●   Bản rời    

Bụt và Thần

Bụt và Thần

Chu Thập

http://sachhiem.net/VANHOC/ChuThap.php

02-Aug-2012

Tin nhà văn Nguyễn Mộng Giác ra đi dạo đầu tháng 7 vừa qua vẫn tiếp tục gây bồi hồi xúc động cho tôi. Đã có rất nhiều người, nhứt là trong văn giới, viết về ông. Thân thiết thì có cây bút tạp ghi Quỳnh Giao của báo Người Việt, người đã xem sự ra đi của ông như “một cột trụ quý báu” của văn đàn Việt nam hải ngoại vừa “gãy” đổ. Mới thoáng quen như Trịnh Hội mà cũng đã có những mỹ cảm và tâm đắc với tác giả của bộ trường thiên tiểu thuyết “Sông Côn Mùa Lũ”.

Tôi chưa có đủ tư cách làm một nhà văn để được Nguyễn Mộng Giác nhắc đến trong “Bạn văn một thuở” của ông. Nhưng tôi không sợ phải mang cái mặc cảm của một người “thấy sang bắc quàng làm họ” khi nhắc đến nhà văn lớn này. Bởi lẽ tôi quen ông không như một nhà văn, mà trước tiên như một con người. Thực vậy, tôi gặp Nguyễn Mộng Giác lần đầu tiên trong trại tỵ nạn Kuku, Nam Dương vào khoảng cuối năm 1981. Trước năm 1975, thỉnh thoảng tôi cũng có nghe nhắc đến tên ông và cũng biết ông đã từng là tác giả của truyện dài “Đường một chiều”, được giải thưởng Văn Bút của Việt nam Cộng hòa năm 1974. Nhưng trong trại tỵ nạn, dường như mọi người đều vứt bỏ mọi thứ vỏ bọc hào nhoáng của mình để cho con người thật của mình được hiện ra nguyên hình nguyên trạng. Và tôi đã gặp được nhà văn Nguyễn Mộng Giác với tất cả con người thật của ông trong một tháng sống tại trại Kuku và hơn nửa năm tại trại Galang. Luôn ngưỡng mộ các nhà văn lớn, tôi cứ tưởng trên đầu họ có một thứ hào quang mà người thường không có. Nhưng khi gặp nhà văn Nguyễn Mộng Giác, tôi lại thấy ông không những bình thường như mọi người, mà còn tỏ ra khiêm tốn, nhún nhường, nhã nhặn, nhân ái, thân thiện hơn rất nhiều người. Nếu một nhà văn lớn có được bao phủ bởi hào quang thì đây mới thực sự là hào quang của Nguyễn Mộng Giác. Trước mặt ông, ngồi gần ông bên ly cà phê, tôi chưa bao giờ cảm thấy bị trấn áp, “khủng bố” như phải hầu chuyện với một số người có tên tuổi trên văn đàn hay trong xã hội.

Năm 1988, gặp lại ông trong một quán cà phê ở Westminster, quận Cam, tôi thấy ông cũng vẫn “vậy”: vẫn với nụ cười kín đáo, nhưng chân thật, vẫn giọng nói nhỏ nhẹ như thể sợ phải làm phật lòng người khác, vẫn khiêm tốn đến độ không bao giờ nói về mình. Không riêng tôi mà hầu như bất cứ ai sau một lần gặp ông cũng đều có nhận xét như thế. “Với nụ cười hiền, thái độ từ tồn, tĩnh như một dấu lặng, tôi bắt gặp nó ở ông, bất cứ nơi nào ông đến, ông đi, ông dừng lại...Tôi không biết có phải vì bản tính không, mà mỗi lần ông đến dự các buổi họp mặt bạn bè với chúng tôi, ông đều ít nói” (Trịnh Thanh Thủy, Ngựa đã ngã, Biển đã động, tưởng niệm nhà văn Nguyễn Mộng Giác, Việt luận 13/7/2012).

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác. Ảnh http://tienve.org/

Quen nhau trong trại tỵ nạn không quá một năm, gặp lại nhau bên Mỹ cũng không được nhiều lần, quan hệ giữa tôi và nhà văn Nguyễn Mộng Giác chưa sâu để trở thành tình bạn. Nhưng trong cuộc sống, có những người mình rất thường xuyên gặp gỡ nhưng chẳng tạo được cho mình một ấn tượng nào. Trái lại, có những người, dù chỉ mới thoáng qua, đã để lại một nụ cười, một ánh mắt hay ngay cả một sự thinh lặng khiến mình cứ nhớ mãi. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác là một con người như thế đối với tôi. Nếu văn là người thì quả thật tôi đọc văn ông xuyên qua chính con người của ông.

Khi ông nằm xuống, tôi mới biết ông là một Phật tử thuần thành với pháp danh “Thiện Ngộ”. Ông đã đi tìm và đã gặp được Chân Như và Tuệ Giác. Với riêng tôi, gặp được ông quả thật cũng là một “thiện ngộ”. Ông không thuyết pháp cho tôi bằng kinh điển Phật giáo, mà bằng cả con người của ông. Nhìn ông trong những tấm hình mới nhứt, với khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu, hiền từ khác với nét khắc khổ trong trại tỵ nạn, tôi luôn nghĩ đến “Bụt” hay “Bồ Tát”.

Ngày xưa, những đứa trẻ Công giáo như tôi luôn được cha mẹ và các vị chức sắc trong Đạo dạy dỗ không được thờ lạy “Bụt, thần, ma quỷ”. Trong sự hiểu biết non dại và óc tưởng tượng phong phú của tuổi thơ, tôi đồng hóa “Bụt” với “thần” hay với “ma quỷ”. Và dĩ nhiên, do bị nhồi nhét vào đầu óc những thứ kiến thức lệch lạc, không những tôi không dám ăn của cúng trong chùa chiền, đình làng, mà lúc nào cũng chỉ nhìn thấy “bụt thần ma quỷ” trong khói hương của các tôn giáo khác. Nhưng càng thêm tuổi đời, càng tập sống khoan nhượng, tôi cảm thấy được “giác ngộ” đôi chút để hiểu biết hơn về “Bồ tát” trong phật giáo. Tôi đặc biệt biết ơn bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, tác giả của tuyển tập “Cành Mai Sân Trước”. Ông đã giải thích như sau: “Bồ tát là dịch từ Bodhisattva, có nghĩa là người đã giác ngộ, đã tỉnh thức và đang giúp cho người khác cũng được giác ngộ, tỉnh thức như mình.

Đoàn Trung Còn giải thích rõ hơn: Quán Tự Tại Bồ tát tức là Quan Thế Âm. Bodhisattva phiên Hán là Bồ đề tát đỏa” (Bồ đề: giác ngộ trọn vẹn, Tát đỏa: chúng sanh), nghĩa là người đã giác ngộ trọn vẹn rồi nhưng vẫn còn làm “chúng sanh”, chưa “lên” địa vị Phật, hoặc đã lên địa vị Phật, nhưng vì lòng thệ nguyện mà vẫn còn ở hàng chúng sanh để cứu độ chúng sanh (Đoàn Trung Còn, Tâm Kinh Bổ Khuyết, Kim Cang Kinh)

Osho nói: Thiền là đủ giải quyết các vấn đề của bạn nhưng còn thiếu lòng từ bi. “Từ bi giữ một vị Phật còn là Bồ tát ngay trên đường biên”.

Vậy đó, Bồ tát mới dễ thương làm sao! Bồ tát mới “người” làm sao, mới “trần gian” làm sao (Ta là ai mà còn trần gian thế? Ta là ai, là ai, mà thương quá đời này! TCS). Có tài liệu gọi Bồ tát là “Phật hữu tình”, có lẽ đúng. Chứ Phật mà vô tình thì chán chết! Phật vô tình thì thành tượng, thành robot rồi. Lòng từ bi giữ một vị Bồ tát mãi là Bồ tát, tuy đã tự thân là Phật, đã tự do, tự tại, nhưng chính lòng thương “cõi người ta” làm cho họ nấn ná lại, giúp người, giúp đời. Vậy chẳng thú vị, chẳng dễ thương sao?” (Bs Đỗ Hồng Ngọc, Cành Mai Sân Trước, NXB Văn hóa thông tin, 2003, trg 201-202).

“Bồ tát mới dễ thương, mới “người” làm sao”! Trong những ngày vừa qua, tôi thường nghĩ về nhà văn Nguyễn Mộng Giác với hình ảnh của Bụt hay Bồ tát như thế. Dĩ nhiên, ông là một nhà văn lớn. Ông là một bậc thày trong văn giới. Đã từng là người đứng trên bục giảng, nhưng có lẽ ông không truyền đạt kiến thức cho bằng cuộc sống và với ông, sống là cố gắng tìm kiếm và thể hiện “Chân Thiện Mỹ” bằng những gì rất là “người” trong cuộc sống thường ngày của con người.

Tôi luôn quan niệm sống là không ngừng lên đường, là ra đi, là “lữ hành”. Trong cuộc hành trình ấy, có nắng cháy, khô cằn, sỏi đá nhưng cũng có vô số những bóng mát bên vệ đường. Những bóng mát ấy chính là những vị “Bồ tát” hay “Bụt” bằng xương bằng thịt mà tôi gặp gỡ mỗi ngày. Họ không phải là thiểu số mà là số đông. Đông đến độ ra ngõ là gặp. Hiếm khi họ làm những điều vĩ đại hay phi thường cho tôi. Thường chỉ là một lời chào, một cái gật đầu, nhứt là một nụ cười, một ánh mắt thân thiện. Tôi cảm thấy cần những vị “Bồ tát” như thế hơn những “thần tượng”. Thần tượng vốn không có thật, bởi vì trong đa số trường hợp, thần tượng là do con người dựng lên. Hôm nay người ta đưa lên bệ thờ, ngày mai người ta lại kéo xuống. Tôi cần có “Bụt” hơn “thần” nhứt là “thần” đứng trong cái chữ “thần tượng”. Tôi thích chiêm ngắm “Bụt” hơn tôn thờ thần tượng.

Trong mục tạp ghi của báo Người Việt, Quỳnh Giao có nói đến hiện tượng “Phát điên vì thần tượng”. Theo bà, hiện tượng này chẳng có gì là mới mẻ. Ngay từ thế kỷ 19, người nhạc sĩ tài ba Franz Liszt của Hung gia Lợi cũng đã từng tạo ra được một hiện tượng điên loạn như thế. Mỗi lần người nhạc sĩ dương cầm này độc tấu thì thế nào cũng có màn khách mộ điệu, nhứt là phụ nữ, nhào lên sân khấu ôm lấy ông, tranh nhau sờ cho được tóc của ông hoặc ngay cả sà vào người ông mà tung cả xiêm y lên.

Mới đây, khi “thần tượng” choai choai Justin Bieber của Gia nã đại đến Úc đại lợi trình diễn, người ta cũng nói đến một hiện tượng tương tự. Có lẽ nắm bắt được lòng sùng mộ của khán thính giả, nghệ sĩ trẻ này đã tung ra một Album với tựa đề “Believe” (tin tưởng). Động từ này thường được dành để chỉ “niềm tin” trong tôn giáo. Chính vì thế mà “Believer” chỉ “người tín đồ”. Trong cơn sốt “tự phát”, những người hâm mộ người ca sĩ trẻ này đã tự nhận là “tín đồ” của cậu. Không có dịp và dĩ nhiên cũng chẳng muốn công khai trở thành “tín đồ” của Bieber, tôi đã tò mò mở YouTube xem thử. Quả đúng như Quỳnh Giao đã mô tả, những người ái mộ người ca sĩ trẻ này đã “thẫn thờ, gào thét, ngất xỉu hoặc bần thần” khi nghe Bieber trình diễn.

Gần đây, ở Việt nam, các “tín đồ” của thần tượng Jung Ji Hoon hay còn gọi là Bi Rain còn đi xa hơn nữa khi họ nhào lên sân khấu không phải để bắt tay hay ôm lấy anh, mà để hôn lấy chiếc ghế anh đã ngồi khi trình diễn. Báo Tin Mới trong nước số ra ngày 13 tháng 7 vừa qua, đưa tin: “Trong con mắt của một bộ phận giới trẻ, thần tượng biến thành thiên tài, được xem như thần thánh, Fan sẵn sàng hi sinh luôn liêm sỉ và văn hóa của bản thân để thể hiện tình yêu với thần tượng. Hàng loạt các bạn nữ đã hôn chiếc ghế mà ca sĩ Bi Rain ngồi là hiện tượng khiến nhiều người cảm thấy kinh tởm. Những biểu hiện bệnh hoạn, quá khích, lệch lạc là hồi chuông báo động cho toàn xã hội.

Cũng theo tờ báo, “một Fan cuồng nữ đã tuyên bố trên diễn đàn: “Em sẵn sàng giết bố mẹ nếu không cho em đi xem Suju (tức ban nhạc trẻ Super Junior của Nam Hàn) biểu diễn”. Những dòng bình luận của Fan cùng hội cùng thuyền tiếp theo: “Khi cha mẹ trở thành vật ngáng đường con cái đến với tình yêu đích thực của đời mình chỉ còn cách là tiêu diệt”. “Gia đình là phù du, Suju là tất cả” là một tuyên ngôn gây “Shock” đã được rất nhiều người hưởng ứng”.

Tôi không ngạc nhiên khi đọc những dòng trên đây. Thời nào và ở đâu mà chẳng có hiện tượng điên loạn vì thần tượng. Nhưng ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam ngày nay, dường như mức điên loạn đã lên đến “đỉnh điểm”. Ở các nước, các tín đồ của các thần tượng có thể gào thét, ngất xỉu, nhưng có lẽ người ta chưa bao giờ nghe nói đến những lời “thề độc” như sẵn sàng giết cha mẹ hoặc từ bỏ gia đình mình như ở Việt nam.

Câu chuyện trong Kinh Thánh vẫn còn có ý nghĩa. Trên đường tiến về Đất Hứa, người Do thái đã bỏ mặc nhà lãnh đạo Môi sen trên núi để gom góp vòng vàng lại, đúc thành một con bò vàng và sắp mình thờ lạy nó. Câu chuyện đã trở thành tiêu biểu của mọi thứ tôn thờ thần tượng trong lịch sử nhân loại. Thần tượng, dù là thần tượng bằng xương bằng thịt, cũng vẫn là một sản phẩm do con người tự tạo ra. Mặc cho các chuyên gia tâm lý có giải thích như thế nào đi nữa, hiện tượng này vẫn nói lên sự trống rỗng trong tâm hồn con người. Khi không còn nhận ra những giá trị đích thực đáng để đeo đuổi và sống chết cho, người ta chỉ còn biết tìm cách lấp đầy tâm hồn bằng những giá trị và thần tượng giả trá. Xã hội Việt nam là một điển hình. Nhiều người vẫn nói đến cái “lỗ hổng đạo đức”, tức sự trống rỗng các giá trị đạo đức trong xã hội. Nếu lớp trẻ ngày nay có cuồng loạn chạy theo thần tượng là bởi họ chẳng còn nhìn thấy trong xã hội những giá trị làm nền tảng cho bất cứ một lý tưởng cao đẹp nào.

Tôi cũng thấy thật tội nghiệp cho các “tín đồ” Việt nam của Bi Rain. Bởi vì họ đang sống trong một xã hội không những có rất nhiều lỗ hổng đạo đức mà còn là một xã hội gần như thiếu hẳn hình bóng của “Bụt” hay “Bồ tát”. Không hề nhìn thấy biển từ thưở lọt lòng, làm sao người ta có thể hình dung ra biển? Cũng vậy, làm sao người ta có thể hiểu được thế nào là sống có “ý nghĩa” khi không cảm được “ý nghĩa” từ môi trường và những người chung quanh?

Tôi đã gặp được “Bụt” Nguyễn Mộng Giác. Tôi cũng đã gặp được vô số những “Bụt” như thế trong cuộc sống hàng ngày. Tôi cần có “Bụt” hơn thần tượng, bởi vì nhờ “Bụt” tôi lại tiếp tục thấy cuộc đời vẫn mãi mãi còn “dễ thương” 

Chu Thập

(nguồn http://viet-luan.com/270712/ButvaThan.html)

 

Trang Thời Sự




Đó đây


2024-05-16 - Lộc Cát Xê ( Nam Lộc) chia sẻ bí quyết gây quỹ nhiều nhất với Nguyễn Thanh Tú - Chuyện cũ nhưng cũng cần biết.

2024-05-15 - Ổi Xanh: 275. HDH đi gặp Vũ Minh Giang. Vì sao? -

2024-05-10 - Linh mục ở Dallas bị bắt vì hai tội dâm dục với trẻ em ở Garland - Linh mục Ricardo Reyes Mata ở Dallas bị buộc tội "chạm" vào bộ phận riêng của hai đứa trẻ một cách không thích hợp, cảnh sát cho biết hôm thứ Ba.

2024-05-08 - CDBHB3663. Không thể để cho những kẻ tự cho mình là “vùng cấm”! -

2024-05-08 - CDBHB3660. Đàm Vĩnh Hưng thiếu trách nhiệm tôn trọng lịch sử đất nước -

2024-05-08 - Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc Chiến thắng ĐBP - Nhận diện - VNews -

2024-05-08 - Bộ trưởng Quốc phòng Pháp thăm đồi A1, hầm Đờ Cát | Tiền Phong TV -

2024-05-05 - VTV Đặc biệt: Vòng vây lửa - Hồ sơ mật của Pháp về Điện Biên Phủ lần đầu được giải mã -

2024-05-05 - Em bé “được cưng nhất” lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ -

2024-05-05 - Tập Cận Bình thử máy … alô … “đuổi cổ” Blinken về Mỹ nghen. Họp mật căng thẳng … Tiktok -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-05-18 - Thông tin sai lạc về ông Rhodes trên báo PLO - Lý Thái -

● 2024-05-14 - Chỉ Có Lũ Việt Gian Thiên Chúa Giáo Và Lũ Lê Chiêu Thống Tân Thời Mới Nói Miền Nam Là Một Nước R - Ri n -

● 2024-05-13 - Tại vì chủ tịch nước CHXHCN VN VVT sang Vatican mời Giáo hoàng Francis đến viếng VN nên ... - PH Gò Vấp -

● 2024-05-13 - Giáo Hoàng Francis nói JESUS SỐNG LẠI DƯỚI DẠNG HỒN MA, BÓNG QUẾ - Ri Nguyễn -

● 2024-05-12 - Giáo Hoàng Francis nói JESUS SỐNG LẠI DƯỚI DẠNG HỒN MA, BÓNG QUẾ - Ri Nguyễn -

● 2024-04-21 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Một Nhóm Việt Nam vinh danh các lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam! - SH sưu tầm -

● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>