng Nguyễn Khánh xuất đầu lộ diện là “người mạnh mẽ” mới của Sài Gòn, thống trị VNCH từ tháng 1.1964 cho đến khi ông, cũng trượt vỏ chuối, phải sống lưu vong ở nước ngoài 12 tháng sau đó. Mặc dù là một người tổ chức đảo chánh khéo léo, Khánh đã không có khả năng sử dụng quyền lực. Dưới sự lãnh đạo của Khánh, chính trị Sài Gòn trở thành một vũ điệu tay tư (Quadrille) với vô tận đảo chính và phản đảo chính (countercoups). Khánh không xây dựng bất kỳ một loại cấu trúc thông minh nào để thay thế cảnh sát chìm của Nhu, và trong thời gian này, không có phe phái đối thủ Sài Gòn quản lý lưu lượng á phiện hoặc các tham nhũng khác. Sự hỗn loạn chính trị làm việc bình định bị dừng lại tại nông thôn, và Sài Gòn đã trở thành một thành phố mở cửa. Giữa năm 1964, MTGPMN kiểm soát bao quanh thành phố, và các cán bộ Cộng Sản ra vào Sài Gòn gần như cơm bữa.

Để giữ an ninh ngày càng cần thiết trong khu thủ đô, các chuyên gia bình định Mỹ ước mơ một chương trình “Hợp Tác” (Cooperation). Các kế hoạch đã kêu gọi QLVNCH càn quét quanh khu vực Sài Gòn để xây dựng một “điểm dầu lửa khổng lồ” vùng bình định trải dài từ Sài Gòn đến đồng bằng sông Cửu Long, và cuối cùng, trên tất cả mọi nơi VNCH. Chương trình được đưa ra với đầy hứa hẹn và được trình bày ngày 12.9.1964. Khi Bộ Binh VNCH rơi vào rẫy trái thơm do MTGPMN kiểm soát phía Tây Nam Sài Gòn, tất cả mọi thứ chạy giống như kim đồng hồ. Khi Bộ Binh thình lình cắt bỏ truy lùng MTGPMN, quay về Sài Gòn tham gia vào một số đảo chính không thành công khác, nhiều đau buồn đã diễn ra trong 12 tháng nắm quyền của Khánh.

Mặc dù cố vấn của tổng thống, McGeorge Bundy, tuyên bố Hợp Tác “đã chắc chắn ngăn chận bất kỳ cuộc bao vây nào bóp nghẹt Sài Gòn,” chương trình là một thất bại. Vào đêm Giáng sinh 1964, MTGPMN đánh sập câu lạc bộ sĩ quan Mỹ ở Sài Gòn, giết chết 2 người Mỹ và làm bị thương 58 người khác. Ngày 29.3.1965, công binh MTGPMN làm nổ tung đại sứ quán Mỹ. Cuối năm 1965, phóng viên Robert Shaplen của tờ Me New Yorker, báo cáo an ninh Sài Gòn đã nhanh chóng xấu đi: Điều kiện kinh tế và xã hội nghiêm trọng đã trang bị cho Việt Cộng một cơ hội gây rắc rối, và các đội tuyên truyền Cộng Sản phá hoại, khủng bố, và xâm nhập vào thành phố càng ngày càng tăng; thậm chí người ta còn nói thanh niên Sài Gòn đã được đưa ra bưng, được đào tạo, và sau đó được gửi trở lại, nằm thấp xuống, dấu vũ khí dưới bụng, chờ đợi lệnh... Đài phát thanh MTGPMN luôn kêu gọi khủng bố: “Mỗi người Mỹ bị giết tại mỗi block phố.” Đó là lý do Mỹ tiếp tục sử dụng hơi cay, xịt hóa chất phá huỷ mùa màng, cùng với các vụ bỏ bom thường dân, để biện minh cho các cuộc trả thù.

Ngay sau khi Henry Cabot Lodge nhậm chức đại sứ lần thứ hai tháng 8.1965, một sứ thần ngắn ngủi nói với ông chương trình Hợp Tác là một thất bại hoàn toàn. Càn quét qui mô xung quanh chu vi của thủ đô đã cải thiện rất ít nền an ninh Saigon vì: “Các mối đe dọa, đáng kể xuất phát từ kẻ thù bên trong, và các giải pháp không nằm trong trách nhiệm của Hội Đồng Hợp Tác: nó là một vấn đề cho Cảnh Sát Sài Gòn và các Cộng Đồng Tình Báo.” Nói một cách khác, chống nổi dậy tân thời thiết bị bằng máy vi tính và lý thuyết trò chơi (game) đã thất bại, và đến lúc người ta cần phải chứng minh phương pháp của Ngô Đình Nhu và Bình Xuyên là hữu hiệu và thành công nhất. Khi người Pháp đối diện với khủng bố Việt Minh, với tấn công và gài bom năm 1947, họ liên minh với Bảy Viễn, cho bọn cướp biển tự do tổ chức một thành phố tham nhũng ở một độ cao khôn lường. Bị va chạm với thực tế tương tự năm 1965-1966, và thấy được sai lầm đã gây ra cho Diệm, Đại Sứ Lodge và các cố vấn Mỹ đã quyết định ủng hộ hết mình Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ và người môi giới của Kỳ là Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Kỳ là người mà Diệm thường nghi vấn và cũng thường gọi là “cao bồi.”

3. Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ Nắm Lấy Độc Quyền Đường Dây Á Phiện

Sự nghiệp Không Quân của Nguyễn Cao Kỳ bắt đầu khi ông trở về từ trường bay phi cụ Pháp với chứng chỉ phi công vận tải, và một người vợ Pháp. Khi người Mỹ bắt đầu đẩy người Pháp ra khỏi các vị trí cố vấn Không Quân vào năm 1955, người Pháp đã cố gắng củng cố ảnh hưởng của họ bằng cách thúc đẩy nhân viên trung thành với Pháp nắm giữ các vị trí then chốt. Vì Trung Úy Trần Văn Hồ là một công dân Pháp, ông được thăng chức đại tá “gần như qua đêm” và trở thành người Việt Nam đầu tiên chỉ huy Không Quân. Giống như Hồ, Trung Úy Kỳ có một người vợ Pháp là bằng chứng đầy đủ lòng trung thành với Pháp, mặc dù tương đối trẻ và thiếu kinh nghiệm, ông được bổ nhiệm làm Phi Đoàn Trưởng Phi đoàn vận tải đầu tiên. Năm 1956 Kỳ cũng được đề cử làm Tư Lệnh căn cứ Tân Sơn Nhất, và phi đoàn của Kỳ cũng ở tại nơi đó. Các máy bay C-47 cũng được tăng lên gấp đôi thành 32 chiếc, là phi đoàn vận tải đầu tiên. Kỳ có trách nhiệm vận chuyển các giới chức chính phủ và các tướng lĩnh, cung cấp cho ông danh sách liên hệ chính trị hữu dụng. Với 32 chiếc máy bay dưới hiệu lệnh, Kỳ có một phi đội máy bay lớn nhất VNCH. Kỳ bị mất chức tư lệnh căn cứ Tân Sơn Nhứt vì bị chỉ trích về việc quản lý nhà ăn của người chị là Bà Nguyễn Thị Lý. Nhưng ông vẫn tiếp tục điều hành nhóm vận tải đầu tiên cho đến cuối đảo chính Ngô Đình Diệm tháng 11.1963. Mặc dù ông thiếu tín nhiệm như là một nhà soạn thảo đảo chính, ông nổi bật như là một tư lệnh Không Quân VNCH, chỉ có 6 tuần sau khi Diệm bị lật đổ.

Là một tư lệnh Không Quân, Kỳ trở thành một trong những con ngựa trẻ (young Turks) hoạt động mạnh nhất làm đời sống chính trị Sài Gòn trở nên hỗn loạn dưới sự lãnh đạo ngắn ngủi và thất thường của Tướng Nguyễn Khánh. Vì lực lượng Không Quân không có sức mạnh để khởi xướng một cuộc đảo chính đơn thương độc mã như các sư đoàn thiết giáp hay Bộ Binh, nhưng khả năng oanh tạc những con đường dẫn vào Sài Gòn và ngăn chận sự chuyển động của các đơn vị đảo chính đã cho Kỳ một quyền phủ quyết. Sau khi các lực lượng Không Quân nghiền chết cuộc đảo chánh tháng 9.1964 lật đổ tướng Nguyễn Khánh, ngôi sao chính trị của Kỳ bắt đầu sáng chói. Ngày 19.6.1965, Ban Lãnh Đạo Quốc Gia mười người, đứng đầu là Tướng Nguyễn Văn Thiệu, chỉ định Kỳ làm thủ tướng, một văn phòng chính trị cao nhất VNCH.

Mặc dù tên tuổi lừng lẫy với các lực lượng Không Quân, Kỳ không có một cơ sở độc lập chính trị và cũng không lãnh đạo bất kỳ một phong trào quần chúng nào khi nhậm chức thủ tướng. Có một người mới liên quan đến chính trị, Kỳ hầu như không biết, rất ưu tú nhưng còn đứng vòng ngoài. Hơn nữa, Kỳ dường như không đủ tài chánh, khả năng kết nối, tạo năng lực dự trữ cho mưu đồ cần thiết để xây dựng một phe cánh cầm quyền có hiệu quả và có khả năng khôi phục an ninh Sài Gòn. Nhưng ông đã giải quyết những vấn đề này theo truyền thống bằng cách chọn một nhà môi giới có quyền lực và khéo léo như Bảy Viễn, Ngô Đình Nhu, là tướng Nguyễn Ngọc Loan.

Loan là một ngôi sao sáng sĩ quan Không Quân trẻ. Sự nghiệp của ông được thăng tiến nhanh chóng nhờ khả năng kỹ thuật, như chỉ huy “Nhóm Quan Sát Ánh Sáng” (commander of the Light Observation Group) và phụ tá chỉ huy Trung Tâm Hành Quân Chiến Thuật (assistant commander of the Tactical Operations Center). Loan cũng từng là tư lệnh Phó cho Kỳ, là một người bạn cũ cùng lớp. Ngay sau khi nhậm chức, Kỳ đã bổ nhiệm Loan làm giám đốc An Ninh Quân Đội (Military Security Service, MSS). Vì MSS chịu trách nhiệm về điều tra chống tham nhũng trong quân đội, Loan nắm một vị trí tuyệt vời để bảo vệ phe Kỳ. Vài tháng sau, quyền hạn của Loan thăng tiến đáng kể khi được bổ nhiệm làm giám đốc “Cơ Quan Tình Báo Trung Ương” (Central Intelligence Organization, CIO), một tổ chức CIA VNCH. Cuối cùng, vào tháng 4.1966, Thủ Tướng Kỳ thông báo Loan được kiêm giám đốc lực lượng bổ sung Cảnh Sát Quốc Gia. Sau khi cũng cố tất cả vị trí, Loan “bước xuống” làm giám đốc MSS và CIO. Chưa bao giờ, ngay cả dưới chế độ Ngô Đình Diệm, tất cả mọi quyền lực gồm cảnh sát, an ninh, tình báo... tập trung vào tay một người như vậy.

Trong việc bổ nhiệm Loan vào tất cả ba chức vụ, quyền lợi của Kỳ và Mỹ trùng hợp. Trong khi Kỳ sử dụng tiền vay để xây dựng một bộ máy chính trị, Mỹ đã vui mừng khi thấy một người mạnh mẽ chỉ huy cảnh sát và tình báo Sài Gòn đẩy đặc công Cộng Sản ra khỏi thành phố. Trung Tá Lucien Conein nói Loan đã được Mỹ hết lòng ủng hộ vì an ninh Sài Gòn cần thiết hơn hết, và Loan đã là người có thể làm được. Các việc làm của Loan được đặt ngoài sự khiển trách và toàn bộ ba kiến trúc cố vấn của Mỹ ở các cấp khu vực, tỉnh, và quốc gia đều đặt dưới sự phối trí của Loan.

Với sự khuyến khích của Kỳ và hỗ trợ ngầm của Mỹ, Loan làm sống lại công thức sử dụng hệ thống tham nhũng chống chiến tranh du kích đô thị Bình Xuyên dưới thời Ngô Đình Diệm. Thay vì thanh lọc cảnh sát và tình báo, Loan liên minh với các người đã từng nắm giữ các cơ quan này từ mười đến mười lăm năm qua. Theo Conein, “những người kinh nghiệm, đã từng tổ chức cho Diệm và Nhu, vẫn nắm giữ các điểm then chốt, Loan chỉ đơn giản là ra lệnh miệng, hệ thống cũ của Diệm và Nhu tự động nối liền trở lại cấu trúc ban đầu.” Dưới sự chỉ huy của Loan, an ninh Sài Gòn được cải thiện rõ rệt. Dưới mạng lưới “cửa qua cửa” mà Tuyến từng áp dụng trước đây, cảnh sát nhanh chóng tràn ngập thông tin. Một quan chức Đại Sứ Mỹ, Charles Sweet, người sau đó tham gia vào công tác bình định, kể lại vào năm 1965, Đặc Công Cộng Sản đã thực sự tụ họp ban ngày tại các quận 6, 7, và 8, và khủng bố lên đến hơn 40 vụ mỗi tháng chỉ tại một mình quận 8. Phương pháp của Loan rất hiệu quả. Từ tháng 10.1966 cho đến tháng 01.1968, không còn có một một khủng bố nào xảy ra nữa, ở các nơi vừa kể trên. Phóng viên Shaplen báo cáo rằng: “Loan đã thực hiện những gì, nói chung được coi như là xuất sắc, là phăn dấu những tên Cộng Sản khủng bố Sài Gòn.

Đặt “hệ thống cũ trở lại một lần nữa,” tất nhiên, có nghĩa là phục hồi tham nhũng quy mô để tài trợ cho các nhân viên bán thời gian cung cấp tin tức. Loan và các nhân viên tình báo và cảnh sát hệ thống hóa tham nhũng, quy định bao nhiêu mỗi cơ quan thu thập, bao nhiêu mỗi nhân viên được cắt xén để sử dụng cá nhân, và bao nhiêu được giao lên bộ máy chính trị của Kỳ. Quá nhiều tham nhũng cá nhân bộc phát, Sài Gòn-Chợ Lớn trụy lạc, tống tiền và đút lót thường xuyên. Sau nhiều năm quan sát, Charles Sweet nhận thấy có bốn nguồn tham nhũng chính: 1-Bán chức hoặc việc làm văn phòng do các tướng tá hoặc do vợ của họ; 2-Tham nhũng về hành chính như: hối lộ, nài ép, đút lót; 3-Tham nhũng trong quân đội như trộm cắp của công, gian lận biên chế; 4-Buôn lậu á phiện và bạch phiến. Charles Sweet kết luận, á phiện và bạch phiến là nguồn lợi cao nhất, không thể phủ nhận được. Với Thủ Tướng Kỳ đứng đầu, Loan chỉ giám sát tất cả các hình thức tham nhũng ở một mức độ hành chính nói chung, ông thường rời các vấn đề trần tục của tổ chức và giao việc quản lý lại cho các người trợ giúp đáng tin cậy.

Đầu năm 1966, Loan chiếu cố một người khá bí mật tại Sài Gòn tên là Nguyễn Thanh Tùng, thường được gọi là “Mai Đen.” Mai Đen là một trong những mưu mô Sài Gòn, thay phe nhiều lần trong vòng 25 năm, mà không ai thực sự biết nhiều về ông. Người ta tin rằng Mai Đen bắt đầu sự nghiệp là một tình báo Việt Minh vào cuối thập niên 1940, trở thành một nhân viên Pháp tại Hà Nội vào thập niên 1950, và gia nhập cảnh sát chìm của Bác Sĩ Tuyến sau khi Pháp rút quân. Khi chính phủ Diệm sụp đổ, Mai Đen trở thành cố vấn chính trị đặc biệt Tư Lệnh Vùng I Chiến Thuật, Tướng Nguyễn Chánh Thi. Tuy nhiên, khi Thi đụng độ với Kỳ trong cuộc khủng hoảng Phật Giáo năm 1966, Mai Đen bắt đầu cung cấp tin tức về sự di chuyển và kế hoạch của Thi cho Loan. Sau khi Thi xuống dốc vào tháng 4.1966, Loan thăng thưởng Mai Đen bằng cách bổ nhiệm ông làm giám đốc Cục Tình Báo Nước Ngoài. Mặc dù trên danh nghĩa chịu trách nhiệm các hoạt động gián điệp nước ngoài, công việc thực sự của Mai Đen là tổ chức lại đường dây buôn lậu á phiện và vàng giữa Lào và Sài Gòn. Qua việc làm giám đốc cơ quan Tình Báo Nước Ngoài và Lãnh Sự Chỉ Định, Mai Đen sẽ không gặp khó khăn đặt một số địa điểm liên lạc tại Lào. Tuy nhiên, tùy viên quân sự VNCH tại Vientiane, Trung Tá Khu Đức Nùng, và người chị của Kỳ tên Nguyễn Thị Lý, quản lý khách sạn “Palace Hotel Sedone” tại Pakse, Lào, là nơi Mai Đen tiếp xúc.

Một khi á phiện đã được mua, đóng hộp để chuyên chở, và giao lại điểm nhận hàng tại Lào, thường là Savannakhet hay Pakse. Có một số phương pháp được sử dụng để buôn lậu vào VNCH. Mặc dù không còn quan trọng như trong quá khứ, thả dù xuống Tây Nguyên vẫn tiếp tục. Thí dụ tháng 8.1966, lính Mũ Xanh Mỹ (Green Berets) đang hành quân ở phía bắc Pleiku, đã giật mình khi các bộ lạc đồng minh đưa ra một số lượng khổng lồ á phiện. Số á phiện nầy bị thả lầm xuống một ngôi làng người Thượng. Người có trách nhiệm nhận á phiện của Kỳ ở Tây Nguyên là Tư Lệnh Vùng II Chiến Thuật, Tướng Vĩnh Lộc. Tướng Vĩnh Lộc được Kỳ bổ nhiệm tới Vùng II năm 1965, và được thừa hưởng những lợi ích của á phiện. Người tiền nhiệm của Lộc, một tướng nổi tiếng tham nhũng, khoe khoang với các đồng nghiệp là mỗi tấn á phiện rơi vào Tây Nguyên bán được 5.000 đô la.

Trong khi thả dù á phiện xuống Tây Nguyên giảm tầm quan trọng và đường bộ buôn lậu từ Campuchia chưa được phát triển, một số lượng lớn á phiện thô được nhập lậu vào Sài Gòn trên các chuyến bay thương mại thường xuyên từ Lào. Các dịch vụ tại phi cảng Tân Sơn Nhất lan tràn tham nhũng, và giám đốc quan thuế Nguyễn Văn Lộc, là một thành viên quan trọng trong bộ máy buôn lậu của Loan. Trong một báo cáo năm 1967, George Roberts, sau đó là trưởng nhóm cố vấn Hải Quan Mỹ tại Sài Gòn, mô tả mức độ tham nhũng và buôn lậu ở VNCH như sau:

Mặc dù qua bốn năm quan sát sự tham nhũng, một số người thường xuyên vẫn có thể bị đưa ra tòa án. Tổ chức tham nhũng được xây dựng trong các quá trình của chính phủ và được che đậy bởi những hình thức rất phổ biến. Nó là một phần của những điều mà người ta không thể tách rời giữa “trung thực” và “không trung thực”. Chỉ cần hỏi tham nhũng là gì tại Việt Nam? Từ quan sát cá nhân của tôi, nó là:

Các quan chức cao, dung túng, và tham gia buôn lậu, không chỉ hàng hóa tính thuế, mà còn cắt xén kinh tế của quốc gia bằng cách buôn lậu vàng, và tồi tệ nhất, bất chấp mọi hậu quả, là buôn bán á phiện và các chất ma tuý khác.

Đối với các giới chức cảnh sát “điểm kiểm soát” là “điểm tống tiền.”

Các quan chức chính phủ cao cấp, đối với nhân viên thấp hơn, đòi hỏi họ phải đóng tiền tháng...

Các quan chức hải quan, được đặt ân đầu cơ tích trữ, bán ra khi nào được lợi.

Giám đốc Hải Quan Lộc dành nhiều năng lực tổ chức đường dây buôn vàng và á phiện giữa Vientiane và Sài Gòn. Khi 114 kg vàng bị chận tại sân bay Tân Sơn Nhất đến từ Vientiane, Roberts báo cáo cho Hải Quan Mỹ tại Washington, Lộc có dính líu đến điều không may cho các nhân vật chính trị đặc biệt. Lộc cũng sử dụng kết hợp chính trị để đưa cháu gái của ông, làm một nữ tiếp viên cho “Hàng Không Hoàng Gia Lào” (Royal Air Lào), bay vài lần một tuần giữa Vientiane và Sài Gòn. Cô nữ tiếp viên này có nhiệm vụ như là một nhân viên chuyển giao hàng hóa. Khi các cố vấn Hải Quan Mỹ tại Tân Sơn Nhất ra lệnh khám xét hành lý tháng 12.1967, họ phát hiện 200 kg á phiện thô từ hành lý của cô nữ tiếp viên. Trong một báo cáo hàng tháng đến Washington, Roberts kết luận: “Lộc điều hành hàng ngày một số lĩnh vực hải quan.

Sau khi Robert lập hồ sơ một số vấn đề đụng chạm mạnh, Đại Sứ Ellsworth Bunker gọi Robert và các thành viên của nhóm cố vấn hải quan thảo luận về “VNCH tham gia buôn lậu vàng và ma tuý.” Một Ủy Ban Đặc Biệt về tham nhũng được thành lập để đối phó với vấn đề. Mặc dù Robert cảnh cáo các ủy ban, nói: “chúng ta phải ngưng hành động vùi đầu trong đống cát như con đà điểu.” Nhưng khi phải đối mặt với tham nhũng và buôn lậu, ông năn nỉ: “Trên tất cả, không được tiết lộ việc này, và phải chôn vùi nó.” Đại Sứ Quán Mỹ đã quyết định chỉ có một việc là chôn vùi nó mà thôi. Các quan chức Đại Sứ, trong đó có Roberts, biện luận phương pháp “the noble kid glove concept of hearts and minds,” làm ngơ với buôn lậu vàng, á phiện, và tham nhũng.

Thất vọng vì Sứ Quán Mỹ không có hành động, một thành viên không rõ tên của Hải Quan Mỹ tiết lộ một số báo cáo của Roberts về tham nhũng cho một tiểu ban Thượng Viện, dưới sự chủ tọa của Thượng Nghị Sĩ Albert Gruening, Alaska. Khi Gruening tuyên bố trong tháng 02.1968, rằng chính quyền Sài Gòn đã “quá tham nhũng và hối lộ, sẽ không được nhân dân trung thành, ủng hộ, và kính trọng.” Các quan chức Mỹ tại Sài Gòn bảo vệ Thiệu-Kỳ bằng cách nói: “Không có gì để chứng minh.” Một tháng sau, Thượng Nghị Sĩ Gruening đưa ra bằng chứng Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ buôn lậu á phiện năm 1961-1962, nhưng sứ quán Mỹ bảo vệ chính quyền Sài Gòn bằng cách từ chối điều tra thêm của Thượng Viện Mỹ mà không nêu lý do (flat denial).

Trong khi các tin tức bén nhạy vạch trần buôn lậu tại trạm hàng không dân sự Tân Sơn Nhứt đưa đưa ra hàng đầu trên báo chí, thì chỉ có một vài trăm yards xuống phi đạo, một máy bay vận tải C-47 của Không Quân VNCH chở đầy á phiện mới vừa tới từ Lào, không hay biết chuyện gì đã xảy ra. Kỳ chưa bỏ chỉ huy Không Quân cho đến tháng 11.1967, và thậm chí sau đó ông tiếp tục thăng cấp và bổ nhiệm các nhân viên qua mạng lưới các sĩ quan trung thành, những người coi ông là chỉ huy đương quyền. Là thủ tướng và Phó Tổng Thống, Kỳ từ chối nhiều nhà ở chính thức, thay vào ông dùng 200.000 đô la của chính phủ, xây một ngôi biệt thự, với máy điều hòa không khí tân thời, ngay giữa căn cứ Tân Sơn Nhứt, gọi là Dinh Phó Tổng Thống. Biệt thự có màu phấn (pastel-color bunker) tương tự như một chung cư ở California, chỉ vài trăm bước ra phi đạo, nơi đó một chiếc trực thăng túc trực 24/24 giờ, và chỉ cần một phút xuống đường từ trụ sở của đơn vị cũ của mình, là nhóm vận tải đầu tiên. Như mong muốn, người ủng hộ Kỳ là một phi công vận tải đầu tiên. Là một tư lệnh, Đại Tá Lưu Kim Cương, được nhiều nhà quan sát cho là một tư lệnh không chính thức của toàn bộ Không Quân, và là một đường dây á phiện chính yếu. Vì là chỉ huy của nhóm vận tải đầu tiên vào lúc căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhứt được hợp nhất vào năm 1964, Đại Tá Cương không những chỉ có máy bay để bay từ VNCH vào Lào và Tây Nguyên, là các tuyến đường chính á phiện, nhưng cũng kiểm soát và bảo vệ căn cứ.

Khi đến Sài Gòn an toàn, á phiện được bán cho người Hoa, nơi đó họ tinh chế và phân phối. Cảnh sát của Loan dùng tổ chức riêng để cấp giấy phép và đánh thuế hàng ngàn nhà hút á phiện lậu tại các khu vực 5, 6, và 7 thuộc Chợ Lớn, và rải rác trong suốt các nơi còn lại của thành phố. Mặc dù morphine xuất khẩu sang Châu Âu tương đối ít dưới Chính Quyền Ngô Đình Diệm, morphine được tăng gia trong thời kỳ của Nguyễn Cao Kỳ trong những năm 1967-1968. Theo Lucien Conein, Loan hưởng lợi từ sự gia tăng này: “Loan tổ chức xuất khẩu á phiện một lần nữa như là một phần của hệ thống tham nhũng. Ông liên lạc với người Corsican và người Hoa, nói với họ rằng họ có thể bắt đầu xuất khẩu á phiện sản xuất từ Lào đặt tại Sài Gòn nếu họ chịu trả một giá cố định cho tổ chức chính trị của Kỳ.

Hầu hết các chất ma túy xuất khẩu từ VNCH, cho dù morphine sang Châu Âu hoặc á phiện sang các phần khác của Đông Nam Á, được vận chuyển từ cảng Sài Gòn trên các tàu vận tải (oceangoing freighters). Ngoài ra, Sài Gòn cũng có thể nhập cảng ma túy vào từ Thái Lan. Giám đốc của cảng Sài Gòn trong giai đoạn này là anh em vợ của Kỳ, Trung Tá Phó Quốc Chụ (Kỳ đã ly dị người vợ Pháp của mình và kết hôn với một người Việt). Dưới sự giám sát của Chu, tất cả các nhân viên có đào tạo bị thanh lọc một cách có hệ thống, và vào tháng 10.1967, cố vấn trưởng Hải Quan Mỹ báo cáo với giới chức hải quan lúc này, “là một phe đảng vững chắc của Chính Phủ VNCH, là các sĩ quan trong quân đội.” Tuy nhiên, so với các tài sản bị trộm cắp từ dụng cụ quân đội, hàng hóa… á phiện có lẽ không phải là một nguồn lợi quan trọng.

Loan và Kỳ không có nghi ngờ về tình hình an ninh chính yếu ở Sài Gòn khi họ lên nắm quyền, nhưng mục tiêu thực sự của họ là xây dựng bộ máy cảnh sát để củng cố quyền lực chính trị. Thường thì họ dường như quên đi “kẻ thù” của họ là sử dụng mạng lưới cảnh sát của họ để tấn công phe phái đối thủ chính trị và quân sự. Bên cạnh việc hành quyết một người tình nghi là đặc công Cộng Sản trước máy ảnh báo chí quốc tế năm 1968, Loan có vẻ nổi tiếng nhất thế giới trong các phương pháp độc đáo phá vỡ thế bí lập pháp trong chiến dịch bầu cử năm 1967. Một thành viên của Hội Đồng Lập Hiến, đề xuất một đạo luật có thể loại trừ Kỳ trong cuộc bầu cử sắp tới đã bị ám sát. Vợ người đó đã công khai cáo buộc Loan đã ra lệnh ám sát. Khi Hội Đồng ngần ngại phê duyệt Thiệu-Kỳ, trừ khi họ tuân thủ luật bầu cử, Loan tiến vào ban công của căn phòng với hai vệ sĩ có vũ trang, và phe đối lập lùi bước. Khi Hội Đồng ngần ngại chiến thuật lừa đảo của Thiệu-Kỳ, Loan và các tay súng xông vào lần nữa, phe đối lập lại dịu xuống.

Dưới sự giám sát của Loan, bộ máy của Kỳ nhận diện hệ thống đường dây buôn lậu á phiện một cách có hệ thống. Nhiều nhà quan sát nhận định hệ thống này còn tân tiến hơn cả hệ thống của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Nhu phải tùy thuộc vào người Corsican quản lý hầu hết á phiện lậu giữa Lào và Sài Gòn. Nhưng hãng bay thuê của họ bị đuổi khỏi Lào vào đầu năm 1965. Điều này buộc bộ máy của Kỳ trực tiếp tham gia nhiều hơn nữa vào buôn lậu, hơn cảnh sát chìm của Ngô Đình Nhu từng làm. Thông qua liên lạc cá nhân tại Lào, số lượng lớn á phiện tinh lọc thô được vận chuyển đến sân bay Nam Lào, nơi đó có người đón nhận và mua lậu vào VNCH bằng máy bay vận tải có cánh Không Quân VNCH. Hải Quan VNCH cũng được điều khiển bởi bộ máy của Kỳ, và một lượng đáng kể á phiện đã bay trực tiếp vào Saigon trên các chuyến bay thường xuyên thương mại từ Lào. Mỗi khi á phiện đến, nó được phân phối đến các nhà hút dưới sự bảo vệ cảnh sát của Loan. Cuối cùng, thông qua kiểm soát thương cảng Saigon, bộ máy của Kỳ đã có thể lấy được rất nhiều tiền thuế đáng kể do người Corsican xuất khẩu morphin sang châu Âu, á phiện sang Trung Quốc, và morphin sang Hồng Kông. Mặc dù tầm quan trọng ngày càng tăng trong việc xuất khẩu morphin, Kỳ chủ yếu nhắm vào thị trường á phiện trong nước.

(xem tiếp =>) 2 3 4

Nguồn http://www.duyensinh.com/files/DDDT/A_PHIEN_BACH_PHIEN_VA_CHIEN_TRANH_TON_GIAO_DUOI_THOI_DIEM_VA_THIEU-KY.pdf


Bài đọc thêm:

- GHLM: Lịch Sử và Hồ Sơ Tộc Ác (Nguyễn Mạnh Quang)- Chương 91: Vân Nạn Buốn Bán Ma Túy: http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH91.php

____________________

Nếu thấy dưới đây có báo lỗi xin bấm bào đường dẫn này:

http://sachhiem.net/LICHSU/D/Duyensinh02_aphien.php